Academia.eduAcademia.edu
1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Tập đoàn Dệt may Việt nam được thành lập ngày 02/12/2005 theo Quyết định 314/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Tổng công ty Dệt May Việt nam. Trong những năm qua Tập đoàn Dệt - May Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước về tạo việc làm, nguồn thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trong những năm gần đây trong bối cảnh nền kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế thế giới, mặt khác trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Tập đoàn Dệt - May Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức to lớn, đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ cả về kỹ thuật - công nghệ sản xuất, tổ chức quản lý, cơ chế chính sách để có thể tiếp tục cạnh tranh bình đẳng và phát triển một cách bền vững. Nghị quyết Hội nghị TW 3 của BCH Trung ương Đảng, khóa XI đã đề ra mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015 là: “ Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh,..”. Quốc hội Khóa XIII cũng đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, trong đó tái cơ cấu doanh nghiệp, chủ yếu là các TĐKT, TCT Nhà nước là một trong ba trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế. Tái cơ cấu TĐKT, TCT nhà nước đòi hỏi phải thực hiện nhiều nội dung khác nhau, từ tổ chức lại hệ thống sản xuất, ngành nghề kinh doanh, bộ máy quản lý đến nguồn nhân lực, chiến lược phát triển, thị trường và sản phẩm. Điều đó cũng liên quan mật thiết đến các hoạt động tài chính của Tập đoàn, đòi hỏi cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn cũng phải được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cho phù hợp, tạo điều kiện thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Tập đoàn. Về khung khổ pháp lý, mặc dù từ năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 5/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2 và quản lý TĐKT nhà nước. Tiếp đó là Nghị định 69/2014/NĐ-CP ngày 15/7/2014 về tổ chức và hoạt động của các TĐKT nhà nước và TCT Nhà nước thay thế Nghị định 101/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên cho đến nay Nhà nước chưa có các quy định cụ thể về cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT. Nghị định 71/2013/NĐ-CP chỉ quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ. Đối tượng áp dụng của Nghị định này là các công ty TNHH 1 thành viên là công ty mẹ TĐKT, TCT Nhà nước, công ty TNHH 1 thành viên độc lập. Như vậy chưa có văn bản pháp quy nào được ban hành để chi phối, điều tiết mối quan hệ hợp tác hoặc liên kết giữa công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng là vấn đề rất cần thiết, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các TĐKT. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế. 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trên thế giới cũng như Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu về TĐKT và cơ chế quản lý tài chính của các Tập đoàn kinh tế được công bố. Có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam đã được công bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu sau đây: * Luận án tiến sĩ ‟Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam hiện nay”, năm 2000 của tác giả Phạm Quang Trung. Luận án là đã hệ thống và khái quát hóa một số vấn đề lý luận về Tập đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh doanh; đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính trong các Tổng công ty được thành lập theo Quyết định 90/1994/QĐ-TTg và Quyết định 91/1994/QĐ-TTg và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 3 * Sách ‟Tập đoàn kinh tế: Lý luận và Kinh nghiệm quốc tế - Ứng dụng vào Việt Nam” của TS. Trần Tiến Cường và các tác giả năm 2005. Nội dung chủ yếu là tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế về hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước, phân tích cơ hội và thách thức đối với các Tổng công ty Nhà nước khi phát triển theo hướng Tập đoàn kinh tế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về chính sách cho quá trình hình thành Tập đoàn kinh tế trên cơ sở các Tổng công ty ở Việt Nam. * Luận án tiến sĩ ‟Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với các Tổng công ty 91 phát triển theo mô hình Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam”, năm 2006 của tác giả Nguyễn Xuân Nam. Nội dung chủ yếu của luận án là làm rõ quá trình hình thành, mô hình, đánh giá thực trạng của cơ chế quản lý vốn và tài sản hiện nay của các Tổng công ty 91, đưa ra được những ưu điểm và tồn tại của cơ chế quản lý vốn và tài sản của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam hiện nay phù hợp với định hướng phát triển các Tổng công ty 91 thành các Tập đoàn kinh doanh. * Luận án tiến sĩ ‟Cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam theo định hướng Tập đoàn kinh tế”, năm 2006 của tác giả Chu Xuân Lai. Luận án đã phân tích quá trình hình thành và thực trạng cơ chế quản lý tài chính của các Tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam, chỉ ra được những vấn đề còn bất cập của cơ chế quản lý tài chính hiện tại của các Tổng công ty, cũng như các nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng này và đi đến khẳng định các Tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam nói chung, Tổng công ty Dầu khí (chưa phải là Tập đoàn kinh tế). Luận án đã đề xuất mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên nguyên tắc quyền sở hữu về nguồn lực tài chính và tự chủ về mặt tài chính làm nền tảng. * Luận án tiến sĩ ‟Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tổng công ty Nhà nước theo mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam”, năm 2008 của tác giả Phùng Thế Tính. Nội dung của luận án đã làm sáng tỏ thực tiễn và rút ra những hạn chế trong Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 4 cơ chế quản lý tài chính hiện nay trong các TCT Nhà nước theo Quyết định 91/TTg định hướng hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các Tổng công ty Nhà nước định hướng hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. * Luận án tiến sĩ ‟Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế trong điều kiện phát triển và hội nhập”, năm 2009 của tác giả Trần Duy Hải. Luận án đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính đối với TĐKT; đồng thời trên cơ sở khảo sát thực trạng cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam hiện nay, luận án chỉ ra những khó khăn bất cập trong cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; đề xuất những giải pháp đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế trong điều kiện phát triển và hội nhập. * Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009 của Bộ Tài chính do PGS,TS. Nguyễn Đăng Nam làm chủ nhiệm là ‟Chính sách cơ chế quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đến giai đoạn 2020”. Nội dung đề tài đề cập đến chính sách quản lý vốn và tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp trên góc độ quản lý Nhà nước, chưa nghiên cứu cơ chế quản lý vốn Nhà nước trên góc độ chủ sở hữu. * Luận án tiến sĩ ‟Cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ở Việt Nam”, năm 2012 của tác giả Phạm Thị Thanh Hòa. Đề tài đề cập đến cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp trên góc độ chủ sở hữu Nhà nước được nghiên cứu qua các nội dung như cơ chế đầu tư vốn, cơ chế quản lý và sử dụng vốn, cơ chế phân chia lợi nhuận, cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư, quản lý và sử dụng vốn; hình thức thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về vốn đầu tư tại doanh nghiệp. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra được những hạn chế về cơ chế quản lý phần vốn đầu tư cho mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể về cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 5 Ngoài ra cũng còn nhiều bài viết về TĐKT và cơ chế quản lý tài chính của các Tập đoàn kinh tế được đăng trên các kỷ yếu hội thảo, báo và tạp chí kinh tế trong nước. Từ những trình bày trên cho thấy, các công trình nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu về cơ chế tài quản lý chính của TĐKT. Có công trình nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính nói chung của các Tập đoàn kinh tế, song cũng có những công trình lại chỉ nghiên cứu một hay một số nội dung của cơ chế quản lý tập đoàn như cơ chế huy động vốn, sử dụng vốn hoặc kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của TĐKT. Có công trình nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của một Tập đoàn cụ thể, có công trình nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính trên góc độ chung của các TĐKT. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào về cơ chế tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam được công bố. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài ‟Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam”. Đây là nghiên cứu đầu tiên về cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Trên cơ sở thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt - May Việt nam. Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra đối với luận án là: - Nghiên cứu làm rõ hơn những vấn đề lý luận chủ yếu về TĐKT và cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT, những kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT của một số quốc gia trên thế giới. - Đánh giá đúng thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam hiện nay, những ưu điểm đạt được và những mặt hạn chế tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính hiện hành tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, nguyên nhân của những hạn chế tồn tại đó. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 6 - Đề xuất phương hướng và những giải pháp cần thực hiện để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động quản lý tài chính, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, đề tài giới hạn nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Về thời gian nghiên cứu: Các tài liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập khoảng thời gian từ 2008 đến 2013. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống và khái quát hóa, góp phần làm rõ hơn hơn những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế. Về thực tiễn: Luận án đã phản ánh một cách hệ thống và làm rõ thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam hiện nay, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế của cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Luận án đưa ra các giải pháp phù hợp, khả thi để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của các Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 7 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp như: Phương pháp phân tích thống kê, đối chiếu, so sánh, diễn giải và tổng hợp, phương pháp chuyên gia, kết hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng... trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, phân tích đánh giá các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu. Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án bao gồm: - Số liệu sơ cấp thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp cán bộ, các phòng ban chức năng của Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Số liệu thứ cấp được tác giả sử dụng qua một số kênh như: Niêm giám thống kê, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Ngoài ra luận án cũng sử dụng một số số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ… 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN - Làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản TĐKT và cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT. Làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và các công ty con trong TĐKT; các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tài chính của các TĐKT. - Chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ quản lý tài chính của một số TĐKT trên thế giới để có thể xem xét vận dụng ở Việt nam. - Phản ánh và đánh giá đúng thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay trên các nội dung cơ bản: cơ chế huy động tạo lập vốn; cơ chế đầu tư, sử dụng vốn; cơ chế phân phối lợi nhuận; cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính trong Tập đoàn. - Chỉ ra được những ưu điểm và những hạn chế, tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính hiện tại của Tập đoàn Dệt May Việt nam; làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó để có biện pháp khắc phục. - Đã đề xuất được các nguyên tắc cơ bản để định hướng cho việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 8 - Đề xuất được hệ thống những giải pháp phù hợp, khả thi để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tập đoàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. 8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế. Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Chương 3: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm về tập đoàn kinh tế Quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế luôn gắn liền với quá trình phát triển của kinh tế thế giới. Sự xuất hiện các công ty có số vốn lớn ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp v.v…đã khắc phục được những hạn chế về vốn của các tổ chức, cá nhân. Quá trình tích tụ vốn trong các công ty để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 19291933 và đặc biệt sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh các nước đã chú trọng đến việc khôi phục đất nước và đầu tư cho phát triển kinh tế nên đã tạo ra một quá trình sáp nhập các doanh nghiệp, công ty để hình thành nên các tập đoàn kinh tế. Khi mới hình thành các tập đoàn kinh tế chỉ tập trung hoạt động trong những ngành mũi nhọn mang lại lợi nhuận cao của quốc gia đó. Trải qua quá trình hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhận thấy cần phải đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất kinh doanh, từng bước mở rộng quy mô kinh doanh ra các quốc gia trên thế giới từng bước hình thành các công ty hoạt động xuyên quốc gia. Kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn kinh tế đã cho thấy quá trình hình thành và phát triển các TĐKT là một tất yếu khách quan song cũng là một quá trình lâu dài, gắn liền với sự tập trung, tích tụ sản xuất và nhu cầu tự nhiên về hợp tác, liên kết SXKD của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển theo cơ chế cạnh tranh và thị trường. Việc tập trung đầu tư vốn cho sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào SXKD đã từng bước nâng cao sức cạnh tranh và trở thành động lực phát triển nền kinh tế. Tập đoàn kinh tế ra đời phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 10 trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó nó còn thể hiện vai trò đầu tàu và chi phối nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế của các quốc gia như năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, công nghiệp v.v…. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm Tập đoàn kinh tế (TĐKT), không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà còn là nội dung tranh luận trên phạm vi quốc tế và giữa các nhà khoa học kinh tế. Ở các nước phương Tây: TĐKT được nhận thức như là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý gồm một công ty mẹ và nhiều công ty, hay chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ [44], hoặc đó là một TĐKT về tài chính, gồm một công ty mẹ và các công ty khác mà công ty mẹ kiểm soát hay tham gia góp vốn; mỗi công ty con cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác [45] Tại Malaysia và Thái Lan: TĐKT được xác định là tổ hợp kinh doanh với các mối quan hệ đầu tư, liên doanh, liên kết và hợp đồng. Nòng cốt của các tập đoàn là cơ cấu công ty mẹ - công ty con tạo thành một hệ thống liên kết chặt chẽ trong tổ chức và trong hoạt động. Các thành viên trong tập đoàn đều có tư cách pháp nhân độc lập. Theo Viện nghiên cứu Quản lí kinh tế Trung ương (CIEM) thì “TĐKT được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lược phát triển.” [10] Tóm lại, mặc dù còn có những sự khác biệt trong nhận thức về TĐKT, tuy nhiên có thể thấy các quan niệm về TĐKT ở trên đều thống nhất ở một số điểm sau đây: + TĐKT là một tổ hợp các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay một số ngành có quan hệ với nhau về vốn, quản trị, công nghệ, thương hiệu, thị trường và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 11 + Trong tập đoàn thường có một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về tài chính, công nghệ và chiến lược phát triển. + Công ty mẹ là hạt nhân, đầu mối của các liên kết; tuy nhiên, lợi ích chính là cơ sở của các liên kết. Từ những phân tích trên, theo tôi TĐKT có thể được định nghĩa như sau: ‟Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các công ty, tham gia hoạt động kinh doanh ở một hay nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Trong đó công ty mẹ là trung tâm của Tập đoàn kinh tế, là đầu mối liên kết giữa các công ty thành viên trong Tập đoàn. Công ty mẹ định hướng chiến lược phát triển và nắm quyền chi phối hoạt động về mặt tài chính của các Công ty thành viên. Ngoài chức năng kinh doanh thì Tập đoàn kinh tế còn có chức năng liên kết giữa các thành viên về kinh tế nhằm tăng khả năng tích tụ, tập trung vốn, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh và tối đa hóa giá trị của Tập đoàn”. 1.1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế Mặc dù chưa có sự thống nhất trong nhận thức và khái niệm về TĐKT, tuy nhiên có thể nhận thấy những đặc điểm nổi bật của các TĐKT, đó là: Một là, Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập, liên kết với nhau bởi mối quan hệ Công ty mẹ - Công ty con Bản thân TĐKT không có tư cách pháp nhân. Công ty mẹ, các công ty con và các công ty liên kết có tư cách pháp nhân. Không có một quyết định hành chính của bất kỳ cấp quản lý nào về việc thành lập tập đoàn. Các doanh nghiệp tham gia TĐKT giữ nguyên sự độc lập của mình về địa vị kinh tế và pháp lý; Trong đó, công ty mẹ đóng vai trò chủ đạo, là đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên. Thông qua bộ máy quản lý của công ty mẹ, Tập đoàn quản lý các công ty thành viên thống nhất về mọi mặt từ định hướng phát triển SXKD, chiến lược bán hàng, chiến lược đầu tư, quản lý vốn, quản lý dòng tiền trong nội bộ tập đoàn … nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho Tập đoàn. Hai là, Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 12 Tập đoàn kinh tế là tổ hợp kinh doanh chứa đựng trong đó các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, nhưng bản thân tập đoàn lại không phải là một pháp nhân. Các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên (với công ty TNHH), đại hội đồng cổ đông (với công ty cổ phần). Theo thỏa thuận giữa các thành viên của tập đoàn, chủ tịch hội đồng thành viên, hội đồng quản trị các công ty trong tập đoàn tập hợp lại thành hội đồng chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch bầu ra chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch không thực hiện chức năng điều hành cụ thể đối với quá trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức của các công ty thành viên; do đó, không có chức danh tổng giám đốc tập đoàn. Ba là, Tập đoàn kinh tế thường có quy mô lớn Các TĐKT thường có quy mô rất lớn và tiềm lực tài chính rất mạnh. Quy mô của TĐKT có nhiều khác biệt tuỳ thuộc ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, thời điểm khác nhau và quốc gia khác nhau. Tuy chưa thống nhất tiêu chí phân định quy mô vốn, doanh thu, lao động, nhưng nói đến TĐKT là ám chỉ một tổ hợp kinh doanh có quy mô vốn lớn, thậm chí có khi lớn hơn cả tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia. Năm 2005, giá trị thị trường của 5 TĐKT tiêu biểu đạt 1.060,35 tỷ USD; trong đó, Coca-Cola có giá trị 105,5 tỷ USD; Microsoft là 272,46 tỷ USD; IBM là 121,3 tỷ USD; con số này với General Electric (GE) và Intel lần lượt là 391,63 tỷ USD và 169,46 tỷ USD . Năm 2006, tổng giá trị của CocaCola đạt 103 tỷ USD, của Pepsi đạt 105,4 tỷ USD. Doanh thu của TĐKT thường rất lớn. Nhiều tập đoàn có quy mô kinh doanh toàn cầu, chi nhánh ở hàng trăm quốc gia nên có doanh thu khổng lồ. Chẳng hạn tập đoàn Exxon Mobil, doanh thu năm 2006 lên tới 339,938 tỷ USD, năm 2007 mặc dù tụt xuống vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạn fortune 500 nhưng vẫn đạt 347,254 tỷ USD, tập đoàn Wal-Mart Stores có tổng doanh thu năm 2006 đạt 315,654 tỷ USD, năm 2007 đạt 351,139 tỷ USD (xếp thứ 1 trong Fortune 500 năm 2007)… Trong tốp 500 công ty hàng đầu dựa trên doanh thu năm 2008 được tạp chí Fortune bình chọn, tập đoàn Nike có doanh thu thấp nhất, đứng thứ 500 cũng đạt doanh thu lên tới 13,739 tỷ USD. Trong Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 13 bối cảnh kinh doanh hiện đại, hầu hết các tập đoàn đều kinh doanh đa ngành, có mặt ở nhiều quốc gia với rất nhiều sản phẩm hàng hoá khác nhau. Chính điều này đã đem lại doanh thu và lợi nhuận khổng lồ cho các TĐKT. Bốn là, Tập đoàn kinh tế có cơ cấu tổ chức và sở hữu phức tạp Về cơ cấu tổ chức, cho đến nay, chưa có một văn bản pháp lý của một quốc gia nào quy định một cơ cấu tổ chức thống nhất cho TĐKT. Bởi lẽ, các TĐKT được hình thành dần dần trong quá trình phát triển; các doanh nghiệp hình thành một tập đoàn theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương nên việc mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức khác nhau là điều dễ hiểu. Vì vậy, cơ cấu tổ chức của các TĐKT khá đa dạng, không có khuôn mẫu thống nhất. Cơ cấu tổ chức được xây dựng trên nền tảng văn hoá, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, phong cách quản lý, chiến lược xây dựng và phát triển của mỗi tập đoàn. Nhìn chung, cơ cấu tập đoàn thường có một công ty mẹ và các công ty con, trong đó công ty mẹ thường đảm nhiệm các chức năng như phát triển thị trường, ứng dụng công nghệ mới, điều phối toàn tập đoàn vận động đến mục tiêu đã định sẵn thông qua chiến lược chung, qua tỷ lệ vốn góp hay những quan hệ khác. Thông thường, các TĐKT thường được tổ chức theo 3 dạng cơ cấu: (i) Cơ cấu tổ chức hình tháp: đỉnh tháp là trung tâm quyền lực, điều hành mọi hoạt động của toàn tập đoàn, sự phát triển kéo dài theo nhánh (mở rộng đáy hình tháp) nhưng đảm bảo trật tự từ trên xuống; (ii) Cơ cấu tổ chức phân cấp: Các quan hệ thường được phân định và giới hạn theo cấp quản lý như cấp 1 chỉ quản lý cấp 2, cấp 2 chỉ quản lý cấp 3; cấp 1 không can thiệp, quản lý cấp 3; (iii) Cơ cấu tổ chức mạng lưới: Các quan hệ đan xen, ban đầu là một trung tâm, phát triển theo sơ đồ mạng, sau đó mỗi nhân tố trong mạng có thể phát triển thành một trung tâm độc lập với đầy đủ các quan hệ như trong mạng lưới ban đầu. Sở hữu vốn trong các TĐKT vì thế cũng rất đa dạng. Trước hết, vốn trong tập đoàn là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm vốn tư nhân và vốn nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong tập đoàn cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào CTM và thông thường ở hai cấp độ: (i) Cấp độ thấp hay còn gọi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 14 là liên kết mềm, vốn của công ty “mẹ”, công ty “con”, công ty “cháu” là của từng công ty; và (ii) Cấp độ cao hay còn gọi là liên kết cứng là công ty “mẹ” tham gia đầu tư vào các CTC, biến các công ty “con”, công ty “cháu” thành công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu hoặc công ty mẹ chiếm trên 50% vốn điều lệ (với công ty TNHH), giữ cổ phần chi phối (với công ty con, cháu là công ty cổ phần). Trên thực tế, không một TĐKT nào chỉ có quan hệ về sở hữu vốn theo một cấp độ mà đan xen cả hai cấp độ tùy theo từng trường hợp trong quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con, cháu. Năm là, TĐKT có phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực và sản phẩm TĐKT có phạm vi hoạt động rất rộng, không chỉ giới hạn trong lãnh thổ quốc gia mà có thể phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mở rộng phạm vi là chiến lược của hầu hết các tập đoàn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, qua đó, các tập đoàn tận dụng lợi thế về lao động, thị trường, tránh được hàng rào thuế quan, tìm được những thị trường giàu tiềm năng, mở rộng thị trường cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Tập đoàn P&G có nhà máy sản xuất tại hơn 80 quốc gia trên thế giới, hơn 300 sản phẩm của tập đoàn này được tiêu thụ tại gần 200 nước. Tập đoàn McDonald’s năm 2005 có trên 31.000 cửa hàng phân bố trên 121 quốc gia trên thế giới và mỗi ngày tập đoàn này phục vụ 46 triệu khách hàng đủ các màu da, ngôn ngữ với hơn 50 triệu cái bánh kẹp thịt kiểu Hamburger. Đó là chưa kể đến hàng loạt các cửa hàng ăn nhanh được McDonald’s mua lại nhưng không đổi tên, chẳng hạn hệ thống cửa hàng Partner - Brands ở Mỹ hay Prêt à Manger ở Anh. Tập đoàn Nokia năm 2004 đã cung cấp 200 triệu chiếc điện thoại trên toàn thế giới, mỗi năm Nokia phải mua, sản xuất và vận chuyển hơn 60 tỷ linh kiện sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực là đặc điểm dễ nhận thấy trong các TĐKT. Thông thường, mỗi tập đoàn lựa chọn những ngành chủ chốt và những ngành mũi nhọn, bên cạnh đó, những lĩnh vực mạo hiểm và những ngành có liên quan được lựa chọn đầu tư. Cũng có những tập đoàn kinh doanh rất đa dạng và các ngành không liên Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 15 quan nhiều đến nhau. Điển hình là tập đoàn Unilever với trên 1.600 sản phẩm độc lập, từ kinh doanh mỹ phẩm (sản phẩm Dove) đến bột giặt (Omo), từ đồ uống (trà Lipton) đến kem đánh răng … nhưng nhìn chung, hầu hết các tập đoàn lựa chọn một số ngành chủ lực, đồng thời mở rộng những lĩnh vực mới tuỳ thuộc chiến lược và mục tiêu phát triển. Các sản phẩm trong Tập đoàn kinh tế hết sức đa dạng tuỳ thuộc chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược xây dựng thương hiệu. Có những sản phẩm mang thương hiệu tập đoàn trên toàn cầu như hệ thống khách sạn Hilton nhưng cũng có những sản phẩm nổi tiếng hơn cả tên của tập đoàn (Ở Việt Nam, thương hiệu sản phẩm bột giặt OMO được biết đến nhiều hơn tên của công ty Unilever, mặc dù tập đoàn này có tới hơn 1.600 thương hiệu sản phẩm độc lập). Để giảm thiểu rủi ro, trong các Tập đoàn kinh tế, ngoài ngành nghề sản phẩm, dịch vụ chủ yếu, các Công ty còn hoạt động trong những ngành nghề, sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhằm mục đích phân tán rủi ro và tăng khả năng chi phối thị trường, đồng thời tạo điều kiện chuyên môn hoá, khai thác thế mạnh chuyên môn, uy tín trong ngành. Thông thường các ngành nghề kinh doanh có liên quan chặt chẽ với nhau sẽ hỗ trợ đắc lực cho chuyên ngành chính, tạo điều kiện liên kết kinh tế mang tính dây chuyền và liên hợp. 1.1.3 Vai trò của Tập đoàn kinh tế Trong nền kinh tế thị trường các TĐKT có vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, các Tập đoàn nắm giữ phần lớn nguồn lực phục vụ quá trình sản xuất của quốc gia đó. Quá trình phát triển của các TĐKT có vai trò quan trọng đến hệ thống kinh tế, vai trò này được thể hiện qua một số mặt sau: Một là: Đối với bản thân các Tập đoàn kinh tế + Việc hình thành các TĐKT cho phép phát huy lợi thế của các đơn vị kinh tế quy mô lớn; khai thác một cách triệt để năng lực, uy tín, các hoạt động đầu vào, đầu ra và các dịch vụ chung của cả Tập đoàn. Bên cạnh đó, Tập đoàn không ngừng phát huy năng lực sản xuất, khả năng sản xuất của mình cũng như của tất cả các thành viên trong Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 16 Tập đoàn thông qua việc tập trung huy động mọi nguồn lực phục vụ quá trình SXKD. Từng bước xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các công ty thành viên, thực hiện tốt chiến lược phát triển Tập đoàn, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn và các công ty thành viên. + Hình thành TĐKT góp phần quan trọng nhằm khắc phục khó khăn về vốn của các công ty cá biệt. Trong TĐKT, nguồn vốn huy động từ các công ty thành viên trước hết được tập trung đầu tư tại các công ty thành viên, vào các dự án có hiệu quả nhất, những dự án tạo ra sức mạnh quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các công ty thành viên và Tập đoàn. Bên cạnh đó vốn của công ty thành viên này còn được huy động đầu tư vào công ty khác trong Tập đoàn, từng bước tạo sự gắn kết chặt chẽ và sự trợ giúp giữa các công ty thành viên với nhau ngày càng chặt chẽ hơn. Các TĐKT đã từng bước khắc phục tình trạng nguồn vốn bị phân tán và là cơ sở hình thành nên các trung gian tài chính. Các trung gian tài chính giúp TĐKT sử dụng vốn một cách linh hoạt, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các TĐKT và các công ty thành viên. + Hình thành và phát triển các TĐKT là giải pháp quan trọng giúp Tập đoàn tích cực đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ mới vào SXKD của các đơn vị thành viên. Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ đòi hỏi cần một lượng vốn rất lớn, có sự hợp lực của đội ngũ nghiên cứu giàu kinh nghiệm, có phòng thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khác mà mỗi công ty riêng rẽ khó có khả năng huy động được. Chỉ có trên cơ sở liên kết các công ty lại mới tạo được tiềm năng nghiên cứu khoa học to lớn đó. Sự liên kết và hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong TĐKT tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty thành viên có khả năng đưa nhanh những kết quả của nghiên cứu vào thực tiễn trên một quy mô rộng lớn hơn, từng bước nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu ứng dụng và thu hồi vốn nhanh. Sự liên kết giữa các công ty thành viên trong việc thực hiện một chiến lược công nghệ đã tạo ra một tiềm lực nghiên cứu khoa học lớn về cơ sở vật chất, về trình độ và Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 17 đội ngũ cán bộ nghiên cứu, triển khai ứng dụng nhanh và có hiệu quả những công trình khoa học trên quy mô lớn, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu ứng dụng với quá trình SXKD của Tập đoàn và các công ty thành viên. Từng bước thu hồi vốn nhanh và hạn chế những ảnh hưởng xấu do hao mòn vô hình. Hai là: Đối với nền kinh tế + Về thu NSNN: Các TĐKT tạo nguồn thu lớn cho NSNN. Nguồn thu của NSNN phụ thuộc đáng kể các khoản thuế từ các chủ thể trong nền kinh tế nói chung, trong đó các TĐKT nói riêng có đóng góp nguồn thu rất quan trọng. Các khoản thu này có tác động tích cực đến tình hình kinh tế, xã hội đã làm cho vị thế của các các TĐKT ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia nói chung. + Về mặt tài chính: Hầu hết các TĐKT lớn có khả năng chi phối thị trường tài chính dựa trên các hoạt động đầu tư và tham gia vào các giao dịch tài chính với khối lượng giao dịch lớn. Vì vậy, sự biến động của thị trường tài chính phụ thuộc vào sự điều chỉnh của một số các Tập đoàn lớn trong nền kinh tế. Việc huy động vốn từ các công ty thành viên trong Tập đoàn để tập trung đầu tư vào những công ty, những dự án có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước khắc phục tình trạng phân tán vốn trong TĐKT. Quá trình sử dụng vốn như trên của TĐKT là cơ sở cho việc hình thành các công ty tài chính (CTTC) trong Tập đoàn kinh tế. Các CTTC thực hiện chức năng huy động vốn từ các công ty thành, điều hòa vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển hoặc lĩnh vực đạt hiệu quả kinh tế cao. CTTC có thể huy động vốn thông qua việc vay từ các công ty thành viên trong Tập đoàn với lãi suất thỏa thuận. + Về sử dụng lao động: Hiện nay số lượng lao động được các TĐKT đang sử dụng là rất lớn điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động trong xã hội. TĐKT hoạt động dưới hình thức là các công ty đa quốc gia được coi như là một giải pháp quan trọng giúp các quốc gia đang phát triển thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ giữa các công ty thành viên trong Tập đoàn với nhau. Mục đích của quá trình Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 18 chuyển giao công nghệ giữa các công ty thành viên nhằm giúp các công ty lựa chọn những công nghệ sản xuất phù hợp với trình độ của mình với chi phí thấp nhất và hạn chế những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình chuyển giao công nghệ với nước ngoài do thiếu hiểu biết và năng lực còn hạn chế. Ngoài ra, đối với các quốc gia đang phát triển, sự ra đời các TĐKT là chìa khóa trong quá trình bảo hộ tình hình sản xuất trong nước nhằm chống lại sự xâm nhập và cạnh tranh quyết liệt từ các TĐKT nước ngoài và công ty đa quốc gia, không ngừng mở rộng, củng cố vai trò và vị thế của mình trên thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới. 1.1.4. Mô hình và cơ cấu tổ chức của Tập đoàn kinh tế 1.1.4.1 Mô hình tổ chức của Tập đoàn kinh tế Hầu hết các TĐKT trên thế giới được hình thành trên cơ sở tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý, bao gồm công ty mẹ và các công ty con; trong đó, công ty mẹ giữ vai trò chủ đạo, chi phối về mặt tài chính, về chiến lược phát triển và các lĩnh vực khác được quy định theo điều lệ của TĐKT. Tùy thuộc vào đặc thù của từng TĐKT, mỗi TĐKT có thể có những cơ cấu và tổ chức khác nhau. Thông thường, các TĐKT được tổ chức theo các mô hình sau: - Mô hình tổ chức TĐKT theo đơn vị kinh doanh chiến lược: Theo mô hình này các TĐKT được tổ chức dựa vào việc phân khúc thị trường, nó phù hợp với các Tập đoàn kinh tế hoạt động kinh doanh đa dạng trên nhiều lĩnh vực trong đó có một lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cốt lõi, truyền thống. Hiện nay có một số TĐKT trên thế giới đang hoạt động theo mô hình kinh doanh chiến lược như Tập đoàn kinh tế General Foods, General Electric,… - Mô hình tổ chức các Tập đoàn kinh tế theo phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động của các TĐKT ngoài việc phản ánh quy mô của mình nó còn quyết định đến cấu trúc tổ chức của Tập đoàn. Căn cứ vào phạm vi hoạt động các TĐKT được chia thành TĐKT đa quốc gia và TĐKT quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra đã làm mờ nhạt đi biên giới kinh tế giữa các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 19 quốc gia với nhau. Vì vậy, phần lớn các TĐKT là những Tập đoàn đa quốc gia nhằm tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Mô hình tổ chức này được nhiều Tập đoàn áp dụng như: Royal Dutch/ Shell, British Petroleum, Toyota, … - Mô hình tổ chức Tập đoàn kinh tế dựa trên sự phát triển cao của thị trường tài chính: Theo hình thức này, các TĐKT được hình thành xoay quanh hạt nhân là CTTC. Phần lớn cổ phiếu của các công ty con do công ty mẹ nắm giữ nên các công ty con chịu sự chi phối của công ty mẹ. Mặt khác, các TĐKT hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, các công ty con chịu sự chi phối và kiểm soát của công ty mẹ, mặc dù giữa các công ty thành viên trong Tập đoàn còn có thể có sự khác nhau về kỹ thuật và công nghệ. Theo mô hình này, công ty mẹ là công ty tài chính hay gắn với công ty mẹ là CTTC hay là các NHTM có uy tín và thế lực lớn. Thông thường các TĐKT hoạt động theo mô hình này thường lấy tên theo công ty mẹ, trong các công ty thành viên sự khác nhau về kỹ thuật và công nghệ đã hình thành nên quá trình sáp nhập hay bán bớt các công ty thành viên trong Tập đoàn. 1.1.4.2 Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn kinh tế (1). TĐKT theo cấu trúc nhất nguyên và tập trung quyền lực: Đặc điểm nổi bật của cấu trúc này là tính nhất nguyên và quyền lực (hình 1.1). Trung tâm của cấu trúc này là Văn phòng của Tập đoàn (haed office) với cơ cấu bao gồm Ủy ban điều hành Tập đoàn (executive committee) và các đơn vị chức năng phụ trách những lĩnh vực chuyên biệt như sản xuất, kinh doanh, tài chính,... Văn phòng của Tập đoàn là cơ quan quản lý của Tập đoàn, cơ quan này được tổ chức tại công ty mẹ và không có tư cách pháp nhân độc lập. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 20 Hình 1.1: Mô hình Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc nhất nguyên ỦY BAN ĐIỀU HÀNH Các doanh nghiệp khối sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp khối bán hàng Các doanh nghiệp khối tài chính .v.v. Tính nhất nguyên của mô hình này được thể hiện ở chỗ Tổng Giám Đốc trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của văn phòng và quá trình SXKD của Tập đoàn. Văn phòng thực hiện sự quản lý tập trung đối với các đơn vị kinh doanh cấp dưới, là trung tâm đầu tư, trung tâm lợi nhuận, thông qua các phòng ban chức năng và phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho các đơn vị chức năng để phục vụ cho công tác quản lý nhằm hỗ trợ cho hoạt động SXKD. Ưu điểm: cấu trúc này đảm bảo sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất và kịp thời của lãnh đạo tập đoàn đối với các vấn đề của Tập đoàn. Hạn chế của cấu trúc là lãnh đạo TĐKT tập trung quá nhiều vào tác nghiệp kinh doanh nên đã giảm tính tự chủ, năng động, sáng tạo và động lực của các công ty thành viên, tăng chi phí quản lý và giảm hiệu quả chung của Tập đoàn. Phạm vi áp dụng là các Tập đoàn kinh tế có quy mô không lớn và có hoạt động kinh doanh tương đối đồng nhất. Hiện nay hầu hết các Tập đoàn kinh tế đều không sử dụng mô hình cấu trúc theo mô hình này. (2) Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc Holding (hình 1.2): Điểm nổi bật của cấu trúc này là không có sự kiểm soát tập trung - Cơ cấu tổ chức mô hình: Văn phòng và các công ty thành viên, trong đó Văn phòng Tập đoàn chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động điều phối chung của toàn Tập đoàn, không thực hiện quá trình kiểm tra, kiểm soát trực tiếp quá trình SXKD của Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 21 các công ty thành viên. Các công ty thành viên trong Tập đoàn đều có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ tương đối cao về tài chính và kinh doanh của mình. Hình 1.2: Mô hình Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc Holding Công ty nắm vốn Công ty X Sản xuất kinh doanh Công ty Z Bán hàng Tài chính Công ty Z Kỹ thuật Mô hình này được các Tập đoàn kinh tế áp dụng phổ biến theo cấu trúc công ty mẹ - công ty con. Theo mô hình này, công ty mẹ và các công ty con trong Tập đoàn đều có tư cách pháp nhân độc lập. Mặc dù chức năng hoạt động và mối quan hệ giữa các chủ thể này có sự khác nhau nhưng chúng có tài sản và bộ máy quản lý riêng. Theo mô hình này các giao dịch giữa các công ty thành viên trong Tập đoàn trở thành những giao dịch bên ngoài hay giao dịch thị trường Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc holding: Công ty mẹ (Holding company) sở hữu toàn bộ hay một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần trong các công ty con. Công ty mẹ có nhiệm vụ xây dựng chiến lược và định hướng phát triển chung của toàn Tập đoàn. Mặt khác, công ty mẹ thực hiện việc phân bổ nguồn vốn dựa trên các hoạt động tài chính như cơ cấu lại tài sản, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán,... của các công ty con. Bên cạnh đó, công ty mẹ còn thực hiện việc đầu tư, góp vốn cổ phần, tham gia góp vốn liên doanh, liên kết hình thành các công ty con, công ty liên kết từ nguồn vốn của mình. Các công ty con là những pháp nhân kinh tế hoạt động độc lập, có quyền tự chủ trong mọi hoạt động của mình. Trong quá trình kinh doanh nhiều sản phẩm do các công ty con sản xuất ra không liên quan đến nhau. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 22 Hình thức pháp lý của các công ty con khá đa dạng, điều đó phản ánh sự phong phú trong các lĩnh vực hoạt động của công ty mẹ, thông thường bao gồm: + Công ty cổ phần do công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối + Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên trong đó công ty mẹ nắm giữ tỷ lệ vốn góp chi phối + Công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu Theo tính chất và phạm vi hoạt động mô hình công ty mẹ - công ty con được chia làm hai loại: Một là: Mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần túy PHC (pure holding company). Hoạt động kinh doanh chính của công ty mẹ là đầu tư vốn vào các công ty khác Hai là: Mô hình công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh OHC (operating holding copany). Ngoài việc đầu tư vốn vào các công ty khác thì công ty mẹ còn tham gia trực tiếp vào các hoạt động SXKD như các công ty khác trong Tập đoàn. Một số ưu và nhược điểm của mô hình Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc Holding: - Giữa quyết định về chiến lược và quyết định điều hành kinh doanh của các nhà quản lý cấp cao ở mô hình PCH đã có sự tách biệt. Còn trong mô hình OHC, các nhà quản lý cấp cao còn phải tập trung vào cả việc ra quyết định điều hành kinh doanh của mình và các quyết định mang tính chiến lược cho cả Tập đoàn. - Mô hình PHC đã làm thay đổi hành vi của nhà quản lý, bởi vì các nhà quản lý trong mỗi bộ phận có thể trở thành Chủ tịch (CEO) của một công ty con độc lập. - Đối với nền kinh tế tăng trưởng và có thị trường vốn phát triển mạnh đòi hỏi việc quản trị Tập đoàn và các công ty thành viên cần được quan tâm đúng mức. Hiệu quả hoạt động về vốn được xác định thông qua tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE – Return on Equity). Vì vậy, PHC hình thành là một giải pháp hữu hiệu nhằm đánh giá hiệu quả của đầu tư vốn và năng lực quản trị của Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 23 - Công ty nắm vốn chủ động lựa chọn lĩnh vực kinh doanh và quyết định khả năng tham gia đầu tư. Tại các văn phòng điều hành TĐKT theo cấu trúc Holding, các chuyên gia về lĩnh vực đầu tư, quản lý vốn đầu tư kinh doanh có điều kiện tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Khi đó, các công ty nắm vốn trở nên dễ dàng và thuận lợi trong việc đưa ra quyết định tham gia hay không tham gia vào hoạt động kinh doanh, xây dựng các danh mục đầu tư kinh doanh mới. - Công ty nắm vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mà công ty đã đầu tư vào công ty con. Qua đây cho thấy, đây là hình thức phân tán rủi ro cho các công ty con. Thực tế cho thấy công ty mẹ trong các TĐKT thường đứng ra bảo lãnh các khoản nợ và các hoạt động trong nội bộ Tập đoàn với mục đích tạo ra sự gắn kết chặt chẽ nên công ty mẹ vẫn nhận một phần rủi ro của các công ty con trong TĐKT. - Tự do lưu chuyển tiền tệ giữa công ty nắm vốn và các Công ty thành viên trong Tập đoàn. Song mức độ tự do lưu chuyển dòng tiền mặt giữa Công ty nắm vốn và các công ty thành viên còn thấp. Lợi nhuận sau thuế mà các công ty đạt được trong quá trình kinh doanh chính là lợi tức của công ty mẹ. Ví dụ, một công ty con X có thể đầu tư vào công ty con Y hoặc công ty con Y vay vốn của công ty con X. Trường hợp này cho thấy công ty mẹ trong Tập đoàn không có một mối quan hệ tài chính trực tiếp nào với công ty con Y. Khi đó quyền kiểm soát sẽ mất khi chấp nhận cơ cấu công ty nắm vốn. - Quyền tự quyết của các công ty thành viên trong TĐKT. Ngoài việc Tập đoàn khống chế cổ phần, chức năng hoạt động của loại hình công ty mới ra đời là quá trình thực thi các quy định có liên quan đến các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh đã ký kết giữa các công ty thành viên trong Tập đoàn như: giá cả, sản lượng. Mặt khác, các công ty còn có quyền quyết định đến quy mô và khả năng đầu tư vốn của mình. Điều đó giúp các công ty thành viên thuận lợi trong việc mua bán sản phẩm, dịch vụ,... Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 24 (3) Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc hỗn hợp (hình 1.3): Hình 1.3 Mô hình Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc hỗn hợp HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban chức năng X Các công ty sản xuất kinh doanh Ban chức năng Y Các công ty bán hàng Ban chức năng Z Các công ty tài chính Các công ty khối kỹ thuật Mô hình này phù hợp với những TĐKT có quy mô lớn. Mô hình này đòi hỏi vừa phân quyền vừa tập trung nhưng về tổng thể phải đạt hiệu quả như mong muốn. Mô hình này là sự kết hợp giữa mô hình cấu trúc nhất thể với mô hình cấu trúc holding. Tính chất tập trung của mô hình TĐKT theo cấu trúc hỗn hợp dựa trên cơ chế kiểm soát tập trung của cơ quan văn phòng Tập đoàn đối với 3 vấn đề sau: Thứ nhất: Đưa ra những quyết định mang tính chiến lược của TĐKT Thứ hai: Quyết định những chính sách chung, điều hành các giao dịch bên trong Tập đoàn Thứ 3: Có quyền tuyển chọn, bổ nhiệm, đánh giá, giám sát, miễn nhiệm các cán bộ cấp cao của Tập đoàn. Việc phân bổ nguồn vốn và điều hành các giao dịch nội bộ của văn phòng Tập đoàn ngoài việc căn cứ vào các hoạt động tài chính của các công ty thành viên nó còn tạo sự gắn kết các hoạt động trên với việc thực hiện chiến lược kinh doanh và tối đa hóa hiệu quả hoạt động của toàn Tập đoàn. Bên cạnh đó, văn phòng Tập đoàn và những lĩnh vực hoạt động cụ thể đều được quản lý tập trung theo mô hình dạng cấu trúc hỗn hợp. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 25 Về tính chất phân quyền: Các công ty con trong Tập đoàn được phân quyền khá rộng rãi khi thực hiện các quyết định đầu tư, tham gia các hoạt động kinh doanh, quyền tự chủ trong kinh doanh và tự chủ về mặt tài chính. Hoạt động của các công ty thành viên chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát trực tiếp của các ban chức năng như ban tài chính, ban dự án, ban nhân sự, ...v.v. Về cơ cấu tổ chức mô hình TĐKT theo cấu trúc hỗn hợp: Cơ cấu tổ chức của TĐKT theo mô hình này gồm 03 cấp quan hệ: Cấp 1: Là cơ quan đầu não của Tập đoàn, nó bao gồm HĐQT, cơ quan điều hành Tập đoàn. HĐQT và cơ quan điều hành là cơ quan ra quyết định tối cao trong Tập đoàn, chịu trách nhiệm xây dựng và thông qua các chiến lược phát triển, điều phối các giao dịch trong nội bộ Tập đoàn. Cấp 2: Các ban chức năng của Tập đoàn như: Ban nhân sự, Ban tài chính, Ban kế hoạch, Ban kiểm toán, Ban pháp chế,v.v. Các ban chức năng có nhiệm vụ giúp HĐQT xây dựng chiến lược kinh doanh, điều hành các giao dịch trong nội bộ Tập đoàn và giám sát các công ty con trong Tập đoàn. Nhiệm vụ của các ban chức năng là đảm bảo sự ổn định trong Tập đoàn, giúp lãnh đạo Tập đoàn đưa ra những quyết định khoa học, hợp lý nhằm giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra. Về mặt pháp lý: Văn phòng chính (HĐQT) và các ban chức năng của Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân nhưng hợp thành bộ máy tổ chức, quản lý Tập đoàn và được đặt tại công ty mẹ. Cấp 3: Các công ty con độc lập trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình dựa trên chiến lược kinh doanh chung của toàn Tập đoàn. Thực tế cho thấy, đa số các công ty con cũng tổ chức theo cơ cấu dạng hỗn hợp. Nhằm đảm bảo tối ưu hóa mọi hoạt động của toàn Tập đoàn các nhà quản lý cấp cao của Tập đoàn tập trung vào những quyết định mang tính chiến lược, dài hạn và quan trọng của Tập đoàn, còn các quyết định điều hành kinh doanh được phân cho cấp dưới thực hiện. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 26 Mô hình TĐKT theo cấu trúc hỗn hợp thể hiện sự tối ưu hóa toàn bộ hoạt động của Tập đoàn và các công ty thành viên thông qua việc huy động các nguồn vốn lớn hơn nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả và điều hành các giao dịch bên trong Tập đoàn. Đặc biệt là việc thực hiện các giao dịch trong nội bộ và xác định giá chuyển nhượng trong Tập đoàn nhằm tối đa hóa giá trị của toàn Tập đoàn. Mô hình này được áp dụng ở nhiều TĐKT, trong đó chức năng nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển Tập đoàn và chức năng điều hành các giao dịch nội bộ của văn phòng chính thể hiện ưu thế vượt trội. Các chức năng trên tác động đến quá trình phân bổ các nguồn vốn, làm thay đổi cơ cấu của thị trường. Vì vậy, nó còn được coi là bàn tay hữu hình thứ hai sau bàn tay hữu hình thứ nhất là Chính phủ. Mặt khác, Văn phòng chính còn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và giám sát một cách có hệ thống kết quả hoạt động của các phòng ban chuyên môn; việc tuyển dụng, sa thải các cán bộ quản lý cấp cao của các phòng ban trên. Căn cứ vào tình hình thực tế của Tập đoàn, HĐQT sẽ đưa ra quyết định là có hay không tham gia vào một thị trường mới có nhiều tiềm năng hay một thị trường không có tiềm năng. (4) Mô hình Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc sở hữu: - Mô hình Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc sở hữu giản đơn (hình 1.4) Hình 1.4 Mô hình Tập đoàn kinh tế theo cấu trúc sở hữu giản đơn CÔNG TY MẸ (Công ty cấp 1) Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 3 Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 3 Công ty con cấp 3 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Công ty con cấp 3 27 Theo mô hình này, công ty mẹ chi phối công ty con cấp 2 (công ty con). Công ty cấp 2 tiếp tục đầu tư, chi phối công ty con cấp 3 (công ty cháu), v.v... Cơ cấu đầu tư vốn theo kiểu đơn giản. Công ty cấp trên trực tiếp chi phối về tài chính thông qua việc nắm giữ cổ phần, vốn góp công ty cấp dưới. Trong thực tế ít tồn tại kiểu cấu trúc này. - Mô hình Tập đoàn kinh tế bao gồm các Công ty thành viên đồng cấp đầu tư và kiểm soát lẫn nhau (hình 1.5) Hình 1.5: Mô hình Tập đoàn công ty thành viên đồng cấp đầu tư và kiểm soát CÔNG TY MẸ (Công ty cấp 1) Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 3 Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 3 Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 3 Công ty con cấp 3 Theo mô hình này, các công ty thành viên trong Tập đoàn có sự đầu tư, chi phối lẫn nhau. Việc hình thành một công ty mới trong Tập đoàn không bị các công ty, các nhà đầu tư bên ngoài Tập đoàn kiểm soát hay thôn tính. Nếu các công ty con, cháu đủ mạnh về vốn sẽ thuận lợi trong việc tăng cường mối liên kết tài chính chặt chẽ trong Tập đoàn. Các Tập đoàn Sam Sung, LG, Mitsubishi, Sumitomo, General Motors áp dụng mô hình này. Qua một số mô hình cấu trúc TĐKT trình bày ở trên cho thấy, để hình thành một TĐKT cần căn cứ vào mục đích kinh doanh, khu vực hoạt động, những điểm lợi và bất lợi; căn cứ vào tình hình tài chính, giá trị thương hiệu,... . và phải phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của bản thân Tập đoàn đó. [10,tr 26,38] 1.2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.2.1 Khái niệm về cơ chế quản lý tài chính của tập đoàn kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, phần lớn các TĐKT được hình thành và phát triển ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, ở đó có thị trường tài chính (TTTC) và các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 28 công cụ tài chính rất đa dạng và phong phú. Để kiểm soát được hoạt động tài chính của TĐKT đòi hỏi Tập đoàn phải xây dựng cho mình một cơ chế quản lý tài chính phù hợp với điều kiện thực tế của mình trong từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, các TĐKT cần phải thường xuyên điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của mình nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính của Tập đoàn trong thực tiễn. Thuật ngữ "cơ chế" là chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây. Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". Còn Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 2000) giảng nghĩa cơ chế là "cách thức theo đó một quá trình thực hiện". Trong lĩnh vực quản lý, cơ chế quản lý được hiểu là cách thức liên kết, phối hợp, tương tác giữa các yếu tố, bộ phận cấu thành của hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động, vận hành hiệu quả. Trong lĩnh vực kinh tế, thuật ngữ "cơ chế quản lý kinh tế" được sử dụng rộng rãi từ khoảng cuối những năm 1970, khi Việt Nam bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và đổi mới quản lý nền kinh tế. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì cơ chế kinh tế bao gồm: “Những chính sách và phương pháp quản lý, những hình thức cụ thể của quan hệ sản xuất như hệ thống kế hoạch, hệ thống đòn bẩy kinh tế (hạch toán kinh tế, giá cả, lợi nhuận, tiền lương, tín dụng…) và những hình thức cụ thể về tổ chức (hệ thống sản xuất, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý...” (Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXBST, Hà nội, 1995, trang 612). Với cách hiểu cơ chế quản lý kinh tế như đã nêu ở trên, có thể định nghĩa: Cơ chế quản lý kinh tế là tổng hợp các chính sách, công cụ và biện pháp quản lý và cách thức sử dụng chúng để định hướng và chi phối các hoạt động của một hệ thống kinh tế nhất định nhằm đạt được những mục tiêu chung trong hoạt động của hệ thống đó. Cơ chế tài chính gắn với các hoạt động tài chính của Tập đoàn kinh tế được gọi là cơ chế tài chính của Tập đoàn kinh tế. Từ những quan niệm trên về cơ chế quản lý kinh tế có thể rút ra khái niệm: Cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT là hệ thống các hình thức, phương pháp và công cụ tài chính được sử dụng để quản lý các hoạt động tài Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 29 chính của TĐKT trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của Tập đoàn kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Hoạt động tài chính của TĐKT rất rộng, nó bao gồm các hoạt động kinh tế và các mối quan hệ kinh tế. Thông qua sự vận động của quỹ tiền tệ các mối quan hệ kinh tế được biểu hiện thành các quan hệ tài chính; các quan hệ này được biểu hiện dưới hình thái giá trị và nảy sinh trong quá trình phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình kinh doanh của toàn Tập đoàn. Sự khác biệt cơ bản trong cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn kinh tế với cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp độc lập chính là ở các mối quan hệ tài chính nảy sinh giữa các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, mà tiêu biểu là mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với các công ty con, công ty liên kết trong huy động và tạo lập vốn; trong đầu tư sử dụng vốn và trong phân chia kết quả kinh doanh của Tập đoàn. Mặc dù cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT có thay đổi như thế nào trong quá trình phát triển thì nó vẫn có một số đặc trưng cơ bản sau: - Tính mục đích Hoạt động quản lý TĐKT luôn có mục đích cụ thể nên cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn cũng luôn gắn liền với những mục đích đó. Thông thường, mục đích cơ bản của TĐKT là tối đa hóa giá trị của Tập đoàn, tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị lợi ích của cổ đông và các thành viên trong Tập đoàn, từng bước mở rộng quy mô kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Tập đoàn. Vì vậy, mục đích cơ bản của cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT cũng tập trung vào các mục tiêu đó, trên góc độ tài chính tức là doanh thu tăng, chi phí giảm, tăng giá trị tài sản của Tập đoàn, sức mạnh tài chính của doanh thu ngày một tăng và được thể hiện qua việc điều hành, phân phối các dòng tiền tệ trong bản thân TĐKT. - Tính hệ thống Cơ chế quản lý tài chính của TĐKT là tổng thể các chính sách, các phương pháp và các công cụ được thiết lập một cách chặt chẽ, khoa học, hợp lý toàn diện thống Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 30 nhất nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động tài chính của TĐKT. Nếu thiếu tính hệ thống hay được thực hiện một cách riêng biệt, độc lập ngoài việc làm giảm tính hiệu quả, hiệu lực của bản thân những cơ chế, chính sách của Tập đoàn mà còn gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống về cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT. - Tính linh hoạt Tất cả những hoạt động của TĐKT đều chịu tác động và chi phối của những quy luật khắt khe của thị trường. Vì vậy, nó phải luôn được thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh điều kiện kinh doanh cụ thể nhằm đảm bảo tính thích ứng với những thay đổi của các phương pháp và công cụ tài chính, từng bước phát huy tối đa hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính đối với mục đích kinh doanh của TĐKT trong từng giai đoạn nhất định. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn kinh tế làm cho nó phù hợp, hiệu quả hơn với thực tiễn hoạt động của Tập đoàn kinh tế chính là quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn kinh tế. 1.2.2 Nội dung chủ yếu cơ chế quản lý tài chính của tập đoàn kinh tế Phần lớn các Tập đoàn kinh tế trên thế giới đều được hình thành ở các nước có nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động tài chính của các TĐKT đều tập trung trên thị trường tài chính (hoạt động kinh doanh vốn, tiền tệ, ngoại hối …), các hoạt động này dựa trên các công cụ tài chính rất phong phú và đa dạng. Vậy, cơ chế quản lý tài chính của TĐKT cần phải xây dựng các nội dung sao cho phù hợp với quy mô, trình độ và khả năng của Tập đoàn nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Mặt khác, các TĐKT trên thế giới hình thành dưới hình thức đa sở hữu (công ty cổ phần) nó có thể tồn tại dưới hình thức là các công ty tư nhân và Nhà nước. Vậy, cơ chế quản lý tài chính TĐKT là tổng thể các công cụ, chính sách tài chính được hình thành và thực hiện thông qua các giải pháp tài chính dựa trên mối quan hệ biện chứng tạo nên một cơ chế thống nhất giữa các thành viên trong Tập Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 31 đoàn. Nó phản ánh mối quan hệ của chủ sở hữu đối với mọi hoạt động của TĐKT, và mối quan hệ trong nội bộ Tập đoàn với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh và kích thích quá trình tăng trưởng và phát triển SXKD của TĐKT. Từ những vấn đề trên ta có thể thấy cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT được thể hiện một số nội dung cơ bản sau: 1.2.2.1 Cơ chế huy động và tạo lập vốn của tập đoàn kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh của bất kỳ chủ thể kinh tế nào đều phải có một lượng vốn nhất định, vốn là điều kiện tiên quyết quyết định đến sự thành bại của các chủ thể kinh tế nói chung, Tập đoàn kinh tế nói riêng. Nhu cầu về vốn tại các TĐKT luôn là một vấn đề bức thiết trong việc Tập đoàn muốn mở rộng quy mô SXKD. Mặt khác, việc sử dụng vốn trong các TĐKT còn nhằm mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy, trong công tác quản lý tài chính của các TĐKT, cơ chế tạo lập, huy động vốn giữ một vai trò hết sức quan trọng, tiềm lực và khả năng của Tập đoàn phụ thuộc tổng lượng vốn mà Tập đoàn huy động được thông qua các kênh huy động vốn khác nhau. Một cơ chế tạo lập và huy động vốn trong các TĐKT không khoa học, hợp lý sẽ không đáp ứng được nhu cầu về vốn cho Tập đoàn và các thành viên, điều đó tác động trực tiếp đến chiến lược phát triển, cũng như việc thực hiện các mục tiêu hoạt động của toàn Tập đoàn và với từng thành viên trong tập đoàn. Nguồn hình thành vốn của TĐKT thường được hình thành từ các nguồn cơ bản sau đây: (1) Nếu xét theo phạm vi huy động, vốn của các TĐKT được huy động từ các nguồn sau : Một là: Nguồn vốn huy động trong nước + Vốn chủ sở hữu đóng góp ban đầu khi thành lập TĐKT, nguồn vốn này được hình thành thông qua hình thức góp vốn cổ phần, vốn góp. Nếu TĐKT có nhiều đồng chủ sở hữu thì cổ phần chi phối do cổ đông chi phối nắm giữ. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 32 + Vốn do các tập đoàn tự tích luỹ: Các TĐKT hoàn toàn tự chủ trong việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách vốn hoá một phần lợi nhuận sau thuế thuộc quyền sở hữu của các chủ sở hữu tập đoàn để tái đầu tư. + Vốn huy động trên thị trường tài chính: Các TĐKT tự chủ hoàn toàn trong việc lựa chọn hình thức huy động vốn trên thị trường chứng khoán bằng cách phát hành chứng khoán nếu đủ điều kiện theo quy định của luật pháp. Tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể về chủ quan và khách quan, các TĐKT có thể huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, hoặc phát hành trái phiếu thông qua công ty tài chính của tập đoàn, hoặc Công ty mẹ và Công ty con trực tiếp thực hiện. + Ngoài các nguồn vốn trên, các TĐKT còn có thể mở rộng quy mô, tăng cường sức mạnh của Tập đoàn thông qua việc sáp nhập, hợp nhất các công ty có cùng ngành nghề kinh doanh, cùng sản xuất những sản phẩm theo một quy trình công nghệ tương đối giống nhau, trên cơ sở tự nguyện để tạo nên một TĐKT có quy mô lớn với tiềm lực kinh tế mạnh hơn trước, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của TĐKT trong nền kinh tế. Hai là: Tạo lập và huy động vốn từ nguồn vốn ngoài nước. Các TĐKT có thể thu hút vốn đầu tư thông qua các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, gọi vốn liên doanh liên kết hay phát hành cổ phiếu, trái phiếu thông qua thị trường tài chính quốc tế hoặc vốn vay nước ngoài. Việc huy động vốn từ bên ngoài của các TĐKT thông qua thị trường tài chính quốc tế dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp tự huy động nhờ sức hấp dẫn về quy mô nguồn vốn chủ sở hữu của Tập đoàn. (2) Nếu xét theo quan hệ sở hữu vốn, nguồn vốn của tập đoàn bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nợ (các khoản nợ phải trả). + Nguồn vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc quyền sở hữu của TĐKT; nó được hình thành trong quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn và thường xuyên được bổ sung trong quá trình kinh doanh. Nguồn vốn CSH thường bao gồm số vốn góp của các CSH và nguồn vốn TĐKT tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế hàng năm. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 33 Trong các TĐKT, nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ sự đóng góp của các nhà đầu tư thông qua hình thức góp vốn bằng tiền, hiện vật hay bằng bản quyền sở hữu công nghiệp. Tuỳ theo sự thoả thuận giữa các nhà đầu tư và hình thức pháp lý tổ chức của CTM và các doanh nghiệp thành viên. Trong TĐKT, quy mô và tỷ lệ vốn góp của CTM vào các CTC, hoặc CTC góp vốn tạo lập ra công ty cháu sẽ quyết định vị thế của CTM trong Tập đoàn kinh tế trên cơ sở nắm giữ cổ phần đa số, hay cổ phần chi phối, chủ sở hữu dùng một phần vốn của mình để đầu tư trực tiếp hay góp cổ phần chi phối hoạt động và quyết định mức sở hữu của chủ sở hữu đối với bản thân TĐKT. Ngoài ra, hàng năm các Tập đoàn kinh tế còn dành một phần lợi nhuận sau thuế của mình để tăng thêm vốn chủ sở hữu phục vụ quá trình SXKD và mở rộng quy mô kinh doanh của Tập đoàn kinh tế. + Các khoản nợ phải trả của TĐKT (nguồn vốn nợ): ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, các TĐKT còn sử dụng các khoản nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn vốn từ bên ngoài thông qua việc huy động vốn vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng, vay từ việc phát hành trái phiếu, các khoản vốn chiếm dụng, bao gồm: - Nợ ngắn hạn: Đây là những khoản vay và vốn chiếm dụng của Tập đoàn có thời hạn dưới một năm. Khoản vốn này thường dùng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, các khoản tạm ứng, hay bù đắp những khoản thiếu hụt tạm thời phát sinh trong quá trình kinh doanh của Tập đoàn. Trong một số trường hợp đặc biệt, các NHTM cũng có thể cho các TĐKT vay để tài trợ cho các khoản đầu tư TSNH, những khoản vay đó phụ thuộc vào sự thế chấp và uy tín của Tập đoàn đối với các NHTM. Mặt khác, huy động vốn ngắn hạn trong các TĐKT còn có thể thực hiện được thông qua bán các chứng khoán ngắn hạn, bán nợ, thế chấp các khoản phải thu, … TĐKT còn có thể sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại (tín dụng nhà cung cấp) là hình thức mua bán chịu giữa TĐKT với các tổ chức kinh tế khác. Thực chất, đây là việc TĐKT chiếm dụng vốn của các đối tác kinh doanh để phục vụ quá trình SXKD của mình. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 34 - Nợ dài hạn: là các khoản nợ có thời gian trên một năm mà Tập đoàn kinh tế có thể huy động thông qua việc vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng, các công ty tài chính,… bằng một hợp đồng tín dụng và Tập đoàn có trách nhiệm hoàn trả các khoản vốn vay theo thỏa thuận. Thông thường, các khoản vay trong hợp đồng thường được trả những khoản tiền bằng nhau theo thỏa thuận trong hợp đồng. Đây là hình thức trả dần các khoản tiền vay của Tập đoàn trong suốt thời gian diễn ra hoạt động giao dịch bao gồm cả gốc và lãi. Đối với các Tập đoàn kinh tế cơ chế tạo lập, huy động vốn của TĐKT thể hiện tập trung qua việc phân cấp trách nhiệm và quyền hạn trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn, ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn chung của tập đoàn và của từng công ty thành viên. Cụ thể là: + Việc huy động tăng vốn dài hạn để thực hiện các dự án phát triển, các chiến lược kinh doanh dài hạn của tập đoàn sẽ do công ty mẹ hoặc công ty tài chính của Tập đoàn đứng ra chủ trì. + Quyết định huy động vốn dài hạn (quy mô, phương thức, thời hạn,..) để thực hiện những dự án đầu tư và kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng công ty thành viên sẽ do Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của các công ty này quyết định theo quy định cụ thể trong Điều lệ của các công ty nhưng về nguyên tắc phải tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn và không được làm thay đổi tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ trong các công ty con. Người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ vào các công ty con sẽ thực hiện quyền sở hữu của công ty mẹ trong việc tham gia ý kiến khi thông qua các quyết định này. + Công ty mẹ thực hiện việc bảo lãnh, thế chấp và tín chấp cho công ty con vay vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. + Trường hợp công ty mẹ huy động vốn để thay đổi sở hữu phải được sự đồng ý của các chủ sở hữu và phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 35 + Việc huy động các nguồn vốn ngắn hạn hoàn toàn do Ban Giám đốc các đơn vị thành viên của tập đoàn tự quyết định. + Tập đoàn có thể huy động các nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời của các công ty thành viên để sử dụng cho các hoạt động chung của tập đoàn, hoặc sử dụng cho các thành viên khác trong tập đoàn thông qua công ty tài chính của tập đoàn theo nguyên tắc có hoàn trả và đảm bảo lợi ích của các bên. + Công ty mẹ quản lý quỹ dự trữ, dự phòng tài chính, và các quỹ chung khác của tập đoàn để sử dụng cho các mục tiêu chung của tập đoàn theo quy định. Tóm lại, vấn đề cốt lõi của cơ chế tạo lập, huy động vốn của TĐKT là một mặt phát huy quyền của công ty mẹ trong việc huy động vốn thực hiện chiến lược phát triển của tập đoàn; vừa phát huy quyền tự chủ tài chính của các công ty thành viên trong việc tạo lập huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của mỗi công ty, đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi thành viên và toàn Tập đoàn. Để đạt được mục tiêu trên, mỗi TĐKT cần xây dựng cho mình chiến lược và chính sách thu hút vốn của Tập đoàn phù hợp, đa dạng hoá các kênh và hình thức huy động vốn khác nhau, huy động tối đa các nguồn vốn huy động nội bộ Tập đoàn. 1.2.2.2 Cơ chế đầu tư (hay quản lý, sử dụng) vốn của tập đoàn kinh tế Trong Tập đoàn kinh tế, cơ chế đầu tư vốn (hay còn gọi là cơ chế quản lý sử dụng vốn) là nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó phản ánh tập trung kết quả của quan hệ liên kết trong đầu tư giữa công ty mẹ với các thành viên trong tập đoàn, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển về chiều rộng và chiều sâu, cũng như có tính chất quyết định tới khả năng thực hiện các mục tiêu hoạt động của tập đoàn. Nội dung chủ yếu của cơ chế đầu tư vốn trong Tập đoàn kinh tế phải giải quyết được các vấn đề: Tập đoàn nên tập trung đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nào để làm tăng sức mạnh của toàn tập đoàn? Quy mô vốn đầu tư vào lĩnh vực mà Tập đoàn quan tâm là bao nhiêu? Nguồn vốn đầu tư Tập đoàn lấy từ nguồn nào? Hiệu quả do hoạt động đầu tư mang lại cho các thành viên và toàn Tập đoàn ? Vấn đề phân cấp Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 36 quyền hạn và trách nhiệm giữa công ty mẹ với các công ty con và các thành viên khác của Tập đoàn trong hoạt động đầu tư. Công ty mẹ là hạt nhân và đầu mối thực hiện các hoạt động chung của toàn tập đoàn; vì vậy, cũng trực tiếp định hướng và tổ chức thực hiện chiến lược đầu tư của tập đoàn thông qua việc tập trung các nguồn lực đầu tư hình thành nhóm công ty có quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, cần phát triển để tăng thêm sức mạnh cho tập đoàn, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Hội đồng quản trị của công ty mẹ thay mặt Tập đoàn giữ vai trò chủ đạo trong việc hoạch định và quyết định chính sách, những giải pháp tối ưu trong việc sử dụng vốn, tài sản của Tập đoàn, quyết định việc đầu tư thêm vốn vào một công ty cụ thể, cũng như quyết định việc dịch chuyển vốn và tài sản giữa các thành viên trong Tập đoàn với nhau. Các công ty thành viên của tập đoàn với tư cách là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân sẽ tự quyết định quy mô đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, thời hạn đầu tư, phạm vi đầu tư,v.v. của công ty mình phù hợp với định hướng chiến lược đầu tư của Tập đoàn, có tính đến mức độ rủi ro và hiệu quả của sự đầu tư. Công ty mẹ thông qua cơ chế người đại diện phần vốn của mình tại các công ty con sẽ đóng vai trò chi phối các quyết định đầu tư của các công ty thành viên phù hợp với chiến lược đầu tư của công ty mẹ. Căn cứ vào quy mô của TĐKT, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, thời gian và khả năng tác động đến mức độ sinh lời của TĐKT và các đơn vị thành viên để xác định quy mô đầu tư vốn phù hợp. Các chính sách tài chính được TĐKT xây dựng khoa học, hợp lý trong việc thúc đẩy hay hạn chế hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trên từng lĩnh vực kinh doanh, từng khu vực, từng giai đoạn cụ thể hay từng địa điểm nào đó. Thông thường nó mang ý nghĩa cốt lõi và chiến lược lâu dài của TĐKT. Đối với các dự án đầu tư tại TĐKT; ngoài việc đánh giá hiệu quả của dự án thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu mức doanh lợi, khả năng rủi ro có thể gặp phải, khả năng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 37 huy động vốn đầu tư của các dự án hay của các công ty thành viên trong Tập đoàn. Mặt khác, nó còn đánh giá những tác động của nó đến giá trị của Tập đoàn, tỷ lệ phân chia cổ tức hiện tại và tương lai thì nó còn được đánh giá xem có phù hợp với chiến lược phát triển của TĐKT hay không? Những vùng, miền mà TĐKT đầu tư vốn vào kinh doanh có phù hợp với chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh và chiến lược mở rộng thị trường của Tập đoàn hay không? Cùng với chính sách kinh tế vĩ mô của lĩnh vực đó tác động như thế nào đến các lĩnh vực kinh doanh tại Tập đoàn. Vì vậy, trong từng trường hợp cụ thể như tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước, các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia có ảnh hưởng rất lớn tới chiến lược kinh doanh của các TĐKT. Tuỳ theo tính chất sở hữu của tập đoàn thì tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của Tập đoàn cũng không giống nhau. Nhìn chung, với các Tập đoàn kinh tế tư nhân thì tiêu chuẩn chủ yếu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư phải là hiệu quả về tài chính, được biểu hiện qua các chỉ tiêu như NPV, IRR, PI, PP hoặc DPP,v.v. Tuy nhiên, đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước thì bên cạnh hiệu quả kinh tế -tài chính, vấn đề hiệu quả xã hội của các dự án cũng luôn được coi trọng, đôi khi là rất quan trọng, bởi nguồn vốn đầu tư vào các dự án của Tập đoàn kinh tế nhà nước là nguồn vốn NSNN cấp, là tiền thuế do người dân đóng góp. Vì vậy, người dân có đòi hỏi phải mang lại cho họ những gì: giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước,v.v. 1.2.2.3 Cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận của tập đoàn kinh tế Trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế nói chung, Tập đoàn kinh tế nói riêng thì lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính quan trọng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn kinh tế. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu thực hiện trong kỳ và tổng chi phí mà Tập đoàn đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Từ khái niệm trên cho thấy, hình thành cơ chế quản lý lợi nhuận tại Tập đoàn kinh tế là nhiệm vụ quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của Tập đoàn. Để đạt được mục tiêu trên, các TĐKT cần phải xây dựng cho mình một cơ chế quản lý lợi nhuận cho phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 38 Vì vậy, hình thành cơ chế phân chia lợi nhuận tại Tập đoàn là một tất yếu khách quan. Thông thường cơ chế quản lý lợi nhuận của các TĐKT thường được quản lý theo một số hình thức sau: Hình thức 1: Cơ chế quản lý lợi nhuận tại TĐKT theo hình thức phân tán Theo hình thức này, lợi nhuận của TĐKT được quản lý theo khả năng của từng thành viên trong Tập đoàn, mô hình này thường được áp dụng cho những TĐKT có mối liên kết lỏng lẻo và là những Tập đoàn kinh doanh đa ngành, song những sản phẩm mà Tập đoàn sản xuất ra ít có tác động lẫn nhau. Vì vậy, các TĐKT hoạt động theo hình thức này chỉ đóng vai trò là người điều tiết chung về nguồn vốn trong Tập đoàn thông qua thị trường tài chính hay thực hiện các mục tiêu phát triển mang tính chiến lược của các TĐKT. Hình thức 2: Cơ chế quản lý lợi nhuận tại TĐKT theo hình thức tập trung Trong chiến lược phát triển của mình, các TĐKT đã không ngừng xây dựng cho mình một cơ chế quản lý lợi nhuận mà Tập đoàn có được sau một chu kỳ kinh doanh. Việc quản lý lợi nhuận được thực hiện thông qua cơ chế đó có vai trò quan trọng nó tạo tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của Tập đoàn. Một số TĐKT đã sử dụng biện pháp quản lý và hạch toán tập trung lợi nhuận, nghĩa là, TĐKT dùng quyền lực của mình tiến hành tổ chức hạch toán tập trung lợi nhuận cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn sau đó mới thực hiện quá trình phân phối lợi nhuận về các đơn vị thành viên theo tỷ lệ đóng góp của các đơn vị thành viên. Cơ chế quản lý lợi nhuận này thường được áp dụng cho các TĐKT có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, các sản phẩm dịch vụ mà các thành viên trong Tập đoàn sản xuất ra có mối quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau tức là những sản phẩm đầu ra của đơn vị thành viên này có thể là yếu tố đầu vào của đơn vị thành viên khác trong TĐKT và cuối cùng sẽ là những sản phẩm, dịch vụ chung cho toàn bộ Tập đoàn. Sự liên kết giữa các đơn vị thành viên trong Tập đoàn đã phản ánh đầy đủ mối quan hệ chặt chẽ về lợi ích kinh tế vì sự phát triển chung của Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 39 Hình thức 3: Cơ chế quản lý lợi nhuận tại TĐKT theo hình thức hỗn hợp Trong giai đoạn hiện nay, các TĐKT ngày càng cạnh tranh khốc liệt trong việc mở rộng và chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, từng bước hình thành các TĐKT đa quốc gia nhằm nâng cao vị thế của Tập đoàn trên thị trường quốc tế. Để đạt được điều đó, hiện nay đa số các TĐKT đã xây dựng cho mình những cơ chế quản lý lợi nhuận phù hợp với trình độ và khả năng của Tập đoàn trong từng giai đoạn cụ thể. Các Tập đoàn hiện nay đều áp dụng cơ chế quản lý lợi nhuận theo hình thức hỗn hợp, tức là TĐKT vừa quản lý lợi nhuận tập trung vừa phân tán, hình thức quản lý này cho thấy có những thành viên hạch toán độc lập chỉ phụ thuộc một cách tương đối vào sự kiểm soát của Tập đoàn về mối quan hệ lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Mặt khác, có những thành viên trong TĐKT có mối quan hệ chặt chẽ với Tập đoàn và chịu sự kiểm soát của Tập đoàn theo nguyên tắc quản lý và thực hiện việc hạch toán tập trung toàn bộ hay một phần kết quả kinh doanh (lợi nhuận) của mình. Bên cạnh đó những đơn vị thành viên trong TĐKT cũng cần phải xây dựng cho mình biện pháp quản lý và hạch toán phần lợi nhuận còn lại của đơn vị mình và thực hiện việc phân phối kết quả đạt được từ phần lợi nhuận đó. Việc phân chia lợi nhuận trong tập đoàn căn cứ vào mức độ sở hữu về vốn của công ty mẹ và các công ty thành viên. Việc phân chia lợi nhuận do chủ sở hữu quyết định. Đối với các công ty thành viên việc phân phối lợi nhuận cũng tuân thủ căn cứ phân chia theo tỷ lệ góp vốn của các chủ thể tham gia vào công ty (kể cả công ty mẹ cũng là một chủ thể). * Nguyên tắc phân phối lợi nhuận: Để đảm bảo cho việc phân phối lợi nhuận có hiệu quả đảm bảo sự phát triển bền vững của tập đoàn trên cơ sở tính đến lợi ích của các doanh nghiệp thành viên, việc phân phối lợi nhuận của TĐKT phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: - Nguyên tắc lợi nhuận thực hiện: theo đó lợi nhuận được dùng để phân phối phải là lợi nhuận thực tế đã làm ra chứ không dựa vào lợi nhuận kế toán hay lợi nhuận Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 40 dự tính. Điều này để tránh trường hợp gặp phải những rủi ro bất thường trong kinh doanh dẫn đến “thất hứa” hoặc phải lấy vốn để chia lợi nhuận. - Nguyên tắc lợi nhuận ròng: theo đó phần lợi nhuận dùng để chia cho các chủ sở hữu - các nhà đầu tư góp vốn - là phần lợi nhuận còn lại sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với Nhà nước. - Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán: theo đó trước khi nghĩ đến việc phân chia lợi nhuận thì phải chắc chắn đảm bảo duy trì khả năng thanh toán nợ đến hạn của Tập đoàn (CTM và doanh nghiệp thành viên). Điều này đòi hỏi nhà quản trị tài chính phải cân đối được dòng tiền vào và dòng tiền ra để duy trì sự lành mạnh về tài chính - đảm bảo khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính (nợ phải trả) đến hạn. - Nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể: như chủ nợ, chủ sở hữu, các đơn vị thành viên, Nhà nước, người lao động… để hạn chế sự xung đột, góp phần tạo động lực cho sự phát triển ổn định và lâu dài. - Nguyên tắc hài hòa lợi ích trước mắt và lâu dài của tập đoàn: việc phân phối lợi nhuận của TĐKT vừa phải tính đến sự phát triển chung của tập đoàn trong tương lai, vừa phải coi trọng lợi ích của các đơn vị thành viên. Điều này đòi hỏi phải dành ra phần lợi nhuận thích đáng cho việc thực hiện các dự án đầu tư của tập đoàn đã được phê duyệt, các chiến lược kinh doanh dài hạn đã vạch ra cho tập đoàn. *Về mô hình phân phối lợi nhuận trong các TĐKT Nhìn chung lợi nhuận thực hiện hay lợi nhuận trước thuế của tập đoàn được phân phối theo hướng chủ yếu như sau: Lợi nhuận của các đơn vị trong tập đoàn sau khi thực hiện bù đắp phần bị lỗ của năm trước (nếu có) theo quy định của luật thuế TNDN, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối như sau: - TĐKT hoặc đơn vị trực thuộc quyết định mức lãi chia cho các thành viên góp vốn trên cơ sở tỷ lệ cổ tức do Hội đồng thành viên (hoặc HĐQT của các đơn vị thành viên) quyết định. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 41 - Bù đắp phần bị lỗ của năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế - Lập quỹ dự phòng để tạo nguồn tài chính chủ động bù đắp những tổn thất, hoặc những biến động bất thường có thể xảy ra trong tương lai gây ảnh hưởng đến hoạt động của tập đoàn. - Lập quỹ đầu tư phát triển để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư mở rộng trong tương lai. - Đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng khác của chủ sở hữu như trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành, chia lãi, chia cổ tức cho các cổ đông góp vốn. Tóm lại, trong TĐKT phân phối lợi nhuận hợp lý, khoa học đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó tác động đến sự tồn tại và phát triển của Tập đoàn trong tương lai. Vì vậy, việc phân chia lợi nhuận và các khoản thu nhập khác cần phải thận trọng và mang tính chiến lược của Tập đoàn. Tỷ lệ phân chia cổ tức được thực hiện dựa trên từng ngành, từng lĩnh vực song phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa bàn cụ thể và phải so sánh với các TĐKT khác có sản xuất kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực trên cùng địa bàn, song phải tính đến những nhân tố tác động đến sự phát triển của Tập đoàn theo từng giai đoạn cụ thể. Với mục tiêu cơ bản là tăng tính hấp dẫn của các nhà đầu tư vào Tập đoàn, từng bước đảm bảo khả năng tích lũy để tái đầu tư và sự phát triển bền vững của TĐKT. 1.2.2.4 Cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính của Tập đoàn kinh tế Để hoạt động tài chính của các doanh nghiệp thành viên và của toàn TĐKT phục vụ tốt việc thực hiện các chiến lược kinh doanh của tập đoàn cần nói chung, chiến lược tài chính của tập đoàn nói riêng cần thiết phải xác lập cơ chế kiểm tra, giám sát về tài chính trong tập đoàn. Kiểm tra, giám sát tài chính (sau đây gọi chung là giám sát tài chính - GSTC) là một chức năng cơ bản trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp và TĐKT. Theo nghĩa chung nhất, giám sát tài chính là hoạt động theo dõi, kiểm tra của chủ thể quản lý Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 42 đối với khách thể quản lý nhằm đưa các hoạt động của khách thể quản lý theo đúng các mục tiêu mà chủ thể quản lý đã lựa chọn. Mục tiêu của giám sát tài chính là nhằm phát hiện, ngăn ngừa, điều chỉnh hoặc xử lý các hoạt động thực tế của khách thể quản lý, đảm bảo cho các mục tiêu của hoạt động quản lý được thực hiện đúng đắn và có hiệu quả. Nội dung cơ bản của cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính là phải xác định rõ chủ thể giám sát tài chính, khách thể giám sát tài chính, phương thức giám sát tài chính, đối tượng giám sát tài chính và mục tiêu giám sát tài chính, làm cơ sở cho việc tổ chức bộ máy giám sát tài chính trong tập đoàn cho phù hợp. - Chủ thể giám sát tài chính : Chủ thể giám sát tài chính của TĐKT là người thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của TĐKT. Đối với TĐKT chủ thể GSTC trước hết là Nhà nước với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước đối với các TĐKT. Thông qua việc phân tích các số liệu của tập đoàn được phản ánh trên các báo cáo tài chính, cơ quan quản lý Nhà nước có thể kiểm soát được tình hình chấp hành các chế độ chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các TĐKT và các đơn vị thành viên. Mặt khác, Nhà nước có thể kiểm soát được mọi hoạt động của TĐKT trong từng giai đoạn cụ thể, cũng như có thể điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các TĐKT nói riêng, và các doanh nghiệp nói chung. Ngoài ra, chủ thể giám sát tài chính TĐKT còn là những người đầu tư, góp vốn hoặc người cho vay với tư cách là những người đồng chủ sở hữu, hoặc chủ nợ của TĐKT. Chủ thể giám sát tài chính cũng có thể là bản thân bộ máy quản lý của CTM, các công ty thành viên và người lao động trong doanh nghiệp với tư cách là người được giao quyền trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản, tiền vốn để kinh doanh và có lợi ích từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tập đoàn. Mối quan hệ về lợi ích từ các góc độ khác nhau của các chủ thể giám sát trên đây thúc đẩy họ quan tâm thực hiện giám sát tài chính đối với hoạt động của Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 43 Kết thúc một chu kỳ kinh doanh, với việc công bố công khai kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên giúp cho các chủ đầu tư, chủ nợ, người lao động,.. trong các TĐKT biết rõ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, thu nhập và những lợi ích khác của TĐKT và các đơn vị thành viên. Mặt khác, nó còn giúp cho ban lãnh đạo Tập đoàn kiểm soát được mọi hoạt động kinh doanh, nguồn vốn, từng bước tạo lòng tin cho người lao động trong Tập đoàn và các nhà đầu tư vào Tập đoàn. - Khách thể giám sát tài chính Khách thể giám sát tài chính là các doanh nghiệp thành viên hay toàn tập đoàn với tư cách là một hệ thống. Như vậy hoạt động giám sát tài chính TĐKT không chỉ diễn ra đối với từng doanh nghiệp thành viên mà còn diễn ra đối với toàn bộ tập đoàn. - Đối tượng giám sát tài chính Đối tượng giám sát tài chính là toàn bộ các hoạt động tài chính diễn ra trong các doanh nghiệp thành viên, cũng như giữa CTM với các CTC, công ty liên kết trong TĐKT. Đối tượng giám sát tài chính trong TĐKT rất đa dạng, có thể xem xét theo từng nội dung của hoạt động tài chính như: giám sát việc đầu tư và sử dụng vốn trong tập đoàn; giám sát việc huy động, tạo lập vốn, luân chuyển vốn kinh doanh giữa các doanh nghiệp; giám sát phân phối kết quả kinh doanh, trích lập và sử dụng các quỹ của CTM và các CTC, công ty liên kết; giám sát cơ cấu tài chính, cơ cấu tài sản và khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp thành viên và TĐKT,v.v. - Phương thức giám sát tài chính Phương thức giám sát tài chính là cách thức thực hiện giám sát tài chính của chủ thể giám sát đối với khách thể giám sát. Việc giám sát tài chính TĐKT có thể thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau như: giám sát trước, trong, sau các hoạt động tài chính; giám sát từ góc độ quản lý Nhà nước, giám sát của chủ sở hữu và tự giám sát của TĐKT; giám sát thường xuyên, giám sát định kỳ, giám sát đột xuất; giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp thông qua báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính; giám sát trọng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 44 điểm hoặc giám sát toàn diện hoạt động tài chính của TĐKT; giám sát tài chính thông qua thực hiện quy chế công khai tài chính trong tập đoàn. - Mục tiêu giám sát tài chính Mục tiêu giám sát tài chính là những kết quả cần đạt được của giám sát tài chính. Tùy theo chủ thể giám sát và đối tượng giám sát tài chính khác nhau mà mục tiêu giám sát tài chính có thể khác nhau. Tuy nhiên, chức năng chung của hoạt động giám sát tài chính đều là nhằm phát hiện, ngăn ngừa, điều chỉnh và xử lý các hành vi của khách thể quản lý sao cho phù hợp với quy chế luật pháp hiện hành và mục tiêu quản lý đã lựa chọn, bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu và đảm bảo an toàn tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn tập đoàn. - Căn cứ giám sát tài chính Căn cứ để kiểm tra, giám sát tài chính trong TĐKT là các số liệu được phản ánh trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp và tập đoàn; các chuẩn mực, hệ số tài chính trung bình của ngành và nền kinh tế; các kết quả đánh giá và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp…Về chế độ kê khai và quyết toán tài chính, CTM và các công ty thành viên của tập đoàn hàng năm phải thực hiện việc kê khai và quyết toán tài chính dựa theo mối quan hệ về tài chính giữa các đơn vị này và báo cáo lên cơ quan quản lý cũng như đại diện chủ sở hữu của tập đoàn. Để nâng cao chất lượng giám sát tài chính TĐKT đòi hỏi phải tăng cường hoàn thiện hệ thống kế toán, thống kê, kiểm toán nội bộ doanh nghiệp và tập đoàn; Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập; Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát tài chính. Hoạt động kế toán, kiểm toán, thống kê của các doanh nghiệp và tập đoàn phải có cơ sở pháp lý rõ ràng, dựa trên các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế với đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp trong thực thi nhiệm vụ giám sát tài chính TĐKT. Các Tập đoàn cần xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quản lý qua đó có thể quản lý, giám sát mọi hoạt động của Tập đoàn, từ đó giúp lãnh đạo Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 45 Tập đoàn có thể điều hành, chỉ đạo và đưa ra những quyết định, những giải pháp điều chỉnh kịp thời để đạt được mục tiêu cao nhất của mình là tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao giá trị của Tập đoàn. Các TĐKT cũng cần xây dựng cho mình một hệ thống các chỉ tiêu, các tiêu chí kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của TĐKT một cách chặt chẽ, đảm bảo giám sát toàn bộ quá trình tạo lập vốn, đầu tư sử dụng vốn, phân chia sử dụng lợi nhuận trong tập đoàn, đảm bảo việc thực hiện các chiến lược kinh doanh và chiến lược tài chính của tập đoàn trong mỗi thời kỳ và giai đoạn . Tuỳ theo mô hình cấu trúc Tập đoàn hay quan hệ sở hữu trong TĐKT thì việc xác lập cơ chế Kiểm tra, giám sát tài chính trong tập đoàn cũng không giống nhau. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp thì chủ sở hữu tập đoàn chính là chủ thể của quá trình kiểm tra, giám sát tài chính trong TĐKT. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính của tập đoàn kinh tế 1.2.3.1 Các nhân tố bên trong Tập đoàn kinh tế Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến cơ chế quản lý của TĐKT thường bao gồm: + Hình thức pháp lý và đặc điểm sở hữu của tập đoàn: Đặc điểm của các TĐKT thường có nhiều hình thức sở hữu khác nhau, đan xen lẫn nhau. Điều này thể hiện các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn có thể được tổ chức dưới các hình thức pháp lý khác nhau như công ty TNHH một hay nhiều thành viên, công ty cổ phần, công ty tư nhân. Đặc điểm cơ cấu sở hữu, hình thức pháp lý càng đa dạng thì các mối quan hệ tài chính trong tập đoàn cũng đa dạng và phức tạp hơn. Cơ chế tài chính của tập đoàn vì thế cũng phải được xây dựng phù hợp với những đặc điểm sở hữu và hình thức pháp lý của Tập đoàn. + Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn: Mỗi Tập đoàn kinh tế thường hoạt động đa ngành song bao giờ cũng có một ngành kinh doanh chính, cốt lõi, thể hiện thế mạnh của Tập đoàn. Những đặc điểm của ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, đặc thù sẽ chi phối mạnh mẽ hoạt động kinh doanh và hoạt Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 46 động tài chính của các doanh nghiệp trong Tập đoàn về quy mô kinh doanh, chu kỳ kinh doanh, tốc độ luân chuyển vốn, đặc điểm của tồn kho dự trữ, sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm, thị trường tiêu thụ... Vì vậy, mỗi Tập đoàn kinh tế cần xây dựng cho mình một cơ chế quản lý tài chính phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh của mình sao cho hoạt động của Tập đoàn thuận lợi, hiệu quả nhất. + Cơ cấu tổ chức, quy mô và phạm vi hoạt động của Tập đoàn: Các TĐKT thường có quy mô lớn, cơ cấu tổ chức nhiều tầng nấc và có thể theo nhiều mô hình khác nhau. Quy mô của Tập đoàn càng lớn, cơ cấu tổ chức càng nhiều đầu mối hoạt động, phạm vi hoạt động của Tập đoàn càng rộng, cả trong nước và quốc tế (các công ty xuyên quốc gia) thì cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn cũng đa dạng, phức tạp hơn. Chính vì thế cơ chế quản lý tài chính Tập đoàn cần được xây dựng phù hợp với các đặc điểm về quy mô, cơ cấu tổ chức, các mối quan hệ hợp tác và liên kết kinh tế giữa các đơn vị thành viên, giữa công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết trong Tập đoàn. 1.2.3.2 Các nhân tố bên ngoài tác động đến cơ chế quản lý tài chính tại các Tập đoàn kinh tế. Các nhân tố bên ngoài là các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh của Tập đoàn. Nghiên cứu, phân tích các nhân tố bên ngoài sẽ giúp cho Tập đoàn kinh tế xác định rõ các cơ hội và thách thức, thuận lợi hay khó khăn trong hoạt động của mình, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Các nhân tố bên ngoài thường gặp bao gồm: Một là: Nhân tố kinh tế Nhân tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và các TĐKT nói riêng. Với các nhân tố kinh tế như là: chính sách kinh tế, tăng trưởng kinh tế, lãi suất, cán cân thanh toán, tỷ lệ thất nghiệp. Sự thay đổi của một trong các nhân tố trên đều ảnh hưởng ít, nhiều đến hoạt động kinh doanh của TĐKT. Hai là: Nhân tố chính trị Các nhân tố chính trị ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 47 TĐKT. Hệ thống chính trị ổn định, hệ thống pháp luật rõ ràng, sẽ tạo được môi trường thuận lợi cho các Tập đoàn kinh tế thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh của mình. Mặt khác các nhân tố trên còn là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các TĐKT tham gia cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước có hiệu quả. Vì vậy, các TĐKT cần phải phân tích các chính sách kinh tế mới của Nhà nước như: Chính sách thuế, luật cạnh tranh, luật lao động, chính sách tín dụng, luật bảo vệ môi trường… Ba là: Văn hóa - xã hội Đây là nhân tố quan trọng góp phần làm nên thành công của các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và các TĐKT nói riêng. Những giá trị về văn hóa - xã hội đã tạo nên nền tảng của xã hội, thông qua sở thích, thái độ mua sắm của người tiêu dùng. Vì vậy, bất kỳ sự thay đổi nào của các giá trị trên đều ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của các TĐKT trong từng giai đoạn cụ thể. Bốn là: Nhân tố tự nhiên Trong giai đoạn hiện nay, nhân tố tự nhiên đã được các TĐKT đặc biệt quan tâm, các nhân tố này như: dân số, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu, khoáng sản, điều kiện thời tiết, môi trường nước và không khí. Các Tập đoàn kinh tế xem đây là nhân tố đầu vào quan trọng để ra quyết định đúng đắn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Những nhân tố này ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các TĐKT. Năm là: Nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ Hiện nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nó đã làm thay đổi diện mạo cả thế giới, đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho các TĐKT trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ giúp Tập đoàn kinh tế có điều kiện trang bị các thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, để từ đó tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới với chất lượng cao hơn, năng suất cao hơn, chi phí thấp hơn đem lại lợi thế cạnh tranh cho các Tập đoàn kinh tế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 48 Sáu là: Đối thủ cạnh tranh của tập đoàn kinh tế Trong kinh doanh việc xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh có một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các Tập đoàn kinh tế. Mặt khác, các Tập đoàn kinh tế phải giành lấy các cơ hội của nhau để giành giật và chiếm lĩnh thị trường, từng bước xây dựng đội ngũ phân tích đối thủ cạnh tranh để hiểu biết về những hành động của các đối thủ cạnh tranh để xây dựng hướng đi riêng cho mình. 1.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.3.1. Kinh nghiệm của một số Tập đoàn kinh tế trên thế giới Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các TĐKT tham gia hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn thế giới, điều đó đòi hỏi lãnh đạo Tập đoàn cần phải xây dựng cho mình bước đi đúng đắn, khoa học với mục tiêu phát triển Tập đoàn. Để đạt được mục tiêu trên, các TĐKT đã xây dựng cho mình một cơ chế quản lý tài chính phù hợp với trình độ và khả năng của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn. Để hình thành cơ chế quản lý tài chính khoa học hợp lý, đòi hỏi phải có đội ngũ lãnh đạo có trình độ về quản lý kinh tế, am hiểu tình hình kinh doanh của Tập đoàn. Vì vậy, tri thức quản lý tài chính trong TĐKT là một tất yếu khách quan trong quá trình đầu tư và kinh doanh của Tập đoàn. Nếu không có kiến thức cơ bản về quản lý tài chính thì lãnh đạo Tập đoàn không thể nhìn nhận một cách chính xác những gì diễn ra trên những dự án đầu tư và những kế hoạch kinh doanh và thực trạng hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Từ vấn đề trên cho thấy, quản lý tài chính trong các TĐKT và các công ty thành viên trong Tập đoàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý Tập đoàn, nó bao gồm; xây dựng kế hoạch SXKD, kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn vốn, thực hiện tốt các dự án SXKD, tập trung theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các kế hoạch tài chính, quản lý tình hình công nợ khách hàng, của các đối tác kinh doanh báo Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 49 cáo lên các cấp lãnh đạo của Tập đoàn. Đây là những công việc rất cần thiết cho quản lý trong việc xác định nguồn tài chính của TĐKT và các công ty thành viên. Sau đây chúng ta có thể xem xét kinh nghiệm của một số Tập đoàn kinh tế trên thế giới về việc xây dựng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn. 1.3.1.1 Tập đoàn dầu khí Petronas – Malaysia Năm 1974 Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas ( Petrolium National Berhal) được thành lập. Petronas là Tập đoàn thuộc quyền quản lý và sở hữu của Nhà nước Malaysia. Quá trình hình thành và phát triển, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas mang lại rất nhiều bài học và kinh nghiệm cho các TĐKT ở Việt Nam trong đó có Tập đoàn Dệt - May Việt Nam * Về cơ cấu quản lý của Tập đoàn dầu khí Petronas Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas – Malaysia được tổ chức theo mô hình Holding Company (công ty Mẹ - công ty Con), là dạng một công ty cổ phần của nhiều dạng công ty khác. Trong đó: Công ty Mẹ (công ty cấp I): quản lý trực tiếp 76 Công ty, trong đó có cổ phần: + Bằng 100% vốn của công ty mẹ gồm 35 công ty + Lớn hơn hoặc bằng 51% vốn của công ty mẹ là 16 công ty. + Nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn của Công ty mẹ là 25 công ty Công ty thành viên của Tập đoàn (công ty cấp II) trực tiếp quản lý 19 Công ty + Bằng 100% vốn của Công ty cấp II là 06 Công ty + Lớn hơn hoặc bằng 51% vốn của Công ty cấp II là 06 Công ty + Nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn của Công ty cấp II là 07 Công ty Công ty thành viên của Công ty thành viên ( Công ty cấp III) quản lý trực tiếp 21 Công ty gồm: + Bằng 100% vốn của Công ty cấp III là 12 Công ty + Lớn hơn hoặc bằng 51% vốn của Công ty cấp III là 05 Công ty + Nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn của Công ty cấp III là 04 Công ty Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 50 Công ty cấp IV trực tiếp quản lý 04 Công ty gồm: + Bằng 100% vốn của Công ty cấp III là 01 Công ty + Lớn hơn hoặc bằng 51% vốn của Công ty cấp III là 0 Công ty + Nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn của Công ty cấp III là 03 Công ty * Về cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn dầu khí Petronas – Malaysia - Cơ chế tạo lập và huy động vốn của Tập đoàn Petronas Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas được Chính phủ Malaysia giao quyền sở hữu quản lý nguồn tài nguyên dầu khí của đất nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Petronas phát triển nhanh chóng và bền vững. Chính phủ Malaysia rất quan tâm đến việc tạo ra cơ chế quản lý tài chính nhằm tạo điều kiện cho Tập đoàn dầu khí Petronas có điều kiện tích tụ tập trung vốn như: chỉ thu thuế trong hoạt động khai thác dầu khí; lãi sau thuế của Tập đoàn dầu khí Petronas được giữ lại toàn bộ để tái đầu tư; Chính phủ chỉ thu thuế 06 tháng/lần bao gồm các loại thuế mà Petronas thay mặt Chính phủ Malaysia thu của các nhà đầu tư nước ngoài. Với tư cách là cổ đông lớn nhất, Chính phủ chỉ thu cổ tức 01 lần/ năm và vào cuối năm, để tạo điều kiện cho Tập đoàn dầu khí Petronas có một khoảng thời gian chiếm dụng vốn tạm thời và không phải trả lãi, chính điều này đã tạo điều kiện cho Petronas giải quyết được khó khăn tạm thời về vốn. Mặt khác, Chính phủ Malaysia có chính sách quản lý ngoại hối rất thông thoáng cho phép Tập đoàn dầu khí Petronas được sử dụng linh hoạt các loại ngoại tệ mạnh. Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn dầu khí Petronas tích tụ, tập trung vốn từ nguồn vốn trong nước. Chính phủ Malaysia rất quan tâm đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí. Để thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chính phủ Malaysia đã thành công trong việc kết hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài với chiến lược phát triển công nghiệp hóa đất nước ở từng thời kỳ. Chính phủ Malaysia đã tạo ra các cơ chế chính sách khuyến khích cởi mở và thông thoáng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, chỉ trong thời gian ngắn Malaysia đã Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 51 tạo điều kiện cho Tập đoàn dầu khí Petronas phát triển mạnh và trở thành Tập đoàn dầu khí lớn có tên tuổi trong khu vực và trên thế giới. Chính phủ Malaysia áp dụng hàng loạt các biện pháp tích cực như ban hành hệ thống luật pháp nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài (luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, luật dầu khí,…), bên cạnh đó, các luật này thường xuyên được tổng kết đánh giá, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với từng thời kỳ lịch sử cụ thể để tạo ra môi trường pháp lý hoàn chỉnh và thông thoáng đảm bảo hoạt động cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hệ thống luật pháp và thuế đối với hoạt động dầu khí luôn được bổ sung sửa đổi theo hướng đơn giản dễ thực hiện, đặc biệt thuế suất được nghiên cứu theo chiều hướng giảm dần. Song song với việc khuyến khích đầu tư nước ngoài, Chính phủ Malaysia cũng quan tâm rất nhiều đến sự phát triển đồng bộ của các công ty trong nước và có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào các hoạt động phân phối, cung cấp các dịch vụ cho hoạt động dầu khí đặc biệt là lĩnh vực phân phối xăng dầu thì phải có sự liên doanh, liên kết với các công ty trong nước, mức tham gia tối thiểu của các công ty trong nước là 30%. Công tác đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho các nhà đầu tư cũng như được ưu tiên và tạo mọi điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, Chính phủ Malaysia còn thiết lập một hệ thống các quy định về quản lý các thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính,… rất thuận tiện và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Malaysia. - Cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Tập đoàn Petronas Mặc dù Petronas là một Tập đoàn có một hệ thống các định chế tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán,… hoạt động rất hiệu quả, hàng năm mang lại cho Petronas một khoản lợi nhuận không nhỏ. Việc quản lý tài chính của Tập đoàn Petronas lại được tập trung ở bộ máy điều hành Tập đoàn tức là Cục tài chính, do vậy tổ chức tài chính của Petronas khá lớn, dưới Tổng Giám đốc phụ trách tài chính là cục tài chính gồm 06 bộ phận liên quan bao gồm: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 52 + Bộ phận tài chính + Bộ phân ngân khố + Bộ phận Kế toán và dịch vụ + Bộ phận đấu thầu và hợp đồng + Bộ phận bảo hiểm và quản lý rủi ro + Bộ phận Quản lý nguồn thông tin về kinh tế tài chính Mục tiêu của cục tài chính + Bảo đảm tỷ lệ hoàn vốn đầu tư đặt ra + Quản lý tỷ giá hối đoái, bảo toàn vốn và tài sản + Bảo đảm vốn cho đầu tư dài hạn và ngắn hạn, đồng thời bảo hiểm các rủi ro trong đầu tư + Xem xét, phân tích các hoạt động của Tập đoàn, đưa các khuyến nghị và yêu cầu đầu tư đúng đắn + Cung cấp các dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác cho các hoạt động trong và ngoài nước của Tập đoàn và các công ty thành viên Nhiệm vụ của Tổ chức tài chính rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Tập đoàn và hiệu quả của các hoạt động kinh doanh đó là: + Xây dựng, phát triển các chính sách, thể thức và hướng dẫn hoạt động tài chính của Tập đoàn + Tổng hợp chiến lược và kế hoạch kinh doanh + Bảo đảm các nguồn tài chính cho các yêu cầu về vốn với các điều kiện huy động vốn với chi phí rẻ nhất, an toàn nhất + Quản lý các khoản nợ, quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và chênh lệch giữa các đồng tiền sử dụng, rủi ro giá cả. + Quản lý buôn bán chứng khoán. Sử dụng nguồn quỹ của Tập đoàn đạt hiệu quả cao nhất Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 53 Ngay từ những năm đầu thành lập, Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas đã xác lập được chiến lược và các chính sách thu hút vốn phù hợp và đã tạo ra nhiều kênh huy động vốn hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của mình như vay trực tiếp từ các ngân hàng trong nước; liên doanh liên kết với các Công ty trong nước; huy động vốn thông qua việc cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tham gia thị trường chứng khoán. Với mục tiêu trở thành Tập đoàn dầu khí đa quốc gia hàng đầu thế giới, Petronas bắt đầu tiến hành mở rộng các hoạt động trên thị trường quốc tế từ những năm 1990. Hiện nay Petronas có hơn 100 công ty trực thuộc và công ty liên doanh trên 35 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là ở Đông Nam Á, Châu Phi, Trung Á, Trung Á, Trung Đông, Úc và Châu Mỹ La Tinh. Hiện nay Petronas đang sở hữu hai nhà máy lọc dầu trong nước là Melaka và Kerth; có đường ống dẫn khí xuyên bán đảo dài 1.700 km; đang quản lý trên 2.000 cây xăng trong và ngoài nước (trong đó có trên 600 cây xăng trong nước Malaysia) và hàng loạt hệ thống các kho đầu nguồn chứa khi hóa lỏng, các nhà máy đóng nạp bình Gas và phân phối tại một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Philippin,… Bên cạnh việc củng cố và duy trì trữ lượng khai thác dầu khí trong nước, Petronas rất chú trọng tới việc triển khai các hoạt động tìm kiếm những nguồn dầu mỏ ở nước ngoài, sẵn sàng hợp tác dưới mọi hình thức như tự đầu tư, mua cổ phần, hợp tác kinh doanh…. Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Petronas được tập trung vào việc củng cố và duy trì trữ lượng dầu khí ở trong nước và đẩy mạnh tìm kiếm những nguồn dầu mỏ từ nước ngoài. Trữ lượng dầu khí hiện nay ở trong nước của Petronas dự kiến còn khoảng 4,5 tỷ thùng dầu và 89.000 tỷ feet khối khí tiêu chuẩn, 4,7 tỷ thùng ở nước ngoài. - Cơ chế phân phối thu nhập của Petronas Trải qua gần 40 năm hình thành và phát triển, đến nay Petronas đã thực sự trở thành Tập đoàn dầu khí đa quốc gia hàng đầu trên thế giới, hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: Thăm dò, khai thác, phân phối chế biến các sản phẩm dầu khí, vận tải biển, sản xuất điện, công nghiệp ô tô, đầu tư bất động sản,… Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 54 Đặc biệt trong cơ chế phân phối thu nhập của Tập đoàn dầu khí Petronas là, với tư cách là cổ đông lớn nhất của Tập đoàn với tỷ lệ cổ phần chiếm trên 90%, Chính phủ Malaysia cho phép Hội đồng quản trị Tập đoàn dầu khí Petronas quyết định tỷ lệ lợi nhuận để lại tái đầu tư và nộp Ngân sách Nhà nước theo nguyên tắc tạo điều kiện tích lũy tối đa cho Petronas. - Cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính trong nội bộ Tập đoàn dầu khí Petronas Tập đoàn Petronas thực hiện việc giám sát hoạt động tài chính bằng hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí được thiết lập một cách chi tiết, đầy đủ và khoa học, điều này được thể hiện rất rõ ở các chỉ tiêu như: Đảm bảo tỷ lệ hoàn vốn đầu tư đặt ra; bảo toàn vốn và tài sản; các rủi ro trong đầu tư. Đặc biệt là việc thông qua hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí, công tác phân tích các hoạt động của của Tập đoàn là vô cùng quan trọng và đưa ra các khuyến nghị, yêu cầu đầu tư đúng đắn. Nhờ việc tổng hợp và phân tích thông tin chính xác, ban lãnh đạo Tập đoàn điều hành chỉ đạo và quyết định những biện pháp kinh doanh kịp thời và hiệu quả. [20, tr 47] 1.3.1.2 Tập đoàn Prance Telecom Cộng hòa Pháp Năm 1987, Cộng hòa Pháp thực hiện mở cửa thị trường viễn thông của mình. Sau khi thực hiện chính sách này, trên thị trường của Pháp có trên 900 công ty với tư cách là nhà cung cấp hoặc nhà khai thác dịch vụ BCVT. Sau ba năm chuẩn bị tháng 3 năm 1991, Tập đoàn France Telecom của Cộng hòa Pháp được thành lập trên cơ sở tách biệt quản lý Nhà nước và kinh doanh về BCVT. France Telecom được tách riêng hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định về BCVT do một tổ chức quản lý thống nhất Associate Regulations Telecom (ART – trực thuộc Hạ viện Pháp) điều tiết. Tổ chức này ban hành các quy định quản lý thống nhất tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, các quy định dựa trên cơ sở luật ban hành trong và các quy định của Liên minh Châu Âu về BCVT. France Telecom là Tập đoàn kinh tế sở hữu chủ yếu là Nhà nước, có nhiều công ty thành viên trực thuộc, phạm vi hoạt động trên toàn bộ lãnh thổ Pháp, kinh doanh tại Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 55 nhiều nước trên thế giới. Tổ chức sản xuất kinh doanh của France Telecom được chia sự quản lý theo các trung tâm vùng (5 vùng). Sau đây là một số nội dung về cơ chế quản lý tài chính của France Telecom: * Cơ chế quản lý vốn của France Telecom France Telecom huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn vốn góp của Chính phủ Pháp với tư cách là một nhà đầu tư chiếm 69%. Năm 1996, France Telecom thực hiện phát hành cổ phiếu, cổ phần hóa một số công ty hoạt động tương đối độc lập trong lĩnh vực thông tin di động, bưu chính, công nghiệp viễn thông và một phần lớn trong khai thác các dịch vụ điện thoại truyền thống. Việc trả cổ tức cho các cổ đông phụ thuộc vào kết quả kinh doanh nhưng thường trích 2/3 lợi nhuận để chia. Bên cạnh đó, France Telecom chú trọng đến phát triển mạng lưới các nhà khai thác dịch vụ để thu hút vốn đầu tư của các công ty thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Chính vì thực hiện đa dạng hóa sở hữu France Telecom đã khai thác được gần 12 tỷ USD cho đầu tư kinh doanh. * Cơ chế quản lý chi phí, doanh thu và lợi nhuận France Telecom thực hiện quản lý chi tiết doanh thu theo vùng và hợp nhất báo cáo doanh thu tại France Telecom. Các trung tâm vùng có thể quyết định mức chi phí đối với từng khoản mục phí dưới sự hướng dẫn của France Telecom. Vì vậy, mức lợi nhuận cũng được xác định cho từng vùng và mỗi vùng lại có các phương án xác định lợi nhuận cho mỗi đơn vị thành viên, nhưng đều tuân theo một nguyên tắc chung đó là việc phân phối lợi nhuận phụ thuộc vào mức độ sở hữu của CSH đối với công ty. * Cơ chế kiểm soát tài chính của Tập đoàn France Telecom Việc kiểm soát tài chính của France Telecom thực hiện chủ yếu thông qua ban kiểm soát tài chính trực thuộc France Telecom. Ban kiểm soát tài chính bao gồm các thành viên tại các trung tâm vùng (thành viên này không thuộc biên chế của trung tâm vùng mà trực thuộc trực tiếp Tập đoàn), các thành viên này có nhiệm vụ thu thập số liệu và phân tích các thông tin kế toán tài chính, thực hiện kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua thu thập các thông tin liên quan, giúp các nhà quản lý đưa ra Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 56 các quyết định đúng đắn. Các trung tâm vùng có nhiệm vụ thực hiện hạch toán riêng biệt để xác định lợi nhuận cho từng vùng. Tuy nhiên, lại có sự phối hợp với France Telecom để hợp nhất báo cáo tài chính cho toàn Tập đoàn. Bên cạnh đó, bộ phận quản lý kế toán tại Paris thực hiện ban hành chế độ tài chính kế toán nội bộ cho toàn Tập đoàn trên cơ sở chế độ quản lý tài chính của Chính phủ Pháp đối với công ty. Thực hiện lập trình các phần mềm kế toán tài chính thống nhất trên toàn quốc một số loại mã hóa (mã hóa khách hàng, mã hóa một số tài sản chuyên biệt,…) để có thể kiểm soát trên toàn quốc. Thông thường bên cạnh bộ phận kế toán tài chính và bộ phận kiểm soát tài chính (số người bằng khoảng ½ của bộ phận kế toán tài chính) thực hiện giám sát liên tục tình hình tài chính và trợ giúp bộ phận kế toán tài chính mỗi khi cần. [31, tr 49] 1.3.1.3 Tập đoàn Gerneral Motors Corpotation Hoa Kỳ (GM) Năm 1916 Tập đoàn GM được thành lập tại Hoa Kỳ. Tập đoàn GM được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa các công ty sản xuất Ô tô. Sau khi thành lập, ngoài việc sản xuất ô tô GM còn tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau trên thị trường nước Mỹ và thế giới, trải dài từ Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á, Châu Âu, Châu Phi các ngành nghề khác như: hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại, hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, đến nay GM là một trong những Tập đoàn kinh doanh hàng đầu thế giới về lĩnh vực ô tô. Hiện nay sản phẩm ô tô của Tập đoàn có mặt trên 200 quốc gia, vùng và lãnh thổ trên thế giới, ngoài ra Tập đoàn còn cung cấp thêm một số lĩnh vực như dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ viễn thông, và các dịch vụ khác…Doanh thu hàng năm của Tập đoàn khoảng 200.000.000.000 USD, giá trị tổng tài sản của Tập đoàn ước đạt khoảng 400.000.000.000 USD với số lượng nhân viên khoảng 400.000 người. Với quy mô như trên cho thấy Tập đoàn GM là một Tập đoàn lớn có uy tín trên thị trường thế giới. * Cơ chế quản lý vốn của Gerneral Motors Corpotation Hoa Kỳ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 57 Trong quá trình hình thành và phát triển, Tập đoàn đã xây dựng cho mình cơ chế quản lý vốn khoa học, hợp lý, từng bước thực hiện chiến lược phát triển của Tập đoàn. Để thực hiện tốt những mục tiêu mà Tập đoàn hướng tới, năm 1919 Tập đoàn GM đã hình thành công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn – GM Acceptant Corproration, mục tiêu thành lập công ty tài chính nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho các thành viên (đại lý) bán hàng của GM. Hiện nay, GM Acceptant Corproration hiện đang tham gia hoạt động trên một số lĩnh vực như: Cung cấp tín dụng cho khách hàng mua ô tô; hoạt động kinh doanh bảo hiểm, cầm cố và tham gia tài trợ cho các hoạt động thương mại. Ngoài những hoạt động trên, GM Acceptant Corproration còn tham gia quá trình điều tiết nguồn vốn phục vụ mọi hoạt động kinh doanh của Tập đoàn, từng bước cải thiện mối quan hệ của GM với thị trường trong nước và quốc tế, tập trung khai thác nguồn lực tài chính từ những thị trường vốn có giá rẻ để tập trung nguồn lực phục vụ cho những dự án đầu tư lớn của GM. Trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh GM thực hiện quá trình điều chuyển nguồn vốn giữa các đơn vị thành viên theo cơ chế của Tập đoàn chứ không sử dụng biện pháp hành chính để điều chuyển, nếu các công ty trong Tập đoàn thừa vốn sẽ được huy động và công ty GM Acceptant Corproration thực hiện theo nguyên tắc cho vay, khi đó các công ty trong tập đoàn thiếu vốn thực hiện vay tín dụng của công ty tài chính GM Acceptant Corproration. Đây là một biện pháp hữu hiệu trong việc thực hiện linh hoạt cơ chế quản lý nguồn vốn của GM được áp dụng khoa học trong từng giai đoạn phù hợp với tình hình thực tiễn của Tập đoàn. Cơ chế quản lý chi phí, doanh thu và lợi nhuận của Gerneral Motors Corpotation Hoa Kỳ Bên cạnh cơ chế quản lý vốn, GM còn xây dựng cho mình một cơ chế quản lý chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Việc kiểm soát nguồn lực tài chính của Tập đoàn được thực hiện rất chặt chẽ, bộ phận tài chính của Tập đoàn đã hình thành các nhóm chuyên gia để quản lý các nhóm ngành kinh doanh của Tập đoàn, các nhóm chuyên gia này Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 58 hàng tháng kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của các công ty thành viên trong Tập đoàn (phần lớn được thực hiện thông qua mạng truyền số liệu trong Tập đoàn). Căn cứ vào các số liệu tài chính được thể hiện qua các báo cáo tài chính do các công ty thành viên cung cấp, các nhóm chuyên gia này tiến hành phân tích tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của các công ty thành viên để có tư vấn cho Chủ tịch Tập đoàn và người quản lý công ty thành viên để họ có thể đưa ra những quyết định điều hành hoạt động SXKD của các công ty thành viên và Tập đoàn một cách khoa học, hợp lý để đạt được mục tiêu mong muốn của Tập đoàn. Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn thường căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính để đánh giá, phân tích nhằm giám sát và đưa ra những giải pháp phát huy những mặt được hay khắc phục những tồn tại để mọi hoạt động của Tập đoàn đạt được mục tiêu đề ra. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các thành viên trong Tập đoàn được thể hiện bằng lợi nhuận đạt được sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Vì vậy, cơ chế phân phối lợi nhuận trong Tập đoàn được thực hiện theo quyết định của Đại hội cổ đông được họp thường niên hàng năm, thông thường là cuối năm tài chính. 1.3.2 Một số kinh nghiệm trong việc hình thành cơ chế quản lý tài chính cho các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam Thành công của các TĐKT trên thế giới trong việc xây dựng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn đã đạt được hiệu quả cao trong quá trình hoạt động SXKD. Những kết quả mà các TĐKT trên thế giới đạt được là những bài học quý báu cho các TĐKT Việt Nam trong việc xây dựng cơ chế quản lý tài chính sao cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi Tập đoàn và được phản ánh trên những nội dung cơ bản sau: Một là: Cơ chế huy động và tạo lập vốn - Các TĐKT cần xây dựng cho mình một cơ chế dựa trên hình thức sở hữu đa thành phần và hình thức sở hữu tư nhân về vốn làm nòng cốt, từng bước giảm dần hình thức đơn sở hữu như hiện nay là Nhà nước là sở hữu 100% vốn trong các TĐKT, để Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 59 tránh tình trạng đồng sở hữu về vốn và đồng sử dụng nguồn vốn đó nhằm hạn chế những khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng nguồn lực vốn trong nội bộ TĐKT một cách linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho TĐKT. - Từng bước xây dựng các trung gian tài chính trong các TĐKT như các Ngân hàng, công ty tài chính, Công ty bảo hiểm,...), nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn, điều hòa vốn của Tập đoàn, giúp cho các TĐKT luôn chủ động về vốn để thực hiện hoạt động đầu tư mở rộng quy mô SXKD của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Từng bước tăng năng lực và khả năng đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho Tập đoàn và các công ty thành viên. Mặt khác, các TĐKT có quy mô mục đích kinh doanh khác nhau, vì vậy cần phải nghiên cứu một cách khoa học và hợp lý nhằm hình thành các trung gian tài chính sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng Tập đoàn, tránh những quyết định mang tính chủ quan để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh đối với các TĐKT. - Đa số các TĐKT khi thành lập vốn của Tập đoàn đều thuộc sở hữu Nhà nước, độc quyền trong kinh doanh; cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, các Tập đoàn kinh tế từng bước được chuyển đổi sang hình thức đa sở hữu và hoạt động dưới hình thức của các công ty cổ phần. Trong quá trình chuyển đổi, tỷ lệ do Nhà nước sở hữu vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể phù hợp với điều kiện của các TĐKT trong từng giai đoạn cụ thể, tuân thủ luật pháp của từng quốc gia và kế hoạch phát triển kinh tế, phù hợp với yêu cầu quản lý và điều hành nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. - Những ngành và lĩnh vực có tác động lớn đến nền kinh tế, hình thành công ty mẹ, trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối và vai trò nòng cốt trong các TĐKT. Khi đó, các TĐKT thực hiện quản lý chung cho toàn bộ Tập đoàn như: xây dựng chiến lược phát triển chung cho toàn Tập đoàn, giữ vai trò chính trong quá trình nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 60 Tập đoàn và các công ty thành viên. Xây dựng quy trình đầu tư vốn vào các công ty thành viên và hoạch định chiến lược kinh doanh cho TĐKT. Trong từng giai đoạn cụ thể, căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, những TĐKT thuộc quyền quản lý của Chính phủ sẽ do Chính phủ quyết định ngành nghề SXKD của công ty mẹ thông qua quyền sở hữu về vốn và chi phối của mình. Ngoài công ty mẹ nắm giữ quyền sở hữu TĐKT, một phần vốn của các công ty thành viên trong Tập đoàn cũng do công ty mẹ sở hữu một phần vốn kinh doanh. Các công ty thành viên tham gia hoạt động SXKD một hoặc nhiều mặt hàng của TĐKT, tham gia tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tại các thị trường trong và ngoài nước. Từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng năng lực sản xuất, sức cạnh tranh của Tập đoàn và các công ty thành viên trên thị trường, không ngừng nâng cao giá trị của các cổ đông của Tập đoàn. Từ kinh nghiệm trên cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa công ty mẹ và công ty con đã tạo nên các TĐKT tham gia SXKD đa ngành, đa lĩnh vực với địa bàn hoạt động rộng lớn từ trong nước và ngoài nước. - Nhận thức rõ vai trò của các Tập đoàn kinh tế đối với nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã và đang tạo điều kiện và môi trường thuận lợi nhất cho các Tập đoàn kinh tế trong quá trình SXKD, từng bước trở thành những tế bào cốt lõi của nền kinh tế. Để các Tập đoàn kinh tế có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đòi hỏi Chính phủ cần đưa ra chính sách phù hợp trong việc cạnh tranh với các Tập đoàn truyền thống. Mặt khác, để các TĐKT hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, chính phủ cần tái cơ cấu lại các TĐKT thuộc sở hữu Nhà nước. Để làm được điều đó Chính phủ cần phải ban hành các quy định rõ ràng, phù hợp với khả năng của các TĐKT trong từng giai đoạn cụ thể như: ban hành những quy định, các quy chế về tài chính cho phép các TĐKT có quyền mua bán, sáp nhập, chia tách các công ty thành viên trong Tập đoàn theo yêu cầu của nền kinh tế và sự điều hành, quản lý của nhà nước. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 61 Hai là: Cơ chế quản lý sử dụng vốn và tài sản của các TĐKT.. Để TĐKT tăng trưởng và phát triển bền vững, các TĐKT cần xây dựng cho mình chiến lược đầu tư, phát triển một cách khoa học, hợp lý và lâu dài tránh phát triển mang tính chất cơ hội, chụp giật mà đi chệch hướng kinh doanh của Tập đoàn. Tránh tình trạng thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh những lĩnh vực mới gây thất thoát, lãng phí về vốn, giảm khả năng tích tụ vốn để phát triển Tập đoàn. Ví dụ, Tập đoàn Dệt May cần chú ý và ưu tiên phát triển sản phẩm dệt may phục vụ trong nước và xuất khẩu là quan trọng nhất, sau đó mới đến một số mặt hàng, lĩnh vực khác mà Tập đoàn có tham gia sản xuất kinh doanh như đầu tư kinh doanh bất động sản. Ba là: Các TĐKT cần xây dựng cho mình một cơ chế phân chia lợi nhuận khoa học, hợp lý Mục tiêu của các TĐKT là tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa lợi ích của cổ đông, tối đa hóa thù lao của nhà quản lý, tối đa hóa giá trị của Tập đoàn kinh tế, các mục tiêu về hành vi, trách nhiệm đối với xã hội. Tối đa hóa lợi nhuận về cơ bản chỉ là mục tiêu cho một giai đoạn, hay nhiều nhất cũng chỉ là mục tiêu cho ngắn hạn để phấn đấu trong vòng một năm. Nó thường được hiểu thành việc tối đa hóa các khoản lợi nhuận trong vòng một khoảng thời gian đặt ra trước. Một TĐKT có thể tối đa hóa các khoản lợi nhuận ngắn hạn của mình nhưng phải đánh đổi bằng khả năng sinh lợi trong dài hạn. Ngược lại, tối đa hóa lợi ích cổ đông là một mục tiêu dài hạn bởi các cổ đông quan tâm đến cả lợi nhuận hiện tại và tương lai của công ty. Việc tối đa hóa lợi ích nhìn chung được ưu tiên hơn bởi nó tính đến (1) Lợi ích trong dài hạn, (2) Rủi ro hay bất trắc, (3) Xác định thời điểm có lợi nhuận, (4) Thu nhập của các cổ đông. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 62 Việc xác định được thời điểm có lợi nhuận là việc quan trọng; thu được doanh thu sớm càng tốt bởi việc sinh lợi nhanh sẽ làm giảm các bất trắc có thể xảy ra trong quá trình thu nhận doanh thu, đồng thời giúp TĐKT có thể tái đầu tư nguồn tiền nhanh hơn. Mặt khác, việc phân phối lợi nhuận cần được xem xét một cách thận trọng và mang tính chiến lược của các Tập đoàn kinh tế. Bốn là: Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của Tập đoàn kinh tế Căn cứ vào mục tiêu và chiến lược phát triển của mình, các TĐKT thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tiến hành việc kiểm tra, giám sát tài chính một cách toàn diện ở tất cả các giai đoạn cụ thể của chu kỳ kinh doanh một cách minh bạch, rõ ràng, chính xác đảm bảo tuyệt đối bí mật và kịp thời trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của các TĐKT. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1, với mục đích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế, tác giả dã đề cập đến một số nội dung cơ bản sau: Chương 1 tác giả đã đưa ra các khái niệm, đặc điểm, vai trò của TĐKT. Trong đó, TĐKT là một tổ hợp các công ty, bao gồm công ty mẹ, các công ty con và các công ty liên kết khác tham gia hoạt động kinh doanh ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trong phạm vi một hay nhiều quốc gia. Trong đó công ty mẹ là trung tâm của TĐKT, là đầu mối liên kết giữa các công ty thành viên trong Tập đoàn. Công ty mẹ nắm quyền chi phối hoạt động của các công ty thành viên về mặt tài chính và chiến lược phát triển của Tập đoàn. TĐKT là một tổ chức ngoài chức năng kinh doanh thì còn có chức năng liên kết nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung tăng khả năng cạnh tranh của Tập đoàn trên thị trường và tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị của Tập đoàn. Bản thân TĐKT không có tư cách pháp nhân, công ty mẹ và các công ty thành viên trong Tập đoàn có tư cách pháp nhân. Trên cơ sở đó, chương 1 đã tiếp cận được đến khái niệm về cơ chế quản lý tài chính tại TĐKT, những nội dung cơ bản của cơ chế quản lý tài chính tại TĐKT như: cơ chế tạo lập và huy động vốn; cơ chế đầu tư vốn của Tập đoàn kinh tế; cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận tại TĐKT; cơ chế kiểm tra giám sát tài chính tại Tập đoàn kinh tế. Việc nghiên cứu về TĐKT, về nội dung cơ chế quản lý tài chính tại các Tập đoàn kinh tế trên thế giới, luận án đã giúp làm sáng tỏ hơn về mặt thực tiễn. Nội dung cơ chế quản lý tài chính tại các TĐKT đã chỉ ra sự khác biệt giữa các TĐKT trên thế giới với cơ chế quản lý tài chính của các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Chương 1, nghiên cứu khái niệm, vai trò, đặc trưng của cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn kinh tế là cơ sở khoa học để nghiên cứu tiếp chương 2, thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 64 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN DỆT - MAY VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam 2.1.1.1 Giới thiệu chung về Tập đoàn Dệt May Việt Nam Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam National Textile and Garment Group - VINATEX) được thành lập ngày 2/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 314/2005/QĐ-TTg và 316/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thành lập Tập đoàn Dệt - May Việt Nam và thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Trong đó, công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May là công ty Nhà nước, có chức năng trực tiếp sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài sản Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường. Trên cơ sở chuyển đổi Tổng công ty Dệt May Việt Nam, hoạt động chủ yếu của Tập đoàn là lĩnh vực dệt may. Trong quá trình hình thành và phát triển, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò trọng yếu của mình trong quá trình phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Tại thời điểm thành lập Tập đoàn tháng 12/2005, Tập đoàn Dệt May Việt Nam có tổng vốn điều lệ là vốn chủ sở hữu của Tổng công ty Dệt May Việt Nam sau khi đã được kiểm toán. Tập đoàn Dệt-May Việt Nam (Vinatex) là tổ hợp các công ty đa sở hữu gồm có công ty mẹ Tập đoàn Dệt May Việt Nam; các đơn vị nghiên cứu đào tạo; và gần 120 công ty con, công ty liên kết là các công ty cổ phần, kinh doanh nhiều lĩnh vực từ sản xuất - kinh doanh hàng dệt may đến hoạt động thương mại dịch vụ; có hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ; hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư vào lĩnh vực hỗ trợ ngành sản xuất chính dệt may... Trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 65 đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định Tập đoàn sẽ tập trung phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá, tạo ra bước nhảy vọt về giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may thông qua việc thực hiện ba chương trình trồng bông, dệt vải chất lượng cao và đào tạo nguồn nhân lực có tính quyết định đến sự phát triển bền vững, ổn định lâu dài của ngành Dệt-May Việt Nam phù hợp với định hướng trên. Tập đoàn Dệt-May Việt Nam - doanh nghiệp lớn nhất của ngành Dệt-May Việt Nam có nhiệm vụ tham gia tích cực nhất vào chiến lược phát triển chung của toàn ngành với mục tiêu đưa Vinatex trở thành một tập đoàn đa sở hữu trong top 10 các tập đoàn dệt may trên toàn thế giới vào năm 2015. Hiện Tập đoàn Dệt - May Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 400 tập đoàn, công ty đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước. Trong định hướng phát triển, Tập đoàn Dệt May Việt Nam chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh, tạo thị trường xuất khẩu lớn và ổn định; gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng hai bên cùng có lợị. Hiện nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam chiếm 95,5% về sản xuất bông, trên 42% về sản xuất sợi, 25,7 % về sản xuất vải và trên 20% về may mặc của thị trường trong nước. Từ khi thành lập cho đến nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam tham gia rất nhiều lĩnh vực như: Công nghiệp dệt may, tham gia SXKD, hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư tài chính, ngân hàng, các dịch vụ sau bán hàng…. Trong những ngày đầu thành lập, Tập đoàn Dệt May Việt Nam gặp không ít khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khu vực, đặc biệt trong thời gian từ 2008 đến nay. Mặt khác, cơ chế quản lý nói chung, và cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn còn nhiều bất cập cả tầm vi mô và vĩ mô. Vì vậy, Tập đoàn cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục và tháo gỡ những khó khăn đối với Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 66 2.1.1.2 Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam * Mục tiêu hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Kinh doanh có lãi: Bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại VINATEX và vốn của VINATEX đầu tư tại các doanh nghiệp khác, hoàn thành các nhiệm vụ do Nhà nước giao. - Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn - Phát triển thành tập đoàn kinh tế có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; bảo đảm VINATEX có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang; hình thành chuỗi cung ứng sợi - dệt - nhuộm hoàn tất - may; nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của VINATEX, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. * Ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (1) Ngành, nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang. (2) Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính: - Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang; - Đào tạo nghề, quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; - Giám định, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may, giống bông; đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng dệt may, khu công nghiệp dệt may, xử lý môi trường, siêu thị; tư vấn, thiết kế, lập các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt may, môi trường; - Đầu tư ra nước ngoài; làm đại diện cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực dệt may. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 67 (3) Các ngành, nghề kinh doanh do VINATEX đang đầu tư vốn kinh doanh không thuộc Điểm 1, 2 về ngành nghề kinh doanh tại Tập đoàn, VINATEX thực hiện việc nắm giữ vốn, thoái vốn theo nội dung và lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. (4) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, VINATEX có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận. [11] 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Dệt May Việt Nam Hiện tại, cơ cấu tổ chức của Tập đoàn được khái quát theo sơ đồ 2.1 sau: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CƠ QUAN TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI CƠ QUAN CHỨC NĂNG, THAM MƯU ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO KHỐI CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG KHỐI CÔNG TY CỔ PHẦN KHỐI CÔNG TY LIÊN KẾT Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức Tập đoàn Dệt May Việt Nam Công ty Mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) hoạt động theo loại hình công ty TNHH Nhà nước một thành viên (MTV), trong đó, chủ sở hữu là Nhà nước, hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ tổ chức, hoạt động của Tập đoàn do Chính Phủ phê duyệt. Thủ tướng Chính Phủ là người trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Qua sơ đồ trên cho thấy bộ máy tổ chức quản lý tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam bao gồm: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 68 Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn, do Thủ tướng Chính Phủ bổ nhiệm, gồm Chủ tịch HĐTV và 04 thành viên chuyên trách của Hội đồng, Hội đồng thành viên là cơ quan đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu Nhà nước tại VINATEX, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên mà Tập đoàn đầu tư 100% vốn điều lệ và chủ sở hữu trên phần vốn góp của mình tại các công ty thành viên khác trong Tập đoàn. Thay mặt Tập đoàn, HĐTV Tập đoàn thực hiện vai trò của mình là quyết định mọi vấn đề có liên quan đến việc xây dựng và xác định việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, quyền lợi của Tập đoàn và các thành viên. Ban kiểm soát tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam bổ nhiệm Ban kiểm soát. Nhiệm vụ của ban kiểm soát là giúp HĐTV trong việc kiểm tra, giám sát mọi hoạt động và công tác điều hành của Tổng Giám đốc và của người đại diện phần vốn góp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ở các công ty khác, Trưởng Ban kiểm soát phải là thành viên của HĐTV trong Tập đoàn. Cơ quan Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam Cơ quan Tổng Giám đốc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam bao gồm Tổng Giám đốc và 07 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc thực hiện việc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn theo mục tiêu và kế hoạch kinh doanh một cách hợp lý, khoa học phù hợp với điều lệ và cơ chế hoạt động của Tập đoàn, phù hợp với các nghị quyết và những Quyết định quan trọng của Hội đồng thành viên VINATEX. Bộ máy giúp việc cho Hội đồng thành viên Tập đoàn và Tổng Giám đốc Khối văn phòng và các ban chức năng tham mưu như Ban Kỹ thuật Công nghệ, ban Quản lý nguồn nhân lực, Ban Tài chính Kế toán; Ban Thị trường, Ban Đầu tư, Ban Tổng hợp Pháp chế, Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Ban Thông tin và truyền Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 69 thông. Nhiệm vụ của các ban chức năng là kiểm tra, tham mưu, giúp việc cho HĐTV Tập đoàn, Tổng Giám đốc trong việc quản lý, điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Mặt khác, các ban chức năng còn giúp cho các chủ sở hữu, các cổ đông, thành viên góp vốn và bên tham gia liên doanh đối với các doanh nghiệp khác thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trên phần vốn góp của mình. Hiện nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam có 03 công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, 33 công ty hoạt động trong lĩnh vực sợi, 03 công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính và trồng bông, 12 công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và cung ứng vật tư, 09 đơn vị trong Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, khám và chữa bệnh, 20 đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh các ngành nghề khác trong Tập đoàn. Mô hình trên cho thấy Tập đoàn đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và có pháp nhân đầy đủ. Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở Tổng công ty Dệt May Việt Nam và được gọi là Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Mục tiêu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là trở thành Tập đoàn đa sở hữu, từng bước trở thành Tập đoàn hàng đầu có đủ sức cạnh tranh sản phẩm dệt may với các Tập đoàn khác trong khu vực và trên thế giới. Nhiệm vụ của Tập đoàn vừa thực hiện quá trình SXKD, vừa thực hiện quá trình cung cấp các dịch vụ cho các công ty thành viên trong Tập đoàn. Hiện nay, một số công ty lớn trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con. Mục tiêu hoạt động của mô hình công ty mẹ - công ty con là hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực dệt may, lĩnh vực thời trang. Mặt khác, Tập đoàn Dệt May Việt Nam còn có rất nhiều các công ty thành viên có quan hệ với nhau về nhiều lợi ích khác ngoài quan hệ về nguồn lực tài chính. Các công ty thành viên trong Tập đoàn có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển và đều hoạt động theo Điều lệ tổ chức của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Quá trình chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn kinh tế phản ánh định hướng đúng đắn của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và được thể hiện qua một số đặc điểm sau: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 70 Một là: Khi chuyển đổi hoạt động sang mô hình Tập đoàn, quan hệ giữa Tập đoàn và các đơn vị thành viên không thể tách rời, quan hệ giữa các thành viên với Tập đoàn là quan hệ của chủ sở hữu đầu tư. Nguồn vốn phục vụ quá trình SXKD của các công ty thành viên phụ thuộc vào qui mô và mục tiêu kinh doanh của từng thành viên. Từ đó, cho thấy trách nhiệm và quyền lợi của các công ty thành viên và Tập đoàn đã hình thành. Quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên trong Tập đoàn được phân định cho phù hợp với từng đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, trách nhiệm của công ty mẹ - Tập đoàn ngày càng thể hiện vai trò và tầm ảnh hưởng của mình đối với các công ty thành viên trong Tập đoàn. Hai là: Từ khi chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn, Tập đoàn Dệt May Việt Nam từng bước sắp xếp lại mô hình tổ chức quản lý Tập đoàn và quá trình SXKD của mình. Thông qua việc sắp xếp lại mục tiêu kinh doanh của các thành viên theo hướng chuyên môn hóa, phù hợp với trình độ và khả năng của từng thành viên trong Tập đoàn. Tập đoàn từng bước phân nhóm sản phẩm cho phù hợp với điều kiện và khả năng của các thành viên như: nhóm phụ trách nguyên nhiên vật liệu, nhóm dệt kim, dệt thoi, nhóm may, nhóm bán hàng và giới thiệu sản phẩm, các hoạt động trong lĩnh vực hoạt động thương mại, nhóm kinh doanh hạ tầng, nhóm tham gia hoạt động liên doanh, liên kết. Quá trình phân chia trên cho thấy Tập đoàn đã lựa chọn những công ty thành viên có uy tín và kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao làm nòng cốt và các công ty cùng hoạt động trong lĩnh vực đó tạo thành những nhóm sản phẩm mang tính chuyên môn hóa cao. Để kiểm tra, giám sát và quản lý hoạt động SXKD của từng nhóm, Tập đoàn đã phân công những lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn vào vị trí chủ chốt của những công ty nòng cốt trên. Hoạt động SXKD của các công ty thành viên theo hướng chuyên môn hóa dựa trên khả năng và năng lực thực tế của mình. Từng bước tháo gỡ những khó khăn về quá trình tổ chức SXKD theo hướng chuyên môn hóa và quá trình hợp tác SXKD của các công ty thành viên. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 71 Ba là: Công ty mẹ Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã xác định rõ vai trò trung tâm của mình và vai trò của các công ty thành viên trong quá trình SXKD. Theo quy định, đại diện chủ sở hữu Tập đoàn là Chính Phủ, còn Bộ Công thương được ủy quyền là cơ quan Đại diện chủ sở hữu trên một số lĩnh vực, trong đó nổi bật là cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình phát triển và an toàn trong quá trình SXKD. Ngoài ra, các bộ khác là cơ quan quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực có liên quan. Chủ sở hữu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là Hội đồng thành viên Tập đoàn điều đó đã minh bạch hóa về quan hệ sở hữu của mô hình Tập đoàn trong giai đoạn hiện nay. Bốn là: Quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn đã tạo môi trường thuận lợi cho các công ty thành viên (công ty con) tự chủ xây dựng kế hoạch SXKD của đơn vị mình theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Việc tự chủ của các công ty thành viên trong việc nghiên cứu nhu cầu của nền kinh tế và thực hiện quá trình SXKD luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Tập đoàn trên cơ sở xác định nhu cầu của thị trường và mối quan hệ hữu cơ giữa các công ty thành viên trong từng giai đoạn cụ thể. Mối quan hệ này phản ánh những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường là các thành viên trong Tập đoàn tự do hoạt động trong khuôn khổ luật pháp, chủ động trong quá trình SXKD, còn Tập đoàn Dệt May Việt Nam là người định hướng kế hoạch SXKD cho Tập đoàn, tạo điều kiện tối đa cho các công ty thành viên thực hiện kinh doanh theo lĩnh vực của mình. Trong quá trình hoạt động Tập đoàn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn, và các công ty thành viên vẫn còn mang tính độc quyền chưa phù hợp với cơ chế cạnh tranh của thị trường. Tập đoàn chưa xây dựng cho mình một mô hình hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của Tập đoàn, cho nên cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn đối với các công ty thành viên chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu. Mặt khác, khi chuyển sang mô hình Tập đoàn, Tập đoàn Dệt May Việt Nam tham gia kinh doanh nhiều lĩnh vực, điều đó làm cho Tập đoàn không thể tập trung toàn bộ nguồn vốn vào lĩnh vực kinh doanh chính của mình. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 72 Mặt khác, các công ty thành viên trong Tập đoàn đã được cổ phần hóa hay công ty TNHH một thành viên. Những công ty này tuy đã có sự thay đổi lớn trong quá trình xây dựng mục tiêu kinh doanh của mình nhưng vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi tính ỷ lại cho Tập đoàn trong vấn đề tìm kiếm thị trường và bảo hộ thị trường nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, tư duy quản lý của các công ty thành viên vẫn còn tình trạng quản lý và điều hành các công ty con của Tập đoàn theo mô hình Tổng công ty. Quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một xu thế tất yếu khách quan, nó phù hợp với sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Mặt khác, hình thành Tập đoàn Dệt May Việt Nam tạo cơ hội cho các đơn vị sản xuất hàng Dệt May đủ sức tham gia cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và quốc tế, sự phát triển của Tập đoàn sẽ làm tăng sức mạnh của Tập đoàn, tăng thu cho NSNN. 2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam 2.1.3.1 Đặc điểm cơ bản về tình hình tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Giai đoạn trước năm 2005 (khi chưa có Quyết định Quyết định số 314/2005/QĐ-TTg và 316/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thành lập Tập đoàn DệtMay Việt Nam và thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam). Nguồn vốn kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói chung phục vụ cho việc quá trình SXKD được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau với mục đích sử dụng khác nhau. Nhìn chung, nguồn vốn của Tập đoàn còn nhỏ, lượng vốn huy động vào Tập đoàn và các công ty thành viên còn nhiều hạn chế. Phần lớn nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên được hình thành từ vốn Ngân sách Nhà nước cấp. Trong khi nhu cầu vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của Tập đoàn ngày càng lớn trong khi đó khả năng đáp ứng vốn so với nhu cầu tại Tập đoàn còn nhiều hạn chế. Khả năng huy động vốn của Tập đoàn còn gặp nhiều khó khăn, sự khó khăn đó là do: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 73 Một là: Nguồn vốn và tài sản tại Tập đoàn còn nhỏ, không đủ để tự đảm bảo cho các khoản vay lớn của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn. Hai là: Khối lượng vốn vay của Tập đoàn dùng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khối lượng vốn vay, thời hạn vay, lãi suất đi vay, chi phí sử dụng vốn vay, hạn mức tín dụng bị khống chế khối lượng vốn cho vay. Ba là: Hệ thống báo cáo tài chính của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn chưa theo tiêu chuẩn quốc tế, Tập đoàn chưa được phép cung cấp hệ thống báo cáo tài chính cho các ngân hàng nước ngoài. Do đó, Tập đoàn sẽ gặp khó khăn khi vay vốn từ các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài. Bốn là: Tập đoàn chưa xây dựng được cho mình một cơ chế tài chính khoa học, hợp lý gắn liền với thực tế ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn. Năm là: Tập đoàn Dệt May Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý đầu tư XDCB, thể hiện ở chỗ; việc xây dựng kế hoạch vay vốn, sử dụng vốn vay đầu tư cho các dự án của Tập đoàn không ăn khớp do tiến độ thực hiện các đề án chậm so với kế hoạch, gây ra lãng phí trong việc thực hiện các dự án và dẫn đến tình trạng thừa tiền thiếu vốn. Sáu là: Công tác kiểm toán nội bộ trong giai đoạn này tại Tập đoàn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc chấp hành chế độ tài chính của nhà nước ở các đơn vị thành viên trong Tập đoàn còn nhiều sai phạm, không phát huy hiệu quả đồng vốn mà Tập đoàn đã bỏ vào đầu tư, vốn không tích tụ tập trung tạo thành một lượng vốn lớn đã hạn chế khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp và Tập đoàn khác trên thị trường của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn. - Giai đoạn từ năm 2006 đến nay Hoạt động tài chính của Tập đoàn được thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức hoạt động của TĐKT ban hành theo Nghị định 101/2009/NĐ- CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước; nghị định 09/2009/NĐ-CP Ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 74 doanh nghiệp khác; nghị định 118/2013/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013. Bãi bỏ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác trước đây trái với Nghị định này. Ngoài ra, để vận hành cơ chế quản lý tài chính bản thân Tập đoàn đã tự xây dựng cho mình cơ chế tài chính áp dụng cho riêng do Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn quyết định dựa trên cơ sở các chế độ tài chính của Nhà nước và đặc thù của Tập đoàn. Tức là Hội đồng thành viên Tập đoàn có quyền quyết định những vấn đề quan trọng tác động đến quá trình phát triển Tập đoàn. Sau khi ra đời cơ chế quản lý tài chính, hệ thống quy chế về quản lý tài chính đối với việc quản lý tài chính tại các đơn vị thành viên lần lượt ra đời và đi vào cuộc sống, đã tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động tài chính tại Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn. Hiện nay hoạt động của Tập đoàn và các công ty thành viên đã hoàn toàn chuyển sang cơ chế tự chủ về mặt tài chính, hạch toán kinh tế toàn ngành, Tập đoàn được nhà nước giao vốn, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao. Đây là giai đoạn đầu tư mở rộng sản xuất lớn nhất của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, TĐKT là một đơn vị hạch toán tổng hợp, trên cơ sở các đơn vị thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập, các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và các đơn vị hành chính sự nghiệp, nghiên cứu đào tạo,… Nhìn chung, các đơn vị thành viên trong Tập đoàn hiện đang thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh tự chủ về mặt tài chính, Tập đoàn – Công ty mẹ trở thành đơn vị kinh tế tổng hợp có báo cáo tài chính chung toàn Tập đoàn, thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo cơ chế quản lý tập trung điều hành thống nhất các nguồn vốn đầu tư cho các mục tiêu chiến lược của Tập đoàn. Từng bước phát huy tính độc lập tự chủ về mặt tài chính của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trong Tập đoàn. Cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn ra đời nhằm quản lý nguồn vốn tại Tập đoàn. Theo cơ chế này, Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một đơn vị hạch toán độc lập và được Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 75 Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng nguồn vốn. Bên cạnh đó, Tập đoàn phải chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn của mình, Tập đoàn thực hiện quá trình phân bổ nguồn vốn cho các công ty thành viên, thông qua cơ chế quản lý tài chính, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã thực hiện việc tích tụ và tập trung nguồn vốn giúp Tập đoàn và các công ty thành viên tăng trưởng và phát triển, từng bước tạo ưu thế đặc biệt trong quá trình huy động vốn, thực hiện tốt quá trình điều hành nguồn vốn, tập trung nguồn lực cho việc đầu tư những dự án trọng điểm của Tập đoàn. Trong thời gian qua, nguồn vốn tại Tập đoàn đã được sử dụng đồng bộ và quản lý tập trung như một quỹ tài chính của Tập đoàn. Trong quá trình kinh doanh, quy mô hoạt động tài chính của Tập đoàn luôn tăng trưởng tương đối nhanh và bền vững, từng bước trở thành nguồn vốn quan trọng tại Tập đoàn phục vụ cho chiến lược phát triển chung của toàn Tập đoàn. 2.1.3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Từ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn cho đến nay Tập đoàn Dệt - May Việt Nam ngày càng chứng tỏ là một Tập đoàn có thương hiệu đối với thị trường trong và ngoài nước về sản phẩm Dệt May. Tập đoàn đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, được thể hiện trên một số khía cạnh sau: Một là, VINATEX độc quyền các sản phẩm dệt may ở một mức độ nhất định, với lợi thế thương mại của mình. Qua thực tế hoạt động, có thể nhận thấy Tập đoàn Dệt May Việt Nam gần như có vị thế độc quyền các sản phẩm Dệt May, đặc biệt là hàng xuất khẩu của VINATEX. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác sự độc quyền này có thể mang lại cho Tập đoàn những kết quả không như mong muốn, gây thiệt hại cho Tập đoàn và nền kinh tế quốc dân. Hai là: Thị phần ngành Dệt May phần lớn do Tập đoàn nắm giữ, điều đó thể hiện vai trò nòng cốt của Tập đoàn trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động của Tập đoàn chi phối hầu hết lĩnh vực Dệt May và thực hiện theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.Vị thế độc tôn của VINATEX là Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 76 một lợi thế lớn trong cạnh tranh với các công ty khác cùng tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Dệt May. Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các thành viên luôn duy trì và phát triển bền vững với mức tăng trưởng 16% hàng năm so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh của Tập đoàn được thể hiện qua một số chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh của Tập đoàn tại bảng 2.1 và các biểu và 2.1; 2.2; 2.3; 2.4 như sau: Biểu 2.1: Giá trị sản xuất tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam qua các năm (tỷ đồng) 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 Giá trị SX Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 (Nguồn: Báo cáo tổng kết và báo cáo tài chính hợp nhất Tập đoàn Dệt May Việt Nam) Biểu 2.2: Chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam qua các năm (tỷ đồng) 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 KNXK KNNK Năm 2008 Năm Năm 2009 2010 Năm 2011 Năm Năm 2012 2013 (Nguồn: Báo cáo tổng kết và báo cáo tài chính hợp nhất Tập đoàn Dệt May Việt Nam) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 77 Biểu 2.3: Chỉ tiêu doanh thu tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam qua các năm (tỷ đồng) 50000 40000 30000 Doanh Thu 20000 10000 0 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (Nguồn: Báo cáo tổng kết và báo cáo tài chính hợp nhất Tập đoàn Dệt May Việt Nam ) Biểu 2.4: Lợi nhuận và nộp NSNN qua các năm tại VINATEX (tỷ đồng) ( Nguồn: Báo cáo tổng kết , báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Dệt May Việt Nam) Kết quả tính toán trên bảng 2.1 cho thấy: - Về giá trị sản xuất: Tăng đều qua các năm, năm 2008 giá trị SXCN đạt 11.867,5 tỷ đồng, năm 2009 giá trị SXCN đạt 13.793 tỷ đồng tăng 16,22% so với 2008, năm 2010 đạt 22.228,3 tỷ đồng tăng 61,15% so với 2009; năm 2011 đạt 30.320 tỷ đồng tăng 36,4% so với 2010, năm 2012 đạt 30.533 tỷ đồng tăng 0,7% so với 2011. Năm 2012 giá trị SXCN chỉ tăng 0,7% so với 2011 là do suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất của Tập đoàn, dự kiến năm 2013 giá trị SXCN đạt Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 78 34.073 tỷ đồng tăng khoảng 11,6% so với 2012 nguyên nhân do kinh tế trong nước và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục. Để đạt được kết quả trên, Tập đoàn đã có kế hoạch hợp lý trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn, khoa học để khắc phục những khó khăn trên, đây là thành công của cả Tập đoàn trong quá trình hoạt động của mình, không ngừng nâng cao vị thế của Tập đoàn trên thị trường trong và ngoài nước. - Về kim ngạch xuất khẩu: Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Tập đoàn luôn tăng, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 1.498,4 triệu USD, năm 2009 KNXK của Tập đoàn đạt 1.639,1 triệu USD tăng 9,4% so với 2008, năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2.000,3 triệu USD tăng 22% so với năm 2009; năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng đạt 2.234 triệu USD tăng 11,7% so với năm 2010; năm 2012 KNXK của Tập đoàn đạt 2.602 triệu USD tăng 16,47% so với năm 2011; theo kế hoạch năm 2013 KNXK của Tập đoàn dự kiến đạt 2.915 triệu USD tăng 12% so với 2012. - Về kim ngạch nhập khẩu: Hàng năm, để phục vụ sản xuất kinh doanh cho toàn Tập đoàn, Tập đoàn đã nhập khẩu một lượng nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất hàng dệt may của mình. Cụ thể, năm 2008 KNNK đạt 769,3 triệu USD, năm 2009 kim ngạch nhập khẩu của Tập đoàn đạt 822,0 triệu USD tăng 6,85% so với 2008; năm 2010 kim ngạch nhập khẩu đạt 1.029,6 triệu USD tăng 25,25% so với năm 2009; năm 2011 kim ngạch nhập khẩu đạt 1.196 triệu USD tăng 16,7% so với năm 2010; năm 2012 kim ngạch nhập khẩu đạt 1.103 triệu USD giảm 7,8% so với năm 2011 là do suy thoái kinh tế toàn cầu; dự kiến theo kế hoạch kim ngạch nhập khẩu của Tập đoàn năm 2013 đạt khoảng 1.110 triệu USD tăng khoảng 0,63% do kinh tế thế giới và trong nước dần được phục hồi. - Về doanh thu thuần: Tổng doanh thu thuần của Tập đoàn tăng đều qua các năm, năm 2008 tổng doanh thu thuần Tập đoàn đạt 22.685,2 tỷ đồng, năm 2009 đạt 26.462,4 tỷ đồng tăng 16,5% so với 2008; năm 2010 đạt 30.600,2 tỷ đồng tăng 15,64% Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 79 so với 2009; năm 2011 đạt 35.103 tỷ đồng tăng 14,72% so với 2010; năm 2012 đạt 40.786 tỷ đồng tăng 16,19 % so với 2011 và dự kiến năm 2013 tổng doanh thu thuần đạt 45.515 tỷ đồng tăng 11,6% so với năm 2012 - Về lợi nhuận trước thuế: Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2008 đạt 615,6 tỷ đồng, năm 2009 của Tập đoàn đạt 670 tỷ đồng tăng 8,84% so với năm 2008, năm 2010 đạt 1.063,8 tỷ đồng tăng 58,8% so với 2009; năm 2011 đạt 1.434 tỷ đồng lợi nhuận tăng 34,8% so với 2010; năm 2012 lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn đạt 1.469 tỷ đồng tăng 2,44% so với 2011, năm 2012 lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn tăng ít là do suy thoái kinh tế toàn cầu; theo kế hoạch. Dự kiến năm 2013 tổng lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn đạt khoảng 1.560 tỷ đồng tăng khoảng 6,2% đây là nỗ lực rất lớn của Tập đoàn trong việc khắc phục khó khăn của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Về nộp Ngân sách Nhà nước: Hàng năm Tập đoàn Dệt - May Việt Nam đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho Ngân sách Nhà nước. Năm 2008 nộp NSNN đạt 525 tỷ đồng, năm 2009 nộp 560 tỷ đồng tăng 6,7% so với năm 2008, năm 2010 nộp 820 tỷ đồng tăng 46,3%, năm 2011 đạt 1.045 tỷ đồng tăng 27,44 % so với năm 2010, năm 2012 đạt 776 tỷ đồng giảm 25,74% so với 2011 nguyên nhân do tình hình kinh tế trong nước gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và suy thoái kinh tế; dự kiến năm 2013 theo kế hoạch khoản nộp NSNN của Tập đoàn có thể đạt 944 tỷ đồng tăng 21,65% so với 2012 là do kinh tế thế giới đã dần hồi phục. Kết quả trên nếu so với các TĐKT và các doanh nghiệp khác cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của VINATEX đạt được những thành công nhất định, kết quả kinh doanh tại Tập đoàn đã chiếm một tỷ trọng nhất định trong GDP của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây. - Về thu nhập bình quân/người/tháng: Thu nhập bình quân của Tập đoàn tăng lên từng năm, cụ thể năm 2008 thu nhập bình quân/người/tháng đạt 3,1 triệu đồng, năm 2009 thu nhập bình quân/người/tháng là 3,2 triệu đồng tăng 3,2% so với 2008; năm 2010 thu nhập bình quân/người/tháng là 3,8 triệu đồng tăng 15% so với 2009; năm 2011 thu nhập bình quân/người/tháng đạt 3,931 triệu đồng tăng 3,44% so với 2010; Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 80 năm 2012 thu nhập bình quân/người/tháng đạt 4,479 triệu đồng tăng 13,94% so với 2011; và dự kiến năm 2013 thu nhập bình quân/người/tháng đạt khoảng 5,060 triệu đồng tăng khoảng 13% so với 2012. 2.1.3.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam được thể hiện qua qua bảng 2.2 và biểu 2.5 sau đây: * Tài sản của Tập đoàn Dệt May Việt Nam: Nhìn chung tài sản của Tập đoàn có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2008 tổng tài sản của Tập đoàn là 12.316,23 tỷ đồng (trong đó TSNH của Tập đoàn là 6.103,55 tỷ đồng, TSDH là 6.212,68 tỷ đồng); năm 2009 vốn của Tập đoàn là 13.345,0 tỷ đồng (trong đó TSNH 6.476,09 tỷ đồng, TSDH 6.868,91 tỷ đồng) tỷ lệ tăng 8,35% trên tổng tài sản so với 2008 ( TSNH tăng 6,1%; TSDH tăng 10,56%). Năm 2010 tổng tài sản của Tập đoàn là 15.884,6 tỷ đồng (trong đó TSNH 8.942,66 tỷ đồng, TSDH 6.941,94 tỷ đồng) tỷ lệ tăng 19% trên tổng tài sản so với 2009 ( TSNH tăng 38%; TSDH tăng 1,06%). Kết quả trên cho thấy tổng tài sản của Tập đoàn tăng là do chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của Tập đoàn. Tập đoàn đã từng bước mở rộng quy mô kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn. Mặt khác, trong 2 năm từ 2011 đến 2012 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nước ta, trong đó Tập đoàn Dệt - May Việt Nam cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng này nên tổng tài sản của Tập đoàn đã giảm lần lượt là 11,1% và 18,1%, cụ thể như sau: Năm 2011 tổng tài sản của Tập đoàn là 14.120,77 tỷ đồng giảm so với năm 2010 (trong đó TSNH 7.317,26 tỷ đồng, TSDH 6.803,51 tỷ đồng) tỷ lệ giảm 11,1% trên tổng tài sản so với 2010 (TSNH giảm 17,6%; TSDH giảm 2%). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 81 Năm 2012 tổng tài sản của Tập đoàn là 11.473,43 tỷ đồng giảm mạnh so với năm 2011 (trong đó TSNH 5.489,35 tỷ đồng, TSDH 5.984,08 tỷ đồng) tỷ lệ giảm 18,75% trên tổng tài sản so với 2011 (TSNH giảm 24,98%; TSDH giảm 12%). Năm 2013 tổng tài sản của Tập đoàn là 12.567,78 tỷ đồng tăng so với năm 2012 (trong đó TSNH 5.987,25 tỷ đồng, TSDH 6.580,53 tỷ đồng) tỷ lệ tăng 9,54 % trên tổng tài sản so với 2012 (TSNH tăng 9,07%%; TSDH tăng 9,97%) nguyên nhân tăng là do kinh tế trong nước và thế giới đã dần phục hồi ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế nước ta, điều đó đã tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Biểu 2.5 Tình hình biến động về tài sản tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam qua các năm (tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam) * Nguồn vốn của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam: Nhìn chung nguồn vốn của Tập đoàn có sự biến động qua các năm, cụ thể: Năm 2008 nguồn vốn của Tập đoàn là 12.316,23 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 7.709,85 tỷ đồng, vốn CSH là 3.757,6 tỷ đồng, lợi ích cổ đông thiểu số 848,78 tỷ đồng); Năm 2009 nguồn vốn của Tập đoàn là 13.345,0 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 7.991,14 tỷ đồng, vốn CSH là 4.093,84 tỷ đồng, lợi ích cổ đông thiểu số 1.260,02 tỷ đồng) tỷ lệ tăng 8,35% trên tổng nguồn vốn so với 2008 (Nợ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 82 phải trả tăng 3,65% chủ yếu là nợ ngắn hạn; vốn CSH tăng 8,95%, lợi ích cổ đông thiểu số tăng 48,45%). Năm 2010 nguồn vốn của Tập đoàn là 15.884,60 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 9.858,90 tỷ đồng, vốn CSH là 4.351,67 tỷ đồng, lợi ích cổ đông thiểu số 1.674,03 tỷ đồng) tỷ lệ tăng 19% trên tổng nguồn vốn so với 2009 (Nợ phải trả tăng 23,4% chủ yếu là nợ ngắn hạn; vốn CSH tăng 6,3%, lợi ích cổ đông thiểu số tăng 32,85%). Nguồn vốn của Tập đoàn tăng trong những năm vừa qua là do Tập đoàn đã có chiến lược kinh doanh phù hợp với khả năng và trình độ của toàn Tập đoàn. Xu thế toàn cầu hóa và chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho Tập đoàn mở rộng thị trường trong và ngoài nước, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn trên thị trường. Mặt khác, từ 2011 đến 2013 nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam giảm sút, đặc biệt thị trường EU làm cho nguồn vốn của Tập đoàn giảm so với năm 2010 cụ thể như sau: Năm 2011 nguồn vốn của Tập đoàn giảm xuống còn 14.120,77 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 8.019,16 tỷ đồng, vốn CSH là 4.772,56 tỷ đồng, lợi ích cổ đông thiểu số 1.329,05 tỷ đồng) tỷ lệ giảm 11,1% trên tổng nguồn vốn so với 2010 (Nợ phải trả giảm 18,66% chủ yếu là nợ ngắn hạn; vốn CSH tăng 9,67%, lợi ích cổ đông thiểu số giảm 20,6%). Năm 2012 nguồn vốn của Tập đoàn giảm còn 11.473,43 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 5.610,86 tỷ đồng, vốn CSH là 5.255,17 tỷ đồng, lợi ích cổ đông thiểu số 607,40 tỷ đồng) tỷ lệ giảm 18,75% trên tổng nguồn vốn so với 2011 (Nợ phải trả giảm 30,3% chủ yếu là nợ ngắn hạn; vốn CSH tăng 9,5%, lợi ích cổ đông thiểu số giảm 54,5%); Năm 2013 nguồn vốn của Tập đoàn giảm còn 12.567,78 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả của Tập đoàn là 6.245,14 tỷ đồng, vốn CSH là 5.584,1 tỷ đồng, lợi ích cổ đông thiểu số Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 83 738,54 tỷ đồng) tỷ lệ 9,54% trên tổng nguồn vốn so với 2012 (Nợ phải trả tăng 11,3% chủ yếu là nợ ngắn hạn; vốn CSH tăng 6,26%, lợi ích cổ đông thiểu số tăng 21,6%). Biểu 2.6: Sự biến động về nguồn vốn tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam qua các năm (tỷ đồng) ( Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam) Kết quả trên cho thấy vốn và nguồn vốn của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam có sự biến động nhất định qua các năm, sự biến động này một phần do khó khăn từ kinh tế trong nước và tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Song để đạt được những thành tựu trên đòi hỏi lãnh đạo Tập đoàn phải có những bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng hiện có của mình trong giai đoạn hiện nay. 2.1.3.4 Tình hình đầu tư vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Từ năm 2010 đến 2012 và kế hoạch 2013 Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tập trung đầu tư vào nhiều dự án nhằm phát triển ngành dệt may và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn trên thị trường trong và ngoài nước và đã đạt được những thành tựu nhất định, có thể tổng hợp tình hình đầu tư vốn tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam trong bảng 2.3 sau: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 84 Bảng 2.3 Tình hình vốn đầu tư tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam qua các năm STT năm Số dự án Tổng mức đầu Kế hoạch giải Thực hiện tư ngân giải ngân 2011 57 6.237,7 964 844,5 2012 70 9.838 1.065 811 2013 52 10.025 1.748 1.258* (*: Ước thực hiện) (Nguồn: Báo cáo tổng kết Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Tình hình đầu tư năm 2010: Năm 2010 Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã triển khai đầu tư 81 dự án, trong đó có 29 dự án chuyển tiếp từ năm 2009, trong đó: + Dự án di dời: 05 dự án + Dự án sợi: 19 dự án + Dự án Dệt: 08 dự án + Dự án May: 26 Dự án + Các dự án KCN và các dự án khác: 23 dự án Các dự án trên đã giải quyết việc làm cho 4.200 lao động. Năng lực tăng thêm sau khi đầu tư các dự án trên + Sản phẩm Dệt: 26,4 triệu mét/năm trong đó các dự án đầu tư của Tổng công ty Việt Thắng: 14,4 triệu mét/năm, Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định: 12 triệu mét/năm. Tổng công ty cổ phần Phong Phú: 1.200 tấn khăn/năm + Sản phẩm May: ♦ 893.000 bộ Veston tiêu chuẩn Châu Âu/năm trong đó Veston Hải Phòng 425.000 bộ/năm; TCT May Nhà Bè: 468.000 bộ/năm ♦ 22 triệu Sơ mi quy chuẩn/năm, trong đó: TCT May 10: 10,1 triệu, TCT May Nhà Bè: 9,91, CTCP May Hữu Nghị: 2 triệu ♦ Sản phẩm may dệt kim: 1,5 triệu sản phẩm/năm (TCT May Nhà Bè) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 85 + Sợi: 7.700 tấn sợi/năm trong đó dự án của Tập đoàn Dệt May Việt Nam: 4.000 tấn; Tổng công ty Cổ phần Dệt May Nam Định: 600 tấn; Tổng công ty Việt Thắng: 2.000 tấn; Công ty Cổ phần Dệt May Huế: 1.100 tấn Nhìn chung các dự án đầu tư trong năm 2010 đều bám sát chương trình mục tiêu 1 tỷ mét vải xuất khẩu đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 36/2008/QĐTTg ngày 10/03/2008 Tình hình giải ngân dự án đầu tư: Trong năm Tập đoàn đã thực hiện giải ngân được 811,3 tỷ đồng trong đó có 22 tỷ đồng từ nguồn NSNN và 789,3 tỷ đồng từ các nguồn khác tăng 67,5% so với năm 2009 ( năm 2009 giải ngân được 471 tỷ đồng) [4] - Tình hình đầu tư năm 2011 Trong bảng 2.4 ta thấy: Tổng dự án năm 2011 là 57 dự án với tổng mức đầu tư 6.237,7 tỷ đồng. Trong đó các dự án di dời có tổng mức đầu tư 2.878 tỷ đồng. Trong năm 2011 Tập đoàn đã thực hiện giải ngân được 844,5 tỷ đồng thực hiện dự án, đạt 87,6% so với Kế hoạch giải ngân sau khi thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP. Trong đó: ♦ Giải ngân từ NSNN được 32,5 tỷ đồng ♦ Vay thương mại: 263,9 tỷ đồng ♦ Vốn chủ sở hữu: 203,4 tỷ đồng ♦ Các nguồn khác: 344,7 tỷ đồng Trong số 57 dự án trên, số dự án các đơn vị vốn Nhà nước chi phối là 50 dự án với tổng mức đầu tư là 5.837 tỷ đồng, giải ngân được 738,3 tỷ đồng (trong đó vốn NSNN là 32,5 tỷ đồng; vay thương mại: 259,9 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu: 177,5 tỷ đồng, các nguồn khác: 268,4 tỷ đồng). Việc thực hiện giải ngân của Tập đoàn trong năm 2011 thấp là do Tập đoàn đã rà soát, cơ cấu lại các dự án đầu tư, thực hiện cắt giảm bớt Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 86 những dự án có tổng mức đầu tư cao, thời gian hoàn thành dự án dài và tập trung vốn cho các dự án sắp hoàn thành, có khả năng phát huy hiệu quả ngay trong năm 2011. Tuy nhiên đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc trong năm 2011 là thiếu vốn do lãi suất vay quá cao buộc Tập đoàn và các Công ty thành viên phải tính toán lại hiệu quả đầu tư, cắt giảm và tạm hoãn nhiều dự án đầu tư mới trong kế hoạch năm 2011. Mặt khác, một số dự án phải tăng vốn chủ sở hữu, điều chỉnh vốn điều lệ làm cơ sở để vay thương mại ít hơn với mục tiêu giảm áp lực trả lãi vay. Tình hình lạm phát đã tác động đến tăng giá vật tư xây dựng gây ảnh hưởng xấu đến tốc độ triển khai các hạng mục công trình của dự án. Một số hạng mục công trình của dự án phải điều chỉnh và phê duyệt lại. Các dự án di dời gặp nhiều khó khăn do chưa có vốn từ nguồn chuyển quyền sử dụng đất, vốn vay thương mại cũng bị hạn chế do lãi suất vay cao. [4] -Tình hình triển khai các dự án đầu tư năm 2012 Bảng 2.5 cho thấy: Năm 2012 Tập đoàn đã triển khai: Tổng số 70 dự án với TMĐT: 9.838 tỷ đồng. Trong đó riêng các dự án di dời có TMĐT: 2.906 tỷ đồng. + Tổng giá trị giải ngân ước thực hiện: 811 tỷ đồng (trong đó: 11 tỷ đồng từ nguồn NSNN và 800 tỷ đồng từ các nguồn khác). Tỷ lệ giải ngân tương đương với cùng kỳ năm 2011. Các đơn vị chủ yếu tập trung tối đa đầu tư chiều sâu, thay thế các thiết bị nâng cao năng lực sản xuất. Có tới 47 dự án nhóm C (chiếm 70%) trên tổng số 69 dự án. + Tình hình triển khai các dự án đầu tư trọng điểm: Năm 2012 các Công ty đã triển khai thực hiện các dự án đầu tư và đưa vào hoạt động như Tổng công ty CP DM Hoà Thọ (bổ sung 1 vạn cọc sợi), Dệt 8/3 (dự án sợi phú xuyên), Dệt may Huế (dự án sợi Phú Mai); Đưa Dự án dệt vải Sơn trà của Tổng công ty Phong Phú vào hoạt động ổn định với công suất trung bình 300.000 mét vải Jean/năm đưa sản lượng tăng thêm trong năm 2012 là 3,6 triệu mét vải Jean … và các dự án May khác (Dự án may Vinatex Quảng Ngãi, May An Nam tại Nam Định (Đưa vào hoạt động 10 chuyền may, sử dụng 400 lao động, sản lượng tăng thêm trong năm 2012 là 300.000 sản phẩm SMC), dự án Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 87 NM May SP Dệt kim chất lượng cao, dự án trung tâm phát triển mẫu và dịch vụ may mặc của Tổng công ty CP Phong Phú với công suất thiết kế 0,16 triệu SP/năm, đã đưa vào hoạt động từ tháng 2/2012 đưa sản lượng tăng thêm là 0,16 triệu SMC …). Đã trình và được giải quyết vốn đầu tư từ nguồn chuyển mục đích sử dụng đất cho các dự án đầu tư di dời của Tập đoàn và Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội. + Đánh giá công tác quản lý đầu tư của Tập đoàn: ♦ Thường xuyên kiểm tra đánh giá dự án đầu tư, nâng cao công tác quản lý dự án. Rà soát thiết kế, tính toán đầu tư trên cơ sở tiết giảm tối đa suất đầu tư, tận dụng vật tư vật liệu (đối với các dự án di dời) để tăng hiệu quả đầu tư. ♦ Các đơn vị chủ đầu tư của các dự án đã cơ bản áp dụng một số mô hình chuẩn về suất đầu tư trong công tác quản lý dự án. ♦ Tiến hành nhiều biện pháp tiết kiệm, giảm chi phí đầu tư của các dự án, tỷ lệ tiết kiệm bình quân 11 % so với dự toán được duyệt. ♦ Cập nhật được một số module của nhà máy may, sợi, dệt vải mộc, nhà máy nhuộm, xử lý nước thải, veston, khu công nghiệp và đang tiếp tục tính toán hoàn thiện các module chuẩn. ♦Trong các dự án đầu tư thiết bị bổ sung đã lựa chọn các thiết bị công nghệ hiện đại có giá rẻ và rất cạnh tranh, phù hợp cho mục tiêu đầu tư bổ sung tăng hiệu quả của các dự án. [4] - Kế hoạch đầu tư năm 2013 Năm 2013, Tập đoàn dự kiến kế hoạch Đầu tư như sau: Tổng số dự án dự kiến đầu tư: 52 dự án. Tổng mức đầu tư: 10.025 tỷ đồng. Kế hoạch giải ngân trong năm 2013: 1.748 tỷ đồng. Nguồn vốn bao gồm: + Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: 542 tỷ đồng + Vay thương mại: 759 tỷ đồng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 88 + Vốn chủ sở hữu: 376 tỷ đồng + Vốn khác: 71 tỷ đồng Phân bổ theo dự án: + Dự án sợi, 14 dự án: 550 tỷ đồng. + Dự án dệt nhuộm, 6 dự án: 404 tỷ đồng. + Dự án may, 18 dự án: 492 tỷ đồng. + Các chương trình, dự án khác, 14 dự án: 302 tỷ đồng. Năng lực dự kiến tăng thêm: Sợi: 9.931 tấn/năm; Dệt: 12 triệu mét/năm; May: 5,28 triệu SMC/năm, 3,5 triệu SP dệt kim/năm và 1 triệu áo Veston/năm.[ 4] Việc đầu tư một phần nguồn lực tài chính của Tập đoàn ra ngoài ngành đã được lãnh đạo Tổng công ty dệt May Việt Nam thực hiện từ 1995, tức là khi thành lập Tổng công ty. Căn cứ nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính Phủ, mỗi lĩnh vực ngân hàng thì Tập đoàn chỉ được phép đầu tư vào một đơn vị. Bên cạnh đó, Hội đồng thành viên Tập đoàn đã xây dựng cho mình một lộ trình để nhượng bán các khoản đầu tư trên để thu hồi vốn tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn là sản phẩm Dệt May. [ 28] 2.2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN DỆT MAY - VIỆT NAM 2.2.1 Thực trạng cơ chế huy động và tạo lập vốn tại tập đoàn Dệt - May Việt Nam Để Tập đoàn huy động vốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi chúng ta cần có sự đánh giá một cách khách quan về thực trạng nguồn vốn của Tập đoàn. Các hình thức huy động vốn, những thành công, hạn chế trong việc huy động nguồn vốn của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Hiện nay, Tập đoàn thường huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau và được thể hiện qua một số kênh huy động cơ bản sau: 2.2.1.1 Huy động vốn từ Ngân sách Nhà nước Căn cứ vào quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 89 ngày 05/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 71/2013NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, cho thấy Nhà nước cấp vốn điều lệ ban đầu trong quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước trong đó có Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Nguồn vốn NSNN cấp khi thành lập Tập đoàn có ý nghĩa quan trọng, nó quyết định sự hình thành và tiềm lực tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Vốn điều lệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam được Chính phủ cấp là 3.400 tỷ đồng. Việc điều chỉnh vốn điều lệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật. Nhà nước là chủ sở hữu của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Bộ Công Thương là cấp trên trực tiếp của Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam là Tổng giám đốc. Tập đoàn Dệt - May Việt Nam chịu sự quản lý Nhà nước của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật. * Cơ chế giao nhận vốn Nhà nước tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam phụ thuộc vào những vấn đề sau: + Mục tiêu kinh doanh và vai trò của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam trong những lĩnh vực, ngành nghề mà Tập đoàn tham gia vào hoạt động kinh doanh. + Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi HĐKD mà Tập đoàn được Nhà nước giao. + Tình hình và khả năng tài chính của NSNN trong từng giai đoạn cụ thể. - Quá trình giao nhận vốn tại Tập đoàn Dệt May được thực hiện qua một số bước cơ bản sau: Một là: Tập đoàn Dệt - May Việt Nam cần thẩm định và đánh giá chính xác vốn và tài sản Nhà nước tại Tập đoàn trước khi giao vốn. Mục đích của việc thẩm định, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 90 đánh giá vốn và tài sản của Tập đoàn để xác định đúng giá trị số vốn và tài sản của Tập đoàn trước khi Nhà nước quyết định giao vốn cho Tập đoàn. Việc giao vốn cho Tập đoàn giúp Tập đoàn thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của mình, góp phần giải quyết việc làm và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Hai là: Nhà nước giao vốn cho Tập đoàn, Tập đoàn Dệt - May Việt Nam là bên nhận vốn, vì vậy Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn và Tổng Giám đốc phải có biện pháp sử dụng nguồn vốn này sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, mang lại lợi ích kinh tế cho Tập đoàn. Khi nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn, Tổng Giám đốc Tập đoàn là người đại diện đứng ra ký nhận nguồn vốn được giao cho Tập đoàn. Ba là: Tập đoàn Dệt May Việt Nam tiến hành sử dụng nguồn vốn này bằng cách giao vốn cho các công ty thành viên. Quá trình giao vốn cho các công ty thành viên dựa trên cơ sở và năng lực cụ thể của từng đơn vị thành viên trong Tập đoàn. Bên cạnh đó Tập đoàn cần xây dựng quy trình giao vốn phù hợp với năng lực và điều kiện thực tế của mình, tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị thành viên được tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh nhất để thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh của mình. Bốn là: Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải báo cáo kết quả giao vốn của mình cho các công ty thành viên với Cơ quan cấp vốn cho Tập đoàn. * Thực trạng bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam Trong quá trình phát triển, Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn coi trọng và có trách nhiệm trong bảo toàn và phát triển nguồn vốn trong đó có phần vốn chủ sở hữu Nhà nước, nguồn vốn này được Tập đoàn sử dụng một cách có hiệu quả. Từ khi thành lập tới nay, hoạt động tài chính trong Tập đoàn Dệt May có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, từ chỗ Tập đoàn phụ thuộc 100% vốn từ NSNN, Tập đoàn Dệt May đã từng bước trở thành một đơn vị hạch toán độc lập về mặt tài chính. Nguồn thu của Tập đoàn ngày càng tăng lên. Vì vậy, nguồn vốn của Tập đoàn và các đơn vị thành viên luôn được Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 91 duy trì và tăng trưởng đều qua các năm và được thể hiện qua chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn chủ sở hữu tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam trên bảng 2.6 và biểu 2.7 Bảng 2.6 Chỉ tiêu tăng trưởng vốn CSH tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tốc độ tăng trưởng vốn CSH Vốn CSH (31/12) (%) so với năm trước 2008 3.757,60 2009 4.093,84 8,95% 2010 4.351.67 6,3% 2011 4.772.56 9,67% 2012 5,255,17 10,11% 2013 5.584,10 6,26% (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Tập đoàn Dệt May Việt Nam) Biểu 2.7 Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam 6000 5000 4000 3000 Vốn chủ sở hữu 2000 1000 0 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Tập đoàn Dệt May Việt Nam ) Từ khi thành lập (02/12/2005) vốn chủ sở hữu tại Tập đoàn Dệt May tăng hàng năm, mức tăng dao động từ 6,26% đến 10,11% đây là một biểu hiện tốt của Tập đoàn và các Công ty thành viên. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 92 Theo điều lệ Tập đoàn Dệt May Việt Nam và cơ chế quản lý tài chính hiện hành, Hội đồng thành viên Tập đoàn và Tổng Giám đốc Tập đoàn phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu của mình. Trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh, tùy theo mức độ tổn thất, Hội đồng thành viên Tập đoàn, Tổng Giám đốc, Giám đốc các công ty thành viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lĩnh vực mình đảm nhiệm như: bồi thường bằng vật chất, xử lý hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc quy định như vậy đối với đội ngũ lãnh đạo Tập đoàn và lãnh đạo các công ty thành viên trong Tập đoàn có tác động tích cực thúc đẩy Tập đoàn Dệt May Việt Nam phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, từng bước mở rộng quy mô kinh doanh. Thực tế cho thấy trong quá trình triển khai thực hiện bảo toàn và phát triển vốn Tập đoàn gặp không ít khó khăn trên nhiều góc độ đặc biệt là về mặt pháp lý và tổ chức, cho nên biện pháp trên còn mang tính chất giải pháp tình thế. Vì vậy, căn cứ vào khả năng và năng lực thực tế của mình, Tập đoàn cần phải chủ động, tích cực đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường trên một số vấn đề sau đây: Thứ nhất: Trong tình hình hiện nay, ranh giới trách nhiệm giữa Hội đồng thành viên Tập đoàn và Tổng Giám đốc chưa thực sự rõ ràng. Hội đồng thành viên Tập đoàn do chủ tịch hội đồng thành viên đứng đầu và Tổng Giám đốc cùng phải chịu trách nhiệm pháp lý là chưa thể hiện hết vai trò và trách nhiệm của mình, và tính chặt chẽ chưa cao. Trách nhiệm của Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc còn thể hiện chung chung, dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, trong công việc thì lấn sân nhau. Từ những vấn đề trên cho thấy hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu trong Tập đoàn chưa đạt được mục tiêu mong muốn. Thứ hai: Trong quá trình kinh doanh luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước thì vấn đề hạn chế rủi ro là rất quan trọng đối với Tập đoàn. Việc qui định bắt buộc Tổng Giám đốc Tập đoàn phải chịu trách nhiệm pháp lý trong vấn đề bảo toàn và phát triển vốn của Tập đoàn không Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 93 khả thi và còn mang tính chất tượng trưng hơn là thực tế. Bởi vì, trong quá trình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn luôn có những yếu tố khách quan và chủ quan nên rất khó xác định lỗi của Tổng Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng thành viên trong việc thực hiện cơ chế về nhân sự hiện tại của Tập đoàn. Thứ 3: Tập đoàn Dệt May Việt Nam được Nhà nước ưu đãi về vốn, cho nên việc xác định mục tiêu và điều tiết quá trình sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn đã giảm đi phần nào tính năng động, tự chủ của lãnh đạo Tập đoàn. Vì vậy, cần tăng cường tính tự chủ của Tập đoàn để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô sản xuất, từng bước tích tụ vốn mở rộng quy mô kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh của Tập đoàn trên thị trường trong và ngoài nước. Thứ 4: Trong thực tế, việc đánh giá và xác định lại giá trị tài sản của Tập đoàn trong việc bảo toàn và phát triển vốn của mình chưa hợp lý và thiếu chính xác bởi các định mức, tiêu chuẩn xác định chưa đồng bộ, logic, hợp lý và khoa học. Vì vậy, Tập đoàn cần xây dựng cho riêng mình những quy định chuẩn để xác định mặt bằng giá các sản phẩm trong Tập đoàn sát với giá thị trường một cách khách quan chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của lãnh đạo Tập đoàn. Trong thực tế, khi Tập đoàn sử dụng vốn chủ sở hữu thì luôn đánh giá thấp năng lực sử dụng vốn, nhưng khi xác định việc bảo toàn vốn của Tập đoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì lại được đánh giá cao hơn thực tế xảy ra tại Tập đoàn. Thứ 5: Hiện nay Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang gặp phải những khó khăn nhất định trong SXKD. Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta cũng không tránh khỏi những khó khăn về vốn để đầu tư cho việc phát triển nền kinh tế nói chung, của Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng. Để khắc phục những khó khăn trên Tập đoàn đã chủ động xây dựng cho mình một hướng đi phù hợp với khả năng thực tế của mình. Tập trung đầu tư vào những thế mạnh sẵn có của mình để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng tiêu thụ và nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 94 2.2.1.2 Bổ sung vốn từ lợi nhuận sau thuế để đầu tư mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Tăng trưởng và phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu thì Tập đoàn cần phải thường xuyên bổ sung vốn để đầu tư vào những lĩnh vực thuộc thế mạnh của Tập đoàn. Số vốn bổ sung này được lấy từ lợi nhuận sau thuế của các công ty thành viên, lợi nhuận được chia từ các đơn vị tham gia liên doanh, liên kết và từ các nguồn lợi khác mà Tập đoàn có được…. lượng vốn này được bổ sung cho Tập đoàn vào cuối mỗi niên độ kế toán. Nguồn vốn này được Tập đoàn sử dụng vào việc đầu tư, nâng cao năng lực kinh doanh, đầu tư đổi mới khoa học và công nghệ sản xuất, đầu tư có trọng điểm những dự án lớn đem lại lợi ích cao nhất cho Tập đoàn với mức chi phí vốn thấp nhất và thủ tục nhanh gọn, chính xác. Bảng 2.7: Lợi nhuận giữ lại của chủ sở hữu tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam qua các năm (31/12) Đơn vị: Tỷ đồng Năm Lợi nhuận giữ lại của chủ sở hữu Tốc độ tăng trưởng vốn Tập đoàn CSH (%) 2008 270,881 2009 388,998 43,6% 2010 448,247 15,23% 2011 485,468 8,3% 2012 499,947 2,98% 2013 526,750 5,36 (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Tập đoàn Dệt May Việt Nam ) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 95 Biểu 2.8: Lợi nhuận giữ lại của chủ sở hữu Tập đoàn Dệt May Việt Nam qua các năm (tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Tập đoàn Dệt May Việt Nam) Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn luôn đạt được những kết quả đáng khích lệ, Tập đoàn luôn dành một phần lợi nhuận của mình để bổ sung vào nguồn vốn chủ của mình. Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn từ 2008 đến 2013 thì hàng năm số lợi nhuận giữ lại Tập đoàn năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể (bảng 2.7 và biểu 2.8) Năm 2008 lợi nhuận giữ lại của Tập đoàn là 270,881 tỷ đồng, năm 2009 lợi nhuận giữ lại Tập đoàn là 388,998 tỷ đồng tăng 43,6% so với năm 2008; Năm 2010 lợi nhuận giữ lại Tập đoàn là 448,247 tỷ đồng tăng 15,23% so với 2009; Năm 2011 lợi nhuận giữ lại của Tập đoàn là 485,468 tỷ đồng tăng 8,3% so với 2010; Năm 2012 lợi nhuận giữ lại là 499,947 tỷ đồng tăng 2,98% so với 2011; Năm 2013 lợi nhuận giữ lại là 526,75 tỷ đồng tăng 5,36 so với 2012. Kết quả trên cho thấy lợi nhuận giữ lại của Tập đoàn hàng năm có tăng nhưng tốc độ tăng giảm dần, nguyên nhân là nền kinh tế trong nước trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đặc biệt là các nước thuộc EU, một thị trường lớn của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 96 Với những nỗ lực không ngừng, Tập đoàn đã phần nào duy trì và bảo toàn được nguồn vốn của mình. Việc Tập đoàn sử dụng có hiệu quả vốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung và phát triển vốn tại Tập đoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Mặc dù hàng năm Tập đoàn vẫn duy trì được mức tăng trưởng về vốn điều lệ, song đứng trên góc độ nhu cầu vốn thực tế của Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho thấy quy mô về vốn của Tập đoàn còn khiêm tốn so với nhu cầu thực tế của mình. Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một Tập đoàn mới được hình thành, quy mô sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Vì vậy, sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh lợi nhuận mà Tập đoàn giữ lại để đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh còn ở mức khiêm tốn, song Tập đoàn đã chủ động vận dụng nguồn lực của mình một cách khoa học, hợp lý để đầu tư, tái sản xuất từng bước nâng cao giá trị của Tập đoàn và thương hiệu của Tập đoàn trên thị trường trong và ngoài nước. 2.2.1.3 Nguồn vốn huy động tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Trong quy chế tài chính của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ, và Nghị định 71/2013NĐCP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, quy định vai trò, quyền hạn của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty trong việc huy động vốn theo quy định của luật pháp và được cụ thể hóa như sau: Tập đoàn Dệt - May Việt Nam được huy động vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật như huy động vốn từ nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trung gian, các công ty tài chính, các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước hay huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các hình thức vay khác… Với mục tiêu là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tập đoàn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc huy động vốn, quá trình huy động vốn của Tập đoàn không làm thay đổi hình thức sở hữu của Tập đoàn và mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước ta. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 97 Trong tình hình hiện nay, nhu cầu về vốn của Tập đoàn là rất lớn, mục tiêu phát triển của Tập đoàn là trở thành một Tập đoàn kinh tế đa quốc gia có khả năng đáp ứng những yêu cầu phát triển của nền kinh tế, đủ sức cạnh tranh với các Tập đoàn trên thế giới trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trong quá trình hình thành và phát triển nhu cầu về vốn đầu tư của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong những năm qua được thể hiện qua bảng (bảng 2.8). Bảng 2.8: Nhu cầu vốn đầu tư tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Đơn vị: Tỷ đồng Các dự án Tổng vốn đầu Vốn đầu tư tại Tập đoàn Dệt May VN đầu tư tư 2009- 2011 2012 -2013 Sợi 5.372 1.381 3.991 Dệt nhuộm 543,7 82,7 461 May 2.496 968 1.528 Di dời 2.878 * 2.878 2.878 Khác 2.001 929 1.072 Tổng 13.290,7 6.238,7 9.930 Nguồn: Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dệt May Việt Nam Biểu 2.9: Nhu cầu vốn đầu tư tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam (tỷ đồng) Nguồn: Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dệt May Việt Nam Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 98 Số liệu trong bảng 2.8 cho thấy nhu cầu về vốn đầu tư tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong 4 năm qua là 13,290.7 tỷ đồng, điều đó cho thấy để trở thành một Tập đoàn mạnh thì Tập đoàn phải có một lượng vốn rất lớn, vì trong mọi hoàn cảnh của nền kinh tế Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn được coi là xương sống trong lĩnh vực Dệt May, cho nên Nhà nước cần phải có cơ chế riêng cho Tập đoàn trong việc ưu tiên nguồn lực tài chính để phục vụ cho quá trình đầu tư, mở rộng sản xuất từng bước phát triển Tập đoàn Dệt - May Việt Nam trở thành Tập đoàn đa quốc gia có đủ sức cạnh tranh với các Tập đoàn trong nước và trên thế giới. Để thực hiện được những vấn đề trên đòi hỏi Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải lựa chọn những hình thức huy động vốn sao cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của mình nhưng phải tuân thủ những quy định của luật pháp. [28] Hiện nay Tập đoàn Dệt May Việt Nam sử dụng một số hình thức huy động vốn chủ yếu sau: Thứ nhất: Huy động vốn từ nguồn vốn tín dụng Nhà nước Mục tiêu của Nhà nước ta là đưa nước ta trở thành một nước công nông nghiệp phát triển, để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi Nhà nước phải đưa ra một chính sách tín dụng ưu tiên cho các Tập đoàn kinh tế nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng theo định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Hàng năm, vốn vay từ NSNN cấp kinh phí cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam trung bình 170 tỷ đồng/năm. Với nguồn kinh phí trên cho thấy Nhà nước đã quan tâm phần nào đến sự phát triển của Tập đoàn. Vì vậy, Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn được coi là những đơn vị kinh tế đầu tàu của nền kinh tế. Chính sách tín dụng được Nhà nước tạo điều kiện cho các Tập đoàn kinh tế Nhà nước nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng có đủ vốn để thay đổi công nghệ sản xuất, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ, từng bước mở rộng quy mô SXKD đạt hiệu quả kinh tế cao, trở thành những đơn vị giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, từng bước góp phần phát Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 99 triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc huy động vốn của Tập đoàn Dệt May Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do gặp phải một số nguyên nhân sau: Một là: Nguồn vốn tín dụng nhà nước hiện nay chịu sự quản lý của nhiều đầu mối khác nhau. Hai là: Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, việc quản lý nguồn vốn tín dụng luôn thay đổi và được biểu hiện trên nhiều góc độ khác nhau, Tập đoàn Dệt May Việt Nam được hưởng nguồn vốn đầu tư tín dụng nhưng lãi suất luôn thay đổi, không ổn định. Các khoản vốn vay này thường không được như mong muốn của Tập đoàn về khối lượng vốn vay, thời hạn vay và cơ cấu nguồn vốn vay của Tập đoàn cũng thường xuyên thay đổi,… Ba là: Chính sách tín dụng của Nhà nước ta chưa ổn định, luôn thay đổi và còn nhiều bất cập cần phải điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Bốn là: Nhà nước cần thực hiện việc cung cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế nói chung và Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng một cách hợp lý phù hợp với nhu cầu và trình độ của Tập đoàn trong từng giai đoạn cụ thể để Tập đoàn Dệt May Việt Nam sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng này. Thứ hai: Hình thức huy động vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam qua hệ thống các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho thấy nguồn vốn tín dụng đối với Tập đoàn là một trong những nguồn vốn vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán đã tạo thuận lợi cho các Tập đoàn kinh tế nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng có thể tự khai thác nguồn vốn từ nhiều kênh khác nhau của nền kinh tế như: - Huy động vốn cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam từ các tổ chức tín dụng trong nước Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 100 Từ những nguồn vốn đã trình bày ở trên thì nguồn vốn được huy động từ các ngân hàng thương mại là quan trọng nhất. Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được chuyên môn hóa các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mại có khả năng đáp ứng phần lớn các nhu cầu về vốn của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước và các tổ chức cá nhân của nền kinh tế, trong đó có Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Hoạt động vay vốn của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại các ngân hàng thương mại được diễn ra thuận lợi với chi phí vay vốn tương đối thấp so với việc vay vốn của các tổ chức cá nhân khác. Các ngân hàng thương mại là những tổ chức kinh doanh tiền tệ có độ an toàn cao, đa dạng và linh hoạt trong việc giao dịch vốn vay của Tập đoàn tại các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi trong việc chủ động nguồn vốn của Tập đoàn trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong điều kiện hiện nay, suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra hết sức phức tạp và nền kinh tế nước ta cũng chịu tác động không nhỏ bởi sự suy thoái đó. Vì vậy, việc khai thác nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn từ các ngân hàng thương mại cũng gặp không ít khó khăn. Cho nên, Tập đoàn cần xây dựng cho mình những bước đi phù hợp với tình hình thực tế của mình. Mặt khác, cơ chế quản lý tài chính - tín dụng, chính sách tài chính - tiền tệ và các dịch vụ của các ngân hàng thương mại; những thủ tục hành chính và cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam còn nhiều bất cập so với tình hình phát triển của Tập đoàn. Vấn đề quan trọng đối với việc sử dụng vốn tại Tập đoàn là Nhà nước cần xây dựng một cơ chế tài chính phù hợp nhằm kiểm soát tín dụng đối với các ngân hàng thương mại. Trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ là đối tác quan trọng của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong việc cung cấp nguồn vốn tín dụng phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên. Các ngân hàng thương mại có quan hệ mật thiết với Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong việc cung cấp nguồn vốn tín dụng để thực hiện mục tiêu của mình. Tuy nhiên, Tập đoàn Dệt May Việt Nam chỉ được vay vốn của các NHTM không được vượt quá một Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 101 tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng. Mặt khác, việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau làm cho nhu cầu về vốn của Tập đoàn ngày tăng mạnh. Để Tập đoàn Dệt May Việt Nam có đủ vốn để thực hiện tốt mục tiêu của mình là điều không dễ dàng đối với các NHTM bởi vì các NHTM còn phải cung cấp vốn cho các Tập đoàn và các tổ chức kinh tế khác. Vấn đề đặt ra cho các NHTM và Tập đoàn Dệt May Việt Nam là phải giải quyết được khối lượng vốn vay và bảo lãnh của Tập đoàn. Đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam do quy mô sản xuất kinh doanh của Tập đoàn ngày càng được mở rộng thì việc đưa ra giới hạn lượng vốn huy động từ các NHTM đối với Tập đoàn ngày càng chặt chẽ. Mục tiêu của việc đưa ra giới hạn cung cấp tín dụng cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam nhằm đảm bảo sự an toàn của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Trong những năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng các công trình, dự án, góp vốn liên doanh… Vinatex vay bằng nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng phát triển) và vay hỗ trợ lãi suất từ các ngân hàng thương mại như Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam để đầu tư các dự án như dự án 4 vạn cọc sợi tại Công ty CP Sợi Phú Bài (290 tỷ đồng), dự án Cụm Công nghiệp Hòa Khánh Đà Nẵng (870 tỷ đồng), Dự án Nhuộm Yên Mỹ (240 tỷ đồng) Bảng 2.9. Tổng hợp vốn vay từ các tổ chức tín dụng giai đoạn 2008-2013 tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam (31/12) Đơn vị: Tỷ đồng Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vay nợ ngắn hạn và dài hạn 4.997 4.804 5.610 5064 5290 5386 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Tập đoàn Dệt May Việt Nam (31/12) Nguồn vốn này có đặc điểm: thủ tục vay đơn giản, chi phí thấp, thuận lợi trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng, các điều kiện ràng buộc không khắt khe như việc vay vốn tại các ngân hàng nước ngoài. Mặt khác, thực tế cho thấy việc huy động vốn từ các NHTM của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã xuất hiện những khó khăn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 102 vướng mắc về giới hạn tín dụng mà Tập đoàn được phép vay từ một NHTM. Trong thực tế, nhu cầu về vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam là rất lớn bởi Tập đoàn phải mở rộng quy mô kinh doanh, từng bước đổi mới công nghệ sản xuất, khi đó Tập đoàn cần huy động một lượng vốn lớn từ các NHTM có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Nhìn chung, hoạt động tín dụng giữa Tập đoàn Dệt May Việt Nam với các NHTM chưa phát huy hết tiềm năng của mình. Bởi vì, Tập đoàn chưa xây dựng cho mình một cơ sở pháp lý chặt chẽ về các quan hệ tín dụng giữa Tập đoàn và các NHTM. Nguyên nhân là do sự thiếu đồng bộ trong việc hình thành cơ chế quản lý tài chính trong nền kinh tế thị trường đã làm hạn chế cho việc huy động vốn cũng như tiến hành các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn trong tình hình hiện nay. - Huy động vốn ủy thác qua Công ty tài chính Dệt May Đây là một hình thức huy động vốn hiệu quả, phát huy vai trò thu xếp vốn của định chế tài chính, nó khắc phục được hạn chế cho vay theo qui định theo chế độ hiện hành. Tuy nhiên, việc vay vốn từ hình thức này chi phí vay vốn sẽ cao hơn. Sau khi Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thành lập, việc xác định mục tiêu kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn đã hình thành một cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn. Cụ thể là quá trình hình thành một số công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính như: Công ty CP Tài chính Dệt May (TFC). Do mới hình thành nên hoạt động của các công ty này không tránh khỏi những bất cập và khó khăn trong việc tạo lập vốn cho Tập đoàn và các công ty thành viên. Những khó khăn, hạn chế mà những công ty này gặp phải trong hoạt động là do môi trường kinh doanh, cơ sở pháp lý của nó chưa đáp ứng được mong mỏi của Tập đoàn và các Công ty thành viên. Bên cạnh đó còn có nhiều hạn chế do cơ chế cũ để lại, mặc dù nước ta đã gia nhập WTO từ năm 2006, nhưng những hạn chế này là cách nghĩ, cách làm trong quá trình kinh doanh và trong việc phân bổ vốn của các giai đoạn sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn còn nhiều bất cập; việc phân chia kết quả sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn còn nhiều điều phải bàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 103 Mục tiêu thành lập công ty tài chính trong Tập đoàn Dệt - May Việt Nam là chủ động nhằm cung cấp nguồn vốn cho Tập đoàn và các đơn vị thành viên thực hiện quá trình SXKD theo phạm vi và thẩm quyền đã được Tập đoàn quy định. Vấn đề đặt ra cho các công ty tài chính là mọi hoạt động của các công ty này phải tuân thủ các quy định, chế độ do ngân hàng trung ương ban hành. Đồng thời, các công ty tài chính còn phải thực hiện những quy định do Bộ Tài chính và Cơ quan chủ quản là Bộ Công thương, Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong quá trình sản xuất kinh doanh của các công ty tài chính trong Tập đoàn. Mặt khác, công ty tài chính trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động và việc điều chỉnh nguồn vốn của Tập đoàn đối với các công ty thành viên trong Tập đoàn. Vậy, để các công ty tài chính trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam hoạt động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi Chính phủ và cơ quan chủ quản cần tạo điều kiện cho Tập đoàn xây dựng một cơ chế huy động vốn cho phù hợp với năng lực của Tập đoàn trong từng thời kỳ. Bên cạnh việc hình thành công ty tài chính trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tập đoàn còn thực hiện việc huy động vốn thông qua hình thức thuê mua từ các công ty thuê mua tài chính. Trong nền kinh tế thị trường, quá trình hình thành các công ty cho thuê tài chính đã xuất hiện, sự hình thành các công ty thuê mua đã phần nào giảm bớt gánh nặng cho các NHTM, các công ty tài chính trong việc cung cấp nguồn vốn trong quá trình đầu tư vốn sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn. Quá trình thực hiện hình thức thuê mua tài chính tại Tập đoàn phần nào hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Mặt khác, thông qua quá trình thuê mua tài chính, Tập đoàn còn tiết kiệm được chi phí bởi thủ tục thuê mua rất đơn giản, không cần phải có tài sản thế chấp, khi đó Tập đoàn được tư vấn miễn phí và cung cấp cho Tập đoàn những thông tin cần thiết khác từ những nhà cung cấp dịch vụ này. Đây là một hình thức mà trong giai đoạn hiện nay có nhiều Tập đoàn kinh tế và các Tổng công ty sử dụng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 104 Thứ 3: Huy động vốn trong nội bộ Tập đoàn Dệt May Việt Nam Đây là một trong những hình thức huy động vốn có ưu điểm nhanh nhất đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho Tập đoàn và các công ty thành viên trong quá trình kinh doanh. Song, nguồn vốn huy động ngay trong chính bản thân Tập đoàn và các công ty thành viên chỉ đáp ứng phần nào trong toàn bộ nhu cầu vốn tại Tập đoàn. Mặc dù lượng vốn huy động từ chính trong bản thân Tập đoàn không ngừng tăng lên. Thực tế, nguồn vốn này đã góp một phần không nhỏ giúp cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên thực hiện tốt quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Thứ 4: Huy động vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam từ nguồn vốn vay của các tổ chức kinh tế nước ngoài Từ khi thành lập cho đến nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn trong nước thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu cho việc mở rộng quy mô sản xuất và đổi mới dây chuyền công nghệ để phục quá trình sản xuất của Tập đoàn. Cho nên, ngoài việc Tập đoàn Dệt May Việt Nam sử dụng nguồn vốn huy động được từ bản thân Tập đoàn và các tổ chức tài chính trong nước thì Tập đoàn còn phải dựa vào nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế nước ngoài. Thông qua việc tham gia liên doanh liên kết giữa Tập đoàn với các tổ chức kinh tế nước ngoài. Nguồn vốn nước ngoài, thông thường được hình thành từ các nguồn vốn như: Nguồn vốn ODA, nguồn vốn tín dụng của các tổ chức tài chính quốc tế đó là quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB); ngân hàng Châu Á (ADB),… và các nguồn vốn tín dụng do các tổ chức kinh tế của các khu vực khác. Bên cạnh đó còn có nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các tổ chức kinh tế và các cá nhân (FDI) được thể hiện qua hình thức như: tài trợ cho một số dự án của Tập đoàn, cho vay tín dụng ngắn hạn, vay tín dụng thực hiện quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, điều đó cho thấy Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng là nơi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, điều đó thể hiện uy tín của Tập đoàn ngày một nâng lên. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 105 Trong thời gian qua, Vinatex thực hiện việc vay theo hình thức này cho việc xây dựng các dự án Xử lý nước thải bằng nguồn vốn ODA của Hà Lan khoảng 4 triệu EUR và một số dự án khác của các công ty thành viên cũng bằng các nguồn vốn hỗn hợp ODA. Tuy việc sử dụng nguồn vốn này có lãi suất thấp, nhưng phải thông qua Chính phủ đồng ý bảo lãnh tín dụng, nên phát sinh nhiều thủ tục phức tạp và mất nhiều thời gian, nên thường ít được sử dụng. Bên cạnh đó việc vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài hầu như chưa thực hiện. Vậy, cơ chế huy động vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra lượng vốn đủ mạnh cho Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn để thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình. Mặt khác, huy động vốn tại Tập đoàn đã tăng khả năng tích tụ và tập trung vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của Tập đoàn đối với các Tập đoàn kinh tế, các thành phần kinh tế khác. Ngoài những thành tựu từ việc huy động vốn trên, thì cơ chế huy động vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam không tránh khỏi những hạn chế và được phản ánh trên những góc độ sau: - Trong quá trình huy động vốn của mình, hình thức huy động vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam còn có những hạn chế nhất định. Mặc dù Tập đoàn đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau của nền kinh tế, song Tập đoàn chưa xây dựng được cho mình những quy định cụ thể, rõ ràng về hình thức này, nên ngoài việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong Tập đoàn, Tập đoàn sử dụng nguồn vốn huy động khác ngoài nguồn vốn vay ngân hàng như; từng bước thực hiện quá trình đa dạng hóa sở hữu nhằm thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư, thực hiện quá trình cổ phần hóa trong Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn. - Thực tế nguồn vốn huy động được tập trung tại Tập đoàn sau đó mới phân bổ cho các công ty thành viên trong Tập đoàn. Việc phân chia vốn của Tập đoàn tuy đạt được những thành tự đáng kể nhưng vẫn còn những khiếm khuyết nhất định. Một số công ty thành viên trong Tập đoàn đã ỷ lại việc huy động vốn cho Tập đoàn. Mặt khác, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 106 Tập đoàn Dệt May Việt Nam chưa có bước đi thích hợp trong việc phân cấp việc huy động vốn cho các công ty thành viên trong Tập đoàn. Những vấn đề trên đã gây lên những hạn chế nhất định cho Tập đoàn, tạo sự thụ động trong việc huy động vốn của Tập đoàn và các công ty thành viên, không đáp ứng được sự linh hoạt trong giai đoạn hiện nay. Sự thiếu linh hoạt của Tập đoàn là do sự chi phối của Chính phủ đối với các Tập đoàn kinh tế Nhà nước nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng. Mặt khác, hoạt động của Tập đoàn chủ yếu dựa vào nguồn vốn NSNN nên việc quản lý vốn thường được tập trung tại Tập đoàn. Mặt khác, các trung gian tài chính chưa thể hiện được vai trò của mình trong quá trình huy động vốn tại Tập đoàn. Hiện nay, việc điều hòa vốn được thực hiện thông qua sự điều hành của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Vì vậy, các trung gian tài chính chưa phát huy đầy đủ vai trò của mình trong quá trình điều vốn và khơi thông các nguồn vốn giữa các công ty thành viên trong Tập đoàn. Công ty tài chính xuất hiện trong các tập đoàn là một tất yếu khách quan, song do nguồn vốn còn nhiều hạn chế nên hiệu quả hoạt động tại công ty tài chính chưa đạt được những mà điều mà Tập đoàn mong muốn. Cơ chế huy động và tạo lập vốn tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo lập vốn phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Tập đoàn và các công ty thành viên. Tuy nhiên cơ chế hiện hành vẫn còn có những hạn chế nhất định, cụ thể là: Một là: Hình thức huy động vốn còn hạn chế. Mặc dù Tập đoàn Dệt - May Việt Nam đã có chủ trương huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, thực tế hiện nay ngoài nguồn hình thành vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn huy động khác của Tập đoàn chủ yếu và vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Tập đoàn chưa sử dụng được các kênh huy động khác như: huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán, thu hút vốn từ các nhà đầu tư bằng việc đa dạng hóa hình thức sở hữu thông qua quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, liên doanh liên kết. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 107 Hai là: Hạn chế trong quá trình phân cấp huy động vốn. Hiện nay vốn huy động chủ yếu được tập trung tại công ty mẹ Tập đoàn, khả năng tự huy động vốn của các công ty con còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do khả năng tài chính và hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn thấp. Ngoài ra, một số công ty thành viên cũng còn dựa dẫm ỷ lại vào nguồn vốn đầu tư, hoặc điều hòa vốn từ công ty mẹ của Tập đoàn. Ngược lại Tập đoàn cũng chưa mạnh dạn phân cấp mạnh cho các công ty thành viên chủ động trong huy động vốn. Ba là: Vai trò điều hòa vốn của Tập đoàn thông qua các trung gian tài chính còn yếu. Tập đoàn Dệt - May Việt Nam hiện nay được thực hiện việc điều hòa vốn giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn thông qua công ty tài chính thuộc tập đoàn. Tuy nhiên công ty tài chính chưa phát huy được vai trò của mình trong việc khơi thông và điều hòa các nguồn vốn giữa Tập đoàn, các công ty thành viên và các nhà đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty tài chính chỉ được phép cấp tín dụng cho Tập đoàn và các công ty thành viên ở một mức nhất định không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu, trong khi đó nhu cầu vốn của Tập đoàn và các công ty thành viên đầu tư cho SXKD thường lớn hơn rất nhiều nên hiệu quả hoạt động đem lại chưa đáp ứng được như mong muốn của Tập đoàn. 2.2.2 Thực trạng cơ chế quản lý, sử dụng vốn tại tập đoàn Dệt - May Việt Nam 2.2.2.1 Cơ chế quản lý, sử dụng vốn tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam Quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn là một trong những nội dung quan trọng trong cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam, cơ chế này được hình thành dựa trên những cơ chế áp dụng chung cho các doanh nghiệp Nhà nước. Cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn được hình thành qua một số văn bản chủ yếu sau: Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; Thông tư số 45/2013/TT-BTC (Thông tư 45) về hướng dẫn Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) có hiệu lực từ 1/06/2013 và áp dụng từ năm tài chính 2013, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 108 thay thế cho Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 (Thông tư 203); Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ. Tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam được thể hiện qua bảng 2.10, qua bảng cho thấy: Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Tập đoàn Dệt may Việt Nam dao động từ 2,9 đến 4,9, có nghĩa là hiệu suất sử dụng này tương đối cao. Nguyên nhân, là do các công ty đã đầu tư thêm nhiều TSCĐ có giá trị lớn, công nghệ tiên tiến, đã khai thác, phát huy hết tiềm năng trong hoạt động SXKD. Doanh thu thuần của Tập đoàn năm 2008 đạt 12.272 tỷ đồng; năm 2009 đạt 14.023 tỷ đồng, tăng so với năm 2008, mức tăng 1.751 tỷ đồng; tỷ lệ tăng 14,23%; Năm 2010 doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 16.772,02 tỷ đồng mức tăng 2.749,03, tỷ lệ tăng 19,6%; năm 2011 doanh thu của Tập đoàn đạt 19.628,47, tăng 2.856,45 tỷ đồng; tỷ lệ tăng 17%; năm 2012 Doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 12.609,45 tỷ đồng giảm 7.019,02 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 35,76%, nguyên nhân giảm là do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khu vực EU. Năm 2013 doanh thu Tập đoàn đạt 17.634,58 tỷ đồng tăng (17.634,58-12.609,45 = 5025,13 tỷ đồng) tăng 39,85%, nguyên nhân do kinh tế trong nước và thế giới đã bắt đầu hồi phục. Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn năm 2008 đạt 615,6 tỷ đồng, năm 2009 đạt 670 tỷ đồng, mức tăng 54,4 tỷ đồng tỷ lệ tăng 8,12% so với 2008; Năm 2010 lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn là 1.063,8 tỷ đồng tăng 393,8 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 58,78% so với 2009; Năm 2011 Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn năm đạt 1.434 tỷ đồng tăng 370,2 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 34,8% so với 2010; Năm 2012 lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn đạt 1.469 tỷ đồng tăng 35 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 2,44% so với 2011; Năm 2013 Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn đạt 1.560 tỷ đồng, mức tăng 91 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 6,2% so với 2012. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 109 Về cơ chế quản lý, sử dụng vốn tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam hiện nay được thể hiện ở các nội dung cơ bản sau đây: Một là: Tập đoàn Dệt may Việt Nam có quyền cho thuê và thế chấp tài sản của mình theo quy định của pháp luật: Tập đoàn Dệt - May Việt Nam có quyền dùng tài sản thuộc quyền quản lý của mình cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản để tái đầu tư, đổi mới khoa học và công nghệ (không bao gồm những tài sản mà Tập đoàn đi thuê, đi mượn, giữ hộ, nhận thế chấp và những tài sản đi thuê khác,...). Mặt khác, Tập đoàn có thể dùng tài sản của bên cho thuê nếu bên cho thuê đồng ý thì Tập đoàn vẫn dùng để cho thuê và thế chấp được. Mục đích của cơ chế này là đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo toàn và phát triển vốn của Tập đoàn và các công ty thành viên, bảo đảm các thủ tục và trình tự theo quy định của luật pháp. Đối với tài sản cho thuê hoạt động thì Tập đoàn Dệt May Việt Nam vẫn phải thực hiện việc trích khấu hao theo chế độ quy định. Ngoài ra, Tập đoàn đã thực hiện việc phân cấp và ủy quyền cho các công ty thành viên thực hiện việc cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản theo chế độ Nhà nước quy định và được cụ thể hóa trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Hai là: Tập đoàn Dệt may Việt Nam có thể nhượng bán, thanh lý tài sản của mình nhằm thu hồi vốn từ những tài sản đó. Các đơn vị thành viên trong Tập đoàn trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản phải chủ động lập phương án thanh lý, nhượng bán trình Tập đoàn quyết định. Những tài sản lạc hậu về công nghệ sản xuất, không còn phù hợp với tình hình sản xuất của Tập đoàn, những tài sản xuống cấp hư hỏng không thể sửa chữa được, những tài sản sử dụng không mang lại hiệu quả như mong muốn và không thể nhượng bán cho các công ty khác trên thị trường, trước tình hình đó các đơn vị thành viên trong Tập đoàn phải thành lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị thực của tài sản. Mọi tài sản thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn trước khi đem thanh lý, nhượng bán phải được đánh giá, thông báo rộng rãi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 110 trên phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức bán đấu giá công khai. Mặt khác, những tài sản thanh lý, nhượng bán dưới hình thức dỡ bỏ, các công ty thành viên trong Tập đoàn phải tổ chức hội đồng nhượng bán, thanh lý do tổng Giám đốc hoặc Giám đốc các công ty thành viên trong Tập đoàn quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đưa ra trước Tập đoàn và ban lãnh đạo Tập đoàn. Ba là:Tập đoàn và các công ty thành viên được quyền chủ động lựa chọn phương pháp thực hiện việc tính và trích khấu khao TSCĐ và sử dụng tiền trích khấu hao trong quá trình kinh doanh. Tập đoàn Dệt may Việt Nam và các công ty thành viên thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ bao gồm tài sản của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn. Toàn bộ tiền khấu hao TSCĐ thuộc vốn chủ sở hữu của Tập đoàn được để lại để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ, sử dụng cho nhu cầu kinh doanh tại Tập đoàn theo quy định của Bộ Tài Chính. Trong quá trình kinh doanh Tập đoàn có thể sử dụng tạm thời số tiền khấu hao khi chưa đến thời hạn tái đầu tư vào tài sản cố định để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn. Hội đồng thành viên Tập đoàn ủy quyền Tổng giám đốc Tập đoàn quyết định việc khai thác sử dụng tài sản tại Tập đoàn dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có vốn vay trả theo mức lãi suất do NHTW công bố tại cùng thời điểm phát sinh. Hội đồng thành viên Tập đoàn có thể đưa ra quyết định việc sử dụng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định của Tập đoàn (khấu hao của những tài sản thuộc vốn vay chưa trả hết nợ Tập đoàn không huy động) theo nguyên tắc ghi giảm vốn cho các đơn vị thành viên trong Tập đoàn. Đầu tư xây dựng cơ bản tại Tập đoàn được sử dụng bằng nguồn vốn khấu hao phải tuân theo quy định của nhà nước về quy chế quản lý đầu tư XDCB. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi Tập đoàn và các công ty thành viên phải có kế hoạch sử dụng khoa học, hợp lý nhằm bảo toàn và phát triển vốn tại Tập đoàn. Bốn là: Trong quá trình kinh doanh, Tập đoàn và các công ty thành viên phải thực hiện rà soát lại các tài sản cố định đã tham gia vào hoạt động kinh doanh để Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 111 tiến hành đánh giá lại và xử lý tổn thất của những TSCĐ đó. Thông thường việc đánh giá lại tài sản trong Tập đoàn được thể hiện qua một số trường hợp sau: - Tập đoàn, và các công ty thành viên tiến hành kiểm kê đánh giá và đánh giá lại tài sản hàng năm theo chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước. - Tập đoàn Dệt May Việt Nam thực hiện từng bước quá trình cổ phần hóa một số công ty TNHH một thành viên với mục đích đa dạng hóa hình thức sở hữu, chuyển đổi quyền sở hữu của các đơn vị thành viên như: Dệt 8/3, Dệt Kim Đông Xuân, Dệt Kim Đông Phương, Thương mại Thời trang Dệt May Việt Nam Tập đoàn nắm giữ từ 50 đến 65% vốn điều lệ, các doanh nghiệp khác Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, Tập đoàn nghiên cứu, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp như các trường, các viện với mục đích thu gọn đầu mối, phù hợp với chiến lược phát triển của Tập đoàn, với quá trình cổ phần hóa trong Tập đoàn, báo cáo Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Mục đích của việc đánh giá lại nhằm hạch toán các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm vốn của Tập đoàn trong quá trình kiểm kê, đánh giá và đánh giá lại tài sản được cơ quan tài chính có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi đánh giá và xác định được mức độ tổn thất của các tài sản (mất, hư hỏng làm giảm giá trị tài sản) thì Tập đoàn và các công ty thành viên trực tiếp sử dụng tài sản lập Hội đồng xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất, lập phương án xử lý báo cáo Tổng Giám đốc; Tổng Giám đốc báo cáo HĐTV Tập đoàn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn và tiến hành cách thức xử lý như sau: Nếu do nguyên nhân chủ quan: Những tổn thất xảy ra do sự chủ quan của tập thể và cá nhân thì tập thể và cá nhân gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. HĐTV Tập đoàn xem xét, phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định mức độ bồi thường và chịu trách nhiệm về các quyết định của Tập đoàn. Khâu quan trọng và khó khăn nhất của Tập đoàn là đánh giá và đánh giá lại tài sản của Tập đoàn và các công ty thành viên; đặc biệt là đất đai và các TSCĐ khác. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 112 Để khắc phục những vấn đề trên, Tập đoàn đã hướng dẫn các đơn vị thành viên vừa thực hiện đúng, khoa học và hợp lý chế độ tài chính, vừa phải đảm bảo quyền lợi cho đơn vị, người lao động trong công ty nhằm tạo thuận lợi cho các công ty thành viên tăng trưởng và phát triển bền vững. Nếu do nguyên nhân khách quan: Những tổn thất xảy ra nếu do những nguyên nhân khách quan như trình độ của cán bộ, công nhân viên trong Tập đoàn thì Hội đồng thành viên Tập đoàn căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để đưa ra giải pháp khắc phục nhằm hạn chế những mất mát hư hỏng của các tài sản trong Tập đoàn và các công ty thành viên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Tập đoàn. Năm là: Tập đoàn cần tiến hành phân bổ sử dụng vốn đầu tư vào các tài sản sao cho hợp lý, đồng thời các công ty thành viên thuộc Tập đoàn có trách nhiệm quản lý sử dụng phần vốn, tài sản được đầu tư của đơn vị mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Thông qua cơ chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn, Tập đoàn trực tiếp tiến hành giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cho các công ty thành viên; các công ty thành viên nhận vốn có trách nhiệm thực hiện việc quản lý và sử dụng tài sản sao cho phù hợp nhất với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị mình. Mặt khác, Tập đoàn có thể bổ sung, hoặc điều chuyển vốn kinh doanh giữa các đơn vị thành viên nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của các công ty thành viên và phát huy sức mạnh chung toàn Tập đoàn. Các công ty thành viên được quyền dùng tài sản của mình cho thuê, thế chấp, cầm cố, nhượng bán TSCĐ theo quy định của Nhà nước và điều lệ của Tập đoàn. Toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ được nộp về Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Để thực hiện tốt quá trình điều chuyển vốn giữa các doanh nghiệp thành viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn phải trình Hội đồng thành viên Tập đoàn, chủ tịch HĐTV Tập đoàn sẽ xem xét, phê duyệt kế hoạch và đưa ra quyết định điều động theo nguyên tắc ghi tăng hay giảm nguồn vốn của Tập đoàn. Đồng thời Tập đoàn báo cáo lên cơ quan quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 113 Sáu là: Xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng tài sản ngắn hạn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Tập đoàn đã tiến hành rà soát, phân loại, sắp xếp lại các TSNH trên báo cáo tài chính của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn sao cho phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Căn cứ vào khả năng chuyển hóa thành tiền, các TSNH hình thành các nhóm chủ yếu như: tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, chi phí trả trước, tồn kho..... Hiện tại cơ chế quản lý và sử dụng TSNH tại Tập đoàn và các công ty thành viên được thể hiện trên một số khía cạnh sau: + Trong quá trình kinh doanh Tập đoàn từng bước tiến hành xây dựng và quản lý các định mức kinh tế - kỹ thuật về mức hao phí nguyên nhiên vật liệu, mức chi phí dịch vụ mua ngoài, định mức tiền lương trả cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn ,.... làm căn cứ, tiêu chuẩn cho việc quản lý chi phí kinh của Tập đoàn và các công ty thành viên. + Tập đoàn cũng đã chủ động xây dựng và quản lý các định mức về tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, phải trả. + Tập đoàn cũng chủ động xây dựng nhu cầu về TSNH, vốn ngắn hạn, xây dựng quy chế hướng dẫn các công ty thành viên chủ động xây dựng kế hoạch luân chuyển vốn ngắn hạn hàng năm. Mục đích của việc luân chuyển vốn ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH tại Tập đoàn và các công ty thành viên. + Nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển TSNH ngắn hạn, chống gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước, hàng năm Tập đoàn xây dựng cơ chế trích lập các quỹ dự phòng đối với các TSNH như: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dự phòng các khoản phải thu khó đòi,… trường hợp các TSNH và giao dịch kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ, Tập đoàn đã xây dựng biện pháp xử lý chênh lệch tỷ giá trong trường hợp này. + Hàng năm Tập đoàn cũng tiến hành kiểm kê, đánh giá tài sản được quy định trong chế độ quản lý tài chính tại Tập đoàn và được xây dựng dựa trên các văn bản hiện hành của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 114 + Đối với những loại công cụ, dụng cụ sử dụng tuy nhà nước không quy định thời hạn phân bổ chi phí, tuy nhiên do lượng công cụ, dụng cụ sử dụng tại Tập đoàn và các công ty thành viên tương đối lớn, nên Tập đoàn đã cho phép các công ty thành viên có thể điều chỉnh tăng giảm tỷ lệ phân bổ hàng năm để điều chỉnh kết quả kinh doanh của mình. Điều này có thể dẫn đến việc xác định kết quả kinh doanh và kết quản bảo toàn vốn tại Tập đoàn và các công ty thành viên không còn chính xác. Tóm lại, trong quá trình kinh doanh Tập đoàn đã ban hành được các quy định về chế độ quản lý sử dụng vốn và tài sản phù hợp với yêu cầu phát triển của Tập đoàn; đồng thời thực hiện trao quyền chủ động trong quản lý vốn, tài sản cho các công ty thành viên với yêu cầu đảm bảo có hiệu quả cao và bảo toàn vốn. Mức độ phân cấp trong quản lý vốn, tài sản cho các công ty thành viên vừa phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của Tập đoàn, vừa phụ thuộc vào năng lực quản lý, sử dụng vốn của các công ty thành viên.. Mặc dù, cơ chế quản lý TSNH tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã có những bổ sung sửa đổi hoặc điều chỉnh nhất định cho phù hợp với điều kiện kinh doanh và sự phát triển của Tập đoàn. Tuy nhiên việc quản lý vốn, tài sản của Tập đoàn cũng chưa đạt được mục tiêu đề ra, số nợ phải thu của Tập đoàn và các công ty thành viên tương đối lớn (được phản ánh qua bảng 2.11). Mặt khác, quản lý hàng tồn kho của Tập đoàn Dệt May Việt Nam chưa tốt, lượng hàng tồn kho cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể, đây là một lượng vốn ứ đọng nằm tại kho không phát huy hiệu quả. Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn còn nhiều bất cập (được thể hiện qua bảng 2.12). Có thể nói những hạn chế, tồn tại trong cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam là: Một là: Cách thức quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam vẫn còn mang tính chất mệnh lệnh hành chính, giống như TCT Dệt - May nhà nước trước đây; chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các công ty thành viên trong việc quản lý phần vốn và tài sản được giao quyền quản lý. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 115 Hai là: Quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam cũng chưa đảm bảo tập trung được nguồn lực đủ mạnh cho bản thân Tập đoàn. Thực tế cho thấy, nhiều khi Tập đoàn cần vốn đầu tư để thực một dự án, song Tập đoàn cũng chưa đủ vốn để thực hiện dự án, nên khả năng đầu tư vốn vào các công ty thành viên còn nhiều khó khăn do thiếu vốn. Ba là: Quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty thành viên chủ động về mặt tài chính, nhân sự, điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của mình nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn. Bốn là: Việc kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn và tài sản của Tập đoàn và các công ty thành viên trên góc độ quản lý nhà nước còn mang tính hình thức, gây thất thoát tài sản, tiền vốn và các công ty thành viên. Năm là: Quản lý đầu tư của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam còn hạn chế, khả năng tích tụ và tập trung hóa về vốn của Tập đoàn và các công ty thành viên chưa cao, sự phát triển không đồng đều giữa các công ty thành viên trong Tập đoàn gây khó khăn cho việc quản lý quá trình đầu tư của Tập đoàn. 2.2.2.2 Đầu tư tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Tập đoàn Dệt - May Việt Nam và các công ty thành viên cũng dành một phần vốn của mình để đầu tư ra bên ngoài Tập đoàn. Việc đầu tư một phần vốn của mình ra bên ngoài đã mang lại cho Tập đoàn và các công ty thành viên không chỉ lợi nhuận mà cả những kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tại Tập đoàn. Tập đoàn Dệt - May Việt Nam và các công ty thành viên cũng đã mạnh dạn sử dụng một phần vốn của mình tham gia các hoạt động đầu tư ra bên ngoài Tập đoàn với nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo ra một hướng đi mới cho Tập đoàn. Để hình thức đầu tư này đạt được những kết quả như mong muốn, Tập đoàn cũng đã xây dựng cho mình một cơ chế giám sát tài chính nhằm giám sát chặt chẽ để kịp thời điều chỉnh hoạt động đầu tư, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 116 tránh đầu tư dàn trải, hiệu quả không cao gây tác động xấu đến tình hình tài chính của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn. Kết quả đầu tư của Tập đoàn được thể hiện qua bảng 2.13 dưới đây: Số liệu phản ánh trong bảng 2.13 cho thấy Tập đoàn đã phần nào quan tâm đến việc đầu tư tài chính ra bên ngoài, trong đó chủ yếu là đầu tư tài chính dài hạn. Cụ thể từ 2008 đến 1013 thì đầu tư tài chính dài hạn của Tập đoàn tăng dần qua các năm. 2.2.3 Thực trạng cơ chế quản lý, phân phối lợi nhuận tại tập đoàn Dệt - May Việt Nam Quản lý và phân phối lợi nhuận tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một vấn đề tài chính quan trọng nhằm giải quyết một cách hài hòa các mối quan hệ về lợi ích giữa Tập đoàn và người lao động, giữa Công ty mẹ và các Công ty thành viên vì mục tiêu phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam một cách bền vững. Hiện nay, lợi nhuận của Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng được quản lý trên cơ sở Nghị định số 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 02 năm 2009 ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác và hiện nay là theo NĐ71/2013/NĐ-CP. Sau khi bù lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc phân phối này đảm bảo những quy định chế độ, về nghị quyết của Đại hội cổ đông hoặc theo các hợp đồng đã cam kết với các đối tác tham gia liên doanh, liên kết, phần lợi nhuận còn lại được Tập đoàn phân phối như sau: Một là: Trừ các khoản chi phí thực tế mà Tập đoàn và các công ty thành viên đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. Hai là: Tập đoàn thực hiện việc trích bổ sung vào vốn Nhà nước tại Tập đoàn số tiền bằng tỷ lệ 1,8% số vốn Nhà nước. Ba là: Tập đoàn thực hiện việc chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng, hợp tác kinh doanh (nếu có). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 117 Bốn là: Bù đắp Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế. Năm là: Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản đã trình bày ở trên tiếp tục được phân phối như sau: Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng trích 30% vào quỹ đầu tư phát triển. Ngoài ra còn trích lập quỹ dự phòng để tạo nguồn tài chính chủ động bù đắp những tổn thất, những biến động bất thường có thể xảy ra đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong tương lai gây ảnh hưởng đến hoạt động của Tập đoàn. Ngoài ra Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng thực hiện việc trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành, quỹ thưởng nhân viên,… Tuy nhiên cơ chế quản lý, phân phối lợi nhuận tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam hiện cũng còn tồn tại một số vấn đề sau: + Cơ chế quản lý, phân phối lợi nhuận tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam được quy định như trên phần nào làm mất đi tính độc lập tự chủ của các công ty thành viên + Việc phân phối lợi nhuận tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều đặc điểm của TĐKT nhà nước và không thật phù hợp với đặc điểm của mô hình Tập đoàn kinh tế có nhiều hình thức sở hữu. 2.2.4 Cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Để hoạt động tài chính của các Công ty thành viên và toàn Tập đoàn phục vụ tốt việc thực hiện chiến lược phát triển của Tập đoàn nói chung, chiến lược tài chính của Tập đoàn nói riêng, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng đã xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát tài chính tại Tập đoàn. Mục tiêu của cơ chế là nhằm phát hiện, ngăn ngừa, điều chỉnh, xử lý những hoạt động thực tế nảy sinh trong quá trình kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả đề ra. Bên cạnh đó, Tập đoàn đã củng cố, sắp xếp, quy định chức năng nhiệm vụ của các Ban chức năng tham mưu giúp việc trong Tập đoàn một cách rõ ràng, tránh chồng chéo. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 118 Nội dung cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thể hiện như sau: - Nhà nước thực hiện kiểm tra, giám sát tài chính đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên Với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam, căn cứ vào số liệu trên các báo cáo tài chính, cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Công Thương, và các Bộ liên quan) tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước đối với Tập đoàn và các Công ty thành viên. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát Nhà nước có thể kiểm soát được hoạt động kinh doanh của tập đoàn, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các Tập đoàn kinh tế nói chung, trong đó có Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh của mình. Để đáp ứng hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước, Tập đoàn Dệt May Việt Nam thường xuyên lập báo cáo tài chính hàng quý, năm theo chế độ tài chính kế toán hiện hành của Bộ Tài chính. Trong báo cáo tài chính, Tập đoàn phân định rõ ràng, rành mạch giữa các công ty hạch toán độc lập và phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Hàng năm Tập đoàn thực hiện tốt việc quyết toán kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên, thực hiện công khai tình hình tài chính của mình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Các Công ty thành viên trong Tập đoàn có bộ máy kế toán tài chính phù hợp với từng loại hình công ty, thực hiện công tác hạch toán theo chế độ hiện hành. Hiện tại, hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính của nhà nước đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên cũng còn tồn tại một số vấn đề sau: + Cơ chế kiểm tra giám sát tài chính của nhà nước còn mang tính hình thức, chủ yếu là thông qua các báo cáo tài chính; + Việc kiểm tra giám sát thường chỉ được tiến hành khi khi có đơn thư, khiếu kiện, khi có dấu hiệu tham nhũng, chưa thực hiện được thường xuyên, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 119 + Quá trình kiểm tra, giám sát còn chồng chéo, chưa có sự thông thoáng, kết quả kiểm tra, giám sát của nhà nước chưa là niềm tin để các cơ quan khác có cơ sở làm việc, gây phiền toái cho Tập đoàn Dệt - May Việt Nam trong quá trình hoạt động kinh doanh. - Tập đoàn Dệt May Việt Nam thực hiện việc kiểm tra giám sát tài chính đối với toàn Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn Trong quá trình kinh doanh, Tập đoàn cũng đã xây dựng cho mình cơ chế quản lý tài chính để làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm tra, giám sát tài chính của Tập đoàn và các công ty thành viên. Với tư cách là một hệ thống, Tập đoàn và các Công ty thành viên cũng thực hiện việc tự kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động tài chính diễn ra giữa Công ty mẹ với các công ty thành viên, công ty liên kết trong tập đoàn. Nội dung kiểm tra giám sát bao gồm việc kiểm tra, giám sát quá trình huy động, tạo lập vốn, quá trình đầu tư và sử dụng vốn, quá trình luân chuyển vốn giữa Công ty mẹ và các công ty con ; quá trình phân phối lợi nhuận và trích lập, sử dụng các quỹ của Công ty Mẹ và các Công ty thành viên, kiểm tra giám sát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các Công ty thành viên và toàn bộ Tập đoàn. Công tác kiểm tra giám sát tài chính của Tập đoàn cũng được thực hiện thông qua các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu tài chính. Mặt khác, tập đoàn cũng xây dựng quy chế công khai tình hình tài chính để các Công ty thành viên tự kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của mình. Định kỳ, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã thực hiện việc kiểm tra, giám sát tài chính tại các Công ty thành viên nhằm phát hiện, ngăn ngừa, điều chỉnh và xử lý những bất cập trong hoạt động tài chính sao cho phù hợp với chế độ hiện hành và mục tiêu mà Tập đoàn đã xác định; bảo vệ lợi ích của Tập đoàn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn Tập đoàn. Hàng năm, Công ty Mẹ -Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các Công ty thành viên đã thực hiện việc kê khai và quyết toán tài chính với cơ quan quản lý và đại diện chủ sở hữu Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 120 Nhận thức được tầm quan trọng của cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống kế toán, thống kê, kiểm toán nội bộ Tập đoàn và các Công ty thành viên; từng bước nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập, thường xuyên bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát tài chính tại Tập đoàn. Tuy nhiên cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam còn tồn tại một số vấn đề sau: Một là: Quá trình kiểm tra, giám sát các công ty thành viên trong quá trình kinh doanh, sử dụng vốn vẫn chưa được quan tâm đúng mức, còn mang nặng tính hình thức. Các công ty thành viên chưa tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng và trích lập các quỹ của đơn vị mình chưa đúng với chế độ hiện hành. Hai là: Tập đoàn chưa chú trọng đến quá trình đầu tư XDXB và mua sắm tài sản, thiếu sự phối hợp quản lý, chỉ đạo chặt chẽ giữa các ban chức năng của Tập đoàn ngay từ khâu lập, thẩm định dự án đầu tư, đến khâu giám sát kiểm tra quá trình thực hiện. Các ban chức năng chỉ quan tâm đến khâu cuối cùng là phê duyệt vốn đầu tư XDCB và mua sắm tài sản, có những trường hợp Tập đoàn phải đứng ra giải quyết những vấn đề nảy sinh trước đó. Ba là: Cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam còn mang tính hình thức nên đã tạo ra một cơ chế cấp trên-cấp dưới trong công tác quản lý vốn và tài sản, trong khi Tập đoàn đứng ra chỉ đạo, kiểm tra giám sát còn bên dưới hoạt động độc lập nên hiệu quả đầu tư mang lại chưa cao. 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN DỆT - MAY VIỆT NAM 2.3.1 Những kết quả đạt được trong cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Từ những nội dung trình bày trên về cơ chế quản lý tài chính Tập đoàn, có thể đưa ra một số nhận xét sau đây: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 121 Một là, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã xây dựng cho mình một cơ chế quản lý tài chính tương đối phù hợp, góp phần nâng cao quyền tự chủ nhất định trong hoạt động SXKD của các Công ty thành viên toàn Tập đoàn. Từ chỗ Tập đoàn phụ thuộc 100% vốn NSNN, mọi hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên luôn bị động, nguồn vốn phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn phụ thuộc vào sự cấp phát của nhà nước đến nay khả năng tự chủ về mặt tài chính của Tập đoàn và các nguồn thu ngày càng tăng lên làm tăng khả năng cạnh tranh của Tập đoàn trên thị trường trong và ngoài nước. Hai là, Trong quá trình phát triển, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng điều hòa vốn giữa các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, khắc phục được tình trạng thiếu thừa vốn cục bộ trong Tập đoàn, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn. Ba là, Trong thời gian qua, Tập đoàn cũng đã có nhiều biện pháp trong huy động vốn để thực hiện chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn thông qua việc bảo lãnh, cấp phát, cho vay, và đầu tư cho các dự án của Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, quá trình này đã tạo thêm sức mạnh, uy tín và uy thế cạnh tranh của Tập đoàn trên thương trường. Bốn là, Trong quá trình phát triển của Tập đoàn, thông qua các trung gian tài chính (Công ty tài chính cổ phần Dệt May, ngân hàng TMCP Hàng Hải, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu, Quỹ Đầu tư Việt Nam, Ngân hàng TMCP Nam Việt, Công ty cổ phần Chứng khoán Gia quyền) Tập đoàn đã huy động được một lượng vốn nhất định đáp ứng yêu cầu đầu tư một số dự án của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn. Mặt khác, việc huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nội bộ Tập đoàn và các công ty thành viên cũng được thực hiện thường xuyên. Các NHTM cổ phần mà Tập đoàn có cổ phần và công ty tài chính của Tập đoàn đã thực hiện việc cho các đơn vị thành viên trong Tập đoàn vay vốn, nhờ vậy quá trình sử dụng vốn tại Tập đoàn trở lên năng động và linh hoạt hơn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 122 Năm là, Cùng với sự phát triển của các nguồn vốn ở Tập đoàn thì nhu cầu vốn cho SXKD càng ngày càng tăng, nguồn vốn bổ sung từ nội lực bản thân các Tập đoàn hiện nay không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Vì vậy, Tập đoàn phải lựa chọn hình thức huy động vốn với số lượng rất lớn đáp ứng nhu cầu vốn của các thành viên trong Tập đoàn. Tập đoàn đã xây dựng cho mình một chiến lược tài chính nhằm hạn chế tình trạng thường xuyên bị động về mặt tài chính, đôi khi tạo ra sự thừa thiếu giả tạo. Đặc biệt là mục tiêu phát triển của Tập đoàn từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 nhu cầu đầu tư, phát triển ngành Dệt May rất lớn điều đó cho thấy bản thân Tập đoàn và các công ty thành viên cần phải xây dựng cho mình một chiến lược sắp xếp vốn hoàn chỉnh, linh hoạt bảo đảm cho quá trình kinh doanh tại Tập đoàn và các công ty thành viên được thuận lợi. 2.3.2 Những hạn chế tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song hiện nay cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn đã nảy sinh những vấn đề không đáp ứng được yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động tài chính ngày càng phát triển của bản thân Tập đoàn và được thể hiện trên một số nội dung sau: Một là, hiện nay cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn chưa khai thác, phát huy hết tiềm năng của mình điều đó thể hiện khả năng tích tụ và tập trung vốn của Tập đoàn chưa cao, nguồn lực tài chính của Tập đoàn còn bị phân tán ở các đơn vị thành viên. Vì vậy, việc điều chuyển, tập trung nguồn vốn giữa các đơn vị thành viên phục vụ cho các mục tiêu chiến lược phát triển SXKD của Tập đoàn còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp nhưng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hai là, cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn trong thời gian qua còn nhiều bất cập, chưa khuyến khích được Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn đầu tư, sử dụng vốn có hiệu quả, thậm chí còn gây nên sự lãng phí, thiệt hại, gây cản trở cho việc nâng cao hiệu quả SXKD tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Ba là, việc Tập đoàn Dệt May Việt Nam là chủ sở hữu phần lớn về vốn trong các công ty thành viên cũng là một nguyên nhân quan trọng làm hạn chế khả năng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 123 linh hoạt của cơ chế quản lý tài chính nhằm đảm bảo được tính tự chủ của Tập đoàn và những hạn chế trong việc mở rộng quy mô và phạm vi đầu tư, hạn chế khả năng huy động vốn trong và ngoài nước, hạn chế khả năng xóa bỏ cơ chế xin - cho giữa Nhà nước và Tập đoàn, giữa Tập đoàn và các Công ty thành viên. Vì vậy, việc xây dựng một cơ chế quản lý tài chính cho Tập đoàn là rất cần thiết để đảm bảo được tính tự chủ thực sự của Tập đoàn và các công ty thành viên, cũng như hạn chế khả năng mở rộng phạm vi đầu tư, hạn chế khả năng huy động vốn cả trong và ngoài nước một cách tối đa, hạn chế khả năng xóa bỏ cơ chế xin - cho giữa hai cấp để chuyển sang một cơ chế quản lý mới tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên trong Tập đoàn. Bốn là, cơ chế quản lý tài chính còn chưa phân định rõ trách nhiệm cụ thể giữa Hội đồng thành viên Tập đoàn và Tổng Giám đốc Tập đoàn. Điều này dễ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa Hội đồng thành viên Tập đoàn và Tổng Giám đốc của Tập đoàn trong quá trình quản lý, điều hành làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Năm là, cơ chế quản lý tài chính hiện tại của VINATEX và các đơn vị thành viên vẫn chưa cho phép Tập đoàn và các đơn vị thành viên phát huy đầy đủ quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của mình. Tính tự chủ của Tập đoàn về mặt tài chính trong SXKD vẫn chưa được xây dựng một cách khoa học, hợp lý, các bước thực hiện chưa đầy đủ rõ ràng nên chưa xóa được cơ chế theo kiểu xin – cho trong Tập đoàn đối với các đơn vị thành viên. Trách nhiệm quản lý vốn và tài sản của Tập đoàn và các công ty thành viên không rõ ràng nên chưa tạo động lực khuyến khích tăng năng suất và hiệu quả trong kinh doanh,… Hiện nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam vẫn chưa thật sự có được tính tự chủ của một ‟công ty độc lập”, Tập đoàn và các công ty thành viên vẫn chịu sự can thiệp khá sâu của quản lý nhà nước vào quá trình SXKD, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý tài chính tại Tập đoàn bởi những quyết định quan trọng mang tính chiến lược thì Tập đoàn vẫn chịu sự chi phối của Bộ chủ quản và Thủ tướng Chính phủ. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 124 Sáu là, quan hệ về vốn CSH giữa Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn chưa rõ ràng, rành mạch, mặc dù vốn của Tập đoàn sau khi Nhà nước giao đều giao lại cho các công ty thành viên. Việc giao nhận vốn giữa Tập đoàn và các công ty thành viên mang tính hình thức. Trong khi đó, trách nhiệm của VINATEX về số vốn và tài sản khi đã giao cho các đơn vị thành viên rất hạn chế, nhưng quyền quyết định của Tập đoàn đối với đơn vị thành viên rất cao. Ngược lại, đối với các đơn vị thành viên khi nhận vốn và tài sản của Tập đoàn thì trách nhiệm sử dụng vốn phải đạt hiệu quả, nhưng thẩm quyền quyết định việc sử dụng vốn để tái đầu tư lại phụ thuộc vào Tập đoàn, nên khó phát huy khả năng sáng tạo và tính trách nhiệm đối với tài sản trong công ty. Bẩy là, Cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính của Tập đoàn theo các quy định, về hình thức thì rất ‟chặt chẽ”, nhưng trên thực tế thì ‟lỏng lẻo”. Hội đồng thành viên Tập đoàn và Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm về kết quả quản lý, điều hành. Trên các văn bản quy định cơ chế giám sát, hầu như tất cả các cấp từ công ty Mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam đến các công ty thành viên đều thực hiện vai trò giám sát gần như tất cả các hoạt động kinh doanh trong Tập đoàn. Tám là, cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam chưa thực hiện được đầy đủ việc gắn trách nhiệm các công ty thành viên với hiệu quả kinh doanh chung toàn Tập đoàn, chưa thực sự gắn kết người lao động với chất lượng sản xuất và hiệu quả công việc. Đòi hỏi Tập đoàn phải thật sự mạnh dạn đổi mới cơ chế hoạt động nói chung, cơ chế quản lý tài chính nói riêng giúp Tập đoàn và các công ty thành viên thực sự tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp xảy ra trong hoạt động kinh doanh của mình. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 125 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 của luận án đã phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam dựa trên một số nội dung cơ bản sau: Một là, luận án giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của ngành Dệt May nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng. Nội dung này chủ yếu nhấn mạnh đến sự phát triển của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, những kết quả mà Tập đoàn Dệt May Việt Nam đạt được trong thời gian qua. Sự khái quát này giúp chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam với những khoảng sáng tối xen lẫn cần phải điều chỉnh, phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của Tập đoàn. Hai là, luận án được tác giả phân tích, mổ xẻ thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Việc phân tích này giúp tác giả đánh giá về tính phù hợp hay những bất cập về thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án xem xét mối quan hệ giữa Tập đoàn và các Công ty thành viên trong Tập đoàn về những tác động của nó đến cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Ba là, cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần được xây dựng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của Tập đoàn, cơ chế này cần kế thừa những ưu điểm của cơ chế hiện tại và khắc phục dần những nội dung không còn phù hợp, vì vậy Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần có những giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam và được trình bày ở chương 3 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 126 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN DỆT - MAY VIỆT NAM 3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN DỆT - MAY VIỆT NAM 3.1.1 Định hướng chiến lược phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam 3.1.1.1. Sản phẩm Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập trong ngành Dệt May. Tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành. Xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu. Tập đoàn Dệt May Việt Nam giữ vai trò nòng cốt thực hiện Chương trình này. Xây dựng Chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông nhằm tăng suất và chất lượng bông xơ của Việt Nam để cung cấp cho ngành dệt. 3.1.1.2 Đầu tư và phát triển sản xuất - Đối với các doanh nghiệp may trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam Từng bước di dời các cơ sở sản xuất về các địa phương có nguồn lao động nông nghiệp và thuận lợi giao thông. Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và thương mại tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. - Đối với các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải của Tập đoàn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 127 Xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước. Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường. Tập đoàn Dệt May Việt Nam từng bước xây dựng các vùng chuyên canh bông có tưới tại các địa bàn có đủ điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu nhằm nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng bông xơ. 3.1.1.3. Bảo vệ môi trường của Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với chiến lược phát triển của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các quy định pháp luật về môi trường. - Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp Dệt May có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp. - Tập đoàn cần triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành Dệt May, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000 (Social Accountabilty 8.000 –đưa ra các yêu cầu và quản trị trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu). - Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành Dệt May theo hướng thân thiện với môi trường. - Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường. - Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế. 3.1.1.4 Chiến lược phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đưa ra rất nhiều nội dung quan trọng, trong đó có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm 2011 -2020, mục tiêu của chiến lược là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 128 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Thực hiện quá trình CNH - HĐH theo hệ thống nền kinh tế mở là chấp nhận quá trình cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trên toàn cầu, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa nước ta với các nước trong khu vực. Xuất phát điểm của nước ta còn thấp, các Tập đoàn kinh tế nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng quy mô SXKD chưa tương xứng với tiềm năng cho nên việc giành chỗ đứng trên thị trường thế giới tất yếu gặp nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra là Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải trở thành một Tập đoàn có quy mô lớn và rất lớn, với trình độ trang bị kĩ thuật công nghệ tiên tiến, đồng bộ đồng thời phải có các nhà quản lý giỏi, tài năng, đủ sức mạnh cạch tranh trên thị trường trong nước và thế giới, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, đảm nhận vai trò quan trọng trong lĩnh vực Dệt May của Việt Nam. Việc sắp xếp Tập đoàn Dệt May Việt Nam chuyển sang mô hình công ty mẹ công ty con và tiến tới xây dựng Tập đoàn Dệt May Việt Nam trở thành một Tập đoàn mạnh, đa dạng hóa hình thức sở hữu về vốn (chuyển từ sở hữu 100% nhà nước về vốn sang đa sở hữu về vốn đồng thời có cấu trúc theo mô hình công ty mẹ - công ty con ). Từng bước mở rộng lĩnh vực kinh doanh từ kinh doanh đơn ngành sang kinh doanh đa ngành song cần trú trọng phát triển ngành nghề chính của mình là lĩnh vực Dệt May. Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên tập trung hơn nữa nguồn lực để chi phối được lĩnh vực Dệt May của Việt Nam góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế. Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một trong những lực lượng chủ lực trong việc đảm bảo các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô. Trong thời gian qua Tập đoàn và các công ty thành viên đã nỗ lực không ngừng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm cung ứng những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, đóng góp lớn cho Ngân sách Nhà nước và là một trong những đơn vị kinh tế làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế có hiệu quả. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 129 Xu hướng phát triển của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên trong Tập đoàn trong giai đoạn hiện nay là một căn cứ quan trọng làm cơ sở để Tập đoàn tiến hành xây dựng các cơ chế chính sách tài chính nói chung, cơ chế quản lý tài chính nói riêng như: Cơ chế tạo lập và huy động vốn; cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong Tập đoàn; cơ chế quản lý chi phí, doanh thu, và lợi nhuận; cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính trong Tập đoàn thúc đẩy quá trình phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam hoạt động đúng nghĩa của nó, tăng khả năng tích tụ vốn và tăng năng lực cạch tranh của Tập đoàn trên thị trường trong nước và quốc tế. 3.1.2 Quan điểm và mục tiêu phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam 3.1.2.1 Quan điểm phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam Chiến lược phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam đến 2015 và định hướng đến 2010 được xây dựng trên một số quan điểm sau: Một là: Phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Những hạn chế của Tập đoàn cần khắc phục trong lĩnh vực Dệt May là thương hiệu của Tập đoàn còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ của Tập đoàn chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời. Hai là: Phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam theo phương châm lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho mục tiêu phát triển của Tập đoàn, thị trường xuất khẩu được mở rộng, đồng thời phát triển tối đa thị trường trong nước. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, giảm dần nhập siêu, từng bước nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm Dệt May trong toàn Tập đoàn. Ba là: Phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải luôn gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã được Tập đoàn di dời vào các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động được Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 130 Tập đoàn đưa về các vùng nông thôn, còn tại các đô thị và thành phố lớn trong nước được Tập đoàn đầu tư phát triển thị trường thời trang Dệt May. Bốn là: Tập đoàn Dệt May Việt Nam từng bước đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong Tập đoàn, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tập đoàn chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm. Năm là: Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Trong đó, Tập đoàn tập trung đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu phù hợp với khả năng thực tế của Tập đoàn. 3.1.2.2 Mục tiêu phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam Phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam trở thành đơn vị kinh tế vững mạnh, giữ vai trò nòng cốt của ngành Dệt May Việt Nam, có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng cao, tạo nhiều việc làm cho xã hội, đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới và được cụ thể hóa qua một số mục tiêu sau: Một là: Các mục tiêu chính trong giai đoạn 2011 - 2015 Đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 28.144 tỷ đồng; doanh thu chưa thuế GTGT đạt 53.858 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 3.865 triệu đô la Mỹ và lợi nhuận trước thuế đạt 2.434,3 tỷ đồng. [36] Hai là: Định hướng, mục tiêu đầu tư các dự án giai đoạn 2011 - 2015 Các dự án dự kiến đầu tư mới và các dự án chuyển tiếp trong giai đoạn 2011 2015 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các đơn vị thành viên nhằm tăng năng lực sản xuất của Tập đoàn, chiếm lĩnh thị trường nội địa, từng bước nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, góp phần xác lập vị thế của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. [36] Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 131 Để đạt được mục tiêu trên, Tập đoàn cần tập trung đầu tư phát triển những ngành nghề kinh doanh chính và là thế mạnh của mình trong lĩnh vực Dệt May. Công ty mẹ - Tập đoàn sở hữu một bộ phận các công ty thành viên có năng lực sản xuất kinh doanh mạnh do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn hay nắm giữ cổ phần chi phối làm nòng cốt để thực hiện tốt chiến lược phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tập đoàn phấn đấu hình thành chuỗi cung ứng khép kín từ khâu cung ứng SợiDệt - Nhuộm hoàn tất - và cuối cùng là May. Mục đích của chuỗi cung ứng này là nâng cao giá trị gia tăng trong các sản phẩm Dệt May của Tập đoàn. Chiến lược phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra, các mục tiêu đó đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 12/04/2012 về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2011-2015 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong đó: Doanh thu toàn Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng bình quân 13%/năm Tổng KNXK tính đủ có mức tăng trưởng bình quân là 15%/năm Hàng năm, lợi nhuận toàn Tập đoàn tăng bình quân 12,9%/năm Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau: Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam Chỉ tiêu Đơn vị tính Giai đoạn 2012 - 2015 2016 - 2020 1. Sản lượng Sợi Tấn/năm 231.000 300.000 2. Sản lượng vải Dệt Triệu m2 506 675 3. Sản lượng May Triệu sản phẩm 503 706 Kim ngạch XNK Tỷ USD 3,85 5,0 Tạo việc làm Lao động 210.000 290.000 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 132 3.2 NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN DỆT - MAY VIỆT NAM 3.2.1 Cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải phù hợp với mô hình tổ chức, đặc điểm hoạt động của Tập đoàn Dệt May và phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập Mô hình và cơ cấu tổ chức hoạt động của TĐKT nói chung, Tập đoàn Dệt - May Việt Nam nói riêng có nhiều điểm khác biệt so với các doanh nghiệp độc lập, vì thế cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn - Dệt May Việt Nam cũng khác so với cơ chế quản lý tài chính từng doanh nghiệp thành viên độc lập trong Tập đoàn. Vì vậy, cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam vừa phải đảm bảo tăng cường mối quan hệ hợp tác, liên kết hoạt động giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam thông qua vai trò của công ty mẹ, vừa phải phát huy được tính độc lập, tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên với tư cách là pháp nhân kinh tế độc lập trong Tập đoàn. Theo đó, cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam trên góc độ quản lý nhà nước phải được hoàn thiện theo hướng đảm bảo sự tách bạch giữa nội dung quản lý nhà nước, quản lý của chủ sở hữu với quản trị kinh doanh của bản thân Tập đoàn Dệt - May Việt Nam; vừa mở rộng quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính, tự chịu tránh nhiệm của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, của chủ sở hữu nhà nước và của bản thân Tập đoàn Dệt - May Việt Nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn. Trên góc độ quản trị nội bộ của bản thân Tập đoàn Dệt - May Việt Nam cần đảm bảo phát huy được vai trò hạt nhân, nòng cốt của công ty mẹ Tập đoàn trong việc hoạch định chiến lược phát triển và phối hợp, liên kết thực hiện chiến lược phát triển chung toàn Tập đoàn đối với các doanh nghiệp thành viên. Công ty mẹ phải vừa phát huy được tối đa năng lực hoạt động của từng doanh nghiệp thành viên, vừa nhân lên Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 133 sức mạnh của toàn Tập đoàn thông qua thực hiện các mối quan hệ hợp tác và liên kết kinh tế về kỹ thuật công nghệ sản xuất, về thị trường cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, về phân phối sử dụng các nguồn lực trong toàn tập đoàn sao cho hiệu quả nhất, về sử dụng thương hiệu chung của Tập đoàn. Trong điều kiện nền kinh tế đã có sự hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, cơ chế quản lý tài chính đối với các TĐKT cũng phải phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong quản trị doanh nghiệp, các cam kết theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và được thực hiện theo một lộ trình phù hợp. 3.2.2 Cơ chế quản lý tài chính phải góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp thành viên và toàn Tập đoàn, đồng thời thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển chung của nền kinh tế Mục tiêu kinh doanh của Tập đoàn nói chung suy cho cùng là mang lại lợi ích tối đa cho Tập đoàn và các công ty thành viên. Tuy nhiên là một Tập đoàn kinh tế nhà nước, việc phát triển Tập đoàn Dệt May cũng phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam phải vừa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn Tập đoàn, đồng thời cũng phải đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội của toàn bộ nền kinh tế, phát huy được vai trò dẫn dắt, định hướng phát triển của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Cũng cần thấy rằng từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, Tập đoàn Dệt - May Việt Nam tuy hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực không phải nhà nước độc quyền song cũng chiếm tỷ trọng lớn, chi phối trong việc cung ứng các sản phẩm dệt may trên thị trường. Điều này dễ dẫn đến tình trạng biến độc quyền nhà nước trở thành độc quyền doanh nghiệp, sự cạnh tranh không còn bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 134 Thực tế cũng cho thấy các TĐKT nhà nước thường hoạt động kém hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp thuộc khu vực doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài hoặc khu vực kinh tế tư nhân do thiếu áp lực cạnh tranh trong hoạt động và sự không rõ ràng về vai trò của chủ sở hữu nhà nước. Do đó, việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính TĐKT nhà nước nói chung, Tập đoàn Dệt - May Việt Nam nói riêng phải hướng tới khắc phục được những hạn chế cố hữu này. Theo đó cơ chế quản lý tài chính phải thực sự đặt Tập đoàn Dệt - May Việt Nam vào vị thế cạnh tranh bình đẳng với các TĐKT hoặc doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Hạn chế và đi đến xóa bỏ tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng do có các ưu đãi về vốn, tín dụng, xử lý nợ, chấm dứt tình trạng biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. 3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN DỆT - MAY VIỆT NAM Thực tế, việc xây dựng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn không hoàn toàn phù hợp trong mọi giai đoạn của quá trình sản xuất mà chỉ phù hợp trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Tập đoàn và các công ty thành viên. Vì vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn phản ánh sự thích ứng của cơ chế quản lý tài chính mà Tập đoàn đã xây dựng nên. Từ đó cho thấy, cơ chế quản lý tài chính nói nên mối quan hệ hữu cơ giữa các đơn vị thành viên và Tập đoàn, đây là mối quan hệ không thể tách rời, là động lực thúc đẩy sự phát triển của các công ty thành viên trong Tập đoàn. Vì vậy, hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một tất yếu khách quan cho nên Tập đoàn cần xây dựng cho mình những giải pháp phù hợp cho việc hình thành cơ chế này trong giai đoạn hiện nay. 3.3.1 Giải pháp hoàn thiện cơ chế huy động và tạo lập vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Thứ nhất: Khi thành lập Tập đoàn Dệt May Việt Nam, nguồn vốn của Tập đoàn được hình thành từ vốn Ngân sách Nhà nước: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 135 Trong những năm qua nguồn vốn của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã đạt được tích lũy và tốc độ tăng trưởng khá cao song vẫn còn khiêm tốn và chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn và các Công ty thành viên. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước phải có trách nhiệm cấp đủ vốn điều lệ ban đầu khi thành lập để tạo đủ sức mạnh tài chính cho Tập đoàn. Trong quá trình kinh doanh, mục tiêu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là trở thành đơn vị chủ lực trong lĩnh vực Dệt May vốn của Tập đoàn luôn được bổ sung từ kết quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và Công ty mẹ -Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Vì vậy, Tập đoàn luôn củng cố, tăng cường sức mạnh của mình thông qua việc kiểm soát và chiếm lĩnh thị trường Dệt May trong nước và quốc tế. Thứ hai, Nhà nước cần tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ tạo điều kiện cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam có điều kiện tích tụ tập trung vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Hành lang pháp lý là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến cơ chế quản lý tài chính, đặc biệt là cơ chế huy động và tạo lập vốn của Tập đoàn. Quá trình phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam phụ thuộc vào định hướng phát triển kinh tế nước ta trong từng giai đoạn cụ thể. Bởi vì, trong nền kinh tế, có những ngành, lĩnh vực mang tính sống còn của nền kinh tế thì Nhà nước sẽ tạo cơ chế thuận lợi cho lĩnh vực đó phát triển đặc biệt là cơ chế tạo lập và phát triển vốn. Nhận thức được vấn đề này, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần xác định rõ chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp với điều kiện và khả năng của Tập đoàn trong từng giai đoạn nhất định. Mặt khác, Tập đoàn cần dựa vào thế mạnh của mình trong lĩnh vực Dệt May để mở rộng quy mô đầu tư và phát triển thị trường tiêu thụ. Từng bước đưa Tập đoàn trở thành một Tập đoàn có uy tín, làm ăn có hiệu quả kinh tế cao và chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực Dệt May trên thị trường trong và ngoài nước. Thứ ba, Tách biệt mối quan hệ sở hữu và quan hệ quản lý Nhà nước tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Khi thành lập, Tập đoàn Dệt May Việt Nam được Nhà nước cấp vốn cho hoạt động kinh doanh, khi đó Nhà nước thực hiện vai trò sở hữu của mình thông qua đại diện tham Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 136 gia bộ máy lãnh đạo Tập đoàn - Hội đồng thành viên Tập đoàn. Tập đoàn Dệt May Việt Nam hoàn toàn tự quyết định những vấn đề liên quan đến chiến lược kinh doanh của mình thông qua Hội đồng thành viên. Vì vậy, Tập đoàn cần đưa ra quyết định đầu tư hay không đầu tư, quyết định lựa chọn hình thức tạo lập và huy động vốn phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, v.v… phù hợp với chiến lược phát triển của Tập đoàn, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật và chế độ tài chính hiện hành. Thực hiện tốt những vấn đề trên Tập đoàn Dệt May Việt Nam chứng tỏ mình là một Tập đoàn kinh tế có đủ năng lực và khả năng huy động vốn từ bên ngoài để đầu tư vốn vào các công ty thành viên và tham gia góp vốn vào các công ty liên doanh liên kết. Thứ tư, từng bước đa dạng hóa hình thức huy động vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Quy mô kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ngày càng mở rộng điều đó làm cho nhu cầu vốn đầu tư phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn ngày càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh của mình, một trong những giải pháp mà Tập đoàn đưa ra là đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: Tập đoàn Dệt May Việt Nam thực hiện quá trình huy động vốn từ các tổ chức kinh tế trong nước Việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế trong nước phụ thuộc kết quả hoạt động SXKD của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Quá trình huy động vốn vay từ các NHTM, tổ chức tài chính - tín dụng ,… trong nước của Tập đoàn trong những năm vừa qua còn có những bất cập do chính sách của Nhà nước còn có những hạn chế nhất định. Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đơn vị kinh tế nòng cốt, là đơn vị chủ lực của ngành Dệt May Việt Nam. Vì vậy, nhu cầu vốn đầu tư của Tập đoàn và các công ty thành viên là rất lớn, cho nên mỗi lần vay vượt quá quy định Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải có công văn trình Thủ tướng Chính phủ và NHNN, gây phiền hà chậm trễ để thực hiện và triển khai dự án, làm giảm hiệu quả đầu tư vào các dự án đó. Để khắc phục tình trạng trên, đòi hỏi Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về lãi suất trong quá trình huy động vốn của Tập đoàn và Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 137 các Công ty thành viên. Mặc dù Tập đoàn Dệt May Việt Nam không phải là một Tập đoàn chủ lực của nền kinh tế, nhưng Tập đoàn là nơi thu hút một lực lượng lao động lớn có trình độ trung bình, giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho họ và đóng góp một phần không nhỏ cho NSNN. Tập đoàn Dệt May Việt Nam thực hiện quá trình huy động vốn thông qua thị trường tài chính: Thị trường tài chính (TTTC) nước ta đã hình thành và đang trên đà phát triển, mặc dù là thị trường mới được hình thành nên thị trường vẫn ở trình độ thấp, đang trong quá trình ổn định, hàng hóa tham gia trên thị trường chưa thật sự đa dạng, phong phú. Việc xây dựng chính sách phát triển thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập cần được điều chỉnh bổ sung nhằm hoàn thiện. Thị trường tài chính là kênh huy động vốn vô cùng quan trọng của các Tập đoàn kinh tế nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng, thông qua thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán, Tập đoàn tiến hành phát hành trái phiếu, cổ phiếu huy động vốn phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thực tế cho thấy phát triển thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán là nhân tố tích cực góp phần đảm bảo nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, từng bước đưa thị trường chứng khoán trở thành thị trường năng động, phát triển mạnh mẽ và ngang tầm với các thị trường chứng khoán trong khu vực và trên thế giới. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi Nhà nước phải ban hành các văn bản luật, văn bản pháp quy nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý, thu hút các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán. Tập đoàn Dệt May Việt Nam hỗ trợ các đơn vị thành viên, các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế hiểu được vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán, từng bước thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững và minh bạch trong việc phát hành chứng khoán. Phát triển thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên huy động nguồn lực tài chính thông qua kênh thị trường chứng khoán này. Hiện nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam chưa Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 138 phát hành chứng khoán trên thị trường tài chính, cho nên kênh huy động vốn này chưa phát huy tác động đối với Tập đoàn và các Công ty thành viên. Để kênh huy động vốn này đạt kết quả mong muốn đòi hỏi Tập đoàn phải được trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các Công ty thành viên, đặc biệt là phải tiến hành cổ phần hóa Tập đoàn và các Công ty thành viên. Tập đoàn Dệt May Việt Nam từng bước thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế nước ngoài Để chủ động trong hoạt động kinh doanh Tập đoàn phải có một lượng vốn nhất định. Vì vậy, ngoài việc huy động vốn từ nội bộ Tập đoàn, các NHTM và các tổ chức kinh tế, tài chính trong nước thì Tập đoàn còn có thể huy động vốn đầu tư từ ngoài nước thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Đầu tư trực tiếp vào Tập đoàn và các công ty thành viên, cung cấp tín dụng và các nguồn tài trợ khác bước đầu đã mang lại những kết quả nhất định cho sự phát triển của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Điều đó đã chứng minh cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn, một quốc gia có tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định. Mặt khác, các cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta còn có những hạn chế nhất định, có những vấn đề đưa ra chưa nhất quán và đồng bộ, thể hiện sự manh mún,…. Vì vậy, để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt hiệu quả cao đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng được một cơ chế chính sách khoa học, tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư, môi trường pháp lý ổn định khi đó Tập đoàn mới thể hiện hết khả năng của mình trong việc thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế, tạo động lực thúc đẩy Tập đoàn phát triển ổn định và bền vững. Thứ năm, thu hút vốn đầu tư thông qua công tác cổ phần hóa Công ty mẹ trong Tập đoàn và các công ty thành viên Việc huy động vốn của Tập đoàn qua thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán, để thực hiện tốt việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán đòi hỏi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 139 Tập đoàn phải tiến hành cổ phần hóa các công ty thành viên trong Tập đoàn. Những thành viên của Tập đoàn sau khi cổ phần hóa là những công ty cổ phần, đây là những loại hình doanh nghiệp được quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán để huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên. Ngày 18/7/2011 Chính phủ ban hành Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20/01/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ‟Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011-2015” và Quyết định 646/QĐ-TTg ngày 06/05/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa công ty mẹ Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải xác định rõ vai trò chi phối của công ty mẹ đối với các công ty thành viên về chiến lược phát triển và đưa ra những quyết định then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn Tập đoàn. Trong đó, cần chú ý đến những quyết định mang tính chiến lược, quyết định đến sự phát triển của Tập đoàn và các công ty thành viên thông qua một số nội dung cơ bản sau: (1) Công ty mẹ -Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đơn vị hoạch định chiến lược phát triển Tập đoàn và các công ty thành viên cả trong ngắn hạn và dài hạn để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện chiến lược phát triển chung của Tập đoàn đến các công ty thành viên. Mặt khác, thay mặt Tập đoàn, công ty mẹ thực hiện quá trình phân bổ vốn theo chiến lược kinh doanh của từng thành viên, thực hiện việc giao kế hoạch và giám sát hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên. Ngoài ra, công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam còn xây dựng chính sách phân phối lợi nhuận phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị thành viên và quy định của Nhà nước. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 140 (2) Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đầu mối quan trọng đối với các Công ty thành viên trong việc tìm kiếm nguồn vốn, đảm bảo thị trường, đầu tư phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực đối với những Công ty mà Tập đoàn nắm giữ 100% vốn. Mặt khác, công ty mẹ - Tập đoàn đưa ra các giải pháp về định hướng trong việc quản lý các Công ty thành viên cho phù hợp với chuỗi cung ứng của Tập đoàn từ khâu thiết kế, sản xuất, may đến việc phân phối để đạt hiệu quả cao nhất, từng bước nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm của toàn Tập đoàn. (3) Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam trực tiếp quản lý, định hướng các công ty thành viên mà Tập đoàn có vốn đầu tư theo một số hình thức sau: + Đối với các công ty mà công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối và 100% vốn; công ty mẹ - Tập đoàn dựa trên các công cụ quản trị như thị trường, vốn, nguồn nhân lực,…để lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động từ việc xây dựng chiến lược kinh doanh, quá trình đầu tư, thị trường, nhân sự phải luôn đảm bảo đây là những thành viên chủ đạo của Tập đoàn, đi theo định hướng phát triển chung toàn Tập đoàn trong giai đoạn hiện nay. + Đối với các công ty liên doanh, liên kết, thông qua Đại hội cổ đông, người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển chung toàn Tập đoàn và những quyền lợi hợp pháp của Tập đoàn tại các công ty trên trong mọi trường hợp phải được bảo vệ. Thực hiện tốt quá trình cổ phần hóa tạo ra một kênh huy động vốn lớn phục vụ cho quá trình đầu tư mở rộng sản xuất, tăng khả năng tích tụ và tập trung vốn cho Tập đoàn và các công ty thành viên. Để quá trình cổ phần hóa đạt kết quả đòi hỏi Tập đoàn và các công ty thành viên cần xử lý tốt các khoản nợ của các công ty thành viên, các khoản phải thu khó đòi …. Mặt khác, Tập đoàn cần xây dựng chính sách nhằm ưu tiên cán bộ công nhân viên lao động trong Tập đoàn và các đơn vị thành viên được mua cổ phiếu với giá ưu đãi. Thực hiện việc trợ cấp cho số cán bộ công nhân viên dôi dư sau khi cổ phần hóa. Tập đoàn khuyến khích các công ty thành viên nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 141 công nhân viên lao động trong công ty, bố trí lao động hợp lý, phù hợp với năng lực của mình, tiến hành triển khai phương án kinh doanh mới phù hợp với nhu cầu phát triển và thực tế của đơn vị mình. Thứ 6, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần trao thêm quyền chủ động trong việc huy động vốn cho các công ty thành viên Để nguồn vốn được sử dụng một cách có hiệu quả đòi hỏi các công ty thành viên trong Tập đoàn phải có quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh, tự chủ về mặt tài chính. Bên cạnh đó các công ty thành viên cần chủ động tìm kiếm nguồn vốn và các dự án đầu tư có khả năng sinh lời cao. Mặt khác, căn cứ tổng nhu cầu về vốn của Tập đoàn, các công ty thành viên tự cân đối nguồn vốn của đơn vị mình từ đó chủ động tìm kiếm nguồn vốn phục vụ mục tiêu kinh doanh của mình. Tập đoàn và các công ty thành viên chủ động lựa chọn phương pháp và hình thức huy động vốn phù hợp với điều kiện thực tế, chủ động tính toán phân bổ, sử dụng nguồn vốn một cách phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong từng giai đoạn cụ thể. Hiện nay, cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam chưa thực sự tạo động lực cho các công ty thành viên khai thác tối đa nguồn vốn để thực hiện quá trình kinh doanh. Bởi vì, các công ty thành viên chưa được trao quyền tự chủ hoàn toàn nên khi huy động vốn công ty mẹ - Tập đoàn vẫn đứng ra bảo lãnh trong hạn mức tín dụng nhất định. Vì vậy, việc huy động vốn và quyết định vay vốn của các công ty thành viên phải trình lên công ty mẹ - Tập đoàn xem xét và quyết định. Đây là điểm bất cập trong vấn đề trao quyền tự chủ cho các công ty thành viên, sự kiểm soát của công ty mẹ Tập đoàn trong vấn đề vay vốn đã làm giảm sút tính độc lập và khả năng quyết đoán của các công ty thành viên. Mục tiêu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là kiểm soát tối ưu mọi hoạt động của các công ty thành viên là phải dựa trên hiệu quả kinh tế đạt được từ các công ty thành viên. Vì vậy, Tập đoàn cần xác định những giới hạn tín dụng và mức độ kiểm soát công ty thành viên không nên làm thay đổi vai trò của công ty thành viên trong quá trình huy Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 142 động vốn chính phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Để thực hiện tốt điều này, đòi hỏi công ty mẹ - Tập đoàn phải thực hiện được vai trò điều phối, chỉ đạo chiến lược và định hướng chiến lược phát triển cho các công ty thành viên. Việc trao quyền tự chủ cho các công ty thành viên ngoài mục đích là cơ chế quản lý nội bộ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam mà còn thể hiện mối quan hệ mật thiết của các công ty thành viên với các NHTM và các tổ chức tài chính, tín dụng trong nền kinh tế. Hiện nay, các công ty thành viên muốn vay vốn từ các NHTM theo yêu cầu của các ngân hàng thì công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam vẫn phải đứng ra bảo lãnh để tăng thêm độ tin cậy khi vay vốn. Đây là một trong những rào cản nhất định khi trao quyền tự chủ cho các công ty thành viên, việc thay đổi cơ chế này là cần thiết đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam và cần có sự hợp tác tích cực từ bên trong và bên ngoài Tập đoàn đặc biệt là Chính phủ cần mạnh dạn trao quyền tự chủ hoàn toàn cho Tập đoàn để Tập đoàn thực hiện tốt mục tiêu phát triển của mình. Thứ 7, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần phát huy vai trò của các trung gian tài chính trong quá trình huy động vốn Để quá trình kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thuận lợi và trôi chảy, đòi hỏi Tập đoàn phải chủ động về nguồn vốn phục vụ chiến lược kinh doanh của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Tập đoàn đã chủ động xây dựng cho mình cơ chế điều hòa vốn thông qua công ty tài chính Cổ phần Dệt May. Hiện nay, việc đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho Tập đoàn và các công ty thành viên là nhiệm vụ hết sức nặng nề, công ty mẹ - Tập đoàn và các công ty thành viên có thể thiếu vốn thường xuyên hoặc theo từng giai đoạn nhất định. Thực tế trong Tập đoàn có những công ty luôn thiếu vốn và có những công ty lại sử dụng vốn không hiệu quả gây lãng phí vốn làm cho vòng quay của vốn thấp, nhiều khi lượng vốn còn bị ứ đọng do quá trình khai thác sử dụng không phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của từng đơn vị. Để khắc phục tình trạng đó, Tập đoàn phải xây dựng cho mình một cơ chế quản lý và sử dụng vốn phù hợp với điều kiện thực tế của mình nhằm điều hòa vốn giữa Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 143 công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, tăng cường sức mạnh và khả năng cạnh tranh của Tập đoàn trên thị trường trong và ngoài nước. Để thực hiện tốt những yêu cầu trên, đòi hỏi Tập đoàn cần thực hiện tốt những vấn để cơ bản sau: (1) Công ty tài chính Cổ phần Dệt May phải thể hiện được vai trò trung gian tài chính của mình trong việc điều hòa vốn của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Công ty tài chính Cổ phần Dệt May thực hiện việc huy động vốn tạm thời nhàn rỗi của các công ty thành viên trong Tập đoàn để hình thành một nguồn vốn lớn tập trung và ổn định hơn. Mặt khác, công ty tài chính Cổ phần Dệt May dùng nguồn vốn huy động được cho các công ty thành viên vay vốn theo chế độ quy định và điều lệ hoạt động của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Mức lãi suất bình quân mà công ty tài chính Cổ phần Dệt May cho các công ty thành viên vay luôn cao hơn lãi suất huy động bình quân để công ty tài chính tự trang trải các chi phí đảm bảo cho hoạt động được diễn ra bình thường. Hiện nay, Công ty tài chính Cổ phần Dệt May chưa thực sự trở thành một trung gian tài chính trong việc định hướng và thực hiện nhiệm vụ thu xếp vốn cho các dự án Dệt May của Tập đoàn và các Công ty thành viên. Vì vậy, Tập đoàn cần có bước đi cụ thể để Công ty tài chính Cổ phần Dệt May có đủ khả năng điều chỉnh vốn cho Tập đoàn và các Công ty thành viên cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị. (2) Cơ chế điều hòa vốn trong Tập đoàn và các công ty thành viên thông qua công ty tài chính Cổ phần Dệt May phải luôn phối kết hợp một cách đồng bộ với cơ chế sử dụng vốn và các quỹ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên. Trong quá trình kinh doanh, công ty mẹ - Tập đoàn đã xây dựng cho riêng mình một cơ chế quản lý tài chính nhằm điều hòa các quỹ của Tập đoàn. Công ty mẹ -Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần chứng minh rằng công ty tài chính Cổ phần Dệt May cũng là một đơn vị thành viên trong Tập đoàn nhưng mang những nét đặc thù riêng, đồng thời là một lợi thế quan trọng của Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 144 Quy mô hoạt động và tốc độ luân chuyển vốn qua công ty tài chính Cổ phần Dệt May phản ánh mối quan hệ bên trong Tập đoàn. Bên cạnh đó, công ty mẹ - Tập đoàn cần xác định rõ vai trò của công ty tài chính Cổ phần Dệt May trong dòng vốn tín dụng của Tập đoàn, là tụ điểm tập trung vốn, hướng dẫn quá trình sử dụng, điều tiết và trao đổi nguồn vốn trong nội bộ Tập đoàn đạt hiệu quả cao. Mặt khác, công ty tài chính Cổ phần Dệt May phải là cầu nối giữa Tập đoàn với thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán, là cầu nối với các trung gian tài chính khác trong nền kinh tế thị trường. 3.3.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam * Giải pháp về cơ chế đầu tư vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Một là, Xây dựng cơ chế đầu tư vốn cho Tập đoàn và các công ty thành viên. Tập đoàn Dệt May Việt Nam với tư cách vừa là người ‟đầu tư vốn” và là người ‟nhận vốn đầu tư”. Việc xây dựng cơ chế quản lý vốn tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn và các công ty thành viên chủ động sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra. Để Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong ngành Dệt May Việt Nam và là một nhân tố quan trọng chi phối nền kinh tế, đòi hỏi Chính phủ đưa ra những chính sách phù hợp quy định quy mô vốn, lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam có khả năng tích tụ, tập trung nguồn vốn. Hai là, Từng bước tập trung nguồn lực cho công ty mẹ - VINATEX để công ty mẹ trở thành trụ cột quan trọng tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Quản lý, sử dụng vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam theo mô hình công ty mẹ công ty con đòi hỏi phải có một nguồn lực đủ lớn cho công ty mẹ. Nguồn lực trên ngoài việc đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của công ty mẹ - Tập đoàn thì nó còn phải có khả năng đầu tư và hỗ trợ các công ty con trong trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn hình thành tại công ty mẹ bao gồm vốn của chủ sở hữu Nhà nước và vốn được huy động từ các nguồn khác. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 145 Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con trong Tập đoàn thể hiện sự đầu tư và mức độ sở hữu vốn của công ty mẹ tại các công ty con thông qua việc công ty mẹ nắm quyền chi phối với vai trò là chủ sở hữu về vốn hay đưa ra những quyết định quan trọng trong quá trình hoạt động của các công ty con trong Tập đoàn như việc tuyển chọn nhân sự chủ chốt trong công ty, xây dựng chiến lược kinh doanh, đổi mới công nghệ sản xuất, định hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,…. Mặt khác, với tư cách là một cổ đông đầu tư theo quy định của luật pháp hiện hành, công ty mẹ có thể sử dụng quyền lực của mình để biểu quyết hay phủ quyết những quyết định, chiến lược kinh doanh của các công ty con. Vậy, căn cứ vào khả năng sở hữu vốn của công ty mẹ với các công ty con trong Tập đoàn nên khả năng chi phối của công ty mẹ đến các công ty con cũng chỉ dừng lại ở những giác độ khác nhau. Ba là, căn cứ vào mục tiêu kinh doanh và chiến lược phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tập đoàn cần đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính của các công ty thành viên. Cơ chế đầu tư (hay quản lý sử dụng) vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty thành viên chủ động về kế hoạch sản xuất kinh doanh, quyền tự chủ về mặt tài chính, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực khoa học, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Để sử dụng vốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì các công ty thành viên phải thực sự có quyền tự chủ về mặt tài chính, tự chủ xây dựng kế hoạch kinh doanh của đơn vị mình, chủ động tìm kiếm, xây dựng và lựa chọn các dự án đầu tư tối ưu. Vì vậy, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần chủ động phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho các công ty thành viên linh hoạt, chủ động điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình trên nguyên tắc hiệu quả và bảo toàn được nguồn vốn kinh doanh. Chủ động đầu tư, đổi mới, sửa chữa tài sản cố định dựa trên quy mô vốn đầu tư của mình. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 146 Căn cứ vào khả năng và nhu cầu về vốn trong quá trình kinh doanh, các công ty thành viên tự cân đối nguồn vốn, chủ động và lựa chọn những hình thức huy động vốn phù hợp với với tình hình thực tế của công ty trong từng giai đoạn cụ thể. Xây dựng phương án sử dụng nguồn vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất, thực hiện tốt các mục tiêu chung của toàn Tập đoàn. Mặt khác, quyền tự chủ của các công ty thành viên luôn tuân thủ chiến lược và định hướng phát triển chung của toàn Tập đoàn, nhằm đảm bảo sức mạnh tổng hợp của Tập đoàn. Có như vậy, Tập đoàn mới giành được những lợi thế nhất định trên thị trường trong và ngoài nước, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các đối thủ trên thị trường, đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận và phát triển Tập đoàn theo đúng mục tiêu và chiến lược đã đề ra. Bốn là: Tập đoàn Dệt May Việt Nam chủ động trong việc kiểm tra, giám sát việc quản lý vốn trong Tập đoàn Hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức và sử dụng vốn tại Tập đoàn và các công ty thành viên. Tập đoàn và các công ty thành viên cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh. Để quá trình kiểm tra giám sát đạt kết quả cao, đòi hỏi Tập đoàn cần lựa chọn phương pháp và hình thức sao cho phù hợp quy định của pháp luật, phù hợp với cơ chế quản lý tài chính và điều lệ hoạt động của Tập đoàn. Trên góc độ quản lý Nhà nước, công ty mẹ - Tập đoàn và các công ty thành viên đều là các pháp nhân kinh tế độc lập, có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau trước pháp luật nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Vì vậy, quá trình kiểm tra giám sát quản lý, sử dụng vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam chính là việc kiểm tra giám sát việc chấp hành chế độ, chính sách và luật pháp. Trên góc độ quản lý của chủ sở hữu, Chính phủ thay mặt Nhà nước thực hiện việc kiểm tra giám sát mọi hoạt động kinh doanh của công ty mẹ - Tập đoàn, còn công ty mẹ - Tập đoàn với tư cách là đại diện chủ sở hữu Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư vốn vào các công ty Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 147 con trong Tập đoàn thông qua việc xây dựng cơ chế đầu tư vốn (hay quản lý, sử dụng) vốn tại Tập đoàn, trong đó công ty mẹ - Tập đoàn nắm quyền chi phối, điều hành mọi hoạt động của Tập đoàn và các công ty thành viên. Năm là: Tập đoàn Dệt May Việt Nam xây dựng cơ chế quản lý đầu tư vốn phù hợp với điều kiện và khả năng của Tập đoàn Trong những năm vừa qua, quá trình tích tụ và tập trung vốn của Tập đoàn còn có những hạn chế nhất định, quá trình phát triển Tập đoàn và các công ty thành viên trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng chưa đồng đều giữa các đơn vị trong Tập đoàn. Sự phát triển không đồng đều giữa các thành viên phản ánh những hạn chế của việc đầu tư vào kinh doanh những hạn chế đó chủ yếu là công tác quản lý quá trình đầu tư còn có những bất cập, vướng mắc cần tháo gỡ. Hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con đã từng bước cải thiện hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần thực hiện tốt một số vấn đề sau: Công ty mẹ (VINATEX)- công ty con phải độc lập trong việc lựa chọn và ra quyết định đầu tư, bắt đầu từ khâu lập dự án đầu tư, thẩm định dự án, quyết định và lựa chọn dự án đầu tư, tiến hành kiểm tra giám sát quá trình thực hiện đầu tư và khả năng khai thác các dự án đầu tư sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, rủi ro thấp nhất và bảo vệ môi trường sinh thái. Quy trình thực hiện dự án đầu tư cần đáp ứng những yêu cầu đơn giản nhưng rất khoa học, hợp lý đảm bảo Tập đoàn và các công ty thành viên không bỏ lỡ những cơ hội trong kinh doanh, hạn chế được những thất thoát, lãng phí trong quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm đạt mục tiêu quan trong nhất là sử dụng và khai thác có hiệu quả các dự án đầu tư, mang lại lợi ích kinh tế cho Tập đoàn và các công ty thành viên. Trong thời gian qua, việc sử dụng vốn đầu tư ra bên ngoài của Tập đoàn Dệt May Việt Nam chưa đạt được kết quả như mong muốn là do Tập đoàn chưa xác định đúng đắn một số lĩnh vực mà Tập đoàn chưa đủ khả năng thực hiện nên có thể gặp phải Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 148 những rủi ro mà Tập đoàn không lường trước được, công tác quản lý của Tập đoàn và các công ty thành viên chưa khoa học, hợp lý. Hàng quý, Tập đoàn lập báo cáo đánh giá tiến độ thực hiện các dự án quan trọng phải thông qua rất nhiều đầu mối, cơ chế quản lý đầu tư tại Tập đoàn chưa phù hợp gây thất thoát, lãng phí thời gian và nguồn lực. Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên gặp nhiều khó khăn, năng lực cạnh tranh của Tập đoàn có tăng nhưng chưa đạt mục tiêu mong muốn. Trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, Tập đoàn và các công ty thành viên căn cứ vào mục tiêu của mình để phân loại các dự án theo từng cấp độ khác nhau để xây dựng phương án quản lý tối ưu. Thực tế cho thấy, phần lớn các dự án mà Tập đoàn triển khai, tiến độ thực hiện thường không đúng so với kế hoạch đề ra. Mặt khác, Tập đoàn chưa xây dựng cho mình một cơ chế quản lý tài chính khoa học, hợp lý, quá trình sử dụng nguồn vốn còn nhiều bất cập nên thường xuyên bị động về tài chính. Để nguồn vốn đầu tư ra bên ngoài Tập đoàn và các công ty thành viên đạt hiệu quả như mong muốn đòi hỏi Tập đoàn cần chủ động trong mọi tình huống, muốn vậy Tập đoàn phải chủ động xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư khoa học, hợp lý, bố trí nguồn nhân lực, phân bổ nguồn vốn phù hợp với năng lực thực tế, đảm bảo tính khả thi, an toàn thì mới bỏ vốn đầu tư. * Giải pháp quản lý và sử dụng vốn thông qua các trung gian tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc sử dụng nguồn tài chính trong Tập đoàn và các công ty thành viên thì việc huy động nguồn tài chính bên ngoài là một nhiệm vụ hết sức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển Tập đoàn. Nguồn huy động đó chủ yếu thông qua các trung gian tài chính. Các trung gian tài chính đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế, việc xác định chức năng, nhiệm vụ của các trung gian tài chính còn nhiều điều cần phải hoàn thiện. Căn cứ vào tình hình kinh tế và chính sách kinh tế của quốc gia mình để thấy được những mặt được và chưa được về chức năng nhiệm vụ của của trung gian tài Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 149 chính. Từ thực tế đó, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần lựa chọn cho mình những trung gian tài chính phù hợp với khả năng thực tế của Tập đoàn. Các trung gian tài chính mà Tập đoàn có thể lựa chọn đó là các NHTM, công ty tài chính, công ty chứng khoán,… Căn cứ vào đặc điểm của Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho thấy nguồn huy động vốn tại Tập đoàn bên cạnh nguồn vốn tự có và dòng tiền tệ luân chuyển trong Tập đoàn và các công ty thành viên là rất lớn. Để việc sử dụng vốn tại Tập đoàn đạt hiệu quả cao đòi hỏi công ty mẹ - Tập đoàn và các công ty thành viên phải quản lý và sử dụng nguồn vốn phù hợp với khả năng và nhu cầu thực tế của mình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hạn chế thiệt hại và luôn chủ động đảm bảo đủ vốn cho quá trình kinh doanh của Tập đoàn. Để thực hiện tốt những yêu cầu trên đòi hỏi việc huy động vốn của Tập đoàn từ các trung gian tài chính phải phù hợp với mục tiêu phát triển của Tập đoàn. Hình thức huy động vốn này đòi hỏi Tập đoàn căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng của mình và cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau: Vấn đề thứ nhất: Lựa chọn các trung gian tài chính phải đảm bảo huy động đủ vốn cho nhu cầu đầu tư của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Mục tiêu quan trọng hàng đầu cho quá trình đầu tư và phát triển Tập đoàn là đủ vốn đầu tư. Mặt khác Tập đoàn cần xây dựng kế hoạch triển khai đồng bộ quá trình sử dụng vốn từ vốn huy động được trong nội bộ Tập đoàn, qua thị trường tài chính trong và ngoài nước qua các hình thức như: vay của các tổ chức tài chính, các NHTM, vay tín dụng xuất khẩu, vay tài trợ dự án… hay phát hành cổ phiếu, trái phiếu,…. Vấn đề thứ hai: Sự tham gia của các trung gian tài chính giúp Tập đoàn Dệt May Việt Nam quản lý và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao. Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện qua kết quả kinh doanh, tình hình trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, chủ động và linh hoạt cân đối tình hình tài chính của Tập đoàn và các công ty thành viên. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 150 Vấn đề thứ ba: Huy động vốn từ các trung gian tài chính góp phần nâng cao hiệu quả từ các dự án đầu tư của Tập đoàn và các công ty thành viên. Nguồn vốn Tập đoàn huy động thông qua các trung gian tài chính dùng để đầu tư là một trong những mục tiêu quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cho Tập đoàn và các công ty thành viên. Vì vậy, Tập đoàn và các công ty thành viên phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Một là: Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần xác định đúng đắn nhu cầu vốn đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho mình Tập đoàn cần có chiến lược kinh doanh hợp lý, lựa chọn phương pháp huy động vốn, xác định khối lượng vốn cần huy động, thời gian huy động, điều kiện huy động vốn, chi phí huy động vốn Hai là: Đảm bảo hiệu quả kinh doanh theo kế hoạch đề ra khi các dự án đầu tư đi vào hoạt động phù hợp với luận chứng kinh tế, kỹ thuật khi xem xét đầu tư của Tập đoàn và các công ty tành viên. Ba là: Tập đoàn Dệt May Việt Nam chủ động điều hành nguồn vốn vào kinh doanh một cách linh hoạt, tham gia hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên, từng bước tham gia vào thị trường tài chính, thị trường vốn trong nước và quốc tế. Vậy, quá trình sử dụng vốn từ các trung gian tài chính trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam nhằm thỏa mãn mục tiêu và chức năng của Tập đoàn và các công ty thành viên. Mặt khác, Tập đoàn phải xây dựng được khung pháp lý hợp lý thông qua những quy chế, quy định chặt chẽ, khoa học và logic song phải đảm bảo tính ổn định và an toàn cho Tập đoàn, các công ty thành viên và những nhà đầu tư. Những cơ chế, chính sách mà Tập đoàn ban hành giúp cho Tập đoàn, các công ty thành viên, các nhà đầu tư luôn gắn trách nhiệm của mình vào kết quả kinh doanh. Vì vậy, Tập đoàn cần có bước đi phù hợp trong việc hình thành các trung gian tài chính theo hướng có lợi cho sự phát triển của Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 151 3.3.3 Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý, phân phối lợi nhuận và hình thành các quỹ chuyên dùng tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam Lợi nhuận đạt được là kết quả cuối cùng do nỗ lực của chính bản thân Tập đoàn và các công ty thành viên. Vì vậy, phân phối lợi nhuận cần chú ý đến lợi ích chung của Tập đoàn và các công ty thành viên nơi trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhằm khuyến khích các đơn vị trong Tập đoàn không ngừng nâng cao lợi nhuận. Phân phối lợi nhuận trong Tập đoàn và các công ty thành viên hợp lý phản ánh được lợi ích giữa Nhà nước, Tập đoàn, các công ty thành viên và cán bộ công nhân viên một cách hài hòa là động lực quan trọng giúp Tập đoàn ngày càng phát triển. Phân phối lợi nhuận là vấn đề tài chính rất quan trọng, nó giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa Tập đoàn Dệt May Việt Nam và người lao động, cũng như giữa công ty mẹ - Tập đoàn và các Công ty thành viên. Vì vậy, hoàn thiện cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam là rất cần thiết, tác động đến sự phát triển bền vững của Tập đoàn và các công ty thành viên. Cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam căn cứ vào mức độ sở hữu về vốn của công ty mẹ - Tập đoàn và các công ty thành viên. Việc phân chia lợi nhuận do Tập đoàn Dệt May Việt Nam quyết định. Đối với các Công ty thành viên thì việc phân chia lợi nhuận do chủ sở hữu quyết định và phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ sở hữu về vốn của các chủ thể tham gia góp vốn vào công ty trong đó có công ty mẹ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Trong những năm qua, công ty mẹ - Tập đoàn và các công ty thành viên luôn khuyến khích và đanh phần lớn lợi nhuận sau thuế của mình để tích lũy đầu tư mở rộng quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên. Để chủ động trong mọi tình huống, Tập đoàn đã tiến hành sắp xếp lại toàn bộ các quỹ chuyên dùng của mình. Phần lợi nhuận sau thuế mà Tập đoàn đạt được ngoài việc trích lập các quỹ trên thì Tập đoàn còn bổ sung vào nguồn vốn của Tập đoàn để đầu tư, đổi mới trang bị cộng nghệ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 152 sản xuất tiên tiến, đầu tư cho đào tạo phát nguồn nhân lực, đầu tư cho nghiên cứu khoa học - kỹ thuật. Thực tế cho thấy trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam có những công ty thành viên không có các nhu cầu trên thì Tập đoàn điều chuyển vốn để đầu tư cho những công ty thành viên có nhu cầu và thật sự cần phải đầu tư. Hình thức sở hữu của Tập đoàn là hình thức đa sở hữu, vì vậy Tập đoàn cần xây dựng cho mình cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận phù hợp với thực tế và chiến lược phát triển của Tập đoàn. Căn cứ vào tình hình hoạt động của các công ty thành viên để đưa ra giải pháp quản lý và xây dựng cơ chế phân chia lợi nhuận hợp lý, tạo sự gắn bó của các chủ thể đối với sự phát triển của Tập đoàn nói chung, của các công ty thành viên trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng. 3.3.4 Giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam Một là: Mục tiêu của giải pháp này giúp cho Tập đoàn và các công ty thành viên chủ động trong quá trình sử dụng vốn có hiệu quả. Hiện nay, hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam chịu sự chi phối của Chính phủ, Bộ Công Thương, và sự giám sát của Bộ tài Chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư. Vì vậy, có những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện những chính sách chế độ liên quan đến công tác quản lý tài chính và quản lý kinh tế của Tập đoàn và các công ty thành viên. Thực tế cho thấy, có những quy định nhiều khi còn mâu thuẫn với nhau làm cho Tập đoàn và các công ty thành viên rất khó khăn trong quá trình triển khai các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần giảm bớt và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt đầu mối quản lý. Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý Nhà nước cần hình thành các bộ phận chuyên trách định hướng và tư vấn cho Tập đoàn trong quá trình xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát tài chính các hoạt động của Tập đoàn mà không can thiệp sâu vào chiến lược phát triển của Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 153 Hai là: Kiểm tra, giám sát tài chính trong Tập đoàn cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý. Hiện nay, sự phối hợp trong việc kiểm tra, giám sát tài chính Tập đoàn Dệt May Việt Nam của các cơ quan quản lý còn có những bất cập gây khó khăn cho quá trình hoạt động của Tập đoàn. Thực tế cho thấy những khó khăn đó là do các cơ quan quản lý ban hành nhiều văn bản làm làm phức tạp hóa vấn đề. Vì vậy, cần rà soát sắp xếp lại những văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động của Tập đoàn kinh tế nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng nhằm tạo mọi điều kiện cho các hoạt động của Tập đoàn đạt hiệu quả kinh tế cao. Ba là: Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần chủ động trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của Tập đoàn và các công ty thành viên. Điều đó đòi hỏi Nhà nước cần tiến hành phân cấp quản lý cho Tập đoàn và Tập đoàn lại phân cấp quản lý cho các công ty thành viên. Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn rất phong phú và đa dạng, vì vậy quá trình kiểm tra giám sát tài chính các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên rất khó phù hợp với các hoạt động, giao dịch diễn ra hàng ngày của Tập đoàn. Mặt khác, trong lĩnh vực quản lý cần có sự phân cấp khoa học hợp lý, đặc biệt là quá trình ban hành các chế độ chính sách về quản lý tài chính cho các Tập đoàn kinh tế tạo thế chủ động và khả năng tự chủ cho Tập đoàn trong mọi tình huống nhằm thúc đẩy sự phát triển của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn. Bốn là: Căn cứ vào mức độ sở hữu nguồn lực tài chính, Tập đoàn Dệt May Việt Nam xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Tập đoàn và các công ty thành viên. Để thực hiện tốt vấn đề trên, Nhà nước cần xây dựng và ban hành các chính sách về kiểm tra, giám sát tài chính của Tập đoàn kinh tế nói chung trong đó có Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Đối với những đơn vị thành viên trong Tập đoàn hạch toán chưa độc lập mà còn phụ thuộc, công tác kiểm tra, giám sát tài chính giúp cho đơn vị thực hiện tốt công tác tài chính của mình, góp phần thúc đẩy chiến lược kinh doanh chung của toàn Tập đoàn. Việc xác định mức độ sở hữu để gắn với mức độ kiểm tra, giám sát tài chính là căn cứ quan Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 154 trọng để Hội đồng thành viên Tập đoàn, Tổng Giám đốc có thể nắm bắt được tình hình tài chính của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn một cách chính xác. Năm là: Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần công khai hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát tài chính của mình. Căn cứ vào quyết định số: 192/2004/QĐ- TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về công khai tài chính trong các doanh nghiệp, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã vận dụng trên cơ sở có chọn lọc chính sách tài chính, kế toán, vận dụng các chuẩn mực kế toán phù hợp với điều kiện kinh doanh của Tập đoàn. Tập đoàn cần xây dựng môi trường pháp lý giúp Tập đoàn và các công ty thành viên thuận lợi trong việc thực hiện chế độ tài chính kế toán phù hợp với trình độ phát triển của Tập đoàn. Trong quá trình đó, Tập đoàn luôn quan tâm tới trình độ của đội ngũ làm công tác tài chính kế toán để đội ngũ này đủ khả năng đảm nhận những nhiệm vụ một cách tốt nhất trong điều kiện hiện nay. Sáu là: Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần quan tâm đến công tác kiểm soát nội bộ trong quá trình kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính. Hiện nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã hình thành ban kiểm soát nội bộ, nhiệm vụ của ban là giúp Hội đồng thành viên Tập đoàn thực hiện quá trình kiểm tra, giám sát các hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc và của người đại diện phần vốn góp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ở các đơn vị khác. Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên đòi hỏi Tập đoàn cần hoàn thiện các quy chế trong nội bộ Tập đoàn như quy chế đầu tư các nguồn lực tài chính, quy chế về công tác nhân sự, quy chế quản trị rủi ro tài chính, quy chế quản lý chủ thể đại diện phần vốn Nhà nước làm CSH tại các công ty thành viên. Tập đoàn tiến hành xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ sở hữu nhằm giám sát hoạt động tại các công ty mà VINATEX có vốn. Tiến hành kiểm toán, kiểm tra khả năng thực tế của các công ty thành viên thông qua công tác kiểm toán nội bộ. Tập đoàn cần xây dựng công tác kiểm toán nội bộ chuẩn để áp dụng đồng bộ tại các công ty thành viên, những quy định này vừa mang tính chất Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 155 hướng dẫn các công ty thành viên thực hiện mọi hoạt động theo đúng chế độ hiện hành. Đây chính là những tiêu chí để đánh giá, xử lý những vi phạm xảy ra một cách nhanh chóng, giảm tối đa những vi phạm kéo dài gây tổn thất cho các nhà đầu tư và Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Để thực hiện tốt những nội dung trên đòi hỏi Tập đoàn cần thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát tài chính một cách khoa học, hợp lý, có như vậy Tập đoàn và các công ty thành viên mới đạt được mục tiêu đề ra. 3.4 MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT 3.4.1 Về phía Nhà nước Một là, Nhà nước cần xác định phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một xu thế tất yếu khách quan phù hợp với quá trình tự nhiên. Sự ra đời Tập đoàn Dệt May Việt Nam phản ánh mô hình phát triển của Tập đoàn và các công ty thành viên là đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế. Tập đoàn đã nhận thức được vai trò của mình trong nền kinh tế, nơi tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm, từng bước phấn đấu trở thành một Tập đoàn mạnh trong lĩnh vực Dệt May và có thương hiệu, uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, nơi tạo ra nguồn lực tài chính trong nền kinh tế quốc dân. Để đạt được những mục tiêu trên đòi hỏi Nhà nước phải đóng vai trò như là bà đỡ cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam vận động, phát triển bền vững và trở thành một trong những đơn vị kinh tế đầu tàu quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hai là, Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp lý khoa học, đồng bộ, ổn định từng bước hoàn thiện môi trường kinh doanh để Tập đoàn Dệt May Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường Căn cứ vào tình hình thực tế của nền kinh tế, các văn bản pháp luật Nhà nước nghiên cứu và ban hành phải thống nhất, khoa học, hợp lý, đảm bảo ổn định lâu dài từng bước củng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 156 cố nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên nói riêng phát triển, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trên thị trường. Mặt khác, Tập đoàn đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong kinh doanh, chủ động quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đưa ra được giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức, kinh tế quốc tế, đầu tư nước ngoài. Hiện nay Nhà nước đã ban hành luật cạnh tranh nhưng chưa ban hành luật chống độc quyền, vì vậy cần sớm ban hành luật chống độc quyền để tạo sân chơi bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Ba là: Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước cần được xây dựng trên cơ sở mở rộng quyền tự chủ, từng bước nâng cao trách nhiệm của Hội đồng thành viên Tập đoàn và Tổng Giám đốc điều hành hoạt động của Tập đoàn. Mục tiêu cơ bản của đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Chính phủ, Bộ Công Thương, các bộ liên quan không can thiệp sâu vào tình hình hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên. Các cơ quan trên thông qua công cụ quản lý của mình như hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách kinh tế, chính sách thuế,… tiến hành quản lý , kiểm tra các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn, các thủ tục gây phiền hà cho Tập đoàn trong quá trình kinh doanh dần được loại bỏ, việc xin phép cấp trên đã hạn chế phần nào. Từng bước hoàn thiện mô hình hoạt động của Tập đoàn trên cơ sở mô hình công ty mẹ (VINATEX)- công ty con. Quyền sở hữu, quyền quản lý trong Tập đoàn được phân định một cách rõ ràng không chồng chéo, tạo sự thống nhất cao trong nội bộ Tập đoàn và các công ty thành viên. Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một Tập đoàn đa sở hữu về nguồn vốn, vì vậy trên góc độ quản lý kinh tế, Nhà nước cần xác định nơi nhận vốn đầu tư là Tập đoàn Dệt May Việt Nam còn Nhà nước là người đầu tư vốn vào Tập đoàn. Trên góc độ quản lý, Chính phủ thay mặt Nhà nước chấp nhận và bổ nhiệm danh sách Hội đồng thành viên, chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn; bổ nhiệm Tổng Giám Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 157 đốc, phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn nhằm nâng cao vai trò của người đại diện phần vốn của Nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước quy định rõ vai trò, trách nhiệm vật chất của các cá nhân của lãnh đạo Tập đoàn về việc bảo toàn và phát triển vốn, chấm dứt quyết định chung chung theo tập thể. Mục đích của giải pháp trên tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo Tập đoàn đưa ra những tư duy quản lý mang tính đột phá nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên. Bốn là, Nhà nước cần đưa ra một cơ chế quản lý tài chính chung cho mô hình các Tập đoàn kinh tế trong đó có Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã và đang phát huy được những kết quả đáng khích lệ, sự ra đời của hệ thống pháp lý để Tập đoàn Dệt May Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là rất cần thiết. Vì vậy, Chính phủ phải ban hành được các chính sách phù hợp tạo điều kiện cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các Tập đoàn kinh tế đưa ra được cơ chế quản lý tài chính phù hợp với chiến lược phát triển của Tập đoàn. Khi đó, Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải tự chịu trách nhiệm của mình trong quá trình sử dụng vốn và tài sản vào hoạt động kinh doanh theo luật định, không ngừng duy trì hoạt động kinh doanh tại Tập đoàn ngày một hiệu quả. 3.4.2 Về phía Tập đoàn Dệ t- May Việt nam: Đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho phù hợp với định hướng tái cơ cấu nền kinh tế trong quá trình hội nhập Hoàn thiện cơ chế tài chính của Tập đoàn Dệt - May nêu trên không thể tách rời quá trình thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn Dệt May về hệ thống tổ chức sản xuất, ngành ghề lĩnh vực kinh doanh, bộ máy quản lý, sản phẩm và thị trường, nguồn nhân lực... Vì thế tái cơ cấu Tập đoàn Dệt May Việt Nam là tiền đề, điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Căn cứ vào đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc lựa mô hình hoạt động cho VINATEX cần tập trung phát triển các ngành nghề là thế mạnh và cốt lõi theo quyết định 340/Q Đ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/03/2011. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 158 Theo đó Tập đoàn sẽ hoạt động theo mô hình “công ty mẹ - con” tức ‟Holding Company” phù hợp với điều kiện thực tế của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn. Theo mô hình tổ chức này thì: Một là: Từng bước khắc phục cơ bản những tồn tại của mô hình tổ chức hiện tại, khắc phục những hạn chế của cơ chế quản lý Tập đoàn hiện nay, những hạn chế đó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh chung tại Tập đoàn. Từ đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Tập đoàn và các công ty thành viên cần phải được quan tâm đúng mức từ Công ty Mẹ với vai trò là nhà đầu tư vốn và phía các Công ty Con với vai trò là người sử dụng vốn thực hiện quá trình kinh doanh của mình. Hai là: Mối quan hệ giữa Hội đồng thành viên Tập đoàn với cơ quan Tổng Giám đốc của Tập đoàn, giữa Tập đoàn với các công ty thành viên cho thấy Tập đoàn cần điều chỉnh cơ chế quản lý vốn, quản lý về kinh doanh và thiết lập cơ chế sở hữu vốn của công ty mẹ đối với các công ty con sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của Tập đoàn và các công ty thành viên. Mối quan hệ giữa các công ty thành viên trong Tập đoàn dựa trên quan hệ đầu tư tài chính, lợi ích kinh tế mang lại chứ không phải là mối liên kết hình thức dựa trên mệnh lệnh hành chính. Ba là: Đối với những đơn vị hoạt động không hiệu quả và các khoản đầu tư ngoài ngành, Tập đoàn cần điều chỉnh quan hệ sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng việc giảm vốn hoặc thoái vốn thông qua việc bán cổ phiếu của công ty đó ra bên ngoài thông qua thị trường chứng khoán mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức của Tập đoàn. Bốn là: VINATEX tham gia vào đầu tư vốn tại các đơn vị thành viên để duy trì khả năng chủ đạo của Tập đoàn. Phần vốn hiện có của các công ty thành viên do Tập đoàn phân bổ, được tính là phần vốn đầu tư của công ty thành viên trong Tập đoàn. Năm là: Mục tiêu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là hình thành mô hình tổ chức mang tính chất đa sở hữu nguồn lực tài chính. Bộ máy quản lý và điều hành của Tập đoàn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 159 nằm tại trụ sở chính, chịu sự kiểm soát của Công ty Mẹ là các công ty thành viên như: Công ty TNHH MTV, Công ty cổ phần, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp. Sáu là: Để kiểm soát được mọi hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên, đòi hỏi Tập đoàn phải nắm quyền sở hữu về vốn và được biểu hiện qua các yếu tố như tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động, đây là những yếu tố cơ bản đảm bảo cho quá trình kinh doanh của Tập đoàn được diễn ra bình thường. Mặt khác, việc nắm quyền sở hữu về vốn giúp cho VINATEX nắm được quyền kiểm soát các hoạt động chủ yếu của các công ty thành viên, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn và các công ty trong Tập đoàn. Bẩy là: Trên góc độ lợi ích, để kiểm tra giám sát các hoạt động của các công ty thành viên trong quá trình kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn thì Tập đoàn cần quản lý và kiểm soát nguồn vốn của các công ty thành viên một cách khoa học, hợp lý. Mặt khác, mô hình Tập đoàn kinh tế mà VINATEX lựa chọn đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn trong việc điều chỉnh quy mô hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên. Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã lựa chọn những ưu việt của các Tập đoàn kinh tế trên thế giới để lựa chọn mô hình tối ưu nhất cho chiến lược phát triển của mình, trong đó công ty mẹ (VINATEX) đóng vai trò chi phối mọi hoạt động kinh doanh của Tập đoàn nói chung và định hướng các hoạt động kinh doanh chủ yếu của các công ty thành viên trong Tập đoàn, đặc biệt là chi phối về nguồn vốn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 160 Sơ đồ 3.2 Mô hình Tập đoàn Dệt May Việt Nam sau hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG Ban kiểm soát HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY MẸ CƠ QUAN ĐIỀU HÀNH Khối chức năng giúp việc Công ty con: VINATEX chiếm 100% vốn và cổ phần chi phối Công ty cổ phần liên kết: VINATEX chiếm dưới 51% vốn điều lệ Khối sự nghiệp Mô hình tổ chức của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam được hình thành theo mô hình cấu trúc hỗn hợp. Đây là mô hình phù hợp với những Tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, vừa tập trung, vừa phân quyền và là sự kết hợp giữa mô hình hợp nhất (toàn bộ hoạt động của Tập đoàn đặt dưới sự kiểm soát, điều hành trực tiếp của công ty mẹ và HĐQT và Tổng Giám đốc Tập đoàn) và mô hình Tập đoàn theo cấu trúc công ty mẹ lắm vốn (công ty mẹ chịu trách nhiệm tiến hành thực hiện các hoạt động điều phối chung của cả Tập đoàn, không thực hiện việc kiểm soát trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành viên) Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được một số nhược điểm của các mô hình hợp nhất và mô hình theo cấu trúc công ty mẹ nắm giữa vốn, bao gồm: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 161 - Bảo đảm cơ chế kiểm soát tập trung của VINATEX với 03 lĩnh vực quan trọng nhất như: Xây dựng các quyết định mang tính chiến lược của Tập đoàn Tập đoàn quyết định những chính sách chung, điều hành các giao dịch bên trong Tập đoàn Thực hiện việc tuyển chọn, bổ nhiệm giám sát các lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn - Trao quyền tự chủ cho các công ty thành viên trong việc thực hiện các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh. Hoạt động của các công ty thành viên chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của các bộ phận chức năng của công ty mẹ. - Tăng cường vai trò chủ đạo của Công ty Mẹ -Tập đoàn: Xác định rõ vai trò của công ty Mẹ - Tập đoàn trong việc kiểm soát các quyết định quan trọng liên quan đến quá trình phát triển của Tập đoàn. Mặt khác, Tập đoàn cần có những quyết định nhằm kiểm soát được chiến lược và ngành nghề kinh doanh thông qua việc: Công ty mẹ thực hiện vai trò là đầu mối xây dựng chiến lược phát triển chung toàn Tập đoàn, thực hiện việc phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch, các công ty thành viên được giao kế hoạch kinh doanh và chịu sự giám sát của công ty mẹ để đánh giá hiệu quả kinh doanh; xây dựng chính sách phân chia lợi nhuận của Tập đoàn. Công ty mẹ - Tập đoàn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chung toàn Tập đoàn, định hướng trong việc tìm kiếm và bảo đảm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm và áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn. Thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho các công ty mà Tập đoàn chiếm 100% vốn. Mặt khác, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần thực hiện tốt các giải pháp về định hướng quản lý các công ty thành viên sao cho chất lượng chuỗi cung ứng của Tập đoàn từ khâu thiết kế, sản xuất, may đến phân phối đạt hiệu quả cao như mong muốn, từng bước nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm của Tập đoàn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 162 Từng bước xây dựng cơ chế quản lý tài chính, định hướng cho các công ty thành viên đủ vốn thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình. + Trường hợp tại các công ty thành viên mà VINATEX nắm giữ cổ phần chi phối và nắm 100% vốn sử dụng các biện pháp nhằm quản lý tốt nguồn vốn, lao động và thị trường tiêu thụ sản phẩm để chỉ đạo và xây dựng chiến lược kinh doanh khoa học, hợp lý xứng đáng là những đơn vị nòng cốt của Tập đoàn, phát triển theo định hướng của Tập đoàn + Đối với các công ty liên doanh, liên kết, căn cứ vào Hội đồng cổ đông. Hội đồng cổ đông là đại diện hợp pháp phần vốn của các cổ đông truyền đạt những chủ trương, định hướng phát triển của công ty mẹ - VINATEX và luôn bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại các công ty trên. - Từng bước sắp xếp lại bộ máy quản lý và cơ quan điều hành tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế. Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần xác định rõ vai trò của Thành viên Hội đồng, thành viên Tập đoàn khỏi trách nhiệm điều hành kinh doanh. Từng bước xây dựng cho mình một đội ngũ lãnh đạo và nhân sự của Tập đoàn gọn nhẹ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ Tập đoàn. Các công ty thành viên được Tập đoàn tổ chức sắp xếp lại thành những nhóm ngành kinh doanh khác nhau nhằm khắc phục tình trạng cạnh tranh giữa các thành viên trong Tập đoàn, khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh chung của Tập đoàn. Tiến hành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của công ty mẹ - Tập đoàn trong quá trình điều hành hoạt động của VINATEX Công ty mẹ - Tập đoàn (VINATEX) sẽ hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty TNHH MTV, trong đó chủ sở hữu là Nhà nước, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn tuân thủ Luật doanh nghiệp và điều lệ tổ chức hoạt động của Tập đoàn do Chính phủ phê duyệt. Tập đoàn Dệt May Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 163 Chính phủ trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CSH đối với Tập đoàn và được thể hiện như sau: Một là: Hội đồng thành viên Tập đoàn có 05 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, trong Hội đồng thành viên Tập đoàn có Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn và 04 thành viên chuyên trách. Hội đồng thành viên Tập đoàn là cơ quan đại diện theo sự ủy quyền của CSH Nhà nước tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Hai là: Thay mặt Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Hội đồng thành viên Tập đoàn có toàn quyền quyết định những vấn đề có liên quan đến chiến lược phát triển, quyền lợi và nghĩa vụ của Tập đoàn. Ba là: Thành lập cơ quan Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam: Cơ quan Tổng Giám đốc Tập đoàn bao gồm Tổng Giám đốc và 07 Phó Tổng Giám đốc thực hiện chức năng quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Tập đoàn theo kế hoạch và mục tiêu xác định. Cơ quan Tổng Giám đốc thực hiện chiến lược kinh doanh của Tập đoàn căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng thành viên Tập đoàn và điều lệ hoạt động của Tập đoàn. - Tổ chức sắp xếp bộ máy giúp việc của Tập đoàn Mục tiêu của Tập đoàn là mang lại hiệu quả kinh doanh cho Tập đoàn và các thành viên để thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của Tập đoàn. Thứ nhất: Các ban chức năng và văn phòng của Tập đoàn như Ban Tài chính Kế toán, Ban Quản lý nguồn nhân lực, Ban Kỹ thuật và Công nghệ, Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Ban Thị trường, Ban Tổng hợp Pháp chế; Ban Thông tin và Truyền thông. Các ban trong Tập đoàn có chức năng tham mưu, kiểm tra, giúp việc cho Hội đồng thành viên Tập đoàn, Tổng Giám đốc trong quá trình quản lý và điều hành mọi hoạt động của Tập đoàn. Ngoài ra, các Ban chức năng và văn phòng của Tập đoàn còn thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CSH, của các cổ đông và những thành viên tham gia góp vốn hoặc bên Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 164 tham gia liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác trong quá trình kiểm tra, giám sát mọi hoạt động và điều hành của Tổng Giám đốc và người đại diện phần vốn góp của Tập đoàn ở các đơn vị khác trong Tập đoàn. Thứ hai: Hội đồng thành viên Tập đoàn thành lập Ban kiểm soát nội bộ của Tập đoàn, nhiệm vụ của Ban Kiểm soát là giúp Hội đồng thành viên Tập đoàn thực hiện việc kiểm tra, giám sát mọi hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc và của người đại diện phần vốn góp của Tập đoàn vào các công ty khác. Thứ ba: Tổ chức sắp xếp các đơn vị thành viên trong Tập đoàn Dệt - May Việt Nam Phần lớn các đơn vị thành viên trong Tập đoàn được xây dựng trên cơ sở hạch toán độc lập và những đơn vị còn lại trong Tập đoàn được hạch toán phụ thuộc dựa trên điều lệ tổ chức và hoạt động riêng; những đơn vị sự nghiệp của VINATEX được xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động riêng. Mặt khác, Điều lệ và Quy chế hoạt động của toàn Tập đoàn đều do Hội đồng thành viên Tập đoàn phê chuẩn phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ hoạt động chung của toàn Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 165 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 của luận án, tác giả đã tập trung giải quyết các nội dung sau: Một l: Luận án căn cứ vào chiến lược, quan điểm và mục tiêu phát triển của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam để đưa ra các nguyên tắc cần quán triệt trong hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Hai là: Luận án đã đề xuất 4 nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam bao gồm các giải pháp hoàn thiện cơ chế tạo lập và huy động vốn; giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản; Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận; giải pháp hòa thiện cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Ba là: Để tạo điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam, tác giả luận án cũng đưa ra 2 nhóm giải pháp điều kiện từ phía Nhà nước và từ phía bản thân tập đoàn. . Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 166 KẾT LUẬN Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các TĐKT là một vấn đề rộng lớn và phức tạp, luôn được sự quan tâm của cả các cơ quan quản lý nhà nước, các TĐKT và toàn xã hội. Qua việc nghiên cứu đề tài ‟Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam”, tác giả mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam và góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Luận án đã đạt được những kết quả nghiên cứu có những đóng góp khoa học sau đây: - Làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản TĐKT và cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT. Làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và các công ty con trong TĐKT; các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tài chính của các TĐKT. - Chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ quản lý tài chính của một số TĐKT trên thế giới để có thể xem xét vận dụng ở Việt nam. - Phản ánh và đánh giá đúng thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam hiện nay trên các nội dung cơ bản: cơ chế huy động tạo lập vốn; cơ chế đầu tư, sử dụng vốn; cơ chế phân phối lợi nhuận; cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính trong Tập đoàn. - Chỉ ra được những ưu điểm và những hạn chế, tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính hiện tại của Tập đoàn Dệt May Việt nam; làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó để có biện pháp khắc phục. - Đã đề xuất được các nguyên tắc cơ bản để định hướng cho việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 167 - Đề xuất được hệ thống những giải pháp phù hợp, khả thi để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. - Đề xuất 2 nhóm giải pháp có tính chất điều kiện cho việc hoàn thiện cơ chế quan lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt nam. Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng, song do trình độ nghiên cứu và khả năng có hạn, luận án của tác giả khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết nhất định. Tác giả mong muốn được các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến để nghiên cứu sinh có thể hoàn thiện luận án cũng như các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài sau này. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cám ơn./. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399