Academia.eduAcademia.edu
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------------- BÙI THỊ MẾN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------------- BÙI THỊ MẾN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 62340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN XUÂN HẢI 2. TS. HÀ THỊ SÁU HÀ NỘI - 2017 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn đúng quy định. Hà nội, ngày tháng Tác giả Bùi Thị Mến Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Luận án đƣợc hoàn thành là thành quả nghiên cứu nghiêm túc của tác giả. Trong suốt thời gian nghiên cứu, tác giả đã nhận đƣợc sự đóng góp quý báu từ nhiều tổ chức, cá nhân. Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn - Tập thể thầy cô giáo là ngƣời hƣớng dẫn khoa học cho nghiên cứu sinh: PGS.TS Trần Xuân Hải và TS Hà Thị Sáu, đã trực tiếp hƣớng dẫn nhiệt tình, định hƣớng và truyền cảm hứng nghiên cứu cho nghiên cứu sinh trong thời gian học tập cũng nhƣ hoàn thiện luận án. - Các Thầy, Cô của Học viện Ngân Hàng,Khoa Tài chính, Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện học tập và nghiên cứu cho nghiên cứu sinh - Quý Thầy, Cô hội đồng các cấp đóng góp, phản biện các ý kiến quý báu giúp hoàn thiện luận án; - Các cán bộ thuộc cơ quan Tổng cục thuế, các cán bộ làm công tác tài chính – kế toán – thuế tại các ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm tham gia cuộc phỏng vấn chuyên gia và khảo sát, đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình tác giả khảo sát thực tế. Tác giả cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên tác giả hoàn thành luận án. Tác giả luận án Bùi Thị Mến Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 i MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ................................................................................... vii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 1 2. Tổng quan nghiên cứu......................................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 12 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 13 5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 13 6. Những đóng góp mới của luận án ..................................................................... 14 7. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 16 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ....................................................................................................... 17 1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ..................................................... 17 1.1.1. Dịch vụ ..................................................................................................... 17 1.1.2. Dịch vụ tài chính ...................................................................................... 17 1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến dịch vụ tài chính.......................................... 25 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH .................................................................................................................. 27 1.2.1. Chính sách thuế ........................................................................................ 27 1.2.2 Chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính .......................................... 33 1.2.3 Nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính .... 42 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 ii 1.2.4 Tác động của chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính .................... 45 1.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ............................................. 48 1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế ................................................................................. 48 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................................... 57 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ................................................................................... 60 2.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM ......... 60 2.1.1. Về quy trình hoàn thiện chính sách thuế ................................................. 60 2.1.2 Về mục tiêu chính sách thuế ..................................................................... 62 2.1.3 Về nội dung chính sách thuế ..................................................................... 63 2.2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM .......................................................................................... 68 2.2.1 Khái quát về dịch vụ tài chính ở việt nam ................................................ 68 2.2.2 Thực trạng chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính ........................ 73 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ......................................................................... 101 2.3.1 Kết quả đạt đƣợc ..................................................................................... 101 2.3.2 Những hạn chế chủ yếu........................................................................... 105 2.3.3. Nguyên nhân .......................................................................................... 114 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM .............................................................. 120 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ................................................................................ 120 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 iii 3.1.1 Quan điểm, mục tiêu xây dựng và phát triển các dịch vụ tài chính........ 120 3.1.2 Quan điểm, mục tiêu chính sách thuế ..................................................... 125 3.2 YÊU CẦU HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ................................................................................ 126 3.2.1 Phù hợp với hội nhập tài chính sâu rộng ................................................ 126 3.2.2 Gắn với quá trình tái cấu trúc khu vực tài chính .................................... 126 3.2.3 Phù hợp với quá trình cải cách hệ thống thuế......................................... 127 3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ......................................................................... 129 3.3.1 Nhóm giải pháp về quy trình hoàn thiện chính sách thuế ...................... 129 3.3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện mục tiêu và nội dung chính sách thuế ........ 132 3.3.3 Nhóm giải pháp điều kiện ....................................................................... 147 3.4. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 150 3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính.................................................. 150 3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc ........................................................ 152 3.4.3. Kiến nghị với Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc ....................................... 154 3.4.4 Kiến nghị Cục quản lý và giám sát bảo hiểm ......................................... 155 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ ĐƢỢC CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AEC Asean Economic Community (Cộng đồng kinh tế ASEAN) CTCK Công ty chứng khoán DVTC Dịch vụ tài chính EU The European Union (Liên minh châu Âu ) GDP Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội) GTGT Giá trị gia tăng NĐT Nhà đầu tƣ NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại NNT Ngƣời nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nƣớc OECD Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ) PPKT Phƣơng pháp khấu trừ PPTT Phƣơng pháp trực tiếp SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTCK Thị trƣờng chứng khoán TTTC Thị trƣờng tài chính UBCK Ủy ban chứng khoán VCSH Vốn chủ sở hữu WTO World Trade Organization (Tổ chức thƣơng mại thế giới) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1: Mức thuế đối với phí bảo hiểm ở một số quốc gia ................................. 52 Bảng 1. 2: Thuế trên tổng thu nhập áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng tại Philippines ................................................................................................................ 55 Bảng 1. 3: Chính sách thuế đối với dịch vụ bảo hiểm tại Philippines ..................... 56 Bảng 2. 1: Loại hình doanh nghiệp DVTC nƣớc ngoài tại Việt Nam ..................... 68 Bảng 2. 2: So sánh kiến nghị của NNT về thuế và sửa đổi chính thức.................... 73 Bảng 2. 3: Tổng hợp công tác tuyên truyền - hỗ trợ ngƣời nộp thuế là NHTM ...... 75 Bảng 2. 4: Phạm vi áp dụng thuế GTGT đối với các dịch vụ ngân hàng ................ 76 Bảng 2. 5: Phạm vi áp dụng thuế GTGT đối với các dịch vụ chứng khoán ............ 79 Bảng 2. 6: Phạm vi áp dụng thuế GTGT đối với các dịch vụ bảo hiểm .................. 79 Bảng 2. 7: So sánh thay đổi chính sách thuế TNDN đối với thu nhập từ dịch vụ ngân hàng ................................................................................................................. 83 Bảng 2. 8: Tình huống tiết kiệm thuế nhờ sử dụng vốn vay .................................... 87 Bảng 2. 9: Định mức khống chế chi phí đƣợc trừ đối với một số khoản chi trong doanh nghiệp ............................................................................................................ 88 Bảng 2. 10: Thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán ....... 94 Bảng 2. 11: Thay đổi chính sách thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán ............................................................................................................. 97 Bảng 2. 12: Thuế TNCN đối với thu nhập đại lý bảo hiểm ..................................... 98 Bảng 2. 13: Thuế TNCN đối với cá nhân tham gia bảo hiểm.................................. 99 Bảng 3. 1: Tỷ lệ vốn vay/VCSH ở một số quốc gia............................................... 137 Bảng 3. 2: Tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu của một số ngành* tại Việt Nam ......... 137 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Tổng hợp số thu từ thuế GTGT* qua các năm ................................... 64 Biểu đồ 2. 2 Diễn biến thuế suất thuế TNDN từ năm 2009 đến 2016 ..................... 65 Biểu đồ 2. 3: Tổng hợp số thu NSNN từ thuế TNDN qua các năm ........................ 66 Biểu đồ 2. 4: Tổng hợp số thu NSNN từ thuế TNCN qua các năm......................... 67 Biểu đồ 2. 5: Tổng thu NSNN do ngành thuế quản lý (trừ dầu) .............................. 68 Biểu đồ 2. 6: Cơ cấu chi phí hoạt động của các NHTM năm 2012 ......................... 77 Biểu đồ 2. 7: Kết quả điều tra khảo sát các quy định về thuế đối với DVTC.......... 90 Biểu đồ 2. 8: Kết quả khảo sát những vấn đề thuế nên tiếp tục đƣợc cải thiện ....... 91 Biểu đồ 2. 9: Khảo sát mức độ ảnh hƣởng của giảm thuế suất thuế TNDN đến doanh nghiệp DVTC ................................................................................................ 92 Biểu đồ 2. 10: Thu Ngân sách nhà nƣớc từ thuế TNDN của khối ........................... 94 Biểu đồ 2. 11: Kết quả điều tra tác động của thay đổi cách tính thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán ................................................................ 98 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 2. 1: Cơ chế phân bổ cho NNT khi các DVTC không chịu thuế GTGT ...... 108 Hình 3. 1: Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc không tuân thủ và làm thất thoát nguồn thu NSNN ............................................................................................................... 127 Sơ đồ 2. 1: Tổ chức bộ máy quản lý thuế ................................................................ 61 Sơ đồ 2. 2: Tổ chức cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực DVTC ............... 114 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Hoàn thiện chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính (DVTC) trở nên cần thiết vì những lý do sau đây: Thứ nhất, DVTC đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nhằm thúc đẩy đầu tƣ, tiết kiệm, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác trong xã hội. Những đặc trƣng vốn có của DVTC đã chi phối cách thức quản lý, điều tiết của nhà nƣớc đối với loại hình dịch vụ này. Dƣới góc độ lý thuyết vẫn đặt ra các câu hỏi là nên đánh thuế đối với loại hình DVTC nào? cách thức đánh thuế ra sao? làm thế nào để quản lý thuế đối với DVTC một cách hiệu quả nhất. Chính vì thế, tiếp tục làm sáng tỏ cơ sở lý luận cũng nhƣ nghiên cứu kinh nghiệm liên quan nhằm nắm bắt xu thế, hoàn thiện chính sách thuế đối với các DVTC là rất cần thiết. Thứ hai, tại Việt Nam, DVTC phát triển ngày một phong phú cả về các loại hình DVTC, gia tăng về số lƣợng các chủ thể cung cấp DVTC. Chính sách thuế đối với các DVTC dù đƣợc sửa đổi, hƣớng dẫn chi tiết ở một số lĩnh vực, nhƣng vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế. Chẳng hạn, nhiều DVTC thuộc đối tƣợng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) nên không phát sinh thuế GTGT đầu ra, dẫn đến thuế đầu vào không đƣợc khấu trừ. Hoặc chính sách thuế với hoạt cung cấp DVTC qua biên giới, trong nhiều trƣờng hợp, chủ thể cung cấp không có hiện diện thƣơng mại tại Việt Nam. Nếu xảy ra tổn thất hoặc tranh chấp thì quyền lợi khách hàng ở Việt Nam có thể không đƣợc bảo đảm; các doanh nghiệp trong nƣớc rất khó đánh giá đầy đủ về đối thủ cạnh tranh; nhà nƣớc gặp khó khăn trong việc quản lý, giám sát và thu thuế. Để tránh thất thoát thuế và quy định chính sách thuế phù hợp hơn, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế với lĩnh vực DVTC. Thứ ba, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), thực hiện cam kết về 11 ngành dịch vụ bao gồm cả DVTC đã đặt ra nhiều thách thức, chẳng hạn nhƣ giảm thuế mà không tác động đến sản xuất và hội nhập tài chính sâu rộng. Quá trình thực hiện quá trình tái cấu trúc Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 2 lĩnh vực tài chính cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về hoàn thiện chính sách thuế phù hợp với tính chất, đặc thù của lĩnh vực DVTC. Chính sách thuế vừa phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc (NSNN), vừa phải tạo một hành lang pháp lý ổn định và phù hợp cho sự phát triển của các DVTC. Thứ ba, các nghiên cứu tiêu biểu về thuế đối với DVTC, cả trong và ngoài nƣớc đã có những đóng góp lớn trong việc hình thành và tạo dựng cơ sở lý luận về thuế đối với các DVTC. Nhƣng các nghiên cứu dƣờng nhƣ bỏ qua những xu thế phổ biến về hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; quá trình tái cấu trúc các tổ chức tài chính cũng nhƣ ảnh hƣởng của nó đến chính sách thuế v.v. Điều đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu để hình thành khung lý thuyết nhất quán, phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thuế đối với DVTC cũng nhƣ các giải pháp nhằm vận hành có hiệu quả hoạt động DVTC và đảm bảo nguồn thu NSNN cũng nhƣ đảm bảo cơ cấu thu bền vững. Với những lý do trên đây, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính ở Việt Nam” là hết sức cần thiết. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu nƣớc ngoài Từ trƣớc năm 2000, nhiều nghiên cứu nƣớc ngoài về thuế đối với lĩnh vực tài chính tập trung vào việc xác định “thuế tối ƣu” nhằm xác định khả năng thu thuế cho nhà nƣớc hiệu quả nhất và tính toán ảnh hƣởng của thuế đến sự biến động giá, hành vi của tổ chức, cá nhân đầu tƣ tài chính hoặc gửi tiền vào ngân hàng nhƣ các nghiên cứu của Granville (1994), Broadway & Keen (1995), Brock (1997), Honohan (1994 & 1996), Jappelli và Pistaferri (1996), Caminal (1998). Sau năm 2000, các chính sách ƣu đãi thuế cho lĩnh vực tài chính lại đƣợc quan tâm nhiều hơn, nó đặt ra các câu hỏi về việc liệu thuế có bóp méo cạnh tranh hoặc gây ra các đối xử không công bằng về thuế giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế? Cùng với đó, chủ đề về chính sách thuế đối với các hoạt động trên TTTC ở các nƣớc phát Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 3 triển, đang phát triển cũng đƣợc đề cập nhiều trong các nghiên cứu của Levin & Ritter (2007), Sunley (2008), Poddar (2010). Thứ nhất: vấn đề “thuế tối ƣu” đối với lĩnh vực tài chính Lý thuyết “thuế tối ƣu” đƣợc đề xuất áp dụng đối với thuế vốn và thuế hoạt động tài chính. Các tác giả Boadway & Keen (1995) đã đánh giá những hiệu quả chính từ việc cải cách thuế đối với các hoạt động trên TTTC. Quan điểm xuyên suốt nghiên cứu này luôn xem thuế đối với khu vực tài chính là một cấu phần không thể tách rời trong một hệ thống thuế tối ƣu nhằm mục đích gia tăng thu NSNN. Đề cập đến ảnh hƣởng của thuế tối ƣu đến ngân sách của nhà nƣớc, Caminal (1998) đã đề xuất một mô hình dự báo tác động của các hình thức thuế khác nhau đối với lĩnh vực ngân hàng đến trạng thái cân bằng ngân sách. Theo đó, chính sách thuế khuyến khích tiết kiệm sẽ tác động trực tiếp tới các trung gian tài chính. Các doanh nghiệp khi thực hiện những dự án rủi ro cao thƣờng ƣa thích khoản tín dụng đầy đủ thông tin (vay ngân hàng) hơn là các hình thức tín dụng thiếu thông tin (thƣơng phiếu) hay tiếp cận vốn từ TTCK. Nghiên cứu của Caminal đƣa ra các kết luận: (i) Thuế đối với tiền gửi: thuế tiền gửi không tác động tới lãi suất cho vay hoặc huy động trong điều kiện nhất định. Nhƣng nó có xu hƣớng làm giảm quy mô tiền gửi và khuyến khích các hình thức đầu tƣ khác. Tuy nhiên, ở một mức thuế suất nhỏ sẽ không tạo ra biến dạng nào đối với quyết định tiết kiệm. Thuế tiền gửi cũng tạo ra sức ép khiến ngân hàng phải lựa chọn đầu tƣ vào các danh mục có rủi ro cao hơn. (ii) Thuế đánh vào khoản cho vay của ngân hàng: làm giảm lƣu lƣợng cho vay và tạo ra xu hƣớng chuyển hƣớng huy động vốn trên TTCK và các kênh huy động khác. Nếu TTCK hoạt động hiệu quả thì tốc độ giảm cũng nhanh chóng hơn. Ở những quốc gia mà ngân hàng cạnh tranh độc quyền trong thị trƣờng vốn thì thuế đánh trên khoản vay ngân hàng có thể do chủ sở hữu ngân hàng chịu. (iii) Thuế thu nhập vốn: làm giảm lƣợng tiền gửi do khả năng nhà đầu tƣ (NĐT) sẵn sàng trả phí cho các dịch vụ ngân hàng gia tăng theo thu nhập khả dụng của họ. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 4 Loại thuế này cũng làm tăng khoảng cách giữa lợi ích cận biên của đầu tƣ và tiết kiệm. Trong khoảng thời gian đó, Jappelli và Pistaferri (1996) đã nghiên cứu và phát hiện ra hiệu quả của chính sách thuế khuyến khích tiết kiệm và chứng minh thực nghiệm tại một số nƣớc cụ thể. Nghiên cứu “Ƣu đãi thuế đối với tiết kiệm và cho vay hộ gia đình” tìm hiểu những động lực chính khuyến khích tiết kiệm hộ gia đình. Nghiên cứu đã đƣa ra 2 luận cứ cho việc khuyến khích tiết kiệm: (i) Tại các nền kinh tế “đóng” hoặc bị hạn chế tự do hoá di chuyển dòng vốn, tiết kiệm tăng sẽ giúp tăng cƣờng vốn đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh (SXKD), tạo động lực cho phát triển kinh tế. (ii) Phát triển quỹ hƣu trí và bảo hiểm nhân thọ, có thể mang lại tác động tích cực tới sự đa dạng và hiệu quả của hệ thống tài chính. Ngƣợc lại với lý thuyết, sự đồng thuận trong thực tế khá thấp. Bởi lẽ, Nhà nƣớc áp dụng ƣu đãi thuế để khuyến khích tiết kiệm, quỹ hƣu trí tự nguyện hay các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thông qua việc miễn thuế cho lãi tiền gửi tiết kiệm, miễn thuế đối với các khoản tiền phí tích lũy hoặc bảo tức thì quyết định tiết kiệm cuối cùng vẫn tuỳ vào ý chí của cá nhân, hộ gia đình bởi họ phải đối mặt với bài toán cơ cấu tiêu dùng và tiết kiệm. Ở các nƣớc đang phát triển, thông thƣờng những ngƣời thuộc cận trên của phân phối thu nhập mới có điều kiện về nguồn lực tài chính và thông tin để tận dụng đƣợc ƣu đãi trong khi những ngƣời còn lại thì không. Chƣa kể đến là trong thực tế không phải loại thuế nào cũng đạt đƣợc tính trung lập kinh tế. Ƣu đãi thuế cũng làm giảm thu NSNN. Trong nhiều trƣờng hợp, thay vì khuyến khích, Nhà nƣớc đã áp dụng chƣơng trình hƣu trí bắt buộc chứ không ƣu tiên sử dụng chính sách thuế cho mục tiêu thúc đẩy tiết kiệm tự nguyện. Nghiên cứu của Jappelli & Pistaferri tổng kết lại bằng một thực tế tại các nƣớc đang phát triển, chi phí giao dịch tài chính thƣờng rất cao. Chi phí này chứa đựng phí "làm luật " - mà tại nhiều quốc gia chúng đƣợc gọi là một loại thuế giao dịch "ẩn danh" (Djankov et al., 2002). Điều này hàm ý rằng lợi tức và ƣu đãi thuế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 5 đối với tiết kiệm có thể đƣợc cải thiện bằng cách tạo lập môi trƣờng kinh doanh thực sự cạnh tranh và hiệu quả mà không cần dùng đến các công cụ thuế. Thứ hai, nghiên cứu về từng loại thuế cụ thể đối với lĩnh vực tài chính Nghiên cứu từng sắc thuế hoặc loại thuế đối với hoạt động DVTC, có thể kể đến nghiên cứu của các tác giả Honoban (1994), Kirilenko & Summers (2006), Sunley (2008), Habermeier & Kirilenko (2008), Poddar (2010). * Thuế giao dịch chứng khoán: bàn về tác động của thuế giao dịch chứng khoán đối với TTTC, nghiên cứu của Habermeier và Kirilenko (2008) luận giải về cách thức những khoản thuế giao dịch chứng khoán dù rất nhỏ vẫn có khả năng tác động tới khối lƣợng giao dịch công cụ tài chính có liên quan. Một số kết luận quan trọng nhƣ: (i) Trên thị trƣờng bán buôn, hoạt động giao dịch có thể tạo thuận lợi cho việc củng cố thanh khoản, nhận định giá và bình ổn giá. Nếu NĐT không thể thực hiện đƣợc giao dịch mong muốn, nguồn lực không thể đƣợc phân bổ, sử dụng một cách tối ƣu. (ii) Áp dụng thuế giao dịch chứng khoán càng làm tăng biến động giá giao dịch. Biến động giá đƣợc giải thích thông qua sự thay đổi của: thông tin công bố, thông tin riêng tƣ, chi phí giao dịch và những rào cản thị trƣờng khác. Giả định những yếu tố khác không đổi, chi phí giao dịch tăng sẽ càng làm tăng bất ổn về giá. (iii) Khi thuế giao dịch chứng khoán đƣợc thực thi, nhu cầu đối với chứng khoán phái sinh có thể tăng mạnh. (iv) Nếu khối lƣợng giao dịch sẵn có nội dung thông tin, một sự dịch chuyển giao dịch sẽ làm giảm hiệu quả về mặt thông tin của các công cụ và thị trƣờng. Nhƣ thế, thuế có thể làm hạn chế hiệu quả thông tin thị trƣờng. Nghiên cứu cũng chỉ ra chi phí thực hiện tại các thị trƣờng khác nhau cho thấy: các loại chi phí giao dịch cổ phiếu nhƣ hoa hồng môi giới, thuế và phí chiếm gần 2/3 tổng chi phí thực hiện. Từ đó, nghiên cứu kết luận rằng chi phí giao dịch tăng cao (một phần do áp dụng thuế giao dịch chứng khoán) sẽ làm tăng biến động giá và làm giảm khối lƣợng giao dịch chứng khoán. * Thuế ghi nợ ngân hàng: nghiên cứu "Thuế ghi nợ ngân hàng: lợi nhuận hay loại bỏ trung gian" của Kirilenko và Summers (2006) xem xét khá toàn diện thực tiễn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 6 áp dụng thuế ghi nợ ngân hàng (Bank account debits tax - BADT) tại các nƣớc Châu Mỹ Latin. Mặc dù thuế cho thấy hiệu quả cao trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách trong ngắn hạn nhƣng nó cũng gây ra các tổn thất xã hội. Sử dụng dữ liệu của Brazil, Colombia, Ecuador và Venezuela, nghiên cứu chỉ ra rằng, ở mức thuế suất cao, khoản thuế thu đƣợc tƣơng đƣơng với những tổn thất của xã hội. Sau khi áp dụng thuế này, tổn thất xã hội ƣớc tính đối với Venezuela là 30%, Colombia là 35% và Ecuador là 45%, thể hiện rõ nhất là lƣợng tiền rút khỏi các ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Venezuela bị giảm 28% trong tổng vốn huy động, tại Colombia là 41% và tại Ecuador là 47%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cả tổn thất xã hội đƣợc tích luỹ dần theo thời gian khi biểu thuế này đƣợc giữ nguyên. Những phát hiện này ủng hộ quan điểm cho rằng với mức thuế suất thấp xét trong một khoảng thời gian xác định, thuế ghi nợ ngân hàng có thể đƣợc sử dụng nhƣ là một biện pháp nhanh chóng và hiệu quả để tạo ra nguồn thu, trong khi việc triển khai chính sách thuế truyền thống còn nhiều vấn đề phải cải thiện. Song với mức thuế suất cao hay áp dụng trong khoảng thời gian đủ dài, thuế ghi nợ có thể sẽ tác động rất mạnh tới lƣợng vốn của ngân hàng. * Thuế lạm phát: nghiên cứu của Honohan (1994) cho thấy nhƣng bằng chứng thuyết phục về thuế lạm phát cũng nhƣ thảo luận mở rộng về cơ chế tƣơng tác giữa thuế lạm phát và các loại thuế khác ảnh hƣởng tới quy mô và lợi nhuận của các trung gian tài chính. * Chủ đề trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Sunley (2008) tập trung thảo luận về nguyên tắc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và những vấn đề liên quan trong "Xử lý thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với khoản dự phòng tổn thất tín dụng". Khẳng định, không có một thông lệ chuẩn nào trên thế giới hƣớng dẫn xử lý các khoản tổn thất tín dụng của ngân hàng cho mục đích thuế. Một số nƣớc áp dụng phƣơng pháp dự phòng nhƣ cho phép trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và tính vào chi phí thuế. Nhƣng còn nhiều quan điểm về không cho khấu trừ hay cho khấu trừ thuế thích hợp dành cho dự phòng tổn thất tín dụng, một số cho rằng mọi khoản dự Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 7 phòng nên đƣợc khấu trừ thuế. Nhƣng với giả định các ngân hàng đang thực hiện trích lập dự phòng thận trọng, nghiên cứu này nhìn nhận rằng quy định về thuế đối với dự phòng tổn thất tín dụng phải gắn chặt với quy tắc bảo đảm an toàn tín dụng. Theo đó, khấu trừ thuế không nên áp dụng đối với dự phòng chung cho các khoản vay. Thứ ba, nghiên cứu thực nghiệm thực hiện ở từng nhóm nƣớc Tại các nước công nghiệp phát triển: Nghiên cứu "Thuế trung gian tài chính của các nƣớc công nghiệp" của Levin & Ritter (2007) về quá trình cải cách thuế đối với trung gian tài chính tại các nƣớc công nghiệp phát triển kể từ thập niên 80 2007 chỉ ra rằng các nƣớc luôn cố gắng cải thiện hiệu quả của thuế bằng cách cắt giảm thuế suất và mở rộng các căn cứ tính thuế bằng cách thu hẹp phạm vi miễn thuế, đồng thời tạo ra các chính sách ƣu đãi thuế tiết kiệm mới. Cũng tại đây, xu hƣớng toàn cầu hóa cùng mức độ co dãn cung ứng vốn cao càng gây ra nhiều khó khăn đối với việc đánh thuế thu nhập vốn. Mặc dù vậy, chính sách thuế đối với thu nhập vốn vẫn đƣợc áp dụng trên diện rộng, với quy mô lớn thay vì việc cắt giảm thuế thu nhập vốn. Lý do đƣợc chỉ ra là thể chế chính trị, sự trì trệ trong đổi mới hệ thống chính sách và có thể thiếu những nỗ lực để tiến xa hơn trong việc giảm thuế. Sau cùng, mọi cải cách thƣờng là sự thể hiện của việc thay đổi để phù hợp với sự phát triển của các công cụ tài chính. Tại các nước đang phát triển: nhà kinh tế học Cardoso trong nghiên cứu của ông về "Thuế đúc tiền, dự trữ bắt buộc và khoảng cách phát triển ngân hàng tại Brazil" (2005), đã cho thấy hạn chế trong quá trình phát triển hệ thống tài chính nƣớc này, cụ thể là còn thiếu các công cụ tài chính kỳ hạn. Lãi suất huy động trong nƣớc ở mức cao - ngay cả khi đồng nội tệ mất giá nghiêm trọng do nợ công và những bất ổn chính trị. Những điều chỉnh tài khoá dài hạn bằng công cụ thuế sẽ góp phần củng cố tín nhiệm của chính sách vĩ mô và hạ lãi suất. Việc áp dụng công nghệ chấm điểm tín dụng và thông tin tín dụng đã giúp cải thiện khả năng tiếp cận cho các doanh nghiệp nhỏ. Phân tích của Cardoso cũng chỉ ra rằng các nƣớc đang Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 8 phát triển với hệ thống thuế còn đơn giản cần có những bƣớc đi mạnh bạo hơn, chẳng hạn nhƣ tạo ra một hệ thống thuế dựa trên tiêu dùng là chủ yếu thay vì đánh trực tiếp vào thu nhập. Tuy nhiên, kinh nghiệm cải cách thuế của Ý, Croatia cho thấy, đôi khi sáng kiến cải cách táo bạo bị giới hạn bởi nhiều các yếu tố chính trị. Nói tóm lại, các nghiên cứu nƣớc ngoài thời gian qua đã bỏ ngỏ khả năng của chính sách thuế với việc khắc phục những thất bại của thị trƣờng, một số lập luận còn chƣa trọn vẹn. Khi nói về biến động TTTC tác giả chú ý đến biến động giá. Nhƣng sự biến động này có thể hàm ý là TTTC có thể tự thích nghi nhanh hơn các thị trƣờng khác. Tức là, chính sách thuế đối với hoạt động của ngành tài chính là một công cụ hiệu chỉnh hữu hiệu. Các sắc thuế đối với khu vực tài chính có thể làm tăng tính biến động thị trƣờng, khuyến khích “pha loãng thị trƣờng”, (Hubbard, 1993). Khi bàn về tác động của thuế đối với khả năng chịu rủi ro, Broadway & Keen cũng chƣa thể làm rõ khía cạnh liên quan tới thiết kế chính sách thuế tối ƣu: cho tới khi nào còn tồn tại sự bất định trong các mô hình phát triển tài chính, rủi ro tổng hợp sẽ khó có thể đƣợc xác định và các bên tham gia sẽ vẫn bàng quan với rủi ro (risk-neutral). Nói chung, khi thị trƣờng rủi ro, vẫn sẽ có chỗ cho những can thiệp cải thiện phúc lợi, tuy nhiên điều này phụ thuộc chủ yếu vào việc liệu chính phủ có thể chịu đựng rủi ro tốt hơn so với khu vực tƣ nhân không? Nhƣng thực tiễn, đáp án thƣờng là “không”. Ở một số nƣớc, đặc biệt là nƣớc đang phát triển đã sử dụng chính sách thuế và một số biện pháp khác nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực tài chính. Mặc dù, chính sách này bị chỉ trích là đặt không đúng chỗ. Tuy nhiên, khi TTTC có những dấu hiệu rủi ro nhƣ nợ xấu cao, nhiều tổ chức tài chính yếu kém, Nhà nƣớc thƣờng sử dụng các biện pháp tác động đến quản trị doanh nghiệp nhƣ hợp nhất, mua bán, sáp nhập thay vì sử dụng chính sách thuế. Thiết kế chính sách thuế với các DVTC đƣợc đƣa ra bàn luận nhiều nhƣng vấn đề thực thi chính sách thuế gần nhƣ không đƣợc đề cập trong các nghiên cứu gần đây. Đối với hoạt động DVTC, nơi chứa đựng nhiều tổ chức tài chính rất chuyên nghiệp, công nghệ tài chính hiện đại, nhân sự có truyên môn sâu về tài Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 9 chính ngân hàng, khả năng tận dụng các kẽ hở của chính sách thuế để tiết kiệm thuế là hoàn toàn có thể. Thêm vào đó, hội nhập tài chính cho phép sự góp mặt của trung gian tài chính nƣớc ngoài. Nhƣ thế, hành vi trốn thuế có thể đƣợc thực hiện tƣơng đối dễ dàng hơn khi vốn, chi phí, doanh thu dễ dàng luân chuyển toàn cầu. Chƣa kể đến, thuế áp dụng đối với lĩnh vực DVTC có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng các giao dịch tiền mặt thay vì các hình thức giao dịch không dùng tiền mặt, gây khó khăn cho công tác kiểm soát thuế hơn. Điều này chắc chắn sẽ có tác động không tốt tới quản lý thu thuế: hạn chế khả năng thu hoặc chi phí hành thu tăng cao. Những vấn đề trên dƣờng nhƣ bị bỏ ngỏ trong nghiên cứu trƣớ đây. 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc Ở Việt Nam, thuế là chủ đề nghiên cứu đƣợc đề cập rất đa dạng. Nhiều nghiên cứu về thuế xoay quanh các chủ đề nhƣ xác định cơ sở thuế, mức thuế, chính sách ƣu đãi cũng nhƣ quản lý thuế v.v. Nhóm tác giả Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Thị Liên (2008) trong cuốn “giáo trình nghiệp vụ thuế” đã tập trung vào việc cung cấp công cụ tính thuế đối với hầu hết các loại thuế ở Việt Nam. Cùng chủ đề đó, tiếp cận theo hƣớng hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam, trong cuốn “Thuế thực hành” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh (2008) đã cho thấy cái nhìn toàn diện về toàn bộ chính sách thuế cũng nhƣ vấn đề quản lý thuế nói chung. Tác giả Đỗ Đức Minh, Nguyễn Việt Cƣờng (2007, 2010) trong cuốn giáo trình “Lý thuyết thuế” hệ thống hóa đầy đủ lý luận về thuế, gồm các nguyên lý, nguyên tắc, phƣơng pháp đánh thuế cũng nhƣ những tác động kinh tế của thuế. Tƣơng tự, tác giả Hoàng Văn Bằng (2009) trong sách chuyên khảo “Lý thuyết và chính sách thuế” ngoài việc nêu lên khuôn khổ lý thuyết về thuế, điểm đặc biệt là đề cập rất chi tiết đến chính sách thuế trong thực tiễn ở các nƣớc trên thế giới. Tác giả Lê Xuân Trƣờng (2010) lại hƣớng sự tập trung vào các vấn đề về quản lý thuế, trong cuốn giáo trình “Quản lý thuế”, tác giả đã cho thấy một cách toàn diện các vấn đề cả về lý thuyết và thực tiễn quản lý thuế, nó không đơn thuần chỉ là việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế, thay đổi cơ chế tính thuế mà Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 10 những khía cạnh nhƣ thanh kiểm tra, tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế (NNT) cũng đƣợc nhìn nhận thấu đáo. Nhìn chung, các nghiên cứu này đƣợc thực hiện công phu, là tài liệu tham khảo rất có giá trị. Mặc dù vậy, do nghiên cứu dựa trên nhiều văn bản pháp luật nên điểm hạn chế chung của các nghiên cứu này là dù đã có nhiều sửa đổi quan trọng chƣa đƣợc cập nhật lại. Ngoài ra, khi tập trung vào các vấn đề thuế nói chung, ở lĩnh vực cụ thể đòi hỏi hƣớng nghiên cứu gắn với đặc trƣng ngành, lĩnh vực thì các tài liệu này chƣa đề cập một cách đầy đủ. Nhiều công trình luận án tiến sĩ của các tác giả trong nƣớc đã thay đổi hƣớng nghiên cứu theo cách đi vào từng ngành, lĩnh vực, hoạt động cụ thể hoặc chỉ nghiên cứu riêng từng sắc thuế trong điều kiện, bối cảnh nghiên cứu khác nhau nhƣ “Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập ở Việt Nam phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Nguyễn Xuân Sơn (2007), “Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”, tác giả Vƣơng Thu Hiền (2008), “Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” tác giả Nguyễn Thùy Dƣơng (2011) v.v. Các nghiên cứu này về thuế đƣợc đặt trong bối cảnh cụ thể. Nhƣng dƣờng nhƣ, ở khía cạnh liên quan đến ngành, lĩnh vực, ít có nghiên cứu nào tìm ra mối tƣơng đồng giữa các nhóm đối tƣợng chịu thuế, hoặc nhóm đối tƣợng nộp thuế. Trong lĩnh vực DVTC, nơi tập trung nhiều tổ chức tài chính trung gian, với đặc thù rủi ro cao, dịch vụ đƣợc tạo ra và tiêu dùng ngay, quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ luôn luôn là sự kết hợp đồng thời giữa khách hàng – nhân viên – công nghệ tài chính, cũng mới xuất hiện một số ít các nghiên cứu bắt đầu hƣớng vào một số loại thuế cụ thể hoặc chỉ nghiên cứu trong một lĩnh vực DVTC. Tác giả Nguyễn Thị Mai Chi (2012) trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu chính sách thuế GTGT đối với các dịch vụ tài chính” đã nhận định xác đáng về một số lý do chủ yếu khi chính sách thuế GTGT ở Việt Nam không đƣa DVTC vào diện chịu thuế. Một trong những lý do cơ bản của việc không đánh thuế này mà nghiên cứu chỉ ra là do DVTC khó xác định giá trị tăng thêm. Cũng từ đây, nghiên cứu gợi mở, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 11 đề xuất DVTC vào diện chịu thuế và xác định căn cứ tính thuế GTGT là tiền lƣơng cộng với lợi nhuận của các tổ chức cung cấp DVTC. Nghiên cứu này cho thấy sự ủng hộ với việc đánh thuế GTGT vào các DVTC để đảm bảo tính chất công bằng, đồng đều với nhiều các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, với việc xác lập căn cứ tính thuế chỉ dựa vào tiền lƣơng cộng với lợi nhuận của các tổ chức tài chính thì tính khả thi khó đạt đƣợc trong điều kiện hiện nay, bởi lẽ thuế GTGT thƣờng đƣợc xác định hàng tháng, một số trƣờng hợp là theo quý. Thuế GTGT đầu vào của kỳ tính thuế nào sẽ khấu trừ toàn bộ trong kỳ tính thuế đó. Nhƣng nếu xác định thuế đầu ra dựa vào tỷ lệ % của tiền lƣơng cộng với lợi nhuận theo đề xuất của tác giả thì rất khó cho các tổ chức tài chính vì lợi nhuận thƣờng không xác định từng tháng mà ít nhất cũng tạm tính theo quý, còn thông thƣờng là ghi nhận hàng năm. Việc ghi nhận doanh thu, lợi nhuận cũng khó đạt đƣợc sự phù hợp với các nguyên tắc kế toán đã có. Nghiên cứu cũng bỏ qua chính sách thuế GTGT đối với các dịch vụ bảo hiểm. Nghiên cứu trong lĩnh vực chứng khoán, tác giả Nguyễn Thị Thuận (2009) trong luận án tiến sĩ của mình đã chỉ ra rằng việc đánh thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán có thể làm thay đổi quyết định đầu tƣ của các NĐT trong hoạt động thị trƣờng, chẳng hạn đánh thuế thu nhập cá nhân (TNCN) dựa trên thu nhập ròng mà NĐT có đƣợc từ việc mua bán chứng khoán có thể hạn chế các giao dịch ngắn hạn, thay vào đó là các hình thức đầu tƣ trung và dài hạn. Bởi lẽ nếu đầu tƣ theo kiểu ngắn hạn, nhiều trƣờng hợp bị lỗ vẫn phải nộp thuế. Có thể nhận thấy, những công trình nghiên cứu này mới đề cập chính sách thuế cho một loại hình cụ thể, chủ yếu là các dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, chƣa đi sâu vào khía cạnh chính sách thuế đối với các DVTC, phát hiện ra những đặc trƣng của nó chi phối đến việc thiết lập và thực thi chính sách thuế, hoặc xét đến các yếu tố nhƣ mức độ mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng của DVTC. 2.3 Khoảng trống tri thức và bối cảnh nghiên cứu mới 2.3.1 Khoảng trống tri thức Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 12 Các nghiên cứu trƣớc đây, cả trong và ngoài nƣớc đều đƣợc thực hiện rất công phu, đã đóng góp lớn trong việc hình thành cơ sở lý luận cũng nhƣ nghiên cứu thực tiễn về chính sách thuế đối với các DVTC. Nhƣng vì đặt trong các điều kiện nghiên cứu cụ thể nên vẫn còn có khoảng trống nghiên cứu nhất định nhƣ: - Chƣa khai thác và phân tích một cách có hệ thống chính sách thuế đối với các DVTC chủ yếu đặt trong bối cảnh quốc gia hội nhập sâu sắc trong một cộng đồng kinh tế, tức là hoạt động giao dịch tài chính lúc này chủ yếu đƣợc tiến hành xuyên biên giới, và cả những giải pháp hỗ trợ cho thực tế này hầu nhƣ đƣợc đề cập tới. - Về các nghiên cứu thực tiễn, do các mục tiêu quản lý của Chính phủ mỗi nƣớc là khác nhau, nên việc đánh giá chính sách hay khuôn khổ thuế đối với DVTC nào là kiểu mẫu tối ƣu nhất vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. 2.3.2 Chủ đề, câu hỏi và bối cảnh nghiên cứu mới Sự thay đổi nhanh chóng của khu vực DVTC; quá trình tái cấu trúc các ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; mức độ mở cửa ngày càng sâu của thị trƣờng DVTC trong nƣớc so với thế giới đã khiến cho chính sách thuế với DVTC bộc lộ nhiều hạn chế, thậm chí nhiều điểm trong chính sách không còn phù hợp với thông lệ, chƣa thể hiện đầy đủ vai trò của thuế. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án tiễn sĩ, đề tài “Hoàn thiện chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính ở Việt Nam” đã đƣợc chọn để thực hiện nhằm nghiên cứu các câu hỏi chính: (1) Chính sách thuế đối với các DVTC có những đặc trƣng gì; đặc thù của lĩnh vực DVTC đặt ra yêu cầu gì với việc hoàn thiện chính sách thuế. (2) Những tồn tại căn bản trong chính sách thuế đối với các DVTC ở Việt Nam là gì; xuất phát từ căn nguyên nào. (3) Chính sách thuế cần hoàn thiện theo hƣớng nào, các nội dung hoàn thiện để đảm bảo phát triển cũng nhƣ hội nhập của ngành DVTC Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu -Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về DVTC và chính sách thuế đối với các DVTC. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 13 - Đánh giá thực trạng chính sách thuế đối với các DVTC ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 đến 2016 nhằm phát hiện những tồn tại của chính sách và chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế đó; - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế đối với các DVTC ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Luận án đứng từ góc độ vĩ mô để nghiên cứu về chính sách thuế đối với các DVTC gồm dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và chính sách thuế liên quan đến các chủ thể tham gia vào quá trình cung cấp và sử dụng DVTC. - Phạm vi nghiên cứu: Luận án thực hiện nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam và một số quốc gia điển hình trên thế giới, tập trung vào chính sách thuế GTGT, TNDN, TNCN đối với 3 nhóm chủ yếu là lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, giai đoạn từ 2009 - 2016. Các giải pháp đề xuất theo lộ trình đến năm 2020, một số giải pháp đến 2030. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, phân tích và tổng hợp thông tin một cách kế thừa có chọn lọc. Để thu thập dữ liệu sơ cấp, luận án sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia để kiểm tra mức độ phù hợp của những tiêu chí đánh giá thực trạng chính sách thuế đối với các DVTC với lý thuyết và đƣợc cụ thể hóa bằng thực tế ở Việt Nam. Tác giả luận án tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về thuế (tại Cục Thuế và Tổng cục Thuế); cán bộ trực tiếp làm công tác thuế tại các công ty chứng khoán (CTCK), bảo hiểm, hội sở các ngân hàng thƣơng mại (NHTM); ủy ban chứng khoán (UBCK) Nhà nƣớc, Viện Chiến lƣợc chính sách tài chính, ngân hàng nhà nƣớc (NHNN), cũng nhƣ phỏng vấn nhóm tập trung đối với các đối tƣợng khác. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 14 Từ những thông tin thu nhập đƣợc, tác giả tổng lƣợc và sử dụng để thiết kế phiếu khảo sát. Khi thiết kế phiếu, tác giả đảm bảo phiếu khảo sát ghi rõ các thông tin cần thu thập để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Phiếu khảo sát gửi đến cán bộ quản lý thuế thuộc cơ quan Tổng cục thuế, Cục thuế, cán bộ làm công tác kế toán thuế tại hội sở, chi nhánh ngân hàng, CTCK, bảo hiểm, cán bộ kiểm toán thuế, các chuyên gia thuộc lĩnh vực thuế, giảng dạy thuế, marketing DVTC Sau khi thu thập đƣơck phiếu điều tra, tác giả luận án tiến hành tổng hợp điều tra và kết quả khảo sát bằng excel. (Xem phụ lục 1: điều tra – khảo sát) Riêng đối với dữ liệu thứ cấp về thuế, tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng, CTCK, bảo hiểm. Số liệu về kết quả thu NSNN từ thuế sử dụng dữ liệu của Tổng cục thuế với độ tin cậy cao. 6. Những đóng góp mới của luận án Về lý luận - Luận án đã hệ thống hóa đƣợc những lý luận về DVTC, chính sách thuế đối với DVTC cũng nhƣ các tổ chức, cá nhân kinh doanh DVTC; các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách thuế đối với lĩnh vực DVTC và tác động của chính sách thuế đối với các DVTC. - Khác với hầu hết các nghiên cứu trƣớc đây, luận án đã làm rõ đặc trƣng nhƣ vấn đề nhạy cảm với lạm phát và khả năng chênh lệch thuế cao của chính sách thuế đối với các DVTC. - Trình bày kinh nghiệm quốc tế về chính sách thuế đối với các DVTC và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đảm bảo yêu cầu thuế với các DVTC phải tƣơng đƣơng với những ngành, lĩnh vực khác và yêu cầu về tính trung lập của chính sách thuế, đạt đƣợc cả hiệu quả tĩnh và hiệu quả động. Về thực tiễn - Luận án đã đánh giá thực trạng chính sách thuế đối với các DVTC trong giai đoạn 2009 – 2016 dựa trên các yêu cầu của chính sách thuế đối với các DVTC cũng nhƣ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 15 việc thực hiện vai trò của chính sách thuế. Phân tích quy trình hoàn thiện chính sách thuế cho thấy những thành tựu nhất định trên phƣơng diện khuyến khích sự tham gia ngày càng nhiều của cộng đồng doanh nghiệp, NNT dù vẫn có những giới hạn nhất định tuy nhiên quy trình này còn có hạn chế về tính minh bạch. Nội dung chính sách thuế hợp lý đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhƣng còn thiếu công bằng. Chính sách thuế đƣợc ban hành thƣờng chậm chễ trong khâu hƣớng dẫn thực thi - Đánh giá của luận án về 3 loại thuế là GTGT, TNDN, TNCN đối với 3 lĩnh vực DVTC chủ yếu là dịch vụ ngân hàng, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm cho thấy chính sách thuế đối với các DVTC đã góp phần tăng thu cho ngân sách, khuyến khích phát triển DVTC, tuy nhiên chƣa bao quát đối tƣợng chịu thuế, cơ chế khấu trừ thuế GTGT bị gián đoạn do DVTC không chịu thuế. Chính sách thuế TNDN bỏ sót quy định đối với doanh nghiệp “vốn mỏng”. Việc quy định chi phí đƣợc trừ, không đƣợc trừ chƣa tính đến đặc thù của lĩnh vực DVTC; không nhất quán quy định “thu nhập khác”. Chính sách thuế TNCN không khuyến khích đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn, thiếu công bằng, nguy cơ chênh lệch thuế cao. - Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia để kiểm tra mức độ phù hợp của những tiêu chí đánh giá thực trạng chính sách thuế đối với các DVTC với lý thuyết. Kết quả khảo sát giúp làm tăng thêm tính thuyết phục cho các nhận định, đánh giá về thực trạng chính sách thuế đối với các DVTC. - Luận án đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính quy chính và sách thuế đã có. Bổ sung thêm các quy định mới nhƣ: đề xuất đánh thuế GTGT đối với DVTC, tính và nộp theo phƣơng pháp trực tiếp (PPTT) trên số tiền thu đƣợc từ cung cấp DVTC; tiến đến bỏ định mức chi phí lãi vay khi tính thuế TNDN, thay vào đó quy định chi phí lãi tiền vay không đƣợc trừ vào chi phí của doanh nghiệp đối với cá khoản vay vƣợt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu, quy định phù hợp với từng ngành; chính sách thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán theo tỷ lệ % thực lãi, trong đó thực lãi là chênh lệch giữa tổng giá bán bình Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 16 quân với tổng giá mua bình quân xác định theo giá trung bình của từng lô giao dịch. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm các nội dung cơ bản sau: + Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính + Chƣơng 2: Thực trạng chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính ở Việt Nam + Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính ở Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 17 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH 1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH 1.1.1. Dịch vụ Dịch vụ đƣợc hiểu là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia nhƣng không dẫn đến việc chuyển giao quyền sở hữu. Quá trình thực hiện dịch vụ có thể liên quan, hoặc không liên quan đến hàng hóa dƣới dạng vật chất của nó [102]. Hoặc quan niệm dịch vụ là những công việc nhằm cung cấp lợi ích cho con ngƣời mà sản phẩm của nó tồn tại dƣới hình thái phi phật thể [70]. Dựa vào lĩnh vực ngành nghề hoạt động, WTO đã phân chia thành 12 phân ngành dịch vụ, bao gồm: Dịch vụ kinh doanh; dịch vụ liên lạc; dịch vụ xây dựng và thi công; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trƣờng; DVTC; dịch vụ liên quan đến sức khỏe và dịch vụ xã hội; dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành; dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao; dịch vụ vận tải; các dịch vụ khác. Dịch vụ có tính chất vô hình, không ổn định về chất lƣợng, không thể tách rời khỏi nguồn gốc và không lƣu giữ đƣợc [50]. 1.1.2. Dịch vụ tài chính 1.1.2.1 Khái niệm, đặc trưng a. Khái niệm Dựa trên cách tiếp cận về sự vận động của các nguồn tài chính, Bary Eichengreen và Poonam Gupta (2008) chỉ ra rằng: “Các hoạt động giao dịch tài chính đƣợc thực hiện theo hình thức luân chuyển qua các trung gian tài chính” [3]. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các nguồn tài chính vận động từ những ngƣời cung cấp tài chính đến những ngƣời có nhu cầu; nguồn tài chính có thể vận động một cách trực tiếp từ cung đến cầu không thông qua trung gian hoặc vận động gián tiếp qua một trung gian tài chính. Trong cách thức vận động gián tiếp, các trung gian huy động nguồn tài chính từ những nguồn cung và trả phí huy động, sau đó phân Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 18 phối lại cho những ngƣời có nhu cầu và thu phí. Nhƣ vậy, các hoạt động tài chính đƣợc thực hiện qua các trung gian đƣợc gọi là dịch vụ có tính chất tài chính; DVTC đƣợc hiểu là những dịch vụ có tính chất tài chính do các tổ chức cung ứng DVTC cung cấp cho khách hàng, nhƣ dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Căn cứ vào phạm vi hoạt động DVTC, WTO định nghĩa là “Bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính, đƣợc một nhà cung cấp DVTC cung cấp, gồm: Mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm; mọi dịch vụ ngân hàng; và các DVTC khác” [41]. Trong quan niệm này, ngoài 2 nhóm ngành khác cụ thể là dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm, sự có mặt của “DVTC khác” cho thấy sự đa dạng, phức tạp của DVTC. Một nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Sri. Praveen (2011) khi đề cập đến các sản phẩm DVTC đã đƣa ra trích dẫn với 5 loại hình DVTC cơ bản gồm: Tiền gửi, vay, cho vay; Mua, bán và phát hành công cụ tài chính; bảo hiểm; Môi giới và dịch vụ đại lý khác; Tƣ vấn, quản lý và cung cấp thông tin. Từ đây, các loại hình này đƣợc phân chia thành phân nhóm chi tiết. Xem xét kết hợp cả phạm vi hoạt động DVTC và đặc trƣng vận động của các nguồn tài chính thì có thể hiểu: DVTC là các hoạt động dịch vụ được thực hiện qua các trung gian tài chính. DVTC gồm rất nhiều các hoạt động dịch vụ khác nhau, trong đó nổi bật nhất là dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ chứng khoán [48, tr.28]. Các dịch vụ kế toán – kiểm toán và tƣ vấn tài chính cũng có thể coi là một nhóm DVTC phụ trợ góp phần giúp cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính, giảm rủi ro phát sinh trong quá trình đầu tƣ tài chính; tuy nhiên, nhóm dịch vụ này không nhất thiết do các trung gian tài chính cung cấp. b, Đặc trưng của DVTC - DVTC chứa đựng nhiều giao dịch rủi ro cao: các tổ chức tài chính vừa cung cấp DVTC vừa là một chủ thể kinh doanh quan trọng trên thị trƣờng tài chính (TTTC), Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 19 kinh doanh quyền sử dụng vốn. Những rủi ro này có ảnh hƣởng lan truyền tới hầu khắp các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. - DVTC rất đa dạng, phức tạp vì có nhiều loại sản phẩm dịch vụ: Công nghệ tài chính ngày càng hiện đại cho phép các tổ chức tài chính cung cấp nhiều loại DVTC với kỹ thuật cao và phức tạp, trong khi các tổ chức tài chính thƣờng có mối quan hệ với nhiều khách hàng nhu cầu khác nhau. Quá trình sản xuất các DVTC luôn có sự tham gia đồng thời của các yếu tố: khách hàng, nhân viên và trang thiết bị hỗ trợ. Những yếu tố này đan xen và chi phối trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm dịch vụ nhƣng chúng lại luôn biến động khiến cho DVTC cũng đa dạng và không ngừng thay đổi. - DVTC hỗ trợ sự lưu chuyển nhanh mà hiệu quả các nguồn tài chính: hoạt động DVTC tạo nên các dòng lƣu chuyển tiền tệ từ nơi thừa đến nơi thiếu. Sự kết nối này đƣợc thực hiện linh hoạt thông qua các tổ chức tài chính trung gian ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Nơi nào tập trung nhiều nguồn lực tài chính, nơi đó có nhiều thuận lợi để gia tăng DVTC. Nghiên cứu và hiểu rõ đặc trƣng của các DVTC để thấy đƣợc bản chất cũng nhƣ sự khác biệt của nó so với lĩnh vực kinh doanh thông thƣờng, tạo ra cơ sở vững vàng hơn trong quá trình thiết kế và thực thi các chính sách phù hợp với hoạt động DVTC. Chính sách thuế cũng phải xem xét đến các mối quan hệ kinh tế diễn ra trong quá trình kinh doanh bị chi phối bởi những điều kiện vĩ mô và môi trƣờng kinh doanh luôn thay đổi. 1.1.2.2 Phân loại a. Theo đối tượng dịch vụ Theo cách phân loại này có thể chia DVTC thành 3 nhóm cơ bản là: dịch vụ ngân hàng, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm. (i) Dịch vụ ngân hàng Gồm 3 loại hình dịch vụ chính: dịch vụ trung gian tài chính (nhận tiền gửi và cho vay); dịch vụ thanh toán; các loại dịch vụ khác [48]. Trong cuốn sách Nghiệp Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 20 vụ ngân hàng hiện đại của tác giả David Cox [21] tác giả quan niệm: hầu hết các hoạt động nghiệp vụ của NHTM đều gọi là dịch vụ ngân hàng hoặc là cơ sở, điều kiện để mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng: “Mọi ngân hàng hoạt động với ba chức năng cơ bản: nhận và giữ các khoản tiền gửi; cho phép rút tiền ra và vận hành hệ thống chuyển tiền; cho vay các khoản tiền gửi dƣ thừa tới các khách hàng có nhu cầu vay vốn. Đây là chức năng cơ bản nhất, nhƣng đầu những năm 90, hệ thống ngân hàng hiện đại còn có các dịch vụ khác rộng rãi hơn, tinh vi hơn nhiều. Trong thực tế, “một ngân hàng bán lẻ lớn thƣờng có khoảng 300 dịch vụ khác nhau cho khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp” [21]. Nhƣ vậy, hiểu theo nghĩa rộng thì tất cả các hoạt động nghiệp vụ của một NHTM đều đƣợc coi là hoạt động dịch vụ; cách quan niệm này phù hợp với thông lệ quốc tế và cũng tƣơng thích với cách phân loại ngành theo WTO. Dịch vụ ngân hàng bao gồm các nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán… mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh lời, sinh hoạt cuộc sống, cất trữ tài sản… và ngân hàng thu chênh lệch lãi suất, tỷ giá hay thu phí thông qua dịch vụ ấy [55]. (ii) Dịch vụ chứng khoán Dịch vụ chứng khoán đƣợc hiểu là các dịch vụ do CTCK cung cấp gồm: môi giới chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; quản lý danh mục đầu tƣ; dịch vụ cho vay, ký quĩ... - Môi giới chứng khoán: CTCK đóng vai trò trung gian, đại diện bên mua và bên bán chứng khoán để hƣởng hoa hồng. - Bảo lãnh phát hành: Là việc một hoặc một nhóm ngân hàng, tổ chức tài chính và các CTCK thực hiện các thủ tục trƣớc khi chào bán chứng khoán và nhận bao tiêu chứng khoán cho các tổ chức phát hành. - Đại lý phát hành: Là nghiệp vụ phát hành chứng khoán đƣợc thực hiện thông qua các tổ chức đại lý hƣởng hoa hồng nhƣ các CTCK, công ty tài chính, NHTM. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 21 - Quản lý danh mục đầu tƣ: là việc quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua bán và nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi của khách hàng lựa chọn nên danh mục đầu tƣ nhằm phân tán, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, gia tăng lợi nhuận ở mức tối đa. - Tƣ vấn: Là dịch vụ mà trong đó CTCK thực hiện nhằm hỗ trợ khách hàng phát hành chứng khoán, niêm yết, cổ phần hóa, đầu tƣ chứng khoán nhằm giúp khách hàng lựa chọn công cụ và phƣơng thức có lợi nhất. (iii) Dịch vụ bảo hiểm và liên quan tới bảo hiểm Các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp các sản phẩm bảo hiểm thông quá việc ký kết hợp đồng bảo hiểm và thực hiện thu phí bảo hiểm. Lợi ích của khách hàng khi tham gia bảo hiểm là nhận sự cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thƣờng hay chi trả tiền bảo hiểm khi có rủi ro đƣợc bảo hiểm hay sự kiện đƣợc bảo hiểm xảy ra nhƣ trong thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm. DVTC của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm: - Dịch vụ bảo hiểm: phân thọ, phi nhân thọ - Các DVTC liên quan đến bảo hiểm: tái và nhƣợng tái bảo hiểm; nghiệp vụ trung gian bảo hiểm nhƣ môi giới và đại lý; và các dịch vụ phục vụ cho hoạt động bảo hiểm nhƣ tƣ vấn, xác định phí bảo hiểm, đánh giá rủi ro và các dịch vụ giải quyết quyền lợi bảo hiểm; các dịch vụ ngân hàng và các DVTC khác (ngoài bảo hiểm)… b. Theo hình thức thu phí Theo tiêu thức này, DVTC gồm 2 loại: - DVTC thu phí trực tiếp: Khách hàng phải trả phí trực tiếp cho tổ chức cung cấp DVTC để sử dụng dịch vụ, chẳng hạn nhƣ: dịch vụ quản lý quĩ đầu tƣ; dịch vụ quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tƣ; dịch vụ nhận ủy thác; dịch vụ môi giới, tƣ vấn đầu tƣ tài chính… - DVTC thu phí gián tiếp: Loại dịch vụ này không yêu cầu khách hàng trả phí trực tiếp, thay vào đó, khách hàng sẽ chịu chênh lệch lãi suất hoặc các chênh lệch khác, điển hình là dịch vụ tín dụng của các ngân hàng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 22 Trong trƣờng hợp các dịch vụ có thu phí rõ ràng hoặc tiền hoa hồng việc đánh thuế dựa trên số tiền phí thu đƣợc có thể đơn giản hơn. Nhƣng với các loại DVTC thu phí gián tiếp thì việc xác định cơ sở thuế sẽ phức tạp hơn nhiều. Vấn đề này sẽ đƣợc tiếp tục đƣợc làm rõ ở các nội dung sau của nghiên cứu. c. Theo tính truyền thống hoặc hiện đại Theo tiêu thức này, DVTC gồm 2 loại + DVTC truyền thống: là dịch vụ đƣợc cung ứng bởi các trung gian tài chính liên quan đến cả các hoạt động vốn và tiền tệ (hoạt động dựa vào đặc trƣng vốn có của các tổ chức tài chính). +DVTC hiện đại: hầu hết là các DVTC đƣợc ra đời dựa trên nền tảng của công nghệ mới, nhiều tiện ích, phát sinh theo nhu cầu của thị trƣờng nhƣ tƣ vấn tái cấu trúc, tƣ vấn rủi ro, quản lý danh mục, quản lý quỹ, internet banking, mobile banking… [120]. 1.1.2.3 Các yếu tố cấu thành dịch vụ tài chính - Khách hàng Khách hàng sử dụng DVTC là những ngƣời có nhu cầu và sẵn sàng sử dụng DVTC. Đối tƣợng này bao gồm: doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội; cá nhân, hộ gia đình; chính phủ. Cụ thể, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng thƣờng bao gồm ngƣời vay vốn, ngƣời gửi tiền, khách hàng giao dịch v.v; khách hàng sử dụng dịch vụ chứng khoán là NĐT tổ chức hoặc cá nhân, khách hàng giao dịch …; khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm là ngƣời tham gia bảo hiểm, các chủ thể sử dụng dịch vụ giám định bảo hiểm v.v. Mức độ đa dạng của DVTC cũng nhƣ chất lƣợng của nó không hoàn toàn do các tổ chức cung cấp DVTC cung ứng mà còn phụ thuộc vào chính sự cảm nhận của khách hàng hoặc sự hiểu biết của khách hàng trong lĩnh vực này. - Chủ thể cung ứng DVTC Chủ thể cung ứng DVTC bao gồm các nhóm Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 23 + Chủ thể nhận tiền gửi: gồm NHTM và các tổ chức tín dụng (TCTD); Trong nhiều trƣờng hợp các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, các quĩ trợ cấp các dịch vụ bảo hiểm đóng vai trò là tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng nhằm mục đích chia sẻ rủi ro trong nền kinh tế. + Trung gian đầu tƣ: gồm quỹ đầu tƣ, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm v.v. Hoạt động chủ yếu của các tổ chức này là đầu tƣ gián tiếp thông qua phát hành các công cụ tài chính sau đó đầu tƣ trở lại nền kinh tế thông qua thị trƣờng. + Tổ chức môi giới và nghề nghiệp: gồm CTCK, công ty tƣ vấn tài chính v.v tham gia vào việc cung cấp DVTC nhằm thúc đẩy quá trình luân chuyển các nguồn tài chính trong nền kinh tế. Khi TTTC phát triển mạnh, các loại hình DVTC đƣợc đa dạng hóa, thì số các chủ thể cung ứng cũng ngày càng đông đảo và chuyên môn hóa với nhiều hình thức sở hữu, cơ chế tạo vốn linh hoạt. Đặc biệt doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này luôn chịu sự kiểm soát khá chặt chẽ của pháp luật bằng các qui định về điều kiện kinh doanh và các chỉ số đảm bảo tính an toàn tài chính trong suốt quá trình hoạt động. Quy định này phản ánh tính chất nhạy cảm của loại hình kinh doanh DVTC, bắt nguồn từ đặc trƣng của sản phẩm DVTC là vô hình nhƣng lại tạo nên những mối quan hệ tài chính phức tạp. - Nhà nước Nhà nƣớc tham gia vào lĩnh vực DVTC với vai trò quản lý, giám sát. Sự can thiệp của Nhà nƣớc ở một mức độ nào đó cũng góp phần tạo nên một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, giảm thiểu những rủi ro hoặc các yếu tố nguy cơ khác có thể phát sinh trong nhiều giao dịch tài chính. Chính việc thể chế dƣới dạng các văn bản pháp luật đối với nhiều hoạt động DVTC và các luật có liên quan khác nhƣ luật thuế, lãi suất, tỷ giá, chống rửa tiền, giao dịch điện tử… góp phần điều chỉnh các hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật và theo tín hiệu của thị trƣờng. - Cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho việc cung cấp và sử dụng DVTC Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 24 Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác và tiêu dùng sản phẩm DVTC. Bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động của các tổ chức tài chính: văn phòng, trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động của ngân hàng, CTCK, bảo hiểm; phần mềm hoặc các chƣơng trình hỗ trợ tác nghiệp kinh doanh quản lý, đào tạo lao động v.v. Những yếu tố này đảm bảo chất lƣợng DVTC cũng nhƣ lợi thế cạnh tranh cho các nhà cung cấp. 1.1.2.4 Vai trò của dịch vụ tài chính DVTC phát triển tạo điều kiện mở rộng khả năng huy động vốn cho các doanh nghiệp và các chủ thể cần vốn khác, giúp vốn đƣợc luân chuyển từ nơi thừa đến nơi có nhu cầu, qua đó góp phần phân bổ các nguồn vốn đầu tƣ một cách hiệu quả hơn. Sự chuyên môn hóa của các tổ chức tài chính đã giúp đáp ứng đầy đủ, chính xác và kịp thời yêu cầu giữa ngƣời cần vốn và ngƣời có vốn dƣ thừa. DVTC cũng sử dụng dịch vụ của nhiều ngành nghề khác nhƣ viễn thông, công nghệ thông tin, nghiên cứu thị trƣờng, quản lý, đào tạo…Chẳng hạn, dịch vụ thanh toán điện tử với sự tiện lợi và nhanh chóng nó có đƣợc là nhờ vào sự phát triển của ngành viễn thông và công nghệ thông tin cùng với sản phẩm của dịch vụ giáo dục đào tạo là đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc, giúp giảm bớt chi phí thông tin, chi phí giao dịch cho mỗi chủ thể kinh tế. DVTC góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, nó đóng vai trò cung cấp đầu vào thúc đẩy sự phát triển của đầu tƣ, tiêu dùng, tiết kiệm trong xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các ngành, nghề khác cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế. Ở khía cạnh ngƣợc lại, nền kinh tế thị trƣờng phát triển lại củng cố các DVTC. Những nơi nền kinh tế thị trƣờng phát triển mạnh, khu vực DVTC chiếm tỷ trọng rất cao trong GDP (Mỹ: Dịch vụ đƣợc sản xuất bởi khu vực tƣ nhân chiếm 67,8% GDP (gần 2/3 GDP) của Mỹ trong năm 2006, trong đó đứng đầu là DVTC nhƣ ngân hàng, bảo hiểm và đầu tƣ [5]. Nhật Bản – dịch vụ chiếm 70,1% GDP nƣớc này năm 2008 [10]). Trong những năm qua qua, kinh tế toàn cầu đã chứng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 25 kiến sự phát triển mạnh mẽ của khu vực DVTC, nó cũng làm thay đổi nhiều nền kinh tế ở các trình độ phát triển khác nhau, tạo ra xu hƣớng về gia tăng tỷ trọng đóng góp của ngành DVTC trong GDP, gia tăng tỷ lệ lao động và việc làm trong khu vực này, gia tăng thƣơng mại và đầu tƣ tài chính. Có thể nói, những vai trò của DVTC sẽ ngày càng đƣợc củng cố trong quá trình phát triển của nền kinh tế hiện đại, không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế; DVTC thực hiện có hiệu quả các sản phẩm tƣ vấn môi giới, tài trợ, trợ cấp và phòng ngừa rủi ro, hỗ trợ thực hiện quyền của các cổ đông. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến dịch vụ tài chính Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hƣởng đến DVTC, tuy nhiên, luận án tập trung xem xét các nhân tố thuộc về mức độ mở cửa tài chính. - Mức độ mở cửa thương mại DVTC Trong nhiều thập niên trở lại đây, nhiều nƣớc đã chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa DVTC, một lĩnh vực vẫn đƣợc cho là nhạy cảm và trọng yếu của nền kinh tế, từ đó cùng với chính sách mở cửa tạo điều kiện loại bỏ dần những rào cản về DVTC, các quốc gia cũng tăng cƣờng cơ chế giám sát các dòng vốn một các hiệu quả hơn nhằm hạn chế thấp nhất những nguy cơ của khủng hoảng tài chính. Mở cửa về thƣơng mại dịch vụ là chỉ số cho phép đánh giá mức độ mở cửa của một nền kinh tế, đƣợc đo lƣờng bằng các chỉ số sau: - Số lƣợng các phân ngành dịch vụ đƣợc mở cửa: Chỉ số này phản ánh mức độ tự do hóa về thƣơng mại dịch vụ thong qua việc cam kết mở cửa các phân ngành dịch vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài vào trong nƣớc (mức độ mở cửa theo chiều rộng). - Mức độ kiểm soát các hoạt động dịch vụ nƣớc ngoài: Chỉ số này phản ánh độ sâu của tự do hóa về thƣơng mại dịch vụ thông qua các cam kết về hạ điều kiện áp đặt cho hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài một khi họ đã đƣợc phép vào trong nƣớc (mức độ mở cửa theo chiều sâu). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 26 Mặc dù xu thế trở nên phổ biến là khi nền kinh tế càng phát triển thì tỷ trọng của dịch vụ càng cao nhƣng mối liên hệ giữa tỷ trọng dịch vụ trong GDP và phát triển kinh tế không hề mang tính máy móc. Các lý thuyết truyền thống về kinh tế phát triển thống nhất quan điểm là tỷ trọng của dịch vụ trong GDP tăng lên nhờ năng suất trong lĩnh vực dịch vụ thấp hơn và giá cả cao hơn. Ngƣời ta cũng thừa nhận rằng, dịch vụ đã trở thành một động lực chính cho phát triển kinh tế và thay vì dịch vụ đi theo hỗ trợ sản xuất. Do vậy, sản xuất có xu hƣớng chuyển sang các nƣớc và khu vực có cơ sở hạ tầng dịch vụ hiệu quả và phát triển đầy đủ: phổ biến thông tin và công nghệ truyền thông, độ mở thƣơng mại lớn hơn và gần các trung tâm tài chính lớn có lợi thế cạnh tranh trong việc cung cấp DVTC [5]. Mở cửa thƣơng mại DVTC càng sâu rộng thì ngƣời sử dụng DVTC càng có xu hƣớng mua từ bên ngoài các hoạt động mà trƣớc đây họ tự làm do tính toán về khả năng tiết kiệm chi phí mà vẫn hiệu quả; khả năng đáp ứng các nhu cầu thông tin tài chính, phân tích, dự báo mà các tổ chức tài chính có đủ năng lực cung cấp; tính chuyên môn hóa cao của khu vực tài chính [73]. Tuy nhiên, mở cửa DVTC sâu rộng cũng khiến cạnh tranh trong lĩnh vực DVTC khốc liệt hơn. - Khuôn khổ pháp lý với các nhà cung cấp DVTC Khuôn khổ pháp lý đƣợc đề cập đến ở đây là các qui định pháp luật về thị trƣờng DVTC, qui định đối với chủ thể cung cấp, khách hàng sử dụng và các điều kiện cần thiết khác phát sinh trong quá trình cung cấp, sử dụng DVTC nhƣ chính sách thuế, chính sách bảo đảm an toàn của hoạt động hệ thống tài chính v.v. Để phát triển một lĩnh vực dịch vụ hiệu quả, có tính cạnh tranh, các nhà cung cấp dịch vụ, dù là trong nƣớc hay nƣớc ngoài, do Nhà nƣớc hay tƣ nhân sở hữu đều cần một khuôn khổ pháp lý minh bạch, không phân biệt đối xử, ít cản trở các nhà cung cấp. Cạnh tranh là nền tảng thúc đẩy tăng trƣởng cũng nhƣ khuyến khích các tổ chức tài chính mới, có năng lực sáng tạo, khả năng tài chính gia nhập thị trƣờng, đáp ứng nhu cầu khách hàng; đồng thời là cơ chế buộc các tổ chức cung ứng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 27 DVTC kém thành công hơn phải giảm hoạt động hoặc thậm chí đóng cửa, hạn chế các rủi ro của hoạt động DVTC. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH 1.2.1. Chính sách thuế 1.2.1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế Từ góc độ phân phối thu nhập, thuế đƣợc hiểu là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ NSNN để phục vụ cho việc chi tiêu của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc đảm bảo một khuôn khổ luật pháp để tất cả các hoạt động kinh tế diễn ra, với những hoạt động cơ bản: (i) cung ứng hàng hóa và dịch vụ công cộng; (ii) điều tiết và trợ giúp các nhà sản xuất tƣ nhân, mua hàng hóa và dịch vụ; (iii) phân phối lại thu nhập [40]. Ngay từ khi ra đời, Nhà nƣớc sử dụng thuế nhằm huy động nguồn thu cho NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của mình bằng cách điều tiết một phần thu nhập của dân cƣ và doanh nghiệp vào quỹ tiền tệ tập trung là NSNN, thông qua đó thực hiện tái phân phối thu nhập trong xã hội. Từ góc độ NNT, thuế đƣợc xem nhƣ là khoản đóng góp bắt buộc của NNT cho nhà nƣớc. Việc nộp thuế cũng mang tính chất bắt buộc chứ không dựa trên sự tự nguyện của NNT. Từ góc độ của Nhà nước, thuế đƣợc xem là là khoản thu của Nhà nƣớc, tập trung vào quỹ NSNN. Dù quan niệm theo các cách khác nhau nhƣng tựu chung lại có thể thấy một số điểm tƣơng đồng trong các quan niệm khác nhau về thuế nêu trên. Cụ thể: + Xét về tính chất, nộp thuế là bắt buộc, không dựa trên tinh thần tự nguyện của NNT, cũng không tùy tiện mà có mức độ và thời hạn đƣợc quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. + Về nội dung kinh tế, thuế đƣợc đặc trƣng bởi các quan hệ tiền tệ giữa Nhà nƣớc và các thể nhân, pháp nhân trong nền kinh tế. + Về mục đích, tiền thuế đƣợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc cho các hàng hóa, dịch vụ công cộng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 28 Nói cách khác, thuế là “khoản đóng góp mang tính bắt buộc của các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, nhằm sử dụng cho các mục đích công cộng” [32, tr.5]. Đặc điểm cơ bản của thuế: + Tính bắt buộc: phản ánh đặc trƣng kinh tế của nó, cho thấy việc động viên từ thuế là bắt buộc. Một bộ phận thu nhập của NNT đƣợc chuyển giao cho Nhà nƣớc mà không kèm theo sự cấp phát hoặc những quyền lợi trực tiếp nào khác. + Tính không hoàn trả trực tiếp: trƣớc khi thu thuế, Nhà nƣớc không cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng cụ thể nào cho NNT. Sau khi thu thuế, Nhà nƣớc cũng không có bất kỳ sự hoàn trả trực tiếp nào hoặc hứa hẹn nào về việc hoàn trả đó. NNT không thể phản đối hoặc đòi hỏi đƣợc hƣởng nhiều hay ít dịch vụ công cộng hơn so với số thuế mà họ nộp cho Nhà nƣớc. + Tính pháp lý cao: thuế đƣợc đảm bảo bằng quyền lực chính trị đặc biệt của Nhà nƣớc và thƣờng đƣợc thể chế dƣới các hình thức văn bản qui phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất nhằm đảm bảo việc thu thuế đƣợc diễn ra một cách suôn sẻ. Quá trình này đƣợc thực hiện dƣới sự bảo vệ của luật pháp. Những qui định về thuế cũng không hề tùy tiện mà đƣợc xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học nhất định. Vai trò của thuế Thuế đóng vai trò tạo lập nguồn thu chủ yếu cho NSNN, đồng thời còn đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để điều tiết kinh tế và điều chỉnh thu nhập. - Vai trò tạo nguồn thu cho NSNN: Nhà nƣớc thu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình. Bằng quyền lực chính trị, Nhà nƣớc ban hành các loại thuế với mức thu phù hợp nhằm điều tiết một phần thu nhập của NNT vào quỹ NSNN. - Vai trò điều tiết kinh tế: Thuế điều tiết vào thu nhập, ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của NNT đồng thời ảnh hƣởng gián tiếp đến giá cả, quan hệ cung cầu, cơ cấu đầu tƣ của nền kinh tế v.v. Do đó, thuế đƣợc nhà nƣớc sử dụng nhƣ một công cụ thuế để điều tiết SXKD thông qua việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, ngành, nghề, lĩnh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 29 vực; điều chỉnh lạm phát và phân phối, tái phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội. Phân loại thuế Ngƣời ta tiến hành sắp xếp các sắc thuế có cùng tính chất, thành những nhóm khác nhau, gọi là phân loại thuế. Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau có thể phân loại thuế thành nhiều loại. - Theo cơ sở đánh thuế, thuế đƣợc chia thành: + Thuế tiêu dùng (consumption tax) + Thuế thu nhập (income tax) + Thuế tài sản (property tax) Tiêu thức phân loại này dựa vào đối tƣợng chịu thuế, cho biết thuế đánh vào cái gì, hàng hóa, tài sản hay thu nhập. Thuế điều tiết vào thu nhập phát sinh ở các thời điểm, mục đích khác nhau thì đối tƣợng chịu thuế sẽ khác nhau. Ví dụ, thuế tiêu dùng đánh vào hàng hóa, dịch vụ tức là nó dựa trên các khoản thu nhập dùng vào việc chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ để đánh thuế; trong khi thuế thu nhập căn cứ vào bộ phận thu nhập mà chủ thể kiếm đƣợc ở hiện tại để đánh thuế. Thuế tiêu dùng thƣờng bao gồm các sắc thuế: thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế thu nhập gồm các loại: thuế TNCN và thuế TNDN. Thuế tài sản bao gồm các sắc thuế đánh vào đất đai, nhà cửa và các tài sản khác, gồm các loại: thuế nhà, đất, thuế tài nguyên v.v - Theo phƣơng thức đánh thuế, thuế đƣợc chia thành + Thuế trực thu (direct tax) + Thuế gián thu (indirect tax) Thuế trực thu gồm các sắc thuế đánh trực tiếp và thu nhập của chủ thể, do đó NNT và ngƣời chịu thuế là đồng nhất, gánh nặng thuế khó chuyển giao cho ngƣời khác. Thuế gián thu gồm các sắc thuế đánh gián tiếp vào vật, hàng hóa, dịch vụ chứ không dựa trên khả năng thu nhập của NNT. Nếu nhƣ thuế trực thu tạo ra cảm nhận về gánh nặng thuế thì thuế gián thu ít gây ra gánh nặng tâm lý nộp thuế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 30 - Theo mối quan hệ với khả năng của NNT, thuế đƣợc chia thành: + Thuế thực (tax in rem) Gồm các loại thuế đánh vào vật, vào tài sản, không dựa trên khả năng thu nhập của NNT. Điển hình là thuế đánh vào đất đai, nhà cửa, tài sản hoặc các loại thuế tiêu dùng. + Thuế cá nhân (personal tax) Là loại thuế dựa trên khả năng thu nhập của NNT và đƣợc thu ngay từ khâu phát sinh thu nhập hoặc do khai báo. Có tính đến khả năng thu nhập, gia cảnh và các điều kiện tài chính khác của NNT. Điển hình là thuế TNCN, thuế lợi tức, thuế thu nhập công ty, thuế lợi nhuận siêu ngạch, thuế chuyển nhƣợng tài sản. 1.2.1.2 Chính sách thuế Khái niệm chính sách thuế Xét trên giác độ của Nhà nƣớc với tƣ cách là cơ quan ban hành, chính sách thuế là hệ thống những quan điểm, đƣờng lối, phƣơng châm điều tiết thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội thông qua thuế. Xét trên giác độ lợi ích của doanh nghiệp, chính sách thuế thực chất lại là gánh nặng thuế, nó đƣợc phản ánh qua số thuế phải nộp và chi phí tuân thủ thuế. Mức thuế quy định trong pháp luật thuế cho biết mức độ điều tiết của Nhà nƣớc, nó thể hiện chủ trƣơng, định hƣớng phát triển của Nhà nƣớc. Những quy định về kê khai, nộp thuế, quản lý thuế thể hiện chi phí tuân thủ thuế. Tựu chung lại, chính sách thuế đƣợc hiểu là hệ thống quan điểm, định hướng, công cụ thuế để điều tiết một phần thu nhập của tổ chức, cá nhân trong xã hội, được Nhà nước sử dụng để đạt được các mục tiêu nhất định. Nhƣ thế, nghiên cứu chính sách thuế là nghiên cứu đến những mục tiêu mà chính sách thuế hƣớng tới, nội dung kinh tế của từng sắc thuế và những công cụ khác mà chính sách thuế cần để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Đặc điểm chính sách thuế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 31 + Chính sách thuế có phạm vi điều tiết rộng: Mặc dù thuế chỉ là một phần công cụ của chính sách tài khóa. Tuy nhiên, chính sách thuế không vì thế mà thu hẹp phạm vi điều tiết. Khi đƣợc thiết lập, chính sách thuế chứa đựng những công cụ thuế cho phép điều tiết trên phạm vi rộng lớn. Với mỗi hình thức thuế có thể có mục tiêu khác nhau nên phạm vi điều tiết rộng – hẹp khác nhau, ví nhƣ, cùng là thuế tiêu dùng nhƣng phạm vi điều tiết của thuế GTGT thƣờng rộng trong khi thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ điều tiết vào một nhóm nhỏ hàng hóa dịch vụ chịu thuế. Nếu xét toàn bộ hệ thống chính sách thuế thì phạm vi của nó rất rộng bởi thuế điều tiết vào một phần thu nhập của các chủ thể kinh tế phát sinh ở hầu khắp các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. + Công cụ của chính sách thuế đa dạng: Suy cho cùng, thuế bản chất là một phần của thu nhập. Nhờ quá trình tái sản xuất mà thu nhập đƣợc vận động trong một chu kỳ khép kín và luôn thay đổi hình thái biểu hiện. Chính sự biến đổi đa dạng đó đã làm nảy sinh các cơ sở thuế khác nhau, mang lại cho chính sách thuế khả năng hình thành nhiều hình thức thuế khác nhau, bao phủ hầu khắp các hoạt động kinh tế nhƣ thuế thu nhập, tiêu dùng, tài sản. + Chính sách thuế gắn với việc thực hiện các mục tiêu của Nhà nƣớc: chính sách thuế là một nội dung của chính sách tài chính quốc gia nên. Việc thiết kế, thực thi chính sách thuế không tách rời các mục tiêu kinh tế - xã hội của nhà nƣớc trong từng thời kỳ. Nội dung của chính sách thuế Chính sách thuế gồm hai phần cơ bản: (i) mục tiêu chính sách và (ii) công cụ thực hiện mục tiêu. + Về mục tiêu: trên giác độ vĩ mô, chính sách thuế thể hiện ra là hệ thống thuế của từng quốc gia, gắn với việc thực hiện mục tiêu thu NSNN và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, phân bổ nguồn lực trong xã hội. + Về công cụ thực hiện mục tiêu: công cụ thực hiện mục tiêu chính sách thuế thể hiện ở từng sắc thuế cụ thể. Sắc thuế là hình thức thuế cụ thể đƣợc thể chế dƣới Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 32 dạng luật, pháp lệnh hoặc các chế độ khác về thuế. Chúng đƣợc xây dựng và thực thi dựa trên một số nền tảng nhất định về cả mặt hành chính và kinh tế. Một sắc thuế thƣờng đƣợc thiết kế gồm các yếu tố nhƣ tên gọi, NNT, đối tƣợng chịu thuế, cơ sở tính thuế, mức thuế và miễn, giảm thuế. Ngoài ra, một chính sách thuế khi đƣợc ban hành thƣờng phải chỉ rõ: + Phạm vi tác động: chỉ ra thuế có tác động kinh tế - xã hội đến những tổ chức, cá nhân nào trong xã hội. + Trách nhiệm thực hiện: quy định trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong quá trình thực thi chính sách. + Thời gian hiệu lực: quy định thời điểm bắt đầu (và kết thúc) của chính sách. Phƣơng thức tác động của chính sách thuế Chính sách thuế thể hiện đƣờng lối, định hƣớng động viên thu nhập dƣới hình thức thuế trong nền kinh tế. Phƣơng thức tác động chủ yếu là thiết lập các văn bản pháp luật trong lĩnh vực ban hành các loại thuế, xác định mức thuế, các ƣu đãi thuế trong từng giai đoạn phát triển nhất định, các quy định về nộp thuế, quản lý thuế. Quá trình áp dụng chính sách thuế sẽ giúp điều tiết một phần thu nhập của NNT vào thu nhập của Nhà nƣớc, góp phần hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc (quỹ NSNN). Cũng trong quá trình thực thi chính sách thuế, Nhà nƣớc đã biến nó thành công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế dựa vào 3 kênh chủ yếu: (i) tác động vào thu nhập làm thay đổi tƣơng quan lực lƣợng sản xuất trong xã hội; (ii) điều chỉnh cơ cấu ngành, nghề, lĩnh vực và điều chỉnh lạm phát; (iii) tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Nói cách khác, thông qua việc thiết lập và củng cố hệ thống thuế với nhiều hình thức thuế khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau, Nhà nƣớc đã tác động vào các hoạt động kinh tế - xã hội một cách trực tiếp và gián tiếp: trực tiếp thông qua điều tiết vào thu nhập thực tế của NNT (đối với các loại thuế có căn cứ tính thuế là thu nhập); tác động gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa dịch vụ (đối với các loại thuế dựa trên các khoản chi tiêu về hàng hóa dịch vụ để đánh thuế). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 33 Quy trình thiết lập – thực thi chính sách thuế Thƣờng bao gồm 5 bƣớc chủ yếu: (i) nhận diện vấn đề; (ii) thiết lập chính sách; (iii) thông qua chính sách; (iv) thực thi chính sách; (v) đánh giá chính sách. Nhận diện vấn đề thƣờng xuất phát từ những kẽ hở, tồn tại của chính sách thuế đã có hoặc từ những vấn đề mới mà chính sách thuế trƣớc đây chƣa quy định. Khâu thiết lập chính sách bao gồm cả phân tích, phát triển các công cụ của chính sách, tham vấn và phối hợp xây dựng chính sách. Thông qua chính sách chính là quyết định nội dung, trách nhiệm thực hiện, thời gian hiệu lực của chính sách. Thực thi chính sách là quá trình đƣa chính sách vào cuộc sống, gắn với việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế đối với tổ chức, cá nhân có liên quan. Qua mỗi giai đoạn, Nhà nƣớc sẽ tiến hành đánh giá chính sách thuế nhằm kiểm tra mức độ phù hợp chính sách, phạm vi tác động, phát hiện những hạn chế để tiếp tục chuyển tiếp các nội dung công việc cho một thời kỳ mới. 1.2.2 Chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính 1.2.2.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò a. Khái niệm Dựa trên quan niệm về chính sách thuế nêu trên, có thể hiểu, chính sách thuế đối với DVTC là những quan điểm, định hướng, công cụ thuế mà Nhà nước sử dụng trong lĩnh vực DVTC nhằm đạt được các mục tiêu nhất định. Thông thƣờng, chính sách thuế đƣợc ban hành bởi cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cao nhất để đảm bảo tính pháp lý cao trong quá trình thực hiện. Ngƣời chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế đối với các DVTC là chủ thể kinh doanh DVTC, tổ chức, cá nhân và khách hàng khác sử dụng DVTC. Có thể phân chia chính sách thuế đối với các DVTC thành 02 nhóm: - Chính sách thuế trực thu (thuế thu nhập từ DVTC) Bao gồm các sắc thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân liên quan đến DVTC gồm, thu nhập của các doanh nghiệp DVTC, thuế thu nhập của ngƣời gửi tiền, ngƣời mua bảo hiểm hoặc các NĐT chứng khoán … Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 34 Trong đó, công cụ sử dụng thƣờng là thuế TNDN và thuế TNCN. Thuế TNDN bao gồm thuế thu nhập của các tổ chức tài chính và thuế của khách hàng là tổ chức. Thuế thu nhập của các tổ chức tài chính là thuế TNDN (corporation income tax), đánh vào thu nhập của nhà cung cấp DVTC. Trong khi thuế thu nhập của khách hàng (taxation of customers' income) đánh vào các khoản thanh toán, là một phần thu nhập trong tay của những ngƣời nhận. + Thuế TNDN đối với các tổ chức tài chính (thuế thu nhập công ty hoặc thuế lợi tức): đánh vào thu nhập chịu thuế của tổ chức tài chính. Thu nhập chịu thuế thƣờng đƣợc xác định là thu nhập ròng, sau khi đã trừ đi những khoản chi phí tạo ra thu nhập. Chi phí liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế là những khoản chi mà các doanh nghiệp chi ra và đƣợc giảm trừ vào thu nhập chịu thuế. Ở một số nƣớc, những khoản chi nhƣ thế gọi là chi phí đƣợc trừ. Thông thƣờng chi phí đƣợc trừ phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ để tránh tình trạng NNT khai khống chi phí nhằm mục đích giảm thuế. Một số vấn đề thƣờng gặp khi xây dựng và thực thi chính sách thuế TNDN là: chuyển giá; đánh thuế trùng, “vốn mỏng”. Chuyển giá: đƣợc thực hiện bằng nhiều phƣơng thức khác nhau, gồm cả chuyển giá nội địa và chuyển giá quốc tế. Mục tiêu sau cùng là khai báo giá chuyển nhƣợng khác so với giá thực tế, điều chuyển doanh thu, chi phí theo chiều hƣớng có lợi về thuế cho doanh nghiệp nhằm giảm thiểu hoặc né tránh thuế. Đánh thuế trùng: là hiện tƣợng cùng 1 khoản thu nhập phát sinh nhƣng bị đánh thuế nhiều lần. Trong bối cảnh hiện tại, do nguyên tắc và phƣơng pháp đánh thuế thu nhập ở các nƣớc thƣờng không giống nhau nên dễ dàng xảy ra hiện tƣợng đánh trùng thuế. Để xử lý, giải pháp chủ yếu là các quốc gia ký kết thỏa thuận hoặc các Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. “Vốn mỏng” (thin capitalization): là hiện tƣợng doanh nghiệp duy trì cơ cấu vốn vay/vốn chủ sở hữu (VCSH) lớn. nhằm hƣởng lợi về thuế vì lãi tiền vay đƣợc trừ khi tính toán thu nhập chịu thuế. Điều này có thể gây ra một biến dạng thuế có lợi cho vay nợ thay vì góp vốn đầu tƣ và nguy cơ tiếp theo là đòn bẩy tài chính dƣ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 35 thừa. Một số nƣớc đã giảm bớt hoặc loại bỏ biến dạng này bằng các áp dụng quy luật “vốn mỏng” nhằm hạn chế khấu trừ lãi suất dƣới ngƣỡng nhất định hoặc quy định tỷ lệ tối đa nợ trên VCSH. + Thuế thu nhập đối với khách hàng Đối với khách hàng là tổ chức, thu nhập trong lĩnh vực DVTC thƣờng là thu nhập đến từ đầu tƣ chứng khoán, chuyển nhƣợng vốn, gửi tiền v.v. loại thuế phải chịu thƣờng là thuế TNDN. Đối với khách hàng là cá nhân, một phần thu nhập khách hàng cá nhân nhận đƣợc phải nộp thuế TNCN (pesonal income tax) theo hình thức khấu trừ tại nơi chi trả thu nhập. Một số khoản thu nhập từ DVTC của cá nhân có thể đƣợc miễn thuế, chẳng hạn một số nƣớc miễn thuế TNCN với tiền bảo tức, lãi tiền gửi ngân hàng. - Chính sách thuế gián thu (thuế tiêu dùng - consumption tax) Gồm các sắc thuế đánh gián tiếp vào DVTC thông qua chi tiêu của khách hàng cho các DVTC. Các công cụ sử dụng trong chính sách thuế tiêu dùng, điển hình nhƣ thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Do tính chất của DVTC, nó thƣờng không bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà chỉ chịu thuế GTGT. Thuế GTGT đối với DVTC đánh vào phần giá trị tăng thêm của DVTC phát sinh ở từng khâu trong quá trình thực hiện các DVTC. Giá trị tăng thêm (hay GTGT) là phần giá trị mới tạo ra trong quá trình kinh doanh. Đại lƣợng này có thể xác định bằng phƣơng pháp cộng hoặc phƣơng pháp trừ. Theo phƣơng pháp cộng, GTGT là trị giá các yếu tố cấu thành giá trị tăng thêm bao gồm tiền công và lợi nhuận. Theo phƣơng pháp trừ, GTGT chính là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị đầu ra trừ đi tổng giá trị đầu vào tƣơng ứng. GTGT của một ngân hàng hay bất kỳ trung gian tài chính nào tính theo phƣơng pháp cộng là chi phí về tiền lƣơng cộng với lợi nhuận (chứ không phải tổng thu nhập lãi) của nó. Khu vực Châu Âu, cái nôi đồng thời là khu vực áp dụng thuế GTGT với phạm vi rộng lớn, không đánh thuế GTGT đối với các DVTC. Tƣơng tự, nhiều nƣớc trên thế giới không đánh thuế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 36 GTGT đối với DVTC hoặc miễn thuế GTGT cho khu vực này. Có rất nhiều lý giải liên quan đến việc không đánh thuế GTGT nhƣ: (i) vấn khó xác định GTGT của các DVTC; (ii) DVTC dễ dàng di chuyển khắp thế giới nên chúng có thể chuyển ra nƣớc ngoài và hoạt động từ xa khiến cho quản lý thu thuế GTGT khó khăn hơn; (iii) đánh thuế GTGT với DVTC có thể sẽ khiến các dịch vụ này đƣợc chuyển ra nƣớc ngoài và có thể giao dịch từ các địa điểm ngoài nƣớc, trong trƣờng hợp đó, quốc gia không chỉ bị mất nguồn thu thuế GTGT mà cả nguồn thu từ thuế TNCN và thuế TNDN [29] hoặc nhằm ƣu đãi thuế đối với các DVTC. Ngoài ra, cách thu thuế GTGT trực tiếp chủ yếu áp dụng cho cá nhân, hộ gia đình, trong khi dó doanh nghiệp lại đƣợc áp dụng thuế GTGT khấu trừ. Kết quả là cơ sở thuế có thể có xu hƣớng loại trừ cộng đồng doanh nghiệp, do vậy phạm vi thu thuế bị thu hẹp [98, tr.34]. Đánh thuế GTGT đối với khu vực DVTC cũng làm gia tăng chi phí sử dụng vốn đối với khu vực tƣ nhân, việc tiếp cận vốn vì thế sẽ khó khăn hơn. Thuế GTGT đối với DVTC có thể có những ảnh hƣởng đến hành vi hơn so với các loại thuế doanh thu thông thƣờng do giá trị của các giao dịch tài chính (mua/bán của tài sản tài chính; chuyển tiền; giá trị vốn vay cao…) Cuối cùng, phƣơng pháp thích hợp hơn cả mà các quốc gia sử dụng là loại trừ phần lớn các DVTC ra khỏi diện chịu thuế GTGT. Nói cách khác, doanh nghiệp cung ứng DVTC không phải tính thuế GTGT đầu ra đối với doanh thu từ DVTC, đồng nghĩa với việc thuế GTGT đầu vào tƣơng ứng sẽ không đƣợc khấu trừ hoặc hoàn thuế. b, Đặc trưng Các đặc trƣng cơ bản của chính sách thuế đối với các DVTC thể hiện là sự nhạy cảm với lạm phát và khả năng tận dụng chênh lệch thuế [98, tr.19]: - Nhạy cảm với lạm phát Lạm phát có ảnh hƣởng rộng lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Lĩnh vực DVTC là đối tƣợng sử dụng rộng rãi các hợp đồng tài chính danh nghĩa nên mức độ ảnh hƣởng có thể trực tiếp và sâu sắc hơn các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Nếu lạm phát cao sẽ gây ra tác động thay thế do không đạt đƣợc lợi nhuận kỳ vọng. Từ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 37 những tài sản tiền mặt không mang lại lợi tức đƣợc thay thế bởi những tài sản mang lại lợi tức và ít chịu ảnh hƣởng của lạm phát. Trong trƣờng hợp đó, quy mô hoạt động trung gian của hệ thống ngân hàng gặp khó khăn (lạm phát tăng, tiền gửi vào ngân hàng giảm đi do tiền mất giá; ngƣời đi vay có nhu cầu vay nhiều hơn vì đƣợc lợi từ việc tiền mất giá. Lƣợng tiền huy động đƣợc ít trong khi nhu cầu vay lớn làm tăng áp lực cho ngân hàng); nhƣng lại tạo ra cơ hội để những chủ thể khác của hệ thống tài chính cung cấp các công cụ ít rủi ro với lạm phát. Lạm phát cũng ảnh hƣởng tới số thuế mà nhà nƣớc có thể thu đƣợc. Thuật ngữ thuế lạm phát “inflation tax” đƣợc sử dụng để cho thấy sự ảnh hƣởng đó. Thuế lạm phát không phải là thuế thực tế mà NNT phải trả cho nhà nƣớc. Mà thực chất, nó là chi phí cơ hội của việc giữ tiền ở thời điểm lạm phát cao. Khi nhà nƣớc in thêm tiền hoặc giảm lãi suất, lƣợng cung tiền mặt lớn trên thị trƣờng làm tăng lạm phát về lâu dài. Nếu NĐT đang nắm giữ chứng khoán hoặc các tài sản khác, ảnh hƣởng của lạm phát có thể không đáng kể. Nhƣng nếu họ nắm giữ tiền mặt, tiền mặt này có giá trị ít hơn khi lạm phát tăng lên. Mức độ giảm giá trị tiền mặt đƣợc gọi là thuế lạm phát. Thông thƣờng, những ngƣời nắm giữ tài sản bằng tiền mặt là những ngƣời có thu nhập trung bình và thấp. Nhƣ thế họ sẽ chịu tổn thƣơng nhiều hơn do thuế lạm phát. Không giống các loại thuế có tính đến thay đổi lạm phát (tax indexing), tác động qua lại giữa lạm phát và một hệ thống thuế trung lập với lạm phát (non – indexed tax system) sẽ gây ra nhiều biến dạng nghiêm trọng. Do không tính đến tác động của lạm phát, nên khi lạm phát biến động tăng, đẩy thu nhập chịu thuế của NNT vào khung thuế suất cao hơn mặc dù sức mua trƣớc thuế của họ không thay đổi. Đối với doanh nghiệp DVTC, tác động của lạm phát lên quy mô hoạt động của nó cần đƣợc xem xét cùng với các cấu trúc bao gồm cả thuế. Một số loại thuế đối với lĩnh vực DVTC nhƣ thuế TNDN của các tổ chức tài chính hoặc các hình thức tựa nhƣ thuế (yêu cầu dự trữ bắt buộc). Những biện pháp phòng ngừa là cần thiết để đảm bảo cho cấu trúc thuế không bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 38 - Khả năng tận dụng chênh lệch (the system’s capacity for arbitrage) Lĩnh vực tài chính khác với các khu vực còn lại nhƣ (i) khả năng thay thế linh hoạt của các công cụ tài chính. Chẳng hạn ngƣời gửi tiền thay vì gửi tiền vào ngân hàng có thể lựa chọn thay thế bằng các dịch vụ khác của các quỹ đầu tƣ, hoặc đầu tƣ vào bảo hiểm v.v. Nhƣng chính sách thuế đối với các công cụ tài chính thƣờng không giống nhau. Nhƣ thế, ngƣời gửi tiền sẽ lựa chọn các công cụ tài chính có ƣu đãi về thuế hơn với nếu lợi nhuận kỳ vọng nhƣ nhau. Chính cơ chế này tạo ra chênh lệch thuế (tax arbitrage). (ii) Đầu tƣ bằng một đồng vốn vay sẽ tối ƣu về thuế hơn so với đầu tƣ bằng một đồng vốn chủ sở hữu do đƣợc giảm thuế nhờ vào chi phí lãi vay phải trả. Các trung gian tài chính thực hiện các chính sách linh hoạt để huy động vốn sau đó cho vay lại hoặc đầu tƣ. Doanh nghiệp thƣờng đi vay để tài trợ cho tài sản thay vì sử dụng VCSH do đƣợc lợi về thuế. Nhƣng khoản vay của doanh nghiệp không dễ dàng đƣợc huy động nhƣ ở các ngân hàng, họ phải vay lại từ chính ngân hàng và nhiều trƣờng hợp ngân hàng từ chối khoản vay của doanh nghiệp. Nói cách khác, khả năng tài trợ cho tài sản, dự án đầu tƣ của doanh nghiệp bằng nguồn vốn vay sẽ có ít lợi thế hơn so với các trung gian tài chính, các tổ chức tài chính đã đƣợc lợi hơn về thuế. Cơ chế này một lẫn nữa tạo ra khả năng chênh lệch thuế cao đối với lĩnh vực DVTC. c. Vai trò - Góp phần tăng thu cho NSNN Lĩnh vực DVTC chứng kiến sự phát triển không ngừng, ngày một phong phú về phƣơng thức, loại hình với quy mô không chỉ đơn thuần trong một lãnh thổ quốc gia trong suốt những năm qua. DVTC phát triển càng sôi động tạo cơ sở để nhà nƣớc tăng thu ngân sách từ các loại thuế đánh vào các DVTC. - Điều tiết hoạt động DVTC Vai trò điều tiết của chính sách thuế đối với các DVTC thể hiện trên các phƣơng diện sau + Khuyến khích phát triển DVTC Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 39 Trong từng sắc thuế cụ thể, nhằm khuyến khích phát triển DVTC thông qua cơ chế không đánh thuế hoặc áp dụng mức thuế suất thấp cho lĩnh vực DVTC mới, mới hoạt động. Ngoài ra, nhà nƣớc áp dụng các chính sách ƣu đãi khác nhau trong điều kiện thị trƣờng khó khăn để giảm chi phí sử dụng vốn đối với khu vực tƣ nhân, tạo cơ hội tiếp cận vốn để khơi thông vốn cho nền kinh tế (mặc dù thực hiện các ƣu đãi khác nhau này có thể khiến việc xác định cơ sở tính thuế đối DVTC càng trở nên phức tạp). + Đóng vai trò nhƣ một công cụ xử lý khủng hoảng tài chính Chính sách thuế đối với DVTC đã đƣợc chứng minh khi áp dụng cho các hành vi nguy cơ, nó đóng vai trò nhƣ một công cụ hiệu chỉnh làm giảm xác suất của các cuộc khủng hoảng trong tƣơng lai [94]. Trƣớc khi có khủng hoảng, Nhà nƣớc có thể sử dụng công cụ thuế đánh vào các giao dịch DVTC với nguy cơ bong bóng tài sản cao nhằm hạn chế khả năng gây ra khủng hoảng tài chính. Đồng thời, việc thu thuế cũng đảm bảo cung cấp thêm một nguồn thu mới cho nhà nƣớc để trang trải các khoản chi phí xử lý khủng hoảng tài chính nếu nó xảy ra. 1.2.2.2. Nguyên tắc đánh thuế đối với các dịch vụ tài chính Chính sách thuế đối với các DVTC có phạm vi và mục tiêu riêng nhƣng tồn tại trong một hệ thống thuế với nhiều loại thuế khác nhau, có mối liên hệ với nhau nên chính sách thuế đối với các DVTC không thể biệt lập với phần còn lại của hệ thống. Thiết lập, thực thi chính sách thuế đối với các DVTC phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về thuế đƣợc thừa nhận phổ biên trên thế giới. a. Đối với chính sách thuế gián thu đánh vào dịch vụ tài chính Thuế gián thu (thuế đánh vào giá cả dịch vụ, hàng hóa) điều tiết vào DVTC phát sinh trên cơ sở các giao dịch DVTC trong nƣớc và nƣớc ngoài. Khi thiết lập chính sách thuế đối với hàng hóa, dịch vụ nói chung, các quốc gia thƣờng căn cứ và nơi sản xuất (đánh thuế theo xuất xứ) hoặc nơi tiêu dùng (đánh thuế theo điểm đến) hàng hóa, dịch vụ đó. Tuy nhiên, do đặc thù của dịch vụ nói chung, DVTC nói riêng, nó thƣờng đƣợc tạo ra và tiêu dùng ngay (không có khâu lƣu trữ). Vì vậy Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 40 thuế gián thu đánh vào DVTC áp dụng theo nguyên tắc điểm đến là chủ yếu. Nói cách khác, thuế đánh tại nơi tiêu dùng, không phân biệt ngƣời nào hoặc quốc gia nào tạo ra dịch vụ. Một DVTC do nhà cung cấp trong nƣớc tạo ra và cung ứng ngoài lãnh thổ sẽ không chịu thuế. Nhƣng DVTC do nhà cung cấp nƣớc ngoài, cung cấp trong nƣớc thì quốc gia đó đƣợc quyền thu thuế. b. Đối với chính sách thuế trực thu đánh vào thu nhập từ dịch vụ tài chính Chính sách thuế đƣợc ban hành nó không chỉ điều chỉnh nghĩa vụ và hành vi của NNT mà còn thực hiện phân phối, tái phân phối thu nhập giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Do đó, chính sách thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập thƣờng phải dựa trên nguồn gốc thu nhập hoặc nơi cƣ trú của ngƣời tạo ra thu nhập. - Nguyên tắc đánh thuế theo tình trạng cư trú: chủ thể đƣợc coi là cƣ trú ở một nƣớc phải nộp thuế tại nƣớc đó cho mọi khoản thu nhập phát sinh từ tất cả các nƣớc khác trên thế giới, không phân biệt thu nhập phát sinh trong nƣớc hay thu nhập phát sinh ở nƣớc ngoài. Nguyên tắc này cho phép các quốc gia mở rộng cơ sở thuế thu nhập cả trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, khả năng kiểm soát để thu thuế đối với các khoản thu nhập từ DVTC phát sinh bên ngoài lãnh thổ không hề đơn giản. - Nguyên tắc đánh thuế theo nguồn phát sinh thu nhập: chủ thể chỉ phải nộp thuế thu nhập đối với khoản thu nhập phát sinh tại nƣớc tạo ra thu nhập mà không phải nộp thuế thu nhập đối với những khoản thu nhập phát sinh ở nƣớc ngoài. Nguyên tắc này đảm bảo công bằng trong đầu tƣ giữa NĐT trong nƣớc và các NĐT nƣớc ngoài nhƣng trên phƣơng diện hiệu quả đầu tƣ quốc tế thì nguyên tắc này gây ra tính không hiệu quả trong vận động các luồng vốn quốc tế do các NĐT có thể quyết định đầu tƣ vào các nƣớc có chính sách thuế ƣu đãi hơn so với còn lại nếu thu nhập kỳ vọng nhƣ nhau. Tùy vào tính chất thu nhập và khả năng quản lý thu thuế, các nƣớc có thể lựa chọn một nguyên tắc hoặc kết hợp các nguyên tắc trong cùng một thời kỳ. 1.2.2.3. Yêu cầu của chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 41 Yêu cầu của chính sách thuế đối với các DVTC cũng không nằm ngoài các yêu cầu chung của chính sách thuế nhƣ tính công bằng, hiệu quả, ổn định; tính minh bạch, khả thi; tính trung lập. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các yêu cầu này cũng đòi hỏi phải phù hợp với đặc trƣng của các DVTC. Một là, tính công bằng, hiệu quả và ổn định (balancing fairness, efficiency, and stability) Công bằng thể hiện trên cả 2 khía cạnh: những ngƣời có điều kiện giống nhau phải đóng thuế nhƣ nhau; những ngƣời có có khả năng nhiều hơn phải đóng thuế cao hơn. Đối với các DVTC, nơi tồn tại khả năng chênh lệch thuế cao, biện pháp tốt nhất là chính sách thuế nên đảm bảo công bằng giữa các công cụ tài chính. Với các công cụ tài chính mới, chính sách thuế có thể đƣợc sử dụng một cách ƣu đãi nhằm khuyến khích phát triển các công cụ tài chính mới đó. Nhƣng phải quy định lộ trình thực hiện hợp lý, nếu không sau một thời gian áp dụng, chính sách thuế không điều chỉnh kịp thời sẽ tạo ra chênh lệch thuế, công tác quản lý thuế cũng khó khăn hơn. Hiệu quả thể hiện trên hai phƣơng diện, thuế thu đƣợc phải lớn hơn chi phí thu bỏ ra và thuế không can thiệp hoặc ít gây ảnh hƣởng đến hành vi kinh tế của NNT. Trong thực tế, đánh thuế sẽ gây ra (i) tác động thu nhập do làm giảm khả năng chi tiêu của ngƣời chịu thuế; (ii) tác động thay thế vì thuế làm tăng giá dịch vụ, ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp thay đổi hành vi. Các DVTC có khả năng thay thế cao, nên yêu cầu về tính hiệu quả càng quan trọng hơn. Chẳng han, xây dựng và áp dụng mức thuế suất hiệu quả ở một số loại thuế đối với các DVTC. Thuế điều tiết hợp lý vào các tổ chức tài chính và các cổ đông, hạn chế thuế đánh vào các khách hàng có ít lựa chọn thay thế, đặc biệt là các khách hàng vay nhỏ. Ổn định thể hiện chính sách thuế phải thích ứng thay đổi của các hoạt động kinh tế xã hội. Các DVTC đƣợc cung cấp đồng thời với việc sử dụng nhiều công nghệ tài chính. Khi công nghệ tài chính trở nên đa dạng, chuyên nghiệp, nó cũng cho phép các tổ chức tài chính đa dạng loại hình và phƣơng thức cung cấp dịch vụ. Vì Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 42 thế, chính sách thuế đối với DVTC luôn phải tính toán yếu tố thay đổi trong ngắn hạn, dài hạn. Hạn chế việc sửa đổi thƣờng xuyên chính sách gây ảnh hƣởng đến hành vi của NNT cũng nhƣ đối tƣợng chịu thuế. Hai là, tính minh bạch, khả thi (transparent, feasibility) Minh bạch đƣợc hiểu theo nghĩa là bao gồm cả cơ hội, tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy, nhất quán của chính sách thuế cũng nhƣ sự cởi mở của cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin chính sách, thủ tục thuế. Khả thi hiểu đơn giản là có khả năng làm đƣợc, thực hiện đƣợc. Tuy DVTC đa dạng, phức tạp nhƣng chính sách thuế đối với các DVTC không vì thế mà sẽ phức tạp hơn so với các lĩnh vực còn lại. Thay vào đó, nó cần tiến đến những chuẩn mực chung về kế toán hoặc các quy định quản lý của ngành tài chính – ngân hàng, phù hợp với đặc thù DVTC. Cơ chế tham gia hoàn thiện chính sách thuế đối với DVTC và chia sẻ thông tin về chính sách thuế lẫn nhau giữa các chủ thể của DVTC cũng cần đƣợc khuyến khích, cởi mở hơn. Điều đó cũng góp phần đƣa chính sách thuế sát với thực tiễn hơn. Ba là, đảm bảo trung lập (neutral) Do các chủ thể tham gia cung cấp DVTC cũng đồng thời là chủ thể tham gia vào TTTC, nên mỗi quyết định của họ sẽ có ảnh hƣởng lan truyền đến hầu khắp các lĩnh vực của nền kinh tế. Nhận biết đặc trƣng này, chính sách thuế đòi hỏi phải đảm bảo sự trung lập, không làm ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, không làm thay đổi các lựa chọn kinh tế của các chủ thể, tức là các quyết định đầu tƣ, tiêu dùng, tiết kiệm sẽ phụ thuộc vào khả năng, lợi nhuận kỳ vọng của các chủ thể. 1.2.3 Nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính 1.2.3.1 Nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan ảnh hƣởng đến chính sách thuế đối với các DVTC là nhân tố thuộc về cơ quan ban hành chính sách thuế, quản lý thuế, gồm: Thứ nhất: Trình độ, năng lực của cơ quan ban hành chính sách thuế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 43 Chính sách thuế là do con ngƣời làm ra. Nhân tố trƣớc hết ảnh hƣởng đến chính sách thuế chính là bộ máy ban hành chính sách. Sự chuyên nghiệp và chuyên môn hóa giúp tạo ra một bộ phận chuyên trách về thuế, từ khâu nhận diện vấn đề, hoạch định chính sách, thiết kế chính sách v.v. Nhƣ vậy, nếu cơ cấu tổ chức hợp lý, chặt chẽ, thống nhất sẽ giúp cho quá trình ban hành, thực thi chính sách thuế đƣợc thống nhất, chặt chẽ. Ngƣợc lại, sẽ gây ra những phức tạp trong quá trình thực thi chính sách, đồng thời có thể không đảm bảo công bằng trong cả khâu ban hành lẫn thực thi, đánh giá. Tƣơng tự, nếu trình độ, năng lực quản lý thuế cũng nhƣ đạo đức của cán bộ làm công tác thuế tốt thì việc việc thiết kế chính sách sẽ hợp lý, thực thi có hiệu quả cao và ngƣợc lại. Thứ hai: Các phƣơng tiện kỹ thuật hỗ trợ việc thiết lập và thực thi chính sách thuế Không gian của hoạt động kinh doanh DVTC thƣờng rất rộng lớn, chứa đựng nhiều giao dịch phức tạp. Một doanh nghiệp ở trong nƣớc có thể cung ứng DVTC cho khách hàng ở nƣớc ngoài qua nhiều trung gian khác nhau và ngƣợc lại. Vì vậy, thông tin về giao dịch phải đƣợc phối kiểm trên phạm vi cả nƣớc, giữa nƣớc này với nƣớc khác chứ không gói gọn trong phạm vi địa phƣơng. Để làm đƣợc điều đó, bên cạnh cơ chế chính sách, Nhà nƣớc phải trang bị các phƣơng tiện kỹ thuật hỗ trợ nhằm kiểm soát các thông tin thu nhập, giao dịch tài chính trong và ngoài nƣớc. Từ đó phát hiện những kẽ hở trong chính sách thuế để thay đổi, hoàn thiện chính sách thuế. Giúp cho chính sách thuế hoàn thiện hơn và công tác quản lý thuế cũng hiệu quả hơn. Thứ ba: cơ chế quản lý thuế Công cuộc cải cách về cơ chế quản lý thuế đƣợc thực hiện ở nhiều nƣớc trên thế giới trong suốt những năm qua. Cải cách này thể hiện ở sự thay đổi phƣơng thức cho phép NNT tự khai, tự nộp, cho phép các cơ quan thuế phân bổ nguồn lực theo hƣớng chuyên môn hóa, chuyên sâu trong quản lý cải tiến các quy trình quản lý rõ ràng làm tăng sự minh bạch trong quản lý thuế, đồng thời giảm bớt chi phí quản lý. Ngoài ra, những khuyến khích NNT thực hiện các giao dịch Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 44 điện tử giúp cho chính sách thuế đƣợc thực hiện một cách linh hoạt, nhanh chóng, giảm bớt những rào cản về thủ tục hành chính thuế. Cơ chế quản lý thuế hợp lý là nhân tố quyết đinh vào sự thành công của chính sách thuế. 1.2.3.2 Nhân tố khách quan Các nhân tố khách quan, bên ngoài, tác động đến chính sách thuế đối với DVTC có thể kể đến nhƣ: Một là, ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT Về lý thuyết, ý thức chấp hành của NNT tốt thì chính sách thuế dễ dàng đạt đƣợc mục tiêu và ngƣợc lại. Trong thực tế, các tổ chức tài chính cung ứng DVTC với vai trò là NNT hoặc khấu trừ thuế của khách hàng, sở hữu các thiết bị chuyên dùng cho hoạt động DVTC, phần mềm chuyên nghiệp cùng với bộ máy kế toán cho phép khai thác tối đa các điều kiện vật chất trong quá trình chấp hành pháp luật thuế. Tuy nhiên, chính sự chuyên nghiệp của các tổ chức tài chính lại đặt ra rủi ro lợi dụng các kẽ hở của pháp luật thuế để thực hiện các hành vi né tránh nghĩa vụ thuế của mình hoặc tƣ vấn cho khách hàng các kế hoạch nhằm tiết kiệm thuế. Vì vậy, nhân tố này đòi hỏi chính sách thuế cần đạt đƣợc sự hợp lý, công bằng, ít tạo ra sự khác biệt giữa các lĩnh vực DVTC để hạn chế các hành vi lợi dụng sự chênh lệch để hƣởng lợi. Hai là, sự phát triển của thị trƣờng DVTC Phát triển thị trƣờng DVTC đƣợc đặc trƣng bởi số lƣợng DVTC, số lƣợng ngƣời tham gia vào thị trƣờng, số lƣợng giao dịch tài chính và giá trị trao đổi trên thị trƣờng… Sự gia tăng của các tổ chức cung ứng DVTC cũng nhƣ các DVTC mới nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế ảnh hƣởng đến việc tính toán mở rộng cơ sở thuế và sự xuất hiện ngày càng tinh vi của các hành vi trốn, tránh thuế. Mở rộng cơ sở thuế bao gồm cả việc gia tăng số NNT và gia tăng đối tƣợng chịu thuế. Khi các DVTC phát triển, số lƣợng ngƣời trốn và tránh thuế có thể lớn gấp nhiều lần so với số ngƣời đang nộp thuế thực sự [33]. Ba là, các cam kết quốc tế liên quan đến mở cửa DVTC Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 45 Mở cửa thị trƣờng DVTC thể hiện từ chính các cam kết quốc tế song phƣơng, đa phƣơng thƣờng đi kèm với các điều khoản cho phép mở cửa thƣơng mại dịch vụ; đòi hỏi cơ chế minh bạch hóa tạo cơ hội tiếp cận thị trƣờng tốt hơn cho các NĐT nƣớc ngoài, áp dụng cơ chế bảo hộ đầu tƣ nhằm đảm bảo đầy đủ lợi ích của các NĐT. Nhân tố này ảnh hƣởng trực tiếp đến chính sách thuế đối với các DVTC thông qua các yêu cầu bắt buộc về giảm thuế theo lộ trình và xử lý các vấn đề liên quan đến tránh đánh thuế trùng. 1.2.4 Tác động của chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính 1.2.4.1 Tác động đến các tổ chức tài chính Thay đổi trong chính sách thuế có thể tác động đến các tổ chức tài chính một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Tùy vào các mục tiêu, Nhà nƣớc có thể duy trì thuế suất thuế TNDN hoặc chính sách ƣu đãi thuế khác nhau khiến cho nghĩa vụ thuế của từng doanh nghiệp không giống nhau. Mặc dù vậy, nguyên tắc chung là thuế suất phổ thông, tính toán cơ sở thuế.v.v phải nhƣ nhau giữa các ngân hàng, CTCK, doanh nghiệp bảo hiểm và các công ty thuộc lĩnh vực phi tài chính. Có thể có một số khác biệt trong cách ghi nhận doanh thu hoặc chi phí nhƣng xuất hiện không đáng kể nên những tác động của việc giảm thuế giữa các doanh nghiệp tài chính và phi tài chính ít có khác biệt [1]. + Đối với công ty cổ phần, các khoản thu nhập mà các doanh nghiệp nhận đƣợc đều bị đánh thuế lần đầu ở cấp độ công ty, gọi là thuế TNDN. Phần thu nhập còn lại hoặc đƣợc phân phối cho các cổ đông ở dạng cổ tức hoặc đƣợc tái đầu tƣ vào hoạt động SXKD. Cổ tức phân phối cho cổ đông bị đánh thuế cổ tức (hay thuế thu nhập từ đầu tƣ vốn). Thu nhập giữ lại tái đầu tƣ làm tăng giá cổ phiếu, điều này làm tăng mức thuế bị đánh trên khoản chênh lệch giá khi cổ phiếu bị bán đi. Do đó, việc tăng thuế đánh trên thu nhập của công ty, cổ tức và chênh lệch giá đều làm giảm giá trị của công ty đối với cổ đông. Ngƣợc lại, cắt giảm các khoản thuế này sẽ làm tăng giá cổ phiếu, và tăng các khoản thuế này làm giảm giá cổ phiếu. Với mức thuế suất thấp, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp sẽ lớn hơn. Các doanh nghiệp Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 46 có thể dành nhiều lợi nhuận sau thuế hơn để chia cổ tức cho các cổ đông hoặc giữ lại để tái đầu tƣ. Với kỳ vọng cổ tức nhận đƣợc tăng lên hoặc giá trị cổ phiếu tăng lên, các NĐT có thể đầu tƣ nhiều hơn vào cổ phiếu giúp cho lƣợng cầu đầu tƣ có cơ hội tăng lên, nếu các yếu tố khác không cố định, giá cổ phiếu có thể tăng, theo đó tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể phát hành thêm các loại chứng khoán để huy động vốn phục vụ cho hoạt động SXKD. Kết quả, các chứng khoán phát hành không những tăng về số lƣợng mà có thể tăng cả chất lƣợng. + Đối với các tổ chức tài chính không ở dạng công ty cổ phần, lợi nhuận của công ty thông thƣờng chỉ bị đánh thuế TNDN. Việc thay đổi chính sách thuế TNDN ảnh hƣởng trực tiếp đến quy mô của lợi nhuận sau thuế. Thuế bị đánh càng cao thì lợi nhuận sau thuế còn lại sẽ ít hơn, đồng nghĩa với cơ cấu phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp phải thay đổi; lợi nhuận tái đầu tƣ thƣờng ít đi và ngƣợc lại. 1.2.4.2 Tác động đến thị trường Thị trƣờng DVTC đƣợc cấu thành từ các yếu tố nhƣ giá cả, quan hệ cung cầu, tính thanh khoản… Chính sách thuế đối với các DVTC có thể tác động trực tiếp đến giá cả của các sản phẩm DVTC (chẳng hạn giá cả chứng khoán); tính thanh khoản và các giao dịch của thị trƣờng hoặc gián tiếp đến cung cầu tín dụng và lãi vay. + Tác động trực tiếp đến giá cả Lý thuyết định giá (Pricing theory) chỉ ra rằng hay đổi chính sách thuế chuyển nhƣợng, thuế cổ tức, trái tức hoặc lãi vốn sẽ tác động trực tiếp đến tỷ suất sinh lời của các loại công cụ tài chính. Ngoài ra, các chính sách miễn, giảm, giãn thời gian nộp thuế lợi tức, thuế chuyển nhƣợng chứng khoán cũng là cơ hội tốt để tăng tỷ suất sinh lời từ đầu tƣ. Đây cũng là yếu tố làm tăng tính hấp dẫn cho các công cụ đầu tƣ trên DVTC. Dƣới góc độ đầu tƣ, dòng tiền sẽ đổ vào những nơi mang lại tỷ suất sinh lời cao. Cụ thể, cắt giảm các khoản thuế này có thể làm tăng giá cổ phiếu, và tăng các khoản thuế này làm giảm giá cổ phiếu. + Tác động trực tiếp đến tính thanh khoản và các giao dịch Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 47 Một trong những lý do khiến TTTC phát triển nhanh là tính thanh khoản cao của các hàng hóa hay còn gọi là tính lỏng trong tài chính. Điều này đƣợc hiểu một cách đơn giản là NĐT có thể dễ dàng thực hiện giao dịch mua - bán. Thị trƣờng lên xuống là “gƣơng” phản chiếu tình hình hoạt động của doanh nghiệp và sức khỏe của nền kinh tế. Tuy nhiên, khi thị trƣờng giảm tính thanh khoản là lúc những nhà tổ chức thị trƣờng phải lo ngại bởi thanh khoản thể hiện niềm tin của NĐT, là cơ sở cho vấn đề huy động vốn. Thanh khoản tốt làm cho giá cả phản ánh thực chất cung cầu mà không bị bóp méo bởi các giao dịch thao túng, làm giá trên thị trƣờng. Điều này có thể thấy rõ đối với các chứng khoán. Nhằm lƣợng hóa tác động của thay đổi chính sách thuế, Brunnermeier & Pedersen (2009) phát triển một mô hình để nghiên cứu mối quan hệ giữa thuế và thanh khoản thị trƣờng chứng khoán (TTCK). Mô hình của họ cho thấy rằng việc mở rộng (hạn chế) thuế đối với dịch vụ chứng khoán sẽ làm tăng thêm (hoặc làm giảm bớt) sự tham gia của các NĐT vào TTCK.Vì vậy, đây đƣợc xem là nhân tố tác động trực tiếp đến tính thanh khoản của TTCK, điều này đã đƣợc thừa nhận trên thế giới. + Tác động đến cung – cầu tín dụng và lãi suất Sự thay đổi trong chính sách thuế sẽ tác động đến cung cầu tín dụng và từ đó tác động đến lãi suất. Tác động này chủ yếu xuất phát từ cơ chế xác định yếu tố lãi vay phải trả. Thông thƣờng, lãi vay phải trả theo quy định đƣợc tính vào chi phí trƣớc khi tính thuế thu nhập thì sẽ không tác động đến cung cầu tín dụng. Nhƣng nếu chính sách thuế quy định doanh nghiệp tính thuế đối với thu nhập trƣớc lãi vay, cầu tín dụng sẽ giảm. Tƣơng tự nhƣ vậy, việc đánh thuế lên thu nhập lãi cũng tác động lên cung tín dụng. Nếu nhƣ thuế đánh trên thu nhập lãi bị triệt tiêu, việc cho vay sẽ trở nên hấp dẫn hơn, làm cho cung tín dụng tăng lên. Việc tăng cung tín dụng có nghĩa là đƣờng cung tín dụng dịch chuyển sang phải. Mức lãi suất cân bằng xảy ra khi cầu và cung tín dụng giao nhau. Với mức cầu dịch sang trái và cung dịch sang phải, mức lãi suất cân bằng sẽ giảm. 1.2.4.3 Tác động đến khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 48 Xét từ phía bản thân khách hàng sử dụng DVCT, chính sách thuế kinh doanh chứng khoán có thể tác động trực tiếp đến tâm lý của họ. Điều này đƣợc chỉ ra trong Lý thuyết tài chính hành vi, yếu tố tâm lý đóng vai trò then chốt trong quá trình ra quyết định của mỗi cá nhân. Về cơ bản những biến động về chính trị, xã hội, kinh tế, địa vị xã hội… sẽ tác động trực tiếp đến hành vi của từng NĐT thông qua tác động đến tâm lý của họ. Chẳng hạn, khi tăng thuế suất đánh trên các khoản kinh doanh dịch vụ chứng khoán sẽ làm giảm tỷ suất sinh lời trên thị trƣờng này, do vậy tâm lý NĐT cũng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. TTCK không còn là một địa chỉ thu hút vốn đầu tƣ. Nếu điều này xảy ra, sẽ xuất hiện “tâm lý bầy đàn” trong việc bán tháo cổ phiếu do khủng hoảng niềm tin. Hậu quả là lƣợng cung lớn gấp nhiều lần so với cầu về cổ phiếu và thị trƣờng diễn ra tình trạng kém thanh khoản nghiêm trọng. Điều này càng trở nên hiện thực khi các NĐT cảm thấy sự mất mát trên TTCK do giá trị các khoản vốn đầu tƣ vào chứng khoán của họ đã bị giảm đi về mặt giá trị tƣơng đối so với môi trƣờng khi thuế suất chƣa tăng. Trong hoàn cảnh này, TTCK càng trở nên kém hấp dẫn hơn so với các hình thức đầu tƣ khác nhƣ gửi tiết kiệm, hoặc so với đầu tƣ vào vàng do sức tăng giá của vàng lớn hơn với vai trò là “nơi trú ẩn” an toàn trong môi trƣờng thuế suất không thay đổi. Do vậy, việc cắt giảm thuế suất đƣợc các chính phủ áp dụng nhằm giữ chân và thu hút thêm các NĐT quay trở lại thị trƣờng. Thậm chí, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của TTCK, nhiều chính phủ còn áp dụng biểu thuế suất kinh doanh chứng khoán rất thấp để thu hút nhiều NĐT vào thị trƣờng, bao gồm cả các NĐT cá nhân và nƣớc ngoài. 1.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế Luận án xem xét chính sách thuế với các DVTC trên các giác độ: (i) Cơ sở hình thành (chức năng, mục tiêu); (ii) Khuôn khổ chính sách. Lựa chọn kinh nghiệm từ các nền kinh tế có cơ cấu kinh tế, trình độ phát trển tƣơng đồng với Việt Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 49 Nam, hoặc cao hơn. Một vài trƣờng hợp là tại các nƣớc công nghiệp phát triển, dù có cơ cấu kinh tế dù khác với Việt Nam, song bài học kinh nghiệm của các nƣớc này có mục đích tham khảo trong tƣơng lai. 1.3.1.1 Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển Quốc gia phát triển nhƣ các nƣớc thuộc Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ v.v. là nơi có TTTC phát triển tƣơng đối hoàn thiện. Các DVTC vì thế cũng hình thành và phát triển ở nhiều loại hình, đa dạng cả trong phƣơng thức cung cấp dịch vụ. Thứ nhất: thuế đối với các giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ, các quốc gia EU và một số nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản, Australia (khoảng 40 quốc gia) áp dụng chính sách thuế đối với các giao dịch chứng khoán trên phạm vi rộng lớn, cả các giao dịch bán buôn, giao dịch giao ngay, niêm yết công khai, niêm yết không công khai. Tần suất giao dịch chứng khoán ở những thị trƣờng này thƣờng lớn, nhờ đó mà thu NSNN từ thuế này cũng không hề nhỏ. Bên cạnh mục tiêu điều tiết nguồn thu, loại thuế này đƣợc các Chính phủ sử dụng để ngăn chặn tình trạng đầu cơ chứng khoán. Thuế giao dịch chứng khoán = Doanh thu x Thuế suất Đối tƣợng chịu thuế là thu nhập từ các giao dịch mua/ bán, chuyển nhƣợng chứng khoán. Dù đánh vào thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán nhƣng để việc thu thuế dễ dàng hơn, Nhà nƣớc quy định NNT tính vào nộp theo doanh thu. Doanh thu đƣợc xác định là số tiền thu về từ hoạt động chuyển nhƣợng chứng khoán, không giảm trừ các chi phí giao dịch liên quan. Thuế suất thuế giao dịch chứng khoán đƣợc xác định dựa trên đặc thù hệ thống tài chính từng quốc gia. Mức cao nhất là 2% và thấp nhất là 0,0001%. Năm 2011, các quốc gia châu Âu đã áp 0,1% đối với cổ phiếu và trái phiếu và 0,01% đối với hợp đồng phái sinh. Pháp áp mức thuế suất 0,2% đã có hiệu lực từ ngày 1/8/2012. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 50 Về nghĩa vụ thuế, một số quốc gia quy định ngƣời bán chứng khoán phải chịu thuế (nhƣ ở Nhật Bản), có nƣớc lại quy định mỗi bên mua – bán phải chịu một nửa, nhƣ ở Thụy Sỹ. Về kết quả đóng góp vào NSNN, UBCK châu Âu tính toán mức tăng cho ngân sách khoảng 57 tỷ euro mỗi năm. Riêng các nƣớc nhƣ Pháp, Bỉ, Hà Lan thu về khoảng 1% GDP; 2% tại Đức và 13% tại UK [63]. Mặc dù vậy, hạn chế lớn nhất của thuế giao dịch chứng khoán là khiến cho giá chứng khoán thƣờng biến động theo hƣớng tăng lên, chênh lệch giữa giá mua giá bán (bid-ask) lớn hơn, làm giảm khối lƣợng giao dịch đồng thời ít đạt đƣợc mục tiêu hạn chế đầu cơ chứng khoán. Thứ hai: thuế giao dịch tài chính Đây là dòng thuế mới, đƣợc đƣa vào thảo luận và áp dụng các các quốc gia châu Âu trong thời gian gần đây. Các công cụ tài chính nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác khi thực hiện giao dịch đều thuộc đối tƣợng chịu thuế giao dịch tài chính. Sau nhiều vòng thảo luận, đến tháng 9/2011, châu Âu đã chính thức thông qua kế hoạch áp dụng thuế này và bắt đầu áp dụng ở mốt số nƣớc nhƣ Đức, Pháp, Áo, Bỉ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Slovenia, Italia, Tây Ban Nha, Slovakia và Estonia từ năm 2014. Thuế đối với các giao dịch tài chính đánh vào các giao dịch giữa các tổ chức tài chính với nhau, mức thu 0,1% đối với chuyển nhƣợng cổ phiếu, trái phiếu và 0,01% đối với giao dịch tài chính phái sinh. Nhằm hạn chế ảnh hƣởng tới kinh tế, chính quyền các quốc gia châu Âu áp dụng thuế này đồng ý cho phép miến thuế giao dịch tài chính hàng ngày của công dân và doanh nghiệp (cho vay, thanh toán, gửi tiền...), tăng vốn của ngân hàng đầu tƣ, tái cấp vốn từ các tổ chức tài chính nhƣ ngân hàng trung ƣơng châu Âu. Thuế giao dịch tài chính đƣợc kỳ vọng nâng cao hiệu quả thị trƣờng; hoạt động nhƣ một sự đóng góp của các trung gian tài chính và gia tăng thu ngân sách quốc gia. Vì nó đƣợc xem là cải thiện chức năng của các TTTC thông qua việc hạn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 51 chế đầu cơ ngắn hạn có hại và giảm bớt bất ổn bằng cách điều tiết bớt lợi nhuận của các tổ chức tài chính vào NSNN. Đối với thu NSNN, EU ƣớc tính nguồn thu đối với thuế này ƣớc đạt khoảng 35 tỷ euro mỗi năm. Mặc dù có thể khiến tăng trƣởng kinh tế chung của khối giảm khoảng 0,3% nhƣng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế thêm 0,1% nếu đầu tƣ 15 tỷ euro tiền thuế thu đƣợc vào hạ tầng kinh tế [86]. Nhƣng loại thuế này khiến ngƣời ta lo ngại rằng nó không giải quyết ảnh hƣởng của việc chấp nhận rủi ro quá mức đƣợc nhìn thấy trong các quộc khủng hoảng tài chính. Thứ ba: thuế giao dịch tiền tệ Từ năm 1972, thuế giao dịch tiền tệ đƣợc thiết kế nhƣ một loại thuế dùng để điều tiết các giao dịch tiền tệ, khoảng 1%/giao dịch. Giữa thập niên 90, mức thu này giảm xuống chỉ còn 0,1%/giao dịch. Các quốc gia áp dụng thuế giao dịch tiền tệ theo hệ thống thuế hai cấp độ: cấp 1 là mức thuế cơ sở nhỏ trên tất cả các giao dịch ngoại hối; cấp 2 là mức thuế suất tại thời điểm biến động tiền tệ nghiêm trọng, do đó làm cho nó không có lợi nhuận để tiếp tục giao dịch tiền tệ, ngăn cản những cú sốc tài chính. Thuế giao dịch tiền tệ đã đƣợc áp dụng các nƣớc thuộc nhóm G10. Mức thuế suất áp dụng ở Anh là 0,5% trong khi mức 0,002% trên tất cả các giao dịch tiền tệ tại Mỹ. Tại Bỉ, Ý và Thụy Sĩ và một số các nƣớc khác có một số hình thức thuế giao dịch bảo đảm tƣơng đồng với thuế giao dịch tiền tệ. Nó là một phƣơng tiện để hạn chế nạn đầu cơ tiền tệ, vì hạn chế thanh toán tiền mặt truyền thống, bằng cách đó giảm các giao dịch ngay bằng tiền mặt mà không thông qua hệ thống ngân hàng hoặc tƣơng đƣơng. Tuy nhiên, đánh thuế giao dịch tiền tệ không phải lúc nào cũng đạt đƣợc thành công. Ở một số quốc gia, các giao dịch ngoại hối chính thức biến tƣớng hoặc chuyển sang các giao dịch ngầm, giao dịch kiểu “chợ đen” để không bị đánh thuế, nhƣ tại Nga. Chƣa kể đến là áp dụng thuế suất thấp mục tiêu giảm đầu cơ tiền tệ cũng khó đạt đƣợc. Thứ tư: thuế đối với phí bảo hiểm Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 52 Nếu nhƣ ở các nền kinh tế đang phát triển hoặc kém phát triển, các dịch vụ bảo hiểm thƣờng không có thị phần đa dạng do chỉ tiếp cận đƣợc một số ít tầng lớp dân cƣ có điều kiện kinh tế và am hiểu về bảo hiểm thì ở các quốc gia phát triển, dịch vụ bảo hiểm lại phát triển từ rất sớm. Điều đó cũng lý giải vì sao các nƣớc phát triển tập trung thu thuế phí bảo hiểm từ thập niên 80 của thế kỷ trƣớc. Loại thuế này đƣợc xem là gần nhƣ thay thế thuế GTGT đối với các dịch vụ bảo hiểm. Năm 2015, một loạt các nƣớc ở khu vực châu Âu nhƣ Malta, Portugal, Slovenia, Italy, Anh đã tăng thuế đối với phí bảo hiểm đối với các doanh nghiệp bảo hiểm không thuộc nội khối. Mức thuế phí bảo hiểm thƣờng đƣợc quy định thành 2 loại dạng: mức thuế tiêu chuẩn và mức thuế cao hơn đối với bảo hiểm du lịch, cơ khí, thiết bị điện và một số loại bảo hiểm phƣơng tiện giao thông. Bảng 1. 1: Mức thuế đối với phí bảo hiểm ở một số quốc gia TT Quốc gia Mức thuế Quy định 1 Malta từ 10% đến 11% Áp dụng với bảo hiểm nhân phi nhân thọ 2 Bồ Đào Nha từ 2% đến 2,5% Áp dụng với phí bảo hiểm tai nạn, sức khỏe, động cơ và chính sách bảo hiểm du lịch 3 Slovenia từ 6,5% đến 8,5% Mọi loại bảo hiểm chịu thuế 4 Anh từ 6% đến 9,5% Mức thuế tiêu chuẩn 5 Hy Lạp từ 10% đến 15% Áp dụng với bảo hiểm phi nhân thọ (Nguồn: Dave Bearman, 2016, Insurance premium tax: trends and recent developments) Nhìn chung, phí bảo hiểm chịu thuế thƣờng là các loại hình bảo hiểm thƣơng mại, bảo hiểm phi nhân thọ. Trong khi đó, các hình thức bảo hiểm nhân thọ hoặc phi thƣơng mại thƣờng không bị đánh thuế. Ngay cả với một số loại bảo hiểm phi nhân thọ, các quốc gia cũng sẵn sàng miễn giảm thuế phí bảo hiểm áp dụng cho các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 53 chƣơng trình bảo hiểm dài hạn; tái bảo hiểm; bảo hiểm cho các tàu thƣơng mại, máy bay và hàng hóa quá cảnh. 1.3.1.2 Kinh nghiệm của các nước đang phát triển và một số nền kinh tế mới nổi Phần này xem xét kinh nghiệm một số chính sách thuế đối với các DVTC của các nền kinh tế mới nổi hoặc đang phát triển nhƣ các quốc gia thuộc khu vực Mỹ - Latin, Ấn Độ, Philippines v.v. Thứ nhất: thuế ngân hàng (bank tax) Thuế ngân hàng áp dụng ở khu vực này khác với thuế giao dịch tiền tệ kể trên. Nó đánh vào các khoản vay mà ngân hàng cung cấp các khách hàng trong nền kinh tế Thuế ngân hàng = Giá trị giao dịch cho vay x Thuế suất Khi hợp đồng vay hoàn tất, khách hàng rút tiền khỏi ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hành khấu trừ khoản thuế này luôn, đồng thời nộp thay thuế cho khách hàng của mình. Đặc điểm chung của các quốc gia này là chỉ khoản cho vay đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mới chịu thuế và cho phép miễn thuế đối với khoản cho vay dành cho cá nhân.Thuế suất áp dụng khoảng 0,38% ở Brazil từ năm 1993 đến 2001. Năm 2007, Venezuela áp dụng với mức thuế suất tƣơng ứng là 1,5%. Loại thuế này đã tạo nên khoảng 1% GDP của khu vực Mỹ - Latin và cho thấy hiệu quả cao trong việc tạo nguồn thu ngân sách ngắn hạn tại các nƣớc nhƣ Argentina, Brazil, Colombia và Venezuela. Thu nhập cao nhất đạt đƣợc có liên quan vào khoảng 3,4% GDP ở Ecuador. Tại Brazil, thuế này giúp tăng thêm 10 tỷ USD mỗi năm cho NSNN và chiếm khoảng 4% tổng thu của Chính phủ nƣớc này, và đƣợc giữ nguyên cho đến năm 2001. Hạn chế của thuế ngân hàng đƣợc nhìn nhận khi nó khiến hệ thống ngân hàng Venezuela hứng chịu mức giảm 28% tổng vốn huy động, trong khi mức giảm tại Colombia là 41% và tại Ecuador là 47%. Cùng một chính sách thuế tƣơng tự nhƣng tại Ấn độ, trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2009, mức thuế suất đƣợc duy trì ở mức 0,1%/ giao dịch rút tiền từ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 54 ngân hàng nhƣng áp dụng đối với cả tổ chức và cá nhân. Việc thu thuế này nhằm phục vụ cho những mục đích có ích khác nhƣ mở rộng hệ thống thông tin của phòng thuế TNCN vì việc rút tiền làm thay đổi thông tin thu nhập NNT mà cơ quan thuế cần phải kiểm soát. Philippines thì không đánh thuế ngân hàng nhƣng các loại thu nhập của ngân hàng trong nƣớc hoặc ngân hàng nƣớc ngoài bị khấu trừ theo quy định gồm: lãi suất mọi khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng và sản lƣợng hoặc bất kỳ lợi ích tiền tệ khác từ sản phẩm thay thế tiền gửi và từ quỹ ủy thác và các thỏa thuận tƣơng tự có nguồn gốc từ các nguồn trong Philippines: mức thuế khấu trừ là 20%; ngoại trừ đối tƣợng thu nhập chịu thuế thu nhập thƣờng xuyên phải trả của các ngân hàng, thu nhập do một ngân hàng lƣu ký, đơn vị ngân hàng nƣớc ngoài theo mở rộng hệ thống tiền gửi ngoại tệ từ các giao dịch ngoại tệ với ngƣời không cƣ trú ở Philippines; thu nhập lãi từ các khoản vay ngoại tệ do ngân hàng lƣu ký theo hệ thống tiền gửi ngoại tệ để các cƣ dân khác ở Philippines: 10% Thứ hai: Chế độ thuế trên tổng thu nhập (Gross Receipts Tax –GRT) Luật thu nhập nội bộ quốc gia năm 1997 ("NIRC năm 1997") của Philippines củng cố và hệ thống hóa tất cả các nội dung về thuế doanh thu thể hiện trong NIRC trƣớc đó. Ngày 01 tháng 1 năm 1998, Đạo luật Cộng hòa ("RA"), còn gọi là Đạo Luật Cải cách thuế năm 1997, có hiệu lực, sửa đổi một cách toàn diện NIRC của 1997, trong đó sửa đổi trực tiếp ảnh hƣởng đến lĩnh vực DVTC. Sửa đổi quan trọng nhất là áp dụng chính sách GRT thay cho chính sách thuế GTGT đối với các dịch vụ ngân hàng từ 01 tháng 01 năm 2004. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 55 Bảng 1. 2: Thuế trên tổng thu nhập áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng tại Philippines TT Loại thu nhập Mức thuế Ghi chú thời gian đáo hạn 1 Thu nhập lãi, hoa hồng và chiết khấu từ hoạt động 5% xuống cho vay; thu nhập từ hoạt động cho thuê tài chính. 1% 2 Thu nhập từ cổ tức là từ 5 năm trở thời gian đáo hạn là trên 5 năm 0% Lợi nhuận giao dịch ròng trong năm tính thuế về 3 ngoại tệ, chứng khoán nợ, các chứng khoán phái 7% sinh và các công cụ tài chính tƣơng tự khác (Nguồn: Zambrano & Gruba Law Office, 2006, Policy Review of Financial Sector Taxation) Cơ sở tính thuế đƣợc xác định theo tổng số tiền thu từ dịch vụ theo giá trị hợp đồng, bồi thƣờng, phí dịch vụ, cho thuê hoặc tiền bản quyền v.v. bao gồm cả số tiền chi trả cho các tài liệu đƣợc cung cấp với các dịch vụ và tiền gửi và thanh toán chịu thuế đối với các dịch vụ thực hiện hoặc đƣợc thực hiện cho ngƣời khác. Riêng các khoản thu từ dịch vụ chứng khoán vẫn áp dụng kết hợp cả thuế trên tổng thu nhập và thuế GTGT. Đối với dịch vụ đại lý; môi giới chứng khoán, một mối quan tâm chính là để giải quyết các chi phí giao dịch cao trong TTCK, mà đến một mức độ lớn có thể là do thuế giao dịch chứng khoán, thuế GTGT. Cụ thể + Doanh thu dịch vụ đại lý chứng khoán chịu 12% thuế GTGT; + Phí bảo lãnh phát hành, quản lý, tƣ vấn phát hành chứng khoán bị khấu trừ từ 10% đến 15% trƣớc khi chi trả thu nhập; + Thu nhập ròng về giao dịch ngoại tệ, chứng khoán nợ và một số công cụ tài chính tƣơng tự chịu 7%/tổng thu nhập; Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 56 + Thu nhập từ vốn chủ sở hữu, cổ tức (trừ cổ tức nhận đƣợc từ công ty liên kết) chịu 5% đến 10% thuế lãi vốn; + Lãi, hoa hồng và các chiết khấu nhận đƣợc từ hoạt động cho vay chịu 5% hoặc 1%/tổng thu nhập tùy theo kỳ hạn. Trong số các nƣớc đánh thuế vào thu nhập từ giao dịch chứng khoán, Philippines là nƣớc có chi phí giao dịch cao cho việc chuyển nhƣợng cổ phần. Nếu so sánh với 04 thị trƣờng nhƣ Singapore, Hồng Kông và Thái Lan thì chi phí giao dịch chứng khoán ở Philippines là cao hơn cả. Thứ ba: thuế đối với bảo hiểm Thuế đối với dịch vụ bảo hiểm ở các nƣớc thuộc nhóm này chủ yếu là thuế phí bảo hiểm, thuế GTGT và thuế trƣớc bạ ((Documentary Stamp Tax-DST) đánh vào việc chuyển nhƣợng hoặc chuyển giao nghĩa vụ tài sản, công cụ, hợp đồng v.v. Các vấn đề về thuế liên ngành ảnh hƣởng đến ngành bảo hiểm chủ yếu liên quan đến việc không đƣợc miễn thuế thu nhập các sản phẩm bảo hiểm dài hạn và một số sản phẩm bảo hiểm hƣu trí đƣợc quản lý bởi các công ty bảo hiểm nhân thọ. Chẳng hạn, Philipines áp dụng tổng số phí bảo hiểm thu của các công ty bảo hiểm nhân thọ kinh doanh tại Philippines phải chịu một mức thuế 5%, đƣợc khấu trừ bởi các bên trả tiền phí bảo hiểm nhân thọ. Bảng 1. 3: Chính sách thuế đối với dịch vụ bảo hiểm tại Philippines Phí bảo hiểm 1 Loại thuế Phí bảo hiểm nhân thọ - Thuế phí bảo hiểm 5% (khấu trừ tại nguồn) - Thuế trƣớc bạ: P0.50 trên mỗi P200.00 2 Phí bảo hiểm phi nhân - Thuế GTGT: 12% - Thuế trƣớc bạ: P0.50 trên mỗi P4.00 thọ (Nguồn: Zambrano & Gruba Law Office, 2006, Policy Review of Financial Sector Taxation in Philippines) Các khoản sau đây sẽ đƣợc loại khỏi danh mục chịu thuế: (1) phí bảo hiểm hoàn trả trong vòng 06 tháng sau khi thanh toán trên tài khoản bị từ chối rủi ro hoặc Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 57 trả lại vì lý do nào khác cho ngƣời bảo hiểm; (2) tái bảo hiểm của một công ty đã nộp thuế; (3) phí bảo hiểm nhận đƣợc bởi bất kỳ chi nhánh của một công ty trong nƣớc, công ty hoặc hiệp hội làm kinh doanh bên ngoài Philippines vào tài khoản bảo hiểm nhân thọ của ngƣời đƣợc bảo hiểm là một ngƣời không phải cƣ trú; (4) phí bảo hiểm thu đƣợc hoặc nhận đƣợc từ tái bảo hiểm, nếu ngƣời đƣợc bảo hiểm trong trƣờng hợp bảo hiểm con ngƣời, cƣ trú bên ngoài Philippines, nếu có thuế trên phí nhƣ vậy đƣợc áp đặt bởi các nƣớc ngoài nơi bảo hiểm gốc đã đƣợc ban hành hoặc hoàn thiện. 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm về chính sách thuế đối với các DVTC Việt Nam nhƣ sau: Thứ nhất, về nguyên tắc thiết lập Khi thiết kế chính sách thuế đối với các trung gian tài chính, bằng nhiều lập luận và bằng chứng trên diện rộng ở nhiều nƣớc cho thấy: nguyên tắc chính chi phối một chính sách thuế đối với DVTC hợp lý là phải đảm bảo nó tƣơng đƣơng với những ngành khác; chứ không thể đƣợc thiết kế trong sự cô lập với phần còn lại của hệ thống thuế. Thứ hai, về mục tiêu và công cụ chính sách Chính sách thuế phải đạt đƣợc cả hiệu quả tĩnh và hiệu quả động. Hiệu quả tĩnh thể hiện ở sự ổn định của chính sách. Một chính sách ban hành cần đảm bảo tính dự báo để có sự ổn định, tránh những thay đổi liên tục làm gia tăng chi phí cho NNT và cơ quan thuế. Hiệu quả động thể hiện ở khả năng kích thích tăng trƣởng. chính sách thuế vừa đảm bảo thu NSNN, vừa khuyến khích tăng trƣởng, phát triển đối tƣợng chịu thuế, nuôi dƣỡng nguồn thu. Cụ thể một số công cụ nhƣ: + Chính sách thuế GTGT đối với các DVTC Việt Nam đã không đánh thuế GTGT với DVTC ngay từ ngày đầu tiên áp dụng luật thuế này. Nhà nƣớc không đánh thuế GTGT đối với nhiều loại DVTC không phải là không có lý bởi ở nhiều DVTC có tính chất của dịch vụ trung gian, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 58 chƣa tạo ra tiêu dùng cuối cùng. Trong khi thuế GTGT điều tiết vào tiêu dùng cuối cùng. Bên cạnh đó, cũng có những khó khăn trong thực tế khi tính GTGT đối với các DVTC nhƣ vấn đề tính toán GTGT và xác định chính xác thuế đầu vào liên quan đến hoạt động chịu thuế. Vấn đề đặt ra là có nên mở rộng thuế GTGT đối với cả các DVTC ở Việt Nam? Nếu câu trả lời là có thì những giải pháp trƣớc mắt là tập trung vào việc hình thành cơ sở xác định GTGT. Dù khó tính toán nhƣng không phải là không thể có nguyên tắc để tính gần đúng [25]. Hoặc áp dụng các phƣơng pháp tính thuế tựa nhƣ chế độ thuế trên tổng thu nhập ở Philipines. Cơ sở tính thuế đƣợc xác định là tổng số tiền thu theo giá trị hợp đồng, bồi thƣờng, phí dịch vụ, cho thuê hoặc tiền bản quyền, bao gồm cả số tiền chi trả cho các tài liệu đƣợc cung cấp với các dịch vụ và tiền gửi và thanh toán. Việc thu thuế lúc đó gần nhƣ là thu thuế trực tiếp. Giải pháp tiếp theo là tập trung vào việc phổ biến, tuyên truyền để NNT hiểu và tuân thủ tốt pháp luật thuế GTGT. Lợi ích của việc đánh thuế GTGT đối với DVTC là tạo ra thuế đầu ra, cho khấu trừ đầu vào, đảm bảo thuế không bị gián đoạn. - Chính sách thuế thu nhập từ DVTC Cách thức, thời điểm hƣởng thu nhập hoặc chi trả thu nhập tác động đến thời điểm xác định thu nhập chịu thuế. Hƣớng áp dụng chung là hạ thấp mức thuế suất để khuyến khích thu hút đầu tƣ, thiết kế hợp lý với từng khoản lợi tức, cổ tức, phù hợp với tính chất và đặc trƣng của thu nhập đƣợc tạo ra. Để giảm chi phí thu, cách thức tốt là áp dụng nguyên tắc đánh thuế thu nhập theo nguồn phát sinh, tức là thu nhập phát sinh tại đâu thì phải nộp thuế tại đó. Tỷ lệ khấu trừ đƣợc tính toán cẩn thận trong bối cảnh luồng vốn đƣợc luân chuyển toàn cầu. Toàn cầu hóa cùng mức độ co dãn cung ứng vốn cao càng gây ra nhiều khó khăn đối với việc đánh thuế thu nhập từ DVTC. Trong thực tiễn đánh thuế thu nhập từ DVTC, hai khía cạnh đƣợc quan tâm là tính hiệu quả và nạn trốn thuế. Nhƣng với những quốc gia mà lĩnh vực DVTC chƣa phát triển và cần sự đầu tƣ, chính sách Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 59 thuế cần hƣớng nhiều hơn tới hiệu quả (cả tĩnh và động). Chẳng hạn, việc đầu tƣ vào chứng khoán chứa đựng nhiều rủi ro, nên để TTCK phát triển, thu hút NĐT tham gia, Nhà nƣớc cần có cơ chế khuyến khích bằng các chính sách tài chính. Bởi vậy, việc xây dựng chính sách thuế đối với lĩnh vực chứng khoán cần đƣợc cân nhắc theo hƣớng tạo ra cơ chế ƣu đãi hợp lý, nhằm khuyến khích TTCK phát triển hiệu quả và lành mạnh, để đảm đƣơng tốt hơn vai trò huy động vốn cho nền kinh tế. Dòng tiền luân chuyển trên thị trƣờng vốn quốc tế rất linh hoạt giữa các nƣớc, nên nếu không có chính sách thu hút đầu tƣ đủ hấp dẫn, thì sẽ khó thu hút đƣợc dòng vốn nƣớc ngoài tham gia mạnh mẽ vào TTCK. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor đánh giá tiềm năng từ khoản thu thuế chuyển nhƣợng cho các nƣớc đang phát triển đạt ở mức 2,9 tỷ USD đến 14,5 tỷ USD. Khi tỷ lệ thuế thay đổi 0,1% - 0,5%, khả năng giảm khối lƣợng giao dịch là thấp. Do đó, Nhà nƣớc có thể điều chỉnh tỷ lệ này trong từng thời kỳ, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trƣờng. Khi thị trƣờng phát triển nóng, có thể nâng tỷ lệ thu thuế này lên. Trong điều kiện ngƣợc lại, cần hạ tỷ lệ thu này xuống hoặc có thể miễn thuế. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Toàn bộ nội dung của Chƣơng 1 của luận án đã hệ thống hóa và phát triển những lý luận cơ bản về DVTC, yếu tố cấu thành, các nhân tố ảnh hƣởng đến DVTC. Tập trung nghiên cứu đặc trƣng chính sách thuế đối với các DVTC, những yêu cầu của chính sách thuế đối với DVTC. Các ảnh hƣởng của chính sách thuế đối với các DVTC đối với các yếu tố nhƣ khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ, yếu tố thị trƣờng. Nhằm cung cấp thêm những lập luận xác đáng cho các đề xuất và kiến nghị, chƣơng 1 đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách thuế đối với các DVTC. Đặc biệt, với một số loại thuế đã chỉ rõ mục tiêu cũng nhƣ cách thức và các ảnh hƣởng của việc áp dụng các chính sách thuế đó. Từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam nhằm hoàn thiện chính sách thuế đối với các DVTC. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 60 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM Tại Việt Nam, chính sách thuế đƣợc áp dụng trên phạm vi toàn quốc, với một hệ thống bao gồm khoảng 10 sắc thuế cơ bản, điều tiết vào các hoạt động SXKD và thu nhập của các chủ thể kinh tế, gồm: thuế TNDN, thuế TNCN, thuế nhà thầu, thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế bảo vệ môi trƣờng. Trong số đó, có những loại thuế ảnh hƣởng đết hầu khắp các chủ thể trong nền kinh tế, có những loại chỉ ảnh hƣởng đến một số lĩnh vực kinh doanh nhất định. 2.1.1. Về quy trình hoàn thiện chính sách thuế Chính sách thuế gồm các quan điểm, chủ trƣơng, giải pháp đƣợc cụ thể hóa bằng các quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế, đƣợc sử dụng làm căn cứ thực hiện hoạt động quản lý nhà nƣớc về thuế. Chính sách thuế đƣợc cụ thể hóa thành hệ thống văn bản pháp luật về các sắc thuế cụ thể và quản lý thuế. Văn bản quy phạm pháp luật về thuế ở Việt Nam gồm các loại: Luật, Nghị định, Thông tƣ. Luật là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất sau hiến pháp, do Quốc hội Việt Nam ban hành. Nghị định quy định cụ thể một số điều trong Luật, đƣợc Chính phủ ban hành. Thông tƣ là văn bản hƣớng dẫn cụ thể các quy định trong Luật và Nghị định. Thông tƣ về thuế do Bộ Tài chính ban hành. Do vậy, hoàn thiện chính sách thuế ở Việt Nam chính là việc đề xuất sửa đổi quy định đã có, bổ sung các quy định mới đối với từng sắc thuế cụ thể và chính sách quản lý thuế nói chung, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Căn cứ vào thẩm quyền và quy trình ban hành, các đơn vị liên quan xem xét, đánh giá hiện trạng chính sách thuế đã có. Đồng thời tìm hiểu bối cảnh, yêu cầu, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, ngành kinh tế, vùng kinh tế .v.v., đề xuất các vấn đề cần sửa đổi hoặc cải tiến. Quá trình khảo sát, đánh giá toàn diện cũng thƣờng đƣợc Bộ Tài chính thực hiện ngay ở khâu này nhằm thu thập cơ sở dữ liệu cần thiết cho quá trình thiết lập chính sách. Việc Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 61 khảo sát thƣờng tập trung vào việc xác định gánh nặng thuế mà NNT phải tuân thủ có phù hợp với khả năng, điều kiện, hoàn cảnh hay không, các tác động là gì, thủ tục hành chính thuế, những vƣớng mắc nảy sinh v.v. Để thiết lập chính sách thuế, Bộ Tài chính thực hiện: (i) lấy ý kiến của các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp, doanh nghiệp và NNT với tƣ cách là đối tƣợng chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế. (ii) tham khảo luật thuế của các nƣớc, các quy tắc, thông lệ quốc tế làm cơ sở mở rộng quyền đánh thuế và quản lý thuế của Việt Nam đối với các hoạt động kinh doanh đầu tƣ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý và hỗ trợ đàm phán quốc tế, nhằm giải quyết các hạn chế của Việt Nam trong việc chƣa có chính sách trong nƣớc đối với các vấn đề có yếu tố quốc tế. Chính sách đƣợc thiết lập với các nội dung chủ yếu nhƣ: mục tiêu, phạm vi điều chỉnh, mức điều tiết, thời hạn hiệu lực dự kiến, trách nhiệm thực thi v.v. Sau đó, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm ban hành chính sách thuế thực hiện lập bảng đối chiếu so sánh các nội dung cũ mới, bảng đánh giá tác động, bảng nghiên cứu kinh nghiệm. Chính phủ làm tờ trình gửi Quốc hội xem xét thông qua. Phân cấp thực thi chính sách thuế đƣợc tổ chức theo ngành dọc, từ trung ƣơng đến địa phƣơng, các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm theo phân công chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Trừ các khoản thu từ hoạt động xuất nhập khẩu do ngành Hải quan quản lý, các khoản thu nội địa đƣợc giao cho cơ quan thuế quản lý. Sơ đồ 2. 1: Tổ chức bộ máy quản lý thuế Chính phủ Bộ Tài chính Tổng Cục thuế Cục thuế Chi cục thuế Cục thuế Chi cục thuế ….. …… (Nguồn: Tổng cục thuế) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành ban hành văn bản pháp luật về thuế theo thẩm quyền. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 62 Quá trình thực thi chính sách thuế bắt đầu bằng việc NNT tiếp nhận các thông tin về sự thay đổi của chính sách thông qua các chƣơng trình tập huấn, tuyên truyền, hỗ trợ NNT của cơ quan thuế các cấp. Căn cứ vào nội dung quy định, NNT áp dụng với hoạt động thực tiễn của mình. Áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp ở Việt Nam và thực hiện các quy định của luật quản lý thuế từ tháng 7 năm 2007 đã tạo ra sự chủ động cho NNT. Theo đó, NNT có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế và thực hiện các thủ tục khác về thuế với cơ quan thuế hoặc thuê các tổ chức tƣ vấn, đại lý thuế thực hiện các thủ tục về thuế thay cho mình. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, hỗ trợ v.v. Đánh giá chính sách thuế ở Việt Nam đƣợc thực hiện theo thông lệ quốc tế, dựa vào kết quả đạt đƣợc do việc thực thi chính sách pháp luật thuế mang lại nhƣ số thu từ các sắc thuế, mức độ tuân thủ thuế, gian lận thuế, những thay đổi hành vi mang chiều hƣớng tích cực, thay đổi của các hoạt động kinh tế - xã hội dƣới tác động của việc thực thi chính sách thuế, công tác quản lý thuế .v.v Quy trình hoàn thiện chính sách thuế đã có nhều cải tiến theo hƣớng tăng sự chủ động, tích cực từ phía cộng đồng doanh nghiệp, NNT. Khi xây dựng chính sách, Nhà nƣớc giao trách nhiệm cho các cơ quan có thẩm quyền đồng thời đảm bảo sự tham gia của ngƣời dân và doanh nghiệp đối với chính sách, thể hiện ở việc tổ chức các hội thảo và lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, NNT… Có cơ chế công khai thông tin qua nhiều kênh khác nhau và thể hiện trách nhiệm giải trình của các đơn vị, cá nhân có liên quan trong quy trình chính sách thuế. Khi thực thi chính sách, NNT căn cứ vào kết quả hoạt động SXKD, thu nhập sẽ tự khai, tự nộp, tự quyết toán, cơ quan thuế chỉ thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ, thanh kiểm tra thuế. 2.1.2 Về mục tiêu chính sách thuế Thời kỳ từ 2009 – 2016 thực hiện một bƣớc chuyển tiếp quan trọng của việc thực hiện Chƣơng trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 và Chƣơng trình cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 63 Sự thay đổi trong mục tiêu chính sách thể hiện: Từ 2010 trở về trƣớc, chính sách thuế đảm bảo mục tiêu huy động đầy đủ các nguồn thu vào NSNN. Đảm bảo tỷ lệ động viên về thuế vào NSNN bình quân hàng năm đạt từ 20%-21% GDP; tạo ra những nội dung cụ thể phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đảm bảo đƣợc yêu cầu và bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện một cách hợp lý, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển ... Đến giai đoạn sau, từ 2011 đến 2020, mục tiêu chiến lƣợc chuyển thành động viên hợp lý vào NSNN, phát huy cao độ các nguồn nội lực thúc đẩy phát triển nhanh sức sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh và khả năng tích tụ của doanh nghiệp, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tƣ, đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế, đáp ứng yêu cầu thực tế và hội nhập. Tỷ lệ động viên thuế giai đoạn 2011 - 2020 vẫn giữ mức 20% - 21%/ GDP. 2.1.3 Về nội dung chính sách thuế * Về cơ sở pháp lý Quốc hội ban hành luật sửa đổi một số luật thuế, Chính phủ, Bộ Tài chính xây dựng các văn bản hƣớng dẫn. Đặc biệt, ban hành luật sửa đổi các luật về thuế số 71/2014/QH13 với nhiều sửa đổi quan trọng. Ban hành các văn bản hợp nhất thuế GTGT, thuế TNDN, quản lý thuế tạo thuận lợi cho NNT trong quá trình nghiên cứu đồng thời tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất cho việc thực thi chính sách thuế. (Xem phụ lục 4, 5, 6: Danh mục văn bản pháp luật thuế GTGT, TNDN, TNCN từ 2009 đến 2016). * Những thay đổi chủ yếu trong nội dung chính sách thuế Nội dung chính sách thuế đã đƣợc sửa đổi bổ sung theo hƣớng tháo gỡ những khó khăn, bất cập phát sinh, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra những đột phá trong cải cách hành chính thuế. Cụ thể: Với chính sách thuế GTGT, thay đổi căn bản là việc quy định về ngƣỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế GTGT phù hợp với thực tế kinh doanh của NNT, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 64 nƣớc và thông lệ quốc tế, đặc biệt là đối với NNT có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Ngày 6/4/2016 quốc hội tiếp tục thông qua luật số 106/2016/QH14 có hiệu lực từ 1/7/2016 với những sửa đổi căn bản trong quy định về hoàn thuế GTGT. Hoàn thuế chủ yếu thực hiện với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hoặc dự án đầu tƣ mới, không hoàn thuế GTGT đối với các giao dịch mua bán trong nƣớc. Nhờ những sửa đổi hợp lý, đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian và chi phí tuân thủ cho NNT đã tạo ra đƣợc những kết quả tích cực, điển hình là số thu thuế GTGT qua các năm có xu hƣớng cải thiện rõ rệt. Biểu đồ 2. 1: Tổng hợp số thu từ thuế GTGT* qua các năm (Đơn vị tính: tỷ đồng) 250,000 199,390 181,771 200,000 157,589 137,927 150,000 100,000 163,727 117,704 98,739 79,915 50,000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 (Nguồn: Tổng Cục Thuế, *không bao gồm thuế GTGT của hàng nhập khẩu) Tổng số thu từ thuế GTGT nội địa vẫn liên tục tăng lên, mức tăng trung bình năm sau so với năm trƣớc cả thời kỳ đạt khoảng 20%. Với chính sách thuế TNDN, Nhà nƣớc đã sửa đổi bổ sung nhiều quy định khi xác định thu nhập tính thuế. Từ 1/1/2009, doanh nghiệp đƣợc thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam đƣợc giảm trừ một phần thu nhập tính thuế hàng năm để lập quỹ phát triển khoa học công nghệ. Các lần sửa đổi bổ sung năm 2013, 2014 đã quy định rõ hơn thu nhập chịu thuế tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đánh thuế đối với các khoản thu nhập mới phát sinh nhƣ: Thu nhập từ lãi tiền Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 65 gửi, lãi cho vay vốn; thu nhập từ chênh lệch tỷ giá hối đoái của doanh nghiệp, nội dung các khoản chi phí đƣợc trừ, chi phí không đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, bổ sung điều kiện ghi nhận chi phí đƣợc trừ là hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ giá thanh toán từng lần từ 20 triệu trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt là loại bỏ định mức khống chế tối đa đối với chi quảng cáo, tiếp thị thay vì khống chế mức 10% hoặc 15% tổng chi phí đƣợc trừ ở giai đoạn trƣớc. Thay đổi đối tƣợng ƣu đãi căn cứ theo dự án đầu tƣ, phù hợp với quy định của Luật Đầu tƣ. Chính sách miễn giảm, ƣu đãi thuế TNDN đối với các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, sản xuất công nghiệp hỗ trợ, dự án quy mô lớn, công nghệ cao v.v. nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức đầu tƣ vào lĩnh vực theo mục tiêu ƣu tiên của Nhà nƣớc. Một điểm nổi bật, là diễn biến điều chỉnh giảm thuế suất thuế TNDN phù hợp với khu vực và thế giới. Biểu đồ 2. 2 Diễn biến thuế suất thuế TNDN từ năm 2009 đến 2016 30% 25% 25% 22% 20% 20% 15% 10% 5% 0% 2009-2013 2014-2015 2016 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Trong suốt giai đoạn từ 2011 đến hết 2013, trừ các trƣờng hợp đƣợc ƣu đãi, mức thuế phổ thông đƣợc duy trì ở mức 25%. Từ 1/1/2014 mức thuế giảm còn 22%. Từ 1/1/2016 tiếp tục giảm mức thuế suất chỉ còn 20%. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 66 Biểu đồ 2. 3: Tổng hợp số thu NSNN từ thuế TNDN qua các năm (Đơn vị tính: tỷ đồng) 187,542 144,519 81,218 95,322 106,569 114,695 2012 2013 128,220 51,310 2009 2010 2011 2014 2015 2016 (Nguồn: Tổng Cục Thuế) Biểu đồ cho thấy số thu NSNN từ thuế TNDN có xu hƣớng tăng liên tục qua các năm dù thuế suất thuế TNDN đã điều chỉnh giảm. Pasự điều chỉnh hợp lý trong quy định căn cứ tính thu nhập tính thuế, giảm thuế giúp doanh nghiệp gia tăng quy mô SXKD, nuôi dƣỡng nguồn thu NSNN. Về chính sách thuế TNCN, việc sửa đổi và hoàn thiện đƣợc thực hiện theo hƣớng đơn giản hóa thu thuế đối với cá nhân kinh doanh. Việc xác lập nghĩa vụ thuế căn cứ vào tỷ lệ doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề SXKD. Từ 1/7/2013, tăng mức giảm trừ đối với thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công của cá nhân cƣ trú. Mức giảm trừ gia cảnh cho NNT lên 9 triệu đồng/tháng (mức cũ là 4 triệu), cho mỗi ngƣời phụ thuộc lên mức 3,6 triệu đồng/tháng (mức cũ 1,6 triệu). Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 67 Biểu đồ 2. 4: Tổng hợp số thu NSNN từ thuế TNCN qua các năm (Đơn vị tính: tỷ đồng) 70,000 60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 0 65,218 56,727 44,959 46,548 47,844 38,458 26,276 14,318 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 (Nguồn: Tổng Cục Thuế) Từ 1/1/2015, áp dụng một mức thuế suất đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhƣợng bất động sản và chuyển nhƣợng chứng khoán, bổ sung nhóm đối tƣợng không phải thực hiện quyết toán thuế TNCN. Về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, đã điều chỉnh bổ sung quy định về đối tƣợng chịu thuế, tăng thuế suất với rƣợu bia và thuốc lá. Điều chỉnh quy định giá tính thuế, khấu trừ thuế phù hợp với thông lệ, đảm bảo công bằng giữa hàng hóa sản xuất trong nƣớc và hàng hóa nhập khẩu. Về chính sách thuế xuất nhập khẩu, Luật số 107/2016/QH13 có hiệu lực từ 1/9/2016 thay thế cho luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 45/2005 tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ trong việc chủ động hội nhập kinh tế, thể hiện vai trò điều tiết của chính sách thuế và hạn chế xuất khẩu các sản phẩm là tài nguyên khoáng sản thô, khai thác chƣa chế biến thành sản phẩm khác, khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến với giá trị cao. Về các chính sách thuế khác nhƣ thuế tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp v.v. đƣợc chuẩn hóa dƣới dạng luật, tạo ra tính pháp lý cao của pháp luật về thuế. Nhìn tổng thể, chính sách thuế đã đảm bảo mục tiêu đề ra. Tỷ lệ huy động thu NSNN trong cả thời kỳ trung bình đạt 23,4%, trong khi mục tiêu là 23-24%. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 68 Biểu đồ 2. 5: Tổng thu NSNN do ngành thuế quản lý (trừ dầu) (Đơn vị tính: tỷ đồng) 900,000 800,000 700,000 600,000 500,000 400,000 770,830 820,490 825,753 832,779 2014 2015 2016 674,920 300,000 481,262 526,329 200,000 100,000 370,033 0 2009 2010 2011 2012 2013 (Nguồn: Tổng cục thuế) Thu nội địa chiếm tỷ trọng cao (năm 2015 đạt 74,2% trong khi mục tiêu cả thời kỳ là 70%). Quá trình hoàn thiện chính sách thuế đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, điều chỉnh lạm phát, đảm bảo tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế theo mục tiêu của Nhà nƣớc. 2.2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 2.2.1 Khái quát về dịch vụ tài chính ở việt nam Mặc dù tồn tại trong một TTTC còn nhiều biến động và đang trong giai đoạn hoàn thiện nhƣng DVTC ở Việt Nam đã có sự tăng trƣởng ấn tƣợng trong những năm qua. Ngày càng nhiều của các doanh nghiệp nƣớc ngoài cung cấp DVTC ở Việt Nam dƣới nhiều phƣơng thức khác nhau, sản phẩm DVTC đa dạng hơn giúp đáp ứng nhu cầu thị trƣờng Bảng 2. 1: Loại hình doanh nghiệp DVTC nƣớc ngoài tại Việt Nam Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 69 Lĩnh vực Dịch vụ ngân hàng Dịch vụ chứng khoán Dịch vụ bảo hiểm Loại hình đƣợc cấp phép tại Việt Nam Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài Thời gian Từ 2007 Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Từ 2008 Chi nhánh Từ 2012 Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài Từ 2012 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Việt Nam cho phép thực hiện cả 03 phƣơng thức: cung ứng qua biên giới, tiêu dùng ngoài lãnh thổ và hiện diện thƣơng mại. Các doanh nghiệp DVTC đƣợc mở văn phòng đại diện từ năm 2007. Trong vòng 5 năm sau đó, đến 2012, theo lộ trình đã cho phép thành lập công ty 100% vốn nƣớc ngoài và chi nhánh công ty nƣớc ngoài tại Việt Nam. Việt Nam và các quốc gia tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), đến 2015, phải mở cửa, xóa bỏ các hạn chế trong ngành ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán. Cam kết tự do hóa ở các 4 phƣơng thức: cung ứng qua biên giới, tiêu dùng ngoài lãnh thổ và hiện diện thƣơng mại và hiện diện thể nhân. Mở cửa thị trƣờng DVTC sâu rộng tạo cơ hội thâm nhập, mở rộng thị phần cho các nhà cung cấp DVTC nƣớc ngoài vào Việt Nam; đồng thời tạo cơ chế cho các doanh nghiệp DVTC ở Việt Nam vƣơn tới những thị trƣờng mới. Hạn chế về quy mô và khả năng cung cấp trở thành rào cản gia nhập TTTC toàn cầu của các doanh nghiệp DVTC ở Việt Nam. Để khái quát, luận án nghiên cứu các đặc trƣng cơ bản của DVTC, qua đó thấy đƣợc thực trạng chung của DVTC ở Việt Nam thời gian qua. * Đặc trƣng cơ bản của dịch vụ tài chính ở Việt Nam Một là, sản phẩm DVTC mang tính truyền thống, thị trường nội địa là chủ yếu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 70 Dù các tổ chức tài chính đã không ngừng đa dạng hóa các DVTC, nhƣng vẫn còn hạn chế về số lƣợng, chất lƣợng và năng suất; cung ứng các DVTC truyền thống là chủ yếu Dịch vụ ngân hàng đƣợc cung ứng với nhiều dịch vụ truyền thống nhƣ huy động vốn, tín dụng, thanh toán, ngoại hối, bảo lãnh … và sự phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhƣ dịch vụ ngân hàng điện tử; DVTC phái sinh. Ở phân khúc truyền thống, nhóm dịch vụ huy động vốn đã có từ lâu nhƣng không phải đã đƣợc khai thác hiệu quả, ví dụ, dịch vụ nhận tiền gửi tiết kiệm trong nƣớc chƣa đƣợc hệ thống trung gian tài chính huy động đầy đủ, phản ánh sự thiếu lòng tin và động lực thấp đối với tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Nhóm dịch vụ tín dụng cho thấy, chất lƣợng tín dụng không tốt với các chỉ số về nợ xấu cao, đe dọa sự hiệu quả của các tổ chức tài chính. Các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, đảm bảo thanh khoản cho hệ thống trung gian tài chính ở Việt Nam thời gian qua đƣợc thực hiện cũng góp phần tăng thêm lòng tin của khách hàng với các tổ chức tài chính. Các dịch vụ mới nhiều tiện ích triển khai một cách khá hạn chế. Dịch vụ chứng khoán đƣợc cung cấp bởi các CTCK, công ty quản lý quỹ gồm nhiều loại: môi giới chứng khoán; bảo lãnh phát hành; tƣ vấn đầu tƣ; lƣu ký; quản lý danh mục đầu tƣ; tƣ vấn tài chính và đầu tƣ chứng khoán; quản lý quỹ đầu tƣ; phát hành chứng chỉ quỹ; dịch vụ tổ chức thị trƣờng… Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, đến hết 2016 vẫn chƣa có các dịch vụ chứng khoán phái sinh trên TTCK tập trung, bán khống (bán chứng khoán mà NĐT không sở hữu)… Ở lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm phi nhân thọ; đại lý bảo hiểm; tái bảo hiểm khá phát triển, tuy nhiên sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ vẫn chiếm đa số. Hai là, lĩnh vực ngân hàng có quy mô lớn, nhưng bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán còn khá khiêm tốn Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 71 Xét về cơ cấu tài sản giữa các lĩnh vực DVTC. Đến năm 2016, hệ thống TCTD chiếm tới 96,2% tổng tài sản toàn hệ thống tài chính. Các doanh nghiệp bảo hiểm chiếm 2,8%; các CTCK và công ty quản lý quỹ chiếm 1%. Xét về khả năng cung ứng vốn: cho vay ngân hàng chiếm hơn 60% tổng cung ứng vốn cho nền kinh tế, cao hơn mức bình quân của các nƣớc trong khu vực là dƣới 50%. Xét về mạng lƣới: trong khi các ngân hàng ở Việt Nam có mạng lƣới phân phối rộng khắp thì lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm có mạng lƣới khá hạn chế. Tính đến cuối năm 2015 Việt Nam có 28 NHTM cổ phần (năm 2014 là 33); 3 ngân hàng liên doanh; 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài; 50 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; 27 TCTD phi ngân hàng (16 công ty tài chính, 11 công ty cho thuê tài chính); 7 NHTM (bao gồm các NHTM đã cổ phần hóa và 03 NHTM cổ phần đƣợc NHNN mua lại 0 đồng). Mỗi ngân hàng lại sở hữu mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch ở hầu khắp các địa phƣơng trên cả nƣớc. Ở phía còn lại, lĩnh vực dịch vụ chứng khoán, đến năm 2015, có 89 CTCK còn hoạt động môi giới, 41 công ty quản lý quỹ và 21 quỹ đầu tƣ (trong đó có 11 quỹ mở, 8 quỹ thành viên, 20 văn phòng đại diện. Đến cuối năm 2016 chỉ còn 76 CTCK đang hoạt động bình thƣờng, có thêm 5 CTCK chấm dứt hoạt động và hợp nhất 2 CTCK. Trong cơ cấu dịch vụ chứng khoán đƣợc cung cấp thì nguồn thu chủ yếu của các CTCK là thu từ dịch vụ môi giới. Lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm có khoảng 61 doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam, trong đó gồm 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nƣớc ngoài tại Việt Nam, 17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 2 tái bảo hiểm. Trong mô hình kinh doanh mới, các doanh nghiệp bảo hiểm đã liên kết với các ngân hàng để phát triển các sản phẩm bảo hiểm, gia tăng khả năng tiếp cận đến từng khách hàng cá nhân nhằm cải thiện việc cung cấp sản phẩm DVTC ở Việt Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 72 Nam. Tuy nhiên, phát triển mô hình này chịu sự giám sát thận trọng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Ba là, rủi ro trong hoạt động kinh doanh DVTC khá lớn Các tổ chức cung ứng DVTC có quy mô không lớn, năng lực quản trị và giám sát thấp… đây là những yếu tố chủ quan khiến gia tăng các rủi ro đối với lĩnh vực này. Ngoại trừ một số tổ chức tài chính có tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc, doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài, còn lại nhiều tổ chức cung ứng DVTC có quy mô nhỏ, tình trạng yếu kém về quản trị và năng lực quản lý rủi ro là yếu tố tạo ra rủi ro tiềm tàng lớn cho khu vực tài chính. Trong khi các tổ chức cung ứng DVTC vẫn phụ thuộc nhiều vào vốn, lao động và cơ sở hạ tầng thì cả ba yếu tố này ở Việt Nam đều ít có lợi thế. Ở một số tổ chức tài chính có quy mô nhỏ, mức độ quản trị và giám sát thấp, hạn chế sự phát triển của các DVTC. Bốn là, tồn tại xen lẫn các tổ chức DVTC chính thức và phi chính thức Đặc trƣng này thể hiện rõ ràng hơn trong các dịch vụ tín dụng. Trong hoạt động tín dụng, còn tồn tại nhiều hoạt động huy động vốn hoặc cho vay riêng lẻ với chi phí đắt và rủi ro cao ví dụ nhƣ cho vay nặng lãi, tín dụng đen, dịch vụ cầm đồ, hụi, họ, phƣờng... trong số này, một số là hợp pháp trong khi số khác lại bất hợp pháp. Thực tế cho thấy, các ngân hàng, TCTD thƣờng dành sự tín nhiệm và thực hiện cho vay có đảm bảo cho những ngƣời dân có mức thu nhập tƣơng đối hoặc các doanh nghiệp có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, ngay cả những ngƣời dân có mức thu nhập tƣơng đối này đôi khi vẫn không tìm kiếm khoản vay từ các thể chế chính thức khi mà chi phí giao dịch cao, thủ tục rƣờm rà [69]. Sự tồn tại đan xen này gây ra khó khăn cho công tác quản lý, cạnh tranh không bình đẳng, rủi ro tăng cao. Quá trình xây dựng chính sách đối với DVTC cần soát xét những đặc thù này của lĩnh vực DVTC để thống nhất ban hành, phù hợp với thị trƣờng và đảm bảo đƣợc mục tiêu chính sách đề ra. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 73 2.2.2 Thực trạng chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính Chính sách thuế đối với các DVTC ở Việt Nam gồm thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế nhà thầu v.v. Phần này, luận án tập trung làm rõ thực trạng chính sách thuế GTGT, TNDN và TNCN đối với các hoạt động DVTC. 2.2.2.1 Về quy trình hoàn thiện chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính Liên quan đến việc ban hành các chính sách thuế cho lĩnh vực DVTC: tháng 7/2012, Bộ Tài chính tổ chức cuộc hội thảo nhằm lấy ý kiến các thành viên thị trƣờng xây dựng Thông tƣ hƣớng dẫn về chính sách thuế trong lĩnh vực chứng khoán đã diễn ra rất cởi mở và sinh động. Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính đã lắng nghe tổng thể những bất cập của chính sách từ nhiều đối tƣợng nhƣ CTCK, công ty quản lý quỹ, các hiệp hội… với ý định xây dựng một cơ chế thuế mới, rõ ràng hơn, bao quát hơn cho TTCK. Thông tƣ đã không đƣợc ban hành ngay sau đó, với lý do chờ Luật sửa đổi, bổ sung Thuế TNDN mới ra đời (có hiệu lực từ 1/1/2014), các văn bản hƣớng dẫn Luật sẽ làm lại một thể. Sau hơn 1 năm, Bộ Tài chính công bố dự thảo Nghị định hƣớng dẫn Luật Thuế TNDN (Luật đƣợc Quốc hội ban hành tháng 6/2013) lấy ý kiến công chúng. Tuy nhiên, dự thảo lại dành quá ít nội dung hƣớng dẫn thuế chứng khoán. Bảng 2. 2: So sánh kiến nghị của NNT về thuế và sửa đổi chính thức Vƣớng mắc Kiến nghị Đến hết 2016 Chuyển nhƣợng “chứng khoán” - là cổ Đề xuất có một quy Không phiếu/trái phiếu của công ty đại chúng (niêm định gộp chung thu định yết và chƣa niêm yết). Khoản đầu tƣ vào nhập từ chuyển công ty không đại chúng đã không đƣợc nhƣợng chứng hƣớng dẫn về cách tính thuế, dẫn đến nhiều khoán của công ty tổ chức đầu tƣ, nhất là các NĐT nƣớc ngoài đại chúng với công bị mắc kẹt với các khoản đầu tƣ vào loại ty chƣa đại chúng doanh nghiệp này, không thực hiện chuyển nhƣợng đƣợc, hoặc nếu có chuyển nhƣợng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 quy 74 đƣợc thì sau đó là chuỗi ngày tranh cãi về cách xác định thuế Chính sách ƣu đãi thuế và cụ thể hóa cách Thống nhất khái Không quy tính thuế cho các loại hình quỹ đầu tƣ: quỹ niệm đầu tƣ chứng định thành viên và quỹ đại chúng chỉ quỹ (đại chúng, + Quỹ đại chúng, quỹ mở: NĐT sở hữu quỹ mở) cũng giống chứng chỉ quỹ đƣợc xem là sở hữu một loại nhƣ mua chứng chỉ chứng khoán của các quỹ thành + Quỹ đầu tƣ thành viên: NĐT góp vốn đƣợc viên. xem là sở hữu một phần vốn góp Trƣờng hợp tổ chức phát hành trái phiếu Kiến nghị bổ sung Không chuyển đổi thành cổ phiếu định Khái niệm chứng khoán (cổ phần của công ty Đề xuất thống nhất Không đại chúng, chƣa đại chúng, chứng chỉ quỹ định quy quy đầu tƣ...) (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Đến khi có nghị đinh, thông tƣ hƣớng dẫn chính thức và cả những lần sửa đổi về sau (năm 2014) những khúc mắc cũ vẫn chƣa đƣợc đề cập trong văn bản mới nhƣ mong đợi của NNT. Quá trình tiếp thu, không tiếp thu nhƣng không có giải thích đầy đủ khiến cộng đồng doanh nghiệp, NNT nản lòng với chính sách thuế của Nhà nƣớc. Liên quan đến công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT là các doanh nghiệp DVTC: cơ chế giải đáp thắc mắc, trao đổi, thảo luận, đối thoại về thuế đảm bảo thông tin thông suốt từ cơ quan quản lý thuế đến đối tƣợng nộp thuế và toàn xã hội, cũng nhƣ phản hồi từ xã hội đến các cơ quan quản lý có liên quan đã đƣợc ngành thuế thực hiện khá đầy đủ, tình trạng thông tin một chiều, áp đặt từ trên xuống trong quá trình thực thi ít xảy ra. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 75 Bảng 2. 3: Tổng hợp công tác tuyên truyền-hỗ trợ ngƣời nộp thuế là NHTM Phƣơng thức hỗ trợ Tƣ vấn trực tiếp Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Lƣợt Lƣợt Lƣợt Lƣợt Lƣợt % 165.872 0.53 87.786 % % % % 0.52 4.82 134.500 1.08 142.865 0.56 152.634 Tƣ vấn qua điện thoại 102.310 4.99 147.300 1.18 160.675 0.63 172.328 0.59 175.546 0.57 Tƣ vấn bằng văn bản 10.452 0.51 16.300 0.13 18.841 0.07 19.057 0.07 20.750 0.07 Đối thoại với NNT 21.000 1.02 27.200 0.22 31.600 0.12 42.050 0.14 49.200 0.16 95.000 4.63 126.500 1.02 180.288 0.71 190.655 0.66 200.960 0.65 Tập huấn chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế Truy cập Internet 1.735.776 84.58 12.000.000 96.37 25.000.000 97.91 28.500.000 98.02 30.450.000 98.03 (Nguồn: Tổng cục thuế) Trong số các phƣơng thức hỗ trợ mà bộ phận tuyên truyền hỗ trợ của ngành thuế thực hiện trong những năm qua thì phƣơng thức đƣợc sử dụng nhiều nhất là hỗ trợ qua truy cập internet. Hình thức này cho phép trả lời nhanh chóng các khúc mắc của NNT đồng thời hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ thuế với NNT. Các hình thức hỗ trợ đa dạng giúp tạo điều kiện tốt nhất cho đối tƣợng nộp thuế biết, hiểu và tuân thủ quy định pháp luật về thuế. 2.2.2.2 Mục tiêu và nội dung chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính Thứ nhất, chính sách thuế giá trị gia tăng Những thay đổi chủ yếu của chính sách thuế GTGT đối với các DVTC thể hiện ở việc mở rộng đối tƣợng không chịu thuế GTGT đối với DVTC nhƣ kinh doanh ngoại tệ, bán tài sản đảm bảo tiền vay để thu nợ, các loại hình cho vay riêng lẻ của đối tƣợng không phải là ngân hàng; thay đổi căn cứ, phƣơng pháp tính thuế đối với dịch vụ đại lý bảo hiểm do cá nhân cung cấp. Ngoài ra, nhiều văn bản Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 76 hƣớng dẫn chi tiết cho lĩnh vực DVTC, góp phần tháo gỡ khó khăn cho NNT trong việc tự khai, tự tính và tự nộp thuế. Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế *Đối với dịch vụ ngân hàng Bảng 2. 4: Phạm vi áp dụng thuế GTGT đối với các dịch vụ ngân hàng Loại dịch vụ ngân hàng TT 1 2 Không thuế chịu thuế Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết x kiệm và các loại tiền gửi khác Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để x huy động vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài 3 Cấp tín dụng dƣới các hình thức a Cho vay; b Chịu x Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ x có giá khác; b Bảo lãnh; x d Phát hành thẻ tín dụng; x đ e Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với x các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp x thuận. 4 Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng x 5 Cung ứng các phƣơng tiện thanh toán x 6 Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh a chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ, x dịch vụ thu hộ và chi hộ; b Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được NHNN chấp thuận. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 x 77 7 a b Dịch vụ ngân hàng khác Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập và tư vấn đầu tư c Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp d Dịch vụ môi giới tiền tệ x x x x Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh e doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được x NHNN chấp thuận bằng văn bản Nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động f ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy x định của NHNN. g x (từ Bán nợ, kinh doanh ngoại tệ 2014) (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Thống kê ở bảng trên cho thấy, có rất ít dịch vụ ngân hàng bị đánh thuế GTGT. Điều này cũng lý giải vì sao, chi phí về thuế (ngoại trừ thuế TNDN, TNCN) của khối ngân hàng thƣờng rất nhỏ trong tổng chi phí. Biểu đồ 2. 6: Cơ cấu chi phí hoạt động của các NHTM năm 2012 (Đơn vị:%) Chi phí dự phòng giảm giá đầu tƣ dài hạn 1% Chi phí bảo hiểm tiền gửi của khách hàng 1% Chi cho hoạt động quản lý 20% Chi nộp thuế, phí, lệ phí 1% Chi khác 7% Chi về tài sản 18% Chi phí cho nhân viên 52% (Nguồn: KPMG, 2013, Khảo sát chung về ngành ngân hàng ở Việt Nam) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 78 Nếu so sánh cơ cấu chi phí này với các lĩnh vực dịch vụ khác thì chi phí thuế gián thu của các lĩnh vực dịch vụ phi tài chính thƣờng cao hơn. Một nội dung đáng chú ý trong chính sách thuế GTGT với dịch vụ ngân hàng là quy định chi tiết diện không chịu thuế GTGT đối với dịch vụ cấp tín dụng. Ngoài ra, chính sách thuế cũng làm rõ những vƣớng mắc liên quan đến hoạt động bán nợ (mà thực chất là thu về cấp tín dụng). Nhằm tháo gỡ các vƣớng mắc thực tế, Chính phủ đã có Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 quy định dịch vụ cho vay do NNT không phải là TCTD Việt Nam cung ứng. Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ (mua bán, hoán đổi ngoại tệ) về bản chất không xuất hiện GTGT nhƣng lại quy định nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT dẫn đến rất phức tạp trong kê khai, nộp thuế trong khi số thuế thu đƣợc không đáng kể. Đối với dịch vụ ngoại hối, doanh thu từ bán ngoại tệ các ngân hàng phải kê khai và tính thuế GTGT trực tiếp. Số thuế phải nộp là 10% chênh lệch giữa doanh số bán ra ngoại tệ trừ (-) giá vốn của ngoại tệ bán ra. Trƣờng hợp các chi nhánh ngân hàng có phát sinh hoạt động kinh doanh ngoại tệ chịu thuế GTGT trực tiếp trên GTGT thì doanh thu chịu thuế TNDN là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT của hoạt động này. Khó khăn đối với các ngân hàng trƣớc hết là ở chỗ: vừa có dịch vụ không chịu thuế GTGT, vừa có dịch vụ chịu thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ (PPKT) và dịch vụ chịu thuế GTGT trực tiếp. Tính toán phân bổ thuế đầu vào đƣợc khấu trừ rất phức tạp. Trong khi đó GTGT từ kinh doanh ngoại tệ không lớn, giá bán thay đổi liên tục, các ngân hàng phải hạch toán thống kê từng giao dịch tốn kém thời gian và chi phí. Chính vì vậy, luật sửa đổi luật thuế GTGT đã quy định kinh doanh ngoại tệ không chịu thuế GTGT. * Đối với dịch vụ chứng khoán DVTC trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam hầu hết đều thuộc diện không chịu thuế GTGT. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 79 Bảng 2. 5: Phạm vi áp dụng thuế GTGT đối với các dịch vụ chứng khoán TT Loại dịch vụ chứng khoán Doanh thu Chịu Không thuế chịu thuế 1 Môi giới Phí môi giới x 2 Bảo lãnh phát hành Phí bảo lãnh x 3 Tƣ vấn tài chính Phí tƣ vấn 4 Quản lý danh mục đầu tƣ Phí quản lý danh mục 5 x Cho khách hàng vay tiền để Lãi phải thu từ cho thực hiện giao dịch ký quỹ vay ký quỹ 6 Tƣ vấn đầu tƣ Phí tƣ vấn nhƣợng 8 Quản lý quỹ đầu tƣ x x Phí gửi, rút, chuyển 7 Lƣu ký x x Phí quản lý quỹ đầu tƣ Cung cấp thông tin, tổ chức bán 9 đấu giá cổ phần của các tổ chức Phí thông tin phát hành (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) * Đối với dịch vụ bảo hiểm Khác với 2 nhóm dịch vụ ngân hàng và dịch vụ chứng khoán, nhiều DVTC trong lĩnh vực bảo hiểm chịu thuộc diện chịu thuế GTGT. Bảng 2. 6: Phạm vi áp dụng thuế GTGT đối với các dịch vụ bảo hiểm Loại dịch vụ bảo hiểm 1 Bảo hiểm nhân thọ Chịu Không Quy định thuế chịu thuế sửa đổi GTGT GTGT x 2 Bảo hiểm phi nhân thọ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 80 a Bảo hiểm về con ngƣời x b Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại từ 1/1/2014 x Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đƣờng c bộ, đƣờng biển, đƣờng sông, đƣờng sắt x và đƣờng không d Bảo hiểm hàng không x e Bảo hiểm xe cơ giới x f Bảo hiểm cháy, nổ x Bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và từ 1/1/2014 g các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực x tiếp đánh bắt thủy sản h Bảo hiểm trách nhiệm chung i Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính k Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh l x Bảo hiểm nông nghiệp 3 Tái Bảo hiểm x x x từ 1/1/2014 x (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010 đã tách bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con ngƣời ra khỏi lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ thành bảo hiểm sức khoẻ gồm: (i) bảo hiểm tai nạn con ngƣời; (ii) bảo hiểm y tế và (iii) bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ. Bảo hiểm nông nghiệp cũng đa dạng, thêm nhiều sản phẩm mới. Bên cạnh đó, thời gian qua một số doanh nghiệp triển khai dịch vụ bảo hiểm cho tàu cá, đặc biệt là tàu cá đánh bắt xa bờ hoặc tại những vùng biển chồng lấn, vùng biển quốc tế, để hỗ trợ hạn chế rủi ro thiệt hại về tài sản (tàu thuyền, ngƣ cụ, hàng hoá khác trên tàu) ở mức độ cao do nhiều nguyên nhân: thiên tai, địch họa (bị bắt giữ, bị cƣớp…). Do đó, để phù hợp với Luật kinh doanh bảo hiểm, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, Quốc hội đã sửa đổi quy định về loại hình sản phẩm bảo hiểm liên quan đến con ngƣời, bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm an ngƣ không chịu thuế tại khoản 7 Điều 5 Luật thuế GTGT trong luật sửa đổi các luật Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 81 về thuế số 71/2014, áp dụng từ 1/1/2015. Căn cứ và phương pháp tính thuế * Dich vụ ngân hàng Các ngân hàng nộp thuế GTGT theo PPKT đối với các dịch vụ ngân hàng chịu thuế. Trƣờng hợp ngân hàng có nghiệp vụ kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quý đƣợc nhà nƣớc cấp phép thì hạch toán riêng doanh thu để tính và nộp thuế GTGT theo PPTT. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì phải hạch toán riêng và chỉ đƣợc khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho hoạt động chịu thuế GTGT. Trƣờng hợp không hạch toán riêng đƣợc thì thuế đầu vào đƣợc khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu dịch vụ bán ra trong kỳ. Doanh thu để tính tỷ lệ phân bổ thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ không bao gồm doanh thu về thu lãi cho vay nội bộ. Bởi lẽ, đặc trƣng của ngân hàng là đơn vị có nhiều chi nhánh hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn các tỉnh trên cả nƣớc đã thực hiện tính, quyết toán và nộp thuế tại địa phƣơng nơi có trụ sở chi nhánh. Việc tính và nộp thuế GTGT đối với từng chi nhánh là độc lập. Trƣờng hợp ngân hàng có doanh thu nội bộ khi thực hiện giao dịch gửi, vay giữa chi nhánh và Hội sở chính thì doanh thu này đƣợc hạch toán theo các quy định về kế toán hiện hành. Doanh thu nội bộ của ngân hàng chỉ là để theo dõi trong nội bộ giữa hội sở với chi nhánh và giữa các chi nhánh ngân hàng nhằm xác định hiệu quả hoạt động từng đơn vị phụ thuộc không phải là doanh thu thu đƣợc từ khách hàng và không làm ảnh hƣởng đến doanh thu của toàn hệ thống. Ngày 27/02/2015 Bộ Tài chính ban hành thông tƣ số 26/2015/TT-BTC quy định về tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT đối với dịch vụ ngân hàng. Ngày 07/4/2015, Tổng cục Thuế cũng ban hành công văn số 4449/BTC-TCT hƣớng dẫn về thuế GTGT đầu vào đã phần nào tháo gỡ các vƣớng mắc về thuế GTGT đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng. Theo đó, tỷ lệ thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ áp dụng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 82 cho các NHTM xác định tỷ lệ doanh thu hàng hóa chịu thuế GTGT (bao gồm cả doanh thu không phải kê khai tính thuế GTGT) trong kỳ chia (/) tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ. Riêng thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các TCTD không đƣợc khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí đƣợc trừ khi tính thuế TNDN. * Dịch vụ chứng khoán Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán không chịu thuế GTGT không đƣợc khấu trừ và thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động không chịu thuế GTGT. Nếu hoạt động không chịu thuế GTGT cần sử dụng hóa đơn GTGT thì trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng “giá bán” là giá không có thuế GTGT. Dòng tiền thuế, thuế suất không ghi và gạch chéo. * Dịch vụ bảo hiểm Với các dịch vụ bảo hiểm chịu thuế do tổ chức tài chính cung cấp: thuế GTGT áp dụng theo PPKT là chủ yếu. Các khoản thuế GTGT đầu vào phát sinh dùng cho các hoạt động kinh doanh bảo hiểm chịu thuế GTGT, phát sinh trong kỳ tính thuế, có đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ sẽ đƣợc khấu trừ toàn bộ. Trƣờng hợp cùng một khoản thuế GTGT đầu vào dùng cho cả dịch vụ bảo hiểm chịu và không chịu thuế GTGT, các doanh nghiệp chủ động phân bổ thuế đầu vào theo doanh thu dịch vụ bảo hiểm chịu thuế với tổng doanh thu dịch vụ bảo hiểm phát sinh trong kỳ để xác định số đƣợc khấu trừ trong kỳ. Từ 1/1/2015, các dịch vụ bảo hiểm cung cấp bởi đại lý là cá nhân, nếu thuộc diện nộng thuế, thì thuế GTGT tính bằng tỷ lệ % doanh thu theo quy định của Luật sửa đổi các luật về thuế số 71/2014/QH13. Có thể nhận thấy, nhiều sản phẩm DVTC thuộc diện không chịu thuế GTGT nên thuế đầu vào phát sinh liên quan đến DVTC không chịu thuế thì các đơn vị cung ứng cũng không đƣợc khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Thay vào đó, họ phải hạch toán vào chi phí. Nếu một tổ chức tài chính tồn tại đồng thời cả DVTC chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì việc khấu trừ bị gián đoạn. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 83 Thứ hai, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp Nhiều thay đổi về mục tiêu chính sách, phƣơng pháp tính thuế, thuế suất và quy ƣu đãi, miễn giảm thuế đối với thu nhập của các tổ chức tài chính đƣợc áp dụng từ 1/1/2009. Người nộp thuế Ngƣời nộp thuế TNDN trong lĩnh vực DVTC là các doanh nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các TCTD, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán. Cụ thể - Lĩnh vực dịch vụ ngân hàng: tổ chứng kinh doanh dịch vụ ngân hàng gồm TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nƣớc ngoài, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng. - Lĩnh vực dịch vụ chứng khoán: Gồm các tổ chức Việt Nam và nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ và hoạt động trên TTCK Việt Nam nhƣ: CTCK, công ty quản lý quỹ, tổ chức có thu nhập từ chuyển nhƣợng, đầu tƣ chứng khoán v.v - Lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm: gồm tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tổ chức tham gia bảo hiểm nhƣ doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, đại lý, môi giới. Căn cứ và phương pháp tính thuế * Dịch vụ ngân hàng Những thay đổi của chính sách thuế TNDN tập trung vào hƣớng dẫn cụ thể hơn về doanh thu đối với hoạt động tín dụng và bổ sung vào thu nhập miễn thuế một số khoản thu nhập không mang tính chất kinh doanh Bảng 2. 7: So sánh thay đổi chính sách thuế TNDN đối với thu nhập từ dịch vụ ngân hàng Nội dung Từ 1/1/2009 Từ 1/1/2014 Doanh thu + Tiền lãi cho Bổ sung thêm: từ hoạt vay phải thu + thu từ lãi tiền gửi trong kỳ vào doanh thu tính động tín trong kỳ thuế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Từ 1/1/2016 84 + lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay tính trực tiếp 5% dụng doanh thu đối với đơn vị sự nghiệp và tổ chức không phải là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam 25% Mức thuế 22% 20% Áp thuế 20% với quỹ tín dụng nhân dân 17% với quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã và tổ chức tài chính vi mô Bổ sung vào thu nhập miễn thuế: thu nhập từ tín Ƣu đãi thuế dụng cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách của ngân hàng chính sách. Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ do Nhà nƣớc giao của các quỹ tài chính Nhà nƣớc: bảo hiểm tiền gửi, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa v.v. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Khó khăn lớn nhất đối với lĩnh vực dịch vụ ngân hàng là chƣa có hƣớng dẫn riêng về thuế TNDN dù các ngân hàng có cơ chế tài chính khá đặc thù. Vì vậy, trong quá trình thực thi chính sách thuế đã gặp không ít khúc mắc. Những khúc mắc đó thƣờng đƣợc giải quyết bằng việc các ngân hàng thƣờng phải chủ động gửi công văn đến cơ quan thuế hoặc Bộ tài chính. * Dịch vụ chứng khoán + Đối với tổ chức hoạt động kinh doanh chứng khoán Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập tính thuế và thuế suất thuế TNDN Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN Thu nhập tính thuế là phần còn lại của thu nhập chịu thuế (đƣợc xác định Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 85 dựa trên doanh thu – chi phí đƣợc trừ + thu nhập khác) sau khi giảm trừ thu nhập miễn thuế và chuyển lỗ nếu có. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm các khoản thu phí dịch vụ môi giới, phí quản lý danh mục đầu tƣ, phí bảo lãnh và đại lý phát hành, phí tƣ vấn tài chính và đầu tƣ chứng khoán; phí quản lý quỹ và các khoản tiền thƣởng cho công ty quản lý quỹ, chênh lệch giá chứng khoán mua bán trong kỳ v.v. Chi phí đƣợc trừ: là các khoản chi phí để thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng hoặc cho hoạt động tự doanh của CTCK gồm chi khấu hao tài sản cố định, vật tƣ, dụng cụ, chi cho con ngƣời, phí lƣu ký, giao dịch chứng khoán, chi phí liên quan đến quản lý quỹ đầu tƣ, danh mục đầu tƣ, chi trả lãi vay, quảng cáo, tiếp thị, chi trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán v.v. Thu nhập khác gồm: lãi tiền gửi, thanh lý hoặc cho thuê tài sản… + Đối với tổ chức có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán Đây là thu nhập có đƣợc từ việc chuyển nhƣợng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhƣợng chứng khoán tính bằng giá bán trừ (-) giá mua, trừ (-) các chi phí liên quan đến việc chuyển nhƣợng chứng khoán. doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán thì khoản thu nhập này đƣợc xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN (trừ CTCK thì thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán đƣợc hạch toán vào thu nhập từ hoạt động sản xuất – kinh doanh chính). Trƣờng hợp doanh nghiệp có chuyển nhƣợng chứng khoán không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...) có phát sinh thu nhập thì cũng phải chịu thuế TNDN. Giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ... đƣợc xác định theo giá bán của sản phẩm trên thị trƣờng tại thời điểm nhận tài sản. Thu nhập tính thuế đƣợc xác định bằng giá chuyển nhƣợng trừ (-) giá mua của phần vốn tƣơng ứng, trừ (-) chi phí chuyển nhƣợng. + Đối với tổ chức có thu nhập từ cổ tức: miễn thuế TNDN. Đối với chứng khoán là trái phiếu Chính phủ thì có thể đƣợc miễn thuế TNDN tùy theo quy định của mỗi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 86 đợt phát hành, việc miễn thuế (nếu có) sẽ đƣợc công bố ngay trong quyết định hoặc thông báo phát hành. Tùy theo thời gian nắm giữ chứng khoán, và mục đích đầu tƣ, nghĩa vụ thuế có thể là thuế GTGT hoặc thuế TNDN. * Dịch vụ bảo hiểm Lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm trong một thời gian dài không có quy định hƣớng dẫn cụ thể về thuế TNDN. Để đảm bảo việc thực thi tốt pháp luật về thuế, ngày 21 tháng 01 năm 2011, Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ 09/2011/TT-BTC hƣớng dẫn về thuế GTGT, thuế TNDN đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. (Xem phụ lục 5: Hướng dẫn về doanh thu, chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm). Nhìn tổng thể chính sách thuế TNDN đối với các DVTC, có nhận thấy một số khoảng trống trong các quy định về thu nhập chịu thuế, cụ thể là việc xác định chi phí đƣợc trừ và thu nhập khác. Chẳng hạn: + Vấn đề chi phí lãi vay Chính sách thuế luôn tìm cách kiểm soát tình trạng các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn nhằm tiết kiệm thếu. Vấn đề này hiện nay đƣợc quy định chung cho cả doanh nghiệp DVTC và phi tài chính. Trong khi đặc thù của ngành tài chính là cơ cấu vốn vay/vốn chủ sở hữu thƣờng rất lớn. Tỷ lệ khống chế chi phí lãi vay đƣợc trừ cũng áp dụng đồng nhất giữa lĩnh vực tài chính và phi tài chính. Luật thuế TNDN hiện nay quy định định mức để tính chi phí lãi vay đƣợc trừ không quá 150% lãi suất cơ bản áp dụng đối với các khoản vay của đố tƣợng không phải là tổ chức kinh tế, TCTD, nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp sử dụng lãi vay nhƣ là “lá chắn thuế” nhằm giảm bớt nghĩa vụ thuế TNDN. Mức tính toán này, trƣớc đây, dựa trên quy định của Luật các TCTD năm 2010, Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên từ 1/1/2017 áp dụng quy định tại Bộ luật dân sự 2015, quy định lãi suất trên hợp đồng vay vốn không còn căn cứ vào lãi suất cơ bản của NHNN nữa, thay vào đó, quy định lãi suất thỏa thuận trên hợp đồng vay dân sự không vƣợt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Nhƣ thế, là không xét đến đặc thù của lĩnh vực Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 87 DVTC. Quy định về thuế TNDN cần tiếp tục sửa đổi cho phù hợp hơn trƣờng hợp doanh nghiệp “vốn mỏng” và mức khống chế tỷ lệ lãi vay đƣợc trừ khi tính thuế TNDN. Doanh nghiệp “vốn mỏng” đƣợc hiểu là hiện tƣợng doanh nghiệp có cơ cấu vốn có tỷ lệ vốn vay (nợ) cao hơn nhiều lần so với VCSH (vốn tự có), nhằm tận dụng lợi thế của nợ vay để tránh thuế. Bảng 2. 8: Tình huống tiết kiệm thuế nhờ sử dụng vốn vay Chỉ tiêu Tổng tài sản Tỷ lệ nợ/VCSH Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế Công ty A Công ty B 1000 1000 0 4:1 (VCSH 250, nợ vay từ các cổ đông 750, lãi suất 10%) 100 100 0 75 Lợi nhuận trƣớc thuế 100 25 Thuế suất thuế TNDN 20% 20% Số tiền thuế phải nộp 20 5 Lợi nhuận sau thuế 80 20 Chi phí lãi vay (Nguồn: Tính toán của tác giả) Dù công ty A, B đều có tổng tài sản, lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế giống nhau, thuế suất TNDN giống nhau. Tuy nhiên công ty B tiết kiệm đƣợc thuế nhờ vào duy trì cơ cấu vốn dựa chủ yếu vào vốn vay với tỷ lệ nợ vay trên VCSH là 4 lần. Trong khi công ty A hoạt động dựa hoàn toàn vào VCSH thì phải nộp nhiều tiền thuế hơn. Vốn mỏng đƣợc sử dụng nhƣ một chiến lƣợc tài chính của doanh nghiệp để tận dụng “lá chắn thuế” của nợ vay, tiết kiệm số thuế phải nộp cho doanh nghiệp. Tình huống này chỉ xem xét với các quốc gia trong cùng lãnh thổ. Trƣờng hợp của các công ty đa quốc gia (MNC), sẽ phức tạp hơn do khả năng chênh lệch thuế suất đầu tƣ và các quy định tại Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Riêng đối với Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 88 các công ty đa quốc gia, chiến lƣợc tài trợ vốn bằng tiền mặt/tài sản cho doanh nghiệp dƣới hình thức vay nợ để tiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh tại các quốc gia khác nhau đƣợc sử dụng để giải bài toán tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp trên toàn cầu. Các MNC sẽ lên kế hoạch thuế thông qua việc đầu tƣ vào một nƣớc có thuế suất thuế TNDN cao, thông qua việc cho chi nhánh hoặc công ty con vay nợ nội bộ, lợi nhuận sẽ đƣợc chuyển sang nƣớc có thuế suất thấp hơn. Chính vì vậy, các MNC giảm đƣợc số thuế phải nộp ở tất cả các nƣớc. Điều này, khuyến khích các MNC đầu tƣ vào nƣớc có thuế suất thuế TNDN cao với tỷ lệ nợ vay cao hơn nhiều lần so với VCSH. Đến lúc đó, thuế suất thuế TNDN thấp không còn là lợi thế để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Ở Việt Nam, việc các doanh nghiệp sử dụng vốn mỏng cũng tƣơng đối phổ biến ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, nguồn vốn vay trở thành nguồn chính phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Theo quy định của luật thuế TNDN và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, khi tính toán thu nhập chịu thuế, điểm khác biệt lớn nhất giữa cổ tức và lãi tiền vay là cổ tức trả cho NĐT đƣợc lấy từ lợi nhuận sau thuế còn lãi tiền vay đƣợc trừ trƣớc khi tính toán thu nhập tính thuế. Do đó, các doanh nghiệp thƣờng có xu hƣớng sử dụng nhiều nợ vay hơn so với VCSH nhằm giảm thuế TNDN phải nộp một cách hoàn toàn hợp pháp. Có thể coi đây là một thủ thuật tránh thuế. Trong khi đó, quy định về lãi vay ở nƣớc ta mới dừng lại ở quy mức khống chế tối đa đối với lãi vay đƣợc trừ khi tính vào thu nhập chịu thuế. + Quy định định mức chi phí được trừ đối với một số khoản chi Bảng 2. 9: Định mức khống chế chi phí đƣợc trừ đối với một số khoản chi trong doanh nghiệp TT 1 Nội dung chi Chi trang phục cho ngƣời lao động Tối bằng tiền 2 Định mức đƣợc trừ đa 5 triệu đồng/ngƣời/năm Khấu hao đối với ô tô chở ngƣời từ 9 Tƣơng ứng với phần Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Ghi chú 89 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô dùng cho nguyên giá từ 1,6 tỷ kinh doanh vận tải hành khách, kinh đồng/xe doanh du lịch, khách sạn) 3 4 Chi phí mua bảo hiểm hƣu trí tự tối đa 01 triệu Từ 1/1/2015 bỏ nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội đồng/ngƣời/tháng khống chế đối với hoặc trích lập bảo hiểm hƣu trí tự chi mua bảo hiểm nguyện, bảo hiểm nhân thọ nhân thọ Khoản trích trƣớc vào Trích lập dự phòng chi phí đúng với quy định của pháp luật 5 Trích lập dự phòng tiền lƣơng Không quá 17% quỹ tiền lƣơng thực hiện 6 Chi phí quản lý kinh doanh do doanh Phân bổ theo doanh nghiệp nƣớc ngoài phân bổ cho cơ sở thu tại Việt Nam và thƣờng trú tại Việt Nam tổng doanh thu của doanh nghiệp 7 Tổng các khoản chi có tính chất phúc Tối đa 01 tháng lƣơng lợi bình quân thực tế thực hiện trong năm của doanh nghiệp. 8 9 Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến Tối đa 15% tổng số Bỏ định mức từ mại, tiếp khách, hoa hồng… chi đƣợc trừ Chi trả lãi vay vốn SXKD Không quá 150% lãi Lãi vay trả cho 1/1/2015 suất cơ bản do NHNN TCTD, công ty Việt Nam công bố tại tài chính, tổ chức thời điểm vay kinh tế thì đƣợc trừ toàn bộ (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 90 Một trong những điều kiện xác định chi phí đƣợc trừ là khoản chi phải liên quan đến SXKD, tạo ra doanh thu, thu nhập trong kỳ tính thuế. Đồng nghĩa với nhiều khoản chi mang tính chất phúc lợi cho ngƣời lao động nếu đúng nguyên tắc sẽ không đƣợc trừ. Nhƣng chính sách thuế TNDN hiện hành cho phép tính vào chi phí đƣợc trừ đối với một số khoản chi phúc lợi kể theo định mức quy định, đã thể hiện sự khuyến khích gia tăng phúc lợi cho ngƣời lao động. Nhƣng đối với các khoản chi còn lại, liên quan trực tiếp tới hoạt động SXKD, việc quy định định mức đƣợc trừ mà không có giải thích cụ thể sẽ gây khó hiểu cho NNT. Khảo sát của luận án nhằm đánh giá các quy định về thuế đối với DVTC nói chung, có 68% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng chính sách thuế đối với các DVTC thƣờng xuyên thay đổi nhƣng không rõ lý do thay đổi; 36% (chủ yếu thuộc lĩnh vực dịch vụ ngân hàng) cho rằng chính sách thuế khó áp dụng. Biểu đồ 2. 7: Kết quả điều tra khảo sát các quy định về thuế đối với DVTC 68% 48% 36% 28% 4% Minh bạch, dễ hiểu Còn chồng chéo Thƣờng xuyên thay đổi nhƣng không rõ lý do thay đổi Khó áp dụng Ý kiến khác (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra – khảo sát) Khi xây dựng định mức chi phí đƣợc trừ luật chỉ nêu ra khoản chi nào bị khống chế định mức, mức khống chế mà gần nhƣ không sự giải thích cụ thể cơ sở của việc xây dựng định mức đó để từ đó NNT thấy đƣợc tại sao phải quy định định mức, mức khống chế nhƣ thế có hợp lý hay không, nếu không hợp lý thì quy định nhƣ thế nào mới hợp lý. Rà soát theo các tiêu chí: minh bạch, thống nhất, hợp lý, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 91 khả thi thì quy định các khoản chi đƣợc trừ và không đƣợc trừ vẫn chƣa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu về sự minh bạch và hợp lý. + Quy định khoản “thu nhập khác” Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và các văn bản hƣớng dẫn có định nghĩa cụ thể nhƣ thế nào là thu nhập khác. Tuy nhiên, khi áp dụng các quy định sửa đổi tại luật sửa đổi các luật về thuế số 71/2014 thì định nghĩa thu nhập khác này bị bãi bỏ và không có quy định nào bổ sung giải thích về thu nhập khác gây khó khăn cho doanh nghiệp khi kê khai, nộp thuế TNDN. Một số khoản đƣợc sắp xếp vào nhóm thu nhập khác nhƣ: thu nhập từ lãi bán hàng trả góp, trả chậm nhƣng thực chất các khoản này lại phát sinh từ hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Biểu đồ 2. 8: Kết quả khảo sát những vấn đề thuế nên tiếp tục đƣợc cải thiện Đơn giản hóa thủ tục hành chính 80% Tiếp tục điều chỉnh các mức thuế suất phù hợp với thông lệ quốc tế và Việt Nam 76% Các quy định về thuế phải đƣợc giải thích rõ ràng Phải đảm bảo công bằng 64% 44% Hạn chế các sửa đổi liên tục về thuế khiến gia tăng chi phí kế toán của ngƣời nộp thuế 52% (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra – khảo sát) Trong số các ý kiến, 65% đồng ý rằng các quy định về thuế phải đƣợc giải thích rõ ràng. Giải thích thấu đáo không những đảm bảo tính minh bạch về nội dung chính sách mà còn đảm bảo sự công bằng trong quá trình thực thi chính sách. Số còn lại phần lớn mong muốn cải thiện các thủ tục hành chính thuế, quy định thuế suất phù hợp, hạn chế sửa đổi liên tục chính sách thuế … Chính sách ưu đãi thuế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 92 Theo quy định, các ƣu đãi thuế TNDN chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế TNDN theo kê khai. Luật sửa đổi luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 có hiệu lực, Quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã và tổ chức tài chính vi mô đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động (mức phổ thông thời đểm đó là 25%). Từ ngày 1/1/2016, mức thuế suất này giảm xuống còn 17%. Trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán, các CTCK và công ty quản lý quỹ thành lập từ sau thời điểm nghị định tại nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 có hiệu lực không còn nhận đƣợc bất kỳ ƣu đãi nào về thuế TNDN. Chính sách ƣu đãi thuế theo hình thức giảm thuế suất thuế thu nhập sẽ không có ý nghĩa đối với các tổ chức tài chính đang làm ăn thua lỗ; nhƣng với tổ chức kinh doanh lãi, nó có ảnh hƣởng lớn tới lợi nhuận để lại của họ. Biểu đồ 2. 9: Khảo sát mức độ ảnh hƣởng của giảm thuế suất thuế TNDN đến doanh nghiệp DVTC Ảnh hƣởng rất lớn 32% Ảnh hƣởng lớn 32% Ảnh hƣởng mức độ trung bình 28% Ít ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng 7% 1% (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra – khảo sát) Ngoài các văn bản pháp luật về thuế, Nghị quyết số 32/2009/QH12, Nghị quyết số 08/2011/NQ-QH13 cho phép miễn, giảm thuế đã tạo ra những đòn bẩy quan trọng giúp doanh nghiệp tăng trƣởng doanh thu, lợi nhuận. Giai đoạn từ 2009 – 2016, nếu không kể đến chính sách ƣu đãi khác về thuế, chỉ riêng thuế TNDN đã giảm tới 3% tính trên lợi nhuận trƣớc thuế. Năm 2015 thuế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 93 suất thuế TNDN chỉ còn 22% (trƣớc đó là 25%). Từ 1/1/2016 các ngân hàng chỉ phải nộp là 20%. Đây là mức khá thấp so với các nƣớc trong khu vực (Philippines là 30%; Trung Quốc 25%). Các NHTM có thể tăng vốn dựa vào NĐT mới; hoặc tăng vốn thông qua TTCK; hoặc dựa vào lợi nhuận chƣa phân phối và các quỹ. Trong điều kiện hiện tại, ngân hàng khó có thể tăng vốn chủ nếu chỉ dựa vào NĐT mới hay TTCK, mà tăng trƣởng vốn chủ sở hữu phần lớn phụ thuộc vào tăng lợi nhuận chƣa phân phối và các quỹ [22]. Năm 2011, khối doanh nghiệp bảo hiểm lỗ nghiệp vụ 194 tỷ đồng và năm 2012 lỗ nghiệp vụ là 156 tỷ đồng [20]. Tình trạng này chủ yếu do ảnh hƣởng từ TTCK sụt giảm mạnh năm 2008 và tiếp tục ảnh hƣởng đến những năm sau khiến cho kinh doanh bảo hiểm khó khăn, đầu tƣ tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm lại càng khó khăn hơn. Ngay tại thời điểm đó, nhiều điều chỉnh quan trọng về thuế đƣợc thực hiện nhằm thực hiện các gói kích cầu của Nhà nƣớc mà chủ yếu là việc ƣu đãi, giảm thuế cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đối tƣợng nhỏ và vừa. Đến 2013, khối doanh nghiệp bảo hiểm này đã có sự gia tăng đáng kể lợi nhuận kinh doanh, tính toán 29 doanh nghiệp trong khối doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã đạt lợi nhuận khoảng 16 tỷ đồng từ nghiệp vụ bảo hiểm. Nhờ vậy, tổng lợi nhuận sau thuế của khối phi nhân thọ tăng 9% so với năm trƣớc đó, lên 1.500 tỷ đồng. Tỷ suất sinh lời trên vốn điều lệ của cả khối đã tăng lên 9,5% so với tỷ suất 9% của năm trƣớc [22]. Về tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp DVTC: khối các NHTM luôn có các doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp nộp thuế lớn nhƣ Viettinbank, BIDV, Vietcombank, MB, VPbank, Sacombank .v.v Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 94 Millions Biểu đồ 2. 10: Thu Ngân sách nhà nƣớc từ thuế TNDN của khối ngân hàng thƣơng mại 16 0.30 14 0.20 12 0.10 10 - 8 (0.10) 6 (0.20) 4 (0.30) 2 (0.40) - Thuế TNDN (triệu đồng) Tốc độ tăng so với kỳ trƣớc (%) (0.50) 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 (Nguồn: Tổng cục thuế, thống kê tại 36 NHTM) Biến động giảm thuế vào năm 2013 do ảnh hƣởng giảm thuế suất thuế TNDN từ 25% xuống 22% và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Sau đó vực dậy đà tăng từ năm 2014 đến 2015 nhờ vào những cải thiện trong hoạt động kinh doanh DVTC. Tuy nhiên, số thu từ thuế TNDN của khu vực này năm 2016 giảm 21% so với trung bình 2 năm 2014-2015. Do hơn 60 TCTD phải xử lý nợ xấu bằng phƣơng thức cơ bản là trích dự phòng rủi ro (với trên 8.000 tỷ đồng). Lĩnh vực dịch vụ chứng khoán, bảo hiểm, dù có quy mô hẹp hơn nhƣng tình hình nộp thuế cũng có nhiều khả quan. Tính riêng tình hình nộp thuế TNDN cả giai đoạn từ 2009 – 2016 có xu hƣớng tăng. Riêng khu vực chứng khoán số thuế phải nộp giai đoạn từ 2011-2013 không lớn nhƣng dần đƣợc cải thiện từ năm 2014 dù thuế suất thuế TNDN từ 2014 bắt đầu giảm đi. Bảng 2. 10: Thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán (Đơn vị: triệu đồng) Năm Bảo hiểm Chứng khoán 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 72,105 241,597 322,908 191,597 352,395 314,642 293,505 351,940 1012425 783192,6 55507 7753 40024 129179 138507 128923.1 (Nguồn: Tổng cục Thuế, thống kê tại 15 doanh nghiệp bảo hiểm và 20 CTCK) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 95 Thứ ba, chính sách thuế thu nhập cá nhân Chính sách thuế TNCN đƣợc chuẩn hóa dƣới dạng luật, tạo ra tính pháp lý cao của pháp luật về thuế, áp dụng từ 1/1/2009. Trải qua quá trình thực thi với 2 lần sửa đổi, bổ sung đã có nhiều thay đổi căn bản trong việc xác định cơ sở tính thuế cũng nhƣ mức thuế đối với các khoản TNCN liên quan đến DVTC. Đối tượng nộp thuế * Lĩnh vực dịch vụ ngân hàng Xuất phát từ đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng, đối tƣợng kinh doanh là tổ chức, không có cá nhân tham gia tham gia cung ứng dịch vụ ngân hàng. Do đó, quy định về thuế TNCN trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng tập trung vào các vấn đề về khấu trừ tại nguồn cho một vài khoản thu nhập mà ngân hàng chi trả cho các cá nhân hoặc cổ đông là NĐT cá nhân. Chẳng hạn, với các ngân hàng có chia cổ tức bằng tiền cho NĐT cá nhân thì mức khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tƣ vốn là 5% cổ tức. * Lĩnh vực dịch vụ chứng khoán Cá nhân có thu nhập chịu thuế từ chuyển nhƣợng chứng khoán bao gồm: thu nhập từ chuyển nhƣợng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhƣợng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của luật doanh nghiệp. Hoặc cá nhân có thu nhập từ hành nghề cung cấp dịch vụ chứng khoán (nhƣng với cơ chế ở Việt Nam, hầu nhƣ không có cá nhân hành nghề dịch vụ chứng khoán). * Lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm Là các cá nhân có thu nhập từ hoạt động dịch vụ bảo hiểm, bao gồm cả cá nhân với tƣ cách là ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ các hợp đồng bảo hiểm và cả cá nhân hành nghề đại lý bảo hiểm theo quy định. Luật sửa đổi các luật thuế số 71/2014/QH13 thay đổi cách xác định nghĩa vụ thuế TNCN đối với cá nhân là đại lý bảo hiểm. Thay vì căn cứ vào thu nhập, thì từ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 96 2015 quy định ngƣỡng doanh thu để xác định cá nhân phải nộp hoặc không phải nộp thuế TNCN. Đại lý bảo hiểm cá nhân nếu có doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế TNCN. Ở đây, doanh thu đƣợc quy định là tổng số tiền hoa hồng của đại lý, các khoản thƣởng dƣới mọi hình thức, các khoản hỗ trợ và các khoản thu khác mà cá nhân nhận đƣợc trong năm dƣơng lịch. Căn cứ và phương pháp tính thuế * Lĩnh vực dịch vụ chứng khoán Thay đổi căn bản thể hiện trong phƣơng pháp tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán. - Thu nhập tính thuế từ chuyển nhƣợng chứng khoán đƣợc xác định bằng giá bán trừ giá mua và các chi phí liên quan đến chuyển nhƣợng chứng khoán. + Đối với cá nhân cƣ trú: Cá nhân chuyển nhƣợng chứng khoán không đăng ký nộp thuế theo biểu thuế suất toàn phần với thuế suất 20% thì áp dụng 0,1% trên giá chuyển nhƣợng chứng khoán từng lần. Trƣờng hợp áp dụng thuế suất 20%: áp dụng với cá nhân đã đăng ký thuế, có mã số thuế tại thời điểm làm thủ tục quyết toán thuế và xác định đƣợc thu nhập của từng loại chứng khoán. Nhƣ vậy, thu nhập để tính thuế không phải toàn bộ số tiền thu đƣợc, mà chỉ tính trên khoản tiền thực lãi. Quy định này phù hợp với các NĐT chứng khoán chuyên nghiệp và đầu tƣ dài hạn. Khi quyết toán thuế, cá nhân áp dụng thuế suất 20% và đƣợc trừ số thuế đã tạm nộp theo mức khấu trừ 0,1% trong năm tính thuế. Trƣờng hợp áp dụng thuế suất 0,1%: cá nhân chuyển nhƣợng chứng khoán phải tạm nộp theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhƣợng từng lần, kể cả trƣờng hợp áp dụng thuế suất 20%. + Đối với cá nhân không cƣ trú: thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn, chuyển nhƣợng chứng khoán áp dụng thuế suất 0,1%. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là thời điểm NNT nhập thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 97 trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thời điểm chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm lƣu ký chứng khoán đối với chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Mọi trƣờng hợp chuyển nhƣợng chứng khoán đều phải khấu trừ thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhƣợng trƣớc khi thanh toán cho ngƣời chuyển nhƣợng. Cá nhân chuyển nhƣợng chứng khoán không phải kê khai trực tiếp với cơ quan thuế mà đƣợc CTCK, NHTM nơi cá nhân mở tài khoản lƣu ký kê khai thuế. Cá nhân chuyển nhƣợng chứng khoán không thông qua bất kỳ hệ thống giao dịch nào phải kê khai theo từng lần phát sinh. Cuối năm, nếu cá nhân chuyển nhƣợng chứng khoán có yêu cầu quyết toán thuế thì thực hiện kê khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế. Tuy nhiên, từ 2015, luật sửa đổi các luật về thuế số 71/2014/QH13 đã nhất quán phƣơng pháp tính thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán của cá nhân cƣ trú ở Việt Nam. Bảng 2. 11: Thay đổi chính sách thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán Từ 1/1/2009 đến 31/12/2014 Từ 1/1/2015 0,1%giá chuyển nhƣợng 20% thực lãi 0,1%giá chuyển nhƣợng (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Thay đổi này giúp việc quản lý thu thuế dễ dàng hơn nhƣng cũng ảnh hƣởng đến tâm lý của NĐT. NĐT sẽ phải cân nhắc tính toán kỹ lƣỡng để quyết định nên bán hay không bán chứng khoán khi mà giá bán thấp hơn giá mua mà còn phải gánh thêm nghĩa vụ thuế. Khảo sát của luận án về ảnh hƣởng của thay đổi chính sách thuế đối với hoạt động chuyển nhƣợng chứng khoán: 72% ngƣời đƣợc hỏi trả lời “có” khi đƣợc hỏi “Thu thuế TNCN theo mức 0,1% giá chuyển nhượng từng lần (thay vì tính cả 2 cách như trước đây: 20% thực lãi hoặc 0,1% giá chuyển nhượng) có tác động đến thị trường hoặc NĐT không?”. Các tác động của thay đổi chính sách thuế TNCN Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 98 đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán nhƣ giảm thu nhập của NĐT; hạn chế giao dịch ngắn hạn từng lần, tăng đầu tƣ trung và dài hạn. Biểu đồ 2. 11: Kết quả điều tra tác động của thay đổi cách tính thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán Ý kiến khác 0% 66.70% Giảm thu nhập của nhà đầu tƣ 77.80% Hạn chế giao dịch ngắn hạn từng lần, tăng đầu tƣ trung và dài hạn (Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra) NĐT bám sàn là lực lƣợng kích thích thanh khoản của thị trƣờng. Do vậy, chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán cho các NĐT cá nhân cần chú trọng vai trò trọng tâm của các NĐT bám sàn. * Lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm + Đối với cá nhân làm đại lý bảo hiểm Nhiều thay đổi trong việc xác định nghĩa vụ thuế của đại lý và quy định trách nhiệm đối với đơn vị chi trả thu nhập cho đại lý. Bảng 2. 12: Thuế TNCN đối với thu nhập đại lý bảo hiểm Từ 1/1/2009 Từ 1/7/2013 Từ 1/1/2015 - Tính trên doanh thu đại Đến 9 triệu đồng/tháng 0% 5% doanh thu đại lý lý – chi phí hợp lý, giảm Trên 9 đến 20 triệu 5% nếu hoa hồng trên 100 triệu đồng/năm trừ gia cảnh và nộp thuế đồng/tháng theo biểu lũy tiến từng Trên 20 triệu đồng phần từ 5%-35% 10% Doanh nghiệp bảo hiểm chi trả hoa hồng khấu trừ tại nguồn - Đại lý tự kê khai (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Chính sách thuế TNCN đối với đại lý bảo hiểm cho thấy nhiều cải tiến, giảm bớt thời gian tính, nộp thuế cho đại lý. Công tác quản lý cũng dễ dàng hơn. Tuy Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 99 nhiên, việc khấu trừ thuế theo doanh thu cũng tác động tâm lý tới rất nhiều các đại lý khi cho rằng Nhà nƣớc không tính toán đến các yếu tố chi phí. Nhất là mức 5% lại cao hơn mức thu 2% đối với đa số dịch vụ khác. + Đối với cá nhân tham gia bảo hiểm Bảng 2. 13: Thuế TNCN đối với cá nhân tham gia bảo hiểm Loại TN Từ 1/1/2009 Từ 1/7/2013 Từ 1/1/2015 + Bỏ quy định tính Tính thuế với phí + Bổ sung thêm quy bảo hiểm có tích định tính thuế với phí thuế với phí bảo hiểm lũy về phí bảo bảo hiểmNT, tiền hƣu trí tự nguyện (doanh nghiệp mua hiểm đóng góp quỹ hƣu trí dƣới 1 triệu cho cá nhân ngƣời tự nguyện đồng/ngƣời/tháng lao động) + Doanh nghiệp bảo Phí mua bảo hiểm hiểm khấu trừ 10% phí Lãi đƣợc chia từ + Tính thuế với bảo hiểm phi nhân thọ hợp đồng bảo hiểm + Miễn thuế với bảo hiểm nhân thọ Thu nhập từ bồi Miễn thuế đối với bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức thƣờng hợp đồng khỏe (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Lãi đƣợc chia từ bảo hiểm nhân thọ đƣợc miễn thuế TNCN bao gồm tất cả các loại hình bảo hiểm sinh kỳ, tử kỳ, hỗn hợp, trọn đời, niên kim. Luật thuế TNCN cũng không giới hạn quy mô của một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể đƣợc hƣởng cơ chế ƣu đãi thuế. Chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân Những ƣu đãi thuế TNCN trong lĩnh vực DVTC đƣợc áp dụng là sự thể hiện định hƣớng của Nhà nƣớc cho sự phát triển của các dịch vụ này. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 100 Đầu tiên là việc lùi thời hạn áp dụng luật thuế TNCN số 04/2007 thêm nửa năm. (từ 1/1/2009 thành 1/7/2009). Nhƣ vậy, trong cả nửa năm đầu, mọi cá nhân có thu nhập đều không phải nộp thuế TNCN Riêng với lĩnh vực dịch vụ chứng khoán: cá nhân nộp thuế TNCN theo mức 5% thu nhập tính thuế. Nếu nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cá nhân đƣợc miễn thuế TNCN; khi chuyển nhƣợng số cổ phiếu này mới phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tƣ vốn và thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán. Đơn vị chi trả cổ tức cho NĐT có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN trƣớc khi chi trả thu nhập. Nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và ngƣời dân, tạo điều kiện thúc đẩy TTCK và duy trì tăng trƣởng kinh tế, thúc đẩy đầu tƣ, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009, trong đó quy định miễn toàn bộ thuế TNCN đối với thu nhập về đầu tƣ vốn, chuyển nhƣợng vốn của cá nhân trong năm 2009. Do vậy, chỉ cổ tức, trái tức mà NĐT đƣợc nhận kể từ 2010 mới bị khấu trừ thuế 5%, mặc dù luật thuế TNCN 04/2007 đã có hiệu lực từ 1/1/2009. Sau đó, từ tháng 8/2011 đến hết năm, Nghị quyết 08/2011/QH13 quy định tiếp tục cho phép miễn thuế TNCN từ 1/8 2011 đến hết ngày 31/12/2012 đối với cổ tức đƣợc chia cho cá nhân từ hoạt động đầu tƣ vào TTCK, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp; giảm 50% thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán của cá nhân. Tức là, nếu cá nhân mua bán chứng khoán đăng ký nộp thuế theo kê khai mà có lãi thì chỉ phải nộp 10% trên thực lãi (thay vì 20%), lỗ thì không phải nộp và đƣợc chuyển lỗ sang các năm sau. Những cá nhân không đăng ký thì phải nộp 0,05% trên giá trị giao dịch mỗi lần chuyển nhƣợng (thay vì 0,1%). Nhƣ vậy, khi các NĐT bỏ vốn vào TTCK, cá nhân có lãi từ chuyển nhƣợng chứng khoán chỉ nộp 20% thực lãi trong khi một NĐT bỏ vốn vào doanh nghiệp phải chịu ở cấp độ công ty với thuế suất 25% thời điểm đó. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 101 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 2.3.1 Kết quả đạt đƣợc 2.3.1.1 Quy trình hoàn thiện chính sách thuế Quy trình trình sách thuế với đầy đủ các khâu, có sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp, NNT. Thông thƣờng, doanh nghiệp chỉ quan tâm đến pháp luật khi quy định đó có liên quan trực tiếp đến mình hoặc khi nảy sinh sự việc, nhƣ khi bị thanh tra, kiểm tra, xử phạt, khi phải thực hiện các thủ tục hành chính thuế. Thời gian qua, sự ảnh hƣởng của chính sách và pháp luật đến các doanh nghiệp ngày càng lớn. Nhà nƣớc đã quy định cơ chế rõ ràng để doanh nghiệp, NNT đƣợc tham gia vào quá trình xây dựng chính sách thuế và đã mang lại lợi ích thực tế. Nhƣ việc dỡ bỏ trần chi phí quảng cáo: luật thuế TNDN khống chế mức trần cho chi phí quảng cáo là 10% tổng chi phí (sau đƣợc nới lên 15%).Từ 2015, định mức này đƣợc dỡ bỏ, các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện hoạt động này đã gặp nhiều thuận lợi hơn, các doanh nghiệp quảng cáo, khuyến mãi cũng có cơ hội có việc làm nhiều hơn. Trong giai đoạn 2010 - 2016, gần 500 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chính sách thuế thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ, bộ và liên bộ đã đƣợc ban hành [63]. Các chính sách thuế đƣợc sửa đổi, bổ sung theo hƣớng đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho NNT và đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thuế. 2.3.1.2 Mục tiêu và nội dung chính sách Chính sách thuế đƣợc thiết kế phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế của đất nƣớc, góp phần chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia; khuyến khích thu hút đầu tƣ của các thành phần kinh tế và đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam; phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết, thông lệ quốc tế. Góp phần mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồn thu và bao quát một số hoạt động kinh tế mới phát sinh và đạt đƣợc nhiều mục tiêu đề ra. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 102 Thứ nhất, chính sách thuế đối với các DVTC góp phần thực hiện mục tiêu huy động đầy đủ, hợp lý vào NSNN Trong suốt những năm nền kinh tế mở cửa hội nhập sâu rộng, nhiều cam kết giảm cắt giảm hoặc xóa bỏ một số dòng thuế theo lộ trình đã tạo ra thách thức không nhỏ đối với thu NSNN từ thuế. Mặc dù vậy, các báo cáo về thu NSNN thời gian qua cho thấy số thu NSNN có nhiều cải thiện. Trong bối cảnh đó, sự gia tăng của thuế đối với khu vực DVTC góp phần không nhỏ vào việc tăng thu NSNN, nhất là tăng thu nội địa. Tính riêng khối NHTM, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu NSNN là thuế TNDN, từ 68%/tổng thu hàng năm. Thứ hai, chính sách thuế đối với các DVTC được hoàn thiện theo hướng đơn giản, giảm bớt thủ tục hành chính thuế và khuyến khích phát triển DVTC Chính sách và những cải cách về trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính sách thuế GTGT, TNDN, TNCN kể từ thời điểm hiệu lực 1/1/2009 đã trải qua 03 lần sửa đổi về luật (nhƣ thuế GTGT) hay ít nhất là 02 lần sửa đổi (TNDN, TNCN). Việc sửa đổi đƣợc thực hiện theo hƣớng đơn giản và giúp giảm bớt nhiều thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Thể hiện là: (i) Chất lƣợng thông tin của các văn bản liên quan đến thuế đã đƣợc cải thiện theo hƣớng đơn giản, dễ tiếp cận, các biểu mẫu đã bớt rƣờm rà giúp doanh nghiệp dễ dàng, giảm bớt thời gian kê khai, nộp thuế. (ii) Ngành thuế đã hỗ trợ một cách tích cực, trực tiếp (thông qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi…) và sẵn sàng tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp khi có yêu cầu. Nội dung trả lời và hình thức trả lời đã đi vào chiều sâu theo hƣớng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Sự ra đời của các văn bản hƣớng dẫn và ban hành chính sách chế độ phù hợp, riêng cho hoạt động cũng nhƣ các giao dịch nội ngành trong toàn hệ thống tài chính – ngân hàng, nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh đặc thù của lĩnh vực DVTC, theo mô hình công ty mẹ, công ty con hoặc doanh nghiệp hạch toán toàn ngành. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 103 Một bƣớc đột phá của thực thi chính sách thuế là ban hành văn bản hợp nhất về thuế: Văn bản hợp nhất về thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, luật quản lý thuế. Sự ra đời của văn bản hợp nhất giúp cho NNT có đƣợc nguồn thông tin tổng hợp, đầy đủ về từng sắc thuế cụ thể thay vì phải rà soát tất cả các luật, luật sửa đổi, nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn. Đồng thời, giúp cho NNT tiết kiệm đƣợc thời gian chấp hành pháp luật thuế. Từ 1/1/2015, thực hiện luật sửa đổi các luật vê thuế giúp tổng thời gian nộp thuế của doanh nghiệp giảm 80 giờ, từ 247 giờ/năm xuống còn 167/giờ/năm (mức bình quân của ASEAN-6 là 121 giờ/năm) [18]. Cụ thể Một là, chính sách thuế GTGT: + Điều chuyển một số đối tƣợng DVTC từ diện chịu thuế sang không chịu thuế GTGT: kinh doanh ngoại tệ, bán nợ v.v. giúp giảm bớt chi phí kê khai thuế cho các TCTD. + Bổ sung đối tƣợng không chịu thuế GTGT mới: dịch vụ bảo hiểm về con ngƣời; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; bảo hiểm nông nghiệp. Quy định này đƣợc khuyến khích nhằm bảo hiểm rủi ro cho ngƣ dân bám biển, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ hiện diện và hoạt động tại những vùng biển quan trọng, vùng biển chồng lấn. + Quy định hƣớng dẫn chi tiết tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT đối với trƣờng hợp phát sinh đầu vào dùng chung cho DVTC chịu thuế và không chịu thuế GTGT. + Quy định phƣơng pháp tính thuế GTGT trực tiếp theo tỷ lệ % doanh thu đối với các cá nhân làm đại lý bảo hiểm. + Ban hành văn bản hợp nhất về thuế GTGT. Hai là, chính sách thuế TNDN + Ban hành văn bản hƣớng dẫn chi tiết quy định về thuế đối với lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm: thông tƣ 09/2011/TT-BTC hƣớng dẫn về thuế GTGT, thuế TNDN đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; quy định rõ doanh thu, chi phí đƣợc trừ khi xác định thuế TNDN; Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 104 + Ban hành văn bản hợp nhất về thuế TNDN: năm 2015, văn bản hợp nhất thuế TNDN số 26/VBHN-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về thuế TNDN là bƣớc tiến quan trọng giúp tháo gỡ nhiều vƣớng mắc cho doanh nghiệp. + Giảm thuế suất thuế TNDN góp phần gia tăng lợi nhuận sau thuế của các tổ chức tài chính. + Ƣu đãi thuế TNDN khuyến khích phát triển đa đạng các sản phẩm bảo hiểm mới. Bên cạnh những điều chỉnh chính sách giảm thuế nói chung để vực dậy các doanh nghiệp sau ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính, Nhà nƣớc còn khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động mua các sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc cho ngƣời lao động nhƣ bảo hiểm nhân thọ, các sản phẩm bảo hiểm hƣu trí hoặc quỹ hƣu trí tự nguyện v.v bằng cách cho phép các doanh nghiệp hạch toán trực tiếp vào chi phí đƣợc trừ khi tính thuế TNDN. Chính điều này đã giúp tạo cơ chế rõ ràng và thuận lợi phát triển nhiều sản phẩm bảo hiểm mới. Từ đó góp phần đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm và gia tăng doanh số cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Ba là, chính sách thuế TNCN + Đơn giản hóa quy định nghĩa vụ thuế TNCN Luật quy định ngƣỡng doanh thu để xác định cá nhân làm đại lý bảo hiểm phải nộp thuế TNCN nếu doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở lên, và chỉ nộp 5% doanh thu nên đại lý là cá nhân không phải theo dõi chi phí hay thu nhập. Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán cũng chỉ phải chịu thuế TNCN 0,1% giá chuyển nhƣợng từng lần. CTCK khấu trừ từng lần giao dịch mà không cần phải thanh quyết toán. Quy định này cũng thống nhất đối với cả NĐT cƣ trú và không cƣ trú ở Việt Nam. + Khuyến khích NĐT đầu tư vào TTCK, tham gia bảo hiểm và gửi tiền vào ngân hàng Nghị quyết 08/2011/QH12 thực hiện miễn thuế TNCN từ 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31/12/2012 đối với cổ tức đƣợc chia cho cá nhân từ hoạt động đầu tƣ vào TTCK, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp; giảm 50% thuế TNCN Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 105 đối với hoạt động chuyển nhƣợng chứng khoán của cá nhân. Quy định này một phần đã tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của TTCK, khuyến khích các NĐT bỏ vốn vào TTCK. Chính sách này cũng tạo thêm lực đẩy làm gia tăng doanh thu của các công ty, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ chứng khoán. Chính sách miễn thuế TNCN đối với lãi đƣợc chia từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của NNT và miễn thuế đối với thu nhập từ bồi thƣờng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe tạo cơ chế khuyến khích ngƣời dân tham gia bảo hiểm. Trong khi TNCN từ các hình thức đầu tƣ khác (bất động sản, chứng khoán) bị đánh thuế thì Nhà nƣớc tiếp tục duy trình chính sách thu hút ngƣời dân gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng bằng cách cho phép miễn thuế TNCN đối với lãi tiền gửi ngân hàng. + Hạn chế các động cơ né tránh nghĩa vụ thuế của NĐT khi đầu tư chứng khoán Hoạt động chuyển nhƣợng chứng khoán áp dụng nộp thuế theo thuế suất 20% thực lãi áp dụng cho cá nhân đã đăng ký thuế, có mã số thuế tại thời điểm làm thủ tục quyết toán thuế và xác định đƣợc thu nhập tính thuế của từng loại chứng khoán. Nếu các ghi chép sổ sách cho thấy hoạt động đầu tƣ bị lỗ, NĐT không phải nộp thuế nữa. Song, cũng chính vì lý do này cùng với sự phức tạp về thủ tục giấy tờ nên nhiều ngƣời đã lợi dụng để trốn thuế. Thực tế ở Việt Nam, NĐT có thể mua bán một loại cổ phiếu ở nhiều mức giá khác nhau và một NĐT không chỉ đứng tên một tài khoản giao dịch hay không chỉ mua bán trên tài khoản mang tên của mình. Sổ sách giấy tờ càng phức tạp thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lách luật, né thuế, thậm chí trốn thuế. Việc chuyển hẳn sang tính và nộp thuế TNCN theo hình thức khoán từ 2015 có thể hạn chế các động cơ nhằm né tránh thuế của NĐT. 2.3.2 Những hạn chế chủ yếu 2.3.2.1 Về quy trình hoàn thiện Thứ nhất, vẫn còn nhiều ý kiến đóng góp cho chính sách thuế bị bỏ qua mà không đƣợc giải thích cụ thể Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 106 Quá trình tham gia xây dựng chính sách thuế rất tốn thời gian và tiền bạc với doanh nghiệp. Chỉ riêng phải theo dõi các chính sách thuế mới đang trong giai đoạn dự thảo cũng rất vất vả với các doanh nghiệp, thậm chí có doanh nghiệp phải trả lƣơng thêm lƣơng cho nhân viên pháp chế hoặc thuê bên ngoài rà soát với chi phí cao. Đến khi tham gia góp ý, kiến nghị đề xuất cũng tiêu tốn thời gian công sức của doanh nghiệp. Nhƣng khi ý kiến đƣợc đƣa đến cơ quan chức năng, vẫn còn những ý kiến đóng góp chƣa đƣợc ghi nhận mà không có sự giải thích cụ thể. Hệ quả tất yếu, ở những lần tham gia góp ý về sau, ngƣời góp ý sẽ nản lòng, không mặn mà với việc đƣa ra ý kiến nữa. Thứ hai, chậm chễ trong khâu hƣớng dẫn thực thi chính sách thuế - Với lĩnh vực đã có văn bản hướng dẫn chi tiết Lĩnh vực DVTC có cơ chế tài chính rất đặc thù. Cùng hoạt động DVTC, trong khi ngành thuế đã có văn bản hƣớng dẫn về chế độ thuế đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán. Vấn đề ở chỗ, có những văn bản hƣớng dẫn ban hành từ khá lâu, đến khi áp dụng chính sách thuế mới nhƣng những hƣớng dẫn trong quy định cũ trở nên lạc hậu vẫn không đƣợc sửa đổi. Điển hình là lĩnh vực dịch vụ chứng khoán, ngày 20/10/2004 Bộ Tài chính ban hành thông tƣ 100/2004/TT-BTC hƣớng dẫn về thuế GTGT và thuế TNDN đối với lĩnh vực chứng khoán. Hai năm sau, Bộ tiếp tục ban hành thông tƣ 72/2006/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 100/2004/TT-BTC. Tất cả các văn bản này đều đƣợc ban hành căn cứ Luật thuế GTGT năm 1997, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT năm 2003 và căn cứ Luật thuế TNDN năm 2003, đã hết hiệu lực. Từ năm 2009 trở lại đây, dù đã áp dụng quy định thuế GTGT và thuế TNDN theo luật mới nhƣng không có văn bản nào thay thế cho thông tƣ 100, thông tƣ 72. Hay trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm, thông tƣ hƣớng dẫn cũng chỉ mới đƣợc ban hành từ năm 2011 (thông tƣ 09/2011/TT-BTC). - Với lĩnh vực chưa có văn bản hướng dẫn Trong khi lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm đã có thông tƣ hƣớng dẫn về thuế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 107 thì lĩnh vực dịch vụ ngân hàng các quy định nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, gây ra khó khăn trong quá trình thực thi. Thứ ba, quy trình xây dựng chính sách thuế hạn chế về tính minh bạch Quá trình cải cách thuế ở nhiều nơi trên thế giới luôn đi cùng với sự cam kết về cung cấp dịch vụ thuế, lƣợng hóa thành những tiêu chí đo lƣờng cụ thể nhƣ: thời gian trả lời điện thoại, thƣ của NNT, thời gian giải quyết công việc khi NNT đến làm việc tại văn phòng cơ quan thuế v.v. Nhƣng ở Việt Nam bộ tiêu chí đo lƣờng cụ thể để đánh giá hiệu quả cung cấp dịch vụ thuế của cơ quan thuế đối với NNT đến nay vẫn chƣa có. 2.3.2.2. Về mục tiêu và nội dung chính sách thuế Kinh doanh DVTC gồm những ngành kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro và dễ bị ảnh hƣởng bởi thay đổi thông tin cũng nhƣ biến động chính sách. Đối tƣợng tham gia thị trƣờng DVTC dù đa dạng nhƣng lại cần một chính sách thuế thống nhất trong hoạt động của mình. Mặc dù vậy, vấn đề xác định cở sở thuế, mức thuế, phƣơng pháp tính thuế còn nhiều điểm chƣa phù hợp. Thứ nhất, chính sách thuế GTGT Một là, chƣa bao quát hết đối tƣợng chịu thuế Bên cạnh quy định về thuế với các DVTC đã có, nhiều DVTC mới nhƣ dịch vụ thanh toán điện tử hoặc thanh toán qua Visa, Mastercard, Paypal…vẫn chƣa có quy định về thuế GTGT. Một ngƣời ở Việt Nam có thể mua hàng ở nƣớc ngoài và trả tiền qua thẻ thanh toán quốc tế, tùy mặt hàng mà ngƣời bán sẽ nộp thuế cho nƣớc sở tại hoặc không, chắc chắn họ sẽ thu lợi nhuận từ Việt Nam nhƣng không đóng thuế cho Việt Nam. Trong khi đó, các đơn vị trung gian thanh toán có thu % phí dịch vụ. Trong lĩnh vực ngân hàng, tỷ trọng chi phí nộp thuế, phí lệ phí và các khoản phải nộp NSNN của các ngân hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí (trung bình khoảng 1%) [43]. Hai là, khấu trừ thuế GTGT bị gián đoạn Lý do chủ yếu là vì nhiều DVTC không chịu thuế GTGT. Nếu mọi đầu ra (doanh thu) đều chịu thuế GTGT thì đầu vào tƣơng ứng có thể đƣợc khấu trừ. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 108 Nhƣng nếu đầu ra không chịu thuế GTGT, thì đầu vào không đƣợc khấu trừ, quá trình khấu trừ bị gián đoạn. DVTC chịu thuế • Doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế DVTC xuất khẩu • Kê khai nộp thuế GTGT 0% CHI PHÍ DVTC không chịu thuế • Không phải kê khai, không phải nộp Thuế GTGT đầu vào bị gián đoạn Hình 2. 1: Cơ chế phân bổ cho NNT khi các DVTC không chịu thuế GTGT (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Số thuế đầu vào không đƣợc khấu trừ phải tính vào nguyên giá hoặc phân bổ dần vào chi phí, điều này gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Có trƣờng hợp cùng một khoản thuế GTGT đầu vào phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế GTGT, doanh nghiệp bắt buộc phải bóc tách riêng doanh thu và tiến hành phân bổ. Việc xác định doanh thu để phân bổ khá phức tạp do đặc thù về cơ chế tài chính của các doanh nghiệp DVTC (tính hay không tính doanh thu nội bộ vào công thức phân bổ là một ví dụ điển hình). Ba là, quy định thuế suất 0% đối với DVTC xuất khẩu không rõ ràng. Thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ ở Việt Nam áp dụng theo nguyên tắc điểm đến là chủ yếu. Theo nguyên tắc này, hàng hoá, dịch vụ đƣợc tiêu dùng tại nƣớc nào thì thuế GTGT đƣợc thu tại nƣớc đó. Hàng hoá, dịch vụ đƣợc tiêu dùng ngoài lãnh thổ của một nƣớc - diễn ra ở nƣớc ngoài - thì sẽ đƣợc coi là xuất khẩu (không Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 109 phải nộp thuế GTGT tại nƣớc xuất khẩu và ngƣời cung cấp hàng hoá, dịch vụ đƣợc khấu trừ thuế đầu vào phát sinh tại nƣớc xuất khẩu). Luật thuế GTGT quy định áp dụng thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Luật đã quy định về nguyên tắc chung xác định hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu áp dụng thuế suất 0% theo địa điểm tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đã khắc phục phần nào các vƣớng mắc trong thực tiễn (căn cứ theo tiêu chí bên nƣớc ngoài có hoặc không có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam), tránh các trƣờng hợp lợi dụng kẽ hở của luật (cung cấp các dịch vụ cho nƣớc ngoài nhƣng thực tế tiêu dùng dịch vụ tại Việt Nam) cũng nhƣ giải quyết đƣợc vƣớng mắc cho NNT (thực chất cung cấp dịch vụ cho nƣớc ngoài và tiêu dùng ngoài Việt Nam nhƣng không rõ phía nƣớc ngoài có hay không có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam). Tuy nhiên, pháp luật thuế GTGT quy định đối tƣợng áp dụng thuế suất thuế GTGT là các hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Mặt khác, nó cũng chỉ ra các trƣờng hợp xuất khẩu không áp dụng thuế suất 0%, bao gồm cả một số nhóm DVTC nhƣ: Tái bảo hiểm ra nƣớc ngoài; chuyển nhƣợng vốn, cấp tín dụng, đầu tƣ chứng khoán ra nƣớc ngoài; DVTC phái sinh; Dịch vụ thanh toán qua mạng cho tổ chức cá nhân ở nƣớc ngoài. Vƣớng mắc phát sinh khi các doanh nghiệp DVTC Việt Nam cung cấp DVTC ở nƣớc ngoài, hoặc vừa ở nƣớc ngoài, vừa ở Việt Nam cho khách hàng Việt Nam. Các doanh nghiệp cung cấp DVTC cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá mua theo giá FOB và cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng theo giá CIF thì căn cứ tính thuế, xác định thuế GTGT đầu vào không quy định cụ thể v.v. Thứ hai, chính sách thuế TNDN Một là, chính sách thuế TNDN chƣa bao quát hết các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong doanh nghiệp + Chính sách thuế với trƣờng hợp doanh nghiệp “vốn mỏng”. + Chƣa có mức quy định tỷ trọng tối đa lãi tiền vay so với vốn chủ để đảm bảo phản ánh đúng chi phí lãi vay phục vụ cho hoạt động SXKD. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 110 Hai là, còn nhiều tồn tại trong quy định về chi phí đƣợc trừ, không đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN (i) Về định mức chi phí đƣợc trừ đối với một số khoản chi chƣa thực sự hợp lý Mặc dù, Nhà nƣớc đã từng bƣớc nới rộng chi phí đƣợc trừ khi tính thu nhập chịu thuế, nhiều khoản chi trƣớc kia bị khống chế định mức nay đã bỏ định mức, hoặc tăng mức chi đƣợc trừ, quy định rõ ràng hơn các khoản chi phí không đƣợc trừ, từ không quy định sang quy định chi phí không đƣợc trừ: 31 khoản quy định hƣớng dẫn tại thông tƣ 130/2008/TT-BTC, sau đó sửa đổi, bổ sung và quy định thành 37 khoản tại thông tƣ 78/2014/TT-BTC. Tuy nhiên, các khoản chi phí đƣợc trừ chƣa thực sự rõ ràng, một số khoản chi phí thực tế cần thiết cho SXKD nhƣng không đƣợc chấp nhận khi tính thuế hoặc bị tính định mức, doanh nghiệp phải chịu thuế nhiều hơn. Mặt khác sự thiếu minh bạch dễ mang đến rủi ro nghề nghiệp của cả phía doanh nghiệp và cả cán bộ thuế trong quá trình thực thi. (ii) Quy định hƣớng dẫn chi phí không đƣợc trừ khi tính thu nhập chịu thuế chƣa bao quát hết các khoản chi phí trong doanh nghiệp Trong thực tế việc tính toán thuế TNDN sẽ dựa chủ yếu vào thu nhập thực tế của doanh nghiệp, sau đó căn cứ vào chế độ thuế, doanh nghiệp sẽ tiến hành kê khai các khoản doanh thu, chi phí đƣợc trừ v.v. Pháp luật thuế TNDN chỉ nêu nguyên tắc xác định các khoản chi đƣợc trừ đồng thời liệt kê chi phí không đƣợc trừ (37 khoản) là để chủ động cho doanh nghiệp. Bất hợp lý ở chỗ, do không lƣờng trƣớc hết các khoản chi phi thực tế phát sinh nên ngoài các thông tƣ trên một số công văn hƣớng dẫn quyết toán thuế TNDN hàng năm có hƣớng dẫn chi tiết thêm một số nội dung mở rộng hơn so với các văn bản pháp quy. Nội dung các văn bản này thƣờng phù hợp với thực tế trong từng thời điểm nhằm xử lý các vƣớng mắc của doanh nghiệp nhƣng lại không thống nhất trên cả nƣớc, thiếu minh bạch trong thực hiện, có thể tạo ra tiêu cực, làm thất thu NSNN. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 111 Ba là, thiếu các giải thích, định nghĩa về một số thuật ngữ nhƣ “thu nhập khác”, “chứng khoán thuộc loại nợ phải trả’ v.v. Thứ ba, chính sách thuế TNCN Thay đổi chính sách thuế TNCN những năm qua có ảnh hƣởng đến hầu hết NNT là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh những ảnh hƣởng tích cực, chính sách thuế TNCN đối với DVTC vẫn có những hạn chế nhất định. Một là, chính sách thuế không khuyến khích NĐT nhỏ, lẻ, đầu tƣ ngắn hạn Vì thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán tính 0,1% giá chuyển nhƣợng từng lần nên khi NĐT mua bán một loại cổ phiếu ở nhiều mức giá khác nhau, số tần suất chuyển nhƣợng càng nhiều thì khả năng số thuế bị khấu trừ cũng vì thế mà tăng lên. Đối với các NĐT nhỏ, thói quen là giao dịch mua bán rất nhiều lần, thƣờng không để ý nhiều đến khoản thuế thu nhập 0,1% tính trên mỗi lần bán cổ phiếu của họ. Song, đối với những NĐT lớn hơn, quy mô giao dịch từng lần lớn thì 0,1% tiền thuế sẽ lớn; chƣa kể đến là trong một giao dịch, NĐT đã phải chịu 2 lần phí giao dịch mua và bán cùng với lãi vay. Chính vì vậy, các NĐT sẽ tính đến phƣơng án đầu tƣ trung và dài hạn hơn. Trƣờng hợp NĐT xác định chứng khoán họ đầu tƣ không đạt đƣợc lợi nhuận kỳ vọng, họ bán chứng khoán thậm chí lỗ vẫn còn phải gánh thêm nghĩa vụ thuế thì NĐT sẽ cân nhắc không bán nếu tổng nghĩa vụ thuế quá lớn. Nhƣ thế, vô hình chung chính sách thuế đã không khuyến khích các NĐT nhỏ lẻ, NĐT “bám sàn”, lực lƣợng giúp cho thị trƣờng sôi động hơn. Hai là, chính sách thuế TNCN chƣa đảm bảo tính công bằng Mặc dù yêu cầu về tính công bằng luôn đƣợc đặt ra trong mỗi chính sách thuế, nhƣng với những quy định đang có, chính sách thuế vẫn chƣa hoàn toàn đảm bảo sự công bằng. + Lỗ vẫn phải nộp thuế TNCN NĐT cá nhân khi chuyển nhƣợng chứng khoán với giá bán thấp hơn giá mua, lỗ vẫn phải nộp thuế, hoặc cá nhân làm đại lý bảo hiểm và hƣởng hoa hồng. Trƣớc Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 112 kia chính sách thuế căn cứ và ngƣỡng thu nhập nhận đƣợc để xác định số thuế TNCN phải nộp. Nhƣng từ 2015, căn cứ vào doanh thu của đại lý để xác định thuế thì nhiều trƣờng hợp đại lý có doanh thu thấp hơn chi phí bỏ ra trong kỳ cũng vẫn phải nộp thuế. + Nguy cơ chênh lệch thuế cao Thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán: pháp nhân nộp 20%/thực lãi còn cá nhân nộp 0,1%/giá chuyển nhƣợng.Quy định khác biệt sẽ tạo ra động cơ để NĐT dịch chuyển sang phƣơng thức đầu tƣ nộp thuế ít khi mà lợi nhuận kỳ vọng nhƣ nhau. Nói cách khác cơ chế này tạo ra sự chênh lệch thuế khiến công tác quản lý thuế trở nên phức tạp hơn. + Quy định thuế đối với hình thức đầu tƣ qua quỹ đầu tƣ cao hơn đầu tƣ trực tiếp Đối với dịch vụ đầu tƣ chứng khoán: vừa tồn tại các NĐT trực tiếp vừa có NĐT đầu tƣ gián tiếp thông qua CTCK, công ty quản lý quỹ. Tuy nhiên, chính sách thuế có sự bất hợp lý trong quy định đánh thuế với NĐT qua quỹ đầu tƣ đang cao hơn hình thức đầu tƣ trực tiếp. Chính sách thuế hiện hành chƣa có cơ chế khuyến khích NĐT thực hiện đầu tƣ qua các quỹ đầu tƣ. Các NĐT nhỏ lẻ thƣờng thiếu kiến thức về thị trƣờng và các sản phẩm đầu tƣ mà họ sẽ lựa chọn, nguy cơ xảy ra giao dịch quá mức hoặc đầu tƣ theo kiểu “hiệu ứng bầy đàn” khiến cho thị trƣờng biến động không tốt, rủi ro với bản thân các NĐT, công tác quản lý theo đó cũng gặp khó khăn. Nếu lựa chọn hình thức đầu tƣ qua quỹ có thể giảm bớt rủi ro, vì quỹ luôn có những chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm đầu tƣ, đảm bảo tính chuyên nghiệp, ổn định. Theo quy định hiện hành, các công ty quản lý quỹ có trách nhiệm khấu trừ khoản thuế TNDN với thuế suất phổ thông và tiếp tục khấu trừ 5% thuế TNCN trƣớc khi chi trả lợi tức cho NĐT cá nhân đầu tƣ vào quỹ đầu tƣ chứng khoán. Trong khi đó, Luật thuế TNCN cho phép NĐT tính 0,1% trên giá trị chuyển nhƣợng. Nhƣ vậy, cùng một hình thức đầu tƣ vào chứng khoán, nhƣng nếu NĐT trực tiếp đầu tƣ, thì mức thuế suất cao nhất đối với vốn chỉ là 0,1% giá chuyển Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 113 nhƣợng, còn đầu tƣ thông qua quỹ, thì mức thuế suất thấp nhất cũng lên tới 20% lợi nhuận. Thêm vào đó là sự thiếu vắng những quy định về thuế thể hiện sự ƣu đãi cho các sản phẩm mới, chuyên nghiệp nhƣ: quỹ mở, quỹ hoán đổi danh mục đầu tƣ. Nên căn cứ vào đặc thù của từng loại hình đầu tƣ để quy định phù hợp. Ba là, chính sách thuế đối chƣa thực sự phù hợp với tính chất thu nhập Điển hình là với trƣờng hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu: từ 1/7/2013, cá nhân khi nhận thƣởng bằng cổ phiếu từ đơn vị sử dụng lao động chƣa phải nộp thuế từ tiền lƣơng, tiền công. Nhƣng khi cá nhân chuyển nhƣợng cổ phiếu thƣởng thì khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng cổ phiếu và thuế thu nhập từ tiền lƣơng tiền công. Tƣơng tự, cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu, lợi tức ghi tăng vốn chƣa phải khai và nộp thuế từ đầu tƣ vốn khi nhận. Khi chuyển nhƣợng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp cá nhân khai và nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn và thu nhập từ đầu tƣ vốn. Quy định này thể hiện sự bất hợp lý: trả cổ tức bằng cổ phiếu không làm thay đổi giá trị doanh nghiệp (VCSH không thay đổi). Vốn điều lệ doanh nghiệp tăng lên nhƣng đó chỉ là động tác kỹ thuật từ việc chuyển hóa lợi nhuận sau thuế hay từ các quỹ để nâng vốn điều lệ; Các doanh nghiệp thƣờng trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm mục đích chia nhỏ giá trị cổ phiếu để tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, đồng thời hạn chế trả tiền mặt để tích lũy vốn. Nhƣ vậy, việc NĐT cá nhân nhận cổ phiếu thƣởng về thực chất không phải là 1 khoản thu nhập mà ngƣợc lại NĐT cá nhân đã chấp nhận “không nhận cổ tức tiền mặt” vì sự phát triển doanh nghiệp. Đến khi chuyển nhƣợng thành tiền phải chịu: thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tƣ vốn (5% mệnh giá nếu gián bán lớn hơn hoặc bằng mệnh giá và 5% tính trên giá trị chuyển nhƣợng nếu giá bán nhỏ hơn mệnh giá); và thuế TNCN đối với chuyển nhƣợng chứng khoán (0,1% giá trị chuyển nhƣợng). Nghĩa vụ khấu trừ thuế thuộc về chính các CTCK. Nếu CTCK không theo dõi kỹ đâu là cổ phiếu thƣởng, đâu là cổ phiếu gốc của NĐT thì sẽ không thể thực hiện khấu trừ khi NĐT bán. Trƣờng hợp NĐT sau khi nhận đƣợc cổ phiếu thƣởng, chuyển tài khoản sang Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 114 CTCK khác thì việc theo dõi để tính thuế gần nhƣ là không thể thực hiện nến NĐT không khai báo. 2.3.3. Nguyên nhân 2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan Một là, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia vào hoàn thiện chính sách thuế Đặc điểm quan trọng của chính sách thuế là ngoài việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, còn phải thƣờng xuyên ban hành hàng loạt văn bản chỉ đạo điều hành nhƣ quyết định, chỉ thị của Bộ trƣởng, Tổng cục trƣởng Tổng cục thuế, các công văn hƣớng dẫn của Tổng cục thuế, Cục thuế các cấp. Sơ đồ 2. 2: Tổ chức cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực DVTC Ngân hàng nhà nƣớc Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng Các TCTD UBCKNN Sở giao dịch chứng khoán Chính phủ Các tổ chức có liên quan đến việc phát hành và kinh doanh chứng khoán Bộ Tài chính Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Cục quản lý, giám sát bảo hiểm Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Sự tham gia của các bên liên quan nhƣ đối tƣợng chịu tác động của luật và văn bản dƣới luật còn hạn chế. Hệ quả tất yếu là: (i) cơ quan soạn thảo chính sách chủ yếu là cơ quan hành pháp nên tính độc lập, khách quan thấp. (ii) quá trình tiếp thu ý kiến đóng góp và giải trình thiếu minh bạch, chính sách thuế thƣờng xuyên thay đổi, kéo dài thời gian từ khi soạn thảo đến khi ban hành, tính dự báo kém. Một Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 115 trong những văn bản liên quan trực tiếp đến quá trình cải cách thuế ở Việt Nam giai đoạn từ 2011-2020 là Quyết định 732/2011/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 cũng chỉ quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện đối với Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch – đầu tƣ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố mà không hề đề cập đến vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của các bên liên quan đến quá trình cải cách chính sách thuế. Nói cách khác, còn thiếu khung pháp lý quy định cụ thể sƣ phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trong quá trình hoàn thiện chính sách thuế. Hai là, những hạn chế trong quản lý nguồn thu và kiểm soát tuân thủ Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là những yếu kém trong lập kế quản lý thu thuế từ lập các chiến lƣợc và chính sách cho đến lập kế hoạch thực thi các hoạt động chức năng của quản lý thu thuế: + Hạn chế về tầm nhìn chiến lƣợc trong lập kế hoạch, đặc biệt là xác định những thay đổi, cơ hội và thách thức từ các tổ chức tài chính. + Thiếu thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch đặc biệt là thông tin đánh giá sự tuân thủ thuế và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp DVTC. + Quy trình lập kế hoạch mang tính chủ quan, chịu sự áp đặt của các kế hoạch của cấp trên nhƣ quy trình lập dự toán thuế, quy trình lập kế hoạch thanh tra, cƣỡng chế thuế. + Các giải pháp kế hoạch kém linh hoạt theo sự thay đổi về hành vi của NNT và chi phí thực hiện cao đặc biệt là chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp DVTC, ví dụ nhƣ các giải pháp tuyên truyền hỗ trợ, giải pháp cƣỡng chế thuế. + Cán bộ lập kế hoạch thiếu trình độ và kỹ năng. Ba là, hạn chế trong việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thuế Mặc dù, việc đào tạo, bồi dƣỡng về chính sách và nghiệp vụ quản lý thuế luôn đƣợc ƣu tiên và chú trọng hàng đầu. Nó quyết định năng lực và hiệu quả quản lý của công chức thuế khi thực hiện nhiệm vụ. Trƣớc 2001, ngành thuế chỉ tập trung đào tạo, tập huấn các chính sách về thuế, các quy trình quản lý thuế và các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 116 biện pháp quản lý hành thu, chƣa chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý thuế hiện đại. Những năm gần đây, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế, phù hợp với những đòi hỏi của quá trình hội nhập, đáp ứng yêu cầu thực hiện Luật quản lý thuế, đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng tập trung về giáo dục đạo đức, tác phong nghề nghiệp, trách nhiệm pháp luật và phƣơng pháp giao tiếp, ứng xử; đào tạo, bồi dƣỡng các kiến thức kinh tế, pháp luật liên quan, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý cho công chức; đào tạo, bồi dƣỡng các kiến thức và kỹ năng quản lý thuế theo các cấp độ từ cơ bản đến chuyên sâu và nâng cao cho từng loại công chức thực hiện các chức năng và lĩnh vực quản lý thuế khác nhau, các kỹ năng tuyên truyền pháp luật thuế và hỗ trợ NNT; thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý kê khai và kế toán thuế; quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thu nợ thuế; dự báo thu NSNN về thuế... Tuy nhiên, trình độ chuyên môn cũng nhƣ kiến thức về tài chính, ngân hàng, kế toán chuyên sâu về tài sản tài chính, đặc thù công cụ tài chính của cán bộ thuế còn hạn chế nhƣng chƣa đƣợc bồi dƣỡng thấu đáo. Dẫn đến việc xác định doanh thu, chi phí để tính thuế thu nhập của doanh nghiệp DVTC khi cơ quan thuế thanh tra, quyết toán còn một số điểm không thống nhất. Trƣờng hợp xảy ra gần đây khi các tổ chức tài chính thực hiện mua bán – sáp nhập phải hoàn thành thủ tục về thuế với Nhà nƣớc. Bốn là, hạn chế về cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thuế Để bao quát hết các đối tƣợng chịu thuế phát sinh vào các thời điểm thích hợp thì bản thân cán bộ làm chính sách thuế phải có đủ năng lực đánh giá, dự báo, đề xuất chính sách. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt công nghệ thông tin phục vụ việc thu thập dự liệu về các giao dịch thanh toán, các khoản thu nhập phát sinh liên quan đến DVTC cả trong nƣớc và những hoạt động thanh toán có yếu tố nƣớc ngoài cần phải đƣợc nâng cấp. Dữ liệu phải đƣợc lƣu trữ và khai thác triệt để. Tuy nhiên, nguồn dữ liệu thuế chƣa hoàn thiện trở thành trở ngại cho việc thu thập, quản lý NNT, đối tƣợng chịu thuế, cơ sở tính thuế, đánh giá tác động, dự báo sửa Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 117 đổi chính sách... Điều đó đã đƣợc minh chứng rõ ràng trong các phần trình bày kể trên. Ví dụ điển hình là các DVTC không bị đánh thuế GTGT một phần vì thiếu dữ liệu cần thiết để xác định giá trị tăng thêm làm căn cứ tính thuế. Năm là, chậm chễ trong việc ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Kể từ hiệp định thuế đầu tiên năm 1992, đến nay Việt Nam đã ký kết 74 hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nƣớc, trong đó 66 hiệp định đã có hiệu lực. Tuy nhiên, toàn cầu có khoảng 220 quốc gia, trong số đó nhiều quốc gia có quan hệ thƣơng mại, tài chính, đầu tƣ với Việt Nam những vẫn không có Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia vào WTO, thị trƣờng chung ASEAN, Việt Nam – EU... cho phép các hoạt động đầu tƣ tài chính diễn ra trên diện rộng và mức độ ngày càng sâu. Ở những nơi phát sinh thu nhập có Hiệp định tránh đánh thuế hai lần rồi việc tính và nộp thuế đôi khi còn có trở ngại chứ chƣa nói đến các trƣờng hợp chƣa có Hiệp định. Thêm vào đó, bản thân các Hiệp định này cũng là cơ sở để các Chính phủ trao đổi thông tin lẫn nhau làm cơ sở kiểm soát các khoản thu nhập phát sinh ngoài lãnh thỗ cũng nhƣ ngăn ngừa các hành vi liên quan đến chuyển giá hoặc trốn lậu thuế khác. 2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan Một là, đặc thù của DVTC Nhiều hạn chế liên quan đến việc chính sách thuế không tính đến đầy đủ các đặc thù của hoạt động DVTC hay chƣa bao quát các DVTC mới một phần xuất phát từ chính đặc trƣng của khu vực này. Cũng là cung cấp dịch vụ, DVTC dù rất chuyên nghiệp nhƣng thƣờng đa dạng, phức tạp và có ảnh hƣởng rộng khắp. Ở Việt Nam, thị trƣờng DVTC đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển, đặc thù kinh tế khó khăn, trình độ phát triển chƣa cao trong khu vực là nguyên nhân khiến cho chính sách thuế với DVTC thời gian qua còn có điểm chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều DVTC ở Việt Nam chƣa phát triển hoặc phát triển chƣa thực sự đầy Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 118 đủ nên việc hình thành nên cơ sở thuế đồng bộ, phù hợp với thông lệ là điều không hề đơn giản. Hai là, hội nhập kinh tế diễn ra nhanh chóng, sâu rộng ở lĩnh vực tài chính Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam diễn ra nhanh chóng và ngày càng sâu rộng khiến cho chính sách thuế dù có những điều chỉnh những vẫn chƣa kịp thời, chƣa lƣờng trƣớc đƣợc hết các giao dịch tài chính mới phát sinh nên chính sách thuế trong một số thời điểm chƣa bao quát hoặc chậm bao quát đƣợc hết đƣợc đối tƣợng chịu thuế. Quá trình hội nhập đặt ra sự đối mặt với cạnh tranh toàn cầu, đồng thời, giải quyết các mâu thuẫn giữa lợi ích quốc gia và các cam kết quốc tế, tạo ra sự khó khăn trong việc dự báo, điều chỉnh chính sách thuế, gây ra sự bị động, chậm chễ trong xây dựng, điều chỉnh chính sách thuế của Việt Nam. Hội nhập quốc tế còn đem đến sự luân chuyển vốn quốc tế của các công ty đa quốc gia nhƣng đi kèm với nó các kỹ thuật chuyển giá tinh vi hơn mà chính sách thuế đối với DVTC của khó kiểm soát đƣợc một cách triệt để. Thêm vào đó, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam gắn với quá trình dần hoàn thiện nền kinh tế thị trƣờng, do đó, khi xây dựng chính sách thuế cần thực hiện nhiều điều chỉnh nhằm phù hợp hơn trong quá trình chuyển đổi. Ba là, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Các cuộc khủng hoảng về tài chính và suy giảm về kinh tế thế giới diễn ra rất khó lƣờng nên việc điều chỉnh chính sách thuế phù hợp với các chuẩn mực quốc tế là một thách thức lớn đối với Việt Nam. Nghiên cứu tác động từ bối cảnh kinh tế thế giới và sự thay đổi các thể chế quốc tế là những vấn đề rất khó dự báo khiến điều chỉnh chính sách thuế vừa đảm bảo các mục tiêu phát triển, nguồn thu, vừa phù hợp với các thông lệ quốc tế đồng thời phải tuân thủ tính minh bạch, linh hoạt không hề đơn giản. Quá trình phát triển kinh tế trong nƣớc đòi hỏi NSNN cần có tiềm lực mạnh nhƣng thời gian vừa qua vấn đề bội chi NSNN và nợ công gia tăng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 119 đặt ra những ràng buộc khó khăn trong điều chỉnh chính sách thuế so với tính kịp thời của quá trình hội nhập quốc tế. Bốn là, còn sự lồng ghép chính sách thuế với các chính sách xã hội Mặc dù, trong mục tiêu cải cách chính sách thuế, Nhà nƣớc đã chú trọng giảm bớt và đi đến loại bỏ những quy định thể hiện sự lồng ghép các chính sách xã hội vào chính sách thuế. Bởi lẽ, quy định lồng ghép khiến cho nội dung chính sách phức tạp, làm giảm hiệu lực khuyến khích của thuế. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, chính sách thuế vẫn còn thiếu sự đồng bộ, triệt để trong việc cải cách các chính sách kinh tế xã hội khác, có sự lồng ghép các chính sách xã hội vào chính sách thuế dẫn đến phức tạp, cơ quan thuế khó quán lý và NNT khó thực hiện. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Toàn bộ chƣơng 2 đƣợc kết cấu thành ba phần. Phần đầu tiên, luận án khái quát về các DVTC ở Việt Nam thông qua nghiên cứu và chỉ ra các đặc trƣng cơ bản DVTC ở Việt Nam. Thứ hai, phân tích thực trạng của chính sách thuế đối với các DVTC ở Việt Nam từ 2009 -2016 dựa trên các yếu tố từ quá trình thực hiện quy trình trình chính sách thuế cho đến việc quy định mục tiêu, nội dung chính sách thuế. Thực trạng tập trung vào các thay đổi chủ yếu về chính sách thuế GTGT, TNDN, TNCN qua các năm, phân tích ảnh hƣởng thực tế của sự thay đổi đó đến hoạt động DVTC và tình hình thu nộp thuế. Để tăng thêm tính thuyết phục, trong quá trình phân tích, luận án có sử dụng kết quả điều tra do tác giả luận án thực hiện nhằm khảo sát thực trạng chính sách thuế đối với các DVTC. Thứ ba, đánh giá thực trạng hoàn thiện chính sách thuế dựa trên các tiêu chí chủ yếu về tính công bằng, minh bạch, hợp lý, khả thi v.v. đồng thời chỉ ra các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế cơ bản, làm căn cứ xây dựng các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế đối với các DVTC ở chƣơng 3. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 120 Chƣơng 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 3.1.1 Quan điểm, mục tiêu xây dựng và phát triển các dịch vụ tài chính Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2035 là từ một quốc gia có thu nhập trung bình thấp trở thành nƣớc thu nhập trung bình cao. Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trƣởng tối thiểu 7% mỗi năm, nâng mức thu nhập trung bình lên trên 7.000 USD vào năm 2035, khoảng 18.000 USD nếu tính theo sức mua tƣơng đƣơng, so với 2.052 USD năm 2014, khoảng 5.370 USD tính theo sức mua tƣơng đƣơng [12]. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, bƣớc quan trọng là xây dựng khu vực tƣ nhân có khả năng cạnh tranh, thực hiện quá trình đô thị hoá một cách hiệu quả, khuyến khích sáng tạo và tận dụng các cơ hội thƣơng mại mới. Tăng cƣờng sức mạnh cho nền kinh tế và lĩnh vực tài chính. Trƣớc đó, Chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội từ 2001-2010, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX nêu rõ quan điểm về DVTC là: Mở rộng các DVTC nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và từng bƣớc hình thành các trung tâm DVTC lớn trong khu vực. Giai đoạn từ 2011 – 2020 khẳng định vị thế của DVTC trong nền kinh tế: “Đảm bảo tài chính là huyết mạch của toàn bộ nền kinh tế; thúc đẩy và mở đƣờng nhằm phát triển nhanh, bền vững”. Quan điểm này phù hợp với xu thế tăng trƣởng của DVTC tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự đa dạng của các sản phẩn DVTC đã thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn toàn cầu, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn, thanh toán, đầu tƣ v.v. cho các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình. Lĩnh vực DVTC còn góp phần giải quyết nhu cầu đầu tƣ cho NSNN, khi các trung gian tài chính luôn luôn là các khách hàng lớn, nhiều tiềm năng ở thị trƣờng trái phiếu chính phủ. Bên cạnh đó, DVTC cũng là nơi tạo ra nguồn thu đáng kể cho NSNN (Hồng Kông, New York, ƣớc tính trung bình khoảng 1/3 nguồn thu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 121 từ thuế của ngân sách thành phố là từ DVTC [38]). Sự khẳng định vai trò của DVTC giống nhƣ huyết mạch của toàn bộ nền kinh tế, đồng thời là yếu tố tạo ra lực đẩy để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững là cơ sở để cụ thể hóa con đƣờng xây dựng và phát triển các DVTC ở Việt Nam. Chƣơng trình phát triển hệ thống tài chính đến năm 2035 trình bày trong Báo cáo Việt Nam 2035, với 3 vấn đề chính gồm [17]: (i) Giảm thiểu rủi ro khủng hoảng tài chính: Một trong những yếu tố giúp Việt Nam có khả năng ứng phó nhanh hơn với các cuộc khủng hoảng tài chính trong tƣơng lai là nâng cao năng lực quản lý khủng hoảng và tạo khung khổ pháp lý cải thiện khả năng ứng phó khủng hoảng trong trƣờng hợp có vấn đề về giảm tính thanh khoản hay mất khả năng thanh toán. (ii) Phát triển khu vực tài chính với quy mô lớn hơn, đa dạng và ổn định hơn. Muốn vậy cần tiếp tục tăng vốn ngân hàng và mở rộng ngành tài chính một cách bền vững, giảm bớt tình trang cho vay dựa trên quan hệ riêng tƣ và sở hữu chéo. Phát triển thị trƣờng vốn theo chiều sâu bắt đầu từ sự phát triển của các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng, dù mới ở giai đoạn đầu, song vai trò của định chế này sẽ tăng lên trong 20 năm tới khi kinh tế đƣợc hiện đại hóa. Mức độ tham gia dịch vụ bảo hiểm tùy thuộc vào độ minh bạch về kế toán và tăng cƣờng năng lực của cơ quan giám sát bảo hiểm. (iii) Tăng cƣờng độ bao phủ về tài chính. Xét về mức độ bao phủ các DVTC, Việt Nam đƣợc cho là khá thành công với dịch vụ cấp tín dụng cho cá nhân so với các nƣớc thu nhập trung bình thấp: Năm 2015, 18% dân số Việt Nam vay mƣợn từ một tổ chức tài chính, tăng so với 16% năm 2011. So sánh với mức trung bình của một quốc gia trung bình thấp, tỷ lệ này chỉ khoản 7,5%. Nhƣng chƣa thành công trong nhiều DVTC khác nhƣ nhận tiền gửi, thanh toán không dùng tiền mặt: 31% dân số trên 15 tuổi có tài khoản ngân hàng, thấp hơn mức 43% ở các nƣớc trung bình thấp. Mức chế lệch này còn lớn hơn đối với ngƣời nghèo, tỷ lệ này của ngƣời nghèo Việt Nam là 19% trong khi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 122 trung bình của các quốc gia trung bình thấp là 33%. Thanh toán chủ yếu vẫn bằng tiền mặt là chủ yếu. Trƣớc mắt, đến năm 2020 phải xây dựng cơ chế kết nối giữa: thị trƣờng tiền tệ với thị trƣờng vốn, thị trƣờng bảo hiểm; đa dạng hóa các loại hình sản phẩm trên TTTC. Tăng cung hàng hóa cho TTCK và cải thiện chất lƣợng nguồn cung thông qua việc đẩy mạnh phát hành mới và niêm yết mới, đa dạng hóa các công cụ tài chính để hoàn thiện cấu trúc thị trƣờng. Mục tiêu này đặt ra yêu cầu về xây dựng và triển khai hoạt động công bố thông tin cho các công ty đại chúng theo chuẩn mực quốc tế; áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và hình thành cơ chế bảo vệ NĐT nhỏ. Tăng cƣờng năng lực hoạt động của các tổ chức tham gia TTTC và DVTC. Tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm để có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín, trình độ nghiệp vụ cao, quản trị hiện đại, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính để thúc đẩy và đa dạng hóa sự tham gia của các tổ chức đầu tƣ chuyên nghiệp trong nƣớc, khuyến khích các NĐT tham gia thị trƣờng; kết nối Sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam với các Sở giao dịch chứng khoán trong khu vực ASEAN. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế về tài chính. Bên cạnh các mục tiêu chung, các mục tiêu trong từng lĩnh vực DVTC đƣợc đề cập đến trong các chiến lƣợc về phát triển lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đến năm 2020. Lĩnh vực dịch vụ ngân hàng - Về quan điểm phát triển: Phát triển ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng là nền tảng quan trọng đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế xã hội, bởi hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế. Phát triển hệ thống ngân hàng phải đƣợc đặt trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 123 xã hội, với sự phát triển tổng thể hệ thống tài chính, TTTC và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. - Về mục tiêu: Chiến lƣợc phát triển ngành ngân hàng đến 2020 đề cập 04 nội dung cốt lõi là: Tăng cƣờng cạnh tranh, ổn định, và đa dạng hóa các định chế ngân hàng; Cải thiện tính hiệu quả hệ thống của khu vực ngân hàng thông qua việc củng cố cơ chế thị trƣờng; Xây dựng một cơ chế giám sát thận trọng, hiệu quả, tập trung và kiểm soát rủi ro hệ thống; Tăng cƣờng mức độ tiếp cận với những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tới tất cả khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Mục tiêu đến năm 2020 là xây dựng “một hệ thống các TCTD vững mạnh, năng động và một cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ đủ năng lực đáp ứng các nhu cầu về tài chính và dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, hội nhập sâu hơn với khu vực và quốc tế, tiến lên ngang tầm với các quốc gia dẫn đầu nhóm nƣớc có thu nhập trung bình trong khu vực ASEAN”. Lĩnh vực dịch vụ chứng khoán - Về quan điểm phát triển: Xây dựng và phát triển TTCK phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Hình thành TTCK đồng bộ và thống nhất trong tổng thể TTTC của đất nƣớc. Phát triển, mở rộng TTCK có tổ chức, thu hẹp thị trƣờng tự do đồng thời đặc biệt coi trọng vấn đề chất lƣợng và sự an toàn của thị trƣờng, từng bƣớc tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Nhà nƣớc thực hiện quản lý bằng công cụ pháp luật, có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để TTCK phát triển ổn định, vững chắc; phát huy vai trò của các tổ chức tự quản, hiệp hội nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK. - Về mục tiêu: 03 mục tiêu tổng quát đến năm 2020 bao gồm (i) Phát triển TTCK ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn chỉnh với nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; tăng quy mô và chất lƣợng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trƣờng hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế. (ii) Bảo đảm tính công khai, minh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 124 bạch, các tiêu chuẩn và thông lệ quản trị công ty, tăng cƣờng năng lực quản lý, giám sát và cƣỡng chế thực thi, bảo vệ lợi ích của NĐT và lòng tin của thị trƣờng. Và (iii) Chủ động hội nhập TTTC quốc tế, từng bƣớc tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, chú trọng vào nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trƣờng và các tổ chức phụ trợ trên cơ sở sắp xếp lại các CTCK, từng bƣớc tăng quy mô, tiềm lực tài chính của CTCK, đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; mở cửa thị trƣờng cho các trung gian tài chính nƣớc ngoài phù hợp với lộ trình cam kết và mức độ cạnh tranh đối với các tổ chức trong nƣớc. Lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm - Về quan điểm phát triển: Phát triển thị trƣờng bảo hiểm phù hợp với định hƣớng phát triển nền kinh tế - xã hội và tài chính quốc gia trong từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tăng cƣờng tính an toàn, bền vững và hiệu quả của thị trƣờng và khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân; góp phần ổn định nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về kinh doanh bảo hiểm và từng bƣớc thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia trong khu vực. - Về mục tiêu: 05 mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là: (i) Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách về kinh doanh bảo hiểm đầy đủ, minh bạch, bình đẳng và đồng bộ, tạo thuận lợi cho sự phát triển của thị trƣờng, bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ cam kết quốc tế của Việt Nam. (ii) Nâng cao tính an toàn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Phát triển các doanh nghiệp bảo hiểm có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành đạt chuẩn mực quốc tế, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh tích cực trên thị trƣờng trong nƣớc và khu vực. (iii) Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, bảo đảm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tổ chức và cá nhân. Tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các đối tƣợng có thu nhập thấp đƣợc tham gia bảo hiểm. (iv) Đa dạng và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 125 bảo hiểm, tạo cầu nối hiệu quả giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng. Và (v) tổ chức công tác quản lý, giám sát thị trƣờng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; từng bƣớc tuân thủ các chuẩn mực quản lý, giám sát bảo hiểm do Hiệp hội quốc tế của các cơ quan quản lý bảo hiểm ban hành. 3.1.2 Quan điểm, mục tiêu chính sách thuế Quan điểm, mục tiêu chính sách thuế trình bày trong chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 với hai yếu tố chủ yếu là: - Đảm bảo huy động hợp lý một phần nguồn thu cho NSNN - Thuế là công cụ của Nhà nƣớc quản lý và điều tiết vĩ mô lĩnh vực DVTC Chính sách thuế đảm bảo phù hợp với định hƣớng phát triển tài chính và yêu cầu hội nhập quốc tế đảm bảo tỷ lệ động viên vào NSNN từ thuế và phí ở mức hợp lý. Tỷ trọng thuế trực thu trong tổng thu NSNN dần đƣợc nâng cao, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Cụ thể: Một là, vừa đảm bảo động viên hợp lý vào NSNN, vừa phát huy cao độ các nguồn nội lực thúc đẩy phát triển nhanh sức sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh và khả năng tích tụ của doanh nghiệp, khuyến khích đầu tƣ áp dụng công nghệ cao đảm bảo cho nền kinh tế tăng trƣởng cao, bền vững. Hai là, chính sách thuế phải đảm bảo tỷ lệ điều tiết hợp lý để thực hiện mục tiêu chung là tỷ lệ động viên toàn bộ thuế và phí giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 20% 21%/ GDP. Ba là, chú trọng các loại thuế gián thu đồng thời để bảo đảm công bằng xã hội, phải quan tâm xây dựng hoàn thiện các loại thuế trực thu để đảm bảo khả năng phân phối và điều tiết thu nhập Bốn là, chính sách thuế phải từng bƣớc đảm bảo tạo môi trƣờng pháp lý bình đẳng, công bằng. Chính sách thuế đƣợc áp dụng thống nhất cho mọi đối tƣợng nộp thuế, đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế, đáp ứng yêu cầu thực tế và hội nhập. Năm là: chính sách thuế phải vừa bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn đối với các ngành kinh tế trọng điểm, tăng cƣờng sức cạnh tranh của nền kinh tế; Đồng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 126 thời chính sách thuế phải phù hợp với thông lệ quốc tế, chủ động hội nhập để khuyến khích thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá, bảo đảm lợi ích quốc gia. Sáu là, từng bƣớc đơn giản chính sách thuế, bảo đảm chính sách rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, giúp cho NNT tự giác thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. 3.2 YÊU CẦU HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 3.2.1 Phù hợp với hội nhập tài chính sâu rộng Yêu cầu này đòi hỏi chính sách thuế phải tạo thuận lợi và bảo vệ lợi ích quốc gia trong việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế; tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nƣớc; khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích thu hút đầu tƣ đảm bảo cho nền kinh tế tăng trƣởng bền vững. Với xu hƣớng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các hoạt động tài chính cũng có xu hƣớng đƣợc tiến hành xuyên biên giới, tức là việc cung cấp dịch vụ có thể thực hiện từ lãnh thổ của một Bên đến lãnh thổ của một Bên khác; trên lãnh thổ của một Bên cho một thể nhân của một Bên khác; bởi một công dân của một Bên trên lãnh thổ của một Bên khác. Chính sách thuế phải đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể cơ sở thuế phù hợp với việc phát sinh thu nhập vào các thời điểm phù hợp; mở rộng việc ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm hạn chế các xung đột về quyền đánh thuế, quản lý tốt hơn thông tin đối với các khoản thu nhập phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam. 3.2.2 Gắn với quá trình tái cấu trúc khu vực tài chính Hoạt động tái cấu trúc lĩnh vực tài chính đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trên các khía cạnh mua bán sáp nhập, hợp nhất, ổn định tạm thời thanh khoản của hệ thống tài chính trong giai đoạn 2011- 2015. Giai đoạn tiếp theo từ 20162020 với nhiều mục tiêu, trong đó đề cập tới việc thúc đẩy mạnh mẽ việc mở rộng các DVTC cho các các thành phần trong nền kinh tế và mở rộng các DVTC ra ngoài khu vực truyền thống, tăng cƣờng cạnh tranh quốc tế và mở rộng mạng lƣới Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 127 ra ngoài phạm vi quốc gia; Xây dựng cơ chế bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong quan hệ giữa khách hàng với các tổ chức tài chính trong khuôn khổ pháp luật. Chính sách thuế cùng với các chính sách tài chính khác cần đƣợc cải tiến theo hƣớng nhìn nhận, phân tích các phản ứng, tƣơng tác của những xu thế phổ biến nhƣ cơ cấu lại, mua bán, sáp nhập các tổ chức tài chính. Từ đó hoàn thiện bộ khung chính sách thuế phù hợp với pháp luật chuyên ngành và xu hƣớng cạnh tranh để phát triển. 3.2.3 Phù hợp với quá trình cải cách hệ thống thuế Quá trình cải cách hệ thống thuế trong giai đoạn từ 2016 – 2020 đặt ra nhiều mục tiêu cả về chính sách thuế lẫn công tác quản lý thuế: từng bƣớc đơn giản chính sách thuế, bảo đảm chính sách rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, giúp cho NNT tự giác thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên tuân thủ thuế và nạn trốn thuế đặt ra thách thức không nhỏ ở các quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam.  Tuân thủ thuế Yếu tố chủ quan - Chính sách thuế - Quản lý thuế (Năng lực, hiệu quả, liêm chính) Hành vi của NNT Tránh thuế Trốn thuế Mức độ không tuân thủ; Thất Thoát nguồn thu Yếu tố khách quan - Trách nhiệm giải trình trong chi tiêu công - Tham nhũng - Khu vực kinh tế phi chính thức - Chi phí tuân thủ Hình 3. 1: Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc không tuân thủ và làm thất thoát nguồn thu NSNN (Nguồn: IMF (2011), Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống thuế hiệu quả và công bằng hơn, trang 63) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 128 Những yếu tố chủ quan dẫn đến xói mòn nguồn thu là tính phức tạp của các luật thuế, cấu trúc thuế suất quá cao hay chế tài xử phạt không hiệu quả là những động lực cho các hành động trốn và tránh thuế [78]. Các yếu tố khách quan đƣợc chỉ ra là: nhận thức của NNT, tham nhũng, quy mô của nền kinh tế phi chính thức và hệ thống khiến nại. Mức độ tuân thủ cao hơn hay giảm thất thoát sẽ có tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả thuế. Nó cho phép các nƣớc thu đƣợc một số thuế nhất định mà không cần phải thƣờng xuyên thay đổi chế độ thuế (thƣờng là nâng thuế suất hay đƣa vào áp dụng những sắc thuế mới, hay những khoản phí, lệ phí mới). Một chế độ thuế tƣơng đối ổn định và toàn diện với mức thuế suất thấp sẽ góp phần làm giảm sự không chắc chắn đối với các doanh nghiệp (rủi ro thấp hơn trong kinh doanh, và do đó giảm rào cản thuế đối với các khoản đầu tƣ), và làm cho cơ quan quản lý thuế hoạt động hiệu quả và hiệu suất hơn.  Vấn đề trốn, tránh thuế Chính sách thuế dù theo đuổi mục tiêu nào cũng cần quy định chặt chẽ, hạn chế tình trạng lợi dụng kẽ hở chính sách thuế để gian lận thuế. Trên thế giới, Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã ƣớc tính thất thu thuế do các hành vi làm xói mòn cơ sở thu thuế và chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài, ít nhất vào khoảng 100-240 tỷ USD hàng năm, tƣơng đƣơng 4-10% số thu thuế TNDN hàng năm [9]. Ở lĩnh vực DVTC, nguy cơ xói mòn cơ sở thuế khá cao do đặc trƣng là khả năng thực hiện các hành vi tận dụng chênh lệch thuế để né tránh thuế. Xói mòn nguồn thu đƣợc giải quyết khi chính sách thuế đƣợc quy định thấu đáo, bịt kín những lỗ hổng của các hành động trốn thuế hoặc tránh thuế. Nhƣ thế, chính sách thuế đối với các DVTC đòi hỏi phải đƣợc tính toán kỹ lƣỡng hơn để tiến đến lấp đầy những kẽ hở, hạn chế các hành vi trốn, tránh thuế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 129 3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 3.3.1 Nhóm giải pháp về quy trình hoàn thiện chính sách thuế Quy trình hoàn thiện chính sách thuế là một tổng hòa các nội dung công việc liên quan mật thiết với nhau. Trong mỗi khâu của quy trình lại đòi hỏi phải đƣợc thực hiện thận trọng để đạt đƣợc hiệu quả của chính sách, mục tiêu chính sách. Ở Việt Nam, quy trình này dù đƣợc thực hiện với đầu đủ các khâu, các bƣớc, thể hiện sự tham gia ngày càng nhiều của NNT, cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình phối hợp thực hiện hoặc tiếp thu ý kiến vẫn thể hiện những điểm thiếu hợp lý cần phải sửa đổi bổ sung nhằm đảm bảo chính sách đƣợc thiết lập công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nƣớc phụ trách quản lý trực tiếp và tính khả thi trong quá trình thực hiện. 3.3.1.1 Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan Trong quá trình xem xét, ban hành chính sách thuế cũng nhƣ trong quá trình triển khai thực hiện, đánh giá chính sách thuế có rất nhiều nội dung công việc cần thực hiện: khảo sát, đánh giá và xác định số thu NSNN từ chính sách thuế, tác động của chính sách thuế tới thu NSNN, tới ngƣời chịu ảnh hƣởng của chính sách thuế; tính toán gánh nặng thuế, tính tuân thủ, thay đổi hành vi, chi phí quản lý thu; đánh giá trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nƣớc có liên quan; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuế; dịch vụ hỗ trợ, tƣ vấn thuế; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; kiện toàn bộ máy quản lý thuế v.v. Chính sách thuế chỉ đảm bảo đƣợc các yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý, đồng bộ và có tính khả thi cao nếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp chặt chẽ với nhau ngay từ khâu khảo sát, xây dựng chính sách pháp luật thuế. Nhờ sự phối hợp này mà Bộ Tài chính có đủ cơ sở dữ liệu cần thiết để thiết kế chính sách thuế. Sau đó, quá trình phối hợp thực thi, đánh giá sẽ rút phát hiện những điểm không hợp lý của chính sách để tiếp tục cải tiến, sửa đổi cho phù hợp. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 130 Trong lĩnh vực DVTC, với đặc thù là tồn tại nhiều phân ngành phức tạp. Mỗi phân ngành đƣợc phân công cho từng cơ quan nhà nƣớc khác nhau quản lý theo thẩm quyền nhƣ: NHNN, Bộ Tài chính, UBCK nhà nƣớc, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm v.v. Vấn đề ở chỗ, hệ thống quản lý theo mô hình phân tán nhƣ hiện tại vốn chỉ phù hợp trong trƣờng hợp hoạt động của hệ thống tài chính còn đơn lẻ. Trong bối cảnh TTTC phát triển mạnh mẽ, ranh rới giữa các sản phẩm, dịch vụ trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán ngày càng trở nên mờ nhạt. Các tổ chức tài chính có xu hƣớng hoạt động đa năng, cung cấp ngày càng nhiều loại hình dịch vụ khác nhau về ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán hoặc đan xen nhau. Vì vậy, Nhà nƣớc phải quy định cụ thể cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan trong việc ban hành chính sách liên quan đến DVTC. Sự phối hợp tốt là biện pháp tốt giảm thiểu rủi ro kinh doanh cho cả các tổ chức tài chính và phía cơ quan quản lý. Tránh tình trạng ban hành chồng chéo, không thống nhất hoặc “mạnh ai nấy làm”. Xây dựng chế tài xử phạt rõ ràng nếu để xảy ra sai phạm, cơ chế cần đƣợc đảm bảo bằng pháp luật của Nhà nƣớc. 3.3.1.2 Đảm bảo minh bạch, trách nhiệm giải trình Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiệm vụ của các Ban soạn thảo là phải lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và các đối tƣợng chịu sự tác động trực tiếp từ văn bản. Từ đây, Chính phủ đã có những biện pháp cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đóng góp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tƣớng Chính phủ có Chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành khi soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh nhất thiết phải có ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, ngoài kênh văn bản truyền thống, nhiều nội dung thông tin về chính sách thuế đã đƣợc công khai trên các website của cơ quan quản lý hoặc các hiệp hội có liên quan. Cụ thể VCCI đã xây dựng web Vibonline (vibonline.com.vn) để góp phần công khai các thông tin về sự thảo văn bản pháp luât nói chung, pháp luật thuế nói riêng nhằm Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 131 thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội vào việc đóng góp xây dựng chính sách, gắn với thực tiễn. Bộ Tài chính, Tổng cục thuế trên trang thông tin của mình cũng có những mục cho phép NNT, tổ chức, cá nhân có liên quan đƣợc gửi thắc mắc, phản hồi, góp ý, nhận xét về chính sách thuế cũ, mới. Thêm vào đó là các cuộc hội thảo, nhằm thu hút ý kiến chuyên gia ngành, lĩnh vực, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức kiểm toán, các trƣờng học tham gia vào lấy ý kiến về nội dung sửa đổi hoặc nội dung ban hành mới. Quốc hội là cơ quan sau cùng đƣợc giải trình về những thông tin về dự thảo sửa đổi các luật về thuế. Thông qua trang http://duthaoonline.quochoi.vn, mọi tổ chức cá nhân có thể tìm hiểu các nội dung thông tin cần thiết cho từng dự án luật. Quy định đã có, nhƣng nhiều ý kiến đóng góp, phản hồi về văn bản, chính sách từ doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nƣớc rơi vào tình trạng “đóng băng”. Không phản hồi, không giải trình, không lập luận, không phản biện. Do đó, trong quy trình tiếp thu ý kiến cần bổ sung các quy định về minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình. Thông tin cần đƣợc giải thích đầy đủ, hạn chế gây ra các cách hiểu khác nhau cho NNT. Đồng thời, với các kiến nghị, ý kiến đóng góp, trƣớc hết, sau 2020, chiến lƣợc thuế giai đoạn mới nếu đƣợc thực hiện cần thể chế hóa: những kiến nghị, đóng góp có quan điểm đông đảo của cộng đồng thì cơ quan ban hành chính sách phải phản hồi. Quy định rõ: - Thời gian phản hồi ý kiến (trong thời hạn ... ngày kể từ ngày nhận đƣợc ý kiến đóng góp) - Ý kiến tiếp thu, mức độ - Ý kiến không tiếp thu, giải trình, cụ thể lý do - .... Minh bạch chỉ đảm bảo khi cộng đồng doanh nghiệp, NNT cảm nhận đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình đối với mỗi chính sách mà chính họ là ngƣời chịu tác Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 132 động trƣớc hết. Quá trình này cũng giúp cho chính sách thuế khi đƣợc ban hành, thực hiện bám sát, phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội. Ngoài ra, khi một luật thuế đƣợc ban hành, cần xúc tiến luôn việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn chi tiết đến cấp độ thông tƣ. Đảm bảo khi luật đƣợc quốc hội thông qua, ngay sau đó Chính Phủ, Bộ Tài chính cũng đồng thời công bố văn bản hƣớng dẫn. Trong thời gian từ thời công bố đến thời điểm hiệu lực chính sách, khi có đầy đủ cả văn bản hƣớng dẫn, sẽ dễ dàng hơn cho các đơn vị làm công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế mới. 3.3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện mục tiêu và nội dung chính sách thuế 3.3.2.1 Chính sách thuế GTGT Chính sách thuế GTGT đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo hƣớng đơn giản, minh bạch để kịp thời tháo gỡ những vƣớng mắc phát sinh, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam những năm qua và từng bƣớc phù hợp với thông lệ quốc tế [17]. Mặc dù vậy vẫn có những hạn chế, vƣớng mắc, chƣa phù hợp với nguyên tắc của thuế GTGT, không thuận lợi trong quá trình thực hiện gây vƣớng mắc cho cả cơ quan thuế lẫn NNT cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu để sửa đổi một cách hợp lý. Thứ nhất, chuyển các DVTC từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế GTGT Kể từ khi áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam đến nay, DVTC thuộc đối tƣợng không chịu thuế GTGT. Quy định này vừa khiến cho danh mục nhóm hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT rộng, khiến cho công tác quản lý phức tạp vừa không đảm bảo nguyên tắc công bằng, vì nhiều hàng hóa trung gian khác là đầu vào của sản xuất vẫn thuộc đối tƣợng chịu thuế tiêu dùng. Các đầu vào nhƣ điện, nƣớc, vật tƣ, trụ sở, máy móc thiết bị chuyên dùng cho hoạt động tín dụng... có phát sinh thuế GTGT đầu vào nhƣng do hầu hết các DVTC không chịu thuế GTGT đầu ra. Hệ quả là đầu vào phát sinh không đƣợc khấu trừ, hoàn thuế. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra, nhiều nƣớc áp dụng chính sách thuế có tính chất tƣơng tự thuế GTGT đối với DVTC và không cho phép khấu trừ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 133 thuế GTGT đầu vào. Thuế đối với DVTC ở các nƣớc trong trƣờng hợp này tựa nhƣ thuế doanh thu đƣợc áp dụng ở Việt Nam từ trƣớc năm 1999. Mặt khác, do việc xác định GTGT của mỗi loại DVTC là khó khăn, nên hầu hết các quốc gia không áp dụng thuế GTGT đối với DVTC mà áp dụng chính sách thuế riêng đối với DVTC với tên gọi khác nhau là thuế kinh doanh hoặc tên gọi của sắc thuế gắn với loại DVTC nhƣ thuế ngân hàng, thuế bảo hiểm. Cơ sở tính thuế là doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ, cụ thể là doanh thu từ dịch vụ ngân hàng; doanh thu từ dịch vụ môi giới chứng khoán; doanh thu từ phí bảo hiểm. Phạm vi DVTC chịu thuế ở nhiều nƣớc cơ bản đều áp dụng thuế tiêu dùng đối với dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ trên TTCK. Mức thu thuế đối với DVTC ở các nƣớc cũng rất khác nhau nhƣng mức thu phổ biến là 5% tính trên doanh thu. Ở những nƣớc có đánh thuế vào DVTC thì việc thu thuế đã cho thấy có tác động tới hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh DVTC nên mức thu đƣợc tính toán, áp dụng đảm bảo không tác động lớn tới hoạt động của thị trƣờng DVTC cũng nhƣ quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế; đồng thời đảm bảo huy động đƣợc nguồn thu cho NSNN. Quá trình phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng mở ra cơ hội cho lĩnh vực DVTC phát triển một cách đa dạng. Vì vậy, đánh thuế GTGT đối với DVTC là cần thiết nhằm đảm bảo tính công bằng của chính sách thuế [57]. Đánh thuế GTGT vẫn đƣợc xem là một chuẩn mực để so sánh với việc áp dụng các chính sách thuế gián thu khác về tính trung lập kinh tế và gánh nặng của nó. Đề xuất này hoàn toàn phù hợp với nội dung cải cách về chính sách thuế GTGT đến năm 2020: “Nghiên cứu giảm bớt số lƣợng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT để việc tính thuế, khấu trừ thuế không bị ngắt quãng giữa các khâu trong quá trình SXKD;… bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trƣờng…” [7]. Việc thu thuế tiêu dùng đối với DVTC còn nhằm tăng cƣờng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 134 nguồn thu cho NSNN trong bối cảnh Việt Nam thực hiện cải cách tài chính công và cải cách hệ thống thuế, đảm bảo bền vững ngân sách và an ninh tài chính công. Ngoài ra, mở rộng đối tƣợng chịu thuế GTGT đối với các DVTC cũng là một biện pháp nhằm giảm khả năng chênh lệch thuế giữa lĩnh vực DVTC với các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Chuyển DVTC từ đối tƣợng không chịu thuế GTGT sang đối tƣợng chịu thuế GTGT cần phải đƣợc quy định đầy đủ, chi tiết và nhất quán: - Ngƣời nộp thuế là tổ chức kinh doanh DVTC, bao gồm các NHTM và TCTD, các công ty bảo hiểm, các CTCK. - Cơ sở tính thuế GTGT đối với DVTC là số tiền phải thu từ cung cấp DVTC. - Phƣơng pháp tính thuế: áp dụng PPTT trên GTGT. Thuế GTGT phải nộp = GTGT * Thuế suất Trong đó, + GTGT tính theo tỷ lệ áp dụng chung với tất cả các dịch vụ thuộc diện áp dụng PPTT, theo quy định hiện hành là 5% doanh thu đã bao gồm cả thuế GTGT. GTGT = Doanh thu * 5% + Mức thuế suất áp dụng đối với DVTC là 10%, là mức thuế suất áp dụng đối với các hàng hóa dịch vụ thông thƣờng nếu chịu thuế GTGT Định kỳ nộp thuế, NNT là các doanh nghiệp cung cấp DVTC sẽ xác định nghĩa vụ thuế vào nộp vào NSNN theo quy định. Đối với các loại DVTC không chịu thuế GTGT, khi chuyển sang danh mục chịu thuế GTGT theo phƣơng pháp này, NNT không đƣợc khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Còn với các loại DVTC hiện chịu thuế GTGT theo PPKT, các tổ chức tài chính tiếp tục hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động nộp thuế theo PPKT để đƣợc khấu trừ đầu vào, hạn chế tính gián đoạn trong quy trình khấu trừ thuế GTGT. Đề xuất này bƣớc đầu có thể khiến cho các tổ chức tài chính nhận thấy thêm sự phức tạp. Tuy nhiên, suốt thời gian dài kể từ khi áp dụng luật thuế GTGT đầu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 135 tiên ở Việt Nam (ngày 1/1/1999), đến nay đã gần 20 năm thực hiện ƣu đãi thuế GTGT cho các DVTC, việc áp dụng thuế GTGT đối với DVTC là phù hợp và cũng đảm bảo công bằng. Vấn đề quan trọng nhất, khi đƣa chính sách vào cuộc sống, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn, giải thích chính sách để tăng sự đồng thuận, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, xã hội. Thứ hai, thống nhất quy định áp dụng thuế suất 0% đối với DVTC xuất khẩu Do đó, cần bổ sung quy định chi tiết cho trƣờng hợp các trƣờng hợp DVTC xuất khẩu. Cơ chế khấu trừ thuế đầu vào trong trƣờng hợp vừa phát sinh đầu ra chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT có thể thực hiện trên cơ sở phân bổ doanh thu chịu thuế so với tổng doanh thu. Xác định doanh thu đối với DVTC xuất khẩu là số phải thu theo hợp đồng. Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, không phân biệt đã thu đƣợc tiền hay chƣa. 3.3.2.2 Chính sách thuế TNDN Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn chi tiết hơn cơ sở tính thuế TNDN đối với thu nhập từ DVTC Cơ sở tính thuế là một bộ phận hoặc toàn bộ đối tƣợng chịu thuế đƣợc xác định làm căn cứ tính thuế. Xác định cơ sở tính thuế đúng là nền tảng căn bản cho việc thực thi tốt pháp luật về thuế, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời. Nhƣng nếu cơ sở thuế không rõ ràng có thể khiến các doanh nghiệp vô tình kê khai sai nghĩa vụ thuế và có thể phải chịu phạt (mức phạt hiện nay lên tới 20% số thuế phải nộp đối với hành vi kê khai sai thuế). Thu nhập tính thuế đƣợc quy định thống nhất nhƣ sau: Thu Thu nhập tính = Doanh thu thuế Chi phí - được trừ Thu + Lỗ được nhập nhập - được khác miễn thuế Chi phí lãi vay đƣợc trừ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 - kết chuyển trong kỳ 136 Đối với lĩnh vực DVTC nhất là các ngân hàng với đặc thù đi vay để cho vay, hoán đổi kỳ hạn, nguồn vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân rất lớn, có trƣờng hợp chiếm tới ¾ tổng nguồn vốn của ngân hàng. Trong số nguồn vốn huy động, rất nhiều trƣờng hợp vay vốn là từ cá nhân, hộ gia đình. Nhƣng chính sách thuế không có quy định riêng đối với doanh nghiệp là các tổ chức tài chính nên có thể hiểu các tổ chức tài chính đƣợc phép huy động vốn, nếu huy động từ cá nhân cũng bị khống chế định mức chi phí lãi vay đƣợc trừ 150% lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm vay (với các hợp đồng mà doanh nghiệp vay vốn không phải của TCTD, tổ chức kinh tế). Quy định này vừa hạn chế khả năng mở rộng nguồn vốn của các tổ chức huy động; vừa gây khó khăn cho các doanh nghiệp DVTC trong việc hạch toán, tính toán các khoản chi phí thuế đƣợc trừ. Dó đó cần bổ sung quy định chi tiết định mức chi phí lãi vay đƣợc trừ khi tính thuế TNDN của các doanh nghiệp DVTC đƣợc phép thực hiện hoạt động huy động vốn từ cá nhân hoặc tiến đến áp dụng quy định “vốn mỏng” thay cho khống chế định mức chi phí lãi vay. Biện pháp xử lý tình trạng các doanh nghiệp duy trì cơ cấu vốn vay quá cao để tài trợ cho tài sản nhằm tránh thuế là qui định mức trần chi phí trả lãi tiền vay hoặc quy định tỷ lệ khống chế về vốn vay trên VCSH. Phần lãi vay phải trả vƣợt quá tỷ lệ đƣợc coi là “vốn mỏng” thì không đƣợc tính vào chi phí đƣợc trừ khi tính thuế TNDN. Thực tiễn các nƣớc cho thấy, các doanh nghiệp sử dụng vốn vay nhƣng thực chất là vốn góp của công ty mẹ nhằm giảm nghĩa vụ thuế (do đƣợc khấu trừ chi phí lãi vay trƣớc thuế), do đó, nhiều nƣớc có quy định về vốn mỏng thay vì quy định trần lãi suất để xác định chi phí lãi vay đƣợc trừ. Tỷ lệ này đƣợc qui định cụ thể đối với từng quốc gia và dựa trên toàn bộ vốn vay hay vốn góp của các bên liên quan. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 137 Bảng 3. 1: Tỷ lệ vốn vay/VCSH ở một số quốc gia Quốc gia Tỷ lệ vốn vay / VCSH 3 : 1 (vay cổ đông nƣớc ngoài) Hàn Quốc 6 : 1 (doanh nghiệp là các tổ chức tài chính) 2 : 1 (doanh nghiệp thông thƣờng) Trung Quốc 5 : 1 (doanh nghiệp là các tổ chức tài chính) 3:1 Nga 12,5 : 1 (Đối với ngân hàng) (Nguồn: Bộ Tài chính, 2012, Báo cáo: Kinh nghiệm cải cách chính sách thuế TNDN của một số nước trên thế giới) Nhiều nƣớc phát triển đã đƣa ra quy định giới hạn vốn vay trên vốn chủ sở hữu nhằm tránh thất thu thuế. Nƣớc đầu tiên áp dụng quy định này là Canada vào năm 1971. Tiếp bƣớc Canada lần lƣợt là Australia, Mỹ, hầu hết các nƣớc Châu Âu và OECD. OECD Khuyến nghị áp dụng tỷ lệ vốn mỏng là 3:1 (vốn vay không quá 3 lần VCSH); đối với ngành đặc thù nhƣ tín dụng, ngân hàng có thể là 10:1 [102]. Tuy vậy, trong số các nƣớc ASEAN, chƣa có nƣớc nào đƣa quy định “vốn mỏng” vào luật [8]. Trong điều kiện của Việt Nam, còn nhiều doanh nghiệp thiếu vốn SXKD, tỷ lệ nợ vay/VCSH khá cao. Bảng 3. 2: Tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu của một số ngành* tại Việt Nam (Đơn vị: lần) Ngành Thấp nhất Cao nhất Sản xuất 0,09 3,94 Phi sản xuất 0 14,87 9,25 10,25 Trong đó Tài chính – Ngân hàng (Nguồn: [35], * tính toán từ các doanh nghiệp niêm yết) Qui định “vốn mỏng” đạt đƣợc nhiều lợi. Nó vừa là cơ sở xác định chi phí lãi vay đƣợc trừ, vừa là công cụ chống chuyển giá khi các doanh nghiệp báo lỗ vì chi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 138 phí vay quá lớn, mà thực chất nợ vay lại chủ yếu vay từ công ty mẹ, đồng thời đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về thuế và không chấp hành tốt pháp luật về thuế. Việt Nam có thể tiến tới bỏ định mức chi phí lãi vay, thay vào đó chỉ nên quy định chi phí lãi tiền vay không đƣợc trừ vào chi phí của doanh nghiệp đối với các khoản vay vƣợt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu. Ví dụ, nếu tỷ lệ trung bình là 3:1 thì với các doanh nghiệp có cơ cấu các khoản chi phí trả lãi tiền vay vốn tƣơng ứng với khoản vay vƣợt quá 4 hoặc 5 lần vốn chủ sở hữu (4:1 hoặc 5:1) thì không đƣợc trừ vào chi phí khi tính thuế TNDN. Điều kiện tiên quyết là tỷ lệ khống chế phải phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp (doanh nghiệp phi tài chính thì tỷ lệ khống chế phải khác doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đặc thù nhƣ tín dụng, ngân hàng) để đảm bảo tính khả thi, với tỷ lệ khống chế đối với TCTD, NHTM có thể cao hơn so với tỷ lệ khống chế đối với doanh nghiệp thông thƣờng. Chẳng hạn, tỷ lệ trung bình của ngành tài chính ngân hàng là 10:1 thì các tổ chức tài chính có cơ cấu các khoản chi phí trả lãi tiền vay vốn tƣơng ứng với khoản vay vƣợt trên 10 lần vốn chủ sở hữu thì không đƣợc trừ vào chi phí khi tính thuế TNDN. Theo lộ trình từ 3-5 năm, Bộ Tài chính đánh giá lại tỷ lệ nợ vay/VCSH để điều chỉnh tỷ lệ tăng hoặc giảm phù hợp. Thực hiện quy định này sẽ có những phản ứng nhất định từ phía NNT. Nhất là ở những tổ chức, doanh nghiệp mà cơ cấu vốn vay/VCSH cao. Vì vậy, nếu đƣợc thực hiện, cần phải có tuyên truyền, phổ biến, giải thích rõ lý do để đạt đƣợc sự ủng hộ của cộng đồng. Loại bỏ dần những quy định khống chế định mức chi phí đƣợc trừ Luật thuế TNDN khống chế mức tối đa đƣợc trừ khi tính thuế TNDN đối với một số khoản nhƣ chi phí thực tế của doanh nghiệp điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong khâu tính thuế và cũng chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 139 Nhiều khoản chi bị khống chế định mức trần chi phí đƣợc trừ nhằm hạn chế tình trạng các doanh nghiệp khai khống chi phí, khai báo chi phí cao hơn so với thực tế phát sinh. Biện pháp tốt nhất là loại bỏ dần các định mức trần chi phí mà thay vào đó là kiểm soát bằng các chứng từ chi trả. Nếu phát sinh đúng thì nên cho trừ toàn bộ số đã chi chứ không nên gây khó khăn cho doanh nghiệp bằng việc quy định định mức Trong Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt tính trên tổng phƣơng tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Nhƣ vậy, từ sau 2020 khả năng các giao dịch không dùng tiền mặt có thể đạt trên 90%. Nếu nhƣ kiểm soát giao dịch tiền mặt gần nhƣ là không thể thì kiểm soát các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt là hoàn toàn có cơ sở để thực hiện. Vì vậy theo lộ trình, Bộ Tài chính có thể nghiên cứu bỏ một số khoản chi bị khống chế định mức. Đến 2030, khi tổng phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt phát triển khắp các vùng miền thì có thể bãi bỏ hoàn toàn định mức chi phí đƣợc trừ thay vào đó chỉ nên quy định chứng từ thanh toán bắt buộc là thanh toán không dùng tiền mặt làm cơ sở xác định chi phí đƣợc trừ. Riêng đối với một số chi phí mang tính quốc tế, khó kiểm soát nhƣ: chi phí quản lý quản lý kinh doanh, chi phí lãi vay quốc tế... có thể giữ lại quy định khống chế, qui định chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế về các khoản chi đƣợc trừ và không đƣợc trừ. Giải thích rõ từ ngữ, tránh gây ra các cách hiểu khác nhau trong quá trình thực thi chính sách thuế Trong mỗi chính sách thuế luôn luôn có nội dung giải thích từ ngữ. Mặc dù vậy, trong quá trình thực thi chính sách thuế đối với các DVTC, vẫn phát hiện các những cách sử dụng từ ngữ chuyên ngành chƣa đƣợc luận giải cụ thể. Mục 2.34 khoản 2, điều 6 thông tƣ 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 hƣớng dẫn chi tiết thi hành nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hƣớng dẫn thi hành Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 140 luật thuế TNDN: không đƣợc trừu “Khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu (trừ cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả) và cổ tức của cổ phiếu (trừ cổ tức của cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả), mua bán cổ phiếu quỹ và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu của DN’. Tham khảo nhiều tài liệu và ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, khi nói đến cổ phiếu nó đƣợc hiểu là chứng chỉ ghi nhận quyền sở hữu, khác hoàn toàn với các loại chứng chỉ ghi nhận nợ. Nói cách khác, không có cổ phiếu thuộc lại nợ phải trả. Thuật ngữ này cần phải đƣợc giải thích rõ ràng hoặc thay thế bằng cụm từ “chứng khoán thuộc loại nợ phải trả” hoặc “chứng khoán nợ” sẽ phù hợp hơn. Bổ sung hƣớng dẫn chi tiết hơn về thu nhập khác khi tính thuế TNDN. Có thể định nghĩa: thu nhập khác là thu nhập bất thƣờng, không có trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Hoặc rõ ràng hơn là thu nhập khác là khoản tiền thu đƣợc chƣa hạch toán vào thu nhập từ hoạt động SXKD chính. Ban hành đầy đủ quy định hƣớng dẫn thuế TNDN Đề xuất đƣợc đƣa ra vì nghiên cứu thực trạng cho thấy, lĩnh vực DVTC hiện còn thiếu những hƣớng dẫn phù hợp với hoạt động kinh doanh của các TCTD. Tại các ngân hàng việc ghi nhận doanh thu, chi phí đối với hoạt động tín dụng rất phức tạp, các ngân hàng huy động vốn theo nhiều kỳ hạn, với các mức lãi suất khác nhau. Phần vốn huy động đƣợc lại bán cho hội sở (trung ƣơng) theo lãi suất bán vốn nội bộ. Ngƣợc lại, để cấp tín dụng cho khách hàng, các ngân hàng phải mua vốn của trung ƣơng theo lãi suất mua vốn nội bộ. Nếu lãi suất huy động lớn hơn lãi suất bán vốn nội bộ và nếu lãi suất mua vốn nội bộ thấp hơn lãi suất cho vay thì chi nhánh có lãi. Về nguyên tắc, ngân hàng hoặc chi nhánh đặt trụ sở ở địa phƣơng nào thì nộp thuế TNDN ở địa phƣơng đó. Các chi nhánh ngân hàng là đơn vị trực tiếp huy động và cho khách hàng vay nhƣng hội sở ngân hàng thì không thực hiện cho vay. Trƣờng hợp này, lãi suất huy động của chinh nhánh ngân hàng bị khống chế định mức, còn lãi suất mua vốn nội bộ của hội sở thƣờng không có định mức. Chính Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 141 sách thuế TNDN đến nay chỉ hƣớng dẫn cách thức ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN đối với một số khoản thu nhƣng chi phí đối với hoạt động này thì không có hƣớng dẫn cụ thể mà luật quy định rất chung chung. Bộ Tài Chính đã ban hành thông tƣ hƣớng dẫn về thuế trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán (chƣa đƣợc sửa đổi bổ sung phù hợp với chính sách thuế mới áp dụng từ 2009), bảo hiểm. Song ở lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, dù có quy chế tài chính đặc thù nhƣng không có hƣớng dẫn riêng. Vì vậy, luận án đề xuất, để đảm bảo công bằng giữa các lĩnh vực khác nhau của khu vực DVTC, cần bổ sung quy định hƣớng dẫn về chính sách thuế đối với các ngân hàng, TCTD. Thứ hai, xác định mức thuế suất thuế TNDN hợp lý, khuyến khích sản xuất phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu Theo lộ trình, thuế suất TNDN duy trì 20% đến hết năm 2018 và có thể thực hiện các điều chỉnh giảm sau đó. Thuế suất của một số quốc gia trong khu vực đã ngang bằng với mức thuế suất sẽ áp dụng của Việt Nam từ năm 2016. Đồng thời, so với thuế suất trung bình của một số khu vực đã thấp hơn: châu Á là 21,91%; khu vực EU 21,34% [109]. Giảm thuế suất thuế TNDN trong giai đoạn từ 2020- 2030 là hoàn toàn có cơ sở nhƣng mức giảm cần hợp lý trên cơ sở tính đến mức độ hội nhập quốc tế, mức độ cạnh tranh vốn quốc tế, năng lực sản xuất trong nƣớc trên cơ sở đảm bảo nguồn thu NSNN. Nếu thu hẹp bớt các ưu đãi thuế và thực hiện tốt việc thất thu thuế thì thuế suất có thể giảm xuống ngang bằng mức thực khoảng 17% - 18% mà ít ảnh hƣởng đến thu từ thuế TNDN. Thứ ba, chính sách thuế TNDN đối với các DVTC cung cấp xuyên biên giới Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và đa phƣơng. Các hiệp này chủ yếu đề cập vấn đề thuế suất ƣu đãi, chính sách thuế XNK giữa các thành viên mà ít đề cập tới các loại thuế khác. Trong khi đó, thuế XNK thì hoàn toàn không đánh vào dịch vụ xuất khẩu hay nhập khẩu. Vấn đề đƣợc quan tâm tiếp theo là các loại thuế liên quan đến thu nhập từ hoạt động DVTC qua biên giới. Khi giao dịch DVTC xuyên biên giới đƣợc thực hiện, phƣơng thức thanh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 142 toán chi trả thu nhập giữa nhà cung cấp dịch vụ với đối tƣợng sử dụng thƣờng rất đa dạng. Do đó, hình thành cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, đi kèm với đó là thỏa thuận về cơ chế phối hợp và chia sẻ tỷ lệ thu thuế liên quan đến các giao dịch DVTC rất phức tạp. Việt Nam cần khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nƣớc sử dụng dịch vụ thông qua giao dịch trực tuyến thực hiện việc kê khai giao dịch trực tuyến với cơ quan thuế về giao dịch của mình nhằm giúp cơ quan thuế quản lý các giao dịch mà tổ chức, cá nhân trong nƣớc đã thực hiện, bao gồm cả chính sách ƣu đãi về thuế, khấu trừ thuế TNCN, thuế TNDN. Trên cơ sở dữ liệu quản lý đƣợc, Việt Nam có thể thỏa thuận với quốc gia nơi có tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, bán hàng về việc chia sẻ cho Việt Nam một tỷ lệ tiền thuế nhất định đối với các giao dịch thƣơng mại điện tử phát sinh từ Việt Nam với nƣớc thành viên [69]. Các DVTC đƣợc tạo ra và tiêu dùng ngay, không qua lƣu trữ, cung cấp dịch vụ mà không cần có hiện diện của nhà cung cấp dịch vụ. Trƣờng hợp hợp đồng cung cấp dịch vụ do khách hàng trong nƣớc ký kết với nhà cung cấp nƣớc ngoài, về nguyên tắc doanh nghiệp nƣớc ngoài không cƣ trú tại Việt Nam nhƣng có phát sinh thu nhập tại Việt Nam thì phải nộp thuế đối với phần thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam; Trƣờng hợp doanh nghiệp Việt Nam cung cấp DVTC quốc tế mà có cả phần thu nhập phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam thì thu nhập chịu thuế phải là phần thu nhập phát sinh cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Điều này không phải pháp luật thuế không quy định, song, chính sách kiểm soát các khoản thu nhập phát sinh các khoản thu nhập đặc thù này dƣờng nhƣ còn thiếu vắng; biện pháp chủ yếu hiện nay vẫn dựa trên tính tuân thủ của bản thân NNT hoặc sử dụng điều khoản trao đổi thông tin trong các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nơi mà NNT phát sinh thu nhập. Vì vậy, cần khảo sát kỹ lƣỡng các điều khoản về trao đổi thông tin quản lý đối tƣợng nộp thuế, NNT trƣớc và trong khi ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. 3.3.2.3 Chính sách thuế thu nhập cá nhân Về loại thu nhập chịu thuế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 143 Luật thuế TNCN chia thu nhập chịu thuế TNCN thành các loại thu nhập khác nhau (10 loại). Nhƣng đối với các khoản thu nhập từ đầu tƣ vốn, chuyển nhƣợng vốn, chuyển nhƣợng chứng khoán, gắn với đặc thù TTCK, thì sự phân loại còn khá chung chung. Vì vậy, cần phân chia cụ thể loại cụ thể hơn. Có thể căn cứ vào phƣơng thức đầu tƣ, loại công cụ tài chính mà NĐT sử dụng. Theo phƣơng thức đầu tƣ, phân loại NĐT chứng khoán thành 2 hình thức là NĐT đầu tƣ trực tiếp vào chứng khoán; NĐT đầu tƣ chứng khoán gián tiếp thông qua CTCK, công ty quản lý quỹ. Phân loại nhƣ vậy để làm rõ hơn bản chất tính thuế cho các loại hình ủy thác đầu tƣ. Đối với hình thức đầu tƣ trực tiếp có thể áp dụng thuế thu nhập phù hợp dựa vào thời điểm phát sinh thu nhập là khi NĐT đƣợc chia cổ tức hoặc khi NĐT bán chứng khoán.Thu nhập hình thành vào cuối kỳ dựa trên khoản lợi tức nhận đƣợc thì đánh thuế thu nhập từ đầu tƣ vốn. Thu nhập hình thành khi chuyển nhƣợng chứng khoán thì áp dụng thuế chuyển nhƣợng chứng khoán. Đối với hình thức đầu tƣ qua quỹ: đánh thuế TNCN đối với NĐT đầu tƣ qua quỹ đảm bảo không cao hơn (hoặc tƣơng đƣơng) so với việc họ đầu tƣ trực tiếp. Theo tính chất công cụ tài chính: có thể chia thành chứng khoán vốn, chứng khoán nợ và chứng khoán lƣỡng tính. Chính sách thuế phải quy định rõ những chứng khoán nào có lợi tức, cổ tức hoặc loại nào là loại đƣợc phép đƣa vào chi phí khi tính thuế thu nhập. Về căn cứ và phƣơng pháp tính thuế sửa đổi theo hƣớng: Thứ nhất, quy định thuế thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán đảm bảo công bằng, khuyến khích đầu tƣ Quá trình sửa đổi thuế TNCN trong suốt những năm qua, đến nay đã thống nhất một phƣơng pháp xác định thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán. Thuế TNCN phải nộp = 0,1%* Giá chuyển nhượng từng lần Phƣơng pháp tính thuế hiện tại chỉ căn cứ vào giá bán nên kinh doanh thua lỗ thì NĐTcũng phải chịu thuế thu nhập. Tác động dễ nhận thấy của phƣơng pháp này Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 144 đối với các NĐT là: (i) với các NĐT giá trị, đầu tƣ lâu dài hay ít giao dịch chứng khoán thì mức thuế khoán 0,1% giá chuyển nhƣợng có thể không lớn, chấp nhận đƣợc; (ii) với các NĐT bám sàn chứng khoán, mua mua bán bán hàng ngày với giá trị giao dịch rất lớn so với vốn tự có thì khoản thuế khoán này là không nhỏ; (iii) với các NĐT chứng khóan bám sàn, họ phải mất rất nhiều khoản chi phí cao nhƣ phí môi giới chứng khoán, lãi vay ngân hàng và thuế khoán trên các giao dịch mua bán liên tục. Nếu kinh doanh có lãi, thì trừ hết các khoản chi phí nhƣ lãi vay, phí môi giới, phần lãi khá nhỏ. Chỉ giao dịch chuyển nhƣợng 1 loại cổ phiếu thì thuế không đáng kể. Nhƣng nếu giao dịch hàng trăm, thậm chí vài trăm cổ phiếu thì tổng nghĩa vụ thuế lớn. Trƣờng hợp NĐT cần vốn phải bán chứng khoán để chuyển đổi dòng tiền đầu tƣ, bị lỗ mà còn gánh thêm phần thuế chuyển nhƣợng thì có lẽ họ cũng đành chịu lỗ còn hơn là bán để gánh thêm thuế phí mà không đạt đƣợc lợi nhuận kỳ vọng. Vấn đề tiếp theo, áp dụng cách thu thuế nhƣ thế nào là hợp lý và khắc phục đƣợc các tồn tại kể trên? Trong thực tế, một số quốc gia đã sử dụng phƣơng pháp tính thuế với chuyển nhƣợng chứng khoán tựa nhƣ tính thuế lãi vốn. Thuế chuyển nhượng chứng khoán = Tổng giá bán bình quân - Tổng giá mua bình quân x Thuế suất Bản chất của phƣơng pháp này cũng là 1 hình thức thuế khoán vì không đƣa chi phí vào, tức là cũng không thể xác định lợi tức kinh doanh một cách chính xác, tuy nhiên phƣơng pháp này có nhiều ƣu điểm hơn so với thuế khoán ở chỗ việc xác định cơ sở thuế gắn với giá bán. Thuế chuyển nhƣợng chứng khoán xác định sau 1 ngày giao dịch và các CTCK khấu trừ tại nguồn ngay nếu NĐT có lãi; Với các giao dịch chứng khoán không có lãi thì không phải đóng thuế; Diện phải đóng thuế sẽ bị thu hẹp so với phƣơng pháp hiện hành. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 145 Nếu áp dụng phƣơng pháp này, các CTCK có thể phải chỉnh sửa bổ sung phần mềm (không quá phức tạp). Tuy nhiên, điều kiện áp dụng là cơ quan thuế phải quy định cụ thể việc xác định tổng giá bán, tổng giá mua dựa trên giá trung bình của các lô chứng khoán giao dịch đối với từng loại chứng khoán: đối với chứng khoán niêm yết xác định theo giá trị trƣờng tại thời điểm bán hoặc mua tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán; đối với chứng khoán chƣa niêm yết nhƣng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, xác định theo giá bán, giá mua chứng khoán thực tế tại Trung tâm giao dịch chứng khoán; đối với chứng khoán của các công ty không thuộc hai trƣờng hợp này thì giá bán, giá mua xác định dựa vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhƣợng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị tại thời điểm bán hoặc mua. Về thuế suất có thể nghiên cứu ở mức 1% (nhƣ mức thu của một số nƣớc hiện nay). Trƣờng hợp NĐT mở tài khoản ở nhiều CTCK khác nhau thì khi giao dịch đƣợc thực hiện ở CTCK nào, CTCK đó có trách nhiệm khấu trừ tại nguồn. Đến cuối năm, nếu NĐT có yêu cầu quyết toán thuế thì thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế có thẩm quyền theo một mã số thuế thống nhất. Trong những năm tới, sẽ tiếp tục có nhiều công ty đại chúng tham gia niêm yết chứng khoán, tức là thị trƣờng tự do đƣợc thu hẹp so với trƣớc kia. Còn với thị trƣờng phi tập trung và trƣờng hợp mua cổ phiếu trên thị trƣờng phi tập trung, sau đó niêm yết thì vẫn duy trì phƣơng pháp hiện hành, tức là thuế TNCN bằng 0,1% giá chuyển nhƣợng từng lần. Thứ hai, sửa đổi hợp lý thu nhập từ đầu tƣ chứng khoán đƣợc trả bằng cổ phiếu Khi nhận đƣợc chứng khoán, tiếp tục áp dụng quy định cho phép miễn thuế trong trƣờng hợp thu nhập nhận đƣợc là cổ phiếu, kể cả trƣờng hợp nhận đƣợc các dạng chứng khoán trung gian nhƣ cổ phiếu ƣu đãi, cổ phiếu chuyển đổi, trái phiếu chuyển đổi v.v. Khi chuyển nhƣợng, nếu giá chuyển nhƣợng cao hơn mệnh giá, tức là có thêm thu nhập thì NĐT phải chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 146 chứng khoán theo phƣơng án sửa đổi nêu trên. Đối với các cổ phiếu chƣa niêm yết, căn cứ xác định giá bán, giá mua xác định theo giá ghi trên hợp động chuyển nhƣợng hoặc do NNT tự kê khai. Trƣờng hợp giá thực tế thấp hơn mệnh giá thì không nộp thuế TNCN nữa. Thứ ba, Rà soát để đảm bảo nhất quán quy định giữa chính sách thuế TNCN với chính sách thuế TNDN Trong rất nhiều trƣờng hợp, một khoản chi ra từ các doanh nghiệp cho ngƣời lao động là chi phi của doanh nghiệp. Đối với cá nhân ngƣời lao động nó trở thành thu nhập. Nhà nƣớc nên khuyến khích doanh nghiệp gia tăng phúc lợi cho ngƣời lao động bằng cách cho phép doanh nghiệp tính vào chi phí đƣợc trừ khi tính thuế TNDN theo số thực tế phát sinh với các khoản chi hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời lao động (ốm đau, bệnh tật) nếu có hóa đơn chứng từ đầy đủ, quy định rõ trong hợp đồng lao động, thỏa ƣớc lao động tập thể hoặc quy chế chi tiêu nội bộ của doanh nghiệp về chế độ chi (mức chi, điều kiện chi, đối tƣợng đƣợc hƣởng) thay vì khống chế định mức. Riêng đối với các khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền đóng góp quỹ hƣu trí tự nguyện do ngƣời sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho ngƣời lao động đối với những sản phẩm bảo hiểm có tích lũy về phí bảo hiểm là thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định của pháp luật Việt Nam nên khó xảy ra tình trạng doanh nghiệp trích chuyển từ lƣơng sang tăng chi phúc lợi để giúp ngƣời lao động giảm thuế TNCN. Tình huống né tránh thuế có thể xảy ra khi Nhà nƣớc đánh thuế TNCN vào tiền lƣơng trong khi lãi miễn thuế TNCN đối với các khoản phúc lợi kể trên. Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới đã cho phép tính chi phí khấu trừ với loại hình bảo hiểm không bắt buộc có tích lũy về phí bảo hiểm khi chủ sử dụng lao động mua cho ngƣời lao động theo mức chi thực tế phát sinh phù hợp với đối tƣợng hƣởng, mức hƣởng, điều kiện hƣởng ghi trong hợp đồng lao động và kiểm soát chứng từ thanh toán thông qua quy định thanh toán không dùng tiền mặt. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 147 Xu hƣớng cải cách hành chính thuế nói chung cũng chủ yếu tập trung kiểm soát hóa đơn, chứng từ thanh toán đúng quy định và hợp pháp, số phát sinh thực tế phù hợp với chế độ chi tiêu mà doanh nghiệp đã tự xác định trƣớc đó, ít khống chế định mức với các khoản chi trực tiếp cho SXKD. Thực tế cho thấy, rất nhiều khoản chi khi doanh nghiệp chi ra, tính chi phí đƣợc trừ cho mục đích tính thuế TNDN thì ở phía còn lại, cá nhân ngƣời lao động phải kê khai vào thu nhập chịu thuế TNCN. Trong trƣờng hợp này, xét về tổng thể, khả năng gian lận thuế ít xảy ra. 3.3.3 Nhóm giải pháp điều kiện Để những giải pháp hoàn thiện chính sách thuế đối với các DVTC nhƣ tác giả đã trình bày có tính khả thi hơn nữa trong thực tiễn thì rất cần có những giải pháp mang tính điều kiện. Đây là yếu tố không thể tách rời trong tổng thể nội dung nghiên cứu của luận án. 3.3.3.1 Đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu phục vụ công tác thuế Xét về chủ trƣơng, chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 3 (từ 20112020) đƣa ra mục tiêu “tổ chức bộ máy công chức thuế hiệu quả, môi trƣờng làm việc thuận lợi, hấp dẫn tạo điều kiện thu hút, phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu, chuyên nghiệp. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức thuế đảm bảo năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt .v.v” [7]. Trong thực tiễn, từ khi chuyển sang áp dụng cơ chế NNT chủ động thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế .v.v thay cho cơ chế cơ quan thuế tính toán và giao số thuế phải nộp cho doanh nghiệp, NNT. Rất nhiều trƣờng đào tạo thuộc khối kinh tế ở Việt Nam thực hiện đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực thuế hoặc ít nhất là đƣa môn học thuế vào giảng dạy ở bậc đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nguồn lực nhất định cho xã hội. Nhu cầu tƣ vấn trong lĩnh vực thuế ngày càng gia nhiều, phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu tuyển dụng lao động trong ngành thuế và các doanh nghiệp dịch vụ thuế. Đối với ngành Thuế thƣờng xuyên thực hiện các đợt tuyển dụng trên diện rộng, trung bình tuyển mới khoảng 2.000 đến trên 3.000 công chức Thuế khắp cả Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 148 nƣớc từ năm 2012 đến 2016 (chƣa tính đến ngành Hải Quan). Thêm vào đó là nhu cầu sử dụng lao động thuế (kế toán thuế, tƣ vấn thuế, kiểm toán thuế, giám đốc thuế, cán bộ giảng dạy thuế.v.v) tại các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, tổ chức cung cấp dịch vụ thuế, dịch vụ kiểm toán… Trong khi đó khối lƣợng ngƣời học đƣợc đào tạo phù hợp với chuyên ngành ở các cơ sở đào tạo trong nƣớc hiện nay ƣớc tính mới chỉ đáp ứng khoảng 20% [7]. Đối với các doanh nghiệp làm dịch vụ thuế: tính đến tháng 12/2015, thống kê của Tổng cục thuế Việt Nam cho thấy, cả nƣớc đã có 266 đại lý thuế với 647 nhân viên hành nghề, đã cấp 2.454 chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, nhu cầu đƣợc bồi dƣỡng kiến thức cao. Chính vì vậy, các cơ sở đào tạo, ngành thuế và các doanh nghiệp dịch vụ thuế cần tiếp tục đào tạo, tái đào tạo đội ngũ lao động thuế chuyên môn hóa, có trình độ đáp ứng yêu cầu công việc và có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Bên cạnh đào tạo về quy trình, nghiệp vụ cần đào tạo sâu các kiến thức về kế toán, tài chính của ngành ngân hàng – chứng khoán - bảo hiểm để có đƣợc kiến thức vững vàng về lĩnh vực đặc thù này. Quá trình này có thể thực hiện thông qua việc phối hợp với các cơ sở đào tạo trong nƣớc và nƣớc ngoài đã có. Dƣới hình thức lớp học chuyên sâu hoặc mời chuyên gia có kinh nghiệm để rút ngắn thời gian đào và đảm bảo hiệu quả đầu ra. Thực hiện giải pháp này vừa đảm bảo đào tạo đƣợc đội ngũ công chức thuế đáp ứng tốt yêu cầu công việc, đồng thời cũng là đảm bảo cho sự thành công của chủ trƣơng xã hội hóa hoạt động hỗ trợ NNT ở Việt Nam. 3.3.3.2 Mở rộng khả năng tiếp cận công nghệ thuế cho người nộp thuế Chính sách thuế tốt muốn đạt đƣợc hiệu quả trong thực thi thì ngoài bản thân nó là sự hỗ trợ trực tiếp của hệ thống phƣơng tiện, công nghệ thông tin, truyền thông .v.v. Mục tiêu của ngành thuế là đạt đến hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật đƣợc xây dựng tiên tiến, hiện đại; hệ thống quy trình nghiệp vụ thống nhất đƣợc liên kết, tự động hóa cao dựa trên hệ thống thông tin quản lý thuế tích hợp. Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cơ quan thuế đƣợc xây dựng tiên tiến, Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 149 hiện đại. Đến năm 2015, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng tự động hóa 90% nhu cầu xử lý thông tin quản lý thuế ; 100% các chức năng quản lý thuế đều đƣợc ứng dụng công nghệ thông tin. Thực tiễn cho thấy, ngành Thuế đã có những nâng cấp lớn về hạ tầng kỹ thuật, bƣớc đầu xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu về NNT tập trung tại Tổng cục Thuế đồng thời tăng cƣờng hệ thống bảo mật, an ninh thông tin. Xây dựng, nâng cấp và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế nhƣ: Trang thông tin điện tử ngành Thuế, Tra cứu thông tin hóa đơn, Ứng dụng quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Ứng dụng quản lý thuế TNCN; Ứng dụng quản lý hóa đơn, ấn chỉ, Ứng dụng hoá đơn điện tử có mã xác thực…; các ứng dụng phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp: hệ thống gửi tờ khai qua mạng, kê khai trực tuyến; xây dựng Cổng điện tử trao đổi thông tin về thuế với các ngân hàng để thực hiện nộp thuế qua mạng; kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để triển khai hệ thống hỗ trợ nhắn tin qua điện thoại; Phát triển các ứng dụng phục vụ chức năng tuyên truyền, hỗ trợ NNT của ngành Thuế… Nhƣng không phải NNT nào cũng tiếp cận đƣợc với những thành tựu từ quá trình nâng cấp này, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể, NĐT nhỏ lẻ, cá nhân khác v.v. Từ đây đặt ra yêu cầu phát triển đa dạng hơn nữa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT nhằm tiếp cận với công nghệ ngành thuế, tiến đến xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, hiện đại, tiên tiến 3.3.3.3 Xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin, ngân hàng dữ liệu liên kết thông tin lĩnh vực DVTC Hệ thống thông tin này chƣa đựng các yếu tố nhƣ các loại DVTC, nhu cầu, thị hiếu, độ tin cậy với nhà cung cấp. Thông tin cần đƣợc phân loại theo mục đích sử dụng. Các bên tham gia vào thị trƣờng khác nhau, mục đích sử dụng thông tin sẽ khác nhau. - Đối với các tổ chức tài chính: Họ luôn phải chủ động thông tin về cung cầu, giá cả, chi phí thuế liên quan đến DVTC họ cung cấp từ đó mở rộng thị phần, khai thác Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 150 thị trƣờng mới, đàm phán, quyết định phƣơng án cung cấp dịch vụ để tối ƣu lợi nhuận. - Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc: Trong tình huống của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, thông tin rất cần thiết đối với việc thanh tra, giám sát hoạt động thị trƣờng, các giao dịch thanh toán phục vụ cho công tác thuế và hoặc định các chính sách vĩ mô, định hƣớng thị trƣờng. 3.4. KIẾN NGHỊ 3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính Chính phủ và Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng tổng thể hệ thống chính sách thuế nói chung và từng chính sách thuế nói riêng. Bộ giao nhiệm vụ cho Tổng cục thuế trực tiếp xây dựng và trình Bộ Tài chính, Chính phủ và Quốc hội ban hành các sắc thuế. Đồng thời cũng là cơ quan chủ trì thiết kế các văn bản hƣớng dẫn thi hành về các khoản thuế trong phạm vi cả nƣớc. Vì vậy, luận án đề xuất một số kiến nghị sau: Thứ nhất, Chỉ đạo xây dựng các văn bản hƣớng dẫn theo thẩm quyền đảm bảo kịp thời, thống nhất. Hầu hết các văn bản hƣớng dẫn về thuế đều đƣợc ban hành ngay sau khi luật có hiệu lực. Tuy nhiên, quá trình này thƣờng tạo ra độ trễ nhất định từ khi hiệu lực đến khi có văn bản hƣớng dẫn. Có trƣờng hợp mất cả năm mới có văn bản hƣớng dẫn chi tiết. Vì vậy, kiến nghị sửa đổi quy trình ban hành chính sách: ngay khi chủ trì soạn thảo chính sách thuế, Chính phủ cần chỉ đạo để soạn thảo luôn cả văn bản hƣớng dẫn. Khi trình Quốc hội thông qua luật thuế. Bên cạnh các tài liệu, báo cáo thuyết minh, giải trình, so sánh .v.v cần đính kèm luôn cả văn bản hƣớng dẫn chi tiết, ít nhất là ở cấp Nghị định để đảm bảo chính sách thuế từ luật đến nghị định, thông tƣ, công văn v.v không có sự khác biệt đáng kể. Tạo thuận lợi cho quá trình chấp hành tốt pháp luật về thuế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 151 Thứ hai, Chỉ đạo và là đầu mối ban hành văn bản hƣớng dẫn chi tiết cho lĩnh vực DVTC, đảm bảo phù hợp và đồng bộ với hệ thống thuế. Lĩnh vực DVTC là lĩnh vực cần có văn bản hƣớng dẫn chi tiết cách thức ghi nhận các khoản doanh thu, chi phí, thu nhập phù hợp. Với những thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể trong lĩnh vực đã có trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm cần chỉ đạo, phối kết hợp với các đơn vị quản lý nhà nƣớc về chứng khoán, bảo hiểm là UBCK nhà nƣớc, Cục quản lý và giám sát bảo hiểm; các hiệp hội ngành nghề liên quan, tổ chức tài chính. Cùng với đánh giá thực thi chính sách thuế tại các luật thuế và các văn bản hƣớng dẫn nhằm rà soát lại, sửa đổi cho phù hợp với chế độ chính sách mới ban hành. Tránh tình trạng văn bản hƣớng dẫn chi tiết lạc hậu hơn cả chính sách chung. Chẳng hạn, thông tƣ 100/2004/TTBTC hƣớng dẫn về thuế với lĩnh vực dịch vụ chứng khoán ban hành từ những năm 2004, thông tƣ 72/2006/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 100/2004/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2004 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về thuế GTGT và thuế TNDN đối với lĩnh vực chứng khoán sửa đổi gần nhất thì cũng mới đến 2006. Trong khi chính sách thuế từ 1/1/2009 đã thay đổi rất nhiều. Với những lĩnh vực chƣa có văn bản hƣớng dẫn nhƣ dịch vụ ngân hàng cần bổ sung hƣớng dẫn, tránh quy định vụn vặt ở nhiều nơi gây khó khăn cho quá trình áp dụng cũng nhƣ đánh giá chính sách thuế đối với ngành, lĩnh vực. Từ năm 2021, nếu tiếp tục thực hiện chiến lƣợc cải cách thuế giai đoạn mới, cần tiến đến ban hành các văn bản hợp nhất hƣớng dẫn theo ngành, bên cạnh việc ban hành theo từng sắc thuế nhƣ hiện nay. Thứ ba, Chủ trì công tác dự báo, phân tích đánh giá bối cảnh, định hƣớng phát triển kinh tế xã hội và khả năng áp dụng chính sách thuế sát với thực tế; Nghiên cứu đặc thù của hoạt động DVTC, phối hợp với các cơ quan chủ trì làm đầu mối kết nối với bản thân các tổ chức tài chính để thống nhất các quy định về thuế, phù hợp với đặc thù đối tƣợng chịu thuế và với pháp luật chuyên ngành. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 152 Thứ tư, căn cứ vào thẩm quyền, thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, kiểm soát; đồng thời, lắng nghe các ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, NNT nhằm phát hiện kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc của các doanh nghiệp, NNT để có các biện pháp tháo gỡ xử lý kịp thời; đồng thời, thông qua đó kịp thời sửa đổi bổ sung sửa đổi các văn bản theo thẩm quyền (thông tƣ và các văn bản hƣớng dẫn) hoặc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung để đảm bảo cho quá trình triển khai thực hiện Luật thuế đƣợc thuận lợi, thông suốt. 3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc NHNN là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, đóng vai trò là Ngân hàng Trung ƣơng, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ƣơng về phát hành tiền, ngân hàng của các TCTD và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của NHNN. Vì vậy, trong thời gian tới, NHNN cần tiếp tục: Thứ nhất, NHNN chủ động phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan trong việc ban hành các cơ chế, chính sách chính đối với lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, nhất là những khuyến khích phù hợp về thuế hoặc biện pháp ƣu đãi thuế. Đặc biệt hiện nay đang thực hiện ƣu đãi thuế TNDN đối với các tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, là những tổ chức do NHNN quản lý trực tiếp. Hơn nữa, tổ chức tài chính vi mô có thể coi là mô hình khá mới mẻ nên cần có sự phối hợp giữa NHNN và các Bộ ngành liên quan xây dựng cơ chế hoạt động cũng nhƣ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động của tổ chức này thông qua ƣu đãi về thuế TNDN. Thứ hai, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển, chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến phục vụ hoạt động thanh toán điện tử, nâng cấp các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế. Khuyến khích các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Khuyến nghị này xuất phát từ 02 lý do: (i) chừng nào thanh toán tiền mặt còn phổ biến thì tình trạng hóa đơn không phản ánh đúng giá trị thực tế của giao dịch sẽ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 153 còn diễn ra nhiều. Khai tăng hoặc khai giảm giá trị ghi trên cũng là cách mà nhiều NNT sử dụng để trốn thuế. Chính vì vậy, thúc đẩy phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là cơ chế cực kỳ hữu ích đối với công tác quản lý thuế. Nó không chỉ đơn thuần thay đổi hành vi của NNT, giảm chi phí quản lý mà còn tạo ra những thay đổi căn bản để tiến đến giảm dần một hệ thống quản lý thuế phụ thuộc quá nhiều vào hóa đơn chứng từ nhƣ ở nƣớc ta hiện nay. (ii) Phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hay thanh toán qua ngân hàng hoàn toàn phù hợp với xu hƣớng điện tử hóa các dịch vụ thuế từ công tác nộp thuế cho đến thanh quyết toán thuế đều đẩy mạnh xã hội hóa, giảm tải khối lƣợng công việc cho ngành thuế, kho bạc đồng thời giúp ra tăng thu nhập cho các ngân hàng nhờ vào tăng trƣởng doanh thu từ dịch vụ thanh toán. Để làm đƣợc điều này, cần có sự phối hợp chỉ đạo từ NHNN bằng nhiều hình thức khác nhau: - Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cƣ thông qua phát triển các phƣơng tiện và phát triển mạng lƣới chấp nhận các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Trƣớc tiên, NHNN cần thiết lập cơ chế, chính sách giám sát của NHNN đối với các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế nhằm tăng cƣờng kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động thanh toán, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh toán, bảo đảm hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Tăng cƣờng mạng lƣới chấp nhận phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt cần đƣợc thực hiện theo tiến trình phát triển của hệ thống thƣơng mại dịch vụ để hỗ trợ các giao dịch thanh toán mặt đối mặt, cũng nhƣ giao dịch thanh toán từ xa trong thƣơng mại điện tử phục vụ cho các giao dịch thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ, dịch vụ nộp thuế qua hệ thống ngân hàng... - Chỉ đạo các NHTM cần chú trọng vào gia tăng các tiện ích đi kèm dịch vụ, phƣơng tiện thanh toán hiện đại, dần thay thế dịch vụ đơn mục đích bằng những dịch vụ đa mục đích (nhƣ sử dụng thẻ cho nhiều mục đích nhƣ thanh toán, chi trả Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 154 hóa đơn mua hàng, nộp thuế… thay cho việc sử dụng thẻ chỉ để rút tiền mặt) và tăng cƣờng các điểm chấp nhận các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán của các tổ chức, cá nhân. - Các biện pháp hỗ trợ tập trung chủ yếu vào việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức để ngƣời dân và các tổ chức nhận thức rõ đƣợc những lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt và cách thức để sử dụng các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Thƣờng xuyên thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, hƣớng dẫn trong toàn xã hội nhằm giúp cho công chúng, ngƣời sử dụng và các tổ chức trong xã hội hiểu, tiếp cận và sử dụng các phƣơng tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt một cách đầy đủ, kịp thời, tạo đƣợc sự chuyển biến căn bản về thói quen sử dụng tiền mặt. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nhận đƣợc hỗ trợ kỹ thuật, tƣ vấn, học hỏi kinh nghiệm, mô hình dự án đã triển khai thành công và nguồn tài chính cần thiết phục vụ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Phối hợp với các tổ chức quốc tế trong việc cung cấp vốn vay và tƣ vấn cho Việt Nam để triển khai ứng dụng các phƣơng tiện thanh toán mới, hiện đại tới những khu vực nông thôn, các đối tƣợng dân cƣ chƣa có điều kiện thuận lợi tiếp cận dịch vụ của hệ thống ngân hàng, mà trƣớc hết là các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Thứ ba, Tiếp tục rà soát lại quy định pháp lý liên quan đến lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, hoạt động cung ứng dịch vụ, cách phân loại thu nhập, chi phí và thực hiện các điều chỉnh phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Bãi bỏ các quy định thiếu chặt chẽ, không rõ ràng, lồng ghép, trái với quy định của pháp luật chuyên ngành, bao gồm cả pháp luật thuế. 3.4.3. Kiến nghị với Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc UBCK Nhà nƣớc là đơn vị thực hiện quản lý nhà nƣớc về chứng khoán và TTCK; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, TTCK. Trong thời gian tới, UBCK nhà nƣớc cần: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 155 Thứ nhất, chủ động phối kết hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, cơ quan thuế, hiệp hội các NĐT tài chính trong quá trình nhận diện, đánh giá thực tiễn hoạt động chứng khoán, từ đó kiến nghị sửa đổi chính sách thuế, đảm bảo phù hợp với cơ chế tài chính của các CTCK, công ty quản lý quỹ; đảm bảo an ninh tài chính quốc gia đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK. Để đảm bảo chính sách thuế đối với các dịch vụ chứng khoán dựa trên căn cứ, dữ liệu đầy đủ, có cơ sở để đánh giá kỹ lƣỡng sự thay đổi chính sách mà không gây ra ảnh hƣởng đáng kể hoặc bóp méo các hoạt động đầu tƣ kinh doanh chứng khoán thì giải pháp chính là sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thuế và chứng khoán. Thêm vào đó, UBCK cần có cơ chế khuyến khích hoặc tƣ vấn cho cơ quan ban hành chính thuế về hƣớng sửa đổi chính sách đảm bảo nhất quán, dễ thực hiện đồng thời hạn chế những kẽ hở dẫn đến trục lợi về thuế. Thứ hai, rà soát khung pháp lý liên quan đến CTCK, NĐT, thị trƣờng, danh mục và cách phân loại dịch vụ chứng khoán và thực hiện các điều chỉnh phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các quy định lỏng lẻo hoặc chƣa rõ ràng hoặc lồng ghép, trái với quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan nhƣ pháp luật về thuế. 3.4.4 Kiến nghị Cục quản lý và giám sát bảo hiểm Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nƣớc của Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi cả nƣớc; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Vì vậy, luận án kiến nghị Cục quản lý và giám sát bảo hiểm những vấn đề sau: Thứ nhất, đẩy mạnh việc phối hợp với Hiệp hội bảo hiểm, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bảo hiểm để rà soát lại nội dung chính sách thuế đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm từ đó trình Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 156 bộ tài chính sửa đổi, bổ sung hợp lý. Chủ động phối kết hợp với cơ quan ban hành chính sách thuế trong quá trình thiết kế và thực thi chính sách thuế đối với dịch vụ bảo hiểm. Thứ hai, căn cứ vào nhiệm vụ đƣợc giao, hàng năm thực hiện những rà soát cần thiết với các chính sách, quy định liên quan đến bảo hiểm bao gồm cả chế độ tài chính, chính sách thuế với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, pháp luật chuyên ngành có liên quan, các cam kết và hiệp định thƣơng mại tự do liên quan đến mở cửa dịch vụ bảo hiểm nhằm phát hiện các điểm không phù hợp để có những kiến nghị, đề xuất sửa đổi một cách phù hợp. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Chƣơng 3 của luận án đề đi sâu vào luận giải các quan điểm và mục tiêu của Nhà nƣớc đối với DVTC. Tổng hợp định hƣớng, mục tiêu chính sách thuế. Kết hợp cơ sở nội dung cơ sở lý luận đƣợc nghiên cứu ở chƣơng 1 và các phân tích, đánh giá ở chƣơng 2, chƣơng 3 tiến hành xây dựng bộ giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế đối với DVTC. Các giải pháp tập trung vào hoàn thiện chính sách thuế đã có: về quy trình, mục tiêu, nội dung chính sách thuế đến 2020, 2030. Một số giải pháp đề xuất đối với chính sách quản lý thuế. Chƣơng 3 cũng đồng thời chỉ ra các kiến nghị với cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực trong quá trình thiết lập và thực thi chính sách thuế nhƣ Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN, UBCK nhà nƣớc, Cục quản lý và giám sát bảo hiểm Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 157 KẾT LUẬN Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đối với các DVTC trong điều kiện hiện nay, không chỉ đáp ứng yêu cầu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà còn là công cụ giúp các quốc gia có điều kiện ứng phó với nguy cơ khủng hoảng tài chính trong tƣơng lai.Chính vì vậy, nghiên cứu cải tiến chính sách thuế đối với DVTC thông qua mở rộng, bao quát các đối tƣợng nộp thuế phát sinh, điều chỉnh thuế suất phù hơp, công khai, minh bạch rõ ràng…sẽ đảm bảo nguồn thu cho ngân sách và tăng sức cạnh tranh cho khu vực DVTC. Đề tài “Hoàn thiện chính sách thuế đối với các DVTC ở Việt Nam” đã đƣợc tác giả giải quyết trên một số nội dung sau: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận chính sách thuế đối với các DVTC. Qua đó: nhất quán những quan niệm khác nhau về DVTC, làm rõ những tác động của việc đánh thuế đối với các DVTC cũng nhƣ vai trò của thuế đối với các DVTC; Nghiên cứu yêu cầu, sự khác biệt và xu hƣớng đổi mới chính sách thuế đối với các DVTC. Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chính sách thuế đối với các DVTC ở một số nƣớc trên thế giới, rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn cho xây dựng chính sách thuế đối với các DVTC ở Việt Nam. Thứ hai, dựa trên mục tiêu, tiến trình cải cách chính sách thuế với DVTC qua các giai đoạn, cùng với thực trạng hoạt động DVTC ở Việt Nam để phân tích thực trạng chính sách thuế với các DVTC. Qua đó, phân tích những kết quả đạt đƣợc và hạn chế của chính sách thuế. Chỉ ra các nguyên nhân căn bản làm cơ sở xây dựng các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế. Thứ ba, xuất phát từ mục tiêu chính sách thuế, mục tiêu phát triển khu vực DVTC ở Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế với các DVTC. Chú trọng vào việc sửa đổi, bổ sung chính sách thuế đã có. Kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cơ sở thuế và phƣơng pháp tính thuế mới đối với các DVTC. Xây dựng các kiến nghị với chủ thể có liên quan trong quá trình thiết lập và thực thi chính sách thuế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 158 Hoàn thiện chính sách thuế là vấn đề phức tạp, đặc biệt chính sách thuế đối với các DVTC chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ những thay đổi của hoạt động TTTC, gắn với tiến trình cải cách thuế. Trong khuôn khổ luận án tiến sĩ, tác giả đã phân tích từ cơ sở lý luận đến thực tiễn để đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế đối với các DVTC ở Việt Nam. Mặc dù đã cố gắng nhƣng những đánh giá, giải pháp và kiến nghị có thể chƣa đƣợc đầy đủ và toàn diện. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận đƣợc sự góp ý của các nhà khoa học và những ngƣời quan tâm nhằm hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu./. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ ĐƢỢC CÔNG BỐ TẠP CHÍ KHOA HỌC 1. Bùi Thị Mến, Nguyễn Quốc Tuấn (2013), Áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, Nghiên cứu Hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam, số 7 , tháng 7/2013, Giấy phép xuất bản số 85/GP-XBBT. 2. Bùi Thị Mến, Nguyễn Thị Thu Huyền (2015), Những thay đổi trong chính sách thuế kinh doanh chứng khoán tác động tới nhà đầu tƣ cá nhân, Tạp chí Chứng khoán, Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc, Bộ Tài chính Việt Nam, số 197, tháng 3 /2015, ISSN: 0866-739X. 3. Trần Xuân Hải, Bùi Thị Mến (2015), Tác động của chính sách thuế đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán, Học viện Tài chính, Việt Nam, số 03(140), tháng 3/2015, ISSN 18594093. 4. Bùi Thị Mến (2015), Đánh giá chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Việt Nam, số 156, tháng 5 /2015. ISSN: 1859011X. HỘI THẢO QUỐC TẾ 1. Bùi Thị Mến (2016 ), Ảnh hƣởng của mở cửa dịch vụ tài chính đến sự phát triển của khu vực dịch vụ tài chính ở việt Nam, Hội thảo quốc tế về Phát triển thị trƣờng tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Hà Nội, tháng 10/2016. 2. Bùi Thị Mến (2016), Ảnh hƣởng của chính sách thuế quan trong quá trình hội nhập TPP đến các doanh nghiệp tại Việt Nam, Hội thảo quốc tế về Doanh nghiệp Việt Nam trong TPP, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2016. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 ĐỀ TÀI KHOA HỌC 1. Nguyễn Thanh Phƣơng, Đặng Tài An Trang, Trần Thị Xuân Anh, Bùi Thị Mến, Dƣơng Ngân Hà, Ngô Thị Hằng, Lê Quốc Tuấn (2012), Chính sách thuế kinh doanh chứng khoán trong quá trình tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng, Học viện Ngân hàng, Việt Nam, tháng 7/2012. 2. Lê Thị Diệu Huyền, Bùi Thị Mến, Trần Xuân Hải, Tô Kim Ngọc, Nguyễn Thị Lâm Anh, Nguyễn Văn Tâm (2015), Giải pháp cải tiến, hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, Đề tài cấp ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, tháng 3/2015. SÁCH CHUYÊN KHẢO Nguyễn Thanh Phƣơng, Đặng Tài An Trang, Trần Thị Xuân Anh, Bùi Thị Mến, Dƣơng Ngân Hà, Ngô Thị Hằng, Lê Quốc Tuấn (2013), Chính sách thuế kinh doanh chứng khoán trong quá trình tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán, Sách chuyên khảo, tháng 6/2013, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội. ISBN: 978-604-911-510-3. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Alberto Gabriele (2005), “Chính sách đối với các dịch vụ chiến lược và Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam”, tạp chí Hội nhập kinh tế, 20 (2), tháng 6 năm 2005, 263-293 2. Ban chấp hành TW ĐCSVN (2011), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020, Đại hội Đảng lần XI 3. Bary Eichengreen và Poonam Gupta (2009), Hai làn sóng tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ, tài liệu nghiên cứu của NBER, số 14968, thá ng 5 năm 2009 4. Nguyễn Thị Bất, Vũ Duy Hào (2002), Giáo trình thuế, XNB Thống kê, trƣờng đại học Kinh tế quốc dân 5. Bộ Ngoại giao Mỹ (2007), Tóm tắt về nền kinh tế Mỹ, Ấn phẩm của Chƣơng trình Thông tin Quốc tế, tháng 7/2007 6. Bộ Tài chính (2000), Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2001 – 2010 7. Bộ Tài chính (2010), Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 – 2020 8. Bộ Tài chính (2012), Báo cáo: Kinh nghiệm cải cách chính sách thuế TNDN của một số nước trên thế giới 9. Bộ Tài chính (2015), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện luật sửa đổi các luật về thuế 10.Bộ Tài Chính (2016), Hội thảo Kế hoạch hành động BEPS – Thực tiễn quốc tế và phương hướng triển khai tại Việt Nam 11.Thái Bá Cẩn, Trần Nguyên Nam (2004), Phát triển thị trường DVTC VN trong tiến trình hội nhập, NXB Tài chính, Hà Nội 12.Nguyễn Thị Mai Chi (2012), luận án tiến sĩ, Nghiên cứu chính sách thuế GTGT đối với DVTC 13.Dƣơng Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (2009), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 14.Chính phủ (2009), Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 (CSSSD) và tầm nhìn tới năm 2025 15.Chính phủ (2012), Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 16.Chính Phủ (2015), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011 2015; phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 và năm 2016, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII, ngày 20 tháng 10 năm 2015 17.Chính phủ Việt Nam và Nhóm NH Thế giới (2016), Báo cáo Việt Nam 2035 18.Chính phủ (2015) Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2015-2016 19.Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fullbright (2001), Thị trường-định chế và chi phí giao dịch 20.Vũ Văn Cƣơng (2013), Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ kinh tế. 21.David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997 22.David Ricardo (2002), Những nguyên lý kinh tế chính trị học và thuế khóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 23.Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình tài chính – tiền tệ, NXB Tài chính, Hà Nội 24.Nguyễn Thùy Dƣơng (2011), Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, luận án tiến sĩ kinh tế 25.Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế và hƣớng hoàn thiện thuế giá trị gia tăng trong tiến trình hội nhập AFTA. 26.Đặc san Toàn cảnh Bảo hiểm Việt Nam (2014), Báo ĐTCK, 30/05/2014 27.Nguyễn Văn Định (2010), Giáo trình bảo hiểm, NXB Đại học kinh tế quốc dân 28.Đông Á Securities (2015), Bức tranh tài chính của 78 CTCK nửa đầu năm 2015 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 29.Gangadha Prasad Shukla, Phan Minh Đức, Michael Engelschalk và Lê Minh Tuấn (2011), Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống thuế hiệu quả và công bằng hơn, Ban quản lý kinh tế và xóa đói giảm nghèo Khu vực Châu Á và Thái Bình Dƣơng. 10. HOSE, 2015, Hội thảo Vai trò của TTCK trong nền kinh tế 30.Bùi Tiến Hanh, Phạm Thị Hoàng Phƣơng (2016), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội 31.Vũ Thị Minh Hằng (2008), Một số suy nghĩ về thuật ngữ thị trường DVTC, tạp chí kinh tế phát triển số 11 năm 2008 32.Vƣơng Thị Thu Hiền (2008), Luận án tiến sĩ kinh tế, Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO. 33.Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Thị Liên (2009), giáo trình thuế, NXB Tài chính 34.Nguyễn Văn Hiệu (2003), Các giải pháp hoàn thiện cải cách hệ thống thuế Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế 35.Hoàng Xuân Hòa (2014), Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ở Nhật Bản, Trung quốc và một số gợi ý cho Việt Nam 36.Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Anh Duy (2013), Những vấn đề đặt ra trong công tác thanh tra, giám sát chuyên ngành đối với tập đoàn tài chính ở Việt Nam 37.Lê Minh Hƣơng (2015), Thực trạng vốn mỏng tại các doanh nghiệp Việt Nam, Cổng thông tin điện tử - Viện Chiến lƣợc chính sách tài chính) 38.Vũ Thị Xuân Hƣơng, LATS, Phát triển DVTC trong tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam 39.Lê Thị Diệu Huyền, 2014, giải pháp cải tiến, hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập DN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng -DTNH.21/2013. 40.Lê Thị Diệu Huyền (2016), Tài chính và hệ thống tài chính, NXB Tài chính 41.IBM Belgium, DMI, Ticon & TAC (2009), Hội nhập kinh tế và sự phát triển ở Việt Nam Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 42.Joseph E. Stiglitz (1995), kinh tế học công cộng, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 43.Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Thị Thùy Linh, Phan Phan Chung Thủy (2006), Nghiệp vụ ngân hàng, giáo trình, NXB thống kê 44.KPMG (2013), Khảo sát chung về ngành ngân hàng ở Việt Nam 45.Luật sửa đổ các luật về thuế 71/QH12/2014 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành 46.Luật thuế GTGT 2008, luật thuế GTGT sửa đổi 2013 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành 47.Luật thuế TNCN 2007, luật thuế TNCN sửa đổi 2014 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành 48.Luật thuế TNDN 2008, luật thuế TNDN sửa đổi 2013 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành 49.Maketing DVTC, NXB Thống kê (1999), trang 162 (biên dịch theo cuốn sách xuất bản tại Anh, 1998, NXB Butterworth Heieman 50.Nguyễn Thị Mùi, Ngô Minh Cách (2009), Giáo trình Maketing DVTC, NXB Tài chính 51.Nguyễn Thị Mùi, Trần Thị Thu Hiền, Trần Thị Hồng Hạnh, Trần Cảnh Toàn (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại, giáo trình, NXB Tài chính 52.Tô Kim Ngọc (2012), Tiền Tệ Ngân hàng, giáo trình 53.Paul A.Samuelson. Wiliam D. Nordhalls, Kinh tế học (quyển 1, 2), NXB thống kê, Hà Nội 54.Nguyễn Thanh Phƣơng (2013), Chính sách thuế kinh doanh chứng khoán trong quá trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. 55.Nguyễn Thanh Phƣơng (2015), Giáo trình Thị trƣờng chứng khoán, NXB Thống kê, Hà Nội 56.Tạp chí Tài chính (2015), số 11 kỳ 2-2015, Tỷ suất lợi nhuận của các NH niêm yết: Thực trạng và kiến nghị Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 57.Kiều Hữu Thiện (2009), Góp thêm một số ý kiến về tái cấu trúc hệ thống NHthương mại Việt Nam 58.Lê Quang Thuận (2013), Xu hướng cải cách thuế TNDN trên thế giới, Tạp chí Tài chính, Số 4/2013 59.Lê Quang Thuận (2016), Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng thuế GTGT đối với các DVTC, Tạp chí tài chính số tháng 8/2016 60.Nguyễn Thị Thuận (2009), Hoàn thiện pháp luật về các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam, LATS 61.Tổng cục thuế (2016), công văn 2510/TCT/CS ngày 7/6/2016 hướng dẫn chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài 62.Nguyễn Chí Trung, Nâng cao chất lượng DVNH trong xu thế hội nhập, http://www.sbv.gov.vn 63.Hoàng Bách Tùng – Nguyễn Ngọc Đào – Lê Thành Châu (1995), Từ điển thuật ngữ Anh – Việt về thuế, NXB Thống kê, Hà Nội 64.Từ điển tiếng việt (2007), Trung tâm từ điển tin học, NXB Đà Nẵng 65.Nguyễn Thị Tƣơi (2009), Khủng hoảng tài chính và bài học đối với chính sách tài khoá của Mỹ 66.Uỷ ban chứng khoán nhà nƣớc, Vụ chính sách thuế (2012), Hội thảo:“Xây dựng Thông tư hướng dẫn chính sách thuế trong lĩnh vực chứng khoán”. 67.VCCI, báo cáo nghiên cứu: Tự do hóa thương mại quốc tế ở Việt Nam 68.Vneconomy.vn (2015), Sức khỏe các ngân hàng cổ phần đang thế nào 69.Vneconomy.vn (2015), sức khỏe của nhóm big4 NHTM NN 70.Trần Quang Vinh (2016), Thương mại xuyên biên giới: Thách thức về quản lý thuế 71.Hồ Văn Vĩnh (2006), Thương mại dịch vụ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Cộng sản điện tử số 108 72.Vụ Tài chính NH và các tổ chức tài chính – Bộ Tài chính (2014), tổng quan về thị trường tài chính Việt Nam: thực trạng và giải pháp Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 73.Hải Yến (2012), “Sáp nhập, lối thoát cho NH yếu kém”. www.cafef.vn. 74.World bank (2000), OECD: Nền kinh tế dịch vụ 75.World bank (2014), Báo cáo đánh giá khu vực tài chính 76.WTO (1995), Hiệp định chung về thương mại dịch vụ, NXB tài chính, Hà nội TIẾNG ANH 77.Alexander Mende and Lukas Menkhoff (2003), University of Hannover, Germany, Discussion paper No. 268. January 2003. 78.Asher, M.G. & Rajan, R.S. (1999), Globalisation and Tax Systems: Implications for Developing Countries with Particular Reference to Southeast Asia, Discussion Paper No. 99/23. 79.Asli Demirguc-Kunt and Harry Huizinga, Development Research Group, The World Bank, and Department of Economics, Tilburg University, and CEPR, respectively (2000), Financial Structure and Bank Profitability. 80.Bacchetta, Philippe, and Ramon Caminal (1992), “Optimal Seigniorage and Financial Liberalization.” Journal of International Money and Finance 11: 518–38. Ramon Caminal,…). 81.Bhatia, B.S., and Batra, G.S., Financial Services, Deep & Deep Publishers, New Delhi 82.Bird R.M and E.M Zolt (2003), Introduction to Tax Policy Design and Development, World Bank. 83.Broadway, R. & Keen, M.(1995), 'Theoretical perspectives on the Taxation of Capital Income and Financial Services', in the: Taxation of Financial Intermediation: Theory and Practice for Emerging Economies, World Bank and Oxford University Press. 84.Brock, P.L (1997), 'Corrective Taxes and Quasi-taxes for financial institutions and their interaction with Deposit insurance', in the: Taxation of Financial Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Intermediation: Theory and Practice for Emerging Economies, World Bank and Oxford University Press. 85.Caminal, R., (1998), 'Taxation of Banks: Modeling the Impact', in the: Taxation of Financial Intermediation: Theory and Practice for Emerging Economies, World Bank and Oxford University Press. 86.Campbell, J.Y. and K.A.Froot (1994), International Experience with securities transaction taxes, The internationalization equity market, University of Chicago Press 87.Cardoso, E. (2005), 'Seigniorage, Reserve requirements, and Bank spreads in Brazil', in the: Taxation of Financial Intermediation: Theory and Practice for Emerging Economies, World Bank and Oxford University Press. 88.Colabella, Patrick R. and Richard J. Coppinger (1996), “The Withdrawals Tax”(St.John'sUniversity).http://149.68.13.100/media/3/e833fe26fc594ba0a20b a6265034044d.pdf 89.Dave Bearman, Tom Hiverkus, Meike Thorne, Russell Brown (2015), Insurance premium tax: trends and recent developments 90.De Jantscher, M. Casanegra (1990) Administering a VAT. In Value Added Taxation in Developing Countries, M. Gillis, C. S. Shoup, and G. P. Sicat, eds. World Bank: Washington, DC 91.European Commission (2010), Financial Sector Taxation, working paper 92.Feldstein, Martin (1983), Inflation, Tax Rules, and Capital Formation.Cambridge, Mass.: National Bureau of Economic Research. 93.Feldstein (1999), “Capital Income Taxes and the Benefit of Price Stability.” In Martin Feldstein, ed., The Costs and Benefits of Price Stability. Chicago: University of Chicago Press. 94.Geoff Gottlieb, Gregorio Impavido, and Anna Ivanova, Finance and development, September 2012, Vol. 49, No. 3, Taxing Finance Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 95.Granville, B (1994), 'Taxation of Financial Intermediaries as a source of Budget revenue: Russia in the 1990s', in the: Taxation of Financial Intermediation: Theory and Practice for Emerging Economies, World Bank and Oxford University Press. 96.Habermeier, K. & Kirilenko, A (2008), 'Securities Transation Taxes and Financial Markets', in the: Taxation of Financial Intermediation: Theory and Practice for Emerging Economies, World Bank and Oxford University Press. 97.Hoffman, Lorey Authur, S. N. Poddar, and John Whalley (1987). Taxation of Banking Services under a Consumption Type, Destination Basis VAT. National Tax Journal Homma, 404: 547-54 98.Honohan và các cộng sự (2009), taxation of financial intermediation: Theory and practice for emerging economies, 34-40 99.Honohan, P (1994), 'The Accidental Tax: Inflation and the Financial Sector', in the: Taxation of Financial Intermediation: Theory and Practice for Emerging Economies, World Bank and Oxford University Press. 100. Honohan, P., (1996), 'Avoiding the Pitfalls in Taxing Financial Intermediation', in the: Taxation of Financial Intermediation: Theory and Practice for Emerging Economies, World Bank and Oxford University Press. 101. Honohan, Patrick. (1996), “Does It Matter How Seigniorage Is Measured?” Applied Financial Economics. 6 (3): 293–300 102. Howell. H Zee (2000), Retarding short-term capital inflows through withholding tax. 103. Huizinga, Harry (2002). “A European GTGT on Financial Services.” 104. International Fiscal Association (1996), The Dividend Concept in International Tax Law 105. Jappelli, T. & Pistaferri, L., (1996), 'Tax incentives for Household saving and Borrowing', in the: Taxation of Financial Intermediation: Theory and Practice for Emerging Economies, World Bank and Oxford University Press. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 106. Kirilenko, A. & Summers, V. (2006), 'Bank Debit Taxes: Yield versus Disintermediation', in the: Taxation of Financial Intermediation: Theory and Practice for Emerging Economies, World Bank and Oxford University Press. 107. Klaus Schwab (2015), The Fourth Industrial Revolution. 108. Kotler, (1967), Marketing Management: Analysis, Planning and Control. Englewood Cliffs, N.J.: Prentice-Hall 109. KPMG (2013), Corporate tax rates table, viewed 31 May 2014 110. Laurin, Alain, and Giovanni Majnoni, eds (2003). “Bank Loan Classification and Provisioning Practices in Selected Developed and Emerging Countries.” World Bank 111. Levin, M. & Ritter, P. (2007), 'Taxation of Financial Intermediation in Industrial Countries', in the: Taxation of Financial Intermediation: Theory and Practice for Emerging Economies, World Bank and Oxford University Press. 112. Małgorzata Twarowska, Jolanta Szołno Koguc-Maria Curie Skłodowska University, Poland (2014), The Impact of finacial sector taxation on Financial market stability, international conference 2014 113. Markus K. Brunnermeier & Lasse Heje Pedersen (2009), "Market Liquidity and Funding Liquidity," Review of Financial Studies, Oxford University Press for Society for Financial Studies, vol. 22(6), pages 2201-2238, June 114. OECD (2012), Thin Capitalization Legislation: A Background Paper for Country Tax Administrations 115. Paul Bernd Spahn (2002), On the feasibility of a tax on foreign exchange transactions (Goethe-Universität, Frankfurt. http://www.wiwi.uni- frankfurt.de/profs/spahn/tobintax/Tobintax.pdf 116. Poddar, S. (2010), 'Consumption Taxes: the Role of the Value-added Tax', in the: Taxation of Financial Intermediation: Theory and Practice for Emerging Economies, World Bank and Oxford University Press. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 117. Roger Gordon (2004), Tax Structures in Developing Contries: Many Puzzles and a Possible Explaination 118. Shah, A & Whalley.J (1990), Tax incidence analysis of developing countries: An alternative view, Worldbank Econimic Review. 119. Sony Kapoor (2004), the currency transaction tax 120. Sri. Praveen M V, Asst. Professor, Dept. of Commerce,Govt. College, Madappally. (2011), Financial Services, Calicut university P.O, Malappuram Kerala, India 121. Sunley, E.M., (2008), 'Corporate income tax treatment of Loan-loss Reserves', in the: Taxation of Financial Intermediation: Theory and Practice for Emerging Economies, World Bank and Oxford University Press. 122. Tanzi, Vito, and Hamid netarDavoodi (2000), Corruption, Growth & Public Finances. Working Paper/00/182, International Moy Fund, Washington, DC 123. Zambrano & Gruba Law Office (2006), Policy Review of Financial Sector Taxation 124. Keynes J. M., (1964), The General Theory of Employment, Interest and Money, Harcourt Brace Jovanovich Publisher, San Diego 125. Tobin J., (1974), New Economics One Decade Older, The Eliot Janeway Lectures on Historical Economics in Honour Of Joseph Schumpeter, Princeton University Press, Princeton 126. Matheson T., (2011), Taxing Financial Transactions: Issues and Evidence, International Monetary Fund, Washington, tr 5-7 127. Rodney Schmidt (2010), Notes on the Feasibility and Impact of a General Financial Transactions Tax; Civil society consultation with the IMF on 28 January 2010 128. Thorsten Beck, Thomas Losse-Müller (2010), Financial sector taxation: Balancing fairness, efficiency, and stability. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 PHỤ LỤC Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 1 ĐIỀU TRA – KHẢO SÁT Để thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu, luận án đã sử dụng 02 phƣơng pháp: (i) Phân tích và tổng hợp thông tin Luận án tiến hành thu thập phân tích, so sánh và đánh giá một số nghiên cứu ảnh hƣởng của chính sách thuế đến hoạt động kinh doanh DVTC từ các nguồn có sẵn trong nƣớc và quốc tế, kết hợp với khung lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam để thiết kế nhằm thu thập thông tin phù hợp. (ii) Phỏng vấn chuyên gia Phƣơng pháp nghiên cứu định tính bằng hình thức phỏng vấn chuyên gia nhằm kiểm tra sự phù hợp của các tiêu chí đánh giá chính sách thuế đối với các DVTC ở Việt Nam, thực hiện vào tháng 9/2016. Tác giả luận án tiến hành phỏng vấn sâu một số chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về thuế (tại Cục Thuế và Tổng cục Thuế); cán bộ trực tiếp làm công tác thuế tại các công ty chứng khoán, bảo hiểm, hội sở các NHTM; UBCK Nhà nƣớc, Viện Chiến lƣợc chính sách tài chính, Vụ chính sách thuế - Bộ Tài chính, NHNN, cũng nhƣ phỏng vấn nhóm tập trung đối với các đối tƣợng khác. Quy trình thực hiện điều tra Từ cơ sở lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia trên thế giới trong quá trình thiết kế; thực thi chính sách thuế đối với các DVTC và thực tế trong nƣớc, tác giả hình thành các câu hỏi nghiên cứu, xác định câu hỏi phỏng vấn chuyên gia. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Quy trình thực hiện điều tra + Xác định mục tiêu nghiên cứu + Tổng hợp cơ sở lý luận, thực tiễn về đối tƣợng nghiên cứu +Mô phỏng câu hỏi phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn trực tiếp chuyên gia + Sàng lọc, bổ sung và đi đến hoàn chỉnh bộ câu hỏi phục vụ cuộc khảo sát => Thiết kế phiếu điều tra + Chọn mẫu => Gửi phiếu điều tra + Tổng hợp phiếu điều tra +Chọn lọc kết quả điều tra phục vụ cho nghiên cứu Câu hỏi sử dụng trong phiếu khảo sát gồm cả câu hỏi đóng, mở, và thang đo. Ví dụ: (i) Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của giảm thuế suất thuế TNDN đến hoạt động của doanh nghiệp, OECD và công ty kiểm toán KPMG sử dụng thang đo likert từ 1-5 (từ thấp đến cao). Mục đích là xem xét cảm nhận của ngƣời đƣợc khảo sát về sự ảnh hƣởng của giảm thuế suất thuế TNDN đến hoạt động kinh doanh của ngành tài chính, ngân hàng. (ii) Tƣơng tự, thang đo likert từ 1-5 đo cảm nhận về mức độ quan trọng của các yếu tố nhƣ: Sự rõ ràng, minh bạch của các sắc thuế; chính sách miễn, giảm thuế; thái độ và sự hỗ trợ của cơ quan thuế; các Hiệp định, hiệp ƣớc hoặc cam kết quốc tế về thuế đƣợc OECD khuyến nghị áp dụng và đƣợc tác giả kế thừa, phát triển trong cuộc khảo sát này v.v. Về phương pháp chọn mẫu Đối tƣợng tham gia khảo sát là cán bộ làm công tác tài chính – kế toán, thuế tại hội sở và chi nhánh ngân hàng, các công ty chứng khoán, bảo hiểm; cán bộ thuộc vụ chính sách thuế Bộ Tài chính, vụ chính sách thuế, vụ quản lý doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục thuế và đối tƣợng khác có liên quan. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Đối với kích thƣớc mẫu nghiên cứu, theo các nghiên cứu trƣớc đây và ý kiến chuyên gia thì cỡ mẫu tối ƣu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, tính đại diện và kết cấu của đối tƣợng tham gia khảo sát v.v. Tính đến cuối năm 2015, lĩnh vực DVNH có khoảng 93 DN còn hoạt động; lĩnh vực DVCK có 151 DN còn hoạt động; 61 DN thuộc lĩnh vực DVBH. Để phù hợp với nghiên cứu, tác giả tính kích thƣớc mẫu là 500. Sau khi chọn mẫu, từ tháng 10-11/2016, tác giả gửi phiếu điều tra theo 2 hình thức: online và gửi trực tiếp. Tỷ lệ phiếu phản hồi hợp lệ đến thời điểm kết thúc cuộc khảo sát (tháng 12/2016) là 463/500 = 92%. Kết quả thể hiện ở bảng dƣới đây: Số phiếu gửi đi Số phản hồi Ngân hàng 120 108 Chứng khoán 80 66 Bảo hiểm 58 49 Cơ quan BTC, Thuế 25 25 Khác 217 215 Tổng 500 463 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 2 Nội dung câu hỏi phỏng vấn chuyên gia Xin chào ông (bà), tôi là Nghiên cứu sinh khóa 18 – Học viện Ngân hàng đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính ở Việt Nam” Trƣớc hết, xin cảm ơn ông (bà) đã tham gia cuộc phỏng vấn này. Nội dung phỏng vấn rất hữu ích cho nghiên cứu sinh nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính ở Việt Nam. Kính mời ông (bà) cho ý kiến về những vấn đề sau đây: 1. Theo Ông (bà) dịch vụ tài chính đƣợc hiểu nhƣ thế nào? 2. Ông (bà) nhận thấy những loại thuế nào đánh vào dịch vụ tài chính ở nƣớc ta? 3. Theo Ông (bà), chính sách thuế ở Việt Nam thời gian qua có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến lĩnh vực DVTC? 4. Nhận xét của ông (bà) về sự minh bạch, dễ hiểu của chính sách thuế đối với hoạt động dịch vụ tài chính? 5. Ông (bà) nhận thấy chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng (hoặc chuyển nhƣợng chứng khoán) đã hợp lý chƣa? Những điều chỉnh cần thiết (nếu có) nên thực hiện theo hƣớng nào? 6. Theo ông (bà), vấn đề nào về thuế đối với dịch vụ tài chính cần tiếp tục đƣợc cải thiện trong thời gian tới? 7. Ông bà bình luận gì về quan điểm: Không nên có khác biệt giữa chính sách thuế đối với dịch vụ tài chính và các lĩnh vực của nền kinh tế. Nghiên cứu sinh đã ghi chép lại những ý kiến của ông (bà) dành cho nghiên cứu mà luận án đang thực hiện. Trân trọng cảm ơn ông (bà)! Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 4 Danh mục văn bản pháp luật thuế GTGT từ 2009 đến 2016 13/2008/QH12 13/06/2008 Luật thuế GTGT 2008 78/2006/QH11 29/11/2006 Luật Quản lý thuế 2006 123/2008/NĐ-CP 08 /12 2008 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thuế GTGT 2008 Thông tƣ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị 79/2009/TT-BTC 20/04/2009 định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT 2008 51/2010/NĐ-CP 14/5/2010 Nghị định quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 151/2014/TT-BTC 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế Thông tƣ sửa đổi, bổ sung TT số 219/2013/TT- 26/2015/TT-BTC BTC 16/VBHN - VPQH 11-12-2014 31/2013/QH13 19/06/2013 78/2006/QH11 29/11/2006 21/2012/QH12 20/11/2012 123/2008/NĐ-CP 08 /12 2008 Văn bản hợp nhất Luật thuế GTGT Luật thuế GTGT 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế GTGT 2008 Luật Quản lý thuế 2006 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 2006 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thuế GTGT 2008 Nghị định quy định quy định chi tiết thi hành một số 92/2013/NĐ-CP 13/08/2013 điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 TNDN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của 83/2013/NĐ-CP 22/07/2013 Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 209/2013/NĐ-CP 18/12/2013 Nghị định quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật 06/2012/TT-BTC 11/01/2012 thuế GTGT, hƣớng dẫn thi hành nghị định số 123/2008/NĐ-CP và nghị định số121/2011/NĐ-CP Thông tƣ sửa đổi, bổ sung Thông tƣ 06/2012/TTBTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn 65/2013/TT-BTC 17/05/2013 một số điều của Luật thuế GTGT, hƣớng dẫn thi hành Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều 141/2013/TT-BTC 16/10/2013 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật 156/2013/TT-BTC 06/11/2013 Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 219/2013/TT- BTC 31/12/2013 Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế 71/2014/QH13 GTGT, TNDN, TNCN 91/2014/NĐ-CP 01/10/2014 Nghị định của Chính phủ hƣớng dẫn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 151/2014/TT-BTC 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế Thông tƣ sửa đổi, bổ sung TT số 219/2013/TT- 26/2015/TT-BTC BTC 16/VBHN - VPQH 11-12-2014 Văn bản hợp nhất Luật thuế GTGT 106/2016/QH14 6/4/2016 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các luật thuế GTGT, TTĐB và luật quản lý thuế 100/2016/NĐ-CP 1/7/2016 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tƣ về thuế. 130/2016/TT-BTC 12/8/2016 Thông tƣ hƣớng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tƣ về thuế Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 5 Danh mục văn bản pháp luật về thuế TNDN từ 2009 đến 2016 14/2008/QH12 03/06/2008 Luật thuế TNDN 124/2008/NĐ-CP 11/12/2008 Nghị định hƣớng dẫn luật thuế TNDN 2008 130/2008/TT- 26/12/2008 Thông tƣ hƣớng dẫn Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ BTC 177/2009/TTBTC 10/9/2009 Thông tƣ sửa đổi bổ sung Thông tƣ 130/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính 32/2013/QH13 19/6/2013 Luật thuế TNDN số sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế TNDN 2008 71/2014/QH13 26/11/ 2014 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế 91/2014/NĐ-CP 01/10/2014 Nghị định của Chính phủ hƣớng dẫn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các NĐ quy định về thuế 151/2014/TTBTC 10/10/2014 Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế 218/2013/NĐ-CP 26/12/2013 Nghị định của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật thuế TNDN 12/2015/NĐ-CP 12/02/2015 Nghị định của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật số 71/2014 78/2014/TT-BTC 18/6/2014 Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành một số điều của nghị định 218 119/2014/TT- 25/8/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 156, 111, 219, 08, 85, 39, 78 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế BTC 96/2015/TT-BTC 22/06/2015 15/VBHN-VPQH 11/12/2014 Thông tƣ sửa đổi, bổ sung TT 78/2014/TT-BTC, TT 119, TT 151 Văn bản hợp nhất Luật thuế TNDN Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 6 Danh mục văn bản pháp luật về thuế TNCN từ 2009 đến 2016 04/2007/QH12 21/11/2007 Luật Thuế TNCN 78/2006/QH 11 29/11/2016 Luật quản lý thuế 26/2012/QH13 22/11/2012 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN 2007 65/2013/NĐ-CP 27/6/2013 Nghị định Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN 111/2013/TT- 15/8/2013 Thông tƣ qui định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNCN và hƣớng dẫn thi hành Nghị BTC định số 65/2013 71/2014/QH13 26/11/ 2014 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế. 91/2014/NĐ-CP 01/10/2014 Nghị định của Chính phủ hƣớng dẫn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. 151/2014/TT- 10/10/2014 Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của CP về việc sửa BTC đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. 12/2015/NĐ-CP 12/02/2015 Nghị định của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014 92/2015/TT-BTC 15/06/2015 Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện một số sửa đổi bổ sung về thuế TNCN quy định tại luật 71/2014 và NĐ 12/02/2015/NĐ-CP Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 7 Hướng dẫn về doanh thu, chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đƣợc qui định là toàn bộ số tiền thu đƣợc do cung ứng DVBH và hàng hóa, dịch vụ khác, kể cả phụ thu và phí thu thêm mà DN bảo hiểm đƣợc hƣởng chƣa có thuế GTGT, bao gồm: oanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm (số tiền phải thu về thu phí bảo hiểm gốc; thu phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng nhƣợng tái bảo hiểm; thu phí quản lý đơn bảo hiểm; thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thƣờng, yêu cầu ngƣời thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thƣờng 100% (không kể giám định hộ giữa các DN thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một DN bảo hiểm hạch toán độc lập) sau khi đã trừ đi các khoản phải chi để giảm thu nhƣ: hoàn phí bảo hiểm; giảm phí bảo hiểm; hoàn phí nhận tái bảo hiểm; giảm phí nhận tái bảo hiểm; hoàn hoa hồng nhƣợng tái bảo hiểm; giảm hoa hồng nhƣợng tái bảo hiểm; Các khoản thu hoa hồng môi giới bảo hiểm sau khi trừ các khoản hoa hồng môi giới bảo hiểm, giảm và hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm. Chi phí đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đảm bảo nguyên tắc xác định chi phí theo quy định. Một số khoản chi đƣợc trừ đối với DN bảo hiểm đƣợc xác định cụ thể nhƣ sau: + Chi bồi thƣờng theo hợp đồng bảo hiểm gốc (chi bồi thƣờng bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ), hợp đồng tái bảo hiểm sau khi đã trừ đi các khoản phải thu để giảm chi nhƣ thu bồi thƣờng nhƣợng tái bảo hiểm, thu đòi ngƣời thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý, bồi thƣờng 100%; Nguyên tắc chi bồi thƣờng bảo hiểm gốc đối với các DN bảo hiểm phi nhân thọ: Theo đúng phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm quy định tại hợp đồng bảo hiểm đã đƣợc thoả thuận giữa các bên và có bằng chứng chứng minh thiệt hại xảy ra. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 + Phí nhƣợng tái bảo hiểm; + Trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; + Chi hoa hồng bảo hiểm, hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; + Chi giám định tổn thất theo quy định của pháp luật; + Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thƣờng, yêu cầu ngƣời thứ ba bồi hoàn; + Chi xử lý hàng tổn thất đã đƣợc giải quyết bồi thƣờng 100%; + Chi quản lý đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về hoạt động bảo hiểm; + Chi đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định; + Chi đánh giá rủi ro của đối tƣợng bảo hiểm bao gồm các khoản chi cho công tác thu thập thông tin, điều tra, thẩm định về đối tƣợng bảo hiểm; + Khoản trích lập bắt buộc theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; + Các khoản tiền thƣởng theo hoạt động kinh doanh của DN cho ngƣời lao động ngoài tiền lƣơng nhƣng có ghi rõ chỉ tiêu thƣởng trong hợp đồng lao động, hoặc thoả ƣớc lao động tập thể, hoặc quyết định của Hội đồng quản trị, hoặc Ban Giám đốc; + Các khoản chi, trích khác theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 8 Danh sách 36 ngân hàng thƣơng mại 1 Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam 2 Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam 3 Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 4 Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam 5 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 6 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vƣợng 7 Ngân hàng TMCP Quân đội 8 Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam 9 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 10 Ngân hàng TMCP Tiên Phong 11 Ngân hàng TMCP Bảo Việt 12 Ngân hàng TMCP Hàng Hải 13 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 14 Ngân hàng TMCP Việt Á 15 Ngân hàng TMCP Xăng dầu petrolimex 16 Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà nội 17 Ngân hàng dầu khí toàn cầu 18 Ngân hàng TMCP Quốc dân 19 Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Hồ Chí Minh 20 Ngân hàng TMCP Sài gòn Công thƣơng 21 Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông 22 Ngân hàng TMCP Nam Á 23 Ngân hàng TMCP Sài gòn Thƣơng tín 24 Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam 25 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 26 Ngân hàng TMCP Bản Việt 27 Ngân hàng TMCP An Bình 28 Ngân hàng TMCP Đông Á 29 Ngân hàng TMCP Á châu 30 Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu long 31 Ngân hàng TMCP Sài gòn 32 Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt 33 Ngân hàng TMCP Mê Kong 34 Ngân hàng TMCP Kiên Long 35 Ngân hàng TMCP Việt Nam thƣơng tín 36 Ngân hàng TMCP Bắc Á Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 9 Danh sách 20 Công ty chứng khoán 1 Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt 2 Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam 3 Công ty cổ phần chứng khoán NHNN&PTNT Việt Nam 4 Công ty cổ phần chứng khoán Kim Long 5 Công ty cổ phần chứng khoán dầu khí 6 Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Vina 7 Công ty cổ phần chứng khoán FPT 8 Công ty cổ phần chứng khoán Kenanga Việt Nam 9 Công ty cổ phần chứng khoán Artex 10 Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng 11 Công ty cổ phần chứng khoán MB 12 Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng 13 Công Ty TNHH Chứng Khoán ACB 14 Cty Cổ Phần Chứng Khoán TP.Hồ Chí Minh 15 Công Ty TNHH Một Thành Viên Chứng Khoán Ngân Hàng Đông á 16 Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Ngân Hàng Sài Gòn Thƣơng Tín 17 Công Ty TNHH Một Thành Viên Chứng Khoán Maybank Kim Eng 18 Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán STSC 19 Công ty cổ phần chứng khoán Vndirect 20 Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng ngoại thƣơng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 10 Danh sách 15 doanh nghiệp bảo hiểm 1 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 2 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm bƣu điện 3 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam 4 Công ty TNHH MTV bảo hiểm ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam 5 Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt 6 Công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp 7 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội 8 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không 9 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam 10 Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn-Hà Nội 11 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Xuân Thành 12 Tổng công ty bảo hiểm PVI 13 Công Ty TNHH Môi Giới Bảo Hiểm Marsh Việt Nam 15 Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Phú Hƣng Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399 Phụ lục 3: Phiếu khảo sát "Thực trạng chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính ở Việt Nam" Tôi là Bùi Thị Mến, giảng viên môn thuế tại Học viện Ngân hàng. Để có được những nhận xét và đánh giá khách quan về thực trạng chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính tại Việt Nam cho đề tài luận án tiến sĩ "Hoàn thiện chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính ở Việt Nam", Tôi rất mong nhận được ý kiến của ông/bà bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát. Phiếu bao gồm 2 phần chính: Phần I: Thông tin cơ bản Phần II: Điều tra về thực trạng chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính ở Việt Nam. Mọi thông tin được cung cấp cho phiếu điều tra đều được giữ bí mật. Rất mong nhận được sự hợp tác của ông/bà! I. THÔNG TIN CƠ BẢN 1. Xin cho biết lĩnh vực công tác Mark only one oval. Ngân hàng Chứng khoán Bảo hiểm Kế toán, kiểm toán Thuế Khác 2. Nghề nghiệp cụ thể của ông/bà (Nếu không xác định, ghi không) 3. Vui lòng cho biết nơi công tác của ông/bà Mark only one oval. Trụ sở chính (Hội sở ngân hàng, tổng công ty, công ty mẹ, tập đoàn...) Chi nhánh (Công ty con, chi nhánh ngân hàng, phòng giao dịch) Cơ quan thuế Khác II. ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Ở đây dịch vụ tài chính được định nghĩa là bất kỳ giao dịch dịch vụ nào thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, thực hiện trong và ngoài Việt Nam Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Ông/Bà có gặp tình huống nào mà các dịch vụ tài chính của đơn vị mình (hoặc của người Phone: 0972.162.399 4. Ông/Bà có gặp tình huống nào mà các dịch vụ tài chính của đơn vị mình (hoặc của người khác) bị đánh thuế không? Mark only one oval. Có Không 5. Nếu trả lời có, xin mô tả cụ thể 6. Theo Ông/Bà, chính sách thuế đối với dịch vụ tài chính ở Việt Nam đóng vai trò gì? Check all that apply. Là hình thức huy động nguồn thu cho Nhà nước Là một phần cơ sở hạ tầng pháp lý và thông tin Là công cụ để Nhà nước giám sát và điều tiết thị trường tài chính Là công cụ để Nhà nước phân phối thu nhập 7. Ông/Bà có biết về bất lợi nào với cạnh tranh của các ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm như là một kết quả của việc không đánh thuế giá trị gia tăng đối với các dịch vụ tài chính? Mark only one oval. Có Không 8. Nếu chọn "có" cho câu trên, xin chỉ rõ bất lợi cạnh tranh một cách tương đối hay chi phí phải chịu là gì? 9. Ông/Bà đánh giá thế nào về mức độ ảnh hưởng của giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đến hoạt động của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm Mark only one oval. 1 Mức độ ảnh hưởng thấp 2 3 4 5 Mức độ ảnh hưởng cao 10. Theo Ông/Bà, Nhà nước có nên đánh thuế thu nhập cá nhân đối với Lãi từ dịch vụ gửi tiền vào ngân hàng không? Mark only one oval. Có Không Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Nếu chọn "có" cho câu trên, vui Phone: lòng ghi rõ 0972.162.399 11. Nếu chọn "có" cho câu trên, vui lòng ghi rõ khoảng thời gian nào áp dụng thì phù hợp (bao nhiêu năm nữa) 12. Theo Ông/Bà, thu thuế thu nhập cá nhân theo mức 0,1% giá chuyển nhượng từng lần (thay vì tính cả 2 cách như trước đây: 20%thực lãi hoặc 0,1% giá chuyển nhượng) có tác động đến thị trường hoặc nhà đầu tư không? Mark only one oval. Có Không 13. Nếu chọn "có", xin cho biết thay đổi này có tác động gì? Check all that apply. Hạn chế giao dịch ngắn hạn từng lần, tăng đầu tư trung và dài hạn Giảm thu nhập của nhà đầu tư Ý kiến khác 14. Nếu chọn ý kiến khác vui lòng ghi rõ 15. Theo Ông/Bà, các yếu tố sau đây có mức độ ảnh hưởng như thế nào đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm? (Mức độ quan trọng thấp đến cao) Mark only one oval per row. 1 2 3 4 5 Nghĩa vụ thuế (số thuế phải nộp) Chi phí tuân thủ thuế (gồm các khoản chi phí về nhân sự, phần mềm, vật tư, thuê tư vấn, thuê kiểm toán về thuế…) Sự rõ ràng, minh bạch của các sắc thuế Chính sách miễn, giảm thuế Thái độ và sự hỗ trợ của cơ quan thuế Các Hiệp định, hiệp ước hoặc cam kết quốc tế về thuế 16. Theo Ông/Bà, các yếu tố sau đây có thể gây cản trở hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính không? (1­ Không cản trở; 2 ­ ít cản trở; 3­ cản trở; 4 ­ cản trở nhiều; 5 ­ cản trở rất nhiều) Mark only one oval per row. 1 2 3 4 5 Thuế suất (mức thuế) chưa phù hợp Thông tư, văn bản hướng dẫn chưa kịp thời hoặc chưa đầy đủ Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Ông/bà đánh giá thế nào về các Phone: quy định về thuế đối với dịch vụ tài chính 0972.162.399 17. Ông/bà đánh giá thế nào về các quy định về thuế đối với dịch vụ tài chính Check all that apply. Minh bạch, dễ hiểu Còn chồng chéo Thường xuyên thay đổi nhưng không rõ lý do thay đổi Khó áp dụng Ý kiến khác 18. Theo Ông/Bà, vấn đề thuế nào nên tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới Check all that apply. Hạn chế các sửa đổi liên tục về thuế khiến gia tăng chi phí kế toán của người nộp thuế Phải đảm bảo công bằng Các quy định về thuế phải được giải thích rõ ràng Tiếp tục điều chỉnh các mức thuế suất phù hợp với thông lệ quốc tế và Việt Nam Đơn giản hóa thủ tục hành chính 19. Ông/Bà cho rằng việc hoàn thiện chính sách thuế với lĩnh vực dịch vụ tài chính cần chú ý điều gì? Check all that apply. Đặc thù của hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính ­ ngân hàng Sự phù hợp với pháp luật chuyên ngành Tạo điều kiện để phát triển dịch vụ tài chính Ý kiến khác 20. Nếu chọn "Ý kiến khác" vui lòng ghi rõ 21. Ông/Bà có đề xuất gì để cải cách thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho kinh doanh dịch vụ tài chính ở Việt Nam không? (vui lòng ghi rõ) 22. Nếu có thêm bất kỳ ý kiến nào khác (ngoài những vấn đề nêu trên), Ông/Bà vui lòng ghi rõ Powered by Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail : luanvanaz@gmail.com Phone: 0972.162.399