Academia.eduAcademia.edu
Lê Minh Tiến. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(5), 49-55 49 Sự biến đổi xã hội từ góc nhìn Xã hội học Vi mô qua hai hiện tượng: Bà Mẹ đơn thân và Hôn nhân đồng tính Lê Minh Tiến1,* 1 THÔNG TIN Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh *Tác giả liên hệ, Email: tien.lm@ou.edu.vn TÓM TẮT DOI:10.46223/HCMCOUJS. Việt Nam là một xã hội đang biến đổi. Sự biến đổi xã hội soci.vi.15.3.596.2020 thường được nhìn qua hai cấp độ đó là cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô. Ở cấp độ vĩ mô, sự biến đổi xã hội được nhìn nhận như là sự thay đổi trong cấu trúc xã hội nói chung, trong khi đó ở cấp độ vi mô, biến đổi xã hội được phân tích thông qua những thay đổi trong Ngày nhận: 09/06/2020 lối sống, lối ứng xử của các cá nhân trong xã hội. Bài viết này đề Ngày nhận lại: 15/06/2020 cập đến sự biến đổi xã hội Việt Nam ở cấp độ vi mô bằng cách mô Duyệt đăng: 07/07/2020 tả một số nét ứng xử của cá nhân trong xã hội Việt Nam đương đại qua hai hiện tượng là bà mẹ đơn thân và hôn nhân đồng tính. Bài viết như một gợi mở về hướng phân tích xã hội học vi mô về sự biến đổi xã hội dựa trên việc phân tích tài liệu sẵn có chứ không Từ khóa: phải là một nghiên cứu thực địa hay khảo sát. Bà mẹ đơn thân Biến đổi xã hội ABSTRACT Hôn nhân đồng tính Vietnam is a changing society. Social change is often seen Xã hội học vi mô through two levels: macro level and micro level. At the macro Xã hội học vĩ mô level, social change is considered as a change in social structure in general, while at the micro level, social change is analyzed through changes in the way of life and in the behaviors of individuals in society. This article addresses the transformation of Vietnamese Keywords: society at the micro level by describing some individual behaviors Single mother in contemporary Vietnamese society through two phenomena: Social change single mother and homosexual marriage. The paper is an Homosexual marriage introduction to micro-sociological analysis of social change based Micro-sociology on documentary research rather than on field research or social Macro-sociology survey. 1. Dẫn nhập Xã hội Việt Nam đương đại là một xã hội đang biến đổi (in transition) hiểu theo nghĩa là đang trong thời kỳ chuyển tiếp giữa truyền thống và hiện đại xét về mặt giá trị và chuẩn mực xã hội. Quả vậy, xã hội Việt Nam đang càng ngày càng bộc lộ những đặc trưng của tính hiện đại mà biểu hiện là những giá trị mang tính cá nhân đang ngày càng gia tăng trong khi những giá trị truyền Electronic copy available at: https://ssrn.com/abstract=3666777 50 Lê Minh Tiến. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(5), 49-55 thống, những sự cưỡng chế từ tập thể đối với cá nhân đang dần mất đi hiệu lực vốn có của mình. Khi quan sát đời sống xã hội Việt Nam đương đại, người ta có thể dễ dàng nhận thấy có những ứng xử mà trước đây là những điều cấm kỵ xét về mặt giá trị, chuẩn mực xã hội, nhưng với quá trình hiện đại hóa, những ứng xử từng bị xem như là “lệch chuẩn” ấy đang ngày càng phổ biến hơn và hình như cũng được chấp nhận nhiều hơn từ phía xã hội. Xét về mặt nào đó, những điều này có thể được xem như là những biểu hiện cụ thể của sự thay đổi về giá trị, chuẩn mực xã hội Việt Nam, nói chung là sự biến đổi của xã hội. Với mục tiêu gợi mở ra hướng phân tích về sự biến đổi xã hội ở cấp độ xã hội học vi mô, bài viết này hướng đến việc mô tả một số nét ứng xử mới của người Việt Nam và thử lý giải phần nào những nhân tố tác động đến những ứng xử ấy xét như là biểu hiện của sự biến đổi về giá trị dựa trên việc phân tích một số tài liệu sẵn có chứ không phải là một nghiên cứu thực địa hay điều tra xã hội. Vì chúng tôi không tiếp cận sự biến đổi giá trị ở cấp độ xã hội học vĩ mô (macrosociology) mà chỉ nhìn dưới góc độ xã hội học vi mô (micro-sociology), tức là nhìn sự biến đổi giá trị thông qua những nét mới trong ứng xử của các cá nhân chứ không phân tích sự biến đổi giá trị ở cấp độ định chế hay xã hội tổng thể nên bài viết này chỉ đề cập đến hai hiện tượng xã hội vốn đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam đó là hiện tượng “bà mẹ đơn thân” và “hôn nhân đồng tính” như là những biểu hiện của sự biến đổi xã hội xét ở cấp độ phân tích xã hội học vi mô. 2. Về sự biến đổi xã hội Biến đổi xã hội là một hiện tượng phổ quát bởi gần như tất cả mọi xã hội đều thay đổi theo thời gian. Nhưng sự biến đổi xã hội, trước hết, phải là một hiện tượng mang tính tập thể, tức là sự biến đổi phải bao hàm một tập hợp các cá nhân, một cộng đồng hay cả xã hội, tức là sự biến đổi ấy phải tác động đến các điều kiện sống, lối sống, lối suy nghĩ và ứng xử của một tập thể, một cộng đồng chứ không phải chỉ tác động đến một số ít cá nhân nào đó và những sự thay đổi ấy cũng đương nhiên gắn với sự thay đổi trong hệ thống giá trị và hệ thống chuẩn mực của xã hội. Điều thứ hai, khi nói đến sự biến đổi xã hội là ta phải đề cập đến sự thay đổi trong cấu trúc xã hội xã hội nói chung, tức là sự thay đổi về mặt tổ chức xã hội trên tổng thể hoặc trên một số thành tố nào đó, hay một số định chế cơ bản của xã hội như gia đình, chính trị, tôn giáo hay pháp lý chẳng hạn (Rocher, 1968, p. 129). Như vậy xét về mặt phương pháp luận, khi nghiên cứu về sự biến đổi xã hội, người ta có thể xuất phát từ việc nghiên cứu sự biến đổi xã hội ở khía cạnh vĩ mô (macro level) vốn tập trung việc nghiên cứu vào sự biến đổi trong các định chế cơ bản của xã hội như gia đình, tôn giáo, giáo dục hay pháp lý; nghiên cứu sự biến đổi về cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu xã hội qua thời gian, chẳng hạn sự thay đổi trong hệ thống phân tầng xã hội, cấu trúc xã hội để đánh giá mức độ của sự biến đổi xã hội. Chẳng hạn như nghiên cứu của Hoàng Chí Bảo (2008, p. 1-16) về sự biến đổi xã hội ở Việt Nam qua hơn 20 Đổi Mới đã đề cập đến những chiều kích của sự biến đổi xã hội ở cấp độ vĩ mô như sự biến đổi cơ cấu kinh tế dẫn đến sự biến đổi trong cơ cấu xã hội, sự biến đổi của các thiết chế, thể chế xã hội và các quan hệ xã hội. Lê Ngọc Hùng (2010, p. 6-10) cũng đề cập đến sự biến đổi xã hội ở cấp độ vĩ mô qua các chiều kích như sự biến đổi về sự phân công lao động trong xã hội, sự biến đổi về mức sống và cấu trúc phân tầng của xã hội. Biến đổi xã hội Việt Nam thông qua việc phân tích sự biến đổi trong khuôn mẫu của khuôn mẫu gia đình Việt Nam là chủ đề phân tích của Trịnh Hòa Bình (2007). Theo tác giả này, gia đình Việt Nam đang biến đổi ở những khía cạnh như quy mô, kích cỡ gia đình ngày càng thu hẹp lại, chức năng sản xuất của gia đình được chuyển thành chức năng tiêu dùng, các mối quan hệ gia đình đang trở nên lỏng lẻo hơn. Như vậy việc phân tích về sự biến đổi xã hội ở Việt Nam chủ yếu được xem xét dưới góc độ xã hội học vĩ mô trong khi việc phân tích chủ đề này còn có thể được phân tích dưới góc độ vi Electronic copy available at: https://ssrn.com/abstract=3666777 Lê Minh Tiến. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(5), 49-55 51 mô (micro level) vốn tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích sự biến đổi trong lối sống, lối ứng xử và các quan niệm sống, hệ giá trị của các cá nhân là thành viên của xã hội Điều đó có nghĩa là dựa vào những quan sát, phân tích các các ứng xử, quan niệm, lối sống của các cá nhân trong đời sống thường nhật, nhà nghiên cứu có thể nhận diện được những sự thay đổi trong xã hội qua thời gian. Do vậy ở bài viết này, chúng tôi thử xem xét sự biến đổi xã hội ở khía cạnh vi mô này qua hai hiện tượng liên quan đến hôn nhân gia đình hiện nay. 3. Từ vấn đề phụ nữ có con không chồng và quan niệm về kết hôn trong xã hội Việt Nam truyền thống… Trong xã hội truyền thống, một trong những chuẩn mực mà người phụ nữ phải tuân thủ đó là “giữ gìn tiết hạnh” như lời mở đầu của tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu: “Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” Như vậy trong truyền thống của nền văn hóa Việt, người con trai phải lấy chữ “trung” làm đầu còn người con gái phải quyết giữ cho được tiết hạnh. Thế nên, những hành vi làm mất tiết hạnh đều phải chịu sự trừng phạt rất lớn từ phía cộng đồng và xã hội nói chung. Một trong những loại tội có thể buộc người phụ nữ phải chịu hình phạt là cái chết đó là việc họ có con mà không có chồng. Theo truyền thống, những người phụ nữ có con mà không chồng do bị hiếp dâm thì đứa con đó bị gọi là “con hoang” và bản thân người phụ nữ ấy lẫn gia đình sẽ bị cộng đồng chê bai, khinh bỉ và đứa con ấy cũng sẽ không được đối xử cách công bằng. Tuy nhiên, có thể người phụ nữ ấy vẫn được sống, ngược lại, những người phụ nữ có con theo nghĩa là “chủ động” nhưng người đàn ông có quan hệ với cô ấy không thừa nhận thì người phụ nữ này sẽ bị trừng phạt hết sức nặng nề: người này bị phạt vạ, bị dẫn đi bêu rếu khắp làng và thậm chí bị cạo đầu bôi vôi, thả bè trôi sông và phải chết vì gần như không làng nào khác hay người đàn ông nào khác dám đón nhận người phụ nữ mang thai ngoài hôn nhân này. Như vậy, trong xã hội truyền thống Việt Nam, một người con gái có giá trị là người giữ được tiết hạnh cho đến khi lấy chồng, do đó, mọi hành vi vi phạm vào chuẩn mực ấy đều phải nhận một hình phạt từ cộng đồng với mức nặng nhẹ tùy theo hành vi. Về vấn đề kết hôn, trong suốt một thời gian dài, việc kết hôn trong xã hội Việt Nam được quan niệm là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ. Bộ luật Hôn nhân Gia đình Việt Nam năm 2014 vẫn quan niệm “kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Điều 3, mục 5). Như vậy, một cuộc hôn nhân chuẩn mực ở Việt Nam phải là một sự kết hợp giữa hai cá nhân “dị tính”, tức là giữa một nam và một nữ, và mọi sự kết hợp đồng tính đều không được xem là một cuộc hôn nhân đúng chuẩn mực và được pháp luật công nhận. 4. Đến vấn đề “Bà mẹ đơn thân” và “hôn nhân đồng tính” hiện nay Theo các tác giả Gucciardi, Celasun và Steward thì “cha mẹ đơn thân (single parent) bao gồm những người chưa bao giờ kết hôn, hoặc đã li thân, li dị, góa bụa và hiện tại chỉ sống với con chứ không sống với người phối ngẫu được thừa nhận về mặt pháp luật (Gucciardi, Celasun & Steward, 2004, p. 2). Về khái niệm “bà mẹ đơn thân”, chúng tôi cũng phân ra hai loại đó là “bà mẹ đơn thân từ đầu” và bà “mẹ đơn thân thứ phát”. Bà mẹ đơn thân từ đầu là những người chọn không lấy chồng hay sống chung như vợ chồng với một người đàn ông nhưng quyết định mang thai, sinh con và nuôi con một mình từ đầu. Bà mẹ đơn thân thứ phát là những phụ nữ đã có chồng và sinh con nhưng sau đó li dị hoặc chồng qua đời và họ quyết định sống một mình với con. Electronic copy available at: https://ssrn.com/abstract=3666777 52 Lê Minh Tiến. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(5), 49-55 Trong bài viết này, chúng tôi hiểu “bà mẹ đơn thân” là những “bà mẹ đơn thân chủ động” (active single mother), những bà mẹ đơn thân từ đầu tức là họ chủ động mang thai, sinh con và tự nuôi dưỡng con mà không kết hôn với đối tượng quan hệ, hoặc chủ động mang thai và sinh con bằng việc thụ tinh nhân tạo và không nói đến những “bà mẹ đơn thân thụ động” (passive single mother) tức là những phụ nữ làm mẹ đơn thân ngoài ý muốn chẳng hạn như những người bị người bị bạn trai bỏ rơi khi mang thai khiến họ phải trở thành người mẹ đơn thân, những người làm mẹ đơn thân vì bị hiếp dâm, chồng qua đời hoặc bị chồng bỏ rơi. Hiện nay chưa có con số thống kê chính thức về số lượng “bà mẹ đơn thân” tại Việt Nam nhưng có thể nói lối sống đang là một trong những “lựa chọn” của nhiều phụ nữ, đặc biệt là nơi giới phụ nữ có trình độ học vấn cao và thành đạt trong nghề nghiệp. Sở dĩ nói như thế là bởi theo số liệu cuộc Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, UNICEF và Viện Gia đình và Giới thực hiện, tỷ lệ chọn lối sống độc thân là 2,5% mà trong đó, nữ giới chiếm đa số với 87,6% tổng số người độc thân, tỷ lệ gia đình đơn thân (chỉ có cha hoặc mẹ sống với con) là 11,17%. (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, 2008, p.22). Tại Việt Nam trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu về hiện tượng bà mẹ đơn thân nhưng các nghiên cứu này chưa phân tích hiện tượng bà mẹ đơn thân như một hiện tượng của sự biến đổi xã hội mà chủ yếu là đề cập đến cuộc sống, những khó khan - thuận lợi của việc làm mẹ đơn thân mà thôi. Chẳng hạn nghiên cứu của Chu (2013) đã đề cập đến phụ nữ đơn thân ở vùng trung du miền núi phía bắc, đề tài có cái nhìn tổng hợp, khách quan và toàn diện về những vấn đề khó khăn, những nhu cầu của những phụ nữ đơn thân nuôi con; mở ra hướng tiếp cận mới trong hoạt động trợ giúp cho phụ nữ đơn thân nuôi con dưới góc độ của những người làm công tác xã hội (Chu, 2013, p. 91-97). Võ (2016) thì đặt trọng tâm vào việc mô tả chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế của các phụ nữ đơn thân tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi (Võ, 2016, p. 37-44). Nguyễn (2020) thì tìm hiểu những đặc điểm xã hội của nhóm bà mẹ đơn thân, thực trạng đời sống về vật chất, tinh thần của bà mẹ là công nhân tại các khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương), phân tích những thuận lợi, khó khăn và chỉ ra các yếu tố chi phối đời sống vật chất, tinh thần của các bà mẹ đơn thân. Nhìn dưới góc độ biến đổi xã hội, việc chọn lựa lối làm mẹ đơn thân chủ động ngay từ đầu cho thấy một sự biến đổi về giá trị rất lớn trong xã hội Việt Nam đương đại, vì sự chọn lựa này cho thấy con người đã vượt qua những chuẩn mực của xã hội truyền thống để ứng xử theo các chuẩn mực và giá trị của cá nhân. Nếu trong xã hội truyền thống, việc người phụ nữ “không chồng mà có con” phải chịu đựng sự trừng phạt nặng nề từ luật lệ cũng như cộng đồng bởi đã phạm vào một trong bảy trọng tội (thất xuất). Nhưng hiện nay số người hướng tới cuộc sống độc thân ngày càng nhiều. Khi không tìm thấy niềm hạnh phúc thực sự từ cuộc sống gia đình, có thể tự bảo đảm cho cuộc sống riêng của cá nhân, nhiều người đã không muốn lập gia đình. Không ít bạn trẻ hiện nay nghĩ rằng hôn nhân không phải là cái đích duy nhất và cuối cùng của tình yêu. Có những tình yêu mãi mãi không có đám cưới, không có hôn thú. Đối với nhiều người, gia đình không phải là bến đỗ cuối cùng và duy nhất (Nghiêm, 2014; Nguyễn, 2015, p. 49). Đối với vấn đề hôn nhân đồng tính ở Việt Nam hiện nay cũng vậy, từ việc xem hôn nhân đồng tính là điều lệch lạc, phi tự nhiên thậm chí là bệnh hoạn thì hiện nay, xã hội Việt Nam đã có cái nhìn cởi mở hơn đối với kiểu hôn nhân giữa hai người cùng giới tính. Sự cởi mở này trước hết thể hiện ở qui định của luật pháp. Trước đây, Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 cấm việc kết hôn giữa hai người đồng giới thì trong Luật mới công bố năm 2014, không còn quy định cấm hôn nhân giữa hai người cùng giới tính nhưng cuộc hôn nhân này chưa được công nhận về mặt luật pháp. Như vậy từ việc cấm và kèm theo hình phạt, luật pháp Việt Nam đã có sự thay đổi dù dè dặt đó là vẫn cho phép những người cùng giới sống chung như vợ chồng nhưng không công nhận. Electronic copy available at: https://ssrn.com/abstract=3666777 Lê Minh Tiến. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(5), 49-55 53 Dù còn dè dặt về mặt luật pháp, nhưng về mặt xã hội, việc chấp nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính có vẻ là rộng rãi hơn. Điều này thể hiện qua cuộc nghiên cứu do Viện Xã hội học, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) và Viện Chiến lược và Chính sách y tế phối hợp thực hiện vào năm 2013 mà theo đó, có 33,7% số người được hỏi cho biết họ “ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trong khi tỷ lệ không ủng hộ là 52,9% (xem Bảng 1). Bảng 1 Thái độ của người dân về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới Thái độ Tỷ lệ % Ủng hộ 33,7 Lưỡng lự 8,6 Không quan tâm 2,2 Không ủng hộ 52,9 Không biết/không trả lời 2,6 Tổng (N) 100,0 (5,303) (Viện Xã hội học, ISEE, Viện Chiến lược và Chính sách y tế, 2013, p.44) Như vậy, từ cái nhìn kỳ thị thì người dân trong xã hội Việt Nam hiện nay đang dần có cái nhìn cởi mở hơn về hôn nhân giữa những người cùng giới và điều này cũng là một chỉ báo cho thấy sự thay đổi về mặt chuẩn mực và giá trị trong xã hội Việt Nam hiện nay. 5. Yếu tố tạo sự thay đổi về chuẩn mực, giá trị Có thể nói, qua một số hiện tượng như vừa nêu trên có thể thấy xã hội Việt Nam đang có những thay đổi theo hướng những giá trị, chuẩn mực truyền thống đang dần bị thay thế bởi các giá trị mang tính cá nhân nhiều hơn. Chủ nghĩa cá nhân thường đi kèm với quá trình hiện đại hóa xã hội, bởi khi bước vào quá trình hiện đại hóa, sức mạnh từ tập thể, từ cộng đồng dần dần đánh mất hiệu lực đối với những hành động, suy nghĩ và ứng xử của cá nhân và từ đó làm hình thành nên lối sống duy cá nhân hơn là duy tập thể như trong bối cảnh truyền thống. Tuy nhiên, chủ nghĩa cá nhân ở Việt Nam có lẽ là khác với chủ nghĩa cá nhân ở Tây Phương. Quả vậy, ở Tây Phương, chủ nghĩa cá nhân có cội nguồn từ những cơ sở triết học từ thời kỳ Khai sáng và những phong trào xã hội mà điển hình là phong trào nữ quyền (feminism). Trái lại, chủ nghĩa cá nhân ở Việt Nam có thể chỉ là kết quả của quá trình “Tây phương hóa” thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và “giới tinh hoa biểu tượng” (symbolic elite). Hiểu theo nghĩa của Wilfredo Pareto, giới tinh hoa là những người có những phẩm chất, những thành tựu ngoại hạng, là những người khác với số đông còn lại trong lĩnh vực hoạt động của họi. Và Pareto cũng phân thành hai loại giới tinh hoa đó là giới tinh hoa chính phủ và giới tinh hoa không thuộc chính phủ. Ở đây chúng tôi cho rằng sự biến đổi giá trị của xã hội Việt Nam đương đại đến từ tầng lớp tinh hoa không thuộc chính phủ mà chúng tôi gọi là “giới tinh hoa biểu tượng” mà cụ thể là giới văn nghệ sĩ, những người trong lĩnh vực thời trang mà ở Việt Nam được gọi chung là “giới showbiz” vốn có ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ (Rocher, ibid, 139-140). Quả vậy, giới nghệ sĩ, đặc biệt là giới ca sĩ và giới người mẫu thời trang có một ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ Việt Nam và chính họ là những biểu tượng (symbol) của giới trẻ và nhiều người khác trong xã hội. Gần như chính họ là những người đại diện, những người truyền tải, biện hộ những giá trị “phi truyền thống”, những giá trị mang tính “cá nhân chủ nghĩa” đến với giới trẻ Electronic copy available at: https://ssrn.com/abstract=3666777 54 Lê Minh Tiến. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(5), 49-55 trong xã hội Việt Nam. Chúng ta có thể xem người đầu tiên “chính thức hóa” lối sống “bà mẹ đơn thân chủ động” ở Việt Nam là nữ ca sĩ Phương Thanh khi cô sinh con vào năm 2004 và cho đến nay vẫn không tiết lộ người cha của đứa con của mình là ai. Sau đó đến lượt nữ ca sĩ Thái Thùy Linh, nhà thiết kế thời trang Ngô Thái Uyên, nữ ca sĩ Hiền Thục, Vân Hugo và gần đây là nhiều nữ ca sĩ trẻ khác cũng tiếp bước trào lưu này. Bên cạnh việc chọn lối sống bà mẹ đơn thân chủ động, đa số những người trong giới showbiz Việt cũng ủng hộ mạnh mẽ cho kiểu hôn nhân đồng tính thông qua những hình ảnh vui mừng của họ khi nước Mỹ chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Các chương trình truyền hình Việt Nam hiện nay cũng càng ngày càng xuất hiện nhiều những cặp đôi đồng tính như là một chỉ dấu cho sự bình thường hóa của loại hôn nhân này. Như vậy có thể nói những giá trị mang tính cá nhân chủ nghĩa ở Việt Nam không phải xuất phát từ một quá trình phản tư (reflexibility) dai dẳng mang tính triết học mà hình như đến từ ảnh hưởng của giới tinh hoa biểu tượng thông qua công cụ là các phương tiện truyền thông đại chúng. Hiệu ứng “bắt chước” có thể là căn nguyên của sự thay đổi hệ giá trị tại Việt Nam hơn là kết quả của quá trình lý tính hóa (rationalisation) của xã hội vốn là điều mà Max Weber xem như là đặc trưng của các xã hội hiện đại Tây phươngii. Theo chúng tôi, hệ giá trị truyền thống của Việt Nam sẽ tiếp tục bị thay thế bằng những giá trị mới cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại trong tương lai cùng với sự vượt lên của chủ nghĩa cá nhân (individualism) khiến cho những giá trị tập thể, những chuẩn mực xã hội truyền thống không còn tác dụng chi phối mạnh mẽ đến suy nghĩ cũng như ứng xử của cá nhân mà thay vào đó, cá nhân dám chọn lựa sống theo những giá trị và lợi ích của bản thân (Mannis, 1999, p. 124). Điều này có thể được xem như là những biểu hiện sự biến đổi xã hội ở cấp độ vi mô, tức là sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi nơi các cá nhân cũng như nơi các nhóm nhỏ trong xã hội. 6. Kết luận Kể từ khi đất nước bước vào con đường đổi mới từ năm 1986 đến nay, xã hội Việt Nam đã và đang có những sự biến đổi sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Do đó việc phân tích sự biến đổi xã hội cần được thực hiện trên nhiều cấp độ phân tích khác nhau để có thể hiểu rõ hơn và đầy đủ hơn tính chất phức tạp, sự đa dạng và đa chiều kích của sự biến đổi xã hội ở Việt Nam để có thể có những dự báo đúng hơn trong tương lai. Đóng góp của lối tiếp cận xã hội học về sự biến đổi xã hội đó là, bên cạnh việc phân tích những sự biến đổi ở cấp độ vĩ mô như biến đổi trong cơ cấu kinh tế, biến đổi trong cơ cấu xã hội hay văn hóa, v.v.v thì nó còn phân tích thêm những biến đổi xã hội ở cấp độ vi mô nữa. Biến đổi xã hội ở cấp độ vi mô cho thấy những thay đổi trong quan niệm sống, thế giới quan cũng như nhân sinh quan của các cá nhân trong xã hội. Nhìn ở cấp độ vi mô, xã hội Việt Nam hiện nay đang là một xã hội đang biến đổi mà bài viết này là một khám phá mang tính gợi mở bước đầu cho những nghiên cứu thực nghiệm sâu hơn trong tương lai. Tài liệu tham khảo Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, UNICEF, Viện Gia đình và Giới (2008). Kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006, Hà Nội. Chu, T. T. T. (2013). Thực trạng công tác hỗ trợ phụ nữ đơn thân phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bá Xuyên thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 112(12), 91-97. Retrieved from http://tailieudientu.lrc-tnu.edu.vn/chi-tiet/thuc-trang-cong-tac-ho-tro- Electronic copy available at: https://ssrn.com/abstract=3666777 Lê Minh Tiến. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(5), 49-55 55 phu-nu-don-than-phat-trien-kinh-te-ho-gia-dinh-tai-xa-ba-xuyen-thi-xa-song-cong-tinhthai-nguyen-41484.html. Fleury, L. (2016). Tư tưởng Max Weber (Lê Minh Tiến dịch). TP.HCM: Nxb Hồng Đức – Đại học Hoa Sen. Gucciardi, E., Celasun, N., & Stewart, D. (2004). Single-mother Families in Canada. Canadian Journal of Public Health/Revue Canadienne De Santé Publique, 95(1), 70-73. Retrieved from http://jstor.org/stable/41993767. Hoàng, C. B. (2008). Biến đổi xã hội Việt Nam qua hơn 20 Đổi mới. Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học lần III. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội. Lê, N. H. (2010). Các cấp độ và xu hướng biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay: nhìn từ góc độ xã hội học. Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, 4, 6-10. Mannis, V. (1999). Single Mothers http://dx.doi.org/10.2307/585075 by Choice. Family Relations, 48(2), 121-128. Nghiêm, T. N. (2014). Một số biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tạp chí Cộng sản. Retrieved from http://www.tapchicongsan.org.vn/truyen-thong-hientai/-/2018/30265/mot-so-bien-doi-cua-van-hoa-gia-dinh-viet-nam-trong-boi-canh-toan-cauhoa.aspx. Nguyễn, Đ. M. (2014). Một số biến động trong hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay. Retrieved from http://ipfcs.org.vn/tin-tuc/8/65/129/mot-so--bien-dong-trong--hon-nhan-va-gia-dinh--viet-nam-hien-nay*.html. Nguyễn, H. B. T. (2020). Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội. Luận án Tiến sĩ xã hội học. Học viện Khoa học Xã hội, 189p. Nguyễn, T. T. V. (2015). Hiện tượng ‘người mẹ đơn thân’ ở Hàn Quốc và liên hệ với Việt Nam từ góc nhìn chính sách xã hội. Tạp chí Nghiên cứu con người, 3(78), 45-51. Rocher, G. (1968). Introduction à la sociologie. 3. Le Changement social. Paris: Seuil. Trịnh, H. B. (2007). Về sự biến đổi của khuôn mẫu gia đình Việt Nam hiện đại. Thông tin pháp luật dân sự. Retrieved from http://bacvietluat.vn/ve-su-bien-doi-cua-khuon-mau-gia-dinhviet-nam-hien-dai.html. Võ, T. C. (2016). Từ nghiên cứu về sinh kế đến những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở Việt Nam. Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, 3(399), 37-44. Retrieved from http://wwdw.vjol.info/index.php/ssir/article/view/26163. Viện Xã hội học, ISEE, Viện Chiến lược và Chính sách y tế (2013). Kết quả trưng cầu ý kiến người dân về hôn nhân đồng giới. Retrieved from http://isee.org.vn/Content/Home/Library/ 416/ket-qua-trung-cau-y-kien-nguoi-dan-ve-hon-nhan-cung-gioi-2013..pdf. Welty, G. (2016). Pareto’s theory of elites: circulation or circularity?. Mundo Siglo XXI, 38(21), 49-58. Xin xem Welty, G. (2016). Pareto’s theory of elites: circulation or circularity?. Mundo Siglo XXI, 38(21), 49-58. Xin xem Fleury, L. (2016). Tư tưởng Max Weber” (Lê Minh Tiến dịch). TP.HCM: Nxb Hồng Đức – Đại học Hoa Sen. i ii Electronic copy available at: https://ssrn.com/abstract=3666777