Academia.eduAcademia.edu
Contents NHÓM CÂU HỎI 1: Câu 1: Các loại thuế( định nghĩa, đặc điểm) và thuế suất của các loại thuế 1. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 1.1. Khái niệm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thuế xuất, nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam kể cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. 1.2. Về đặc điểm : • Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Chỉ có những hàng hoá được vận chuyển một cách hợp pháp qua biên giới Việt Nam mới là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế phải nộp cấu thành trong giá cả hàng hoá. • Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới. 1.3. Thuế suất: ban hành tại phụ lục II nghị định 122/2016/NĐ- CP 2. Thuế tiêu thụ đặc biệt 2.1. Khái niệm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của 2.2. Ðặc điểm của Thuế tiêu thụ đặc biệt - Các loại hàng hóa, dịch vụ chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt được pháp luật thuế các nước qui định hầu như giống nhau gồm : rượu, bia, thuốc lá, xe ô tô, xăng...; kinh doanh cá cược, đua ngựa, đua xe, sòng bạc... - Mức thuế suất Thuế tiêu thụ đặc biệt được pháp luật thuế các nước quy định rất cao - Cách thu Thuế tiêu thụ đặc biệt ở các nước cũng giống nhau, tức là nhà nước chỉ thu một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh các dịch vụ thuộc diện chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt. 2.3. Thuế suất Quy định tại điều 7 chương 7 luật thuế tiêu thụ đặc biệt 3. Thuế giá trị gia tăng 3.1. Khái niệm Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng thì “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. 3.2. Đặc điểm: • Một là thuế giá trị gia tăng có đối tượng chịu thuế rất lớn. • Hai là thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ. Nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa, dịch vụ, số thuế phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đọan lưu thông khác nhau. 3.3. Thuế suất: quy định tại điều 8 luật thuế giá trị gia tăng 4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 4.1. Khái niệm: Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế 4.2. Đặc điểm của thuế TNDN là: • Thuế TNDN là thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế trong kì của các doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu thuế. • Thuế TNDN mang đầy đủ tính chất của thuế trực thu, thường mang tính lũy tiến, đảm bảo công bằng xã hội. • Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của các cơ sở kinh doanh nên nó phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư • Thu nhập được hình thành thông qua quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập quốc dân. 4.3. Thế suất: điều 10 luật thuế thu nhập doanh nghiệp 5. Thuế thu nhập cá nhân 5.1. Khái niệm: thuế thu nhập cá nhân là lại thuế trực thu đánh vào thu nhập chính đáng của từng cá nhân 5.2. Đặc điểm : – Là loại thuế đánh lên tất cả cá nhân có thu nhập chịu thuế. – Nhà nước có thể sử dụng lọai thuế này để khuyến khích làm việc hay nghỉ ngơi thông qua biểu thuế. – Thuế thu nhập cá nhân là một lọai thuế phức tạp. Việc quản lý thuế, thu thuế đòi hỏi trình độ, kỹ thuật cao, chi phí quản lý thuế lớn. Cơ quan quản lý thuế phải nắm được các nguồn thu nhập của người chịu thuế, tình trạng cư trú của họ ở Việt Nam, vv 5.3. Thuế suất: Điều 17 và điều 22 luật thuế thu nhập cá nhân Câu 2: Căn cứ, phương pháp tính các loại thuế 1. Thuế xuất nhập khẩu: 1.1. Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) – Căn cứ tính thuế là: + Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải Quan; + Giá tính thuế từng mặt hàng được xác định theo quy định của pháp luật về trị giá hải quan. + Thuế suất từng mặt hàng. * Đối với thuế xuất khẩu: được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu. * Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu: được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường 1.2. Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối – Căn cứ tính thuế là: + Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan; + Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa. – Ngoài ra, đối với mặt hàng có sự thay đổi mục đích đã được miễn thuế, xét miễn thuế, căn cứ tính thuế là: số lượng, giá tính thuế và thuế suất tại thời điểm có sự thay đổi mục đích của mặt hàng đã được miễn thuế, xét miễn thuế. 2. Phương pháp tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan X Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa 2. Thuế tiêu thụ đặc biệt: 2.1. Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. A. Giá tính thuế - Đối với hàng hóa sản xuất trong nước; giá tính thuế là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa tính thuế TTĐB. - Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, khuyến mại giá tính thuế là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh tại thời điểm này. - Đối với hàng hóa nhập khẩu: giá tính thuế TTĐB bao gồm cả thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa nhập khẩu. 2.2. Phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt: 5.4. Thuế giá trị gia tăng 3.1. Căn cứ tính thuế -Căn cứ vào giá tính thuế và thuế suất +Giá tính thuế là giá bán hàng hóa dịch vụ chưa có thuế GTGT, được xác định bằng đồng Việt Nam +Thuế suất: mức thuế suất có thể là 0%, 5% hoặc 10%. Căn cứ để tính thuế suất dựa vào điều 8, luật thuế giá trị gia tăng. 3.2. Phương pháp tính thuế - Phương pháp khấu trừ: Thuế VAT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Phương pháp trực tiếp +Vàng, bạc, đá quý phải nộp mức thuế suất 10% +Đối với cơ sở kinh doanh khác: thuế GTGT phải nộp=Doanh thu nhân với 1% đối với phân phối cung cấp hàng hóa. 5% đối với dịch vụ, xây dựng không bao thầu. 3% đối với sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu. 2% đối với dịch vụ khác. 5.5. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất. Căn cứ tính thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kì = thu nhập chịu thuế trong kì X thuế suất (%) Trong đó: Thu nhập chịu thuế trong kì = Doanh thu tính thuế thu nhập - Chi phí hợp lí + thu nhập chịu thuế khác. Phương pháp tính thuế: Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) ) x Thuế suất thuế TNDN Trong đó: Thu nhập tính thuế= thu nhập chịu thuế - thu nhập được miễn thuế+ các khoản lỗ được kết chuyển Thu nhập chịu thuế = doanh thu – chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác 5.6. Thuế thu nhập cá nhân Căn cứ tính thuế: là thu nhập chịu thuế và thuế suất được quy định tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và khả năng thu nhập, yêu cầu điều tiết trong từng điều kiện cụ thể Phương pháp tính thuế: Công thức tính thuế cụ thể như sau: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = thu nhập chịu thuế x thuế suất Trong đó: thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm miễn thuế Câu 3: Các khoản thu, khoản chi của các cấp ngân sách. Trong những khoản thu đó xác định đâu là khoản thu thường xuyên Các khoản thu của ngân sách trung ương : quy định tại điều 35 luật ngân sách nhà nước Các khoản chi của ngân sách trung ương quy định tại điều 36 luật ngân sách nhà nước Các khoản thu của ngân sách địa phương: quy định tại điều 37 LNSNN Các khoản chi của ngân sách địa phương: quy định tại điều 38 LNSNN - Trong các khoản thu đó, các khoản thu thường xuyên bao gồm: Thuế, sở hữu tài sản, phí và lệ phí. Thuế, sở hữu tài sản, phí và lệ phí, phát hành trái phiếu chính phủ. Thuế, sở hữu tài sản, phí và lệ phí , lợi tức cổ phần của Nhà nước. Thuế, phí và lệ phí, từ các khoản viện trợ có hoàn lại. Thuế, phí và lệ phí, bán và cho thuê tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Thuế, phí và lệ phí, từ vay nợ của nước ngoài. Câu 4: Hệ thống ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách nhà nước, cơ quan có thẩm quyền quyết định bội chi ngân sách nhà nước Hệ thống ngân sách nhà nước: điều 6 LNSNN Bội chi ngân sách trung ương: khoản 4 điều 7 LNSNN Bội chi ngân sách địa phương: khoản 5 điều 7 LNSNN Cơ quan có thẩm quyền quyết định bội chi ngân sách nhà nước: quốc hội ( quy định tại điểm c điều 19 LNSNN) Câu 5: Nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách Nguồn thu của các ngân sách trung ương : điều 35 Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương : điều 36 Nguồn thu của các ngân sách địa phương: điều 37 Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương: điều 38 Câu 6: Các trường hợp được miễn giảm thuế Thuế xuất nhập khẩu: điều 5 đến điều 19 nghị định 134/2016/NĐ- CP Thuế thu nhập cá nhân: Miễn thuế: quy định tại điều 4 luật thuế thu nhập cá nhân Giảm thuế: quy định tại điều 5 luật thuế nhu nhập cá nhân Thuế thu nhập doanh nghiệp: Miễn thuế: điều 4 luật thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế tiêu thụ đặc biệt: Giảm thuế: điều 9 thuế thu nhập đặc biệt Thuế giá trị gia tăng: Miễn thuế: điều 6, 7 thông tư 140/ 2012/TT-BTC Câu 7: Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế Thuế xuất nhập khẩu: Đối tượng chịu thuế: điều 2 luật thuế xuất nhập khẩu Người nộp thuế: điều 3 Thuế thu nhập cá nhân: Đối tượng nộp thuế: điều 2 luật thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập doanh nghiệp: Người nộp thuế: điều 2 luật thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế tiêu thụ đặc biệt: Đối tượng chịu thuế: điều 2 luật thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế giá trị gia tăng: Đối tượng chịu thuế: điều 2 luật thuế giá trị gia tăng Người nộp thuế: điều 4 Câu 8: Kỳ tính thuế, thời hạn nộp thuế Thuế xuất nhập khẩu: Thời hạn nộp thuế: điều 9 luật thuế xuất nhập khẩu Thuế thu nhập cá nhân Kỳ tính thuế: quy định tại điều 7 luật thuế thu nhập cá nhân Thời hạn nộp thuế: Theo quy định tại Điểm 3 Điều 10 của TT156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thángchậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp Kỳ tính thuế: điều 5 Thuế thu nhập doanh nghiệp Thời hạn nộp thuế: Thông tư 156/2013/TT-BTC, Điều 26 quy định thời hạn nộp thuế Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 của năm phát sinh nghĩa vụ thuế. Trường hợp người nộp thuế mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.” Thuế tiêu thụ đặc biệt Thời hạn nộp thuế: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. Thuế giá trị gia tăng Thời hạn nộp thuế: Thông tư 156/2013/TT-BTC tại Điều 10, Khoản 3 Câu 9: Phân biệt thuế trực thu, thuế gián thu Trả lời: Thuế là khoản trích nộp bằng tiền, mang tính bắt buộc, tính quyền lực nhà nước, tính không đối giá và hoàn trả trực tiếp doc các tổ chức, cá nhân nộp cho nhà nước khi đủ những điều kiện nhất định nhằm đáp ứng việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Căn cứ vào mục đích điều tiết của nhà nước thì phân ra làm hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu Thuế trực thu và thuế gián thu đều điều tiết vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Người nộp thuế (dù thuế trực thu hay thuế gián thu) đều có trách nhiệm nộp theo quy định. Sự khác nhau giữa hai loại thuế này cụ thể như sau: 1. Khái niệm -Thuế trực thu là thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của ngưới nộp thuế, người nộp thuế và người chịu thuế là một. -Thuế gián thu là thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ, người nộp thuế không là người chịu thuế. 2. Mức độ tác động vào nền kinh tế - Thuế trực thu: Ít tác động vào giá cả thị trường (vì thường đánh vào kết quả kinh doanh, kết quả thu nhập sau một kỳ kinh doanh) - Thuế gián thu: Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường (vì thuế được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ) 3. Mức độ quản lý - Thuế trực thu: Khó thu; dễ trốn thuế nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt; nhà nước không kiểm soát được thu nhập thực tế của người nộp thuế. - Thuế gián thu: Dễ thu thuế vì được cầu thành giá bán hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng nếu trình độ dân trí chưa cao thì không thấy được. Vì vậy hầu hất các nước nghèo, chậm phát triển thường coi thuế gián thu là nguồn thu chủ yếu; Trong lúc các nước phát triển lại lấy thuế trực thu là nguồn thu chính của ngân sách. 4. Ưu điểm - Thuế trực thu: đảm bảo công bằng giữa những người chịu thuế - Thuế gián thu: dễ dàng cho cơ quan thuế thu thuế 5. Nhược điểm - Thuế trực thu: khó thu thuế - Thuế gián thu: khó bảo đảm công bằng giữa những người nộp thuế. Câu 10: Cơ quan có thẩm quyền lập và phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước Trả lời: Cơ quan có thẩm quyền lập và phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước là BỘ TÀI CHÍNH bởi: Theo khoản 4- điều 22 luật ngâ sách nhà nước 2015 quy định: “4. Lập, trình Chính phủ dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết. Tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; thống nhất quản lý và chỉ đạo công tác thu thuế, phí, lệ phí, các khoản vay và thu khác của ngân sách, các nguồn viện trợ quốc tế; tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được giao. Tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ.” Câu 11: Các trường hợp miễn, giảm, khấu trừ và thủ tục thu nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân Trả lời: Thuế thu nhập doanh nghiệp Thu thập được miễn thuế: Điều 4 luật thuế thu nhập DN và nghị định quy định chi tiết Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế: Điều 14 luật thuế TNDN và điều 16 nghị định hướng dẫn Thuế giá trị gia tăng Đối tượng chịu thuế: điều 3 luật Thuế GTGT Người nộp thuế: Điều 4 Đối tượng không chịu thuế: điều 5 Khấu trừ thuế GTGT đầu vào: điều 12 và điều 9 nghị định Các trường hợp hoàn thuế: điều 13luataj thuê và điều 10 nghị định Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế suất: điều 7 luật thuế Hoàn thuế, khấu trừ thuế: điều 8 Giảm thuế : điều 9 Câu 12: Khái niệm hoạt động ngân hàng, khái niệm các tổ chức tín dụng, đặc điểm và phân loại các tổ chức tín dụng. Trả lời: Khái niệm hoạt động ngân hàng Theo khoản 1- điều 6 luật ngân hàng 2010 và khoản 12 điều 4 luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định: “1.Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên mọt hoặc một số nghiệp cụ sau đây: a,Nhận tiền gửi b,Cấp tín dụng c, Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.” Trong đó, “ Nhận tiền gửi” là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn,...( Khoản 13 điều 4 luật CTCTD 2010) Cấp tín dụng” là việc tỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng 1 khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả...( K14- Điều 4 LCTCTD 2010) “ Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” là việc cung ứng phương tiện thanh toán,...( K15) Đặc điểm của hoạt động ngân hàng - Hoạt động ngân hàng lấy tiền tệ làm đối tượng kinh doanh trực tiếp - Hoạt động ngân hàng chỉ do các tổ chức tín dụng thực hiện - Chủ thể quản lý nhà nước là ngân hàng nhà nước - Hoạt động ngân hàng được điều chỉnh bằng Luật Ngân hàng - Hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc thù, tính đặc thù thể hiện ở chỗ rủi ro cao, khó quản lý, khó giảm sát.. 2. khái niệm các tổ chức tín dụng, đặc điểm và phân loại các TCTD Khái niệm các tổ chức tín dụng Khái niệm “ Tín dụng” xuát phát từ chữ Latin có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm, theo dân gian VN có nghĩa là vay mượn Khái niệm tín dụng trên đây được thể hiện ở 3 mặt cơ bản: +Có sự chuyển giao quyền sử dụng 1 lượng giá trị từ người này sang người khác Sự chuyển giao mang tính tạm thời Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi lợi tức. Khái niệm “ Tỏ chức tín dụng” là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động của ngân hàng. Tổ chưc tín dụng bao gồm ngâ hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân( Khoản 1 điều 4 luật CTCTD 2010) Đặc điểm TCTD - Là doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ. - Hoạt động kinh doanh đặc thù + Huy động vốn: nhận tiền gửi vay vốn ngân hàng nhà nước + Sử dụng vốn: cấp tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán - Tính rủi ro: nguy cơ mất vốn hoặc có thể gây ra rủi ro cho toàn hệ thống tín dụng - Quản lý tổ chức tín dụng: chủ thể quản lý là ngân hàng nhà nước Việt Nam - Điều kiện thành lập và hoạt động vô cùng chặt chẽ yêu cầu vốn theo quy định và nguồn nhân lực và chuyên môn nghiệp vụ. Phân loại. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. - Ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. ( theo Khoản 2- điều 4- luật các tổ chức tín dụng 2010) - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định , trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. ( theo khoản 4- điều 4- luật tổ chức tín dụng 2010) - Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. ( Theo Khoản 5- điều 4- luật các tổ chức tín dụng 2010) - Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. ( Theo Khoản 6- điều 4 – luật các tổ chức tín dụng 2010) Câu 13: Vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của ngân hàng nhà nước (Theo Nghị định 156/2013/NĐ-CP, ngày 11/11/2013)   Vị trí và chức năng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Nhiệm vụ và quyền hạn Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn Câu 14.Địa vị pháp lý của tổ chức tín dụng, quá trình thành lập, giải thể, phá sản cũng như quá trình quản trị nội bộ của tổ chức tín dụng Trả lời: Điều kiện cấp giấy pép thành lập các TCTD: Đối với TCTD Việt Nam Những điều kiện để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt đọng cho các TCTD quy định tại Điều 20 Luật CTCTD 2010 Đối với các TCTD có vốn ngước ngoài: 1. Đáp ứng các điều kiện đối với một TCTD trong nước 2. TCTD nước ngoài được các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép thực hiện các hoạt động ngân hàng. KHác với các DN có vốn đầu tư nước ngoài là bên nước ngoài có thể một cá nhân tổ chức bất kỳ, trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng bên nước ngoài phải là một tổ chức tín dụng được phép thành lập và hoạt động ngân hàng trên lãnh hổ quốc gia đó Giải thể tổ chức tín dụng: Điều 154 Luật CTCTD 2010 Phá sản: Điều 155 Luật CTCTD 2010 Quy định nội bộ: điều 93 Câu 15: Hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng và dịch vụ thanh toán, ngân quỹ của tổ chức tín dụng Trả lời: Hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng a, Huy động vốn bằng nhận tiền gửi Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi lại TCTD dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi có thể được hưởng lãi vfa không được hưởng lãi và phải hoàn trả cho người gửi gửi tiền Pháp luật quy định các loại tiền gửi và quyền huy động các khoản tiền gửi đối với TCTD để nằm mục đích sau: - Thứ nhất, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của các TCTD giúp cho TCTD sử dụng vốn huy động hiệu quả, đảm bảo khả năng chi trả - Thứ hai, để người có tiền nhàn rỗi lựa chọn hình thức gửi thích hợp tùy thuộc vào mục đihxs và khả năng nguồn vốn của người gửi tiền b,Huy động vốn bằng phát hành các giấy tờ có giá - Là 1 công cụ vay nợ trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ hoặc chứng chỉ tiền gửi trong đó TCTD cam kết trả gốc, lãi cho người mua sau 1 thời gian nhất định - Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng pát hành có thể là giấy tờ có ghi tên hoặc không ghi tên - TCTD muốn huy động vốn bằng phát hành các giấy tờ có giá phải thỏa mãn những điều kiện mà pháp luật quy định c,Huy động vốn bằng vay vốn giữa các TCTD - Các TCTD cho nhau vay chủ yếu được thực hiện trên thị trường liên NH - Việc vay vốn giữa các TCTD nhằm điều hòa, phân phối vốn để tăng cường khả năng thanh toán - Khi tổ chức tín dụng thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật quy định thì có thể vay vốn của các TCTD nước ngoài, do TCTD thực hiện thuộc diện quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước VN d, Vay vốn NGân hàng Nhà nước Đối tượng vay: TCTD là Ngân hàng được vay ngắn hạn bằng việc tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước thông qua các hình thwusc: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu... Cấp tín dụng: Điều 94 Luật CTCTD 2010 Câu 16.Quy định bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng 1. Hạn chế về khách hàng cấp tín dụng - Đối tượng không được cấp tín dụng Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng và Điều 11 Thông tư 36 - Hạn chế cấp tín dụng: Căn cứ Điều 127, Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng 2010; Điều 12 Thông tư 36 - Giới hạn cấp tín dụng: Căn cứ Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 13 Thông tư 36 2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng 2010 3. Tỷ lệ về khả năng chi trả Theo quy định tại Thông tư 36, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả bao gồm 2 tỷ lệ: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng nợ phải trả); và Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày 4.Giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu Thông tư 36 đã cụ thể hóa các quy định của Luật các TCTD 2010 về giới hạn cấp tín dụng, các khoản cấp tín dụng được loại trừ khi tính giới hạn, các điều kiện cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh cổ phiếu 5, Tỷ lệ đảm bảo: Điều 130 Luật CTCTD 2010 NHÓM CÂU HỎI 2: Câu 1: KHÁI NIỆM: Căn cứ theo khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NSNN vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy Nhà nước, vừa là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội nên có những đặc điểm chính sau: - Thứ nhất, việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn liền với quyền lực kinh tế - chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định. NSNN là một bộ luật tài chính đặc biệt, bởi lẽ trong NSNN, các chủ thể của nó được thiết lập dựa vào hệ thống các pháp luật có liên quan như hiến pháp, các luật thuế,… nhưng mặt khác, bản thân NSNN cũng là một bộ luật do Quốc hội quyết định và thông qua hằng năm, mang tính chất áp đặt và bắt buộc các chủ thể kinh tế - xã hội có liên quan phải tuân thủ. - Thứ hai, NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến các khoản thu – chi của NSNN và hoạt động thu – chi này nhằm mục tiêu giúp Nhà nước giải quyết các quan hệ lợi ích trong xã hội khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế - xã hội, các tầng lớp dân cư... - Thứ ba, NSNN là một bản dự toán thu chi. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập NSNN và đề ra các thông số quan trọng có liên quan đến chính sách mà Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo. Thu, chi NSNN là cơ sở để thực hiện các chính sách của Chính phủ. Chính sách nào mà không được dự kiến trong NSNN thì sẽ không được thực hiện. Chính vì như vậy mà, việc thông qua NSNN là một sự kiện chính trị quan trọng, nó biểu hiện sự nhất trí trong Quốc hội về chính sách của Nhà nước. Quốc hội mà không thông qua NSNN thì điều đó thể hiện sự thất bại của Chính phủ trong việc đề xuất chính sách đó, và có thể gây ra mâu thuẫn về chính trị. - Thứ tư, NSNN là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hệ thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình. Trong đó tài chính nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. Tài chính nhà nước tác động đến sự hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Tài chính nhà nước thực hiện huy động và tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính từ các định chế tài chính khác chủ yếu qua thuế và các khoản thu mang tính chất thuế. Trên cơ sở nguồn lực huy động được, Chính phủ sử dụng quỹ ngân sách để tiến hành cấp phát kinh phí, tài trợ vốn cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị thuộc khu vực công nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. - Thứ năm, đặc điểm của NSNN luôn gắn liền với tính giai cấp. Trong thời kỳ phong kiến, mô hình ngân sách sơ khai và tuỳ tiện, lẫn lộn giữa ngân khố của Nhà vua với ngân sách của Nhà nước phong kiến. Hoạt động thu – chi lúc này mang tính cống nạp – ban phát giữa Nhà vua và các tầng lớp dân cư, quan lại, thương nhân, thợ thuyền và các nước chư hầu (nếu có). Quyền quyết định các khoản thu – chi của ngân sách chủ yếu là do người đứng đầu một nước (nhà vua) quyết định. Trong thời kỳ hiện nay (Nhà nước TBCN hoặc Nhà nước XHCN), ngân sách được dự toán, được thảo luận và phê chuẩn bởi cơ quan pháp quyền, quyền quyết định là của toàn dân được thực hiện thông qua Quốc hội. NSNN được giới hạn thời gian sử dụng, được quy định nội dung thu - chi, được kiểm soát bởi hệ thống thể chế, báo chí và nhân dân. * Phân biệt NSNN và đạo luật NSNN Đạo luật NSNN: là văn bản QPPL do Quốc hội ban hành trong đó có quy định về: các nguyên tắc quản lý NS; hệ thống NSNN; thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực NSNN; Nguồn thu nhiệm vụ chi cho các cấp NS; Trình tự thủ tục lập, chấp hành và quyết toán NSNN. -NSNN: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” NSNN đạo luật NSNN Về nội dung toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” Quy định về những vấn đề cơ bản quan trọng nhất trong lĩnh vực NSNN tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và thực hiện NSNN hàng năm Về hình thức Nghị quyết của quốc hội. Giống các đạo luật thông thường khác gồm các chương, điều khoản; Về hiệu lực pháp lý trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định Có hiệu lực pháp lý lâu dài, ngày bắt đầu có hiệu lực thi hành được xác định, ngày kết thúc hiệu lực không xác định Câu 2. Phân tích các nguyên tắc ngân sách nhà nước? Chỉ ra các trường hợp ngoại lệ của ngân sách này Theo quan niệm cổ điển về ngân sách, thể chế ngân sách trong mỗi quốc gia được thiết lập và vận hành theo bốn nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc ngân sách nhất niên; Nguyên tắc ngân sách đơn nhất; Nguyên tắc ngân sách toàn diện; Nguyên tắc ngân sách thăng bằng. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Nguyên tắc ngân sách nhất niên Nguyên tắc ngân sách nhất niên gồm hai khía cạnh cơ bản sau đây: (1) Mỗi năm quốc hội (cơ quan nắm quyền lập pháp) sẽ biểu qụyết ngân sách một lần theo kỳ hạn do luật định; (2) Bản dự toán Ngân sách nhà nước sau khi Quốc hội quyết định chỉ có giá trị hiệu lực thi hành trong một năm và chính phủ (cơ quan nắm quyền hành pháp) cũng chỉ được phép thi hành trong năm đó. Ở Việt Nam, nguyên tắc ngân sách nhất niên được quy định tại Điều 14 Luật Ngân sách nhà nước 2015. Theo đó, Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Từ nội dung của nguyên tắc nhất niên có thể thấy nguyên tắc nhất niên đề cao vai trò làm chủ của Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, việc biểu quyết và thông qua ngân sách mỗi năm của quốc hội vừa thể hiện tính công khai minh bạch trong thực hiện ngân sách nhà nước vừa là thời gian nhìn lại một năm thực hiện ngân sách và đánh giá tính hiệu quả của ngân sách trong một năm, tổng kết và rút kinh nghiệm từ đó xây dựng bản dự toán ngân sách cho các năm tiếp theo hiệu quả, phù hợp với thực tế. Ngoài ra nguyên tắc này cho thấy sự giới hạn về thời gian thực hiện ngân sách, chính sự giới hạn này đòi hỏi trong một năm đó phải cân đối giữa thu và chi như thế nào cho hợp lý chính như vậy không có sự mất cân bằng giữa thu và chi,và vì chính phủ chỉ được thực hiên một năm nên việc gắn trách nhiệm và quyền hạn của chính phủ trông thực hiện ngân sách nhà nước là rất cao chỉ với ngân sách đó chính phủ phải phân bổ,điều tiết cho cả nươc như thế nào cho hợp lý, tránh trường hợp ngân sách các cấp lợi dụng quá nhiều ,chông chờ vào ngân sách trung ương. Các trường hợp phá vỡ nguyên tắc nhất niên: Nguyên tắc nhất niên là một trong những nguyên tắc cơ bản của nền tài chính mỗi quốc gia; quy định này còn được quy định trong Hiến pháp và luật của nhiều quốc gia. Tuy nhiên việc quyết định và thực hiện ngân sách nhà nước chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau mà pháp luật cùng các dự toán ngân sách của các quốc gia không thể dự liệu hết được, vì thế vẫn luôn tồn tại các trường hợp phá vỡ nguyên tắc. Đó là các trường hợp, Quốc hội ko thể họp mỗi năm một lần như khi có chiến tranh hoặc thiên tai gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng và kéo dài hoặc do các nguyên nhân đặc biệt khác. Nguyên tắc ngân sách đơn nhất Nguyên tắc ngân sách đơn nhất được hiểu là mọi nguồn thu và chi tiền tệ của một quốc gia trong một năm chỉ được phép trình bày một văn kiện duy nhất, đó là bản dự toán ngân sách nhà nước, được Chính phủ trình Quốc hội quyết định để thực hiện. Nguyên tắc này tồn tại và được thực hiện nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trong quá trình thực hiện và giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, đồng thời đảm bảo tính ngân sách nhà nước. Nguyên tắc này tồn tại và thực hiện nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trong quá trình thiết lập ngân sách nhà nước, trong quá trình thực hiện và giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước. Nếu các khoản thu và chi được trình bày trong nhiều văn bản khác nhau thì ko những gây khó khăn cho việc thiết lập ngân sách thăng bằng và hiệu quả. Nguyên tắc ngân sách đơn nhất là một nguyên tắc có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch của hoạt động điều hành ngân sách nhà nước.Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, bản dự toán ngân sách nhà nước hàng năm ko thể dự liệu hết các khoản thu chi khẩn cấp bất thường có thể phát sinh. Trong những trường hợp đó, Quốc hội được phép thông qua một ngân sách bất thường là ngân sách đặc biệt hay ngân sách khẩn cấp ko nằm trong ngân sách nhà nước hằng năm. Nguyên tắc ngân sách toàn diện “Ngân sách toàn diện” có thể được hiểu khái quát là một bản ngân sách có đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật và không được phép thiếu một nội dung nào, đồng thời các nội dung phải được thể hiện rõ ràng, khúc triết trong cùng một bản dự toán ngân sách. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 1 Luật NSNN năm 2002 “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán” thì có thể thấy ngân sách nhà nước là một văn kiện tài chính quan trọng và bao giờ cũng được cấu trúc bởi hai phần, đó là phần thu và phần chi. Do đó, một ngân sách toàn diện trước hết và cơ bản phải luôn thể hiện được đầy đủ hai bộ phận nêu trên.  Cụ thể, nguyên tắc này có thể được diễn tả bằng hai nội dung cơ bản sau đây: - Thứ nhất:  Mọi khoản thu và mọi khoản chi đều phải ghi và thể hiện rõ ràng trong bản dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội quyết định. Có nghĩa là các khoản thu và chi trong ngân sách nhà nước phải được hợp thành một tài liệu duy nhất, phản ảnh đầy đủ mọi chương trình tài chính của Chính phủ, không được phép để ngoài dự toán ngân sách bất kỳ khoản thu, chi nào dù là nhỏ nhất. Nguyên tắc này bảo đảm tính nghiêm ngặt của ngân sách nhà nước, giúp nhà nước nắm và điều hành toàn bộ ngân sách nhà nước; chống tùy tiện, đảm bảo cho ngân sách được thiết lập rõ ràng, cụ thể, minh bạch, đầy đủ và dễ kiểm soát, tránh sự thất thoát, lãng phí, sự gian lận hay biển thủ công quỹ trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. - Thứ hai: Các khoản thu và chi không được phép bù trừ cho nhau mà phải thể hiện rõ ràng từng khoản thu và mỗi khoản chi trong mục lục ngân sách nhà nước được duyệt; không được phép dùng riêng một khoản thu cho một khoản chi cụ thể nào mà mọi khoản thu đều được dùng để tài trợ cho mọi khoản chi. Hay nói cách khác, các khoản thu và các khoản chi phải được ghi vào ngân sách bằng các đại lượng tiền tệ cụ thể, trong đó khoản thu được tập hợp thành một khối thống nhất không phân biệt để thực hiện các khoản chi. Mặc dù vậy, các khoản chi có thể được chuyên trách hóa (được chia ra làm nhiều quỹ nhỏ) cho những mục đích nhất định đã được xác định trước, và tất nhiên, khi áp dụng nguyên tắc này cần tính đến việc phải tuân hủ nguyên tắc “Các khoản đi vay để bù đắp bội chi ngân sách không được sử dụng để chi tiêu dùng mà chỉ được sử dụng để chi cho đầu tư phát triển”. Trong thực tế, vì mọi khoản thu chi của NSNN phải tập trung, đầy đủ, kịp thời đúng tiến độ nên gây ra tình trạng bó buộc đơn vị thực hiện ngân sách trong quá trình thu chi dẫn đến việc sử dụng ngân sách ko hiệu quả, làm mất đi tính chủ động của các đơn vị thụ hưởng ngân sách trong quá trình thi hành. Điều đó đã dẫn đến trường hợp phá vỡ nguyên tắc, hay chính xác hơn là áp dụng linh hoạt để đạt được hiệu quả cao trong thực tế. Cũng theo nguyên tắc này, các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước phải nộp về kho bạc nhà nước tất cả các khoản thu được từ mọi hoạt động của đơn vị rồi sau đó mới được cấp kinh phí trong ngân sách để phục vụ cho nhu cầu chi của mình. Tuy nhiên, như vậy là tốn kém ko hiệu quả, ko cần thiết nên đơn vị có thể giữ lại các khoản thu để tự chi tiêu trong hoạt động của mình. Nguyên tắc ngân sách thăng bằng Ngân sách thăng bằng thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu về hoa lợi ( thuế, phí, lệ phí) với tổng chi có tính chất phí tổn ( chi thường xuyên). Theo quan điểm này, chúng ta sẽ đánh giá được một cách chính xác và thực chất về tình trạng bội thu hay bội chi ngân sách nhà nước tại một thời điểm để từ đó đánh giá được mức độ thăng bằng của ngân sách. Trong thực tế, vẫn có thể xảy ra tình trạng phá vỡ nguyên tắc ngân sách thăng bằng. Đó là trong trường hợp tổng thu từ thuế và lệ phí ko đáp ứng dc nhu cầu chi thường xuyên ( bội chi ngân sách) nhưng nhà nước vẫn quyết toán thông qua cho chi thường xuyên đó. Các khoản chi chưa thực hiện được thì để sang năm sau chi tiếp. Từ đó, dẫn đến việc cân nhắc hoàn thành các khoản chi năm trước và các khoản chi năm nay. Như vậy, có thể thấy không phải bao giờ các khoản thu cũng lớn hơn các khoản chi trong cùng một năm, hơn nữa có trường hợp sẽ có những khoản chi kéo dài cho các công trình kéo dài từ năm này sang năm khác. Có thể thấy các trường hợp phá vỡ nguyên tắc này ít xảy ra trong thực tế. Nếu có xảy ra, thì giới hạn của những trường hợp này được xác định theo mức độ quan trọng của các khoản chi mất cân đối đó với nhau. Câu 3. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách? Xác định các cơ quan có thẩm quyền trong phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi? - Thu ngân sách nhà nước là huy động một bộ phận giá trị sản phẩm xã hội, theo quy định của pháp luật, làm hình thành quỹ ngân sách nhà nước. Các khoản thu ngân sách nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật NSNN 2015. - Chi ngân sách nhà nước là phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách đã được chủ thể quyền lực quyết định nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo đảm nhà nước thực hiện các chức năng của mình. “Khoản 2 Điều 5 LNSNN: Các cấp ngân sách khi tiến hành tập trung nguồn thu cũng như khi thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình đều phải quán triệt những nguyên tắc sau: Nguyên tắc thứ nhất: ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể, bảo đảm cho ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, ngân sách địa phương chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã. Nguyên tắc thứ hai: nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm thực hiện. Mỗi cấp ngân sách phải tự đảm đương các nhiệm vụ chi của mình có nghĩa là khi nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách thay đổi do phát sinh nhiệm vụ mới hoặc do chính sách, chế độ thay đổi thì các cấp ngân sách chủ động bố trí nguồn kinh phí cấp đó. Nguyên tắc thứ ba:quan hệ vật chất giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dưới được thể hiện thông qua việc phân chia một số khoản thu và việc điều tiết, bổ sung kinh phí. Luật NSNN đã phân phối thu, chi giữa các cấp ngân sách. Theo đó, việc phân phối thu, chi chỉ được Quốc hội quyết định chi tiết cho 2 cấp ngân sách là cấp trung ương và cấp tỉnh. Việc phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách huyện và xã thuộc địa bàn mỗi tỉnh do hội đồng nhân dân từng tỉnh quyết định phù hợp với đặc thù, khả năng, và nhu cầu của địa phương mình. Tuy nhiên, quyết định của HĐND tỉnh ko thể tùy tiện mà phải dựa theo những nguyên tắc pháp lý. LNSNN hiện hành đã đề cao trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nahf nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong công tác quản lý, điều hành ngân sách các cấp ở địa phương. Quyền hạn của chính quyền nhà nước cấp tỉnh tương xứng với vai trò quan trọng của tỉnh trong tổ chức và điều hành ngân sách trên địa bàn tỉnh. Do được phân bổ nguồn thu và giao phó nhiệm vụ chi cụ thể, có thể thấy ngân sách cấp huyện và cấp xã là những bộ phận cấu thành, những khâu độc lập của ngân sách địa phương chứ ko phải là các đơn vị dự toán của ngân sách tỉnh. Câu 4: Phân tích các trường hợp tăng, giảm thu chi so với dự toán ngân sách nhà nước? Thứ nhất, Trường hợp dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, thực hiện điều chỉnh giảm một số khoản chi theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 52 của Luật Ngân sách nhà nước. Thứ hai, Số tăng thu, trừ tăng thu của ngân sách địa phương do phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải nộp về ngân sách cấp trên và số tiết kiệm chi ngân sách so với dự toán được sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: - Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi. - Bổ sung quỹ dự trữ tài chính. - Bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lương. - Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội. - Tăng chi đầu tư một số dự án quan trọng. - Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều Điều 59 Luật Ngân sách nhà nước 2015.  Chính phủ lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Ủy ban nhân dân lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách cấp mình, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Đối với số tăng thu ngân sách địa phương do có phát sinh nguồn thu mới trong thời kỳ ổn định ngân sách thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 9 của Luật Ngân sách nhà nước. Thứ ba, kết thúc năm ngân sách, trường hợp ngân sách địa phương hụt thu so với dự toán do nguyên nhân khách quan, sau khi đã thực hiện điều chỉnh giảm một số khoản chi theo quy định tại khoản 1 Điều này và sử dụng các nguồn lực tài chính hợp pháp khác của địa phương mà chưa bảo đảm được cân đối ngân sách địa phương thì ngân sách cấp trên hỗ trợ ngân sách cấp dưới theo khả năng của ngân sách cấp trên. Thứ tư, thưởng vượt dự toán các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách: -Trường hợp ngân sách trung ương tăng thu so với dự toán từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương, ngân sách trung ương trích một phần theo tỷ lệ không quá 30% của số tăng thu thưởng cho các địa phương có tăng thu, nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước. Căn cứ vào mức thưởng do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng số thưởng vượt thu được hưởng để đầu tư xây dựng các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, thưởng cho ngân sách cấp dưới; -Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định về việc thưởng vượt thu so với dự toán từ các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Câu 5. Nêu và phân tích các trường hợp điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước? Cơ quan nào có thẩm quyền điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước? Câu này không chắc chắn lắm! 5.1. Các trường hợp điều chỉnh NSNN: Điều 52 và 53 LNSNN 2015 “Điều 52. Điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước 1. Điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trong trường hợp có biến động về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể: a) Chính phủ lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trình Quốc hội quyết định; b) Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước và nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, Ủy ban nhân dân các cấp lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. 2. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau: a) Dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi; b) Có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh. 3. Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất trong các trường hợp sau: a) Dự kiến số thu không đạt dự toán được Hội đồng nhân dân quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi; b) Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều này; c) Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách của một số đơn vị dự toán hoặc địa phương cấp dưới. 4. Chính phủ yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Quốc hội. 5. Ủy ban nhân dân yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp trên. Điều 53. Điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách 1. Điều chỉnh dự toán ngân sách đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc trong các trường hợp: a) Do điều chỉnh dự toán ngân sách theo quy định tại Điều 52 của Luật này; b) Cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại dự toán theo quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này; c) Đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị trực thuộc trong phạm vi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao. 2. Việc điều chỉnh dự toán phải bảo đảm các yêu cầu về phân bổ và giao dự toán quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này. Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện. 3. Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành.” Thứ nhất, Điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trong trường hợp có biến động về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể. Dự kiến số thu không đạt dự toán được theo quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi; Trường hợp này xảy ra với cả dự toán được quốc hội quyết định và cả dự toán được HĐND quyết định. “Điều 59. Xử lý tăng, giảm thu, chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước 1. Trường hợp dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, thực hiện điều chỉnh giảm một số khoản chi theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 52 của Luật này. 2. Số tăng thu, trừ tăng thu của ngân sách địa phương do phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải nộp về ngân sách cấp trên và số tiết kiệm chi ngân sách so với dự toán được sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: a) Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi; b) Bổ sung quỹ dự trữ tài chính; c) Bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lương; d) Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội; đ) Tăng chi đầu tư một số dự án quan trọng; e) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Chính phủ lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Ủy ban nhân dân lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách cấp mình, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Đối với số tăng thu ngân sách địa phương do có phát sinh nguồn thu mới trong thời kỳ ổn định ngân sách thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 9 của Luật này. 3. Kết thúc năm ngân sách, trường hợp ngân sách địa phương hụt thu so với dự toán do nguyên nhân khách quan, sau khi đã thực hiện điều chỉnh giảm một số khoản chi theo quy định tại khoản 1 Điều này và sử dụng các nguồn lực tài chính hợp pháp khác của địa phương mà chưa bảo đảm được cân đối ngân sách địa phương thì ngân sách cấp trên hỗ trợ ngân sách cấp dưới theo khả năng của ngân sách cấp trên. 4. Thưởng vượt dự toán các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách: a) Trường hợp ngân sách trung ương tăng thu so với dự toán từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương, ngân sách trung ương trích một phần theo tỷ lệ không quá 30% của số tăng thu thưởng cho các địa phương có tăng thu, nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước. Căn cứ vào mức thưởng do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng số thưởng vượt thu được hưởng để đầu tư xây dựng các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, thưởng cho ngân sách cấp dưới; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định về việc thưởng vượt thu so với dự toán từ các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương.” Có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh. Thứ hai, Điều chỉnh dự toán ngân sách đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành Việc điều chỉnh dự toáng ngân sách đã giao cho các đơn vị trực thuộc cũng có thể xảy ra trong trường hợp: Dự kiến số thu không đạt dự toán được theo quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi; và Có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh. Cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại dự toán theo quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này. Cụ thể: Cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra dự toán đơn vị dự toán cấp I đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Trường hợp phát hiện việc phân bổ không đúng tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ của dự toán ngân sách đã được giao; không đúng chính sách, chế độ quy định thì yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo phân bổ của đơn vị dự toán ngân sách. Đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị trực thuộc trong phạm vi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao. Thứ ba, Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách NN theo Đ 58 LNSNN “Điều 58. Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước 1. Trường hợp quỹ ngân sách trung ương thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong năm ngân sách; nếu quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp khác không đáp ứng được thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạm ứng cho ngân sách trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định. 2. Trường hợp quỹ ngân sách cấp tỉnh thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính địa phương, quỹ dự trữ tài chính trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong năm ngân sách. 3. Trường hợp quỹ ngân sách cấp huyện và cấp xã thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong năm ngân sách.” 5.2. Cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh dự toàn NSNN Đ 52 LNSNN Câu 6. Kết dư ngân sách là gì? Phân tích cách xử lý đối với khoản kết dư ngân sách? 6.1. KN K12 Đ 4 LNSNN: Kết dư ngân sách là chênh lệch lớn hơn giữa tổng số thu ngân sách so với tổng số chi ngân sách của từng cấp ngân sách sau khi kết thúc năm ngân sách. 6.2. Cách xử lý với khoản kết dư NS Đ 72 LNSNN “Điều 72. Xử lý kết dư ngân sách nhà nước 1. Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh được sử dụng để chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước. Trường hợp còn kết dư ngân sách thì trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính cùng cấp; trích 50% còn lại vào thu ngân sách năm sau; trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức 25% dự toán chi ngân sách hằng năm thì số kết dư còn lại hạch toán vào thu ngân sách năm sau. 2. Kết dư ngân sách cấp huyện, cấp xã được hạch toán vào thu ngân sách năm sau”. Đ 28 Thông tư 342/2016/TT-BTC Quy định chi tiết và hướn dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước “Điều 28. Xử lý kết dư ngân sách từng cấp 1. Việc xử lý kết dư ngân sách thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật ngân sách nhà nước. 2. Căn cứ nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội, Hội đồng nhân dân để xử lý kết dư ngân sách (nếu có), cơ quan tài chính cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với ngân sách cấp xã) có văn bản gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục hạch toán chuyển vào quỹ dự trữ tài chính, chi trả nợ, chuyển vào thu ngân sách năm sau theo chế độ quy định.” Như vậy có thể thấy khoản kết dư ngân sách cho từng cấp được xử lý một cách rất cụ thể Với cấp Trung ương và cấp tỉnh, ngân sách kết dư được ưu tiên để chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương được quy định tại Điều 38 LNSNN. Sau khi xử lý xong các khoản nợ và trả lãi vay của NSNN nếu vẫn còn kết dư, khoản kết dư này mới được trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính cùng cấp; trích 50% còn lại vào thu ngân sách năm sau. Việc sử dụng 50% trong khoản kết dư còn lại lập quỹ dự phòng tài chính phải phù hợp theo Điều 11 LNSNN: số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó. 50% chuyển vào thu ngân sách năm sau sẽ được lập báo cáo kết chuyển sang ngân sách năm sau đó. Khác với ngân sách cấp trung ương và cấp tỉnh, khoản kết dư ngân sách chỉ được xư lý theo một phương thức duy nhất là hạch toán vào ngân sách năm sau. Bởi lẽ nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương trong việc trả nợ các khoản vay chỉ phải trả nợ khoản vay của chính quyền địa phương còn nhiệm vụ chi của NSTW phải trả nợ cả các khoản vay của chính phủ. NSTW có nhiệm vụ rộng hơn, điều chỉnh NSNN nên khi xảy ra bội chi NSNN sẽ được ưu tiên xử lý các khoản vay trước khi kết chuyển vào NS năm sau. Việc xử lý kết dư được thực hiện như sau: + Quốc hội, HĐND ban hành nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà để xử lý kết dư ngân sách (nếu có); + Cơ quan tài chính cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với ngân sách cấp xã) có văn bản gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục hạch toán chuyển vào quỹ dự trữ tài chính, chi trả nợ, chuyển vào thu ngân sách năm sau theo chế độ quy định Câu 7. Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Phân biệt với trường hợp tạm thời thiếu hụt ngân sách nhà nước? Tiêu chí Tạm thời thiếu hụt ngân sách Bội chi ngân sách nhà nước Khái niệm Chỉ diễn ra tại một thời điểm trong năm ngân sách mà tại thời điểm đó nhà nước cần tiền chi nhưng không có tiền để chi. Khoản 1, Điều 4, Luật NSNN 2015 1. Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương  và Khoản 1, Điều 4, NĐ 163/2016/NĐ-CP     Nơi cấp ngân sách diễn ra Có ở ngân sách trung ương và địa phương là: ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Có ở ngân sách trung ương và địa phương là: Ngân sách cấp tỉnh. Không có bội chi ở ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Việc dự liệu của nhà nước Nhà nước không biết trước việc này. Theo Điều 42 Luật NSNN 2015 thì thấy được rằng Nhà nước có thể dự báo trước việc này Cách thức xử lý Điều 58, Luật Ngân sách Nhà nước 2015 1. Trường hợp quỹ ngân sách trung ương thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong năm ngân sách; nếu quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp khác không đáp ứng được thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạm ứng cho ngân sách trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định. 2. Trường hợp quỹ ngân sách cấp tỉnh thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính địa phương, quỹ dự trữ tài chính trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong năm ngân sách. 3. Trường hợp quỹ ngân sách cấp huyện và cấp xã thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong năm ngân sách.   Khoản 4, Khoản 5, Điều 7 Luật NSNN 2015 4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau: a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật; b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại. 5. Bội chi ngân sách địa phương: a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật; c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước. và Khoản 2, Khoản 3, Điều 4 NĐ 163/2016/NĐ-CP   Câu 8:Trình bày chu trình NSNN? Nêu ý nghĩa của khâu quyết toán NSNN? * Chu trình NSNN: Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Năm ngân sách hay còn gọi là năm tài chính, là giai đoạn mà trong đó dự toán thu - chi tài chính của nhà nước đã được phê chuẩn có hiệu lực thi hành. Để có dự toán ngân sách nhà nước cho năm ngân sách phải có khâu lập dự toán NSNN - lập NSNN và nó thực hiện trước khi năm ngân sách bắt đầu. Ở nước ta, thời gian lập dự toán NSNN ở cơ sở là từ tháng 6. Bộ tài chính tổng hợp trình chính phủ trong tháng 10 và Quốc hội quyết định dự toán NSNN trước ngày 30/11 năm trước. Then chốt của 1 chu trình ngân sách là khâu chấp hành ngân sách của chu trình đó, mà thời gian chấp hành ngân sách trùng với năm ngân sách. Sau khi năm ngân sách kết thúc, phải đánh giá tình hình chấp hành ngân sách, đó là khâu quyết toán NSNN. Tóm lại, một chu trình NSNN có 3 khâu nối tiếp nhau là: lập ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán NSNN. Trong 1 năm ngân sách, đồng thời có cả 3 khâu: chấp hành ngân sách của chu trình hiện tại, quyết toán ngân sách của chu trình trước và lập ngân sách của chu trình sau. * Ý nghĩa của khâu quyết toán NSNN: Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý NSNN. Thông qua quyết toán NSNN có thể cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh tế - xã hội của nhà nước trong thời gian qua, hình dung được hoạt động NSNN với tư cách là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết trong việc điều hành NSNN. Do đó, yêu cầu của quyết toán NSNN là đảm bảo tính chính xác, trung thực và kịp thời. Câu 9: Nêu khái niệm cấp ngân sách nhà nước? Phân tích mối quan hệ của cấp ngân sách và các đơn vị dự toán? * KN: Phân cấp quản lý ngân sách (K18. Đ4. Luật NSNN) Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền nhà nước. Là bộ phận cơ bản cấu thành của hệ thống NSNN * Mối quan hệ: - Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. - Đơn vị dự toán: Là một cơ quan, đơn vị được nhà nước thành lập hay thừa nhận thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao, được nhận kinh phí từ ngân sách cấp để thực hiện nhiệm vụ đó. Là bộ phận cấu thành của một cấp NS, được cấp ngân sách của mình phân bổ giao dự toán để quản lý sử dụng. Câu 10: Nêu và phân tích các hình thức chi ngân sách nhà nước (chi rút dự toán và chi theo lệnh chi tiền)? Phương thức cấp phát tài chính từ ngân sách Nhà nước là cách thức thực hiện phân phối vốn ngân sách Nhà nước cho các đơn vị thụ hưởng theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở nguồn kinh phí đã được phân bổ, kế hoạch sử dụng ngân sách đã được xây dựng và thông qua theo trình tự, thủ tục luật định, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước ra quyết định chi, yêu cầu cơ quan kho bạc nhà nước chuyển giao kinh phí. Hiện nay, ở nước ta việc cấp phát ngân sách từ ngân sách Nhà nước được thực hiện theo hai phương thức chủ yếu là phương thức cấp phát theo dự toán kinh phí và phương thức cấp phát theo lệnh chi tiền. Ngoài ra, các chủ thể có liên quan đến ngân sách nhà nước còn có thể được cấp phát theo phương thức cấp phát trực tiếp, phương thức cấp phát kinh phí ủy quyền và cấp phát gán thu bù chi, cấp phát ghi thu, ghi chi. Để thực hiện cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước theo các phương thức thanh toán trên đây, pháp luật quy định hai hình thức thanh toán là hình thức cấp tạm ứng và hình thức cấp phát thanh toán là chủ yếu. Cấp tạm ứng là việc ngân sách nhà nước sẽ ứng trước một số tiền cho đối tượng có nhu cầu sử dụng ngân sách khi đối tượng này chưa có đủ điều kiện để nhận chính xác số tiền phục vụ cho hoạt động xin tạm ứng. Trong trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách có nhu cầu thực tế, đơn vị này sẽ phát hành “Giấy đề nghị rút kinh phí (tạm ứng)” cùng với bộ chứng từ có liên quan đến khoản xin tạm ứng gửi đến kho bạc nhà nước. Mức tạm ứng tuỳ thuộc vào tính chất, tiến độ thực hiện từng khoản chi nhưng không quá tổng số kinh phí đã được phân bổ theo lệnh chi tiền. Kho bạc nhà nước sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ sẽ tiến hành tạm ứng. Đối với cấp phát kinh phí dưới hình thức thanh toán, khi đảm bảo đủ điều kiện để được thanh toán từ ngân sách nhà nước, đơn vị sử dụng ngân sách lập giấy đề nghị rút kinh phí cùng với các chứng từ phù hợp gửi kho bạc đề nghị thanh toán. Các hình thức cấp phát đều phải thực hiện thông qua hệ thống kho bạc nhà nước. Trong các phương thức cấp phát, thù trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định sử dụng ngân sách nhà nước của mình. Đồng thời, kho bạc nhà nước cũng có trách nhiệm trong việc quản lý thanh toán các khoản ngân sách nhà nước được cấp phát. - Phương thức cấp phát theo dự toán kinh phí: Đây là phương thức để cấp phát kinh phí thường xuyên cho các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước-vốn là những đối tượng thường xuyên sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ đuợc giao. Các đối tượng này bao gồm: các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp hoạt động dưới hình thức thu đủ, chi đủ hoặc gán thu bù chi, các cơ quan Đảng, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp được nhà nước đảm bảo kinh phí. Như vậy, cấp phát theo dự toán kinh phí là phương thức áp dụng đối với các khoản chi mà cơ quan tài chính không trực tiếp cấp phát. Trong đó, dự toán kinh phí được hiểu là khả năng tối đa mà đơn vị thụ hưởng có thể nhận từ ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên của mình. Kinh phí sử dụng thực tế của những đối tượng thụ hưởng không được phép vượt quá giới hạn đã được phân bổ chi tiết theo từng hạng, mục, tháng, quý được gọi là hạn mức cấp phát. Theo phương thức này, định kỳ hàng tháng, hàng quý, cơ quan tài chính cấp hạn mức kinh phí vốn cho các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước. Nếu phát sinh nhu cầu cần thiết, cấp bách, đơn vị sử dụng ngân sách có thể yêu cầu kinh phí vượt hơn dự toán kinh phí quý cho đơn vị nhưng không được vựơt quá dự toán tổng thể. Quyết định chi của đơn vị sử dụng ngân sách có hình thức là “Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước”. Khi có nhu cầu thực tế, căn cứ vào hạn mức của từng hạn, mục chi, hạn mức chi định kỳ từng tháng, quý, đại diện hợp pháp của đơn vị sử dụng ngân sách phát hành “Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước” cùng các chứng từ hợp pháp yêu cầu kho bạc quản lý tài khoản thanh toán. Kho bạc sẽ thực hiện chi trả theo đúng mục chi thực tế sau khi đã kiểm tra điều kiện theo quy định. Phương thức này được áp dụng rộng rãi do các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để đáp ứng các yêu cầu thường xuyên của đơn vị mình. Phương thức này cũng tạo điều kiện cho kho bạc nhà nước chủ động kiểm soát chi ngân sách nhà nước, chủ động sử dụng nguồn kinh phí với hiệu suất cao. Đồng thời, kho bạc nhà nước cũng chịu trách nhiệm rất lớn khi thực hiện cấp phát kinh phí theo dự toán. Cơ quan tài chính chỉ có trách nhiệm đôn đốc, thông báo chính thức dự toán kinh phí trong kỳ áp dụng cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Ngoài ra, các đơn vị sử dụng kinh phí theo phương thức cấp phát theo dự toán sẽ bị chi phối về tính chủ động trong quá trình sử dụng kinh phí. Bên cạnh đó, những đơn vị này còn có thể phát sinh hành vi tiêu cực như tận hưởng tối đa dự toán đã được phân bổ, không tuân thủ nguyên tắc tăng cường thu, tiết kiệm chi. - Phương thức cấp phát theo lệnh chi tiền: Đây là phương thức được áp dụng đối với những khoản chi do cơ quan tài chính cấp phát trực tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với những chủ thể không có quan hệ thường xuyên với ngân sách nhà nước chẳng hạn như các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội…Ngoài ra những khoản chi mang tính chất đặc thù phát sinh từng lần chẳng hạn như các khoản giao dịch của Chính phủ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong mối quan hệ vay nợ, viện trợ, các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới cũng được cấp phát theo phương thức thông qua lệnh chi tiền. Lệnh chi tiền là quyết định do cơ quan tài chính phát hành đến kho bạc nhà nước yêu cầu kho bạc chi trả, thanh toán một số tiền cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng nội dung của lệnh chi. Nhận được lệnh chi tiền hợp lệ, căn cứ vào yêu cầu của cơ quan tài chính thể hiện trong lệnh chi tiền, kho bạc sẽ tiến hành xuất quỹ thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo hình thức: cấp tạm ứng hoặc cấp thanh toán. Khi nhận được kinh phí, cho dù dưới hình thức tạm ứng hay thanh toán, đơn vị thụ hưởng ngân sách có toàn quyền sử dụng nguồn kinh phí đã được chuyển giao một cách chủ động. Ngoài hai phương thức cấp phát chủ yếu là cấp phát kinh phí theo dự toán và theo lệng chi tiền, ngân sách nhà nước còn có thể được cấp phát theo một số hình thức khác như: -Hình thức cấp phát ghi thu, ghi chi: Đây là phương thức thu, chi tại chỗ, tại một thời điểm nhất định và giao cho đơn vị trực tiếp thực hiện, sau đó sẽ có báo cáo quyết toán với ngân sách nhà nước. -Hình thức cấp phát kinh phí ủy quyền: hình thức này áp dụng chủ yếu khi cơ quan quản lý cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của mình. Do vậy, kinh phí phải được chuyển từ ngân sách cấp trên xuống cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ chi thay cho ngân sách cấp trên. Sau khi thực hiện xong, ngân sách cấp dưới có trách nhiệm quyết toán lại với ngân sách cấp trên. -Hình thức gán thu bù chi: hình thức này được áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu nhằm khuyến khích cơ chế hạch toán kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Các đơn vị phải tự tạo nguồn thu để đảm bảo chi tiêu, ngân sách nhà nước chỉ cấp phần chênh lệch thiếu. Trường hợp hạch toán phát sinh nguồn chênh lệch thừa, đơn vị phải nộp phần này vào ngân sách nhà nước. CÂU 11.Phân tích đặc điểm của các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư? Chi thường xuyên: Chi thường xuyên là quá trình phân bổ và sử dụng thu nhập từ các quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế – xã hội. Chi thường xuyên có phạm vi rộng, gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước. Khoản chi này mang tính chất tiêu dùng, quy mô và cơ cấu chi thường xuyên phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức bộ máy nhà nước. Với xu thế phát triển của xã hội, nhiệm vụ chi thường xuyên của nhà nước ngày càng gia tăng chính vì vậy chi thường xuyên cũng có xu hướng mở rộng. Xét theo lĩnh vực chi, chi thường xuyên bao gồm: -Chi cho các đơn vị sự nghiệp -Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước (chi quản lý hành chính -Chi cho hoạt động an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội -Chi khác: Đặc điểm của chi thường xuyên: Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bố tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa các năm trong kỳ kế hoạch. Việc sử dụng kinh phí thường xuyên chủ yếu chi cho con người, sự việc nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia. Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển.Hiệu quả của nó không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị-xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bện vững của đất nước. Đặc điểm trên cho thấy vai trò chi thường xuyên có thể ảnh hưởng rất quan trọng đến đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia. Chi hoạt động theo chức năng, hiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. Chi nhiệm vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí. Chi cho các hoạt động dịch vụ(kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật). Các khoản chi thường xuyên có thể được phân chia thành các nhóm Chi đầu tư: Chi đầu tư phát triển là quá trình nhà nước sử dụng một phần thu nhập từ quỹ NSNN và các quỹ ngoài ngân sách mà chủ yếu là quỹ NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, đầu tư phát triển sản xuất và dự trữ hàng hóa có tính chiến lược nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế. Chi đầu tư phát triển là khoản chi có tính tích lũy, không để tiêu dùng hiện tại mà có tác dụng tăng trưởng kinh tế, là khoản chi không mang tính phí tổn, có khả năng hoàn lại vốn. Vậy tại sao chi đầu tư phát triển lại có thể có tác dụng tăng trưởng kinh tế? Có thể xét đơn giản như khi nhà nước đầu tư xây dựng các công trình giao thông, bệnh viện, trường học, một mặt làm tăng cầu về các hàng hóa vật liệu xây dựng, làm sản lượng của các mặt hàng này tăng lên, tạo công ăn việc làm cho người lao động tham gia vào các công trình xây dựng và những người trong ngành sản xuất vật liêu xây dựng, và từ đó kéo theo tăng trưởng của các ngành khác. Đơn giản như vậy có thể thấy chi đầu tư phát triển đã góp phần đạt được một số mục tiêu của nền kinh tế. Khoản chi này có thể ở dưới các hình thức như cấp phát không hoàn lại, có thể chi theo dự toán kinh phí hoặc cấp phát theo lệnh chi tiền. Chi đầu tư phát triển có mức độ ưu tiên thấp hơn chi thường xuyên. Phân biệt chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển: Chi ngân sách nhà nước là hoạt động của nhà nước nhằm phân phối sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán để đảm bảo cho bộ máy nhà nước vận hành, thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Căn cứ vào mục đích chi thì có chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển: Chi thường xuyên là để đảm bảo cho nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp hoặc dịch vụ công. Chi đầu tư phát triển là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, phát triển sản xuất và sự trữ vật tư hàng hóa của nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu ổn định tăng trưởng vĩ mô và thúc đầy phát triển kinh tế xã hội. 1. Mục đích chi -Chi thường xuyên: thực hiện các chức năng nhiệm vụ nhà nước của nhà nước -Chi đầu tư: ổn đinh kinh tế vi mô, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội 2. Tính chất -Chi thường xuyên: mang tính chất thường xuyên ổn định, mang tính chất tiêu dùng, phạm vi tác động ngắn hơn.Ví dụ: trả lương cho cán bộ công chức -Chi đầu tư phát triển: không ổn định, là các khoản chi lớn, mang tính chất tích lũy phát triển, phạm vi tác động lớn. Ví dụ: chi xây sân vận động quốc gia Mỹ Đình. 3. Phạm vi mức độ chi - Chi thường xuyên: Phụ thuộc vào cơ cấu bộ máy nhà nước, sự lựa chọn của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công -Chi đầu tư phát triển: kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 4. Nguồn vốn chi -Chi thường xuyên: thuế, phí và lệ phí mang tính chất thường xuyên bắt buộc và ổn định. -Chi đầu tư: và vốn vay, tiền thuế, lệ phí, phí tích lũy để dùng(nợ ưu tiên chi thường xuyên) 5. Mức độ ưu tiên -Chi thường xuyên thì có mức độ thường xuyên -Chi đầu tư phát triển: có thể bị gián đoạn CÂU 12.Nêu định nghĩa về thuế và cách phân loại các loại thuế? Định nghĩa về thuế: Theo Các Mác: “Thuế là cơ sở kinh tế của BMNN, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu dc tiền hay tài sản của ng dân để dùng vào vc chi tiêu của nhà nc”. Các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng: “thuế là 1 hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nc để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội 2 cách cướng chế và ko hoàn lại”. Vs tư cách là 1 nội dug điều chỉnh của luật pháp, các chuyên gia về luật thuê nhận định: “thuế là 1 trật tự đã dc thiết lập hòa bình giữa chính phủ vs cộng đồng trong sự tôn trọng thực hiện nghĩa vụ thu, nộp vào ngân sách. Thuế ko có bất kì sự phân biệt đối xử nào giữa các bang hay vùng lãnh thổ.” Như vậy, “thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức or cá nhân phải nộp cho nhà nc khi có đủ những điều kiện nhất định.” Cách phân loại thuế: Căn cứ vào mục đích điều tiết: + Thuế trực thu: bao gồm thuế thu nhập, thuế đánh vào của cải, thuế đánh vào đối tượng thường trú. Đây là loại thuế mà ng nộp thuế ko thể chuyển nghĩa vụ thuế sag cho các đối tượng khác. Nó có ưu điểm đảm bảo sự công bằng trog vc điều tiết thu nhập thặng dư của ng nộp thuế nhưng thường gây ra sự phản ứng về thuế của ng nộp do ko có sự chuyển dịch về thuế và có 1 sự đảm bảo chắc chắn rằng phải thực hiện 1 nghĩa vụ nộp tiền. + Thuế gián thu: bao gồm các loại thuế như thuế xnk, thuế gắn vs sản xuất và bán hàng hóa. Đây là loại thuế mà ng gánh chịu thuế à khách hàng nhưng ng nộp thuế lại là ng bán hàng, nhà nhập khẩu. Thuế gián thu có ưu điểm là thg hạn chế sự phản ứng thuế từ ng gánh chịu thuế nhưng lại ko tạo ra sự bihnf đẳng về điều tiết thu nhập của những đối tượng có thu nhập chênh lệch. Căn cứ vào đối tượng tính thuế: + Thuế tài sản: là thuế đánh vào bản thân tài sản chứ kp đánh vào phần thu nhập phát sinh từ TS đó. Bao gồm: thuế nhà đất, thuế vốn thuế chuyển nhượng TS, chuyển nhượng vốn. + Thuế đánh vào thu nhập: chỉ thực hiện đối vs những đối tượng có giá trị thặng dư phát sinh từ TS của họ. Bao gồm: thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân + Thuế tiêu dùng: phần lớn là các loại thuế gián thu như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt. Đặc điểm của các loại thuế trog nhóm này là đối tượng tính thuế chính là phần thu nhập của ng chịu thuế dc mang tiêu dùng vào thời điểm chịu thuế. Căn cứ vào đối tượng nộp thuế: + Thuế đánh vào chủ thể có yếu tố nước ngoài + Thuế đvs các tổ chức và cá nhân trong nước CÂU 13.Nêu các nguyên tắc đánh thuế và các nguyên tắc này được quy định trong pháp luật về thuế Việt Nam hiện hành? Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Nguyên tắc đánh thuế của nhà nước là hệ thống quan điểm chỉ đạo chi phối sâu sắc việc đề ra hoặc xóa bỏ hệ thống thuế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành của hệ thống pháp luật. Các nguyên tắc đánh thuế sau đây là những nguyên tắc cơ bản cần phải được tuân thủ trong việc ban hành pháp luật, tổ chức và quản lí thu thuế: Thứ nhất, đánh thuế phải đảm bảo công bằng. Nguyên tắc này được hiểu là mọi đối tượng có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế và mọi người có điều kiện liên quan đến thuế như nhau phải được đối xử về thuế như nhau. Tính công bằng vẫn được đảm bảo trong cả trường hợp có sự khác nhau về điều kiện, thể hện ở việc nếu có điều kiện khác nhau thì những đối tượng khác nhau nhưng cùng loại thì phải được đối xử với nhau tương ứng. Các đối tượng có điều kiện như nhau phải nộp những loại thuế giống nhau và những đối tượng khi có đủ điều kiện để được khuyến khích, ưu đãi về thuế cũng được hưởng sự đối xử tương ứng. Thứ hai, đánh thuế phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế. Việc đánh thuế vừa phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước vừa phải đảm bảo người nộp thuế không phải nôp số thuế quá lớn. Nếu tổng số thuế phải trả quá lớn, đời sống nhân dân lao động không được đảm bảo, nền kinh tế sẽ bị trì trệ một cách gián tiếp; tình trạng trốn thuế sẽ xảy ra. Còn nếu thuế thu được quá ít sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Do vậy cần có sự hài hòa giữa lợi ích nhà nước và người nộp thuế. Cân bằng sao cho không gây phản ứng thuế của người dân mà Nhà nước vẫn duy trì được hoạt động của mình. Khi ban hành một loại thuế, không những xem xét nhu càu chi tiêu của Chính phủ mà còn cần tính toán đến khả năng tài chính của người nộp thuế, cụ thể số thuế phải nộp đó sẽ chiếm bao nhiêu phần trong thu nhập, doanh thu của người nộp thuế hay mức thuế đưa ra có gây ảnh hưởng quá lớn đến thu nhập hay không… Thứ ba, đánh thuế phải đảm bảo dễ hiểu, đạt hiệu quả. Nội dung của nguyên tắc này là các loại thuế phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu cho mọi đối tượng và có tính ổn định đồng thời hệ thống thuế phải được tổ chức sao cho chi phí quản lí thuế không cao hơn mức mà mục tiêu đề ra cho phép. Cũng như những văn bản pháp luật khác, văn bản pháp luật về thuế khi được ban hành cần phải rõ ràng, dễ hiểu để các đối tượng có liên quan dễ dàng thực hiện, nhất là việc quy định về các loại thuế và cách tính thuế. Đồng thời, khi ban hành một loại thuế cũng cần phải cân nhắc và tính toán đến mối tương quan giữa tổng thu dự tính đạt được và chi phí dự tính chi trả cho việc thu và quản lí thuế. Tránh không được để xảy ra việc mức phí bỏ ra cho hoạt động thu một loại thuế nào đấy cao hơn mức thuế thu được. Thứ tư, đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều lần. Khi ban hành một loại thuế cần tránh tình trạng thuế chồng lên thuế. Để đảm bảo được nguyên tắc này thì hệ thống pháp luật thuế của một quốc gia phải “bóc tách” những phần của đối tượng tính thuế đã nằm trong diện chịu loại thuế đó ở giai đoạn trước. bên cạnh đó, hệ thống pháp luật thuế giữa các quốc gia cũng cần tính tới khả năng các nhà đầu tư, công dân của quốc gia này nhưng có đối tượng tính thuế ở một quốc gia khác, để tránh cho việc trùng lặp không xảy ra khi xây dựng hệ thống pháp luật thuế, cần tham khảo, tìm hiểu về pháp luật thuế ở các quốc gia khác trước khi xây dựng pháp luật ở nước mình. Ví dụ như giữa Việt Nam và Ba Lan có kí kết Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập. Câu 14: trình bày đối tượng chịu thuế, cách tính thuế và phương pháp tính thuế của thuế xuất nhập khẩu. Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành biểu thuế xuất nhập khẩu? Nêu điểm mới của Luật TXNK a. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế được quy định tại điều 2, Luật TXNK 2016, cụ thể như sau: - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam; - Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khi phi thuế quan vào thị trường trong nước; - Luật TXNK 2016 bổ sung thêm đối tượng chịu thuế là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa XK,NK của doanh nghiệp thực hiện quyền XK, quyền NK, quyền phân phối. b. Cách tính thuế xuất nhập khẩu - Tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa theo phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần tram “Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định theo % của trị giá tính thuế hàng hóa XK, NK” Số tiền thuế XK,NK phải nộp được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế. Số tiền thuế XK,NK phải nộp=(số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan) *trị giá tính thuế trên một đơn vị hàng hóa*thuế suất của từng mặt hàng. Về trị giá tính thuế: Nếu là hàng hóa XK: giá bán hàng hóa tính đến của khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) => tính theo giá FOB Nếu là hàng hóa NK: Tính theo giá CIF=FOB+I+F - Tính thuế NK, XK đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp. “ Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”. Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối với hàng hóa XK,NK được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế XK,NK và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa. “Phương pháp tính thuế hỗn hợp là viecj áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối”. Số tiền thuế áp dụng theo phương pháp tính thuế hỗn hợp được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối. c. Cơ quan có thẩm quyền ban hành biểu thuế XK,NK (Điều 11, Luật Thuế XNK 2016) d. Các điểm mới của Luật Thuế XNK 2016 Bảo hộ hợp lý sản xuất kinh doanh trong nước Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (XNK) năm 2016 đã bổ sung các quy định về thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử để góp phần bảo vệ nền sản xuất kinh doanh trong nước trong điều kiện hội nhập quốc tế; trên cơ sở kế thừa, nâng cấp, bổ sung những quy định của Pháp lệnh liên quan thời gian qua. Cụ thể, Luật đã bổ sung quy định về thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ gồm điều kiện áp dụng, nguyên tắc áp dụng, thời hạn áp dụng đối với từng loại thuế. Đồng thời, Luật đã sửa đổi nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất. Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Sửa đổi thẩm quyền ban hành Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Biểu Khung thuế xuất khẩu. Theo đó, Chính phủ có thẩm quyền ban hành: Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này. Luật cũng bổ sung, sửa đổi quy định về miễn thuế nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa như: Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu; Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu… Bổ sung nhiều quy định để hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế Bổ sung hàng hóa XNK tại chỗ và hàng hóa XNK của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối vào đối tượng chịu thuế; hàng trung chuyển vào đối tượng không chịu thuế. Bổ sung phương pháp tính thuế hỗn hợp là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ và số tiền thuế tuyệt đối; thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan; thời điểm tính thuế đối với trường hợp thay đổi đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan. Sửa đổi quy định về thuế suất thông thường, về trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế; quy định miễn thuế đối với hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới... Bổ sung quy định nhiều trường hợp được miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu đối với máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu phải là loại trong nước chưa sản xuất được theo danh mục hàng hóa bảo vệ môi trường do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định và sản phẩm xuất khẩu của hoạt động bảo vệ môi trường để thống nhất với quy định tại Luật Bảo vệ môi trường. Đồng thời, thêm quy định miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm để thống nhất với quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ. Sửa Luật hướng tới phù hợp thông lệ quốc tế Để phù hợp thông lệ quốc tế, Luật Thuế XNK năm 2016 đã bổ sung quy định về áp dụng thuế xuất khẩu đối với trường hợp có hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Quy định về thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Luật cũng quy định về thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường. Bổ sung quy định thời hạn nộp thuế đối với người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật Hải quan theo hướng được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa chậm nhất vào ngày 10 của tháng kế tiếp… Câu 15: Phân tích quy định về các trường hợp được miễn thuế, giảm thuế xuất nhập khẩu. Nêu các điểm mới của Luật thuế XNK Thứ nhất, miễn thuế hàng hoá XNK của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ Quy định này được thực hiện như một thông lệ trong trong giao lưu quốc tế, các quốc gia đều dành những ưu đãi nhất định đối với cá nhân, cơ quan ngoại giao, lãnh sự thực hiện nhiệm vụ ở nước sở tại. Trong trường hợp đặc biệt, điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận có quy định miễn thuế nhưng không cụ thể về chủng loại và định lượng thì Bộ Tài chính thống nhất với Bộ ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thứ hai, về miễn thuế đối hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hành dùng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của VN hoặc nươc sngoaif cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc sau chuyến đi được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh với các định mức nhất định theo từng loại hàng hóa. Thứ ba, miễn thuế đối với tài sản di chuyển Tổ chức, cá nhân có tài sản di chuyển được miễn thuế XK, NK bao gồm các chủ thể sau: - Người nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài đến VN công tác, lam fvieecj tại Vn từ 12 tháng trở lên; - Tổ chức, công dân Vn có hoạt động ở nước ngoài từ 12 tháng trở lên sau khi kế thúc hoạt động trở về nước; - Công dân VN định cư ở nước ngoài đã đăng ký thường trú tại VN cho lần đầu tiên nhập khẩu tài sản di chuyển. Định mức miễn thuế NK đối với tài sản di chuyển(gồm đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc đã qua sử dụng hoặc chưa sư dụng, trừ xa ô tô, xe gắn máy) là 01 cái hoặc 01 bộ đối với mỗi tổ chức hoặc cá nhân. Thứ tư, miễn thuế đối với quà biếu, quà tặng. Qùa biếu, quà tằng là những mặt hàng không thuộc danh mục mặt hàng cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng XK, tạm ngừng XK, không thuộc danh mục mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ trường hợp quà biếu, quà tặng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh) theo quy định của pháp luật. Thứ năm, miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi cua cư dân biên giới. Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công Thương công bố. Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới phải kê khai, nộp thuế theo quy định. Thứ sáu, miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu. hàng hóa này là các máy móc, vật tư, linh kiện,.. phục vụ cho hoạt động gia công. Khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công, hàng nhập khẩu để gia công không sử dụng phải tái xuất, trường hợp không tái xuất phải kê khai nộp thuế theo quy định. (có cả mấy chục các trường hợp nêu trong luật – tớ nghĩ câu này là để nhận diện luật nhằm làm bài tập nên tớ không phân tích hết tất cả làm điển hình thôi  ) Giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Hàng hóa XK, NK đang trong qúa trình giám sát của cơ quan hải quan, nếu bị hư howngr mất mát do nguyên nhân khách quan được xem xét giảm thuế theo quy định. Quy định này được thiết lập nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm tốn thất trong trường hợp xảy ra các sự kiện bất khả kháng. Khi sự kiển xảy ra, doanh nghiệp phải có công văn đề nghị giảm thuế; hợp đồng bảo hiểm, thông báo trả tiền bổi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có); biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại; giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Điểm mới (Câu 14) Câu 16: Trình bày đối tượng chịu thuế, đối tượng miễn thuế của thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. (luật) Câu 17: Phân tích các quy định về căn cứ và phương pháp tính thuế, giảm, khâu trừ và hoàn lại các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Thuế tiêu thụ đặc biệt Căn cứ và phương pháp tính thuế Theo quy định tại điều 5 Luật thuế TTĐB 2008 thì căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. *) Giá tính thuế theo quy định tại điều 6 Luật thuế TTĐB 2008 và Điều 4 Nghị định 108/2015 thì giá tính thuế được xác định: (i). Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau: Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT 1 + Thuế suất thuế TTĐB Giá bán chưa có thuế GTGT được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc (chi nhánh, cửa hàng ….) thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do các chi nhánh, cửa hàng bán ra chưa có thuế GTGT. Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế GTGT do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng.Cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế GTGT của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 10% so với giá bán bình quân do cơ sở kinh doanh thương mại bán ra. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn 10% so với giá cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán do cơ quan thuế ấn định theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. (ii). Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu được xác định như sau: Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu. Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. (iii). Đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB và không loại trừ giá trị vỏ bao bì. Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặc tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ sở sản xuất và khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai thì số tiền đặt cược tương ứng giá trị số vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB. Ví dụ 1: Đối với bia hộp, năm 2010 giá bán của 1 lít bia hộp chưa có thuế GTGT là 20.000đ, thuế suất thuế TTĐB mặt hàng bia (từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012) là 45% thì giá tính thuế TTĐB được xác định như sau: Giá tính thuế TTĐB 1 lít bia hộp = 13.793 (iv). Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB. (v). Đối với hàng hóa sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hóa, công nghệ sản xuất giá tính thuế TTĐB là giá bán ra chưa có thuế GTGT của cơ sở sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hóa, công nghệ sản xuất. (vi). Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm. (vii). Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. (viii). Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước thì giá tính thuế TTĐB trong trường hợp này là bán chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT được xác định cụ thể như sau: Giá tính thuế TTĐB = Giá bán trong nước của cơ sở xuất khẩu chưa có thuế GTGT 1 + Thuế suất thuế TTĐB Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu kê khai giá bán (đã có thuế GTGT và thuế TTĐB) làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB thấp hơn 10% so với giá bán trên thị trường thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. (ix). Đối với dịch vụ, giá tính thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB, được xác định như sau: Giá tính thuế TTĐB = Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT 1 + Thuế suất thuế TTĐB Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số dịch vụ quy định như sau: a) Đối với kinh doanh gôn là doanh thu chưa có thuế GTGT về bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền phí chơi gôn do người chơi gôn, hội viên trả cho cơ sở kinh doanh gôn (gồm cả tiền phí bảo dưỡng sân cỏ) và tiền ký quỹ (nếu có). Trường hợp khoản ký quỹ được trả lại người ký quỹ thì cơ sở sẽ được hoàn lại số thuế đã nộp bằng cách khấu trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu không khấu trừ thì cơ sở sẽ được hoàn thuế theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh gôn có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì các hàng hóa, dịch vụ đó không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Ví dụ 4: cơ sở kinh doanh gôn có tổ chức các hoạt động kinh doanh khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các trò chơi không thuộc diện chịu thuế TTĐB thì các hàng hóa, dịch vụ này không phải chịu thuế TTĐB. b) Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, giá tính thuế TTĐB là doanh thu từ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng đã trừ tiền trả thưởng cho khách tức là bằng số tiền thu được (chưa có thuế GTGT) do đổi cho khách trước khi chơi tại quầy đổi tiền hoặc bàn chơi, máy chơi trừ đi số tiền đổi trả lại khách hàng. c) Đối với kinh doanh đặt cược là doanh thu bán vé đặt cược trừ (-) tiền trả thưởng cho khách hàng (giá chưa có thuế GTGT), không bao gồm doanh số bán vé vào cửa xem các sự kiện giải trí gắn với hoạt động đặt cược. d) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá tính thuế là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (ví dụ tắm, xông hơi trong cơ sở mát-xa). Ví dụ 5: Doanh thu chưa có thuế GTGT kinh doanh vũ trường (bao gồm cả doanh thu dịch vụ ăn uống) của cơ sở kinh doanh A trong kỳ tính thuế là 100.000.000đ. Giá tính thuế TTĐB = 71.428.571 đ đ) Đối với kinh doanh xổ số là doanh thu bán vé các loại hình xổ số được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật (doanh thu chưa có thuế GTGT). (x). Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ (nếu có) mà cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng. Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế. Đối với hàng hóa nhập khẩu: Việc quy đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. (xi). Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để ấn định doanh thu theo quy định của Luật Quản lý thuế và xác định số thuế TTĐB phải nộp. *) Thuế suất: Dựa trên tính chất đặc biệt của mỗi loại hàng hóa dịch vụ khác nhau mà Pháp luật có quy định danh mục thuế suất của từng loại mặt hàng đó. Mức thuế suất quy định cụ thể tại Khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt và trong Điều 5 Nghị định 108/2015/NĐ-CP. Giảm, khâu trừ và hoàn lại các loại thuế tiêu thụ đặc biệt Chế độ này được quy định trong Điều 8 và Điều 9 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008. Và tại điều 6 và điều 7, Nghị định 108/2015. Cụ thể như sau: Điều 8. Hoàn thuế, khấu trừ thuế 1. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau: a) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;     b) Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu; c) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa;         d) Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này chỉ thực hiện đối với hàng hoá thực tế xuất khẩu. 2. Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng nguyên liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có chứng từ hợp pháp thì được khấu trừ số thuế đã nộp đối với nguyên liệu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ở khâu sản xuất. Chính phủ quy định cụ thể Điều này. Điều 9. Giảm thuế Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có). Có thể áp dụng giảm thuế để góp phần tạo điều kiện giải quyết khó khăn trước mắt của doanh nghiệp. Khấu trừ thuế là hoạt động không phải tới bây giờ mới áp dụng vì đây là nguyên tắc “đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều lần”. Hoàn thuế cũng để đảm bảo nguyên tắc này nhưng phần lớn đối với hàng xuất khẩu hoặc khi chia cắt, giải thể, phá sản… Thuế giá trị gia tăng Căn cứ và phương pháp tính Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung) thì căn cứ tính thuế là là giá tính thuế và thuế suất. Công thức tính thuế GTGT: Số thuế GTGT phát sinh = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT (i). Giá tính thuế GTGT: Căn cứ theo điều 7 Luật thuế GTGT thì giá tính thuế GTGT được quy định như sau – Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; – Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu *   Giá tính thuế trong một số trường hợp đặc biệt: –   Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ: (Lưu ý: trừ trường hợp hàng hóa, dịch vụ luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT), biếu, tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. –   Đối với hoạt động cho thuê tài sản: là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho thời hạn thuê thì giá tính thuế là số tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng –   Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp: là giá bán chưa có thuế của hàng hoá đó trả một lần (không bao gồm khoản lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ. –   Đối với gia công: hàng hoá là giá gia công chưa có thuế (bao gồm tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công). –   Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt: là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế của công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện. –   Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản: là giá bán bất động sản chưa có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước. –   Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng: là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT. (ii)   Thuế suất thuế GTGT Thuế GTGT có phạm vi tác động rất rộng, ảnh hưởng rất lớn đến giá cả, dịch vụ. Vì vậy, thuế suất thuế GTGT thường thấp.Thuế suất thuế GTGT có ba mức: 0%, 5%, 10% cụ thể được quy định. – Mức thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây: + Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; + Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; + Dịch vụ cấp tín dụng; + Chuyển nhượng vốn; + Dịch vụ tài chính phái sinh; + Dịch vụ bưu chính, viễn thông; +  Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác  Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ. Mục tiêu của mức thuế suất 0%: + Khuyến khích hoạt động xuất khẩu do được hoàn thuế: Các cơ sở kinh doanh khi thực hiện hành vi xuất khẩu hàng hóa dịch vụ sẽ được hưởng mức thuế suất 0%. Theo công thức tính thuế GTGT đầu ra thì : Thuế GTGT đầu ra = giá xuất khẩu x 0% = 0 đồng. Áp dụng phương pháp nộp thuế giá trị GTGT theo phương pháp khấu trừ thì: Số thuế phải nộp = số thuế GTGT đầu ra – số thuế GTGT đầu vào = số thuế GTGT đầu vào. + Kiểm soát hoạt động xuất khẩu nói chung và số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nói riêng. + Hạ giá thành hàng hóa, dịch vụ, giúp hàng hóa Việt Nam dễ cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. – Mức thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:  + Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;  +Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;  + Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; + Sản phẩm trồng trọt,chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này; + Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; + Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này; + Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn; +  Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo; + Thiết bị, dụng cụ y tế, bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; + Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học; + Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim; + Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 của Luật này thuế giá trị gia tăng; + Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ. + Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở. – Mức thuế suất 10%: áp dụng với các trường hợp không áp dụng áp mức 0% và 5% *)Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Có hai phương pháp tính thuế: -Phương pháp khấu trừ: thuế GTGT phải nộp=Thuế GTGT đầu ra-Thuế GTGT đầu vào trong đó thuế GTGT đầu ra là giá tính thuế hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất. -Phương pháp trực tiếp +Vàng, bạc, đá quý phải nộp mức thuế suất 10% +Đối với cơ sở kinh doanh khác: thuế GTGT phải nộp=Doanh thu nhân với 1% đối với phân phối cung cấp hàng hóa. 5% đối với dịch vụ, xây dựng không bao thầu. 3% đối với sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu. 2% đối với dịch vụ khác. Quy định về Khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng Khấu trừ Thuế GTGT mang bản chất liên hoàn vì vậy thuế GTGT đã được nộp ở giai đoạn trước sẽ được khấu trừ ở giai đoạn sau thông qua cơ chế giá cả khi thực hiện hành vi mua bán trao đổi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Việc khấu trừ thuế đã nộp ở giai đoạn trước gọi là khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Theo điều 12, Luật thuế giá trị gia tăng 2008: Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau: a) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất; b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ % giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra; c) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ; d) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí được khấu trừ toàn bộ; đ) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau: a) Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu; b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng; c) Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ; hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.      Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt. Hoàn thuế   Do thuế GTGT “thu hộ” của doanh nghiệp bán hàng là thuế GTGT “trả hộ” của doanh nghiệp mua hàng nên việc hoàn thuế GTGT của một doanh nghiệp có liên quan đến việc nộp thuế của doanh nghiệp khác.     Theo quy định của điều 13 Luật thuế GTGT 2008 thì đối tượng được xét hoàn thuế GTGT trong các trường hợp sau: 1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng. 2. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng. 3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. 4. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Thuế thu nhập doanh nghiệp Căn cứ và phương pháp tính Theo điều 6, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập tính thuế và thuế suất. Và phương pháp tính thuế lại được quy định tại điều 11 như sau:  Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kì  =  thu nhập chịu thuế trong kì  X   thuế suất (%) Trong đó: Thu nhập chịu thuế trong kì  = Doanh thu tính thuế thu nhập -  Chi phí hợp lí  + thu nhập chịu thuế khác.    Thu nhập chịu thuế trong kì: là đối tượng điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và thu nhập khác     Doanh thu tính thuế thu nhập là toàn bộ số tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá. Cách xác định doanh thu được quy định cụ thể tùy theo tính chất và phương thức giao dịch của từng loại hàng hóa, dịch vụ được giao dịch      Ví dụ: đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh bá ra là toàn bộ số tiền bán hàng, cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở sản xuất, khinh doanh được hưởng; đối với kinh doanh hàng hóa là toàn bộ số tiền thu về gia công; đối với hoạt động cho thuê tài sản là toàn bộ só tiền thu về theo từng kì dựa vào hợp đồng cho thê; đối với hoạt động tín dụng là tiền lãi cho vay phải thu phát sinh trong từng kì thuế.     Các khoản chi phí hợp lý được quy định rõ ràng trong luật. Đó là các khoản chi phí tất yếu của doanh nghiệp dùng để đầu tư, để trả lương, trả công cho người lao động, chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.      Ví dụ: Khấu hao tài sản cố định trong kì, chi phí mua nguyên vật liệu; chi phí tiền lương, tiền công; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ; chi trả tiền vay, trích các khoản dự phòng, giảm giá; trợ cấp thôi việc; chi quảng cáo, tiếp thị; các khoản thuế, phí, lệ phí phải đóng, tiền thuê đất... Đồng thời, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng quy định rõ các khoản chi phí không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế để loại bỏ chi phí không hợp lí hoặc tránh gian lận trong kê khai, tính thuế, nộp thuế của các doanh nghiệp. Các loại chi phí không được tính vào chi phí hợp lý bao gồm: các khoản thu không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp; các khoản tiền phạt như phạt vi phạm hợp đồng, phạt vi phạm hành chính.     Thuế suất: theo điều 10 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 thì  mức thuế suất được áp dụng là 25%. Bên cạnh đó nhà nước cũng quy định một số thuế suất ưu đãi đối với một số loại hình doanh nghiệp hoặc một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh  được quy định tại điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008. 1. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm. 2. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10%. 3. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười năm. 4. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng thuế suất 20%. Quy định về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp Miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định và hướng dẫn tại Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi bổ sung luật Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: 1. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với: a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này; b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.   3. Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi). Địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi quy định tại Khoản này là các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh; trường hợp khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận lợi thì việc xác định ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp căn cứ vào địa bàn có phần diện tích khu công nghiệp lớn hơn. Việc xác định đô thị loại đặc biệt, loại I quy định tại Khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về phân loại đô thị. 4. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Khoản 1 Điều này được tính từ thời điểm được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trường hợp, trong kỳ tính thuế đầu tiên mà dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế dưới 12 (mười hai) tháng, doanh nghiệp được lựa chọn hưởng miễn thuế, giảm thuế đối với dự án đầu tư mới ngay kỳ tính thuế đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được miễn thuế, giảm thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo. 5. Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại Khoản này thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng quy định tại Khoản này bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn, lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự án đầu tư mở rộng quy định tại Khoản này phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau: - Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; - Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư; - Công suất thiết kế tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế trước khi đầu tư. Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư nâng cấp, thay thế, đổi mới công nghệ của dự án đang hoạt động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định này mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại Điểm này thì ưu đãi thuế thực hiện theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi thuế theo diện đầu tư mở rộng thì phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng được hạch toán riêng; trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động đầu tư mở rộng xác định theo tỷ lệ giữa nguyên giá tài sản cố định đầu tư mới đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trên tổng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Khoản này được tính từ năm dự án đầu tư mở rộng hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh có thu nhập; trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mở rộng thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Ưu đãi thuế quy định tại Khoản này không áp dụng đối với các trường hợp đầu tư mở rộng do nhận sáp nhập, mua lại doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư đang hoạt động. Giảm thuế đối với các trường hợp khác 1. Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ, gồm: a) Chi đào tạo lại nghề; b) Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho cô giáo dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý; c) Chi khám sức khỏe thêm trong năm;  d) Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con. Căn cứ quy định của pháp luật về lao động, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức chi bồi dưỡng quy định tại Khoản này; đ) Lương, phụ cấp trả cho thời gian lao động nữ được nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú theo chế độ nhưng vẫn làm việc. 2. Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số để đào tạo nghề, tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định. 3. Doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ. Thuế thu nhập cá nhân Căn cứ và phương pháp tính Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:  Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC trừ (-) các khoản giảm trừ sau: Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/Tt-BTC và Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư 111/2013/Tt-BTC và Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư 111/2013/Tt-BTC Thuế suất Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau: Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 Cách tính thuế Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó. Quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo Phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể như sau: Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận cộng (+) các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả thay cho người lao động (nếu có) trừ (-) các khoản giảm trừ. Trường hợp trong các khoản trả thay có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế tại đơn vị (chưa bao gồm tiền thuê nhà). Công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi: Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận + Các khoản trả thay - Các khoản giảm trừ Trong đó: - Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng. - Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hướng dẫn tại điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và khoản 2, khoản 3, khoản 4, Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC. - Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC.  Trường hợp cá nhân thuộc diện quyết toán thuế theo quy định thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế của từng tháng được xác định trên cơ sở thu nhập tính thuế đã quy đổi. Trường hợp cá nhân có thu nhập không bao gồm thuế từ nhiều tổ chức trả thu nhập thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế từng tháng tại các tổ chức trả thu nhập trong năm ​Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ hoạt động đại lý xổ số, từ đại lý bảo hiểm, từ bán hàng đa cấp là thu nhập tính thuế và tỷ lệ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân Căn cứ tính thuế đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc, tiền tích lũy đóng quỹ hưu trí tự nguyện là khoản tiền phí tích luỹ mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền tích luỹ đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện, do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động và tỷ lệ khấu trừ 10%.  Miễn giảm thuế thu nhập cá nhân Hiện tại, chưa có văn bản nào nói đến việc thay đổi chính sách về đối tượng được miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân từ năm 2017. Như vậy, các đối tượng được miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân trong năm 2016 sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể như sau: STT Đối tượng được miễn, giảm thuế TNCN Căn cứ pháp lý 1 Được miễn, giám thuế TNCN theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều 9 của Luật thuế TNCN 2007 2 Miễn thuế TNCN đối với cá nhân làm việc cho dự án ODA Thông tư liên tịch 12/2010/TTLT-BKHĐT-BTChướng dẫn Quy chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA kèm theo Quyết định 119/2009/QĐ-TTg. 3 Miễn thuế TNCN đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam Thông tư 96/2016/TT-BTChướng dẫn hồ sơ, thủ tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với Chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. 4 Miễn thuế TNCN đối với cá nhân là người Việt Nam làm việc tại cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc tại Việt Nam Thông tư 97/2016/TT-BTChướng dẫn hồ sơ, thủ tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân là người Việt Nam làm việc tại cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam. 5 Giảm thuế TNCN cho đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. Điều 5 của Luật thuế TNCN 2007 6 Giảm 50% thuế TNCN cho cá nhân làm việc trong Khu kinh tế Thông tư 128/2014/TT-BTChướng dẫn việc giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm việc tại Khu kinh tế. Câu 18: Trình bày thủ tục thu nộp các loại thuế xuất, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập Doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. *) Thuế xuất nhập khẩu Theo thông tư 126/2014/TT-BTC, Trong các điều 6 đến 10, có quy định về thủ tục thu nộp thuế xuất nhập khẩu như sau: Điều 6. Địa điểm, hình thức nộp thuế 1. Địa điểm nộp thuế: a) Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước hoặc tại tổ chức tín dụng. Thủ tục, trình tự nộp thuế tại tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư này; thủ tục, trình tự nộp thuế tại Kho bạc Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này; b) Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế bằng tiền mặt nhưng Kho bạc Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng không tổ chức điểm thu tại địa điểm làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện thu số tiền thuế do người nộp thuế nộp và chuyển toàn bộ số tiền thuế đã thu vào tài khoản thu ngân sách của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại theo quy định. Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế có nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và tiền thu khác tại các cơ quan hải quan khác và muốn nộp ngay số tiền nợ đó tại cơ quan hải quan nơi đang làm thủ tục hải quan; người nộp thuế tự khai báo và nộp tiền tại điểm thu của Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng hoặc cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục (nếu Kho bạc Nhà nước không bố trí điểm thu). Trường hợp thu hộ tiền thuế, Chi cục hải quan nơi thu hộ có trách nhiệm fax biên lai thu thuế cho Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế để Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế có văn bản nhờ thu hộ và xử lý theo quy định. Thủ tục, trình tự nộp thuế tại cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư này. 2. Hình thức nộp thuế: Người nộp thuế được lựa chọn nộp tiền thuế bằng chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt. Một Bảng kê nộp thuế, một giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước được sử dụng để nộp tiền thuế cho một hoặc nhiều tờ khai hải quan. Điều 7. Nộp thuế qua các tổ chức tín dụng có ký kết thỏa thuận phối hợp thu ngân sách nhà nước với Tổng cục Hải quan (sau đây gọi là tổ chức tín dụng phối hợp thu) 1. Trường hợp người nộp thuế nộp trực tiếp qua tổ chức tín dụng phối hợp thu với cơ quan Hải quan nhưng chưa có ủy nhiệm thu với Kho bạc Nhà nước: a) Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai các thông tin về thu ngân sách trên Bảng kê nộp thuế theo mẫu số 01/BKNT ban hành kèm theo Thông tư này gửi tổ chức tín dụng phối hợp thu để nộp tiền hoặc yêu cầu trích chuyển tiền nộp thuế; b) Tổ chức tín dụng phối hợp thu kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai, đối chiếu với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan và thực hiện xử lý như sau: b1) Trường hợp thông tin người nộp thuế kê khai phù hợp với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan, tổ chức tín dụng phối hợp thu có trách nhiệm: - Trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế hoặc thu tiền của người nộp thuế để chuyển ngay vào tài khoản thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại; - Đồng thời truyền ngay dữ liệu thông tin thu ngân sách theo đúng định dạng thống nhất (một thông điệp truyền sang cổng thanh toán điện tử hải quan theo từng tờ khai tương ứng với một giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước) đến cổng thanh toán điện tử hải quan cho cơ quan hải quan. b2) Trường hợp thông tin người nộp thuế kê khai chưa phù hợp với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan: - Chưa phù hợp về mã số thuế, tên người nộp thuế, số tiền thuế, số tờ khai: tổ chức tín dụng phối hợp thu yêu cầu người nộp thuế làm rõ, sửa đổi, bổ sung thông tin phù hợp trước khi chuyển tiền; - Chưa phù hợp về thông tin mục lục ngân sách (mã nội dung kinh tế): tổ chức tín dụng phối hợp thu thực hiện chuyển tiền và thông tin thu để cơ quan hải quan thông quan hàng hóa kịp thời cho người nộp thuế; Sau đó phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra và bổ sung các thông tin cho phù hợp. b3) Trường hợp kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai nhưng không có thông tin trong cổng thanh toán điện tử hải quan (người nộp thuế nộp tiền trước khi hệ thống có thông tin tờ khai), tổ chức tín dụng phối hợp thu căn cứ thông tin tờ khai theo kê khai của người nộp thuế trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và truy vấn thông tin còn lại khác trong cơ sở dữ liệu trên cổng thanh toán điện tử hải quan (trường hợp cổng thanh toán điện tử hải quan chưa đáp ứng thì lấy các thông tin khác từ trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính) để thực hiện: - Trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế hoặc thu tiền của người nộp thuế để chuyển ngay vào tài khoản thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại; - Đồng thời truyền ngay dữ liệu thông tin thu ngân sách theo đúng định dạng thống nhất (một thông điệp truyền sang cổng thanh toán điện tử hải quan theo từng tờ khai tương ứng với một giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước) đến cổng thanh toán điện tử hải quan cho cơ quan hải quan. c) Sau khi nhận được thông tin do tổ chức tín dụng phối hợp thu gửi qua cổng thanh toán điện tử hải quan, cơ quan hải quan cập nhật thông tin thu, hạch toán thanh khoản nợ, thông quan hàng hóa cho người nộp thuế theo quy định; d) Sau khi nhận được thông tin chuyển tiền do tổ chức tín dụng phối hợp thu chuyển đến, Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán kế toán số tiền phát sinh vào tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan. Cuối ngày hoặc chậm nhất vào đầu ngày làm việc tiếp theo, Kho bạc Nhà nước truyền thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước qua trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính và cổng thanh toán điện tử hải quan. đ) Sau khi nhận được thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước do Kho bạc Nhà nước gửi đến, cơ quan hải quan cập nhật thông tin và hạch toán kế toán thanh toán với ngân sách nhà nước theo quy định; e) Trường hợp hệ thống đường truyền dữ liệu giữa tổ chức tín dụng và cổng thanh toán điện tử hải quan có sự cố, tổ chức tín dụng phối hợp thu in và đóng dấu đã thanh toán trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước chuyển cơ quan hải quan để kiểm tra thông tin và thông quan hàng hóa. Sau khi khắc phục sự cố đường truyền, tổ chức tín dụng phối hợp thu truyền lại toàn bộ thông tin thu đã cấp giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho người nộp thuế sang cổng thanh toán điện tử hải quan theo quy định. 2. Trường hợp người nộp thuế nộp trực tiếp qua tổ chức tín dụng phối hợp thu với cơ quan Hải quan và đồng thời có ủy nhiệm thu với Kho bạc Nhà nước: a) Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai các thông tin về thu ngân sách trên Bảng kê nộp thuế theo mẫu số 01/BKNT ban hành kèm theo Thông tư này gửi tổ chức tín dụng ủy nhiệm thu để nộp tiền hoặc yêu cầu trích chuyển tiền nộp thuế; b) Tổ chức tín dụng phối hợp thu kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai, đối chiếu với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan và thực hiện xử lý như sau: b1) Trường hợp thông tin người nộp thuế kê khai phù hợp với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan, tổ chức tín dụng phối hợp thu có trách nhiệm: - Trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế hoặc thu tiền của người nộp thuế để chuyển ngay vào tài khoản thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại; - Đồng thời truyền ngay dữ liệu thông tin thu ngân sách theo đúng định dạng thống nhất (một thông điệp truyền sang cổng thanh toán điện tử hải quan theo từng tờ khai tương ứng với một giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước) đến cổng thanh toán điện tử hải quan cho cơ quan hải quan và truyền thông tin tới Kho bạc Nhà nước. b2) Trường hợp thông tin người nộp thuế kê khai chưa phù hợp với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan: - Chưa phù hợp về mã số thuế, tên người nộp thuế, số tiền thuế, số tờ khai: tổ chức tín dụng phối hợp thu yêu cầu người nộp thuế làm rõ, sửa đổi, bổ sung thông tin phù hợp trước khi chuyển tiền; - Chưa phù hợp về thông tin mục lục ngân sách (mã nội dung kinh tế): tổ chức tín dụng phối hợp thu thực hiện chuyển tiền và thông tin thu để cơ quan hải quan thông quan hàng hóa kịp thời cho người nộp thuế; Sau đó phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra và bổ sung các thông tin cho phù hợp. b3) Trường hợp kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai nhưng không có thông tin trong cổng thanh toán điện tử hải quan (người nộp thuế nộp tiền trước khi hệ thống có thông tin tờ khai), tổ chức tín dụng phối hợp thu căn cứ thông tin tờ khai theo kê khai của người nộp thuế trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và truy vấn thông tin còn lại khác trong cơ sở dữ liệu trên cổng thanh toán điện tử hải quan (trường hợp cổng thanh toán điện tử hải quan chưa đáp ứng thì lấy các thông tin khác từ trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính) để thực hiện: - Trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế hoặc thu tiền của người nộp thuế để chuyển ngay vào tài khoản thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại; - Đồng thời truyền ngay dữ liệu thông tin thu ngân sách theo đúng định dạng thống nhất (một thông điệp truyền sang cổng thanh toán điện tử hải quan theo từng tờ khai tương ứng với một giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước) đến cổng thanh toán điện tử hải quan cho cơ quan hải quan. c) Sau khi nhận được thông tin do tổ chức tín dụng phối hợp thu gửi qua cổng thanh toán điện tử hải quan, cơ quan hải quan cập nhật thông tin thu, hạch toán thanh khoản nợ, thông quan hàng hóa cho người nộp thuế theo quy định; d) Sau khi nhận được thông tin chuyển tiền do tổ chức tín dụng phối hợp thu chuyển đến, Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán kế toán số tiền phát sinh vào tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan. Cuối ngày hoặc chậm nhất vào đầu ngày làm việc tiếp theo, Kho bạc Nhà nước truyền thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước qua trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính và cổng thanh toán điện tử hải quan. e) Sau khi nhận được thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước do Kho bạc Nhà nước gửi đến, cơ quan hải quan cập nhật thông tin và hạch toán kế toán thanh toán với ngân sách nhà nước theo quy định; f) Trường hợp hệ thống đường truyền dữ liệu giữa tổ chức tín dụng và cổng thanh toán điện tử hải quan có sự cố, tổ chức tín dụng phối hợp thu in và đóng dấu đã thanh toán trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước chuyển cơ quan hải quan để kiểm tra thông tin và thông quan hàng hóa. Sau khi khắc phục sự cố đường truyền, tổ chức tín dụng phối hợp thu truyền lại toàn bộ thông tin thu đã cấp giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho người nộp thuế sang cổng thanh toán điện tử hải quan. Điều 8. Nộp thuế qua tổ chức tín dụng chưa tham gia phối hợp thu ngân sách nhà nước với Tổng cục Hải quan (sau đây gọi là tổ chức tín dụng chưa phối hợp thu) 1. Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai đầy đủ các thông tin về thu ngân sách trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo mẫu số C1-09/NS ban hành kèm theo Thông tư này (đối với trường hợp nộp thuế bằng đồng Việt Nam), kê khai trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ theo mẫu số C1-10/NS ban hành kèm theo Thông tư này (đối với trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ) gửi tổ chức tín dụng để nộp tiền hoặc yêu cầu trích chuyển tiền nộp thuế. 2. Tổ chức tín dụng chưa phối hợp thu căn cứ thông tin do người nộp thuế kê khai, thực hiện chuyển tiền vào tài khoản thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại đảm bảo đầy đủ các thông tin mà người nộp thuế kê khai. 3. Ngay sau khi nhận được thông tin chuyển tiền do tổ chức tín dụng chuyển đến, tổ chức tín dụng đã ủy nhiệm thu với kho bạc nhà nước có trách nhiệm: a) Kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai, đối chiếu với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan và thực hiện xử lý như sau: a1) Trường hợp thông tin người nộp thuế kê khai phù hợp với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan, tổ chức tín dụng phối hợp thu thực hiện: - Chuyển tiền ngay vào tài khoản thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại; - Đồng thời truyền ngay dữ liệu thông tin thu ngân sách theo đúng định dạng thống nhất (một thông điệp truyền sang cổng thanh toán điện tử hải quan theo từng tờ khai tương ứng với một giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước) đến cổng thanh toán điện tử hải quan cho cơ quan hải quan và truyền thông tin tới kho bạc nhà nước. a2) Trường hợp thông tin người nộp thuế kê khai chưa phù hợp với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan (chưa phù hợp về thông tin mã nội dung kinh tế): thực hiện chuyển tiền và thông tin thu để cơ quan hải quan thông quan hàng hóa kịp thời cho người nộp thuế; Sau đó phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra và bổ sung các thông tin cho phù hợp; a3) Trường hợp kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai nhưng không có thông tin trong cổng thanh toán điện tử hải quan (người nộp thuế nộp tiền trước khi hệ thống có thông tin tờ khai), tổ chức tín dụng phối hợp thu căn cứ thông tin tờ khai theo kê khai của người nộp thuế trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và truy vấn thông tin còn lại khác trong cơ sở dữ liệu trên cổng thanh toán điện tử hải quan (trường hợp cổng thanh toán điện tử hải quan chưa đáp ứng thì lấy các thông tin khác từ trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính) để thực hiện: - Chuyển tiền ngay vào tài khoản thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại; - Đồng thời truyền ngay dữ liệu thông tin thu ngân sách theo đúng định dạng thống nhất (một thông điệp truyền sang cổng thanh toán điện tử hải quan theo từng tờ khai tương ứng với một giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước) đến cổng thanh toán điện tử hải quan cho cơ quan hải quan. b) Sau khi nhận được thông tin do tổ chức tín dụng phối hợp thu gửi qua cổng thanh toán điện tử hải quan, cơ quan hải quan cập nhật thông tin thu, hạch toán thanh khoản nợ, thông quan hàng hóa cho người nộp thuế theo quy định; c) Sau khi nhận được thông tin chuyển tiền do tổ chức tín dụng phối hợp thu chuyển đến, Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán kế toán số tiền phát sinh vào tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan. Cuối ngày hoặc chậm nhất vào đầu ngày làm việc tiếp theo, Kho bạc Nhà nước truyền thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước qua trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính và cổng thanh toán điện tử hải quan. d) Sau khi nhận được thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước do Kho bạc Nhà nước gửi đến, cơ quan hải quan cập nhật thông tin và hạch toán kế toán thanh toán với ngân sách nhà nước theo quy định. Điều 9. Nộp thuế trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước 1. Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai các thông tin về thu ngân sách trên Bảng kê nộp thuế theo mẫu số 01/BKNT ban hành kèm theo Thông tư này gửi Kho bạc Nhà nước để nộp tiền hoặc yêu cầu Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản trích chuyển tiền nộp thuế. 2. Kho bạc Nhà nước kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai, đối chiếu với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan và xử lý như sau: a) Trường hợp thông tin người nộp thuế kê khai phù hợp với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan, Kho bạc Nhà nước thực hiện: - Trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế để nộp thuế hoặc thu tiền của người nộp thuế để chuyển vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước; - Hạch toán kế toán số tiền phát sinh vào tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan; - Truyền thông tin thu theo từng tờ khai qua cổng thanh toán điện tử hải quan cho cơ quan Hải quan 15 phút/01 lần; Cuối ngày hoặc chậm nhất vào đầu ngày làm việc tiếp theo, Kho bạc Nhà nước truyền thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước qua trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính và cổng thanh toán điện tử hải quan để cơ quan hải quan đối chiếu với chứng từ đã truyền trong ngày. b) Trường hợp thông tin người nộp thuế kê khai trên Bảng kê nộp thuế chưa phù hợp về mã số thuế, tên người nộp thuế, số tiền thuế, số tờ khai, Kho bạc Nhà nước yêu cầu người nộp thuế sửa đổi, bổ sung thông tin cho phù hợp trước khi chuyển tiền. Trường hợp thông tin mục lục ngân sách (mã nội dung kinh tế) trên Bảng kê nộp thuế chưa phù hợp: Kho bạc Nhà nước thực hiện chuyển tiền và thông tin thu để cơ quan hải quan thông quan hàng hóa kịp thời cho người nộp thuế; Sau đó phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra và bổ sung thông tin theo quy định.c) Trường hợp kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai nhưng không có thông tin trong cổng thanh toán điện tử hải quan (người nộp thuế nộp tiền trước khi hệ thống có thông tin tờ khai), Kho bạc nhà nước căn cứ thông tin tờ khai theo kê khai của người nộp thuế trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và truy vấn thông tin còn lại khác trong cơ sở dữ liệu trên cổng thanh toán điện tử hải quan (trường hợp cổng thanh toán điện tử hải quan chưa đáp ứng thì lấy các thông tin khác từ trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính) để thực hiện: - Trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế hoặc thu tiền của người nộp thuế để chuyển ngay vào tài khoản thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại; - Đồng thời chuyển ngay dữ liệu thông tin thu ngân sách theo từng tờ khai hải quan đến cổng thanh toán điện tử hải quan cho cơ quan Hải quan. 3. Sau khi nhận được thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước do Kho bạc Nhà nước chuyển đến, cơ quan hải quan cập nhật, hạch toán kế toán thanh khoản nợ và số thu thuế, thông quan hàng hóa cho người nộp thuế theo quy định. 4. Trường hợp hệ thống đường truyền dữ liệu giữa Kho bạc Nhà nước và cổng thanh toán điện tử hải quan có sự cố, Kho bạc Nhà nước in và đóng dấu đã thanh toán trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước chuyển cơ quan hải quan để kiểm tra thông tin và thông quan hàng hóa. Sau khi khắc phục sự cố đường truyền, Kho bạc Nhà nước truyền lại toàn bộ thông tin thu đã cấp giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho người nộp thuế sang cổng thanh toán điện tử hải quan. Điều 10. Quy định về việc nộp thuế bằng tiền mặt trực tiếp tại cơ quan hải quan và thời hạn chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan vào ngân sách nhà nước: 1. Nộp thuế bằng tiền mặt trực tiếp tại cơ quan hải quan: a) Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai theo mẫu số 01/BKNT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan hải quan nơi mở tờ khai để nộp tiền; b) Cơ quan Hải quan nơi mở tờ khai sử dụng biên lai thu tiền không in mệnh giá để thu tiền của người nộp thuế, hạch toán kế toán thanh khoản nợ thuế và số thu thuế, thông quan hàng hóa theo quy định. Trình tự nhập thông tin, làm thủ tục thu tiền và xử lý các liên giấy nộp tiền thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính. c) Cuối ngày hoặc chậm nhất vào đầu ngày làm việc tiếp theo, cơ quan hải quan đến Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu làm thủ tục nộp tiền; d) Đối với các khoản thu phạt vi phạm hành chính mà số tiền thu phạt phải nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ trước khi nộp vào ngân sách nhà nước, cơ quan hải quan lập bảng kê biên lai và giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, trong đó ghi rõ nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ. Kho bạc Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng làm thủ tục thu tiền và hạch toán vào tài khoản tạm thu, tạm giữ theo quy định hiện hành; đ) Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại địa bàn đặc biệt khó khăn, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế, cơ quan hải quan có trách nhiệm chuyển số tiền thuế đã thu của người nộp thuế vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước đối với số tiền thuế của nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tạm nhập - tái xuất, hàng tạm xuất - tái nhập, hoặc nộp vào ngân sách nhà nước đối với các trường hợp khác. 2. Thời hạn chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan vào ngân sách nhà nước: Đối với số tiền thuế đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, định kỳ hàng tháng sau khi khóa sổ kế toán, nếu quá 90 ngày kể từ ngày đã thực nộp thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp hồ sơ thanh khoản thì cơ quan hải quan ban hành quyết định chuyển tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định. *) Thuế tiêu thụ đặc biệt 1. NNT thực hiện nộp tiền thuế vào NSNN: 1.1. Tại  Kho bạc Nhà nước; 1.2. Tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế; 1.3. Thông qua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế; 1.4. Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật. Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, cán bộ thu tiền thuế, bảo đảm cho NNT nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước thuận lợi và kịp thời. 2. Thủ tục nộp thuế: 2.1. NNT có thể nộp thuế bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Cơ quan thuế cấp chứng từ và hướng dẫn cách lập chứng từ nộp tiền vào NSNN cho NNT đối với từng hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản. NNT phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền thuế do Bộ Tài chính quy định. 2.2. Trường hợp NNT nộp bằng tiền mặt: -  Trường hợp NNT đến nộp tiền trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước phải xác nhận trên chứng từ nộp thuế về số thuế đã thu. - Trường hợp NNT nộp bằng tiền mặt tại cơ quan thuế, ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế: các tổ chức, cá nhân khi nhận tiền thuế phải cấp cho NNT chứng từ thu tiền thuế theo đúng quy định của Bộ Tài chính. 2.3. Trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản: Ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản của NNT vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước phải xác nhận trên chứng từ nộp tiền thuế của NNT. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phải phản ánh đầy đủ các nội dung của chứng từ nộp tiền thuế trên chứng từ phục hồi gửi Kho bạc Nhà nước nơi thu Ngân sách Nhà nước. 3. Trường hợp thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế: 3.1. Thực hiện bằng hình thức trích chuyển tài khoản: căn cứ vào Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản có trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế để nộp Ngân sách Nhà nước. 3.2. Thực hiện bằng hình thức kê biên tài sản, bán tài sản của người bị cưỡng chế để thu đủ tiền thuế, tiền phạt thì cơ quan thực hiện cưỡng chế phải thực hiện các thủ tục kê biên, bán tài sản theo quy định để thu đủ tiền thuế, tiền phạt nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước. 4. Trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi đã nhận tiền thuế của NNT, cơ quan, tổ chức nhận tiền thuế phải chuyển tiền vào Ngân sách Nhà nước. Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn, thời hạn chuyển tiền thu thuế vào Ngân sách Nhà nước chậm nhất không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày thu được tiền thuế. 5. Trường hợp nộp thuế bằng hình thức chuyển khoản, khi Ngân hàng, tổ chức tín dụng chuyển tiền từ tài khoản của NNT vào Ngân sách Nhà nước bằng chứng từ phục hồi gửi Kho bạc Nhà nước, trên chứng từ phục hồi phải phản ánh đầy đủ các nội dung ghi trên giấy nộp tiền.           6. Đối với hình thức nộp thuế thông qua tổ chức dịch vụ khác, Bộ Tài chính có hướng dẫn riêng theo quy định của pháp luật. *) Thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân Về việc nộp thuế, có thể thực hiện nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước tại  Kho bạc Nhà nước; cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế; tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế; ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật: + Người nộp thuế có thể nộp thuế bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Người nộp thuế phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền thuế do Bộ Tài chính quy định. + Trường hợp người nộp thuế đến nộp tiền trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước phải xác nhận trên chứng từ nộp thuế về số thuế đã thu. + Trường hợp người nộp thuế nộp bằng tiền mặt tại cơ quan thuế, ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế: các tổ chức, cá nhân khi nhận tiền thuế phải cấp cho người nộp thuế chứng từ thu tiền thuế theo đúng quy định của Bộ Tài chính. + Trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản: Ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước phải xác nhận trên chứng từ nộp tiền thuế của người nộp thuế. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phải phản ánh đầy đủ các nội dung của chứng từ nộp tiền thuế trên chứng từ phục hồi gửi Kho bạc Nhà nước nơi thu Ngân sách Nhà nước. Câu 19. Phân biệt các loại thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt. Tiêu chí Thuế giá trị gia tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt Khái niệm Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế TTĐB) là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng húa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Mục đích Góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông phân phối hàng hóa, bảo hộ hợp lý. Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước. Nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu dùng, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với nhiều hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Phạm vi áp dụng Phạm vi rộng, phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu thụ. Đánh thuế đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ  mang tính chất xa xỉ, ảnh hưởng đến sức khỏe hay không khuyến khích sử dụng ví dụ như rượu, bia, thuốc lá.. Đối tượng nộp thuế Là các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa, hoặc các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ. Là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Căn cứ tính thuế Căn cứ vào giá tính thuế và thuế suất trong đó + Giá tính thuế là giá bán hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT + Thuế suất: phụ thuộc vào từng danh mục hàng hóa nhất định. Dựa trên 2 căn cứ + Giá tính thuế là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT, bao gồm các khoản thu thêm, được thu(nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng. + Thuế suất: dựa trên những loại hàng hóa và loại hình kinh doanh nhất định. Câu 20. Phân biệt thuế thu nhập dn và thuế thu nhập cá nhân Tiêu chí Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập cá nhân Khái niệm Thuế trực thu đánh vào thu nhập của cơ sở sản xuất, kinh doanh hhdv trong kỳ tính thuế Là loại thuế trực thu đánh vào một số khoản thu nhập chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện chính sách điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội về thu nhập và góp phần tăng nguồn thu cho NSNN Thu nhập chịu thuế Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hhdv và thu nhập khác Thu nhập hợp pháp của cá nhân: Thu nhập từ kinh doanh Thu nhập từ tiền lương, tiền công Thu nhập từ đầu tư vốn Thu nhập từ chuyển nhượng vốn Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản Thu nhập từ trúng thưởng Thu nhập từ bản quyền Thu nhập từ nhượng quyền thương mại Thu nhập từ nhận thừa kế ck, bđs… Thu nhập từ quà tặng ck, bđs… Đối tượng nộp thuế Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hh dv có thu nhập chịu thuế Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ VN Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ VN Thuế suất Tính trên tổng thu nhập chịu thuế 22%: đa số 20%: tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng 32-50%: áp dụng với hoat động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác Ưu đãi thuế: 10%, 15%, 17% đối với các trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ VN: theo biếu thuế lũy tiến từng phần và biểu thuế toàn phần Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ VN: theo biểu thuế toàn phần Câu 21. So sánh các trường hợp không thuộc đối tượng chịu thuế và các trường hợp hưởng thuế suất 0% đối với thuế giá trị gia tăng Khái niệm Trường hợp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT: Đ5 Trường hợp hưởng thuế suất 0%: Đ8 Giống nhau Đối tượng thuộc cả 2 trường hợp này đều không phải nộp thuế GTGT. Chỉ áp dụng với một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật. Khác nhau Tiêu chí Không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT Hưởng thuế suất 0% Bản chất Không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT Vẫn thuộc đối tượng chịu thuế GTGT Kê khai thuế Không phải kê khai thuế Vẫn phải kê khai thuế Khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào Không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào Được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào Ý nghĩa Ít thuận lợi hơn so với trường hợp hưởng thuế suất 0% Thuận lợi hơn so với trường hợp không thuộc đối tượng chịu thuế Câu 22. So sánh các trường hợp miễn, giảm, khấu trừ, hoàn thuế đối với các loại thuế xuất, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. (quy định trong luật) Câu 23.Phân tích các điểm mới của các luật thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập Doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân Từ ngày 01/07/2016, Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế số 106/QH13 sẽ có thay đổi một số quy định về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt Theo đó, những thay đổi thuế TTĐB lần này liên quan đến sửa đổi quy định về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, về tỷ lệ phần trăm áp dụng để phù hợp với đặc điểm của từng loại mặt hàng, về biểu thuế, mức thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với mặt hàng ô tô du lịch dưới 24 chỗ ngồi Thứ nhất, Sửa đổi quy định về giá tính thuế: – Theo đó Luật quy định giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. – Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. Hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra. –> Quy định mới này đã bảo đảm sự bình đẳng về giá tính thuế, cách tính thuế và mức thuế giữa hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB được sản xuất ở Việt Nam và hàng hoá cùng loại được nhập khẩu, đảm bảo mục tiêu xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, bảo vệ hợp pháp hàng hoá chịu thuế TTĐB được sản xuất trong nước, khắc phục các bất cập trong chính sách, hạn chế tối đa sự lợi dụng tại khâu nhập khẩu. Thứ 2, Luật sửa đổi lần này có quy định mới nhằm ngăn ngừa việc tránh thuế TTĐB của các doanh nghiệp sử dụng mô hình Công ty mẹ, Công ty con, Công ty có mối quan hệ liên kết,…; nhằm thực hiện hành vi chuyển giá để tránh thuế TTĐB tại khâu đầu, dịch chuyển lãi sang các khâu sau thông qua việc quy định mức giá bán giữa các Công ty trong nhóm liên kết Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi bổ sung lần này đã nêu rất rõ: Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ phần trăm so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra theo quy định của Chính phủ. Căn cứ vào quy định này, khi Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sẽ có quy định cụ thể về tỷ lệ % áp dụng phù hợp với đặc điểm của từng loại mặt hàng. Thứ 3, Sửa đổi quy định về biểu thuế, mức thuế TTĐB áp dụng đối với mặt hàng ô tô du lịch dưới 24 chỗ ngồi. Luật sửa đổi vẫn kế thừa nguyên tắc quy định mức thuế suất phân biệt theo loại xe theo các tiêu chí cũ nhưng thực hiện phân loại chi tiết hơn theo mức tiêu hao nhiên liệu qua chỉ số dung tích xi lanh và có quy định cụ thể lộ trình áp dụng cho 2 giai đoạn trước và sau năm 2018. Theo đó các loại xe có dung tích nhỏ hơn, tiêu hao năng lượng ít hơn sẽ được áp mức thuế thấp hơn và được giảm tiếp so với Luật hiện hành, do vậy mà những người có mức thu nhập trung bình khá trở xuống có thêm cơ hội sở hữu ô tô. – Đối với loại xe có dung tích xi lanh từ 2,000 cm3 trở lên, Luật quy định nhiều mức thuế cao hơn, chi tiết hơn và tăng dần đến mức thuế suất cao nhất là 150%. – Theo biểu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) mới, thuế suất đối với mặt hàng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi-lanh động cơ từ 1.500 cm3 trở xuống sẽ giảm từ mức 45% hiện hành xuống còn 40% kể từ ngày 1/7/2016, sau đó giảm tiếp xuống còn 35% kể từ ngày 1/1/2018. – Thuế suất đối với xe có dung tích xi-lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 giữ nguyên mức thuế suất hiện hành là 45% đến ngày 31/12/2017, sau đó giảm xuống còn 40% kể từ ngày 01/01/2018. – Với xe motorhome không phân biệt dung tích xi -lanh thì áp dụng mức thuế suất 70% từ 01/07/2016 và từ 01/01/2018 tiếp tục tăng lên 75%. – Bên cạnh đó, Luật có quy định áp mức thuế suất đặc biệt thấp đối với loại xe sử dụng năng lượng sinh học chỉ bằng ½ mức thuế suất đối với xe chạy bằng xăng có cùng mức dung tích xi lanh. Thuế giá trị gia tăng Thứ nhất, Bổ sung đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm: +Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật. +Sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên. Thứ 2, Về các trường hợp được hoàn thuế GTGT: + Bãi bỏ trường hợp được hoàn thuế GTGT: Trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế + Bổ sung thêm quy định về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư: Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp: a) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động; b) Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư. + Bổ sung thêm quy định về trường hợp hoàn thuế GTGT đối với trường hợp trong kì doanh nghiệp có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu: Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan. Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế.” Thứ 3, Không áp dụng thuế suất 0% và cũng không thực hiện việc khấu trừ thuế đầu vào đối với: “Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị gía tài nguyên, khoáng sản công với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.”; Các trường hợp xuất khẩu ra nước ngoài nhưng không được áp dụng thuế suất 0% (gồm: Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn ra nước ngoài, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài; sản phẩm xuất khẩu tài nguyên khoáng sản nêu trên.) Về tỷ lệ tính lãi phạt chậm nộp: một quy định mới là tỷ lệ tính lãi phạt chậm nộp là 0,03% ngày/số tiền chậm nộp. Thứ 4, Mức phạt tiền chậm nộp thuế là 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. Đây đc coi là một trong những tin vui cho DN Thuế thu nhập Doanh nghiệp Quốc hội đã thông qua Luật số 32/2013/QH13 ban hành ngày 19/06/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12. Theo đó luật có những điểm mới sau: 1.Về thu nhập chịu thuế: Bổ sung để bao quát hết các khoản thu nhập mới phát sinh như: thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ chuyển nhượng quyền góp vốn, quyền tham gia dự án đầu tư. Ngoài ra, để đảm bảo đúng bản chất, Luật đã sửa đổi để loại khoản "hoàn nhập dự phòng" ra khỏi thu nhập khác (chuyển vào hạch toán giảm chi phí). 2.Về thu nhập được miễn thuế: Để phù hợp với thực tiễn, đồng bộ với quy định của các pháp luật liên quan, Luật sửa đổi đã bổ sung vào diện thu nhập miễn thuế đối với: (i) Thu nhập từ sản xuất muối của Hợp tác xã (HTX); (ii) Thu nhập của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn và địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; (iii) Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của DN ở địa bàn KT-XH đặc biệt khó khăn; (iv) Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản; (v) thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của DN được cấp chứng chỉ; (vi) Thu nhập từ hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của nhà nước của Ngân hàng phát triển Việt Nam, thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của ngân hàng chính sách xã hội, thu nhập của các quỹ tài chính nhà nước và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thu nhập của tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam; (vii) Thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hoá (XHH) trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và các lĩnh vực XHH khác để lại để đầu tư phát triển; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của HTX được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã. 3. Về xác định thu nhập tính thuế và chuyển lỗ đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản và một số khoản thu nhập mới phát sinh: Bổ sung quy định phép bù trừ một chiều số lỗ của chuyển nhượng BĐS (chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) với số lãi của hoạt động kinh doanh chính. 4. Về khoản chi được trừ và không được trừ: (i) Bổ sung quy định phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên; (ii) Nâng tỷ lệ khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại từ 10% lên 15%, đồng thời loại bỏ một số khoản chi không mang tính chất quảng cáo, khuyến mại như chiết khấu thanh toán, chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí ra khỏi diện chi phí khống chế; (iii) Bổ sung khoản tài trợ được tính vào chi phí được trừ đối với khoản tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; (iv) Bổ sung quy định về khoản chi đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ mang tính an sinh xã hội là khoản chi được trừ; (v) Bổ sung nguyên tắc xác định chi phí hợp lý của một số lĩnh vực đặc thù (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số,...); (vi) Bỏ quy định việc doanh nghiệp phải xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá và thông báo với cơ quan thuế. 5. Về thuế suất: - Thuế suất phổ thông là 22%, áp dụng từ 1/1/2014; Giảm xuống 20% từ 1/1/2016; - DN có quy mô nhỏ và vừa (tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/07/2013. - Thuế suất ưu đãi 20% sẽ giảm xuống còn 17% từ 1/1/2016. 6. Về ưu đãi thuế a. Về đối tượng và nguyên tắc ưu đãi thuế: - Chuyển từ ưu đãi theo pháp nhân (DN thành lập mới từ dự án đầu tư) sang ưu đãi theo dự án đầu tư mới của doanh nghiệp, để đảm bảo sự nhất quán với Luật Đầu tư. Theo hướng này thì phạm vi ưu đãi đối với đầu tư mới sẽ rộng hơn so với Luật hiện hành, do đó sẽ ảnh hưởng tới thu ngân sách và quá trình quản lý của cơ quan thuế. - Luật hoá quy định tại NĐ 122 theo hướng bổ sung quy định trường hợp DN không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động SXKD được ưu đãi thuế được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hoạt động được ưu đãi thuế trên tổng doanh thu của doanh nghiệp; đồng thời bổ sung quy định rõ trường hợp trong cùng một thời gian, nếu DN được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì DN được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất. b. Về lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi thuế: Luật thuế TNDN hiện hành quy định ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi thuế suất và thời gian miễn, giảm thuế): - Thuế suất 10% trong 15 năm, miễn 4 năm, giảm 50% trong 9 năm; - Thuế suất 20% trong 10 năm, miễn 2 năm, giảm 50% trong 4 - Thuế suất 10% hoặc 20% đối với thu nhập của DN hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân đồng thời quy định cụ thể lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế. Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội những năm tới, Luật sửa đổi đã bổ sung thêm một số lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi, cụ thể: - Bổ sung vào diện áp dụng thuế ưu đãi 10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 9 năm đối với: + Thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư mới: ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường; + Thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí: - Quy mô vốn đầu tư trên 6 nghìn tỷ đồng, giải ngân dưới 3 năm, có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 nghìn tỷ đồng/năm sau 3 năm kể từ năm có doanh thu. - Quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ đồng thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư và sử dụng trên 3.000 lao động. + Thu nhập của DN công nghệ cao, DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao. - Bổ sung vào diện áp dụng thuế suất ưu đãi 10% đối với các khoản thu nhập sau: + Thu nhập của DN từ dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội; + Thu nhập của cơ quan báo chí từ hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo in); Thu nhập của cơ quan xuất bản từ hoạt động xuất bản; + Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản ở địa bàn KT-XH khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối trừ sản xuất muối của HTX thuộc diện miễn thuế; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm; + Thu nhập của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn KT-XH khó khăn và địa bàn KT-XH đặc biệt khó khăn. - Bổ sung vào diện áp dụng thuế suất ưu đãi 20%, miễn 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm đối với: Thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư mới: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; phát triển ngành nghề truyền thống. - Bổ sung vào diện áp dụng thuế suất ưu đãi 20% đối với Tổ chức tài chính vi mô. - Bổ sung quy định ưu đãi thuế đối với Khu công nghiệp: thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư mới tại KCN (trừ KCN nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi) được miễn thuế trong 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo. - Bổ sung quy định DN thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn, địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn được giảm 50% số thuế TNDN tính trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ. 7. Ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng (ĐTMR) Luật thuế TNDN năm 2003 có quy định ưu đãi đối với ĐTMR, Luật thuế TNDN năm 2008 đã bỏ hoàn toàn quy định ưu đãi đối với ĐTMR và chỉ còn ưu đãi đối với đầu tư mới, tuy nhiên, khi thực hiện quy định này đã gặp nhiều bất cập và phản ứng của các DN, tăng thêm thủ tục hành chính và chi phí do để được hưởng ưu đãi thì DN phải thành lập pháp nhân mới. Từ những vướng mắc từ thực tế nêu trên, và cũng để tạo điều kiện khuyến khích DN ĐTMR Luật sửa đổi đã bổ sung quy định miễn thuế, giảm thuế đối với ĐTMR, cụ thể: - Quy định tiêu chí của ĐTMR (phải đáp ứng một trong ba tiêu chí: (i) Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm tối thiểu từ 20 tỷ đồng (đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định của Luật này) hoặc từ 10 tỷ đồng (đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn); (ii) Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư; (iii) Công suất thiết kế tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế trước khi đầu tư). - Mức ưu đãi: DN ĐTMR vào lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo Luật này mà đáp ứng một trong 3 tiêu chí trên thì phần thu nhập tăng thêm do ĐTMR được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được ưu đãi về thời gian miễn, giảm của đầu tư mới. Trường hợp DN ĐTMR mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí nêu trên thì ưu đãi thuế thực hiện theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có). 8. Quy định cụ thể một số khoản thu nhập không được ưu đãi thuế và nguyên tắc ưu đãi thuế a) Quy định cụ thể một số khoản thu nhập không được ưu đãi thuế: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ nhà ở xã hội), thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam; Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, tài nguyên quí hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản; Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. b) Quy định rõ một số trường hợp không thuộc diện hưởng ưu đãi thuế TNDN như diện DN thực hiện dự án đầu tư mới: các trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức DN, chuyển đổi sở hữu… 9. Về hiệu lực thi hành và xử lý chuyển tiếp ưu đãi - Về thời hiệu, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. - Để góp phần hỗ trợ giảm khó khăn cho các DN có quy mô nhỏ và vừa, khuyến khích DN đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, Luật quy định thực hiện sớm hơn 6 tháng so với hiệu lực chung của Luật hai giải pháp chính sách ưu đãi thuế (áp dụng kể từ ngày 01/7/2013), gồm: quy định doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa áp dụng thuế suất 20% và quy định áp dụng thuế suất 10% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội. - Quy định rõ nguyên tắc chuyển tiếp ưu đãi đối với trường hợp DN có dự án đầu tư mà tính đến hết kỳ tính thuế năm 2013 còn đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN thì tiếp tục được hưởng cho thời gian còn lại hoặc được lựa chọn ưu đãi theo quy định của Luật này nếu đáp ứng điều kiện ưu đãi theo quy định của Luật này cho thời gian còn lại. - Tính đến hết kỳ tính thuế năm 2015 trường hợp DN có dự án đầu tư đang áp dụng thuế suất ưu đãi 20% theo quy định tại điểm 3, Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi thì kể từ ngày 01/01/2016 được chuyển sang áp dụng thuế suất 17% cho thời gian còn lại. Thuế thu nhập cá nhân Ngày 03/12/2012, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật Thuế TNCN số 26/2012/QH13 (Luật thuế TNCN 2012) sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 (Luật thuế TNCN 2007). Luật thuế TNCN sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/07/2013,có một số điểm sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: 1. Thay đổi thời điểm đăng ký kỳ tính thuế cho phù hợp với thực tế phát sinh đối với trường hợp cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Theo đó, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán có thể đăng ký kỳ tính thuế theo năm bất kỳ thời điểm nào trong năm. Cụ thể, tại Điều 1 Luật thuế TNCN 2012 sửa đổi bổ sung Điểm c, Khoản 1, Điều 7 Luật thuế TNCN 2007, theo đó bỏ quy định: “trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế”. 2. Bỏ cụm từ “đối với mọi khoản thu nhập” trong quy định trách nhiệm phải kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNCN của cá nhân (tại Điều 1 Luật thuế TNCN 2012 sửa đổi Điều 24 Luật thuế TNCN 2007) nhằm phù hợp với các quy định liên quan kể cả trường hợp nếu có phát sinh thay đổi sau này. 3. Tại Điều 1 Luật thuế TNCN 2012 sửa đổi Khoản 1, Điều 19 Luật thuế TNCN 2007 bổ sung quy định: “Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.” Quy định này được xây dựng trên cơ sở tham khảo kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và kết hợp nhiều yếu tố như yêu cầu động viên vào ngân sách, chế độ an sinh xã hội, khả năng, thu nhập và mức sống dân cư. Vì vậy, Luật thuế TNCN sửa đổi góp phần tăng tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực, các nước có điều kiện tương đồng với nước ta, phù hợp với xu thế cải cách thuế và thông lệ quốc tế. 4. Tại Điều 1 Luật thuế TNCN 2012 sửa đổi Khoản 1, Điều 19 Luật thuế TNCN 2007: Tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế từ mức giảm trừ 4 triệu đồng/ tháng (48 triệu đồng/năm) lên mức giảm trừ là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); Tăng mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc từ mức giảm trừ là 1.6 triệu đồng/tháng lên mức là 3,6 triệu đồng/tháng sẽ làm giảm thu NSNN, thu hẹp số lượng người nộp thuế, làm thay đổi một số mục tiêu ban đầu của việc ban hành Luật về nguồn thu tuy nhiên Luật thuế TNCN sửa đổi nhằm đảm bảo công bằng khuyến khích, thu hút chuyên gia, lao động giỏi có thu nhập cao vào Việt Nam làm việc; tạo thuận lợi cho người nộp thuế và góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thuế; phù hợp với mức thu nhập bị đánh thuế trong khu vực và quốc tế. Việc nâng mức giảm trừ gia cảnh nhằm chia sẻ khó khăn, động viên, hỗ trợ người hưởng lương có thêm thu nhập, góp phần kích cầu tiêu dùng. Luật thuế TNCN trở nên phù hợp hơn với thực tế đồng thời phát huy rõ hơn tính hiệu lực và hiệu quả do thuế TNCN khoan sức dân, thu đối với các cá nhân có mức thu nhập tương đối cao và từ đó kích thích sức mua cho nền kinh tế, nâng cao đời sống của người nộp thuế, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng và tạo công bằng trong xã hội. 5. Quy định về các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm các khoản phụ cấp trợ cấp mang tính đặc thù, được phân biệt rõ ràng hơn các khoản phụ cấp trợ cấp tương ứng và phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan như: pháp luật về bảo hiểm xã hội, theo quy định của Bộ luật lao động hoặc theo quy định của Chính phủ nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Mặc khác, quy định như vậy là để có cơ sở pháp lý trong thực hiện đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp có thể sẽ phát sinh sau này do các Luật chuyên ngành khác có quy định. Cụ thể: Tại Điều 1 Luật thuế TNCN 2012 sửa đổi bổ sung Khoản 2, Điều 3 Luật thuế TNCN 2007: “b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.” 6. Bao quát hơn về nguồn thu đối với thu nhập nhận được từ chuyển nhượng bất động sản của cá nhân dưới mọi hình thức bao gồm các trường hợp mới phát sinh theo quy định của pháp luật liên quan mới sửa đổi, bổ sung; quy định về thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, các trường hợp uỷ quyền chuyển nhượng nhà, đất mà người uỷ quyền có đầy đủ các quyền về nhà, đất, trường hợp đổi nhà, đổi đất có phát sinh thu nhập. Cụ thể: Tại Điều 1 Luật thuế TNCN 2012 sửa đổi bổ sung Khoản 5, Điều 3 Luật thuế TNCN 2007: “5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm: … d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.” 7. Bổ sung “tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng” vào thu nhập được miễn thuế TNCN, không tính vào thu nhập tính thuế nhằm để phù hợp với thực tế và nâng cao hiệu lực hiệu quả của Luật thuế TNCN. Cụ thể: Tại Điều 1 Luật thuế TNCN 2012 sửa đổi Khoản 10, Điều 4 Luật thuế TNCN 2007: “10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng.” Và tại Khoản 5 Điều 1 Luật thuế TNCN 2012 sửa đổi Khoản 1 Điều 21 Luật thuế TNCN 2007: “1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này. Chính phủ quy định mức tối đa được trừ đối với khoản đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện quy định tại khoản này.” CÂU 24.Trình bày địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của ngân hàng nhà nước Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam. Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đồng thời, đây còn là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng cuả các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động ngân hàng nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng XHCN. Ngân hàng nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước và có trụ sở chính tại thủ đô Hà nội 1.Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước VN: là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam 2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Ngân hàng nhà nước Việt Nam có hai chức năng cơ bản - Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. - Chức năng là một Ngân hàng trung ương. 2.1. Chức năng quản lý nhà nước: - Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Vì hoạt động của ngân hàng NN có tác động mạnh mẽ đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. - Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để trình Chính phủ. (Điều 3 và điều 5 Luật ngân hàng). + cp xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia mức làm phát dự kiến hàng năm trình quốc hội quyết định tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kì báo cáo UBTVQH, quyết định các chính sách cụ thể khác và giải pháp thực hiện. + NHNN là cơ quan quản lý nhà nước chuyên nghành trực tiếp xấy dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để cp xem xét trình quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này. - Xây dựng các dự án luật , pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng theo thẩm quyền. - Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụng (trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định); cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác. Quyết định giải thể, chia tách, hợp nhất các tổ chức tín dụng . - Kiểm tra thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ, và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền. - quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của chính phủ. - chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế. - Quản lý hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng. - Ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động ngân hàng và tiền tệ. - Đại diện cho nhà nước CHXHCNVN tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong trường hợp được Chủ tịch nước, Quốc hội ủy quyền. -Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ ngân hàng. 2.2. Chức năng là một Ngân hàng trung ương. - Tổ chức in đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền. . Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại. - Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và các phương tiện thanh toán cho các ngân hàng. Tín dụng tái cấp vốn được thực hiện dưới 3 hình thức: +Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; +Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; +Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác - Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. - Kiểm soát dự trữ quốc tế; quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước. - Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thnah toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán. - Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho kho bạc nhà nước. - Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin ngân hàng 3. Hoạt động của NHNN Việt Nam 1. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia(đ 15) Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và nâng cao đời sống của nhân dân. Các Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm: -Tái cấp vốn -Lãi suất -Nghiệp vụ thị trường mở -Dự trữ bắt buộc -Tỷ giá hối đoái Công cụ thứ nhất: Tái cấp vốn là một hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và công cụ thanh toán cho các ngân hàng. Các hình thức tái cấp vốn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành: 1. Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; 2. Chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu và các giấy tờ có giá khác; 3. Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu và các giấy tờ có giá Công cụ thứ hai: lãi suất Thông thường, lãi suất là tỷ lệ % trên khoản tiền người vay phải trả cho người cho vay trên tiền vốn, trong những khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, khi lãi suất được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng như công cụ để tác động lên lượng tiền tệ trong lưu thông, đó không phải là lãi suất kinh doanh. Một số hình thức lãi suất được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng làm công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia như: -Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. -Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi tái cấp vốn. - Lãi suất tái chiết khấu là hình thức lãi suất tái cấp vốn được áp dụng khi Ngân hàng Nhà nước tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác cho các tổ chức tín dụng. Công cụ thứ ba: tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị giữa đồng bản tệ (VND) với giá trị của đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến mức cung ứng tiền vào lưu thông, đến cán cân thanh toán ngoại thương, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư trong đó có đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Công cụ thứ tư: công cụ dự trữ bắt buộc Dự trữ bắt buộc là số tiền được tính bởi tỷ lệ phần trăm trên vốn huy động của các tổ chức tín dụng huy động được dưới hình thức nhận tiền gửi và phát hành các loại giấy tờ có giá, gửi vào tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Công cụ thứ năm: nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Trong đó, cần phân biệt giữa giấy tờ có giá ngắn hạn và mua bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm. Mua, bán ngắn hạn là việc mua, bán với kỳ hạn dưới một năm các giấy tờ có giá. Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tham gia mua bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá với tư cách là chủ thể điều hành đồng thời là chủ thể tham gia hoạt động mua bán. 2. Hoạt động phát hành tiền (đ 23) Phát hành tiền là cung ứng tiền vào lưu thông làm phương tiện thanh toán. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nhà nước CHXHCNVN, bao gồm tiền giấy, tiền kim loại. mọi hành vi từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do NHNNVN phát hành đều bị coi là bất hợp pháp. 3. Hoạt động tín dụng Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện hoạt động cấp tín dụng dưới các hình thức: + Cho vay: là hình thức hoạt động tín dụng của ngân hàng nhà nước. theo hình thức này NHNN cho các tổ chức tín dụng là ngân hàng vay ngăn hạn ( hình thức tái cấp vốn theo quy định tại Điều 17 LNH). Hoạt động cho vay này thể hiện vai trò của NHNN là ngân hàng của các ngân hàng. + Bảo lãnh: Chỉ áp dụng trong các trường hợp các TCTD vay vốn nước ngoài theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. + Tạm ứng: Là hình thức Ngân hàng nhà nước cho ngân sách nhà nước vay những khoản vay ngắn hạn để khắc phục tình trạng thiếu hụt ngân quỹ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 4. Hoạt động mở tài khoản, quản lý tài khoản, cung ứng các dịch vụ thanh toán. NHNN được mở và quản lý tài khoản, thực hiện các giao dịch cho tổ chức tín dụng trong nước, kho bạc nhà nước, các ngân hàng nước ngoài và tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế. ngoài ra, với vị trí là ngân hàng trung ương của đất nước, NHNN còn có thẩm quyền cung cấp các dịch vụ thanh toán cho hệ thống các tổ chức tín dụng, cho các khách hàng khác, thực hiện các hoạt động ngân hàng đối ngoại. 5. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối (đ 37). Quản lý hành chính nhà nước về ngoại hối của NHNN mang tính chấp hành, điều hành trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước về ngoại hối cảu NHNN thrr hiện ở chỗ dựa vào quyền lực nhà nước, NHNN thực hiện các biện pháp để bảo đảm thực hiện pháp luật, áp dụng các biện pháp tổ chức và tác động trực tiếp vào hoạt động của các đối tượng chịu sự quản lý nhà nước về ngoại hối.. Quản lý ngoại hối bằng nghiệp vụ ngân hàng trung ương là thẩm quyền quan trọng mà nhà nước giao cho NHNN. Nội dung cơ bản của thẩm quyền này là nhà nước giao cho NHNN thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo đảm dự trữ ngoại hối nhà nước. 6. Thanh tra ngân hàng Thanh tra ngân hàng là bộ phận của hoạt động quản lý nhà nước về ngân hàng. Do đó, hoạt động thanh tra ngân hàng có các đặc điểm sau: hoạt động thanh tra ngân hàng mang tính quyền lực nhà nướ, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.đ 50 LNH: thanh tra ngân hàng là thanh tra chuyên nghành về ngân hàng, thuộc bộ máy NHNN. Thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước về ngân hàng. Nội dung thanh tra ngân hàng: - Thanh tra việc chấp hành đúng pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các qui định trong giấy phép hoạt động ngân hàng; - Phát hiện ngăn chặn xử lý theo thẩm quyền; Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng. - Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng (đ 52 LNH). CÂU 25.Phân tích khái niệm tổ chức tín dụng, phân loại tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành Khái niệm tổ chức tín dụng: Khoản 1 – Điều 4 – Luật các TCTD 2010 có quy định: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Có  thể khẳng định, đối tượng kinh doanh trực tiếp của các Tổ chức tín dụng chính là tiền tệ. Bởi vì, hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên và mang tính chất nghề nghiệp, mang lại thu nhập chính cho tổ chức tín dụng là hoạt động ngân hàng. Các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh chủ yếu theo phương thức nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cho vay lại, cung cấp các dịch vụ thanh toán. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt doanh nghiệp là TCTD với các loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng…”[  Điều 1 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam]. Đồng thời, luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn nêu rõ một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng chính phủ quyết định. Ngoài ra, pháp luật ngân hàng cũng ghi nhận việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng các tổ chức khác cũng thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phân loại tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Ngân hàng: Là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã... Đối với TCTD là ngân hàng, pl nước ta ko hạn chế phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Quy định cho phép các TCTD là ngân hàng có quyền rộng rãi trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng của pl nước ta tương đồng với pl ở nhiều nước. Tổ chức tín dụng là ngân hàng bao gồm những loại hình ngân hàng như sau: * Ngân hàng thương mại là ngân hàng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng đầu tư là ngân hàng thương mại nhưng chuyên thực hiện nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn. nguồn vốn cho vay của ngân hàng đầu tư là vốn tự có, các quỹ dự trữ, các khoản tiền gửi dài hạn, hoặc vốn huy động bằng phát hành trái phiếu. NH đầu tư ko được nhận các loại tiền gửi ngắn hạn. * Ngân hàng tiết kiệm: là TCTD chuyên huy động tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và sử dụng nguồn vốn vay để mua chứng khoán, cho vay sản xuất tiêu dùng dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản. * Ngân hàng địa ốc: là Nh chuyên cho vay dài hạn có đảm bảo bằng BĐS, vốn cho vay chủ yếu là vốn tự có và vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu . loại ngân hàng này chủ yêu cho vay kinh doanh BĐS như các công trình công nghiệp, nhà ở… * Ngân hàng chính sách: là NH thuộc sở hữu nhà nước, được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao như phục vụ cho việc thực hiện các chính sách kinh tế, XH của nhà nước. * Ngân hàng hợp tác xã: là NH do các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ lẫn nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống, lợi nhuận ko phải là mục tiêu chính. Do đó, ngân hàng hợp tác cho vay chủ yêu là các thành viên trong tổ chức mình, việc cho người ko phải là thành viên vay là rất hạn chế. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định , trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Là loại hình TCTD được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán Tổ chức tín dụng phi ngân hàng chủ yếu được thành lập dưới hình thức : Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính và các TCTD phi NH khác. b) Dựa vào tiêu chí sở hữu vốn điều lệ có thể chia thành các nhóm: Tổ chức tín dụng nhà nước, Tổ chức tín dụng cổ phần (dưới hình thức công ty cổ phần), Tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài. + Tổ chức tín dụng nhà nước: là loại hình TCTD được NN thành lập, cấp vốn điều lệ và bổ nhiệm người quản trị, điều hành. về bản chất là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách về kinh tế - xh của NN. + Tổ chức tín dụng cổ phần: là loại hình TCTD Được thành lập trên cơ sở vốn góp của NN và của các cổ đông khác để thực hiện các hoạt động kinh doanh ngân hàng. về bản chất là một công ty cổ phần. Cổ đông góp vốn có thể là nhà nước. + Tổ chức tín dụng hợp tác: Vốn do các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác tự nguyện đóng góp.Tồn tại dưới hình thức hợp tác xã, hoạt động tuân theo Luật Hợp tác xã và Luật các Tổ chức tín dụng. TCTD hợp tác gồm: NH hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân và các hình thức khác. Tổ chức này có quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, nghiệp vụ kinh doanh đơn giản, mục tiêu hoạt động chính là tương trợ, giúp đỡ các thành viên trong tổ chức mình. + TCTD có vốn đầu tư nước ngoài: Có một phần vốn hoặc 100% vốn điều lệ là của bên nước ngoài.xét về bản chất, TCTD có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại vn. Vì vậy tổ chức và hoạt động của TCTD nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại vn. Tổ chức tài chính vi mô: Là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ nên những hoạt động kinh doanh của chủ thể này cũng khá đơn giản. Hoạt động chủ yếu của TCVM hiện nay là cho vay; một số dịch vụ của TCVM như: Lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm… chưa phát triển, còn sơ khai và chưa theo đúng thông lệ. Hầu hết các tổ chức tài chính vi mô đều cho vay tín dụng vi mô và chỉ nhận gửi những khoản tiết kiệm rất nhỏ từ người vay chứ không phải từ công chúng. Trong ngành tài chính vi mô, thuật ngữ này dùng để chỉ các tổ chức được thành lập để cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô, ví dụ: các tổ chức phi chính phủ (NGO), liên minh tín dụng, hợp tác xã tín dụng, ngân hàng thương mại tư nhân, các tổ chức tài chính phi ngân hàng và một bộ phận nào đó của ngân hàng nhà nước. Quỹ tín dụng nhân dân  Là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định  nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.  Quỹ tín dụng nhân dân là một trung gian tài chính theo mô hình HTX khu vực tư nhân. Việc gia nhập thành viên là không hạn chế và tự nguyện. Tổ chức này thuộc về thành viên, là những người quản lý một cách dân chủ. Vì vậy, đây là nơi giáo dục về kinh tế và HTX của thành viên.   Quỹ tín dụng nhân dân là một tổ chức tài chính được kiểm soát bởi một đoàn thể, bao gồm những thành viên vay vốn và gửi tiết kiệm đồng thời là người sở hữu sở hữu tổ chức đó. QTDND có những mục tiêu khác với những mục tiêu của một ngân hàng đó là mưu cầu tối đa hóa lợi thế của QTDND dành cho các thành viên của mình thông qua các món tiết kiệm và/hoặc các món vay của họ.QTDND hoạt động theo những quy tắc đặc biệt. Mục tiêu của Quỹ tín dụng nhân dân: Đáp ứng được yêu cầu cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng một cách thuận tiện, thường xuyên và ổn định, lâu dài với mức giá cả có thể chấp nhận được để các thành viên có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và qua đó thu được lợi nhuận cao nhất từ hoạt động sản xuất kinh doanh của riêng mình chứ không phải trước hết nhằm mục tiêu thu được lợi tức vốn góp cao nhất từ các hoạt động của QTDND; Góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi trên địa bàn hoạt động. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để đảm bảo khả năng cạnh tranh của mình trong quá trình hoạt động, các QTDND vừa phải đảm bảo đủ trang trải các chi phí đã bỏ ra, vừa phải đảm bảo có tích lũy với quy mô ngày càng lớn để phát triển nhằm mục tiêu hỗ trợ các thành viên được lâu dài, với điều kiện ngày càng thuận lợi hơn, chất lượng tốt hơn, chi phí hợp lý hơn. CÂU 26. Trình bày quá trình thành lập, giải thể, phá sản của các tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. -Quá trình thành lập các tổ chức tín dụng theo quy định pháp Luật Việt Nam hiện hành Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động (Đ20,Đ21) gửi đến Ngân hàng nhà nước : -Không đủ điều kiện Ngân hàng nhà nước sẽ trả hồ sơ nêu rõ lí do gửi lại cho Chủ đầu tư -Đủ điều kiện trong thời hạn 180 ngày đối với TCTD trong nước, 60 ngày đối với văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài sẽ cấp giấy phép thành lập và hoạt động TCTD. Tiến hành đăng kí kinh doanh như doanh nghiệp (Đ24) Công bố thông tin hoạt động (Đ25) Khai trương hoạt động khi đã đủ điều kiện(Đ26) Chính thức thành lập và hoạt động. -Quá trình giải thể các tổ chức tín dụng theo quy định pháp Luật Việt Nam hiện hành Các trường hợp TCTD được phép giải thể: Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và đc NHNN chấp thuận bằng vb Khi hết thời hạn hđ không xin gia hạn hoặc xin gia hạn k đc NHNN chấp thuận bằng vb Bị thu hồi giấy phép -Quá trình phá sản các tổ chức tín dụng theo quy định pháp Luật Việt Nam hiện hành Sau khi NHNN có vb chấm dứt KSĐB hoặc vb chấm dứt áp dụng hoặc vb không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD vẫn lâm vào cảnh phá sản thì TCTD đó phải làm đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của PL về phá sản. Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD , tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lí tài sản của TCTD theo qđ của Pl về phá sản. Trong trg hợp TCTD bị tuyên bố phá sản , việc thanh lí tsan của TCTD được thực hiện theo qđ của PL về phá sản. TCTD bị thanh lí có trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quand đến việc thanh toán tsan. Trong th cần thiết nhằm bảo vệ quyền của ng gửi tiền, NHNN phong tỏa 1 phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nc ngoài. NHNN quy định cụ thể các th phong tỏa, chấm dứt phong tỏa vốn và tsan của chi nhánh ngân hàng nc ngoài. CÂU 27. Trình bày quá trình kiểm soát đặc biệt với tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Theo khoản 1 điều 146 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì “Kiểm soát đặc biệt” là việc một TCTD bị đắt dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNN Việt Nam do có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất khả năng thanh toán. Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 07/2013/TT-NHNN giải thích “Kiểm soát đặc biệt” là việc một TCTD phải chịu sự kiểm soát trực tiếp của NHNN trong trường hợp TCTD đó có nguy cơ mất khả năng chi tra,r mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến việc có nguy cơ mất an toàn lao động. Do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN vừa mang tính quản lý nhà nước chuyên ngành, vừa mang tính điều hành kinh tế nên hệ thống TCTD được đặt dưới sự kiểm soát và giám sát trực tiếp của NHNN khi TCTD đó có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. Có thể hiểu “Kiểm soát đặc biệt” là một hình thức kiểm tra giám sát trực tiếp của NHNN khi xét thấy TCTD có nguy cơ lầm vào tình trạng mất khả năng chi trả, thanh toán hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình hoạt động dẫ đến TCTD hoạt động không an toàn, mất ổn định, thông qua quá trình quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hoặc qua báo cáo của các TCTD. Mục đích của việc kiểm soát đặc biệt là nhằm cải chính lại bộ máy hoạt động của TCTD, giúp cho hoạt động của TCTD đi vào quỹ đạo và ổn định tình trạng kinh doanh. Quá trình kiểm soát đặc biệt với tổ chức tín dụng gồm 5 bước: 1.Quyết định kiểm soát đặc biệt Khi có nguy cơ hoặc đã lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, Hội đồng quản trị(Hội đồng thành viên) hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) của TCTD phải báo cáo ngay Thống đốc NHNN(qua cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng) và Giám đốc NHNN chi nhanh nơi đặt trụ sở chính. Khi một tổ chức tín dụng phải đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt thì Thống đốc NHNN ra quyết định đặt TCTD đó và tình trạng kiểm soát đặc biệt. Quyết định này ghi rõ tên TCTD, lí do, thời hạn kiểm soát đặc biệt, họ tên những thành viên được Thống đốc ngân hàng cử làm nhiệm vụ kiểm soát và nhiệm vụ cụ thể ban kiểm soát đặc biệt.Quyết định này được NHNN thông báo với một số cơ quan và tổ chức có liên quan. Việc thông báo này nhằm đảm bảo phối hợp thực hiện công tác kiểm soát được chặt chẽ và hiệu quả. Trong các quy định trước đây thì quyết định kiểm soát đặc biệt sẽ không công khai, việc thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền do Thống đốc NHNN quyết định, tuy nhiên theo quy định mới nhất hiện nay thì thông tin được công bố khi TCTD được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt bao gồm thông tin về các biện pháp củng cố, chấn chỉnh TCTD được kiểm soát đặc biệt đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các thông tin cần thiết khác. Thông tin về việc KSĐB đối với TCTD được công bố qua một hoặc một số hình thức sau đây: Đăng trên báo, họp háo, đăng lên website, công bố tại Đại hội đồng cổ đông… Thống đốc sẽ quyết định thời điểm, nội dụng và hình thức công bố thông tin. 2.Thành lập ban kiểm soát đặc biệt Thống đốc NHNN ra quyết định thành lập Ban KSĐB, sau khi có quyết định này một ban KSĐB được thành lập để kiểm soát trực tiếp TCTD được đặt vào tìn trạng kiểm soát đặc biệt. Thành viên ban KSĐB là cán bô của NHNN, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các chuyên gia ngân hàng, cán bộ của TCTD do NHNN trưng lập. 3.Nhiệm vụ của tổ chức tín dụng TCTD ngay khi có nguy cơ hoặc đã lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) của TCTD phải báo cáo ngay Thống đốc NHNN (Qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và Giám đốc NHNN chi nhánh nơi đặt trụ sở chính. Đối với TCTD khi đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt thì Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và cán bộ của TCTD được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm: -Chấp hành nghiêm túc các quyết định, chỉ đạo của NHNN; -Đề xuất, xây dựng phương án của TCTD trình Ban KSĐB thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phương án được phê duyệt; - Quản trị, kiểm soát và điều hành mọi mặt hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của TCTD theo Điều lệ, quy định của pháp luật trừ trường hợp bị đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát TCTD; -Chấp hành yêu cầu và chỉ đạo của Ban KSĐB liên quan đến tổ chức, quản trị kiểm soát, điều hành TCTD trong phạm vi quyền hạn của Ban KSĐB; -Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu, hồ sơ cung cấp cho Ban KSĐB. 4. Thời hạn kiểm soát đặc biệt Theo Thông tư 07/2013/TT-NHNN: Thời hạn kiểm soát đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong Quyết định kiểm soát đặc biệt. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có triển vọng phục hồi hoạt động bình thường hoặc tổ chức tín dụng cần có thêm thời gian để tiến hành các thủ tục sáp nhập, hợp nhất mua lại theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng không được gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt sẽ phải chấm dứt kiểm soát đặc biệt.   Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không phải quỹ tín dụng nhân dân trước thời điểm hết hạn kiểm soát đặc biệt;  Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định việc gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân trước thời điểm hết hạn kiểm soát đặc biệt. 5. Trường hợp chấm dứt kiểm soát đặc biệt Điều 152 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Thông tư 07/2013/TT-NHNN quy định: Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau đây: - Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường, - Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào một tổ chức tín dụng khác; - Tổ chức tín dụng không khôi phục được khả năng thanh toán. Khi tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chấm dứt kiểm soát đặc biệt do không khôi phục được khả năng thanh toán, Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản tới Tòa án về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi thanh toán và yêu cầu tổ chức tín dụng đó làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản. Theo Thông tư 07/2013/TT-NHNN: Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được thông báo tới các cơ quan và tổ chức sau: + Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; + Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân; + Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; + Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; + Ngân hàng hợp tác xã trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân; + Bộ Tài chính trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là công ty niêm yết, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có công ty con hoặc công ty kiểm soát hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm; + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính; Ủy ban nhân dân các cấp xã, cấp huyện (đối với quỹ tín dụng nhân dân); + Các cơ quan và tổ chức khác có liên quan do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do các sự cố nghiêm trọng khác được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng. CÂU 28.Nêu sự khác biệt của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trởlên và các công ty trách nhiệm 2 thành viên trởlên thông thường khác Sự khác biệt Tiêu chí Tổ chức tín dụng là CTTNHH 2 thành viên CTTNHH 2 thành viên 1. Khái niệm: Theo khooarn 1 điều 4 luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện 1 hoặc 1 số hoạt động hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là Doanh nghiệp, trong đó: – Thành viên của Công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi (50) người; – Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào Doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 – Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 52, 53 và 54 của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13. Luật điều chỉnh Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng năm 2012 Luật doang nghiệp 2014 Về cơ cấu tổ chức Theo Luật các tổ chức tín dụng 2014: " Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, hội đồng quản trị Theo điều 55 luật doanh nghiệp 2014 bao gồm hội đồng thành viên ban kiểm soát không có hội đồng quản trị Về thành viên Phải là pháp nhân không được vợt quá 5 thành viên theo khoản 1 điều 70 luật các tctd 2012 Thành viên của Công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi (50) người; Theo diều 47 luật doanh nghiệp 2014 Về nhượng phần vốn góp mua lại Theo điều 71 không quy định cụ thể phải theo điều kiện của ngân hàng nhà nước Thành viên có quyền yêu cầu mua lại phần vốn góp nếu xảy ra các trường hợp theo điều 53 luật doanh nghiệp Và chuyể nhượng bắt buộc cho các thành viên trong cty trong th các thành viên không mua ms được chào bán ra bên ngoài trong tg 30 ngày theo điều 54 luật doanh nghiệp Về quyền của thành viên góp vốn Thành viên góp vốn có các quyền hạn sau đây: a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người đại diện làm thành viên Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát trên cơ sở số vốn góp của mình trong tổ chức tín dụng hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên góp vốn; b) Được cung cấp thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm và các giấy tờ tài liệu khác của tổ chức tín dụng; c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi tổ chức tín dụng đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác; d) Được chia tài sản còn lại của tổ chức tín dụng tương ứng với phần vốn góp khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản; đ) Khiếu nại, khởi kiện thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) không thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc thành viên góp vốn. khoản 2 điều 70 luật TCTD 2012 khác với CTTNHH thông thường thành viên không thể tự mình nhân danh tổ chức tín dụng thực hiện bất cứ hoạt động nào kể cả các quyền tại khoản 7, 8 điều 50 luật doanh nghiệp Điều 50. Quyền của thành viên 1. Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. 2. Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này. 3. Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 4. Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản. 5. Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ. 6. Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. 7. Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật này. 8. Trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền sau đây: a) Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền; b) Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm; c) Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty; d) Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty. 9. Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 8 Điều này thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định tại khoản 8 Điều này. 10. Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Hội đồng thành viên i) Quyết định phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất của tổ chức tín dụng hoặc tỷ lệ khác thấp hơn quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng; k) Thông qua quyết định đầu tư, mua, bán tài sản của tổ chức tín dụng có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất của tổ chức tín dụng hoặc tỷ lệ khác thấp hơn quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng; d) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; Câu 29: Nêu sự khác biệt của tổ chức tín dụng cổ phần và các công ty cổ phần thông thường khác? Tiêu chí Tổ chức tín dụng cổ phần Công ty cổ phần thường 1. Văn bản PL điều chỉnh Luật CTCTD 2010 và LDN 2014 LDN 2014 2. Cổ phần - Cổ phần phổ thông - Cổ phần ưu đãi: + Cổ phần ưu đãi cổ tức + Cổ phần ưu đãi biểu quyết - Cổ phần phổ thông - Cổ phần ưu đãi: + Cổ phần ưu đãi cổ tức + Cổ phần ưu đãi biểu quyết + Cổ phần ưu đãi hoàn lại + Các loại cổ phần ưu đãi khác do cty quy định 3. Số lượng cổ đông Tối thiểu là 100 cổ đông và không hạn chế SL tối đa Tối thiểu là 03 cổ đông và không hạn chế SL tối đa 4. Tỷ lệ sở hữu cổ phần Đ55 LCTCTD 2010 Không quy định 5. Mua lại cổ phần của cổ đông Đ 57: có ĐK cụ thể và trong 1 số TH phải được NHNN chấp thuận trước - Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông: Đ 129 LDN - Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty: Đ 130 LDN => không cần phải xin phép 6. Thẩm quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông - K1 Đ 59 - Theo yêu cầu của NHNN: Đ 60 - K2 +3 Đ 136 - Không họp theo yêu cầu của NHNN 7. Ban kiểm soát - SL thành viên: có ít nhất 03 thành viên, SL cụ thể do điều lệ TCTD quy định - BKS có bộ phận giúp việc, bộ phận kiểm toán nội bộ - SL thành viên: 03-05 thành viên - BKS không có bộ phận giúp việc 8. Thẩm quyền cấp GCN đăng ký thành lập DN Ngân hàng nhà nước VN Phòng Đăng ký KD thuộc Sở KH&ĐT 9. Vốn điều lệ - Nhà nước ban hành quy định về danh mục mức vốn pháp định cụ thể theo từng giai đoạn cho từng loại hình tổ chức tín dụng (NH và phi NH) - Vốn điều lệ: vốn thực góp, tối thiểu bằng vốn pháp định - Không quy định vốn pháp định trừ 1 số ngành nghề KD có điều kiện; - Vốn điều lệ đăng ký góp hoặc thực góp 10. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, điều hành và 1 số chức danh khác Đ 50 LCTCTD 2010 - Không thuộc TH bị cấm đảm nhiệm chức vụ (Đ33) - Có đạo đức nghề nghiệp -  Là cá nhân sở hữu hoặc người được ủy quyền đại diện sở hữu ít nhất 5% vốn điều lệ - Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm quản lý hoặc 05 năm làm việc chuyên môn - Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật; kế toán, kiểm toán (đối với thành viên Ban Kiểm soát) => quy định cụ thể, chi tiết hơn - Cỏ đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý DN - Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý và các lĩnh vực khác có liên quan - Không có quan hệ tương đối gâng ũi theo quy định của PL với 1 số chủ thể giữ chức vụ trong công ty => quy định chung cho tất cả các loại hình CTCP 11. Trình tự, thủ tục, thời hạn đăng ký thành lập Hồ sơ đăng ký được gửi cho ngân hàng nhà nước, trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn, NHNN tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ sau đó ra quyết định cấp hay không cấp giấy phép Nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, chủ thể có thẩm quyền sẽ ra quyết định cấp hoặc không cấp giấy phép 12. - Điều kiện giải thể - Điều kiện phá sản - Điều kiện tổ chức lại - Trong tình trạng kiểm soát đặc biệt khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán - Sau khi chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt, TCTD lần vào tình trạng phá sản => Yêu cầu tuyên bố phá sản - Phải được NHNN chấp thuận thì mới được chuyển đổi - K1 Đ 201 LDN 2014 - Không có khả năng thanh toán (trong vòng 3 tháng) -> có thể yêu cầu tuyên bố phá sản thay vì được đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt - Các công ty được tự tổ chức lại, sau đó thông báo cho cơ quan đăng ký KD để cơ quan đó cập nhật tình trạng công ty => không cần xin phép Câu 30: Trình bày các hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành? Trả lời: Theo nghĩa chung nhất, huy động vốn là việc các TCTD tập trung những giá trị tiền tệ từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Theo quy định của pháp luật hiện nay, các TCTD được huy động vốn thông qua các hình thức: Thứ nhất, nhận tiền gửi: Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. (K13 D4 LCTCTN 2010). Như vậy, trên phương diện pháp lý thì “quan hệ tiền gửi” là quan hệ kinh tế phát sinh giữa một bên là tổ chức, cá nhân gửi tiền với bên kia là tổ chức được phép nhận tiền gửi. Khi tham gia vào quan hệ nhận tiền gửi, người gửi tiền luôn hướng tới một mục đích nhất định. Nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng đó của khách hàng , các TCTD đã đưa ra nhiều loại tiền gửi khác nhau để người gửi tiền lựa chọn hình thức gửi thích hợp nhất tuỳ thuộc vào mục đích, tính chất và khả năng nguồn vốn của họ. Theo đó, căn cứ theo nghiệp vụ quản lý kinh doanh ngân hàng, tiền gửi được chia thành: + Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi được khách hàng gửi vào các TCTD để thực hiện các khoản chi trả, thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn là khoản tiền đang chờ thanh toán, không phải là tiền mà khách hàng để dành nên khách hàng có thể rút ra hoặc sử dụng để thanh toán bất kỳ lúc nào theo yêu cầu. Thông thường khách hàng gửi loại tiền gửi này sẽ không được trả lãi hoặc trả mức lãi suất thấp. Tiền gửi không kỳ hạn được quản lý ở các TCTD trên tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc tài khoản vãng lai. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả như séc, uỷ nhiệm chi và các lệnh chi khác... + Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào TCTD trên cơ sở có sự thoả thuận với TCTD về thời gian rút tiền. Về nguyên tắc người gửi tiền chỉ được rút tiền khi đến hạn thoả thuận. Tuy nhiên, trên thực tế để thu hút khách hàng gửi loại tiền gửi này, các TCTD có thể cho phép khách hàng đuợc rút tiền trước thời hạn (nếu số tiền rút ra lớn thì phải có sự thông báo trước cho  TCTD một vài ngày), trong trường hợp này người gửi tiền chỉ được hưởng mức lãi suất thấp. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn tín dụng mang tính ổn định, nên các TCTD thường chú trọng áp dụng các biện pháp kích thích để huy động loại tiền gửi này bằng việc đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với mỗi loại kỳ hạn, TCTD áp dụng một mức lãi suất tương ứng trên nguyên tắc kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao. + Tiền gửi tiết kiệm: là loại tiền gửi chỉ dành cho cá nhân, nó là khoản tiền để dành của các cá nhân chứ không phải để thanh toán, nó được ký gửi vào các TCTD nhằm quản lý cất giữ hộ hoặc để hưởng lãi theo định kỳ. Theo đó, khi nhận tiền gửi từ tổ chức, cá nhân, TCTD có quyền và NV như sau: - Quyền: + TCTD là NH: nhận tiền gửi ở tất cả các chủ thể. + TCTD phi NH: không nhận tiền gửi của cá nhân. - NV: + Bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi; + Bảo đảm bí mật số sư tài khoản tiền gửi cho khách hàng; + Mở tài khoản tại NH Nhà nước và duy trì tại đó số dư không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc. Thứ hai, phát hành các giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa TCTD và người mua. Các giấy tờ có giá do TCTD phát hành là một công cụ vay nợ trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ hoặc chứng chỉ tiền gửi, trong đó TCTD cam kết trả gốc, lãi cho người mua sau một thời gian nhất định. Theo đó, căn cứ vào thời hạn phát hành, các loại giấy tờ có giá do TCTD phát hành dưới các hình thức: + Giấy tờ có giá ngắn hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. + Giấy tờ có giá dài hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn từ 12 tháng trở lên, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác. Về hình thức, các giấy tờ có giá do TCTD phát hành có thể thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ, có thể là loại giấy tờ có giá ghi danh hoặc không ghi danh. Các giấy tờ có giá do TCTD phát hành được chuyển nhượng quyền sở hữu dưới các hình thức mua, bán, tặng, cho, trao đổi, thừa kế hoặc người sở hữu giấy tờ có giá có thể dùng làm vật cầm cố. Theo đó, để có thể phát hành các loại giấy tờ có giá này, TCTD cần đáp ứng các điều kiện cụ thể sau: - TCTD được thành lập và hoạt động theo Luật TCTD; - Tuân thủ các quy định về hạn chế đảm bảo an toàn trong hoạt động của Luật TCTD (Chương VI) và hướng dẫn của NHNN: TCTD huy động vốn băng phát hành giấy tờ có giá phải tuân thủ những quy định về các TH hạn chế, không được cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng hoặc tỉ lệ bảo đảm an toàn,... - Có tình hình tài chính lành mạnh theo đánh giá của Thanh tra nhà nước. Theo đó, khi phát hành các loại giấy tờ có giá này, TCTD phải căn cứ vào khả năng đầu ra để quyết định khối lượng vốn huy động, lãi suất, thời hạn và phương pháp huy động vốn. Thứ ba, vay vốn giữa các TCTD: Ngoài việc huy động vốn của dân cư và của các tổ chức kinh tế - xã hội, pháp luật còn cho phép TCTD được vay vốn của các TCTD khác ở trong nước và các TCTD nước ngoài. Vay vốn giữa các TCTD là việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay của TCTD (bên cho vay) cho một TCTD khác (bên vay) theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Về nguyên tắc, trong quan hệ cho vay, đi vay giữa các bên phải đảm bảo nguyên tắc: - Bên vay phải hoàn trả nợ gốc, lãi tiền vay và các loại phí (nếu có) đúng hạn cho bên vay. - Việc cho vay, đi vay giữa các bên phải đảm bảo an toàn, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Về thời hạn cho vay, các bên có thể thoả thuận vay ngắn hạn (tối đa đến 12 tháng), trung hạn (từ 12 tháng đến 60 tháng) hoặc dài hạn (trên 60 tháng) tuỳ thuộc nhu cầu sử dụng vốn vay của TCTD đi vay, tính chất và khả năng nguồn vốn của TCTD cho vay. Về biện pháp bảo đảm, các bên thoả thuận việc áp dụng hoặc không áp dụng hình thức bảo đảm đối với khoản vay trong từng trường hợp cụ thể. Việc áp dụng hình thức bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay được thực hiện theo quy định của pháp luật. Về phương thức cho vay, các bên thoả thuận áp dụng phương thức cho vay từng lần, vay theo hạn mức hoặc các phương thức khác phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó, PL quy định NV của các TCTD phải tổng hợp, thông báo về NHNN về tình hình thực hiên vay - cho vay TCTD khác theo quy định của NHNN nhằm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các dòng tiền lưu chuyển giữa các TCTD. Ngoài ra, các TCTD có thể vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động này vừa là một hình thức huy động vốn của TCTD vừa là một công cụ để Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: công cụ tái cấp vốn. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng được vay vốn  của Ngân hàng Nhà nước là các TCTD là ngân hàng được vay vốn ngắn hạn của  Ngân hàng Nhà nước thông qua các hình thức: - Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng;  - Chiết khấu, các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; - Các hình thức tái cấp vốn khác. Như vậy, trong trường hợp đặc biệt khi TCTD mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các TCTD có thể được Ngân hàng nhà nước cho vay khi được Thủ tướng Chính Phủ chấp thuận. Câu 31: Trình bày các hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành? Theo quy định cuả PL, cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán và các nghiệp vụ khác (K14 Đ 4 LCTCTD 2010). Theo đó, các hoạt động cấp tín dụng của các TCTD bao gồm: Thứ nhất, cho vay: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao hoặc cam kết giao cho khách hàng sử dụng 1 khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (K16 Đ 4 LCTCTD 2010). Đây là hình thức cấp tín dụng quan trọng và chủ yếu được các TCTD thực hiện trong thực tế với các đặc điểm cơ bản sau: - Chủ thể: + Bên cho vay: là TCTD phải đáp ứng các điều kiện do PL quy định; + Bên vay: là tổ chức, cá nhân đáp ứng các ĐK do PL quy định. - Hình thức pháp lý: HĐ tín dụng = văn bản - Là QH dựa trên sự tín nhiệm giữa các bên, đồng thời là hoạt động mang tính nghề nghiệp của TCTD - PL điều chỉnh: PL chung về HĐ và PL NH. Căn cứ theo các tiêu chí khác nhau, hoạt động cho vay sẽ được phân loại thành nhiều hình thức đa dạng. Cụ thể: - Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay: vay ngắn - trung - dài hạn; - Căn cứ tính chất bảo đảm của khoản vay: vay có bảo đảm = TS - vay không có bảo đảm = TS; - Căn cứ MĐ sử dụng vốn: vay KD - vay tiêu dùng. Về nguyên tắc vay vốn (Đ4 TT 39/2016), hoạt động cho vay - vay vốn phải phù hợp với quy định của PL; bên vay phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi đúng thỏa thuận trong HĐ tín dụng. Quy định này được đặt ra nhằm đảm bảo các khoản vay được sử dụng với MĐ chính đáng, nhu cầu hợp pháp; đồng thời bảo đảm quyền lợi của TCTD cho vay. Về ND của HĐ tín dụng phải đảm bảo đầy đủ các điều khoản cơ bản luật định, bao gồm: điều kiện vay vốn, MĐ sử dụng vốn vay, hình thức vay, số tiền, lãi suất, thời hạn, hình thức bảo đảm (giá trị TS bảo đảm), phương thức trả nợ. Ngoài ra, các bên còn cần ghi nhận các điều khoản thường lệ hoặc tự thỏa thuận các điều khoản tùy nghi theo nhu cầu của các bên. Về thủ tục cho vay, cả bên TCTD hoặc KH đều có thể đề nghị giao kết HĐTD trong các TH cụ thể, sau đó các bên sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn trước khi chấp nhận đề nghị giao kết HĐTD bằng văn bản (chưa có hiệu lực pháp lý). 2 bên sẽ tiến hành đàm phán và ký kết HĐTD để đảm bảo HĐTD có hiệu lực, theo đó TCTD sẽ có NV giải ngân (cho KH vay vốn) còn KH sẽ có NV trả nợ theo thỏa thuận. Theo đó, một số tiêu chí cụ thể được ghi nhận trong HĐTD do PL quy định chi tiết như sau: Một là, thời hạn vay: Đ 10 + Đ 28 + Đ 31 TT 39/2016 Do các bên thỏa thuận, có thể là ngắn hạn (đến 12 tháng); trung hạn (trên 12 đến 60 tháng) hoặc dài hạn (trên 60 tháng). Đặc biệt, đối với 1 số chủ thể vay là PN phải đảm bảo thời hạn vay nhỏ hơn hoặc bằng thời hạn hoạt động còn lại theo QĐ thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại VN; còn đối với cá nhân vay là người nước ngoài, thời hạn vay đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại VN. Hai là, giới hạn cho vay: Do TCTD quyết định nhưng phải đảm bảo tổng dư nợ cho vay đối với 1 khách hàng nhỏ hơn hoặc bằng 15% vốn tự có của TCTD, trừ TH cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của CP, của các tổ chức, cá nhân. Nếu trong TH khách hàng yêu cầu vay vượt quá giới hạn cho vay thì TCTD có thể từ chối hoặc linh hoạt đồng ý và tiến hành xử lý như bình thường tùy khả năng của từng TCTD. Ba là, những hạn chế trong cho vay: Đ8 TT 39/2016 TCTD cần lưu ý những nhu cầu vay vốn không được cho vay đã được quy định cụ thể trong VBPL, hầu hết những nhu cầu vốn này là những nhu cầu vay vốn để sử dụng với MĐ trái với quy định của PL hoặc không phù hợp với các yêu cầu về đạo đức XH. Bốn là, về cơ cấu thời hạn trả nợ: Đ 19 + Đ20 TT 39/2016 - Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ sẽ được áp dụng trên cơ sở có văn bản đề nghị của khách hàng trong TH khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn theo thỏa thuận mà TCTD  đánh giá KH là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh thì TCTD có thể chấp thuận điều chỉnh bằng cách kéo dài thời hạn trả nợ, đồng thời khách hàng sẽ không bị áp dụng lãi suất quá hạn (có thể điều chỉnh lãi suất) - Gia hạn trả nợ sẽ được áp dụng trên cơ sở có văn bản đề nghị của khách hàng trong TH khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn theo thỏa thuận mà TCTD  đánh giá KH là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay thì TCTD có thể đồng ý gia hạn nợ bằng cách kéo dài thời hạn trả nợ, nhưng đồng thời khách hàng sẽ bị áp dụng lãi suất quá hạn theo thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong thời hạn cho vay ban đầu. Thời hạn gia hạn không vượt quá 12 tháng với vay ngắn hạn và không vượt quá ½ thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong HĐ đối với vay trung - dài hạn. - Đối với TH nợ quá hạn, Tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và/ hoặc không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn. Khách hàng sẽ bị áp dụng lãi suất quá hạn theo thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong thời hạn cho vay ban đầu. Năm là, về miễn giảm lãi suất: PL quy định Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi tiền vay, phí cho khách hàng trong TH khách hàng bị tổn thất về TS có liên quan đến vốn vay dẫn đến bị khó khăn về tài chính theo quy chế nội bộ của TCTD đó (phù hợp với khả năng tài chính của TCTD). Sáu là, phương thức cho vay: Đ 27 + Đ 30 TT 39/2016 Các TCTD chủ yếu sử dụng các phương thức cho vay sau: cho vay từng lần; cho vay theo hạn mức; cho vay theo dự án đầu tư; cho vay hợp vốn; cho vay trả góp; cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng; cho vay theo hạn mức thấu chi; các phương thức khác mà PL không cấm. Bảy là, các biện pháp bảo đảm: Đ 15 TT 39/2016 Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan. Đối với các biện pháp bảo đảm bằng TS, các bên có thể thỏa thuận sử dụng các biện pháp thông thường như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, ký quỹ,... Còn đối với biện pháp bảo đảm không bằng TS thì sẽ do TCTD tụ quyết định, vd:người t3 dùng TS của mình để đảm bảo việc trả nợ cho khoản vay; cho vay có bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội,... Thứ hai, chiết khấu các giấy tờ có giá: Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán ( K19 Đ4 LCTCTD). Theo đó, hoạt động chiết khấu có 1 số đặc điểm cơ bản sau: - Chủ thế: bên được chiết khấu (TCTD), bên thụ hưởng (khách hàng xin chiết khấu), bên có NV hoàn trả tiền vay (người mắc nợ theo giấy tờ có giá); - Hình thức pháp lý: HĐ chiết khấu bằng VB - Giá bán giấy tờ có giá: thấp hơn giá giấy tờ có giá được mua - Tiềm ẩn ít rủi ro hơn các hoạt động tín dụng khác - Mức chiết khấu đối với 1 khách hàng: nhỏ hơn hoặc bằng 15% vốn tự có của TCTD Thứ ba, bảo lãnh ngân hàng: Bảo lãnh NH là hình thức cấp tín dụng trên cơ sở tổ chức tín dụng đứng ra bảo lãnh cho bên được bảo lãnh theo quy định pháp luật về bảo lãnh ngân hàng K18 Đ 4 LCTCTD. Đây là hình thức cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Đây không phải giao dịch 3 ben mà là 1 giao dịch kép gồm 2 HĐ là HĐ DV bảo lãnh và HĐ (cam kết) bảo lãnh. Giao dịch này không thể bị đơn phương hủy ngang. Thứ tư, cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là TCTD với khách hàng thuê. Hoạt động này có 1 số đặc trưng như sau: - Tín dụng được chuyển giao là hiện vật chứ ko phải tiền - TS thuê cũng chính là TS đảm bảo cho giao dịch thuê tài chính - Kết thúc HĐ thuê: bên thuê nếu muốn có thể chuyển giao lại tài sản thuê cho bên cho thuê cùng tất cả rủi ro do sự mất giá của TS đó. - Chủ thể của HĐ cho thuê TC: Bên cho thuê (TCTD) và bên thuê Thứ năm, hoạt động bao thanh toán: Bao thanh toán là K17 Đ 4 LTCTD có 1 số đặc điểm sau: - Chủ yếu thực hiện trong lĩnh vực mua bản hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ - Hình thức hợp đồng: văn bản hoặc có giá trị pháplý tương đương - Giới hạn bao thanh toán đối với 1 khách hàng: nhỏ hơn hoặc bằng 15% vốn tự có của TCTD trừ TH PL có quy định khác. CÂU 32. So sánh các hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành Trả lời Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Giống nhau: Đều là các hoạt động cấp tín dụng; Chủ thể: đều có một bên chủ thể là TCTD, còn một bên là tổ chức, cá nhân. Cả hai bên chủ thể đều phải đáp ứng điều kiện luật định thì mới được tham gia hoạt động cấp tín dụng; Tính chất: đều là hoạt động mang tính chất nghề nghiệp của TCTD; Hình thức: đều là hợp đồng bằng văn bản. Đều chịu những hạn chế về cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động: Hạn mức cấp tín dụng/1KH: ≤ 15% vốn tự có của TCTD. Tổng dư nợ cấp tín dụng ≤ 25% vốn tư có của TCTD. Có những chủ thể nhất định không được cấp tín dụng hoặc hạn chế cấp tín dụng. Khác nhau: Tiêu chí cho vay chiết khấu cho thuê tài chính bao thanh toán bảo lãnh ngân hàng Khái niệm Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. Hoạt động cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính và phải có một trong các điều kiện sau đây: 1. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên; 2. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại; 3. Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó; 4. Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận. Bản chất TCTD cho khách hàng vay tiền TCTD mua lại giấy tờ có giá từ chủ SH giấy tờ đó, và TCTD sẽ được hưởng quyền đòi nợ từ giấy tờ có giá đó. Thay vì đưa cho tổ chức, cá nhân một khoản tiền, thì TCTD sẽ cho tổ chức, cá nhân thuê một tài sản trong một thời gian dài. TCTD mua quyền đòi nợ trong hoạt động mua bán hàng hóa. Bên bán trong HĐ mua bán có thể bán quyền đòi nợ (quyền được thanh toán) cho TCTD. Sau đó TCTD đi đòi nợ. Bên được bảo lãnh sẽ được bảo lãnh bởi TCTD. Nếu bên được bảo lãnh không trả tiền cho bên nhận bảo lãnh, TCTD sẽ thay bên bảo lãnh trả. Sau đó, TCTD sẽ đòi tiền từ bên bảo lãnh. Chủ thể tham gia Có 2 bên Bên cho vay: TCTD đáp ứng điều kiện quy định của PL. Bên vay: Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được cấp tín dụng. Có 3 bên Bên được chiết khấu: TCTD Bên thụ hưởng: khách hàng xin chiết khấu Bên có nghĩa vụ hoàn trả tiền vay: người mắc nợ theo giấy tờ có giá. Tổ chức, cá nhân là bên mua hoặc bên bán hàng Tổ chức, cá nhân Chủ thể là TCTD Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại VN. Ngân hàng thương mại; Công ty tài chính; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại VN. Ngân hàng thương mại (mua lại hoặc liên kết với công ty con); Công ty cho thuê tài chính. Ngân hàng thương mại, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại VN. Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại VN. Đối tượng Tiền Giấy tờ có giá: ngắn hạn và trước khi đến hạn thanh toán Tài sản: Không cho thuê TSCĐ vô hình TS thuê chính là TS đảm bảo Quyền tài sản: quyền đòi nợ ngắn hạn Nghĩa vụ thanh toán của bên bảo lãnh. Thời hạn cấp tín dụng Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khâu hao TS cho thuê. Ngắn hạn Hạn mức cấp tín dụng/1 KH Tối đa: 15% vốn tự có của TCTD Tối đa: 15% vốn tự có của TCTD Tổng số tiền thuê phải bằng giá trị tài sản đó tại thời điểm ký kết hợp đồng. Tối đa: 15% vốn tự có của TCTD, trừ TH PL quy định khác. Tối đa: 15% vốn tự có của TCTD Hình thức Hợp đồng cấp tín dụng Hợp đồng chiết khấu Hợp đồng cho thuê tài chính Hợp đồng bao thanh toán Hợp đồng bảo lãnh Câu 33: Trình bày các hoạt động thanh toán và dịch vụ ngân quỹ của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ của tổ chức tín dụng là hoạt động ngân hàng gắn liền với hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ bao gồm hai hoạt động nhỏ, đó là hoạt động mở tài khoản và dịch vụ thu – phát tiền mặt cho khách hàng. Đối với hoạt động mở tài khoản: Tài khoản là công cụ để ghi chép, phản ánh vốn tiền tệ của chủ tài khoản. Tài khoản được sử dụng trong thanh toán gọi là tài khoản thanh toán. Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kì hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng. TCTD mở tài khoản thanh toán cho tổ chức, cá nhân nhằm mục đích thực hiện việc cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc mở và quản lí tài khoản của các tổ chức tín dụng được thực hiện như sau: Các tổ chức tín dụng là ngân hàng mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức tín dụng khác, tổ chức khác và cá nhân. Ngân hàng thương mại mở tài khoản thanh toán cho kho bạc nhà nước ở huyện, thị xã không phải là tỉnh lị. Tổ chức tín dụng mở tài khoản tại Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng. Tổ chức tín dụng là ngân hàng được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng nước ngoài khi được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế. Các tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán mở tài khoản thanh toán cho người sử dụng dịch vụ thanh toán theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người sử dụng dịch vụ thnah toán có quyền chọn ngân hàng, các tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán để mở tài khoản thanh toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Các đối tượng có quyền yêu cầu mở tài khoản tại TCTD: TCTD nước ngoài hoạt động tại nước ngoài Các tổ chức VN và các tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ VN Cá nhân là công dân VN có đủ năng lực PL và năng lực HVi dân sự. Về thủ tục mở tài khoản: tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở tài khoản gửi hồ sơ đăng kí mở tài khoản đến TCTD, và TCTD có trách nhiệm giải quyết việc mở tài khoản cho khách hàng ngay trong ngày làm việc. Về việc sử dụng tài khoản và việc ủy quyền sử dụng tài khoản: Đối với chủ tài khoản: chủ tài khoản có quyền sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán thông qua các lệnh thanh toán phù hợp và họ chịu trách nhiệm về việc chi trả vượt quá số dư trên tài khoản. Chủ tài khoản phải tự theo dõi số dư trên tài khoản và nếu có chênh lệch với số dư mà TCTD thông váo thì họ phải báo ngay cho TCTD cung ứng dịch vuj để tiến hành đối chiếu, điều chỉnh số liệu cho khớp. Chủ TK có quyền ủy quyền cho người khác bằng văn bản sử dụng tài khoản.. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba. Trong trường hợp đồng chủ tài khoản, mọi giao dịch thanh toán trên tài khoản chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của tất cả các chủ SH tài khoản. Đồng chủ SH tài khoản được ủy quyền bằng văn bản cho người khác được sử dụng tài khoản trong phạm vi được ủy quyền. Đối với TCTD là bên cung ứng dịch vu mở tài khoản: TCTD có trách nhiệm thực hiện các dịch vụ thanh toán mà chủ TK đăng ký cho người thụ hưởng. Trong trường hợp chủ TK bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc thanh toán thì TCTD có quyền trích tài khoản của KH để thực hiện thanh toán. TCTD thực hiện đóng tài khoản khi: (i) chủ TK có yêu cầu, (ii) cá nhân là chủ TK bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, (iii) chủ TK là tổ chức chấm dứt hoạt động theo quy định PL và (iv) chủ TK vi phạm PL trong thnah toán hoặc vi phạm thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Đối với dịch vụ thu – phát tiền mặt cho khách hàng: Thanh toán bằng tiền mặt là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán. Dịch vụ tiền mặt là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước cung cấp cho khách hàng trong việc nộp, rút tiền mặt hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến tiền mặt. (nghị định 222/2013/NĐ – CP) Theo đó, khách hàng được sử dụng dịch vụ tiền mặt trong trường hợp: các trường hợp mà tổ chức sử dụng vốn nhà nước được thanh toán bằng tiền mặt, giải ngân vốn vay, thỏa thuận và đăng ký về nhu cầu rút tiền mặt. Đối với các trường hợp mà tổ chức sử dụng vốn nhà nước được thanh toán bằng tiền mặt: Các trường hợp được thanh toán bằng tiền mặt: 1. Thanh toán tiền thu mua nông, lâm, thủy sản, dịch vụ và các sản phẩm khác cho người dân trực tiếp sản xuất, đánh bắt, khai thác bán ra mà chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng; 2. Thanh toán công tác phí, trả lương và các khoản thu nhập khác cho người lao động chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng; 3. Các khoản thanh toán để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh liên quan đến bí mật Nhà nước; 4. Bên thanh toán thực hiện việc thanh toán hoặc bên được thanh toán nhận thanh toán tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, khu vực nông thôn nơi chưa có tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; 5. Khoản thanh toán với giá trị dưới 20 triệu đồng, trừ trường hợp các khoản thanh toán trong ngày có giá trị dưới 20 triệu đồng cho cùng một mục đích, một đối tượng thanh toán nhưng tổng các khoản thanh toán này lớn hơn 20 triệu đồng. Khi phát sinh nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt trong các trường hợp trên, Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch rút tiền mặt cho tổ chức sử dụng vốn nhà nước trên cơ sở tổ chức đó khai báo mục đích rút tiền. Đối với việc giải ngân vốn nay, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giải ngân vốn cho vay đối với khách hàng bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đối với thỏa thuận và đăng ký về nhu cầu rút tiền mặt, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thỏa thuận với khách hàng về kế hoạch rút tiền mặt và việc khách hàng thông báo trước khi rút tiền mặt với số lượng lớn. Khi sử dụng dịch vụ tiền mặt, khách hàng phải trả một khoản phí cho các tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt đối với khách hàng của mình và niêm yết công khai theo quy định của pháp luật. Câu 34: Phân tích các quy định nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng theo PL VN hiện hành Hoạt động tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Để đảm bảo an toàn trong kinh doanh của tổ chức tín dụng, pháp luật có những quy định có tính hạn chế quyền tự do kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Các hạn chế đó được đặt ra nhằm đảm bảo an toàn cho chính các tổ chức tín dụng và đồng thời để bảo vệ những lợi ích chung của Nhà nước và xã hội đó là sự ổn định tiền tệ quốc gia, sự an toàn của các hệ thống các tổ chức tín dụng, lợi ích của người gửi tiền và hạn chế đến mức thấp nhất những lợi ích tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về các hạn chế đó như sau: Thứ nhất, các trường hợp không được cấp tín dụng. Nội dung: điều 126 Luật các TCTD 2010. Theo đó, tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho người quản lý, người điều hành (thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng) hoặc pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát của tổ chức tín dụng cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng; cha, mẹ, vợ, con của các đối tượng trên. Mục đích quy định: Mục đích chủ yếu của các quy định này là nhằm hạn chế các hoạt động cấp tín dụng trong nội bộ một tổ chức tín dụng, từ đó gây rủi ro cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Quy định cũng nhằm ngăn chặn sự lũng đoạn của nhóm cá nhân, tổ chức thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng gây rủi ro cho an toàn của hệ thống ngân hàng. Nội dung: Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát. Mục đích quy định: Thị trường vốn của Việt Nam còn rất non trẻ, trong khi đó nguồn vốn dài hạn trong nền kinh tế lại rất hạn chế, do vậy cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, qua đó thu hút nguồn vốn đầu tư vào cổ phiếu. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy ngân hàng thương mại vẫn được phép cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và sự liên kết với khu vực cũng như quốc tế ngày càng tăng thì việc cấm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán sẽ làm mất lợi thế và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng và thị trường tài chính Việt Nam. Do vậy, để thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển, cần quy định cho phép các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trong ngắn hạn để thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư, kinh doanh cổ phiếu là hoạt động rất rủi ro, do đó, để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng cần thiết phải quy định các điều kiện, giới hạn mà các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cho vay hoạt động này. Thứ hai, các hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng. Hạn chế cấp tín dụng Nội dung: Điều 127 Luật các TCTD 2010. Đối với những đối tượng được liệt kê tại khoản 1 điều 127, Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho các đối tượng nói trên. Pháp luật cũng hạn chế tổng mức dư nợ cấp tín dụng cho các đối tượng tại khoản 1 điều 127 (≤ 5% và ≤ 20% cho từng đối tượng cụ thể) Mục đích: Nếu không quy định giới hạn cấp tín dụng cho những đối tượng nói trên, rất dễ xảy ra tình trạng TCTD lạm dụng việc cấp tín dụng cho các đối tượng được nêu trên. Việc lạm dụng này khiến hoạt động ngân hàng có rủi ro cao hơn, các tổ chức tín dụng không đảm bảo được sự an toàn trong hoạt động. Giới hạn cấp tín dụng Nội dung: - Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có. - Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có. Như vậy, nếu một ngân hàng đã cấp khoản vay cho một khách hàng đạt mức tối đa 15% vốn tự có thì ngân hàng đó chỉ có thể cấp bảo lãnh cho cùng khách hàng tối đa 10% vốn tự có (theo quy định chung về bảo lãnh ngân hàng thì tổng số dư bảo lãnh cho một khách hàng có thể đạt tối đa 15% vốn tự có). - Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có. - Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có. - Tổng mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính. - Tổng mức cho thuê tài chính đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính. Đối với hoạt động cho vay và cấp bảo lãnh của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các mức giới hạn tương tự cũng được áp dụng nhưng căn cứ trên vốn tự có của ngân hàng “mẹ” nước ngoài chứ không phải trên mức vốn tự có hoặc vốn điều lệ của chi nhánh tại Việt Nam. Mục đích: Đây là những quy định nhằm hạn chế khả năng lũng đoạn của các tổ chức có thể kiểm soát được hoạt động của các ngân hàng thương mại thông qua việc nắm giữ số lượng lớn cổ phần tại ngân hàng. Ngoài ra, sở dĩ giới hạn cấp tín dụng của cac tổ chức phi ngân hàng cao hơn ngân hàng là do: Loại hình tổ chức tín dụng nào mà rủi ro của nó tác động đối với hệ thống ít hơn thì có thể cho phép được cấp tín dụng với giới hạn cao hơn. Theo nguyên tắc này, việc quy định giới hạn cấp tín dụng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng cao hơn so với các ngân hàng thương mại là vì: (1) phạm vi hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính đã bị giới hạn (không nhận tiền gửi của cá nhân, không thực hiện hoạt động thanh toán qua tài khoản), do vậy mức độ rủi ro ảnh hưởng đến hệ thống các tổ chức tín dụng thấp hơn ngân hàng thương mại; (2) giới hạn về tỷ lệ cho vay tối đa của tổ chức tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tập trung tín dụng đối với một khách hàng. Với những hạn chế về hoạt động nói trên, việc nới lỏng các giới hạn này nhằm tạo điều kiện cho các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát triển. Đây là cũng là yêu cầu và mục tiêu của Luật để tạo điều kiện phát triển các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Thứ ba, các giới hạn về góp vốn, mua cổ phần. Nội dung: Tổ chức tín dụng được sử dụng tối đa 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của mình để đầu tư vào các doanh nghiệp , quỹ đầu tư, đầu tư dự án và vào các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức góp vốn đầu tư, liên doanh hoặc mua cổ phần. Mức đầu tư vào một khoản đầu tư thương mại như vậy không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư hoặc 11% giá trị dự án đầu tư và trong tất cả công ty trực thuộc tối đa không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng. Các trường hợp đầu tư vượt mức quy định nêu trên phải được ngân hàng nhà nước chấp thuận. Mục đích: Những quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn này sẽ bảo đảm cho mức vốn của các tổ chức tín dụng phải luôn giữ một mức ổn định nhất định để thực hiện các hoạt động ngân hàng qua đó bảo đảm khả năng thanh toán cho các tổ chức này. Thứ tư, các giới hạn về tỷ lệ bảo đảm an toàn. Nội dung: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây: a) Tỷ lệ khả năng chi trả; b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; d) Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có; đ) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi; e) Các tỷ lệ tiền gửi trung, dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn. Mục đích: Mục đích hướng tới của quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng là nhằm tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và đảm bảo khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng. Nếu một tổ chức tín dụng không đảm bảo được các tỷ lệ bảo đảm an toàn nêu trên, thì hoạt động của tổ chức tín dụng đó sẽ tiềm ẩn rủi ro. Ngoài ra, do hoạt động của TCTD là một hoạt động nghề nghiệp “nhạy cảm” – tức là nó có thể gây ảnh hưởng tới các ngân hàng khác, đến nền kinh tế của đất nước và cả xã hội, do vậy TCTD cần phải được quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của mình. Thứ năm, về kinh doanh bất động sản. Nội dung: Tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau đây: 1. Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng; 2. Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng; 3. Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định. Mục đích: Việc kinh doanh bất động sản là hoạt động mang tính chất đặc thù, hơn nữa trong hoạt động của các tổ chức tín dụng lại mang tính rủi ro cao. Chính vì vậy nhà nước quy định chặt chẽ và hạn chế các tổ chức tín dụng tham gia kinh doanh bất động sản. Tổ chức tín dụng chỉ tham gia kinh doanh bất động sản phục vụ cho mục đích sử dụng của tổ chức, không tham gia kinh doanh bất động sản để sinh lời. Thứ sáu, về dự phòng rủi ro. Nội dung: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Khoản dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động. Hằng năm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích từ lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ dự trữ bắt buộc. Tổ chức tín dụng không được dùng các quỹ dự trữ được lập để trả cổ tức cho cổ đông hoặc phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, thành viên góp vốn. Mục đích: Quy định về dự trữ bắt buộc là quy định của ngân hàng Trung ương dùng để điều chỉnh chính sách tiền tệ thông qua việc dùng nó như là một công cụ để hạn chế bớt lượng tiền lưu thông. Ngoài ra đó cũng là công cụ để NHNN thực hiện vai trò chủ đạo của mình trong hệ thống ngân hàng và đảm bảo an toàn cho hệ thống đó. Không thể phủ nhận rằng việc lập quỹ dự phòng rủi ro là một trong những biện pháp quan trọng để tăng khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng. Thứ bảy, quan hệ liên kết giữa công ty kiểm soát với công ty con, công ty liên kết. Nội dung: Công ty con, công ty liên kết của cùng một công ty kiểm soát không được góp vốn, mua cổ phần của nhau. Công ty con, công ty liên kết của một tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của chính tổ chức tín dụng đó. Tổ chức tín dụng đang là công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát không được góp vốn, mua cổ phần của công ty kiểm soát đó. Mục đích: Quy định này nhằm tránh tình trạng sở hữu chéo giữa các công ty, lợi ích nhóm. khi có sở hữu chéo, thì sẽ không có sự minh bạch. Điều đó khiến cơ quan chức năng không biết mức độ đan chéo sở hữu là bao nhiêu, như thế nào để quản lý. Điều này gây nên rủi ro hệ thống. Nghĩa là nếu trong một mắt xích của sở hữu chéo, một công ty nào bị rủi ro, thì lập tức hệ lụy cho cả dây chuyền. Từ đó, an toàn hệ thống của ngân hàng sẽ không được đảm bảo. Ngoài ra, sở hữu chéo giữa các ngân hàng được xem sẽ gây ra nguy cơ thống lĩnh thị trường gây ảnh hưởng đến tính cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. PAGE \* MERGEFORMAT 29