Academia.eduAcademia.edu
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC ư NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao hơn. Hiểu theo một cách khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều phải chịu sự tác động của môi trường xung quang và cả những tác động từ chính bản thân doanh nghiệp, do đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào những yếu tố khách quan khác từ môi trường xung quanh doanh nghiệp. Có thể chia thành 3 nhóm nhân tố cơ bản tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó là: Môi trường vĩ mô. Môi trường ngành ( mô hình 5 sức mạnh của Michael Porter. Doanh nghiệp Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô chính là môi trường doanh nghiệp đang hoạt động. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều nhân tố phức tạp ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Môi trường đó chính là tổng thể các nhân tố cơ bản: Nhân tố kinh tế, nhân tố chính trị và pháp luật, nhân tố xã hội, nhân tố tự nhiên, nhân tố công nghệ. Mỗi nhân tố này tác động cà chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Nhân tố kinh tế: Đây là nhân tố ảnh hưởng rất to lớn đối với doanh nghiệp và là nhân tố quan trọng nhất trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, nhu cầu của người dân tăng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có cơ hội để thoả mãn những nhu cầu đó nhiều hơn và hệ quả tất yếu là doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và phát triển. Đồng thời với đó là tốc độ tích luỹ vốn đầu từ trong nền kinh tế cũng tăng lên, mức độ hấp dẫn đầu tư cũng sẽ tăng lên cao, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thị trường mở rộng chính là cơ hội tốt cho ngững doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ, biết tự hoàn thiện mình, không ngừng vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nhưng cũng là thách thức đối với những doanh nghiệp không có mục tiêu rõ ràng, chiến lược hợp lý. Và ngược lại, khi nền kinh tế bị suy thoái, bất ổn định, tâm lý người tiêu dùng hoang mang, sức mua giảm sút, các doanh nghiệp tìm mọi cách để giữu khách hàng, giành giật khách hàng, lúc đó cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn. Các yếu tố của nhân tố kinh tế như mức lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái…cũng tác động đến khả năng tài chính của doanh nghiệp. Nhân tố chính trị và pháp luật Chính trị và pháp luật là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất cứ thị trường nào dù là trong nước hay nước ngoài. Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có một nền kinh tế ổn định, phát triển lâu dài lành mạnh. Luật pháp tác động điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế. Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng của quan hệ các chính phủ, các hiệp định kinh tế quốtế…phải quan tâm đến sự khác biệt về pháp luật giữa các quốc gia. Sự khác biệt này có thể làm tăng hoặc giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhân tố xã hội Nhân tố xã hội đó là lối sống, phong tục, tập quán, thái độ tiêu dùng, trình độ dân trí, tôn giáo, thẩm mĩ.. Chúng quyết định hành vi của người tiêu dùng, quan điểm của họ về sản phẩm, dịch vụ, đó là những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, muốn tồn tại được trên thị trường, doanh nghiệp không thể đi ngược lại những yếu tố xã hội đó. Ví dụ như đối với những thị trường ưu chuộng hàng nội địa như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc thì các sản phẩm ngoại nhập sẽ kém khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp của quốc gia đó. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tìm hiểu nghiên cứu kỹ cá yếu tố xã hội tại thị trường mới cũng như thị trường truyền thống để từ đó đưa ra những giải pháp và chiến lược kinh doanh hiệu quả, đáp ứng thị trường tốt nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhân tố tự nhiên Điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh vị trí địa lý thuận lợi ở trung tâm công nghiệp hay gần nhất vùng nguyên liệu, nhân lực trình độ cao, lành nghề hay các trục đường giao thông quan trọng… sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, giảm được chi phí… Nhân tố công nghệ Khoa học và công nghệ tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua giá thành và chất lượng sản phẩm. Một doanh nghiệp có hệ thống dây chuyền kỹ thuật hiện đại sẽ tạo ra được các sản phẩm có chất lượng tốt với năng suất cao, từ đó tiết kiệm được các chi phí khiến giá thành giảm, giá thành giảm dẫn đến giá bán giảm.. một sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp lý luôn tìm được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, từ đó khẳng định vị thế của doanh nghiệp. Mặt khác, khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp xử lý thông tin một cách chính xác và có hiệu quả. Nhất là trong thời đại ngày nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thành công cũng cần có hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền phát thông tin một cách chính xác, đầy đủ, nhanh chóng, hiệu quả về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Môi trường ngành. Môi trường ngành là môi trường bao gồm các doanh ngiệp trong cùng ngành tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Môi trường ngành còn được hiểu là môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp, sự tác động của môi trường ngành ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Môi trường ngành bao gồm các nhân tố cơ bản: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn và các sản phẩm thay thế (hình mô hình 5 sức mạnh của Michael Porter) Đối thủ cạnh tranh “ Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, trong kinh doanh cũng như vậy, việc có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp 1 loại sản phẩm, dịch vụ sẽ dẫn đến vấn đề tất yếu, là các doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược nhằm thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần. Vì vậy, doanh nghiệp phải nắm rõ về đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra được các chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Khách hàng Câu nói “khách hàng là thượng đế” luôn luôn đúng với tất cả các doanh nghiệp dù kinh doanh loại hình nào, nhất là trong điều kiên nền kinh tế phát triển, có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp 1 loại hàng hoá, dịch vụ thì sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp càng trở nên quan trọng vì khi đó khách hàng có quyền quyết định họ sẽ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp nào dựa trên tiêu chí chất lượng và giá cả sản phẩm. Mà theo hiệu ứng dây chuyền, khi 1 khách hàng hài lòng sẽ kéo theo nhiều khách hàng khác hài lòng, từ đó sẽ nâng thị phần của doanh nghiệp được khách hàng tín nhiệm. Nhà cung cấp Sức ép của nhà cung cấp lên doanh nghiệp cũng không kém phần quan trọng. Họ có thể chi phối đến hoạt động của doanh nghiepepj do sự độc quyền của một số nhà cung cấp … họ có thể tạo sức ép lên doanh nghiệp bằng việc thay đổi giá cả, chất lượng nguyên vật liệu cung cấp… Những thay đổi này có thể làm tăng hoặc giảm chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, lợi nhuận…từ đó tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối thủ tiềm năng Đối thủ tiềm năng là người sẽ hoặc mới tham gia vào ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động hoặc ở những ngành sản xuất sản phẩm, dịch vụ thay thế. Họ có khả năng mở rộng hoạt động chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp, họ có thể là yếu tố làm giảm thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đứng trước nguy cơ này, các doanh nghiệp phải cùng liên kết và dựng lên các rào chắn vững chắc đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Các sản phẩm thay thế Các sản phẩm thay thế là các sản phẩm có chức năng và công dụng tương tự, khách hàng có thể lựa chọn để thay thế cho sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Sức ép của sản phẩm thay thế có thể làm giảm lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý tới những sản phẩm thay thế doanh nghiệp có thể bị tụt lại với nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng hợp sức mạnh từ các nguồn lực doanh nghiệp hiện có và có thể huy động được đó là nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, tổ chức, kinh nghiệm. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên tốt sẽ làm được tất cả những gì họ mong muốn, đội ngũ này sẽ làm tăng các nguồn lực khác còn thiếu cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác một doanh nghiệp có nguồn nhân lực vững mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tay nghề cao, ý thức kĩ thuật, lòng hăng say lao động... sẽ có thể trở thành doanh nghiệp đứng đầu dù các yếu tố khác chưa thực sự thuận lợi. Nguồn lực vật chất Một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với qui mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phầm cùng với việc giảm giá thành sản phẩm kéo theo sự giảm giá bán trên thị trường từ đó kéo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lên cao và ngược lại. Nguồn lực vật chất đó là: Tình trạng máy móc công nghệ, khả năng áp dụng công nghệ mới tác động đến chất lượng, kiểu dáng, hình thức, giá thành sản phẩm. Mạng lưới phân phối: phương tiện vận tải, cửa hàng, đại lý... Nguồn cung cấp: ảnh hưởng đến chi phí lâu dài và đầu ra trong việc phải đảm bảo cho sản xuất được liên tục, ổn định. Vị trí địa lý: tác động đến chi phí sản xuất, vận tải.. Nguồn lực tài chính Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng sản xuất cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá qui mô của doanh nghiệp. Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu hay phân phối, quảng cáo cho sản phẩm...cũng cần tính toán và quyết định dựa trên tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có khả năng trang bị máy móc công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tổ chức các hoạt động quảng cáo, khuyến mại mạnh mẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, với một nguồn tài chính hùng mạnh, doanh nghiệp có thể chấp nhận lỗ trong thời gian ngắn nhăm giữ vững và mở rộng thị phần... Mặt khác, doanh nghiệp có tình trạng tài chính ổn định, vững chắc sẽ dễ dàng hấp dẫn các nhà đầu tư khác cùng tham gia góp vốn... đồng thời cũng dành được sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Doanh nghiệp nào không đủ khả năng tài chính sẽ bị thôn tính bởi các đối thủ hùng mạnh hoặc tự rút khỏi thị trường. Tổ chức Mỗi doanh nghiệp phải có một cơ cấu tổ chức định hướng cho phần lớn công việc doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ hoạt động hiệu quả và tiết kiệm nhiều chi phí từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán sản phẩm và năng lực cạnh tranh được nâng cao. Kinh nghiệm Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán chính xác nhu cầu thị trường trong từng thời kỳ, từ đó giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất kinh doanh không bị ứ đọng vốn, tồn kho quá nhiều... tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, những kinh nghiệm phải được áp dụng một cách linh hoạt dựa vào tình trạng thị trường, tình trạng doanh nghiệp... nếu không sẽ có thể đưa ra các quyết định quan liêu, thiếu tính thực tế.. làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.