Academia.eduAcademia.edu
MỞ ĐẦU Trong cuộc sống ngày nay, thuốc là một mặt hàng không thể thiếu đối với mỗi người và luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu cả về thành phần, chất lượng và giá cả. Sự xuất hiện của nhà nước trong việc quản lý giá thuộc là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc quản lý nhà nước vè giá thuốc và nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này, nên trong giới hạn bài tập học kỳ, em lựa chọn đề bài số 3 “Phân tích quy định pháp luật về quản lý nhà nước về giá thuốc phòng, chống bệnh cho người”. Bài làm còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài của em được hoàn thiện hơn. NỘI DUNG Tổng quan về giá Khái niệm và đặc điểm về giá Giá và một khái niệm khá rộng và đứng trên mỗi lĩnh vực khác nhau lại có một quan điểm khác về giá. Trong các biến số của marketing – mix chỉ có biến số giá cả là trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế. Theo quan niệm của người mua thì giá cả là số lượng tiền mà họ phải trả để nhận được một số lượng hàng hoá hay dịch vụ nhất định để có thể sử dụng hay chiếm hữu hàng hoá hay dịch vụ đó. Còn theo quan điểm của người bán thì giá cả là phần thu nhập hay doanh thu mà họ nhận được khi tiêu thụ một đơn vị hay số lượng sản phẩm nhất định. Giá cả mang nhiều tên gọi khác nhau. Theo học thuyết giá trị của Mác thì giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện nhiều mối quan hệ lớn trong nền kinh tế. Cùng quan điểm này, Luật giá 2012 đưa ra khái niệm về giá như sau: “Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định” Đằng sau của những tên gọi đó, các hiện tượng giá cả luôn mang một ý nghĩa chung là lợi ích kinh tế bằng tiền. Giá bao gồm các đặc trưng sau: Thứ nhất, giá thị trường được hình thành trong quan hệ mua bán và được các bên chấp nhận, nó thể hiện mối quan hệ trực tiếp trong hành vi giữa người mua và người bán và sự thừa nhận trực tiếp từ thị trường về những sản phẩm được đưa ra trao đổi. Thứ hai, giá cả là công cụ để giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa người mua và người bán. Bởi vì đối với người mua thì giá cả là các căn cứ trực tiếp giữa cái được và cái mất khi họ muốn sử dụng hay chiếm hữu nó, còn đối với người bán, giá cả là căn cứ trực tiếp đến doanh thu hoặc thu nhập Thứ ba, giá được xác định tại một thời điểm nhất định, địa điểm nhất định. Vai trò của giá Giá là vấn đề nhạy cảm và phức tạp của mọi nền kinh tế đối với mỗi quốc gia. Giá là phương tiện tính toán các chi phí. Tất cả người bán đều mong muốn đạt được lợi nhuận và muốn có lợi nhuận cao cần có công cụ tính toán chi phí đã bỏ ra – Giá. Có thể nói rằng giá quyết định đến lợi nhuận. Giá là đòn bẩy kinh tế khá hữu hiệu. Giá cả là một trong những thông tin đáng tin cậy để định hướng sản xuất, đầu tư; đồng thời để giám sát sản xuất, phát hiện hiệu quả của sản xuất, cung cấp những thông tin có căn cứ về hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng mặt hàng; tác động làm thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, tổ chức sắp xếp lại sản xuất dưới sự kiểm soát của thị trường.  Giá cả giúp phân phối lại thu nhập trong xã hội. Giá cả là lợi ích kinh tế, nên nó có tác động mạnh đến việc đổi mới công nghệ kỹ thuật, tăng năng suất, hạ giá thành, khuyến khích sản xuất phát triển, góp phần tích cực vào việc phân bổ nguồn lực của đất nước; phân phối và phân phối lại sản phẩm trong nền kinh tế. Qua đó, phân phối lại thu nhập nhập tùy theo nhu cầu của người dân. Quy định của pháp luật việt nam về quản lý giá thuốc phòng, chống bệnh cho người Nguyên tắc quản lý giá thuốc phòng, chống bệnh cho người. Thuốc là một mặt hàng tiêu dùng cần thiết và quan trọng đối với con người hằng ngày, thuốc là hàng hóa không thể thay thế được nên nó khá nhạy cảm và dễ làm phát sinh những tiêu cực ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, nhất là về giá thuốc. Do đó, sự quản lý nhà nước về giá thuốc phòng, chống bênh cho nguowiflaf vô cùng cần thiết. Vì vậy, xét trên quá trình dài áp dụng Luật Dược 2005, nhận ra được những bất cập và năm 2016, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Dược 2016 với nhiều đổi mới tiến bộ. Trong đó, quy định về nguyên tắc quản lý giá thuốc tại điều 106 như sau: “1. Quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật. 2. Bảo đảm công khai, minh bạch giá thuốc khi lưu hành thuốc trên thị trường. 3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước. 4. Thực hiện các biện pháp bình ổn giá và sử dụng các biện pháp khác để quản lý giá thuốc phù hợp với Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.” Nguyên tắc trên hoàn toàn phù hợp với bối cảnh thị trường ngày nay, khi đất nước đang hội nhập hóa thì việc các loại thuốc ngoại càng được ưa chuộng hơn, do đó nhà nước cho phép các chủ thể kinh doanh được tự do định qía dựa trên thành phần, xuất xứ, giá nhập khẩu, … Tuy nhiên, mọi sự tự do vẫn năm ftrong khuôn khổ pháp luật nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên. Nội dung quản lý nhà nước về giá thuốc phòng, chống bệnh cho người Về thẩm quyền và trách nhiệm quản lý giá thuốc, luật Dược 2016 quy định: 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giá thuốc. 2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc tại địa phương. Các cơ quan nhà nước phối hợp chặt chẽ với nhau dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ để quản lý giá thuốc thật chặt chẽ và có hiệu quả. Bên cạnh đó, pháp luật cũng đặt ra trách nhiệm cụ thể đối với các cơ quan nhà nước trong việc quản lý giá thuốc phòng, chống bênh cho người. Theo điều Luật Dược 2016, nhà nước quản lý giá thuốc phòng, chống bệnh cho người bằng các biện pháp sau: Thứ nhất, đấu thầu thuốc dự trữ quốc gia theo quy định của Luật đấu thầu và pháp luật về dự trữ quốc gia; đấu thầu thuốc mua từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập theo quy định của Luật đấu thầu. Đấu thầu hoặc đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với thuốc phục vụ chương trình Mục tiêu quốc gia, quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo quy định của pháp luật về cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích. Thứ hai, kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường và kê khai lại khi thay đổi giá thuốc đã kê khai. Kê khai giá thuốc là biện pháp quản lý trực tiếp và hiệu quả nhất của nhà nước. Các chủ thể kinh doanh thuốc phải tiến hành lập hồ sơ kê khai giá thuốc (quy định chi tiết tại điều 130, 54/2017/NĐ-CP) và nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra rà soát. Cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc, người có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, kiểm soát về giá thuốc nếu phát hiện cơ sở kinh doanh thuốc vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc thì xử lý, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.(quy định chi tiết tại mục 1, chương VIII, 54/2017/NĐ-CP) Thứ ba, niêm yết giá bán buôn, bán lẻ thuốc bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược; in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác. Sau khi kê khai tại cơ quan nhà nước, các chủ thể kinh doanh phải niêm yết giá thuốc bán buốn và bán lẻ tại các cơ sở. Đồng thời, không được bán giá cao hơn giá thuốc đã niêm yết. Thứ tư, thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định của Luật giá. Thuốc phòng chống bệnh cho người thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu là một trong hàng hóa thực hiện bình ổn giá khi có biến động bất thường về giá hoặc mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội. Trong mỗi thời kì, mỗi trường hợp nhất định, nhà nước áp dụng thích hợp một trong các biện pháp bình ổn giá quy định tại điều 17, Luật giá 2012. Thứ năm, thực hiện hình thức đàm phán giá đối với gói thầu mua thuốc, dược liệu chỉ có từ 01 đến 02 nhà sản xuất, thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền, thuốc có hàm lượng không phổ biến và trường hợp đặc thù khác. Thứ sáu, quy định thặng số bán lẻ tối đa đối với thuốc bán tại cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Giá bán lẻ tại cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm giá mua vào ghi trên hóa đơn và thặng số bán lẻ tính bằng mức thặng số bán lẻ nhân với giá mua vào. Tính theo công thức sau: Giá bán lẻ = Giá mua vào + Mức thặng số bán lẻ (%) × Giá mua vào. Cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được mua thuốc trúng thầu của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thuốc đã trúng thầu được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế trong vòng 12 tháng tính đến trước thời điểm mua thuốc với giá mua vào. Bên cạnh đó, mức thặng số bán lẻ của các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cao hơn mức thặng số bán lẻ tối đa như sau: Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 15%; Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 1.000 đồng đến 5.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 10%; Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 5.000 đồng đến 100.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 7%; Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 5%; Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất trên 1.000.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 2%. KẾT LUẬN Với vai trò quan trọng của thuốc đối với đời sống con người, sự quản lý của nhà nước đối với mặt hàng tiêu dùng này, nhất là giá thuốc là vô cùng thiết thực. Bên cạnh sự quản lý chặt chẽ đó là những quy định đổi mới mang tính khuyến khích các chủ thể kinh doanh thuốc phát triển và mang đến những loại thuốc tốt hơn nữa cho con người, đảm bảo sức khỏe và lợi ích cho con người. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ công thương – Cục quản lí cạnh tranh, Hỏi đáp về Pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam và WTO, NXB Lao động – xã hội, 2008 Luật Dược 2016 Luật Giá 2012 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược Nghị định số 177/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá Quy định mới về giá thuốc, Tạp chí tài chính, ngày 19/5/2017 (http://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/quy-dinh-moi-ve-quan-ly-gia-thuoc-113925.html) MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1 I. Tổng quan về giá 1 1. Khái niệm và đặc điểm về giá 1 2. Vai trò của giá 2 II. Quy định của pháp luật việt nam về quản lý giá thuốc phòng, chống bệnh cho người 2 1. Nguyên tắc quản lý giá thuốc phòng, chống bệnh cho người. 2 2. Nội dung quản lý nhà nước về giá thuốc phòng, chống bệnh cho người 3 KẾT LUẬN 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 8