« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích môi trường toàn cầu


Tóm tắt Xem thử

- Phân tích môi trường toàn cầu  Mức độ ảnh hưởng toàn cầu của ngành điện tử dân dụng Đây là một ngành tương đối quan trọng và hiện đang rất phát triển với các công nghệ kỹ thuật cao, nhiều tính năng sử dụng.
- Nó đã bắt đầu đi vào thị trường từ rất lâu, đã và đang ngày càng hoàn thiện hơn, hiện đại hơn.
- Hiện nay nhiều công ty ở Mỹ, Anh, Nhật bản đã nghiên cứu và tìm ra được nhiều sản phẩm có nhiều tính năng dễ sử dụng hỗ trợ rất nhiều cho công việc nội trợ, quét dọn trong nhà.
- Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang diễn ra thì ngành điện tử không tránh khỏi những ảnh hưởng của xu hướng này, có những thuận lợi cũng như những khó khăn từ môi trường thế giới.
- Xu hướng toàn cầu hóa tạo cơ hội cho các công ty tham gia mạnh hơn vào nền kinh tế thế giới, các công ty có thể đưa dòng sản phẩm điện tử dân dụng của mình đến tất cả các nước có nhu cầu sử dụng, hơn nữa việc các quốc gia khác tham gia vào WTO sẽ giúp các dòng sản phẩm này được lắp đặt, sử dụng dễ dàng hơn tại nhiều quốc gia, đồng thời giúp các công ty có cơ hội thâm nhập vào thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như châu Á, châu Mỹ.
- Trong mười năm đầu của thế kỉ 21, kinh tế thế giới đã chứng kiến tốc độ toàn cầu hóa sâu rộng và nhanh chóng.
- Sự hình thành các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, các khu vực mậu dịch tự do, các hiệp định song phương và đa phương đã xóa bỏ các rào cản thương mại, rào cản sản xuất và rào cản về vốn, tăng khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn lực trên thế giới và gia tăng dòng chảy quốc tế về vốn, hàng hóa và dịch vụ.
- Toàn cầu hóa đã thúc đẩy thương mại quốc tế tăng trưởng mạnh, dòng vốn luân chuyển nhanh và dễ dàng giũa các quốc gia, các khu vực kinh tế.
- Các thị trường tài chính chuyển dịch nhanh chóng, giao dịch tài chính vượt khỏi biên giới quốc gia và làm cho hoạt động đầu tư quốc tế trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
- Tuy nhiên quá trình toàn cầu hóa cũng kéo theo mặt trái của.
- Sự gắn kết giữa các nền kinh tế càng mạnh thì sự tương tác hay phản ứng dây chuyền càng lan nhanh và rộng.
- Chỉ trong một ngày sau sự kiện Lehman Brothers – tổ chức tài chính vào loại lớn nhất và của Pháp mất 1.4%, chỉ số Nikkei225 của Nhật Bản giảm gần 5%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kong giảm 5.4%, chỉ số chứng khoán của Hàn Quốc mất 6.1%, Đài Loan mất 4.9% và Thượng Hải mất 4.6%.
- Tính thanh khoản trên thị trường tài chính sụt giảm mạnh mẽ, lãi suất Libor trong tháng 10/2008 tăng tới 30% cho thời hạn 1 tháng và 3 tháng, 16% và 12% cho thời hạn 6 tháng và 12 tháng.
- Những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng đang khiến cho toàn cầu hóa có xu hướng đảo chiều.
- Sự hợp nhất thông qua các liên doanh liên kết và các sự thâu tóm khác nhau đã làm nhanh hơn bước chuyển tiếp đến toàn cầu hóa.
- Chiến lược kinh doanh, quảng cáo và R&D của các tập đoàn đang chuyển từ tầm quan trọng ở thị trường nội địa sang các thị trường quốc tế.
- Kết luận: Đối với mọi doanh nghiệp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường là khác nhau.
- Nhận định đúng các yếu tố ảnh hưởng giúp công ty nhận biết được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hoạt động của công ty.
- Đối với Sony yếu tố toàn cầu là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Nhận diện được sự thay đổi giúp công ty nhận diện được cơ hội và đe dọa của môi trường.
- Các khuynh hướng biến đổi của môi trường toàn cầu Một trong những đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp điện tử thế giới là tính chuyên môn hóa và toàn cầu hóa: thay đổi cơ cấu sản xuất và phương thức sản xuất.
- Theo đó, các công ty, tập đoàn lớn đã không còn “bao sân” từ A đến Z quá trình sản xuất mà chỉ tập trung vào một số khâu có giá trị gia tăng cao (tiếp thị, bán hàng.
- còn lại họ thuê các công ty khác dưới dạng đấu thầu.
- Với sự phát triển này, quá trình sản xuất cũng được phân chia thành nhiều công đoạn, bố trí mỗi công đoạn ở nhiều quốc gia khác nhau theo yêu cầu và điều kiện cụ thể, tạo ra một mạng lưới sản xuất sản phẩm điện tử mang tính toàn cầu.
- Mạng lưới này cung ứng các dịch vụ sản xuất, linh kiện, phụ tùng, xây dựng và vận hành các dây chuyền lắp ráp, vận chuyển, phân phối sản phẩm như một chuỗi khép kín.
- Các công ty, tập đoàn lớn sử dụng mạng lưới này để giảm chi phí sản xuất và vận chuyển.
- Khuynh hướng biến đổi ảnh hưởng đến cầu của ngành điện tử dân dụng Kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục và nhu cầu mua các sản phẩm điện tử gia dụng gia tăng Năm 2005, tổng sản phẩm thế giới (GWP) tăng lên 4,6%, dẫn đầu là Trung Quốc (9,3.
- Kết quả tăng trưởng này có được chủ yếu là do sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Đức và đặc biệt là Hoa Kỳ với sự tăng trưởng mạnh trở lại (3,5.
- Năm 2007, Tổng sản phẩm thế giới (GWP) là 46.770 tỉ USD, tính theo sức mua tương đương là 65.960 tỉ USD.
- Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông - Bắc Á chiếm trên 3/4 GWP toàn cầu.
- Tổng giá trị xuất khẩu là 12.030 tỉ USD, tổng giá trị nhập khẩu là 11.950 tỉ USD Năm 2008, thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà ảnh hưởng của nó là hết sức mạnh mẽ.
- Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nửa cuối năm tài khóa 2008 (tháng 10/2008 đến hết tháng 3 năm 2009), tại Nhật Bản có hơn 100 nhà máy lớn bị đóng cửa, nhiều gấp hơn 4 lần so với giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9/2008.
- Đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất máy móc thiết bị, sản phẩm điện gia dụng, thực phẩm có nhiều nhà máy buộc phải đóng cửa do tình hình bán hàng kém.
- Trong đó có cả các hãng điện tử, thiết bị điện nổi tiếng của Nhật Bản và thế giới.
- Chẳng hạn như hãng Panasonic đã quyết định đóng cửa 13 nhà máy, chủ yếu là các nhà máy sản xuất màn hình ti vi sử dụng trong ô tô.
- Hãng Juki đóng cửa 4 nhà máy sản xuất phụ tùng máy khâu, Sony đóng cửa nhà máy sản xuất linh kiện ti vi.
- Các hãng sản xuất đều cho rằng, trong thời gian trước mắt, không thể trông đợi kinh tế hồi phục và đồng Yên giảm giá.
- Trong quý IV/2008 và quý I/2009, 20 tập đoàn hàng đầu Nhật Bản đã cắt giảm tổng cộng 87.000 nhân công cả ở trong nước và nước ngoài.
- Việc cắt giảm nhân công diễn ra phổ biến trong ngành công nghiệp điện tử, do nhu cầu của thế giới và giá cả của các mặt hàng điện tử giảm.
- Vài năm trở lại đây, kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, các khu vực bắt đầu tăng trưởng trở lại nhưng còn khá chậm, châu Âu bắt đầu vực dậy sau suy thoái.
- Tuy vẫn tồn tại nhiều nguy cơ thách thức nhưng tình hình kinh tế thế giới trong vài năm tới được dự báo sẽ sáng sủa hơn.
- Liên hợp quốc nhận định: với những dấu hiệu cải thiện như hiện nay, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ cải thiện trong vòng hai năm tới và có thể đạt mức 3% trong năm 2014.
- Khuynh hướng: Kinh tế thế giới hồi phục nhanh chóng tạo nên sức mua mạnh mẽ từ người tiêu dùng.
- Cơ hội: Nhu cầu mua sắm các sản phẩm điện tử gia dụng cũng từ đây mà tăng lên cao, tạo bước đệm để cho ngành điện tử gia dụng phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai.
- Khuynh hướng biến đổi ảnh hưởng đến cung của ngành điện tử dân dụng Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, đã có sự bùng nổ của cách mạng kỹ thuật số và công nghệ truyền dẫn Cáp kỹ thuật số công nghệ đã cho phép các nhà cung cấp cáp nén các kênh video để họ mất không gian tần số ít hơn và cung cấp khác nhau, cách giao tiếp hai khả năng.
- Trung tâm của cuộc cách mạng này là sản xuất hàng loạt và sử dụng rộng rãi của logic kỹ thuật số mạch, và các công nghệ dẫn xuất của nó, bao gồm cả các máy tính, kỹ thuật số điện thoại di động, và máy fax .
- Các cuộc cách mạng kỹ thuật số đã thay đổi hoàn toàn cách cá nhân và các công ty tương tác.
- Các công ty nhỏ trong khu vực đã bất ngờ được tiếp cận với các thị trường lớn hơn nhiều.
- Những khái niệm như theo yêu cầu dịch vụ và công nghệ sản xuất và chi phí giảm nhanh chóng thực hiện đổi mới mới có thể có trong tất cả các khía cạnh của ngành công nghiệp và cuộc sống hàng ngày.
- Ví dụ, phần cứng đã có thể khuếch đại các tín hiệu kỹ thuật số và vượt qua nó trên không mất thông tin trong tín hiệu.
- Khuynh hướng: sự gia tăng các công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất ngày càng nhiều kéo theo đó là chất lượng nguồn cung cấp các sản phẩm điện tử ngày càng cao.
- Cơ hội: người tiêu dùng được sở hữu nhiều sản phẩm hiện đại, cao cấp hơn.
- Kết luận về môi trường toàn cầu: Cơ hôi.
- Tiềm năng thị trường còn nhiều  Cơ hội tham gia vào dây chuyền toàn cầu hóa của ngành điện tử dân dụng  Thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới Đe dọa.
- Cạnh tranh gay gắt trong ngành  Khủng hoảng kinh tế  Đòi hỏi ngày càng khắt khe của người tiêu dùng  Sự bất ổn về giá nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong sản xuất  Môi trường kinh tế o Tăng trưởng kinh tế Giai đoạn Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trở lại(chấm dứt 15 năm suy thoái và trì trệ).
- Kinh tế khởi sắc kéo dài kỉ lục liên tục 69 tháng kể từ tháng 2 năm 2002 cho tới tháng 10 năm 2007, vượt qua con số 57 tháng của thời kì tăng trưởng cao những năm cuối của thập kỉ 60 thế kỷ 19.
- Tuy vậy trong khoảng thờigian này, tăng trưởng GDP chỉ duy trì ở mức 1,5%-2% so với mức 10% thực tế đạt được trong suốt thời tăng trưởng cao trước đây.
- Giai đoạn 2007- quí II 2009: Những khó khăn kinh tế ngày càng chồng chất kể từ cuối năm 2007: Lạm phát, phá sản và thất nghiệp hàng loạt.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nền kinh tế Nhật Bản đã rơi vào tình trạng xấu nhất chưa từng thấy kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Tất cả các chỉ số kinh tế cơ bản (sản xuất và xuất khẩu, phá sản, thất nghiệp,thị trường chứng khoán, giảm phát, đồng yên tăng giá) đều ở mức thấp nhất trong vòng nhiều năm.
- Kể từ Quý IV năm 2008, Nền kinh tế Nhật Bản đã suy giảm mạnh và đặc biệt nghiêm trọng trong quý I/2009.
- Các số liệu được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 20/5/2009 cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý I đã giảm 4% so với quý trước và giảm tới 15,2% so với cùng kỳ năm trước đó.
- Cũng trong năm này xuất khẩu Nhật Bản bị chựng lại.
- Bước sang năm 2010 kinh tế Nhật nói chung đã lại vươn lên.
- Nhưng Nhật Bản kém may mắn.
- Đến tháng 3/2011 trận động đất và sóng thần, kéo theo đó là thảm họa Fukushima khiến cho kinh tế Nhật lại gặp thêm khó khăn.
- Bước sang quý 2, tỉ lệ tăng trưởng GDP có phần bị chậm lại nhưng vẫn trên số không.
- Đến Quý 3 thì tổng sản phẩm nội địa Nhật Bản bị giảm mạnh - giảm đến 3,5.
- Hai nguyên nhân chính là thị trường châu Âu và Trung Quốc giảm nhập hàng của Nhật.
- Hai ngành nghề bị tác hại mạnh hơn cả là xe hơi và điện tử.
- Nhờ đó nền kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu có sự tăng trưởng thực chất, cho dù mức độ của sự tăng trưởng này vẫn còn rất khiêm tốn.
- Tỷ lệ lạm phát cơ bản của Nhật Bản đã tăng lên mức cao kỷ lục mới là 1,2% trong tháng 3/2008 trong bối cảnh giá năng lượng và thực phẩm leo thang.
- Năm tài khóa Nhật Bản có 11.333 công ty phá sản, tăng18,4% so với năm tài khóa trước, mức cao nhất kể từ năm tài khóa 2000-2001.
- Vào năm 2009 Nhật Bản lại phải đối phó với tình trạng giảm phát, mặc dù Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BOJ) đã hạ lãi suất tới mức rất hấp, nhưng lạm phát của nước này lại giảm xuống -1,7% và -1,1% trong năm 2010.
- Điều này tạo ra những nguy cơ rất lớn cho những doanh nghiệp và cả người tiêu dùng của Nhật Bản.
- o Tỷ giá Hiện nay, một vấn đề cấp thiết với những doanh nghiệp Nhật bản là việc đồng Yên mạnh.
- Đồng Yên mạnh được xem là một trong những nguyên nhân khiến các công ty Nhật làm ăn bết bát.
- Cũng trong ngày 31/10, Chính phủ Nhật đã ra quyết định can thiệp lần thứ 3 trong năm vào thị trường ngoại hối để giảm nhiệt tỷ giá đồng Yên, hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu của nước này.
- Cuộc khủng hoảng đối với ngành điện tử Nhật còn tồi tệ hơn, người Nhật bắt đầu hiểu tại sao nhiều công ty sản xuất tivi và điện tử của Nhật biến mất trong thập niên 1980 khi những hàng của Nhật như Sony, Panasonic và Toshiba tấn công vào thị trường Mỹ.
- Nguyên nhân do các nhà đầu tư ồ ạt rút vốn về nước vì lo ngại khủng hoảng tài chính ở thị trường bên ngoài đã đẩy đồng Yên tăng 25% so với USD.
- Trong suốt năm 2012, đồng yên Nhật Bản liên tục tăng giá, gây trở ngại cho ngành xuất khẩu.
- Trước hiện tượng này nhiều doanh nghiệp đã di dời cơ sở sản xuất ra nước ngoài.
- o Lãi suất Đây là yếu tố tác động đến cả mức cầu đối với sản phẩm và chi phí vốn của doanh nghiệp.
- Đến năm 2008, Nhật Bản vẫn giữ mức lãi suất cơ bản là 0,5% bởi mối lo ngại đang gia tăng về nguy cơ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế toàn cầu cũng như đà sụt giảm tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản, do đầu tư yếu hơn vào thị trường nhà ở trong nước.
- Mức lại xuất này được Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định giữ nguyên không tăng từ tháng 02/2007.
- Quyết định này của Ngân hàng Nhật Bản nhằm duy trì phần trăm lãi suất trong nước ở mức rất thấp để kích thích nhu cầu trong nước và tăng trưởng kinh tế.
- Lãi suất thấp nhưng dù vậy, lạm phát của nước này trong năm 2007 là 0,7%, năm 2009 lại giảm xuống -1,7% và -1,1% trong năm 2010.
- Đến năm 2011, lãi suất của công trái dài hạn của Nhật Bản chỉ ở mức 1,3% và không một quốc gia công nghiệp phát triển nào lại trả lãi suất ở mức thấp như vậy.
- Từ đó, có thể chắc chắn một điều rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không dại gì cho Nhật Bản vay tiền với lãi suất đó.
- Thế nhưng với tỉ lệ lãi suất từ ngân hàng thấp như vậy thì vấn đề vốn với các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi họ có thể vay vốn để kinh doanh với mức lãi suất có thể coi là thấp nhất trên thế giới.
- Việc hạ lãi suất sẽ có tác động tích cực đầu tiên với ngành ngân hàng bởi nó giúp giảm nhanh giá vốn, đẩy nhanh hoạt động tín dụng.
- Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các DN mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế.Việc hạ lãi suất về mặt lý thuyết sẽ có tác động kép, vừa giúp tăng niềm tin vào đà tăng của chứng khoán khiến đầu tư chứng khoán sinh lời tốt hơn trong tương quan với các kênh đầu tư khác, vừa khiến người gửi tiền giảm tỷ trọng gửi ngân hàng và tăng tỷ trọng đầu tư.
- Nhận xét: Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế Nhật Bản có nhiều thay đổi lớn, đặc biệt là sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảnh kinh tế thế giới năm 2008 và thảm họa động đất sóng thần năm 2011 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng tỷ giá và lạm phát.
- Lãi suất và tỷ giá là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ.
- Lãi suất và tỷ giá luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạch định của nền kinh tế.
- Sự khập khểnh giữa chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quả bất lợi như: nội tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát “chảy máu” ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngoài…Vì vậy, trong quản lý vĩ mô chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.
- Lãi suất và tỷ giá tác động ngược lại nhằm thúc đẩy hoặc kiềm chế sự phát triển của các yếu tố trên các yếu tố tác động đến quá trình hình thành và lãi suất và tỷ giá là kết quả hàng loạt quá trình tương tác khác nhau.
- Như vậy, sự thay đổi của lãi suất và tỷ giá tùy thuộc rất nhiều yếu tố, các yếu tố lại thường đan xen vào nhau và tùy thuộc lẫn nhau ở một thời điểm cụ thể, tình hình cụ thể, sẽ có yếu tố nổi bật là nguyên nhân làm thay đổi lãi suất và tỷ giá và cũng có yếu tố trở thành hệ quả của sự thay đổi lãi suất và tỷ giá.
- Chính mối quan hệ biện chứng này làm cho việc điều hành và xử lý mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá trở nên khó khăn, phức tạp.
- Vai trò của lãi suất và tỷ giá như là những công cụ tích cực trong phát triển kinh tế, đồng thời là những công cụ kềm hãm của chính sự phát triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay vụng về trong việc sử dụng chúng.