« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu, thiết kế hệ thống giám sát phóng xạ trong môi trường.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế hệ thống giám sát phóng xạ trong môi trường” Tác giả luận văn: Lê Việt Dũng Khóa: 2012B Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Đăng Thảnh a.
- Lý do chọn đề tài: Trong nhiều năm qua, hoạt động thăm dò, đo lường và giám sát phóng xạ luôn được duy trì và thực hiện bởi các đơn vị liên quan tại Việt Nam, nhưng sự xuất hiện Nhà máy điện hạt nhân (NMĐNHN) trong tương lai sẽ kèm theo một loạt các vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái.
- Vận hành nhà máy Điện nguyên tử bao giờ cũng kèm theo (mặc dù là rất ít) chất thải phóng xạ dạng khí, lỏng, rắn và làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Để kiểm soát tốt được nồng độ phóng xạ trong không khí cần thiết phải có các thiết bị đo và giám sát thông số này.
- Hiện nay, trên thị trường cũng có một số loại thiết bị đo nồng độ phóng xạ tuy nhiên giá thành rất đắt chủ yếu nhập khẩu ở nước ngoài.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Mục đích của luận văn là đi thiết kế một thiết bị đo nồng độ phóng xạ thông minh có khả năng hiển thị kết quả một cách chính xác và thân thiện với người dùng.
- Ngoài ra luận văn tiến tới phát triển phương pháp truyền dữ liệu không dây, giúp quan sát kết qua đo nồng độ phóng xạ tại địa điểm cách xa địa điểm đo thực tế c.
- Tổng quan về phóng xạ bao gồm các khái niệm về phóng xạ, tác hại của phóng xạ và nguồn gốc phát sinh phóng xạ.
- Các phương pháp đo phóng xạ cùng các vấn đề liên quan đến đo đếm phóng xạ trong môi trường - Đưa ra giải pháp đo phóng xạ và khắc phục giải pháp truyền thông có dây để triển khai đo phóng xạ thông qua truyền thông không dây.
- Từ những ưu điểm nổi bật về công nghệ truyền thông không dây, luận văn đi thiết kế chế tạo thiết bị đo nồng độ phóng xạ không dây.
- Từ việc nắm vững được các phương pháp đo phóng xạ khác nhau, nên đã lựa chọn được cảm biến đo phù hợp với điều kiện ở nước ta.
- Thiết kế được mạch đo nồng độ phóng xạ dùng vi điều khiển ATMega8.
- Kết luận: Luận văn đã xây dựng thành công thiết bị đo nồng độ phóng xạ thông minh dựa trên nền vi xử lý AVR và cảm biến đo nồng độ phóng xạ SBM-20.
- Thiết bị này có thể hiện thị kết quả trên LCD hoặc trên máy tính ở cả phần cứng đo nồng độ phóng xạ.
- Ngoài ra để phục vụ công tác giám sát nồng độ phóng xạ môi trường trong thực tiễn, thiết bị có thể hoạt động ở chế độ truyền tín hiệu từ xa qua bộ IP Modem GPRS F2103.
- Kết quả thực cho thấy thiết bị hoạt động tốt đo được nồng độ phóng xạ chính xác và có thể truyền phát tín hiệu chuẩn xác qua bộ phát tín hiệu GPRS Người hướng dẫn khoa học TS Bùi Đăng Thảnh Tác giả luận văn: Lê Việt Dũng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt