Academia.eduAcademia.edu
MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC HÌNH v DANH MỤC BIỂU ĐỒ v CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Câu hỏi nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Kết cấu của đề tài 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI 4 1.1. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá tính bền vững của du lịch 4 1.1.1. Xác định nội dung đánh giá phát triển du lịch bền vững 4 1.1.2. Xác định phương pháp đánh giá và loại thang đo sử dụng 6 1.2. Hạn chế của các nghiên cứu trước và điểm mới của nghiên cứu này 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC ĐỀ TÀI 10 2.1. Phát triển bền vững 10 2.1.1. Sự hoàn thiện quan niệm phát triển bền vững 10 2.1.2. Khái niệm phát triển bền vững 11 2.1.3. Các mô hình phát triển bền vững 12 2.1.4. Bộ tiêu chí phát triển bền vững 15 2.2. Du lịch bền vững và Phát triển du lịch bền vững 17 2.2.1. Du lịch bền vững 17 2.2.1.1. Lịch sử ra đời thuật ngữ 17 2.2.1.2. Khái niệm du lịch bền vững 18 2.2.2. Phát triển du lịch bền vững 19 2.2.3. Vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững 20 2.2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá du lịch bền vững toàn cầu 21 2.3. Du lịch dựa vào cộng đồng. 24 2.3.1. Cộng đồng và du lịch dựa vào cộng đồng. 24 2.3.1.1. Lý thuyết về cộng đồng. 24 2.3.1.2. Du lịch dựa vào cộng đồng. 25 2.3.1.3. Các loại hình du lịch cộng đồng. 28 2.3.2. Tính bền vững của du lịch dựa vào cộng đồng so với các mô hình du lịch khác. 29 2.3.2.1. Du lịch dựa vào cộng đồng quan tâm đến môi trường sinh thái và bảo tồn tài nguyên du lịch. 30 2.3.2.2. Du lịch dựa vào cộng đồng có sự tham gia quan trọng của cộng đồng địa phương. 30 2.3.2.3. Du lịch dựa vào cộng đồng gắn lợi ích kinh tế với cộng đồng địa phương. 30 2.3.3. Đặc điểm của du lịch cộng đồng. 31 2.3.4. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng. 32 2.3.5. Các nguyên tắc của du lịch cộng đồng. 35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43 3.1. Địa bàn nghiên cứu 43 3.1.1. Khái quát về Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình 43 3.1.2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác 44 3.1.3. Văn hóa người Thái ở Bản Lác 45 3.2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng 47 3.3. Quy trình thực hiện đề tài 47 3.4. Mô hình đánh giá 48 3.4.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và thang đo lường phát triển du lịch bền vững tại bản Lác 49 3.4.2. Tiến hành khảo sát, kiểm định độ tin cậy của thang đo và hiệu chỉnh bộ tiêu chí. 53 3.4.3. Xác định trọng số của các tiêu chí bằng phương pháp phân tích thứ bậc – Analytic Hierachy Process (AHP) 54 3.4.4. Xác định điểm bền vững và kết luận về tính bền vững của mô hình du lịch tại Bản Lác 58 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ THẢO LUẬN VỀ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH DU LỊCH BẢN LÁC 60 4.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo tính bền vững 60 4.2. Mức độ quan trọng (trọng số) của các tiêu chí, nhóm tiêu chí từ phân tích AHP 61 4.3. Điểm bền vững và thảo luận về tính bền vững của mô hình du lịch bản Lác 64 4.3.1. Trạng thái bền vững của tiêu chí Kinh tế và Văn hóa – Xã hội (Bền vững tiềm năng) 66 4.3.2. Trạng thái bền vững của hai tiêu chí Môi trường và Cộng đồng & phát triển du lịch (Chưa bền vững) 69 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN LÁC 74 5.1. Giải pháp nâng cao tính bền vững cho nhóm tiêu chí về Môi trường 74 5.2. Đề xuất cải thiện tính bền vững cho nhóm tiêu chí về Cộng đồng & Phát triển du lịch 79 5.3. Một số đề xuất khác 77 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI 79 6.1. Kết luận chung và đóng góp của đề tài 79 6.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC 84 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Một số công cụ đánh giá và loại thang đo được sử dụng 7 Bảng 2.1: Du lịch rắn và du lịch mềm 28 Bảng 3.1: Sự tham gia vào hoạt động du lịch ở Bản 45 Bảng 3.2: Các khía cạnh phát triển du lịch bền vững 50 Bảng 3.3: Bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững tại bản Lác 52 Bảng 3.4: Bảng xếp hạng các mức độ so sánh cặp trong thuật toán AHP 56 Bảng 3.5: Mẫu câu hỏi thu thập đánh giá so sánh cặp của chuyên gia 59 Bảng 3.6: Giá trị chỉ số ngẫu nhiên – Random Index 58 Bảng 3.7: Thang đánh giá mức độ bền vững 59 Bảng 4.1: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha 60 Bảng 4.2: Bảng kết quả so sánh cặp các tiêu chí lớn về phát triển du lịch bền vững 62 Bảng 4.3: Kết quả đánh giá trọng số của chuyên gia về các tiêu chí 65 Bảng 4.4: Điểm bền vững của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại bản Lác 65 Bảng 4.5: Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Kinh tế 67 Bảng 4.6: Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Văn hóa – Xã hội 68 Bảng 4.7: Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Môi trường 71 Bảng 4.8: Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Cộng đồng & Phát triển du lịch 72 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững của Jacobs và Sadler 13 Hình 2.2: Mô hình phát triển bền vững của ngân hàng thế giới 13 Hình 2.3: Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn 14 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 48 Hình 3.2: Mô hình đánh giá phát triển du lịch bền vững tại bản Lác 49 Hình 3.3: Quy trình thực hiện đánh giá trọng số tiêu chí bằng phương pháp AHP 55 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Mức độ đóng góp của các khía cạnh du lịch bền vững theo chuyên gia 61 Biểu đồ 4.2: Mức độ bền vững của của các tiêu chí lớn 66 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AHP Phương pháp phân tích thứ bậc ANP Phương pháp phân tích mạng BVMT Bảo vệ môi trường CĐĐP Cộng đồng địa phương DLCĐ Du lịch cộng đồng HTX Hợp tác xã IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên PTBV Phát triển bền vững TNDL Tài nguyên du lịch UNWTO Tổ chức du lịch thế giới WTTC Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II, du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh chóng với tốc độ bình quân về khách 6,93%/năm, về thu nhập 11,8%/năm và trở thành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu. Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), bất chấp tình hình kinh tế khó khăn kéo dài ở một số quốc gia và khu vực, lượng khách du lịch quốc tế năm 2015 đã đạt hơn 1 tỷ người, cũng là năm thứ 6 liên tiếp đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 4% trở lên. Ngành du lịch ở Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Theo công bố vào tháng 3/2016 của hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), du lịch ở Việt Nam đóng góp 6,6% vào GDP, xếp thứ 40/184 nước về quy mô đóng góp trực tiếp vào GDP và xếp thứ 55/184 nước về quy mô tổng đóng góp vào GDP quốc gia. Cụ thể du lịch đóng góp cả trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công là 584.884 tỷ đồng (tương đương 13,9% GDP), trong đó đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP). Du lịch tạo ra hơn 6,3 triệu việc làm cả trực tiếp và gián tiếp (chiếm 11,2 %), số việc làm trực tiếp được tạo ra là 2,783 triệu (chiếm 5,2% tổng số việc làm). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã đề ra mục tiêu: “Đến năm 2020 du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phầm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”. Tuy nhiên ngoài những đóng góp tích cực nêu trên thì cũng tồn tại không ít những tiêu cực mà du lịch mang lại. Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự, hư hại các di sản… đã được đề cập trong rất nhiều các chương trình nghị sự của các quốc gia trên thế giới. Chính vì lẽ đó đòi hỏi chúng ta phải phát triển những mô hình du lịch không chỉ vận hành hiệu quả mà còn có thể khắc phục được những hạn chế trên và hướng đến một mục tiêu bền vững. Du lịch dựa vào cộng đồng hay du lịch cộng đồng (DLCĐ) là mô hình phát triển du lịch một cách toàn diện, một trong những loại hình phát triển du lịch bền vững, với sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương vào các hoạt động du lịch. Vì có những lợi ích mà du lịch mang lại nên người dân cũng có ý thức tự giác trong xây dựng và bảo vệ địa điểm du lịch của địa phương mình. Đặc biệt điều kiện của nước ta với hơn 70% địa hình là đồi núi, là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch (hang động, phong cảnh, rừng, suối…), nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, còn giữ được bản sắc văn hóa. Những điều kiện trên vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng và du lịch văn hóa cộng đồng. Du lịch cộng đồng xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, trải qua hơn hai thập kỷ hình thành và phát triển, du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương tuy nhiên vẫn chưa thực sự đạt được những thành công mong đợi. Đa số vẫn chỉ là loại hình homestay (hình thức khách du lịch đến ở nhà người dân địa phương để cùng ăn, nghỉ, trải nghiệm cuộc sống cộng đồng), tỷ lệ hộ dân tham gia vào du lịch còn quá ít, tổ chức tự phát, manh mún nên nên sự chuyên nghiệp chưa cao. Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được đánh giá là một mô hình du lịch cộng đồng tương đối thành công. Trải qua hơn 20 năm làm du lịch Bản đã có những thay đổi rõ rệt trong đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên cũng cũng giống như nhiều mô hình du lịch cộng đồng khác các dấu hiệu thiếu bền vững ngày một xuất hiện nhiều, phải kể đến sự mai một về văn hóa, hiện tượng bất chấp lợi nhuận sẵn sàng thay đổi các giá trị truyền thống, tác động xấu đến môi trường, cách thức làm du lịch thiếu chuyên nghiệp và chưa nhận được sự quy hoạch xứng đáng với tiềm năng và chất lượng… Bên cạnh các vấn đề trên, công tác đánh giá và nhìn nhận các vấn đề thiếu bền vững trong các mô hình du lịch tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, phương pháp đánh giá chưa có cơ sở chặt chẽ, và hiển nhiên các giải pháp được đề xuất để nâng cao tính bền vững cho các điểm du lịch vẫn chưa cụ thể. Chính vì các lý do trên, nhóm tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài “Đánh giá phát triển du lịch bền vững: Trường hợp mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” nhằm tìm kiếm và áp dụng một phương pháp đánh giá bài bản dựa trên cơ sở định lượng để phát hiện các khía cạnh thiếu bền vững, qua đó đề xuất các biện pháp cải thiện cần thiết. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để rút ra bài học cho các mô hình du lịch dựa vào cộng đồng khác đối với mục tiêu phát triển một cách an toàn và ổn định trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chung: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ bền vững của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và đưa ra những đề xuất để cải thiện và nâng cao tính bền vững cho mô hình du lịch này. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững tại Bản Lác. - Xác định phương pháp đo lường mức độ bền vững của điểm du lịch. - Rút ra kết luận về các khía cạnh thiếu bền vững và đề xuất giải pháp cải thiện. 3. Câu hỏi nghiên cứu Nhằm thực hiện các mục tiêu nêu trên, đề tài nghiên cứu cần phải trả lời được các câu hỏi: - Đánh giá phát triển du lịch bền vững tại Bản Lác bằng các tiêu chí nào? - Đo lường mức độ bền vững của điểm du lịch bằng cách nào? - Cần phải làm gì để cải thiện các khía cạnh thiếu bền vững? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Mức độ bền vững của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Phát triển du lịch bền vững là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, trong nghiên cứu này việc đánh giá được thực hiện với một điểm du lịch cụ thể và chỉ tập trung vào các công cụ đánh giá định lượng. + Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; trong đó chủ yếu làm việc tại khu vực Bản Lác 1, trung tâm của điểm du lịch này, đây cũng là khu vực được lựa chọn điều tra số liệu. + Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 01/2017 – tháng 04/2017, trong đó thực hiện thu thập dữ liệu tại địa bàn nghiên cứu từ cuối tháng 03/2017 – đầu tháng 04/2017. 5. Kết cấu của đề tài Nội dung đề tài nghiên cứu được trình bày theo kết cấu gồm 6 chương, ngoài mục lục, danh mục hình vẽ, bảng biểu, chương mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận liên quan đến lĩnh vực đề tài Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả đánh giá và thảo luận về mức độ bền vững của mô hình du lịch Bản Lác Chương 5: Đề xuất cải thiện tính bền vững của mô hình du lịch tại Bản Lác Chương 6: Kết luận, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá tính bền vững của du lịch Kể từ khi ra đời, thuật ngữ phát triển bền vững đã tạo nên một làn sóng mới trong giới khoa học, áp lực kinh tế khiến việc bất chấp tăng trưởng ồ ạt đã khiến những biểu hiện thiếu bền vững xuất hiện ngay cả trong ngành công nghiệp không khói (du lịch). Các nghiên cứu về đánh giá phát triển du lịch bền vững đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của các nhà khoa học, chính phủ và tổ chức phi chính phủ trên thế giới, nổi bật trong đó phải kể đến Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) với việc phát triển một thước đo sự bền vững (Barometer of Sustainability) được sử dụng làm chuẩn mực cho rất nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, để có thể đánh giá được mức độ bền vững của một hay nhiều điểm du lịch một cách bài bản là không dễ dàng, đặc biệt khi việc đánh giá sử dụng yếu tố định lượng. Các nhà khoa học khi thực hiện đánh giá tính bền vững của du lịch luôn phải cân nhắc về hai vấn đề: Nội dung đánh giá và phương pháp đánh giá. Xác định nội dung đánh giá phát triển du lịch bền vững Nội dung đánh giá được thể hiện ở các khía cạnh bền vững (Dimensions) và các tiêu chí được chọn lựa (Criterias/Sub-Criterias). Mắc dù gần như tất cả các học giả đều đồng ý với việc đưa ba trụ cột (khía cạnh) chính của mục tiêu phát triển bền vững (Kinh tế, Xã hội, Môi trường) vào nội dung đánh giá tuy nhiên họ vẫn cho thấy rõ những quan điểm khác nhau trong cách phân chia các vấn đề này khi thực hiện tại các tình huống nghiên cứu cụ thể. Bossell (1999), Mowforth & Munt (1998) là những người đầu tiên cho rằng môi trường nên được cụ thể hóa là mặt sinh thái du lịch, khía cạnh bền vững nên bao gồm cả các tác động về thế chế/chính trị và công nghệ, bên cạnh đó, yếu tố văn hóa nên được tách rời làm một khía cạnh riêng. Đồng tình với quan điểm này là Chris và Sirakaya (2006) cho rằng sinh thái và công nghệ là hai khía cạnh lớn trong phát triển du lịch bền vững tuy nhiên lại không áp dụng đánh giá về mặt chính trị. Các yếu tố về môi trường còn được cụ thể hóa thành: tác động của du lịch đến môi trường, chất lượng hệ sinh thái, đa dạng sinh học và chính sách bảo vệ môi trường trong nghiên cứu của Ko (2001) hay vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên và các tác động đến môi trường địa phương theo quan điểm của García-Melón và cộng sự (2011). Ngoài ra, Uzun và cộng sự (2015) còn đề cao các giá trị về tự nhiên và xếp đây là một trong các tiêu chí lớn của du lịch bền vững. Các tác giả đều có sự thống nhất ở khía cạnh kinh tế tuy nhiên cũng có quan điểm nhấn mạnh vào vấn đề lao động và việc làm trong sự phát triển của du lịch như của Castellani và Sala (2010). Ngày càng nhiều các nghiên cứu quan tâm đến vấn đề thể chế và chính sách trong du lịch, tiếp nối Mowforth & Munt (1998) và Bossell (1999), Ko (2001) đề cập tới chính sách quản lý môi trường và coi đây là một khía cạnh quan trọng cần được lưu tâm. García-Melon (2011) xác định quản lý và thể chế có tác động mạnh mẽ tới việc phát triển du lịch bền vững, đồng tình với ý kiến này còn có Azizi (2011), Wang (2013) và Uzun (2015). Bên cạnh các khía cạnh căn bản và vốn đã được quan tâm ở trên, một số nhà nghiên cứu còn đề cập tới khía cạnh về cách thức thực hiện du lịch và cộng đồng địa phương. Ko (2001) đưa ra quan điểm về đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, cách thức thực hiện du lịch cũng được đánh giá qua các nghiên cứu của García-Melón (2011), Castellani và Sala (2010), Lin và Lu (2012), đặc biệt nhấn mạnh vào tiêu chí sự hài lòng về du lịch theo quan điểm của Uzun (2015). Lợi ích và năng lực của cộng đồng ngày càng được coi trọng khi nguyên tắc về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch có được sự quan tâm đúng mực hơn, đặc biệt là trong các mô hình du lịch dựa vào cộng đồng (Community - Based Tourism), yếu tố phúc lợi cộng đồng được coi là một khía cạnh đánh giá sự bền vững trong nghiên cứu của Uzun và cộng sự (2015), các vấn đề về cộng đồng trong nghiên cứu của Lin và Lu (2012). Tuy nhiên rất nhiều các nhà nghiên cứu vấn giữ nguyên quan điểm và sử dụng 3 tiêu chí bền vững căn bản để đánh giá mức độ bền vững của các mô hình du lịch, điều này có thể thấy ở các nghiên cứu của Mowforth & Munt (1998), Lozano-Oyola và cộng sự (2012), Splanis và cộng sự (2005), Tsaur và cộng sự (2005), Blancas và cộng sự (2010), D. Rio và cộng sự (2012), Huang và cộng sự (2016). Các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng có chung quan điểm như vậy, điển hình phải kể đến nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Thuận của La Nữ Ánh Vân (2012), các nghiên cứu đánh giá tính bền vững của mô hình du lịch làng nghề của Trịnh Kim Liên (2013) và Bạch Thị Lan Anh (2011), nghiên cứu đánh giá mức độ bền vững du lịch vịnh Bái Tử Long của Châu Quốc Tuấn và Nguyễn Thị Minh Hiền (2014). Tuy nhiên tại Việt Nam việc đánh giá phát triển du lịch bền vững thường được lồng ghép vào các nghiên cứu phân tích thực trạng du lịch hay đề xuất giải pháp phát triển mà không được xác định là mục tiêu nghiên cứu chính, khiến cho cách thức đánh giá chưa được bài bản, chủ yếu được thực hiện dưới dạng đánh giá chủ quan của tác giả dựa trên số liệu thống kê thực trạng và ít sử dụng các công cụ định lượng trong phương pháp tiến hành. Tóm lại, có nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định nội dung đánh giá du lịch bền vững giữa các tác giả nhưng các nhà khoa học đều đồng tình với việc phải dựa trên các khía cạnh căn bản của phát triển bền vững, bên cạnh đó cần quan tâm các đặc trưng của mỗi tình huống nghiên cứu cụ thể mà xác lập các tiêu chí đánh giá phù hợp. Xác định phương pháp đánh giá và loại thang đo sử dụng Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả sẽ không đề cập tới cách thức đánh giá phổ thông là đánh giá chủ quan dựa trên việc quan sát, cảm nhận và một cơ sở dữ liệu thống kê mà tập trung vào cách thức đánh giá có sử dụng công cụ định lượng. Phương pháp này chỉ được phát hiện ở một số ít các nghiên cứu tại Việt Nam điển hình là công trình của La Nữ Ánh Vân (2012). Trong khi đó, các nhà khoa học trên thế giới đã phát triển một số lượng đáng kể các công cụ đánh giá tính bền vững của du lịch nhưng để áp dụng một cách bài bản các phương pháp này cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở lý luận và thực tiễn. Một trong những cơ sở đầu tiên cho việc đánh giá tính bền vững của du lịch là sự ra đời của Thước đo sự bền vững (Barometer of Sustainability), được phát triển bởi Prescott-Allen và IUCN (1996), thang đánh giá của công cụ này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu của Ko (2001), Tsaur (2005), Lin & Lu (2012) và các nghiên cứu đánh giá sự bền vững ở nhiều lĩnh vực khác. Các nhà nghiên cứu có các phương pháp khác nhau để đánh giá, trong đó có phương pháp giản đơn như sự áp dụng thang đo 5 điểm của D. Rio (2012) đến các lý thuyết và kỹ thuật khá phức tạp như lý thuyết mờ (Lin, 2012), lý thuyết hệ thống xám (Wang, 2014), dấu chân sinh thái (LI, 2011)… Mặc dù có áp dụng cách đánh giá nào thì nhìn chung các nghiên cứu đều phải được thực hiện dựa trên một (hoặc nhiều) thang đo tính bền vững, được xác định rõ ràng các tiêu chí và các biến đo lường (biến thang đo). Điều này lại làm nảy sinh một vấn đề rằng nên chọn loại thang đo nào cho nghiên cứu. Thông thường, các biến đo lường được chia làm hai dạng chính: Biến đo lường khách quan (Objective indicator) và biến đo lường chủ quan (Subjective indicator). Thang đo khách quan sử dụng dữ liệu định lượng và đa số được mô tả bằng các hàm tính toán (Sanchis và cộng sự, 2008; Hsu và cộng sự, 2009; Prusty và cộng sự, 2010). Trong khi đó thang đo chủ quan lại dựa trên thái độ và cảm nhận cá nhân, thiên về định tính, thang đo khách quan thường được áp dụng nhiều hơn vì tính chính xác và chặt chẽ của nó. Trong trường hợp đánh giá du lịch bền vững, không chỉ cần sự đánh giá khách quan mà còn phải xem xét trên nhiều phương diện khác nhau từ góc độ của nhà quản lý, chuyên gia khoa học hay người dân địa phương,… Chứng minh cho luận điểm này, số lượng các nghiên cứu sử dụng thang đo lường chủ quan và khách quan là khá tương đương, thậm chí với trường hợp đánh giá sự bền vững điểm du lịch, thang đo chủ quan còn được sử dụng rộng rãi hơn. Bảng 1.1: Một số công cụ đánh giá và loại thang đo được sử dụng STT Tác giả Cơ sở và công cụ đánh giá Loại thang đo 1 Tae Gyou Ko, 2003 Thước đo sự bền vững, bản đồ đánh giá, phương pháp chung mô tả và đánh giá hệ sinh thái (AMOEBA) Khách quan 2 Francisco Javier Blancas và cộng sự Phương pháp phân tích thành phần chính (Principal component Analysis), hệ thống tiêu chí đánh giá, xếp hạng tính bền vững giữa các vùng. Khách quan 3 LI Huiqin và cộng sự, 2011 Sức tải môi trường du lịch (Tourism Environmental Carrying Capacity), Dấu chân sinh thái du lịch (Tourism Ecological Footprint), Sức tải sinh thái du lịch (Tourism Ecological Capacity) Khách quan 4 Mónica García-Melón và cộng sự, 2012 Kỹ thuật Delphi và Phương pháp phân tích mạng (Analytic Network Process) Chủ quan 5 Hamid Azizi và cộng sự, 2011 Bộ chỉ tiêu đo lường, mô hình tuyến tính tích lũy (the cumulative linear model) Khách quan 6 D. Rio và cộng sự, 2012 Kỹ thuật Delphi, Thang đo 5 điểm, bộ chỉ tiêu đánh giá. Chủ quan 7 Sheng-Hshiung Tsaur và cộng sự, 2005 Kỹ thuật Delphi, Thước đo sự bền vững (Barometer of Sustainability),… Chủ quan 8 Yuti Huang và cộng sự, 2016 Mô hình phi tham số (Data Envelopment Analysis) Khách quan 9 Zheng-Xin Wang và cộng sự, 2014 Hệ thống chỉ số, Lý thuyết hệ thống xám (grey system analysis theory) Khách quan 10 Ling-Zhong Lin và cộng sự, 2012 Lý thuyết mờ (Fuzzy theory), kỹ thuật Delphi, Phương pháp phân tích mạng (ANP), phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) Chủ quan 11 Funda Varnac Uzun và cộng sự, 2015 Bộ tiêu chí đánh giá du lịch bền vững, phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) Chủ quan 12 La Nữ Ánh Vân, 2012 Bộ tiêu chí đánh giá, thang điểm đánh giá các tiêu chí Khách quan 13 Trịnh Kim Liên, 2013 Bộ tiêu chí đánh giá Thang đo không được đo lường cụ thể. 14 Bạch Thị Lan Anh, 2011 Các khía cạnh bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường Không có thang đo rõ ràng 15 Châu Quốc Tuấn và cộng sự, 2014 Các khía cạnh bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường Không có thang đo rõ ràng. Nguồn: Tổng hợp của tác giả Tuy nhiên vấn đề sử dụng loại đo lường nào cũng gắn với phương pháp đánh giá, phổ biến hơn cả, các thang đo lường chủ quan thường được sử dụng trong các nghiên cứu kết hợp sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierachy Process-AHP) hay phân tích mạng (Analytic Network Process-ANP), thực chất phương pháp phân tích mạng là phương pháp tổng quan của AHP, một công cụ hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chuẩn được giới thiệu bởi Saaty (1980, 1996) để phân chia một vấn đề phức tạp thành một mạng lưới có hệ thống. Bộ công cụ thang đo tính bền vững – AHP đã được sử dụng trong các nghiên cứu của García-Melón (2012), Lin (2012), Uzun (2015). Bên cạnh đó các nghiên cứu sử dụng thang đo chủ quan cũng thường được kết hợp một phương pháp tranh luận là Delphi, sự thảo luận có bài bản này diễn ra giữa các chuyên gia nhằm lựa chọn các tiêu chí cho việc đánh giá sự bền vững. Trong khi đó, các nghiên cứu sử dụng thang đo khách quan lại sử dụng dữ liệu là các chỉ số khách quan và sử dụng một số công cụ khác khá phức tạp như AMOEBA (Ko, 2001), phương pháp phân tích thành phần chính (Blancas, 2009), dấu chân sinh thái (LI, 2011), mô hình tuyến tính tích lũy (Azizi, 2011),… Các nghiên cứu của Việt Nam thường không sử dụng thang đo rõ ràng để đo lường mức độ bền vững mà chỉ dừng lại ở phân tích mô tả và đưa ra đánh giá dựa trên một số tiêu chí để kết luận về tính bền vững (Bạch Thị Lan Anh, 2011; Trịnh Kim Liên, 2013; Châu Quốc Tuấn, 2014). Trong nghiên cứu của La Nữ Ánh Tuyết (2011), tác giả đã xác định được bộ tiêu chí đánh giá có cơ sở và sử dụng thang đo khách quan, tuy nhiên chỉ áp dụng thang đánh giá cho từng tiêu chí và kết luận được tính bền vững cho từng tiêu chí đó. Hạn chế của các nghiên cứu trước và điểm mới của nghiên cứu này Thứ nhất, về địa bàn nghiên cứu, bản Lác (Mai Châu) được nhìn nhận là một trong những mô hình du lịch dựa vào cộng đồng thành công tại Việt Nam, không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn đáp ứng được các tiêu chí du lịch bền vững và vận hành hiệu quả (Nguyễn Thị Hường, 2011; Đào Ngọc Anh, 2016). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá mô hình du lịch bản Lác một cách bài bản và căn cứ vào các phương pháp định lượng để rút ra kết luận về tính bền vững tại đây. Hầu hết việc đề cập đến tính bền vững của mô hình này đều nằm trong các nghiên cứu đánh giá chung phát triển du lịch cộng đồng đã được thực hiện từ khá lâu (Bùi Thanh Hương và cộng sự, 2007). Trong nghiên cứu này mặc dù có sự tìm hiểu qua nhiều khía cạnh khác nhau nhưng tác giả chỉ nhìn nhận một cách chủ quan và thiếu cơ sở đánh giá chặt chẽ và và không kết luận được về mức độ bền vững tại đây. Nghiên cứu này sẽ áp dụng một cách thức đánh giá có bài bản và căn cứ để kết luận về tính bền vững, đồng thời chỉ ra các khía cạnh thiếu bền vững của mô hình du lịch vốn được coi là thành công này. Thứ hai, về phương pháp đánh giá, nghiên cứu kế thừa bộ công cụ đánh giá thang đo tính bền vững – AHP đã được dùng trong các nghiên cứu của García-Melón (2012), Lin (2012) và Uzun (2015) nhưng được đơn giản hóa giúp cho việc đánh giá trở nên ít phức tạp hơn. Như trong nghiên cứu của Lin (2012) để xác định mức độ bền vững qua một giá trị số (điểm bền vững) cần phải sử dụng kết hợp lý thuyết mờ (Fuzzy Theory) nhưng lý thuyết này khá phức tạp về mặt toán học. Vì vậy nhóm nghiên cứu sử dụng thang đánh giá 5 điểm (đã được ứng dụng trong nghiên cứu của D. Rio và cộng sự, 2012) kết hợp với việc đánh trọng số cho các tiêu chí bằng AHP để xác định điểm bền vững cho cả mô hình, cách làm này cũng dựa trên cách tính giá trị bền vững của thước đo sự bền vững (Barometer of Sustainability) của IUCN (1996). Thêm vào đó, tại Việt Nam phương pháp AHP đã được sử dụng khá rộng rãi trong các nghiên cứu và thực hành để xác định phương án ra quyết định tối ưu trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản lý,.. nhưng rất khó tìm được nghiên cứu nào áp dụng phương pháp này để đánh giá tính bền vững của du lịch, trong khi đó nó đã được ứng dụng ở nhiều quốc gia khác. Thứ ba, về thang đo đánh giá tính bền vững, nghiên cứu này lần đầu đưa ra một hệ thống chỉ số (biến đo lường) chủ quan dựa trên tổng hợp có chọn lọc từ các nghiên cứu trước, kết hợp nghiên cứu thực địa để đánh giá mức độ bền vững của du lịch bản Lác về phương diện cộng đồng địa phương, kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo có độ tin cậy cao và phát hiện được những vấn đề đặc trưng tại địa bàn nghiên cứu. Thang đo này có thể được sử dụng để tiếp tục đánh giá tính bền vững của địa phương trong tương lai. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC ĐỀ TÀI 2.1. Phát triển bền vững Sự hoàn thiện quan niệm phát triển bền vững Quan niệm phát triển bền vững ra đời và hoàn thiện trong một khoảng thời gian tương đối dài, mà điểm xuất phát ban đầu là sự quan tâm đến mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái. Ngay từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, khi việc sử dụng thuốc trừ sâu DDT ở Mỹ gây nên những hiểm họa đối với môi trường tự nhiên bị tiết lộ qua cuốn sách “Mùa xuân câm lặng” của nữ văn sĩ Rachel Carson (Mỹ - 1962) thì nhận thức của người dân Mỹ về môi trường đã thay đổi, làm khởi động các phong trào bảo vệ môi trường và góp phần thúc đẩy các chính sách về môi trường của đất nước này. Tiếp đến năm 1968, Câu lạc bộ Rome- một tổ chức phi chính phủ ra đời với mục đích hỗ trợ cho việc nghiên cứu “Những vấn đề các thế giới” bao gồm các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và công nghệ trên toàn cầu với tầm nhìn dài hạn. Tổ chức này đã tập hợp những nhà lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới. Trong nhiều năm, câu lạc bộ Rome đã công bố, một số lượng lớn các báo cáo, bao gồm cả bản báo cáo Giới hạn của sư tăng trưởng- được xuất bản năm 1972- đề cập tới hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh, sự hữu hạn của các nguồn tài nguyên… Có thể nói thập niên 70 của thế kỷ XX là thập niên diễn ra nhiều hoạt động của Liên hợp quốc hướng vào vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển. Năm 1970, UNESCO thành lập Chương trình Con người và Sinh quyển, với mục tiêu là phát triển cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý và bảo tồn các môi trường. Đến năm 1972, Hội nghị của Liên hợp quốc (LHQ) về Con người và Môi trường được tổ chức tại Stockholm (Thụy Điển) được đánh giá là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại, nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Năm 1980, tiếp theo Hội nghị Stockholm, các tổ chức bảo tồn như Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chương Môi trường đưa ra “Chiến lược bảo tồn thế giới”. Chiến lược này thúc giục các nước soạn thảo các chiến lược bảo tồn quốc gia của mình. Từ khi Chiến lược bảo tồn thế giới được công bố tới nay, đã có trên 60 chiến lược bảo tồn quốc gia được phê duyệt. Trong chiến lược này, thuật ngữ “Phát triển bền vững” lần đầu tiên được nhắc tới, tuy nhiên mới chỉ nhấn mạnh ở góc độ bền vững sinh thái. Tiếp theo Chiến lược này, một công trình khoa học có tiêu đề “Cứu lấy Trái Đất- Chiến lược cho cuộc sống bền vững “ đã được IUCN, UNEP và WWF soạn thảo và công bố (1991) Năm 1987, Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển xuất bản báo cáo “Tương lai của chúng ta” mà ngày nay thường gọi là Brundtland. Bản báo cáo này lần đầu tiên công bố chính thức thuật ngữ “Phát triển bền vững”, đưa ra sự định nghĩa cũng như một cái nhìn mới về cách hoạch định các chiến lược phát triển lâu dài. Bản báo cáo đã góp phần tích cực vào việc phổ cập khái niệm phát triển bền vững trên quy mô toàn cầu, là điểm khởi đầu cho nhiều nghiên cứu tiếp theo nhằm làm sáng tỏ thêm thuật ngữ phát triển bền vững. Năm 1992, Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCED) (Hay còn gọi là Hội nghị thượng đình về Trái đất) được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil). Tại hội nghị, “Phát triển bền vững” được định nghĩa một cách chính thức. Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững đã trở thành chiến lược phát triển của toàn cầu trong thế kỷ XXI, và “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”, với 8 nội dung (xóa đói, giảm nghèo; phổ cập giáo dục tiểu học; thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời nâng cao quyền lợi của nữ giới; giảm tỷ lệ trẻ em tử vong; cải thiện và đảm bảo sức khỏe sản phụ; đấu tranh với các bệnh tật như HIV, sốt xuất huyết; bảo vệ môi trường; thúc đẩy phát triển hợp tác toàn cầu) đã được tập trung thực hiện. Từ năm 2002, nội dung “Phát triển bền vững” mang tính bao quát trên phạm vi toàn cầu trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn nhân loại, cũng như của từng quốc gia, từng dân tộc và từng nhóm cộng đồng. Khái niệm phát triển bền vững Khái niệm “Phát triển bền vững” (PTBV) xuất hiện trong phong trào “Bảo vệ môi trường” (BVMT) từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX, từ đó đến nay đã có nhiều định nghĩa về phát triển bền vững được đưa ra, như: – Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và BVMT, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau. – Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt tài nguyên, để lại hậu quả về môi trường cho thế hệ tương lai. – Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm thương tổn đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ. Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai của chúng ta” (Our common future) của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Định nghĩa này được nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới thừa nhận và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên định nghĩa này thiên về đưa ra mục tiêu, yêu cầu cho sự PTBV, mà chưa nói đến bản chất các quan hệ nội tại của quá trình phát triển bền vững. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra định nghĩa cụ thể hơn, đó là: “Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Định nghĩa này đã đề cập cụ thể hơn về mối quan hệ ràng buộc giữa sự đáp ứng nhu cầu hiện tại với khả năng đáp ứng nhu cầu tương lai, thông qua lồng ghép quá trình sản xuất với các biện pháp bảo toàn tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường. Tuy vậy, định nghĩa này vẫn chưa đề cập được tính bản chất của các quan hệ giữa các yếu tố của phát triển bền vững và chưa đề cập đến các nhóm nhân tố cụ thể mà quá trình phát triển bền vững phải đáp ứng (tuân thủ) cùng một lúc, đó là nhóm nhân tố tạo ra tăng trưởng kinh tế, nhóm nhân tố tác động thay đổi xã hội, bao gồm thay đổi cả văn hoá và nhóm nhân tố tác động làm thay đổi tài nguyên, môi trường tự nhiên. Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Hội nghị Rio- 92 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại hội nghị Johnannesburg-2002: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.” Ngoài ba mặt chủ yếu này, có nhiều người còn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa, tinh thần. dân tộc… và đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế- xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể. Như vậy, có thể định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trưởng.” Các mô hình phát triển bền vững Có nhiều lý thuyết, mô hình mô tả nội dung của phát triển bền vững. Theo Jacobs và Sedlera, thì phát triển bển vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống chủ yếu của thế giới: Hệ thống kinh tế (hệ sản xuất và phân phối sản phẩm; hệ thống xã hội (quan hệ của con người trong xã hội); hệ thống tự nhiên (bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường của Trái Đất). Trong mô hình này, sự phát triển bền vững không cho phép vì sự ưu tiên của hệ này dễ gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với hệ khác, hay phát triển bển vững là sự dung hoà các tương tác và thoả hiệp giữa ba hệ thống chủ yếu trên. Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững của Jacobs và Sadler Hệ xã hội Hệ kinh tế Hệ tự nhiên Nguồn: Jacobs và Sadler (1990) Theo mô hình của ngân hàng thế giới. phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển kinh tế xã hội để đạt được đồng thời các mục tiêu kinh tế (tăng trưởng kinh tế, công bằng trong phân phối thu nhập, hiệu quả kinh tế của sản xuất cao), mục tiêu xã hội (công bằng dân chủ trong quyền lợi và nghĩa vụ xã hội), mục tiêu sinh thái (báo đảm cân bằng sinh thái và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng con người). Hình 2.2: Mô hình phát triển bền vững của ngân hàng thế giới Mục tiêu kinh tế Phát triển bền vững Mục tiêu xã hội Mục tiêu sinh thái            Nguồn: Ngân hàng thế giới Trong mô hình của Hội đồng về Môi trường và phát triển bền vững thế giới (WCED) 1987, thì tập trung trình bày quan niệm phát triển bền vững theo các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội. Còn trong mô hình của Villen 1990 thì trình bày các nội dung cụ thể để duy trì sự cân bằng của mối quan hệ kinh tế – sinh thái – xã hội trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Hình 2.3: Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn Xã hội Kinh tế Môi trường Nguồn: Villen 1990 Nội dung phát triển bền vững được xã định bao gồm ba trụ cột: – Bền vững về kinh tế: Một hệ thống bến vững về kinh tế phải có thể tạo ra hàng hoá và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của chính phủ và nợ nước ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. – Bền vững về xã hội: Một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự công bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo dục, bình đẳng giới, sự tham gia và trách nhiệm chính trị của mọi công dân. – Bền vững về môi trường: Một hệ thống bền vững về môi trường phải duy trì nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh hay những vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn lực không tái tạo không vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ. Điều này bao gồm việc duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác mà thường không được coi như các nguồn lực kinh tế. Ba trụ cột của phát triển kinh tế nêu trên là mục tiêu cần đạt được trong quá trình phát triển, đồng thời là ba nội dung hợp thành quá trình hát triển trong điều kiện hiện đại. Sự phát triển hiện đại không chỉ là sự phát triển với nền kinh tế thị trường hiện đại, với sự tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học và công nghệ, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế mà còn bao hàm một nội dung mới- phát triển bền vững cũng có nghĩa là không chỉ xác lập những cơ sở, điều kiện cần thiết đối với việc giải quyết những mâu thuẫn vốn có của tiến trình kinh tế thị trường- công nghiệp trong sự phát triển cổ điển, giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế- xã hội và môi trường mà còn phải bao gồm nội dung bền vững. Bộ tiêu chí phát triển bền vững Hiện nay, lý thuyết phát triển bền vững đang được các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực quan tâm nghiên cứu, phát triển thành hệ thống lý luận vừa có tính toàn cầu, tính quốc gia, vừa mang tính địa phương. Các chương trình phát triển bền vững đã được thực hiện từ cấp độ cộng đồng ở hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới với những chỉ tiêu và mục tiêu định lượng để đánh giá chất lượng cuộc sống và tiến bộ vươn tới cấp độ bền vững. Tuy nhiên việc đưa ra được bộ tiêu chí để “đo lường” sự phát triển bền vững trên phạm vi cả nước cũng như tại các địa phương vẫn chưa đạt được sự thống nhất và đang được nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Bộ tiêu chí phát triển bền vững có thể phản ánh các khía cạnh khác nhau như: Các chỉ tiêu trạng thái (phản ánh trạng thái của hệ thống kinh tế xã hội tại một thời điểm nào đó); Các chỉ tiêu mục tiêu (bao gồm các chỉ tiêu phản ánh trạng thái mong muốn trong tương lai); Các chỉ tiêu áp lực (bao gồm các chỉ tiêu phản ánh áp lực trực tiếp tới các vấn đề môi trường như tiếng ồn, khí thải CO2); Các chỉ tiêu động lực (phản ánh các áp lực lên môi trường do phát triển công nghiệp, tăng dân số,…) Các chỉ tiêu ảnh hưởng (phản ánh các tác động đến sự thay đổi trạng thái) và các chỉ tiêu hưởng ứng (phản ánh nỗ lực của xã hội cũng giải quyết các vấn đề đặt ra). Đến nay đã có nhiều hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu được đề xuất, bảo đảm phản ánh tổng hòa nhiều tiêu chí thành phần. Xét về mặt nội dung, bộ tiêu chí cần bao gồm ít nhất 5 khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa (bao gồm cả các vấn đề phát triển con người) và thể chế làm “thước đo” cho phát triển bền vững. Điều quan trọng là các khía cạnh này phải liên kết với nhau như một thể thống nhất mới bảo đảm phát triển bền vững. Khâu gắn kết đó được bảo đảm chính là hệ thống thể chế được xây dựng mang tính hệ thống và thực thi nghiêm chỉnh, nhất là khi nhiều tác động đến phát triển bền vững khó mà đánh giá trong một thời gian ngắn. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc xác định theo các chủ đề trên bốn lĩnh vực, hình thành nên 58 chỉ tiêu cụ thể: Bền vững về mặt xã hội: bao gồm 6 chủ đề về công bằng, y tế, giáo dục, nhà ở, an ninh và dân số với 19 chỉ tiêu cụ thể: (1) Phần trăm dân số sống dưới ngưỡng nghèo; (2) Chỉ số bất bình đẳng GINI; (3) Tỷ lệ thất nghiệp; (4) Tỷ lệ lương trung bình của nữ so với nam giới; (5) Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em; (6) Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi; (7) Tuổi thọ; (8) Phần trăm dân số có thiết bị vệ sinh phù hợp; (9) Phần trăm dân số được sử dụng nước sạch; (10) Phần trăm dân số tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản; (11) Tiêm chủng phòng ngữa các bệnh lây nhiễm cho trẻ em; (12) Tỷ lệ phổ biến về phòng tránh thai; (13) Phổ cập tiểu học đối với trẻ em; (14) Tỷ lệ người trưởng thành học hết cấp hai; (15) Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành; (16) Diện tích nhà ở (sàn) bình quân đầu người; (17) Số tội phạm trên 100.000 dân; (18) Tốc độ tăng dân số; (19) Dân số thành thị chính thức và cư trú không chính thức. Bền vững về môi trường: bao gồm 7 chủ đề về không khí, đất, đại dương biển và bờ biển, nước sạch và đa dạng sinh học với 19 tiêu chí cụ thể: (20) Phát thải khí nhà kính; (21) Mức độ tiêu thụ các chất gây hại ở tầng ozon; (22) Nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí ở khu vực đô thị; (23) Đất canh tác và diện tích cây lâu năm; (24) Sử dụng phân hóa học; (25) Sử dụng thuốc trừ sâu; (26) Tỷ lệ che phủ rừng; (27) Cường độ khai thác gỗ; (28) Đất bị sa mạc hó; (29) Diện tích thành thị chính thức và khống chính thức; (30) Mật độ tảo trong biển; (31) Phần trăm dân số sống ở vùng duyên hải; (32) Sản lượng đánh bắt hàng năm; (33) Mức khai thác nguồn nước ngầm và nước mặt trên tổng trữ lượng nước; (34) Hàm lượng BOD trong nước; (35) Nồng độ coliform trong nước sạch; (36) Diện tích hệ sinh thái chủ yếu được lựa chọn; (37) Diện tích khu bảo tồn so với tổng diện tích; (38) Sự đa dạng của giống loài được lựa chọn. Bền vững kinh tế bao gồm 2 chủ đề về tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, xu hướng sản xuất và tiêu thụ với 14 chỉ tiêu cụ thể: (39) GDP bình quân đầu người; (40) Tỷ lệ đầu tư trong GDP; (41) Cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ; (42) Tỷ lệ nợ trong GNI; (43) Tổng viện trợ ODA hoặc nhận viện trợ ODA so với GNI; (44) Mức độ sử dụng nguyên vật liệu; (45) Tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người hàng năm; (46) Tỷ lệ tiêu dùng nguồn năng lượng có thể tái sinh; (47) Mức độ sử dụng năng lượng; (48) Chất thải rắn của công nghiệp và đô thị; (49) Chất thải độc hại; (50) Chất thải phóng xạ; (51) Chất thải tái sinh; (52) Khoảng cách đi lại tính trên đầu người theo phương tiện vận tải. Thể chế phát triển bền vững gồm 2 chủ đề khung thể chế và năng lực thể chế, được cụ thể hóa thành 6 chỉ tiêu: (53) Chiến lược phát triển bền vững quốc gia; (54) Thực thi các công ước quốc tế đã ký; (55) Số lượng người truy cập internet/1000 dân; (56) Đường điện thoại chính/1000 dân; (57) Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tinh theo % GDP; (58) Thiệt hại về người và của do các thảm họa thiên nhiên. 2.2. Du lịch bền vững và Phát triển du lịch bền vững 2.2.1. Du lịch bền vững 2.2.1.1. Lịch sử ra đời thuật ngữ Du lịch xuất hiện từ khi các hoạt động trao đổi, buôn bán, truyền giáo, thám hiểm các vùng đất mới được hình thành. Từ trước Công nguyên, du lịch đã xuất hiện, xuất phát điểm từ Địa Trung Hải. Ban đầu việc cung ứng các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách còn mang tính sơ khai và chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà không quan tâm đến sự tác động xấu của du lịch đến môi trường. Từ đó xuất hiện hình thức du lịch đầu tiên trong lịch sử và còn tồn tại cho tới ngày nay “du lịch thương mại” hay “du lịch ồ ạt” (mass tourism). Đầu 1980, xuất hiện thuật ngữ “các loại hình du lịch thay thế” (alternative tourism) (alternative tourism), để chỉ các loại hình du lịch có quan tâm đến môi trường bao gồm “du lịch xanh”, “du lịch mềm”, “du lịch có trách nhiệm”. Từ năm 1975 đến năm 1980, Krippendorf và Jungk là những nhà khoa học đầu tiên cảnh báo về những suy thoái sinh thái do hoạt động du lịch gây ra. Họ đã đưa ra khái niệm “du lịch rắn” (hard tourism) để chỉ loại hình du lịch ồ ạt và “du lịch mềm” (soft tourism) để chỉ một chiến lược mới tôn trọng môi trường. Đến năm 1995, Becker tổng kết và đưa ra đặc trưng của hai loại hình du lịch rắn và mềm như sau: Bảng 2.1: Du lịch rắn và du lịch mềm Du lịch rắn (hard tourism) Du lịch mềm (soft tourism) Phát triển không có qui hoạch Mỗi cộng đồng du lịch tự qui hoạch cho họ Xây dựng tràn lan và manh mún Xây dựng cho một nhu cầu riêng biệt Du lịch nằm trong tay các nhà kinh doanh du lịch bên ngoài Phát triển tất cả các phương cách để khai thác tối đa khả năng của đối tượng du lịch Trước hết phải qui hoạch sau đó mới phát triển Qui hoạch tổng thể Xây dựng tập trung để tiết kiệm không gian Xác định các giới hạn cho sự mở rộng Cộng đồng bản địa tham gia và lập quyết định Phát triển tất cả các phương cách (loại hình) nhưng chỉ ở mức độ vừa phải, không khai thác tối đa đối tượng du lịch Nguồn: Becker (1995) Năm 1996, xuất hiện một khái niệm mới là “du lịch bền vững” (sustainable tourism), ủng hộ và chủ trương phát triển du lịch mà ít ảnh hưởng xấu tới môi trường trên cơ sở cải tiến và nâng cấp từ khái niệm “du lịch mềm” của Krippedorf và Jungk. 2.2.1.2. Khái niệm du lịch bền vững Theo giáo sư Berneker- một chuyên gia hàng đầu về du lịch thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa.” Theo “Luật Du lịch Việt Nam (2006): “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (1996): “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Quốc tế (1987): “Du lịch bền vững là một quá trình nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của những thế hệ mai sau”. Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch có sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác hại xấu đến môi trường, kinh tế, văn hóa- xã hội nhằm phục vụ nhu cầu hiện tại của du khách và điểm du lịch mà không làm phương hại đến nhu cầu của tương lai”. Du lịch bền vững là phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển các hoạt động du lịch trong tương lai…(Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, 2001). Du lịch bền vững hướng đến việc quản lý các nguồn tài nguyên sao cho các nhu cầu kinh tế xã hội đều được thỏa mãn trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các đặc điểm sinh thái, sự đa dạng sinh học và hệ thống hỗ trợ đời sống. Như vậy, du lịch bền vững là phát triển du lịch trong điều kiện bảo tồn và cải thiện các mặt môi trường, kinh tế, văn hóa và xã hội. Vì vậy, du lịch bền vững cần: Sử dụng tài nguyên môi trường một cách tối ưu để những tài nguyên này hình thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì những quá trình sinh thái thiết yếu và hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Tôn trọng bản sắc văn hóa- xã hội của các cộng đồng ở cấc điểm đến, bảo tồn di sản văn hóa và những giá trị truyền thống trong cuộc sống của họ và tham gia vào quá trình hiểu biết và chấp thuận các nền văn hóa khác. Bảo đảm những hoạt động kinh tế sống động lâu dài, đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho tất cả mọi thành viên bao gồm những công nhân viên chức có thu nhập cao hay những người có thu nhập và góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo. 2.2.2. Phát triển du lịch bền vững Các vấn đề về phát triển bền vững được đưa ra từ những năm 1980, tiến hành nghiên cứu về vấn đề này, nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm đưa ra các khía cạnh liên quan đến phát triển bền vững. Từ những năm 1990, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đang đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái, đến nền văn hóa bản địa. Hậu quả của các tác động ấy sẽ lại ảnh hưởng đến bản thân sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Nhưng định nghĩa phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phương và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đối tượng tham gia. Phát triển du lịch bền vững được coi là một nhánh của Phát triển bền vững, có nhiều định nghĩa đã được đưa ra và nhóm nghiên cứu đưa ra một số khái niệm đã đưa ra: Theo Hội nghị ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi trường (hay Ủy ban Brundtland) xác định năm 1987: “Hoạt động phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ.” Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO): “Phát triển du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu về hiện tại của du khách và người dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai”. Phát triển du lịch bền vững là đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách đến các vùng, điểm du lịch ngày nay đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng cho tương lai. Cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”. Đây cũng là khái niệm mà nhóm tác giả sử dụng để làm căn cứ thực hiện nghiên cứu. 2.2.3. Vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững Du lịch là một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước. Du lich có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các Mục Tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên Hợp Quốc đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển. Chính vì vậy mà du lịch bền vững (sustainable tourism) là một phần quan trọng của phát triển bền vững (sustainable development) của Liên Hợp Quốc và của Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận rất nhiều ở các hội nghị và diễn đàn lớn nhỏ trên toàn thế giới. Mục đích chính của phát triển bền vững là để 3 trụ cột của du lịch bền vững - Môi trường, Văn hóa xã hội và Kinh tế - được phát triển một cách đồng đều và hài hòa. Những lí do đi sâu vào chi tiết để giải thích tại sao lại cần phát triển du lịch bền vững thì có nhiều, nhưng có thể thấy rất rõ ở 3 yếu tố từ định nghĩa trên: Thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống. Vì bảo vệ môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm sống trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống mà con người được hưởng lợi từ đó: Không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất. Đảm bảo sự hài hòa về môi trường sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng là giúp cho môi trường sống của con người được đảm bảo. Thứ hai: Phát triển du lịch bền vững còn giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ việc khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch  và sản phẩm đặc trưng của vùng miền, của vùng. Phát triển du lịch bền vững cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương có công ăn việc làm. Thứ ba: Phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, như việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dân trong vùng. Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch bền vững giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bào cho các nguồn tài nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếp nối và tận dụng. Với ba lí do được đề cập đến ở bên trên, ta có thể thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững trong chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Phát triển du lịch bền vững để có thể đạt được 3 yếu tố đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự làm việc nghiêm chỉnh trong lúc thực hiện, đặc biệt đối với một nước nền kinh tế còn nghèo và còn nhiều phụ thuộc như Việt Nam, cùng với việc phát triển dân số, hệ thống luật lệ chồng chéo, và hệ thống hành chánh còn nhiều yếu kếm.    2.2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá du lịch bền vững toàn cầu Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu hướng tới 4 mục tiêu chính: hoạch định phát triển bền vững và hiệu quả, nâng cao lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương, gìn giữ di sản văn hóa và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Những tiêu chuẩn này là một phần trong các nỗ lực của cộng đồng kinh doanh du lịch trước những thách thức toàn cầu hướng đến mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường – bao gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu – là những vấn đề chính được đề cập trong bộ tiêu chuẩn này. Bắt đầu từ năm 2007, Hiệp hội Tiêu chuẩn toàn cầu về du lịch bền vững – một liên minh với 27 tổ chức thành viên, đã nhóm họp các nhà lãnh đạo để cùng nhau phát triển bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững. Trong vòng 15 tháng Hiệp hội này đã trao đổi, thảo luận với các chuyên gia về tính bền vững của ngành du lịch và phân tích 4.500 tiêu chí của hơn 60 chứng chỉ hiện hành với sự tham gia của hơn 80.000 người bao gồm những nhà bảo tồn, các nhà lãnh đạo ngành, các cơ quan chức năng của chính phủ và Liên hợp quốc. Theo các chuyên gia, những tiêu chuẩn này chỉ là bước khởi đầu trong tiến trình hướng đến một tiêu chuẩn chung áp dụng trong tất cả các hình thức hoạt động của du lịch. Bộ tiêu chuẩn này chỉ đưa ra những việc nên làm, song không chỉ ra cách thức thực hiện hay xác định tính khả thi của mục tiêu. Vì vậy, vai trò bổ sung của việc quản lý giám sát cùng với công cụ giáo dục truyền thông và các cách tiếp cận sẽ là những yếu tố không thể thiếu để góp phần hoàn thiện. Quản lý hiệu quả và bền vững Các công ty du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phù hợp với quy mô và thực lực của mình để bao quát các vấn đề về môi trường, văn hóa xã hội, chất lượng, sức khỏe và an toàn. Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và quốc tế. Tất cả nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi trường, văn hóa xã hội, sức khỏe và các thói quen an toàn. Cần đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không có trong chương trình kinh doanh. Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng: (i) Chấp hành những quy định về bảo tồn di sản tại địa phương; (ii) Tôn trọng những di sản thiên nhiên và văn hóa địa phương trong công tác thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi nhuận thu được; (iii) Áp dụng các phương pháp xây dựng bền vững thích hợp tại địa phương; (iv) Đáp ứng yêu cầu của các cá nhân có nhu cầu đặc biệt. Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng về những hành vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa. Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương Công ty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và phát triển cộng đồng như xây dựng công trình giáo dục, y tế và hệ thống thoát nước. Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo nếu cần thiết, kể cả đối với vị trí quản lý. Các dịch vụ và hàng hóa địa phương nên được doanh nghiệp bày bán rộng rãi ở bất kỳ nơi nào có thể. Công ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương để phát triển và kinh doanh các sản phẩm bền vững đựa trên đặc thù về thiên nhiên, lịch sử và văn hóa địa phương (bao gồm thức ăn, nước uống, sản phẩm thủ công, nghệ thuật biểu diễn và các mặt hàng nông sản). Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng bản địa hay địa phương, với sự đồng ý và hợp tác của cộng đồng Công ty phải thi hành chính sách chống bóc lột thương mại, đặc biệt đối với trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bóc lột tình dục. Đối xử công bằng trong việc tiếp nhận các lao động phụ nữ và người dân tộc thiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻ em. Tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ nhân công và chi trả lương đầy đủ. Các hoạt động của công ty không được gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cơ bản như nước, năng lượng hay hệ thống thoát nước của cộng đồng lân cận. Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực  Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách. Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được pháp luật cho phép. Có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp xúc của cư dân địa phương. Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng nghệ thuật, kiến trúc hay các di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực. Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực  Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: (i) Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện môi trường như vật liệu xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng; (ii) Cân nhắc khi buôn bán các sản phẩm tiêu dùng khó phân hủy và cần tìm cách hạn chế sử dụng các sản phẩm này; (iii) Tính toán mức tiêu thụ năng lượng cũng như các tài nguyên khác, cần cân nhắc giảm thiểu mức tiêu dùng cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh; (iv) Kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch, nguồn nước và có biện pháp hạn chế lượng nước sử dụng. Giảm ô nhiễm: (i) Kiểm soát lượng khí thải nhà kính và thay mới các dây chuyền sản xuất nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu; (ii) Nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử dụng; (iii) Thực thi kế hoạch xử lý chất thải rắn với mục tiêu hạn chế chất thải không thể tái sử dụng hay tái chế; (iv) Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy, thay thế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chất được sử  dụng; (v) Áp dụng các quy định giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nước thải, chất gây xói mòn, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm ô nhiễm không khí, đất. Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên: (i) Các loài sinh vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bày hay mua bán phải tuân theo quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng là bền vững; (ii) Không được bắt giữ các loài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt động điều hòa sinh thái. Tất cả những sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởi những tổ chức có đủ   thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc chúng; (iii) Việc kinh doanh có sử dụng các loài sinh vật bản địa cho trang trí và tôn tạo cảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn; (iv) Đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm việc hỗ trợ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao; (v) Các hoạt động tương tác với môi trường không được có bất kỳ tác hại nào đối với khả năng tồn tại của quần xã sinh vật, cần hạn chế, phục hồi mọi tác động tiêu cực lên hệ sinh thái cũng như có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn. 2.3. Du lịch dựa vào cộng đồng. 2.3.1. Cộng đồng và du lịch dựa vào cộng đồng. 2.3.1.1. Lý thuyết về cộng đồng. Cộng đồng là một khái niệm lý thuyết cũng như thực hành xuất hiện vào những năm 1940 tại các nước thuộc địa của Anh. Năm 1950, Liên hiệp quốc công nhận khái niệm phát triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như một công cụ để thực hiện các chương trình viện trợ quy mô lớn về kĩ thuật, phương pháp và tài chính vào thập niên 50, 60 của thế kỷ XX. Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người với phạm vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn cộng đồng đó. Theo Keith và Ary, 1998 thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị”. Như vậy, mặc dù các cộng đồng có thể có nhiều cái chung, nhưng sẽ trở nên phức tạp nếu cho rằng họ là một nhóm đồng nhất. Các cộng đồng có thể bao gồm nhiều nhóm riêng như nông dân và thị dân, người giàu và người nghèo, người định cư lâu và người mới định cư... Các nhóm quyền lợi khác nhau trong một cộng đồng dường như bị các thay đổi liên quan đến du lịch tác động đến một cách khác nhau. Các nhóm ấy phản ứng trước những thay đổi đó như thế nào phụ thuộc vào mối quan hệ họ hàng, tôn giáo, chính trị và các mối ràng buộc mạnh mẽ đã được phát triển giữa các thành viên qua nhiều thế hệ. Tùy thuộc vào một vấn đề, một cộng đồng có thể đoàn kết hay chia rẽ về tư tưởng hay hành động (United Nation Food and Agriculture Organisation, 1990). Khái niệm Cộng đồng (community) là một trong những khái niệm xã hội học, bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt chẽ, là một nhóm xã hội có lúc khá phân tán, được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời, dài hay ngắn như phong trào quần chúng, công chúng, khán giả, đám đông,... Bên cạnh đó, còn có một cách nhìn nhận khác, coi cộng đồng như một đặc thù chỉ có ở nền văn minh con người, ở đó con người hợp tác với nhau nhờ những lợi ích chung. Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm phát triển cộng đồng được giới thiệu vào giữa những năm 1950 thông qua một số hoạt động phát triển cộng đồng tại các tỉnh phía Nam, trong lĩnh vực giáo dục. Từ ngành giáo dục, phát triển cộng đồng chuyển sang lĩnh vực công tác xã hội. Đến những năm 1960 - 1970, hoạt động phát triển cộng đồng được đẩy mạnh thông qua các chương trình phát triển nông thôn của sinh viên hay của phong trào Phật giáo. Từ thập niên 80 của thế kỷ trước cho đến nay, phát triển cộng đồng được biết đến một cách rộng rãi hơn thông qua các chương trình viện trợ phát triển của nước ngoài tại Việt Nam, có sự tham gia của người dân tại cộng đồng như một nhân tố quyết định để chương trình đạt được hiệu quả bền vững. Các đường lối và phương pháp cơ bản về phát triển cộng đồng đã được triển khai trên thực tiễn ở Việt Nam, bằng các nhân sự trong nước với cả những thành công và thất bại. Bộ môn “phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng” được giảng dạy trong một số trường đại học ở phía Nam với giáo trình được biên soạn như một môn cơ bản. 2.3.1.2. Du lịch dựa vào cộng đồng. Xuất phát từ những nghiên cứu về lý thuyết cộng đồng, cùng với những nỗ lực nhằm phát triển cộng đồng, nâng cao đời sống cộng đồng,các lý thuyết về du lịch cộng đồng hay du lịch dựa vào cộng đồng đã được nghiên cứu, đề xuất và ứng dụng. Thuật ngữ du lịch cộng đồng (DLCĐ) xuất phát từ hình thức du lịch làng bản ngay từ những năm 1970 ở các nước thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ và châu Úc. Mục đích khái niệm này đầu tiên do du khách đưa ra. Khách du lịch tham quan các làng bản, tìm hiểu về đời sống sinh hoạt, phong tục, tập quán, khám phá hệ sinh thái của vùng núi non, các cuộc du ngoạn này thường được tổ chức tại các vùng rừng núi. Phần lớn còn mang tính chất hoang dã, địa hình hiểm trở, nhưng lại rất thưa dân cư, các điều kiện đi lại, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Những lúc như vậy, du khách cần tới sự giúp đỡ của những người dân bản địa như dẫn đường khỏi bị lạc, nơi nghỉ qua đêm… Khách du lịch thường gọi những chuyến đi đó là những chuyến đi có sự hỗ trợ của người dân địa phương. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển các loại hình DLCĐ như hiện nay. DLCĐ chính thức được hình thành và phát triển mạnh mẽ tại các nước Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc những năm 80 –90 của thế kỷ trước. Sau đó lan rộng sang khu vực châu Á trong đó có các nước khu vực ASEAN như Inđônêxia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam... Ngày nay, DLCĐ được hiểu là cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động kinh doanh mang tính tự phát tại những nơi có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn hấp dẫn, các tuyến, điểm du lịch sẵn có của địa phương chứ chưa chú trọng tới quyền lợi cộng đồng địa phương và thu hút họ tham gia vào hoạt động du lịch.Trong nhiều trường hợp quyền lợi của các bên tham gia du lịch xấu đi và làm giảm sức hấp dẫn cho du khách. Từ lâu, khái niệm “du lịch cộng đồng” (DLCĐ) đã được đề cập rộng rãi tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cụ thể: Theo Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas “Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” (Nicole Hausler and Wolfgang Strasdas, Community Based Sustainable Tourism A Reader, 2000). Ở Thái Lan khái niệm Community-Based Tourism - Du lịch dựa vào cộng đồng được định nghĩa: “DLCĐ là loại hình du lịch được quản lý và có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội. Thông qua DLCĐ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương” (REST, 1997). Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của nhiều tổ chức xã hội trên thế giới. Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình về Community-Based Tourism như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương”. Còn Istituto Oikos (Tổ chức hướng đến việc hỗ trợ các nghiên cứu, huy động nguồn lực tài chính trong công tác bảo tồn về mặt sinh thái tự nhiên và nhân văn cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới, ra đời tại Ý, 1996) lại đề cập đến nội dung của DLCĐ theo hướng: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến và có lưu trú qua đêm tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương (thường là các cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn). Thông qua đó du khách có cơ hội khám phá môi trường thiên nhiên hoang dã hoặc tìm hiểu các giá trị về văn hóa truyền thống, tôn trọng tư duy văn hóa bản địa. Cộng đồng địa phương có cơ hội thụ hưởng các lợi ích kinh tế từ việc tham gia vào các hoạt động khám phá dựa trên các giá trị về tự nhiên và văn hóa xã hội tại khu vực cộng đồng địa phương sinh sống”. Trong khi Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo đã nêu: “DLCĐ là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên.” Tại Việt Nam, hàng loạt khái niệm về DLCĐ đã được đề cập. Tác giả Trần Thị Mai (2005) đã xây dựng nội dung cho khái niệm này như sau: “DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án.” Cùng có quan điểm nhấn mạnh vai trò của phương thức phát triển DLCĐ trong công tác bảo tồn môi trường tự nhiên và nhân văn, tác giả Võ Quế (2006) đã nhìn nhận: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên.” Bên cạnh nội dung xem xét phát triển DLCĐ là phương thức góp phần đẩy mạnh tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) còn đề cập đến việc tham gia của cộng đồng địa phương, với cách nhìn về DLCĐ: “DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách.” Từ những khái niệm đã nêu đi đến kết luận: du lịch dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu được các loại ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương. Một số tên gọi thường dùng khi nói đến du lịch dựa vào cộng đồng: - Du lịch dựa vào cộng đồng (Community – based Tourism) - Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community – development in tourism) - (Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community – Based Ecotourism) - Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community – Participation in Tourism) 2.3.1.3. Các loại hình du lịch cộng đồng. Các loại hình du lịch sau đây phù hợp với du lịch cộng đồng bởi chúng được sở hữu và quản lý bởi cộng đồng: du lịch sinh thái, nông thôn du lịch, du lịch làng, du lịch nông nghiệp, du lịch dân tộc hay bản địa và du lịch văn hóa. Ngoài ra, việc thúc đẩy nghệ thuật và hàng thủ công địa phương có thể là một thành phần quan trọng trong các dự án Du lịch cộng đồng và trong các hình thức chủ đạo của ngành du lịch. Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cân được bảo vệ và môi trường xung quanh nó) và kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trình quản lý môi trường có sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Du lịch văn hóa: du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan trọng nhất của du lịch dựa vào cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, là yếu tố thu hút khách chủ yếu của cộng đồng địa phương. Ví dụ về du lịch dựa vào văn hóa bao gồm khám phá các di tích khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay trải nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc thiểu số. Du lịch nông nghiệp: đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trại động vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà. Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu. Du lịch bản địa: Du lịch bản địa/Dân tộc đề cập đến một loại du lịch, nơi đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, nền văn hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch. Du lịch làng: Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn bản, và các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch. Dân làng cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. Nhà trọ chính chính là các điểm kinh doanh du lịch, trong đó du khách ở lại qua đêm trong những ngôi nhà làng, cùng với một gia đình. Khách du lịch có thể chọn nhà nghỉ, các nhà nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác xã, làng, hoặc cá nhân, cung cấp cho du khách không gian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khi cũng là thoải mái hơn cho chủ nhà. Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ: Nghệ thuật và sản xuất thủ công mỹ nghệ ở địa phương có một lịch sử lâu dài. Nó không phải là một hình thức độc lập của du lịch, mà chính là một thành phần của các loại hình khác nhau của du lịch. Du lịch không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ của khu vực, doanh số bán hàng của hàng thủ công mỹ nghệ cũng có thể giúp người dân địa phương để tìm hiểu thêm về di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú và độc đáo của họ. 2.3.2. Tính bền vững của du lịch dựa vào cộng đồng so với các mô hình du lịch khác. Để xác định tính bền vững của một mô hình du lịch, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cần phụ thuộc vào ba yếu tố: Kinh tế bền vững, môi trường bền vững và văn hóa xã hội bền vững. Du lịch cộng đồng là mô hình có được sự tổng hợp của ba yêu cầu trên và được xếp là một loại hình du lịch bền vững. Theo một cách phân chia các mô hình du lịch, du lịch được đề cập tới với hai mô hình du lịch tổng quát và du lịch lựa chọn. Du lịch tổng quát thường được đánh giá là không bền vững, đặc trưng chủ yếu của khái niệm du lịch này là quy mô lớn, các gói du lịch do các thành phần tư nhân ngoài địa phương điều hành và nhằm vào những điểm đến đã được thương mại hóa ở mức cao, thường chỉ tập trung vào vấn đề kinh tế bền vững. Để bù đắp lại yếu kém và tính không bền vững của du lịch tổng quát, một khái niệm mới về du lịch bền vững lựa chọn được đưa ra đáp ứng xu hướng về nhóm du khách “mới” và có trách nhiệm. Du lịch chọn lựa được coi là sự lựa chọn tốt hơn cho chiến lược phát triển do nó có đặc thù về tổ chức riêng lẻ, quy mô nhỏ tại các vùng nhỏ và có mức độ thương mại vừa phải, đồng thời do chính cộng đồng địa phương quản lý, và thiên hướng áp dụng của du lịch chọn lựa thường là vì mục đích bảo vệ môi trường và bảo vệ văn hóa-xã hội. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu được quản lý tốt, du lịch tổng quát cũng có thể bền vững. Mặt khác, du lịch lựa chọn cũng có thể mất đi tính bền vững nếu quá triệt để. Trên hết, cả hai mô hình du lịch này đều có thể là du lịch cộng đồng nếu chúng cùng thỏa mãn được tiêu chí quan trọng nhất là đặt cộng đồng ở vị trí trung tâm. Vì vậy, các mô hình du lịch cộng đồng tốt nhất thứ nhất là đảm bảo nhận các đặc điểm của cộng đồng dân cư là thành tố cốt lõi, thứ hai là thỏa mãn một cách công bằng các khía cạnh bền vững về kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường. Tuy vậy, ba khía cạnh bàn luận sau được đưa ra để thể hiện quan điểm và sự nhấn mạnh của chúng em về tính khác biệt và bền vững của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng so với các mô hình du lịch khác. 2.3.2.1. Du lịch dựa vào cộng đồng quan tâm đến môi trường sinh thái và bảo tồn tài nguyên du lịch. Không giống như các mô hình du lịch sinh thái hay du lịch khác khai thác du lịch từ những tài nguyên tự nhiên có sẵn khác, các mô hình du lịch cộng đồng quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ tính chất tự nhiên của các tài nguyên du lịch, khai thác đi cùng với tôn tạo và bảo vệ môi trường, giảm thiểu và ít gây tác động xấu đến môi trường tự nhiên và các khu vực sinh thái được sử dụng để làm du lịch. Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa cũng được quan tâm một cách đúng mực, khi các phong tục tập quán và bản sắc địa phương là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của du lịch cộng đồng, cộng đồng địa phương và những người làm du lịch khác bên cạnh việc khai thác hiệu quả từ những phong tục tập quán đó phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ để chúng không bị lai tạp hay mất dần các điểm hay, đep trong nét sống và phong tục địa phương, các di tích lịch sử, địa điểm truyền thống có sức thu hút khách du lịch. Việc bảo vệ và suy trì các nét đẹp về tự nhiên và văn hóa sẽ là căn cứ duy trì du lịch một cách bền vững trong tương lai. 2.3.2.2. Du lịch dựa vào cộng đồng có sự tham gia quan trọng của cộng đồng địa phương. Ngoài sự nhìn nhận về tiềm năng du lịch và khai thác du lịch của các công ty du lịch và lữ hành, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự bền vững của du lịch tại địa phương đó. Thông thường các doanh nghiệp du lịch thường chỉ dừng lại ở việc xây dựng và vận hành chỗ ở (khách sạn, nhà nghỉ…) cho khách du lịch, tổ chức các tour du lịch có sẵn dựa trên một số các địa điểm lịch sử, nét văn hóa đặc trưng của vùng miền đó,… Tuy nhiên họ không thể đem đến cho khách du lịch trải nghiệm xác thực nhất và mới lạ về cuộc sống và những bản sắc văn hóa sâu xa của cộng đồng địa phương, những thứ mà chỉ cộng đồng dân cư nơi đó có thể cung cấp cho khách du lịch một cách dễ dàng nhất. Càng ngày xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm thực tế và mới lạ càng mạnh mẽ, khách du lịch muốn có những trải nghiệm đích thực hơn chỉ là những chuyến tham quan và kỳ nghỉ đơn thuần. Những yếu tố sâu xa trong văn hóa dân cư và giá trị truyền thống địa phương sẽ là nguồn thu hút đặc biệt đối với du khách. 2.3.2.3. Du lịch dựa vào cộng đồng gắn lợi ích kinh tế với cộng đồng địa phương. Du lịch cộng đồng có được sự ủng hộ của chính phủ, tổ chức kinh tế, xã hội của các nước, trên phạm vi thế giới các tổ chức du lịch và kinh tế đều cho rằng du lịch cộng đồng là hướng phát triển bền vững cho du lịch. Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào lĩnh vực này nên từ đó các vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế và sinh thái trong khuôn viên làng bản trở thành những tác nhân tham gia cung cấp dịch vụ cho du khách và thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, người dân bản xứ cũng có thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ và phục vụ khách tham quan nên loại hình du lịch dựa vào cộng đồng ngày càng được phổ biến và có ý nghĩa không chỉ đối với khách du lịch, chính quyền sở tại mà với cả cộng đồng. Lợi ích kinh tế giờ đây không chỉ thuộc về phần lớn các công ty du lịch mà được chia sẻ một cách bình đẳng và hợp lý cho cộng đồng địa phương. Đây là động lực quan trọng khiến cho mỗi cá nhân trong cộng đồng ngày càng quan tâm và ý thức về các giá trị văn hóa và thiên nhiên mình có, các tầng lớp dân cư sẽ tham gia vào du lịch cộng đồng một cách tích cực hơn và giúp nó ngày càng phát triển và bền vững. 2.3.3. Đặc điểm của du lịch cộng đồng. DLCĐ có các đặc điểm phân biệt với các loại hình và các hình thức du lịch khác nhau: DLCĐ là những phương thức phát triển mà cộng đồng dân cư địa phương là chủ thể của mọi hoạt động bảo tồn, quản lý, khai thác tài nguyên môi trường du lịch và các khâu,các hoạt động du lịch trong quá trình phát triển: tham gia lập và thực hiện quy hoạch du lịch, cộng đồng địa phương (CĐĐP) tham gia với cả vai trò quản lý, tổ chức, điều hành, giám sát, ra quyết định phát triển du lịch, bảo tồn, khai thác tài nguyên môi trường du lịch; tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch (kinh tế lưu trú, ăn uống, vận chuyển, sản xuất hàng hóa, hướng dẫn, kinh doanh lữ hành, kinh doanh các dịch vụ hàng hóa, vui chơi, giải trí), sản xuất, cung ứng nông phẩm và các hàng hóa khác. CĐĐP giữ vai trò chủ đạo, duy trì các hoạt động kinh doanh du lịch và hoạt động KT-XH có liên quan đến du lịch và du khách. Phát triển DLCĐ là công nhận quyền sở hữu hợp pháp trong việc bảo tồn, khai thác hợp pháp và bền vững các loại tài nguyên và môi trường vì sự phát triển của cộng đồng. Phát triên DLCĐ là thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu phát triển cộng đồng vì sự nghiệp của cộng đồng. Địa điểm tổ chức phát triển DLCĐ: diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của CĐĐP. Đây là những khu vực có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc nhân văn phong phú, hấp dẫn hoặc cả hai, có độ nhạy cảm về đa dạng sinh học, chính trị, văn hóa và xã hội hiện đã, đang và có thể bị tác động bởi con người. Cộng đồng dân cư phải là người sinh sống, làm ăn trong hoặc liền kề các điểm tài nguyên du lịch, đồng thời cộng đồng phải có quyền lợi và trách nhiệm tham gia khai thác cũng như bảo tồn tài nguyên, các nguồn lực phát triển du lịch bền vững nhằm hạn chế, giảm các tác động tiêu cực, nâng cao số lượng, chất lượng tài nguyên du lịch (TNDL) từ chính các hoạt động kinh doanh du lịch, KT-XH của cộng đồng, hoạt động của du khách và các bên tham gia vào hoạt động du lịch nói chung. Phát tiển DLCĐ vừa góp phần da dạng hóa, nâng cao chất lượng tài nguyên môi trường du lịch, các sản phẩm du lịch, đồng thời góp phần duy trì, phát triển các ngành nghề kinh tế truyền thống của địa phương, ủng hộ sự đa dạng về các ngành kinh tế. Phát triển DLCĐ phải đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia nguồn lợi từ hoạt động du lịch. Phần lớn nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch được giữ lại cho cộng đồng. Hoạt động này phải tính đến các hiệu quả về KT-XH, môi trường, và chịu sự điều tiết của các quy luật KT-XH, đặc biệt là quy luật cung-cầu. DLCĐ cũng bao gồm các yếu tố trợ giúp cộng đồng phát triển du lịch của các bên tham gia du lịch, gồm các cá nhân, các công ty du lịch, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý nhà nước. DLCĐ còn bao gồm cả cơ thể, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, của chính phủ, của các tổ chức và cách thức sản xuất kinh doanh các sản phẩm du lịch để xã hội hóa du lịch, cộng đồng dân cư được đi du lịch, được hưởng ngày càng nhiều sản phẩm du lịch. Tổ chức phát triển DLCĐ thực chất là phát triển các loại hình du lịch bền vững, có trách nhiệm với tài nguyên môi trường và sự phát triển của cộng đồng. Chủ thể của các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường và khai thác chính cho phát triển du lịch là các cộng đồng địa phương. Nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch cũng như mục đích của các hoạt động trên nhằm phát triển cộng đồng. Các loại hình DLCĐ do đó còn được gọi là các loại hình du lịch vì dân và do dân. Phát triển DLCĐ, một mặt, giúp phát huy lợi thế các nguồn lực phát triển du lịch tại nơi hoặc gần noi cộng đồng sinh sống nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, chất lượng cao và hợp lý của du khách. Mặt khác, phát triển DLCĐ còn bao hàm cả gốc độ cầu du lịch nhằm xây dựng, thực thi các chính sách, cũng như tạo ra các sản phẩm du lịch, nhằm xã hội hóa cầu du lịch để cộng đồng dân cư, đặc biệt là những người nghèo có thể đi du lịch và hưởng thụ các sản phẩm du lịch ngày càng nhiều, tạo ra sụ công bằng xã hội và tạo ra thị trường cho phát triển các loại hình du lịch này. Việc tổ chức, đầu tư, triển khai, phát triển các loại hình DLCĐ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, tiền của, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật, vì vậy cần được thực hiện có nguyên tắc. 2.3.4. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng. Các chuyên gia đều cho rằng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng phụ thuộc vào các điều kiện cơ bản là: Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và mang tính đặc trưng cao. Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, 1999). Như vậy ngay trong định nghĩa của tài nguyên du lịch đã cho thấy tầm quan trọng của nó. Nó được xem như tiền đề phát triển của bất cứ loại hình du lịch nào. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú hấp dẫn bao nhiêu, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Nó bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố hợp phần tự nhiên, các hiện tương tự nhiên và quá trình biến đổi của chúng, tạo nên các điều kiện thường xuyên tác động đến sự sống và hoạt động của con người được sử dụng vào mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra; bao gồm toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sang tạo ra có giá trị phục vụ du lịch. Các giá trị đó lại được phân ra thành các giá trị văn hóa vật thể như các di tích văn hóa, lịch sử, các sản phẩm truyền thống... hay các giá trị văn hóa phi vật thể như các phong tục, tập quán, các lễ hội... của cộng đồng. Du lịch cộng đồng được xác lập trên một địa điểm xác định gắn với các giá trị tài nguyên sẵn có của nó, là sự hòa quyện của các giá trị tự nhiên và nhân văn. Có thể nói nếu không có tài nguyên du lịch thì không thể phát triển du lịch.Vì vậy, đứng trên góc độ địa lý thì việc nghiên cứu tài nguyên du lịch luôn là nền tảng cho sự phát triển du lịch địa phương. Điều kiện về yếu tố cộng đồng là sự tham gia rộng rãi và hiệu quả. Điều này được đánh giá trên các yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch. Xác định phạm vi cộng đồng là những dân cư sinh hoạt và lao động cố định, lâu dài trong hoặc liền kề vùng có tài nguyên thiên nhiên. Cộng đồng dân cư đóng vai trò xuyên suốt trong hoạt động du lịch, chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, vừa là người quản lý, có trách nhiệm bảo tồn tài nguyên du lịch. Các yếu tố cộng đồng quyết định tới sựphát triển du lịch cộng đồng là sự ý thức về tầm quan trọng cũng như tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp một sản phẩm du lịch đúng nghĩa; điều đó phải bắt nguồn từ việc nhận thức về lợi ích của du lịch cộng đồng tới sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa và môi trường của cộng đồng. Ý thức tự hào về cộng đồng tức là tự hào về truyền thống văn hóa bản địa. Cộng đồng phải có một trình độ văn hóa nhất định để hiểu được các giá trị văn hóa bản địa, tiếp thu và ứng dụng các kiến thức văn hóa và kỹ thuật phù hơp vào hoạt động du lịch. Cộng đồng phải có trình độhiểu biết về hoạt động du lịch để từ đó cân bằng giữa lợi ích kinh tế và văn hóa, môi trường, giữa văn hóa bản địa và nhu cầu của khách; đó là cơ sở để không làm mai một các giá trị văn hóa bản địa dẫn tới sự xuống cấp của các sản phẩm du lịch đặc trưng. Điều kiện về cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng. Trước tiên ta phải kể đến chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chủ trương của Nhà nước thể hiện ở mục tiêu phát triển và chiến lược phát triên du lịch quốc gia đến các văn bản pháp luật có tính pháp lý với việc quản lý hoạt động du lịch. Nếu Nhà nước có chủ trương phát triển du lịch thì có các chính sách thuận lợi thu hút khách du lịch và đầu tư cho du lịch.Từ đó, Nhà nước sẽ có những đầu tư cho địa phương như hỗ trợvốn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật làm du lịch. Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong điều kiện phát triển du lịch công đồng. Bằng quyền lực của mình, họ có thể bác bỏ, cấm đoán hay khuyến khích việc xây dựng điểm du lịch cũng như phát triển du lịch. Sự yểm trợ cũng như ủng hộ của chính quyền địa phương thể hiện ở các mặt: Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan như việc cấp thủ tục hành chính, các quy định không quá khắt khe đối với khách du lịch. Khuyến khích và hỗ trợ địa phương tham gia hoạt động du lịch: Hỗ trợ đầu tư về vốn, kỹ thuật cho cộng đồng, có những chính sách thông thoáng, mở cửa đối với các tổ chức, đoàn thể tham gia phát triển du lịch. Tham gia định hướng chỉ đạo và quản lý các hoạt động du lịch. Tạo môi trường an toàn cho khách du lịch bằng các biện pháp an ninh cần thiết. Nguồn cầu của du lịch là động lực để phát triển du lịch cộng đồng của địa phương. Đối tượng của du lịch bao giờ cũng là khách du lịch. Đứng dưới góc độ du lịch nói chung, họ là khách thể, là yếu tố tạo ra thị trường. Và hơn hết có cầu thì mới có cung, do đó cho thấy tầm quan trọng mang tính quyết định sự hình thành và phát triển của một loại hình du lịch cũng như điểm du lịch. Khách du lịch có động cơ là tiếp cận các nguồn tài nguyên du lịch ở địa phương cũng như nhu cầu có bản khác. Cộng đồng địa phương sẽ có được lợi ích khi cung cấp các sản phẩm du lịch cho khách. Nếu nhu cầu của khách du lịch cao thì nguồn cung cũng phải tương ứng. Như vậy khách du lịch là động lực phát triển cho du lịch. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ phi chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Tổ chức phi chính phủ là các tổ chức hoạt động vì mục đích phát triển cộng đồng trong nhiều lĩnh vực nhu kinh tế, văn hóa, du lịch, môi trường và giáo dục... Trong bối cảnh điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước nói chung cũng như địa phương nói riêng còn khó khăn thì sự hỗ trợ của các tổ chức này là rât quan trọng. Đối với du lịch cộng đồng, sự hỗ trợ thể hiện ở các mặt: Sự nghiên cứu về tiềm năng du lịch địa phương cùng những giải pháp giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường tạo tiền đề cho sự phát triển du lịch.Sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. 2.3.5. Các nguyên tắc của du lịch cộng đồng. Nguyên tắc 1: Thừa nhận, ủng hộ và thúc đẩy quan hệ sở hữu của cộng đồng về các nguồn lực phát triển du lịch và việc tham gia phát triển du lịch. Nguyên tắc này khẳng định quyền sở hữu việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác các loại TNDL thuộc về cộng đồng, bản thân các cộng đồng địa phương, đặc biệt là những cộng đồng nghèo, thiếu tri thức cũng như kinh nghiệm, cơ sở vật chất, tài chính để có thể tổ chức, quản lý, triển khai các hoạt động bảo tồn, tôn tạo, khai thác các nguồn lực cho sự phát triển có hiệu quả. Vì vậy, họ cần được ủng hộ, hỗ trợ về tài chính, cơ chế, chính sách, về lập và thực hiện kế hoạch phát triển du lịch. Cộng đồng là chủ thể của các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch cũng như tham gia các hoạt động du lịch, và tất nhiên các nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch chủ yếu thuộc về họ. Nguyên tắc 2: Lấy ý kiến của các bên tham gia, tôn trọng ý kiến của cộng đồng địa phương, đảm bảo những kiến nghị của cộng đồng được chuyển đến những người có trách nhiệm xem xét và giải quyết. Nguyên tắc này giúp cho việc lập và thực hiện các quy hoạch thành công. Vì trong quá trình điều tra xã hội học có thể điều tra, đánh giá được nhận thức, năng lực tham gia các hoạt động du lịch, mức độ tham gia, sự ủng hộ hay phản đối của cộng đồng với các kế hoạch phát triển du lịch và bảo tồn, tôn tạo TNDL, phát hiện được các mâu thuẩn trong quá trình phát triển, đảm bảo tính công khai, dân chủ và sự tham gia của họ và giải quyết được các vấn đề hạn chế trong quá trình phát triển du lịch. Thực hiện được nguyên tắc này đảm bảo tính công bằng trong quá trình phát triển DLCĐ của các bên tham gia. Nguyên tắc 3: Ngay từ đầu, khi lập kế hoạch phát triển du lịch cũng như trong suốt quá trình phát triển du lịch, cần thu hút và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch và bảo tồn. Nguyên tắc này giúp cho việc khẳng định vai trò chủ thể, quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng địa phương tham gia vào phát triển du lịch, vào hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, phát triển cộng đồng, và bao gồm cả việc tổ chức, quản lý, giám sát, ra quyết định cũng như tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch, bảo tồn tài nguyên, phát triển KT-XH một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Cộng đồng không chỉ có vai trò là người làm thuê với giá nhân công rẻ, bị bóc lột sức lao động và tài nguyên, mà phần nào còn tạo ra sự công bằng khi phân chia các lợi ích từ hoạt động phát triển du lịch cũng như phát triển KT-XH cho họ. Đồng thời, nguyên tắc này giúp việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm du lich độc đáo, hạ giá thành sản phẩm du lịch, hấp dẫn du khách và xã hội hóa du lịch giúp cho các cộng đồng nghèo có thể làm du lịch và hưởng thu các sản phẩm du lịch. Nguyên tắc 4: Phát triển du lịch như một công cụ giúp cộng đồng địa phương sử dụng để phát triển KT-XH trong khi vẫn duy trì sự đa dạng kinh tế và không làm suy giảm các ngành nghề truyền thống. Nguyên tắc này giúp cho việc xác định vị trí, vai trò của ngành Du lịch trong quy hoạch phát triển du lịch cũng như phát triển KT-XH hướng tới phát triển du lịch thành một đòn bẩy vừa phát triển KT-XH của địa phương, du lịch phát triển, vừa khôi phục phát triển ngành nghề truyền thống, giảm tác động tiêu cực từ các hoạt động KT-XH. Đồng thời, đây cũng là nguyên tắc bảo tồn, duy trì sự đa dạng tự nhiên và văn hóa, tính đa dạng và đặc sắc làm giảm giá thành sản phẩm, không làm suy giảm dân số. Bởi vì những ngành sản xuất truyền thống khi được phục hồi, phát triển để cung cấp các nông phẩm và hàng hóa cho khách sẽ tạo ra thu nhập, việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Từ đó, họ không phải ra các thành phố tìm kiếm việc làm, họ cũng có ý thức và hỗ trợ cho việc bảo vệ cũng như khai thác tài nguyên tốt hơn, tạo môi trường tốt hơn cho phát triển du lịch. Nguyên tắc 5: Hòa nhập quy hoạch phát triển DLCĐ vào quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương và của quốc gia. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành và xã hội hóa cao, cần phải hợp tác, liên kết cùng phát triển với nhiều ngành kinh tế và phải có sự ủng hộ của Chính phủ, các tổ chức, cơ quan, ban ngành, các cấp quản lý của nhà nước. Do vậy, quy hoạch phát triển DLCĐ cần được coi là một bộ phận của quy hoạch ngành kinh tế trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa phương. Nguyên tắc 6: Khai thác, bảo tồn các nguồn lực theo hướng thận trọng, hạn chế, tiết kiệm và bền vững. Các nguồn lực phát triển du lịch, đặc biệt là các nguồn TNDL tự nhiên và nhân văn đều có một đặc điểm là dễ thay đổi, suy giảm theo hướng tiêu cực. Vì vậy, khi quy hoạch phát triển DLCĐ cần đưa ra, thực thi các phương cách khai thác, bảo tồn các nguồn lực theo hướng có kiểm soát, tiết kiệm và bền vững, vận dụng các chỉ số về sức chứa trong quá trình khai thác, không vượt quá khả năng phục hồi, tái tạo của các nguồn tài nguyên, hài hòa với các yếu tố địa lý tại chỗ và các giá trị văn hóa bản địa. Nguyên tắc 7: Duy trì tính đa dạng về tự nhiên và sự đa dạng về văn hóa cũng như các giá trị văn hóa bản địa. Duy trì tính đa dạng về tự nhiên và sự đa dạng về văn hóa, đặc biệt là sự đa dạng về các hệ sinh thái và đa dạng sinh học chính là bảo vệ môi trường sống của cộng đồng và tạo ra sự đa dạng, tính độc đáo của sản phẩm du lịch, có sức hấp dẫn với du khách. Do vậy, khi phát triển du lịch phải đi đôi với việc bảo tồn, tôn tạo TNDL, thu hút các bên tham gia vào các hoạt động này và phải coi trọng đầu tư phát triển giáo dục cho các thành viên tham gia. Đặc biệt, phát triển du lịch du lịch không vượt quá sức tải về môi trường sống của cộng đồng địa phương, phải tôn trọng những giá trị văn hóa và phong cách sống của cộng đồng. Phát triển du lịch cũng cần góp phần thúc đẩy niềm tự hào của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tăng cường giao lưu văn hóa giữa khách du lịch với cộng đồng và trong các cộng đồng. Nguyên tắc 8: Hỗ trợ địa phương trong hoạt động du lịch và phát triển KT-XH, phát triển du lịch góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Các cộng đồng địa phương, đặc biệt là những cộng đồng nghèo ở khu vực nông thôn, miền núi, ven biển, thường có trình độ nhận thức hạn chế, trình độ phát triển văn hóa và kinh tế thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đầy đủ. Do vậy, phần lớn các cộng đồng địa phương không thể tự mình có đủ các nguồn lực để quy hoạch phát triển du lịch và quy hoạch phát triển KT-XH. Vì thế, các cơ quan quản lý về du lịch cũng như các cấp quản lý của nhà nước nói chung, các tổ chức, cá nhân nói riêng cần hỗ trợ cộng đồng trong việc lập, thực hiện các quy hoạch phát triển du lich về cơ chế, chính sách, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật. Đồng thời, các chính sách phát triển DLCĐ như chính sách an sinh xã hội góp phần phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư cần được coi như chiến lược phát triển của địa phương và quốc gia. Nguyên tắc 9: Tăng cường giáo dục và đào tạo nguồn lực địa phương. Các cộng đồng địa phương, đặc biệt là các cộng đồng nghèo, thường có nhận thức về lịch cũng như nhận thức về môi trường, KT-XH, khoa học kỹ thuật hạn chế, trình độ lao động thấp. Do vậy, để có thể thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng có hiệu quả cần phải coi trọng giáo dục và tào tạo nguồn nhân lực địa phương như một giải pháp mang tính quan trọng và quyết định hàng đầu. Giáo dục du lịch, ngoài việc phải thực hiện với cộng đồng địa phương, còn cần được thực hiện với khách du lịch, các nhà thầu, các bên tham gia du lịch nói chung. Nguyên tắc 10: Phân chia lợi nhuận một cách công bằng giữa các bên giam gia DLCĐ, phần lớn nguồn lợi thu được từ du lịch để lại cho phát triển cộng đồng. Chủ sở hữu hợp pháp các nguồn tài nguyên du lịch là cộng đồng địa phương. Vì vậy, cộng đồng địa phương cần được tham gia vào tất cả các khâu, các quá trình phát triển du lịch với vai trò người chủ sở hữu tài nguyên và các nguồn lực phát triển du lịch nói chung. Vì thế, phần lớn nguồn lợi thu được cần giữ lại để đầu tư cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển cộng đồng, cũng chính là đầu tư cho bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và phát triển du lịch. Để tránh nảy sinh các mâu thuẫn trong quá trình phát triển, tránh tiêu cực, tham nhũng trong quá trình, quản lý và sử dụng các nguồn thu từ hoạt động du lịch, việc phân chia nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch cần được công khai và công bằng giữa các bên tham gia cũng như giữa các thành viên trong cộng đồng. Nguyên tắc 11: Đầu tư xúc tiến phát triển du lịch, tiếp thị trung thực và có trách nhiệm. Các cộng đồng địa phương không có đủ trình độ, năng lực và các nguồn lực để họ tự đầu tư cho việc xúc tiến phát triển du lịch. Do vậy, cần có sự hỗ trợ của các tổ chức, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và cá có quan quản lý nhà nước, các ban ngành nói ching về việc đầu tư xúc tiến phát triển du lịch. Đến nay, ở nhiều nước phát triển và đang phát triển, du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Việc xúc tiến phát triển DLCĐ cũng như xúc tiến phát triển du lịch nói chung phần lớn là do nhà nước đầu tư từ nguồn kinh phí công ích. Các thành viên tham gia du lịch sẽ trích một phần lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch, bằng việc đóng thuế thu nhập, nộp lại cho các trung tâm xúc tiến phát triển du lịch. Vừa để giáo dục du khách, vừa tạo lòng tin đối với du khách về sản phẩm du lịch, và để đảm bảo quyền lợi cho du khách, nội dung tiếp thị, quảng bá về DCLĐ cần phải trung thực, mang tính giáo dục và có trách nhiệm với quyền lợi của du khách, của cộng đồng cũng như với việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch và môi trường sống của động đồng. Nguyên tắc 12: Tăng cường nghiên cứu, theo dõi, đánh giá, thống kê, hợp tác trong phát triển du lịch cộng đồng. Các yếu tố phát triển KT-XH cũng như phát triển du lịch luôn biến động và có nhiều thay đổi cần được điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Phát triển DLCĐ là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, đặc biệt với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, do đó cần được theo dõi, giám sát, rút kinh nghiệm, đưa ra giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển đúng đắn, có hiệu quả để có sự hỗ trợ về kinh nghiệm và nguồn lực cho cộng đồng địa phương, đặc biệt từ các cơ sở nghiên cứu đào tạo, cũng như các tổ chức quốc tế. Do vậy, tăng cường nghiên cứu, theo dõi, đánh giá, thống kê, hơp tác trong phát triển DLCĐ đã trở thành nguyên tắc quan trọng, có tính quyết định cho sự phát triển các loại hình du lịch này. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Khái quát về Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình Bản Lác nằm trên địa phận xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình. Bản Lác cách trung tâm xã Chiềng Châu 15 km và cách phố Vãng (nay là thị trấn Mai Châu) 2 km, có địa hình thuận lợi cho đi lại khi ở sát hai tuyến đường lớn là quốc lộ 6 và quốc lộ 15. Bản Lác có diện tích đất tự nhiên 429 ha, đất canh tác 33,9 ha, trong đó đất trồng lúa 24,1 ha, còn lại là đất trồng cây mầu, bản làng sinh sống và đất chuyên dụng khác. Địa phận Bản Lác được chia thành 2 bản nhỏ là Bản Lác 1 và Lác 2, trong đó Lác 1 là trung tâm du lịch của bản, địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch. Trong nghiên cứu này, địa bàn nghiên cứu sẽ tập trung chủ yếu vào đánh giá phát triển du lịch bền vững tại khu vực bản Lác 1. Khí hậu ở Bản Lác chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa tây bắc, chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô, biên độ trong ngày cao, có ngày rét, sương muối hoặc mưa phùn giá rét. Hệ sinh thái rừng tự nhiên ở đây hầu như đã cạn kiệt, chỉ còn rừng trồng và những vạt nương định canh đem đến cho du khách thấy nét đẹp khác của tự nhiên đã bị chinh phục ở nơi đây. Bản là nơi sinh sống của người dân tộc Thái trắng có nguồn gốc từ đông nam Trung Quốc với 5 dòng họ: họ Hà, Lò, Vì, Mác và Lộc, một tỷ lệ rất nhỏ người trong bản thuộc dân tộc Mông, Mường và Kinh. Theo tiếng của địa phương, Bản Lác được gọi là Bản Lạc, nghĩa là nơi hội tụ của những người Thái làm nghề buôn bán, hoặc đi tha phương cầu thực, gặp miền đất lành nên ở lại sinh sống và làm ăn. Bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm, đến nay đã có trên 100 hộ dân, trước đây dân bản chỉ sống dựa vào nghề trồng lúa, làm nương và dệt thổ cẩm. Sau này, nhờ có vị trí tự nhiên thuận lợi và nền văn hóa đặc trưng, Bản Lác trở thành một điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn du khách. Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Mô hình kinh tế ở bản Lác là hợp tác nông-lâm nghiệp chăn nuôi và dịch vụ (trong đó nổi lên là dịch vụ du lịch). Trên cơ sở đó vận hành theo phương thức khoán gọn đến từng hộ gia đình, điều tiết sản xuất, phân phối nhằm mục đích nâng cao mức sống của nhân dân, đảm bảo cân đối giữa lợi ích của người lao động và lợi ích tập thể, nhờ đó kinh tế hộ gia đình tại bản ngày càng được nâng cao. Năm 2013 thu nhập bình quân của người dân đã tăng lên mức 2,5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh dịch vụ du lịch, một số hộ trồng dâu, nuôi tằm, hàng năm thu bình quân 1,5 tấn kén, đồng thời trồng bông làm nguyên liệu để dệt thổ cẩm, hàng năm tiêu thụ 100.000 mét vải cho khách du lịch và bán ra thị trường. Ngoài ra, người dân trong bản còn sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp khác như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá, trồng nấm…. Đặc biệt từ nhiều năm nay, học tập các hộ đi đầu làm du lịch hiện nay số đông các hộ gia đình đã đăng ký kinh doanh du lịch, làm thêm nhà nghỉ, mua sắm thêm các tiện nghi tốt hơn để phục vụ khách du lịch nghỉ ngơi, ăn uống, bán quà lưu niệm, hàng thổ cẩm, mỹ nghệ... tạo nguồn thu đáng kể, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân. 3.1.2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác Vào những năm 1980, Bản Lác bắt đầu đón nhận khách du lịch, trong đó chủ yếu là từ khối Xô Viết, Đông Âu, sau đó vào những năm 1990 là khách du lịch phương Tây. Năm 1995, bản chính thức được cấp phép kinh doanh nhà nghỉ và trong vòng 20 năm kể từ khi bắt đầu làm du lịch Bản Lác đã khẳng định là một trong những địa điểm du lịch trọng điểm của tỉnh Hòa Bình. Về lượng khách và doanh thu Tính trong năm 2015 Bản Lác thu hút hơn 380.000 lượt khách trong nước và quốc tế với nguồn thu từ các hoạt động du lịch ước tính trên 60 tỷ đồng, tỷ lệ khách du lịch so với năm 2014 tăng tới 25%. Cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở lưu trú: Cả Bản có 112 hộ dân với trên 60 hộ đăng ký dịch vụ homestay. Tất cả các hộ đều được trang bị đầy đủ các hạ tầng thiết yếu phục vụ du lịch như điện, nước sạch, truyền hình, internet…. Giá nhà nghỉ trung bình khoảng 40.000 đồng/người/đêm. Cơ sở ăn uống: Ở bản có 4 nhà hàng với số lượng 4-5 nhân viên/1 nhà hàng giá dịch vụ trung bình từ 80 - 100.000 đồng/người/bữa. Ngoài ra hầu hết các gia đình làm homestay đều cụng cấp dịch vụ ăn uống tại gia với giá 100.000 đồng/người/bữa. Các điểm tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí khác: hệ thống các điểm tham quan đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Các hoạt động chính của du khách là dựa vào cảnh quan thiên nhiên như: đi bộ dạo phố, ngắm đồi núi, tham quan gian hàng, và tìm hiểu các nét văn hóa dân tộc. Phương tiện vận chuyển, đưa đón khách: Ở bản có trên 20 xe điện từ 7-10 chỗ chở du khách đi vòng quanh các bản trong khu vực để tham quan. Ngoài ra còn có dịch vụ cho thuê xe đạp với khoảng 200 chiếc. Nhìn chung với cơ sở vật chất hiện tại là đủ điều kiện phát triển về lượng của du khách, từng bước đáp ứng các ăn nghỉ, vui chơi giải trí cao hơn. Bảng 3.1: Sự tham gia vào hoạt động du lịch ở Bản STT Loại hình Tỷ lệ hộ tham gia 1 Sản xuất và bán hàng thổ cẩm 80% 2 Dịch vụ nhà nghỉ Homestay 60% 3 Dịch vụ nhà hàng 5% 4 Dịch vụ tham quan và hướng dẫn 20% (Điều tra thực địa năm 2017) Kinh doanh lữ hành Người dân hầu như chịu trách nhiệm chính về các hoạt động trong bản Lác, các công ty du lịch ở Hà Nội chỉ đảm nhiệm việc vận chuyển khách đến và đi từ bản. Đối với khách nước ngoài các công ty sẽ cùng chia sẻ việc cung cấp hướng dẫn viên nói tiếng Anh. Trong bản cử ra một người chịu trách nhiệm kiểm tra số khách đến và đi. Cộng đồng sẽ chịu trách nhiệm trả lương cho nhân viên này. Các dự án đầu tư Từ những năm cuối thế kỷ 20, hầu hết phụ nữ trong bản đã từ bỏ các hoạt động dệt vì họ quá bận rộn với việc đồng áng, mặt khác giá bán của các sản phẩm thổ cẩm không đủ bù đắp chi phí lao động họ bỏ ra. Năm 2002, huyện Mai Châu được dự án xây dựng cơ sở làng nghề đầu tư nhằm tạo cơ sở ban đầu cho phát triển du lịch làng nghề, nhờ đó hoạt động dệt vải thổ cẩm được khôi phục ở Chiềng Châu. Tuy nhiên, do đồng bào ở đây không trồng bông, trồng dâu để dệt vải nữa, nên những tấm vải thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Mai Châu lại được dệt từ những sợi tổng hợp qua xử lý mang từ dưới xuôi lên. Đây chính là nguyên nhân làm cho dệt thổ cẩm ở Mai Châu trở nên mai một, không giữ được sự tinh tuý như vốn có. Sản phẩm làm ra nhiều nhưng du khách không thích. Nhắm tới mục tiêu là thúc đẩy người dân sản xuất ra các đồ lưu niệm để phục vụ khách du lịch đến thăm bản Lác, từ năm 2009 tổ chức JICA đã hỗ trợ đầu tư cho bà con trồng dâu và trồng bông làm vải thổ cẩm và vải tơ tằm. với 35 thành viên được thành lập. JICA đã tài trợ HTX Dệt thổ cẩm Chiềng Châu nhiều máy may công nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng dệt thổ cẩm cho bà con, phục dựng bí quyết nhuộm màu cổ truyền từ các loại lá cây, thiết kế tìm tòi đa dạng mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu du khách, liên kết giữa các HTX trong khuôn khổ dự án hỗ trợ về mặt mua nguyên liệu thô và bán sản phẩm. Các khóa đào tạo may và thêu đã được triển khai tại HTX với nhiều nội dung: may cơ bản, cải tiến thêu, nâng cao hoàn thiện sản phẩm, thêu theo các mẫu truyền thống, học về phối màu. 3.1.3. Văn hóa người Thái ở Bản Lác Người ở Bản lác chủ yếu là người Thái, các dân tộc khác như Mường, Kinh… chỉ có vài người, chuyển đến sinh sống dưới hình thức dâu rể. Văn hóa người Thái vẫn được bảo tồn và có chút giao thoa với văn hóa các dân tộc khác. Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ ngôn ngữ Thái – Kadai. Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái (Thái Lan), tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan ở Myanmar và tiếng Choang ở miền nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, 8 sắc tộc ít người gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái. Hiện tại ngôn ngữ Thái vẫn được dùng để giao tiếp giữa những người dân trong bản. Trẻ con sinh ra được bố mẹ dạy nói tiếng Thái và tiếng Kinh song song, tỷ lệ người Thái biết nói tiếng Thái ở bản là 100%, tuy nhiên số lượng người viết được chữ là không nhiều. Về văn hóa ứng xử, xã hội người Thái là xã hội phù quyền, đề cao vai trò của người đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội. Hôn nhân do trai gái tự nguyện. Rất mến khách và có tính cộng đồng cao. Về đời sống văn hóa, người Thái vẫn duy trì cuộc sống gắn với nhà sàn, có xây dựng nhà bê tông nhưng xây thấp và nằm sâu bên trong nhà để ít ảnh hưởng đến cảnh quan truyền thống. Trang phục của phụ nữ Thái trắng gồm áo sửa cỏm và váy đen bó sát người cùng với chiếc khăn piêu tạo nên vẻ thanh nhã, duyên dáng của người phụ nữ Thái. Trang phục truyền thống giờ không còn được mặc nhiều nhưng vẫn không thể thiếu trong các dịp lễ tết, các buổi biểu diễn văn nghệ truyền thống. Ở bản có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những người phụ nữ ngồi bên khung cửi lớn dệt vải. Các cô gái Thái trước khi về nhà chồng phải biết dệt thổ cẩm và thêu thùa. Bằng chứng là trước khi về làm dâu họ phải tự tay làm tặng bố mẹ chồng một bộ chăn đệm, trong đó có một chiếc khăn Piêu tặng mẹ chồng. Chính bởi vậy mà người Thái coi thổ cẩm là đời sống vật chất và tinh thần của mình.  Về ẩm thực, người Thái có nhiều kỹ thuật chế biến món ăn độc đáo hấp dẫn du khách, có thể kể đến như: cơm lam, xôi nếp Mai Châu, nhộng ong rừng rang măng chua, rượu cần, thịt ướp chua, cá suối nướng… Các lễ hội lớn của người Thái tại Bản Lác là Xên Bản Xên Mường, Chả Chiêng tết Cơm Mới vẫn được tổ chức hàng năm và thu hút lượng lớn khách du lịch khi tổ chức. Trong các lễ hội người dân các dân tộc không chỉ người Thái biểu diễn các bài hát, điệu múa truyền thống của dân tộc mình, các trò chơi được tổ chức cho cả người dân và khách du lịch cũng có thể tham gia. 3.2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng - Nghiên cứu tại bàn (Desk Study): Phương pháp này được sử dụng để thực hiện tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài, tìm kiếm thông tin về địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thuật phân tích, thảo luận vấn đề nghiên cứu và trình bày báo cáo nghiên cứu. - Nghiên cứu định tính: + Tham vấn chuyên gia: Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện đề tài, được thực hiện trong nhiều công đoạn bao gồm tham vấn lựa chọn phương pháp nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và thực hiện thu thập đánh giá của chuyên gia đối với mức độ quan trọng của các tiêu chí. + Phỏng vấn sâu: Phương pháp này được thực hiện đối với người đứng đầu cộng đồng địa phương (trưởng bản) và người dân nhằm phát hiện các yếu tố đặc trưng, tìm hiểu sâu các vấn đề trong phát triển du lịch tại địa phương, đặc biệt là các yếu tố về văn hóa. Từ đó, nhóm nghiên cứu tiến hành xem xét, điều chỉnh bộ tiêu chí đánh giá và bản khảo sát. - Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc điều tra khảo sát một mẫu đại diện trong phạm vi không gian nghiên cứu thông qua một bảng hỏi trên cơ sở bộ tiêu chí đa cấp đã được xây dựng, bao gồm các biến thang đo đo lường để thu thập kết quả đánh giá từ phía người dân địa phương. Một phiếu khảo sát khác được thực hiện đối với các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực phát triển bền vững, phát triển du lịch tại đại bàn nghiên cứu cũng dựa trên bộ tiêu chí ban đầu. Trên cơ sở bộ tiêu chí đó, kỹ thuật xử lý định lượng được sử dụng để xác định trọng số cho từng tiêu chí, xác định mức độ quan trọng và đóng góp của chúng vào mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Kết quả từ hai lần thu thập và phân tích dữ liệu rút ra mức độ bền vững của phát triển du lịch bản Lác được thể hiện ở một điểm số duy nhất (được gọi là điểm bền vững) dựa trên một thang đánh giá tiêu chuẩn. - Công cụ phân tích: + Phần mềm hỗ trợ: IBM SPSS Statistics 23 và Expert Choice v11 + Kỹ thuật phân tích: Kiểm định độ tin cậy của các tiêu chí Cronbach’s Alpha, Thống kê mô tả, kỹ thuật đánh giá trọng số bằng phương pháp phân tích thứ bậc AHP. Quá trình và các bước thực hiện nghiên cứu được trình bày chi tiết ở các phần sau. 3.3. Quy trình thực hiện đề tài Quy trình nghiên cứu đánh giá phát triển du lịch bền vững tại bản Lác được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng (từ giữa tháng 01/2017 đến giữa tháng 04/2017) qua các giai đoạn: Xác định đề tài nghiên cứu Tổng quan nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu Hoàn thiện cơ sở lý luận và xác định mô hình nghiên cứu Thu thập và xử lý dữ liệu (2 lần) Phân tích dữ liệu Hoàn thiện kết quả và trình bày báo cáo NC Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 3.4. Mô hình đánh giá Từ việc tổng quan các nghiên cứu và các thước đo tính bền vững của du lịch, nhóm nghiên cứu lấy cơ sở của việc đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch dựa trên các tiêu chí phát triển du lịch bền vững và thang đánh giá mức độ bền vững (Barometer of Sustainability), được đề xuất bởi Prescott-Allen và IUCN, 1996. Mức độ bền vững được thể hiện qua một điểm số duy nhất là phương án rất trực quan và lý tưởng cho phép dễ dàng đánh giá trạng thái bền vững không chỉ của mục tiêu bền vững (Goal) mà còn của các tiêu chí bậc 1 (Criterias) thông qua một thang đánh giá tiêu chuẩn. Giá trị điểm bền vững được xác định qua việc thu thập số liệu cho thang đo tính bền vững, là một thang đo Likert 5 điểm với mức độ tích cực tăng dần từ 1 đến 5, tương ứng với các mốc giá trị bền vững trên thang đánh giá mức độ bền vững (Prescott-Allen, 1996) trên phương diện người dân địa phương. Bên cạnh đó, cách thức đánh giá của đề tài này kế thừa một phần từ công trình đo lường sự bền vững của du lịch sinh thái của Lin và Lu, 2012, với việc áp dụng phương pháp phân tích thức bậc (Analytic Hierachy Process) để xác định trọng số cho các tiêu chí phát triển du lịch bền vững. Về tổng thể, việc đánh giá được thực hiện bằng công cụ tích hợp các phương pháp khác nhau, mô hình đánh giá chi tiết được trình bày tại phần 3.4.1 đến 3.4.4. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và thang đo lường phát triển du lịch bền vững tại bản Lác Tiến hành khảo sát, kiểm định độ tin cậy của thang đo và hiệu chỉnh thang đo Xác định trọng số của các tiêu chí và nhóm tiêu chí bằng phương pháp phân tích thứ bậc Xác định điểm bền vững và kết luận về tính bền vững của mô hình du lịch tại bản Lác Hình 3.2: Mô hình đánh giá phát triển du lịch bền vững tại bản Lác 3.4.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và thang đo lường phát triển du lịch bền vững tại bản Lác Các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng ba trụ cột lớn của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường. Trạng thái bền vững phải được tạo nên từ sự phát triển đồng đều ở cả ba khía cạnh đó và đặc biệt chú trọng đến các vấn đề xã hội và môi trường, các tiêu chí về phát triển du lịch bền vững cũng được hình thành từ cơ sở quan điểm trên. Tuy nhiên, đánh giá trạng thái phát triển bền vững của một điểm du lịch cụ thể là không dễ dàng bởi chưa thực sự có một bộ tiêu chí nào được coi là chuẩn mực trong việc đánh giá tính bền vững của du lịch, hơn nữa vấn đề phát triển ở các điểm du lịch khác nhau là không giống nhau, thậm chí hoàn toàn khác nhau do các đặc điểm về tự nhiên – văn hóa – xã hội, loại hình du lịch, định hướng phát triển… Vì vậy, các tiêu chí được xây dựng không chỉ dựa trên tổng hợp quan điểm lý luận, mà còn phải quan tâm đến các yếu tố thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. Nhận thức được vấn đề trên, nhóm nghiên cứu thực hiện xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững tại bản Lác qua ba bước: Tổng hợp các tiêu chí phù hợp từ các nghiên cứu trước; điều tra địa bàn nghiên cứu để phát hiện và bổ sung; và tham vấn chuyên gia xác định bộ tiêu chí chính thức. Cấu trúc của bộ tiêu chí đánh giá gồm 3 cấp bậc: Tiêu chí lớn/Khía cạnh bền vững (Dimension/Criteria), tiêu chí thành phần (Sub-Criteria) và biến thang đo (Indicators); việc xác định các tiêu chí được thực hiện từ cấp lớn nhất (Criteria) đến các cấp nhỏ hơn. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan niệm khác nhau về các khía cạnh phát triển du lịch bền vững, các khía cạnh đó không chỉ còn bó gọn lại trong ba trụ cột lớn của phát triển bền vững mà tùy thuộc vào trình độ phát triển và đặc trưng địa bàn nghiên cứu mà phát triển và lựa chọn đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau, bảng 3.2 tổng hợp các nghiên cứu nổi bật về đánh giá phát triển du lịch bền vững và các tiêu chí lớn (Dimension/Criteria) được sử dụng. Bảng 3.2: Các khía cạnh phát triển du lịch bền vững Tác giả Khía cạnh du lịch bền vững (Dimension) Mowforth & Munt, 1998 Kinh tế, văn hóa-xã hội, môi trường Lozano-Oyola và cộng sự, 2012 Xã hội, kinh tế, môi trường Bossell, 1999; Mowforth & Munt, 1998 Sinh thái, xã hội, kinh tế, thể chế/chính trị, văn hóa, công nghệ Ko, 2001 Thể chế, kinh tế, văn hóa-xã hội, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tác động đến môi trường, chất lượng hệ sinh thái, đa dạng sinh học, chính sách quản lý môi trường. Chris and Sirakaya, 2006 Kinh tế, Xã hội, văn hóa, sinh thái, công nghệ Spilanis và cộng sự, 2005 Kinh tế, xã hội, môi trường Tsaur và cộng sự, 2005 Kinh tế, xã hội, môi trường García-Melón và cộng sự, 2011 Bảo vệ môi trường tự nhiên, các tác động đến môi trường địa phương, khía cạnh xã hội, du lịch, quản lý và thể chế. Castellani và Sala, 2010 Dân số, Chỗ ở, Kinh tế và lao động, môi trường, du lịch Blancas và cộng sự, 2010 Xã hội, kinh tế, môi trường Lin và Lu, 2012 Du lịch, các nguồn lực, cộng đồng, kinh tế, xã hội Azizi và cộng sự, 2011 Môi trường, xã hội, kinh tế, sự hấp dẫn du lịch, thể chế, cơ sở hạ tầng D. Rio và cộng sự, 2012 Kinh tế, xã hội, môi trường Huang và cộng sự Kinh tế, xã hội, môi trường Wang và cộng sự, 2013 Nguồn lực, xã hội và kinh tế, môi trường, quản lý Uzun và cộng sự, 2015 Phúc lợi cộng đồng, giá trị tự nhiên và văn hóa, sự hài lòng về du lịch, giám sát và quản lý Châu và Nguyễn, 2014 Kinh tế, xã hội, môi trường La, 2012 Kinh tế, xã hội, môi trường Đinh, 2013 Kinh tế, xã hội, tài nguyên – môi trường Bạch, 2011 Kinh tế, xã hội, môi trường Nguồn: Tổng hợp của tác giả Từ việc thực hiện tổng quan, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng phần lớn các nghiên cứu đều thực hiện phương pháp thảo luận và tham khảo chuyên gia để lựa chọn các tiêu chí phát triển du lịch bền vững, trong đó một phương pháp nổi bật được sử dụng là phương pháp Delphi, được sử dụng trong nghiên cứu của Lin và Lu, 2012. Delphi là một quá trình thảo luận có bài bản để các nhóm chuyên gia tích lũy thông tin và thể hiện tri thức, thông qua các bảng câu hỏi trong hai hoặc nhiều vòng, sau mỗi vòng người hỗ trợ cung cấp một bản tóm tắt bất kỳ các dự đoán của các chuyên gia từ vòng trước cũng như lý do tại sao họ đưa ra để hỗ trợ cho lựa chọn của mình, mục đích là để các chuyên gia cân nhắc sự lựa chọn của người khác và tiến tới một quan điểm chung cuối cùng. Việc sử dụng phương pháp này của các nghiên cứu trước giúp nhóm nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí đánh giá có sự đồng thuận cao và mang tính chắc chắn hơn. Nhóm đã tiến hành thảo luận và tham khảo các chuyên gia để xác định các khía cạnh chính trong sự phát triển du lịch bền vững của bản Lác sao cho các tiêu chí đó là phù hợp với lý luận chung và địa bàn nghiên cứu và bốn tiêu chí lớn đã được lựa chọn: Kinh tế, Văn hóa – Xã hội, Môi trường và Cộng đồng & phát triển du lịch. Trong đó Cộng đồng & phát triển du lịch đề cập tới các vấn đề và thực hiện phát triển du lịch và đáp ứng các nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, là mô hình du lịch được thực hiện tại bản Lác. Các tiêu chí thành phần và các biến đo lường được tiếp tục tổng hợp có chọn từ các tác giả trên, ngoài ra còn có Priskin (2000), Miller (2001), WTO (1997) và McCool (2001). Đồng thời nhóm nghiên cứu tiếp tục tham khảo chuyên gia và thực hiện điều tra địa phương lần 1, thực hiện nghiên cứu định tính chủ yếu là quan sát, phỏng vấn sâu người đứng đầu cộng đồng địa phương (trưởng bản) và người dân địa phương nhằm phát hiện các vấn đề trong phát triển du lịch và các biến đo lường đặc trưng. Cuối cùng, bộ tiêu chí và thang đo hoàn chỉnh được tham khảo chuyên gia lần cuối và được sử dụng để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo. Bảng 3.3: Bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững tại bản Lác Mục tiêu (Goal) Tiêu chí (Criterias) Tiêu chí thành phần (Sub-Criterias) Biến đo lường (Indicators) Phát triển du lịch bền vững Kinh tế Ổn định thu nhập Sự ổn định thu nhập hộ gia đình từ khi làm du lịch Thu nhập từ du lịch tốt hơn nghề truyền thống Phân phối thu nhập Người dân giữ lại được phần lớn doanh thu du lịch Chính sách thuế, phí về du lịch hợp lý Văn hóa – Xã hội Mức độ bảo tồn đặc trưng văn hóa địa phương Trang phục Nhà sàn Điệu múa, bài hát dân tộc Tiếng dân tộc Lễ hội truyền thống Tác động bên ngoài đến văn hóa Sự mâu thuẫn văn hóa giữa các dân tộc tại địa phương Sự xuất hiện của văn hóa khác Ý thức lưu giữ văn hóa dân tộc Truyền tải văn hóa địa phương cho khách du lịch Lưu giữ văn hóa của người trẻ Đóng góp kinh tế cho bảo tồn tài nguyên nhân văn Duy trì giao lưu văn hóa từ nguồn thu du lịch Cơ hội giáo dục Nói và viết chữ quốc ngữ Đi học thuận tiện Đời sống dân cư Cải tạo nhà cửa Nước sạch Điện Dịch vụ y tế Mua hàng tiêu dùng An ninh trật tự Mức độ thường xuyên xảy ra trộm cắp Môi trường Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường Bảo vệ rừng Bảo vệ đất nông nghiệp Ảnh hưởng của bê tông hóa đến cảnh quan Xử lý rác thải Ý thức bảo vệ môi trường Tuyên truyền bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương Ý thức của khách du lịch Hành động của cộng đồng địa phương Cộng đồng & phát triển du lịch Tương tác giữa người dân và khách du lịch Thái độ phản ứng khi gặp khách du lịch Khả năng sử dụng tiếng Anh Giao lưu văn hóa với khách du lịch Hỗ trợ làm du lịch cho người dân địa phương Lợi ích nhận được từ các khóa học du lịch Hỗ trợ khác của nhà nước Tiếp thu ý kiến người dân Sức tải du lịch Sự đáp ứng nhà ở homestay khi quá đông khách du lịch Sự đáp ứng địa điểm tổ chức các hoạt động giải trí khi quá đông khách du lịch Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của tác giả 3.4.2. Tiến hành khảo sát, kiểm định độ tin cậy của thang đo và hiệu chỉnh bộ tiêu chí. Một bảng hỏi đã được xây dựng để thu thập sự đánh giá của người dân địa phương về mức độ bền vững của phát triển du lịch bản Lác dựa trên bộ tiêu chí đánh giá. Các câu hỏi là các biến đo lường được biên tập lại dưới một số dạng khác nhau để người được hỏi dễ dàng trả lời và đạt được mục đích thu thập dữ liệu, giúp thông tin thu nhận được chính xác hơn tuy nhiên vẫn phục vụ cho một thang đo Likert 5 điểm với mức độ tích cực tăng dần từ 1 đến 5. Bảng hỏi được thiết kế với 45 câu hỏi/mệnh đề đánh giá, với 4 câu hỏi về thông tin cá nhân và 41 câu hỏi/mệnh đề phục vụ nội dung đánh giá phát triển du lịch bền vững. Sau khi hoàn thành bảng hỏi được khảo sát thử nghiệm đồng thời tham khảo chuyên gia để chỉnh sửa lần cuối trước khi thực hiện điều tra chính thức. Việc tiến hành khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ 31/03/2017 - 01/04/2017 trên địa bàn bản Lác 1, Pom Coọng, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình tại bản, gần 100% số hộ gia đình ở đây đều làm du lịch, số lượng hộ được khảo sát là 30 hộ. Với mỗi hộ gia đình, nhóm lựa chọn 01 người để tham gia trả lời khảo sát là chủ hộ hoặc người trong gia đình thường xuyên tham gia các công việc du lịch, hình thức trả lời là tự điền dưới sự giải thích và trình bày của người hỏi. Kết quả thu thập cho thấy trong 30 phiếu được phát ra và thu về đầy đủ, có một phiếu không hợp lệ vì không trả lời đầy đủ thông tin, số phiếu còn lại đều được cung cấp đầy đủ số câu trả lời cần thiết. Sau khi tiến hành khảo sát, nhóm nghiên cứu kiểm định độ tin cậy của thang đo được sử dụng bằng phân tích hệ số Cronbach’s Alpha qua phần mềm IBM SPSS Statistic 23. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến trong thang đo có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh qua hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation. Qua đó, cho phép loại bỏ những biến và tiêu chí không phù hợp trong bộ tiêu chí đánh giá. Quy tắc kiểm định như sau, đưa ra bởi Hair (2009): α < 0,6: Thang đo không phù hợp 0,6 ≤ α < 0,7: Chấp nhận được với các nghiên cứu mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. 0,7 ≤ α < 0,8: Chấp nhận được 0,8 ≤ α < 0,95: Tốt α ≥ 0,95: Chấp nhận được nhưng không tốt, có thể xảy ra hiện tượng trùng biến. Bên cạnh đó, hệ số tương quan biến tổng cho biết mức độ lien kết giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại. Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể, tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay không là hệ số này phải lớn hơn 0,3. 3.4.3. Xác định trọng số của các tiêu chí bằng phương pháp phân tích thứ bậc – Analytic Hierachy Process (AHP) Trong bước nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu thực hiện xác định trọng số (mức độ quan trọng) của các tiêu chí trong bộ tiêu chí đánh giá bằng phương pháp phân tích thứ bậc. Phương pháp phân tích thứ bậc hay phương pháp phân tích hệ thống phân cấp – Analytic Hierachy Process (AHP) được đề xuất bởi Thomas L.Saaty trong những năm 1970 và đã được mở rộng, bổ sung cho đến nay. Phương pháp AHP được áp dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực như khoa học tự nhiên, kinh tế, xã hội, y tế… Nó được coi như một phương pháp mạnh mẽ và linh hoạt cho việc phân tích quyết định với nhiều tiêu chí (Saaty, 1980); đây là phương pháp trực quan và tương đối dễ dàng để xây dựng và phân tích quyết định (Harker, 1989), một công cụ cho phép nhìn rõ ràng các tiêu chí thẩm định và cũng là một phương pháp quyết định nhiều thuộc tính, trong đó đề cập đến một kỹ thuật định lượng (DeSteiguer, 2003). Tóm lại AHP giải quyết những vấn đề không có cấu trúc trong hoạt động kinh tế, xã hội và khoa học quản lý, nó cung cấp một phương pháp ra quyết định đa tiêu chuẩn đơn giản, nhưng có cơ sở lý thuyết trong việc đánh giá các phương án. Nó giúp phân loại mức độ ưu tiên tương đối cho các phương án được đưa ra dựa trên một mức tỉ lệ. Mức tỉ lệ này dựa trên phán đoán của người ra quyết định và mức độ quan trọng của các phán đoán đó, cũng như tính nhất quán trong việc so sánh các phương án trong quá trình ra quyết định. Tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu này AHP được sử dụng để xác định mức độ ưu tiên (trọng số) cho các tiêu chí đã có. Mô hình thực hiện đánh giá trọng số được thể hiện ở hình 2.3 được tổng hợp từ tác giả Phạm Hồng Luân: >10% Định nghĩa vấn đề và xác định lời giải yêu cầu Tạo cấu trúc thứ bậc cho các tiêu chí Xác định véc tơ trọng số của các tiêu chí Tính toán độ ưu tiên cho các tiêu chí Chuẩn hóa ma trận so sánh cặp Lập ma trận so sánh cặp của các tiêu chí Kiểm tra độ nhất quán ≤10% Hình 3.3: Quy trình thực hiện đánh giá trọng số tiêu chí bằng phương pháp AHP Vấn đề được xác định ở đây là sự ưu tiên trong phát triển du lịch bền vững giữa các tiêu chí, việc sử dụng thuật toán AHP nhằm đánh trọng số cho các tiêu chí này dựa trên thu thập ý kiến chuyên gia. Cấu trúc thứ bậc các tiêu chí chính là cấu trúc của bộ tiêu chí đánh giá bao gồm ba bậc: Khía cạnh bền vững/Tiêu chí lớn (Criteria), Tiêu chí thành phần (Sub-Criteria) và các biến đo lường (Indicators). Một bảng hỏi được thiết kế riêng để thu thập sự đánh giá của các chuyên gia về mức độ quan trọng tương đối giữa mỗi 2 tiêu chí hay là sự so sánh các cặp tiêu chí cùng phản ảnh một tiêu chí ở bậc cao hơn, bảng hỏi được trình bày ở phụ lục 2, mức độ so sánh cặp được thể hiện ở bảng 3.4. Theo bảng này, ví dụ, nếu tiêu chí A quan trọng hơn tiêu chí B và được đánh giá ở mức 5, khi đó B ít quan trọng hơn với A và có giá trị đánh giá là 1/5. Bảng 3.4: Bảng xếp hạng các mức độ so sánh cặp trong thuật toán AHP Mức độ quan trọng Giá trị Giải thích Quan trọng như nhau 1 Hai tiêu chí có mức độ quan trọng như nhau Quan trọng như nhau cho đến hơi quan trọng hơn 2 Tiêu chí này hơi quan trọng hơn tiêu chí kia Quan trọng vừa phải 3 Tiêu chí này có mức độ quan trọng vừa phải so với tiêu chí kia Quan trọng vừa phải đến khá quan trọng 4 Tiêu chí này khá quan trọng so với tiêu chí kia Quan trọng hơn 5 Tiêu chí này có mức độ quan trọng rõ ràng so với tiêu chí kia Quan trọng hơn đến rất quan trọng 6 Tiêu chí này quan trọng hơn nhiều tiêu chí kia Rất quan trọng 7 Tiêu chí này rất quan trọng so với tiêu chí kia Rất quan trọng đến vô cùng quan trọng 8 Tiêu chí này có mức độ quan trọng rất cao so với tiêu chí kia Vô cùng quan trọng 9 Tiêu chí có mức độ tuyệt đối quan trọng Nguồn: Saaty (1990) Các chuyên gia được lựa chọn khảo sát là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển bền vững và phát triển du lịch, số lượng chuyên gia tham gia là 4 người, trong đó có 2 chuyên gia phát triển bền vững và 2 chuyên gia về du lịch. Trong trường hợp có nhiều chuyên gia tham gia đánh giá kết quả sẽ phải được tổng hợp thông qua thuật toán, tuy nhiên trường hợp nghiên cứu này số lượng chuyên gia là nhỏ, kết quả đánh giá cho mỗi cặp tiêu chí của các chuyên gia sẽ được lấy trung bình và đưa vào phần mềm Expert Choice v11 để xử lý (với giả định ý kiến đánh giá của các chuyên gia được tôn trọng như nhau). Các bước xử lý số liệu theo thuật toán AHP như sau: Bước 1: Lập ma trận so sánh cặp: Để mô tả ý kiến đánh giá của các chuyên gia về mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí đối với tiêu chí ở cấp cao hơn cần thực hiện so sánh từng cặp. Giả sử chúng ta so sánh một bộ gồm n tiêu chí, được ký hiệu là A1, A2,…An được diễn tả bằng một ma trận so sánh cặp A kích thước nxn, chưa các phần tử aij. Nếu như trọng số các phần tử của ma trận A là aij thì ma trận (a) thể hiện việc so sánh từng cặp. Trong ma trận so sánh cặp, một giá trị của ma trận là giá trị nghịch đảo của nửa kia đối xứng qua đường chéo chính của ma trận, tức là aji=aij-1 (i tính theo hang, j tính theo cột). = = (a) Bước 2: Chuẩn hóa ma trận: Việc chuẩn hóa ma trận so sánh cặp được thực hiện bằng cách chia mỗi phần tử trong từng cột của ma trận với giá trị tổng tương ứng. Điều này sẽ cung cấp sự so sánh có ý nghĩa giữa các yếu tố trong sơ đồ thứ bâc. Ma trận chuẩn hóa có dạng như sau: = = với = (b) Bước 3: Véc tơ độ ưu tiên Ta lấy trung bình theo dòng của ma trận chuẩn hóa, tức là giá trị của mỗi hang trong ma trận mới được tính ở bước trên sẽ được lấy tổng và chia cho số cột thể hiện các yếu tố so sánh. Véc tơ độ ưu tiên có dạng như sau: = với = (c) Bước 4: Đo lường sự không nhất quán: Saaty (1994) đã định nghĩa sự nhất quán như sau: “Những cường độ giữa những ý tưởng hay đối tượng có liên quan nhau dựa trên một tiêu chuẩn cụ thể để hiệu chỉnh lẫn nhau trong cùng một phương pháp so sánh hợp lý”. Từ đó Saaty đã đề ra các bước đo lường sự không nhất quán như sau: + Xác định véc tơ tổng có trọng số bằng cách nhân ma trận so sánh cặp với véc tơ độ ưu tiên: T = A.w (d) + Xác định véc tơ nhất quán bằng cách chia tương ứng véc tơ tổng có trọng số cho véc tơ độ ưu tiên: P = T/w (e) + Xác định giá trị đặc trưng cực đại 𝜆: 𝜆max = (f) + Xác định trị số nhất quán CI (Consistency Index) theo công thức của Saaty: = (g) + Xác định tỉ số nhất quán CR (Consistency Ratio): (h) Trong đó: n là kích thước của ma trận và RI là chỉ số ngẫu nhiên (Random Index – nhất quán trung bình) được xác định từ bảng 3.6: Bảng 3.6: Giá trị chỉ số ngẫu nhiên – Random Index N 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 RI 0,0 0,0 0,58 0,90 1,12 1,24 1,32 1,41 1,49 1,51 1,51 1,54 1,56 1,57 1,58 Nguồn: Saaty (1990) Nếu tỉ số nhất quán CR < 10% (CR < 0,1) thì các trọng số của các tham số vừa tính đạt yêu cầu, nếu CR > 10% thì thu thập lại dữ liệu và tiếp tục làm từ bước 1. Bước 5: Véc tơ tổng hợp trọng số: Véc tơ tổng hợp trọng số chính là giá trị véc tơ độ ưu tiên trung bình của tất cả các chuyên gia đánh giá sau khi đã đo lường sự không nhất quán. Kết quả cuối cùng của véc tơ tổng hợp trọng số là các véc tơ wi cho các tiêu chí thuộc nhóm tiêu chí thứ i, wG cho tất cả các nhóm. 3.4.4. Xác định điểm bền vững và kết luận về tính bền vững của mô hình du lịch tại bản Lác: Kết quả đánh giá mức độ bền vững là một điểm số duy nhất được gọi là điểm bền vững đối với mục tiêu phát triển du lịch bền vững (Goal) và các tiêu chí lớn (Dimension/Criteria) và mức độ đáp ứng yêu cầu đối với các biến đo lường (Indicator), việc tính toán dựa trên công thức chung dưới đây: S = Trong đó: S là điểm bền vững du lịch (0 ≤ Si ≤ 100) Mi là trung bình đánh giá của người dân địa phương cho tiêu chí i (0 ≤ Mi ≤ 100) xi là trọng số của tiêu chí i (0 ≤ xi ≤ 1) Kết quả điểm bền vững (S) sẽ được so sánh với bảng tiêu chuẩn đánh giá mức độ bền vững (Barometer of Sustainability, Prescott-Allen & IUCN, 1996), điểm đánh giá của người dân được quy đổi hợp lý với thang đánh giá: Bảng 3.7: Thang đánh giá mức độ bền vững Điểm bền vững Thang đánh giá Điểm bền vững Giá trị mã hóa (theo thang Likert) Khoảng giá trị Trạng thái bền vững Tiêu chí thành phần và biến đo lường 10 1 0 – 20 Không bền vững Kém 30 2 21 – 40 Không bền vững tiềm tang Không tốt 50 3 41 – 60 Trung bình Trung bình 70 4 61 – 80 Bền vững tiềm năng Tốt 90 5 81 – 100 Bền vững Rất tốt Nguồn: IUCN, Prescott-Allen (1996)và tổng hợp của tác giả Bên cạnh thang đánh giá 5 khoảng giá trị như trên, Prescott-Allen (1996) còn đề xuất các dạng thang đánh giá 4 mức độ (không bền vững, không bền vững tiềm tang, bền vững tiềm năng, bền vững), 3 mức độ (không bền vững, trung bình, bền vững) và 2 mức độ (không bền vững, bền vững) hay các thang đo quy đổi với các mốc điểm từ 1-5. Tuy nhiên thang đánh giá gốc vẫn được coi là chuẩn mực và có khả năng đánh giá chính xác mức độ bền vững hơn cả. Trong nghiên cứu này thang đo của nhóm lựa chọn các mốc điểm là trị số giữa của các khoảng giá trị bền vững để thực hiện đánh giá, với giả định rằng không có mô hình du lịch nào tuyệt đối bền vững (điểm bền vững bằng 100) và cũng không có mô hình du lịch nào tuyệt đối không bền vững (điểm bền vững bằng 0), và các giá trị này xác định trạng thái bền vững cần thiết, ví dụ để đạt mức độ bền vững tiềm năng (61-80 điểm) cần thiết, tiêu chí Kinh tế cần được đánh giá ít nhất 70 điểm, từ 61-70 điểm là chưa ổn định. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ THẢO LUẬN VỀ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH DU LỊCH BẢN LÁC 4.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo tính bền vững Như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, thang đo tính bền vững của du lịch tại bản Lác được xây dựng từ việc tổng hợp có chọn lọc các tiêu chí, nhóm tiêu chí và các biến đo lường của các kết quả nghiên cứu trước, kết hợp với nghiên cứu định tính phát hiện các tiêu chí đặc trưng của địa phương, nhận định sự phù hợp của các tiêu chí được lựa chọn với địa bàn nghiên cứu. Vì vậy nhóm tiến hành kiểm định độ tin cậy của các biến đo lường bằng kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các tiêu chí phụ (Sub-Criterias) được phản ánh bằng hai biến đo lường trở lên (12/14 tiêu chí) để đảm bảo thang đo đã được sử dụng là đáng tin cậy. Bảng 4.1:Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha STT Tiêu chí phụ Số biến thang đo Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha lớn nhất nếu loại bỏ biến Hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất 1 Ổn định thu nhập 2 0,818 - 0,694 2 Phân phối thu nhập 2 0,785 - 0,784 3 Mức độ bảo tồn đặc trưng văn hóa địa phương 5 0,812 0,806 0,518 4 Tác động bên ngoài đến văn hóa 2 0,810 - 0,685 5 Khả năng lưu giữ văn hóa dân tộc 2 0,806 - 0,701 6 Cơ hội giáo dục 2 0,751 - 0,700 7 Đời sống dân cư 5 0,818 0,810 0,508 8 Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường 4 0,811 0,779 0,637 9 Ý thức bảo vệ môi trường 3 0,717 0,675 0,589 10 Tương tác giữa người dân và khách du lịch 3 0,812 0,772 0,644 11 Hỗ trợ làm du lịch cho người dân địa phương 3 0,802 0,798 0,588 12 Sức tải du lịch 2 0,755 - 0,658 Nguồn: Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS Kết quả trên cho thấy tất cả các tiêu chí đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,7 và là hệ số lớn nhất có thể, các hệ số tương quan biến tổng đều > 0,3 đảm bảo thang đo có độ tin cậy cao. Kết quả khảo sát đủ điều kiện được sử dụng để tiến hành thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo. 4.2. Mức độ quan trọng (trọng số) của các tiêu chí, nhóm tiêu chí từ phân tích AHP Trọng số của các tiêu chí không chỉ cho phép thực hiện tính toán điểm bền vững mà còn thể hiện mức độ ưu tiên (mức độ đóng góp) của chúng trong thực hiện chiến lược phát triển du lịch, căn cứ vào đó nhà quản lý có thể biết vấn đề gì cần được quan tâm nhiều hơn. Kết quả cho thấy đối với 4 tiêu chí lớn về phát triển du lịch bền vững trọng số của chúng không có sự chênh lệch nhiều xong vẫn thể hiện độ ưu tiên khá rõ ràng, Kinh tế được đánh giá là quan trọng nhất với trọng số 0,281; ít được ưu tiên nhất là Cộng đồng và phát triển du lịch với 0,219 trong khi hai tiêu chí Văn hóa – Xã hội và Môi trường có tầm quan trọng như nhau và bằng 0,25. Biểu đồ 4.1: Mức độ đóng góp của các khía cạnh du lịch bền vững theo chuyên gia Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả Bảng 4.2: Bảng kết quả so sánh cặp các tiêu chí lớn về phát triển du lịch bền vững Phát triển du lịch bền vững Kinh tế Văn hóa – Xã hội Môi trường Cộng đồng và phát triển du lịch Kinh tế 8/9 8/9 7/9 Văn hóa – Xã hội 8/8 7/8 Môi trường 7/8 Cộng đồng và phát triển du lịch Nguồn: Thu thập từ chuyên gia Ở các cấp tiêu chí nhỏ hơn mức độ quan trọng cũng được thể hiện khá rõ ràng, các tiêu chí thành phần có trọng số cao nhất bao gồm: Phân phối thu nhập (Kinh tế) – 0,667; Đời sống dân cư (Văn hóa – Xã hội) – 0,172; Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường, Ý thức bảo vệ môi trường (Môi trường) được đánh giá là quan trọng ngang nhau – 0,5; Hỗ trợ làm du lịch cho người dân địa phương (Cộng đồng và phát triển du lịch) – 0,362. Bảng 4.3: Kết quả đánh giá trọng số của chuyên gia về các tiêu chí Tiêu chí Trọng số Tiêu chí thành phần Trọng số Thang đo Trọng số Kinh tế (0,000)* 0,281 Ổn định thu nhập (0,000) 0,333 Sự ổn định thu nhập hộ gia đình từ khi làm du lịch 0,167 Thu nhập từ du lịch tốt hơn nghề truyền thống 0,833 Phân phối thu nhập (0,000) 0,667 Người dân giữ lại được phần lớn doanh thu du lịch 0,857 Chính sách thuế, phí về du lịch hợp lý 0,143 Văn hóa – Xã hội (0,000) 0,25 Mức độ bảo tồn đặc trưng văn hóa địa phương (0,000) 0,135 Trang phục 0,231 Nhà sàn 0,154 Điệu múa, bài hát dân tộc 0,205 Tiếng dân tộc 0,231 Lễ hội truyền thống 0,179 Tác động bên ngoài đến văn hóa (0,000) 0,096 Mâu thuẫn văn hóa giữa các dân tộc tại địa phương 0,875 Sự xuất hiện của văn hóa khác 0,125 Ý thức lưu giữ văn hóa dân tộc (0,000) 0,154 Truyền tải văn hóa địa phương cho khách du lịch 0,25 Lưu giữ văn hóa của người trẻ 0,75 Đóng góp kinh tế cho bảo tồn tài nguyên nhân văn (0,000) 0,135 Duy trì giao lưu văn hóa từ nguồn thu du lịch 1 Cơ hội giáo dục (0,000) 0,154 Khả năng nói và viết chữ quốc ngữ 0,539 Đi học thuận tiện 0,461 Đời sống dân cư (0,000) 0,172 Cải tạo nhà cửa 0,152 Nước sạch 0,273 Dịch vụ y tế 0,242 Điện 0,273 Mua hàng tiêu dung 0,06 An ninh trật tự (0,000) 0,154 Mức độ thường xuyên xảy ra trộm cắp 1 Môi trường (0,000) 0,25 Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường (0,020) 0,5 Bảo vệ rừng 0,179 Bảo vệ đất nông nghiệp 0,203 Ảnh hưởng của bê tông hóa đến cảnh quan 0,354 Xử lý rác thải 0,263 Ý thức bảo vệ môi trường (0,001) 0,5 Tuyên truyền bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương 0,209 Ý thức của khách du lịch 0,403 Hành động của cộng đồng địa phương 0,389 Cộng đồng và phát triển du lịch (0,010) 0,219 Tương tác giữa người dân và khách du lịch (0,010) 0,318 Thái độ phản ứng khi gặp khách du lịch 0,289 Khả năng sử dụng tiếng Anh 0,13 Giao lưu văn hóa với khách du lịch 0,581 Hỗ trợ làm du lịch cho người dân địa phương (0,003) 0,362 Lợi ích nhận được từ các khóa học du lịch 0,223 Hỗ trợ khác của nhà nước 0,422 Tiếp thu ý kiến người dân 0,355 Sức tải du lịch (0,000) 0,32 Sự đáp ứng nhà ở homestay khi quá đông khách du lịch 0,615 Sự đáp ứng địa điểm tổ chức các hoạt động giải trí khi quá đông khách du lịch 0,385 * Số trong ngoặc là kết quả tỷ lệ nhất quán CR Nguồn: Xử lý số liệu bằng phần mềm Expert Choice Đối với cấp tiêu chí nhỏ nhất là các biến thang đo, ngoài hai trường hợp đặc biệt có trọng số bằng 1 là “Duy trì giao lưu văn hóa từ nguồn thu du lịch” và “Mức độ thường xuyên xảy ra trộm cắp” do chỉ được đo lường bằng 1 biến thì ở các nhóm tiêu chí khác mức độ quan trọng được thể hiện khá rõ ràng bởi sự chênh lệch trọng số đáng kể. Kết quả tỷ số nhất quán CR cho biết tất cả các giá trị đều < 10%, như vậy đánh giá của các chuyên gia là khá đồng nhất và độ tin cậy cao. 4.3. Điểm bền vững và thảo luận về tính bền vững của mô hình du lịch bản Lác Dựa vào công thức ở phần 2.4.4 điểm bền vững của mục tiêu (Goal) và các tiêu chí lớn (Criteria) đã được tính toán dựa trên kết quả đánh giá từ thang đo và trọng số của các tiêu chí. Các tiêu chí thành phần và các chỉ số/thang đo cũng được đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu. Bảng 4.4: Điểm bền vững của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại bản Lác Nội dung đánh giá Phát triển du lịch bền vững Kinh tế Văn hóa – Xã hội Môi trường Cộng đồng và phát triển du lịch Điểm bền vững 66,26 73,02 73,59 58,25 58,38 Trạng thái bền vững Tiềm năng Tiềm năng Tiềm năng Chưa bền vững Chưa bền vững Nguồn: Tổng hợp của tác giả Kết quả tính toán cho thấy tất cả các mức đểm sự bền vững đều nằm trong khoảng 41-60 (Trung bình) và 61-80 (Bền vững tiềm năng), ngoài ra một số điểm đánh giá các tiêu chí thành phần và thang đo ở dưới mức trung bình (20-40 điểm.) Cụ thể điểm của các tiêu chí Kinh tế và Văn hóa – Xã hội lần lượt là 73,02 và 73,59 – đạt trạng thái bền vững tiềm năng. Tiêu chí Môi trường đạt điểm 58,25 và Cộng đồng và phát triển du lịch là 58,38; hai tiêu chí này có điểm số nằm ở mức trung bình, tức là chưa bền vững. Tuy nhiên nếu phân tích kỹ hơn ta có thể thấy điểm bền vững của hai tiêu chí Môi trường và Cộng đồng và phát triển du lịch gần đạt điểm tuyệt đối của mức trung bình và nằm sát mức bền vững tiềm năng (61 điểm). Trong khi đó Kinh tế và Văn hóa – Xã hội vượt qua mức bền vững tiềm năng cần thiết (70 điểm) và có thể kết luận có khả năng duy trì ổn định trạng thái bền vững này. Biểu đồ 4.2 cho thấy sự so sánh trực quan giữa mức độ bền vững của các khía cạnh này, các điểm bền vững tiến càng sát về mốc 100 thì càng bền vững. 66,26 là điểm bền vững của cả mô hình du lịch tại bản Lác, từ đó có thể kết luận rằng mô hình du lịch này đạt trạng thái bền vững tiềm năng. Bền vững tiềm năng được hiểu là khả năng đạt được trạng thái bền vững trong tương lai và đang duy trì một cách ổn định các yếu tố tạo nên sự bền vững, tuy nhiên điểm du lịch bản Lác vẫn chưa chạm đến mức bền vững tiềm năng cần thiết (70 điểm). Phần dưới sẽ phân tích kỹ hơn về các khía cạnh thiếu bền vững và một số vấn đề còn tồn tại của các khía cạnh được đánh giá là bền vững. Biểu đồ 4.2: Mức độ bền vững của của các tiêu chí lớn 66,26 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả 4.3.1. Trạng thái bền vững của tiêu chí Kinh tế và Văn hóa – Xã hội (Bền vững tiềm năng) Như đã nói ở trên, hai khía cạnh Kinh tế và Văn hóa – Xã hội có mức độ bền vững tiềm năng, điều này khẳng đinh du lịch bản Lác đã và đang cho thấy những tác động thật sự tích cực đối với cộng đồng dân tộc sinh sống tại đây. Tất cả người dân địa phương được khảo sát đều cho rằng du lịch giúp gia đình họ có thu nhập ổn định và tốt hơn các nghề truyền thống trước đây như trồng lúa, dệt vải. Cuộc sống của họ trước đây đều dựa chủ yếu vào các công việc đó, việc trồng lúa theo thời vụ chỉ có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu lương thực của gia đình, không sản xuất với sản lượng lớn nên gần như không gia tăng được nguồn thu từ việc buôn bán lúa gạo. Công việc dệt vải và nghề truyền thống và mang đậm bản sắc của người Thái tại đây, đây là nghề “có từ khi sinh ra” và người Thái làm công việc này từ khi còn trẻ tuổi đến khi đã già, từ lúc còn ít được biết đến, khách du lịch không nhiều và ít bán được hàng thì giờ thu nhập từ các sản phẩm thủ công là khá tốt, bên cạnh việc dệt vải và các sản phẩm truyền thống người dân địa phương còn cung cấp dịch vụ cho thuê đồ thổ cẩm và hợp tác với các doanh nghiệp may mặc để cho ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách du lịch hơn mà vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng. Công việc chủ yếu trong lĩnh vực du lịch vẫn là cung cấp nhà ở homestay, rất nhiều nghề mới đã xuất hiện và giúp người dân địa phương có thêm nhiều công ăn việc làm như lái xe, trồng hoa, cho thuê xe du lịch, biểu diễn văn nghệ… Bảng 4.5: Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Kinh tế Tiêu chí Điểm bền vững Tiêu chí thành phần Điểm đánh giá Thang đo Điểm đánh giá Kinh tế 73,02 Ổn định thu nhập 79,08 Sự ổn định thu nhập hộ gia đình từ khi làm du lịch 76,21 Thu nhập từ du lịch tốt hơn nghề truyền thống 79,66 Phân phối thu nhập 70,00 Người dân giữ lại được phần lớn doanh thu du lịch 73,45 Chính sách thuế, phí về du lịch hợp lý 49,31 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả Mặc dù lợi ích kinh tế của du lịch là không phải bàn cãi nhưng chính sách về mặt kinh tế lại chưa có được sự đồng thuận của đa số người dân, sự hợp lý của chính sách thuế và phí cho du lịch chỉ được đánh giá ở mức trung bình và chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt kinh tế, sự phàn nàn của họ tập trung vào hai ý kiến. Thứ nhất, chính sách thuế phí không hợp lý và cân xứng với sự hỗ trợ của nhà nước cho việc làm du lịch, điều này dễ hiểu bởi nhà nước bắt đầu thực hiện thu thuế chỉ khi du lịch tại đây đã phát triển, trong khi hầu như toàn bộ việc tổ chức và thực hiện đều do người dân tự vận động và tranh thủ sự giúp đỡ của làng xóm từ đầu, sự hỗ trợ của nhà nước cho người dân phát triển du lịch là rất hạn chế. Thứ hai, có quan điểm cho rằng du lịch tại bản Lác là du lịch homestay, khách du lịch trực tiếp ăn ngủ và trải nghiệm cuộc sống cộng đồng địa phương vì vậy chỉ có thể coi như khách trong nhà, việc thu thuế là bất hợp lý. Mặt khác, nhóm phát hiện ra rằng thuế du lịch tại đây là không cao và khá có lợi cho phía cộng đồng, cụ thể một hộ gia đình làm du lịch homestay chỉ phải đóng thuế môn bài khoảng 300 nghìn đồng/năm và sự phàn nàn của người dân địa phương không nhằm vào lượng thuế phải đóng. Vấn đề này yêu cầu cần phải có cách giải quyết hợp cả lý và tình. Bảng 4.6: Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Văn hóa – Xã hội Tiêu chí Điểm bền vững Tiêu chí thành phần Điểm đánh giá Chỉ số/Thang đo Điểm đánh giá Văn hóa – Xã hội 73,59 Mức độ bảo tồn đặc trưng văn hóa địa phương 75,11 Trang phục 76,21 Nhà sàn 73,45 Điệu múa, bài hát dân tộc 53,45 Tiếng dân tộc 86,55 Lễ hội truyền thống 85,17 Tác động bên ngoài đến văn hóa 84,05 Sự mâu thuẫn văn hóa giữa các dân tộc tại địa phương 84,48 Sự xuất hiện của văn hóa khác 81,03 Ý thức lưu giữ văn hóa dân tộc 66,21 Truyền tải văn hóa địa phương cho khách du lịch 67,24 Lưu giữ văn hóa của người trẻ 65,86 Đóng góp kinh tế cho bảo tồn tài nguyên nhân văn 47,24 Duy trì giao lưu văn hóa từ nguồn thu du lịch 47,24 Cơ hội giáo dục 84,64 Nói và viết chữ quốc ngữ 86,55 Đi học thuận tiện 82,41 Đời sống dân cư 71,72 Cải tạo nhà cửa 81,72 Nước sạch 83,79 Dịch vụ y tế 72,76 Điện 54,14 Mua hàng tiêu dùng 67,24 An ninh trật tự 87,24 Mức độ thường xuyên xảy ra trộm cắp 87,24 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả Văn hóa là điểm sáng trong phát triển du lịch tại bản Lác, mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại đây còn được gọi là du lịch văn hóa. Các yếu tố về văn hóa được người dân bảo vệ và lưu giữ một cách có ý thức, các tác động bên ngoài gần như không gây ảnh hưởng đến các giá trị nhân văn tại địa phương. Tại bản Lác có nhiều dân tộc cùng sinh sống và kết quả đánh giá cho thấy không hề có sự mâu thuẫn giữa các dân tộc tại đây, theo cộng đồng địa phương các dân tộc tại bản có sự đoàn kết cao và hỗ trợ nhau trong mọi hoạt động, điều này có thể thấy trong các dịp lễ hội hay mỗi khi một gia đình trong bản có việc lớn như xây nhà, cưới hỏi,… Ngoài ra dân của các bản khác không được phép mua đất xây nhà trong Bản Lác, không phải dân bản địa sẽ không được phép đầu tư, toàn bộ đất trong bản được truyền từ đời này sang đời khác. Do đó, tính tiếp nối các thế hệ làm du lịch là rất rõ ràng. Mặc dù cuộc sống hiện nay mang theo nhiều nền văn hóa mới lạ và hiện đại, người trẻ ở bản Lác vẫn có ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống khá tốt, được đánh giá ở mức 65,86/100 điểm. Điểm trừ về mặt bảo tồn đặc trưng văn hóa là việc tiếp nối các điệu múa, bài hát truyền thống của người dân địa phương. Thực tế cho thấy, các điệu múa hay lời hát nguyên bản dân tộc Thái nguyên bản chỉ còn lại rất ít trong nội dung biểu diễn văn hóa cho khách du lịch xem, các tiết mục biểu diễn thường bị pha tạp từ các dân tộc khác nhau và có sự “cách tân” trong giai điệu và lời hát. Bên cạnh đó, chỉ còn một số ít người dân cao tuổi là còn lưu giữ được các bài hát nguyên bản, theo cộng đồng tại đây một phần các làn điệu này khá khó học và ít hấp dẫn hơn phong cách nhạc hiện đại. Ngoài ra, dù vẫn gìn giữ được các nét đẹp truyền thống của trang phục dân tộc Thái nhưng người dân trong bản đã không còn thường xuyên mặc các trang phục này mà chỉ mặc trong các dịp lễ hội, thông thường họ chuyển sang sử dụng đồ của người Kinh. Điều này phần nào đó khiến khách du lịch ít có thiện cảm hơn và không hài lòng theo mong muốn của họ. Các vấn đề khác về mặt văn hóa – xã hội tại đây theo điều tra bao gồm sự đóng góp kinh tế vào văn hóa và thiếu ổn định của mạng lưới điện. Theo ý kiến thu thập từ cộng đồng địa phương, mạng lưới điện thường không ổn định vào các ngày đông khách du lịch, thường xuyên xảy ra hiện tượng mất điện vì quá tải. Nguồn thu từ các hoạt động du lịch dành cho văn hóa chỉ là thù lao từ các buổi biểu diễn văn nghệ, không có bất kỳ hoạt động bảo tồn hay truyền dạy văn hóa nào nhận được sự hỗ trợ về mặt kinh tế. 4.3.2. Trạng thái bền vững của hai tiêu chí Môi trường và Cộng đồng & phát triển du lịch (Chưa bền vững) Mặc dù hai tiêu chí này có điểm bền vững xấp xỉ đạt mức bền vững tiềm năng (61-80 điểm) nhưng kết quả đánh giá không thể làm hài lòng khi số lượng các biến thang đo và tiêu chí có điểm đánh giá ở mức trung bình lại chiếm ưu thế. 3 trên 4 biến thang đo cho tiêu chí Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường được đánh giá < 60 điểm, trong đó thấp nhất là Ảnh hưởng của bê tông hóa đến cảnh quan và môi trường với 24,48 - ở mức dưới trung bình. Thực tế cho thấy, rất nhiều ao hồ đã bị chuyển thành bãi đỗ xe cho du khách và các công trình bê tông xuất hiện ngày càng nhiều làm ảnh hưởng lớn tới cảnh quan của bản. Kiến trúc truyền thống nhà sàn bên cạnh ao nhỏ đã bị mai một đi rất nhiều, theo quan sát của nhóm gần như không còn ao hồ gắn với nhà sàn tại khu vực bản, ngoài ra số lượng cây xanh giảm nhiều khiến hình ảnh Bản Lác không còn đẹp như trước đây. Việc xây dựng nhà cửa bằng bê tông không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến yếu tố văn hóa. Nhà sàn tại bản Lác vốn được dựng từ 100% các nguyên vật liệu từ tự nhiên như gỗ, nứa,… gắn với ao hồ đã tạo nên một nét đặc trưng văn hóa riêng biệt, các công trình bê tông không được thiết kế bài bản khiến phần nào làm mất đi nét đẹp của các ngôi nhà sàn truyền thống của người dân tộc tại đây. Bên cạnh đó, việc xây dựng các con đường nội thôn và liên thôn trong thời gian dài làm sinh ra nhiều bụi, ảnh hưởng tới không khí tại bản. Ý thức của khách du lịch tại bản Lác được đánh giá chưa cao, hầu hết các ý kiến đều cho rằng khách du lịch nước ngoài có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung so với khách du lịch trong nước. Trong khi đó nhận thức về việc bảo vệ môi trường từ phía chính quyền và cộng đồng địa phương là khá tốt, người dân thường xuyên được nhắc nhở về vấn đề môi trường trong các cuộc họp thôn, xã; có một số lượng đáng kể poster tuyên truyền về bảo vệ môi trường tại điểm du lịch và đặc biệt luôn có các buổi dọn vệ sinh chung do Đoàn thanh niên xã thực hiện đều đặn vào chủ nhật hàng tuần trong một vài năm trở lại đây. Vấn đề đáng lưu tâm nữa là xử lý rác thải, theo đánh giá của người dân địa phương rác thải tại đây vẫn được xử lý một cách thô sơ, dù có bãi rác tập trung nhưng thông thường rác thải sinh hoạt vẫn được xử lý bằng cách đốt, dễ gây ô nhiễm đất trồng trọt nếu nơi xử lý ở gần ruộng nương và còn ảnh hưởng đến các vùng đất thấp hơn. Chính quyền địa phương chưa có quy hoạch xử lý rác thải cho bản Lác và các bản hoạt động du lịch xung quanh khiến gây ra lo ngại về mặt môi trường trong tương lai. Bảng 4.7: Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Môi trường Tiêu chí Điểm bền vững Tiêu chí thành phần Điểm đánh giá Chỉ số/Thang đo Điểm đánh giá Môi trường 58.25 Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường 48.86 Bảo vệ rừng 72.07 Bảo vệ đất nông nghiệp 58.97 Ảnh hưởng của bê tông hóa đến cảnh quan và môi trường 24.48 Xử lý rác thải 58.28 Ý thức bảo vệ môi trường 67.64 Tuyên truyền bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương 81.72 Ý thức của khách du lịch 47.24 Hành động của cộng đồng địa phương 81.03 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả Vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch đã trở thành một tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi đối với mục tiêu bền vững (Uzun, 2015; Lin & Lu, 2012), sự tham gia của cộng đồng địa phương quyết định sự duy trì ổn định các hoạt động du lịch, nhất là với mô hình du lịch dựa vào cộng đồng. Khía cạnh bền vững cuối cùng được đưa ra đánh giá nhằm vào năng lực thực hiện các hoạt động du lịch của cộng đồng và sự hỗ trợ cộng đồng địa phương từ phía chính quyền. Kết quả đánh giá cho thấy còn nhiều vấn đề cần phải cải thiện để giúp cho mô hình bản Lác bền vững từ khía cạnh này. Trong 3 biến thang đo của tiêu chí Tương tác giữa người dân và khách du lịch thì 2 biến được đánh giá ở mức trung bình (40-60 điểm) là Thái độ phản ứng khi gặp khách du lịch và Khả năng sử dụng tiếng Anh, Giao lưu văn hóa là kém nhất với 37,59 điểm. Cụ thể cho tình trạng này, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn một số khách du lịch, theo đánh giá của họ người dân bản Lác thường không chủ động trong việc tương tác với khách du lịch và không thể hiện được sự niềm nở cần thiết. Theo quan sát của tác giả, các quầy hàng lưu niệm, sản phẩm du lịch thường hay không có người trông hàng vào khoảng thời gian 10h-13h, khoảng thời gian gia đình họ chuẩn bị bữa trưa, rất bất tiện cho hoạt động thăm quan và nhu cầu mua đồ của khách. Bên cạnh đó các sản phẩm được bày sẵn và thường thiếu sự tư vấn hay giải thích của người bán hàng về ý nghĩa và giá trị của chúng làm cho khách du lịch khá khó khăn khi lựa chọn. Một vấn đề khác về tương tác giữa người dân và khách du lịch là tiếp cận các buổi giao lưu văn hóa chưa thực sự dễ dàng, các buổi văn nghệ này chỉ biểu diễn khi có yêu cầu của khách, chi phí cho một buổi văn nghệ khoảng 700 nghìn đồng/một buổi, không phải là vấn đề với các đoàn khách đông người nhưng lại là trở ngại với đoàn du lịch số lượng nhỏ, trong khi ngày càng nhiều khách du lịch phượt đi theo nhóm ít người ít có điều kiện giao lưu hơn. Ngoài ra, khả năng sử dụng tiếng Anh của cộng đồng địa phương tại bản Lác khá hạn chế khi mà đây là một điểm du lịch khá hấp dẫn du khách nước ngoài (40,34 điểm). Bảng 4.8: Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Cộng đồng & Phát triển du lịch Tiêu chí Điểm bền vững Tiêu chí thành phần Điểm đánh giá Thang đo Điểm đánh giá Cộng đồng và phát triển du lịch 58.38 Tương tác giữa người dân và khách du lịch 43.53 Thái độ phản ứng khi gặp khách du lịch 56.90 Khả năng sử dụng tiếng Anh 40.34 Giao lưu văn hóa với khách du lịch 37.59 Hỗ trợ làm du lịch cho người dân địa phương 49.00 Lợi ích nhận được từ các khóa học du lịch 73.45 Hỗ trợ khác của nhà nước 15.52 Tiếp thu ý kiến người dân 73.45 Sức tải du lịch 83.74 Sự đáp ứng nhà ở homestay khi quá đông khách du lịch 82.41 Sự đáp ứng địa điểm tổ chức các hoạt động giải trí khi quá đông khách du lịch 85.86 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả Có thể nói các vấn về năng lực thực hiện du lịch của cộng đồng địa phương đã được quan tâm một cách đúng mực. Nhiều khóa học ngắn đào tạo về du lịch cộng đồng, du lịch homestay,… đã được mở để trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cho người dân và được đón nhận. Theo tìm hiểu, các lớp học được tổ chức nghiêm túc bởi cơ quan quản lý huyện Mai Châu và tỉnh Hòa Bình, đảm bảo chất lượng với sự tham gia của giảng viên của một số trường đại học, cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành cho người học và thường xuyên mở thêm các lớp mới cho những người chưa được tham gia. Người dân địa phương đánh giá cao về lợi ích của các khóa học này đối với công việc của gia đình họ với 73,45 điểm. Bên cạnh đó bản thường xuyên có các buổi họp chung giữa các hộ gia đình do trưởng bản là người chủ trì, các buổi họp tiếp thu ý kiến người dân của chính quyền địa phương và nhận được phản hồi tích cực (73,45 điểm - Tốt). Ở khía cạnh này còn cho ta một tiêu chí thành phần được đánh giá với số điểm cao nhất, đó là Sức tải du lịch với 83,74 điểm – rất tốt, thực tế khách du lịch đến thăm quan bản Lác ngày càng đông nhưng khả năng phục vụ một lượng khách rất lớn vào ngày cuối tuần và các kỳ nghỉ lễ vẫn được đảm bảo. Cuối cùng, nằm trong nhóm các tiêu chí về hỗ trợ làm du lịch cho người dân đại phương là chỉ tiêu được đánh giá ở mức thấp nhất – Hỗ trợ khác của nhà nước chỉ đạt 15,54 điểm (rất kém). Hỗ trợ của nhà nước được hiểu là các hỗ trợ ngoài giáo dục du lịch và tiếp thu xử lý ý kiến của cộng đồng địa phương, như hỗ trợ về vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tiếp thị du lịch,… Theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, lĩnh vực duy nhất nhận được sự hỗ trợ về vốn là nông nghiệp, thường là vay ưu đãi, điều này khá khó hiểu khi du lịch vốn là ngành có tiềm năng phát triển và đem lại lợi ích lớn cho địa phương lại không được quan tâm một cách phù hợp, các hộ gia đình tại bản Lác tự bỏ vốn và tranh thủ sự giúp đỡ của làng xóm để xây dựng, cải tạo các nhà ở homestay và trang thiết bị phục vụ du lịch. Chỉ có một số hộ dân làm du lịch lâu năm nhiều kinh nghiệm có khả năng kết nối với các công ty du lịch để tiếp thị và đón nhận khách du lịch, rất nhiều hộ còn khó khăn trong vấn đề hợp tác làm ăn và chỉ trông chờ vào sự hấp dẫn du lịch tại bản và giới thiệu của các du khách cho người quen. Thực tế cho thấy, các gia đình làm du lịch tốt và giàu có nhất là những hộ có sự móc nối chặt chẽ với các công ty du lịch. Tóm tại, cách thức làm du lịch tại bản Lác còn nhiều vấn đề thiếu chuyên nghiệp, cách làm việc của cộng đồng địa phương còn tùy tiện và chưa được tổ chức một cách khoa học. Một phần do nhận thức của người dân chưa đầy đủ và các kiến thức, kỹ năng du lịch chưa được đào tạo bài bản, sự tham gia của nhà nước và doanh nghiệp còn hạn chế trong khi cộng đồng địa phương chưa có được sự hỗ trợ phù hợp. Sự tham gia thụ động của chính quyền địa phương không những không có kết quả tích cực mà còn có thể gây sự lo ngại làm ảnh hưởng đến chính hoạt động du lịch hiện đang ổn định của các hộ dân. Hiện nay du lịch Bản Lác còn phát triển mạnh mẽ là do nhận thức và tư duy kinh tế, du lịch của chính người dân, do cơ cấu tự tổ chức và quản lý cộng đồng chặt chẽ trong bản. Việc chưa thật sự có triển khai về quy hoạch du lịch khiến cho các vấn đề tiêu cực diễn biến ngày càng xấu đi. CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH DU LỊCH TẠI BẢN LÁC 5.1. Giải pháp nâng cao tính bền vững cho nhóm tiêu chí về Môi trường Có thể nói đánh giá khía cạnh môi trường chưa bền vững tại Bản Lác là một kết quả khá bất ngờ do hầu hết cả người dân địa phương, khách du lịch và những người đứng đầu cộng đồng đều có chung nhận định môi trường tại đây rất sạch sẽ, nhận thức bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường của người dân là rất tốt. Nhưng với các kết quả đã phân tích và thảo luận ở trên đã báo động cảnh quan và môi trường ở Bản Lác sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực dù hiện tại chưa có những sự cố rõ ràng. Và cần thiết phải có những hành động kịp thời hạn chế sự mai một về cảnh quan cũng như những sự tiêu cực xảy ra đồng thời với yếu tố văn hóa, dưới đây là một số đề xuất giải pháp cụ thể cho việc nâng cáo tính bền vững ở khía cạnh môi trường, cần được tiến hành trong ngắn hạn và có khả năng tham gia của cộng đồng: Thứ nhất, cộng đồng dân bản và chính quyền địa phương cần phải thống kê ngay số lượng số gia đình còn giữ lại được ao hồ gắn liền với kiến trúc nhà sàn, nghiêm cấm các hành vi san lấp ao hồ để sử dụng cho các mục đích khác và bảo vệ cảnh quan truyền thống này khỏi nguy cơ biến mất. Bên cạnh đó, phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho các không gian này để tránh gây mất vệ sinh, tách riêng khu vực nuôi nhốt gia súc gia cầm và đảm bảo được sử dụng cho mục tiêu du lịch. Đây là điểm hấp dẫn du khách đặc biệt từ những ngày đầu du lịch phát triển tại Bản Lác và cũng là một nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng Thái trắng. Các công trình bê tông phải được quy định thiết kế phù hợp với kiến trúc nhà sàn truyền thống, các quy định này có thể bao gồm: tỷ lệ chất liệu bê tông của công trình, kiểu dáng thiết kế, màu sắc,… nên được xây dựng khéo léo để không làm ảnh hưởng tới kiểu cách đặc trưng của nhà sàn. Ngoài ra chính quyền địa phương nên tạo ra một quy chuẩn trong xây dựng và thiết kế về các đặc điểm của kiến trúc nhà sàn người Thái cho các nhà sàn mới được xây dựng và hỗ trợ các hộ gia đình sửa sang giữ lại kiến trúc truyền thống trong bản. Một vấn đề nữa phải được lưu tâm và thời gian xây dựng các công trình bê tông hóa, không được diễn ra quá dài và phải đảm bảo không gây bủi bẩn và làm mất mỹ quan điểm du lịch. Khôi phục và trồng mới các hàng cây xanh và cây tự nhiên đã bị chặt phá từ trước để giúp bản lấy lại môi trường trong sạch và tọa nên một vẻ đẹp xanh trong mắt du khách. Thứ hai, vấn đề ý thức khách du lịch không phải một sớm một chiều có thể giải quyết, nhưng các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho họ phải luôn được tiến hành song song với kinh doanh du lịch. Quan trọng nhất là phải tích cực tuyên truyền cho khách du lịch thấy được hành vi nhỏ có thể gây hậu quả lớn, vừa gìn giữ một không gian du lịch xanh sạch đẹp, vừa cho thấy hình ảnh đẹp trong mắt du khách nước ngoài. Chính quyền và cộng đồng địa phương có thể đặt các phông tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường ở các vị trí nhất định trong bản, thậm chí phải thể hiện sự nhắc nhở một cách tinh tế qua mọi đồ vật và sản phẩm. Bên cạnh đó có thể áp dụng tuyên truyền theo loa, nhắc nhở khách du lịch trong các buổi giao lưu văn hóa, đốt lửa trại, thăm quan phong cảnh,… Chính quyền địa phương phải tổ chức hoạt động quản lý, giám sát thường xuyên, nhắc nhở khi cần thiết và nên có chế tài xử phạt các hành vi làm xấu môi trường, các hình thức xử phạt có thể là phạt tiền, các cá nhân có hành vi quá đáng sẽ bị cấm thăm quan du lịch, thậm chí có thể học tập cách xử phạt tại một số mô hình du lịch khác như phạt dọn vệ sinh. Cuối cùng, cả cộng đồng cần tiếp tục duy trì thói quen gìn giữ nhà cửa và làng bản sạch đẹp, các buổi dọn về sinh chung cần có sự tham gia của đông đảo người dân địa phương, điều này sẽ tạo nên một vẻ đẹp khác cho bản và thậm chí khách du lịch tham gia trực tiếp vào giúp đỡ người dân địa phương làm sạch làng bản có thể là một trải nghiệm đáng nhớ với họ, giúp họ nâng cao ý thức của riêng mình, các khách du lịch khác cũng sẽ ngại và hạn chế hơn các hành vi xấu đó. Thứ ba, vấn đề nên được quan tâm hơn cả là cấp bách phải có một hệ thống xử lý chất thải chuyên nghiệp và bãi rác tập trung. Hiện tại bản Lác chưa có quy hoạch phát triển các hệ thống này, chính quyền xã và trưởng bản nên kiến nghị và giám sát việc lập kế hoạch này, trong khi đó trách nhiệm hoàn thành công việc này thuộc về UBND huyện Mai Châu và tỉnh Hòa Bình, đặc biệt phải vận hành một cách hiệu quả và tránh sự cố. Không chỉ áp dụng một hệ thống xử lý đảm bảo vệ sinh, các chuyên gia cũng cần phải có sự tham gia tư vấn và thiết kế soa cho phù hợp với đặc điểm địa hình và không làm ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên, văn hóa ở Bản Lác. Thứ tư, khi khía cạnh kinh tế đã được đảm bảo bắt buộc các bên phải có đóng góp chung bằng tiền cho bảo vệ môi trường, các khoản đóng góp này có thể dưới dạng phí xử lý rác thải, vệ sinh đường xá, đóng góp xây dựng các công trình vệ sinh công cộng. Bên cạnh đó, các hộ gia đình làm du lịch homestay phải dành kinh phí trang bị dụng cụ vệ sinh như chổi, thùng rác, giấy vệ sinh… đầy đủ, đặc biệt là phải đầu tư xây dựng cải tạo nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn. Thứ năm, các nhà khoa học, thanh tra, quản lý phải thường xuyên thực hiện đánh giá chất lượng vệ sinh môi trường cho Bản, đảm bảo vận hành tốt hệ thống xử lý chất thải, các chỉ tiêu môi trường nằm ở mức cho phép và khắc phục được các sự cố môi trường một cách kịp thời. Thứ sáu, hiện nay tỉnh Hòa Bình đã có quy hoạch du lịch Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia, trong quy hoạch cần thể hiện nhận thức đúng mực hơn về tác động của môi trường đối với tương lai, phải có sự tham gia tích cực và phối hợp của cả chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường. Cuối cùng, trong tương lai khi hạ tầng cơ sở đổi mới và hiện đại, nên có hướng phát triển du lịch dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo, áp dụng công nghệ hiện đại giám sát và quản lý môi trường. 5.2. Đề xuất cải thiện tính bền vững cho nhóm tiêu chí về Cộng đồng & Phát triển du lịch Các giải pháp sau đây nhằm nâng cao sự chuyên nghiệp trong cách vận hành du lịch, năng lực thực hiện các hoạt động du lịch của cộng đồng và một số vấn đề khác trong sự tham gia của các bên vào du lịch cộng đồng tại Bản Lác: Thứ nhất, về thái độ tương tác giữa người dân và khách du lịch, tác phong chân chất và ngại giao tiếp của một bộ phận cộng đồng khiến họ bị hiểu lầm là thiếu niềm nở với khách du lịch. Người dân tộc Thái rất thật thà và hiền hậu, vì vậy một điểm tốt ở du lịch Bản Lác là rất ít xảy ra hiện tượng ép giá và chèo kéo du khách, bên cạnh đó lại là vấn đề về thái độ tương tác của một số người dân chưa chủ động. Để khắc phục vấn đề này, tốt hơn hết nên nghiên cứu thêm và đưa vào giáo án giảng dạy trong các kỳ tập huấn kinh doanh du lịch các kỹ năng về giao tiếp, ứng xử cho người dân mà không làm thay đổi bản chất văn hóa người Thái tại đây. Các khóa học này mới hướng dẫn một số nghiệp vụ và kỹ năng cơ bản như tạo menu thực đơn song ngữ cho khách, hoạt động kinh doanh nhà ở homestay, tránh phản ứng gây mâu thuẫn với khách… (theo kết quả phỏng vấn người dân địa phương). Cùng với đó là tạo cho người dân một quy cách làm việc chuyên nghiệp, tránh các hiện tượng bỏ trống cửa hàng như phân tích ở phần trước. Thứ hai, du lịch Bản Lác vốn là du lịch văn hóa, vì vậy cần phải tạo cơ hội dễ dàng để khách du lịch được tham gia trải nghiệm các hoạt động văn hóa của người dân địa phương, điển hình là các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ. Bên cạnh các chương trình được đặt lịch từ trước của các đoàn du khách, địa phương nên có những chương trình giao lưu miễn phí và công khai trong phạm vi điểm du lịch tạo điều kiện tha, gia cho các đoàn du lịch ít người. Ví dụ, vào các buổi thứ bảy và chủ nhật hàng tuần khi khách tham quan đông đúc, địa phương có thể tổ chức một số điểm chơi trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật đường phố hay lễ hội nhỏ mô phỏng lễ hội truyền thống người Thái… các sự kiện này có thể tham khảo cách làm ở phố đi bộ Hồ Gươm, Hà Nội đã và đang tạo nên điểm mới hấp dẫn khách du lịch. Thứ ba, về phương hướng thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực du lịch phải hướng đến 2 mục tiêu cơ bản là giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, thái độ giao tiếp ứng xử với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động du lịch cho đội ngũ cán bộ, công chức và việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng kinh doanh cho lao động du lịch trực tiếp và cộng đồng địa phương tại bản nhằm thúc đẩy tính chuyên nghiệp đến từng người dân. Thứ tư, các chính sách đầu tư du lịch phải thật sự rõ ràng, không nên mở rộng cho phép người ngoài bản tham gia hoạt động kinh doanh du lịch tại đây mà phải thực hiện liên kết và hợp tác làm ăn giữa các hộ gia đình làm du lịch và các doanh nghiệp lữ hành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiếp tục móc nối với các hộ chưa có nhiều sự hợp tác. Thứ năm, về công tác xúc tiến và quảng bá du lịch, công tác tổ chức các chương trình, sự kiện du lịch trong và ngoài nước cần được đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng từ nội dung đến hình thức, theo hướng chuyên nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, tăng lượng khách đến bản. Du lịch Bản Lác hiện tại được biết đến qua kênh giới thiệu lẫn nhau của du khách, công tác quảng bá hình ảnh chưa chuyên nghiệp và không hấp dẫn người đọc, người xem. Thứ sáu, cần thiết phải có một ban quản lý du lịch hoạt động chuyên nghiệp, có đại diện của các bên liên quan như chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương tham gia giám sát và quản lý các hoạt động du lịch, du lịch Bản Lác quá phụ thuộc vào sự tự giác và tự phát của người dân địa phương, vai trò của nhà nước và chính quyền còn rất hạn chế. Cuối cùng, về sự tham gia của nhà nước trong mô hình du lịch cộng đồng, bên cạnh các hỗ trợ về mặt tài chính, nhà nước nên có các hỗ trợ phi tài chính như hỗ trợ kỹ thuật, cải tạo cơ sở hạ tầng, khuyến khích các nhà khoa học tham gia đánh giá về tính bền vững của mô hình du lịch và phát hiện, dự báo các vấn đề khác trong tương lai. Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển vùng phải kịp thời và đảm bảo tránh nguy hại cho các tài nguyên du lịch. 5.3. Một số đề xuất khác Trong mục này, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số đề xuất khắc phục những điểm hạn chế về các tiêu chí kinh tế và văn hóa – xã hội. Một vấn đề đáng lưu ý trong việc bảo tồn đặc trưng văn hóa Thái tại Bản Lác là ngày càng ít người có khả năng hát các bài hát truyền thống, hầu hết dân bản chỉ biết điệu múa xòe phổ biến. Bên cạnh đó, việc người dân tộc tại đây không còn thường xuyên mặc các trang phục truyền thống khiến khách du lịch ít thấy thích thú hơn. Vì vậy để đảm bảo gìn giữ được các nét đẹp văn hóa đó, cá nhận có thẩm quyền và chính quyền địa phương cần phải giải thích đúng mực và phối hợp với trưởng bản để xem xét đặt ra một số quy định về thời gian bắt buộc mặc trang phục truyền thống, hay cải thiện chất liệu của các trang phục này để thuận tiện hơn trong cách ăn mặc. Những người dân cao tuổi và am hiểu văn hóa nên nhận được sự quan tâm và khuyến khích họ truyền dạy lại các điệu múa, lời ca của dân tộc cho con cháu, địa phương có thể tổ chức các lớp dạy nghệ thuật, dạy chữ Thái cho lớp trẻ trong bản. Việc tổ chức các lớp học này miễn phí cũng sẽ là một cách cải thiện sự đóng góp kinh tế của địa phương vào các hoạt động văn hóa. Về cải thiện hệ thống điện, theo quan sát cả bản và khu vực các bản xung quanh chỉ có một trạm biến áp và hệ thống đường dây đã lâu năm, chính quyền địa phương nên có phương án xử lý kỹ thuật kịp thời tránh tình trạng quá tải như nâng cấp đường dây hay lắp đặt mới trạm biến áp. Mặc dù công tác an ninh trật tự của bản là rất tốt, hầu hết người dân đều cho rằng bản tuyệt đối an toàn, nhờ có sự đoàn kết và niềm tin của cộng đồng, tuy nhiên vẫn phải tránh trường hợp có các các nhân tổ chức chức có hành vi xấu lợi dụng lòng tốt của bản làng để thực hiện các ý đồ phạm pháp của mình, người dân cũng nên cảnh giác cao hơn và chức năng quản lý và giám sát an ninh trật tự sẽ thuộc về ban quản lý và chính quyền. Cuối cùng, một vấn đề vô cùng quan trọng là phải có sự chia sẻ lợi ích và quan tâm đến các bản làng xung quanh trong khu vực, theo điều tra du lịch tại khu vực do người dân Bản Lác làm việc là chính nhưng các hoạt động tham quan khám phá diễn ra ở cả các bản không làm du lịch, vì thế sự hợp tác với các bản xung quanh là cần thiết và cũng phải đảm bảo lợi ích cho họ từ du lịch để tránh mâu thuẫn không mong muốn, sau đó, nên khuyến khích các bản khác ở địa phương tham gia du lịch để việc kinh doanh du lịch phát triển hơn và mở rộng thành một khu du lịch lớn. CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI 6.1. Kết luận chung và đóng góp của đề tài Nghiên cứu này thực hiện đánh giá phát triển du lịch bền vững của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nhằm phát hiện các các khía cạnh thiếu bền vững và đề xuất phương án cải thiện, kết quả nghiên cứu đã đưa đến một số kết luận sau: Thứ nhất, mô hình du lịch cộng đồng tại Bản Lác là một mô hình thành công và có mức độ bền vững tiềm năng nhưng chưa đáp ứng tốt tất cả các yếu tố bền vững, 2 trên 4 khía cạnh bền vững được đánh giá chưa bền vững (Môi trường và Cộng đồng & Phát triển du lịch) trong khi đó 2 khía cạnh còn lại (Kinh tế và Văn hóa – Xã hội) đạt mức độ bền vững tiềm năng. Các phương án cải thiện tính bền vững của các khía cạnh trên phải được quan tâm cả trong ngắn hạn và lâu dài. Thứ hai, mặc dù hai khía cạnh Kinh tế và Văn hóa – xã hội được đánh giá là có khả năng bền vững trong tương lai nhưng điều cấp thiết vẫn phải cải thiện các yếu tố chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển như chính sách thuế phí, hệ thống cấp tải điện và đóng góp kinh tế cho bảo tồn di sản nhân văn. Bên cạnh đó, các yếu tố văn hóa nguyên bản có nguy cơ mai một ngày càng nhiều là khiến cho các khía cạnh này có thể trở nên thiếu bền vững về lâu dài. Thứ ba, sự thành công và duy trì tốt của mô hình du lịch Bản Lác phụ thuộc chủ yếu vào cộng đồng địa phương, người dân tại đây có nhận thức và kinh nghiệm làm du lịch tốt mặc dù chỉ bắt đầu bằng sự tự phát các hoạt động du lịch. Một nguyên tắc quan trọng của du lịch cộng đồng là phải đảm bảo sự tham gia tích cực của các bên liên quan. Tuy nhiên sự tham gia này là vô cùng hạn chế, hỗ trợ của nhà nước yếu cả về vấn đề tài chính và phi tài chính, liên kết hợp tác với doanh nghiệp lữ hành chuyên nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển và sức hấp dẫn của điểm du lịch này. Ngoài ra công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn nhiều thiếu sót, quy hoạch du lịch được thực hiện muộn và chưa được triển khai. Các đóng góp của nghiên cứu này bao gồm: Thứ nhất, đề tài áp dụng một bộ công cụ tích hợp và phương pháp mới trong đánh giá định lượng phát triển du lịch bền vững dựa trên tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, cách thức đánh giá được chọn lọc kỹ, đơn giản hóa những vẫn đảm bảo độ tin cậy cao nhờ việc xác định được các công đoạn chung và lựa chọn các công cụ phù hợp từ các tác giả. Thứ hai, nghiên cứu này đã xây dựng một thang đo lường chủ quan dựa trên tổng hợp có chọn lọc và phát triển các tiêu chí phù hợp với tình huống nghiên cứu, quá trình đánh giá được thực hiện từ phương diện người dân địa phương, đem đến góc nhìn mới về vấn đề phát triển du lịch bền vững. Thang đo này có thể được tiếp tục sử dụng trong tương lai để xem xét sự thay đổi trong tính bền vững của các tiêu chí. Thứ ba, đề tài kết luận được một cách có cơ sở về tính bền vững của mô hình du lịch Bản Lác qua điểm bền vững và các mốc đánh giá, phát hiện được các khía cạnh thiếu bền vững ở mô hình vốn được coi là thành công và ít khuyết điểm này. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những đề xuất cụ thể và thiết thực dựa trên chính kết quả nghiên cứu được thảo luận với hy vọng có những đóng góp thực tế cho Bản Lác và cộng đồng dân tộc tại đây. 6.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo Bên cạnh những đóng góp thiết thực, nhóm nghiên cứu đã nhìn nhận khách quan và cho rằng đề tài này vẫn còn có một số hạn chế như sau: Thang đo tính bền vững là thang đo lường chủ quan dựa trên cảm nhận cá nhân và phụ thuộc vào thái độ trả lời của người được hỏi, điều này ảnh hưởng đến kết quả khảo sát và kết quả đánh giá sự bền vững. Để cải thiện vấn đề này, các nghiên cứu trong tương lai có thể kết hợp sử dụng lý thuyết mờ (Fuzzy Theory) với phương pháp AHP hay ANP, tạo nên các mô hình cải thiện AHP và ANP gốc nhằm đo lường các biến số mập mờ, không rõ ràng và dựa trên cảm tính, cách thức đánh giá này đã được áp dụng trong nghiên cứu của Lin và Lu (2012). Về quá trình thực hiện điều tra khảo sát, đề tài này mới tập trung nghiên cứu tại trung tâm du lịch là khu vực Bản Lác 1 vì giới hạn về nguồn lực. Các nghiên cứu cần mở rộng địa bàn điều tra đê tăng độ xác thực cho việc đánh giá, thậm chí là thực hiện đánh giá trên cả khu vực du lịch Pom Coọng bao gồm Bản Lác và các bản xung quanh do các tác động lan tỏa của phát triển du lịch. Trong tương lai, nhóm tác giả hy vọng các đề tài nghiên cứu tiếp theo sẽ khắc phục được những hạn chế này, có thêm nhiều sự quan tâm và theo dõi của các nhà khoa học về vấn đề phát triển du lịch bền vững tại Bản Lác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu luận văn, bài báo khoa học: 1. Azizi, H., Biglari, M., & Joudi, P. (2011). Assessment the feasibility of sustainable tourism in urban environments employing the cumulative linear model. Procedia Engineering, 24-33. 2. Blancas, F. J., Gonzalez, M., Lozano-Oyola, M., & Perez, F. (2009). The assessment of sustainable tourism: Application to Spanish coastal destinations. Ecological Indicators, 484–492. 3. D. Rio, & L.M. Nunes. (2012). Monitoring and evaluation tool for tourism destinations. Tourism Management Perspectives, 64-66. 4. Dung, T. T. (2012). Tổng quan về ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc trong quản lý chuỗi cung ứng. Tạp chí Khoa học, 180-189. 5. García-Melón, M., Gómez-Navarro, T., & Acuña-Dutra, S. (2012). A combined ANP-delphi approach to evaluate sustainable tourism. Environmental Impact Assessment Review, 41-50. 6. Hải, L. T. (n.d.). Các chỉ số cho phát triển bền vững: Lấy ví dụ nghiên cứu điểm tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba. 7. Hoàng, Đ. K., Phương, T. N., & Giang, T. T. (n.d.). Quá trình phân tích thứ bậc mờ (FAHP) và ứng dụng trong lĩnh vực GIS. 8. Hoàng, N. V. (2012). Đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch – Sự cần thiết cho quy hoạch và quản lý phát triển du lịch biển. Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM 2012, 76-83. 9. Hòe , N. Đ., & Hiếu, V. V. (2007). Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển. NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 10. Huang, Y., & R. Coelho, V. (2016). Sustainability performance assessment focusing on coral reef protection by the tourism industry in the Coral Triangle region. Tourism Management, 510-527. 11. Huiqin, L., & Linchun, H. (2011). Evaluation on Sustainable Development of Scenic Zone Based on Tourism Ecological Footprint: Case Study of Yellow Crane Tower in Hubei Province, China. Energy Procedia, 145–151. 12. Indicators for Sustainable Development in the Quang Tri Province, Vietnam. (2009). Kamla-Raj, 217-227. 13. Uzun, F. V. (2015). Evaluation of the Sustainability of Tourism in Ihlara Valley and Suggestions. European Journal of Sustainable Development, 165-174. 14. Ko, T. G. (2003). Development of a tourism sustainability assessment procedure: a conceptual approach. Tourism Management, 431–445. 15. Lin, L.-Z., & Lu, C.-F. (2012). Fuzzy Group Decision-Making in the Measurement of Ecotourism Sustainability Potential. Springer Science, 1051–1079. 16. Lợi, N. T. (2012). Giáo trình Kinh tế phát triển. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 17. Lozano-Oyola, M., Blancas, F. J., González, M., & Caballero, R. (2012). Sustainable tourism indicators as planning tools in cultural destinations. Ecological Indicators, 659–675. 18. Nhung, Đ. T. (2015). Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh Ninh Bình. 19. Prescott-Allen, R. (1997). Barometer of Sustainability: Measuring and communicating wellbeing and. IUCN. 20. Torres-Delgado, A., & Saarinen, J. (2013). Using indicators to assess sustainable tourism development: a review. Tourism Geographies, 31-47. 21. Trave, C., Brunnschweiler, J., Sheaves, M., Diedrich, A., & Barnett, A. (2016). Are we killing them with kindness? Evaluation of sustainable marine wildlife tourism. Biological Conservation, 211-222. 22. Tsaur, S.-H., Lin, Y.-C., & Lin, J.-H. (2005). Evaluating ecotourism sustainability from the integrated perspective of resource, community and tourism. Tourism Management, 640–653. 23. Văn, T. C., & Sơn, N. T. (2015). Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 93-102. 24. Wang, Z.-X., & Pei, L. (2014). A systems thinking-based grey model for sustainability evaluation of urban tourism. Kybernetes, 462-479. 25. Yến, N. T. (n.d.). Du lịch cộng đồng. Nhà xuất bản Giáo dục. 26. Hạnh, T. N. (2016). Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch miền núi: Nghiên cứu điển hình tại Sa Pa, Lào Cai. 27. Saaty, T. (1980) The analytic hierarchy process. New York: McGraw-hill. Tài liệu từ Internet: 1. Du lịch ở Việt Nam tác động đến kinh tế năm 2015 http://www.baodulich.net.vn/Du-lich-o-Viet-Nam-tac-dong-den-kinh-te-nam-2015-02-8202.html 2. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/9133 3. Du lịch cộng đồng – loại hình du lịch hấp dẫn tại vùng núi phía Bắc http://www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/7136 4. Bản Lác Mai Châu - Hòa Bình http://www.vamvo.com/BanLacMaiChauHoaBinh.aspx PHỤ LỤC Phụ lục 1 BẢN KHẢO SÁT: ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG, TRƯỜNG HỢP TẠI BẢN LÁC, XÃ CHIỀNG CHÂU, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH. Xin chào Ông/Bà, chúng tôi là các sinh viên thuộc nhóm Nghiên cứu Khoa học trường Đại học Kinh tế quốc dân. Chúng tôi đang thực hiện một đề tài nghiên cứu có tên: “Đánh giá phát triển du lịch bền vững, trường hợp tại bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình”. Mục đích của nghiên cứu là nhằm đánh giá mức độ bền vững của phát triển du lịch tại địa phương và đề xuất các phương án khắc phục, cải thiện các vấn đề xấu còn tồn tại, chưa thỏa đáng giúp nâng cao tính bền vững của mô hình du lịch nơi đây. Rất mong Ông/Bà hợp tác hoàn thành bản khảo sát này, các thông tin mà Ông/Bà cung cấp là nguồn tư liệu đáng quý chỉ được sử dụng cho mục đích thực hiện nghiên cứu, các thông tin cá nhân sẽ không được chia sẻ dưới bất kỳ hình thức nào. Trong tương lai, hy vọng kết quả từ đề tài sẽ góp phần thúc đẩy và nâng cao sự bền vững của mô hình du lịch tại địa phương. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ông/Bà! PHẦN I: THÔNG TIN CÁ NHÂN Phần này bao gồm một số câu hỏi về thông tin cá nhân của Ông/Bà hoặc gia đình của Ông/Bà. Vui lòng đánh dấu vào ô lựa chọn hoặc điền thông tin vào chỗ chấm. 1. Giới tính của Ông/Bà: Nam Nữ 2. Tuổi của Ông/Bà: dưới 18 18 đến 35 35 đến 45 trên 45 3. Ông/Bà là người dân tộc: Thái Mông Mường Kinh Khác: 4. Ông/Bà đã sinh sống bao lâu tại bản Lác: Dưới 1 năm Từ 1 đến 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm 5. Gia đình ông bà có làm du lịch không? Có Không PHẦN II: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG Để đánh giá được mức độ bền vững của mô hình du lịch tại bản Lác, chúng tôi cần xem xét thực trạng phát triển du lịch qua các tiêu chí trong bảng dưới. Các tiêu chí về Kinh tế Ông/Bà vui lòng chọn con số phù hợp nhất với quan điểm của mình ứng với mỗi câu nói được đưa ra. 0 = Không biết/không rõ; 1 = Rất không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Bình thường; 4 = Đồng ý; 5 = Rất đồng ý Không biết/ Không Rõ Rất Không đồng ý Rất đồng ý Ổn định thu nhập từ việc làm du lịch 1 Thu nhập của hộ gia đình ổn định từ khi làm du lịch 2 Thu nhập từ việc làm du lịch không tốt bằng các công việc truyền thống (trồng lúa, dệt vải) Phân phối doanh thu du lịch 3 Thu nhập từ du lịch chủ yếu thuộc về người dân địa phương 4 Các chính sách thuế, phí của địa phương đối với du lịch là hợp lý Các tiêu chí về Văn hóa – xã hội Ông/Bà chọn câu trả lời đúng nhất với quan điểm của mình trong mỗi câu hỏi sau: Bảo tồn tài nguyên nhân văn 1. Trang phục của dân tộc Ông/Bà có còn giữ được các nét văn hóa truyền thống so với nguyên bản hay không? Không biết/Không rõ Hoàn toàn thay đổi Có thay đổi đáng kể Có thay đổi nhưng vẫn chấp nhận được Ít thay đổi Giữ lại nguyên vẹn 2. Nhà sàn của dân tộc Ông/Bà có còn giữ được kiến trúc truyền thống so với nguyên bản hay không? Không biết/Không rõ Hoàn toàn thay đổi Có thay đổi đáng kể Có thay đổi nhưng vẫn chấp nhận được Ít thay đổi Giữ lại nguyên vẹn 3. Có còn nhiều người ở dân tộc Ông/Bà biết hát điệu múa/lời ca truyền thống của dân tộc mình không? Không biết/Không rõ Không mấy người Chỉ còn ít người Có đội biểu diễn văn nghệ và một số người dân Đa số người dân ở bản Ai cũng biết 4. Có còn nhiều người ở dân tộc Ông/Bà nói được tiếng của dân tộc mình không? Không biết/Không rõ Không mấy người Chỉ còn ít người Có nhưng không nhiều như xưa Đa số người dân ở bản Tất cả mọi người đều nói được 5. Dân tộc ông bà có còn duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống hay không? Không biết/Không rõ Đã từ bỏ nhiều lễ hội và không tổ chức hàng năm Năm tổ chức năm không Tổ chức đều đặn nhưng các lễ hội không còn giống như trước Vẫn duy trì các lễ hội lớn như xưa Vẫn duy trì đều đặn các lễ hội 6. Ông/Bà có đồng ý về việc có sự mâu thuẫn về văn hóa giữa các dân tộc ở bản Lác hay không? Không biết/Không rõ Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Ông/Bà vui lòng chọn con số phù hợp nhất với quan điểm của mình ứng với mỗi câu nói được đưa ra. Các con số có ý nghĩa như sau: 0 = Không biết/không rõ; 1 = Rất không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Bình thường; 4 = Đồng ý; 5 = Rất đồng ý Không biết/ Không rõ Rất Không đồng ý Rất đồng ý 7 Sự xuất hiện văn hóa từ nơi khác không làm ảnh hưởng nhiều đến văn hóa truyền thống của các dân tộc tại bản. Đóng góp kinh tế cho du lịch 8 Nguồn thu từ du lịch giúp người dân duy trì ổn định các buổi văn nghệ giao lưu và tổ chức lễ hội Ý thức lưu giữu văn hóa 9 Người dân địa phương tích cực truyền tải văn hóa dân tộc mình đến khách du lịch 10 Người trẻ hiện tại ít mặn mà với các nét đẹp văn hóa đó Cơ hội giáo dục 11 Người dân ở bản Lác đều viết và nói được chữ quốc ngữ ngoài tiếng dân tộc mình. 12 Đường đi học từ nhà đến trường học thuận tiện Không biết/ Không rõ Rất Không đồng ý Rất đồng ý Đời sống người dân địa phương 13 Du lịch tại bản Lác giúp người dân cải tạo lại nhà cửa khang trang hơn 14 Người dân ở bản Lác được sử dụng nước sạch một cách ổn định 15 Từ khi làm du lịch dịch vụ y tế cho người dân tốt hơn 16 Người dân ở bản Lác được sử dụng điện một cách ổn định 17 Mua hàng tiêu dùng ở địa phương có dễ dàng hơn từ khi có du lịch An ninh trật tự 18. Từ khi làm du lịch tình trạng trộm cắp tại bản như thế nào? Không biết/Không rõ Không có Ít xảy ra Có xảy ra nhưng không thường xuyên Hay xảy ra Thường xuyên Các tiêu chí về Môi trường Không biết/ Không rõ Rất Không đồng ý Rất đồng ý Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường 1 Rừng xung quanh bản Lác bị khai phá để làm du lịch 2 Đất nông nghiệp bị ô nhiễm kể từ khi làm du lịch 3 Xây dựng nhà bằng bê tông làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan tự nhiên tại bản Lác 4 Rác thải tại bản Lác không được xử lý đúng cách gây ô nhiễm môi trường từ khi làm du lịch Ý thức bảo vệ môi trường 5. Chính quyền địa phương có hay tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp cho người dân địa phương không? Không biết/Không rõ Không bao giờ Rất ít Thỉnh thoảng Nhiều hơn trong vài năm gần đây Thường xuyên 6. Ông/Bà đánh giá về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của khách du lịch tại bản Lác thế nào? Không biết/Không rõ Kém Không tốt Bình thường Tốt Khá tốt 7. Người dân trong bản có thường xuyên có các buổi dọn vệ sinh chung không? Không biết/Không rõ Không bao giờ Ít khi Thỉnh thoảng Nhiều hơn trong vài năm gần đây nhưng không thường xuyên Thường xuyên Tiêu chí về Cộng đồng & phát triển du lịch Tương tác giữa người dân và khách du lịch 1. Phản ứng của Ông/Bà khi gặp khách du lịch? Không biết/Không rõ Không quan tâm Để khách tự tìm hiểu Khách hỏi thì trả lời Chủ động hỏi thăm khách Luôn niềm nở và chủ động giao tiếp 2. Người làm du lịch ở bản Lác có thể giao tiếp với khách du lịch bằng tiếng Anh không? Không biết/Không rõ Không cần tiếng Anh Không biết Có thể chào khách và giao tiếp đơn giản Có thể hiểu và nói chuyện được Có thể thuyết minh và giải thích sản phẩm cho khách bằng tiếng Anh 3. Người dân bản Lác có các buổi văn nghệ, giao lưu văn hóa với người dân địa phương không? Không biết/Không rõ Tổ chức miễn phí và thường xuyên, cho tất cả mọi người cùng xem Tổ chức thường xuyên và thu tiền tượng trưng Tổ chức một vài lần/tuần với giá rẻ Tổ chức chỉ khi khách có nhu cầu Tổ chức với giá cao, chỉ thực hiện khi được yêu cầu Ông/Bà vui lòng chọn con số phù hợp nhất với quan điểm của mình ứng với mỗi câu nói được đưa ra. Các con số có ý nghĩa như sau: 0 = Không biết/không rõ; 1 = Rất không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Bình thường; 4 = Đồng ý; 5 = Rất đồng ý Không biết/ Không rõ Rất Không đồng ý Rất đồng ý Hỗ trợ phát triển du lịch 4 Người dân thu được nhiều lợi ích từ các khóa học về du lịch 5 Ngoài đi học về du lịch, người dân không nhận được nhiều sự hỗ trợ khác từ nhà nước trong việc làm du lịch 6 Tiếng nói và ý kiến của người dân về phát triển du lịch được chính quyền địa phương tiếp thu Khả năng cung cấp các dịch vụ du lịch 7. Khách du lịch đến thăm bản Lác có hay bị thiếu nhà nghỉ do quá đông không? Không biết/Không rõ Chưa bao giờ thiếu Có tình trạng như vậy Chỉ thiếu vào mùa du lịch cao điểm Gần đây hay xảy ra Thường xuyên thiếu 8. Có khi nào không gian tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, vui chơi cho khách du lịch vì quá đông không? Không biết/Không rõ Chưa bao giờ thiếu Có tình trạng như vậy Chỉ thiếu vào mùa du lịch cao điểm Gần đây hay xảy ra Thường xuyên thiếu HẾT! Phụ lục 2 PHIẾU KHẢO SÁT CHUYÊN GIA Xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí phát triển du lịch bền vững Chúng em xin kính chào Thầy/Cô và cảm ơn Thầy/Cô đã dành thời gian trả lời phiếu khảo sát. Chúng em là nhóm sinh viên đến từ Khoa Kế hoạch & Phát triển, trường đại học Kinh tế Quốc dân. Hiện tại chúng em đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học có tên “Đánh giá phát triển du lịch bền vững, trường hợp tại bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình”. Trong bước tiếp theo của nghiên cứu, chúng em thực hiện thu thập đánh giá của chuyên gia, những người đã có kinh nghiệm trong phát triển bền vững và nghiên cứu về du lịch tại địa phương để xác định trọng số (mức độ quan trọng) của các tiêu chí đánh giá (được trình bày ở dưới) bằng phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierachy Process). Chúng em rất mong nhận được sự giúp đỡ của Thầy/Cô, các thông tin mà Thầy/Cô cung cấp là nguồn dữ liệu quan trọng và chúng em xin cam kết chỉ sử dụng chúng cho mục đích nghiên cứu, mọi thông tin cá nhân sẽ được giữ bí mật, không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. THÔNG TIN CÁ NHÂN Đơn vị công tác: Lĩnh vực nghiên cứu: TỔNG QUAN VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ Việc xác định trọng số (mức độ quan trọng) của các tiêu chí đối với sự phát triển du lịch bền vững tại địa phương nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP). Đây là một phương pháp mang tính định lượng, thu thập đánh giá của các chuyên gia về mức độ quan trọng tương đối bằng việc so sánh cặp các tiêu chí cùng phản ảnh một tiêu chí lớn hơn và phản ánh được tính bất định (tính nhất quán) trong các đánh giá đó. Bộ tiêu chí mà nhóm nghiên cứu sử dụng được tổng hợp và đề xuất ở bảng dưới, một thang đo Likert 5 điểm đã được xây dựng trên cơ sở bộ tiêu chí để đo lường mức độ bền vững của du lịch trên phương diện người dân địa phương với mức độ tích cực tăng dần từ 1 đến 5. Sau khi tiến hành thu thập đánh giá của người dân địa phương, thang đo đã được kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và đạt kết quả cao. Về mặt kết quả, mức độ bền vững được đo bằng một điểm số là tổng các tích của trung bình cộng giá trị đánh giá của người dân địa phương cho các tiêu chí và trọng số của chúng. Mục đích của phiếu khảo sát này nhằm thu thập đánh giá của các chuyên gia để thực hiện xử lý số liệu xác định trọng số cho các tiêu chí. Dưới đây là bộ tiêu chí được sử dụng: Mục tiêu (Goal) Tiêu chí (Criterias) Tiêu chí thành phần (Sub-Criterias) Chỉ số/Thang đo (Indicators) Phát triển du lịch bền vững Kinh tế Ổn định thu nhập Sự ổn định thu nhập hộ gia đình từ khi làm du lịch Thu nhập từ du lịch tốt hơn nghề truyền thống Phân phối thu nhập Người dân giữ lại được phần lớn doanh thu du lịch Chính sách thuế, phí về du lịch hợp lý Văn hóa – Xã hội Mức độ bảo tồn đặc trưng văn hóa địa phương Trang phục Nhà sàn Điệu múa, bài hát dân tộc Tiếng dân tộc Lễ hội truyền thống Tác động bên ngoài đến văn hóa Sự mâu thuẫn văn hóa giữa các dân tộc tại địa phương Sự xuất hiện của văn hóa khác Ý thức lưu giữ văn hóa dân tộc Truyền tải văn hóa địa phương cho khách du lịch Lưu giữ văn hóa của người trẻ Đóng góp kinh tế cho bảo tồn tài nguyên nhân văn Duy trì giao lưu văn hóa từ nguồn thu du lịch Cơ hội giáo dục Nói và viết chữ quốc ngữ Đi học thuận tiện Đời sống dân cư Cải tạo nhà cửa Nước sạch Điện Dịch vụ y tế Mua hàng tiêu dùng An ninh trật tự Mức độ thường xuyên xảy ra trộm cắp Môi trường Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường Bảo vệ rừng Bảo vệ đất nông nghiệp Ảnh hưởng của bê tông hóa đến cảnh quan Xử lý rác thải Ý thức bảo vệ môi trường Tuyên truyền bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương Ý thức của khách du lịch Hành động của cộng đồng địa phương Cộng đồng & Phát triển du lịch Tương tác giữa người dân và khách du lịch Thái độ phản ứng khi gặp khách du lịch Khả năng sử dụng tiếng Anh Giao lưu văn hóa với khách du lịch Hỗ trợ làm du lịch cho người dân địa phương Lợi ích nhận được từ các khóa học du lịch Hỗ trợ khác của nhà nước Tiếp thu ý kiến người dân Sức tải du lịch Sự đáp ứng nhà ở homestay khi quá đông khách du lịch Sự đáp ứng địa điểm tổ chức các hoạt động giải trí khi quá đông khách du lịch Thầy/cô vui lòng đánh giá mức độ quan trọng giữa từng cặp tiêu chí bằng cách điền con số phù hợp nhất với quan điểm của mình vào ô trống trong bảng, sự so sánh được thực hiện giữa mỗi 2 tiêu chí, cột đối với hàng và mức độ so sánh được thể hiện ở bảng sau: Mức độ quan trọng Giá trị Giải thích Quan trọng như nhau 1 Hai tiêu chí có mức độ quan trọng như nhau Quan trọng như nhau cho đến hơi quan trọng hơn 2 Tiêu chí này hơi quan trọng hơn tiêu chí kia Quan trọng vừa phải 3 Tiêu chí này có mức độ quan trọng vừa phải so với tiêu chí kia Quan trọng vừa phải đến khá quan trọng 4 Tiêu chí này khá quan trọng so với tiêu chí kia Quan trọng hơn 5 Tiêu chí này có mức độ quan trọng rõ ràng so với tiêu chí kia Quan trọng hơn đến rất quan trọng 6 Tiêu chí này quan trọng hơn nhiều tiêu chí kia Rất quan trọng 7 Tiêu chí này rất quan trọng so với tiêu chí kia Rất quan trọng đến vô cùng quan trọng 8 Tiêu chí này có mức độ quan trọng rất cao so với tiêu chí kia Vô cùng quan trọng 9 Tiêu chí có mức độ tuyệt đối quan trọng Ví dụ: Đánh giá mức độ quan trọng giữa các tiêu chí về tương tác giữa người dân và khách du lịch: Tương tác giữa người dân và khách du lịch Thái độ phản ứng khi gặp khách du lịch Khả năng sử dụng tiếng Anh Giao lưu văn hóa với khách du lịch Thái độ phản ứng khi gặp khách du lịch 1/4 1 Khả năng sử dụng tiếng Anh 5 Giao lưu văn hóa với khách du lịch Kết quả đánh giá trên cho biết “Thái độ phản ứng khi gặp khách du lịch” khá quan trọng so với “Khả năng sử dụng tiếng Anh” và quan trọng tương đương với “Giao lưu văn hóa với khách du lịch”. Trong khi đó “Giao lưu văn hóa với khách du lịch” được đánh giá là quan trọng hơn so với “Khả năng sử dụng tiếng Anh”. ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA Thầy/cô vui lòng đánh giá mức độ quan trọng tương quan cặp bằng cách điền con số phù hợp nhất với quan điểm của mình vào ô trống trong bảng so sánh cặp. Lưu ý phương pháp AHP phản ánh cả mức độ nhất quán trong câu trả lời, ví dụ trong cùng một nhóm tiêu chí: Tiêu chí A quan trọng hơn tiêu chí B, tiêu chí B quan trọng hơn tiêu chí C thì tiêu chí A quan trọng hơn tiêu chí C. Nhóm tiêu chí về kinh tế Ổn định thu nhập Sự ổn định thu nhập hộ gia đình từ khi làm du lịch Thu nhập từ du lịch tốt hơn nghề truyền thống Sự ổn định thu nhập hộ gia đình từ khi làm du lịch Thu nhập từ du lịch tốt hơn nghề truyền thống Phân phối thu nhập Người dân giữ lại được phần lớn doanh thu du lịch Chính sách thuế, phí về du lịch hợp lý Người dân giữ lại được phần lớn doanh thu du lịch Chính sách thuế, phí về du lịch hợp lý Mời Thầy/Cô đánh giá mức độ quan trọng của hai tiêu chí thành phần về kinh tế: Kinh tế Ổn định thu nhập Phân phối thu nhập Ổn định thu nhập Phân phối thu nhập Nhóm tiêu chí về văn hóa – xã hội Mức độ bảo tồn đặc trưng văn hóa địa phương Trang phục Nhà sàn Điệu múa, bài hát dân tộc Tiếng dân tộc Lễ hội truyền thống Trang phục Nhà sàn Điệu múa, bài hát dân tộc Tiếng dân tộc Lễ hội truyền thống Tác động bên ngoài đến văn hóa Sự mâu thuẫn văn hóa giữa các dân tộc tại địa phương Sự xuất hiện của văn hóa khác Sự mâu thuẫn văn hóa giữa các dân tộc tại địa phương Sự xuất hiện của văn hóa khác Ý thức lưu giữ văn hóa dân tộc Truyền tải văn hóa địa phương cho khách du lịch Lưu giữ văn hóa của người trẻ Truyền tải văn hóa địa phương cho khách du lịch Lưu giữ văn hóa của người trẻ Cơ hội giáo dục Nói và viết chữ quốc ngữ Đi học thuận tiện Nói và viết chữ quốc ngữ Đi học thuận tiện Đời sống dân cư Cải tạo nhà cửa Nước sạch Điện Dịch vụ y tế Mua hàng tiêu dùng Cải tạo nhà cửa Nước sạch Điện Dịch vụ y tế Mua hàng tiêu dùng Mời Thầy/Cô đánh giá mức độ quan trọng giữa các tiêu chí thành phần về Văn hóa – Xã hội: Văn hóa – Xã hội Mức độ bảo tồn đặc trưng văn hóa địa phương Tác động bên ngoài đến văn hóa Ý thức lưu giữ văn hóa dân tộc Đóng góp kinh tế cho bảo tồn tài nguyên nhân văn Cơ hội giáo dục Đời sống dân cư An ninh trật tự Mức độ bảo tồn đặc trưng văn hóa địa phương Tác động bên ngoài đến văn hóa Ý thức lưu giữ văn hóa dân tộc Đóng góp kinh tế cho bảo tồn tài nguyên nhân văn Cơ hội giáo dục Đời sống dân cư An ninh trật tự Các tiêu chí về môi trường Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường Bảo vệ rừng Bảo vệ đất nông nghiệp Ảnh hưởng của bê tông hóa đến cảnh quan Xử lý rác thải Bảo vệ rừng Bảo vệ đất nông nghiệp Ảnh hưởng của bê tông hóa đến cảnh quan Xử lý rác thải Ý thức bảo vệ môi trường Tuyên truyền bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương Ý thức của khách du lịch Hành động của cộng đồng địa phương Tuyên truyền bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương Ý thức của khách du lịch Hành động của cộng đồng địa phương Mời Thầy/Cô đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí thành phần về môi trường: Môi trường Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường Ý thức bảo vệ môi trường Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường Ý thức bảo vệ môi trường Các tiêu chí về Cộng đồng & phát triển du lịch Tương tác giữa người dân và khách du lịch Thái độ phản ứng khi gặp khách du lịch Khả năng sử dụng tiếng Anh Giao lưu văn hóa với khách du lịch Thái độ phản ứng khi gặp khách du lịch Khả năng sử dụng tiếng Anh Giao lưu văn hóa với khách du lịch Hỗ trợ làm du lịch cho người dân địa phương Lợi ích nhận được từ các khóa học du lịch Hỗ trợ khác của nhà nước Tiếp thu ý kiến người dân Lợi ích nhận được từ các khóa học du lịch Hỗ trợ khác của nhà nước Tiếp thu ý kiến người dân Sức tải du lịch Sự đáp ứng nhà ở homestay khi quá đông khách du lịch Sự đáp ứng địa điểm tổ chức các hoạt động giải trí khi quá đông khách du lịch Sự đáp ứng nhà ở homestay khi quá đông khách du lịch Sự đáp ứng địa điểm tổ chức các hoạt động giải trí khi quá đông khách du lịch Mời Thầy/Cô đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí thành phần về du lịch cộng đồng: Cộng đồng & phát triển du lịch Tương tác giữa người dân và khách du lịch Hỗ trợ làm du lịch cho người dân địa phương Sức tải du lịch Tương tác giữa người dân và khách du lịch Hỗ trợ làm du lịch cho người dân địa phương Sức tải du lịch Cuối cùng, Thầy/Cô vui lòng đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí lớn đối với sự phát triển du lịch bền vững: Phát triển du lịch bền vững Kinh tế Văn hóa – Xã hội Môi trường Cộng đồng & phát triển du lịch Kinh tế Văn hóa – Xã hội Môi trường Cộng đồng & phát triển du lịch Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy/Cô! - HẾT – Phụ lục 3 Mô phỏng xử lý số liệu bằng phần mềm Expert Choice v11 17