« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu ứng dụng các loài thực vật thủy sinh ở tỉnh Vĩnh Phúc trong xử lý nước thải.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng các loài thực vật thủy sinh ở tỉnh Vĩnh Phúc trong xử lý nước thải”.
- Lý do chọn đề tài Xử lý nước thải bằng công nghệ sử dụng thực vật thủy sinh đã và đang được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới với ưu điểm là rẻ tiền, dễ vận hành đồng thời mức độ xử lý ô nhiễm cao.
- Đây là giải pháp công nghệ xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường, cho phép đạt hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định, đồng thời làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trường, hệ sinh thái của địa phương.
- Sinh khối thực vật, bùn phân hủy, nước thải sau xử lý còn có giá trị kinh tế.
- Do vậy, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các loài thực vật thủy sinh ở tỉnh Vĩnh Phúc trong xử lý nước thải” được thực hiện với mong muốn tìm hiểu giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện địa phương.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu ứng dụng các loài thực vật thủy sinh bản địa nhằm xử lý nước thải sinh hoạt tại các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Nước thải: Mẫu nước nghiên cứu được lấy tại khu vực tập trung nước thải (áp dụng công nghệ Bastaf) từ tuyến cụm dân cư thôn Cổ Tích, xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thực vật: Chọn 07 loại thực vật thủy sinh phổ biến trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là: Thủy Trúc, Bèo Tây, Phát Lộc, Bèo cái, Khoai nước, Chuối hoa, Ngổ trâu.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Đã lựa chọn được các loại thực vật thủy sinh phổ biến trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đã đánh giá được hiệu quả xử lý nước thải của mỗi loại cây.
- Đã đề xuất được dây chuyền công nghệ xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh phù hợp với điều kiện địa phương.
- Đánh giá được hiệu quả thực hiện dự án và đề xuất được phương án vận hành và quản lý hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại địa phương.
- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thực nghiệm.
- Xử lý số liệu.
- Kết luận Đề tài nghiên cứu này đã đáp ứng được với mục tiêu ban đầu là đánh giá khả năng xử lý của các loại thực vật khác nhau.
- Lựa chọn các loại thực vật thủy sinh phù hợp xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất được mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô thôn (200 hộ - 1.000 dân).
- Từ đó, đánh giá được hiệu quả thực hiện dự án và đề xuất phương án vận hành và quản lý hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại địa phương

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt