« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, khắc phục ô nhiễm môi trường ở các trạng trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, khắc phục ô nhiễm môi trường ở các trạng trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa’’ Tác giả luận văn: Hoàng Thị Ngọc Quỳnh Khóa .
- Đặng Minh Hằng Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Nhiều năm qua, đi đôi với việc phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, Thanh Hoá cũng đã quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- trang trại, gia trại phát triển tự phát, không có quy hoạch.
- nhiều trang trại, gia trại nằm sát khu dân cư hoặc xen kẽ trong khu dân cư.
- đầu tư các công trình xử lý không phù hợp với năng lực tài chính, hệ thống chuồng trại và các công trình xử lý chất thải của các trang trại xây dựng chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- nên chất thải chăn nuôi chưa được xử lý triệt để đang gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhân dân trong khu vực.
- Hiện nay, Thanh Hoá chưa có số liệu điều tra chính thức về mức độ ô nhiễm môi trường, hiệu quả của các công trình xử lý chất thải chăn nuôi hiện có ở các trang trại, gia trại chăn nuôi trong tỉnh.
- Vì vậy, chưa có đủ căn cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ xử lý môi trường trong chăn nuôi để phát triển chăn nuôi đi đôi với bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết về phát triển chăn nuôi của tỉnh.
- Từ những phân tích trên đây cho thấy: Đánh giá hiện trạng môi trường, hiệu quả xử lý và đề xuất các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi ở các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá là một nhu cầu cấp thiết để phát triển chăn nuôi bền vững, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của tỉnh.
- Đánh giá được thực trạng môi trường và hiệu quả áp dụng các công nghệ xử lý môi trường trang trại và gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
- Đề xuất các giải pháp xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường ở các loại hình trang trại và gia trại chăn nuôi gia súc gia cầm của tỉnh.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả * Các nguồn thải tại các trạng trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá - Chất thải rắn: Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm được phân thành các nhóm theo tính chất ô nhiễm và biện pháp xử lý khác nhau.
- Nhóm thứ hai: Bao gồm phân thải của gia súc, gia cầm, cặn bùn sinh ra trong quá trình xử lý nước thải và gia súc, gia cầm bị mắc bệnh dịch, ốm, chết, thức ăn thừa của lợn.
- Nước thải: Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu do: Nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại, nước tắm rửa gia súc, gia cầm.
- Chất thải khí: Nguồn gây ô nhiễm không khí trong quá trình hoạt động của trang trại là các khí NH3, H2S, CH4+, CO2, SO2.
- phát sinh từ phân, nước tiểu của lợn, khu xử lý chất thải, do sự hô hấp, tiêu hóa của vật nuôi, do ủ phân, chế biến thức ăn.
- Gia súc, gia cầm mang theo nhiều mầm bệnh, nếu không được chăm sóc chu đáo, diệt khuẩn, vệ sinh chuồng trại, làm tốt công tác thú y,… thì khả năng chống chọi với bệnh tật của các lứa tiếp theo giảm, khả năng lây lan bệnh tăng 3 cao.
- Nhiều căn bệnh không những nguy hiểm với gia súc gia cầm mà còn nguy hiểm đến tính mạng con người như bệnh cúm gia cầm (H5N1.
- Các biện pháp xử lý chất thải tại các trang trại, gia trại.
- Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu trong chăn nuôi là phân gia súc, gia cầm, thường được xử lý bằng các phương pháp sau: Ủ phân.
- phương pháp đệm lót sinh học.
- công nghệ khí sinh học biogas.
- Đối với nước thải chăn nuôi, có thể áp dụng các phương pháp xử lý sau: Phương pháp xử lý cơ học;- Phương pháp xử lý hóa lý.
- Phương pháp xử lý sinh học.
- Trong các phương pháp trên, xử lý sinh học là phương pháp chính, các công trình xử lý sinh học thường được đặt sau các công trình xử lý cơ học, hóa lý.
- Biện pháp xử lý khí thải : Các hơi khí đặc thù phát sinh trong quá trình hoạt động chủ yếu gồm NH3, H2S, CH4.
- phát sinh từ các hoạt động bài tiết của gia súc, gia cầm, quá trình bốc hơi nước tiểu, phân thải, quá trình phân hủy vi sinh vật các hợp chất hữu cơ.
- Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm gây ra, ngoài công tác thu gom dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại còn sử dụng các biện pháp sau: Sử dụng chế phẩm vi sinh.
- Trồng cây xanh * Đề xuất các giải pháp quản lý, khắc phục ô nhiềm ở các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, những giải pháp quản lý cần tập trung vào những vấn đề như sau.
- Giải pháp quy hoạch, kế hoạch.
- Lập quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển trang trại chăn nuôi tập trung phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường của từng địa phương cụ thể.
- Sau khi đã lập quy hoạch và được phê duyệt cần xây dựng kế hoạch di chuyển các trang trại, gia trại đang hoạt động nằm sát hoặc xen kẽ trong khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao vào khu vực quy hoạch cách xa khu dân cư.
- 4 + Trên cơ sở đổi điền, dồn thửa, quy hoạch lại đất ruộng, thực hiện kế hoạch sử dụng đất, dành quỹ đất thích hợp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng có sản lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao và hướng mạnh cho xuất khẩu.
- Khuyến khích các hộ chăn nuôi chuyển đổi dần phương thức chăn nuôi từ chăn nuôi nhỏ, phân tán sang chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung.
- Hạn chế và dừng hoạt động của các cơ sở chăn nuôi lẫn trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại vừa và nhỏ.
- Đối với vùng đồng bằng tập trung chỉ đạo phát triển mô hình chăn nuôi lợn ngoại gắn với các xí nghiệp chế biến.
- Chú trọng quy hoạch để dành đất cho chăn nuôi trâu, bò.
- cho xây dựng các trang trại quy mô lớn và đầu tư các công trình xử lý chất thải chăn nuôi.
- Giải pháp về khoa học, kỹ thuật.
- Nâng cao hiệu quả ứng dụng KH&CN trong xử lý môi trường ở các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm như: Nghiên cứu những vấn đề bất cập trong việc ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi (hầm biogas, chế phẩm sinh học, mô hình VAC.
- Đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu cơ bản, lựa chọn và ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải phù hợp với quy mô điều kiện kinh tế của các trang trại, gia trại và điều kiện tự nhiên của từng vùng.
- Tổ chức các lớp tập huấn đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, quản lý chất thải chăn nuôi cho các chủ trang trại/ gia trại.
- Xây dựng các mô hình trang trại/gia trại có công nghệ xử lý chất thải điển hình từ đó rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trên toàn tỉnh.
- Tổ chức tham quan học tập cho các chủ trang trại/gia trại tại các địa phương có các mô hình, công nghệ xử lý chất thải trang trại điển hình, làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ xử lý chất thải vật nuôi trong các điều kiện môi trường sinh thái khác nhau, quy mô sản xuất khác nhau.
- 5 + Khuyến khích sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp cho nghiên cứu khoa học về các công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi.
- d) Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, đề tài đã tiến hành phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu kết hợp với điều tra, khảo sát thực tế.
- Bên cạnh đó, đề tài đã tiến hành xây dựng các mẫu phiếu điều tra cho các hộ gia đình, cơ quan quản lý nhà nước cấp xã, cấp huyện và điều tra hiện trạng, phỏng vấn các hộ, người lao động, chính quyền địa phương để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở các trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
- e) Kết luận Nhiều năm qua, đi đôi với việc phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, Thanh Hoá cũng đã quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ khí sinh học Biogas và chế phẩm sinh học, phát triển mô hình VAC.
- nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trươờng chăn nuôi.
- Đề tài đã điều tra 1.773 trang trại, gia trại, trong đó có 253 trang trại và 1520 gia trại.
- Đồng bằng có 140 trang trại, 784 gia trại.
- miền núi và trung du có 11 trang trại, 151 gia trại.
- vùng ven biển có 102 trang trại và 585 gia trại.
- Tỉ lệ các trang trại, gia trại sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi chiếm 34,4%, trong đó hầm biogas đủ thể tích xử lý chất thải chiếm 46%.
- Số trang trại, gia trại sử dụng thuốc sát khuẩn, khử trùng và men vi sinh xử lý mùi hôi phát sinh do hoạt động chăn nuôi gây ra chỉ chiếm 27,7%.
- Số lượng các trang trại, gia trại có chất thải chăn nuôi không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường chiếm tỉ lệ không phải nhỏ (11,2.
- Còn lại, các trang trại, gia trại sử dụng chất thải chăn nuôi để làm phân bón, nuôi cá.
- Tuy nhiên, phần lớn các trang trại, gia trại phát triển tự phát, không có quy hoạch.
- suất đầu tư xây dựng hầm biogas, hệ thống chuồng trại và các công trình xử lý chất thải của các trang trại xây dựng chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả xử lý thấp.
- Theo kết quả phân tích chất lượng môi trường của 50 trang trại, gia trại trên địa bàn toàn tỉnh, hầu hết nước thải từ các trang trại, gia trại chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra môi trường đều bị ô nhiễm nặng bởi các chỉ tiêu COD, BOD5, SS, Coliform.
- Chất thải chăn nuôi không được thu gom, xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí, 6 nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhân dân trong khu vực.
- Đề tài đã đánh giá được thực trạng môi trường và hiệu quả áp dụng các công nghệ xử lý môi trường các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Đã đề xuất được các giải pháp về công nghệ như áp dụng công nghệ khí sinh học biogas kết hợp bể yếm khí, hồ sinh học và bể khử trùng.
- hoặc công nghệ khí sinh học biogas kết hợp bể aroten cao tải, bể lắng và bể khử trùng.
- hoặc công nghệ khí sinh học biogas kết hợp thiết bị lọc sinh học, bể lắng cặn và bể khử trùng để xử lý chất thải chăn nuôi.
- Đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường ở các trang trại và gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt