« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu công nghệ tích hợp xử lý nước thải chế biến cao su kết hợp thu Biogas.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu công nghệ tích hợp xử lý nước thải chế biến cao su kết hợp thu Biogas Tác giả luận văn: Trần Phước Long Khóa: 2012B Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Nguyễn Ngọc Lân Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Ngành công nghiệp chế biến mủ cao su là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của nước ta.
- Trong những năm gần đây, cao su trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược mang giá trị kinh thế rất cao, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong nước.
- Ở nước ta hiện nay, ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp cao su đang là vấn đề rất đáng lo ngại, gây ra nhiều tác động xấu cho môi trường đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải của ngành chế biến cao su tự nhiên.
- Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải cho ngành công nghiệp chế biến cao su tự nhiên.
- Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động chưa cao, hệ số khí hóa thấp, nước thải đầu ra chưa đạt tiêu chuẩn.
- Vì những lý do trên tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu công nghệ tích hợp xử lý nước thải chế biến cao su kết hợp thu Biogas”.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu tách tách amoni bằng phương pháp kết tủa MAP và Xử lý sinh học bậc 1 bằng yếm khí các chất hữu cơ có trong nước thải cao su.
- Đối tượng nghiên cứu: Nước thải cao su lấy từ Công ty TNHH MTV Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến cao su bằng phương pháp kết tủa MAP và phương pháp xử lý yếm khí trong phòng thí nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- c) Nội dung chính của luận văn  Khảo sát, đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước thải cao su hiện tại.
- Nghiên cứu xử lý amoni bằng phương pháp kết tủa MAP.
- 2  Nghiên cứu xử lý các chất hữu cơ trong nước thải cao su bằng phương pháp xử lý yếm khí.
- Đánh giá hiệu quả, chi phí xử lí và tiềm năng ứng dụng của phương pháp.
- d) Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thực hiện thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
- Phương pháp lấy mẫu xét nghiệm amoni và phân tích các chất hữu trong nước thải cao su.
- Phương pháp thống kê toán học.
- e) Kết luận  Khảo sát, đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước thải cao su hiện tại.
- Nghiên cứu đã tìm ra các thông số tối ưu cho quá trình xử lý amoni bằng phương pháp kết tủa MAP và xử lý các chất hữu cơ có trong nước thải chế biến cao su bằng phương pháp xử lý yếm khí.
- Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một số hạn chế của 2 phương pháp.
- Đối với phương pháp kết tủa MAP yêu cầu phải bổ sung thêm hóa chất do các nguồn thải thường không có đủ các thành phần có trong kết tủa do đó thường đẩy chi phí xử lí lên cao.
- Vì thế, để giảm chi phí xử lí khi áp dụng phương pháp này, chúng ta có thể kết hợp với các nguồn nước thải khác như nước thải chăn nuôi, nước ót của sản xuất muối như một nguồn cung cấp các thành phần đầu vào cho phản ứng kết tủa.
- Đối với phương pháp xử lý yếm khí nước thải cao su thì thời gian cho việc hoạt hóa bùn yếm khí là khá dài và cần thiết phải đảm bảo các chế độ tối ưu cho quá trình.
- Vì thế việc vận hành cần tuân thủ đúng các chế độ đặt ra nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý tốt nhất.
- Từ đó cần nắm bắt được những hạn chế trên để có hướng khắc phục và giải quyết nhằm tăng hiệu quả xử lý của quá trình xử lý nước thải chế biến cao su

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt