Academia.eduAcademia.edu
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHÂM CỨU VIỆT NAM QUA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN Châm cứu là một bộ phận quan trọng trong cả hệ thống y học dân tộc cổ truyền phương Đông. Ở Việt Nam, từ ngàn xưa tổ tiên ta dùng châm cứu rộng rãi trong phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. Đó là mộty thuật rất quen thuộc được người Việt Nam ưa thích. Chúng ta vô cùng tự hào vì: nước ta là một trong những nước có lịch sử châm cứu lâu đời nhất, có tổ chức châm cứu, có thầy châm cứu, có biên soạn tài liệu châm cứu sớm nhất ở Châu Á và Thế Giới. Châm cứu Việt Nam đã hình thành và song song trường thọ với non sông đất nước Việt Nam, đã tiến lên không ngừng với sự phát triển của nền văn hoá lâu đời Việt Nam qua các triều đại. Từ đời Hồng Bàng (2879 - 257 trước Công Nguyên) tức là đã hơn 4000 năm nay, những biện pháp phong phú về phòng bệnh, chữa bệnh để bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân ta đã được ghi chép rất cụ thể trong cuốn “Lĩnh nam chích quái”. Ngay từ triều đại Hùng Vương, sử sách đã ghi rõ: “Đời vua Hùng, có thầy thuốc châm cứu tên là An Kỳ Sinh, người Hải Dương đã chữa khỏi bệnh cho Thổi Văn Tử bằng châm cứu” Sách “Tập kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn cũng nêu tên một người thầy thuốc châm cứu là Bảo Cô khi viết về truyện “Việt tỉnh” theo Lĩnh nam chích quái như sau: Ở sông núi “Việt tỉnh” về phía Nam Hải, Bảo Cô là vợ của Cát Tứ Xuyên, là người châm cứu rất lành nghề, thường đi châm cứu cho nhân dân vùng Nam Hải. Người xưa thoạt tiên dùng đá mài nhọn làm kim châm (gọi là Biếm thạch) để chữa bệnh. Kinh nghiệm châm cứu được tích luỹ từ đời này qua đời khác và dần dần cải thiện theo đà tiến hoá của xã hội. Loài người từ đồ đá chuyển sang thời đại đổ đông thì kim châm bằng đồng (gọi là Vi châm) cũng dần dần thay thế cho biếm thạch và các kim bằng vàng, bằng bạc cũng ra đời khi các kim khí quí được phát hiện trên thế giới. Châm cứu không ngừng phát triển cùng với sự phát triển về cây thuốc ở nước ta. Dưới đời vua Hùng, nhân dân ta đã biết cất rượu để uống và để chữa bệnh, biết dùng cây Ngải cứu phơi sấy khô để làm mối ngài hơ đốt trên các kinh nguyệt để phòng bệnh, chữa bệnh. Đời Thục An Dương Vương (257 - 207 năm trước Công Nguyên) phát hiện được hàng trăm vị thuốc quý để chữa bệnh như: quả Giun, Sán dây, Gừng gió, cây Quế, cây Vang v.v... (theo sách Long uy bí thư), thường sơn, Hương phụ, Nghệ, Tê giác, mật Ong v.v... (theo sách An Nam chí lược). Vào chiều đại này đã có những người biết dùng thuỷ ngân ướp xác chết, biết chế thuốc độc tẩm vào mũi tên đồng phá tan quân xâm lược Triệu Đà. Lại có những thầy thuốc châm cứu giỏi như Thôi Vĩ, Cao Lỗ, y sử đã ghi “Thôi Vi dùng châm cứu chữa khỏi bệnh cho ứng Huyền và Nhâm Hiệu”. Sau đời Thục, suốt trong 10 thế kỷ tiếp theo, châm cứu vẫn song song phát triển với thuốc Nam. Thời kỳ này có sự giao lưu giữa Trung y Trung Quốc và y học dân tộc cổ truyền Việt Nam về thuốc cũng như về châm cứu. Đến thế kỷ 11 (sau Công Nguyên), về đời nhà Lý, y học dân tộc Việt Nam nói chung, châm cứu nói riêng càng phát huy tác dụng trong sự nghiệp chữa bệnh cho nhân dân. Thầy thuốc Nguyễn Chí Thanh (tức Khổng Minh Không thiền sư) người huyện Gia Viễn (Ninh Bình) giỏi thuốc, giỏi châm cứu đã chữa khỏi bệnh điên rồ cho vua Lý Thần Tông và được phong là Lý Triều Quốc sư (Hiện nay còn đền thờ ở phố Lý Quốc Sư - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, chùa Keo Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh...). Châm cứu tiếp tục phát triển từ đời Lý sang đời Trần. Châm cứu nước ta tính đến thời Trần (1225-1399) đã có mấy ngàn năm lịch sử. Thực tiễn đúc kết thành lý luận. Nguyên lý cao nhất của lý luận châm cứu là nguyên lý chính thể, bao gồm nhiều quy luật có tính duy vật biện chứng. Rồi lý luận lại soi sáng thực tiễn, đưa y thuật tiến lên không ngừng trong việc kết hợp chặt chẽ châm cứu với thuốc nam, giải quyết nhiều bệnh tật cho nhân dân ta trong sản xuất lao động và trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Trầu Canh là một nhà chuyên môn châm cứu, đã chữa cho Hoàng Tử Hạo con trai Trần Minh Tông khỏi chết đuối ở Hồ Tây thành Thăng Long. Khi Hoàng Tử Hạo lên ngôi tức là vua Trần Dụ Tông, Trầu Canh lại chữa bệnh cho nhà vua bệnh thận hư (liệt dương), sinh được ba hoàng tử và sáu công chúa. Dưới triều Trần, danh y Nguyễn Bá Tĩnh tức Tuệ Tĩnh (người phủ Thượng Hồng - Hải Dương, nay là Cẩm Giàng - Hải Hưng) ngoài việc có nhiều sáng tạo và có thiên tài về việc dùng thuốc nam chữa bệnh, viết lên cuốn “Nam dược thần hiệu” gồm 3873 phương thuốc dân tộc ứng trị 182 loại chứng bệnh và cuốn “Hồng nghĩa giác tư y thư” tổng kết chỉ dùng 13 bài thuốc gia giảm để chữa hầu hết các bệnh. Tuệ Tĩnh cũng nổi tiếng thời bấy giờ về châm cứu chữa bệnh chứng cấp kinh phong. Đời nhà Hồ (1400 - 1407) Hồ Quý Ly và con là Hồ Hán Thương chủ trương mở rộng việc chữa bệnh bằng châm cứu trong nhân dân, cho tổ chức ở khắp nơi các cơ sở chữa bệnh bằng châm cứu, dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của nhà châm cứu nổi tiếng hổi đó là Nguyễn Đại Năng (người huyện Kinh Môn, nay là huyện Kim Môn - Hải Hưng). Nguyễn Đại Năng được nhân dân rất tín nhiệm và đặc biệt là được Hồ Hán Thương rất yêu mến. Nguyễn Đại Năng đã soạn quyển “Châm cứu tiệp hiệu diễn ca” bằng thơ chữ Nôm để phổ biến rộng rãi phương pháp châm cứu như ông đã viết: “Đem lời giản dị đặt thành quốc âm” Nguyễn Đại Năng đã tìm ra một số huyệt mới, đặc biệt của Việt Nam, mà chưa thấy ghi trong sách châm cứu của các nước khác trên thế giới. Cho đến nay, đây là cuốn sách châm cứu ra đời sớm nhất của nước ta kể từ đầu thế kỷ 15 còn những sách châm cứu từ thế kỷ 14 về trước thì hiện nay chưa thấy cuốn nào! Phải chăng là sách châm cứu của Việt Nam trước thời Nguyễn Đại Năng chưa có ai biến soạn? Hay là có nhiều tác phẩm khác, nhưng vì nước ta trước kia trong hàng ngàn năm bị quân xâm lược chiến đóng đã đốt hết? Đó là vấn đề cần phải nghiên cứu?. Sau đời nhà Hồ, đến triều Hậu Lê (1428 - 1788) y học dân tộc càng được chú ý nhiều, châm cứu vẫn tiếp tục phát triển. Trong giai đoạn này, vào cuối thế kỷ 17, châm cứu mới bắt đầu truyền vào châu Âu do các nhà truyền giáo Gia tố và bắt đầu được chú ý ở châu Âu, thì ở nước ta dưới triều Lê mà đặc biệt là vào đời Lê Hiển Tông, Thái y Viện (cơ quan y tế cao nhất của Nhà nước dưới triều Lê) đã phụ lục sách “Châm cứu tiệp hiệu diễn ca, cho phổ cập khắp nơi, khuyến khích đẩy mạnh chữa bệnh bằng châm cứu, đồng thời cũng cho tái bản sách “Nam dược thần hiệu”, mở khoa thi y khoa đồng tiến sĩ và xây dựng Y miếu Thăng Long để khuyến khích phát triển y học Việt Nam. Đại y Tôn Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã soạn bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” 28 tập gồm 66 quyển, giới thiệu toàn bộ các môn khoa học của nền y học dân tộc cổ truyền một cách toàn diện. Nguyễn Trực (Thanh Oai - Hà Nội) rất giỏi về dùng phương pháp xoa bóp và cứu với hơi lửa của ngọn đèn dầu vào các huyện để chữa bệnh trẻ em. Hoàng Đôn Hoà (Thanh Oai - Hà Nội) là một danh y có nhiều thành tích chữa bệnh cho nhân dân và quân đội, đặc biệt là phát triển phương pháp khí công. Dưới triều Quang Trung (1788 - 1802), khi cả giang Sơn qui vào một mối, Tổ quốc thống nhất, Nguyễn Huệ truyền cho Thái y viện phát huy các hình thức chữa bệnh để bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là công tác phòng bênh chống dịch. Danh y nổi tiếng thời đó là Nguyễn Gia Phan tức Nguyễn Thế Lịch (Hoài Đức - Hà Nội), nhà y học lão luyện Nguyễn Hoành (La Khê - Thanh Hoá), và Nguyễn Quang Tuấn (Thanh Oai - Hà Nội). Tiếp đến triều Nguyễn (1802 - 1883) có danh y Vũ Bình Phủ giỏi về châm cứu, đã biên soạn bộ sách “Y thư lược sao” tổng hợp lý luận và thực tiễn châm cứu của nước ta. Nói chung dưới các thời đại phong kiến, bắt đầu từ thế kỷ 12 (sau công nguyên), nước ta đã có tổ chức về y tế và đến thế kỷ 15 thì nền y học Việt Nam căn bản đã hình thành. Phương pháp chẩn đoán bệnh tật đều được theo một hệ thống lý luận hoàn chỉnh của y học phương Đông để định ra hình thức chữa bệnh bằng thuốc nam, châm cứu, xoa bóp, khí công v.v.... Việc phòng chống bệnh dịch cũng được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Trong khi y học dân tộc Việt Nam đang có xu hướng tiến lên thì thực dân Pháp xâm lăng nước ta, cướp Nam bộ năm 1867, chiếm hẳn nước ta 1885, và từ đó y học dân tộc Việt Nam, trong đó có châm cứu bị chèn ép, cấm đoán. Ngay từ lúc đó thực dân Pháp đã nhìn thấy giá trị của khoa học châm cứu phương Đông, nên ở Việt Nam thì cấm đoán nhưng lại tìm cách đưa tài liệu châm cứu Việt Nam, đưa y thuật châm cứu về phổ biến ở nước Pháp và một số nước châu Âu. CHÂM CỨU VIỆT NAM KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN PHỤC VỤ ĐẮC LỰC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN VIỆT NAM, NGÀY CÀNG CÓ TIẾNG VANG TRÊN THẾ GIỚI Châm cứu Việt Nam từ ngàn xưa là của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm và bảo vệ, vì có một giá trị chữa bệnh rất cao lại không tốn kém, Châm cứu Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn về thời gian và không gian để ngày nay trở thành một khoa học y học vừa có tính chất dân tộc, vừa có tính quốc tế. Từ sau ngày Cánh mạng Tháng Tám thành công, đặc biệt là trong kỷ nguyên mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng và Chính phủ đã chủ trương đẩy mạnh công tác thừa kế phát huy vốn quý y học dân tộc cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại để phục vụ nhân dân và nhằm xây dựng cho nước ta một nền y học Việt Nam xã hội chủ nghĩa có đầy đủ tính chất: Khoa học, dân tộc, đại chúng. Năm (1967-2012), tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Chính phủ, chúng ta đã đạt được một số kết quả, trong đó điểm nổi bật là đã đẩy mạnh được phương pháp châm cứu và các hình thức không dùng thuốc khác để phòng bệnh, chữa bệnh, góp phần tích cực trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, mở ra cho ta hướng đi lớn trong việc mở rộng phạm vi y học nước nhà trong nước và ngoài nước. Hình thức châm cứu ở nước ta ngày càng phong phú: châm ở Thân thể, ở Loa tai, châm kim To, kim Dài, Thuỷ châm, Điện châm, Mai hoa châm, xoa bóp v.v... phối hợp hài hoà với nhau để cứu chữa nhiều người bệnh khỏi cảnh đau đớn, tàn phế. Nhiều bệnh được các thầy thuốc ở địa phương dùng châm cứu làm phương pháp chính để chữa như: đau đầu, mất ngủ, đau lưng, thấp khớp, liệt mặt, đái dâm, lòi dom, mất tiếng, vẹo cổ, mẩn ngứa, sốt cao, rối loạn thần kinh thực vật vv... Ngày nay, châm cứu Việt Nam cũng đã giành được kết quả tốt trong việc chữa một số bệnh hiểm nghèo mà nhiều nước vẫn cho là khó chữa hoặc không chữa được như: Liệt do tai biến mạch máu não, do viêm não, viêm màng não do sốt ở trẻ em, do tổn thương tuỷ sống vv... Để đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh bằng châm cứu của nhân dân, đội ngũ châm cứu ở nước ta cũng không ngừng phát triển và lớn mạnh. Hội Y học dân tộc, Viện Y học dân tộc được thành lập, Bộ môn y học dân tộc trường Đại học Y khoa, Hội Châm cứu và Viện Châm cứu ra đời, càng đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ y học dân tộc nói chung, thầy thuốc châm cứu nói riêng. Đội ngũ thầy thuốc châm cứu đã và đang đi sâu vào cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương, ở cả quân dân y, để phát triển châm cứu, phát huy tác dụng tích cực của châm cứu trong phòng bệnh chữa bệnh, góp phần vào việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu quí. Để phục vụ công tác huấn luyện bồi dưỡng châm cứu, chúng ta đã có nhiều cố gắng, trong xuất bản các tài liệu và sách châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh, châm tê trong phẫu thuật, như: Châm cứu đơn giản (Lê Khánh Đồng), Châm cứu vấn đáp (Vũ Xuân Quang Hội Y học dân tộc), tại sao châm cứu chữa khỏi bệnh (Vũ Xuân Quang), số tay châm cứu (Nguyễn Mạnh Phát), Châm cứu (Trương Thìn), Châm cứu thực hành (Nguyễn Hữu Hách), Tân châm (Nguyễn Tài Thu), Nghiên cứu châm tế trong phẫu thuật (Nguyễn Tai Thu), Thuỷ Chàm, Nhĩ Châm, Mai Hoa Châm (Nguyễn Tài Thu, Lê Nguyên Khánh Nguyễn Văn Thường), Châm tệ trong ngoại khoa chấn thương Nguyễn Tài Thu, Hoàng Bảo Châu, Trần Quang Đạt), dưỡng sinh (Nguyễn Văn Hưởng), xoa bóp (Hoàng Bảo Châu), khí công (Hoàng Bảo Châu), châm cứu học (Khoa châm cứu viện y học dân tộc Hà Nội), bài giảng Đông y (Bộ môn y học dân tộc trường Đại học Y khoa Hà Nội), Acupuncture (Viện Y học dân tộc Hà Nội) Semiologie - Therapeutique - Analgésie en acupuncture (Nguyễn Tài Thu - Viện Châm Cứu), Analgesi acupuncturale (Nguyễn Tài Thu - Bossy - Roccia xuất bản tại Paris), Acupuncture - Médecine tranh ditionnelle (Nguyễn Tài Thu do ACCT và UNESCO xuất bản tại Paris), Châm cứu chữa bệnh (Nguyễn Tài Thu - Viện Châm Cứu). Châm cứu sau đại học (Nguyên Tài Thu - Viện Châm cứu) … Ta vinh dự có sách vở châm cứu của tổ tiên để lại, lại có vốn quí báu mà ít nước còn lại đến ngày nay tức là các thầy y học dân tộc cổ truyền tinh thông lý luận, giàu kinh nghiệm lâm sàng. Chúng ta đã thừa kế và phát huy “Quốc Bảo” đó, kết hợp với y học hiện đại, nên trên cơ sở đó đã đưa ngành Châm cứu Việt Nam tiến lên không ngừng. Châm Cứu đã giải quyết được rất nhiều chứng bệnh. Không ai ngờ rằng: Châm cứu lại có thể làm cho bệnh nhân, mặc dù tỉnh táo vẫn chịu đựng được sự cưa xẻ lồng ngực, đục sọ não, để cho thầy thuốc tiến hành phẫu thuật ngay trên cơ thể mình, mà không thấy đau đớn. Trong 15 năm kiên trì và nghiêm túc nghiên cứu, ở giai đoạn đầu nghiên cứu thực nghiệm châm tế trên chính thân thể mình để rút kinh nghiệm, sang giai đoạn hai: ứng dụng châm tế bệnh nhân và tiến hành dần dần từ những phẫu thuật nhỏ, đơn giản đến những phẫu thuật vừa, lớn và phức tạp, cho tới nay chúng ta đã châm tê mổ thành công gần 100.000 ca gồm 60 loại phẫu thuật. Có những phẫu thuật thuộc chuyên khoa về ngũ quan như: cắt Amidan, nhổ Răng hàm mọc lệch, mổ Mắt, cắt Pôlíp, đục nạo Xoang, mổ Tai vv... Có những phẫu thuật thuộc ngoại chung như: cắt Ruột thừa, mổ Thoát vị bẹn, mổ lấy sỏi bàng quang, mổ lấy sỏi Thận, cắt Thận, mổ lấy sỏi Mật, mổ Gan, mổ cắt lá Lách, cắt Dạ dày, cắt đoạn Đại trường, cắt u Phối, mổ bướu cổ, cắt u nang buồng trứng, cắt Tử cung, mổ Đè, mổ Sa sinh dục... Đặc biệt là chúng ta đã đạt được kết quả tốt trong chậm tê mỏ vết thương chiến tranh như: phẫu thuật chấn thương phần mềm (da, dưới da, thần kinh, mạch ngoại vi của tứ chi), phần xương khớp (nạo do viêm xương tứ chi, kết ghép xương các loại ở tứ chi, đóng đinh nội tuỷ xương đùi, tái tạo khớp Háng, mổ Sọ não...). Tất cả các ca mổ bằng châm tê ở nước ta đều an toàn, chưa xảy ra một tai biến nào. Châm tê trong phẫu thuật ở nước ta đã tiến hành ở nhiều tỉnh thành từ Bắc đến Nam, từ miền biển đến vùng núi, ở Quân y và ở Dân y, đã phục vụ tốt các ca mổ trong nhân dân và trong quân đội ta. Trong chậm tệ để mổ: bệnh nhân không phải dùng thuốc mê nên hoàn toàn tỉnh táo mà không đau, biến đổi về sinh lý của cơ thể người bệnh không đáng kể nên trạng thái sức khoẻ chóng phục hôi, phương tiện kỹ thuật đơn giản ít tốn tiền nên để phát triển rộng rãi nhất là ở những nơi xa tỉnh thành, nơi biên giới hải đảo có nhiều khó khăn về phương tiện và cơ sở vật chất. Những năm gần đây, cây kim độc đáo của châm cứu Việt Nam đã được đưa tin, bình luận trên hàng trăm tờ Báo, Tạp chí của nhiều nước trên Thế Giới. Hình ảnh các ca mổ bằng chấm tế Việt Nam, kết quả chữa bệnh bằng châm cứu Việt Nam ở trong nước và ngoài nước được giới thiệu trên vô tuyến truyền hình nhiều nước: Người ta nhìn thấy trên màn ảnh những người bệnh trong đó có nhiều phụ nữ đang nói chuyện, tươi cười hoặc đang ăn, đang uống ngay trên bàn mổ, trong khi phẫu thuật viên đang rạch da, cắt Xương, mổ các Nội tạng. Các báo đều đăng tin với những dòng tít lớn: “Chiếc kim Thần kỳ Việt Nam làm người câm nói được” “Sáu chiếc kim Việt Nam thay cho một ca mổ Đè” “Cây kim kỳ diệu với bàn tay vàng và khối óc sáng tạo trong châm cứu Việt Nam. Cây kim châm cứu Việt Nam ngày nay đã bay ra ngoài biên giới, đến các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đến nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi trên thế giới, đã đưa nền y học dân tộc cổ truyền Việt Nam lại gần với nhân dân thế giới. Trong việc phát huy châm cứu trên thế giới, phục vụ sức khoẻ nhân loại, trên diễn đàn của các Hội nghị Quốc tế về Châm cứu cũng như trên giảng đường của một số trường Đại học, một số Viện, một số bệnh viện ở Matxcơva (Liên Xô), Lahabana (Cu Ba), Xôphia (Bungari), Paris (Pháp), Rôm (Italia), Bơrútxen (Bỉ), Amstéctam (Hà Lan), Giơnevơ, Loden (Thụy Sĩ), Tokyo (Nhật Bản) ... các bài giảng, các bản báo cáo về lý luận và kỹ thuật châm cứu Việt Nam đã được đánh giá cao. Khi kết thúc một buổi nói chuyện, một bản báo cáo hoặc một bài giảng về châm cứu, ở nhiều nơi nghe vang lên những tiếng hô “Ngôi sao sáng châm cứu Việt Nam và những tràng vỗ tay không ngớt... nhiều giáo sư bác sĩ làm công tác châm cứu đều bày tỏ lòng thiết tha muốn sang Việt Nam và mời các thầy thuốc châm cứu Việt Nam sang nước họ, để được học tập châm cứu Việt Nam, với lời phát biểu “Cần trở về nguồn (đến Việt Nam) để học tập châm cứu và y học cổ truyền của phương Đông. Vinh quang đó thuộc về Đảng và Nhà nước ta với đường lối đúng đắn: kế thừa phát huy vốn quý y học dân tộc cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại, thuộc về dân tộc Việt Nam, thuộc về những người thấy, những người anh châm cứu đã đi bước trước! Chúng ta hãy tiếp tục nghiên cứu để dần dần tìm thấy thực chất của hệ kinh lạc, cơ chế châm cứu, ngày càng nâng cao tác dụng châm cứu, góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển ngành Châm cứu thế giới phục vụ nhân loại. CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN TRONG CHẤM CỨU CHỮA BỆNH Bát cương Tứ chẩn, quan sát chỉ văn Mạch chẩn Xúc chẩn Chẩn đoán là phương pháp chẩn xét bệnh và phán đoán bệnh. Muốn chẩn đoán bệnh, phải thông qua tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) và vận dụng bát cương (Âm Dương, Biểu Lý, Hư Thực, Hàn nhiệt) để phân tích quy nạp bệnh chứng thuộc loại nào? rồi mới tiến hành điều trị được. BÁT CƯƠNG Bất cứ bệnh tật gì phát sinh ra cũng không ngoài Bát cương vì: tính chất của bệnh không Ẩm thì Dương, bộ vị của bệnh không ở Biểu thì ở Lý, chứng trạng của bệnh không Nhiệt thì Hàn, sự thịnh suy của chính khí tà khí của bệnh không Thực thi Hư. Mọi biến hoá bệnh lý nặng hay nhẹ, ngoại cảm hay nội thương, thay đổi dù muôn hình vạn trạng cũng không ngoài phạm vi của Bát cương. Nhưng trong Bát cương ấy, hai cương Âm Dương là hai cương chính có thể bao quát được cả 6 cương kia: Hàn, Hư, Lý thuộc Âm và Nhiệt. Thực, Biểu thuộc về Dương. Quá trình diễn biến của bệnh tật thường rất phức tạp: trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, do Biểu truyền vào Lý, từ Lý xuất ra Biểu, Hàn Nhiệt lẫn lộn và nhiều khi có cả Hư lẫn Thực. Muốn chẩn đoán bệnh tật chính, xác, phải nắm vững nội dung cũng như sự biến hoá khô ngừng của Bát cương. ÂM DƯƠNG Âm Dương là 2 cương lĩnh quan trọng nhất để quan sát và phân tích bệnh tật. Về sinh lý thì Khí là Dương, Huyết là Âm. Về giải phẫu thì Phủ là Dương, Tạng là Âm. Về bộ vị thì lưng và phía ngoài tứ chi là Dương, bụng và phía trong tứ chi là Âm. Công năng của Âm Dương tuỳ đối lập nhau nhưng có tương quan mật thiết với nhau: Theo Nội kinh: “Âm tại nội Dương chi thủ dã, Dương tại ngoại Âm chi sứ dã” nghĩa là "Âm ở trong thì Dương giữ gìn ở ngoài, Dương ở ngoài thì Âm lại sai khiến ở trong”. Về mặt bệnh lý, bệnh chứng tuy phát triển phức tạp, nhưng biểu hiện của nó cũng không ngoài Âm Dương mất thăng bằng, tức là: “Âm thắng thời Dương bệnh, Dương thảng thời Am bệnh” hoặc “Dương thẳng thời nhiệt, Âm thằng thời Hàn, và “Dương hư thời ngoài lạnh, Âm hư thời trong nóng Dương thịnh thời ngoài nóng, Âm thịnh thời trong lạnh”. Phần nhiều những chứng: Biểu, Nhiệt, Thực, thuộc về khi Dương thắng, những chứng: Lý, Hàn, Hư thuộc về khí Âm thắng. Trong thực tế, sự biến hoá về âm dương của bệnh tật thường không đơn thuần, chẳng hạn: chứng “cực nhiệt” mà chân tay lại giá lạnh thì đó là “chân Nhiệt giả Hàn”, đó là hiện tượng Nhiệt cực sinh Hàn”. Ngược lại, mình nóng mà muốn đắp chăn, miệng khát nhưng không muốn uống nước, thì đó là "chân Hàn giả Nhiệt”, đó là hiện tượng “Hàn cực sinh Nhiệt”. Nội Kinh đã ghi "người chẩn đoán giỏi, xét về sắc, án về mạch, trước hết phải phân biệt cho được Am Dương. Muốn phân biệt được Am Dương, tất nhiên phải thông qua bốn phép: vọng, văn, vấn, thiết theo bảng phân biệt Ấm chứng và Dương chứng: BẢNG PHÂN BIỆT ÂM CHUNG VÀ DƯƠNG CHUNG Bị chú Ngoài ra còn phân biệt: “chân Am chân Dương bất túc” và “vong Âm và vong Dương”: - Chân Âm chân Dương bất túc: Các chứng Dương hư và Âm hư đều thuộc thận. + Dương hư là chân Dương của Thận hỏa hư. + Âm hư là chân Âm của Thận thủy hư. - Vong Âm và vùng Dương: Chứng này sinh ra do sốt nặng, dùng thuốc phá. tán nhiều hoặc bị thổ tả quá độ hoặc mất máu nhiều 1 Tứ chẩn Âm dương Vọng Văn Vấn Thiết Dương chứng Nằm ngoảnh mặt ra - Mặt đỏ mắt mờ nhìn chỗ sang moi khô miệng nống hoặc bị nứt: Rêu lưỡi vàng và dày, ưu gặp người. Tay chân mỏi, thân mình nằm hay ngẩng lên Nói nhiều Thở mạnh Đại tiện rất hôi khó chịu Ưa chỗ mát Thích uống nước, Tiểu tiện đỏ, Đại tiện bế hoặc táo bón Mạch hoạt sác Phù đại, tay chân ấm, bụng đau không thích xoa bóp Âm chứng Nằm mặt ngoảnh vào vách Nhắm mắt ghét chỗ sáng, không muốn gặp ai Mặt và môi nhợt nhạt Rêu Lưỡi trắng mà nhuận Ít nói Nói nhỏ Thở nhẹ Đại tiện có mùi tanh Ưa chỗ nóng Không khát Nước tiểu trong Đại tiện lỏng Không sốt, Nhưng ghét lạnh Mạch trầm tế nhược trì, Thân mình và tay chân giá lạnh và mỏi Bụng đau thích xoa bóp BIỂU LÝ Trên cơ thể ta, da lông kinh lạc là Biểu, lục phủ ngũ tạng là Lý. Bộ vị đó cho ta biết, bệnh tà đang ở ngoài hay đã vào trong. Nông hay sâu, nhẹ hay nặng. - Ngoại cảnh lục dầm thường trước hết xâm nhập da lông kinh lạc, sinh ra: sợ lạnh, phát sốt, đầu đau, mình mở là Biểu chứng. Khi đã xâm phạm đến ngũ tạng thường thấy sốt nặng. Tinh thần mê mệt, phiền táo, khát nước bụng đau, nôn mửa, đi ngoài lỏng hoặc đại tiểu tiện bế tắc đó là Lý chứng. - Những chứng bệnh do trong phát sinh, hoặc do rối loạn tình chí, hoặc vì lao tổn quá sức hoặc vì ăn uống, tửu sắc quá độ làm cho các chức năng tạng phủ bị trở ngại - đó cũng gọi là Lý chứng. - Cũng có trường hợp, bệnh không phải Biểu không phải Lý, ở vào khoảng giữa Biểu và Lý - đó là chứng bán Biểu bán Lý. Trường hợp này, thường thấy Hàn Nhiệt vãng lai: Bụng hông nặng nề, tâm phiền muốn nôn mửa, miệng đắng, không muốn ăn, cổ khô, mắt hoa, rêu lưỡi trơn nhuận, mạch huyền tế. Thường thì: bệnh từ Lý xuất Biểu là hiện tượng tốt gọi là thuận. Trường hợp này, bệnh nhân từ chỗ phiền táo, bứt rứt, trở thành phát nhiệt, có mồ hôi hoặc sinh ban, chẩn, đậu vv... Ngược lại, nếu thấy do Biểu nhập Lý là bệnh đang phát triển, không tốt gọi là nghịch. Trường hợp này, bệnh nhân nặng dần, từ cho nước tiêu trong thành nước tiểu vàng, đỏ, muốn nôn đệ, miệng đắng, không muốn ăn hoặc muốn ngủ, nói nhảm, bụng đau v.... Nếu lẫn lộn cả chứng Biểu lẫn chứng Lý thì bệnh khó chữa, nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ: có điều chứng là ghét lạnh, phát nhiệt, đau đầu, lại có đau bụng đi ngoài, đầy bụng thuộc Lý chứng. BẢNG PHÂN BIỆT HÀN NHIỆT HƯ THỰC CỦA BIỂU LÝ Biểu chứng bệnh lý Chứng bệnh Rêu lưỡi Mạch tượng Biểu Hàn Đau đầu, phát nhiệt, ghét lạnh, không mồ hôi; xương đau Trắng nhợt Phù khẩn Biểu Nhiệt Phát nhiệt ghét gió, đầu đau, có mồ hôi hoặc không có mồ hôi. Khát nước Trắng nhợt chất lưỡi đỏ Phù sắc Biểu hư Tự ra mồ hôi, hoặc mồ hôi chảy luôn không khô ráo, sợ gió Lưỡi nhợt nhạt Phù nhược vô lực Biểu thực Phát nhiệt ghét lạnh, không mồ hôi, mình đau Rêu lưỡi trắng Phù khẩn Lý hàn Tay chân giá, không khát, ghét lạnh ưa nóng, bụng đau, đại tiện lỏng, nước tiểu trong trắng Rêu lưỡi trắng trơn Trầm trì Lý nhiệt Sốt nhiều miệng khát, mắt đỏ, trằn trọc, nước tiểu vàng đỏ Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng Sác Lý Hư Khí nhược, biếng nói, kém ăn, mỏi mệt, đầu choáng váng Rêu lưới trắng nhạt Trầm nhược Lý Thực Sốt nhiều, nói nhảm, tay chân có mồ hôi, không đại tiện, bụng đầy cứng, đau quanh rốn Rêu lưỡi vàng Trầm thực Bị chú: Sự diễn biến của bệnh về hàn nhiệt biểu lý rất phức tạp, nên cần chú ý. + Biểu Lý đều Nhiệt nên chú ý về Lý, nghĩa là phải làm cho mát trong. + Biểu Lý đều Hàn nên chú ý ôn Lý, nghĩa là phải chú ý làm cho nóng ấm ở trong lên. + Nếu biểu hàn lý nhiệt hoặc biểu nhiệt lý hàn nên chú ý công ngay biểu để giải biểu tà. Nếu không giải biểu tà ngay khi lý tà còn đó, biểu ta sẽ thừa hư thâm nhập làm cho bệnh càng nặng, rất nguy hiểm. HÀN NHIỆT Hàn Nhiệt là hai chứng bệnh lạnh nóng ngược hẳn nhau cần phân biệt rõ tính chất của Hàn Nhiệt thì chẩn đoán mới không sai nhầm. Chứng Hàn: Không khát hoặc khát không muốn uống Thích ăn uống nóng Tay chân quyết lạnh Sắc mặt xanh trắng Tiểu tiện trong và nhiều Đại tiện lỏng Rêu lưỡi trắng và trơn Mạch trì hoặc trầm Chứng Nhiệt: Khát nước Thích ăn uống nguội Sốt, phiền táo Sắc mặt đỏ hồng Tiểu tiện đỏ mà ít Đại tiện táo bón Rêu lưỡi vàng, khô Mạch sắc, hoạt Trong thực thế, có Hàn Nhiệt lẫn lộn, Hàn Nhiệt chân giả, Tố vấn đã ghi: “Hàn cực sinh Nhiệt, Nhiệt cực sinh Hàn”. BẢNG PHÂN BIỆT HÀN NHIỆT CHÂN GIẢ Hàn Nhiệt chân giả tứ chẩn Chân Hàn giả Nhiệt (Âm chứng lộ Dương) Chân nhiệt giả Hàn (Dương chứng lộ Âm) Sắc mặt Hai má dù có hồng đỏ nhưng vẫn có sắc trắng nhạt môi trắng nhợt Sắc mặt tuy có sáng nhưng sáng sủa có thần, môi đỏ hoặc khô Vọng Tinh thần Có khi phiền táo giống như Dương chúng nhưng tinh thần mệt mỏi Tinh thần tuy có trầm, giống như Âm chứng, nhưng thường táo nhiệt, vật tay ruỗi chân nói nhảm, dáng điệu mạnh có sức. Rêu lưỡi 1. Lưỡi nhạt nhưng hoạt 2. Lưỡi tuy khô nhưng nhợt nhạt 3. Rêu lưỡi tuy đen nhưng hoạt nhuận 1. Rêu lưỡi trắng, khô táo 2. Rêu lưỡi vàng táo có gai 3. Rêu lưỡi đen khô táo, lưỡi đỏ Văn Khí lạnh, thở nhẹ, tiếng nói nhở vô lực, tuy đau ốm nhưng người không có mùi hôi, phân không thối khắm Khí nhiệt thở mạnh tiếng nói to rõ, hơi ở miệng hôi. Phân rất thối khó chịu Văn 1. Miệng tuy khát, nhưng lại không thích uống hoặc thích uống nước nóng 2. Người nóng nhưng muốn mặc áo 3. Tiểu tiện trong trắng, đại tiện lợi hoặc bế. 4. Cổ họng tuy có đau nhưng không xung đỏ 1. Khát nước ưu uống nước nguội 2. Người tuy lạnh nhưng không muốn bận quần áo đắp chăn 3. Tiểu tiện đỏ, đại tiện táo bón có khi lỏng nhưng lỗ đít nóng 4. Bụng trướng đầy Thiết 1. Mạch tuy sác, nhưng không nảy manh. Vô lục hoặc vi tế muốn tuyệt 2. Đặt tay vào bụng không thấy nóng, hoặc mói đặt thấy nóng, để lâu không thấy nóng nữa 1. Mạch hoạt sác nẩy mạnh, mạch tuy trầm nhưng có lực 2. Chân túy giá nhưng bụng nóng, đặt tay vào bụng thấy rất nóng Bị chú: Về Hàn Nhiệt còn cần phân biệt mấy điểm sau đây: Hàn ở trên: Nghẹn, ăn uống không tiêu tức ngực. Hàn ở dưới: Bụng đau, tay chân giá lạnh. Nhiệt ở trên: Mặt đỏ, đầu đau, cổ đau, răng đau. Nhiệt ở dưới: Chân và thắt lưng đau, đại tiện táo bón, nước tiểu đục, vàng, đỏ. HƯ THỰC Hư Thực là hai cương dùng để chỉ rõ chính khí, tà khí thịnh hay suy: Hư là chính khí hư (chính khí không đủ). Thực là tà khí thực (tà khí mạnh sinh ra Thực). Do bản chất mạnh yếu, sinh ra tà khí thịnh suy không giống nhau, nên châm cứu có thủ pháp bổ tả khác nhau. Hư chứng: Hiện tượng suy nhược, bất túc, bệnh kéo dài từ lâu. Thực chứng: Hiện tượng cường thịnh, hữu dư, bệnh mới mắc. Biểu thực: Nóng, không có mồ hôi. Biểu hư: Nóng có mồ hôi. Lý thực: Bụng rắn, đại tiện bế. Lý hư: Bụng mềm đại tiện lỏng. Khí hư: Hơi thở ngắn, nói nhỏ, tự ra mồ hôi, tim hồi hộp ù tai, mỏi mệt, ăn ít, tiêu hóa thất thường, mạch vi hoặc hư, thoát giang (nam), sa tử cung (nữ). Khí thực: Đàm nhiệt, thấp nhiệt, thực trệ, táo nóng, bụng cứng đầy, buồn bực nhiều đờm… đại tiện bón hoặc đi ít. Huyết hư: Tâm phiến, ít ngủ, nóng tính hay giận, hay tốt về đêm, ra mồ hôi trộm, da thịt khô, môi nhợt mạch tế vô lực. Huyết thực: Khi nóng khi lạnh, hay sốt, có mố hôi trộm, người đau, bụng hông đau, chất lưỡi tím, đại tiện đen, kinh bế (nữ). Muốn phân biệt rõ ràng về Hư, Thực, phải dựa vào chẩn mạch mới khỏi lầm lẫn: - Mạch có lực là chứng Thực. - Mạch vô lực là chứng Hư. Trương Trọng Cảnh viết: “Cần phân biệt rõ Hư Thực. Bệnh Hư nên Bổ. Bệnh Thực nên Tả”. TỨ CHẨN Muốn phân tích được bệnh chứng thuộc về loại nào? Âm Dương, Hàn Nhiệt, Biểu Lý hay Hư Thực, phải thông qua bốn phép: Vọng, văn, vấn, thiết của tứ chẩn. Vọng là nhìn thần, sắc, quan sát hình thái. Văn là nghe âm thanh, ngửi mùi... Vấn là hỏi tình hình bệnh, phát sinh phát triển... Thiết là qua xúc giác để khám bệnh để xem mạch. Khi khám bệnh phải kết hợp hài hoà cả bốn phép vọng, văn, vấn, thiết một cách toàn diện mới chẩn đoán chính xác được. VỌNG CHẨN Vận dụng thị giác để quan sát toàn thân bệnh nhân về thần, sắc, hình thái để đoán bệnh. Vọng Thần: Tức là quan sát tinh thần, thần khí để biết sự biến đổi về tinh thần, thần khí: từ đó biết được thực lực bệnh nhân thịnh hay suy, bệnh nặng hay nhẹ, tiên lượng tốt hay xấu. - Thần khí sáng, mắt trong lớn tiếng, da thịt mát dịu, sắc mặt nhuận, hơi thở nhịp nhàng: đó là thần khí chưa suy, tiên lượng tốt. - Tinh thần uỷ mị, mắt thiêm thiếp, tiếng nhỏ, da thịt gầy còm, hơi thở khác thường: đó là khí huyết suy tổn, thần khí sắp hết, tiên lượng xấu. Sách Linh Khu ghi: “Thất Thần giả tử; đắc Thần giả sinh” Ý nói: “Thần khí mất là chết Thần khí còn là sống”. Vọng Sắc: Sắc là biểu hiện bên ngoài của ngũ tạng, khí huyết. Sắc tươi nhuận tức là khí huyết vượng. Sắc khô cằn tức là khí huyết suy. Màu sắc có liên quan mật thiết với ngũ tạng và bệnh tật. Bệnh Can sắc xanh, bệnh Tỳ sắc vàng, bệnh Thận sắc đen, bệnh Tâm sắc đỏ, bệnh Phế sắc trắng. Xanh và đen là sắc biểu hiện của chứng phong hàn cho nên có chứng đau. Vàng và đỏ là sắc biểu hiện của hoả thổ cho nên Nhiệt. Trắng là khí thanh túc cho nên Hàn. Vọng hình thái: Người xưa có thể quan sát hình thể, động thái của từng người để tìm nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ: + Người béo phần nhiều hay bị trúng phong, vì người béo thường bị khí hư, khí hư sinh đàm, đàm nghẹt thì khí tắc cho nên hay bị trúng phong + Người gầy âm hư huyết kém, thường hay bị ho. + Mặt mày môi miệng, các ngón tay chuyển động luôn, đó là do phong khí đã xâm nhập các kinh dương, có thể sinh các chứng: giật mình, thân mình cứng thẳng v.v... + Nằm ngoảnh mặt ra, mở mắt nhìn người là chứng Dương dễ chữa. + Nằm quay vào tường, thích nhấm mắt là chứng khó chữa. Nhìn mặt: - Hai má ứng về phổi: bệnh về phổi sắc mặt trắng xanh nhợt nhưng từ 12 giờ trưa trở đi thì 2 má lại ửng đỏ. Đó là hiện tượng Thuỷ suy Hoả vượng (Hư hoả lấn át Phế kim). - Đỉnh mũi thuộc Tỳ, nếu định mũi mà xanh thì là hiện tượng mộc (Can) khắc thổ (Tỳ) vì sắc xanh thuộc Can. - Sắc mặt bạc thường thuộc Hư Hàn. - Sắc mặt đỏ tươi nhuận là chứng Nhiệt, nếu tối tăm, là chứng Thấp. - Sắc mặt vàng nhợt là nôi thương Tỳ vị. - Sắc mặt đen là Dương khí suy yếu. Nhìn mắt: Mắt đỏ là chứng Nhiệt, mắt bị mờ tối cũng là chứng Nhiệt. Mắt trong là chứng Hàn. Mắt đục là chứng Thấp. Mắt khô là chứng Táo. Mắt nhắm là khí thoát. Nhìn mũi: Lỗ mũi khô, đen sạm là Dương nhiệt đã lâu. Lỗ mũi đen nhưng trơn lạnh là Âm hàn. Nước mũi đục là ngoại cảm phong nhiệt. Nước múi xanh là ngoại cảm phong hàn. Nhìn mối miệng: Đỏ sưng là chứng Nhiệt. Trắng nhợt là chứng Hàn. Đỏ tươi là Âm khí hoả vượng. Méo xệch là trứng phong. Nhìn răng: Răng khô là Âm dịch bị tổn hao. Răng ướt sáng như đá là Vị nhiệt. Răng như xương khô là Thận âm kiệt. Nhìn lưỡi: (rất quan trọng trong chẩn đoán). Quan sát các bộ vị của tạng phủ ứng với mặt lưỡi. Đầu lưỡi ứng với Tâm. Cuống lưỡi ứng với Thận. Giữa lưỡi ứng với Tỳ Vị. Hai bên lưỡi ứng với Can Đởm và Phế. THẬN HẠ TIÊU TỲ VỊ CAN PHẾ ĐỞM TRUNG TIÊU TÂM THƯỢNG TIÊU a) Chất lưỡi: - Đỏ hồng: Nhiệt, Thực - Nhợt nhạt, xanh xám: Hàn, Hư - Bệu: Thấp b) Rêu lưỡi: - Trắng mỏng mà hoạt: ngoại cảm phong hàn, bệnh ở Biểu - Trắng dày mà khô: Thực nhiệt - Trắng có vấn sắc vàng: Tà sắp nhập Lý - Dần dần vàng, sắc khô: Tà đã vào Lý - Vàng hắn, khô: Hoả đốt bên trong - Đen: tà nhiệt, thương hàn nhập Lý - Đen mà hoạt nhuận: Thuỷ khắc hoả, Dương hư, Am hàn thịnh. - Đen mà khô có gai: Hoả thịnh tân dịch khô Sách “bút hoa y kinh” có chép “Tứ sự bổn bất khả khuyết nhất, nhi duy vọng dự vấn vị tối yếu” Nghĩa là: “Bốn phép chẩn không thể thiếu một được, nhưng chỉ có vọng chẩn và vấn chẩn là cần nhất”. QUAN SÁT CHỈ VĂN (Trong chẩn đoán bệnh ở trẻ em) Vọng “Chỉ văn” là một phương pháp đặc biệt trong vọng chẩn, thường dùng đối với trẻ em dưới 3 tuổi. Phương pháp này dựa vào sự thay đổi về màu sắc của lạc mạch ở ngón tay trỏ của trẻ em để chẩn đoán. 1. Quan sát chỉ văn: a) Tam quan: - Trên ngón trỏ chia làm 3 bộ phận: - Đốt 1 của ngón tay trỏ là bộ phận Phong quan. - Đốt thứ 2 của ngón trỏ là bộ phận Khí quan. - Đốt thứ 3 của ngón trỏ là bộ phận Mệnh quan. b) Phương pháp quan sát: Bế trẻ em ra chỗ sáng, tay trái thầy thuốc cầm n tay trỏ của trẻ em. Ngón tay cái của tay phải thấy thi dùng nước, rồi ấn đẩy dồn máu ở chỉ văn từ Mệnh, đến Phong quan (không đẩy ngược lại) và bắt đầu quan sát màu sắc của chỉ văn. 2. Biểu hiện bệnh lý: a) Về màu sắc: - Nếu chỉ văn có sắc đỏ, vàng lẫn lộn, lờ mờ không rõ là không có bệnh. - Nếu biểu hiện rõ các màu tức là có biểu hiện bệnh lý: Đỏ tía là chứng Hàn, tím là chứng Nhiệt, xanh là kinh phong, vàng là bệnh Tỳ Vị, trắng là chứng Phế, đen là bệnh rất nặng (trúng ác). b) Về nông sâu: Chỉ văn nông màu nhạt là chứng Hư, sâu đậm là chứng thực phong nhiệt hoặc thực nhiệt. Chỉ văn lộ ra hẳn ngoài là bệnh ở Biểu, chỉ văn lẩn vào sâu là bệnh đã nhập Lý. c) Về bộ vị: - Chỉ văn ở Phong quan là bệnh nhẹ. - Chỉ văn ở Khí quan là bệnh nặng. - Chỉ văn ở Mệnh quan là bệnh nguy cấp. II - VĂN CHẨN Văn chẩn là phân tích âm thanh, khí vị của người bệnh & chẩn đoán, Văn chăn gồm có: nghe tiếng cao thấp, manh yếu của người bệnh, như tiếng nói, tiếng thở, tiếng ho và đồng thời ngửi hơi thở, hơi miệng, hơi đờm và khí vị của người bệnh để phân biệt Hàn, Nhiệt, Hư, Thực. 1. Nghe âm thanh: - Tiếng thấp, nhỏ, nhẹ, nhàng, ít nói: là chứng Hư, chứng Hàn. - Tiếng cao mà rõ, sang sảng: là chứng Thực, chứng Nhiệt. - Ho hen, khản tiếng, Phế thương tổn. - Tiếng bỗng nhiên khan: phong đàm phục hoả - Thở mạnh quá ngoại cảm phong nhiệt - Thở yếu: nội thương, bệnh đã lâu - Ho khan: Nội thương khuy tổn, Tân dịch khô kiệt. - Ho khản tiếng: phế thực do hàn tà hoặc hoả tà. - Ho chảy nước mắt, mũi tắc: cảm mạo. - Nấc mạnh to: thực nhiệt do vi khí không giáng xuống được, đại tiện bế. - Nấc nhỏ nhẹ: hàn chứng do tả ly lâu ngày, tỳ dương suy nhược hư khi dâng lên. 2. Ngửi khí vị: Ngửi thấy mùi hôi của người bệnh: chứng Ôn dịch chứng Dương, hàn lúc đã có mùi hôi tức là bệnh đã và kinh Dương minh. - Mồm hội: Vị nhiệt - Đại tiện có mùi chua: Tích nhiệt. - Đại tiện hội, lỏng: Ruột bị hàn. III - VẤN CHẨN Vấn chân là một phép rất quan trọng trong tứ chẩn. Vẫn chẩn để hỏi han bệnh tình trước sau, đồng thời hỏi luôn cả tính chất, tác phong, thái độ bình sinh của người bệnh. 1. Hỏi tập quán sinh hoạt: a) Để biết tạng người của người bệnh: - Người thuộc tạng Dương hay bị dương bệnh. - Người thuộc tạng Am hay bị âm bệnh. - Người thuộc tạng bình, khi bị chứng nhiệt không nên quá dùng hàn lương, bị chứng hàn không nên quá dùng ôn nhiệt, mà nên dùng âm dương bình bổ: vì quá Nhiệt thương Am, quá Hàn thương Dương. b) Để biết ăn uống và khẩu vị của người bệnh: - Ăn uống không điều độ, nghiện thuốc, nghiện rượu ruột và dạ dày bị dau luôn, bị Đàm tha - Biết người bệnh thích vị gì nhất trong ngũ vị để biết rõ tính chất tạng phủ của họ. 2. Hỏi hoàn cảnh tinh thần: Người “quan quả cô độc nhiều bi thương, thất vọng, hay ưu tư. Vì nhớ thương con, bị thương ảnh hưởng phế, ưu lư tổn thương tỳ, v.v... biết được hoàn cảnh tinh thần của người bệnh giúp cho chẩn đoán và điều trị người bệnh. 3. Hỏi về tình hình biến chuyển của bệnh để biện chứng luận trị chính xác: - Vừa sốt: bệnh tại Biểu - Mới ốm đa đau bụng, ấu thổ: Bệnh tại Lý - Bị suyễn rồi mới trướng bụng: Bệnh ở Phế - Trướng bụng rồi mới suyễn: Bệnh ở Tỳ. 4. Hỏi hàn nhiệt: - Để biết bệnh chứng thuộc: Biểu, Lý, Hư, Thực. Ví dụ: Bệnh mới, nóng, ớn lạnh, không mồ hôi, dau nhức mình mẩy: do ngoại cảm phong hàn, bệnh ở Biểu. Bệnh sốt, có mồ hôi, khát nước, đại tiện khó, tiểu tiện đỏ: thực nhiệt đốt ở trong, bệnh ở Lý. - Lưng sợ lạnh: Thận Dương hư - Tay chân lạnh: Tỳ dương hư 5. Hỏi mồ hôi: - Không mồ hôi: Biểu thực - Ra mồ hôi: Biểu hư - Có mồ hôi, ghét lạnh: Biểu chứng - Có mồ hôi, ghét nóng: Lý chứng - Mồ hôi ở trán: Dương hư khí thoát. 6. Hỏi đại tiện: Táo: Thực nhiệt Phân lỏng, ỉa luôn: Hư hàn Phân đen: ú huyết Phân màu tía, đỏ thẫm: Thấp nhiệt Đi ra đồ ăn không tiêu: Hàn tả Đi như xối nước, hậu môn nóng: Nhiệt Lúc đại tiện rất đau hậu môn, nặng, đi xong thì dễ chịu một chút: Thực Đại tiện không cần rặn, bụng không đau, đi rồi cũng không dễ chịu: Hư. 7. Hỏi tiểu tiện: - Vàng, đỏ: Nhiệt - Trong trắng: Hàn Bị chú: - Nước tiểu dần dần càng trong và nhiều: Nhiệt chứng nhưng triệu chứng gần lành. - Tiểu tiện nhiều, uống nhiều, người gầy mòn: Tiêu khát. 8. Hỏi ăn uống: - Ăn uống thường tức là vị khí chưa bị thương tổn. - Không muốn ăn, đại tiện không thông tức là Vị Trường có tích trệ. - Bụng đói, ăn không được là có đàm hoả, Ăn nhiều, chóng đói, người gầy là do vị hoả đốt thượng tiêu. - Ăn được nhưng hay đây là vị mạnh Tỳ yếu. - Có ăn thì dễ chịu là thuộc Hư. - Ăn vào và khó chịu là thuộc Thực. - Thích ăn nóng thuộc Hàn. - Thích ăn lạnh thuộc Nhiệt. 9. Hỏi khẩu vị: - Miệng đắng tức là Can Đởm có hoả - Miệng ngọt là Tỳ thấp nhiệt - Miệng chua là tiêu hoá không tốt - Miệng mặn thì Thận hư - Miệng nhạt thuộc chứng Hư. 10. Hỏi về đau: - Đau ở Thượng tiết liên quan với Tâm Phế - Đau ở Trung tiểu liên quan đến Tỳ Vị - Đau ở Hạ tiêu, dưới rốn phần nhiều có liên quan đến Can, Thận, bàng quang, và Đại trường, Tiểu trường. - Đau dữ dội thuộc Thực. - Đau lâu thuộc Hư. Chú ý: - Bụng đau trướng đây không nên “bổ. - Bụng không dây không trướng không nên “tả”. 11. Hỏi về tại: Bỗng nhiên tai điếc dữ dội là chứng Thực Tai điếc đã lâu thuộc chứng Hư Tai ù, đầu đau, tâm hồi hộp là chứng Hư Tai ù, đại tiện bế, bụng đau nôn mửa là chứng Thực. 12. Hỏi về khát: - Khát muốn uống nước lạnh là Nhiệt - Khát muốn uống nước nóng là Hàn - Khát không muốn uống là chân Âm suy Bị chú: 1. Đối với phụ nữ cần phải hỏi thêm về: Kinh (kinh nguyệt), đái (bạch đái), thai (thai nghén), sản (sinh đẻ). - Kinh nguyệt có trước ngày kinh, sắc đỏ thẫm thuộc Nhiệt. - Kinh nguyệt chậm, sắc không tươi thuộc Hàn. - Kinh đang có bỗng nhiên hết, có thể do Nhiệt tà xàm nhập vào huyết. - Kinh nguyệt bị tắc (chưa có chồng) là kinh bế. - Kinh bị tắc, có thể do nôn mửa thì nghĩ đến thai nghén. 2. Đối với trẻ em: (thì hỏi qua gia đình). IV - THIẾT CHẨN Thiết chẩn gồm hai vấn đề: Mạch chẩn và xúc chẩn MẠCH CHẨN A - Ý NGHĨA CỦA MẠNH CHẨN: Mạch chẩn vô cùng quan trọng trong phép chẩn đoán. Mạch là gốc của khí huyết, biểu hiện của tà chính, hề có bên trong, nhất định phải biểu hiện ra ngoài không thể che giấu được. Cho nên người xưa đã viết “hữu ư trung, hình ư ngoại”. Khí thịnh thì mạch thịnh Khí suy thì mạch suy Không có bệnh thì mạch điều hoà Có bệnh thì mạch bất thường Mọi biến cố sinh lý và bệnh lý của tạng phủ đều biểu hiện rõ ràng ở mạch. Thiên “Mạch yếu tinh vi luận” sách Tố Vân đã ghi: “Phù mạch giải huyết chi phỉ dã, trường tắc khi trị, đoản tắc khi bệnh, sắc tắc phiền tâm, đại tắc bệnh tiến” nghĩa là: mạch là chủ của huyết, mạch trường thì khí bình, mạch đoản thì khí bệnh. Tâm chủ huyết mạch nếu mạch sác thời sinh nhiệt cho nên tâm phiền, mạch đại thời bệnh còn tiến triển. B - PHƯƠNG PHÁP VÀ BỘ VỊ CHẤN MẠCH: 1. Bộ vị chẩn mạch: Khi chẩn mạnh, lấy chỗ mỏm xương quay sau cổ tay làm đích: Thốn Quan Xích 3 bộ Tay trái Tiểu trường Đởm Bàng quang Ấn nhẹ Tâm Can Thận âm Ấn nặng Tay phải Thốn Quan Xích 3 bộ Đại trường Vị Tam Tiêu Ấn nhẹ Phế Tỳ Tâm bào (Thận dương mệnh môn) Ấn nặng - Vị trí ngang với mỏm xương quay là bộ quan - Ngoài bộ quan (về phía bàn tay) là bộ thốn - Trông bộ quan (về phía khuỷu tay) là bộ xích Trên mỗi cổ tay có 3 bộ Thốn, Quan, Xích tức là trên 2 cổ tay có 6 bộ: Hai bộ Thốn, hai bộ Quan, hai bộ Xích ứng với Tạng Phủ. 2. Phương pháp chẩn mạch: Người xưa dựa vào hơi thở nhịp nhàng bình thường của thầy thuốc để làm đích khi chẩn mạch. - Mỗi lần thở ra hít vào gọi là một Tức. Mỗi một mạch đập gọi là một Chí. Bình thường thì cứ mỗi một Tức, mạch đập 4-5 lần nghĩa là “nhất Tức tứ ngũ Chí”. Mạch như vậy là mạch không phù không trầm, không đại không tiểu tức là mạch bình thường. Nếu mỗi một tức mà mạch đập ít hơn hoặc nhiều hơn nhịp độ nói trên thì mạch khi bình thường. - Gái trai già trẻ có mạch đập khác nhau: mạch của đàn bà con gái thường hơi nhanh, đàn ông con trai chậm hơn một ít, mạch người già thì rắn, mạch trẻ con nhanh hơn người lớn. - Người lao động chân tay, mạch đại có lực. - Người lao động trí óc, mạch tế mà yếu hơn. - Sau khi lao động, ăn uống, tắm rửa mạch thường nhanh. - Lúc yên tĩnh nghỉ ngơi, lúc ngủ mạch thường chậm. - Mạch biến hoá và thích nghi với từng mùa. - Mùa Xuân mạch Huyền, mùa Hạ mạch Hồng, mùa Thu mạch Mao, mùa Đông mạch Thạch. C - MẠCH TƯỢNG VÀ CHỦ BỆNH: Người xưa quy nạp lại 28 loại mạch bệnh lý và 7 mạch quái (còn gọi là mạch tử). Mạch phù: Hình tượng: mạch đi trên lớp da, đặt nhẹ tay thấy ngay. Chủ bệnh: Chứng Biểu (có lực là Biểu thực, vô lực là Biểu hư). Mạch trầm: Hình tượng: Mạch đi hơi sâu giữa khoảng gần xương đặt nhẹ tay không thấy ấn nặng mới thấy. Chủ bệnh: Chứng Lý (có lực là Lý thực, vô lực là Lý hư). Mạch trì: Hình tượng: - Mạch đi chậm chạp, một tức chỉ có 3 đập Chủ bệnh: - Chứng hàn (có lực là Thực hàn, vô lực là Hư hàn). Mạch Sác: (mạch số) Hình tượng: mạch nhanh, một tức có 6-7 đập Chủ bệnh: chứng nhiệt (có lực là Thực nhiệt, vô lực là Hư nhiệt). Mạch Hoạt:    Hình tượng: Mạch qua lại nhanh nhẹ, như hòn bi lăn trên mâm, mạch đi dưới tay rất trơn tru, dáng tròn như hòn bị. Chủ bệnh: Bệnh về đàm hoặc đàn bà có thai. Mạch Sáp: Hình tượng: Mạch chậm nhỏ, ngắn, qua lại không trơn tru, như bị rít trệ. Chủ bệnh: Thiếu máu, trệ khí, thương tính.  Mạch Hư: Hình tượng: Mạch lớn nhưng mềm, ấn mạnh tay thấy không có lực Chủ bệnh: Chứng hư, thương thử. Mạch Thực: Hình tượng: Mạch lớn mà mạnh, ấn tay thấy có lực. Chủ bệnh: Chứng thực. Mạch Trường: Hình tượng: Mạch đi dài suốt cả bên dưới. Chủ bệnh: Khí nghịch, hoả nghịch. Mạch Đoản: Hình tượng: Mạch ngắn, nhỏ, sóng mạch ở đầu thì thấp và giữa nổi lên, đến cuối lại thấp xuống. Chủ bệnh: Hiện tượng bất cập, khí hư. Mạch Hồng: Hình tượng: Mạch rất lớn qua lại đầy cả tay, mạch đến rất mạnh sau đó nhẹ hơn một chút. Chủ bệnh: Chứng nhiệt, Dương thịnh Âm suy. Mạch Vi: Hình tượng: Mạch đến rất nhỏ, rất mềm như có như không Chủ bệnh: Khí huyết khuy tổn, vong dương. Mạch Khẩn: Hình tượng: Mạch đến khẩn trương nặng như dây cung. Chủ bệnh: Chứng hàn, chứng thống. Mạch Hoãn: Hình tượng: Mạch thung dung, hoan hoà, một tức 4 đập Chủ bệnh: Có Vị khí, bệnh về thấp. Mạch Khâu: Hình tượng: mạch đi phù đại nhưng trống rỗng, ấn mạnh tay có cảm giác như ấn vào dọc hành trống rỗng. Chủ bệnh: Mất máu, thiếu máu. Mạch Huyền: Hình tượng: Mạch căng như dây đàn, thẳng mà dài. Chủ bệnh: Can phong, khí uất, chứng đàm ẩm, ngược, ly. Mạch Cách: Hình tượng: Mạch lớn mà nặng, mạch nổi lên, ấn thì hết, như đặt tay lên da trắng (ngoài rắn trong không có gì). Chủ bệnh: Biểu hàn, chứng Hư Mach Lao: Hình tượng: Mạch đại và cứng, nhưng ấn nhẹ không thấy cứng ở phía trong. Chủ bệnh: Tích tụ bệnh thuộc âm. Mạch Nhu: Hình tượng: Mạch rất mềm, nhỏ, nổi lên như lụa mỏn thả trên nước, đặt nhẹ tay thấy ngay. Chủ bệnh: Chứng thấp, chứng Hư. Mạch Nhược: Hình tượng: Mạch rất mềm sâu nhỏ, ấn mạnh mới thấy, ấn nhẹ hầu như không thấy. Chủ bệnh: Dương khí hư nhược. Mạch Tế: Hình tượng: Mạch nhỏ như sợi dây mềm, so với mạch phù thì rõ hơn. Chủ bệnh: Thiếu máu, khí suy, cũng chủ thấp. Mạch Tán: Hình tượng: Mạch lớn nhưng rời rạc, tản mạn, ấn vừa dần mất, ấn nặng mất hẳn. Chủ bệnh: Thận khí suy bại, nguy chứng. Mạch Phục: Hình tượng: Mạch đến như ẩn nấp, ấn thật mạnh mới thấy. Chủ bệnh: Bệnh tà đi sâu vào trong, khí huyết đểu bế tắc. Mạch Động: Hình tượng: Mạch thấy ở mạch quan, tròn như hạt đậu. Chủ bệnh: Chủ thống, chủ kinh. Mạch Xúc: Hình tượng: Mạch qua lại rất mau nhưng có lúc ngừng hản. Chủ bệnh: Hoả chứng, khí bị trở ngại. Mạch Kết: Hình tượng: Mạch qua lại chậm, có lúc ngừng hẳn. Chủ bệnh: Âm hàn, tích trệ. Mạch Đại: Hình tượng: Mạch đến rất mau rồi ngừng hẳn, không đọng lại được nửa lâu lắm mới thấy có lại. Chủ bệnh: Tạng khí suy, khí huyết hư nhược. Mạch Tật: Hình tượng: Mạch đến rất nhanh, một tức 7 - 8 đập. Chủ bệnh: Dương thịnh, chân âm muốn kiệt. Ngoài 28 loại mạch nói trên, còn có những loại mạch, khi ấn tay không thấy có vị khí, hình trạng kỳ quái, người xưa gọi là quái mạch hoặc còn gọi là tử mạch. Có 7 quái mạch (thất quái mạch): Tước trác: (chim sẻ mổ): Mạch đến dưới tay liên tục, như chim sẻ mổ, nhưng cũng khi có khi không. Ốc lậu: (nhà dột): Mạch đến như giọt nước mưa dột từ nóc nhà xuống nhưng sắp hết, lâu lâu mới có một giọt, vô lực. Đàn thạch: (đánh vào đá): Mạch đến dưới tay rất gấp nhưng rắn như đá. Giải sách: Mạch đến như cuộn dây mở tung ra, đi tán loạn không trật tự. Ngư tường: Mạch đi ở ngay da, dáng như cá quẫy, có đầu cố định có đuôi quẫy động, mạch đi phù phiếm. Hà du (tôm bơi): Mạch đi ở khoảng mặt da, như tôm bơi dưới nước khi có khi không. Phủ quất (phủ phí): Mạch đi ở sát da, dáng như nước sôi trào ra, có ra mà không có vào. D - MỘT SỐ ĐIỂM CHÚ Ý KHI CHẨN MẠCH Quan hệ giữa mạch và Tứ quí: Mạch thường ứng với thay đổi của 4 mùa; - Mùa Xuân thuộc Mộc, đúng mạch là phải Huyền. - Mùa Hạ thuộc Hoả, đúng mạch là phải Hồng. - Mùa Thu thuộc Kim, đúng mạch là phải Mao. - Mùa Đông thuộc Thuỷ, đúng mạch là phải Thạch. Nếu mạch không thích ứng với thay đổi của 4 mùa, người và thiên nhiên không hợp nhất, không tương ứng tức là có bệnh. Quan hệ thuận nghịch của mạch và chứng: - Bệnh Tỳ mà thấy mạch huyền tức là “Thổ hư Mộc thừa”. - Bệnh Phế mà thấy mạch hồng tức là “Hoả lại khắc Kim" - Khi thoát huyết, mạch đúng ra là phải “tĩnh”, trái lại mạch lại hồng, đại, đó là khí sắp ngoại thoát. - Chứng Nhiệt - thịnh, mạch đúng là phải Hồng sác trái lại mạch lại Tế nhược, đó là mạch và chứng không phủ hợp, bệnh sẽ trầm trọng. Quan hệ giữa số mạch và chứng thường gặp: Mạch Phù: a) Chủ bệnh: Mạch dương, phong phạm biểu (Biểu hư: Mạch đi yếu. Biểu thực: mạch đi khoẻ). b) Thốn Quan Xích: Phải trái khác nhau c) Mạch kiêm: Phù hoãn: Phong thấp Phù sác: Phong nhiệt Phù khẩn: Phong hàn Phủ - Phong hoá Phù sáp: Thương vinh khí Phù đoản: Khi Phù khấu: Thất huyết Phù huyền: Can phong. Mạch Trầm Chủ bệnh: Mạch Âm, bệnh tà ở Lý hoặc là trệ khí. b) Thốn quan xích: Thốn: - Phải: Suyễn, hen, ho, khó thở. - Trái: Huyết hư, tim yếu. Quan: - Phải: Bụng đầy, khó tiêu, trệ - Trái: Can Đởm khí kết Xích: - Phải: Lý hàn, đi ngoài - Trái: Khí phục, tiểu tiện bế. c) Mạch kiếm: Trầm trì: cố lãnh, lạnh nhiều (hàn). Trầm sác: Lý nhiệt, nóng trong Trầm hoạt: Đàm ẩm Trầm sáp: Huyết bế, khí uất Trầm nhược: Hư suy Trầm khẩn: Hàn thống (đau lạnh) Trầm hoãn: Hàn thấp Trầm huyển: Tích nước, nội phong Mạch trì a) Chủ bệnh: trì chủ tạng hàn, bệnh thuộc âm. b) Thốn quan xích: Thốn: - Phải: Ho, rớt dãi - Trái: Tim đau, đình trệ Quan: - Phải: Hoả hư, lạnh trệ - Trái: Gần cứng Xích: - Phải: Hoả suy (xán tiết) ăn gì đi ra ấy - Trái: Tiểu tiện tự đi không hãm được. c) Mạch kiêm: Trì tế: Hàn thấp Phụ trì: Biểu lạnh Trì sáp: Huyết lạnh Trì vi: Dương thoát Trầm trì: trong lạnh Trì huyền: tích nước, nội phong Trì hoạt: Trướng đầy. Mạch sác a) Chủ bệnh: Chủ yếu là phủ nhiệt, bệnh thuộc Dương b) Thốn quan xích: Thốn: - Phải: Phế viêm, suyễn nhiệt - Trái: Hoả bốc, mồm miệng lở loét Quan: - Phải: Tỳ Vị nhiệt - Trái: Can Đởm hoả vượng Xích: - Phải: Táo kết, đi ra máu - Trái: Đái rắt, đái đục, lâm lậu, khí hư. Mạch kiêm: Sác phù: Biểu nhiệt Sác trầm: Lý nhiệt Sác huyền: Can nhiệt, phong nhiệt Sác hoãn: Thấp hoả Mạch hoạt Chủ bệnh: Huyết thịnh Hoặc tà thịnh Hoặc có thai Thốn quan xích: Thốn: - Phải: Hen suyễn, đờm, ho - Trái: Hoảng hốt, sợ sệt Quan: - Phải: Đờm trệ ở Tỳ Vị - Trái: Tà khí phạm Đởm Xích: - Phải: Đại tiện bất thường - Trái: Di tinh, bạch trọc, liệt dương c) Mạch kiêm: Hoạt phù: Phong đàm Hoạt trầm: Đàm và thương thực Hoạt sác: Đàm hoả Hoạt mà điều hoà: Có thai Mạch sáp a) Chủ bệnh: huyết thiểu, khí trệ, thương tinh. b) Thốn quan xích: Thốn: - Phải: Bệnh táo, ho - Trái: Sợ hãi, thương vinh khí và huyết. Quan: - Phải: Tâm thống, ợ, nấc - Trái: Huyết thiểu, ngoại tà lấn át Xích: - Phải: Tận dịch khô, mật co thắt, táo. - Trái: Di tinh, bạch trọc, sinh đẻ kém Phán đoán chân và giả của bệnh theo mạch: - Ngoài thấy mình nóng, mặt đỏ, phiền táo, hơi thở gấp tựa hồ như chứng Nhiệt, nhưng mạch lại Trầm tế vi nhược thì chứng đó không phải là Thực nhiệt mà là chân Hàn giả nhiệt. - Tứ chi quyết nghịch, thậm chí toàn thân giá lạnh, nhưng mạch thì Trầm hoạt hay Sác thì đó là chứng chân Nhiệt giả Hàn. Quan sát sự phát triển của bệnh tật theo mạch: - Chứng thương hàn 2-3 ngày, mạch cấp sáp, tức là thế bệnh đang phát triển. Nếu mạch tĩnh tức là bệnh không truyền nữa. - Chứng ly mạch đại thì bệnh còn tăng, mạch tế là bệnh đã giảm. - Dương chứng thấy Dương mạch (phù, đại, hoạt, Âm chứng thấy âm mạch (trầm, vi, tế, sáp) đó là thu bệnh có tiên lượng tốt. - Nếu Dương chứng mà Âm mạch là nghịch tiên lượn xấu. - Nhưng Âm chứng mà Dương mạch thì lại tiên lượng tốt. XÚC CHẨN Ngoài chẩn mạch ra, còn dùng xúc chân nghĩa là dùng hai bàn tay thầy thuốc tiếp xúc với các bộ vị trên cơ thể người bệnh có liên quan với chứng bệnh, khám nghiệm thêm về tình trạng bệnh, tính Hàn Nhiệt, Hư Thực, Biểu, Lý để giúp cho việc khám chẩn đoán càng chính xác. Khám da thịt: - Phân biệt Hàn Nhiệt. - Tìm chỗ đau, biết được bộ vị mà tà khí xâm nhập. - Phân biệt thũng, trướng. Khám chân tay: Tay chân là gốc các phần dương, nên nhờ xúc chân biết mức độ ấm lạnh, biết được Dương khí suy thịnh. Ví dụ: Chứng tiết tả, mạch tế, chân tay lạnh bệnh khó khỏi. - Chứng tiết tả, mạch tế, tay chân ấm, bệnh dễ khỏi. - Phân biệt ngoại cảm, nội thương: + Lưng bàn tay nóng: ngoại cảm. + Lòng bàn tay và bụng dưới nóng: nội thương, Khám ngực bụng: Biết bệnh tình của tạng phủ. - Chứng “Tàm hạ mãn”, đặt tay thấy cứng đau, đó là chứng “kết hung” thuộc Thực. Chứng “Tâm hạ mãn” đặt tay thấy mềm không đau, đó là chứng “bị khí” (báng) thuộc về Hư, - Bụng đầy đặt tay đau thuộc Thực, nhiệt. - Bụng đầy đặt tay không đau thuộc Hư, hàn. - Bụng ngực ưa đặt tay mát vào thuộc Nhiệt. CHƯƠNG IV BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ TRONG CHÂM CỨU Biện chứng luận trị Phép chữa bệnh bằng châm cứu Tác dụng kinh huyệt trong điều trị Nguyên tắc chọn huyệt và phối hợp trong điều trị I - BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ Chữa bệnh phải chẩn đoán chính xác, chẩn đoán phải dựa vào bệnh hậu (triệu chứng để phân tích: Đó là phương pháp ứng dụng phổ biến trong đông y để chẩn đoán, chữa bệnh tức là biện chứng luận trị. Muốn biện chứng phải dựa tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết). Quan sát và phân tích cụ thể các bệnh chứng để tìm ra: bộ phận có bệnh, nguyên nhân gây bệnh và hình thái bệnh. Bộ phận bệnh: Tìm xem bệnh ở bộ phận nào của thân thế? Tạng phủ nào, kinh lạc nào? Hình thái bệnh thế nào? Nguyên nhân gây bệnh: - Do ngoại nhân: Lục dâm (Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hoả). - Do nội nhân: Thất tình (hỉ, nộ, ưu tư, bi, khủng, kinh). - Do bất nội ngoại nhân: Phòng sự, ăn uống, dao chém, trùng thú cắn... Hình thái bệnh: Phân loại xem thuộc hình thái bệnh nào, phải dựa vào bát cương: Âm Dương, Biểu Lý, Hư Thực, Hàn Nhiệt. PHÉP CHỮA BỆNH BẰNG CHÂM CỨU Phép chữa cơ bản: Sau khi biện chứng, rút ra kết luận chính xác, quyết định hướng chữa bệnh như thế nào? Đó là phép tắc chữa bệnh của châm cứu. Cần rõ: Phép tắc chữa bệnh bằng châm cứu và phép tắc chữa bệnh bằng dược vật, tuy về nguyên tắc giống nhau đều dựa vào Bát pháp, nhưng vì dùng phương thức và vật liệu khác nhau nên phép chữa bệnh cụ thể cũng khác nhau. - Chữa bệnh bằng dược vật phải dựa tính năng của dược vật cho bệnh nhân dùng, để loại trừ hiện tượng bệnh lý, do đó có thể dựa vào bát pháp: Hãn, thổ, hạ, hoà, ôn, thanh, tiêu, bổ mà ứng dụng. - Chữa bệnh bằng châm cứu, thì dùng dụng cụ và mối ngải, kích thích các kinh huyệt để phục hồi cơ năng sinh lý do đó không thể dùng theo Bát pháp được. Tuy trong một vài tài liệu châm cứu có ghi một số huyệt: Hãn huyệt, Thổ huyệt, Hạ huyệt... nhưng thực tế thì số huyệt đó thực chất không giống như tác dụng của Hãn, Thổ, Hạ...trong Bát pháp. Ví dụ: Ma hoàng: phát hãn (cho ra mồ hôi). Đại hoàng: Công ty (cho đi ngoài được). Nhưng huyệt Hợp cốc ngoài việc có thể phát hẫn, còn có thể làm chỉ hãn (hết ra mồ hôi). Huyệt Thiên xu có thể giúp cho đi ngoài được, nhưng lại có thể làm hết ta chảy. Toàn thân có hàng ngàn huyệt, không thể dùng Bát pháp để quy nạp được. Do đó, phương pháp và nguyên tắc chính của châm cứu là dựa Bát cương mà phối hợp các phép chậm như (Bổ, Tả, lưu chấm, không lưu chấm, kích thích mạnh, kích thích nhẹ...) BẢNG DỰA VÀO BÁT CƯƠNG ĐỂ PHỐI HỢP PHÉP CHÂM Chứng Trị Dương chứng Châm tả, châm nhiều, cứu ít Âm chứng Châm sâu, lưu kim lâu, có thể kết hợp cứu Biểu chứng Châm tả, châm là chính, cứu ít Lý chứng Châm sâu, kết hợp cứu Hư chứng Châm bổ, cứu nhiều tốt Thực chứng Châm tả, châm tốt hơn cứu Hàn chứng Châm sâu, lưu châm lâu, kết hợp cứu Nhiệt chứng Châm tả, có thể thích huyết Phép chữa tiêu bản - hoãn cấp: (ngọn gốc, trước sau). Theo thiên “bệnh bản” ở sách Linh khu: a) Hai chữ tiêu bản chú ý nhiều mặt - Vẽ chính và tà mà nói thì chính khí là bản gốc, tà khí là tiêu là ngọn. - Về bệnh tật mà nói, nguyên nhân gây bệnh là bản là gốc, triệu chứng là tiêu là ngọn. - Về vị trí bộ vị của bệnh mà nói thì Lý bệnh là bản là gốc, Biểu bệnh là ngọn là tiêu. - Về thời gian phát bệnh mà nói thì, bệnh nào phát sinh trước là bản là gốc, bệnh nào phát sinh sau là tiểu. b) Trên lâm sàng phải thực hiện nguyên tắc “Trị bệnh tắc cầu kỳ bản nghĩa là chữa bệnh phải chừa gốc: Ví dụ: Thương thức tích trệ gây đi ngoài lỏng phải chữa thương thực là gốc, là nguồn gốc gây bệnh. Nếu do Tỳ dương bất thường đi ngoài lỏng phải điều hoà Tỳ dương. Nếu đau đầu, hoa mắt chóng mặt do di tinh thì phải chữa di tinh (gốc trước) rồi sau chữa đau đầu hoa mắt chóng mặt (tiêu sau). c) Chữa từ gốc là phương pháp thường dùng trường hợp bệnh ngọn (tiêu tương đối nghiêm trọng thì lại phải vận dụng “cấp tốc trị kỳ tiêu, hoãn tắc trị kỳ bàn”. Ví dụ: Phong nhiệt gây hầu tý (tê liệt hấu) không ăn uống được phong nhiệt là gốc, hầu tý là ngọn, phải có phương pháp chữa tê liệt trước rồi chữa phong nhiệt sau. - Bàng quang kết nhiệt (bản) gây bụng dưới đau trướng không đi tiểu được(tiêu). Không đi tiểu được dễ nguy hiểm, do đó phải tìm cách cho đi tiểu trước (tiêu)- bụng hết trướng, sau đó mới giải quyết nhiệt tà (bản). d) Khi căn cứ vào bệnh nào phát trước, bệnh nào phớt sau để chữa bản, chữa tiểu, phải chú ý sức bệnh nhân. Nếu sức tốt - chính khí cường, mà trước sau phát sinh 2 bệnh (tiêu và bản thì phải trị bản trước. Ví dụ: Bị lạnh rồi sốt nóng là bệnh bản (thương hàn phát nhiệt sau đó bị tích trệ (bệnh tiêu), nhưng bệnh chưa lâu, chính khí còn tốt phải chữa thương hàn trước sa tích thực. + Nếu bệnh đã lâu (bệnh cũ là bản) không đỡ, nay lại bị bệnh mới (bệnh mới là tiêu thì phải chữa bệnh mới (tiền) trước, Ví dụ: Ho do lao phổi (bệnh bản đã lâu, nay lại phát sốt rét do cảm (bệnh tiêu). Trường hợp này trước tiên phải trị sốt đã (tiêu) sau đó bổ phế (bản). e) Biện pháp trị bản trị tiêu phái linh hoạt, theo từng trường hợp chữa trước chữa sau: + Sức còn tốt, chính khí mạnh - lúc đó cả hai bệnh (bản và tiêu) đều nhẹ thì có thể cùng một lúc chữa cả hai loại bệnh. Ví dụ: Vừa thượng phong (cảm gió). Vừa thường trực (tích trệ) Vừa chữa Biểu, vừa chữa Lý, + Nếu có cả hai bệnh (bản và tiêu thì bệnh nào nặng chữa trước, bệnh nào nhẹ chữa sau - đó là nguyên tắc chủ yếu. III - TÁC DỤNG KINH HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ 1. Cách đặt huyệt: Đặt tên huyệt theo cách so sánh hình thế: (57V) Thừa sơn hẻm núi, khe núi. (35E) Độc tỵ - mũi con nghé. (11 GI) Khúc trì - ao cong ở chỗ khúc khuỷu. (8F) Khúc tuyến - suối cong cũng ở chỗ khúc khuỷu. (14VG) Đại chùy - quả chùy. Dựa vào đặc điểm giải phẫu: Thái dương - vùng thái dương. (16) Kiên ngung - Bờ chỏm vai (14GV) Đại chùy - C7.D1. (2VG) Yêu du - Eo lưng S4-5. (18V) Can Du-D8-D9. (20V) Tỳ du-D11-12. (21V) Vị du - D12-L132V) Thứ liêu - S2-S3. Dựa theo Âm Dương - nội ngoại: (9Rp), (6Rp), (6MC) Âm lăng tuyển, Tam âm giao, Nội quan. bệnh. (34VB), (35VB), (5TR) Dương lăng tuyến, Dương giao, Ngoại quan... Dựa vào tác dụng của điều trị: (20VB) Phong trì - ao của gió. (12V) Phong môn - cửa của gió (chữa cảm mạo). (IV) Tình minh - con người sáng - chữa mắt sáng. (37VB) Quang minh - sáng sủa (Lạc huyệt). (9VC) Thủy phân - chữa phù nề. (12VC) Trung quản. Các loại huyệt: 3 loại Huyệt nằm trên kinh gọi là kinh huyệt. Túc tam lý - trên kinh Vị (36E) Hợp cốc - trên kinh Đại trường (4GI) b) Huyệt không nằm trên kinh, ở một vị trí nhất định trên da thì gọi là huyệt ngoài kinh (Ngoại kỳ huyệt). Ví dụ: Thái dương, Giáp tích Thiên ứng huyệt (A thị huyệt)- không có tên riêng. Những điểm đau nằm trên da nằm trên kinh lạc hoặc không 3. Các huyệt chính thuộc về một kinh: Mỗi kinh có một số huyệt chính có tác dụng nhất định nằm trên đường kinh đó hoặc nằm trên đường kinh khác và thường hay dùng nhất. a) Mộ huyệt: (Mạc huyệt) huyệt ở trên một kinh ở phía ngực hoặc bụng. Khi tạng phủ có bệnh thường thể hiện đau ở Mộ huyệt, cổ nhân nói: “ở Mộ huyệt, khí của kinh mạch tụ lại”. Huyệt Mộ nằm trên đường kinh đó. Ví dụ: Ở kinh Phế - có Trung phủ. Ở kinh Can - có Kỳ môn Huyệt mộ nằm trên kinh khác. Ví dụ: Mộ huyệt của kinh Tỳ - Chương môn, nằm ở kinh Can. Mộ huyệt của kinh Thận - Kinh môn, nằm ở kinh Đởm. Mộ huyệt của Đại trường - Thiên xu, nằm ở kinh Vị. b) Du huyệt (Bối du huyệt ở lưng). Nằm trên kinh Bàng quang - nhưng mỗi huyệt thuộc về một Tạng Phủ nhất định, Khi Tạng Phủ đó có bệnh thì ở huyệt đó đau, chữa thì chấm ngay huyệt đó. Bị chú: Người xưa thường kết hợp lấy huyệt Du với huyệt Mộ gọi là phương pháp lấy huyệt Du, Mộ của tạng hoặc phủ có bệnh trong điều trị. Ví dụ: Đau dạ dày thuộc Vị kinh lấy huyệt Mộ (Trung quản) và huyệt Du (Vị dụ). - Tức ngực, tim đập không đều thuộc tỉnh Tâm lấy huyệt Mộ (Chiến trung và huyệt Du (Quyết âm du) - Theo nguyên tắc “tòng âm dẫn dương, tòng dương dẫn âm, của nội kinh: nếu bệnh ở tạng thì châm Du huyện trước, rồi châm Mộ huyệt sau, nếu bệnh ở phủ thì châm Mộ huyệt trước rồi châm Du huyệt sau. Ví dụ: Tạng “Tỳ hư” thì bổ Tỳ du trước rồi bố Chương môn sau. Phủ “Vị thực” thì tả Trung quản trước rồi tả Vị dụ sau. Phủ “Vị thực” thì tả Trung quản trước rồi tả Vị dụ sau. - Phép chữa bệnh này chẳng những có thể chữa bệnh của bản thân tạng phủ mà còn có thể chữa bệnh của các cơ quan khác có quan hệ với tạng phủ như: - Huyệt Can du và Kỳ môn có thể chữa bệnh ở mắt (can khai khiếu tại mục). - Huyệt Thận du và Kinh môn có thể chữa tai điếc (thận khai khiếu tại nhĩ). c) Nguyên huyệt: Là huyệt nguồn, huyệt gốc, có thể nói là huyệt chủ nằm trên đường kinh đó, điều hoà công năng của tạng phủ. Do đó bị bệnh ở kinh nào thì châm ngay Nguyên huyệt ở kinh đó. Ví dụ: Kinh Tâm - Nguyên huyệt là Thần môn. Kinh Can - Nguyên huyệt là Thái xung. Kinh Thận - Nguyên huyệt là Thái khế. Huyệt Nguyên đều nằm ở bàn tay hoặc bàn chân. MỘ - DU - NGUYÊN HUYỆT CỦA CÁC TẠNG PHỦ d) Lạc huyệt: Tạng phủ Mộ Du Nguyên Phế Trung phủ 1P Phế du 13V Thái Uyên 9P Đại trường Thiên xu 25E Đại trường 25V Hợp cốc 4GI Vị Trung quản 12VC Vị du 21V Xung dương 42E Tỳ Chương môn 13F Tỳ du 20V Thái bạch 3RP Tâm Cực khuyết 14VC Tâm du 15V Thần mông 7C Tiểu trường Quan nguyên 4VC Tiểu trường du 27V Uyển cốt 51G Bàng quang Trung cực 3VC Bàng quang 28V Kinh cốt 64V Thận Kinh môn 25VB Thận du 23V Thái khê 3RW Tâm bào Chiên trung 17VC Quyết tâm du 14V Đại lăng 7MC Tam tiêu Thạch môn 7VC Tam tiêu du 22V Dương trì 4TR Đởm Nhật nguyệt 24VB Đởm du 19V Khâu khư 40VB Can Kỳ môn 14F Can du 18V Thái xung 3F Là huyệt làm cho kinh dương và kinh âm có quan hệ biểu lý với nhau. Mỗi kinh có một Lạc huyệt, vừa chữa bệnh ở kinh có huyệt đó, vừa chữa bệnh ở kinh biểu lý (xem bảng 1). Bị chú: Người xưa hay phối hợp Nguyên huyệt - Lạc huyệt để chữa bệnh tức là lấy Nguyên huyệt kinh có bệnh làm chủ, lấy Lạc huyệt của kinh Biểu Lý với kinh có bệnh làm khách. Do đó phương pháp này gọi là phương pháp chủ khách” phối huyệt hoặc “Biểu Lý” phối huyệt. Ví dụ: Kinh đại trường phát bệnh: đau răng, chảy nước mũi trong họng sưng đau ngón tay trỏ đau hoặc không cử động được, trước hết châm Nguyên huyệt (Hợp cốc 4GI) của bản kinh làm chủ, sau lấy lạc huyệt (Liệt khuyết 7P) của phế (kinh biểu lý) làm khách. Bảng 1 Kinh Phế Đại trường Vị Tỳ Tâm Tiểu trường Bàng quang Lạc Liệt khuyết Thiên lịch Phong long Công tôn Thông lí Chi chính Phi dương 7P 6GI 40E 5C 71G 58V 4RN Thận Tâm bào Tam tiêu Đởm Tâm Can Nhâm Đốc Đại chung Nội quan Ngoại quan Công tôn Quang minh Lãi câu Cưu vĩ Trường cường 4RN 6MC 5TR 5C 37VB 5F 15VC 1VG Huyệt khách Là khe hở chỗ mạch khí tụ lại nhiều điều trị bệnh cấp của các kinh thuộc nó (xem bảng 2) Bảng 2 Kinh Phế Đại trường Vị Tỳ Tâm Tiểu trường Khích huyệt Khổng tối Ôn lưu Lương khâu Địa cơ Âm khích Dưỡng lão 6P 7GI 34E 8R 6C 6IG Bàng quang Thận Tâm bào Tam tiêu Đởm Can Kinh môn Thủy tuyền Khích môn Hội tông Ngoại khâu Trung đô 63V 5RN 4MC 7TR 36VB 6F Bát hội huyệt Có tác dụng chữa bệnh tốt cho 8 loại tổ chức trong cơ thể nằm trên 12 kinh chính hoặc nhâm mạch (xem bảng 3) Bảng 3 Tổ chức Phủ Tạng Khí Huyết Bát hội Trung quản Chương môn Đản trung Cách du 12VC 13F 17VC 17V Cốt Tủy Cân Mạch Đại trữ Huyền trung Dương lăng tuyền Thái uyên 11V 34VB 34VB 9P Giao hội huyệt 1 kinh có 8 huyệt giao hội thông với kinh khí của 8 mạch. Bảng 4 Huyệt giao hội Công tôn Nội quan Hậu khê Thân mạch Kinh Tỳ Tâm bào Tiểu trường Bàng quang Mạch Xung Âm duy Đốc Dương duy Lâm khấp Ngoại quan Liệt khuyết Chiếu hải Đởm Tam tiêu Phế Thận Đới Dương duy Nhâm Âm kiểu Hội huyệt (Giao hội hợp huyệt): chỗ 2 hoặc nhiều đường kinh gặp nhau: 90 huyệt – chữa bệnh ở các kinh có quan hệ giao nhau. Ngũ du huyệt Mỗi kinh của 12 kinh có 5 huyệt từ khuỷu tay và gối trở xuống đầu chi – gọi là ngũ du huyệt. Kinh khí vận hành trong kinh lạc như dòng nước. Tĩnh: Chỗ đi ra Huỳnh: Trôi chảy Du: Dồn lại Kinh: Đi qua Hợp: Nhập vào (khí vào) Đặc tính ngũ du huyệt: điều trị các bệnh củ bản kinh rất tốt. Có thể vận dụng ngũ du huyệt theo tác dụng chủ yếu củ mỗi kinh. BẢNG NGŨ DU CỦA 6 KINH ÂM (30 HUYỆT) Huyệt Tỉnh Huỳnh Du nguyên Kinh Hợp Kinh Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy Phế Thiếu thương Ngư tê Thái uyên Kinh cừ Xích trạch Tỳ Ârn bạch Đại đô Thái bạch Thương khâu Âm lăng tuyền Tâm Thiếu xung Thiếu phủ Thần môn Linh đao Thiếu hải Thân Dũng tuyền Nhiên cốc Thải kê Phục lưu Âm cốc Tâm bào Trung xung Lao cung Đại lăng Giản sử Khúc trạch Can Đại đôn Hành gian Thái xung Trung phong Khúc tuyền Ý nghĩa Sở xuất Sở lưu Sở chủ Sở hành Sở nhập Huyệt Tỉnh Huỳnh Du Nguyên Kinh Hợp Kinh Kim Thủy Mộc Tổng Hỏa Thổ Đại trường Thương dương Nhị gian Tam gian Hợp cốc Dương khê Khúc trì Vị Lê đoài Nội đình Hãm cốc Xung dương Giải khê Túc tam lý Tiểu trường Thiếu trạch Tiền cốc Hậu khê Uyển cốt Dương cốc Tiểu hải Bàng quang Chi âm Thông cốc Thúc cốt Kinh cốt Côn lôn Ủy trung Tam tiêu Quan xung Dịch môn Trung chữ Dương tri Chi câu Thiên tỉnh Đởm Túc khiếu âm Hiệp khê Túc lâm Khâu hư Dương phụ Dương lăng tuyển Ý nghĩa Sở xuất Sở lưu Sở chú Sở quá Sở hành Sở nhập BẢNG NGŨ DU CỦA 6 KINH (36 HUYỆT) + Vận dụng theo phân loại ngũ hành để chọn huyệt. Huyệt Tỉnh Huỳnh Du (nguyên) Kinh Hợp Kinh âm Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy Huyệt Tỉnh Huỳnh Du Nguyên Kinh Hợp Kinh dương Kim Thủy Mộc Tổng Hỏa Thổ NGUYÊN TẮC CHỌN HUYỆT VÀ PHỐI HỢP TRONG ĐIỀU TRỊ Nguyên tắc chọn huyệt: 3 nguyên tắc: Lấy huyệt tại chỗ: Đau đâu châm đó, có tác dụng chữa bệnh ở các bộ phận trên cơ thể mặt ngoài và đối với tật bệnh nội tạng hoặc phận ở sâu trong cơ thể cũng hiệu quả. Ví dụ: Á thị huyệt, thích ứng huyệt. Lấy huyệt ở gần chỗ bệnh: Ví dụ: Đau đầu, bách hội, thái dương. Lấy huyệt theo kinh:(tuần kinh thủ huyệt). + Lấy huyệt theo một đường kinh. + Lấy huyệt theo nhiều đường kinh. Ví dụ: Đau răng - châm huyệt Vị kinh, Đại trường kinh. Đau dạ dày- về tạng phủ kinh lạc - dùng huyệt ở kinh Vị - Tỳ. Nhưng phải dựa vào hội chứng, phân loại chứng hậu và mạch chân, để biết nguyên nhân gây bệnh thì chọn huyệt chính xác hơn. Nếu Tỳ Vị Hư hàn thì chọn huyệt trên kinh Tỵ, Vị theo quan hệ Biểu Lý Âm Dương.Trên mỗi kinh có thể chọn huyệt theo 9 loại. Nếu Can khí phạm Vị - còn châm các kinh khác ngoài kinh Tỳ và Vị: như kinh Can (và biểu lý là kinh Đởm kinh Tầm, kinh Tâm bào (và biểu lý là kinh Tiểu trường, Tam tiêu) ... huyệt cũng chọn theo 9 loại huyệt nói trên. Nguyên tắc phối hợp: Sau khi đã phân tích và biện chứng để chọn kinh cho chính xác có thể phối hợp huyệt để điều trị hiệu quả tốt. - Phối hợp Mộ huyệt, Du huyệt và Nguyên huyệt của một đường kinh. - Phối hợp cả ba nguyên tắc lấy huyệt để chọn huyệt (tại chỗ, ở gần, theo kinh). - Trong các loại phối hợp, nếu cơ thể yếu nhược có thể dùng thêm các huyệt có tính chất cường tráng như: Đại chùy, Đào tạo, Túc tâm lý, Nội quan, Tam âm giao. - Phối hợp theo ngũ du huyệt (66 huyệt đơn thuần dùng ngũ du hoặc kết hợp các học thuyết ngũ hành với tạng phủ kinh lạc, dùng phép (hư Bổ mẹ, thực Tả con)- đối với các huyệt trên một đường kinh bệnh hoặc trên đường kinh khác. Ví dụ: Ứng dụng Bổ Tả ngũ du huyệt trên bản kinh. Kinh Thủ thái âm Phế thuộc Kim. Bệnh chứng thực: ho, tức ngực, thở gấp, đau họng khi chữa dùng phép Tả Có thể dùng huyệt của kinh Phế như huyệt Xích trạch (là huyệt thủy) Vì Kim sinh thủy châm Xích trạch tức là thực tả con. Bệnh chứng hư: ho mồ hôi nhiều, khó thở, khi chữa dùng phép bổ, có thể dùng huyệt Thái uyên của kinh Phế (huyệt thổ) vì thổ sinh kim: châm Thái uyên tức là hư bổ mẹ.   Kinh túc Thái âm Tỳ thuộc thổ: + Thực chứng: Tỳ tích, bụng trướng, táo bón, dùng phép tả để điều trị. Lấy huyệt Thương khâu của kinh Tỳ (thuộc kim) để châm vì thổ sinh kim: Châm thương khâu tức là thực tả con. + Hư chứng: đi ngoài lỏng, ăn không tiêu, dùng phép Bổ để điều trị. Dùng huyệt Đại đô của kinh Tỳ (thuộc hỏa) để châm vi hoả sinh thổ châm Đại đô tức là hư Bổ mẹ. - Ngoài việc dùng phép Bổ Tả các huyệt theo ngũ du của kinh có bệnh, còn có thể tiến hành Bổ Tả các huyệt ngũ du ở trên các kinh khác có liên quan mẫu tử với kinh có bệnh như châm vào huyệt Thổ của kinh Tỳ hoặc huyệt Thủy của kinh Thận, khi kinh Phế có bệnh châm vào huyệt Hỏa của kinh Tâm hoặc huyệt kim của kinh Phế khi kinh Tỳ có bệnh. Ví dụ: Bệnh ở Tâm và Tỳ cùng một lúc Có thể Lấy huyệt Nội quan ở hai bên Lấy huyệt công tôn ở một bên Nếu bệnh tâm là chính hoặc là bệnh cấp Hoặc có thể Lấy huyệt Nội quan ở một bên Lấy huyệt công tôn ở hai bên Nếu bệnh Tỳ vị là chính hoặc là bệnh cấp - Lấy huyệt ở xa (viên bộ phối hợp huyệt) có bệnh (thượng hạ phối huyệt) + Bệnh ở trên lấy huyệt ở dưới thường dùng cách lấy huyệt ngũ du làm chủ. Ví dụ: Đau đầu do kinh túc Thiếu dương Đởm gây ra không lấy huyệt Đồng tử liêu mà dùng huyệt Túc khiếu âm: - Đau dạ dày lấy huyệt Túc tam Lý. - Đau lưng lấy huyệt Uy trung. - Bệnh ở mặt lấy huyệt Hợp cốc. + Bệnh ở dưới lấy huyệt ở trên. Ví dụ: Ngón tay tê dại không lấy huyệt Hợp cốc mà dùng huyệt Kiến ngung. - Khớp gối đau không lây Độc tỵ mà dùng huyệt Hoa khiêu, Cư liêu, Bễ quan. Viễn bộ phối huyệt chủ yếu phải tìm được gốc bệnh ở kinh mạch tạng phủ nào thì lấy huyệt mới có hiệu quả tốt. Phối hợp lấy huyệt cục bộ và huyệt ở xa. Ví dụ: Phế khí nghịch hư, ho suyễn ngực tức lấy huyệt Phế du, vận môn ở cục bộ, phối hợp với Thái uyên ở bộ phận xa. Tim đập mạnh, lấy huyệt Tâm du ở cục bộ phối hợp với huyệt Thần môn, Nội quan ở bộ phận xa. Mắt đỏ nhức, lấy huyệt Đồng tử liêu ở gần phối hợp huyệt Quang minh ở xa. Lấy huyệt Nội quan ở Có thể hai bên Nếu bệnh Tầm là chính hoặc là bệnh cấp Lấy huyệt Công tôn ở một bên Lấy huyệt Nội quan ở Nếu bệnh Tỳ vị là chính hoặc là bệnh cấp Hoặc có thể một bên Lấy huyệt Công tôn ở hai bên - Mục đích phối huyệt - tức là bệnh bên phải lấy lạc huyệt bên trái hoặc bệnh bên trái lấy lạc huyệt bên phải. Ví dụ: Tức ngực trái lấy huyệt Nội quan bên phải. Tức ngực phải lấy huyệt Nội quan bên trái. Đau mắt trái lấy huyệt Quang minh bên phải và ngược lại. Bị chú: Cự thích khác mục đích là bệnh ở bên phải lấy huyệt ở kinh bên trái, bệnh ở trái lấy kinh bên phải. - Ngoài các cách phối huyệt nói trên, lâm sàng còn hay dùng một số phương pháp phối huyệt khác như: + Đơn trắc phối hợp huyệt: chỉ lấy huyệt ở một bên đau hoặc một bên lành. Bệnh bên trái lấy huyệt bên phải và ngược lại gọi là cự thích. + Song trắc phối huyệt: lấy huyệt theo bộ vị đối xứng của cả hai bên trái và phải của cơ thể. + Song đơn, thượng hạ phối huyệt: tức là lấy hai huyệt trên và một huyệt ở dưới hoặc một huyệt ở trên và hai huyệt ở dưới, trong trường hợp hai bên một lúc: bệnh cấp lấy huyệt hai bên, bệnh hoãn lấy huyệt một bên.