Academia.eduAcademia.edu
Bộ máy kế toán Để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung để phù hợp với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Hình thức này giúp cho việc chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo tính chặt chẽ. Sự chỉ đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác kế toán trong công ty SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng) Kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng) Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán CPSX giá thành tiêu thị Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương Thủ quỹ, ngân hàng Thủ kho Chức năng, nhiệm vụ của từng người, từng phần hành và quan hệ tương tác Bộ máy kế toán của công ty đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty, giúp cho các nhà quản lý nắm rõ tình hình về nguồn tài sản, tài chính và công tác thông tin kế toán một cách kịp thời, chính xác để các nhà quản lý có cơ sở đánh giá và có hướng giải quyết kịp thời đối với những lợi ích của công ty. Cơ cấu của bộ máy kế toán như sau: Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán tài chính: là người lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác của bộ máy kế toán công ty. Có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các nhân viên trong phòng hoàn thành nhiệm vụ kịp thời và chính xác. Đồng thời là người có trách nhiệm trực tiếp cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của công ty, giám đốc và ký các giấy tờ có liên quan đến phòng tài vụ. Bên cạnh đó, kế toán trưởng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm trước công ty và pháp luật về mặt quản lý kinh tế tài chính của công ty Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng: là người có nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ kế toán, thu thập về tất cả các số liệu kế toán hạch toán vào sổ tổng hợp, tập hợp và lập biểu mẫu kế toán, báo cáo quyết toán tài chính, thay mặt điều hành, quản lý công việc của phòng tài vụ khi kế toán trưởng vắng mặt Kế toán thanh toán: có trách nhiệm ghi chép và hạch toán các loại vốn bằng tiền như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, thanh toán với người mua, lập chứng từ thu chi, kiểm quỹ Kế toán chi phí sản xuất, giá thành, tiêu thụ: có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi tình hình, phản ánh một cách khoa học các chi phí sản xuất phục vụ yêu cầu tính giá thành và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. Hạch toán chi tiết và tổng hợp số sản phẩm đã tiêu thụ, theo dõi các khoản công nợ thống kê tổng hợp. Kế toán vật tư, TSCĐ: có nhiệm vụ thu mua, xuất nhập nguyên vật liệu, quản lý sử dụng vật tư, TSCĐ, công cụ dụng cụ lao động. Lập kế hoạch xuất nhập vật tư để đánh giá, phát hiện kịp thời số vật tư thừa, thiếu, kém phẩm chất. Theo dõi khấu hao TSCĐ đồng thời báo cáo lên cấp trên Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi tiền mặt và quan hệ với ngân hàng theo dõi số tiền hiện có tại ngân hàng hoặc gửi vào ngân hàng hay rút tiền từ ngân hàng sau đó ghi chép vào sổ quỹ và đồng thời lập báo cáo cuối ngày để ghi sổ Thủ kho: có nhiệm vụ quản lý, kiểm kê, cấp phát các loại vật tư, nguyên liệu, cũng như các loại thành phẩm đã qua chế biến Trình tự hạch toán chứng từ ghi sổ Hệ thống sổ sách kế toán đang được áp dụng ở công ty gồm Sổ kế toán tổng hợp: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: dùng để ghi số liệu tổng hợp từ các chứng từ ghi sổ Sổ cái tài khoản: dùng để ghi chép các nghiệp cụ kinh tế tài chính theo từng tài khoản tổng hợp Sổ kế, thẻ kế toán chi tiết: sổ tài sản cố định; sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hóa; thẻ kho; sổ chi phí sản xuất kinh doanh; thẻ tính giá thành sản phẩm… TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp Bảng kiểm kê chứng từ Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Sổ chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra