Academia.eduAcademia.edu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  KHAMSENG BUALAPHANH HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP CỦA NƯỚC CHDCND LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2017 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  KHAMSENG BUALAPHANH HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP CỦA NƯỚC CHDCND LÀO Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Bùi Tiến Hanh 2. PGS.,TS. Nhữ Trọng Bách HÀ NỘI, NĂM 2017 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu độc lập do tôi thực hiện và hoàn thành. Các số liệu, tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng và tác giả đã ghi trong danh mục tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên đây. Hà Nội, ngày …. tháng …… năm 2017 Nghiên cứu sinh Khamseng BUALAPHANH Viết thuê luận văn thạc isĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNH : Công nghiệp hóa CPS : Champasack ĐHCL : Đại học công lập ĐHQG : Đại học quốc gia GDĐT : Giáo dục và đào tạo GDĐH : Giáo dục đại học GDTT : Giáo dục và thể thao HĐH : Hiện đại hóa KHCN : Khoa học công nghệ KH : Kế hoạch KTXH : Kinh tế - xã hội NCKH : Nghiên cứu khoa học NCL : Ngoài công lập NDCM : Nhân dân cách mạng NKH : Ngoài kế hoạch NSNN : Ngân sách nhà nước NTC : Nguồn tài chính ODA : Vốn hỗ trợ phát triển SPNV : Souphanouvong SVNK : Savanhnakheth Viết thuê luận văn thạc iisĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG v MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 17 1.1. Tổng quan về GDĐH 17 1.1.1. Khái niệm GDĐH 17 1.1.2. GDĐH trong hệ thống giáo dục quốc gia 20 1.1.3. Đặc điểm của GDĐH 22 1.1.4. Vai trò của giáo dục ĐHCL 24 1.2. Huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL 29 1.2.1. Khái niệm tài chính và NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL 29 1.2.2. Huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL 31 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL 40 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL 44 1.3.1. Kinh nghiệm huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL của một số nước trên thế giới 44 1.3.2. Một số bài học huy động các NTC phát triển giáo dục ĐHCL rút ra cho CHDCND Lào 55 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC CHDCND LÀO 59 Viết thuê luận văn thạciiisĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2.1. Tổng quan thực trạng giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào 59 2.2. Thực trạng huy động NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào 2.2.1. Thực trạng đầu tư từ NSNN cho giáo dục ĐHCL 68 68 2.2.2. Thực trạng huy động nguồn viện trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế 77 2.2.3. Thực trạng huy động NTC từ thu học phí giáo dục ĐHCL 81 2.2.4. Thực trạng huy động NTC từ thu các hoạt động dịch vụ giáo dục ĐHCL 87 2.3. Đánh giá thực trạng huy động NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL của nước CHDCND Lào 89 2.3.1. Những kết quả đạt được của thực trạng huy động các NTCcho phát triển giáo dục ĐHCL 89 2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của thực trạng huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL 93 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của thực trạng huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL 97 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC CHDCND LÀO 103 3.1 Quan điểm và định hướng huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào 103 3.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển giáo dục ĐHCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 103 3.1.2. Quan điểm và định hướng huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 110 3.2. Giải pháp huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào Viết thuê luận văn thạcivsĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 118 3.2.1. Nhóm giải pháp huy động NTC từ NSNN đầu tư cho giáo dục ĐHCL 118 3.2.2. Nhóm giải pháp huy động NTC hỗ trợ phát triển của nước ngoài và các tổ chức quốc tế 122 3.2.3. Nhóm giải pháp huy động NTC từ thu học phí cho phát triển giáo dục ĐHCL 124 3.2.4. Nhóm giải pháp huy động NTC từ phát triển các hoạt động dịch vụ của các trường ĐHCL 129 3.2.5. Nhóm các giải pháp khác 133 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp 134 KẾT LUẬN 138 DANH MỤC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN vii DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO viii Viết thuê luận văn thạc vsĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 1.1 Suất thu lợi của GDĐH 26 2.1 Số trường ĐHCĐ của nước CHDCND Lào 2010 - 2015 59 2.2 Số trường đại học theo loại hình sở hữu 60 2.3 Số giảng viên các trường ĐHCĐ giai đoạn 2010 - 2015 62 2.4 Chi NSNN cho giáo dục ở nước CHDCND Lào 71 2.5 Chi thường xuyên NSNN của GDĐH giai đoạn 2010 - 2015 74 2.6 Kết quả huy động nguồn ODA cho giáo dục ở CHDCND Lào 2.7 Số thu học phí của các trường ĐHCL ở nước CHNCND Lào 2.8 2.10 84 Số liệu sinh viên của các trường ĐHCL nước CHDCND Lào 2.9 79 85 Thu học phí so với chi NSNN cho ĐHCL nước CHDCND Lào 86 Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp của các trường ĐHCL 88 Viết thuê luận văn thạcvisĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ 2.1 Chi NSNN cho GDĐH so với GDP và tổng chi NSNN cho giáo dục 2.2 73 Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục ĐHCL giai đoạn 2010 - 2015 2.3 Trang 75 Kết quả huy động nguồn ODA cho giáo dục ở CHDCND Lào Viết thuê luận văn thạcvii sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 80 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án GDĐH có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến sự phát triển KTXH của một quốc gia. Trong thời đại toàn cầu hóa, kinh tế tri thức và sự phát triển nhanh chóng của KHCN, nhất là công nghệ thông tin như hiện nay, thì giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng được coi là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển giáo dục một cách đúng đắn, thích hợp với đặc điểm văn hóa, trình độ KTXH và nhu cầu của thị trường sức lao động, hội nhập thành công vào quá trình toàn cầu hóa được coi là ưu tiên hàng đầu trong hệ thống chính sách công của tất cả các quốc gia. Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển KTXH của đất nước, Nghị quyết về phát triển giáo dục của nước CHDCND Lào đã chỉ rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân… đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước các chương trình, kế hoạch phát triển KTXH [47]. Trong bối cảnh hiện nay, có nhiều vấn đề đã trở nên hết sức cấp bách cần nghiên cứu tìm kiếm giải pháp để tháo gỡ đối với GDĐH của nước CHDCND Lào. NSNN tính trên đầu sinh viên giảm xuống rất nhanh; một mặt, tạo ra nguy cơ giảm sút chất lượng đào tạo; mặt khác, buộc phải tăng học phí làm giảm khả năng tiếp cận GDĐH của người dân, làm trầm trọng thêm vấn đề công bằng trong GDĐH. Quy mô và sự đa dạng GDĐH sẽ vượt quá khả năng quản lý và tầm kiểm soát của Nhà nước nếu không đổi mới mạnh mẽ cách thức quản lý. Nhiều vấn đề rất cơ bản của GDĐH vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo như chiến lược hội nhập toàn cầu hóa về GDĐH; chính sách du học; tổ chức phân tầng GDĐH; hiệu quả và hiệu suất trong GDĐH; chính sách chia sẻ chi phí giữa Nhà nước, người học và cộng đồng; chính Viết thuê luận văn thạc 1sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 sách học bổng, học phí, đảm bảo công bằng xã hội trong GDĐH; chính sách tài chính đối với các trường ĐHCL… Có thể nói rằng, việc huy động các NTC cho phát triển GDĐH nói riêng và nghiên cứu, thiết kế các chính sách công về GDĐH nói chung đã thực sự trở thành một nhu cầu hết sức cấp bách. Với xu thế phát triển mạnh mẽ nền kinh tế tri thức trên thế giới, tiến trình xã hội hóa giáo dục ngày càng được đẩy mạnh, sự cạnh tranh giữa các cơ sở GDĐH khác, buộc các trường ĐHCL ở nước CHDCND Lào phải nghiên cứu, đổi mới hoạt động GDĐT một cách hiệu quả để thực hiện sứ mệnh được giao. Để thực hiện được những nhiệm vụ đó, NTC phục vụ cho các hoạt động giáo dục của các trường ĐHCL trở nên quan trọng. Trong điều kiện khả năng của NSNN còn hạn chế, bên cạnh việc tăng cường tính tự chủ của các trường ĐHCL thì cần thiết phải xây dựng một cơ chế, một hành lang pháp lý cho các trường huy động được các NTC nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và phục vụ phát triển các hoạt động của trường. Chính vì vậy, huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL là vấn đề thời sự cấp thiết nhằm thực hiện mục tiêu phát triển GDĐH ở nước CHDCND Lào. Xuất phát từ lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài:“Huy động NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào” làm chủ đề nghiên cứu của luận án tiến sĩ. 2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 2.1. Các nghiên cứu trong nước Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế, đổi mới quản lý NSNN ở nước CHDCND Lào đã được Đảng NDCM và Chính phủ CHDCND Lào đặc biệt quan tâm. Chính yếu tố này đã thúc đẩy các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế nói chung và tài chính công nói riêng đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp thích hợp nhằm Viết thuê luận văn thạc 2sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào. 2.1.1. Các bài bào, tạp chí Có nhiều bài báo được đăng tải trên tạp chí của ngành Tài chính Lào xuất bản hàng tháng bàn luận về vấn đề phân cấp NSNN và quản lý chi NSNN cho giáo dục nói chung, tiêu biểu như: “Đổi mới phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Luangnamtha” của tác giả Khamkeo Chanthavong đăng trên Tạp chí Tài chính tháng 4/2010; “Tăng cường quản lý chi ngân sách Thành phố Viêng chăn” của tác giả Khamtanh Phommaseng đăng trên Tạp chí Tài chính tháng 2/2009; “Đổi mới cách thức phân bổ kinh phí NSNN cho giáo dục phổ thông ở CHDCND Lào” của tác giả Sisouphan đăng trên Tạp chí Tài chính tháng 5/2011…[21]. Điểm chung nhất của các bài báo là chủ yếu đề xuất những ý kiến mang tính tác nghiệp gắn liền với vị trí mà các tác giả đang phải thực thi trách nhiệm trong quản lý NSNN ở một ngành, hay ở một địa phương cụ thể. Do vậy, những thông tin từ quản lý NSNN trên một giác độ nào đó của thực tiễn ở mỗi địa phương hay mỗi ngành đã được trình bày có giá trị tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách về quản lý NSNN ở Bộ Tài chính CHDCND Lào, hay các quan chức trong bộ máy Chính phủ có trách nhiệm trong quản lý kinh tế của đất nước. Mặt khác, đây cũng là diễn đàn thể hiện tính dân chủ trong luận bàn, đánh giá và tham vấn chính sách về quản lý NSNN một cách rộng rãi, thể hiện quan điểm phát huy dân chủ của Chính phủ trong quản lý kinh tế nói chung và NSNN nói riêng. Tuy nhiên, hàm lượng nghiên cứu mang tính lý luận và những đòi hỏi trình bày phải có tính lôgic cho các đề xuất, kiến nghị hoặc các luận giải về hiện tượng đã và đang diễn ra trong thực tiễn gắn với huy động các NTC cho phát triển GDĐH vẫn là một khoảng trống chưa được nghiên cứu cụ thể và chuyên sâu; đặc biệt là nghiên cứu về đầu tư từ NSNN cho giáo dục ĐHCL. 2.1.2. Các luận án và luận văn thạc sĩ Viết thuê luận văn thạc 3sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 (1) Khamphuvieng Nanthavong (2011), luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài ‘‘Giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho phát triển GDĐH ở Lào’’, Học viện Tài chính [12]. Tác giả cho rằng đầu tư cho GDĐT là đầu tư cho con người, là động lực trực tiếp của sự phát triển KTXH. Nhưng đầu tư cho GDĐT là rất tốn kém, là một gánh nặng đối với các nước đang phát triển trong đó có Lào, mà hiệu quả nó mang lại không thể thấy ngay được. Vì vậy, việc khai thác sử dụng các NTC cho GDĐT có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phát triển GDĐH ở Lào trong giai đoạn hiện nay. Thông qua những vấn đề về lý luận và thực trạng huy động NTC cho GDĐH Lào, luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau: - Hệ thống các lý luận cần nghiên cứu về huy động NTC phải theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, giảm dần tình trạng bao cấp, tăng cường huy động NTC ngoài NSNN. - Phân tích thực trạng huy động NTC cho GDĐH ở Lào và đưa ra kết luận NTC cho GDĐH chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quy mô sinh viên và các điều kiện đảm bảo chất lượng GDĐH; nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chúng ta chưa xác lập được một cách đầy đủ cơ chế, chính sách phù hợp để huy động NTC cho phát triển GDĐH. - Đề xuất 5 nhóm giải pháp lớn nhằm tăng cường huy động các NTC để phát triển GDĐH ở Lào. Những giải pháp đưa ra được giải quyết đồng bộ trên nhiều phương diện. Tuy vậy, huy động các NTC cho phát triển GDĐH ở nước CHDCND Lào là vấn đề rộng lớn và phức tạp, vì vậy khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu là nghiên cứu sâu thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về GDĐH và huy động các NTC cho phát triển GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng ở nước CHDCND Lào. (2) Pangthong Luangvanxay (2011), luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài “Phân cấp quản lý NSNN ở CHDCND Lào - Thực trạng và giải pháp”, Học Viết thuê luận văn thạc 4sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 viện Tài chính [16]. Tác giả luận án chọn cách tiếp cận đổi mới quản lý NSNN ở nước CHDCND Lào theo hướng gắn kết với đổi mới về thể chế. Những thành công nổi bật của luận án là: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân cấp quản lý NSNN và thống nhất nhận thức phân cấp quản lý NSNN nhất thiết phải gắn kết chặt với mục tiêu và các yêu cầu của phân cấp quản lý về KTXH. - Phân tích và làm sáng tỏ được mô hình phân cấp quản lý NSNN ở nước CHDCND Lào 1986 - 2009 qua 4 giai đoạn gắn liền với những thay đổi về cơ chế phân cấp quản lý về KTXH qua mỗi giai đoạn đó. - Đề xuất 06 nhóm giải pháp nhằm tăng cường phân cấp quản lý NSNN ở nước CHDCND Lào giai đoạn 2010 - 2015. Thành công của luận án là không thể phủ nhận, nhưng những vấn đề lý luận và thực tiễn mới chỉ được nhìn nhận trên giác độ phân cấp về quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi gắn với cơ quan công quyền các cấp ở nước CHDCND Lào; trong đó có phân cấp nhiệm vụ chi NSNN cho giáo dục và GDĐH. Khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu thêm là trách nhiệm của chính các cơ quan công quyền các cấp đó trong việc sử dụng công cụ NSNN để thúc đẩy sự phát triển KTXH đã được phân cấp quản lý; đặc biệt là quản lý NSNN đầu tư cho giáo dục và giáo dục ĐHCL. (3) Phanxay Thammasith (2011), luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài “Giải pháp thực hiện cân đối NSNN ở CHDCND Lào giai đoạn 2011 - 2015”, Học viện Tài chính [17]. Tác giả luận án có cách tiếp cận nghiên cứu về NSNN ở CHDCND trên giác độ cân đối với những thành công đáng ghi nhận: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cân đối NSNN trên các giác độ cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cân đối ở tầm vĩ mô theo cơ cấu ngành kinh tế. - Phân tích thực trạng cân đối thu và chi NSNN, khả năng gây ra các tác động của nó tới sự phát triển KTXH ở nước CHDCND Lào những năm 1999 - 2010. Viết thuê luận văn thạc 5sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 - Đề xuất hệ thống các giải pháp gồm 03 nhóm theo cách tiếp cận từ hoàn thiện chính sách quản lý thu và chi, hoàn thiện về nguyên tắc và phương pháp cân đối, hoàn thiện về tổ chức các biện pháp mang tính nghiệp vụ để cân đối thu và chi NSNN giai đoạn 2011 - 2015. Do quá quan tâm đến các số liệu về cân đối thu, chi nên mối quan hệ ràng buộc tất yếu giữa cân đối thu, chi NSNN với các cân đối lớn trong nền kinh tế lại chưa được tác giả của bản luận án khai thác và làm sáng tỏ; đặc biệt là cân đối NSNN phân bổ đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. (4) Souvankham Soumphonphakdy (2014), luận án tiến sĩ kinh tế “Đổi mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KTXH ở CHDCND Lào”, Học viện Tài chính [22]. Tác giả luận án đã tập trung đề cập các vấn đề lý luận về chi NSNN và tác động của cơ cấu chi NSNN đối với sự phát triển KTXH. Thực tiễn cơ cấu chi NSNN và sự tác động tới việc phát triển KTXH tại CHDCND Lào giai đoạn 2001 - 2012 cũng đã được luận án làm rõ; từ đó, đề xuất các giải pháp về đổi mới cơ cấu chi NSNN trong giai đoạn tới. Khoảng trống là trong cơ cấu chi NSNN thì ưu tiên chi cho phát triển giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL cần được nghiên cứu làm rõ thêm cả về lý luận và thực tiễn. 2.2. Các nghiên cứu ngoài nước 2.2.1. Giáo trình, sách tham khảo và chuyên khảo (1) Paul A. Samuelson (1989), cuốn sách “Kinh tế học”, Nxb Quan hệ quốc tế [15], đề cập một số nội dung về chi NSNN; song nhiều nội dung có liên quan đến quản lý chi NSNN chưa được cuốn sách này đề cập và làm rõ, chẳng hạn qui trình quản lý chi NSNN, tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN, nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN. Hơn nữa, tác giả chủ yếu đề cập đến vấn đề quản lý chi NSNN tại Mỹ từ những năm 1970, nên các vấn đề lý luận rút ra từ cuốn sách này chỉ có ý nghĩa tham khảo nhất định về lý luận và ít có khả năng vận dụng trong điều kiện hiện nay bởi bối cảnh kinh tế trong Viết thuê luận văn thạc 6sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 nước và quốc tế chi phối đến hoạt động của NSNN đã có nhiều biến đổi; đặc biệt là đầu tư từ NSNN cho giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. (2) Joseph Stiglitz (1995), cuốn sách “Kinh tế học công cộng”, Nxb Khoa học và Kỹ thuật [11], đề cập về các chương trình chi tiêu và quản lý NSNN; trong đó có vấn đề về chi tiêu cho GDĐH và các hình thức căn thiệp của Chính phủ. Tuy vậy, khoảng trống là phân bổ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL như thế nào thì cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn. (3) Trần Đình Ty (2002), cuốn sách “Quản lý Nhà nước về tài chính tiền tệ”, Nxb Lao động - Xã hội [20], đã đề cập tương đối có hệ thống vấn đề quản lý Nhà nước về tài chính - tiền tệ nói chung; trong đó có đề cập đến quản lý chi NSNN cho giáo dục. Tuy vậy, các vấn đề về quản lý chi NSNN nhìn chung mang tính chất nguyên lý, nhiều nội dung có liên quan chẳng hạn cơ cấu chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN và quản lý chi NSNN; nhưng quản lý chi NSNN đầu tư cho giáo dục ĐHCL… chưa được đề cập và làm rõ. (4) Vũ Thị Nhài (2007), cuốn sách “Quản lý tài chính công ở Việt Nam”, Nxb Tài chính [14], tác giả đã dành trọn chương 4 để đề cập phân tích vấn đề có tính chất lý thuyết về quản lý chi NSNN. Tuy vậy, một số nội dung có liên quan đến quản lý chi NSNN chưa được cuốn sách này đề cập, chẳng hạn như cơ cấu chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN, đặc biệt vấn đề quản lý chi NSNN cho phát triển giáo dục và giáo dục ĐHCL. 2.2.2. Các luận án tiến sĩ (1) Nguyễn Kim Dung (2002), luận án tiến sĩ với đề tài “Thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho GDĐH nhằm phát triển kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân [3]. Tác giả tập trung đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển GDĐH của Việt Nam; trong đó, thu hút và sử dụng vốn đầu tư từ Viết thuê luận văn thạc 7sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 NSNN là một nguồn thu quan trọng. Luận án là một tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả trong quá trình nghiên cứu viết luận án của mình, có nhiều nội dung lý luận về huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL, đặc biệt là giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào cần thiết phải được nghiên cứu sâu thêm và vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của CHDCND Lào. (2) Đặng Văn Du (2004), luận án tiến sỹ kinh tế với đề tài “Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam”, Học viện Tài chính [2]. Luận án hệ thống hóa và phân tích làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến hiệu quả đầu tư tài chính đối với đào tạo đại học; trong đó đầu tư từ NSNN là một thành tố quan trọng. Hơn nữa, các tư liệu phân tích được khảo sát trong giai đoạn trước năm 2003 nên giá trị tham khảo từ các kết luận rút ra của luận án này chỉ có ý nghĩa tương đối. Khoảng trống luận án chưa luận bàn là phân bổ NSNN đầu tư cho phát triển GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng - là nhiệm vụ nghiên cứu mà luận án của NCS phải làm rõ thêm. (3) Bùi Tiến Hanh (2007), luận án tiến sỹ kinh tế với đề tài “Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục Việt Nam”, Học viện Tài chính [5]. Luận án tập trung phân tích nguồn lực xã hội hóa và cơ chế tài chính xã hội hóa cho giáo dục nói chung và cho GDĐH nói riêng. Tác giả đã phân tích và đánh giá khá chi tiết các nội dung của cơ chế quản lý tài chính xã hội hóa giáo dục với những nhận định về những ưu điểm cũng như những hạn chế, bất cập của cơ chế quản lý tài chính chi NSNN cho giáo dục, cơ chế quản lý thu và sử dụng học phí, cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục công lập…. Những đóng góp mới của tác giả còn được thể hiện ở việc đưa ra các quan điểm định hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính đối với xã hội hóa giáo dục phù hợp với bối cảnh của nước CHXHCN Việt Nam đến năm 2020. Tuy vậy, khoảng trống mà luận án của NCS tiếp tục nghiên cứu và phát triển là huy động các NTC, bao gồm NSNN và ngoài NSNN đầu tư cho phát triển giáo Viết thuê luận văn thạc 8sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 dục ĐHCL nói chung và giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào nói riêng. (4) Nguyễn Ngọc Hải (2008), luận án tiến sỹ “Hoàn thiện cơ chế chi NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng ở Việt Nam”, Học viện Tài chính [6]. Tác giả luận án đã hệ thống hóa và phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận có liên quan đến hàng hóa công, khẳng định vai trò của Nhà nước trong cung ứng hàng hóa công cộng. Thực trạng quản lý chi NSNN ở Việt Nam đã được luận án phân tích khá chi tiết, là tư liệu tham khảo tốt cho tác giả để triển khai luận án của mình. Tuy vậy, do Luận án chủ yếu đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn về chi NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài rất rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến cung cấp các hàng hóa công cộng của nền kinh tế. Vì vậy, phân bổ NSNN đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng vẫn là khoảng trống mà luận án của NCS cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ. (5) Bùi Phụ Anh (2015), luận án tiến sĩ với đề tài “Điều chỉnh cơ cấu tài chính đầu tư cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam”, Học viện Tài chính [1]. Tác giả hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm, phân loại và vai trò của GDĐH; tài chính, cơ cấu tài chính đầu tư cho giáo dục ĐHCL, tác động của cơ cấu tài chính đầu tư đến giáo dục ĐHCL và các chỉ số đánh giá hiệu quả phối kết hợp các nguồn tài chính đầu tư cho GDĐH. Đồng thời, tác giả tổng hợp, phân tích thực trạng cơ chế tài chính và cơ cấu tài chính đầu tư cho giáo dục ĐHCL, tác động của cơ cấu tài chính đến sự phát trển của giáo dục ĐHCL ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2012; rút ra những kết luận về kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 3 quan điểm, 10 giải pháp với 2 kịch bản và điều kiện thực hiện các giải pháp điều chỉnh cơ cấu tài chính đầu tư cho giáo dục ĐHCL ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tuy vậy, luận án chưa đi sâu nghiên cứu về huy động các NTC để đầu tư cho giáo dục ĐHCL. Viết thuê luận văn thạc 9sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2.2.3. Các đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo (1) Lê Xuân Trường (2010), công trình NCKH cấp bộ với đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp GDĐT đại học và cao đẳng công lập”, Bộ Tài chính [18]. Tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình tổ chức cung cấp dịch vụ GDĐH và cơ chế quản lý tài chính đối với loại hình giáo dục này; trong đó, tập trung chủ yếu về quản lý chi NSNN cho GDĐH. Khoảng trống mà luận án của NCS cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm là huy động các NTC, bao gồm NSNN và ngoài NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào. (2) Nguyễn Trường Giang (2011), công trình NCKH cấp Bộ với đề tài “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở GDĐH ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 và định hướng 2020” [4]. Về lý luận tác giả đã nghiên cứu các nội dung liên quan đến tự chủ đại học và tự chủ tài chính đối với các cơ sở đại học, đặc biệt là các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ sở GDĐH. Về thực tiễn, tác giả nghiên cứu các nội dung cơ chế tự chủ tài chính và đánh giá mức độ hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ sở giáo dục ĐHCL ở Việt Nam trên các tiêu chí: tính hiệu lực, hiệu quả, công bằng, linh hoạt, sự thừa nhận của cộng đồng... Về giải pháp, tác giả đề xuất hệ thống các quan điểm, định hướng và các giải pháp mới, có giá trị thực tiễn nhằm đổi mới cơ chế quản lý tài chính của các trường ĐHCL ở Việt Nam, đặc biệt là các giải pháp: (i) Từng bước tính đủ chi phí đào tạo cần thiết trong học phí; (ii) Đa dạng hóa các NTC, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu và chuyển giao KHCN, tăng cường gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp; (iii) Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực từ NSNN… Công trình là tài liệu tham khảo hữu ích cho NCS nghiên cứu về các NTC và huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL của CHDCND Lào. (3) Bùi Đức Nam (2014), với đề tài “Tài chính đối với cơ sở giáo dục Viết thuê luận văn thạc10 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 ĐHCL: Những vấn đề cần tháo gỡ” [13], nghiên cứu về các NTC đầu tư cho GDĐH ở các nước trên thế giới như nguồn kinh phí NSNN, học phí, thu từ hợp đồng NCKH, hợp đồng đào tạo… các nguồn thu khác. Giữa các quốc gia khác nhau thì cơ cấu NTC có sự thay đổi, các nước phát triển phân bổ NSNN dành tới 90% cho giảng dạy, học phí và các nguồn khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cơ bản là nguồn từ NSNN và học phí dành cho GDĐH ở các nước này. Trong khi đó, ở nước CHDCND Lào đầu tư cho giáo dục ĐHCL cũng từ 3 nguồn; NSNN là chủ đạo, tiếp đến là nguồn học phí, nguồn thu khác còn hạn chế. Đặc biệt là thực hiện các chính sách tài chính ưu tiên cho GDĐH như thực hiện thí điểm kế hoạch chi tiêu trung hạn trong lĩnh vực GDĐH đối với một số cơ sở giáo dục ĐHCL trong thời kỳ ổn định 3 năm để các trường chủ động trong kế hoạch phân bổ, sử dụng ngân sách theo các mục tiêu ưu tiên. Chính sách học phí từng bước được xây dựng trên cơ sở chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học, căn cứ theo ngành nghề đào tạo, đối tượng đào tạo, hình thức đào tạo… Bên cạnh mặt tích cực, tác giả đã chỉ ra một số hạn chế như việc phân bổ NSNN chưa gắn với nhu cầu kinh phí cần thiết cho đảm bảo yêu cầu chất lượng, định mức phân bổ còn mang tính bình quân, chưa gắn với tiêu chí chất lượng và kết quả đầu ra, tiêu chí kiểm định chất lượng đào tạo chậm được xây dựng để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với NSNN được giao làm hạn chế động lực cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục ĐHCL. Nhìn chung các cơ sở giáo dục ĐHCL còn gặp khó khăn về hạn chế nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo và tái đầu tư phát triển… làm hạn chế đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Từ đó tác giả đã đề xuất việc cần thiết phải có cơ chế tài chính hợp lý, hiệu quả; đẩy mạnh mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong cung cấp dịch vụ của các cơ sở giáo dục ĐHCL gắn với nhu cầu xã hội như được quyết định giá dịch vụ trên cơ sở quy định khung giá tính đủ chi phí cần thiết cho đào tạo, được Nhà nước giao vốn bảo Viết thuê luận văn thạc11 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 toàn và phát triển vốn, được huy đông vốn và góp vốn liên doanh liên kết mở rộng cung cấp dịch vụ theo nhu cầu xã hội… Công trình là tài liệu tham khảo hữu ích cho NCS nghiên cứu về các NTC và huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL của CHDCND Lào. 2.3. Đánh giá chung và kết luận 2.3.1. Đánh giá chung các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Nhìn chung, các nghiên cứu đã hệ thống hóa, phân tích, minh chứng, khái quát và khẳng định GDĐH là một dịch vụ hay sản phẩm hàng hóa công cộng không thuần túy, phải mất chi phí đầu tư hay còn gọi là chi phí đào tạo trong hiện tại để có được thu nhập trong tương lai. Tuy nhiên, phần nhiều các nghiên cứu tập trung vào nội dung tài chính cho giáo dục nói chung, các nghiên cứu về tài chính cho GDĐH chủ yếu là những nghiên cứu phân tích tổng quan và chủ yếu là quản lý chi NSNN hoặc có nghiên cứu về huy động các NTC cho GDĐH thì có phạm vi không gian và thời gian không trùng với luận án của NCS. Trong bối cảnh, xu hướng phát triển KTXH, hội nhập quốc tế mạnh mẽ buộc GDĐH phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh, đặc biệt đối với các cơ sở giáo dục ĐHCL để tồn tại và phát triển bền vững. Nghiên cứu cơ chế, chính sách huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào nhằm mục đích hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng phân định rõ vai trò của Nhà nước và hộ gia đình hoặc người học, tự chủ và tự chịu tránh nhiệm của các trường ĐHCL, đáp ứng nhu cầu xã hội, phù hợp với bối cảnh phát triển KTXH, đảm bảo sức cạnh tranh và phát triển bền vững cho các trường ĐHCL và hệ thống giáo dục ĐHCL nói chung. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh, buộc các cơ sở GDĐH luôn phải nỗ lực không ngừng để vừa có thể thu hút được nhiều NTC từ phía Nhà nước, gia đình, xã hội và sử dụng hiệu quả các NTC có giới hạn đó để tồn tại và phát triển. Chính vì thế, nghiên cứu đề tài: “Huy động NTC cho phát triển Viết thuê luận văn thạc12 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào”, có giá trị lý luận và thực tiễn, đóng góp quan trọng cho việc hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động hiệu quả NTC đầu tư phát triển GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng ở nước CHDCND Lào; đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng GDĐH, đáp ứng nhu cầu xã hội và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển KTXH trong giai đoạn tới của nước CHDCND Lào. 2.3.2. Kết luận về khoảng trống nghiên cứu đề tài luận án Có thể nói, dưới nhiều góc độ khác nhau, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án đã phân tích khá toàn diện cơ chế quản lý tài chính, chính sách tài chính đối với GDĐH và tình hình tài chính của các cơ sở GDĐH, trong đó có giáo dục ĐHCL. Số lượng các nghiên cứu khá đồ sộ, tập trung nghiên cứu ở nhiều khía cạnh về quản lý tài chính, quản lý chi NSNN, huy động NTC ngoài NSNN… đầu tư cho phát triển giáo dục, GDĐH và giáo dục ĐHCL... Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu về huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào. Bảo đảm tài chính cho hoạt động của các cơ sở giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào trong điều kiện NSNN rất hạn hẹp và đòi hỏi nâng cao chất lượng đào tạo mang tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Đây chính là khoảng trống trong nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của đề tài luận án mà NCS tập trung giải quyết. Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp cả về lý luận và thực tiễn liên quan đến huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL nhằm góp phần đạt được mục tiêu, nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH ở các cơ sở giáo dục ĐHCL của nước CHDCND Lào trong những năm tới. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là xác lập các quan điểm, phương hướng và giải pháp có luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn nhằm huy động các NTC đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ĐHCL cả về quy mô, Viết thuê luận văn thạc13 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 cơ cấu và chất lượng ở nước CHDCND Lào. Bám sát mục tiêu nghiên cứu đề tài, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận án bao gồm: - Hệ thống, phân tích góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về giáo dục ĐHCL vàhuy động các NTCcho phát triển giáo dục ĐHCL; - Tổng kết kinh nghiệm và rút ra các bài học kinh nghiệm về huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL của một số nước trên thế giới có thể nghiên cứu áp dụng cho nước CHDCND Lào; - Tổng hợp, phân tích, đánh giá chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHNCND Lào; - Đề xuất quan điểm, phương hướng, các giải pháp nhằm tăng cường huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục ĐHCL và huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án: Về nội dung: Các NTC có thể huy động đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL rất đa dạng. Với cách tiếp cận về chủ thể của các NTC, luận án tập trung nghiên cứu huy động NTC từ NSNN và các NTC ngoài NSNN cho phát triển giáo dục ĐHCL. Về không gian và thời gian: Huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào, luận án nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2011 - 2015; quan điểm, phương hướng, giải pháp nghiên cứu áp dụng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Kinh nghiệm quốc tế về huy động các Viết thuê luận văn thạc14 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL, luận án nghiên cứu một số nước tiêu biểu như Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam trong khoảng 20 năm gần đây. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp luận NCKH được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, tính thực tiễn và logic. Các phương pháp NCKH cụ thể được sử dụng trong nghiên cứu luận án là các phương pháp NCKH trong lĩnh vực kinh tế như phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống, diễn giải, so sánh… 6. Ý nghĩa khoa học về lý luận và thực tiễn của đề tài luận án Về lý luận, luận án hệ thống hóa, phân tích góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm những vấn đề lý luận về giáo dục ĐHCL và huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL. Về thực tiễn, luận án tổng kết kinh nghiệm và rút ra các bài học kinh nghiệm về huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL của một số nước trên thế giới có thể nghiên cứu áp dụng cho nước CHDCND Lào; tổng hợp, phân tích, đánh giá chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHNCND Lào giai đoạn 2011 - 2015; đề xuất quan điểm, định hướng, các giải pháp nhằm tăng cường huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các bảng, danh mục sơ đồ, kết luận và phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Giáo dục ĐHCL và huy động NTC cho phát triển giáo dục Viết thuê luận văn thạc15 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 ĐHCL; Chương 2: Thực trạng huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào; Chương 3: Quan điểm và giải pháp huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào. Viết thuê luận văn thạc16 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 CHƯƠNG 1 GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1. TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1.1. Khái niệm giáo dục đại học Xuất phát từ khái niệm dịch vụ công cộng là hoạt động phục vụ lợi ích chung cần thiết của cả cộng đồng, nhằm thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu và quyền cơ bản của người dân trong việc hướng thụ các giá trị của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Cung cấp dịch vụ công cộng có thể do Nhà nước trực tiếp đám nhận hay cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nhằm đảm bảo việc đáp ứng các lợi ích công cộng của người dân. Xét trên giác độ kinh tế học, dịch vụ công cộng là các hoạt động cung ứng cho xã hội những hàng hóa công cộng, bao gồm hàng hóa công cộng thuần túy và hàng hóa công cộng không thuần túy. Hàng hóa công cộng thuần túy là lại hàng hóa mà khi được tạo ra thì khó có thể lại trừ ai ra khỏi việc sử dụng nó và việc tiêu dùng của mỗi người không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác (quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, chiếu sáng công cộng, phòng bệnh....). Hàng hóa công cộng không thuần túy bao gồm khám chữa bệnh, giáo dục và đào tạo, dạy nghề, cung cấp cơ sở hạ tầng, kinh doanh truyền tải thông tin... Các sản phẩm dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học... còn mang tính chất hàng hóa cá nhân thể hiện ở chỗ các sản phẩm dịch vụ này sẽ bị mất đi khi có một cá nhân sử dụng và khi có một cá nhân sử dụng các dịch vụ này sẽ ngăn chặn người khác sử dụng các dịch vụ đó. Chính tính chất này đòi hỏi người sử dụng hàng hóa công cộng không thuần túy phải trả phí sử dụng dịch vụ để bù đắp chi phí, tái sản xuất, tái cung cấp sản phẩm dịch vụ. Nhưng do đây là những hàng hóa đặc biệt nên Nhà nước phải tham gia vào Viết thuê luận văn thạc17 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 việc định hướng thị trường và kiểm soát giá cả các sản phẩm dịch vụ này, tránh việc tư nhân đặt giá quá cao so với chi phí làm hạn chế khả năng sử dụng của người dân. Cung cấp dịch vụ GDĐT, khám chữa bệnh... là những lĩnh vực thể hiện rõ nhất các tính chất của một loại hàng hóa vừa mang tính chất công cộng, vừa màng tính chất cá nhân hay là hàng hóa công cộng không thuần túy. Giáo dục là hoạt động để củng cố sự phát triển và rèn luyện con người về tri thức, kỹ năng và phẩm chất để con người có thể phát triển nhân cách một cách toàn diện và trở thành những công dân có ích cho xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, hệ thống giáo dục quốc dân ở mỗi quốc gia luôn phải được thiết lập phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của người học theo thứ tự từ thấp đến cao. GDĐH là giáo dục sau khi tốt nghiệp phổ thông, nghề nghiệp cấp cao đẳng hoặc tương đương với chương trình học trung cấp; bắt đầu từ cao đẳng đến tiến sĩ để khuyến khích giáo dục học suốt đời; có mục tiêu đào tạo cán bộ chuyên nghiệp, nghề nghiệp, nhà nghiên cứu và nhà khoa học . Ở nước CHDCND Lào hiện nay, theo nghị định số 177/CP, ngày 05/06/2015 về GDĐH, GDĐH đào tạo các trình độ: trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ và được thực hiện ở một số trong loại hình cơ sở giáo dục là trường cao đẳng, trường đại học. - Trường cao đẳng là nơi đào tạo trình độ cao đẳng; được thành lập do sự đòi hỏi của việc phát triển chuyên môn hoặc chuyên ngành ở trung ương, địa phương và cộng đồng, có nghiệp vụ chính trong tổ chức thực hiện học tập - giảng dạy chương trình cao đẳng theo sự phê duyệt của Bộ GDTT. - Trường đại học là nơi đào tạo trình độ đại học được thành lập theo sự cần thiết của các chuyên ngành, tương đương hoặc cao hơn cao đẳng và có thể đào tạo chương trình cao đẳng, đại học liên thông theo sự phê duyệt của Bộ GDTT. Đồng thời, là nơi bỗi dưỡng ngắn hạn, NCKH, quản lý thông tin và Viết thuê luận văn thạc18 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 dịch vụ chuyên ngành nào đó hoặc nhiều chuyên ngành theo quyết định của Bộ GDTT. GDĐH phải tuân theo những quy luật và đặc điểm chung của giáo dục. Tuy nhiên sản phẩm của GDĐH là hình thành nên đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao cho phát triển KTXH, nên cần có những cơ chế, chính sách riêng phù hợp với GDĐH cũng như mục tiêu phát triên nguồn nhân lực của quốc gia. Sản phẩm của GDĐH là tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của KHCN, góp phần xây dựng nền kinh tế tri thức của đất nước, phục vụ cho mục tiêu phát triển KTXH của quốc gia. GDĐH phải được tổ chức một cách có mục đích, kế hoạch cụ thể để làm cho quá trình truyền đạt, lĩnh hội các kiến thức và kinh nghiệm xã hội giữa nhà cung cấp và người học được diễn ra theo đúng các định hướng đã định của mỗi quốc gia. Xét về khía cạnh cung cấp dịch vụ, GDĐH chính là dịch vụ công cộng với tính chất vừa là hàng hóa công cộng và vừa là hàng hóa cá nhân hay là hàng hóa công cộng không thuần túy. GDĐH chính là hoạt động nhằm nâng cao trình độ hiểu biết cho con người, đào tạo kỹ năng và nâng cao phẩm chất nghề nghiệp chuyên môn cho đội ngũ người lao động - nguồn nhân lực đóng góp phát triển KTXH. Đội ngũ người lao động được đào tạo thông qua GDĐH khi tham gia vào quá trình lao động sản xuất sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho xã hội và đồng thời tạo ra thu nhập cho chính bản thân họ. Do đó, ở khía cạnh cung ứng thì các nhà cung cấp dịch vụ GDĐH phải đầu tư cho việc mở rộng phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo. Ở khía cạnh nhu cầu, người sử dụng dịch vụ phải trả phí sử dụng dịch vụ để bù đắp chi phí, tái sản xuất, tái cung cấp sản phẩm dịch vụ. Từ những phân tích nêu trên, có thể rút ra kết luận: GDĐH là các hoạt động học tập, đào tạo do các cơ sở GDĐH tổ chức thực hiện, nhằm cung cấp Viết thuê luận văn thạc19 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 cho người học những tri thức, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp tương ứng với trình độ theo đúng chương trình, thời gian do Nhà nước quy định. 1.1.2. Giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc gia Lịch sử phát triển xã hội cho thấy giáo dục đã xuyên suốt quá trình phát triển của xã hội; từ chế độ công xã nguyên thuỷ, trải qua chế độ nô lệ, chế độ phong kiến đến chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ XHCN ngày nay. Thời kỳ công xã nguyên thuỷ con người sống thành cộng đồng, đã biết tích luỹ, truyền bá nhau những hiểu biết và kinh nghiệm về tự nhiên và xã hội, để dần làm chủ tự nhiên và thiết lập những quy ước xã hội trong cuộc sống cộng đồng. Những hiểu biết và kinh nghiệm của con người chính là tri thức. Sự truyền bá cho nhau những hiểu biết và kinh nghiệm đó của con người chính là giáo dục. Chế độ công xã nguyên thuỷ tan dã và xã hội phát triển sang thời kỳ chế độ nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ XHCN; theo đó giáo dục có trường lớp cũng xuất hiện và ngày càng phát triển để thực hiện việc dạy và học nhằm phổ biến, truyền bá tri thức cho người học. Giáo dục có trường lớp có tính tổ chức cao, tri thức truyền bá cho người học có tính hệ thống và nhằm đạt được những mục đích đã được định trước. Cùng với sự phát triển của xã hội, thông qua cuộc sống lao động sáng tạo và khám phá tự nhiên - xã hội, kho tàng tri thức của nhân loại ngày càng phát triển và tích luỹ thành một khối lượng khổng lồ; điều đó khẳng định sự tồn tại và phát triển tất yếu của giáo dục trong đời sống KTXH. Như vậy “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người. Giáo dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội” [5]. Theo nghĩa rộng, giáo dục được hiểu là sự truyền bá và lĩnh hội tri thức để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của con người. Theo nghĩa hẹp Viết thuê luận văn thạc20 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 gắn với hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội có hệ thống tri thức của xã hội loài người; nhằm giúp cho con người phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân. Hai khái niệm nêu trên về giáo dục cho thấy rõ bản chất hoạt động và mục tiêu của giáo dục. Bản chất hoạt động của giáo dục là truyền đạt và lĩnh hội tri thức. Sự truyền đạt và lĩnh hội đó có tác động qua lại với nhau để người học chủ động lựa chọn, lĩnh hội, sáng tạo và phát triển tri thức mới đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại. Mục tiêu của giáo dục là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực hay “giá trị” của con người nhằm phục vụ yêu cầu phát triển KTXH. Phẩm chất của con người là phẩm chất đạo đức, niềm tin, lập trường, tư tưởng và thái độ… của họ trong cuộc sống xã hội. Năng lực của con người là kiến thức, chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo mà mỗi con người tích luỹ được và khả năng vận dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống KTXH. Giáo dục phẩm chất và năng lực của con người là hai mặt có quan hệ biện chứng với nhau tạo nên giá trị của mỗi con người trong mối quan hệ tổng hoà với xã hội, làm cho con người phát triển toàn diện, từ đó có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội. Mục tiêu giáo dục của mỗi quốc gia tuỳ thuộc vào chế độ chính trị và quan điểm phát triển giáo dục của quốc gia đó, bởi vì “Giáo dục biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội, theo chế độ chính trị - kinh tế của xã hội” [5]. Mục tiêu của giáo dục ở nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay là đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật Giáo dục của nước CHDCND quy định rõ các bậc học và trình độ Viết thuê luận văn thạc21 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc gia bao gồm: (i) Giáo dục mầm non; (ii) Giáo dục phổ thông; (iii) Giáo dục nghề nghiệp; (iv) GDĐH. Như vậy, GDĐH là bậc học cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc gia. GDĐH bao gồm đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ . 1.1.3. Đặc điểm của giáo dục đại học Sự phát triển mạnh mẽ của KHCN tạo ra sự thay đổi lớn trong cấu trúc ngành nghề, công việc. Công nghệ thông tin cho phép các công ty tái cơ cấu lại quy trình sản xuất theo hướng sử dụng công nghệ phức tạp hơn, cần ít lao động hơn với năng suất lao động cao hơn. Mặc dù, trong một số ít lĩnh vực, do máy móc đã đảm nhiệm phần lớn các nhiệm vụ phức tạp nên chỉ cần một số lao động ít kỹ năng hơn; nhưng ở phần lớn các lĩnh vực, để quản lý và vận hành công nghệ mới, nhu cầu về lao động có kỹ năng cao lại tăng lên. Thêm vào đó, toàn cầu hóa làm cho cạnh tranh giữa các công ty trở nên khốc liệt hơn. Sự thay đổi trong cấu trúc công việc cộng với áp lực cạnh tranh khiến cho GDĐH được cho là nơi cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng lên. GDĐH không trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất cho xã hội. Tuy nhiên, GDĐH sản sinh ra lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng cao góp phần tăng năng suất lao động, cải thiện cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội. GDĐH là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt chuẩn. Theo quan điểm này, GDĐH là một quá trình trong đó người học được quan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị trường lao động. Như vậy, GDĐH trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. GDĐH là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu. Theo cách tiếp cận này, GDĐH là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và nhà nghiên cứu thực thụ, những người sẽ không ngừng tìm những chân trời kiến thức mới, tạo ra các công bố khoa học. Viết thuê luận văn thạc22 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 GDĐH là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả. Rất nhiều người cho rằng giảng dạy là hoạt động cốt lõi của một cơ sở GDĐH. Do vậy, các cơ sở GDĐH thường chú trọng quản lý một cách hiệu quả các hoạt động dạy và học, bằng cách nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao tỷ lệ kết thúc khóa học của sinh viên. GDĐH tạo điều kiện mở rộng cơ hội trong cuộc sống cho người học. Theo cách tiếp cận này, GDĐH được xem như một cơ hội để người học được tham gia vào quá trình phát triển bản thân. Những phân tích nêu trên cho phép rút ra kết luận về các đặc điểm của GDĐH trong thời đại ngày nay như sau: Một là, GDĐH vừa là hàng hóa công cộng và vừa là hàng hóa cá nhân, mang tính đại chúng, không còn giới hạn ở giáo dục tinh hoa như GDĐH truyền thống. Hai là, GDĐH luôn gắn với giáo dục dạy nghề. Mỗi cơ sở GDĐH đều đào tạo những ngành nghề cụ thể nhất định. Danh mục ngành nghề đào tạo không cố định, khép kín mà luôn thay đổi, mở theo yêu cầu của xã hội. Ba là, GDĐH luôn song hành cùng NCKH. Không NCKH nghiêm túc không phải và không còn là GDĐH. Bốn là, GDĐH vừa mang tính dân tộc và vừa mang tính quốc tế; đỉnh cao của tri thức quốc gia; cửa ngõ để văn hoá, khoa học kỹ thuật quốc gia đến với thế giới và thế giới đến với quốc gia. Năm là, GDĐH là một ngành sản xuất dịch vụ có thể thu hồi được chi phí. Với những đặc điểm nêu trên cho thấy muốn phát triển GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng đòi hỏi phải có đầu tư tài chính tương xứng; đồng thời, cần có cơ chế phù hợp để huy động tối đa các NTC của Nhà nước, của người học và của xã hội để đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. Viết thuê luận văn thạc23 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 1.1.4. Vai trò của giáo dục đại học công lập 1.1.4.1. Vai trò của giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc gia Giáo dục ĐHCL là GDĐH do các cơ sở giáo dục ĐHCL tổ chức và thực hiện. Các cơ sở giáo dục ĐHCL do Nhà nước thành lập, quy định về chức năng và nhiệm vụ, bảo đảm một phần hoặc toàn bộ NTC hoạt động. Sự ra đời và hoạt động của các cơ sở giáo dục ĐHCL thể hiện vai trò của Nhà nước đối với GDĐH. Nhà nước thông qua các hoạt động của cơ sở giáo dục ĐHCL để điều tiết các nguồn lực xã hội sao cho có hiệu quả nhất; từ đó điều tiết cơ cấu đào tạo nhân lực hợp lý, duy trì và phát triển GDĐH nói riêng và hệ thống giáo dục quốc gia nói chung. Thông qua cơ sở giáo dục ĐHCL, Nhà nước thực hiện vai trò đảm bảo lợi ích công về GDĐH. Lợi ích này lan tỏa ra toàn xã hội, đảm bảo tất cả mọi người đều có cơ hội bình đẳng tiếp cận với GDĐH. Các cơ sở giáo dục ĐHCL là nơi triển khai các chính sách đầu tư phát triển GDĐH của mỗi quốc gia. Các cơ sở giáo dục ĐHCL thuộc sở hữu Nhà nước, được Chính phủ hoặc chính quyền địa phương cung cấp tài chính triển khai các chính sách phát triển GDĐH của chính quyền các cấp. Ở nước CHDCND Lào, các cơ sở giáo dục ĐHCL được Nhà nước giao kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất để thực hiện các mục tiêu và có chính sách ưu tiên đầu tư cho GDĐH của quốc gia. Giáo dục ĐHCL giữ vai trò định hướng cho hoạt động và sự phát triển của hệ thống GDĐH của quốc gia. Giáo dục ĐHCL định hướng cho phát triển các chương trình đào tạo bằng cách bổ sung, hoàn thiện các chương trình đã có sẵn, xây dựng các chương trình đào tạo mới phù hợp với xu thế phát triển của xã hội; định hướng cho NCKH thông qua việc xây dựng các nhóm nghiên cứu, duy trì các hướng nghiên cứu cơ bản, triển khai các hướng nghiên cứu mới... Viết thuê luận văn thạc24 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Giáo dục ĐHCL có sứ mạng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, NCKH và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Trong hệ thống GDĐH, các cơ sở giáo dục ĐHCL có lợi thế hơn các cơ sở GDĐH NCL về điều kiện đảm bảo chất lượng như đội ngũ cán bộ, giảng viên, cơ sở vật chất, học liệu, thư viện... 1.1.4.2. Vai trò của giáo dục đại học công lập với phát triển kinh tế xã hội Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của tri thức, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong đó hệ thống GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển KTXH của quốc gia. Thứ nhất, GDĐH góp phần trực tiếp tạo nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn cho phát triển kinh tế. GDĐH góp phần trực tiếp tạo nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn kỹ thuật - yếu tố quyết định tăng trường kinh tế và phát triển bền vững. Hay nói cách khác, GDĐH góp phần quan trọng nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI) và không ngừng làm giá tăng giá trị, đóng góp có ý nghĩa quyết định đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Các học thuyết kinh tế đều nhất quán cho rằng để phát triển kinh tế cần có ba nguồn lực cơ bản là nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và NTC. Trong nền kinh tế nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò cơ bản, quyết định sản lượng tạo ra. Trong nền kinh tế công nghiệp, vị trí hàng đầu thuộc về NTC. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của KHCN, toàn cầu hóa sâu rộng và sự xuất hiện của kinh tế tri thức, thì vai trò quyết định thuộc về tri thức của nguồn nhân lực sẽ quyết định năng lực cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực qua GDĐH luôn được coi là vấn đề ưu tiên trong chiến lược phát triển KTXH của mỗi quốc gia. Thứ hai, GDĐH góp phần nâng cao năng suất lao động, lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Với việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng Viết thuê luận văn thạc25 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 kinh tế. Mức độ ảnh hưởng của GDĐH đối với năng suất lao động được tính bằng cách so sánh sự khác biệt giữa sản phẩm của một cá nhân làm ra trong cùng một đơn vị thời gian trước và sau khi cá nhân đó trải qua một quá trình GDĐH với chi phí của quá trình GDĐH đó. Kết quả so sánh này gọi là tỷ suất lợi nhuận xã hội đầu tư vào GDĐH. Vào những thập niên cuối của thế kỷ trước, ở nước CHDCND Lào ước tính suất thu lợi bình quân đầu tư GDĐH khoảng 15% - 20% về mặt cá nhân và 10% - 15% về mặt xã hội; riêng về suất thu lợi cá nhân từ GDĐH ở các nước mới nổi rất cao, như Hồng Kông là 25.7% (1976), Malaysia là 34.5% (1978), Singapore là 25.4% (1966), Brazil là 28.2% (1989). Đối với giáo dục nói chung, theo tính toán của các nhà kinh tế học, tỷ suất lợi nhuận xã hội đạt từ 8% - 10%, cao hơn so với tỷ suất lợi nhuận trung bình của xã hội đầu tư cho các lĩnh vực khác trong dài hạn. Theo Ngân hàng Thế giới (2008), suất thu lợi của GDĐH là khá cao đối với các nước có thu nhập trung bình và thấp. Bảng 1.1: Suất thu lợi của GDĐH Nhóm thu nhập TT 1 2 3 đầu người năm Cao (hơn 9,266 USD) Thu nhập bình Suất thu Suất thu quân đầu người lợi xã lợi cá năm hội (%) nhân (%) 22,530 9.5 12.4 2,996 11.3 19.3 363 11.2 26.0 Trung bình (từ 755 - 9625 USD) Thấp (nhỏ hơn 755 USD) Nguồn: Ngân hàng thế giới năm 2008. Thứ ba, GDĐH góp phần truyền bá, sáng tạo những tri thức mới thúc Viết thuê luận văn thạc26 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 đẩy sự thịnh vượng và phát triển xã hội. Thông qua nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo ở trình độ cao về khoa học nghiên cứu, GDĐH góp phần sáng tạo ra những tri thức mới và truyền bá, chuyển giáo những tri thức mới cho nhân loại. Do đó, GDĐH có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phồn thịnh của nền kinh tế tri thức, sự thịnh vượng của nhân loại ở hiện tại và trong tương lai. John Maynard Keynes (1936) trong cuốn sách “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” đã cho rằng “Muốn thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, cần phải giải quyết việc làm cho đại đa số nhân dân. Muốn vậy, cần phải đầu tư chiều sâu, phát triển kỹ thuật, phát triển giáo dục”. Manual Castell (1991) cho rằng GDĐH góp phần quan trọng vào việc bảo tồn các nền văn hóa và tri thức nhân loại, tái tạo hoặc phản biện ý thức hệ chi phối của quốc gia; lựa chọn những người ưu tú giới thiệu cho đất nước; sáng tạo ra kho tàng trị thức mới. Không chỉ cải thiện sự lựa chọn cá nhân sẵn có cho tất cả mọi người, GDĐH còn tạo ra lực lượng lao động có năng lực sáng tạo, biết chắt lọc và áp dụng các tri thức thu được từ kết quả của các công trình NCKH vào sản xuất, đời sống; góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống cho mọi người và xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo thông qua việc trang bị cho người học những tri thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống. Liên Hợp quốc xác định giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng là quyền con người và là phương tiện phát triển riêng của mỗi cá nhân; phương tiện để xây dựng nền văn hóa, chia sẻ truyền thống, cung cấp sức mạnh cho cá nhân và toàn xã hội. GDĐH đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hòa hợp dân tộc; cung cấp các diễn đàn thảo luận rộng rãi mang tính phản biện và tư vấn về phát triển KTXH cho các cấp chính quyền, các nhà doanh nghiệp. Ngoài ra, GDĐH còn có vai trò thăm dò và phê phán, dự báo, tiên đoán, cảnh báo và ngăn chặn; sử dụng năng lực trí tuệ và uy tín đạo đức của nhà trường để bảo vệ, truyền bá tích cực những giá trị được phổ biến thừa nhận; thực hiện đầy Viết thuê luận văn thạc27 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 đủ sự tự do hàn lâm, học thuật và bảo vệ sự tự quản trong khi phải có trách nhiệm công khai với xã hội; góp phần xác định và xử lý những vấn đề có hại cho phúc lợi của cộng đồng, quốc gia và toàn cầu. Bằng việc trang bị và phát triển kỹ năng, kiến thức, quan điểm nhận thức xã hội đúng đắn, giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng chính là nhân tố quyết định việc nâng cao khả năng tham gia thị trường lao động của lực lượng lao động, góp phần tạo lập công bằng xã hội trong lao động. Công bằng hưởng thụ giáo dục và GDĐH góp phần công bằng trong tham gia thị trường lao động và đem lại công bằng trong phân phối thu nhập. Thứ tư, GDĐH đóng vai trò trung tâm của phát triển con người, xã hội, nhân loại. Đối mặt với thách thức của toàn cầu hóa trong thời đại ngày nay, giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng phải đứng ở trung tâm của sự phát triển con người, xã hội và nhân loại. GDĐH có sứ mạng giúp cho mọi người phát huy tất cả mọi tiềm năng sáng tạo. Muốn vậy, hệ thống GDĐH phải linh hoạt hơn, tạo ra đa dạng về các ngành học và những kênh liên thông giữa các loại hình GDĐH khác nhau hoặc giữa những kinh nghiệm nghề nghiệp và việc liên tục được giáo dục. Sự linh hoạt đó có thể góp phần làm giảm bớt sự thất bại trong giáo dục truyền thống, đang gây ra sự lãng phí to lớn về nguồn nhân lực. Với những cải tiến đáp ứng những nhu cầu về phát triển trí tuệ, sự thực thi một mô hình phát triển bền vững và phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi quốc gia, hệ thống GDĐH có thể góp phần làm bớt đi sự trầm trọng của nạn thất nghiệp hoặc những bất bình đẳng trong phát triển xã hội. GDĐH phải phục vụ tất cả mọi người và đang dần tiến tới “đại chúng”, “phổ cập”. GDĐH có vai trò xây dựng mối liên kết trong và ngoài cộng đồng, bảo tồn và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc, là đỉnh cao của tri thức quốc gia, là cửa ngõ để văn hóa và khoa học kỹ thuật, công nghệ của quốc gia đến với thế giới và ngược lại. Do đó, hội nhập quốc tế về GDĐH đang là một Viết thuê luận văn thạc28 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xu thế ngày càng mạnh mẽ giữa các nước trong một khu vực, châu lục và toàn thế giới. GDĐH hiện hội nhập giữa các quốc gia thông qua hợp tác phát triển, trao đổi tri thức của nhân loại. 1.2. HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.2.1. Khái niệm tài chính và nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập Tài chính thuộc phạm trù phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Trong thực tiễn, tài chính biểu hiện ra là các hoạt động thu, chi bằng tiền sự vận động của các NTC - gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong xã hội. Nội dung KTXH của tài chính là các quan hệ KTXH phát sinh trong quá trình phân phối các NTC, của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Trong nền kinh tế hàng hóa, tài chính phát sinh và phát triển trong mọi lĩnh vực hoạt động KTXH và được sử dụng để tạo lập, phân phối, sử dụng các NTC đáp ứng sự phát triển của các lĩnh vực hoạt động KTXH. Đồng thời, sự phát sinh và phát triển của tài chính luôn gắn liền với sự phát triển của các lĩnh vực hoạt động KTXH, trong đó có lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Như vậy có thể hiểu tài chính thuộc phạm trù phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị hay các NTC gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong xã hội. NTC là khả năng tài chính mà các chủ thể trong xã hội có thể khai thác, sử dụng nhằm thực hiện những mục đích nhất định. NTC có thể tồn tại dưới dạng tiền, tài sản vật chất hoặc phi vật chất. Sự vận động của các NTC phản ánh sự vận động của những bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị. NTC luôn thể hiện một khả năng về sức mua nhất định. Kết quả của quá trình phân phối các NTC là sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định của các chủ thể trong xã hội. Viết thuê luận văn thạc29 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong xã hội cũng là NTC và là bộ phận NTC có khả năng chuyển hóa cao thành vốn đầu tư vào các lĩnh vực KTXH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. NTC có thể biểu hiện bằng nhiều thuật ngữ cụ thể khác nhau như vốn tiền tệ, vốn bằng tiền, tiền vốn hay vốn NSNN, vốn ngoài NSNN, vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn trong dân, vốn trong nước, vốn ngoài nước… NTC không chỉ là các quỹ tiền tệ mà còn những tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền tệ. Những tài sản này khi cần thiết và trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hóa thành tiền. NTC bao gồm cả các giá trị hiện tại và cả những giá trị có khả năng nhận được trong tương lai. Những phân tích nêu trên có thể rút ra kết luận: Tài chính cho phát triển giáo dục ĐHCL là phạm trù phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị hay các NTC gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục ĐHCL. NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL là khả năng tài chính của các chủ thể trong xã hội có thể khai thác, sử dụng vào đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL theo mục tiêu đã định của Nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với giáo dục ĐHCL, tài chính có vai trò quan trọng tác động đến mục tiêu, quy mô và chất lượng của giáo dục ĐHCL. Để duy trì hoạt động và phát triển các cơ sở giáo dục ĐHCL phải có NTC đầu tư trang thiết bị phục vụ cho quá trình đào tạo như trường, lớp, thư viện, phòng thí nghiệm...; xây dựng chương trình đào tạo cùng với hệ thống tài liệu học tập, giáo trình; trả lương cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và các nhà quản lý giáo dục. NTC ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến sự phát triển hệ thống giáo dục ĐHCL. Những quốc gia có cơ chế, chính sách huy động được NTC đầu tư thảo đáng cho giáo dục ĐHCL thì hệ thống giáo dục ĐHCL của quốc gia đó phát triển, sản phẩm giáo dục có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Nếu các cơ sở giáo dục ĐHCL không đủ NTC thì Viết thuê luận văn thạc30 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 không thể phát triển về quy mô và chất lượng đào tạo, NCKH và các dịch vụ khác của GDĐH. Chính vì vậy, ngày nay hầu hết Chính phủ của các quốc gia đều có những ưu tiên nhất định NTC từ NSNN; đồng thời, xây dựng các chính sách, cơ chế thỏa đáng để huy động các NTC của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. 1.2.2. Huy động các nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập Có nhiều cách tiếp cận về các NTC có thể huy động vào đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL. Căn cứ vào chủ thể các NTC, NTC có thể huy động cho đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL bao gồm nguồn NSNN và các NTC ngoài NSNN. NTC ngoài NSNN là các NTC của nhiều chủ thể, rất đa dạng và phức tạp; trong đó có thể quy tụ thành ba nguồn chính là nguồn ODA huy động đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL, NTC từ thu học phí hay giá dịch vụ, NTC từ thu các hoạt động dịch vụ của các cơ sở giáo dục ĐHCL. 1.2.2.1. Huy động nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước Huy động NTC từ NSNN cho đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL được thực hiện thông qua quá trình phân bổ và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ NSNN để duy trì và phát triển giáo dục ĐHCL theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp. Phần lớn các quốc gia đang phát triển và các nước có thu nhập trung bình, NTC của Chính phủ hay NSNN chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng NTC của xã hội đầu tư giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng. Các quốc gia sử dụng NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất, cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo nói chung và đầu tư tài chính cho giáo dục ĐHCL nói riêng thuộc về trách nhiệm của Chính phủ nhằm bảo đảm công bằng và hiệu quả. Thất bại thị trường trong cung cấp dịch Viết thuê luận văn thạc31 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 vụ GDĐH với giá dịch vụ vượt quá khả năng chi trả của người dân, cung cấp số lượng ít hơn nhu cầu thực tế, hoặc bảo đảm cân đối về cơ cấu nhân lực được đào tạo qua GDĐH theo lĩnh vực và ngành nghề như các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học hàn lâm, những ngành nghề kém hấp dẫn, độc hại, khó tuyển nhưng xã hội và Nhà nước vẫn có nhu cầu sử dụng hoặc để đáp ứng các mục tiêu phát triển trong dài hạn… Chính vì thế, đầu tư từ NSNN cho GDĐH nhằm tạo cơ hội giáo dục cho tất cả mọi người, ở các mức độ thu nhập khác nhau và cung cấp nguồn nhân lực ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau để đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH. Thứ hai, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, hiệu ứng ngoại lai tích cực của GDĐH là cơ sở thúc đẩy sự tham gia của Nhà nước đầu tư cho phát triển GDDH. Đầu tư cho GDĐH trong nhiều trường hợp có thể mang lại lợi ích xã hội vượt quá lợi ích cá nhân nhận được thông qua hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho con người để họ có thể có việc làm trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra thu nhập cho xã hội và thu nhập cho bản thân. Sử dụng thu nhập tạo ra không chỉ làm lợi cho chính bản thân người lao động mà còn làm lợi cho những người trong gia đình, như con cái có điều kiện học hành, được thụ hưởng những điều kiện sống tốt hơn… trên hết là thúc đẩy một xã hội phát triển tiên tiến, hiện đại. Thứ ba, thông qua phân bổ NSNN cho đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL, Nhà nước còn thực hiện vai trò định hướng, dẫn dắt, điều tiết sự phát triển của cả hệ thống giáo dục quốc gia nói chung và GDĐH nói riêng. - NSNN luôn là NTC cơ bản để duy trì, định hướng sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia nói chung và GDĐH nói riêng theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ phát triển KTXH. - NTC đầu tư cho GDĐH từ NSNN có vai trò quan trọng củng cố và nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên. Viết thuê luận văn thạc32 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 - Cơ cấu, định mức NSNN đầu tư cho GDĐH có tác dụng điều chỉnh cơ cấu, quy mô giáo dục ĐHCL. Thông qua đầu tư NTC từ NSNN cho GDĐH, Nhà nước thực hiện điều phối quy mô, cơ cấu giữa các ngành học, giữa các vùng nhằm bảo đảm sự phát triển của giáo dục ĐHCL theo đúng định hướng đường lối của Đảng và Nhà nước. - Đầu tư NTC từ NSNN cho GDĐH còn có tác dụng hướng dẫn, huy động các NTC khác đầu tư cho phát triển GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Nhà nước đầu tư NTC hình thành nên các trung tâm đào tạo có tác dụng huy động sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân phát triển các loại dịch vụ phục vụ cho các trung tâm đào tạo đó. Mặt khác, trong điều kiện các tổ chức cá nhân chưa có đủ tiềm lực đầu tư độc lập cho các dự án GDĐT thì sự đầu tư NTC từ NSNN là số vốn đối ứng quan trọng để huy động các nguồn lực khác cùng đầu tư cho GDĐT. Thông qua sự đầu tư NTC của Nhà nước vào cơ sở vật chất và một phần hỗ trợ đối với các cơ sở GDĐH NCL có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ xã hội hóa các NTC đầu tư GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Như vậy, đầu tư NTC từ NSNN cho giáo dục ĐHCL là nhân tố có tính chất quyết định đối với việc hình thành, mở rộng và phát triển hệ thống GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL quốc gia nói riêng. NTC từ NSNN được huy động đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL thông qua việc Chính phủ phân bổ và cấp cấp kinh phí NSNN cho các cơ sở giáo dục ĐHCL để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị và phương tiện, đầu tư cho nghiên cứu và chi phí hoạt động thường xuyên. - Kinh phí hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo dục ĐHCL bao gồm các khoản kinh phí để chi trả tiển lương và những khoản có tính chất lương cho cán bộ, giảng viên của các trường; chi trả học bổng cho sinh viên, cho công tác phí cho cán bộ, giảng viên nhà trường đi công tác; chi cho các hội nghị, chi phí hành chính, chi phí nghiệp vụ... Ngoài ra, do nhu cầu phát Viết thuê luận văn thạc33 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 triển hợp tác quốc tế, Nhà nước cũng cấp chi đào tạo thường xuyên để cho cán bộ, giảng viên của các trường học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tạo lập quan hệ hợp tác quốc tế. - Kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định của các cơ sở giáo dục ĐHCL là khoản đầu tư kinh phí có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với nhà trường có điều kiện phát triển nhanh, chống tụt hậu, mà Nhà nước qua đó quản lý được hoạt động của các nhà trường. - Kinh phí cho hoạt động NCKH là kinh phí để duy trì và phát triển hoạt động NCKH của các cơ sở giáo dục ĐHCL. - Kinh phí đầu tư chiều sâu của các cơ sở giáo dục ĐHCL là khoản kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu như xây dựng và hoàn thiện mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo, đầu tư xây dựng cơ bản cho NCKH như trang bị cho các thư viện, các phòng thí nghiệm, các Viện và Trung tâm nghiên cứu trong các nhà trường, đầu tư để bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý nhà trường. Tùy theo điều kiện và trình độ phát triển KTXH, mục tiêu phát triển hệ thống giáo dục quốc gia nói chung và GDĐH nói riêng, các quốc gia lựa chọn các hình thức phù hợp để phân bổ và cấp kinh phí cho các cơ sở giáo dục ĐHCL. Chính vì vậy, hình thức phân bổ và cấp kinh phí NSNN giáo dục ĐHCL của chính phủ các nước áp dụng tương đối đa dạng. Một là, phân bổ và cấp kinh phí NSNN dựa trên cơ sở đàm phán, thảo luận giữa chính phủ với các cơ sở giáo dục ĐHCL - hình thức truyền thống. Theo hình thức này, mức cấp kinh phí cho các cơ sở giáo dục ĐHCL được quyết định thông qua quá trình thảo luận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ sở giáo dục ĐHCL. NSNN cấp cho các cơ sở giáo dục ĐHCL theo từng hạng mục chi tiêu hoặc theo hình thức “khoán kinh phí”. Với hình thức cấp theo từng hạng mục chi tiêu, các cơ sở giáo dục ĐHCL không được phép Viết thuê luận văn thạc34 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 linh hoạt sử dụng nguồn kinh phí được cấp mà phải chi tiêu đúng hạng mục đã được duyệt. Ngược lại, hình thức “khoán kinh phí” các cơ sở giáo dục ĐHCL có thể linh hoạt trong việc sử dụng nguồn kinh phí đã được cấp. Hai là, hỗ trợ đặc biệt là một hình thức cấp kinh phí truyền thống. Hình thức này thường được áp dụng để cấp kinh phí cho một số hoặc nhóm các cơ sở giáo dục ĐHCL nhằm thực hiện một mục tiêu cụ thể như để bổ sung kinh phí cho một số nhóm trường có vị trí địa lý, hoặc phục vụ đối tượng học sinh đặc biệt nhưng trước đây chưa được cấp phát đầy đủ để chi đầu tư cơ bản và các đầu tư khác trên cơ sở các nhu cầu đã được xác định... Ba là, phân bổ và cấp kinh phí dựa trên các định mức. Định mức phân bổ kinh phí NSNN được xây dựng căn cứ vào một số tiêu chí như đầu vào là số lượng sinh viên hoặc giáo viên, chi phí trên đầu sinh viên hay mức độ “ưu tiên” của ngành học - những ngành học thuộc diện ưu tiên của quốc gia hay của vùng hoặc dựa vào yếu tố đầu ra là số lượng và chất lượng của sinh viên tốt nghiệp... Phân bổ và cấp kinh phí dựa trên các định mức là hình thức cấp phát kinh phí trực tiếp phổ biến nhất hiện nay đối với nhiều nước trên thế giới. Đối với các khoản cấp phát cho chi thường xuyên, các chính phủ có xu hướng chuyển từ cấp phát dựa trên “đàm phán, thảo luận” và cấp phát “đặc biệt” sang hình thức cấp phát theo “định mức”. Bốn là, hỗ trợ tài chính cho các cơ sở giáo dục ĐHCL thông qua việc hỗ trợ tài chính cho người học. Trong nhiều thập kỷ qua, những chiến lược giúp đỡ sinh viên và gia đình họ trang trải chi phí GDĐH trở thành một bộ phận ngày càng quan trọng trong đầu tư tài chính cho GDĐH phù hợp bối cảnh áp dụng chính sách chia sẻ chi phí. Đây cũng chính là hình thức đầu tư gián tiếp của Nhà nước cho các cơ sở giáo dục ĐHCL. Các khoản hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho sinh viên được thực hiện dưới nhiều hình thức như trợ cấp không hoàn lại thông qua các hình thức học bổng, tín dụng sinh viên hay hỗ trợ dưới hình thức tạo các cơ hội việc làm giúp sinh viên có thêm thu Viết thuê luận văn thạc35 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 nhập trang trải chi phí học tập và sinh hoạt... Hiện nay xu hướng chung của các quốc gia là đa dạng hóa các NTC đầu tư cho phát triển hệ thống giáo dục quốc gia nói chung và GDĐH nói riêng. Ở nước CHDCND Lào đã và đang trong quá trình đa dạng hóa các NTC đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. Tuy vậy, với điều kiện và trình độ phát triển KTXH của một nước đang phát triển thì NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL vẫn đang giữ vai trò đặc biệt quan trọng ở nước CHDCND Lào. 1.2.2.2. Huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước Giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng là sự nghiệp của toàn dân, do dân, vì dân. Vì vậy, quan tâm đến phát triển GDĐH là trách nhiệm của toàn xã hội, thực hiện xã hội hóa GDĐH, đa dạng hóa các NTC cho GDĐH, thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Khi GDĐH có tính xã hội thì có thể huy động NTC của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, gia đình, cộng đồng cho đầu tư phát triển GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Các quốc gia đều ưu tiên NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng, nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu về NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL. Chính vì vậy, chú trọng huy động các NTC ngoài NSNN cho đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL là xu hướng tất yếu của các quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như nước CHDCND Lào. Vai trò của các NTC ngoài NSNN được thể hiện trên các mặt sau đây: - Tăng thêm NTC để đầu tư nâng cấp các cơ sở giáo dục ĐHCL, cải thiện đời sống cán bộ, giảng viên và sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. - Thực hiện quan điểm xã hội hóa GDĐH, khai thác NTC của toàn xã hội đầu tư cho phát triển GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Viết thuê luận văn thạc36 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 - Phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở giáo dục ĐHCL trong việc huy động các NTC nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của giáo dục ĐHCL. 1.2.2.2.1. Huy động nguồn tài chính hỗ trợ phát triển của nước ngoài và các tổ chức quốc tế Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, NTC không chỉ vận động trong phạm vi biên giới của một quốc gia, mà có thể di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, phục vụ cho mục đích của chủ thể sở hữu. Giáo dục và giáo dục ĐHCL mặc dù luôn nhận được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và của các chủ thể khác ở trong nước; nhưng vì nhiều nguyên nhân, hệ thống giáo dục và giáo dục ĐHCL ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, luôn trong tình trạng thiếu NTC để phát triển. Đây chính là tiền đề và cơ sở để các nước đang phát triển tăng cường huy động các NTC từ nước ngoài đầu tư cho phát triển giáo dục và giáo dục ĐHCL. Căn cứ theo phương thức chuyển giao, sử dụng các NTC và trên giác độ quốc gia tiếp nhận các NTC, thì huy động các NTC từ nước ngoài để đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL được thể hiện dưới hai hình thức đầu tư chủ yếu: - Đầu tư quốc tế gián tiếp: Hình thức này bao gồm tài trợ phát triển chính thức, vay thương mại, đầu tư thông qua các công cụ của thị trường tài chính, các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi Chính phủ và một số nguồn tài trợ khác. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Hình thức này chủ yếu do tư nhân (cá nhân, tổ chức kinh tế…) đầu tư nhằm thu lợi nhuận hoặc vì mục tiêu nhất định. Hiện nay, giáo dục và GDĐH được nhiều nước coi là một ngành dịch vụ và một số dịch vụ của giáo dục có thể thương mại được. Giáo dục cũng đang thu hút được sự chú ý của nhiều công ty xuyên quốc gia do có khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Thời gian qua hoạt động FDI trong lĩnh vực giáo dục diễn ra chưa thực sự sôi động, lượng vốn đầu tư còn ở mức khá khiêm tốn so với các Viết thuê luận văn thạc37 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 ngành dịch vụ khác. Tuy nhiên, NTC này có ý nghĩa quan trọng, khẳng định một số dịch vụ của giáo dục có thể trở thành địa chỉ đầu tư sinh lợi cao trong tương lai. Điều này phá vỡ quan điểm cho rằng giáo dục là lĩnh vực phúc lợi, chỉ do Nhà nước cung cấp. Hỗ trợ phát triển chính thức là NTC phát triển do các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ và các Chính phủ hoặc cơ quan đại diện Chính phủ cung cấp. Đặc điểm của NTC này là có mức lãi suất thấp và thời hạn vay dài hơn so với các khoản vay theo điều kiện thị trường. Tài trợ phát triển chính thức được chia thành hỗ trợ phát triển chính thức (Offical Development Assistance - ODA) và các hình thức tài trợ chính thức khác. 1.2.2.2.2. Huy động nguồn thu từ học phí hay giá dịch vụ Học phí GDĐH là khoản tiền của người học hoặc gia đình người học phải nộp để trang trải toàn bộ hoặc một phần chi phí các hoạt động GDĐH. Thu học phí GDĐH thể hiện sự chia sẻ chi phí đầu tư hay chia sẻ NTC đầu tư cho phát triển GDĐH giữa người học hoặc gia đình người học với Nhà nước. Với bản chất GDĐH là dịch vụ công cộng không tuần túy, nên không khó khăn gì trong việc xác định ai là người trực tiếp hưởng thụ lợi ích từ GDĐH. Trực tiếp hưởng thụ lợi ích GDĐH thì phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính để trang trải các chi phí đầu tư cho GDĐH là phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường. Tuy vậy, thị trường giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng là thị trường không hoàn hảo. Vì vậy, huy động NTC đầu tư cho giáo dục ĐHCL từ thu học phí thì việc xác định mức học phí hay giá dịch vụ giáo dục ĐHCL là vô cùng quan trọng. Mức học phí giáo dục ĐHCL phải nhằm thực hiện được các mục tiêu, định hướng và chính sách phát triển GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng của Nhà nước trong từng thời kỳ; bảo đảm đủ NTC để trang trải các chi phí cho giáo dục ĐHCL đạt chuẩn đến mức độ mong muốn; phù hợp với khả năng tài chính của người học và gia đình người học; bảo đảm công bằng và Viết thuê luận văn thạc38 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 hiệu quả trong GDĐH; giải quyết hài hào lợi ích của người học, cơ sở GDĐH và của quốc gia. 1.2.2.2.3. Huy động nguồn thu các hoạt động dịch vụ của các cơ sở giáo dục đại học công lập Các cơ sở giáo dục ĐHCL vừa là cơ sở đào tạo vừa là cơ sở nghiên cứu. Họ có khả năng cung cấp cho xã hội những các dịch vụ đào tạo, sản phẩm KHCN, những phát minh, sáng chế. Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh thị trường làm cho phát triển KHCN trong các cơ sở giáo dục ĐHCL ngày càng có nhiều cơ hội và lợi thế. Các cơ sở giáo dục ĐHCL có cơ hội ứng dụng kết quả nghiên cứu của mình vào thực tiễn sản xuất và có được nguồn thu từ hợp đồng nghiên cứu KHCN và sản xuất. Nguồn thu từ hợp đồng nghiên cứu KHCN và sản xuất rất đa dạng, tuỳ theo tình hình cụ thể của mỗi trường. Các cơ sở GDĐH kỹ thuật thu từ kết quả nghiên cứu triển khai chuyển giao KHCN, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, từ hoạt động sản xuất - thử nghiệm các công trình nghiên cứu, từ hoạt động tư vấn KHCN… Các cơ sở GDĐH thuộc khối xã hội, nhân văn, kinh tế, pháp lý… thu từ hoạt động tư vấn các địa phương, các ngành, các doanh nghiệp trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, bồi dưỡng, đào tạo lại nâng cao trình độ cán bộ đáp ứng mục tiêu và yêu cầu phát triển đã định. Quy mô NTC huy động từ các hoạt động dịch vụ của các cơ sở giáo dục ĐHCL tuỳ thuộc vào nhu cầu của xã hội trong mỗi thời kỳ và tiềm lực đội ngũ, khả năng phục vụ xã hội, mối quan hệ, uy tín,… của các cơ sở giáo dục ĐHCL. Trong mỗi thời kỳ phát triển, NTC thu các hoạt động dịch vụ của các cơ sở giáo dục ĐHCL có sự khác nhau. Ở nước CHDCND Lào, trong những năm đầu chuyển đổi cơ chế, xã hội có nhu cầu rất lớn về tư vấn chuyển giao công nghệ, hoạt động sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của các trường kỹ thuật phát triển mạnh. Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở các cơ Viết thuê luận văn thạc39 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 sở giáo dục ĐHCL có xu hướng gia tăng. Tóm lại, các NTC huy động cho phát triển giáo dục ĐHCL có mối liên hệ chặt chẽ với tất cả các lĩnh vực trong hệ thống tài chính ở nước CHDCND Lào. Trong đó, tài chính công, NSNN đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành NTC đầu tư cho giáo dục ĐHCL. Bên cạnh đó, với xu hướng xã hội hoá GDĐT, các NTC khác ngoài NSNN đầu tư cho giáo dục ĐHCL ngày càng có xu hướng gia tăng. Như vậy, tài chính đầu tư cho giáo dục ĐHCL được xây dựng trên hai nền tảng là NTC của Nhà nước hay NSNN và NTC ngoài NSNN. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động các nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập Thứ nhất, định hướng, chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với phát triển giáo dục và giáo dục ĐHCL. Định hướng của Nhà nước đối với phát triển giáo dục và GDĐH là nền tảng để ban hành các thể chế chính sách nhằm đảm bảo thực hiện đúng định hướng đã đề ra; đặc biệt là vấn đề phân tầng hệ thống GDĐH, xây dựng các đại học nghiên cứu ở nước CHDCND Lào. Các chính sách, quy định pháp lý về cơ chế quản lý tài chính được xây dựng hướng tới mục tiêu này như chính sách ưu tiên các NTC, chính sách tăng quyền tự chủ cho các trường ĐHCL về trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính… Chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với giáo dục và GDĐH là một trong những nhân tố tác động lớn tới việc huy động các NTC đầu tư cho giáo dục và giáo dục ĐHCL. Trong những điều kiện KTXH cụ thể mà Đảng và Nhà nước có các chủ trương, chính sách cụ thể đối với phát triển giáo dục và giáo dục ĐHCL, từ đó ảnh hưởng đến việc huy động các NTC đầu tư cho giáo dục và giáo dục ĐHCL. Khi có các chủ trương, chính sách phát triển GDĐH phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục ĐHCL tăng cường huy động các NTC để Viết thuê luận văn thạc40 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 đầu tư; từ đó có khả năng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục, giảm gánh nặng cho NSNN. Thứ hai, trình độ phát triển KTXH và mức thu nhập của người dân. Trình độ phát triển KTXH có ảnh hưởng tới việc huy động các NTC đầu tư cho giáo dục và GDĐH. Phát triển KTXH như sự gia tăng về sản xuất, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập và tăng mức sống của người dân, trình độ dân trí… là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến thực hiện chủ trương “toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục” và thực hiện xã hội hóa giáo dục ĐHCL. Nền kinh tế phát triển, người dân có thu nhập cao sẽ tạo tiền đề tốt thực hiện huy động toàn xã hội tham gia đóng góp các NTC cho đầu tư phát triển giáo dục và giáo dục ĐHCL. Ngược lại, nền kinh tế kém phát triển, thu nhập người dân thấp, thì việc huy động các NTC cho đầu tư phát triển giáo dục và giáo dục ĐHCL hạn chế. Thứ ba, xu hướng phát triển GDĐH và giáo dục ĐHCL. Xu hướng phát triển GDĐH và giáo dục ĐHCL dẫn tới thay đổi các quan điểm về tài chính đầu tư cho GDĐH và giáo dục ĐHCL. Tiến trình đại chúng hóa GDĐH đã làm thay đổi quan niệm cơ bản coi GDĐH chỉ có lợi ích công cộng thuần túy sang quan niệm GDĐH vừa có lợi ích công cộng và vừa mang lại lợi ích cá nhân. Đây là luận cứ cho việc quyết định chính sách tài chính đối với GDĐH nói chung và huy động các NTC ngoài NSNN cho đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL. Các chính sách tài chính được xem xét đến khi vận dụng triết lý này là vấn đề cơ cấu lại NTC đầu tư từ NSNN kết hợp với huy động các NTC xã hội hóa đầu tư cho giáo dục ĐHCL, quan hệ chia sẻ chi phí và nguyên tắc xác định học phí hay giá dịch vụ GDĐH. Sự phát triển của GDĐH cùng với quan điểm thừa nhận GDĐH là một loại hàng hóa cá nhân đặc biệt là cơ sở để dịch vụ GDĐH có định hướng thị Viết thuê luận văn thạc41 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 trường và chịu tác động của thị trường. Cơ chế huy động các NTC đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL bị ảnh hưởng và chịu sự chi phối bởi các quy luật tất yếu của thị trường. Thứ tư, cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục ĐHCL. Trong những thập niên vừa qua, các cuộc cải cách GDĐH được thực hiện ở nhiều quốc gia đã mở rộng thêm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các cơ sở giáo dục ĐHCL. Các cơ sở giáo dục ĐHCL được tạo cơ hội để phát huy tính tích cực chủ động, năng động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả hơn; phát triển và đa dạng hóa các NTC thông qua việc đa dạng hoá các hoạt động sự nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ; huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị… thông qua các hoạt động hợp tác liên doanh và liên kết. Cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục ĐHCL có ảnh hưởng rất lớn tới việc tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các NTC ngoài NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. Thứ năm, hội nhập quốc tế. Nước CHDCND Lào đang trong thời kỳ thực hiện CNH HĐH đất nước và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Nhân tố này ảnh hưởng đáng kể đến GDĐH và việc huy động các NTC ngoài NSNN để đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục ĐHCL. Hội nhập quốc tế, với việc thực hiện hợp tác GDĐH với các nước trên thế giới giúp các cơ sở giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào huy động được các NTC quốc tế tham gia đầu tư thông qua các hình thức hợp tác và liên kết đào tạo, huy động các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức quốc tế. Mở cửa và hội nhập quốc tế sẽ xuất hiện nhiều cơ sở GDĐH do các tổ chức quốc tế thành lập và hoạt động tại CHDCND Lào; từ đó gia tăng sự cạnh tranh trong GDĐH và huy động các NTC đối với các cơ sở GDĐH nói chung và các cơ sở giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Viết thuê luận văn thạc42 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Lào nói riêng. Thứ sáu, uy tín của các cơ sở giáo dục ĐHCL. Cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với GDĐH là cơ sở pháp lý để các cơ sở giáo dục ĐHCL có những hình thức và biện pháp phù hợp huy động NTC của xã hội để đầu tư cho sự phát triển của từng cơ sở giáo dục ĐHCL. Tuy nhiên, để huy động một cách tốt nhất các NTC cho giáo dục ĐHCL lại phụ thuộc nhiều từ phía các sở giáo dục ĐHCL. Các sở giáo dục ĐHCL phải thật sự linh hoạt, sáng tạo; căn cứ vào đặc điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của mình mà có những quyết định, hình thức và biện pháp phù hợp nhằm huy động có hiệu quả các NTC. Ngoài NTC từ NSNN, các sở giáo dục ĐHCL phải có phương hướng, giải pháp cụ thể trong khai thác các NTC ngoài NSNN thông qua cung cấp các dịch vụ GDĐH như đào tạo, bồi dưỡng, NCKH, liên doanh, liên kết… hoặc huy động các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Thứ bảy, quy mô và sự đa dạng hóa hoạt động GDĐH. Quy mô đào tạo và sự đa dạng hóa hoạt động GDĐH là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc huy động các NTC đầu tư cho giáo dục ĐHCL. Giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng có tính kinh tế theo quy mô. Đa dạng hóa các loại hình GDĐH như đào tạo tập trung chính quy, đào tạo từ xa, ngắn hạn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức… là một trong những giải pháp để các cơ sở giáo dục ĐHCL có thể tăng cường huy động các NTC của xã hội. Sự hợp tác, liên kết, liên doanh giữa các cơ sở GDĐH, các tổ chức KTXH và các tổ chức quốc tế; xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa Nhà trường và các tổ chức KTXH là điều kiện tốt để ký kết các hợp đồng đào tạo, hợp đồng nghiên cứu và ứng dụng KHCN. Số lượng hợp đồng được ký nhiều hay ít phụ thuộc vào mối quan hệ rộng hay hẹp và phụ thuộc vào mức độ bền chặt của các mối quan hệ đó của các cơ sở giáo dục ĐHCL… Quan hệ giữa các cơ sở GDĐH, các tổ chức KTXH và các tổ chức quốc tế Viết thuê luận văn thạc43 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 trong lĩnh vực đào tạo, trao đổi giáo viên, sinh viên… là điều kiện để các cơ sở giáo dục ĐHCL khai thác NTC để đầu tư phát triển. Trên đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến NTC và huy động NTC đầu tư phát triển GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để xây dựng các giải pháp với các hình thức, biện pháp... hữu hiệu nhằm tăng cường huy động các NTC cho đầu tư phát triển GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng ở nước CHDCND Lào. 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.3.1. Kinh nghiệm huy động các nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập của một số nước trên thế giới 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ GDĐH Hoa Kỳ có tính tự chủ cao, được phân cấp, phân quyền mạnh; các trường tự định ra các chính sách tài chính, mức thu học phí, chương trình, tuyển sinh… Trong quá trình đào tạo, sinh viên học ở trường công hay tư đều được hưởng lợi từ các chương trình của Liên bang như được nhận học bổng, được hưởng các chính sách ưu đãi, được quyền vay tiền để đi học. Hệ thống cấp kinh phí cho GDĐH của Hoa kỳ có sự thay đổi lớn trong vòng 30 năm qua, theo đó phần hỗ trợ trực tiếp của nhà nước cho GDĐH giảm mạnh, trong khi NTC từ học phí tăng lên đáng kể. Hiện tại, NTC cơ bản cho các trường ĐHCL ở Mỹ bao gồm học phí, hỗ trợ của Chính phủ và của bang. Trong đó, phần đóng góp của sinh viên chiếm khoảng 64,6% tổng chi phí GDĐH. Tỷ lệ này thuộc diện cao nhất trong nhóm các nước O CD. Học phí các trường ĐHCL đang áp dụng rất khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi trường, phụ thuộc vào giai đoạn học, loại và chi phí của chương trình học, tình trạng cư trú của sinh viên. Ở nhiều trường ĐHCL, học phí cho hai năm đầu của bậc đại học thấp hơn học phí áp dụng cho hai năm Viết thuê luận văn thạc44 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 cuối. Học phí đại học thấp hơn học phí sau đại học. Học phí của các ngành kỹ thuật, y, nha khoa, kiến trúc thường cao hơn các ngành khác. Các học sinh không cư trú tại bang cung cấp kinh phí cho các trường, thường phải trả học phí cao hơn các học sinh cư trú tại chính bang đó. Liên quan đến các chính sách hỗ trợ sinh viên, cũng có sự thay đổi lớn về số lượng, hình thức của các khoản hỗ trợ sinh viên theo hướng ngày càng dựa nhiều vào các khoản vốn vay hơn là các khoản hỗ trợ và trợ cấp không hoàn lại. Liên quan đến các chương trình tín dụng sinh viên, Chính phủ Mỹ có một số chương trình cho sinh viên vay, giúp họ có NTC để theo học: - Chương trình cho vay Federal Perkins là chương trình cho vay sử dụng quỹ Perkins của Chính phủ. Chương trình này cho phép sinh viên vay tối đa4000 USD/năm với lãi suất 5%/năm. - Chương trình cho vay Stafford là chương trình cho vay được Chính phủ hỗ trợ cho những sinh viên chứng minh được nhu cầu tài chính. Các khoản cho vay được nhận thông qua 2 chương trình của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ là Federal Family ducation Loans và William D. Ford Federal Direct Student Loans. Khoản cho vay tối đa là 3.500 USD cho năm đầu tiên, 4.500 USD cho năm thứ hai, 5.500 USD cho năm thứ 3 và các năm sau đó. Chương trình này cho vay với lãi suất 7,22%. Thời hạn cho vay tùy thuộc vào số tiền vay và được giới hạn trong khoảng từ 10 - 30 năm. Với hệ thống các chính sách hỗ trợ, các chương trình tín dụng sinh viên, tất cả sinh viên đều đảm bảo có đủ kinh phí để theo học ở các trường ĐHCL và phần lớn các học sinh xuất sắc (không kể giàu nghèo) đều có đủ NTC để theo học ở những trường có học phí cao nhất. Ngoài ra, ở Mỹ, các trường đại học cộng đồng đang đóng một vai trò ngày một quan trọng đối với khả năng tiếp cận của các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Xu hướng phát triển GDĐH Hoa Kỳ là tăng cường hợp tác đầu tư mở Viết thuê luận văn thạc45 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 rộng cơ sở GDĐH ở các nước trên thế giới. Những thành tựu mà GDĐH Hoa Kỳ đạt được một phần là do sử dụng giải pháp tài chính phát triển GDĐH có tính khả thi và phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Một số giải pháp tài chính được áp dụng: - NTC đầu tư cho các trường đại học của Hoa Kỳ: Các nguồn thu từ học phí, tài trợ của các công ty và các nhà hảo tâm, từ hoạt động kinh doanh… chiếm khoảng 50% tổng nguồn kinh phí hoạt động của các trường. NTC của các cơ sở GDĐH vẫn chủ yếu thu từ học phí và mức tăng được thực hiện hàng năm, khoảng 5% mỗi năm. Trong đó, mức học phí của các trường đại học NCL cao hơn rất nhiều so với trường ĐHCL, đặc biệt là những cơ sở GDĐH nổi tiếng về chất lượng, danh tiếng như Harvard, Yale, Stanford… - Học phí là NTC quan trọng nhất của các trường đại học Hoa Kỳ. Người học trường ĐHCL hay tư thục đều phải đóng tiền. Các khoản tiền phải đóng gồm: Học phí, lệ phí, bảo hiểm y tế, chi phí thư viện, phòng thí nghiệm, tiền nội trú… Bên cạnh đó, việc đa dạng mức thu học phí do các trường đại học quyết định, để vừa đảm bảo sự cạnh tranh, vừa đảm bảo chất lượng, uy tín của trường. - Quan điểm cấp học bổng và tín dụng của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ là cấp tài chính không phải cho người sản xuất mà cho người tiêu dùng, nên các khoản kinh phí này được cấp trực tiếp cho sinh viên. - GDĐH Hoa Kỳ chịu sự chi phối mạnh của thị trường, nhưng không vì thế mà phó mặc cho thị trường. Ngược lại, GDĐH Hoa kỳ còn tận dụng, khai thác sức mạnh của thị trường để nâng cao hiệu quả đầu tư và phần lớn các trường đại học NCL của Hoa Kỳ hoạt động theo nguyên tắc không vì lợi nhuận; chỉ có ít trường đào tạo theo hướng nghề nghiệp cụ thể hoạt động vì lợi nhuận. Các trường đại học tư hoạt động không vì mục đích lợi nhuận thường nhận được tài sản hiến tặng, các khoản biếu thường xuyên từ các doanh nghiệp, cựu sinh viên. Những doanh nghiệp hỗ trợ cho các trường được Viết thuê luận văn thạc46 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Chính phủ miễn thuế đối với phần lợi nhuận mà họ sử dụng để tài trợ. - Để tiếp cận các nguồn quỹ tài trợ của Liên bang như trợ cấp không hoàn lại, cho vay để sinh viên trả học phí và các chương trình khác của Liên bang… thì các trường đại học phải được công nhận chất lượng bởi một tổ chức được Cơ quan Giáo dục Liên bang Hoa Kỳ công nhận. 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Australia Australia bắt đầu ban hành chính sách học phí sau gần 30 năm chi phí theo học đại học được chính phủ bao cấp hoàn toàn. Theo chính sách học phí, tất cả các sinh viên theo học các trường đại học cao đẳng đều phải trả học phí. Cùng với chính sách học phí, một loạt các chính sách hỗ trợ cũng được ban hành. Năm 2011, hệ thống GDĐH của Australia có 37 trường ĐHCL và 2 trường đại học tư. Trong đó nhiều chương trình đào tạo của các trường ĐHCL được các tổ chức kiểm định độc lập đánh giá cao. Chính phủ Australia cung cấp NTC từ NSNN cho các trường ĐHCL để thực hiện các chương trình này. Phần lớn các sinh viên đều được chính phủ hỗ trợ. Họ chỉ phải trả một phần học phí - được gọi là “phần đóng góp của sinh viên” và Nhà nước chi trả phần còn lại. Sinh viên có thể lựa chọn hình thức trả ngay để được giảm giá 20% hoặc trì hoãn thanh toán thông qua sử dụng khoản vay. Sinh viên cũng có thể trả ngay một phần và trì hoãn thanh toán một phần. Trong trường hợp họ trả trước một phần thì họ sẽ được giảm giá 20% cho số tiền trả ngay. Có một bộ phận sinh viên có kết quả thi đại học hoặc kết quả học tập không vượt quá một ngưỡng quy định tối thiểu nào đó vẫn có thể nhập học nhưng phải trả toàn bộ học phí. Đối với nhóm sinh viên này, họ vẫn được vay từ các chương trình tín dụng có Nhà nước hỗ trợ trong một khoảng thời gian xác định.Tổng số tiền họ có thể vay phụ thuộc vào ngành học. Sinh viên theo học các ngành y, nha khoa, ngành thú y có thể vay tới 100.000 đô la; trong khi đó sinh viên của các ngành còn lại chỉ có thể vay tối đa 80.000 đô la. Theo (UNESCO, 2007) ở Australia, phần đóng góp của sinh viên và gia Viết thuê luận văn thạc47 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 đình khá cao, khoảng 52%, trong khi phần kinh phí từ chính phủ chỉ khoảng 42%. Phần học sinh đóng góp phụ thuộc vào từng ngành học. Những ngành học được coi là “hot” như luật, kế toán, kinh tế, thương mại, phần sinh viên đóng góp cao hơn mức trung bình khá nhiều và phần nhà nước hỗ trợ chi vào khoảng 25% tổng chi phí đào tạo đại học. 1.3.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trong khoảng thời gian từ 1998 đến nay, Trung Quốc thực hiện một sự thay đổi quan trọng về chính sách vĩ mô đối với GDĐH. Từ 11 triệu sinh viên năm 1999 chiếm 9.8% học sinh tốt nghiệp phổ thông, đến năm 2006 đã là 23 triệu sinh viên, chiếm 21% học sinh tốt nghiệp phổ thông và năm 2010 là 27% học sinh tốt nghiệp phổ thông. Trước 1970, quản lý các trường đại học phân tán cho 60 bộ ngành và địa phương. Sau 1983 tập trung về một đầu mối là Bộ Giáo dục và phân cấp cho các địa phương; đồng thời điều chỉnh và sáp nhập các trường đại học. Hiện nay có khoảng 100 trường đại học do Bộ Giáo dục và một số Bộ ngành quản lý; trong đó, có 74 trường do Bộ Giáo dục quản lý. Có khoảng 1.000 trường được phân cấp cho các địa phương. Những trường đơn ngành, nhỏ lẻ được sáp nhập với các trường lớn đa ngành có đội ngũ cán bộ hoàn chỉnh, các chuyên ngành bổ sung cho nhau, tránh trùng lặp, tối ưu hoá nguồn lực giáo dục. Ví dụ sáp nhập học viện Mỹ thuật vào đại học Thanh Hoa, sáp nhập trường Y vào đại học tổng hợp Bắc Kinh. Trường đại học Chiết Giang sáp nhập 4 trường tại địa phương và hiện nay trường này xếp thứ ba trong các trường hàng đầu của Trung Quốc chỉ sau có Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc kinh. Về đào tạo, trước kia các trường chỉ chú trọng đào tạo cử nhân khoa học, rồi mở rộng sang các ngành công nghệ, kinh tế, luật. Nhưng sau đó lại có tình trạng dư thừa, bị xã hội phê phán là thừa thầy, thiếu thợ. Trong cải cách GDĐH, Trung Quốc có sự điều chỉnh quan trọng như chuyển cao đẳng 3 năm Viết thuê luận văn thạc48 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 thành cao đẳng 2 năm, chú trọng đào tạo thực hành khi ra trường để có thể đáp ứng nhu cầu của KTXH. Từ năm 1990, Trung Quốc tiến hành xã hội hoá GDĐH, chủ yếu là hậu cần cho các trường đại học mà không thị trường hoá. Chính sách học phí của Trung Quốc đã trải qua khá nhiều giai đoạn. Đến giữa những năm 1980, hệ thống GDĐH của Trung Quốc vẫn do Nhà nước chi phối và được bao cấp. Bắt đầu từ giữa những năm 1980, Trung Quốc ban hành chính sách chia sẻ chi phí ở bậc đại học. Theo chính sách này, một số nhỏ các sinh viên có kết quả học tập dưới một mức nào đó sẽ không nhận được hỗ trợ từ Nhà nước và phải nộp học phí cho cơ sở đào tạo. Vào năm 1993, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách một chế độ học phí. Nếu như trước kia chỉ một nhóm nhỏ sinh viên phải nộp học phí thì theo chính sách này, tất cả sinh viên đều phải trả học phí. Đến năm 1997, tất cả các trường đại học đều thu học phí. Hiện tại, học phí chiếm khoảng 25% tổng chi tiêu thường xuyên của GDĐH. Với chính sách đa dạng hóa NTC cho giáo dục ĐHCL; đồng thời khuyến khích mở rộng GDĐH và cao đẳng dân lập, hiện tại NTC của các trường ĐHCĐ công lập bao gồm 4 nguồn cơ bản sau: - Nguồn tài trợ thường xuyên từ ngân sách trung ương hoặc địa phương. - Nguồn tài trợ bổ sung không thường xuyên cho một số trường đặc biệt được lựa chọn theo dự án 211 và dự án 985. Năm 1995 Chính phủ Trung Quốc đưa ra dự án 211 với mục tiêu xây dựng 100 trường đại học cao đẳng hàng đầu. Năm 1998 Trung Quốc đưa ra dự án phát triển 10 - 12 trường đại học có khả năng cạnh tranh với các trường đại học trên thế giới. - Học phí thu từ sinh viên. - Một số khoản thu từ các hoạt động khác của trường. Liên quan đền nguồn kinh phí từ NSNN, mức kinh phí chính phủ cấp cho các trường không giống nhau mà dựa vào tiêu chí chi phí đào tạo một sinh viên. Viết thuê luận văn thạc49 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Chính sách hỗ trợ sinh viên được thực hiện trong từng vùng dựa trên mức sống của khu vực. Mỗi trường đại học cao đẳng phải xác định mức sống thấp nhất trong vùng và khả năng gia đình sinh viên có thể đáp ứng yêu cầu chi trả học phí và các chi phí ăn ở của sinh viên. Không có hỗ trợ của Nhà nước cho các trường ĐHCĐ dân lập, tuy nhiên Nhà nước khuyến khích các trường dân lập hỗ trợ những sinh viên khó khăn. Các gia đình Trung Quốc thường dành tiền tiết kiệm để con em họ đi học. Theo báo cáo của tổ chức O CD (2009), trung bình 65% chi phí cho sinh viên được chi tiêu từ tiền tiết kiệm của gia đình. Từ năm 2007, những hình thức hỗ trợ tài chính cho sinh viên ngày càng được đa dạng hóa, bao gồm các hình thức cơ bản như học bổng của Chính phủ, học bổng khuyến khích của Chính phủ, cho sinh viên vay tiền, hệ thống vừa học vừa làm. Chính sách cho sinh viên vay tiền chủ yếu tập trung giúp đỡ các sinh viên nghèo, giúp họ chi trả học phí và các chi phí ăn ở trong quá trình học tập. Theo báo cáo của tổ chức O CD (2009), học bổng của Chính phủ Trung Quốc được cấp cho 50.000 sinh viên đạt kết quả xuất sắc nhất với số tiền 8.000 nhân dân tệ/năm, học bổng khuyến khích với mức 5.000 nhân dân tệ/năm được cấp cho những sinh viên nghèo đạt kết quả học tập tốt của các trường ĐHCĐ, chiếm khoảng 3% số sinh viên trong toàn quốc. Sinh viên có thể vay tiền từ các ngân hàng thương mại. Theo báo cáo của O CD (2009), từ năm 2004 đến 2006 Ngân hàng Trung Quốc đã cho khoảng 322.000 sinh viên của 115 trường ĐHCĐ vay với tổng số tiền 4,35 tỷ nhân dân tệ. Các ngân hàng không đưa ra điều kiện về tài sản thế chấp đối với sinh viên nhưng thường phải có đảm bảo từ phía gia đình họ trong trường hợp sinh viên không trả được nợ. Các ngân hàng thường muốn cho các sinh viên có triển vọng nghề nghiệp tốt của các trường đại học có uy tín vay nợ. Các trường đại học cũng được khuyến khích quản lý các sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa trả được nợ. Có một thực tế đang tồn tại trong các chương trình tín dụng sinh viên ở Viết thuê luận văn thạc50 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Trung Quốc là các ngân hàng xem xét và phê duyệt các khoản cho vay trên cơ sở xem xét đánh giá mức độ rủi ro của các khoản tín dụng cung cấp cho sinh viên. Do vậy, các sinh viên nghèo và theo học các trường có uy tín thấp hơn ít có khả năng vay tiền hơn các sinh viên có điều kiện kinh tế tốt hơn và theo học các trường có uy tín tốt; sinh viên ở các vùng kém phát triển ít có cơ hội được vay tiền; sinh viên của các trường được Chính phủ trung ương tài trợ có cơ hội tiếp cận các khoản vay hơn so sinh viên của các trường được chính quyền địa phương tài trợ. Hơn nữa, đối với số tiền cho vay do không có sự phân biệt giữa các ngành nghề lĩnh vực khác nhau, nên sinh viên theo học các ngành có chi phí cao hơn sẽ gặp khó khăn và phải tìm kiếm thêm tài trợ từ những nguồn khác. Học phí hiện nay của các trường công lập của Trung Quốc được khống chế trong khoảng 25% tổng chi phí đào tạo và có sự khác biệt giữa các trường và giữa các ngành về học phí. Kinh phí Nhà nước cấp theo mục tiêu bao gồm cả đào tạo, NCKH và chi thường xuyên (bao gồm cả một phần lương của nhân viên) được Nhà nước quản chặt và thực hiện theo quy định của Nhà nước. Bộ quản lý về chỉ tiêu tuyển sinh. Chỉ tiêu tuyển sinh do Bộ quyết định giao cho các trường. Hàng năm Bộ công bố rộng rãi chỉ tiêu tuyển sinh từ cao đẳng đến nghiên cứu sinh. Bộ quản lý việc đánh giá các trường, bổ nhiệm Hiệu trưởng và mở các chuyên ngành cử nhân mới. Các trường được tự chủ chi tiêu nguồn kinh phí do trường tự huy động được. Hiện nay Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc hàng cao nhất thế giới. Mô hình GDĐH Trung Quốc chịu ảnh hưởng nhiều từ mô hình GDĐH của Hoa Kỳ. Bên cạnh việc chú trọng đầu tư NTC từ NSNN cho GDĐH, Trung Quốc tích cực thu hút các NTC ngoài NSNN nhằm tăng nguồn lực cho GDĐH. Để đạt được những thành tựu GDĐH trong những năm qua, Trung Quốc đã áp dụng một số chính sách tài chính phát triển GDĐH sau: Viết thuê luận văn thạc51 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 - Hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các NTC ngoài NSNN: Đa dạng hóa các hình thức sở hữu các cơ sở GDĐH; tổ chức sáp nhập đối với các cơ sở GDĐH có quy mô nhỏ, đơn ngành để hình thành cơ sở GDĐH có quy mô lớn hơn; hoàn thiện chính sách học phí phù hợp với từng thời kỳ phát triển; tăng cường và mở rộng liên doanh liên kết; phát triển mô hình doanh nghiệp trong các cơ sở GDĐH. - Nhà nước khuyến khích các cơ sở GDĐH đa dạng hóa các kênh huy động các NTC. Ngoài nguồn thu từ học phí do Nhà nước quy định (mức thu học phí thống nhất cho sinh viên, và học phí phải trang trải được khoảng 20% chi phí cho giáo dục), nhà trường phải tự tạo ra các nguồn thu từ nhiều nguồn khác nhau như thu từ doanh nghiệp của trường, thu từ các hợp đồng đào tạo và chương trình liên kết đào tạo, thu từ NCKH và dịch vụ tư vấn đào tạo, thu từ các khoản quà tặng, biếu, quyên góp từ thiện... 1.3.1.4. Kinh nghiệm của Singapore Singapore cho phép các trường đại học được tự chủ và khuyến khích các trường đa dạng hóa các NTC, đặc biệt là từ doanh nghiệp. Chính phủ vẫn cấp NTC từ NSNN cho GDĐH, nhưng các trường được tự quy định mức học phí và được trao quyền tự chủ hoàn toàn về nguồn nhân lực. Mô hình GDĐH Singapore có sự kết hợp điểm mạnh của mô hình GDĐH Phương Đông (định hướng thi cử và trọng nhân tài) và phương Tây (tạo sự cân bằng, chú trọng phát triển cá tính và phát triển toàn diện). Nhà nước khuyến khích đổi mới, đặc biệt là những lĩnh vực đào tạo mới; đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển KHCN; dịch vụ xã hội đối với các Trường đại học. Nhà nước tạo sự cạnh tranh lành mạnh, minh bạch và công khai giữa các Trường. Nhà nước cho rằng cạnh tranh sẽ tạo nên sự đổi mới, tính sáng tạo, nâng cao chất lượng cao về đào tạo và NCKH, các Trường khi có sự cạnh tranh, ganh đua tất yếu sẽ phải lựa chọn cho mình các thế mạnh, các lợi thế để Viết thuê luận văn thạc52 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 phát triển. Chiến lược đa dạng hóa các loại hình trường để thu hút các NTC đầu tư cho GDĐH mang lại hiệu quả lớn. Với chủ trương đưa đất nước trở thành trung tâm đào tạo hàng đầu ở Đông Nam Á và toàn Châu Á bằng cách thu hút các NTC đầu tư từ các trường đại học hàng đầu thế giới vào liên kết đào tạo hoặc độc lập mở trường tại Singapore. Với chính sách này, Singapore đã thu hút được nhiều trường đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ và Châu Âu và hướng tới thu hút nhiều hơn nữa các cơ sở GDĐH nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trọng tâm chính sách của Singapore: - Chú trọng đầu tư cho đội ngũ nhân lực quản lý, phục vụ GDĐH, bởi đó là nhân tố có tính quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững; đặc biệt, coi trọng và phát huy năng lực đầu tàu của “người lãnh đạo quản lý giáo dục”. - Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao cho các cơ sở GDĐH. - Tăng cường việc xây dựng mô hình quản lý hiện đại và sử dụng hiệu quả NTC; đảm bảo tính công khai, minh bạch, rõ ràng, tiết kiệm… nhằm hạn chế lãng phí và tham nhũng trong việc sử dụng NTC đầu tư cho GDĐH. - Xu hướng đầu tư tài chính phát triển GDĐH hiện đại, đủ tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo chuẩn tại chỗ để hạn chế số lượng sinh viên Singapore du học nước ngoài; từ đó giảm được NTC trong nước “chảy ra” bên ngoài. Đồng thời, “thu hút” NTC tiềm năng đối với sinh viên nước ngoài đến du học tại đất nước Singapore. 1.3.1.5. Kinh nghiệm của Việt Nam GDĐH Việt Nam trải qua chuyển biến lớn vào đầu thập niên 1990 với sự ra đời của loại hình cơ sở GDĐH được gọi là "đại học", gần giống mô hình viện đại học hay university; mỗi "đại học" được thành lập trên cơ sở sáp nhập một số trường đại học đơn ngành đơn lĩnh vực. Ngày 18 tháng 6 năm 2012, Quốc hội lần đầu tiên thông qua Luật GDĐH, đưa ra "quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở GDĐH, hoạt động đào tạo, hoạt động KHCN, Viết thuê luận văn thạc53 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDĐH, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở GDĐH và quản lý nhà nước về GDĐH. NTC được huy động đầu tư cho giáo dục ĐHCL bao gồm NSNN; học phí và lệ phí tuyển sinh; thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, KHCN, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng cho của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài; đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp cho cơ sở GDĐH để bù đắp chi phí đào tạo. Chính phủ quy định nội dung, phương pháp xây dựng mức học phí, khung học phí đối với các cơ sở giáo dục ĐHCL. Cơ sở giáo dục ĐHCL được quyển chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí nằm trong khung học phí do Chính phủ quy định. Mức thu học phí phải được công bố công khai cùng thời điểm với thông báo tuyển sinh. Cơ sở GDĐH thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao được thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo. Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao; có trách nhiệm quản lý, giám sát mức thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo. Từ năm 2015, Việt Nam ban hành cơ chế xác định giá dịch vụ công; trong đó, có giá dịch vụ GDĐH. Đồng thời, có lộ trình xác định giá dịch vụ GDĐH cho đến năm 2020 tính đủ các chi phí GDĐH. Cơ chế xác định giá dịch vụ GDĐH tạo khuôn khổ pháp lý phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính nói chung và huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL. 1.3.2. Một số bài học huy động các nguồn tài chính phát triển giáo dục đại học công lập rút ra cho CHDCND Lào Một là, đa dạng hoá các NTC đầu cho phát triển giáo dục ĐHCL, trong đó xác định rõ cơ cấu và vai trò cụ thể của từng NTC. Viết thuê luận văn thạc54 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Huy động NTC của Nhà Nước sẽ thúc đẩy đầu tư tư nhân cho phát triển giáo dục ĐHCL. Lợi ích của GDĐH không chỉ giành cho những người được giáo dục trực tiếp mà còn cho cả xã hội nói chung. Tuy nhiên, các cá nhân có thể không tính đến những tác động này trong việc quyết định liệu có nên đầu tư vào việc học tập cho bản thân họ hay con cái của họ không. Hoặc trong một số trường hợp, họ đơn giản có thể không biết đến những tác động bên ngoài của việc được GDĐH. Trong những trường hợp khác, họ có thể biết song do thiếu sự khuyến khích để đi đến quyết định. Nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ, NTC đầu tư cho GDĐH sẽ thấp hơn mức mong muốn. Do vậy, những khuyến khích của Chính phủ đối với GDĐH và đầu tư của Chính phủ cho GDĐH sẽ thúc đẩy đầu tư tư nhân, hướng đầu tư tư nhân vào các loại hình đào tạo cần thiết. Huy động NTC của Nhà Nước vào GDĐH còn nhằm giảm bất bình đẳng. Như chúng ta đã biết, trong xã hội không phải tất cả các nhóm dân cư đều có khả năng trả các khoản chi phí trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến việc đầu tư cho giáo dục. Nếu giáo dục được cung cấp như một dịch vụ trong nền kinh tế thị trường thì chỉ những người có khả năng trả các loại phí mới được vào học. Vì vậy cần phải có sự đầu tư của Chính phủ vào GDĐH. Đầu tư của Chính phủ vào GDĐH suy cho cùng là nhằm tăng hiệu quả của đầu tư xã hội vào GDĐH và tạo ra sự công bằng về cơ hội giáo dục. Một khi công bằng trong GDĐH được giải quyết, sẽ dẫn đến công bằng trong phân bố thu nhập. Trong điều kiện NSNN hạn chế, việc đầu tư NTC từ NSNN cho GDĐH một mặt phải hướng vào việc đầu tư các đại học trọng điểm, đại học có chất lượng cao, nhưng mặt khác lại vẫn phải chú trọng các đại học vùng, địa phương. Nếu NTC đầu tư từ NSNN được xem là nền tảng thì NTC ngoài NSNN chính là động lực cho quá trình phát triển giáo dục ĐHCL. Chính vì vậy cần Viết thuê luận văn thạc55 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 có các chính sách huy động các NTC ngoài NSNN, kể cả đầu tư nước ngoài cho phát triển GDĐH ở Lào trong thời gian tới. Hai là, xây dựng chính sách học phí hay giá dịch vụ giáo dục ĐHCL hợp lý trên cơ sở chia sẻ chi phí giữa người học và nhà đầu tư để đảm bảo đủ NTC cho việc tái đầu tư đối với giáo dục ĐHCL. Xác định mức học phí như một phần trong chi phí đào tạo cho mỗi đầu sinh viên, khoản phí này được xem xét cơ bản như một phương tiện trang trải cho hoạt động đào tạo của nhà trường và được coi như khoản thu nhằm bù đắp chi phí tương tự như việc áp dụng cơ chế phí dịch vụ ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Ba là, trao quyền tự chủ, trong đó có tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục ĐHCL và khuyến khích đa dạng hoá các hoạt động có thu trong các cơ sở giáo dục ĐHCL để tái đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. Một trong các kênh tạo nguồn thu bổ sung cho sở giáo dục ĐHCL được chú ý ở Trung Quốc là việc hình thành doanh nghiệp trong trường đại học và phát triển hình thức liên hợp giữa nhà trường với các doanh nghiệp ngoài trường. Doanh nghiệp của trường hình thành từ thấp dần đến cao. Ban đầu chỉ có các xưởng trường với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ giảng dạy. Vào những năm 80 từng bước phát triển thành những xưởng có mô hình kết hợp giảng dạy với sản xuất. Những năm gần đây chuyển thành những doanh nghiệp KHCN hoặc thành lập những tập đoàn khai thác kỹ thuật cao, một loại hình mới kết hợp với sản xuất kinh doanh và trở thành nguồn thu nhập quan trọng của sở giáo dục ĐHCL. Hình thức liên hợp chiều ngang cũng được phát triển trong những năm gần đây. Đó là hình thức kết hợp giảng dạy, NCKH và sản xuất. Những trung tâm khai thác liên hợp giữa các sở giáo dục ĐHCL với doanh nghiệp được thành lập không chỉ phát huy những tiềm năng của giảng viên, tăng cường sự tiếp xúc của sở giáo dục ĐHCL với xã hội mà còn làm gia tăng các khoản thu nhập ngoài NSNN. Viết thuê luận văn thạc56 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Huy động NTC cho giáo dục ĐHCL ở các nước đang phát triển nói chung và ở nước CHDCND Lào là một vấn đề vẫn còn mới và khá phức tạp. Bám sát mục tiêu nghiên cứu, chương 1 của luận án đã hệ thống hóa, luận giải làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về giáo dục ĐHCL và huy động các NTC cho đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về giáo dục ĐHCL và huy động các NTC cho đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL có thể rút ra kết luận: (i) Giáo dục ĐHCL là GDĐH do các cơ sở GDĐH do Nhà nước thành lập và quyết định về chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện. (ii) Sự tồn tại của giáo dục ĐHCL là tất yếu khách quan đối với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Tính tất yếu khách quan đó xuất phát từ những ngoai ứng tích cực của GDĐH đối với sự phát triển KTXH của mỗi quốc gia và vai trò điều tiết, định hướng hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, GDĐH nói riêng của Nhà nước. (iii) NTC là khả năng tài chính có thể huy động đầu tư vào các hoạt động KTXH. Các NTC có thể huy động đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL rất đa dạng, gồm NTC từ NSNN và các NTC ngoài NSNN. Tính chất đa dạng hóa các NTC có thể huy động đầu tư cho phát triển của giáo dục ĐHCL xuất phát từ tính chất công cộng và tính chất cá nhân của các dịch vụ GDĐH. Mức độ đa dạng hóa các NTC đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL tùy thuộc vào mục tiêu, định hướng, chính sách phát triển GDĐH và trình độ phát triển KTXH của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. (iv) Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới cho thấy rõ cơ sở thực tiễn về đa dạng hóa các NTC đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL và xu hướng các NTC ngoài NSNN được huy động cho đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL ngày càng tăng. Đồng thời, các quốc gia và các cơ sở giáo dục ĐHCL của các quốc gia phải tùy thuộc vào mục tiêu, định hướng, chính sách phát Viết thuê luận văn thạc57 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 triển GDĐH và trình độ phát triển KTXH trong từng thời kỳ để có các giải pháp với những hình thức, biện pháp phù hợp để huy động có hiệu quả các NTC đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. Viết thuê luận văn thạc58 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC CHDCND LÀO 2.1. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC CHDCND LÀO GDĐH nước CHDCND Lào đã có những bước phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo, nguồn lực xã hội được huy động nhiều hơn và đạt được nhiều kết quả tích cực, cung cấp nguồn lao động chủ yếu có trình độ cao đẳng, đại học và thạc sĩ phục vụ phát triển KTXH, bảo đảm an ninh quốc phòng và hội nhập kinh tế quốc tế. GDĐH ở CHDCND Lào gồm đào tạo đại học và đào tạo sau đại học. Phương thức giáo dục gồm giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy. Bảng 2.1: Số trường ĐHCĐ của nước CHDCND Lào 2010 - 2015 Đơn vị tính: trường Năm Năm 2010 Số trường Số trường Năm 2015 % Số trường 2015 so với 2010 % Tăng Giảm % Tổng số trường 144 100 111 100 1. Hệ cao đẳng 97 67 106 95 9 109 - Công lập 20 21 30 28 10 150 - NCL 77 79 76 72 1 99 2. Hệ đại học 47 33 5 5 42 11 - Công lập 13 28 5 100 8 39 - NCL 34 72 - - 34 - 33 77 Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ GDTT nước CHDCND Lào. Viết thuê luận văn thạc59 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Về số trường đại học: Năm 2010 cả nước có 144 trường ĐHCĐ; trong đó, có 47 trường đại học gồm 13 trường ĐHCL và 34 trường đại học NCL, 97 trường cao đẳng gồm 20 trường cao đẳng công lập và 77 trường cao đẳng NCL. Đến 31/12/2015 cả nước có 111 cơ sở GDĐH, giảm 33 trường, tương ứng giảm 22,92% so với năm 2010; ĐHCL có 5 trường, giảm 42 trường, tương ứng giảm 89,36% so với năm 2010; trường cao đẳng có 106 trường, tăng 9 trường, tương ứng 9,28% so với năm 2010. Bảng 2.2: Số trường đại học theo loại hình sở hữu Số trường Năm 2010 Năm 2015 2015 so với 2010 Trường % Trường % Trường % Tổng số 47 100 5 100 -42 -89 ĐHCL 13 28 5 100 -8 -62 Đại học NCL 34 72 -34 -100 Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ GDTT nước CHDCND Lào Số trường ĐHCL năm 2010 có 13 trường chiếm 28% của tổng số trường đại học trong cả nước. Đến năm 2015 có 5 trường ĐHCL chiếm 100% tổng số trường đại học trong cả nước và so với năm 2010 giảm 8 trường, tương đương với 62%. Nguyên nhân giảm số trường ĐHCL là do năm 2013 Bộ GDTT có chính sách chuẩn hóa các trường GDĐH và chỉ cho phép 5 trường đại học đạt tiêu chuẩn được đào tạo đại học. Bộ GDTT đã kiểm soát về tiêu chuẩn của các trường đại học. Số trường bị giảm do chưa đạt được tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và khả năng chuyên môn, phải dừng đào tạo đại học và chỉ được đào tạo hệ cao đẳng. Trong 5 trường ĐHCL chỉ có một cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ là Đại học Quốc gia. Dựa theo cách phân bố hiện hành của Bộ GDTT, các trường ĐHCĐ thuộc hệ thống GDĐH của nước CHDCND Lào được chia thành 7 khối Viết thuê luận văn thạc60 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 trường khác nhau: - Khối các trường kỹ thuật và công nghệ; - Khối các trường tài chính; - Khối các trường nông lâm thuỷ sản; - Khối các trường kinh tế và luật; - Khối các trường Y, Dược, Thể thao; - Khối các trường văn hoá nghệ thuật; - Khối các trường sư phạm. Các trường ĐHCL là các trung tâm về đào tạo, nghiên cứu và tư vấn các vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực KTXH. Mục tiêu của các trường là phấn đấu đào tạo và cung cấp cho xã hội những cán bộ có chất lượng cao vừa nắm chắc kiến thức cơ bản vừa tinh thông nghiệp vụ, vừa có khả năng thích ứng linh hoạt với yêu cầu của thị trường sức lao động. Bên cạnh đó, các trường ĐHCL cũng là đơn vị đào tạo các trình độ cao đẳng, đại học và thạc sĩ. Các trường thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu với ứng dụng, đảm nhận nhiều đề tài trọng điểm về khoa học kinh tế cấp Thành phố, cấp Bộ và cấp Nhà nước. Về đội ngũ giảng viên: Số giảng viên ĐHCĐ năm 2010 có 1.631 giảng viên; trong đó có 698 giảng viên đại học và 933 giảng viên cao đẳng, 571 giảng viên công lập và 1.060 giảng viên NCL. Đến năm 2015, số giảng viên ĐHCĐ có 3.614 giảng viên; trong đó có 156 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 1.131 giảng viên có trình độ thạc sĩ và 2.037 giảng viên có trình độ cử nhân và cao đẳng. Năm 2014 - 2015, cán bộ giảng viên làm việc ở 5 trường đại học có 3.614 người; trong đó trình độ tiến sỹ có 156 người, thạc sỹ 1.131 người; sau đai học có 10 người; chuyên gia cấp 1 có 2 người; chuyên gia cấp 2 có 20 người; đại học có 2.027 người, cao đẳng có 135 người và cán bộ trung cấp có Viết thuê luận văn thạc61 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 133 người. Bảng 2.3: Số giảng viên các trường ĐHCĐ giai đoạn 2010 - 2015 Đơn vị: người Năm học Tổng số Đại học Cao đẳng Công lập 2009-2010 1.631 698 933 571 1.060 2010-2011 1.895 829 1.066 663 1.232 2011-2012 2.194 1.090 1.104 768 1.426 2012-2013 2.529 1.150 1.379 885 1.644 2013-2014 2.874 1.570 1.304 1.570 1.304 2014-2015 3.614 1.643 1.971 1.643 1.971 NCL Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ GDTT nước CHDCND Lào, 2015. Về số sinh viên: Theo quy định của Luật Giáo dục 2007 và Luật Giáo dục 2015, hình thức đào tạo cao đẳng, đại học được đa dạng hoá; gồm đào tạo chính quy tập trung và giáo dục thường xuyên hay đào tạo không chính quy như vừa làm vừa học, đào tạo từ xa và tự học có hướng dẫn. Tổng quy mô đào tạo không chính quy hiện nay khoảng 27% tổng quy mô đào tạo của các trường ĐHCĐ. Cùng với đào tạo chính quy, đào tạo không chính quy ở các trường ĐHCĐ những năm qua, đã có những đóng góp đáng kể trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho phát triển KTXH, bảo đảm an ninh, quốc phòng các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2014 - 2015, số sinh viên đai học 36.433 người giảm 17.705 người, tương ứng 32,53% so với năm 2010 - 2011; trong đó có số sinh viên học trình độ thạc sỹ 763 người, Đại học Quốc gia đào tạo trình độ tiến sỹ 1 chuyên ngành có số sinh viên học 30 người. Viết thuê luận văn thạc62 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế về GDĐH: GDĐH nước CHDCND Lào đã có sự chuẩn hoá chương trình đào tạo, hiện đại hoá chương trình và điều kiện đào tạo qua hợp tác quốc tế với các đại học có uy tín ở nước ngoài. Nâng cao chất lượng giáo trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy. Hầu hết các trường ĐHCL đều có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học lớn của Việt Nam, Thái Lan,Trung Quốc, Nhật... GDĐH cũng đã thực hiện nhiều chủ trương và đạt được nhiều kết quả khác như: chuẩn hoá và nâng cao chất lượng các đầu vào của quá trình đào tạo đại học như: chuẩn hoá chất lượng sinh viên được nhập học; chuẩn hoá giảng viên đại học; chuẩn hoá đội ngũ lãnh đạo các trường ĐHCĐ; chuẩn hoá chương trình đào tạo; hiện đại hoá chương trình và điều kiện đào tạo qua hợp tác với các đại học có uy tín ở nước ngoài. Các trường ĐHCĐ đã phối hợp với các đại học có uy tín trên thế giới triển khai 5 chương trình đào tạo tiên tiến ở 3 trường đại học ở các ngành khoa học công nghệ mũi nhọn chọn lọc, chương trình đào tạo là của trường đối tác, giảng dạy bằng tiếng Anh, tiếng Việt Nam đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn của trường đối tác; đã đàm phán ký kết các thỏa thuận công nhận tương đương bằng cấp giữa Nước CHDCND Lào với nhiều nước trên thế giới; đã ký điều ước quốc tế và Thoả thuận quốc tế về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với các nước ở cấp Chính phủ và cấp Bộ. Có nhiều trường đại học có chương trình hợp tác quốc tế tốt, có hiệu quả, đã đạt được thỏa thuận công nhận liên thông chương trình với các trường đại học nước ngoài, nhiều chương trình đại học đã được ký kết. Năm 2014 - 2015 có trên 5.070 người đi du học ở 34 nước trên thế giới. Quản lý chất lượng GDĐH: Nước CHDCND Lào đã hình thành hệ thống cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng GDĐH từ Trung ương đến các trường. Năm 2008, Bộ GDTT đã Viết thuê luận văn thạc63 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 thành lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, sau đó đã hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng hình thành tổ chức chuyên trách về đảm bảo chất lượng ở các trường đại học, cao đẳng. Trên cơ sở đó, đến năm 2012 đã có 135 trường; trong đó có 97 trường cao đẳng và có 38 trường đại học (kể cả các trường thành viên của các đại học) trong cả nước triển khai tự đánh giá. Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục độc lập thuộc năm Bộ GDTT đã triển khai kiểm định chất lượng của từng trường ĐHCL và ngoài công lập theo Nghị định số 2608/GD.TTCL/13 ngày 13/6/2013 và giáo dục ĐHCL của Nước CHDCND Lào còn có 5 ĐHCL được chập nhận tiêu chuẩn và được đào tạo trình độ đại học. GDĐH Nước CHDCND Lào đã có sự chuẩn hoá chương trình đào tạo, hiện đại hoá chương trình và điều kiện đào tạo qua hợp tác quốc tế với các đại học có uy tín ở nước ngoài, nâng cao chất lượng giáo trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy. Bộ GDTT đã ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở GDĐH từ năm học 2008 - 2009 gồm công khai cam kết chất lượng đào tạo và chất lượng thực tế của cơ sở đào tạo; công khai nguồn lực phục vụ đào tạo như giảng viên, giáo trình, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất…; công khai thu, chi tài chính. Các nội dung công khai phải được công bố mỗi trường, ở các khoa, thư viện để mọi người dễ tiếp cận. Bộ GDTT đã có văn bản về việc hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo. Quy định này yêu cầu các trường phải xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo của trường. Đây chính là cam kết của từng trường về chất lượng đào tạo. Từ năm 2013, Bộ GDTT đã yêu cầu các cơ sở GDDH xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm phải căn cứ vào số giảng viên và chất lượng giảng viên của trường, tỷ lệ sinh viên trên giảng viên của trường, năng lực thiết bị chuyên ngành phục vụ đào tạo, diện tích phòng học, phòng thí nghiệm theo đầu sinh Viết thuê luận văn thạc64 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 viên… qua đó tạo ra sự ràng buộc khách quan giữa phát triển số lượng sinh viên và chất lượng đào tạo, nhằm tạo động lực cho quá trình nâng cao chất lượng GDĐH. Tỷ lệ tối đa sinh viên/giảng viên của Khối Kỹ thuật - Công nghệ: 20 sinh viên/1 giảng viên; Khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh: 35 sinh viên/1 giảng viên; Khối ngành Nghệ thuật, Thể dục thể thao: 15 sinh viên/1 giảng viên... Thực hiện mục tiêu đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Nước CHDCND Lào giai đoạn 2005 - 2030, Chỉnh phủ đã xác định yêu cầu phải đạt tỷ lệ giảng viên là tiến sĩ qua từng giai đoạn, đến năm 2030 phải đạt ít nhất 35 giảng viên có trình độ tiến sĩ. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ GDTT đã triển khai chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng với quy mô ngày càng tăng. GDĐH từng bước được chuẩn hoá và nâng cao chất lượng các đầu vào của quá trình đào tạo đại học như chuẩn hoá chất lượng sinh viên được nhập học; chuẩn hoá giảng viên đại học; chuẩn hoá đội ngũ lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng; chuẩn hoá chương trình đào tạo; hiện đại hoá chương trình và điều kiện đào tạo qua hợp tác với các đại học có uy tín ở nước ngoài… Về tài chính giáo dục và giáo dục ĐHCL: Quốc hội đã có Nghị quyết về định hướng đổi mới cơ chế tài chính giáo dục; trong đó, có tăng học phí cho GDĐH, thực hiện cơ chế xã hội giám sát đầu tư cho giáo dục và GDĐH. Thủ tướng Chính phủ đã quy định chương trình cho học sinh hộ nghèo, cận nghèo vay để học phổ thông, ĐHCĐ, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề. Những chính sách về bù đắp chi phí trong GDĐH đã dẫn đến tỷ lệ học phí trong tổng nguồn thu của các cơ sở giáo dục tăng nhanh, có nơi lên đến mức hơn 300.000kíp/tháng/người, đặc biệt là các trường đại học NCL khoảng 1.000.000 kíp/người/tháng. Nước CHDCND Lào đã tăng gấp đôi NTC từ NSNN đầu tư cho giáo dục kể từ năm 2006. Nhà nước vẫn là người cung cấp và tài trợ chủ yếu của ngành, mức đầu tư cho lĩnh vực GDĐT nói chung. NTC đầu tư cho giáo dục Viết thuê luận văn thạc65 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 là chiếm 3,30%GDP năm 2011; 3,30% GDP năm 2012; 3,36% năm 2013; 4,32% GDP năm 2014; bình quân 5 năm từ 2010 - 2015 là 3,58% GDP. Tương tự như nhiều nước đang phát triển, phần lớn các chi tiêu này là các chi phí hoạt động thường xuyên và chương trình mục tiêu (từ 60% đến 80% tổng chi NSNN giáo dục); NTC để phát triển hệ thống và đổi mới giáo dục còn hạn chế. Cùng với tăng chi NSNN cho giáo dục nói chung, liên tục trong suốt 5 năm qua, chi NSNN cho GDĐH trong giai đoạn 5 năm từ năm 2010 - 2015 của nước CHDCND Lào tăng bình quân là 2,48% năm. Nếu so với tổng chi ngân sách cho giáo dục nói chung, thì chi cho GDĐH từ năm 2010 - 2015 bình quân là 16,16% của chi phí Chính phủ. NTC cho giáo dục bình quân từ NSNN/1 sinh viên công lập năm 2010 là 561.000 kíp và năm 2015 là 1.537.000 kíp, tăng hơn 2 lần so với năm 2010 [23, 27]. Kinh phí cho NCKH chỉ chiếm một phần nhỏ, không tới 1% tổng số chi NSNN. Tình trạng đầu tư thấp cho GDĐH có nguy cơ làm mất đi tiềm năng phát triển, vì nó có thể dẫn đến giảm cơ hội cho sinh viên theo đuổi các con đường sự nghiệp mà giáo dục cơ bản đã mở ra. Chính phủ nhận thức được nguy cơ này và đã quyết định tăng đầu tư cho GDĐH để không chỉ tăng cường năng lực cung cấp những kỹ năng tốt hơn cho nhiều sinh viên hơn mà còn giúp nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH trong các trường ĐHCL. Chất lượng GDĐH còn chưa theo kịp và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH, chưa có chuyển biến trên diện rộng, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao còn nhiều hạn chế, chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa giải quyết mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng. Quản lý chất lượng GDĐH đang còn nhiều bất cập. Chưa tạo được sự đồng thuận về lợi ích và quan tâm đủ mạnh đến chất lượng giáo dục giữa người học, người dạy, nhà đầu tư cho giáo dục, người sử dụng lao động và xã hội. Nhiều trường ĐHCĐ chưa công bố chuẩn năng lực của người tốt Viết thuê luận văn thạc66 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 nghiệp các ngành nghề (hiểu biết gì, có kỹ năng gì, có năng lực hành vi như thế nào); các yếu tố đầu vào đảm bảo chất lượng chưa được kiểm soát triệt để; chưa giữ được chuẩn của nhiều yếu tố đầu vào (giáo viên, chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất). Đến năm 2015, tỷ lệ sinh viên/giảng viên là 30/1. Sau 10 năm, số sinh viên tăng từ 20.622 sinh viên năm 2005, tăng lên 54.433 sinh viên năm 2011 và giảm xuống còn 37.015 sinh viên năm 2015 nhưng mà vì năm 2011 có nhiều trường ĐHCL đã mở rộng, số trường ĐHCĐ; số trường từ 45 trường năm 2005 tăng lên 111 trường năm 2015; số giảng viên chỉ tăng từ 485 giảng viên năm 2005 đến năm 2015 có 3.614 giảng viên [30]. Cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng, trung tâm Kiểm định chất lượng được thành lập năm 2012, tuy nhiên hàng năm chưa có đánh giá và báo cáo về chất lượng đào tạo của các trường và cả hệ thống GDĐH. Hệ thống quản lý và chịu trách nhiệm về GDĐH nước CHDCND Lào của các cơ quan nhà nước về các trường ĐHCĐ rất phân tán. Trong tổng số các trường ĐHCĐ cả nước hiện nay, các trường ĐHCL trực thuộc Bộ GDTT là 90%; 5% trực thuộc 2 Bộ, ngành khác quản lý; 5% trực thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh. Vì vậy công tác quản lý tài chính GDĐH còn rời rạc. Trong thực tế, Bộ GDTT chỉ quản lý một phần nhỏ NSNN dành cho GDĐH, trong khi phần còn lại được phân bổ cho các địa phương và các bộ ngành khác có các cơ sở đào tạo đại học. Điều này dẫn đến tính thiếu liên kết, toàn diện và minh bạch trong các chính sách đầu tư NTC từ NSNN cho GDĐH, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, phân bổ ngân sách, định mức học bổng và học phí. Một số trường đại học, cao đẳng được thành lập mới hoặc nâng cấp lên đại học từ năm 2005 trở lại đây chưa thực hiện đầy đủ các cam kết trong Đề án khả thi thành lập trường và mở ngành tuyển sinh, chưa chuẩn bị đồng bộ 4 yếu tố về: đất đai xây dựng trường; đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng; vốn đầu tư và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác (chương trình đào tạo, thư viện, giáo trình, trang thiết bị thí nghiệm,...). Cho đến nay hệ thống quản lý từ Bộ GDTT đến Viết thuê luận văn thạc67 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 các trường đại học, cao đẳng chưa được tin học hoá. Việc thiếu và chậm sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định pháp luật làm cơ sở để triển khai thực hiện xã hội hoá giáo dục dẫn đến việc huy động các nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức KTXH và cá nhân để phát triển GDĐT gặp nhiều khó khăn; chưa phát huy được tiềm năng trí tuệ và vật chất của cả xã hội để đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL. 2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC CHDCND LÀO 2.2.1. Thực trạng huy động nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đại học công lập NSNN luôn là nguồn cung cấp tài chính cơ bản để duy trì, định hướng sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và GDĐH nói riêng theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chi NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố và nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Có thể nói, trừ một phần nhỏ ở các trường dân lập, còn lại toàn bộ số tiền chi cho đội ngũ giáo viên và công tác giảng dạy do NSNN đảm bảo. Trong các khoản chi cho con người ở lĩnh vực hành chính sự nghiệp thì chi cho giáo viên được ưu tiên số một với hệ số mức lương cao nhất, cũng như các chế độ phụ cấp khác (mức phụ cấp thấp nhất là 20 và mức cao nhất là 70 tiền lương). Điều đó đã từng bước tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên ổn định đời sống, tập trung thời gian và công sức cho việc học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời, hàng năm việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cử người đi học trong và ngoài nước cũng được NSNN bảo đảm. Ở nước nước CHDCND Lào, với các hình thức và mức độ khác nhau, Nhà nước cấp kinh phí NSNN cho GDĐH gồm: Kinh phí thường xuyên cho GDĐH: Hàng năm, căn cứ vào số lượng Viết thuê luận văn thạc68 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 sinh viên và định mức kinh phí đào tạo cho một sinh viên, NSNN cấp kinh phí cho các trường đại học để chi trả tiền lương và những khoản có tính chất lương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường; chi trả học bổng cho sinh viên; chi công tác phí cho cán bộ, giáo viên nhà trường đi công tác; chi hội nghị, chi phí hành chính, chi phí nghiệp vụ chuyên môn. Ngoài ra, do nhu cầu phát triển hợp tác quốc tế, Nhà nước cũng cấp kinh phí chi đào tạo thường xuyên cho cán bộ, giảng viên học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế. Kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định của nhà trường: Kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định là khoản đầu tư kinh phí có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với nhà trường có điều kiện phát triển nhanh, chống tụt hậu, mà Nhà nước qua đó quản lý được hoạt động của các nhà trường ĐHCL. Kinh phí cho hoạt động NCKH: Các trường đại học vừa là cơ sở đào tạo, vừa là cơ sở nghiên cứu khoa học, do vậy hàng năm, NSNN cấp kinh phí để duy trì và phát triển hoạt động NCKH cho các trường ĐHCL. Kinh phí đầu tư chiều sâu cho các trường đại học: Khoản kinh phí này được cấp cho các chương trình mục tiêu như xây dựng và hoàn thiện mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo, đầu tư xây dựng cơ bản như trang bị cho các thư viện, các phòng thí nghiệm, các Viện và Trung tâm nghiên cứu trong các nhà trường, đầu tư để bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường... Ở nước CHDCND Lào, NSNN là NTC quan trọng nhất để đầu tư cho phát triển giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Giai đoạn 2011 2015, Chính phủ đã nỗ lực ưu tiên NSNN đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Phân bổ NSNN cho GDĐH căn cứ vào Nghị định số 177/CP, ngày Viết thuê luận văn thạc69 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 5/6/2015 về GDĐH và Quyết định số 2223/BGD.TC, ngày 4/6/2015 về chi hành chính thường xuyên cho giáo dục. Các trường ĐHCL căn cứ vào văn bản nói trên để thực hiện dự toán, quản lý chi hành chính thường xuyên. Phân bổ, phê duyệt và cách tính NSNN cho GDĐH là tính theo số sinh viên từng loại của các trường đại học và định mức phân bổ theo trình độ đào tạo, từng chuyên ngành theo quy định trong Nghị định số 136, ngày 29/06/2010 về tổ chức thực hiện Luật Giáo dục, lấy số sinh viên năm trước để tính dự toán năm nay; Luật số 71/HĐ, ngày 16/12/2015 về NSNN và văn bản hướng dẫn số 0424/BTC, ngày 14/2/2017 về lập và thực hiện dự toán NSNN hàng năm của đơn vị sự nghiệp; công văn số 2066/BTC, ngày 25/06/2015 về mức định chi tiêu NSNN thay đổi công văn số 0008/BTC, ngày 05/01/2010. Khi lập dự toán kinh phí hàng năm, các trường ĐHCL phải dựa vào các căn cứ sau: (i) Quy mô đào tạo và các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm phù hợp với kế hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; (ii) Văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính; (iii) Tình hình thực hiện dự toán NSNN năm trước, số kiểm tra do Bộ Tài chính giao cho các trường ĐHCL thông quan Cục Tài chính của Bộ GDTT hàng năm. Các cơ sở giáo dục ĐHCL của nước CHDCND Lào lập dự toán thu sự nghiệp và chi phí hành chính trên cơ sở khả năng thu sự nghiệp và định mức phân bổ dự toán chi NSNN trong từng năm lập kế hoạch, chi tiết cho từng hoạt động và nhiệm vụ như tiền lương, chi phí hoạt động thường xuyên và chi đầu tư, gửi đến văn phòng của Bộ GDTT trong tháng 4 hàng năm. Sau đó văn phòng Bộ GDTT tổng hợp trong vòng 15 ngày trình Ban lãnh đạo Bộ quyết định và gửi Vụ NSNN tổng hợp vào kế hoạch năm. Chi NSNN cho giáo dục ĐHCL tăng lên hàng năm trong giai đoạn 2011 - 2015, từ 267.717 triệu kíp năm ngân sách 2010 - 2011 lên 453.912 triệu kíp năm ngân sách 2014 - 2015, tốc độ tăng bình quân là 14,91% năm. Viết thuê luận văn thạc70 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Bảng 2.4: Chi NSNN cho giáo dục ở nước CHDCND Lào Đơn vị tính: triệu kíp TT Năm ngân sách Cấp học, trình độ đào tạo 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 1 Tổng chi NSNN cho giáo dục 2 - So với GDP (%) - So với tổng chi NSNN (%) Chi NSNN cho GDĐH So với tổng chi NSNN cho giáo dục ( ) 2.020.504 2.880.167 3.811.910 3.920.511 3.714.503 3,30 3,30 3,36 4,32 3,63 15,47 17,00 16,70 17,00 14,63 267.717 767.276 388.815 495.161 453.912 13,25 26,64 10,20 12,63 12,22 3 Chi NSNN cho giáo dục nghề nghiệp 325.099 131.336 717.783 681.777 692.383 4 Chi NSNN cho giáo dục bắt 1.427.688 1.981.555 2.705.312 2.743.573 2.568.207 buộc - Trung học phổ thông 30.308 57.891 80.431 118.007 128.150 - Trung học cơ sở 706.166 956.503 1.294.143 1.337.286 1.188.641 - Tiểu học 206.293 304.722 434.558 404.597 446.112 - Mẫu giáo 484.921 662.438 896.180 883.683 805.304 Nguồn: Vụ NSNN, Bộ Tài chính. - Năm 2010 - 2011, tổng chi NSNN cho giáo dục là 2.020.504 triệu kíp, tương ứng 3,30% GDP và 15,47% tổng chi NSNN; trong đó, GDĐH là 267.717 triệu kíp bằng 13,25%, giáo dục nghề nghiệp là 345.099 triệu kíp bằng 16,09%, giáo dục bắt là 1.427.688 triệu kíp bằng 70,66% tổng chi NSNN cho giáo dục. Viết thuê luận văn thạc71 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 - Năm 2011 - 2012, tổng chi NSNN cho giáo dục là 2.880.167 triệu kíp, tương ứng 3,30% GDP và 17,00% tổng chi NSNN; trong đó, GDĐH là 567.276 triệu kíp bằng 23,17%, giáo dục ghề nghiệp là 331.336 triệu kíp bằng 8,03%, giáo dục bắt là 1.981.555 triệu kíp bằng 68,80% tổng chi NSNN cho giáo dục. - Năm 2012 - 2013, tổng chi NSNN cho giáo dục là 3.811.910 triệu kíp, tương ứng 3.36% GDPvà 16,70% tổng chi NSNN; trong đó, GDĐH là 388.815 triệu kíp bằng 10,20%, giáo dục nghề nghiệp là 717.783 triệu kíp bằng 18,83%, giáo dục bắt là 2,705,312 triệu kíp bằng 70,97% tổng chi NSNN cho giáo dục. - Năm 2014 - 2015, tổng chi NSNN cho giáo dục là 3.714.503 triệu kíp, tương ứng 3,63% GDP và 14,63% tổng chi NSNN; trong đó, GDĐH là 453.912 triệu kíp bằng 12,22%, giáo dục nghề nghiệp là 692.383 triệu kíp bằng 18,64%, giáo dục bắt là 2.568.207 triệu kíp bằng 69,14% tổng chi NSNN cho giáo dục. Tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục ĐHCL so với GDP có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 - 2013 và tăng trong giai đoạn 2013 - 2015. Chứng tỏ rằng trong những năm gần đây, Nhà nước đang có những nỗ lực ưu tiên NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. Tuy vậy, tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục ĐHCL so với tổng chi NSNN cho giáo dục lại có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011 - 2015; từ 13,25 năm 2010 - 20111 xuống còn 12,22% năm 2014 - 2015. Chứng tỏ rằng chi NSNN cho giáo dục đang được ưu tiên hơn cho các cấp học khác, đặc biệt là giáo dục bắt buộc; đồng thời, cho thấy rõ chủ trương xã hội hóa các NTC, tăng cường huy động các NTC ngoài NSNN đầu cho phát triển giáo dục ĐHCL. Viết thuê luận văn thạc72 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Biểu đồ 2.1 Chi NSNN cho GDĐH so với GDP và tổng chi NSNN cho giáo dục 73 sĩ, luận án tiến sĩ Viết thuê luận văn thạc Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Bảng 2.5: Chi thường xuyên NSNN cho GDĐH giai đoạn 2010 - 2015 Đơn vị tính: triệu kíp 2010 - 2011 TT Nội dung Dự toán Thực hiện 2011 - 2012 % Dự toán Thực hiện 2013 – 2014 2012 - 2013 % Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện 107.681 73.718 68,46 107.475 96.193 % 2014 - 2015 Dự toán Thực hiện 89,50 117.280 95.476 81,41 38.361 96,34 % Chi tiền lương 1 và khoản trích theo lương 67.810 57.134 84,26 69.615 77.277 111,01 2 Chi hoạt động thường xuyên 54.846 47.125 85,92 57.420 54.987 95,76 29.417 22.277 75,73 34.756 32.659 93,97 39.818 3 Chi quản lý hành chính 12.078 9.044 74,88 11.020 10.999 99,81 6.430 3.083 47,95 5.798 4.804 82,86 5.857 Chi thuê, mua sắm tài sản cố 4 định phụ vụ cơ quan nhà nước 3.687 2.026 54,94 2469 2.408 97,55 6.258 1.335 21,33 7.427 2.016 27,15 2.458 5 Chi khác 6.751 7.983 118,26 9.727 9.013 92,66 6.274 4.240 67,58 7.410 4.645 62,68 5.663 156.060 104.853 67,19 162.866 140.316 86,15 6 Tổng số 145.173 123.312 84,94 150.250 154.684 102,95 % 8.317 142,00 145 5,90 4.227 74,64 171.075 146.527 85,65 Nguồn: Vụ NSNN, Bộ Tài chính 74 sĩ, luận án tiến sĩ Viết thuê luận văn thạc Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 100% 80% 60% 40% 20% 0% 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Chi lương và các khoản trích theo lương Chi hoạt động thường xuyên Chi quản lý hành chính Chi thuê, mua tài sản 2014-2015 Chi khác Biểu đồ 2.2 Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục ĐHCL giai đoạn 2010 - 2015 75 sĩ, luận án tiến sĩ Viết thuê luận văn thạc Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Chi thường xuyên NSNN của giáo dục năm 2010 - 2011, dự toán là 145.173 triệu kíp, thực hiện là 123.312 triệu kíp và đạt 84,4% dự toán; năm 2011 - 2012, dự toán là 150.250 triệu kíp, thực hiện là 154.684 triệu kíp và đạt 102,95% dự toán; năm 2012 - 2013, dự toán là 156.060 triệu kíp, thực hiện là 104.853 triệu kíp và đạt 67,19% dự toán; năm 2013 - 2014, dự toán là 162.866 triệu kíp, thực hiện là 140.316 triệu kíp và đạt 86,15% dự toán; năm 2014 2015, dự toán là 162.866 triệu kíp, thực hiện là 140.316 triệu kíp 85,65% dự toán. Nguyên nhân thực hiện chi thường xuyên NSNN cho giáo dục ĐHCL giai đoạn 2010 - 2015 không đạt dự toán là do việc thực hiện theo dự toán gắn với tình hình thực hiện các hoạt động đã được phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN nhưng dự toán có độ tin cậy thấp, một số hoạt động không có tính khả thi. Riêng năm ngân sách 2011 - 2012 thực hiện chi thường xuyên NSNN cho giáo dục ĐHCL vượt dự toán là do Chính phủ có văn bản điều chỉnh chỉ số tính tiền lương từ 3.800 kíp/chỉ số lên 6.700 kíp/chỉ và có chính sách sinh hoạt phí 760.000 kíp/người/tháng kèm theo lương; chính sách này chỉ thực hiện trong năm 2011 - 2012. Với định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục ĐHCL có phân biệt theo ngành, nhưng mức chênh lệch định mức giữa các ngành không đáng kể nên nhóm ngành đào tạo có chi phí hoạt động tối thiểu càng cao thì tỷ lệ bao cấp NTC từ NSNN càng lớn. Trong tổng chi NSNN cho giáo dục ĐHCL, chi lương chiếm tỷ trọng chủ yếu, sau đó là chi hoạt động thường xuyên (tiền điện, tiền nước, tiền xăng dầu và tiền điện thoại), các khoản chi còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ. Chi NSNN cho GDĐH có chiếm khoảng 9% - 11,53% tổng chi NSNN cho giáo dục và phần lớn là chi tiền lương cho cán bộ. giảng viên; chi NSNN để phát triển về năng lực cho nâng cao kiến thức của giảng viên, khuyến khích cho nâng cao năng lực chuyên gia, NCKH hình chiếm tỷ trọng thấp; chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tâng của các trường ĐHCL chưa được Viết thuê luận văn thạc76 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 quan tâm thỏa đáng. 2.2.2. Thực trạng huy động nguồn viện trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế Huy động các NTC từ viện trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế cho phát triển giáo dục ĐHCL thực hiện theo nghị định số 75/CP, ngày 20/03/2009 về quy chế quản lý tài chính với vốn viện trợ phát triển và quyết định số 2695/BTC, ngày 01/10/2010 về quy chế quản lý tài chính với vốn viện trợ phát triển. Quy chế là căn cứ bảo đảm thực hiện kế hoạch, chương trình thống nhất, minh bạch, chính xác có thể kiểm tra được và có hiệu quả. Trong những năm qua, GDĐH nước CHDCND Lào cũng đã nhận được viện trợ của nhiều dự án nước ngoài. Thông qua Chính phủ, GDĐH nước CHDCND Lào nhận được viện trợ từ các tổ chức Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Á Châu để tập trung đầu tư một số vấn đề cấp bách thúc đẩy sự phát triển của GDĐH: - Nâng cao sự gắn kết, tính linh hoạt và khả năng thích ứng của GDĐH đối với nhu cầu đang thay đổi của xã hội và nền kinh tế thị trường. - Tăng cường năng lực thể chế của hệ thống GDĐH; - Nâng cao chất lượng nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và nghiên cứu của các trường đại học; - Đào tạo đội ngũ cán bộ nước CHDCND Lào có trình độ sau đại học tại các cơ sở giáo dục ở nước ngoài. Sử dụng vốn nước ngoài đầu tư phát triển giáo dục cần đảm bảo tính hiệu quả. Đối với một quốc gia, vốn nước ngoài là nguồn lực quý giá nhưng không phải là vô hạn. Thực tế cho thấy, lượng vốn quốc tế mà quốc gia tiếp nhận được phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả sử dụng nguồn lực này. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể đầu tư và gia tăng vốn của mình ở những quốc gia có môi trường đầu tư thuận lợi, có khả năng đem lại mức lợi nhuận cao. Viết thuê luận văn thạc77 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Còn đối với các nhà tài trợ quốc tế, mặc dù có chiến lược dành một tỷ lệ lớn và ngày càng nhiều hơn trong tổng viện trợ của mình cho giáo dục, nhưng lại đang có xu hướng chuyển dần từ viện trợ không hoàn lại sang viện trợ có hoàn lại. Tức là, các nhà tài trợ quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ của nước tiếp nhận. Xu hướng này đòi hỏi các nước đang và chậm phát triển, trong đó có nước CHDCND phải tăng cường năng lực tối đa mới có thể tận dụng những cơ hội mà cộng đồng quốc tế giành cho phát triển KTXH nói chung và GDĐH nói riêng. Hơn nữa, đối với nước CHDCND Lào, do duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong thời gian dài, nên sẽ sớm thoát ra khỏi nhóm các nước nghèo, lượng ODA các nhà tài trợ giành cho nước CHDCND Lào nói chung và cho giáo dục nói riêng trong thời gian tới sẽ giảm đi. Đứng trước thực tế đó, Nhà nước cần quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường pháp lý cần thiết để NTC từ ODA phát huy hiệu quả cao nhất đối với phát triển sự nghiệp giáo dục quốc gia nói chung và GDĐH nói riêng. Cơ chế và quy trình sử dụng nguồn viện trợ phát triển Quản lý vốn viện trợ phát triển có hiệu quả tốt khi có sự chuẩn bị công trình hoặc dự án gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Bộ phận sử dụng vốn cần phải phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan quản lý vốn viện trợ quyết định về ban quản lý tài chính của dự án cho phủ hợp với quy chế quản lý ODA đã được ban hành. Giai đoạn đánh giá dự án cuối cùng trước khi được ghi nhận và phê duyệt, NTC cần được quy định trong bản thảo thuận hợp tác vốn viện trợ phát triển. Trước hết, bộ phận nhận được dự án phải làm thủ tục và thành lập ban quản lý tài chính thực hiện theo nguyên tắc sau: - Bộ Tài chính gửi mẫu chữ ký của người có quyền rút tiền và các thủ tục có liên quan với dự án hoặc công trình đến bộ phận cho vốn viện trợ phát triển; - Bộ phận hoặc Ban quản lý dự án hoặc công trình gửi cán bộ tài chính Viết thuê luận văn thạc78 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 và kế toán vào thực hiện công việc với dự án cần đề nghị với kho bạc nhà nước mở tài khoản riêng tại ngân hàng trung ương quốc gia Lào hoặc ngân hàng thương mại theo quyết định trong biên bản hợp tác cho vốn viện trợ phát triển; - Bộ phận hoặc Ban quản lý dự án hoặc công trình gửi Bộ tài chính với việc rút tiền tạm ứng từ tài khoản vốn viện trợ vào tài khoản của dự án; - Trường hợp bộ phận thực hiện dự án có thể mở tài khoản hành chính dự án trong ngân hàng thương mại theo quyết định trong bản hợp tác cho vốn viện trợ phát triển do sự phê duyệt của kho bạc nhà nước. Ngoài ra, phần ODA với cân đối NSNN, Bộ Tài chính phối hợp với bộ phận thực hiện dư án tổ chức thực hiện giải pháp về chính sách của dự án chủ động thực hiện quy trình rút tiền hay chuyển tiền từ tài khoản của bộ phận nhận vốn viện trợ phát triển vào tào khoản của mình ở KBNN [52]. Bảng 2.6: Kết quả huy động nguồn ODA cho giáo dục ở CHDCND Lào Đơn vị tính: triệu kíp Năm TT Nội dụng 1 Nguồn ODA 2 Nguồn ODA có hoàn lại 774.779 832.947 667.283 585.103 350.171 3 Nguồn ODA không hoàn lại 140.965 201.807 154.017 142.175 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 915.744 1.034.754 821.300 727.278 432.659 82.488 Nguồn: Vụ kế hoạch và Tài chính, Bộ GDTT. Huy động nguồn ODA cho phát triển giáo dục và GDĐH gồm: Nguồn vốn của các tổ chức quốc tế như WB, ADB, AusAid, C, UNIC F và UNESCO và nguồn vốn của các nước như Viet namese, Japen, Korea và Germanny đã có NTC cho phát triển GDĐH. Viết thuê luận văn thạc79 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 1.200.000 1.000.000 800.000 600.000 400.000 200.000 0 2010-2011 2011-2012 Tổng ODA 2012-2013 ODA có hoàn lại 2013-2014 ODA không hoàn lại Biểu đồ 2.3 Kết quả huy động nguồn ODA cho giáo dục ở CHDCND Lào 80 sĩ, luận án tiến sĩ Viết thuê luận văn thạc Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2014-2015 Năm 2010 - 2011, NTC huy động từ ODA là 915.744 triệu khíp để thực hiện dự án (Education For All Fast – Track Initiative - EFA FTI), trong đó nguồn từ ODA không hoàn lại chiếm 15,39%; năm 2011 - 2012 so với năm 2010 - 2011 tăng lên 11,75%, trong đó nguồn ODA không hoàn lại chiếm 19,50%; năm 2012 - 2013 so với năm 2011 - 2012 giảm 15,27%, trong đó nguồn ODA không hoàn lại chiếm 18,75%; năm 2013 - 2014 so với 2012 2013 tăng lên 3,09%, trong đó nguồn ODA không hoàn lại chiếm 19,55%; năm 2014 - 2015 so với năm 2013 - 2014 giảm 32,24%, trong đó nguồn ODA không hoàn lại chiếm 19.07%. Nguyên nhân kết quả huy động NTC từ ODA có xu hướng giảm, cơ cấu ODA không hoàn lại và ODA có hoàn lại có sự biến động là do nước CHDCND Lào có sự thay đổi chính sách phát triển giáo dục theo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2006 - 2015 theo hướng chấn chỉnh hệ thống giáo dục, giáo dục phục vụ cho mọi người, kiểm tra chất lượng giảng dạy và học tập. Theo số liệu ODA cho ngành giáo dục từ năm học 2010 - 2011 đến 2014 - 2015, nguồn ODA cho phát triển GDĐH được thực hiện theo các dự án Trường đại học Souphanouvong Tỉnh Luông Pha Bang; Trường đại học Kai Son Tỉnh Savanhnakhet; Trường đại học Chăm Pạ Sắc Tỉnh Chăm Pạ Sắc và Trường đại học Đại học quốc gia Lào với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như WB, ADB, FTI, AusAid và Chính phủ các nước như Vietnamese, Japen, Korea và Germanny. Nguồn ODA được sử dụng để tài trợ đổi mới các chương trình học; dựa án giáo dục do mọi người, xây dựng thư viện và bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ viên chức. 2.2.3. Thực trạng huy động nguồn tài chính từ thu học phí giáo dục đại học công lập Từ năm 1998, Chính phủ ban hành cơ chế thu học phí đối với giáo dục ĐHCL. Cơ chế thu học phí của Chính phủ quy định khung mức học phí, chế độ miễn và giảm học phí… Các trường ĐHCL được phép quyết định mức thu Viết thuê luận văn thạc81 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 học phí phù hợp điều kiện cụ thể của từng trường và phù hợp với các đối tượng sinh viên tham gia học tập tại trường, thực hiện miễn và giảm học phí theo quy định của Nhà nước. Việc thực hiện chính sách học phí mang nhiều ý nghĩa khác nhau. - Học phí là một trong những nguồn kinh phí quan trọng nhất để phát triển GDĐH trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường. - Thông qua chính sách học phí, Nhà nước có thể thực hiện điều tiết quy mô, cơ cấu GDĐH. - Thông qua học phí, Nhà nước thực hiện chính sách xã hội và thực hiện công bằng xã hội. Trong những năm 2000 của thế kỷ này, Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh chính sách học phí. Lần thứ nhất, theo nghị định số 001/CP ngày 2/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện thu học phí đối với tất cả học sinh, sinh viên theo học tại các trường công lập. Đây là lần đầu tiên Nhà nước chính thức quy định mức học phí đối với giáo dục và đào tạo các cấp. Đến năm 2008, các trường ĐHCL dựa vào nghị định số 03/CP, ngày 19/11/2008 về phí và lệ phí phục vụ công cộng để xây dựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với ngành nghề đào tạo, các đối tượng sinh viên tham gia học tập tại trường, thực hiện miễn và giảm học phí theo quy định của Nhà nước. Năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/CP về phí và lệ phí. Khung mức học phí đào tạo đại học chia theo khoảng cách lớn cho phép xác lập những mức học phí khác nhau tùy thuộc vào loại trường, địa điểm trường và ngành nghề đào tạo phục vụ cho việc thực hiện chính sách về cơ cấu ngành nghề đào tạo. - Hệ đào tạo chính quy: + Đào tạo cao đẳng từ 95.000 kíp đến 125.000 kíp/tháng/sinh viên; + Đào tạo đại học từ 125.000 kíp đến 250.000 kíp/tháng/sinh viên; + Đào tạo thạc sĩ từ 250.000 kíp đến 350.000 kíp/tháng/sinh viên; Viết thuê luận văn thạc82 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 - Đối với hệ đào tạo không chính quy từ 100.000 kíp đến 350.000 kíp/tháng/người học. Năm 2012, trước yêu cầu hội nhập quốc tế và đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, đào tạo đại học CHDCND Lào đã chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ; đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 003/CP về phí và lệ phí thay thế Nghị định số 03/CP ngày 19 tháng 11 năm 2008 về phí và lệ phí. Theo đó, khung học phí áp dụng cho các hệ đào tạo đại học ở các trường đại học công lập là 26.000 kíp/tín chí. Học phí được thu thành 2 kỳ và 1 kỳ học là 5 tháng, thu theo môn học và số tín chỉ học thực tế. Hiệu trưởng các trường đại học căn cứ vào khung học phí, đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo, hoàn cảnh của từng loại học sinh, sinh viên để quy định mức thu học phí cụ thể đối với từng loại đối tượng. Các trường ĐHCL xác định mức thu học phí theo nhóm đối tượng sinh viên gồm sinh viên tự túc và sinh viên có chính sách hỗ trợ như sinh viên giỏi, thi đạt được điểm cao, sinh viên khu vực nông thôn trong gia đình nghèo. Mức thu học phí cụ thể như sau: - Sinh viên tự túc: năm thứ nhất là 1.460.000 kíp/năm/người; năm thứ hai đến học tốt nghiệp là 1.440.000 kíp/năm/người. - Sinh viên có chính sách hỗ trợ: năm thứ nhất là 460.000 kíp/năm/người; năm thứ hai đến học tốt nghiệp là 440.000 kíp/năm/người. Từ bảng trên cho thấy các trường ĐHCL thực hiện thu học phí theo đúng quy định của Nhà nước, có quy định cụ thể về mức thu học phí phù hợp với ngành nghề đào tạo và điều kiện cụ thể của từng trường. Trường ĐHQG có mức thu học phí từ 2010 - 2011 là 175.000 kíp/năm/người với đối tượng có chính sách người học giỏi, người thuộc gia định nghèo vùng sâu, vùng xa; 1.900.000 kíp/năm/người đối với đối tượng người thuộc trung tâm thủ đô hoặc gọi là sinh viện tự túc. Năm 2014 - 2015 có Viết thuê luận văn thạc83 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 sự biến đối về mức thu học phí, áp dụng mức thu là 190.000 kíp/năm/người với đối tường có chính sách người học giỏi, người thuộc gia định nghèo vùng sâu, vùng xa; mức thu theo tín chỉ là 30.000 kíp/tín chỉ với đối tượng người thuộc trung tâm thủ đô hoặc gọi là sinh viện tự túc. Như vậy, Nghị định số 003/Cp,ngày 26/12/2012 đã điều chỉnh mức thu học phí giáo dục ĐHCL tăng đang kế từ 175.000 kíp/người/năm năm 2008 lên 210.000 kíp/người/năm 2012; người học không thuộc đối tượng chính sách của Chính phủ, mức thu học phí tính theo tín chỉ được điều chỉnh tăng từ 26.000 kíp/tín chỉ năm 2008 lên 30.000 kíp/tín chỉ năm 2012. Tuy vậy, mức thu học phí ở các trường ĐHCL của nước CHDCND Lào vẫn còn thấp so với nhu cầu phát triển chương trình và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐHCL. Bảng 2.7: Số thu học phí của các trường ĐHCL ở nước CHNCND Lào Đơn vị tính: triệu kíp. Trường TT Năm ĐHQG ĐH SPNV ĐH SVNK ĐH CPS ĐH Y Tổng số 1 2010 - 2011 31.555 3.405 1.031 3.225 4.769 43.985 2 2011 - 2012 29.407 4.002 1.567 2.685 4.442 42.103 3 2012 - 2013 28.302 3.673 2.568 2.652 3.652 40.847 4 2013 - 2014 23.626 3.873 3.182 2.386 3.421 36.488 5 2014 - 2015 21.988 3.728 3.749 2.205 3.123 34.793 Nguồn: Các trường ĐHCL thuộc Bộ GDTT, năm 2011 - 2015. Khung học phí giáo dục ĐHCL không có sự khác biệt giữa các trường khác nhau hay các ngành khác nhau và ở mức thấp so với chi phí hoạt động của các trường ĐHCL, nên phần lớn kinh phí hoạt động của các trường ĐHCL vẫn dựa vào NTC từ NSNN là chủ yếu. Huy động NTC từ thu học phí Viết thuê luận văn thạc84 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 đối với người học ở các trường ĐHCL mang nặng tính bình quân; chưa có sự khác biệt gắn với chi phí của các ngành nghề đào tạo khác nhau. Các trường đại học SPNV, SVNK và CPS có mức thu học phí giống nhau. Người học thuộc đối tượng chính sách của Chính phủ được miễn học phí. Người học thuộc đối tượng tự túc, từ năm 2010 - 2011 đến năm 2013 2014 áp dụng mức thu học phí là 600.000 kíp/năm/người; năm 2014 - 2015 có sự điều chỉnh do biến động của nền kinh tế và chi phí hành chính sự nghiệp của các trường đại học tăng lên với mức 1.000.000 kíp/năm/người. Trường Đại học Y áp dụng mức thu học phí từ năm 2010 - 2011 là 173.000 kíp/năm/người với đối tượng có chính sách người học giỏi, người thuộc gia đình nghèo vùng sâu, vùng xa; 1.210.000 kíp/năm/người đối với đối tượng người thuộc trung tâm thủ đô hoặc gọi là sinh viên tự túc. Năm 2014 2015 có sự biến đối về mức thu học phí; áp dụng mức thu là 598.000 kíp/năm/người với đối tường có chính sách người học giỏi, người thuộc gia đình nghèo vùng sâu, vùng xa; áp dụng mức thu 1.653.000 kíp/năm/người đối với đối tượng sinh viên tự túc hay ngoài kế hoạch. Bảng 2.8: Số liệu sinh viên của các trường ĐHCL nước CHDCND Lào Đơn vị tính: người Trường TT Năm ĐHQG ĐH SPNV ĐH SVNK ĐH CPS ĐH Y Tổng số 1 2010 - 2011 31.555 3.500 1.500 3.300 4.800 44.655 2 2011 - 2012 29.407 4.200 1.600 2.700 4.500 42.407 3 2012 - 2013 28.302 3.700 2.600 2.700 3.700 41.002 4 2013 - 2014 23.626 4.000 3.200 2.500 3.500 36.826 5 2014 - 2015 21.988 4.000 3.800 2.300 3.200 35.288 Nguồn: Các trường ĐHCL thuộc Bộ GDTT, năm 2011 - 2015. Viết thuê luận văn thạc85 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Như vậy, mặc dù có sự điều chỉnh mức tăng học phí đối với ĐHCL nhưng tổng số thu học phí của các trường ĐHCL và số thu học phí của từng trường ĐHCL có xu hướng giảm qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2015. Nguyên nhân của thực trạng này là do số sinh viên theo học các trường ĐHCL có xu hướng giảm. Nghiên cứu tỷ lệ NTC huy động từ học phí so với tổng chi NSNN cho phát triển GDĐH cho thấy mức độ chia sẻ chi phí của người học đối với giáo dục ĐHCL có xu hướng giảm từ 16,43% năm 2010 - 2011 xuống còn 7,67% năm 2014 - 2015. Mức tăng học phí của các trường ĐHCL chưa tương xứng với mức tăng chi phí giáo dục ĐHCL hay NSNN đang bao cấp nhiều hơn cho giáo dục ĐHCL. Bảng 2.9: Thu học phí so với chi NSNN cho ĐHCL nước CHDCND Lào TT Năm ngân sách Nội dung 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 1 2 3 2014-2015 Tổng chi NSNN cho GDĐH (triệu kip) 267.717 767.276 388.815 495.161 453.912 Tổng thu học phí ĐHCL (triệu kip) 43.985 42.103 40.847 36.488 34.793 Tỷ trọng thu học phí ĐHCL so với Tổng chi NSNN cho GDĐH (%) 16,43 5,49 10,51 7,37 7,67 Nguồn: Tổng hợp từ các trường ĐHCL thuộc Bộ GDTT, 2011 - 2015. Viết thuê luận văn thạc86 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2.2.4. Thực trạng huy động nguồn tài chính từ thu các hoạt động dịch vụ giáo dục đại học công lập Với xu hướng trao quyền tự chủ về tài chính cho các trường ĐHCL, việc tăng cường khai thác NTC từ thu các hoạt động dịch vụ đang trở thành một trong những chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của các trường ĐHCL. Hoạt động NCKH, tư vấn và dịch vụ trong các cơ sở đào tạo của các trường ĐHCL chiếm khoảng 3% - 4% tổng số kinh phí NCKH của cả nước. Đây là một tỷ lệ rất thấp, các sản phẩm nghiên cứu lại không được tiếp thị nên nhiều đề tài rất có ý nghĩa đối với sản xuất lại không được áp dụng, không được trao đổi và mua bán trên thị trường. Nguyên nhân của thực trạng này là cơ chế đầu tư cho NCKH nói chung còn bị phân tán, hiệu quả thấp, chậm đổi mới; sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giảng dạy và nghiên cứu còn lỏng lẻo; mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp còn hạn chế. Vì vậy, việc triển khai, ứng dụng các kết quả NCKH của các trường ĐHCL chưa phát triển. Thu từ NCKH và dịch vụ có tỷ trọng không đáng kể, chiếm chưa tới 2% trong tổng nguồn thu của các trường ĐHCL. Điều này thể hiện khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ và NCKH của các trường ĐHCL, đầu ra của thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Các nguồn thu sự nghiệp khác gồm các khoản thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ. Từ năm 2010 đến năm 2015 tổng số thu sự nghiệp của các trường ĐHCL tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng bình quân hàng năm Viết thuê luận văn thạc87 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 30% cao hơn với tốc độ tăng chi NSNN cho GDĐH (tốc độ tăng chi NSNN cho GDĐH bình quân hàng năm 22%). Thu từ hoạt động dịch vụ năm 2010 - 2011 là 5.031 triệu kíp; trong đó thu từ hợp tác đào tạo là 2.414 triệu kíp, hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập là 1.395 triệu kíp, sản phẩm thí nghiệm 667 triệu kíp và thu khác là 553 triệu kíp. Đến năm 2014 - 2015 thu từ hoạt động dịch vụ là 14.670 triệu kíp; trong đó, thu từ hợp tác đào tạo là 7.239 triệu kíp, hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập là 4.461 triệu kíp, sản phẩm thí nghiệm là 1.893 triệu kíp và thu khác là 1.075 triệu kíp. Bảng 2.10 Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp của các trường ĐHCL Đơn vị tính: triệu kíp Năm 2010 -2011 Chỉ tiêu Năm 20112012 Năm 20122013 Năm 2013 -2014 Năm 20142015 Thu từ các hoạt động dịch vụ sự nghiệp 5.031 6.812 8.440 12.260 14.670 Hợp tác đào tạo 2.415 2.652 4.232 5.795 7.239 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập 1.396 2.194 2.619 3.570 4.461 Sản phẩm thí nghiệm 667 1.301 1.101 1.783 1.895 Khoản thu khác 553 665 488 1.112 1.075 Nguồn: Bản tổng kết của 5 trường ĐHCL thuộc Bộ GDTT. Như vậy, huy động NTC từ thu các hoạt động dịch vụ sự nghiệp của các trường ĐHCL đã tăng dần trong giai đoạn 2010 - 2015. Mặc dù, NTC huy động từ thu các hoạt động dịch vụ sự nghiệp chiếm tỷ lệ thấp so với tổng NTC huy động cho phát triển giáo dục ĐHCL, nhưng lại là NTC có xu hướng Viết thuê luận văn thạc88 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 ngày càng giữ vị trí quan trọng hơn trong tổng NTC huy động của các trường ĐHCL. Huy động NTC từ các khoản thu hoạt động dịch vụ giáo dục ĐHCL có xu hướng tăng lên là do việc hợp tác với nước ngoài trong đào tạo và NCKH đã thực sự được chú trọng; các trường ĐHCL đã phát huy thế mạnh của mình để mở rộng các liên kết đào tạo, tăng cường hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ gắn với thực tiễn đời sống KTXH. Để huy động được các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ sự nghiệp theo quy định, các trường ĐHCL ở nước CHDCND Lào đã thực hiện nhiều giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí và tính đến hiệu quả hoạt động. Từ nhiều năm nay, các trường ĐHCL đã đa dạng hóa và chuẩn hóa lại các trương trình đào tạo theo nhu cầu của xã hội, chủ động tích cực tìm kiếm các trường đại học uy tín trên thế giới để hợp tác xây dựng các chương trình đào tạo liên kết cả bậc cử nhân và thạc sỹ với các đối tác chủ yếu đến từ Korea, Japan, Singapro, Chinna và Thailand, Việt Nam… 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP CỦA NƯỚC CHDCND LÀO 2.3.1. Những kết quả đạt được của thực trạng huy động các nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập Thứ nhất, phân bổ NSNN cho giáo dục ĐHCL có định mức được phân biệt theo ngành nghề đào tạo, phương thức lập và phân bổ dự toán NSNN cho các trường ĐHCL được điều chỉnh giao dự toán chi NSNN ngay từ đầu năm ngân sách. Phân bổ NSNN cho giáo dục ĐHCL có định mức được phân biệt theo ngành nghề đào tạo góp phần minh bạch trong phân bổ NSNN cho GDĐH; Viết thuê luận văn thạc89 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 đồng thời góp phần định hướng về cơ cấu ngành nghề đào tạo trong phát triển giáo dục ĐHCL. Mặc dù chưa có sự khác biệt nhiều về định mức phân bổ NSNN cho giáo dục ĐHCL giữa các ngành nghề đào tạo khác nhau, nhưng những ngành nghề đào tạo có chi phí cao hơn đã được NSNN ưu tiên đầu tư với định mức phân bổ cao hơn nhằm góp phần bảo đảm chất lượng giáo dục ĐHCL. Thực hiện Luật NSNN năm 2006 và Luật NSNN năm 2015, phương thức lập và phân bổ dự toán được điều chỉnh cấp và giao dự toán chi ngân sách ngay từ đầu năm ngân sách theo một mục chi cho các trường ĐHCL thay vì cấp ngân sách theo hạn mức hàng tháng đến từng khoản mục chi của mục lục NSNN do Bộ Tài chính quy định, các trường đại học được. Các trường ĐHCL căn cứ vào khối lượng và kết quả công việc để rút dự toán để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu theo dự toán được giao. Những điều chỉnh này đã tăng quyền chủ động hơn cho các trường ĐHCL trong việc sử dụng kinh phí. Đặc biệt đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao với yêu cầu tiếp cận các tiêu chuẩn, kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động đào tạo, quản lý thì việc tăng quyền tự chủ quyết định sử dụng kinh phí cho các trường ĐHCL có ảnh hưởng tích cực tới kết quả hoạt động của các trường và chất lượng GDĐH. Thứ hai, cơ chế quản lý chi NSNN đầu tư cho giáo dục ĐHCL được đổi mới gắn với phân loại đơn vị sự nghiệp dựa trên khả năng đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của các trường ĐHCL; từ đó góp phần giảm bớt gánh nặng NSNN và tăng quyền tự chủ cho các trường ĐHCL trong việc phát triển các hoạt động dịch vụ để huy động các NTC đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. Thứ ba, các quan hệ hợp tác quốc tế về GDĐH ngày càng phát triển góp phần tăng cường huy động thêm NTC từ nguồn ODA từ Chính phủ nước ngoài và các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế cho phát triển giáo dục nói Viết thuê luận văn thạc90 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Sự phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế về giáo dục và GDĐH thông qua các dự án hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và thực hành, đổi mới trang thiết bị tại các trường ĐHCL, liên doanh và liên kết giữa các trường ĐHCL ở nước CHDCND lào với các trường đại học trên thế giới đã góp phần huy động đáng kể NTC từ ODA cho sự phát triển của nền giáo dục quốc gia nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Sự phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế về giáo dục và GDĐH không chỉ tăng thêm NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL mà còn góp phần quan trọng cho các trường ĐHCL ở nước CHDCND Lào tiếp cận với các chương trình GDĐH tiên tiến và phương pháp đào tạo hiện đại trên thế giới để nâng cao chuẩn chất lượng giáo dục ĐHCL. Thứ tư, chính sách thu từ học phí đã góp phần huy động được NTC đáng kể từ người học và gia đình người học để đầu tư phát triển các trường ĐHCL. Áp dụng chế độ “chia sẻ chi phí đào tạo” là chủ trương đúng đắn trong bối cảnh cạnh trạnh mang tính toàn cầu, nhu cầu theo học đại học của người dân lớn và có xu hướng ngày càng tăng, trong khi khả năng hỗ trợ của NSNN còn hạn chế. Chính sách học phí đã nhận được sự đồng thuận của xã hội, góp phần bảo đảm công bằng và hiệu quả huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL. Quy định mức khung học phí có tính đến đặc điểm của ngành học, khả năng chi trả của tầng lớp dân cư, khu vực; có quy định miễn giảm học phí cho một số đối tượng; phù hợp mức sống và thu nhập người dân đô thị và nông thôn, đặc biệt đối với sinh viên là con em nông dân và ở vùng sâu, vùng xa. Đối tượng miễn giảm học phí tuy còn ít nhưng đã góp phần phát triển giáo dục, từng bước thực hiện công bằng xã hội trong GDĐH, động viên khuyến khích các đối tượng chính sách và người nghèo học tập bậc cao hơn, nhất là gia đình Viết thuê luận văn thạc91 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 có thu nhập thấp, con em nông dân. Chính sách thu học phí đối với giáo dục ĐHCL dẫn từng bước khắc phục được tình trạng bao cấp tràn lan và bình quân trong GDĐH, góp phần huy động đáng kể NTC từ người học và gia đình người học để phát triển giáo dục ĐHCL phù hợp với trình độ phát triển KTXH của đất nước và hội nhập quốc tế mang tính toàn cầu. Thứ năm, các trường ĐHCL được quyền tự chủ huy động nguồn vốn phát triển hoạt động sự nghiệp nhờ việc đa dạng hoá các hình thức đào tạo như đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, đào tạo liên kết với nước ngoài,... có thể vay các tổ chức tín dụng, huy động của các cán bộ, viên chức trong đơn vị, từ các nhà đầu tư thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết,.... khai thác các NTC trong dân cư, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các tổ chức quốc tế để tăng NTC đầu tư cho các trường ĐHCL. Thứ sáu, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và cơ chế thúc đẩy các trường ĐHCL tăng cường huy động các NTC từ các khoản thu dịch vụ sự nghiệp để đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. Chủ trương, chính sách và cơ chế thúc đẩy các trường ĐHCL tăng cường huy động các NTC từ các khoản thu dịch vụ sự nghiệp được tiếp cận theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường ĐHCL trong khai thác các tiềm năng sẵn có về cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ và giảng viên Nhà trường để phát triển các dịch vụ GDĐH đáp ứng nhu cầu của xã hội. Thứ bảy, nhận thức của các trường ĐHCL dần từng bước có những thay đổi tích cực theo hướng là đơn vị cung ứng dịch vụ cho xã hội. Với nhận thức đó, các trường từng bước đa dạng hóa và chuẩn hóa sản phẩm, dịch vụ, hình thức đào tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội nhằm huy động các NTC từ xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường. Tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào NTC từ NSNN cấp của các trường ĐHCL từng bước được khắc phục. Viết thuê luận văn thạc92 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2.3.2. Một số hạn chế của thực trạng huy động các nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập 2.3.2.1. Về huy động nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển giáo dục đại học công lập Một là, đầu tư NTC từ NSNN cho giáo dục ĐHCL còn mang nặng tư tưởng bao cấp bình quân, chưa gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện các mục tiêu phát triển nền giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL nhằm định hướng cho sự phát triển của giáo dục ĐHCL nói riêng và hệ thống GDĐH của quốc gia nói chung. Tuy vậy, với việc phân bổ NSNN cho giáo dục ĐHCL với định mức phân bổ chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các ngành nghề đào tạo, giữa GDĐH định hướng nghiên cứu với GDĐH ứng dụng mang tính nghề nghiệp đã làm cho NTC đầu tư từ NSNN cho giáo dục ĐHCL mang tính dàn trải, bao cấp bình quân và chưa thực sự gắn kết với các mục tiêu ưu tiên chiến lược định hướng cho sự phát triển của giáo dục ĐHCL nói riêng và GDĐH của quốc gia nói chung. Hai là, phân bổ NSNN cho giáo dục ĐHCL theo yếu tố đầu vào gây ra mất công bằng trong GDĐH và cơ cấu chi NSNN cho GDĐH công lập bất hợp lý. Phân bổ NSNN cho giáo dục ĐHCL dựa vào định mức chi phí tối thiểu đào tạo theo ngành và theo số sinh viên của từng cơ sở giáo dục ĐHCL nên nhóm ngành đào tạo có chi phí tối thiểu càng cao thì tỷ lệ bao cấp từ NSNN càng lớn gây ra mất công bằng trong GDĐH. Cơ chế phân bổ NSNN cho giáo dục ĐHCL theo yếu tố đầu vào cho thấy nhận thức về đầu tư cho cho GDĐH chưa đầy đủ và vẫn còn mang nặng tính bao cấp từ NSNN của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung; không tạo ra động lực thúc đẩy và khuyến khích tự chủ về tài chính của các trường ĐHCL góp phần tăng cường huy động các NTC của xã hội đầu tư cho phát triển giáo Viết thuê luận văn thạc93 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 dục ĐHCL. Cơ cấu chi NSNN cho GDĐH còn bất hợp lý. Trong tổng chi NSNN cho GDĐH công lập, phần lớn là chi lương và phụ cấp theo lương; chi hoạt động thường xuyên mua sắm, xây dựng cơ sở hạ tầng, vật liệu, nguyên liệu chiếm trọng lệ thấp. Cũng do đó dẫn đến các trường ĐHCL gặp khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất và NTC trong việc đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo và biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy nhằm phát triển các dịch vụ GDĐH đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH và nhu cầu của xã hội. Ba là, cơ chế quản lý chi NSNN cho giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng không ngừng được hoàn thiện, nhưng vẫn chưa đồng bộ như vẫn chưa có các quy định cụ thể về mức chi trả tiền học bổng, khen thưởng học giỏi, bồi dưỡng cán bộ... gây khó khăn trong tổ chức thực hiện và kiểm tra tình hình sử dụng NSNN ở các trường ĐHCL. 2.3.2.2. Về huy động nguồn tài chính từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế cho phát triển giáo dục đại học công lập Một là, huy động NTC từ ODA cho phát triển giáo dục ĐHCL chưa được chú trọng và ưu tiên thỏa đáng. Trong tổng NTC từ ODA được huy động đầu tư cho phát triển giáo dục thì tỷ trọng huy động đầu tư cho phát triển GDĐH còn ở mức độ thấp so với giáo dục bắt buộc. Về hiệu quả kinh tế thì GDĐH có khả năng thu hồi chi phí cao hơn so với giáo dục bắt buộc. Vì vậy, đối với NTC huy động từ ODA không hoàn lại nên ưu tiên cho giáo dục bắt buộc. Tuy nhiên, để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục ĐHCL, từ đó làm đầu tầu dẫn dắt sự phát triển của nền giáo dục quốc gia thì thực tế cho thấy NTC huy động từ ODA có hoàn lại đầu tư cho phát triển ĐHCL còn rất khiêm tốn. Hai là, tốc độ giải ngân của một số dự án ODA cho phát triển giáo dục ở một số trường ĐHCL còn chậm, làm chậm tiến độ hoàn thành mục tiêu đầu ra của dự án và giảm mức độ ưu đãi của khoản tài trợ, khiến các khoản vốn Viết thuê luận văn thạc94 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 vay trở nên đắt đỏ hơn và gây trở ngại cho việc ký kết các hiệp định tài trợ trong thời gian tiếp theo. Bên cạnh đó, khâu thiết kế dự án, đặc biệt đối với các dự án vốn vay quy mô lớn, chủ yếu do các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm khiến nhiều nội dung được thiết kế nhưng không phù hợp với thực tiễn, ảnh hưởng không tốt đến tiến độ và tình hình triển khai dự án. 2.3.2.3. Về huy động nguồn tài chính từ thu học phí của các trường đại học công lập Một là, các quy định về cơ chế thu học phí đối với các trường ĐHCL còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể nên các trường ĐHCL còn nhiều lúng túng trong xác định mức thu học phí và chưa chủ động trong huy động NTC từ thu học phí. Các quy định về việc thực hiện cơ chế thu học phí đối với các cơ sở GDĐH công lập hiện nay còn nhiều bất cập, làm ảnh hưởng đến việc huy động NTC từ thu học phí để đầu tư cho GDĐH. Theo quy định về nâng cao chất lượng GDĐH của nước CHDCND Lào thì các trường ĐHCL có quyền quyết định mức thu học phí theo quy định của pháp luật; tuy nhiên, hiện chưa có một quy định nào hướng dẫn cụ thể nên các trường ĐHCL còn lúng túng, chưa thống nhất. Chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ thu chi từ nguồn thu học phí gắn với các chuẩn chất lượng dịch vụ GDĐH nên có thể dẫn đến mất công bằng trong huy động NTC từ thu học phí của các trường ĐHCL. Một số văn bản quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật lạc hậu, chậm sửa đổi như định mức giờ giảng, định mức biên chế theo lĩnh vực, theo ngành, nghề ... nên hạn chế tính tự chủ của các trường ĐHCL trong xác định mức thu học phí và huy động NTC từ thu học phí để đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL. Hai là, chế độ học phí đối với các trường ĐHCL chậm được đổi mới, mức thu học phí vẫn còn thấp, dưới mức khả năng chi trả của người dân ở các Viết thuê luận văn thạc95 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 khu đô thị, chưa phù hợp với mặt bằng giá cả và chính sách cải cách tiền lương trong những năm qua. Cơ chế thu, sử dụng học phí chưa bao quát toàn diện về đối tượng thu học phí. Việc quy định mức học phí theo khung chậm sửa đổi, còn mang nặng tính bình quân và chưa nghiên cứu đầy đủ thu nhập người dân, phù hợp từng loại trường, từng ngành nghề đào tạo và quan tâm chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với sinh viên thuộc diện chính sách xã hội. Do vậy, vừa là gánh nặng cho đối tượng nghèo và có thể bao cấp cho đối tượng có thu nhập cao, tạo mất công bằng xã hội trong giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng. Quy định mức học phí của Nhà nước chưa tính yếu tố khác như khả năng chi trả của sinh viên, phương thức tính toán thích hợp... Chính sách hiện hành của Nhà nước về học phí cho phép trường ĐHCL tăng khả năng huy động NTC từ học phí để đầu tư phát triển nhà trường; nhưng các trường quyết định mức thu học phí vẫn phải tuân thủ theo khung học phí do Nhà nước quy định. Ngoài ra, việc quy định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của các trường ĐHCL có ảnh hưởng lớn đến việc huy động NTC từ thu học phí của các trường ĐHCL có tiềm năng và thế mạnh cung ứng dịch vụ GDĐH theo nhu cầu của xã hội. Ba là, việc giảm học phí đối với sinh viên thuộc diện nghèo ở nước CHDCND Lào hiện nay gặp khó khăn vì không thu thập được thông tin cụ thể của gia đình nghèo và thu nhập của từng hộ gia đình. Tỷ lệ sinh viên phải đóng học phí trong tổng số sinh viên là khác nhau đáng kể giữa các trường ĐHCL. 2.3.2.4. Về huy động nguồn tài chính từ thu các hoạt dịch vụ giáo dục đại học công lập Một là, các quy định về huy động NTC từ thu các hoạt dịch vụ giáo dục ĐHCL còn bất cập nhất định, làm ảnh hưởng đến việc huy động NTC đầu tư cho GDĐH. Viết thuê luận văn thạc96 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Theo quy định tại Nghị định của Thủ tướng Chính phủ số 003/CP, ngày 26/12/2012 về phí và lệ phí thì các đơn vị sự nghiệp được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để cung cấp các dịch vụ GDĐH đáp ứng nhu cầu xã hội theo quy định của pháp luật; tuy nhiên, vẫn chưa có một quy định nào hướng dẫn cụ thể nên các trường ĐHCL còn lúng túng và ỷ lại vào NTC từ NSNN mà chưa tích cực phát triển các hoạt động dịch vụ để huy động các NTC của xã hội đáp ứng cho yêu cầu phát triển GDĐH. Quản lý chất lượng dịch vụ và mức thu từ các hoạt động dịch vụ chưa có các quy định rõ ràng nên một số trường ĐHCL khi mở rộng hoạt động dịch vụ, liên doanh, liên kết trong hoạt động… còn chạy theo số lượng dịch vụ mà không quan tâm đến chất lượng dịch vụ hoặc lạm thu. Hai là, việc tổ chức thực hiện khai thác, huy động NTC từ thu các hoạt động dịch vụ chưa được thực hiện đồng bộ. Các trường ĐHCL chỉ mới chú trọng đến việc thu tiền thuê sản phẩm và tài sản, tiền phí học lại và học bù… Chưa có các giải pháp phù hợp để huy động các NTC khi thực hiện các dịch vụ đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ… Ba là, việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng đào tạo của các trường ĐHCL còn nhiều lúng túng, chưa có hệ thống đánh giá kết quả hoạt động thích hợp. Hiện nay các Bộ, cơ quan Trung ương đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng ban hành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao cho phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù của từng loại hình đơn vị sự nghiệp, trong đó có các trường ĐHCL. 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của thực trạng huy động các nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập Thứ nhất, nhận thức về đầu tư cho giáo dục ĐHCL chưa đầy đủ và vẫn còn mang nặng tính bao cấp của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Viết thuê luận văn thạc97 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Ở tất cả các quốc gia trên thế giới, GDĐT có nhiệm vụ là nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; trong đó, GDĐH có vai trò quan trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của quốc gia. Với ý nghĩa đào tạo nguồn nhân lực và tạo cơ hội có việc làm cho người lao động, vì vậy người học và các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo đại học phải có trách nhiệm chia sẻ chi phí đào tạo đối với các cơ sở GD ĐH nói chung và cơ sở giáo dục ĐHCL nói riêng. Tuy vậy, thực tế hiện nay ở nước CHDCND Lào nhận thức về đầu tư cho giáo dục ĐHCL chưa đầy đủ và vẫn còn mang nặng tính bao cấp của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. NTC bảo đảm cho hoạt động của các trường ĐHCL vẫn chủ yếu là NTC đầu tư từ NSNN. Nhà nước vẫn thực hiện chế độ bao cấp qua trả lương cho giáo viên, cấp học bổng cho sinh viên và trang trải phần lớn các chi phí hoạt động của các trường ĐHCL. Chính điều này vừa làm tăng gánh nặng cho NSNN, vừa không huy động hết tiềm năng các NTC của xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục ĐHCL và vừa tạo ra sự bất bình đẳng giũa các cơ sở GDĐH. Thứ hai, cơ chế đầu tư NTC từ NSNN cho giáo dục ĐHCL còn bất hợp lý. Với cơ chế đầu tư từ NSNN cho giáo dục ĐHCL không có tầm nhìn trung và dài hạn, phân bổ NSNN theo yếu tố đầu vào làm cho NTC đầu tư từ NSNN cho giáo dục ĐHCL dàn trải, gắn kết hạn chế với các mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát triển giáo dục quốc gia nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Ở nước CHDCND Lào, phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục ĐHCL mới chỉ xây dựng cho từng năm, chưa xây dựng được kế hoạch ngân sách trung hạn, chưa dự toán đầy đủ các NTC ngoài NSNN có thể huy động vào phát triển giáo dục ĐHCL trong điều kiện thực hiện phát triển nền kinh tế thị Viết thuê luận văn thạc98 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 trường. Chính vì vậy, phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục ĐHCL còn dàn trải, nhiều mục tiêu ưu tiên được đặt ra nhưng không đủ ngân sách để thực hiện, gây lãng phí và sử dụng kém hiệu quả NSNN đầu tư cho giáo dục ĐHCL. Quản lý NSNN đầu tư cho giáo dục ĐHCL chủ yếu theo yếu tố đầu vào là biên chế cán bộ, giảng viên và các định mức chi phí hoạt động của các trường ĐHCL đã tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại vào NTC đầu tư từ NSNN và không tạo ra động lực tăng cường huy động các NTC ngoài NSNN của các trường ĐHCL. Thứ ba, cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng NTC từ ODA cho phát triển giáo dục ĐHCL chưa đồng bộ và còn bất cập nhất định. Chưa xây dựng được chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA giáo dục và giáo dục ĐHCL gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển giáo dục và giáo dục ĐHCL, chiến lược phát triển KTXH quốc gia. Chính vì vậy, NTC huy động từ nguồn ODA chưa ưu tiên thỏa đáng cho phát triển giáo dục ĐHCL. GDĐH là dịch vụ có thể thu hồi được chi phí, nhưng chưa có những định hướng và cơ chế phù hợp để thu hút NTC từ ODA có hoàn lại để đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. Cơ chế quản lý và sử dụng ODA đầu tư cho giáo dục ĐHCL còn những vướng mắc nhất định về thủ tục đầu tư, triển khai thực hiện dự án và giải ngân nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô NTC và tiến độ huy động NTC từ ODA cho phát triển giáo dục ĐHCL. Thứ tư, chưa xác định được chi phí đơn vị hay giá dịch vụ GDĐH nên thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng mức thu học phí, phân bổ NSNN cho các cơ sở giáo dục ĐHCL, giải quyết hài hòa mối quan hệ chia sẻ chi phí dịch vụ GDĐH giữa Nhà nước và người học hoặc gia đình người học. Giá dịch vụ GDĐH là cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định cần bao Viết thuê luận văn thạc99 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 nhiêu NTC để trang trải các chi phí cung ứng dịch vụ GDĐH. Ở nước CHDCND Lào hiện nay chưa xác định được đầy đủ chi phí đơn vị hay giá dịch vụ GDĐH. Đây chính là nguyên nhân căn bản dẫn đến chưa có cơ sở để giải quyết hài hòa mối quan hệ chia sẻ NTC để trang trải các chi phí của các trường ĐHCL giữa Nhà nước, người học hoặc gia đình người học và xã hội. Cũng chính vì vậy, xã hội hóa các NTC đầu tư cho giáo dục ĐHCL còn hạn chế như NTC từ NSNN thì bao cấp tràn lan và không hiệu quả, huy động NTC từ thu học phí còn kém hiệu quả, các NTC khác của xã hội thì mới khai thác và huy động được phần rất nhỏ so với tiềm năng của toàn xã hội. Chưa xác định được chi phí đơn vị hay giá dịch vụ GDĐH nên chưa thay đổi được cơ chế phân bổ NSNN cho các trường ĐHCL. Phân bổ NSNN cho các trường ĐHCL vẫn chủ yếu dựa theo các yếu tố đầu vào. Chính vì vậy, chưa xóa bỏ hẳn được tâm lý ỷ lại vào NTC từ NSNN và không tạo ra áp lực phát triển các dịch vụ GDĐH để huy động các NTC ngoài NSNN của các trường ĐHCL. Thứ năm, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường ĐHCL chưa toàn diện và chưa đồng bộ. GDĐH là dịch vụ công cộng không thuần túy và do các cơ sở GDĐH cung cấp. Tuy vậy, cơ chế quản lý các trường ĐHCL nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung chưa có sự khác biệt với cơ chế quản lý các cơ quan nhà nước. Với tư cách là một pháp nhân cung cấp dịch vụ GDĐH cho xã hội, đòi hỏi cơ chế quản lý các trường ĐHCL phải phát huy đầy đủ và đồng bộ quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường trong tổ chức bộ máy, sử dụng lao động và tài chính trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các trường ĐHCL chưa được thực hiện quyền tự chủ quyết định về tuyển dụng cán bộ, giảng viên; chưa được quyết định chỉ tiêu tuyển sinh, phát Viết thuê luận văn thạc100 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 triển các dịch vụ phù hợp với chuyên môn và tiềm năng về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên trong cung cấp dịch vụ để huy động các NTC của xã hội cho sự phát triển của giáo dục ĐHCL. Đồng thời, trong điều kiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường ĐHCL chưa toàn diện và chưa đồng bộ nên tạo ra tâm lý ỷ lại vào NTC bao cấp từ NSNN và không tạo ra động lực phát triển các dịch vụ, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong NCKH và chuyển giao công nghệ để huy động các NTC ngoài NSNN của các trường ĐHCL. Quản lý nhà nước đối với các trường ĐHCL còn nặng về hành chính và can thiệp trực tiếp tới các quyền tự chủ của các trường mà chưa được đổi mới theo hướng quản lý nhà nước về chuẩn các dịch vụ GDĐH cung cấp cho xã hội. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Thực trạng huy động các NTC đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL luôn gắn với thực trạng KTXH và hiện trạng GDĐH, đặc biệt là giáo dục ĐHCL của quốc gia. Vì vậy, trước khi tổng hợp và phân tích thực trạng huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào, luận án đã tổng hợp và phân tích làm rõ hệ thống GDĐH và giáo dục ĐHCL về số trường, đội ngũ giảng viên, quy mô sinh viên, các chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế về GDĐH. Thông qua việc tổng hợp, phân tích thực trạng huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL giai đoạn 2010 - 2015 ở nước CHDCND Lào, luận án rút ra một số kết luận chủ yếu sau: - NSNN vẫn là NTC chiếm tỷ trọng chủ yếu để đầu tư cho sự phát triển của giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào. NTC đầu tư từ NSNN gữa vai trò chủ đạo, định hướng, điều tiết cho sự phát triển của giáo dục ĐHCL và huy Viết thuê luận văn thạc101 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 động các NTC của xã hội cho phát triển của giáo dục ĐHCL. - Về xu hướng, NTC đầu tư từ NSNN cho phát triển giáo dục ĐHCL hàng năm vẫn tăng; nhưng tỷ trọng NTC từ NSNN đầu tư cho giáo dục ĐHCL có xu hướng giảm, tỷ trọng các NTC ngoài NSNN có xu hướng tăng trong tổng các NTC đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. Xu hướng này là phù hợp với sự phát triển KTXH, cải thiện thu nhập bình quân của người dân và định hướng phát triển nền kinh tế thị trường ở nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. - Huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào còn nhiều bất cập, cả về quy định, cách thức thực hiện, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường ĐHCL với tư cách là người cung cấp dịch vụ cho xã hội.... Khả năng khai thác các NTC ngoài NSNN để đầu tư hoạt động đào tạo, NCKH của các trường ĐHCL còn hạn chế; học phí chưa được xác định dựa trên chi phí đào tạo. Các trường ĐHCL thiếu NTC cho việc duy trì chất lượng và phát triển bền vững trong tương lai. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL: (i) Nhận thức về đầu tư cho giáo dục ĐHCL chưa đầy đủ và vẫn còn mang nặng tính bao cấp của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung; (ii) Cơ chế đầu tư NTC từ NSNN cho giáo dục ĐHCL còn bất hợp lý; (iii) Cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng NTC từ ODA cho phát triển giáo dục ĐHCL chưa đồng bộ và còn bất cập nhất định; (iv) Chưa xác định được chi phí đơn vị hay giá dịch vụ GDĐH; (v) Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường ĐHCL chưa toàn diện và chưa đồng bộ. Viết thuê luận văn thạc102 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC CHDCND LÀO 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC CHDCND LÀO 3.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển giáo dục đại học công lập đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 3.1.1.1. Bối cảnh phát triển giáo dục đại học công lập Sự nghiệp GDĐT của nước CHDCND Lào đang bước vào thời kỳ mới mà quốc tế có những biến đổi có ảnh hưởng rất lớn tới việc huy động các NTC cho GDĐT nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Cuộc cách mạng KHCN sẽ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt trong thế kỷ 21, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức; đồng thời tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Khoảng cách giữa các phát minh KHCN và áp dụng các phát minh KHCN vào thực tiễn ngày càng thu hẹp, kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú và tăng theo cấp số nhân. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng khách quan, vừa là quá trình hợp tác phát triển và vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia. Sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia sẽ ngày càng quyết liệt hơn đòi hỏi phải làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá và đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng. Các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, internet tạo thuận lợi cho các Viết thuê luận văn thạc103 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 giao lưu và hội nhập văn hoá; đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc. Sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, sự phát triển năng động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang làm cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở thành hiện thực hơn và nhanh hơn. KHCN trở thành động lực cơ bản của sự phát triển KTXH. Giáo dục, đặc biệt là GDĐH là nền tảng của sự phát triển KHCN, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại. Chính điều đó đòi hỏi đầu tư cho phát triển GDĐH phải chú trọng tới việc đầu tư chiều sâu để tăng hàm lượng tri thức và "chất xám" mới đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho phát triển của KHCN và KTXH của đất nước. Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội, gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu KHCN và ứng dụng. Nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt kiến thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Quan niệm đầu tư cho GDĐT nói chung và GDĐH nói riêng có những thay đổi, từ chỗ cho rằng đầu tư cho GDĐT và GDĐH là giải quyết phúc lợi xã hội, đến cách nhìn nhận mới là đầu tư cho GDĐT và GDĐH là đầu tư cho phát triển. Mọi Quốc gia, kể từ nước đang phát triển và các nước đang phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của GDĐT và GDĐH. Đổi mới GDĐT và GDĐH cần phải gắn kết với việc huy động các NTC một cách đúng đắn và hiệu quả bảo đảm cho sự phát triển của GDĐT nói chung và GDĐH nói riêng. Viết thuê luận văn thạc104 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Đại hội IX của Đảng NDCM Lào tiếp tục khẳng định trên cơ sở nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, trong thời gian đến năm 2020 đưa nước CHDCND Lào ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước CHDCND Lào cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Con đường CNH - HĐH của nước CHDCND Lào cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt. Để đi tắt đón đầu từ một đất nước kém phát triển thì vai trò của GDĐT nói chung, GDĐH nói riêng và KHCN lại càng có tính quyết định. GDĐT và GDĐH phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển KTXH trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Nước CHDCND Lào, quá trình CNH - HĐH được tiến hành trong điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế hàng hoá phát triển làm cho thị trường lao động được mở rộng, nhu cầu học tập tăng lên; mặt khác, cũng làm thay đổi quan niệm về giá trị, ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề, động cơ học tập, các quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội, tự do cạnh tranh làm phân hoá giàu nghèo, làm tăng thêm sự cách biệt về cơ hội học tập giữa các tầng lớp dân cư. 3.1.1.2. Quan điểm phát triển giáo dục đại học công lập Một là, gắn kết chặt chẽ phát triển GDĐH với chiến lược phát triển KTXH, củng cố quốc phòng, an ninh, nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nước và xu thế phát triển của KHCN và hội nhập quốc tế. Hai là, hiện đại hoá hệ thống GDĐH trên cơ sở kế thừa những thành quả GDĐT của đất nước, phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân Viết thuê luận văn thạc105 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 loại, nhanh chóng tiếp cận xu thế phát triển GDĐH tiên tiến trên thế giới. Ba là, phát triển GDĐH phải bảo đảm tính thực tiễn, hiệu quả và đồng bộ; lựa chọn khâu đột phá, lĩnh vực ưu tiên và cơ sở trọng điểm để tập trung nguồn lực tạo bước chuyển rõ rệt. Mở rộng quy mô phải đi đôi với nâng cao chất lượng; thực hiện công bằng xã hội phải đi đôi với bảo đảm hiệu quả đào tạo; tiến hành đổi mới từ mục tiêu, quy trình, nội dung đến phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học tập; liên thông giữa các ngành, các hình thức, các trình độ đào tạo; gắn bó chặt chẽ và tạo động lực để tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Bốn là, đổi mới tư duy và cơ chế quản lý GDĐH, kết hợp hợp lý và hiệu quả giữa việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và việc bảo đảm quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm xã hội, tính minh bạch của các trường ĐHCL. Phát huy tính tích cực và chủ động của các trường ĐHCL trong công cuộc đổi mới mà nòng cốt là đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và sự đồng thuận, tham gia tích cực của toàn xã hội. Năm là, đổi mới GDĐH là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước tăng cường đầu tư NTC từ NSNN cho GDĐH; đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách để các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia đóng góp các nguồn lực nói chung và NTC nói riêng cho sự phát triển GDĐH. 3.1.1.3. Định hướng phát triển giáo dục đại học công lập Thứ nhất, phát triển giáo dục ĐHCL gắn với nhu cầu của thị trường lao động và kế hoạch phát triển KTXH quốc gia. Xây dựng và điều chính cơ sở hạ tầng của giáo dục ĐHCL có trọng tâm theo ngành; đặt biệt là trường đại học tỉnh Savanhnakhet và trường đại học công nghệ. Rà soát và thực hiện chính sách tăng trưởng cơ hội của người vào học đại học, đặc biệt là người học gỏi nhưng không có cơ hội, nữ giới, người Viết thuê luận văn thạc106 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 dân tộc và người nghèo bằng cách cho học bổng và nghiên cứu về tạo hệ thống vốn để cho giáo dục. Tất cả trường đại học phải xây dựng phòng để tư vấn tìm việc làm cho sinh viên. Tăng tỷ lệ vào học và tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên trong ngành ưu tiên như kỹ sư, khoa học, công nghệ và nông nghiệp căn cứ vào sự cần thiết của thị trường lao động và yêu cầu phát triển KTXH của quốc gia và từng vùng, miền, địa phương. Các trường ĐHCL cùng với bộ phận liên quan thực hiện thống kê học sinh, sinh viên tốt nghiệp và khảo sát về yêu cầu của người sử dụng lao động để làm căn cứ lập kế hoạch điểu chỉnh chất lượng và hiệu quả đào tạo. Khảo sát về thị trường lao động để cung cấp cho việc lập kế hoạch tuyển sinh sinh viên vào học có sự tham gia của bộ phận liên quan. Điều chỉnh công việc tuyển sinh viên trong nước và ngoài nước cho phù hợp với xu hướng nhu cầu của sự phát triển KTXH và hội nhập quốc tế của quốc gia. Xây dựng và phát triển trung tâm dịch vụ GDĐH. Thứ hai, từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ GDĐH. Từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng GDĐH là một đòi hỏi tất yếu xuất phát từ yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu phát riển KTXH và hội nhập quốc tế. Điều chỉnh tiêu chuẩn tuyển sinh viên vào học cho phù hợp để chọn được người vào học theo chuyên ngành có chất lượng cao. Điều chỉnh chương trình học cho đạt tiêu chuẩn của quốc gia và khung trình độ giáo dục quốc gia. Các trường ĐHCL rà soát, hoàn thiện, nâng cao chương trình và thiết bị giảng dạy và học tập có sự tham gia của người sử dụng lao động để phù hợp với tiêu chuẩn chương trình quốc gia, khung trình độ giáo dục quốc gia và nhu cầu của người sử dụng lao động. Cung cấp và điều chỉnh các ngành lựa chọn ưu tiên (xây dựng thư viện điện tử, nguồn thông tin điện tử, phòng thí nghiệm và phòng thực hiện đối với chuyên ngành nông nghiệp và khoa học, công nghệ, Viết thuê luận văn thạc107 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 kỹ sư và toán học). Xây dựng trung tâm đạt tiêu chuẩn đối với ngành được ưu tiên ở các trường đại học. Nâng cao kiến thức và công nghệ giảng dạy cho giảng viên như bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng từ xa và sự đánh giá học tập của sinh viên. Điều chỉnh chương trình đào tạo làm cho người học khi tốt nghiệp sẽ có kỹ năng tốt và kiến thức đúng theo yêu cầu của doanh nhân và các khu công nghiệp. Ngoài ra, có kiến thức về hành chính, doanh nhân, có kỹ năng lãnh đạo và có kiến thức về ngoại ngữ… Thứ ba, khuyến khích NCKH, phát triển công nghệ và dịch vụ phù hợp với nhu cầu phát triển KTXH và hội nhập quốc tế. Khuyến khích NCKH, phát triển công nghệ và dịch vụ phù hợp với nhu cầu phát triển KTXH và hội nhập quốc tế nhằm mục tiêu là thúc đẩy phát triển NCKH, đổi mới về công nghệ và dịch vụ GDĐH. Bồi dưỡng về công việc phân tích, in và triển khai bản kết quả phân tích so với người nghiên cứu phân tích trong các trường đại học. Đề xuất Chính phủ xem xét về chính sách và chiến lược với công việc nghiên cứu và quản lý NCKH. Thúc đẩy các trường đại học tạo trung tâm phân tích và NCKH. Hợp tác với các khu công nghiệp trong công việc NCKH, công nghệ, phát triển hình thức hợp tác công - tư. Ưu tiên NSNN cho NCKH, công nghệ và đổi mới ở các trường ĐHCL. Khuyến khích triển khai kết quả nghiên cứu trong tạp chí trong nước và nước ngoài. Hỗ trợ dịch vụ về công nghệ sự nghiệp cho xã hội căn cứ vào kết quả phân tích để có căn cứ lập kế hoạch phát triển KTXH. Hoàn thiện các cơ chế có liên quan đến NCKH và phát triển công nghệ để giảm những trở ngại về NCKH và phát triển công nghệ ở các trường ĐHCL. Thứ tư, tăng cường kiểm định và công bố chất lượng GDĐH. Tăng cường kiểm định và công bố chất lượng GDĐH nhừm xây dựng và điều chỉnh hệ thống kiểm định chất lượng của GDĐH trong điều kiện trao Viết thuê luận văn thạc108 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm toàn diện, đồng bộ cho các trường ĐHCL. Các trường đại học thành lập đơn vị kiểm định chất lượng và thực hiện công việc đánh giá nội bộ. Thành lập bộ phận kiểm định chất lượng đầy đủ gồm có cả GDĐH nội bộ và bên ngoài. Tăng cường hiệu lực và công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục ĐHCL. Lập hội đồng xác nhận chất lượng GDĐH. Lập hội đồng chuyên môn và đánh giá tiêu chuẩn của chuyên ngành học có ưu tiên. Thứ năm, điều chỉnhchức năng và nhiệm vụ quản lý GDĐH. Điều chỉnhchức năng và nhiệm vụ quản lý GDĐH nhằm là thiết lập hệ thống quản lý và quản lý tốt GDĐH, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc cung cấp dịch vụ GDĐH cho xã hội của các trường ĐHCL. Khuyến khích lập hệ thống thông tin ở vụ GDĐH và các trường đại học để làm căn cứ quyết định và lập kết hoạch. Rà soát hệ thống quản lý và đầu tư NSNN cho GDĐH, kể cả hoàn thiện các văn bản pháp lý có liên quan và phù hợp. Điều chỉnh và xác nhận văn bản pháp lý quản lý GDĐH để khuyến khích tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học về đào tạo, NCKH, tài chính, sắp xếp cán bộ và hợp tác quốc tế. Các trường đại học rà soát và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, lập kế hoạch nâng cao chế độ giáo viên cho phù hợp và phù hợp với nhu cầu theo chức danh của công việc chuyên môn. Phát triển hệ thống quản lý thông tin của GDĐH và sử dụng ICT vào việc giảng dạy - học tập, NCKH, học từ xa và đăng ký của sinh viên. Thứ sáu, tăng sự hợp tác GDĐH trong nước và quốc tế. Tăng cường sự hợp tác trong nước và quốc tế để điều chỉnh sự phát triển của GDĐH trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội và theo kịp tiến trình hội nhập quốc tế. Viết thuê luận văn thạc109 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Khuyến khích sự trao đổi về sự nghiệp, trao đổi giảng viên, sinh viên để khuyến khích hội nhập khu vực và quốc tế. Hợp tác giữa các trường đại học trong nước và hợp tác với các trường đại học nước ngoài trong sự phát triển chương trình học và chuyển tín chỉ để tạo sức mạnh cùng nhau, điều chỉnh chất lượng và xác nhận trình độ giáo dục cùng nhau. Tăng hợp tác với các trường đại học của Asean và nước khác về lập chương trình NCKH và phát triển công nghệ. Hội nhập vào mạng lưới GDĐH của khu vực và quốc tế để hợp tác về GDĐH và đảm bảo chất lượng [31]. 3.1.2. Quan điểm và định hướng huy động các nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 3.1.2.1. Quan điểm huy động các ngồn tài chính Huy động các NTC cho phát triển giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào cần được nghiên cứu dựa trên các mối quan hệ của các trường đại học với sự phát triển KTXH. Căn cứ ở các khía cạnh khác nhau về sự đóng góp của các trường đối với phát triển KTXH làm căn cứ để nghiên cứu, đề ra các cơ chế huy động NTC đầu tư cho các trường ĐHCL. Các vấn đề về đổi mới cơ chế, chính sách huy động các NTC trong quá trình phát triển GDĐH cần được đặt ra và nghiên cứu như vai trò của các trường ĐHCL, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, những yêu cầu thực tiễn của hệ thống GDĐH, yêu cầu đổi mới giáo dục trong xu thế đổi mới kinh tế và hợp tác quốc tế. Với nhận thức nêu trên, huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cần quán triệt các quan điểm cơ bản sau: Một là, đầu tư cho GDĐH là đầu tư phát triển. Lịch sử phát triển KTXH nhân loại nhiều thế kỷ qua đã xác định, lực Viết thuê luận văn thạc110 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 lượng sản xuất xã hội bao gồm hai yếu tố là người lao động hay nhân lực và tư liệu lao động. Thiếu một trong hai yếu tố đó thì không thể sản xuất ra của cải vật chất, hàng hóa và dịch vụ cho xã hội. Các nghiên về phát triển KTXH của các quốc gia gần đây cho thấy sự tăng trưởng gắn liền với chất lượng của lực lượng lao động. Nói cách khác, nguồn lao động chất lượng cao là nhân tố ảnh hưởng có tính chất quyết định đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, ngày nay các quốc gia trên thế giới đang có sự thay đổi lớn trong chiến lược GDĐT và GDĐH, coi trọng việc đầu tư cho GDĐT và đầu tư cho GDĐH là đầu tư phát triển. Đầu tư cho GDĐT nói chung và GDĐH nói riêng là đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng KTXH. Nó được thiết lập để thừa kế, tiếp nhận và phát triển các giá trị về đạo đức, văn hóa, KHCN của dân tộc; xây dựng tiềm năng về nhân lực, nhân tài cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia. Con người là sản phẩm của tự nhiên, những người lao động lại là sản phẩm GDĐT. Chính GDĐT nói chung và GDĐH nói riêng cung cấp cho nền kinh tế một đội ngũ lao động có trí tuệ cao, có tài năng. Con người có tri thức khoa học là yếu tố quyết định sự phát triển KTXH, nhất là trong điều kiện kinh tế tri thức, công nghiệp 4.0 hiện nay. Vì vậy, các quốc gia cần phải nhấn mạnh quan điểm đầu tư cho GDĐT nói chung GDĐH nói riêng là đầu tư cho phát triển. Nhận thức như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, giải pháp có hiệu quả để huy động các NTC đầu tư cho phát triển GDĐT nói chung và GDĐH nói riêng. Để GDĐT nói chung và GDĐH nói riêng trở thành một động lực của sự tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải có sự đầu tư toàn diện, kể từ đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GDĐH. Vấn đề đặt ra ở đây là phải đảm bảo đầu tư đúng mức, đủ đảm bảo cho các trường ĐHCL có điều kiện để tạo ra sản phẩm đào tạo có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển Viết thuê luận văn thạc111 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 KTXH. Trong điều kiện hiện nay, cần tập trung sức cho việc đầu tư kể từ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường như giảng đường, phòng học, khu làm việc, ký túc xá sinh viên, khu thể thao, thư viện, phòng thí nghiệm, các phương tiện thiết bị hiện đại để đổi mới phương pháp giảng dạy và NCKH cho giáo viên và sinh viên; đảm bảo tiền lương, thu nhập cho giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường. Hai là, NSNN đóng vai trò chủ đạo trong các NTC đầu tư cho giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng. Đầu tư cho giáo dục phải được huy động từ nhiều nguồn, từ NSNN, đóng góp của xã hội, viện trợ và vay ưu đãi của nước ngoài và các tổ chức quốc tế; trong đó, đầu tư từ NSNN có vai trò hết sức quan trọng. Nhà nước tài trợ một phần quan trọng chi phí cho đào tạo. Mặt khác ngoài các bậc học phổ cập, mọi người đi học phải đóng học phí, người sử dụng lao động thông qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo; cơ sở đào tạo được thu học phí, chi phí nghiên cứu triển khai, tư vấn theo hiệu quả phục vụ của mình trong khuôn khổ quy định của Nhà nước. Việc hạch toán này có tác dụng thúc đẩy các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ của mình. Đầu tư NTC từ NSNN cho phát triển GDĐH nhằm định hướng và chi phối quá trình phát triển của giáo dục ĐHCL, định hướng của Nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển KTXH của đất nước. NSNN đóng vai trò chủ đạo trong các NTC đầu tư cho phát triển ĐHCL đòi hỏi Nhà nước cần lựa chọn xác định đúng những nội dung đầu tư cho phù hợp với điều kiện NSNN, mục tiêu và yêu cầu phát triển giáo dục ĐHCL trong từng giai đoạn phát triển KTXH của quốc gia. NSNN cần ưu tiên đầu tư cho những khâu then chốt mà bản thân các trường đại học gặp khó khăn, ít có điều kiện để đầu tư. Theo nguyên tắc đó, đầu tư tài chính từ NSNN Viết thuê luận văn thạc112 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 cho phát triển giáo dục ĐHCL chủ yếu tập trung vào việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo đội ngũ giáo viên, đầu tư chiều sâu cho đào tạo và NCKH. Những nội dung đầu tư khác nên để cho các trường ĐHCL phát huy quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của mình trong cung cấp dịch vụ GDĐH cho xã hội. Ba là, NTC từ NSNN được huy động đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL phải đảm bảo sự công bằng xã hội và khuyến học. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, phần lớn chi phí cho GDĐT nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng được cân đối NTC để trang trải trong kế hoạch thống nhất của Nhà nước. Trong cơ chế thị trường, chi phí cho GDĐT nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng được trang trải bằng việc huy động nhiều NTC khác nhau. Cơ chế thị trường đã tạo nên tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, làm cho nước CHDCND Lào từng bước thoát khỏi nước nghèo, trì trệ kéo dài hàng chục năm và có những bước phát triển nhất định về KTXH và GDĐT. Nhưng mặt khác, kinh tế thị trường đã và đang dẫn tới sự phân hóa sâu sắc về thu nhập trong các tầng lớp dân cư; từ đó dẫn tới sự không bình đẳng về quyền lợi, ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, sức khỏe, hưởng thụ văn hóa, các nhu cầu khác trong cuộc sống của con người và trong đó có nhu cầu về GDĐH. Để tạo nên sự công bằng trong giáo dục ĐHCL, tạo nên sự phát triển đồng đều giữa các vùng, Nhà nước cần có các chính sách ưu tiên phù hợp NTC đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. Những ưu tiên này phải phù hợp với các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, tránh tình trạng bao cấp của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Nhà nước cần nghiên cứu để có các hình thức ưu tiên tphù hợp NTC từ NSNN để thực hiện chế độ học bổng, tín dụng... để vừa đảm bảo sự ưu tiên khuyến khích vừa tạo ra sự kích thích trong học tập của sinh viên nhằm bảo đảm công bằng trong giáo dục ĐHCL. Viết thuê luận văn thạc113 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Bốn là, NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL phải lựa chọn ưu tiên có tính chiến lược. Xác định ưu tiên chiến lược NTC từ NSNN đầu tư cho các trường trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong GDĐH nhằm tạo mũi nhọn và nâng cao chất lượng GDĐH - đầu tầu dẫn dắt nâng cao chất lượng của cả hệ thống giáo dục quốc gia. Trong lúc NTC của NSNN còn hạn chế, kinh nghiệm còn ít không thể xây dựng ngay một hệ thống GDĐT vừa có quy mô lớn lại vừa có chất lượng cao, nhưng mặt khác không thể chấp nhận quy mô nhỏ hẹp, hay chất lượng quá kém cỏi. Đồng thời đáp ứng yêu cầu về tăng quy mô và nguồn lực hạn chế, tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng thời gian nhất định, phải chấp nhận sự không đồng đều về chất lượng giữa các bộ phận khác nhau trong hệ thống GDĐH quốc dân. Song song với việc nâng cao chất lượng và quy mô cho toàn hệ thống cần tập trung sự chỉ đạo vào nguồn lực để xây dựng một bộ phận GDĐH có chất lượng cao trong hệ thống GDĐH quốc gia. Bộ phận này trước mắt có quy mô nhỏ, chọn lọc chặt chẽ sinh viên, cán bộ giảng dạy và quản lý, được ưu tiên điều kiện chỉ đạo, cơ sở vật chất, kỹ thuật, thông tin làm nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng nhân tài, tạo nên nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao và hiện đại cần thiết cho sự phát triển nhanh về KTXH, hòa nhập với khu vực và thế giới. Bộ phận này cũng là hạt nhân về chất lượng để từ đây thúc đẩy và hỗ trợ việc nâng cao trình độ chung của toàn hệ thống giáo dục quốc gia. Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, các trường ĐHCL còn có trách nhiệm lớn là đào tạo đội ngũ cán bộ cốt cán kế cận đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trong thời kỳ CNH - HĐH ở nước CHDCND Lào, đội ngũ cán bộ cốt cán này không những phải vững mạnh về Viết thuê luận văn thạc114 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 đạo đức, phẩm chất nhân cách và chính trị mà còn phải là những cán bộ xuất sắc về quản lý, KHCN. Các trường ĐHCL trọng điểm có chất lượng cao chính là nơi đào tạo đội ngũ này. Năm là, tăng cường xã hội hóa các NTC đầu tư cho giáo dục ĐHCL. GDĐH nói chung và ĐHCL nói riêng mang tính xã. Khi giáo dục ĐHCL có tính xã hội thì các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, gia đình, cộng đồng đều có trách nhiệm quan tâm góp sức lực, trí tuệ để đầu tư để phát triển giáo dục ĐHCL. Vì vậy, NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL phải được huy động từ nhiều nguồn như NSNN và các NTC ngoài NSNN như đóng góp của người học hoặc gia đình người học, cộng đồng, các doanh nghiệp sử dụng nhân lực đã qua đào tạo, của các tổ chức xã hội là tất yếu. Xu hướng chung là các NTC ngoài NSNN được huy động đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng NTC đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. Mở rộng huy động NTC từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế cho phát triển giáo dục ĐHCL theo các phương thức viện trợ, hợp tác, liên doanh, liên kết thông quan Chính phủ hoặc trực tiếp từ các trường ĐHCL. Đầu tư cho giáo dục ĐHCL là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và ưu tiên nhất định vốn vay ưu đãi từ nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế để đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. Thực tế trong những năm qua NTC ngoài NSNN được các trường ĐHCL huy động ngày càng gia tăng là biểu hiện xã hội hoá GDĐH được quán triệt trong toàn bộ màng lưới các trường ĐHCL. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách quản lý nói chung, quản lý thu chi tài chính nói riêng để tạo điều kiện cho các trường ĐHCL phát huy được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và chống mọi biểu hiện thương mại hóa trong GDĐH. Viết thuê luận văn thạc115 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Sáu là, huy động các NTC đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL phải được quản lý thống nhất bằng cơ chế, chính sách của Nhà nước. Huy động các NTC đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL dù từ nguồn nào cũng phải được quản lý một cách thống nhất bằng cơ chế, chính sách của Nhà nước mới tạo ra một mặt bằng cạnh tranh, thúc đẩy các trường ĐHCL nâng cao chất lượng dịch vụ GDĐH để huy động các NTC của người học và xã hội. Cơ chế, chính sách huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL phải thực hiện sự phân cấp hợp lý để vừa đảm bảo quản lý vĩ mô của Nhà nước, vừa tạo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các trường ĐHCL. 3.1.2.2. Định hướng huy động các nguồn tài chính Các chiến lược phát triển KTXH, nhân lực, khoa học và giáo dục đã đặt ra mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực của nước CHDCND Lào đến năm 2030 là xây dựng được đội ngũ nhân lực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và một số mặt tiếp cận trình độ các nước tiến tiến trên thế giới; có cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền hợp lý; có đủ năng lực đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi tình trạng kém phát triển, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của nước CHDCND Lào trên trường quốc tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Nhằm đạt được mục tiêu nêu trên, định hướng huy động các NTC cho phát triển giáo duc ĐHCL của nước CHDCND Lào đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được đặt ra như sau: - Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục ĐHCL; tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở dùng chung như trung tâm dữ liệu quốc gia, hệ thống thư viện điện tử, phòng thí nghiệm trọng điểm, ký túc xá và các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao; điều chỉnh quy hoạch, dành quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục ĐHCL hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Viết thuê luận văn thạc116 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 - Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư cho sự phát triển của GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng; bảo đảm quyền sở hữu theo pháp luật và các quyền lợi về vật chất và tinh thần của nhà đầu tư. - Các trường ĐHCL chủ động huy động các NTC để phát triển bằng việc thực hiện đa dạng hóa nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh. - Xây dựng lại chính sách học phí, học bổng, tín dụng sinh viên trên cơ sở xác lập những nguyên tắc chia sẻ chi phí GDĐH giữa nhà nước, người học và cộng đồng. Nhà nước thực hiện sự trợ giúp toàn bộ hoặc một phần học phí đối với các đối tượng chính sách, người nghèo và cấp trực tiếp cho người học. - Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với giáo dục ĐHCL nhằm tăng hiệu quả đầu tư từ NSNN và khai thác các NTC khác đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. Nghiên cứu áp dụng lập kế hoạch ngân sách trung hạn, phân bổ ngân sách dựa trên kết quả và sự đánh giá của xã hội đối với trường ĐHCL. Thường xuyên tổ chức đánh giá hiệu quả KTXH của giáo dục ĐHCL. - Thực hiện công khai, minh bạch việc huy động và sử dụng các NTC đối với giáo dục ĐHCL, tạo điều kiện để các trường đại học có quyền tự chủ cao huy động và sử dụng các NTC theo nguyên tắc lấy các nguồn thu bù đủ các khoản chi hợp lý, có tích lũy cần thiết để phát triển cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu. - Thúc đẩy sự phát triển các hoạt động cung cấp dịch vụ GDĐH gắn với đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN trong quá trình phát triển; nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ GDĐH đáp ứng nhu cầu của xã hội. - Chuyển các trường ĐHCL sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính. Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các trường ĐHCL. Bảo đảm vai trò kiểm Viết thuê luận văn thạc117 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 tra, giám sát của cộng đồng; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát chất lượng GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. - Quản lý nhà nước đối với giáo dục ĐHCL tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển; chỉ đạo triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định GDĐH; hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô GDĐH, đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước trong từng thời kỳ. - Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và sức cạnh tranh của GDĐH nước CHDCND Lào thực hiện các hiệp định và cam kết quốc tế nhằm tăng cường huy động các NTC của các nước và các tổ chức quốc tế cho phát triển giáo dục ĐHCL. - Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, các cơ sở GDĐH có uy tín trên thế giới liên kết đào tạo với các trưởng ĐHCL ở nước CHDCND Lào như triển khai việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài; nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo và nghiên cứu có khả năng thu hút người nước ngoài; tiếp thu có chọn lọc các chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới; đạt được thỏa thuận về tương đương văn bằng, chương trình đào tạo với các cơ sở GDĐH trên thế giới; khuyến khích các hình thức liên kết đào tạo chất lượng cao, trao đổi giảng viên, chuyên gia với nước ngoài… - Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả NTC từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL gắn liền với chiến lược phát triển KTXH, chiến lược phát triển giáo dục và GDĐH của quốc gia. 3.2. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở CHDCND LÀO 3.2.1. Nhóm giải pháp huy động nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đại học công lập Một là, ưu tiên và cơ cấu lại NTC đầu tư từ NSNN cho phát triển giáo Viết thuê luận văn thạc118 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 dục ĐHCL. Chiến lược phát triển giáo dục ĐHCL đến năm 2030 đã xác định những định hướng cơ bản, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn đối với giáo dục ĐHCL. Với vai trò chủ đạo, cần tiếp tục ưu tiên NTC đầu tư từ NSNN và cơ cấu lại NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược phát triển hệ thống giáo dục quốc gia nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng nhằm nâng cao chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hoá các cơ sở giáo dục ĐHCL. Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục ĐHCL một mặt phải đảm bảo cân đối NTC phủ hợp với cơ cấu hệ thống GDĐT quốc gia. Mặt khác, thông qua cơ cấu chi NSNN có tác dụng trong việc điều chỉnh cơ cấu giáo dục ĐHCL phát triển theo định hướng của Nhà nước. Chỉ có trên cơ sở một cơ cấu chi hợp lý thì bảo đảm hiệu quả đầu tư NTC từ NSNN cho phát triển giáo dục ĐHCL. Tiếp tục ưu tiên NSNN đầu tư phát triển GDĐH, phấn đấu tăng tỷ trọng NSNN đầu tư cho giáo dục khoảng 17%; trong đó, đầu tư cho GDĐH khoảng từ 2% - 3% tổng chi NSNN. Tăng cơ cấu chi NSNN đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho GDĐH, tập trung quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng một số khu đô thị đại học; đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng dùng chung như trung tâm dữ liệu quốc gia, chương trình giảng dạy khung, hệ thống thư viện điện tử, phòng thí nghiệm trọng điểm, ký túc xá cho sinh viên và các cơ sở văn hoá, thể dục thể thao. Ưu tiên NSNN hỗ trợ cho những ngành học mà xã hội có nhu cầu nhưng có ít người theo học. Giảm dần NSNN và tiến tới NSNN không hỗ trợ chi phí đào tạo đối với những ngành học đã đáp ứng nhu cầu xã hội, ngành học mà người học và gia đình sẵn sàng bỏ chi phí để theo học. Tập trung NSNN để đầu tư xây dựng một số trường ĐHCL có tiêu chuẩn quốc tế tại một số khu vực, địa bàn trọng điểm. Những trường này phải Viết thuê luận văn thạc119 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 có quyền tự chủ cao, phương thức quản lý tiên tiến, có nguồn thu học phí và thu hoạt động dịch vụ đảm bảo bù đắp được chi phí hoạt động thường xuyên... làm đầu tầu, hạt nhân, khuôn mẫu cho các trường đại học khác. Trên cơ sở đó từng bước nhân rộng mô hình hoạt động và phương thức quản lý tiên tiến đối với các trường đại học còn lại. Hai là, đổi mới cơ chế phân bổ NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL trong trung hạn và gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của các trường ĐHCL. Đổi mới cơ chế phân bổ NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL trong trung hạn bảo đảm gắn kết chẽ giữa kế hoạch phân bổ NTC từ NSNN với chiến lược phát triển giáo dục ĐHCL, chiến lược phát triển KTXH của quốc gia. Phân bổ NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL đúng các ưu tiên chiến lược phát triển giáo dục ĐHCL. Đổi mới cơ chế phân bổ NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL trong trung hạn đòi hỏi phải từng bước xây dựng và tiến tới áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong giáo dục, trong đó có giáo dục ĐHCL. - Kế hoạch ngân sách giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng là công cụ quản lý các hoạt động tạo lập, phân bổ và sử dụng các NTC đầu tư cho giáo dục và giáo dục ĐHCL nhằm hoàn thành các mục tiêu phát triển nền giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Nó chỉ trở thành công cụ quản lý hữu hiệu khi được lập dựa trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu và ưu tiên chiến lược của ngành với tổng các NTC sẵn có được dự kiến, trong đó có NTC từ NSNN. - Với mục tiêu nâng cao “tính hiệu quả”, “trách nhiệm giải trình” và “tính minh bạch” trong quản lý NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL, MT F có đặc điểm chủ yếu sau: (i) Lập ngân sách dựa trên cơ sở chiến lược với các mục tiêu chính sách Viết thuê luận văn thạc120 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 rõ ràng trong trung hạn, gắn các khoản chi tiêu với kết quả đầu ra nhằm đạt được các mục tiêu đã định. (ii) Xây dựng một ngân sách thống nhất, gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư với tổng các nguồn ngân sách (NSNN và ngoài NSNN) sẵn có dự kiến. (iii) Chú trọng tới hiệu quả hoạt động và đánh giá hiệu quả sử dụng các NTC. (iv) Đưa ra tầm nhìn trung hạn 3 năm để Bộ GDTT và các trường ĐHCL chủ động lập kế hoạch. - MT F là một khuôn khổ thích hợp nhất cho việc xây dựng chương trình chi tiêu chiến lược và cơ cấu lại NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. MT F không tăng thêm NTC từ NSNN đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL. Ưu điểm của MT F là dự toán đầy đủ mọi nguồn ngân sách sẵn có (NSNN và ngoài NSNN) cho đầu tư phát triển giáo dục ĐHCL cho từng năm và trong trung hạn 3 năm theo kiểu cuốn chiếu. MT F cung cấp thông tin đầy đủ hơn so với lập NSNN truyền thống về yêu cầu và khả năng NTC sẵn có (NSNN, học phí, huy động đóng góp khác, nguồn tài trợ…) để lựa chọn các ưu tiên phân bổ NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL trong từng năm và trong trung hạn. - Dữ liệu thông tin MT F cung cấp giúp cho các cơ quan quyền lực Nhà nước có những quyết định đúng đắn về phân bổ NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL với những lựa chọn ưu tiên phù hợp với các mục tiêu ngắn hạn và trung, dài hạn của chiến lược phát triển giáo dục ĐHCL quốc gia. Bảo đảm huy động NTC từ NSNN đầu tư cho giáo dục ĐHCL gắn kết chặt chẽ với khả năng huy động các NTC ngoài NSNN, tập trung có trọng điểm đúng với các mục tiêu ưu tiên trong ngắn hạn và trung, dài hạn. Khắc phục được tình trạng phân bổ NTC từ NSNN cho giáo dục ĐHCL dàn trải hoặc đặt ra quá nhiều mục tiêu ưu tiên không gắn với khả năng NTC sẵn có Viết thuê luận văn thạc121 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 (NSNN và ngoài NSNN) gây lãng phí các NTC và không thực thi được các mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục ĐHCL đã định. Đổi mới cơ chế phân bổ NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của các trường ĐHCL nhằm bảo đảm phân bổ NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL gắn với hiệu quả sử dụng NTC và nâng cao chất lượng giáo dục ĐHCL. Cơ chế phân bổ NTC từ NSNN đầu tư cho giáo dục ĐHCL theo yếu tố đầu vào là số sinh viên, học viên và thậm trí là số giảng viên, cán bộ quản lý không ràng buộc được trách nhiệm của các trường ĐHCL đối với chất lượng dịch vụ cung cấp cho xã hội và thúc đẩy việc nâng cao năng lực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của giảng viên, cán bộ quản lý trong các trường ĐHCL. Chính điều đó đã làm giảm hiệu quả và thậm trí gây lãng phí NTC từ NSNN được huy động đầu tư cho giáo dục ĐHCL. Khắc phục hạn chế này đòi hỏi cần đổi mới cơ chế phân bổ NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của các trường ĐHCL. Đổi mới cơ chế phân bổ NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của các trường ĐHCL phải được triển khai đồng bộ, có bước đi với những lộ trình phù hợp. - Xây dựng và hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật đối với GDĐH về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiêu chuẩn giảng viên, khung chương trình... làm cơ sở thực hiện quản lý nhà nước về GDĐH. - Bộ GDTT và các bộ, ngành có liên quan tiếp tục rà soát và hoàn thiện các chuẩn kiểm định chất lượng GDĐH; hướng dẫn các trường ĐHCL xây dựng các chuẩn đầu ra GDĐH; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục ĐHCL. - Thực hiện thanh toán NTC từ NSNN cho các trường ĐHCL căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ như số lượng và chất lượng sinh viên, học viên... được đào tạo xong. Định mức hay đơn giá thanh toán NSNN cho sinh Viết thuê luận văn thạc122 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 viên đã được đào tạo phân biệt theo ngành hoặc nhóm ngành và chất lượng GDĐH đã được kiểm định. - Từng bước tiến tới thực hiện cơ chế đặt hàng, đấu thầu dịch vụ GDĐH đối với các trường ĐHCL trên cơ sở những lựa chọn ưu tiên NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL theo ngành, nhóm ngành và trình độ đào tạo... gắn với việc giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đồng bộ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính đối với các trường ĐHCL. 3.2.2. Nhóm giải pháp huy động nguồn tài chính hỗ trợ phát triển của nước ngoài và các tổ chức quốc tế Quán triệt quan điểm coi giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL là lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, từ đó gia tăng vốn ODA giành cho giáo dục ĐHCL. Trong số các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng được xem như là phương thức tiếp cận có hiệu quả và thường được các nhà tài trợ sử dụng để đạt mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và thúc đẩy KTXH phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, vốn ODA giành cho giáo dục ĐHCL chiếm một tỷ trọng khá nhỏ bé trong tổng vốn ODA của nước CHDCND Lào. Tính từ năm 2005 đến cuối năm 2015, tỷ trọng này chỉ đạt dưới 2,5%, thấp hơn nhiều so với các lĩnh vực khác như năng lượng, giao thông, vận tải... Tỷ lệ này cũng thấp hơn mức ODA trung bình giành cho giáo dục của các nhà tài trợ quốc tế. Qua đó cho thấy chủ trương coi giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng là lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA chưa được hiện thực hoá. Vì vậy, trong thời gian tới, để giáo dục và trong đó đầu tầu là giáo dục ĐHCL thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, là lĩnh vực tiên quyết thúc đẩy phát triển KTXH nhanh và bền vững thì chiến lược vận động ODA cần xác định tỷ lệ hợp lý vốn ODA giành cho giáo dục ĐHCL trong tổng vốn ODA ký kết để Viết thuê luận văn thạc123 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 định hướng huy động NTC từ ODA cho phát triển giáo dục ĐHCL. Thứ nhất, xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA giáo dục và giáo dục ĐHCL phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và giáo dục ĐHCL, chiến lược phát triển KTXH quốc gia đã được phê duyệt. Bộ GDTT kết hợp với các Bộ, ngành có liên quan nhanh chóng xây dựng chiến lược thu hút, sử dụng vốn ODA giáo dục và giáo dục ĐHCL trong trung hạn và dài hạn 5 năm, 10 năm, 20 năm… làm định hướng cho huy động và quản lý NTC quan trọng để phát triển giáo dục ĐHCL. Trong đó, duy trì tỷ trọng huy động NTC từ ODA giành cho phát triển giáo dục ĐHCL trong tổng vốn ODA giáo dục ở mức độ hợp lý và ưu tiên NTC huy động từ ODA để đầu tư phát triển các trường trọng điểm nhằm mục tiêu xây dựng các trường đại học tầm cỡ khu vực và thế giới, tránh dầu tư dàn trải, hỗ trợ các trường ĐHCL đầu tư trang thiết bị phụ vụ các ngành đào tạo trọng điểm mà NSNN chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu hoạt động của các trường. Thứ hai, hình thành quỹ cho sinh viên vay học đại học từ nguồn ODA. Nhà nước quy định ưu tiên cho vay và quy định trần cho vay khác nhau đối với sinh viên học các ngành khác nhau. Đặc biệt cần cho sinh viên vay để học các ngành đâò tạo trọng điểm nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực đối với sự phát triển KTXH của quốc gia; qua đó thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Mức cho vay từ quỹ ODA cần đảm bảo cho việc học tập, sinh hoạt và NCKH của sinh viên. Thứ ba, Chính phủ nên đổi mới cơ chế, chính sách và xây dựng chiến lược thu hút các trường đại học, các cơ sở giáo dục có uy tín trên thế giới mở rộng hợp tác đào tạo, NCKH, tập trung vào các ngành mũi nhọn và là thế mạnh của các trường ĐHCL nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các trường ĐHCL phát triển, tạo dựng uy tín và đẳng cấp trong khu vực và trên thế giới. Thứ tư, rà soát và hoàn thiện các thủ tục về đầu tư và giải ngân các dự Viết thuê luận văn thạc124 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 án ODA đối với giáo dục ĐHCL nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện và giải ngân các dự án này nhằm bảo đảm phát huy hiệu quả NTC huy động từ nguồn ODA cho phát triển giáo dục ĐHCL. 3.2.3. Nhóm giải pháp huy động nguồn tài chính từ thu học phí cho phát triển giáo dục đại học công lập Bản chất của học phí là giá của dịch vụ giáo dục. Giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng là hàng hóa công cộng không thuần túy. Vì vậy, có sự chia sẻ NTC để bù đắp chi phí giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng giữa Nhà nước với người học hoặc gia đình người học. Đối với giáo dục ĐHCL, quan hệ chia sẻ NTC để bù đắp chi phí GDĐH phải bảo đảm NTC huy động được đủ bù đắp chi phí giáo dục tương ứng với chất lượng GDĐH được xã hội chấp nhận và có tích lũy cho phát triển của các trường ĐHCL; đồng thời mức học phí phải phù hợp với khả năng NTC hay thu nhập của người học hoặc gia đình người học. Chính vì vậy, huy động NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL từ thu học phí phải trên cơ sở xác định giá dịch vụ tính đủ các chi phí của GDĐH theo từng mức chuẩn về chất lượng GDĐH; đồng thời, có lộ trình phù hợp về mức hay tỷ lệ chia sẻ NTC để trang trải chi phí GDĐH đối với người học hoặc gia đình người học phù hợp với nhu cầu của xã hội, mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục ĐHCL, khả năng đóng góp của các đối tượng người học. Nếu không xác định đúng đắn mức học phí giáo dục ĐHCL thì không thể huy động tối đa NTC của người học và gia đình người học cho sự phát triển của các trường ĐHCL và không khắc phục được tình trạng bao cấp tràn lan từ NSNN hay huy động NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL sẽ kém hiệu quả. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy rằng đang có xu hướng chuyển dịch chi phí GDĐH từ Chính phủ sang người học và gia đình Viết thuê luận văn thạc125 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 họ. Học phí không ngừng tăng lên, mang lại nguồn thu ngày càng lớn cho các trường đại học. Học phí tăng lên tạo điều kiện nâng cao hơn chất lượng đào tạo và không tạo thêm gánh nặng cho NSNN. Tuy nhiên, việc tăng học phí đang là rào cản làm giảm khả năng tiếp cận đại học của các sinh viên, đặc biệt là các sinh viên thuộc các gia đình có thu nhập trung bình và thấp. Chính vì vậy, khi xây dựng một chính sách học phí, cần nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố cả bên cung lẫn bên cầu GDĐH và yêu cầu đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng GDĐH. Chất lượng GDĐH cao có sức thuyết phục rất lớn lý do tăng học phí. Chất lượng của giáo dục ĐHCL được thể hiện ở mức độ phù hợp của sản phẩm, dịch vụ GDĐH với nhu cầu của xã hội và của thị trường như cơ cấu ngành nghề đào tạo có phù hợp với nhu cầu về từng ngành nghề của xã hội hay không, trình độ, kỹ năng của các sinh viên sau khi ra trường có đáp ứng được nhu cầu của “người sử dụng lao động” hay không. Với mục tiêu có thể huy động tối đa NTC từ thu học phí cho phát triển giáo dục ĐHCL gắn với việc huy động NTC từ NSNN đầu tư có trọng điểm, phù hợp với các ưu tiên chiến lược phát triển giáo dục ĐHCL, giải pháp huy động NTC từ thu học phí cho phát triển giáo dục ĐHCL cụ thể như sau: Thứ nhất, thực hiện dự báo nhu cầu về ngành nghề của xã hội; đồng thời xác định đầy đủ và chính xác chi phí dịch vụ GDĐH của từng ngành nghề làm cơ sở xây dựng chính sách học phí, chính sách và công cụ hỗ trợ tài chính sinh viên. Cho đến nay, nước CHDCND Lào chưa có những khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo đại học trên phạm vi quốc gia làm căn cứ xây dựng các kế hoạch đào tạo. Cơ cấu đào tạo đại học của nước CHDCND Lào đang có sự mất cân đối nghiêm trọng. Trong thời gian tới, Nhà nước cần dựa vào chiến lược phát triển KTXH, thực hiện những khảo sát, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực về các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề để làm căn cứ Viết thuê luận văn thạc126 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 xây dựng kế hoạch và định hướng chỉ tiêu đào tạo cho các khối ngành và các trường ĐHCL. Song song với đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực, Nhà nước cần thực hiện các khảo sát đánh giá chi phí đơn vị đào tạo sinh viên ứng với mỗi nhóm ngành đào tạo. Từ đó có cơ sở thực tiễn để đánh giá, điều chỉnh các chính sách tài chính liên quan của hệ thống GDĐH như chính sách đầu tư NTC từ NSNN cho các khối ngành, các trường, chính sách học phí và hệ thống các chính sách và công cụ hỗ trợ tài chính cho sinh viên của các trường ĐHCL. Thứ hai, điều chỉnh học phí theo hướng tăng dần, gia tăng sự khác biệt trong mức học phí giữa các ngành, các lĩnh vực và tiếp tục áp dụng chính sách “chia sẻ chi phí đào tạo” gắn với những biện pháp kiểm định và nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động; xây dựng lộ trình phù hợp tính giá dịch vụ giáo dục ĐHCL. Thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ các chi phí GDĐH ở các trường ĐHCL gắn với việc kiểm định và công bố chất lượng GDĐH của các trường ĐHCL làm cơ sở tiến tới trao quyền quyết định mức thu học phí cho các trường và thực hiện quản lý nhà nước về học phí giáo dục ĐHCL. Trong xu hướng xã hội hóa GDĐH và toàn cầu hóa, học phí là giá cả của hàng hóa GDĐH. Hướng tới việc xây dựng chính sách học phí giáo dục ĐHCL theo hướng thị trường là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển KTXH. Bên cạnh đó, cần đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng về giá cả, chất lượng đào tạo giữa các trường đại học, cả trường công và trường tư, cơ sở GDĐH trong nước và cơ sở GDĐH nước ngoài. Trong giai đoạn trước mắt nước CHDCND Lào có tỷ lệ GDP bình quân đầu người thấp trong khi nhu cầu học đại học lại lớn. Chính sách học phí kép đang áp dụng là phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của người dân trong khi không làm tăng thêm áp lực đối với NSNN. Nguyên tắc Viết thuê luận văn thạc127 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 chia sẻ chi phí giữa Nhà nước và người dân trong đối với giáo dục ĐHCL là yêu cầu tất yếu, mức học phí phải được xây dựng trên cơ sở bù đắp chi phí đào tạo, phù hợp với từng ngành đào tạo và tương xứng với chất lượng đào tạo, vùng miền, mô hình tổ chức hoạt động đào tạo. Việc Nhà nước quy định khung học phí giáo dục ĐHCL là cần thiết do thị trường GDĐH chưa phát triển; đồng thời, các trường ĐHCL lập vẫn phải áp dụng mức thu học phí theo khung Nhà nước quy định. Nhà nước điều chỉnh học phí theo hướng tăng dần với lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển KTXH. Việc nâng dần mặt bằng học phí không phải áp dụng một cách đồng đều cho tất cả các ngành, các lĩnh vực mà cần tính đến yếu tố lợi ích xã hội cũng như lợi ích cá nhân gắn với mỗi chuyên ngành đào tạo. Điều chỉnh chính sách học phí gắn với định hướng điều chỉnh hành vi lựa chọn ngành học của sinh viên phù hợp với chiến lược phát triển KTXH và phát triển giáo dục ĐHCL của quốc gia. Những ngành khó, ngành quan trọng đối với sự phát triển KTXH của quốc gia cần áp dụng mức học phí thấp hơn; đồng thời, ưu tiên NTC từ NSNN đầu tư cho những ngành này nhằm điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo theo mục tiêu đã định. Các ngành mang lại lợi ích cá nhân cao, mức học phí phải cao hơn những ngành mang lợi ích cao hơn cho toàn xã hội. Có như vậy mới có thể khuyến khích sinh viên theo học các ngành mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, giảm sự mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và từng bước định hướng, thực hiện hoàn thiện cơ cấu ngành nghề nghề đào tạo đại học theo mục tiêu đã định. Trong dài hạn, các trường ĐHCL khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cần được trao quyền về định giá dịch vụ với tư cách là người cung ứng dịch vụ. Giữa các trường, các ngành nghề đào tạo khác nhau, vùng, miền đặt cơ sở đào tạo khác nhau, mô hình tổ chức hoạt động đào tạo khác nhau sẽ có mức học phí khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo Viết thuê luận văn thạc128 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 của các trường và nhu cầu học tập của xã hội. Người học sẽ có quyền lựa chọn theo học ở các trường đại học có chất lượng tốt với mức học phí có thể chấp nhận được, tạo sự cạnh tranh giữa các trường đại học cung cấp dịch vụ GDĐH. Khi có nguồn thu hợp lý thi các trường sẽ có sự đầu tư thích đáng cho cơ sở vật chất, phương pháp và công nghệ quản lý giáo dục và đào tạo tiên tiến, chi trả thu nhập xứng đáng cho giảng viên và cán bộ quản lý. Do đó, thu học phí cao hay thấp sẽ được quyết định bởi nhu cầu học tập và chất lượng dịch vụ cung cấp. Các trường đại học có chất lượng cao sẽ thu học phí cao, tạo sự uy tín và thương hiệu trong xã hội - yếu tố có tính chất quyết định tới sự thành công của các trường đại học trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gay gắt trên nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực giáo dục đào tạo. Cơ chế cạnh tranh theo thị trường có sự quản lý của Nhà nước về chất lượng GDĐH thông qua kiểm định chất lượng và minh bạch chi phí sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự phát triển của GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Trong điều kiện đó, sẽ huy động hiệu quả NTC từ học phí để đáp ứng nhu cầu phát triển của GDĐH nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Thứ ba, đổi mới chương trình và nâng cao chất lượng đào tạo; đồng thời đa dạng hóa các chương trình đào tạo trên cơ sở đó nâng dần mức học phí. Học phí của các trường đại học của nước CHDCND Lào hiện đang ở mức rất thấp so với nhiều nước trên thế giới và chất lượng các sản phẩm của giáo dục ĐHCL nước CHDCND Lào cũng đang ở mức thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Sinh viên tốt nghiệp thiếu kiến thức thực tế và còn rất thụ động. Để có thể tăng học phí các trường phải nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo của mình, xây dựng và chuẩn hóa các chương trình chất lượng cao. Chỉ có nâng cao chất lượng đào tạo mới là cơ sở vững chắc thuyết phục để tăng học phí vì khi đó người học sẽ hài lòng với dịch vụ GDĐH nhận được và sẵn sàng đóng Viết thuê luận văn thạc129 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 góp NTC tương ứng thông qua học phí cho các trường ĐHCL. 3.2.4. Nhóm giải pháp huy động nguồn tài chính từ phát triển các hoạt động dịch vụ của các trường đại học công lập Nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội, tăng cường quan hệ hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp trong các lĩnh vực đào tạo nhân lực, NCKH và chuyển giao công nghệ, nhằm tăng cường huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL. Các giải pháp sẽ tập trung theo hướng đổi mới cơ chế huy động NTC đối với nhóm ngành nghề đào tạo ở bậc đại học có khả năng xã hội hoá cao. Các trường ĐHCL chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu của xã hội. Một là, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm hơn nữa cho các trường ĐHCL một cách đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính trên cơ sở có tính đến đặc điểm từng loại ngành nghề đào tạo, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản lý của các trường ĐHCL. Các văn bản quy phạm pháp luật về trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đồng bộ cho các trường ĐHCL không trực tiếp tạo ra NTC cho các trường DHCL, nhưng có tác dụng thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi để các trường tận dụng những lợi thế của mình tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong phát triển các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh... đáp ứng nhu cầu của xã hội và tăng thêm NTC đáp ứng nhu cầu phát triển của từng trường. Nghiên cứu cơ chế chuyển các trường ĐHCL chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cùng với lộ trình học phí giáo dục ĐHCL được tính đúng và tính đủ chi phí. Chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh Viết thuê luận văn thạc130 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 nghiệp đối với các trường ĐHCL đang là xu hướng khá phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Vấn đề quan trọng là cơ chế quản lý thu học phí phải được thực hiện theo cơ chế quản lý giá dịch vụ; đồng thời phải kiểm soát được chất lượng GDĐH và hoàn thiện cơ chế đầu tư NTC từ NSNN cho giáo dục ĐHCL theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu và theo kết quả. Hai là, xây dựng cơ chế huy động NTC từ nguồn thu từ các doanh nghiệp và người sử dụng các sản phẩm đào tạo và KHCN. Việc huy động NTC từ nguồn thu từ các doanh nghiệp và người sử dụng các sản phẩm đào tạo và KHCN là điểm hạn chế rất lớn của cơ sở đào tạo nói chung và các trường ĐHCL ở nước CHDCND Lào nói riêng. Hiện nay, các doanh nghiệp được trích quỹ phát triển KHCN trước khi nộp thuế thu nhập, nhưng các trường ĐHCL chưa phát huy được thế mạnh của mình để huy động NTC này để phát triển các hoạt động NCKH đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Nhà nước cần có quy định về việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng góp chi phí khi sử dụng các sản phẩm của trường đại học nhân lực được đào tạo, các kết quả NCKH… hoặc quy định về các ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng nếu đầu tư cho GDĐH. Cơ chế huy động NTC từ nguồn thu từ các doanh nghiệp và người sử dụng các sản phẩm đào tạo và KHCN phù hợp sẽ vừa tạo ra áp lực và vừa tạo điều kiện để các trường ĐHCL tiếp cận NTC của các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển các hoạt động NCKH, ứng dụng và triển khai các thành quả NCKH; đồng thời, tăng cường sự hợp tác giữa trường ĐHCL và doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của quốc gia. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, các trường đại học đã rất chú trọng tới việc nâng cao chất lượng và uy tín trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài trợ để tái đầu tư cho hoạt động dịch vụ đào tạo. Từ lợi thế sẵn có của mình về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên các trường đã mở rộng thực hiện các hoạt động dịch vụ, liên kết đào tạo, Viết thuê luận văn thạc131 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 nghiên cứu khoa học, tạo thêm nguồn thu. Nhiều công ty lớn ở Nhật Bản đã tích cực tìm kiếm và đầu tư cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc liên kết với các trường đại học để đào tạo nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động, và các trường đại học lại có thể tăng thêm thu nhập đầu tư cho hoạt động cung cấp dịch vụ theo nhu cầu. Đẩy mạnh NCKH, để có các công trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao, thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ, mở rộng sự hợp tác với doanh nghiệp về hoạt động nghiên cứu và chuyển giao, cung cấp các dịch vụ chất lượng theo nhu cầu xã hội. Từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua cho thấy các quốc gia cần phát triển một cách bền vững dựa vào nguồn nội lực của mình, dựa vào lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng cho tăng trưởng để có thể hạn chế được những tác động từ thế giới bên ngoài. Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại đều khẳng định rằng các quốc gia đang phát triển có thể đạt được tăng trưởng kinh tế một cách lâu dài và tốt nhất thông qua việc giảm khoảng cách công nghệ với các quốc gia phát triển. Trong đó, NCKH trong các trường ĐHCL là một điều kiện cần thiết để các quốc gia này có thể bắt kịp về công nghệ, một mặt tăng cường huy động NTC cho phát triển của các trường ĐHCL. Tăng cường sự hợp tác giữa trường ĐHCL và doanh nghiệp góp phần bảo đảm cho sự phát triển của giáo dục ĐHCL có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp sẽ tư vấn cho các trường trong việc đào tạo ngành nghề phù hợp với yêu cầu thực tế. sự hợp tác giữa trường ĐHCL và doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua các hình thức khác nhau như hỗ trợ, đặt hàng đào tạo, các hợp đồng NCKH và sản xuất kinh doanh… Ba là, tăng cường huy động NTC từ nguồn thu các hoạt động dịch vụ đào tạo liên kết. NTC từ nguồn thu các hoạt động dịch vụ đào tạo liên kết là nguồn thu quan trọng đối với các trường ĐHCL. Những năm gần đây, các trường ĐHCL Viết thuê luận văn thạc132 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 đã có sự quan tâm đúng mức trong việc mở rộng các hoạt động dịch vụ đào tạo trên phạm vi toàn quốc. Các chương trình đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn như bồi dưỡng Giám đốc doanh nghiệp, Kế toán trưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho các tập đoàn và nhiều lớp bồi dưỡng ngắn hạn khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau… Phát triển các hoạt động dịch vụ đào tạo liên kết vừa tăng NTC huy động cho các trường ĐHCL và vừa tạo điều kiện cho các giảng viên của các trường ĐHCL đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao trình độ… đáp ứng yêu cầu phát triển của các trường ĐHCL. Các trường cần mở rộng và chủ động hơn nữa trong hoạt động liên kết đào tạo trong nước với các trường đại học ở nước ngoài, tiếp tục tìm kiếm đối tác, mở rộng quan hệ quốc tế với các trường đại học có uy tín để từng bước tăng thêm NTC huy động từ các dịch vụ đào tạo trong nước và ngoài nước. 3.2.5. Nhóm các giải pháp khác Ngoài bốn nhóm giải pháp nêu trên, còn có nhiều giải pháp khác để huy động các NTC của xã hội cho phát triển của các trường ĐHCL. Thứ nhất, các trường ĐHCL nên có các hình thức thu hút sự đầu tư, đóng góp của những cựu sinh viên đã theo học mà đạt được thành công trong xã hội. Ở một số quốc gia, các trường đã thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên của ban liên lạc cựu sinh viên, có hình thức vinh danh đối với những đóng góp của cựu sinh viên và các nhà tài trợ; đồng thời, tuyên truyền sâu, rộng đến cộng đồng để động viên sự đóng góp đầu tư cho sự phát triển của các trường ĐHCL nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Những trường đại học danh tiếng ở Mỹ hàng năm có thể huy động nhiều tỷ đô la Mỹ từ những cựu sinh viên thành đạt tốt nghiệp như ở Đại học Harvard và Đại học Stanford... Thứ hai, tạo lập và phát triển các quỹ khuyến học, quỹ học bổng để NTC của xã hội cho sự phát triển của giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Viết thuê luận văn thạc133 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới như Việt Nam, ở nhiều địa phương và dòng tộc... đã thực hiện tạo lập và phát triển các quỹ khuyến học để huy động các NTC cho sự phát triển của giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Các quỹ khuyến học này được tạo lập và sử dụng theo quy chế của từng địa phương và dòng tộc nhằm hỗ trợ tài chính cho người học, khuyến học... trong đó có sinh viên đang học ở các trường ĐHCL. Nhiều trường ĐHCL thực hiện quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp và các địa phương để tạo lập và phát triển các quỹ học bổng, quỹ hỗ rợ tài năng sinh viên, quỹ khuyến khích sinh viên NCKH... để hỗ trợ tài chính cho sinh viên hoặc tài trợ tài chính cho các hoạt động phát triển tài năng của sinh viên, NCKH trong sinh viên... Các giải pháp khác có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tăng thêm NTC huy động cho sự phát triển của các trường ĐHCL, góp phần mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục ĐHCL đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH của quốc gia và phát triển của từng ngành, từng địa phương. 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Một là, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Xây dựng và ban hành đầy đủ quy hoạch phát triển giáo dục, trong đó có giáo dục ĐHCL phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và giáo dục ĐHCL. Ban hành quy định về tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dịch vụ giáo dục ĐHCL; tiêu chuẩn chức danh cán bộ, viên chức, người lao động trong các trường ĐHCL; hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao. Rà soát sửa đổi các định mức kinh tế - kỹ thuật hoặc ban hành bổ sung trong các lĩnh vực GDĐT nói chung và GDĐH nói riêng để làm căn cứ đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với các trường trường ĐHCL. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng GDĐH thông qua Viết thuê luận văn thạc134 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như thông qua các tổ chức kiểm định độc lập theo hướng yêu cầu các trường ĐHCL có trách nhiệm nâng cao chất lượng các yếu tố trong quá trình đào tạo như đổi mới giáo trình, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất trang thiết bị, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ và giảng viên. Hai là, đẩy mạnh tuyên truyền về xã hội hóa các NTC đầu tư cho phát triển GDĐH. Đẩy mạnh tuyên truyền về xã hội hóa các NTC đầu tư cho phát triển GDĐH nhằm nâng cao nhận thức của xã hội đối về tài chính và huy động các NTC cho phát triển giáo dục nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ đào tạo nhằm huy động các NTC của xã hội chăm lo phát triển giáo dục ĐHCL đáp ứng nhu cầu xã hội dưới sự quản lý của Nhà nước. Ba là, hoàn thiện hệ thống luật pháp và các chính sách có liên quan đến huy động các NTC cho sự phát triển của giáo dục ĐHCL như giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tuyển sinh, tuyển dụng và sử dụng lao động, quản lý và sử dụng tài sản... của các trường ĐHCL. Bốn là, phân cấp và tăng cường năng lực tự chủ và tự chịu trách về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các trường ĐHCL nhằm phát huy lợi thế, sự chủ động và sáng tạo của các trường ĐHCL trong huy động các NTC cho sự phát triển của giáo dục ĐHCL. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Bám sát mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án và quán triệt quan điểm phát triển giáo dục ĐHCL của Nhà nước, chương 3 của luận án đã đề xuất các quan điểm, định hướng và một hệ thống gồm 5 nhóm giải pháp cùng với các kiến nghị nhằm huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Viết thuê luận văn thạc135 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Các giải pháp huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào được luận án đề xuất gồm các giải pháp triển khai thực hiện ngay trong thời gian tới đến năm 2020 và có những giải pháp mang tính chất dài hạn cần được nghiên cứu để có bước đi và lộ trình phù hợp đến năm 2030. Các giải pháp huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào gồm 5 nhóm giải pháp sau: - Nhóm giải pháp huy động NTC từ NSNN đầu tư cho giáo dục ĐHCL; - Nhóm giải pháp huy động NTC hỗ trợ phát triển của nước ngoài và các tổ chức quốc tế; - Nhóm giải pháp huy động NTC từ thu học phí cho phát triển giáo dục ĐHCL; - Nhóm giải pháp huy động NTC từ phát triển các hoạt động dịch vụ của các trường ĐHCL; - Nhóm các giải pháp khác. Nhóm giải pháp huy động NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL: Bên cạnh việc ưu tiên NSNN đầu tư cho giáo dục ĐHCL thì quan trọng hơn là cần ưu đúng và trúng với các ưu tiên theo chiến lược phát triển hệ thống giáo dục quốc gia nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng; đồng thời phải bảo đảm nâng cao hiệu quả sử dụng các NTC nói chung và NTC từ NSNN đầu tư cho giáo dục ĐHCL nói riêng. Vì vậy, các giải pháp về xây dựng kế hoạch chi tiêu trung hạn cho giáo dục ĐHCL và thực hiện quản lý chi NSNN theo kết quả là những giải pháp quan trọng có tầm dài hạn cần có những bước đi và lộ trình phù hợp. Nhóm giải pháp huy động NTC từ thu học phí cho phát triển giáo dục ĐHCL quan trọng là phải xác định được và minh bạch giá dịch vụ giáo dục ĐHCL được tính đúng, tính đủ các chi phí phù hợp với từng cấp độ chất lượng dịch vụ. Khi đã xác định được giá dịch vụ giáo dục ĐHCL tương ứng Viết thuê luận văn thạc136 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 với từng cấp độ chất lượng dịch vụ thì không khó khăn gì trong việc giải quyết mối quan hệ chia sẻ chi phí cho giáo dục ĐHCL giữa Nhà nước, người học và xã hội. Nhóm giải pháp huy động NTC từ phát triển các hoạt động dịch vụ của các trường ĐHCL nên từng bước tiến tới giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm toàn diện cho các trường ĐHCL, tiến tới chuyển các trường ĐHCL sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Thực thi giải pháp này sẽ vừa tạo áp lực, động lực và vừa tạo điều kiện để các trường phát huy những tiềm năng và thế mạnh của mình phát triển các hoạt động dịch vụ GDĐH, NCKH, liên doanh liên kết.... để huy động các NTC của xã hội đáp ứng mục tiêu và yêu cầu phát triển của từng trường. Viết thuê luận văn thạc137 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 KẾT LUẬN NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL nhằm đáp ứng tốt nhất mục tiêu và yêu cầu nâng cao chất lượng GDĐH phù hợp với phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là vấn đề thời sự cấp bách ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nước CHDCND Lào. NTC là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển hệ thống giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào nhằm đạt được các mục tiêu và yêu cầu theo chiến lược phát triển hệ thống giáo dục quốc gia nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Trong điều kiện trình độ phát triển KTXH quốc gia đã đạt đến một mức độ nhất định, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng thì NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL ở nước CHDCND Lào không thể chỉ huy động NTC từ NSNN mà đa dạng hóa các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL là tất yếu. Huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL là vấn đề rộng lớn và phức tạp, có tính chất xã hội rộng lớn. Bám sát mục tiêu nghiên cứu và sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, NCS huy vọng rằng luận án có những đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn trên những phương diện sau: Về lý luận: hệ thống hoá, phân tích làm phong phú và rõ thêm một số vấn đề lý luận về GDĐH và huy động NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL như khái niệm, đặc điểm và vai trò của giáo dục ĐHCL; tài chính và NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL; huy động các NTC và các nhân tố ảnh hưởng đến huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL. Có thể khẳng định, giáo dục ĐHCL là đầu tầu của hệ thống giáo dục quốc gia và sự phát triển của giáo dục ĐHCL có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia; đồng thời, sự phát triển của giáo dục ĐHCL có ý nghĩa chi phối Viết thuê luận văn thạc138 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 cơ cấu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của quốc gia, từng ngành và từng địa phương. NTC từ NSNN là NTC quan trọng và cần được ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL có trọng điểm gắn với các ưu tiên và kết quả mong đợi theo chiến lược phát triển hệ thống giáo dục quốc gia nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, NTC huy động từ thu học phí và từ phát triển các dịch vụ GDĐH của các trường ĐHCL ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong tổng NTC huy động đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL. Về thực tiễn: tổng kết, phân tích, minh chứng rõ những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của thực trạng huy động các NTC từ NSNN, ODA, học phí và từ các hoạt động dịch vụ, liên doanh, liên kết... của các trường ĐHCL ở nước CHDCND Lào giai đoạn 2011 - 2015. Đổng thời, tổng kết kinh nghiệm huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL của một số quốc gia trên thế giới, rút ra các bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn có thể tham chiếu áp dụng cho nước CHDCND Lào trong những năm tới. Về giải pháp và kiến nghị: quan điểm, định hướng và 5 nhóm giải pháp nhằm huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL phù hợp với quan điểm, định hướng phát triển giáo dục ĐHCL của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào, có cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn, có tính khả thi nhằm góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển hệ thống giáo dục quốc gia nói chung và giáo dục ĐHCL đến năm 2020 và tầm nhin đến năm 2030 ở nước CHDCND Lào. Đối với nhóm giải pháp huy động NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục ĐHCL bên cạnh việc ưu tiên NSNN đầu tư cho giáo dục ĐHCL thì quan trọng hơn là cần ưu đúng và trúng với các ưu tiên theo chiến lược phát triển hệ thống giáo dục quốc gia nói chung và giáo dục ĐHCL nói riêng; đồng thời phải bảo đảm nâng cao hiệu quả sử dụng các NTC nói chung và NTC từ Viết thuê luận văn thạc139 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 NSNN đầu tư cho giáo dục ĐHCL nói riêng. Vì vậy, các giải pháp về xây dựng kế hoạch chi tiêu trung hạn cho giáo dục ĐHCL và thực hiện quản lý chi NSNN theo kết quả là những giải pháp quan trọng có tầm dài hạn cần có những bước đi và lộ trình phù hợp. Đối với nhóm giải pháp huy động NTC từ thu học phí cho phát triển giáo dục ĐHCL quan trọng là phải xác định được và minh bạch giá dịch vụ giáo dục ĐHCL được tính đúng, tính đủ các chi phí phù hợp với từng cấp độ chất lượng dịch vụ. Khi đã xác định được giá dịch vụ giáo dục ĐHCL tương ứng với từng cấp độ chất lượng dịch vụ thì không khó khăn gì trong việc giải quyết mối quan hệ chia sẻ chi phí cho giáo dục ĐHCL giữa Nhà nước, người học và xã hội. Đối với nhóm giải pháp huy động NTC từ phát triển các hoạt động dịch vụ của các trường ĐHCL nên từng bước tiến tới giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm toàn diện cho các trường ĐHCL, tiến tới chuyển các trường ĐHCL sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Thực thi giải pháp này sẽ vừa tạo áp lực, động lực và vừa tạo điều kiện để các trường phát huy những tiềm năng và thế mạnh của mình phát triển các hoạt động dịch vụ GDĐH, NCKH, liên doanh liên kết.... để huy động các NTC của xã hội đáp ứng mục tiêu và yêu cầu phát triển của từng trường. Huy động NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL là vấn đề rộng lớn và phức tạp. Bởi vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của một luận án tiến sĩ khó tránh khỏi những hạn chế nhất định về nội dung, hình thức, phương pháp tiếp cận và xử lý một số vấn đề cụ thể theo mục tiêu nghiên cứu của luận án đặt ra. Tác giả trân trọng cảm ơn và mong muốn nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của các nhà khoa học và những người quan tâm đến chủ đề nghiên cứu của luận án để có thể hoàn thiện luận án tốt hơn. Viết thuê luận văn thạc140 sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 DANH MỤC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Khamseng BUALAPHANH (2017), Một số vấn đề về chi NSNN cho GDĐH công lập ở Lào, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 3 (164). 2. Khamseng BUALAPHANH (2017), Thực trạng học phí các trường đại học công lập ở nước CHDCND Lào và một số giải pháp, Tạp chí Thanh tra tài chính, số 178 (4-2017). Viết thuê luận văn thạcvii sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Bùi Phụ Anh (2015), Điều chỉnh cơ cấu tài chính đầu tư cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 2. Đặng Văn Du (2004), Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 3. Nguyễn Kim Dung (2002), Thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho GDĐH nhằm phát triển kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. Nguyễn Trường Giang (2011), Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 và định hướng 2020, Đề tài NCKH, Bộ Tài chính. 5. Bùi Tiến Hanh (2007), Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 6. Nguyễn Ngọc Hải (2008), Hoàn thiện cơ chế chi NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 7. Học viện Tài chính (2014), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nxb Tài chính. 8. Học viện Tài chính (2016), Giáo trình Lý thuyết quản lý tài chính công , Nxb Tài chính. 9. Học viện Tài chính (2016), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb Tài chính. 10. Học viện Tài chính (2012), Giáo trình thuật ngữ chuyên ngành tài chính Việt - Lào. 11. Joseph Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 12. Khamphuvieng Nanthavong (2011), Giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho phát triển GDĐH ở Lào, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Viết thuê luận văn thạcviii sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 13. Bùi Đức Nam (2014), Tài chính đối với cơ sở giáo dục ĐHCL: Những vấn đề cần tháo gỡ. 14. Vũ Thị Nhài (2007), Quản lý tài chính công ở Việt Nam, Nxb Tài chính. 15. Paul A. Samuelson (1989), Kinh tế học, Nxb Quan hệ quốc tế. 16. Pangthong Luangvanxay (2011), Phân cấp quản lý NSNN ở CHDCND Lào - Thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. 17. Phanxay Thammasith (2011), Giải pháp thực hiện cân đối NSNN ở CHDCND Lào giai đoạn 2011 - 2015, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. 18. Lê Xuân Trường (2010) Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp GDĐT đại học và cao đẳng công lập, Đề tài NCKH, Bộ Tài chính. 19. Trần Xuân Trí (2002), Cải cách hành chính trong công tác quản lý chi NSNN quả KBNN. 20. Trần Đình Ty (2002), Quản lý Nhà nước về tài chính - tiền tệ, Nxb Lao động - Xã hội. 21. Sisouphan (2011), Đổi mới cách thức phân bổ kinh phí NSNN cho giáo dục phổ thông ở CHDCND Lào, Tạp chí Tài chính tháng 5/201. 22. Souvankham Soumphonphakdy (2014), Đổi mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KTXH ở CHDCND Lào, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Tài liệu tiếng Lào 23. Bộ Giáo dục và Thế thao (2011), Bản tổng kết công tác thức hiện kế hoạch phát triển giáo dục năm 2010 - 2011. 24. Bộ Giáo dục và Thế thao (2012), Bản tổng kết công tác thức hiện kế hoạch phát triển giáo dục năm 2011 - 2012. 25. Bộ Giáo dục và Thế thao (2013), Bản tổng kết công tác thức hiện kế Viết thuê luận văn thạcixsĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 hoạch phát triển giáo dục năm 2012 - 2013. 26. Bộ Giáo dục và Thế thao (2014), Bản tổng kết công tác thức hiện kế hoạch phát triển giáo dục năm 2013 - 2014. 27. Bộ Giáo dục và Thế thao (2015), Bản tổng kết công tác thức hiện kế hoạch phát triển giáo dục năm 2014 - 2015. 28. Bộ Giáo dục và Thế thao (2011), chiến lược thực hiện cải cách hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn năm 2011 - 2015. 29. Bộ Giáo dục và Thế thao (2015), chiến lược thực hiện cải cách hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn năm 2015 - 2020. 30. Bộ Giáo dục và Thế thao (2015), Phấn đấu để tất cả mọi người trong xã hội truy cập đến chất lượng giáo dục giai đoạn 2016 - 2030. 31. Bộ Giáo dục và Thế thao (2015), Tầm nhìn năm 2030, chiến lược năm 2025 và kế hoạch ngành giáo dục và thể thao 5 năm lần thứ VIII. 32. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào 5 năm lần thứ VI (2010 - 2015) 33. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào 5 năm lần thứ VII (2016 - 2020) 34. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Luật Đầu tư nhà nước và văn bản hướng dẫn Luật. 35. Bộ Tài chính (2010), Báo cáo thực hiện thu - chi NSNN của nước CHDCND Lào năm 2009 - 2010. 36. Bộ Tài chính (2011), Báo cáo thực hiện thực hiện thu - chi NSNN của nước CHDCND Lào năm 2010 - 2011. 37. Bộ Tài chính (2012), Báo cáo thực hiện thực hiện thu - chi NSNN của nước CHDCND Lào năm 2011 - 2012. 38. Bộ Tài chính (2012), Báo cáo thực hiện thực hiện thu - chi NSNN của nước CHDCND Lào năm 2012 - 2013. 39. Bộ Tài chính (2014), Báo cáo thực hiện thực hiện thu - chi NSNN của Viết thuê luận văn thạc xsĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 nước CHDCND Lào năm 2013 - 2014. 40. Bộ Tài chính (2015), Báo cáo thực hiện thực hiện thu - chi NSNN của nước CHDCND Lào năm 2014 - 2015. 41. Bộ Tài chính (2015), Luật số 71/HĐ, ngày 16/12/2015 về NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN. 42. Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 0008/BTC, ngày 05/01/2010 về mức định chi, trả NSNN của nước CHDCND Lào. 43. Bộ Tài chính (2010), Quyết định 2695/BTC, ngày 01/10/2010 về quy chế quản lý ODA. 44. Bộ Tài chính (2015), Quyết định số 2066/BTC, ngày 25/01/2015 về mức định chi, trả NSNN của nước CHDCND Lào. 45. Chính phủ (2008), Nghị định số 62/CP về tổ chức thực hiện và hoạt động của Bộ Giáo dục và Thể thao, ngày 7/4/2008. 46. Chính phủ (2015), Nghị định số 177/CP về giáo dục đại học, ngày 5/6/2015. 47. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2005), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005 và 2006 - 2010, báo cáo chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. 48. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII. 49. Quốc Hội nước CHDCND Lào (2015), Luật số 62/HĐ, ngày 16/7/2015 về giáo dục và thế thao. 50. Quốc Hội nước CHDCND Lào (2006), Luật số 02/HĐ, ngày 26/12/2006 về NSNN của nước CHDCND Lào. Tài liệu tiếng Anh 51. The World Bank (1998), Public Expenditure Management Handbook. 52. Richard Allen Richard Hemming Barry H. Potter (Edited 2013), The International Handbook of Public Financial Management, Part 1, London: Palgrave macmillan. Viết thuê luận văn thạcxisĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399