« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn và đề xuất giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp CTR nông thôn ở tỉnh Hưng Yên.


Tóm tắt Xem thử

- Tổng quan về Chất thải rắn nông thôn.
- Tổng quan về phát triển nông thôn ở Việt Nam.
- Hiện trạng phát sinh CTR nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam.
- Phân loại và thu gom CTR nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam.
- Tái sử dụng, tái chế CTR trong nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam.
- Xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam.
- Tác động tiêu cực của CTR nông thôn đến môi trường sinh thái, sức khoẻ cộng đồng, kinh tế - xã hội.
- Tác động của chất thải rắn đối với sức khoẻ cộng đồng.
- Tác động của chất thải rắn đối với kinh tế - xã hội.
- Bài học từ Tổng quan hiện trạng công tác quản lý CTR nông thôn.
- Định hướng phát triển nông thôn Hưng Yên đến năm 2020.
- Dự báo CTR nông thôn phát sinh đến năm 2025.
- Dự báo chất thải rắn sinh hoạt.
- Dự báo chất thải rắn nông nghiệp.
- Dự báo chất thải rắn làng nghề.
- Hiện trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng và xử lý CTR nông thôn tỉnh Hưng Yên.
- Hiện trạng quản lý và xử lý CTR sinh hoạt.
- Hiện trạng xử lý CTR sinh hoạt.
- Hiện trạng quản lý và xử lý CTR nông nghiệp.
- Hiện trạng xử lý.
- Hiện trạng quản lý và xử lý CTR làng nghề.
- Đề xuất giải pháp quản lý, xử lý CTR sinh hoạt.
- Đề xuất áp dụng mô hình hệ thống thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt nông thôn.
- Đề xuất giải pháp quản lý CTR nông nghiệp.
- CTR nông nghiệp nguy hại.
- Đề xuất giải pháp quản lý CTR làng nghề.
- 121 Lê Đức Lành Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCL Bãi chôn lâp BCLHVS Bãi chôn lấp hợp vệ sinh BCLCTR Bãi chôn lấp chất thải rắn BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật Bộ TN &MT Bộ Tài nguyên và Môi trường CTRNH Chất thải rắn nguy hại CTRKNH Chất thải rắn không nguy hại CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTR Chất thải rắn GTVT Giao thông vận tải HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã HVS Hợp vệ sinh KHKT Khoa học kỹ thuật KT-XH Kinh tế-Xã hội KXL Khu xử lý PLCTRTN Phân loại chất thải rắn tại nguồn QLCTR Quản lý CTR TNMT Tài nguyên Môi trường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TP Thành phố MTQG Mục tiêu quốc gia Sở NN & PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VSMT Vệ sinh môi trường UBND Ủy ban nhân dân URENCO 11 Công ty CP Môi trường đô thị và Công nghiệp Đại Đồng WHO Tổ chức y tế thế giới Lê Đức Lành Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1.
- 31 Bảng 3.3: Hiện trạng CTR nông nghiệp tỉnh Hưng Yên.
- 33 Bảng 3.4: Khối lượng CTR làng nghề tỉnh Hưng Yên.
- 41 Bảng 3.10: Dự báo khối lượng CTR phát sinh tại các làng nghề.
- 42 Bảng 3.11: Khối lượng CTR làng nghề phát sinh theo đặc tính chất thải.
- 43 Bảng 3.12: Hiện trạng thu gom CTR sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- 47 Bảng 3.13: Bảng tổng hợp rác sinh hoạt tồn đọng các huyện 2011 được thu gom, vận chuyển về khu xử lý chất thải Đại Đồng.
- 50 Bảng 3.15: Lộ trình thực hiện phân loại CTR sinh hoạt nông thôn.
- 66 Bảng 3.16: Phương tiện thu gom, vận chuyển CTR nông thôn.
- 83 Bảng 3.18: Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025.
- 25 Hình 3.1 : Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp.
- 42 Hình 3.3: Hố ủ phân hữu cơ từ CTR sinh hoạt nông thôn tại thôn Tiên Cầu, xã Hiệp Cường, huyện Kim Động.
- 45 Hình 3.4: Một số vị trí tập kết CTR nông thôn tại tỉnh Hưng Yên.
- 53 Hình 3.10: Sơ đồ cấu trúc phân loại CTR sinh hoạt nông thôn.
- 65 Hình 3.11: Mô hình 1 - Thu gom rác tại khu vực nông thôn Tp Hưng Yên.
- 68 Hình 3.15: Hình ảnh minh họa một số loại thùng thu gom CTR nông thôn.
- 69 Hình 3.16: Hình ảnh minh họa điểm thu gom CTR nông nghiệp nguy hại (TBVTV) một số vùng nông thôn.
- 75 Hình 3.18: Quy trình thu gom vận chuyển CTR làng nghề.
- Nhiệm vụ quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn nông thôn của tỉnh hiện nay bước đầu cũng đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRNT vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập chưa đồng bộ và chặt chẽ nên chưa đạt hiệu quả.
- Chưa có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong tái chế, chế biến chất thải thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường.
- Chất thải nguy hại vẫn còn lẫn trong CTRNT, ngoài tầm kiểm soát.
- Đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn và đề xuất giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp CTR nông thôn ở tỉnh Hưng Yên” là để tài thiết thực và rất cần thiết đối với tỉnh Hưng Yên nói chung và nhất là khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan, các kết quả nghiên cứu đã có về quản lý CTR nông thôn của tỉnh Hưng Yên, đồng thời điều tra, khảo sát, tìm hiểu thực tế về thực trạng phát sinh, phát thải, thành phần của CTR nông thôn.
- tình trạng ô nhiễm môi trường do CTR nông thôn.
- tình hình phân loại, tái chế, tái sử dụng, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- các hoạt động quản lý CTR nông thôn ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất các giải pháp xử lý, quản lý tổng hợp CTR nông thôn phù hợp với điều kiện của tỉnh Hưng Yên.
- Tổng quan về Chất thải rắn nông thôn 1.1.1.
- Tổng quan về phát triển nông thôn ở Việt Nam Dân số Việt Nam hiện nay phần lớn vẫn tập trung ở khu vực nông thôn.
- Trong những năm gần đây, mặc dù dân số nông thôn có giảm nhưng vẫn ở mức cao.
- Qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tương đối chậm, tuy nhiên cơ cấu ngành sản xuất ở nông thôn đang ngày càng đa dạng và được đẩy mạnh, đời sống của người nông dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập của người nông dân năm 2010 tăng 34,5% so với năm 2008, tất cả các lĩnh vực sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ đều có bước phát triển khá.
- Song song với sự chuyển biến tích cực, nông thôn Việt Nam vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém: phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng 23% xã có quy hoạch nhưng chất lượng quy hoạch chưa cao.
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn lạc hậu, vệ sinh môi trường nông thôn còn nhiều vấn đề bất cập.
- Hầu hết nhà ở nông thôn được xây dựng không có quy hoạch, quy chuẩn.
- Chính những hạn chế, yếu kém này kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn đang ở mức báo động ở nhiều nơi.
- Một trong những nguyên nhân ô nhiễm môi trường nông thôn là do CTR từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, làng nghề và sinh hoạt của con người.
- Hiện trạng phát sinh CTR nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam a- Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn: Dân số ngày càng tăng, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt, nhu cầu và sức tiêu dùng của người dân ở các vùng nông thôn cũng tăng nhanh.
- Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng thành phần và tải lượng rác thải sinh hoạt nông thôn.
- Nguồn phát sinh từ các nguồn: các hộ gia đình, chợ, nhà kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính…Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn có tỷ lệ chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải vườn và phần lớn đều là chất hữu cơ dễ phân huỷ (tỷ lệ các thành phần dễ phân huỷ chiếm tới 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn).
- Lê Đức Lành Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật 4 Với dân số trên 60,703 triệu người sống ở khu vực nông thôn (năm 2010), lượng phát sinh chất thải của người dân ở các vùng nông thôn khoảng 0,3kg/người/ngày, ta có thể ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 18.210,9 tấn/ngày, tương đương trên 6,6 triệu tấn/năm.
- Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long có lượng CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh lớn nhất, do đó có mức độ hoạt động sản xuất nông nghiệp cao [1].
- b- Phát sinh chất thải rắn nông nghiệp Chất thải rắn nông nghiệp thông thường là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ.
- bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thuỷ sản,… Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp (chai lọ đựng hoá chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng), hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ.
- Lê Đức Lành Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật 5 + Chất thải rắn từ trồng trọt: Vào những ngày thu hoạch, lượng rơm rạ,… và các phụ phẩm nông nghiệp khác phát sinh nhiều và chiếm thành phần chủ yếu trong chất thải rắn nông nghiệp.
- Tại các vùng đồng bằng, diện tích canh tác lớn do vậy lượng chất thải nông nghiệp từ trồng trọt cũng lớn, thành phần chất thải cũng rất khác so với những vùng trung du, miền núi.
- Tuy nhiên, hiện nay lượng rơm rạ thải này không được tính toán trong thống kê lượng chất thải rắn phát sinh của các địa phương cũng như toàn quốc.
- Tại các vùng nông thôn trồng điều, cà phê như Tây Nguyên, lượng CTR từ nguồn này là khá lớn.
- Chất thải rắn chăn nuôi: Hiện nay ở nông thôn Việt Nam có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi với gần 6 triệu con bò, gần 3 triệu con trâu, 27 triệu con lợn, 300 triệu gia cầm.
- Do đó, chưa quan tâm đến xử lý chất thải đã làm cho môi trường nông thôn vốn đã ô nhiễm càng ô nhiễm hơn.
- Chất thải rắn chăn nuôi đang là một trong những nguồn thải lớn ở nông thôn, bao gồm phân và các chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết, chất thải lò mổ… Theo ước tính, có khoảng 40 – 70% (tuỳ theo từng vùng) chất thải rắn chăn nuôi được xử lý, số còn lại thải trực tiếp ra ao, hồ, kênh, rạch.
- Chất thải rắn thuỷ sản: Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Trung đã và đang phát triển mạnh nghề nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản xuất khẩu.
- Tuy nhiên, đi liền đó là các vấn nạn về ô nhiễm môi trường, điển hình tại khu vực các nhà máy chế biến thuỷ, hải sản xuất khẩu với những chất thải như: đầu tôm, tép, vỏ cua, ghẹ, sam… chất đống không được xử lý.
- c- Phát sinh chất thải rắn tại các làng nghề: Sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề đã mang lại lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội cho các địa phương.
- Hoạt động sản xuất nghề nông thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu lao Lê Đức Lành Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật 6 động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn.
- đặc biệt có những địa phương đã thu hút được hơn 60% lao động của cả làng, đã và đang có nhiều đóng góp cho ổn định đời sống nông dân, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
- Chất thải rắn làng nghề gồm nhiều chủng loại khác nhau, phụ thuộc vào nhiều nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất.
- Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất thải làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về thành phần, có thể thấy rằng chất thải làng nghề bao gồm những thành phần chính như: phế phụ phẩm từ chế biến lương thực, thực phẩm, chai lọ thuỷ tinh, nhựa, nilon, vỏ bao bì đựng nguyên vật liệu, gốm sứ, gỗ, kim loại, tro xỉ.
- Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: các loại chất thải rắn chủ yếu của nông sản sau khi thu hoạch bị loại bỏ trong quá trình chế biến.
- Nhóm làng nghề tái chế phế liệu: chất thải rắn phát sinh từ các làng nghề tái chế bao gồm 2 loại chính: các phế liệu không thể tái chế được lẫn trong nguyên liệu được thu mua và các chất thải phát sinh trong quá trình tái chế các vật liệu.
- Chất thải rắn phát sinh từ các làng nghề tái chế nhựa: nhựa phế liệu không đủ tiêu chuẩn tái chế, các tạp chất khác lẫn trong nhựa phế liệu (nhãn mác, bùn cặn), tro xỉ than.
- Chất thải rắn phát sinh từ tái chế giấy: tro xỉ, bột giấy, giấy vụn, đinh ghim, nilon.
- Chất thải rắn phát sinh trong các làng nghề sản xuất và tái chế kim loại như: các tạp chất phi kim loại (nilon, nhựa, cao su…) bị loại bỏ, kim loại không đủ tiêu chuẩn tái chế, tro xỉ từ quá trình nấu kim loại, xỉ than từ lò nấu.
- Chất thải rắn của nhóm này: gỗ vụn, gỗ mảnh, mùn cưa, dăm bào, vỏ trai, giấy giáp thải, vỏ hộp đựng các dung môi (hộp đựng sơn, hộp đựng vécni).
- Lê Đức Lành Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật 7 + Nhóm làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da: chất thải rắn bao gồm xỉ than, vỏ chai lọ, thùng đựng hoá chất tẩy, hoá chất nhuộm, các loại xơ vải, vải vụn… Làng nghề may gia công, da giầy tạo ra chất thải rắn như vải vụn, da vụn, giả da, cao su, chất dẻo.
- Đây là loại chất thải rất khó phân huỷ nên không thể xử lý bằng chôn lấp.
- Từ nhiều năm nay loại chất thải rắn này chưa được thu gom xử lý mà đổ bừa bãi trong làng, gây mất mỹ quan ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.
- Chất thải phát sinh từ các ngành nghề này: da thừa, hồ keo, lông gà, lông vịt, các mảnh gốm sứ vỡ, chai lọ đựng chất làm nền, hoa văn, chỉ xơ dừa, mụn xơ dừa.
- Phân loại và thu gom CTR nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam a- Phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn: Việc phân loại CTR sinh hoạt nông thôn được tiến hành ngay tại hộ gia đình đối với một số loại chất thải như giấy, các tông, kim loại được gom lại bán đồng nát.
- Các CTR sinh hoạt khác không sử dụng được hầu hết không được phân loại mà để lẫn lộn, bao gồm cả các loại rác có khả năng phân huỷ và khó phân huỷ như túi nilon, thuỷ tinh, cành cây, lá cây, hoa quả ôi thối, xác động vật chết… Hiện nay, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn vào khoảng 40 – 55%.
- Do đó, các bãi rác tự phát đã hình thành ở rất nhiều nơi, làm cho tình trạng CTR sinh hoạt nông thôn trở thành vấn đề nan giải khó quản lý.
- b- Phân loại và thu gom CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp + Bao bì hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón hoá học: Việc thu gom, xử lý chất thải từ bao bì, chai lọ hoá chất BVTV hiện còn nhiều hạn chế.
- Chất thải rắn từ trồng trọt: những năm gần đây, rơm rạ không còn là chất đốt chủ yếu ở nông thôn do có các nhiên liệu khác thay thế như điện, khí gas, than.
- c- Phân loại và thu gom chất thải rắn phát sinh ở các làng nghề: Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom triệt để, nhiều làng nghề xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, tác động xấu đến cảnh quan xung quanh.
- Tái sử dụng, tái chế CTR trong nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam a- Phân compost (phân hữu cơ): Sản xuất phân hữu cơ (compost) trên cơ sở quá trình phân huỷ hiếu khí tự nhiên của các vi sinh vật biến rác thành mùn và chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt