Academia.eduAcademia.edu
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HCM ---------------------- ĐOÀN LÊ MINH KHỞI KHÔI PHỤC LÀNG DỆT CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: HƯỚNG DẪN DU LỊCH TP. HỒ CHÍ MINH – 06/2018 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HCM ---------------------- ĐOÀN LÊ MINH KHỞI KHÔI PHỤC LÀNG DỆT CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Chuyên ngành: Hướng dẫn du lịch Hệ: Đại học Khóa: 2013 – 2017 KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐẶNG HOÀNG LAN TP. HỒ CHÍ MINH – 06/2018 LỜI CẢM ƠN Bằng tất cả tấm lòng, em xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức, các cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa Du lịch, trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện về lịch học, hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính để em có thể dễ dàng tiếp cận với địa phương trong quá trình khảo sát thực tế. Em xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh An Giang, Cục thống kê tỉnh An Giang, Ủy Ban nhân dân xã Châu Phong đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những tài liệu quý giá. Em xin chân thành cảm ơn gia đình bác Mohamad, bác Lê Quang Hiển đã chia sẻ những kiến thức quý báu về nghề dệt truyền thống của người Chăm cũng như những trăn trở lo âu của các bác trước nguy cơ bị mai một của làng nghề. Đó cũng là nỗi lo âu của chính em. Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Đặng Hoàng Lan người đã trực tiếp hướng dẫn, gợi mở cho em từ phương pháp nghiên cứu đến cách tiếp cận và phân tích vấn đề. Cô đã không quản những đêm khuya để trao đổi, chỉ dạy cho em, luôn động viên và hướng dẫn em tìm cách khắc phục những khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, em cũng xin cảm ơn các bạn trong khoa du lịch đã đồng hành giúp đỡ em trong suốt quá trình khảo sát thực tế. Với điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Đoàn Lê Minh Khởi TP. Hồ Chí Minh, 06/2018 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Danh mục bảng, biều đồ, sơ đồ, hình ảnh, từ viết tắt MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ..................................................................... 10 1.1. Cơ sở lý luận về làng nghề truyền thống và phát triển du lịch ............... 10 1.1.1. Khái niệm du lịch ....................................................................................... 10 1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch ..................................................................... 12 1.1.3. Khái niệm sản phẩm du lịch....................................................................... 13 1.1.4. Khái niệm làng nghề truyền thống ............................................................. 15 1.1.5. Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống ................................................. 19 1.1.6. Mối quan hệ giữa làng nghề truyền thống và phát triển du lịch ................ 20 1.2. Một số vấn đề về khôi phục làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch .................................................................................................................. 21 1.2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển lịch ........................................... 21 1.2.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc khôi phục làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch ..................................................................................... 25 1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch gắn với làng nghề truyển thống và bài học kinh nghiệm ..................................................................................... 29 1.3.1. Một số nước trên Thế Giới ......................................................................... 29 1.3.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 31 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 34 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHÔI PHỤC LÀNG DỆT CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH ......................................... 35 2.1. Khái quát về Thị xã Tân Châu và làng dệt Châu Phong ........................ 35 2.1.1. Khái quát về Thị xã Tân Châu ................................................................... 35 2.1.2. Khái quát về làng dệt Châu Phong ............................................................. 38 2.2. Tình hình khôi phục làng dệt Châu Phong, tỉnh An Giang gắn với phát triển du lịch ................................................................................................ 47 2.2.1. Về nguồn nguyên liệu ................................................................................ 47 2.2.2. Về cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất ................................................... 49 2.2.3. Về sản phẩm ............................................................................................... 50 2.2.4. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm ................................................................. 52 2.2.5. Về nguồn nhân lực ..................................................................................... 54 2.2.6. Về khách du lịch và doanh thu du lịch ....................................................... 56 2.2.7. Về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ...................................... 59 2.2.8. Về khả năng liên kết các điểm du lịch trong và ngoài vùng ...................... 61 2.2.9. Mối quan hệ với công ty lữ hành ............................................................... 63 2.2.10. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương ........................................... 64 2.2.11. Về chính sách của địa phương ................................................................. 65 2.2.12. Về hoạt động đầu tư ................................................................................. 67 2.2.13. Về công tác quảng cáo tiếp thị sản phẩm ................................................. 69 2.2.14. Đánh giá tình hình khôi phục và gắn với phát triển du lịch của làng dệt Châu Phong .......................................................................................................... 71 2.3. Tác động của hoạt động du lịch đối với việc khôi phục và phát triển làng dệt Châu Phong .......................................................................................... 74 2.3.1. Tác động tích cực ....................................................................................... 74 2.3.2. Tác động tiêu cực ....................................................................................... 77 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 79 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC LÀNG DỆT CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........... 81 3.1. Định hướng khôi phục làng dệt Châu Phong, tỉnh An Giang gắn với phát triển du lịch ................................................................................................ 81 3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng .......................................................................... 81 3.1.2. Đề xuất định hướng khôi phục làng dệt Châu Phong gắn với phát triển du lịch ................................................................................................................... 84 3.2. Các giải pháp khôi phục và phát triển du lịch tại làng dệt Châu Phong, tỉnh An Giang ........................................................................................ 87 3.2.1. Về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khôi phục làng nghề và gắn với phát triển du lịch ............................................................................................ 87 3.2.2. Về bảo tồn các giá trị văn hóa làng dệt Châu Phong ................................. 90 3.2.3. Về chất lượng nguồn nguyên liệu .............................................................. 92 3.2.4. Về cải tiến kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ ............................. 93 3.2.5. Về giải quyết đầu ra cho sản phẩm gắn với khách du lịch ........................ 94 3.2.6. Về đa dạng hóa và xây dựng sản phẩm đặc trưng ..................................... 96 3.2.7. Về nâng cao mức độ tham gia của cộng đồng địa phương ........................ 97 3.2.8. Về đào tạo nguồn nhân lực ........................................................................ 98 3.2.9. Về liên kết với các doanh nghiệp du lịch ................................................... 99 3.2.10. Về thu hút đầu tư phát triển ..................................................................... 100 3.2.11. Về cơ sở hạ tầng ....................................................................................... 101 3.2.12. Về bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững ........................... 102 3.2.13. Về quảng bá xúc tiến thương hiệu làng dệt Châu Phong ......................... 103 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 112 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 118 DANH MỤC BẢNG TÊN BẢNG 2. Bảng 2.1: Đơn vị hành chính Thị xã Tân Châu (2016) 3. Bảng 2.2: Lượt khách tham quan tỉnh An Giang, KDL Núi Sam và làng dệt Châu Phong năm 2013 Trang 36 56 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH TÊN BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ Trang 1. Sơ đồ 1.1. Sơ đồ sản phẩm du lịch tổng quát 14 2. Sơ đồ 2.1. Sơ đồ qui trình dệt thổ cẩm ở làng dệt Châu Phong 41 3. Sơ đồ 2.2. Sơ đồ các hình thức đầu tư ở làng dệt Châu Phong 68 4. Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức Ban quản lý Du lịch làng dệt Châu Phong 89 5. Biểu đồ 2.1. Biểu đồ doanh thu du lịch ở xã Châu Phong (2012-2014) 58 DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA CSAU Cơ sở ăn uống CSLT Cơ sở lưu trú ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HDV Hướng dẫn viên HTX Hợp tác xã KDL Khu du lịch KS Khách sạn SĐT Số điện thoại TS Tiến sĩ ThS Thạc sĩ TP Thành phố TX Thị xã UBND UNESCO Ủy ban nhân dân Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, khi con người phải đối mặt với nhiều áp lực từ công việc, gia đình và các mối quan hệ xã hội thì xu hướng du lịch tìm về những vùng quê yên tĩnh, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc lại càng có điều kiện hình thành và phát triển. Trong số những loại hình trên không thể bỏ qua du lịch tại các làng nghề Việt Nam. Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa nông nghiệp, cư dân quần tụ theo từng làng và có nhiều thời gian rảnh rỗi ngoài vụ chính. Với khối óc và bàn tay tài hoa, người Việt đã tận dụng những nguyên liệu có sẵn ở địa phương để sáng tạo nên những sản phẩm thủ công độc đáo. Theo thời gian, những sản phẩm đó được cải tiến phù hợp hơn với nhu cầu của xã hội không chỉ có giá trị sử dụng và thẩm mỹ cao mà còn phản ánh rõ nét những đặc trưng văn hóa của từng làng, từng cộng đồng dân cư. Khắp mọi miền tổ quốc đều có những làng nghề nổi tiếng như: Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), làng rượu Bàu Đá (Bình Định), làng nón Tây Hồ (Thừa Thiên – Huế), làng đá Non Nước (Đà Nẵng), làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận), làng lư đồng An Hội (TP. Hồ Chí Minh), làng cây giống hoa kiểng Cái Mơn (Bến Tre),... An Giang là vùng đất cộng cư lâu đời của nhiều dân tộc anh em như Việt, Hoa, Khmer, Chăm. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa độc đáo bao gồm cả những làng nghề truyền thống. Theo thống kê sơ bộ An Giang có khoảng 34 làng nghề gắn với phát triển du lịch, đặc biệt có 14 làng nghề truyền thống tồn tại trên 50 năm như Nghề rèn Phú Mỹ (Phú Tân), nghề dệt Mỹ A (TX. Tân Châu), làng dệt thổ cẩm Chăm Châu Phong (TX. Tân Châu), làng mộc Chợ Thủ (Chợ Mới) [51],… Những năm gần đây, tỉnh An Giang đã có những chính sách nhằm khôi phục và phát triển nhiều làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để làng nghề được duy 1 trì và phát triển cùng thời đại, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút du khách. Trong số những làng nghề đặc sắc trên, có thể nói Châu Phong là làng dệt thổ cẩm tiêu biểu của người Chăm ở An Giang. Từng hoa văn, cách xếp đặt tơ, khung dệt đều nói lên tâm tư tình cảm của người Chăm. Khai thác các giá trị văn hóa trên vào hoạt động du lịch là điều vô cùng cần thiết và hữu ích. Bởi, thứ nhất nguồn lợi thu được từ du lịch phục vụ trực tiếp cho cộng đồng địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm, ổn định xã hội. Thứ hai, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh An Giang. Thứ ba, đây được xem là cách duy trì, khôi phục và bảo tồn làng nghề hiệu quả, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trước nguy cơ bị mai một. Trong quá trình khai thác vào hoạt động du lịch, làng dệt Châu Phong đã có những bước khởi đầu khả quan nhưng cũng bắt đầu bộc lộ những hạn chế, nhất là về nguồn nguyên liệu, đầu tư công nghệ hiện đại, đặc biệt là đầu ra cho sản phẩm. Thời gian qua, phải khẳng định rằng, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc bảo tồn và cho phục hồi các làng nghề truyền thống đã có tác động tích cực, mạnh mẽ đến các làng nghề trên toàn quốc. Đây chính là chỗ dựa vững chắc để làng nghề tiếp tục phát triển, song hành cùng công cuộc hiện đại hóa đất nước. Một trong những chính sách đó chính là khai thác giá trị văn hóa làng nghề vào du lịch. Do vậy, với mong muốn khôi phục, bảo tồn và giới thiệu giá trị văn hóa của làng dệt Châu Phong đến với nhiều du khách, và tìm ra giải pháp khôi phục làng nghề dệt Châu Phong gắn với phát triển du lịch, tác giả đã lựa chọn đề tài “Khôi phục làng dệt Châu Phong, tỉnh An Giang gắn với phát triển du lịch” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, làng nghề truyền thống, mối quan hệ giữa du lịch và làng nghề truyền thống, tác giả nhìn nhận một cách rõ nét những giá trị văn hóa của làng nghề dệt Châu Phong đối với đời sống cộng đồng người Chăm, cộng đồng dân cư ở An Giang, tính cấp thiết của việc khôi phục làng nghề gắn với phát triển du lịch. Từ đó, đưa ra quan điểm, phương hướng để khôi phục và khai thác một cách hiệu quả, mang tính lâu dài để thu hút du khách đến với làng dệt Châu Phong, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận và áp dụng vào thực tiễn các biện pháp trong việc khôi phục các giá trị văn hóa của làng nghề gắn với phát triển du lịch. Nghiên cứu khả năng khôi phục làng nghề Châu Phong, khả năng khai thác giá trị văn hóa của làng nghề vào hoạt động du lịch, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Tìm hiểu rõ thực trạng, tình hình hoạt động của làng dệt Châu Phong, thực trạng hoạt động du lịch tại đây, so sánh đối chiếu thực trạng đó với một số khu vực khác. Đưa ra những định hướng và giải pháp phục hồi làng dệt Châu Phong gắn với phát triển du lịch. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng khôi phục và gắn với phát triển du lịch tại làng dệt Châu Phong, Thị xã Tân Châu, An Giang. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: tập trung chủ yếu tại làng dệt Châu Phong, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. - Thời gian: 2013 – 2017 (5 năm trở lại đây). 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Năm 1984, tác giả Trần Thanh Phương đã cho xuất bản sách “Những trang về An Giang”. Công trình này trình bày về thiên nhiên, xã hội và văn hóa ở An Giang. Năm 1998, sách “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”của tác giả Bùi Văn Vượng được xuất bản với nội dung khái quát về các làng nghề truyền thống Việt Nam. Sách giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về đặc trưng làng nghề truyền thống Việt Nam. Năm 2001, tác giả Dương Bá Phượng cho xuất bản công trình “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa”. Công trình là một bức tranh tổng quan về cơ sở lý luận của làng nghề, làng nghề truyền thống, những giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống, những thuận lợi và khó khăn mà làng nghề truyền thống phải đối mặt trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay. Năm 2002, Vũ Từ Trang xuất bản sách “Nghề cổ Việt Nam” cung cấp cho người đọc những nghề truyền thống được hình thành và phát triển song hành với quá trình dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Năm 2004, Phạm Côn Sơn cho xuất bản “Làng nghề truyền thống Việt Nam” giúp người đọc hình dung toàn cảnh làng nghề Việt Nam. Năm 2009, sách “Hỏi đáp về làng nghề truyền thống Việt Nam” của nhóm tác giả Hoàng Đức Nhuận , Nguyễn Hải Yến và Hoàng Lan Anh được 4 trình bày dưới dạng hỏi đáp, mang lại cho người đọc những kiến thức cơ bản về một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Việt Nam. Năm 2011, sách “Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước” của Vũ Quốc Tuấn tập hợp nhiều bài viết nghiên cứu về làng nghề, giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống và những giải pháp để làng nghề phát triển trong đó khai thác vào hoạt du lịch được xem là một giải pháp hiệu quả. Năm 2012, Khóa luận “Khai thác tiềm năng du lịch tỉnh An Giang: Thực trạng và giải pháp” của La Thị Ái Vy được bảo vệ thành công. Khóa luận cung cấp cái nhìn tổng thể về tiềm năng cũng như thực trạng phát triển du lịch của tỉnh An Giang. Năm 2013, tác giả Nguyễn Hữu Hiệp cũng cho xuất bản “An Giang – Văn hóa một vùng đất” nhằm nghiên cứu sâu hơn về văn hóa vùng đất này. Cùng năm, Lê Hà Phương bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp “Khai thác các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống trong hoạt động du lịch ở Hội An”. Khóa luận đưa ra những phương thức tiếp cận và khai thác các giá trị văn hóa của một số làng nghề ở Hội An nhằm phục vụ cho du lịch và phát triển làng nghề một cách hiệu quả, bền vững. Năm 2014, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang ban hành quyết định về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch An Giang giai đoạn 2014 đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định đã đưa ra những chính sách, định hướng về phát triển du lịch, làm cơ sở để tác giả hình thành các giải pháp phát triển du lịch tỉnh. Cùng năm, “Kỷ yếu hội thảo Làng nghề và phát triển du lịch” đã được công bố với nhiều tham luận có giá trị đến từ các tác giả uy tín như TS. Đặng Hoàng Lan, ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy,.. Các bài tham luận đưa ra những nhận định về phát triển làng nghề, gắn liền làng nghề với phát triển du lịch ở phạm vi nhiều tỉnh thành trong đó có An Giang. 5 Năm 2016, Khóa luận “Phát triển du lịch cộng đồng tại làng dệt Châu Phong, tỉnh An Giang”của Nguyễn Dương Tùng Vy đã bảo vệ thành công. Khóa luận trình bày thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm khai thác các giá trị văn hóa của làng dệt Châu Phong vào phát triển du lịch cộng đồng, một loại hình du lịch đang được ưa chuộng hiện nay. Gần đây, năm 2017, UBND tỉnh An Giang, phố hợp cùng Sở VHTTDL tỉnh An Giang công bố “Kỷ yếu hội thảo Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch An Giang”. Kỷ yếu đưa ra những định hướng phát triển du lịch của tỉnh An Giang. Những thuận lợi và khó khăn trong việc hình thành nên các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh. Những công trình trên sẽ là nền tảng cung cấp kiến thức để giúp tác giả có cái nhìn toàn diện và mạnh dạng nghiên cứu sâu hơn về việc khôi phục và khai thác giá trị văn hóa làng dệt Châu Phong vào hoạt động du lịch. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng. Với phương pháp này gồm những công việc cụ thể như phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm, quan sát, chụp ảnh, quay phim thông qua đó đánh giá và đưa ra kết luận. + Điền dã và ghi chép điền dã Sử dụng phương pháp này nhằm khảo sát thực tế, tiếp cận và thu thập tư liệu về qui trình dệt thổ cẩm, những nhân tố làm nên chất lượng thổ cẩm, mức độ hài lòng của du khách,… thông qua các cuộc phóng vấn. 6 + Quan sát tham dự Sử dụng phương pháp này để quan sát thực tế làng dệt, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch, thái độ nguồn nhân lực. Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu thông qua những du khách, cư dân địa phương tại đó. +Phỏng vấn tập trung và phỏng vấn sâu Đối tượng phỏng vấn là du khách tham quan các điểm khảo sát, người tham gia các hoạt động du lịch tại làng dệt Châu Phong. Đặc biệt, tác giả phỏng vấn sâu các thành viên trong cộng đồng người Chăm đang làm nghề dệt, chính quyền địa phương, các chuyên gia về làng nghề truyền thống, về văn hóa người Chăm và về du lịch làng nghề. Cuối cùng là một số doanh nghiệp tổ chức du lịch trên địa bàn hoặc có điểm đến trong chương trình là ở địa bàn tác giả nghiên cứu. Phương pháp so sánh Tác giả sử dụng phương pháp này để so sánh hoạt động du lịch làng dệt Châu Phong với các địa bàn khác. Từ đó có những định hướng và phương pháp thích hợp nhất. Phương pháp lịch sử Phương pháp này giúp tác giả nắm rõ lịch sử các điểm khảo sát, hoạt động du lịch tại các điểm đó qua từng thời kỳ. Phương pháp phân tích tổng hợp Thông qua phương pháp này tác giả phân tích khả năng khôi phục, tiềm năng mà làng dệt Châu Phong đang có để phát triển du lịch; phân tích thực trạng, lý giải nguyên nhân những hạn chế từ đó tổng hợp và đưa ra những đánh giá, nhận xét thích đáng, làm cơ sở hình thành các định hướng và giải pháp. 7 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài mang đến những lí luận về du lịch, làng nghề, du lịch làng nghề, mối quan hệ tương quan giữa giá trị văn hóa làng nghề và hoạt động du lịch, các điều kiện để khôi phục làng nghề gắn với phát triển du lịch. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu sâu tình hình hoạt động của làng dệt Châu Phong, khả năng khôi phục của làng nghề từ tài nguyên, cơ sở vật chất kỷ thuật – cơ sở hạ tầng đến nguồn nhân lực. Đánh giá cụ thể thực trạng hoạt động du lịch tại làng dệt Châu Phong nhất là đưa ra những hạn chế cần khắc phục. Quan trọng nhất là đề tài trình bày những định hướng giải pháp và kiến nghị thiết thực để khôi phục làng dệt Châu Phong gắn với phát triển du lịch một cách hiệu quả . 7. Cấu trúc của khóa luận Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề truyền thống và phát triển du lịch Hệ thống lý luận về du lịch, về làng nghề truyền thống, mối quan hệ giữa phát triển du lịch và làng nghề truyền thống. Chương 1 đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch nói chung, các nhân tố tác động đến việc khôi phục làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, cũng như kinh nghiệm thực tiễn từ một số địa phương ở Việt Nam và Thế giới. Chương 2: Thực trạng khôi phục làng dệt Châu Phong, tỉnh An Giang gắn với phát triển du lịch Khái quát về làng dệt Châu Phong gồm những yếu tố về lịch sử hình thành và sản phẩm đặc trưng. Nghiên cứu sâu về thực trạng hoạt động của 8 làng dệt Châu Phong đặc biệt là vấn đề nguồn nguyên liệu, sản phẩm, tác động của làng dệt đến môi trường; khả năng khôi phục và gắn với phát triển du lịch đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch từ đó đưa ra những đánh giá, ưu điểm, nhược điểm làm tiền đề cho chương 3. Chương 3: Định hướng và các giải pháp khôi phục làng dệt Châu Phong gắn với phát triển du lịch Tập trung trình bày những định hướng phát triển, các giải pháp khôi phục làng dệt Châu Phong gắn với phát triển du lịch đặc biệt là vấn đề đa dạng hóa sản phẩm, công tác quảng bá và những kiến nghị để bảo tồn các giá trị văn hóa của làng dệt, khai thác chúng vào hoạt động du lịch một cách hiệu quả, hướng đến phát triển du lịch bền vững. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Cơ sở lý luận về làng nghề truyền thống và phát triển du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch Trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, thuật ngữ Du lịch có nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được Latinh hóa thành tornus và sau đó chuyển thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh). Theo Azar nhận thấy: “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc” [26, 8-9]. Nhìn nhận du lịch không đơn thuần là hiện tượng di chuyển của con người mà là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, hiện tượng và những mối quan hệ liên quan trong quá trình di chuyển đó, năm 1942 Walter Hunziker và Kurt Krapf đã đưa ra quan niệm về Du lịch như sau:“Tourism is sum of the phenomena and relationships arising from the travel and stay of nonresidents, in so far as they do not lead to permanent residence and are not connected with any earning activity” [44, 8] (Du lịch là tổng hợp những hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và ở lại tại nơi không thường trú của con người, việc này không dẫn đến việc cư trú vĩnh viễn ở đó và không liên quan đến bất kỳ hoạt động kiếm tiền)1. Tuy nhiên, nhà Kinh tế học Kalfiotis thì nhận định rằng: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác để thỏa 1 Tác giả dịch 10 mãn nhu cầu tình thần và đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế” [26, 9]. Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Organzation, IOUTO): “Du lịch được hiểu là hoạt động du hành tới nơi khác với địa điểm cư trú của mình nằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống” [26, 21]. Tại Việt Nam, theo Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì Du lịch được giải thích ngắn gọn là “Đi đến những nơi xa lạ để hiểu thêm về đất nước, con người, cuộc sống” [42, 551]. Căn cứ Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Quốc hội Ban hành Luật Du lịch (số 09/2017/QĐ14), tại chương I, điều 3, khoản 1 đã nêu rõ “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích khác” [48]. Từ những quan niệm trên, có thể thấy Du lịch gồm hai nội hàm chính. Thứ nhất, du lịch là sự di chuyển và lưu trú tạm thời của con người tại một nơi nào đó khác với nơi họ sinh sống, học tập và làm việc nhằm nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tìm hiểu lịch sử văn hóa, nghệ thuật, thỏa mãn nhu cầu tâm linh,… Thứ hai, du lịch là quá trình tương tác của nhiều lĩnh vực trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển, lưu trú tạm thời, ăn uống, tham quan, hướng dẫn viên,… Mặc dù còn rất nhiều khái niệm về du lịch nhưng chúng ta có thể thống nhất Du lịch được hiểu theo UNWTO như sau: “Tourism comprises the activities of persons travelling to and staying in places outside their usual 11 environment for not more than one consecutive year for leisure, business and other purposes not related to the exercise of an activity remunerated from within the place visited” [45] (Du lịch bao gồm những hoạt động của con người đi đến và ở lại nơi nằm ngoài môi trường sống quen thuộc của họ không quá một năm liên tục cho việc nghỉ ngơi, kinh doanh và những mục đích khác, ngoại trừ những hoạt động nhằm kiếm tiền tại nơi họ đến)2. 1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch Theo I.I Pirojnik (1985), “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép” [36, 31]. Theo quy định tại khoản 4 điều 3, Luật Du lịch Việt Nam (năm 2017) “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa” [48]. Theo điều 15, Luật Du lịch Việt Nam (năm 2017) tài nguyên du lịch được chia thành 02 loại [48]: - Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. - Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, 2 Tác giả dịch. 12 văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch có một số đặc điểm sau: - Tài nguyên du lịch rất đa dạng bao gồm cả dạng vật thể và phi vật thể - Tài nguyên du lịch không bị suy giảm trong quá trình khai thác và có thể được sử dụng nhiều lần nếu như được bảo vệ. - Tài nguyên du lịch không phải bất biến mà ngày càng được mở rộng phụ thuộc vào trình độ khoa học công nghệ và nhu cầu của du khách. 1.1.3. Khái niệm sản phẩm du lịch Theo Medlik và Middleton (1973) định nghĩa “Tourism product as a bundle of activities, services, and benefits that constitute the entire tourism experience. This bundle consists of five compenents: destination attractions, destination facilities, accessibility, images and price” [43, 582-595] (Sản phẩm du lịch là nhóm các hoạt động, dịch vụ và tiện ích cấu thành nên tổng thể du lịch. Nhóm này bao gồm 5 thành tố: sự thu hút của điểm đến, thiết bị vật chất ở điểm đến, khả năng tiếp cận, hình ảnh và giá cả)3. Đơn giản hơn, Lewis và Chambers (1989) cho rằng “Tourism products are composed of goods, environment, and services” [43, 582-595] (Sản phẩm du lịch bao gồm hàng hóa, môi trường và dịch vụ)4. Năm 1994, Smith đưa ra mô hình sản phẩm du lịch gồm năm yếu tố có mối quan hệ bao hàm, được minh họa bằng những vòng tròn đồng tâm theo thứ tự từ trong ra ngoài, gồm: tài nguyên du lịch (physical plants), dịch vụ (service), sự đón tiếp (hospitality), sự tự do lựa chọn (freedom of choice) và sự tham gia (involvement) như sơ đồ 1.1 trang bên [43, 587]. 3 4 Tác giả dịch. Tác giả dịch. 13 Sơ đồ 1.1. Sản phẩm du lịch tổng quát PP : Tài nguyên du lịch S : Dịch vụ FC : Sự tự do lựa chọn I : Sự tham gia H : Sự đón tiếp (Nguồn: Smith, 1994) Theo Trần Văn Thông, sản phẩm du lịch “bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một vùng, mộ địa phương nào đó. Nói cách khác sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hành hóa) và những yếu tố vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho du khách” [28, 44]. Nhìn chung, mục đích cuối cùng của sản phẩm du lịch là mang lại sự hài lòng cho du khách. Để có được điều này, sản phẩm du lịch phải có sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch, hàng hóa và dịch vụ du lịch. Cơ cấu của sản phẩm du lịch rất đa dạng, liên quan đến rất nhiều ngành nghề và có thể được chia thành các thành phần chủ yếu sau: - Yếu tố tạo sức hút được xem yếu tố quan trọng nhằm thu khách du lịch. Điểm đến phải thật sự hấp dẫn về cảnh quan, văn hóa,… 14 - Yếu tố cơ sở vật chất nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, lưu trú, di chuyển, tham quan vui chơi giải trí của du khách. - Yếu tố dịch vụ du lịch là hạt nhân của sản phẩm du lịch vì các sản phẩm mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp cho khách đa phần tồn tại ở các loại dịch vụ. 1.1.4. Khái niệm làng nghề truyền thống 1.2.5.1. Nghề truyền thống Theo Bùi Văn Vượng “Nghề thủ công truyền thống Việt Nam để chỉ chung các nghề truyền thống nước nhà, trong đó bao gồm rất nhiều nghề: gốm, đúc đồng, chạm khắc đá, chạm khắc gỗ, kim hoàn, rèn, mây tre đan, sơn, khảm trai, dệt vải và tơ lụa, dệt chiếu, làm nón, làm quạt giấy, giấy dó, tranh dân gian,…” [39, 11]. Nghề truyền thống hình thành rất sớm, tồn tại và phát triển cùng lịch sử của đất nước và gắn liền với văn hóa của một nhóm dân cư, một làng hay một vùng nhất định từ đó hình thành nên các làng nghề, xã nghề. Vì vậy, sản phẩm của nghề truyền thống vừa có tính hàng hóa vừa có tính nghệ thuật vừa chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc. “Nghề thủ công nói gọn lại, và suy cho cùng, là sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụ đơn giản, với con mắt và bộ óc sáng tạo của nghệ nhân”[39, 12]. Trong xu hướng công nghiệp hóa hiện nay, quan niệm về nghề truyền thống được mở rộng với sự tham gia của công nghệ mới, vật liệu mới. Vì vậy, nghề truyền thống có thể được cải tiến hoặc sử dụng máy móc hiện đại để hỗ trợ trong quá trình sản xuất nhưng vẫn đảm bảo những công nghệ truyền thống và giữ được những nét văn hóa đặc sắc vốn có. 15 Một số đặc điểm của nghề truyền thống : - Nghề truyền thống được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở Việt Nam. - Nghề truyền thống có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ truyền nhân. - Nghề truyền thống sử dụng nguyên liệu tại chỗ, chủ yếu là tại làng, xã hoặc trong nước. - Sản phẩm của nghề truyền thống mang tính tiêu biểu, có chất lượng cao và thể hiện được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. - Nghề truyền thống có thể nuôi sống được bộ phân dân cư, đóng góp vào kinh tế của cộng đồng, quốc gia. 1.2.5.2. Làng nghề a. Khái niệm làng nghề Đặc trưng văn hóa Việt Nam chính là văn hóa Làng xã. Bên trong mỗi làng hầu như đều có một hoặc một số điểm dân cư sản xuất một hoặc một số sản phẩm hàng hóa vừa phục vụ nhu cầu trong làng và trao đổi với các làng khác từ đó hình thành lên những ngôi làng gắn liền với những mặt hàng thủ công và tạo nên tên tuổi cho làng. Theo Trần Minh Yến, “làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa”[35, 32]. Một làng ở nông thôn được xem là làng nghề khi làng đó có từ 35 – 40% số hộ trở lên chuyên làm một (hoặc một số) nghề mà các hộ đó có thể sinh sống bằng nguồn thu nhập từ nghề đó (thu nhập của nghề đó chiếm trên 50% 16 tổng thu nhập của các hộ) và giá trị sản lượng của nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương [25, 14]. Tuy nhiên, tỷ lệ này là khác nhau với từng loại nghề và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dân cư, số lượng lao động trong làng, quá trình phát triển của nghề,… b. Phân loại làng nghề Hiện nay có nhiều cách phân loại làng nghề, tùy theo cách tiếp cận và mục đích của người nghiên cứu Phân loại theo số lượng có: - Làng một nghề là những làng chỉ có một nghề thủ công truyền thống duy nhất như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), làng đá Non Nước (TP. Đà Nẵng), làng rèn Trung Lương (Hà Tĩnh), làng trống Lâm Yên (Quảng Nam), làng đàn Đào Xá (Hà Nội),.. - Làng nhiều nghề là những làng có một số nghề thủ công truyền thống cùng phát triển như làng Trai Trang (Hưng Yên), làng Đình Bảng (Bắc Ninh), làng Ninh Hiệp (Hà Nội), làng Kiêu Kỵ (Hà Nội),… Dựa vào lịch sử hình thành có: - Làng nghề thủ công truyền thống (làng nghề truyền thống) là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời và tồn tại đến ngày nay tiêu biểu như làng tranh Đông Hồ, làng gốm Bát Tràng, làng mộc Kim Bồng,… - Làng nghề thủ công mới (làng nghề mới) là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của các làng nghề truyền thống với những sự cái tiến hoặc là một nghề mới mang dấu ấn của nghề thủ công truyền thống được hình thành trong những năm gần đây. 17 Căn cứ vào chức năng, công dụng của sản phẩm hàng hóa, làng nghề được chia thành các nhóm: - Nhóm làng nghề sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, thêu, ren, khảm, khắc gỗ, chạm khắc đá, mạ vàng bạc, dệt, mây tre đan,.. - Nhóm làng nghề sản xuất công cụ sản xuất như rèn, đóng thuyền, nông cụ,.. - Nhóm làng nghề sản xuất mặt hàng phục vụ tiêu dùng hằng ngày như dệt chiếu, làm nón, đan mành, rổ, rá, bện thừng, dệt vải, may mặc, nhạc cụ,… - Nhóm làng nghề phụ vụ sản xuất và đời sống như mộc, hàn, đúc đồng, gang, sản xuất vật liệu xây dựng,… - Nhóm làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm như làm bún, làm bánh, đường, mật, làm tương, nấu rượu,… 1.2.5.3. Làng nghề truyền thống Do nghề truyền thống có nhiều tên gọi khác nhau nên đôi khi ta sẽ bắt gặp một số tên gọi đều có nội hàm để chỉ làng nghề truyền thống như làng nghề thủ công truyền thống, làng nghề cổ truyền,… Làng nghề truyền thống là sự kết hợp giữa hai yếu tố là làng nghề và nghề truyền thống. Làng nghề truyền thống là nơi quy tụ nhiều nghệ nhân, nhiều hộ gia đình sản xuất nghề truyền thống, có sự liên kết hỗ trợ giữa các hộ gia đình trong sản xuất và theo phương thức cha truyền con nối. Sản phẩm được bán theo kiểu phường hội. Họ có cùng Tổ nghề, và luôn tuân thủ những ước chế bất thành văn của gia tộc, cộng đồng. Làng nghề truyền thống là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa của dân tộc thể hiện qua từng sản phẩm. Vì vậy, làng nghề truyền thống không chỉ đáp 18 ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội, mang lại giá trị kinh tế mà còn đóng góp tích cực trong việc gìn giữ và bảo tồn văn hóa dân tộc. Tóm lại, có thể thống nhất các khái niệm trên theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về nội dung và các tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống [50]. Theo đó, - Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền. - Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau. - Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. Làng nghề truyền thống phải có đủ các tiêu chí của làng nghề, đồng thời phải có ít nhất một nghề truyền thống. [50] 1.1.5. Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống Theo khoản 17, điều 13, Luật Du lịch Việt Nam (2017) nêu rõ “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại”[48]. Mặc dù không đề cập trực tiếp đến làng nghề truyền thống nhưng cụm từ “giá trị văn hóa” đã bao hàm làng nghề truyền thống. Làng nghề truyền thống không chỉ là nơi sản xuất hàng thủ công truyền thống mà còn là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc mà nghề truyền thống là một yếu tố không thể tách rời. Làng chỉ trở nên đặc sắc khi gắn với 19 nghề truyền thống và nghề truyền thống chỉ có thể tồn tại trong môi trường văn hóa làng. Về thực tế, du lịch làng nghề thường khó hình thành độc lập mà luôn liên kết và tồn tại trong môi trường làng, cộng đồng với nhiều giá trị văn hóa khác bổ trợ, mà trong đó, giá trị về làng nghề truyền thống là hạt nhân. Đến với một làng cổ Việt Nam, du khách không đơn thuần trải nghiệm về làng nghề mà còn thăm viếng đình chùa, ngắm cảnh, thưởng thức diễn xướng dân gian, ẩm thực địa phương,… Nếu xét trong một cộng đồng nhất định thì tất cả các yếu tố trên đều có mối quan hệ mật thiết, tác động và quyết định lẫn nhau. Từ những phân tích, chúng ta có thể kết luận, du lịch làng nghề là dạng đặc biệt của du lịch văn hóa với yếu tố làng nghề truyền thống là cốt lõi mà thông qua đó du khách được thẩm nhận những giá trị vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiết đến một làng nghề cổ truyền của một dân tộc. 1.1.6. Mối quan hệ giữa làng nghề truyền thống và phát triển du lịch Giữa làng nghề truyền thống và du lịch có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Làng nghề truyền thống thường gắn liền với đời sống nông thôn. Mỗi làng nghề truyền thống là một không gian văn hóa riêng biệt. Vì vậy, làng nghề truyền thống có thể trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách không chỉ bởi văn hóa đặc trưng mà còn bởi không khí trong lành và yên tĩnh. Sản phẩm ở các làng nghề truyền thống ngoài giá trị sử dụng còn mang giá trị văn hóa tiêu biểu cho một làng, một vùng mà những nơi khách không có được. Du khách đến với làng nghề truyền thống tận mắt chiêm ngưỡng các sản phẩm độc đáo còn tận tay tạo ra chúng. Như vậy, làng nghề truyền thống đã góp phần thu hút du khách, đa dạng hóa sản phẩm du lịch làm cho chương trình du lịch thêm phong phú, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho du khách. 20 Song song đó, du lịch góp phần tạo ra nhiều việc làm cho dân cư địa phương, cải thiện đời sống cho người dân. Du lịch làm tăng doanh thu và doanh số bán sản phẩm của làng nghề truyền thống thông qua việc bán hàng cho khách. Hình thức này không phải chịu thuế, hạn chế nhiều rủi ro về giá cả và biến động thị trường. Du lịch cũng mang lại cơ hội thu hút nguồn đầu tư, giúp làng nghề truyền thống cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng nguồn nguyên liệu và nguồn lao động. Bên cạnh, du lịch còn tạo cơ hội xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, tạo điều kiện giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế. Quan trọng nhất, du lịch góp phần bảo tồn làng nghề truyền thống, khôi phục lại các làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một. Từ đó tạo nên ý thức gìn giữ các giá trị của làng nghề truyền thống, những bản sắc văn hóa dân tộc. 1.2. Một số vấn đề về khôi phục làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch 1.2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch 1.2.2.1. Tài nguyên du lịch Để thu hút du khách, sản phẩm du lịch phải phong phú, mới mẻ và đặc sắc. Muốn vậy tài nguyên du lịch phải đa dạng. Trong sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch chiếm giá trị từ 80 – 90% [36, 32]. Vì vậy, tài nguyên du lịch là yếu tố tiên quyết để tạo ra sản phẩm du lịch. Số lượng, chất lượng và sự phân bố của tài nguyên du lịch có tính quyết định đến quy mô, số lượng, chất lượng của sản phẩm du lịch, thậm chí hiệu quả hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch là cơ sở để hình thành các loại hình du lịch. Loại hình du lịch văn hóa chắc chắn phải dựa vào các tài nguyên như tôn giáo, phong tục tập quán, diễn xướng, làng nghề truyền thống,.. Ngược lại, du lịch sinh thái phải dựa vào các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học, …. 21 Tóm lại, để du lịch có thể phát triển, yếu tố đầu tiên đó chính là tài nguyên du lịch. Khu vực nào có tài nguyên du lịch phong phú, nơi đó dễ đa dạng hóa sản phẩm du lịch, hình thành nhiều loại hình du lịch và thu hút du khách. Ngược lại, nơi nào nghèo nàn tài nguyên du lịch, nơi đó khó tạo ra sản phẩm đa dạng, khó thu hút du khách. Vì vậy, việc khai thác tài nguyên du lịch cần được quy hoạch cụ thể, khoa học hướng đến phát triển bền vững. 1.2.2.2. Dân cư và nguồn lao động du lịch Dân cư và lao động là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch vì đây vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng. Dù lao động trong bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội, kể cả du lịch thì con người luôn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Vì vậy, số lượng dân cư càng đông, nhu cầu tham gia vào các hoạt động du lịch càng nhiều, dẫn đến phát triển du lịch và kinh tế. Nắm vững mật độ dân số, thành phần dân tộc, cơ cấu dân số theo độ tuổi nghề nghiệp, giúp các nhà kinh doanh du lịch xác định nhu cầu du lịch của từng đối tượng, có biện pháp kích thích khả năng du lịch của họ và thúc đẩy sự phát triển du lịch. 1.2.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch Cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc,…Đây là những tiền đề chung cho sự phát triển kinh tế và xã hội, trong đó có du lịch. Đây là yếu tố quan trọng, tạo sự thuận tiện cho du khách tiếp cận và cảm nhận sản phẩm du lịch. Trong các điều kiện trên, cơ sở hạ tầng giao thông là quan trọng nhất vì giao thông đảm bảo sự di chuyển trong du lịch, tạo điều kiện khai thác các tài nguyên du lịch, thúc đẩy du lịch phát triển trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Hệ thống giao thông phát triển giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển, giảm giá thành sản phẩm, thu hút du khách. 22 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở phục vụ nhu cầu lưu trú (khách sạn, resort, nhà nghĩ, homestay,…), ăn uống (nhà hàng, quán ăn, …), mua sắm (quầy lưu niệm, chợ,…), y tế (bệnh viện, trạm y tế,…), thể thao, vui chơi giải trí (sân vận động, rạp chiếu phim, nhà hát, khu vui chơi,…) và một số nhu cầu khác. Đây là những yếu tố đáp ứng nhu cầu thường nhật của du khách, giúp cho hoạt động du lịch được diễn ra bình thường, mang đến sự tiện nghi cho du khách, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng và giá trị chương trình du lịch. Đặc biệt, mức độ hài lòng và khả năng quay lại của khách phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. 1.2.2.4. Chính sách phát triển du lịch Các chính sách phát triển du lịch có tầm ảnh hưởng quan trọng đến việc phát triển du lịch của từng vùng, từng địa phương. Đặc biệt trong việc thu hút đầu tư, nếu chính sách thông thoáng, hướng tới hội nhập thì sẽ có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước cung cấp vốn, giúp du lịch phát triển. Ngược lại, chính sách lạc hậu, phiền hà về mặt hành chính sẽ làm trì trệ sự phát triển của du lịch. Chính sách phát triển du lịch luôn được quy hoạch và thực hiện cùng chiến lược phát triển kinh tế của địa phương, vùng. Điều này còn thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với du lịch nhiều hay ít, du lịch có trở thành kinh tế chủ lực của địa phương hay không. Bên cạnh đó, chính sách phát triển du lịch cũng ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình khai thác tài nguyên du lịch, hình thành các sản phẩm và loại hình du lịch. Từ đó, trực tiếp tác động đến hoạt động du lịch. 23 1.2.2.5. Nhu cầu du lịch Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch mang tính chất kinh tế và xã hội vì nó hình thành trong quá trình lao động và chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Nhu cầu này hiểu đơn giản chính là nhu cầu phục hồi sức khỏe, thư giản, phục hồi thể lực và tinh thần đã bị hao tổn trong quá trình lao động. Nhu cầu này có tác động sâu sắc đến phát triển du lịch. Đây là yếu tố quyết định số lượng khách, doanh thu thu lịch. Nhu cầu du lịch được chia ở ba mức độ là xã hội, nhóm và cá nhân. Ba mức độ này không tách rời mà có quan hệ mật thiết với nhau. Nhu cầu cá nhân sẽ tác động đến nhu cầu của nhóm và xã hội. Nhu cầu du lịch là yếu tố tạo nên tính thời vụ trong du lịch. Vì nhu cầu này mang tính xã hội, chịu tác động nhiều từ môi trường nên có sự thay đổi liên tục, tùy thuộc vào thời gian và không gian nhất định. Nghiên cứu nhu cầu du lịch là việc làm cần thiết nhằm vạch ra những chiến lược dài hạn, có những sản phẩm du lịch độc đáo phù hợp với nhu cầu của du khách. 1.2.2.6. Thị trường du lịch Mỗi quốc gia, dân tộc sẽ có những nhu cầu và chọn lựa điểm đến du lịch khác nhau. Phân loại và xác định những thị trường du lịch trọng điểm phù hợp với điều kiện của từng điểm, khu du lịch, từng vùng, quốc gia giúp tạo nên sự tương thích giữa cung và cầu, giúp hoạt động du lịch trở nên hiệu quả. Thị trường khách cũng là yếu tố đánh giá chất lượng hoạt động du lịch và là yếu tố thực tiễn quan trọng trong việc định hướng và xây dựng quy hoạch du lịch. Xác định được thị trường nào là thị trường chủ lực, thị trường nào tiềm năng, thị trường nào cần quan tâm hơn để có biện pháp thu hút khách và phát triển du lịch. 24 1.2.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc khôi phục làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch 1.2.2.1. Nhu cầu của người tiêu dùng và khách du lịch Tương tự các ngành sản xuất khác, sản phẩm của làng nghề truyền thống cũng chịu sự chi phối của quy luật cung – cầu. Để làng nghề truyền thống được phát triển phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Vì vậy, dù làng nghề truyền thống có đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đến đâu mà không có thị trường tiêu thụ, không có nhu cầu thì rất khó phát triển, thậm chí không thể tồn tại. Thực tế chứng tỏ, những làng nghề như mây tre đan, thợ rèn, làm nón, làm quạt,.. đang dần mai một do nhu cầu của xã hội ngày càng ít, bản thân những nghề này cũng không thay đổi mẫu mã để đáp ứng kịp nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng. Thêm vào đó, chúng còn chịu sự cạnh trạnh của những sản phẩm tương tự được sản xuất bởi ngành công nghiệp hiện đại. Ngược lại, một số làng nghề có sản phẩm phù hợp nhu cầu của xã hội như tạc tượng, chế biến vật liệu xây dựng, đồ gỗ gia dụng,… lại có điều kiện phát triển mạnh mẽ với sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật hiện đại. Vì vậy, nhu cầu của người tiêu dùng và du khách là nhân tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống, dẫn đến ảnh hưởng việc khôi phục làng nghề truyền thống và khai thác chúng vào hoạt động du lịch. 1.2.2.2. Trình độ của nghệ nhân và đội ngũ lao động Nghệ nhân chính là người sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền những giá trị văn hóa dân tộc được thể hiện trong từng sản phẩm của làng nghề truyền thống. Họ chính là linh hồn, là người truyền lửa giúp cho làng nghề truyền thống được duy trì theo thời gian. 25 Khả năng cạnh tranh về giá cả, mẫu mã, đặc biệt là thương hiệu của một số ngành như gốm sứ, điêu khắc, sơn mài, chạm khắc gỗ, … chủ yếu phụ thuộc vào tài hoa, kinh nghiệm tay nghệ của những nghệ nhân. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là những người thợ lành nghề trong các làng nghề truyền thống ngày một ít. Nguyên nhân một phần do quan niệm bí quyết của nghề, chỉ truyền lại cho con cháu trong dòng họ. Điều này dẫn đến số lượng người giỏi nghề ngày càng giảm do tuổi cao sức yếu, người trẻ tiếp nối lại không muốn trụ với nghề truyền thống vì lợi ích kinh tế thấp. Vì vậy, để khôi phục các làng nghề truyền thống và khai thác vào du lịch hiệu quả cần có nhiều chế độ đãi ngộ các nghệ nhân, khuyến khích họ truyền nghề rộng rãi, khuyến khích thế hệ trẻ tìm hiểu và học nghề truyền thống nhằm xây dựng đội ngũ lao động lành nghề, yêu nghề cho các làng nghề truyền thống. 1.2.2.3. Trình độ khoa học công nghệ Khoa học công nghệ là yếu tố tác động mạnh đến sự tồn tại và phát triển làng nghề trong thời đại hiện nay. Các làng nghề phải biết kết hợp giữa yếu tố truyền thống và những thành tựu khoa học công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm đảm bảo giá trị văn hóa dân tộc, chất lượng cao, giá thành giảm, tạo nên tính hấp dẫn nhất là đối với du khách. Việc kết hợp giữa yếu tố truyền thống và khoa học công nghệ cần được nghiên cứu kỹ càng, tránh thiêng lệch dẫn đến biến tướng các giá trị văn hóa. Thực tế ở nước ta, còn khá nhiều làng nghề vẫn giữ công nghệ truyền thống. Mặc dù công nghệ truyền thống phù hợp với phần lớn lao động địa phương, vốn đầu tư ít nhưng quy mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp, dễ gây ô nhiễm môi trường, khả năng cạnh tranh thấp,… 26 Vì vậy, cần vận dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào những khâu sản xuất làng nghề nặng nhọc như cưa, xẻ gỗ, bào, nghiền, trộn đất,… nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh. Những khâu nào mà máy móc không thể thay thế được như chạm, sơn, vẽ,… thì phải sử dụng công nghệ truyền thống để đảm bảo giá trị tiêu biểu cho từng sản phẩm. 1.2.2.4. Chính sách của chính quyền địa phương đối với làng nghề truyền thống Những chính sách quản lý của nhà nước có yếu tố quyết định, tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn cho việc khôi phục, phát triển làng nghề cũng như định hướng gắn làng nghề với phát triển du lịch. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm đến những giá trị văn hóa nhằm hội nhập thế giới nhưng không đánh mất nền tảng văn hóa cốt lõi của dân tộc. Đây được xem là điều kiện tốt để các làng nghề được khôi phục và phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đầu tư cho khôi phục làng nghề còn nhiều khó khăn về mặt vốn, thiếu những nhà chuyên môn cho từng nghề truyền thống, chưa giải quyết được vấn đề nguồn nguyên liệu và đầu ra sản phẩm cho làng nghề. Vì vậy, những chính sách kêu gọi đầu tư về các vùng nông thôn, nơi có nhiều làng nghề có nguy cơ mai một, hỗ trợ người dân giữ nghề truyền thống của Đảng và Nhà nước là động lực quan trọng để các làng nghề được khôi phục. 1.2.2.5. Một số nhân tố khác - Cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc.. ảnh hưởng lớn đến các làng nghề gắn với phát triển du lịch. Các cơ sở hạ tầng này tạo sự thuận tiện hoặc khó khăn trong việc tiếp cận làng nghề, ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách về chương trình 27 du lịch gắn với làng nghề truyền thống. Xu thế toàn cầu hóa, hệ thống thông tin liên lạc tác động mạnh mẽ đến việc quảng bá, cung cấp kịp thời và chính xác về sản phẩm, giá cả, mẫu mã,... của làng nghề, tăng tính cạnh tranh, kích thích sự tò mò và thu hút du khách. - Phân bố dân cư: Phân bố dân cư ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và đầu ra cho làng nghề. Làng nghề truyền thống muốn phát triển bền vững trước hết phải thu hút lao động trong vùng, sản phẩm trước hết là phục vụ ngay cộng đồng địa phương. Nếu như các ngành công nghiệp thường được phân bố xa các khu dân cư thì làng nghề truyền phải ngược lại, vì chính cộng đồng dân cư vừa là người tạo ra, vừa là người tiêu dùng các sản phẩm đó. Tính cộng đồng trong làng nghề truyền thống giữ vai trò chủ đạo. - Nguồn nguyên liệu: Trước kia, nguyên liệu phục vụ sản xuất cho mỗi nghề truyền thống đều là nguyên liệu có sẵn trong vùng. Nguồn nguyên cũng là yếu tố quyết định việc hình thành nghề gì, có đặc trưng ra sao. Tuy nhiên hiện nay, nguồn nguyên liệu dần cạn kiệt, phải vận chuyển từ nơi khác với chi phí cao hoặc cải biến, thay đổi nguyên liệu dẫn đến ảnh hưởng đến giá thành, chất lượng sản phẩm. Đây là nút thắc cần được gỡ đầu tiên để giúp các làng nghề được phục hồi và phát triển. Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, việc tìm ra những nguồn nguyên liệu mới có thể thay thế cho nguyên liệu truyền thống nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là điều cần thiết và cần được sự quan tâm của các nhà khoa học mà trước hết là bản than các làng nghề. - Nguồn vốn: Là yếu tố để có thể tái cơ cấu hoặc thay đổi công nghề nhằm giúp các làng nghề bắt kịp thị hiếu thị trường, đa dạng hóa sản phẩm hướng đến phát triển và phục vụ cho du khách. 28 - Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương: Điều này muốn nói đến nhu cầu, nguyện vọng thực tế của người dân địa phương. Họ có thật sự mong muốn khôi phục lại làng nghề và đưa làng nghề vào hoạt động du lịch hay không. Vấn đề này cần có sự định hướng của chính quyền địa phương để cộng đồng hiểu rõ về những lợi ích kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường từ việc khôi phục làng nghề gắn với phát triển du lịch mang lại. Từ đó nâng cao mức độ tham gia của cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững. Ngoài ra, một số yếu tố khác như văn hóa bản địa, sự phân bố các tài nguyên du lịch lân cận,… cũng ảnh hưởng đến việc khôi phục các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch. 1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống và bài học kinh nghiệm Trên Thế giới và một số tỉnh thành ở Việt Nam đã có những kinh nghiệm trong việc khôi phục làng nghề và gắn với phát triển du lịch. Đây sẽ là những kinh nghiệm thực tiễn quý báu mà khóa luận cần đề cập đến. 1.3.1. Một số nước trên Thế Giới ❖ Trung Quốc Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn minh cổ xưa gắn liền với nhiều làng nghề hàng nghìn năm tuổi. Tuy nhiên, trong xu hướng công nghiệp hóa, quốc gia này cũng không tránh khỏi nguy cơ sự mai một của nhiều làng nghề. Để khôi phục các làng nghề bị mai một, duy trì và phát triển các làng nghề đang tồn tại, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một số chính sách sau: - Có chính sách sai lệch về thuế cho từng vùng, ngành nghề, ưu tiên cho những ngành thủ công truyền thống. 29 - Chính sách hỗ trợ vay vốn cho các làng nghề truyền thống. - Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng của làng nghề truyền thống. - Chính sách khuyến kính người dân địa phương sử dụng sản phẩm từ chính địa phương tạo ra. - Hạn chế di chuyển lao động nhằm đảm bảo nguồn lực lao động cho các làng nghề truyền thống. - Đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. ❖ Nhật Bản Nhật Bản là đất nước công nghiệp hiện đại hàng đầu trên thế giới, song các làng nghề thủ công vẫn luôn được quan tâm phát triển bằng nhiều chính sách, tiêu biểu là Luật phát triển nghề thủ công truyền thống do Nghị viện ban hành 1974 [30, 120] được hiện thực hóa bằng nhiều hoạt động như thành lập liên hiệp hợp tác xã, đưa kế hoạch khôi phục và phát triển làng nghề cho Tổ chức Công thương đảm nhiệm bao gồm các nội dung như đào tạo nghề, nghiên cứu nguyên liệu, cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường sản xuất, khai thác nhu cầu khách hàng, cung cấp thông tin sản phẩm cho khách hàng,.. Ngoài ra, Nhật Bản còn thực hiện các phong trào, chính sách thiết thực mang lại hiệu quả rõ rệt như phong trào mỗi làng một sản phẩm, hỗ trợ vốn cho làng nghề truyền thống, thành lập Hiệp hội nghề truyền thống, công nhận danh hiệu “Nghệ nhân công nghệ truyền thống”, tuyên dương, thưởng cho cá nhân, tập thể đóng góp vào việc duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, hợp tác các công ty bảo hiểm thực hiện phúc lợi xã hội cho các nghệ nhân, các thợ thủ công, tổ chức các hội thi, triễn lãm, phim tư liệu, phim điện ảnh nhằm giới thiệu quảng vá các sản phẩm làng nghề truyền thống. 30 1.3.2. Ở Việt Nam Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với các hệ thống làng và các làng nghề truyền thống. Đây là đặc điểm kinh tế - văn hóa của xã hội Việt Nam từ xưa cho đến ngày nay. Khai thác các giá trị của làng nghề truyền thống vào hoạt động du lịch đang là hướng phát triển tại các vùng thôn quê Việt Nam. Mặc dù số lượng các làng nghề ở cả nước rất nhiều nhưng hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn trước quá trình công nghiệp hóa như ngày nay. Một số làng nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một thậm chí biến mất nếu không có biện pháp bảo tồn và gìn giữ. Vì vậy, việc khôi phục và gắn làng nghề truyền thống với phát triển du lịch được xem là giải pháp hiệu quả đang được nhiều địa phương triển khai, bước đầu đã có những thành công nhất định. ❖ Lào Cai Lào Cai là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em. Điều này làm cho Lào Cai đa dạng về văn hóa, trong đó có các làng nghề truyền thống, tạo nên điểm thu hút du khách khắp nơi. Trong số các làng nghề đa dạng ở Lào Cai, thì tiêu biểu có nghề đá, nghề dệt vải, vẽ sáp ong của dân tộc Mông ở Sapa. Để bảo tồn các làng nghề trên, chính quyền huyện Sapa tập trung vào công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm của từng làng nghề để khách du lịch có thể tham quan, trải nghiệm và mua làm quà kỉ niệm. Với đề án “Khôi phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch tại thôn Cát Cát – xã San Sả Hồ - Sapa” [53] đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Hiện nay đề án đang mở rộng mô hình sang làng nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Xá phó. ❖ Quảng Nam Quảng Nam là vùng đất có rất nhiều làng nghề truyền thống độc đáo, tiêu biểu là gốm Thanh Hà. Làng gốm hình thành trên 500 năm, với những 31 sản phẩm đặc sắc. Thế nhưng có lúc nó bị quên hẳn và gần như biến mất. Tâm huyết với làng nghề truyền thống của chính các hộ sản xuất và chính quyền địa phương, làng gốm dần được khôi phục và đưa vào phục vụ du lịch. Làng gốm ngoài sản xuất các sản phẩm lưu niệm cho du khách, còn sản xuất những gốm mỹ thuật tinh xảo dành cho xuất khẩu, phục vụ công tác trùng tu các công trình cổ ở Hội An. Nhắc đến Hội An là nhắc đến những con phố cổ và ánh sáng lung linh của đèn lồng. Nếu như làng nghề làm đèn lồng trước đây không được phổ biến thì hiện nay, lồng đèn Hội An đã được đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tập thể đèn lồng Hội An. Nhờ sự quan tâm của địa phương, những chiến lược về sản phẩm du lịch đặc thù và sự đồng thuận cùng tham gia của người dân địa phương mà nhiều làng nghề ở Quảng Nam được khôi phục gắn liền với sự phát triển của du lịch. Hiệu quả kép này đã thúc đẩy Hội An trở thành điểm đến hấp dẫn ở Việt Nam. ❖ Khánh Hòa Khánh Hòa nổi tiếng với 2 làng nghề tiêu biểu là làng gốm Trung Dõng và làng đúc đồng Diên Khánh. Trước đây, nghề đúc đồng Diên Khánh (Thôn Phú Lộc Tây, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh) rất thịnh hành trong khu vực. Tuy nhiên, đến giai đoạn chiến tranh, nghệ nhân dần ít đi, nguồn ra ngày càng khan hiếm, nhiều hộ sản xuất đành bỏ nghề. Gần đây với chính sách khôi phục làng nghề của tỉnh Khánh Hòa, nhu cầu về sản phẩm thờ cúng như chân đèn, lư hương và nhiều sản phẩm khác ngày càng cao đã tác động tích cực để các hộ trong làng nghề Diên Khánh quay lại với nghiệp của tổ tiên. Ngày nay, làng nghề còn kết hợp với du lịch, sản xuất nhiều sản phẩm có tính nghệ thuật cao phục vụ cho nhu cầu phong thủy, làm quà lưu niệm, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Khánh Hòa. 32 Làng gốm Trung Dõng ở Thị trấn Vạn Dã, huyện Vạn Ninh hình thành cách nay hơn 2 thế kỷ với những sản phẩm phục vụ chủ yếu cho đời sống sinh hoạt của người dân như bếp lò, nồi, nêu, chân đèn, chậu hoa,... Hiện nay, khoa học phát triển những sản phẩm trên dần bị thay thế nhưng một số sản phẩm của làng gốm vẫn được người dân ưa chuộng. Mặc dù không còn thịnh vượng như xưa, nhưng với nhiều chính sách và sự nỗ lực của chính người dân địa phương làng gốm Trung Dõng vẫn đang được duy trì và khai thác gắn với các tuyến du lịch địa phương. 33 Tiểu kết chương 1 Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa độc đáo mà không quốc gia nào có được trong đó có làng nghề truyền thống. Khai thác các giá trị văn hóa dân tộc của làng nghề truyền thống vào du lịch là việc làm cần thiết trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay. Chương 1 đã trình bày khái quát những lý luận cơ bản về du lịch, hướng đến phát triển bền vững với ba trụ cột là kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường. Chương 1 nêu lên những khái niệm cần thiết để nhận diện làng nghề truyền thống, loại hình du lịch làng nghề đang bắt đầu khởi sắc ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch như tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, chính sách nhà nước, nhu cầu khách,…để làm cơ sở đưa ra những điều kiện để khôi phục làng nghề gắn với phát triển du lịch tại các làng nghề ở Việt Nam. Cuối cùng, tác giả giới thiệu một vài kinh nghiệm khôi phục làng nghề gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương ở Việt Nam cũng như trên Thế giới. Nhìn chung, mỗi nơi đều có những kinh nghiệm hữu ích với những sản phẩm riêng biệt, phản ánh được văn hóa dân tộc, có điểm thu hút khách. Chương 2, tác giả sẽ khái quát về làng nghề Châu Phong, khả năng khôi phục làng nghề gắn với phát triển du lịch nhằm bảo tồn di sản quý báo của đồng bào dân tộc Chăm và đa dạng hóa sản phẩm du lịch ở An Giang. 34 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHÔI PHỤC LÀNG DỆT CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2.1. Khái quát về Thị xã Tân Châu và làng dệt Châu Phong 2.1.1. Khái quát về Thị xã Tân Châu 2.1.1.1. Vị trí địa lý và đơn vị hành chính An Giang là vùng đất có lịch sử khẩn hoang sớm ở miền Nam. Vùng đất này có địa hình độc đáo vừa có đồng bằng, sông ngòi kênh rạch, lại có núi thấp tạo nên những cảnh quan tuyệt đẹp thu hút du khách. An Giang có 02 Thành phố trực thuộc tỉnh, 08 huyện và 01 Thị xã là Tân Châu. Từ xưa đến nay, Tân Châu vốn nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm và lụa. Thị xã Tân Châu nằm ở Tây Bắc tỉnh An Giang, nơi tiếp nhận phù sa và những cơn lũ sớm đổ về trong hệ thống sông Mêkông. Tân Châu có diện tích tự nhiên 17643,71ha [47]. Phía Bắc giáp Campuchia, Đông Bắc giáp huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), Đông Nam giáp huyện Phú Tân, Tây Bắc giáp An Phú, Tây Nam giáp TP Châu Đốc. Hiện nay, Thị xã Tân Châu có 5 phường và 9 xã được trình bày ở bảng 2.1 35 Bảng 2.1 Đơn vị hành chính Thị xã Tân Châu (2016) STT TÊN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH 1 Long Thạnh 2 Long Hưng 3 Long Châu Phường 4 Long Phú 5 Long Sơn 6 Phú Lộc 7 Vĩnh Xương 8 Vĩnh Hòa 9 Tân Thạnh Xã 10 Tân An 11 Long An 12 Châu Phong 13 Phú Vĩnh 14 Lê Chánh (Nguồn: Cục Thống kê An Giang) 2.1.1.2. Khái quát lịch sử hình thành Năm 1832, An Giang là một trong Lục tỉnh Nam kỳ được thành lập gồm 2 phủ Tuy Biên và Tân Thành. Phủ Tuy Biên gồm 2 huyện là Đông Xuyên và Tây Xuyên. Huyện Đông Xuyên nay chính là Thị xã Tân Châu, huyện Chợ Mới và huyện Phú Tân. Năm 1876, sau khi chiếm trọn Nam kỳ, thực dân Pháp cho chia tỉnh An Giang xưa thành các hạt Châu Đốc, Long Xuyên, Trà Ôn, Sóc Trăng thuộc khu vực Hâu Giang và Sa Đéc thuộc khu vực Vĩnh Long. Lúc bấy giờ, Tân Châu thuộc hạt Châu Đốc. Năm 1900, các hạt thuộc tỉnh An Giang xưa đổi thành tỉnh với hạt Trà Ôn thành tỉnh Cần Thơ. Tỉnh Châu Đốc gồm quận Tân Châu tức Thị xã Tân Châu ngày nay. Lúc đó, quận Tân Châu có 03 tổng, 23 xã. Sau quá trình chia tách, đến 1975, quận Tân Châu ổn định mặt hình chính gồm 09 xã. 36 Về phía Chính quyền Cách Mạng, năm 1947, Tân Châu là huyện thuộc tỉnh Long Châu Tiền. Năm 1951, do sát nhập tỉnh Long Châu Tiền và Sa Đéc nên huyện Tân Châu thuộc tỉnh Long Châu Sa. Sau khi đất nước thống nhất 1975, gộp huyện Tân Châu và huyện An Phú thành huyện Phú Châu thuộc tỉnh An Giang (sau quá trình chia tách đã thành lập lại tỉnh An Giang và các tỉnh khác trên cơ sở 2 tỉnh Long Châu Hà, Long Châu Sa). Năm 1991, huyện Tân Châu được tách ra từ huyện Phú Châu. Năm 2009, theo nghị quyết 40/NQ-CP, huyện Tân Châu được nâng cấp thành Thị xã Tân Châu, một phần xã Phú Hiệp huyện Phú Tân được sát nhập vào xã Châu Phong, Thị xã Tân Châu [47]. 2.1.1.3. Khái quát hoạt động du lịch tại Thị xã Tân Châu Thị xã Tân Châu là địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc Chăm. Những làng nghề thủ công truyền thống và những nét văn hóa độc đáo của người Chăm là tài nguyên du lịch quý giá và thu hút ở Tân Châu. Nhắc đến Tân Châu là nhắc đến lãnh Mỹ A đen huyền quý phái vừa bền vừa đẹp. Du lịch ở Tân Châu là tham quan chùa Giồng Thành, ngôi cổ tự được công nhận là Di tích cấp quốc gia năm 1986, tìm hiểu quy trình làm ra những tấm lãnh Mỹ A [47]. Tuy nhiên, điều thu hút du khách ngày nay ở Tân Châu chính là những mảnh thổ cẩm được dệt nên từ bàn tay tỉ mỉ của những cô gái Chăm, là những thánh đường Hồi giáo uy nghiêm soi mình bên dòng sông Mêkông hiền hòa, là những căn nhà sàn hàm chứa nhiều giá trị văn hóa và là những lễ hội độc đáo của dân tộc Chăm. Du lịch Tân Châu những năm gần đây chỉ mới bắt đầu được chú ý với một số loại hình như tham quan, trải nghiệm làng dệt thổ cẩm Châu Phong, 37 dịch vụ homestay, du lịch cộng đồng. Tuy nhiên hoạt động không diễn ra thường xuyên, lượng khách du lịch ít. Hầu hết đồng bào người Chăm không hiểu hoặc chưa hiểu như thế nào là làm du lịch, chính quyền địa phương cũng chưa quan tâm đến phát triển du lịch đúng mức. Hiện trạng duy trì và bảo tồn làng nghề truyền thống của địa phương trong những năm qua đã bắt đầu đi vào hoạt động bằng nhiều chính sách như hỗ trợ vốn, hỗ trợ cơ sở đào tạo,.. nhưng chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm, trong khi đó du lịch là một biện pháp hữu hiệu về đầu ra nhưng chưa được chú trọng. Do vị trí nằm tách biệt trên hệ thống sông Cửu Long nên việc tiếp cận các điểm đến ở Tân Châu còn khó khăn. Hệ thống giao thông nội TX chưa được nâng cấp, chưa có cơ sở lưu trú, ăn uống phục vụ cho du lịch. Những điều trên làm hạn chế lượng khách đến tham quan và lưu lại ở Tân Châu. Bên cạnh đó phải nói đến sự thiếu đa dạng về sản phẩm du lịch của địa phương. Tóm lại, du lịch tại TX Tân Châu chưa phát triển, tiềm năng du lịch có nhưng chưa được khai thác, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư. Điều quan trọng là nhận thức của người dân địa phương và chính quyền về du lịch, những lợi ích mà du lịch mang lại còn hạn chế. Để góp phần phát triển du lịch Thị xã Tân Châu, đề tài tập trung vào khôi phục làng dệt Châu Phong và gắn với phát triển du lịch. Vì làng dệt Châu Phong được xem là có tiềm năng khai thác vào du lịch với các loại hình hướng đến phát triển bền vững như du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng,… 2.1.2. Khái quát về làng dệt Châu Phong Châu Phong là xã có diện tích nhỏ nhất (3,64km2) [41, 30] ở TX Tân Châu nhưng là nơi cư trú đông nhất của cộng đồng người Chăm An Giang. Nơi đây hình thành nên các làng làng dệt nổi tiếng thu hút du khách. 38 2.1.2.1. Vị trí địa lý Xã Châu Phong có hướng Bắc giáp xã Vĩnh Hậu (huyện An Phú), hướng Nam giáp xã Phú Hiệp (huyện Phú Tân), hướng Đông giáp 02 xã Long An và Lê Chánh, hướng Tây được bao bọc bởi sông Hậu, tiếp nối với 02 xã Vĩnh Tường và Đa Phước (huyện An Phú), qua phà Châu Giang đến TP. Châu Đốc. Trong 05 ấp ở xã Châu Phong5 thì làng dệt Châu Phong tập trung chủ yếu ở ấp Phũm Soài. Người Chăm có mặt ở Phũm Soài từ rất sớm. Theo người dân ở đây, từ Phũm Soài ban đầu gọi là Phum Soài6. Sau này người Việt đọc trại thành Phũm Soài và giữ nguyên cho đến nay. Hiện tại có sự nhầm lẫn về tên gọi giữa Châu Giang và Châu Phong. Châu Phong là tên đơn vị hành chính “xã” thuộc TX.Tân Châu. Châu Giang là tên gọi của một HTX, một làng Chăm hiện tại thuộc xã Châu Phong. Vì vậy, khi đề cập đến làng dệt thổ cẩm Châu Phong tức bao gồm nhiều làng Chăm, nhiều làng nghề trong đó có một làng Chăm là Châu Giang. Qua quá trình khảo sát thực tế của tác giả, Châu Giang là một làng Chăm nổi tiếng với nghề thêu tay trong khi Châu Phong lại là thương hiệu của làng dệt thổ cẩm người Chăm. Tuy nhiên sau khi thành lập HTX dệt thêu Châu Giang thì có một số người gọi gộp chung làng dệt, làng thêu tay là làng dệt thổ cẩm Châu Giang. Việc gọi gộp này gây ra sự nhầm lẫn giữa tên đơn vị hành chính, tên thương hiệu làng dệt “Châu Phong”, và làng thêu tay “Châu Giang”. 2.1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển Cùng với sự phát triển thịnh vượng của lãnh Mỹ A, nghề dệt thổ cẩm ở Châu Phong góp phần vào sự phát triển của nghề dệt nói chung ở Tân Châu. Theo điều tra của A. Labussière, năm 1880 có 14 làng Chăm Islam cư trú dọc Phũm Soài, Vĩnh Tường 1, Vĩnh Tường 2, Vĩnh Lợi 1, Vĩnh Lợi 2. Phum là xóm trong tiếng Khmer. Soài là xóm trồng nhiều cây soài. Hiện tại, nơi đây còn các địa danh Hàng Soài Trên, Hàng Soài Dưới. 5 6 39 bờ sông Tiền và sông Hậu [31, 121]. Hoạt động kinh tế chủ yếu là buôn bán, đánh bắt cá, dệt thổ cẩm. Nam giới đảm nhiệm công việc buôn bán, đánh bắt cá. Phụ nữ tuyệt đối không được tham gia các hoạt động xã hội bên ngoài. Họ có bổn phận ở nhà chăm sóc chồng, con, thời gian còn lại họ dệt vải hoặc thuê thùa. Vì vậy, có thể nói nghề dệt hình thành rất sớm ngay từ khi người Chăm Islam dừng chân cư trú tại An Giang. Đầu thế kỷ XX, nhiều gia đình người Chăm có đến 7 – 8 khung dệt. Năng suất lao động tăng do sự cải tiến khung dệt. Những năm 1975, sản phẩm của làng dệt Châu Phong rất hưng thịnh, nổi tiếng ở khắp nơi như Camphuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Indonesia thậm chí Ấn Độ nhờ vào hoa văn tinh xảo, màu sắc tự nhiên và vải mịn. Đến những năm 1980 với sự xuất hiện của nhiều hàng hóa từ nhiều nước, sản phẩm của làng dệt Châu Phong dần mất chỗ đứng trên thị trường, khả năng cạnh tranh thấp, đầu ra khó khăn, nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm dẫn đến nhiều khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Năm 1982, tổ hợp dệt của người Chăm ra đời ở Phũm Soài với sản phẩm chính là khăn choàng tắm và vải mùng. Ngoài đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng tại địa phương, tổ hợp còn dệt gia công cho thương nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, đến năm 1986, sau khi chế độ bao cấp bị xóa bỏ, tổ hợp phải tự xoay sở tất cả các khâu. Khó khăn lại chồng chất đặc biệt là khả năng cạnh tranh với các hàng dệt từ Thái Lan, từ đó tổ hợp dần tan rã do không tìm được đầu ra. Trước nguy cơ bị mai một, năm 1995 – 1996, HTX dệt thêu Châu Giang được thành lập nhằm hỗ trợ người Chăm đóng khung, mua nguyên liệu để tiếp tục sản xuất. HTX khuyến khích các hộ tham gia đa dạng hóa sản phẩm không chỉ phục vụ cho nhu cầu địa phương mà còn cho du lịch. Vấn đề đầu ra 40 dần dần có tính hiệu khả quan. Năm 2001, HTX thành lập 2 điểm chuyên sản xuất các sản phẩm từ thổ cẩm ở Tân Châu và Châu Đốc, phối hợp với các cơ sở may gia công ở quận Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh) nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Đặc biệt, năm 2002 HTX tham gia hội chợ thương mại ở Phnôm Pênh nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm [31, 122]. Dù có nhiều khởi sắc nhưng làng dệt Châu Phong đang gặp rất nhiều khó khăn. Thị trường tiêu thụ còn hạn chế chủ yếu là cộng đồng địa phương và khách vãng lai. Sản phẩm chưa đa dạng về kiểu mẫu, chất lượng chưa đảm bảo do thiếu nguyên liệu, thương hiệu chưa được quảng bá hiệu quả nên chưa thể cạnh trạnh ở các thị trường lớn. 2.1.2.3. Quy trình sản xuất và các sản phẩm chính a. Quy trình sản xuất Để tạo ra một sản phẩm, người dệt tại Châu Phong phải trãi qua nhiều công đoạn. Mặc dù từng sản phẩm khác nhau có thể có những công đoạn đặc thù riêng và khác nhau về thời gian hoặc kỹ thuật, song qui trình cơ bản cho hầu hết các sản phẩm gồm có 4 bước theo sơ đồ 2.1 dưới đây. Sơ đồ 2.1: Qui trình dệt thổ cẩm ở làng dệt Châu Phong Chập sợi Nhuộm màu Dệt thành phẩm May thành phẩm (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bước 1 Chập sợi: Những sợi chỉ nhỏ (gọi chung cho tất cả các nguyên liệu khác như coton, nylon) sau khi được lấy từ tằm, hoặc mua về (đối với coton, nylon) sẽ được chập lại thành sợi có đường kính to hơn. Bước 2 Nhuộm màu: Sau khi chập sợi chỉ sẽ được nhuộm màu bằng nguyên liệu tự nhiên hoặc công nghiệp. Nguyên liệu tự nhiên thường là các 41 loại lá cây, vỏ cây. Nguyên liệu công nghiệp chủ yếu là các màu hóa học nhuộm trực tiếp trên các loại sợi cotton hoặc nylon. Bước 3 Dệt thành phẩm: Sau khi nhuộm màu, chỉ sẽ được xếp lên khung dệt theo những quy tắc riêng về độ dày, màu sắc nhằm tạo ra các hoa văn riêng biệt. Đây là bước quan trọng tạo nên giá trị thẩm mỹ cho từng sản phẩm. Ở bước này đòi hỏi người thợ có óc quan sát, sự tỉ mỉ và cẩn thận. Người thợ cũng trở thành người nghệ sĩ. Cách xếp đặt bố trí từng sợi chỉ dệt là bí quyết riêng của từng người thợ nhằm tạo ra những hoa văn theo ý muốn. Bước 4 May thành phẩm: Sau khi được dệt các tấm thổ cẩm sẽ được may thành nhiều sản phẩm khác nhau như túi xách, khăn choàng tắm, áo, nón,…. b. Các sản phẩm chính Sản phẩm của làng dệt Châu Phong có sự thay đổi đáng kể qua từng giai đoạn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường luôn đa dạng và thay đổi liên tục. Ở những thập niên đầu hình thành, sản phẩm chủ yếu của làng dệt chủ yếu là những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương bao gồm xà rông, khăn choàng tắm. Sau khi HTX Châu Giang thành lập, bước tiến vượt bậc của làng dệt Châu Phong là tìm hướng đa dạng hóa sản phẩm. Song song với các mặt hàng truyền thống, làng dệt còn tạo ra những sản phẩm mới phục vụ chính cho hoạt động du lịch như nón Chăm, khăn choàng, quần áo thổ cẩm, chăn, hàng lưu niệm từ thổ cẩm như ví, túi xách,….Bên cạnh việc đưa thổ cẩm vào các sản phẩm lưu niệm, làng dệt Châu Phong còn nhập những thành phẩm của các làng dệt khác nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách. Tuy nhiên, việc làm này ít nhiều ảnh hưởng đến tính đặc trưng độc đáo riêng của làng nghề. 42 2.1.2.4. Khả năng khôi phục và gắn với phát triển du lịch của làng dệt Châu Phong Để đánh giá khả năng khôi phục và gắn với phát triển du lịch của làng nghề cần dựa vào các điều kiện dưới đây. a. Nhu cầu của thị trường Không giống như những nghề truyền thống khác, nghề dệt nói chung và dệt thổ cẩm ở Châu Phong nói riêng luôn có sức hút trên thị trường. Vấn đề ở đây chính là làm sao đáp ứng đúng thị hiếu của khách. Các sản phẩm của làng dệt Châu Phong trước tiên là đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của cư dân địa phương, đa dạng hóa hàng hóa mua sắm tại các quầy lưu niệm trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, thổ cẩm còn là nguồn cảm hứng để nhiều nhà thiết kế thời trang ứng dụng vào những sáng tạo của họ nhằm tạo ra sức sống mới cho thổ cẩm. Các du khách đặc biệt là Châu Âu rất ưa chuộng thổ cẩm. Họ trân trọng những giá trị tạo nên từ bàn tay khóe léo và cần mẫn của người phụ nữ Chăm. Họ hiểu được đằng sau mỗi tấm thổ cẩm là một kho tàng văn hóa được tiếp nối từ nhiều thế hệ. Ngoài ra, thị trường các nước như Campuchia, Malaysia, Indonesia thậm chí Ấn Độ cũng là những thị trường tiềm năng để làng dệt Châu Phong hướng đến. b. Trình độ tay nghề và đội ngũ lao động Châu Phong là xã có nhiều đồng bào Chăm sinh sống, hầu hết phụ nữ Chăm đều biết thêu khăn hoặc dệt thổ cẩm. Vấn đề đặt ra là làm sao để họ quay lại với khung dệt thay vì phải mưu sinh bằng hình thức khác. Đa số đội ngũ lao động ở Châu Phong là phụ nữ. Nghề dệt họ học từ bà, từ mẹ ở gia đình. Ở những giai đoạn phát triển số lao động trực tiếp trong nghề dệt gần như toàn bộ phụ nữ Chăm ở Phũm Soài, thậm chí nam giới cũng vào khung dệt. Ngày nay, số người giữ nghề dệt giảm nhiều chỉ còn vài hộ 43 tiêu biểu là gia đình bác Mohamad. Tuy nhiên, nếu có những chính sách tạo điều kiện để đồng bào Chăm sinh sống bằng nghề dệt thay vì phải mưu sinh bằng nhiều hình thức khác thì chắc chắn lực lượng lao động ở đây sẽ tăng lên đáng kể. Về trình độ tay nghề, hầu hết các sản phẩm ở các hộ dệt ra đều có chất lượng gần như nhau và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Người có tay nghề cao được xem là “lão làng” tại Phũm Soài hiện nay chỉ có thể là gia đình bác Mohamad. Đa phần phụ nữ trong vùng đều tìm đến gia đình bác để học nghề. Gia đình bác cũng là nơi lưu giữ những khung dệt, sợi tơ quý và là người nắm rõ nhất những quy trình dệt. c. Trình độ khoa học công nghệ Việc áp dụng khoa học công nghề tại làng dệt Châu Phong còn khá hạn chế. Mặc dù đã được cơ giới hóa khung dệt nhưng nhiều khâu còn làm bằng thủ công như cắt vải, quay sợi,… Việc vận dụng các kỹ thuật công nghệ vào những sản phẩm mới có chứa thổ cẩm hầu như chưa được biết đến. Từ khâu sản xuất thành phẩm đến buôn bán đều chưa được lưu trữ trên một hệ thống nhằm đánh giá năng suất và lợi nhuận. Làng dệt Châu Phong cũng chưa vận dụng công nghệ trong công tác giới thiệu về thổ cẩm cho khách du lịch, chưa vận dụng vào công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm. Chính vì chưa vận dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, buôn bán và quảng bá nên làng dệt Châu Phong chưa có vị trí xứng đáng trên thị trường Việt Nam và khu vực. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là vận dụng khoa học công nghệ như thế nào để vừa tăng năng suất, hiệu quả kinh tế nhưng vẫn giữ được nét độc đáo của làng dệt. Đây sẽ là vấn đề cần được chính quyền, các chuyên gia về ngành dệt và cộng đồng địa phương cùng nhau đưa ra những hướng giải pháp cụ thể, thẳng thắn và hiệu quả. 44 d. Chính sách của chính quyền địa phương Theo qui hoạch phát triển chung của tỉnh, du lịch được cho là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh An Giang. Tỉnh đã có những chính sách và chiến lược cụ thể nhằm chỉ đạo chính quyền các địa phương trong đó liên quan trực tiếp đến làng dệt Châu Phong. Hướng phát triển của làng dệt là tiếp tục đẩy mạnh việc khôi phục làng dệt từ chính các hộ đồng bào Chăm. Khai thác tiềm năng du lịch của làng dệt Châu Phong vào du lịch, tạo ra các sản phẩm đặc thù của làng nghề phục vụ nhu cầu du lịch. Du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, loại hình lưu trú homestay sẽ là những hướng phát triển hiệu quả cho làng dệt Châu Phong. e. Cơ sở hạ tầng và cơ sở kỹ thuật du lịch Cơ sở hạ tầng Châu Phong còn tương đối hạn chế. Hệ thống đường làng mặc dù đã được lát nhựa nhưng nhỏ, phương tiện có kích thước và trọng tải lớn bị giới hạn. Để đến với xã Châu Phong nhất thiết phải qua phà. Nhìn chung, xã Châu Phong nói chung và làng dệt Châu Phong tại ấp Phũm Soài nói riêng về cơ bản khó khai thác các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng do thiếu cơ sở lưu trú tiêu chuẩn cho khách. Tuy nhiên lại thích hợp để phát triển du lịch cộng đồng, lưu trú homestay, du lịch làng nghề, du lịch văn hóa nhờ vào những ngôi nhà Chăm cổ, các thánh đường và làng dệt Châu Phong. f. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương Dệt thổ cẩm vốn là nghề truyền thống của đồng bào Chăm. Nếu có thể tạo điều kiện cho họ sống với nghề, tức nghề dệt có thể mang lại thu nhập kinh tế nuôi sống được gia đình thì đồng bào Chăm chắc chắn sẽ tham gia vào việc khôi phục và phát triển làng nghề. Vấn đề đặt ra là định hướng và hỗ trợ họ như thế nào cho hợp lý. 45 Sự tham gia của người Chăm vào hoạt động lịch nhằm giới thiệu và bán sản phẩm của làng dệt là điều tất yếu một khi làng dệt được đầu tư khôi phục và phát triển. Với tình yêu nghề truyền thống, mặc dù chỉ còn vài họ bám trụ với nghề, nhưng tâm huyết của họ dành cho thổ cẩm là rất lớn. Vì vậy có thể khẳng định, chỉ cần có hướng đầu tư hợp lý và bài bản thì người Chăm sẽ quay lại khôi phục và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm. g. Một số điều kiện khác Các yếu tố như nguồn nguyên liệu, nguồn vốn,.. tại làng dệt Châu Phong cũng là vấn đề cần nghiên cứu. Hiện tại làng dệt cũng đang cố gắng tìm nguồn nguyên liệu mới đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý. Dù vậy làng dệt vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư từ chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội khác. Nếu tìm được nguồn đầu tư, nguồn nguyên liệu chắc chắn làng nghề sẽ có được khôi phục và có bước phát triển mới. Từ việc phân tích những điều kiện trên chứng tỏ rằng mặc dù còn nhiều khó khăn nhất là về vốn đầu tư, nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng nhưng làng dệt Châu Phong có nhiều khả năng để khôi phục và khai thác vào hoạt động du lịch. Những điều kiện chủ chốt như nhu cầu thị trường, chính sách của chính quyền địa phương, sự đồng thuận của người dân địa phương sẽ giúp cho việc khôi phục làng nghề và gắn với phát triển du lịch diễn ra thành công. Việc khôi phục và gắn với phát triển du lịch sẽ được tiến hành song song. Du lịch được cho là một biện pháp hữu hiệu trong việc giúp khôi phục làng dệt nhờ vào việc tìm được đầu ra cho sản phẩm, góp phần quảng bá thương hiệu, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. 46 2.2. Tình hình khôi phục làng dệt Châu Phong, tỉnh An Giang gắn với phát triển du lịch 2.2.1. Về nguồn nguyên liệu Nghề truyền thống nào cũng vậy, nguyên liệu được xem là tiền đề quan trọng để hình thành nên làng nghề. Nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm đặc trưng thường là nguyên liệu tại chỗ, nguyên liệu có sẵn. Đối với làng dệt Châu Phong, nguyên liệu đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Nguyên liệu dệt ngày xưa của làng nghề là những sợi tơ tằm tự nhiên. Tuy nhiên, số lượng tơ theo thời gian ngày càng khan hiếm. Nguyên liệu chủ yếu ngày nay là coton hoặc nylon. Sự khác biệt về nguyên liệu dẫn đến sự thay đổi về nhiều mặt có lợi lẫn có hại cho quá trình sản xuất, chất lượng và giá thành sản phẩm của làng dệt Châu Phong. Sợi tằm ngày xưa cho ra sản phẩm chất lượng tốt, đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc đặc biệt là vải rất hút mồ hôi. Tuy nhiên, qui trình sản xuất với nguyên liệu tơ tằm rất vất vả, từ công đoạn quay tơ, kéo sợi và nhuộm màu. Sợi tơ sau khi quay xong đưa vào khung sắp xếp hoa văn tương đối khó hơn cotton hoặc nylon. Những sản phẩm tạo ra từ tơ tằm chất lượng và giá thành cao nên phần nào cũng khó khăn trong việc tiêu thụ. Theo cô Xayma, một thợ dệt trong làng, hiện nay, các nguyên liệu như coton, nylon thay thế gần như hoàn toàn tơ tằm7. Nguyên nhân do tơ tằm ngày càng khan hiếm, giá thành cao, trong khi giá cotton hoặc nylon lại rẻ. Giá sợi coton các loại dao động từ 60.000 – 80.000/kg trong khi giá sợi tơ tằm khoảng 140.000 – 150.000/kg8. Qui trình sản xuất với nguyên liệu mới không mất nhiều thời gian do được mua sẵn từ các nhà cung cấp. Nguyên liệu này có màu nhuộm đa dạng, bắt mắt và sợi nhuyễn. Khi đưa vào bố trí hoa văn cũng 7 8 PL 5, Trích biên bản phỏng vấn số 2, Tr. 128 – 129. Giá khảo sát thực tế tại chợ Tân Châu (An Giang) và chợ Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh). 47 khá dễ dàng tạo ra nhiều hoa văn mới lạ. Sản phẩm tạo ra từ nguyên liệu mới khá đa dạng về màu sắc và hoa văn nên đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm thường thô hơn so với tơ, khả năng hút ẩm kém nên khó được đánh giá cao về chất lượng đối với những thị trường cao cấp. Khó khăn hiện nay mà làng dệt đang gặp phải là sự mâu thuẫn giữa nguồn cung cấp nguyên liệu và chất lượng, giá thành sản phẩm. Làng nghề luôn mong muốn hướng đến nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách sử dụng tơ tằm hoặc tơ tằm kết hợp các nguyên liệu mới nhằm khắc phục những hạn chế của từng loại nguyên liệu. Nhưng nguồn cung cấp tơ tằm hiện nay hầu như không có. Nếu có thì giá thành cao không thể sản xuất được. Vì vậy bắt buộc làng nghề nếu muốn duy trì phải sử dụng các nguyên liệu hiện có, dễ tìm giá thành hợp lý. Tuy nhiên, sản phẩm tạo ra từ các nguồn nguyên liệu khác tơ tằm chất lượng không cao, không đáp ứng nhu cầu của những vị khác khó tính. Ngược lại, nếu làng dệt vẫn cố gắng duy trì sản xuất bằng nguyên liệu truyền thống thì giá thành mỗi sản phẩm bắt buộc phải tăng dẫn đến khả năng cạnh tranh giảm, thị trường tiêu thụ hạn chế. Thêm một nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu là do các thương nhân Trung Quốc giả danh là các doanh nghiệp Việt Nam thu mua các sợi tơ với giá cao hơn khoảng 50.000/kg làm cho nguồn nguyên liệu tơ trong nước bị khan hiếm. Thêm vào đó là sự phát triển ồ ạt không thể quản lý và kiểm tra chất lượng tơ của các cơ sở nuôi tằm, sản xuất tơ, làm cho tơ nguyên liệu dần giảm giá trị [54]. Về phẩm nhuộm cũng đó sự thay đổi đáng kể. Các nguyên liệu và kỹ thuật nhuộm truyền thống xưa hầu như đã thất truyền, không còn được sử dụng. Một số người Chăm trong xã Châu Phong chỉ còn kể lại một số nguyên 48 liệu mang tính truyền khẩu như màu đen được lấy từ lá chum bầu ngâm với bùn non, màu nâu lấy từ vỏ cây, màu xanh lấy từ cây chàm,.. Ngày ngay, các phẩm nhuộm đều được thay bằng hóa màu hoặc được nhuộm sẵn từ các cơ sở sản xuất tơ, sợi sau đó được các hộ người Chăm mua về9. 2.2.2. Về cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất Để làm ra một tấm thổ cẩm cần có rất nhiều dụng cụ như giá tách hạt, cung bật bông, xa quấn tơ, xa bắt chỉ, xa đánh ống, giá mắc sợi, khung xỏ go,… Các dụng cụ trên đều được tạo tác và sử dụng một cách thủ công vào giai đoạn chuẩn bị các sợi tơ, chấp sợi, quay thành cuộn, đánh ống để chuẩn bị cho khâu tiếp theo là bắt go lên hoa văn và chuẩn bị vào khung dệt. Các dụng cụ trên ngày nay đã dần được thay thế bởi nguyên liệu thay đổi từ sợi tơ sang cotton hoặc nylon. Kỹ thuật dệt truyền thống của người Chăm Châu Phong chia làm 2 loại cơ bản. Loại dệt dạng tấm dành cho các sản phẩm có kích thước lớn như xà rong, khăn tắm, khăn quàng, mền, ga giường,…Loại dệt dạng dải dành cho các sản phẩm có dạng dài, kích thước nhỏ như dây thắt lưng, nón, …Mỗi loại dệt sẽ có những kỹ thuật riêng biệt. Nhìn chung các kỹ thuật đều sử dụng sức người là chủ yếu. Trong quá trình cộng cư với người Khmer, người Hoa, đồng bào Chăm đã tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm kỹ thuật nhằm cải tiến khung dệt truyền thống. Những năm đầu thế kỷ 20, khung dệt của người Chăm có nhiều cải tiến. Nếu như trên khung dệt bằng thoi mỗi ngày trung bình một người dệt được 50 – 70 cm và mất 3 ngày để có 01 tấm xà rông 2m, thì trên khung dệt cải tiến mỗi ngày một người có thể cho ra 10 khăn choàng tắm, 4 – 5 xà rông coton hoặc 2 xà rông tơ [31,120]. Mặc dù có những nét cơ bản tương đồng về kỹ 9 PL 5, Trích biên bản phỏng vấn 2, Tr. 128 – 129. 49 thuật dệt với người Chăm ở Mỹ Nghiệp nhưng từ rất sớm, người Chăm ở Châu Phong đã cải tiến khung dệt để tăng năng suất và sản lượng hàng hóa. Với khung dệt cải tiến người Chăm ở Châu Phong không chỉ dệt ra được những tấm vải đơn lẻ mà có thể tạo ra những cuộn vải với số lượng lớn. Với những bước cải tiến vượt bật này người Chăm Châu Phong đã tạo ra những cơ hội lớn cho nghề truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, bước cải tiến này chỉ dừng ở mức độ thay đổi kỹ thuật chưa có vận dụng bất kỳ công nghệ kỹ thuật tiên tiến nào vào các công đoạn sản xuất. Với đặc thù là nghề thủ công truyền thống, bắt buộc phải có sự tham gia của bàn tay con người ở những công đoạn như xếp hoa văn trên khung dệt. Còn lại một số công đoạn như kéo sợi, nhuộm màu,.. có thể vận dụng các thiết bị máy móc để giảm thời gian công sức của nhân công, gia tăng năng suất, giá thành giảm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tóm lại, kỹ thuật sản xuất ở làng dệt Châu Phong đã có cải tiến so với một số làng dệt thổ cẩm như Mỹ Nghiệp giúp năng suất lao động tăng. Tuy nhiên, làng dệt vẫn chưa vận dụng bất kỳ tiến bộ khoa học công nghệ, hệ thống tự động hóa nhằm tiết kiệm thời gian, giảm sức lao động cho con người. Vấn đề đặt ra là làm thế nào vừa có thể dụng tiến bộ khoa học, máy móc vào sản xuất nhưng vẫn được những giá trị truyền thống vốn có của làng dệt. 2.2.3. Về sản phẩm 2.2.3.1. Sản phẩm phục vụ nhu cầu tại chỗ Sản phẩm chính của làng dệt chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng địa phương như xà rông, khăn choàng tắm, nón,… Theo truyền thống xà rông thường màu trắng, hoặc màu sẫm, tối, không có hoa văn. Ngày nay, đáp ứng nhu cầu đa dạng hơn làng dệt đã cải tiến thêm 50 nhiều màu sắc như màu xanh lá, xanh dương sẫm, nâu sẫm, nâu đất,.. hoa văn đa dạng hơn như sọc ca rô. Chiếc khăn đội đầu của người Chăm là một sản phẩm đặc biệt của làng dệt Châu Phong. Khăn được dệt từ nhiều chất liệu và hoa văn rất đa dạng. Sau khi dệt xong khăn có thể đính thêm ren hoặc hạt cườm. Nón của nam giới được may bằng kỹ thuật mới, vải coton chỉ có 1 phần là dệt thổ cẩm nhằm trang trí cho chiếc nón. Khăn choàng tắm chủ yếu là sọc ca rô, màu sắc đa dạng bắt mắt. Ngoài các sản phẩm phục vụ đời sống thường nhật, làng dệt cũng có những sản phẩm phục vụ các dịp lễ nhưng số lượng không nhiều, thường chỉ làm theo đơn hàng. Tuy nhiên, sản phẩm của làng dệt không cạnh tranh lại với các sản phẩm khác về tính đa dạng màu sắc và kiểu mẫu. Thêm vào đó là giới trẻ đồng bào Chăm có xu hướng mặc Âu phục nên nhu cầu cũng giảm, người dệt cũng không thiết tha sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới. 2.2.3.2. Sản phẩm phục vụ khách du lịch Sản phẩm phục vụ du lịch chủ yếu là túi sách, bóp, ví, khăn choàng, khăn tay, áo khoác, túi xách, ba lô… Các sản phẩm được may từ nhiều chất liệu vải khác nhau, sau đó đính lên hoa văn của làng dệt, hoặc một phần của sản phẩm chứa thổ cẩm. Nhìn chung sản phẩm phục vụ cho du lịch chưa đa dạng, du khách có ít sự lựa chọn. Sản phẩm không có điểm nhấn và nét riêng biệt so với các sản phẩm ở các làng dệt thổ cẩm khác. Một số sản phẩm được mua lại từ nhiều nơi và bày bán chung ít nhiều làm giảm giá trị của sản phẩm của làng dệt Châu Phong. Cách bày trí sản phẩm đơn điệu và không tạo được ấn tượng mạnh cho người mua. Ngoài những sản phẩm làm quà lưu niệm nêu trên, hiện nay khi đến với hộ của bác Mohamad, du khách còn được nghe thuyết minh về quy trình dệt thổ cẩm của người Chăm An Giang, có thể trải nghiệm công đoạn dệt ngay tại 51 cơ sở. Đây cũng là những nỗ lực nhằm thu hút du khách, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm và khám phá văn hóa của một bộ phận du khách, đặc biệt là khách quốc tế. 2.2.4. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ chủ yếu của làng dệt hiện nay là cộng đồng địa phương, các quầy lưu niệm, các chợ lớn hoặc liên kết với các cơ sở may mặc ở TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ và khách du lịch. Mặc dù hiện nay người Chăm ở An Giang vẫn mặc trang phục truyền thống hằng ngày hoặc vào những dịp lễ nghi của gia đình và cộng đồng nhưng hầu hết đều may từ các chất liệu tổng hợp, hoặc mua hàng may sẵn chứ không phải vải từ dệt thổ cẩm truyền thống của làng nghề. Một số gia đình khá giả có xu hướng mặc xà rông, khăn đội đầu,… sản xuất từ Malaysia, Indonesia, Campuchia hoặc Thái Lan. Vì cơ bản về hình thức là tương đồng, nhưng chất liệu vải từ các quốc gia trên tốt hơn, giá thành lại hợp lý. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc cư trú gần biên giới, thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa trong đó có vải vóc, quần áo, nên người Chăm hay chuộng các loại hàng hóa từ các nước tương đồng văn hóa đặc biệt là từ các quốc gia Hồi giáo bên ngoài Việt Nam. Một nguyên nhân khác là giá thành của làng dệt đắt hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Một khăn trùm đầu coton thêu tay tại làng dệt có giá là 500.000 đồng, trong khí một khăn trùm đầu may sẵn giá chỉ khoảng 100.000 đồng10. Độ bền, màu sắc, hoa văn của các sản phẩm may sẵn có chất lượng tốt hơn so với sản phẩm của làng dệt. Nhiều gia đình người Chăm mặc dù vẫn muốn duy trì nghề truyền thống, sử dụng các sản phẩm của làng nghề 10 Giá do tác giả khảo sát thực tế 22/02/2018. 52 nhưng đời sống kinh tế bắt buộc họ phải tính đến các khoảng chi tiêu sao cho tiết kiệm và hiệu quả. Qua khảo sát tại một số quầy lưu niệm và chợ nổi tiếng ở An Giang và TP.HCM11 cho thấy các sản phẩm của làng dệt Châu Phong ít xuất hiện trên thị trường. Tại chợ Tân Châu có thể tìm thấy quần áo của người Chăm nhưng lại không phải xuất xứ từ làng dệt Châu Phong mà chủ yếu là nhập khẩu từ Camphuchia hoặc Thái Lan. Một số gian hàng có bán sản phẩm của làng dệt Châu Phong nhưng cũng khó kiểm định hàng thật hay giả. Số khác thì bảo rằng mặt hàng của làng dệt giá cao, mẫu mã không đa dạng, khó tiêu thụ nên họ không thu mua về buôn bán. Ở khu vực TP. Hồ Chí Minh đặc biệt tại chợ Bến Thành, các sản phẩm thổ cẩm làm quà lưu niệm rất được du khách trong và ngoài nước ưa thích. Tuy nhiên khi hỏi về sản phẩm của làng dệt người Chăm Châu Phong thì hầu hết các tiểu thương đều không có hàng hoặc có chăng chỉ là quần áo của người Chăm nói chung. Do các sản phẩm phục vụ khách du lịch còn đơn điệu và trùng lặp với nhiều làng dệt khác trên cả nước nên mức độ du khách mua sản phẩm ở đây cũng hạn chế. Hầu như du khách có thể tìm thấy những hoa văn đặc trưng của người Chăm ở các các làng dệt người Chăm khác như Mỹ Nghiệp hoặc tại các quầy lưu niệm tỉnh An Giang, TP. Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh. Du khách chưa tìm thấy sự thu hút đặc biệt khi tham quan tại làng dệt, chưa tìm thấy sự thuyết phục để dẫn đến quyết định mua sản phẩm ở đây. Chưa kể đến là sản phẩm để làm quà tặng hoặc trang trí nội thất, ngoại cảnh không đa dạng, thiếu tính đầu tư. Bên cạnh đó là cơ chế giá cả cần phải điều chỉnh để nâng tầm giá trị, tính độc quyền của mỗi sản phẩm tại làng dệt, nhưng đồng thời vẫn mở rộng thị trường tiêu thụ. Khảo sát tại An Giang: chợ Tân Châu, chợ Châu Đốc, các quầy lưu niệm tại KDL núi Sam. Khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP. Hồ Chí Minh. 11 53 2.2.5. Về nguồn nhân lực Tương tự nhiều nghề truyền thống khác, làng dệt thổ cẩm Châu Phong được duy trì bằng phương thức truyền dạy trong gia đình, “mẹ truyền con nối”. Người mẹ sẽ truyền dạy tất cả kinh nghiệm dệt thổ cẩm từ công đoạn chập sợi cho đến tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh trước khi con gái lấy chồng. Vì vậy, hầu hết các cô gái đều biết dệt trước khi kết hôn nghĩa là ở độ tuổi 18 – 22 thiếu nữ Chăm đã có thể dệt. Tuy nhiên để trở thành một người thợ lành nghề thì cần có thời gian khá dài để tập luyện12. Trong khi thời gian để học nghề và trở thành thợ lành nghề quá dài nhưng thu nhập lại không ổn định dường như không thể nuôi sống được bản thân người thợ. Do đó, vì mưu sinh, nhiều người thợ lành nghề dần bỏ nghề, chuyển sang buôn bán nhỏ tại nhà, theo chồng làm ăn xa, làm công nhân,.... Một thực trạng đáng buồn là hiện nay thế hệ trẻ con cái đồng bào Chăm dù muốn kế thừa truyền thống làng dệt nhưng vì đời sống kinh tế đều lên TP học tập, lập nghiệp hoặc làm công nhân trong các công ty13, chưa kể đến một bộ phận đáng kể thanh niên đồng bào Chăm không muốn lưu giữ làng nghề truyền thống của gia đình. Theo họ nghề truyền thống không có cơ hội phát triển vì không lại lợi ích kinh tế, không thể giúp họ nuôi sống bản thân gia đình. Đời sống còn nhiều khó khăn thì khó mà bàn đến việc lưu giữ nghề truyền thống. Đây là dấu hiệu đáng báo động làng nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở Phũm Soài có nguy cơ biến mất nếu không có biện pháp hỗ trợ họ, đặc biệt là từ chính quyền địa phương sở tại. Một nguyên nhân gắn liền với văn hóa của người Chăm là hạn chế sự giao lưu và phát triển của phụ nữ Chăm. Mặc dù quan niệm này ngày nay đã thoáng hơn, nhưng hầu hết phụ nữ Chăm rất ít khi chủ động tìm thị trường 12 13 Có thể là 10 năm hoặc hơn để được cộng đồng làng nghề công nhận là thợ dệt lành nghề. PL 5, Trích biên bản phỏng vấn 1, Tr. 126 – 127. 54 cho sản phẩm của mình. Họ thường an phận ở nhà và làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ. Yếu tố này cũng phần nào tác động gián tiếp đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Không riêng làng nghề nào, yếu tố con người là yếu tố quan trọng, đặc biệt là những người thợ lành nghề, người có khả năng truyền dạy lại cho thế hệ sau. Họ là những hạt nhân quý báu giúp lưu giữ, khơi dậy lòng tự hào, tiếp lửa cho thế hệ sau chứ không phải là những danh hiệu được Nhà nước công nhận. Theo ghi nhận, tại xã Phũm Soài vẫn có các lớp tập huấn nghề do HTX Châu Giang tổ chức nhưng số lượng người tham gia ngày càng giảm. Ban đầu lớp tập huấn thu hút hơn 30 người, đến năm 2013 chỉ còn 3 thành viên bám trụ [31, 124]. Hiện nay, theo bác Mohamad, chủ nhiệm HTX Châu Giang cho biết chỉ trong làng chỉ còn 2 hộ tiếp tục sản xuất thổ cẩm, một số lấy hàng từ 2 hộ này về bày bán. Số hộ còn lại mặc dù vẫn còn khung dệt nhưng do thiếu vốn, thu nhập không đủ nuôi sống gia đình nên đã không tiếp tục theo nghề. Bên cạnh nhân tố quan trọng là những người thợ, để khai thác làng nghề vào du lịch, HTX Châu Giang đã liên kết với một số đơn vị lữ hành nhằm tập huấn các kỹ năng nghề Hướng dẫn cho các hộ dân trong xã Châu Phong. Tuy nhiên, hoạt động không hiệu quả, người dân tham gia chủ yếu vì lợi ích kinh tế, chưa thấy được mối quan hệ mật thiết giữa du lịch và làng nghề cũng như những tác động tích cực, tiêu cực của du lịch đến làng nghề. Hiện nay, xã Châu Phong chưa có cán bộ chuyên trách về hoạt động du lịch. Điều này phần nào gây khó khăn trong công tác quản lý cũng như đưa ra những chính sách nhằm thúc đẩy làng nghề và du lịch địa phương phát triển trong mối quan hệ tương hỗ. 55 2.2.6. Về khách du lịch và doanh thu du lịch 2.2.6.1. Khách du lịch Hiện nay chưa có một số liệu thống kê chính thức nào về lượng khách tham quan ở làng dệt Châu Phong. Nếu có cũng là những số liệu từ năm 2013 trở về trước. Nguyên nhân do lượng khách không ổn định, hoạt động du lịch gần như ngưng trệ nên các cán bộ địa phương không thể tiến hành khảo sát thống kê. Theo báo cáo “Tình hình thực hiện Nghị quyết Đảng ủy năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014”, trong năm 2013, làng dệt Chăm Châu Phong (toàn xã) đã đón ước khoảng 10.800 lượt khách trong 5.549.000 lượt khách tham quan toàn tỉnh. Số khách đăng ký lưu trú lại các nhà nghỉ của xã Châu Phong ước khoảng 677 lượt (468 lượt khách nội địa, 209 lượt khách quốc tế chủ yếu là Malaysia, Indonesia,.. ) trong tổng số 19.000 lượt khách toàn tỉnh [41, 56]. Theo Trung tâm Xúc tiến Du lịch An Giang, trong 3 tháng đầu năm 2015, xã Châu Phong đón khoảng 2.760 lượt khách tham quan, tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm và văn hóa của người Chăm [41, 56]. Bảng 2.2: Lượt khách tham quan tỉnh An Giang, KDL Núi Sam và làng dệt Châu Phong năm 2013 Khu vực An Giang KDL Núi Sam Làng dệt Châu Phong Lượt khách (lượt) Tỷ lệ (%) 5.726.000 100 4.102.000 71,64 10.800 0,189 (Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Du lịch An Giang) Theo như số liệu ở Bảng 2.2 thì lượng khách đến Làng dệt Châu Phong chỉ chiếm 0.189% , chưa đóng góp đáng kể vào lượng khách đến An Giang. 56 Theo bác Mohamad - chủ nhiệm HTX Châu Giang cho biết, lượng khách đến làng dệt Châu Phong không ổn định mà dao động từ 5 – 6 khách mỗi ngày. Mùa cao điểm khách đến làng dệt cũng chỉ khoảng 8 – 10 khách mỗi ngày, tập trung chủ yếu từ tháng 8 đến hết tháng 4 năm sau. Trong đó, khách nước ngoài chiếm đến 2/3 trên tổng lượng khách14. Về cơ cấu, khách tham quan tại làng dệt Châu Phong chủ yếu là khách quốc tế, khách nội địa chiếm số ít, chủ yếu là các nhà nghiên cứu văn hóa, sinh viên, học sinh đến để nghiên cứu về làng dệt thổ cẩm, văn hóa, tôn giáo của người Chăm ở An Giang nhằm phục vụ cho các công trình khoa học. Khách quốc tế đến với làng Chăm ở Châu Phong chủ yếu từ Pháp, Malaysia, Indonesia, Mỹ,… Hầu hết du khách đều trên 30 tuổi, có kiến thức rộng, ham khám phá và trải nghiệm [41, 57]. Hoạt động ưa thích của họ ở Châu Phong là chiêm ngưỡng các thánh đường cổ kính, tìm hiểu quy trình dệt thổ cẩm, thưởng thức các đặc sản ở làng Chăm. Đặc biệt, khách Pháp rất thích những trang phục và các đồ lưu niệm làm từ thổ cẩm của làng dệt Châu Phong. Nhiều du khách Pháp còn mặc thử, đặt may tại làng dệt. Khách Malaysia chủ yếu là tham quan các Thánh đường, nghiên cứu về Hồi giáo, tham quan làng dệt Châu Phong để đánh giá đời sống của người dân, mức độ ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống người Chăm. Về hình thức, đa phần du khách đến với làng dệt Châu Phong là tự túc, xuất phát từ nhu cầu muốn tìm hiểu về văn hóa Chăm hoặc nghiên cứu chuyên sâu về làng dệt thổ cẩm và đạo Hồi. Phương tiện di chuyển chủ yếu của khách là xe đạp, xe gắn máy tự thuê hoặc đi bộ. 14 PL 5, Trích biên bản phỏng vấn 1, Tr. 126 – 127. 57 2.2.6.2. Doanh thu du lịch Từ khi HTX Châu Giang đồng hành cùng các hộ dân tham gia vào các dự án du lịch, thu nhập của cộng đồng người dân có phần nâng cao. Sau khi trừ chi phí thì thu nhập mỗi cá nhân chỉ khoảng 1.000.000 đến 1.200.000 đồng/ tháng [41, 63]. Với thu nhập này, thì người dân khó bám trụ với nghề. Xét về doanh thu du lịch, thì hiện nay chưa có một số liệu chính xác nào về doanh thu du lịch tại làng dệt Châu Phong, mà chỉ có số liệu tham khảo doanh thu du lịch trên địa bàn toàn xã Châu Phong. Tuy nhiên có thể thấy, làng dệt Châu Phong là một trong những điểm du lịch nổi bật của xã, doanh thu của làng dệt Châu Phong phần nào quyết định đến tổng doanh thu du lịch của toàn xã. Biểu đồ 2.1 Doanh thu du lịch ở xã Châu Phong (2012 - 2014) 5 4 3 2 1 0 Doanh thu (tỷ đồng) 2012 2013 2014 1.32 2.42 4.37 (Nguồn: Trung tâm Du lịch Nông nghiệp tỉnh An Giang ) Biểu đồ 2.1 thể hiện rõ doanh thu du lịch của xã Châu Phong đều tăng qua các năm. Năm 2014 đạt đến 4.37 tỷ đồng [41, 59]. Tuy nhiên, những năm gần đây do sự suy thoái từ nhiều nguyên nhân dẫn đến mức tăng trưởng này không xác với thực tế. Số liệu thống kê cho những năm sau 2014 hầu như không có. Kể từ khi những dự án đầu tư chấm dứt hoặc tạm ngừng (nhưng không có thời hạn khởi động lại) thì hoạt động du lịch tại toàn xã, đặc biệt là 58 làng dệt thổ cẩm Châu Phong bị ảnh hưởng trầm trọng. Nguồn đầu tư mất, kéo theo sự tạm ngưng hoạt động của nhiều Trung tâm hỗ trợ du lịch như Trung tâm Thông tin du lịch Châu Phong làm cho thực trạng du lịch tại Châu Phong, đặc biệt là tại làng dệt Châu Phong ngày càng vắng vẻ. Lượng khách giảm đột ngột kéo theo doanh thu giảm đáng kể. 2.2.7. Về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Việc tiếp cận làng dệt Châu Phong tương đối khó khăn do sông Hậu chia cắt. Mặc dù bến phà Châu Giang luôn hoạt động hết công suất nhưng cơ sở vật chất của phà vẫn chưa đảm bảo về mặt an toàn, tính thẩm mỹ và chưa đáp ứng đủ lượng khách di chuyển qua lại. Bến phà chưa có một chuyến phà riêng nhằm phục vụ khách du lịch hai bên bờ. Hệ thống giao thông ở xã Châu Phong phục vụ tốt cho việc di chuyển nhưng khó phục vụ cho những đoàn khách lớn di chuyển bằng xe ô tô 45 chỗ. Các con đường trong xã Châu Phong nói chung và làng dệt Châu Phong nói riêng rộng khoảng 4m, vừa cho các xe có trọng tải nhỏ, có nơi chỉ có thể di chỉ bằng xe 2 bánh. Tuy nhiên, chính vì nét thôn dã này lại là điểm thu hút của làng dệt. Với đường giao thông như trên, làng dệt phù hợp du lịch bằng xe đạp vừa thân thiện với môi trường vừa tận hưởng bầu không khí trong lành chốn làng quê. Hệ thống đường thủy ở xã Châu Phong thuận lợi. Di chuyển bằng đường thủy không chỉ kết nối Châu Phong với Châu Đốc mà còn hình thành nên nhiều tuyến liên kết với các tỉnh khác như Đồng Tháp, Cần Thơ,…Vì vậy, du lịch bằng đường thủy, tham quan làng dệt Châu Phong cần được nghiên cứu và đầu tư phát triển. 59 Toàn TX Tân Châu có hơn 5 KS như KS Song Lạc15 (xếp hạng 1 sao), KS Ánh Phương 16 (Phường Long Thạnh), KS Thuận Lợi 17 (Phường Long Hưng),… Ngoài ra còn có các nhà nghỉ, quán trọ phục vụ khách qua đường hoặc phục vụ chính cho các khách Malaysia lưu lại nghiên cứu về người Chăm và đạo Hồi. Vì vậy xã Châu Phong khó có thể phục vụ những khách du lịch có yêu cầu cao và số lượng lớn. Dù vậy, làng dệt Châu Phong lại rất thích hợp với loại hình lưu trú homestay. Những ngôi nhà có kiến trúc đặc trưng của đồng Chăm sẽ là những CSLT thú vị. Tuy nhiên, người Chăm còn nhiều luật lệ riêng cũng ảnh hưởng đến việc lưu trú của khách khi tham gia homestay. Tương tự như CSLT, Châu Phong cũng không có những nhà hàng chuyên phục vụ khách du lịch mà chỉ có những hàng quán tự phát phục vụ các món ăn địa phương, dân dã với giá cả bình dân. Tuy nhiên, hầu hết các quán có diện tích nhỏ, chưa đáp ứng về số lượng cũng như chất lượng để phục vụ du lịch. Nếu du khách tham gia homestay sẽ được thưởng thức nhiều hơn ẩm thực của người Chăm. Mặc dù không có nhà hàng sang trọng, rộng rãi, phục vụ nhiều đoàn khách, không có những KS đạt chuẩn nhưng từng mái nhà của người Chăm sẽ là những CSLT và CSAU độc đáo hấp dẫn đối với những du khách muốn có những trải nghiệm mới. Bên cạnh đó, vị trí địa lý nằm gần TP Châu Đốc cũng ảnh hưởng đến việc lưu trú và ăn uống tại Châu Phong. Với sự đa dạng về các CSLT, CSAU thì TP Châu Đốc luôn là lựa chọn hàng đầu khi du khách đến An Giang. Ví dụ khách có thể tham quan ở Châu Đốc kết hợp tham quan làng nổi hoặc cả làng dệt Châu Phong rồi quay lại qua đêm tại Châu Đốc rất thuận tiện. Khách sạn Song Lạc: 199, Trần Hưng Đạo, Phường Long Thạnh, TX Tân Châu, An Giang. SĐT: 02963.59.6789 16 Khách sạn Ánh Phương: 161, Trần Hưng Đạo, Phường Long Thạnh, TX Tân Châu, An Giang. SĐT: 02963.595.587 17 Khách sạn Thuận Lợi: 198, Trần Phú, Phường Long Hưng, TX Tân Châu, An Giang. SĐT: 02963.596.555 15 60 2.2.8. Về khả năng liên kết các điểm du lịch trong và ngoài vùng Xã Châu Phong nằm cách biệt một trong hai trung tâm du lịch của An Giang là TP. Châu Đốc khoảng 50km qua con sông Hậu. Việc chia cách này phần nào làm cho khả năng liên kết giữa làng dệt Châu Phong với các điểm trong tỉnh bị hạn chế. Để tham quan làng dệt, du khách bắt buộc phải qua phà Châu Giang (hướng từ TP. Châu Đốc sang). Phà Châu Giang vốn chức năng là giao thông vận tải công cộng không nhằm mục đích phục vụ du lịch, mặc dù thỉnh thoảng có một số tàu du lịch ghé vào cạnh bến phà Châu Giang để du khách tự do lên đất liền khám phá văn hóa Chăm. Nếu tần suất của các du thuyền này gia tăng, địa phương đầu tư một trạm tàu du lịch thì chắc chắn sẽ tạo sự thay đổi cho làng dệt Châu Phong. Trong nội vùng Tân Châu, làng dệt nằm cách các điểm du lịch tiêu biểu như Phù Sơn Tự khoảng 1 giờ di chuyển (khoảng 20km và qua phà Long An), cách Long Hưng Tự (Chùa Giồng Thành) khoảng 40 phút di chuyển (khoảng 20km) nên khó tạo thành cụm du lịch 18. Nếu chọn trung tâm là TP. Châu Đốc với trọng điểm là Miếu Bà Chúa Xứ thì làng dệt Châu Phong có thể là vệ tinh của trọng điểm du lịch này. Nếu khách di chuyển theo hướng từ Đồng Tháp sang cũng có thể tham quan làng dệt Châu Phong. Nếu du khách muốn tham quan chuyên đề văn hóa Chăm có thể trải nghiệm nhiều hoạt động tại cụm các làng Chăm ven sông Hậu trong đó có Làng dệt Châu Phong, làng Chăm Đa Phước,… Tuy nhiên, các tuyến du lịch kết nối với làng dệt Châu Phong dần bị thay thế bởi làng Chăm đối diện là Đa Phước với nhiều hoạt động mang tính chất mô phỏng nhưng lại thu hút được du khách. Các tuyến du lịch kết nối làng dệt Châu Phong cần được nghiên cứu kỹ hơn, đặc biệt là đầu tư vào xây dựng 18 Khoảng cách và thời gian di chuyển do tác giả khảo sát thực tế. 61 thương hiệu nhằm thúc đẩy làng dệt không đơn thuần là điểm du lịch tự chọn, hay thêm vào mà phải trở thành điểm nhấn riêng biệt trong mỗi tuyến du lịch. Một số tuyến du lịch cơ bản có khả năng kết hợp với làng dệt Châu Phong19: - Tuyến nội vùng xã Châu Phong tham quan nhà cổ Châu Phong, xóm thuê khăn Châu Giang, Thánh đường Mubarak, mua sắm và lưu trú homestay tại làng dệt Châu Phong. - Tuyến nội vùng TX. Tân Châu bằng đường thủy từ phường Long Châu đến xã Phú Vĩnh và xã Châu Phong. Tuyến tham quan cơ sở dệt gấm Hồng Ngọc, dệt chiếu Uzu, tham quan làng mai Phú Vĩnh và cuối cùng là làng dệt của người Chăm tại Châu Phong. - Tuyến tham quan cụm di tích núi Sam (Miếu Bà Chúa Xứ, Tây An Cổ Tự, Lăng Thoại Ngọc Hầu), mua sắm chợ Châu Đốc, tham quan Thánh đường Hồi giáo Mubarak, trải nghiệm làng dệt Châu Phong. - Tham quan liên tuyến bằng tàu du lịch. Du khách có thể tham quan theo nhiều tuyến khác nhau theo từng khu vực Tiền Giang – Bến Tre – Đồng Tháp và điểm dừng là An Giang. Trước khi du khách tham quan các điểm du lịch nổi bật ở An Giang, du khách có thể trải nghiệm homestay tại làng dệt Châu Phong. - Tuyến du lịch chuyên đề nghiên cứu văn hóa Chăm tại các làng Chăm An Giang như Đa Phước và Châu Phong. - Tuyến du lịch chuyên đề tôn giáo tín ngưỡng An Giang tại làng Hòa Hảo, KDL núi Cấm, KDL núi Sam và các thánh đường ở Châu Phong. 19 Tham khảo thêm chương trình du lịch tại Phụ lục 3, Tr.121. 62 2.2.9. Mối quan hệ với công ty lữ hành Quan hệ giữa làng nghề với các công ty lữ hành chủ yếu là chia sẽ, dưới sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, đặc biệt là Trung tâm Xúc tiến du lịch của tỉnh. Làng nghề là nơi cung cấp các sản phẩm du lịch, cơ sở lưu trú đặc biệt góp phần đa dạng hóa, làm mới chương trình du lịch của các công ty lữ hành. Các công ty lữ hành liên kết với một số cơ sở sản xuất sau đó đưa nguồn khách đến để khách trải nghiệm, mua sắm thậm chí lưu trú tại cơ sở. Tuy nhiên, hoạt động ban đầu diễn ra đã có nhiều bất cập về lượng khách không ổn định, cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại các cơ sở sản xuất không được đầu tư thường xuyên và hiện nay là hầu như không còn hoạt động, có chăng là tham quan nhà cổ, tham quan Thánh đường tại làng dệt. Các công ty lữ hành mặc dù ban đầu có phối hợp cùng chính quyền địa phương, HTX Châu Giang mở các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng nhưng không thường xuyên, không thu hút sự tham gia của cộng đồng, chỉ khoảng 17,91% hộ tham gia [15, 407]. Ngoài ra, còn chưa kể đến có nhiều hộ không liên kết với các công ty lữ hành, đa phần là các hộ kinh doanh hàng lưu niệm. Hiện nay, các hộ này cũng không hoạt động do tình trạng vắng khách, hàng hóa tồn đọng. Qua quá trình khảo sát, một số công ty lữ hành đã từng liên kết với làng dệt Châu Phong là Vietravel chi nhánh Long Xuyên 20 , Saigontourist chi nhánh An Giang21, Công ty Cổ phần Du lịch An Giang22… Tuy nhiên hiện nay làng dệt Châu Phong không còn là điểm du lịch trong chương trình du Vietravel chi nhánh Long Xuyên: 23A, Lý Thái Tổ, Phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, SĐT: 02963923567 21 Saigontourist chi nhánh An Giang: 1531, Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quý, TP Long Xuyên, SĐT: 02963727286 22 Công ty Cổ phần Du lịch An Giang: 17, Nguyễn Văn Cưng, Phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, An Giang, SĐT: 02963841308 20 63 lịch của các công ty lữ hành trên mà là điểm du lịch lựa chọn hoặc theo yêu cầu nếu du khách muốn tham quan. Theo nhân viên công ty du lịch Vietravel chi nhánh An Giang cho biết thì nhu cầu khách đến An Giang chủ yếu là cụm di tích ở KDL Núi Sam hoặc KDL Núi Cấm. Mặc dù công ty cũng có tổ chức chương trình du lịch đến làng Chăm Châu Phong nhưng không hiệu quả. Thay vào đó, nếu du khách muốn trải nghiệm văn hóa Chăm, du khách sẽ đến làng Chăm Đa Phước (huyện An Phú). Nguyên nhân là do vị trí địa lý và giao thông không thuận lợi mạc dù chỉ cách Châu Đốc (Miếu Bà Chúa Xứ) khoảng 50km. Ngoài ra, do vị trí nằm trên trục đường sang Camphuchia, một số công ty du lịch đã chọn Tân Châu làm điểm dừng chân khi tổ chức các tour sang PhnomPenh hay XiemRiep, cụ thể là công ty Cánh Bướm Đông Dương [46]. Nếu có hướng đầu tư thì Châu Phong có thể là điểm dừng chân, mua sắm lí tưởng cho du khách trên đường từ Châu Đốc đến cửa khẩu Vĩnh Xương sang Campuchia. 2.2.10. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương Nhằm khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động khôi phục làng nghề và gắn với phát triển du lịch, HTX Châu Giang đã có rất nhiều nỗ lực. Sở dĩ cộng đồng địa phương muốn tham gia vào hoạt động du lịch ngoài bắt nguồn từ lòng yêu nghề, muốn gìn giữ truyền thống của tổ tiên thì nguyên nhân khác chính là kinh tế. Theo HTX Châu Giang, những năm đầu khi có các dự án du lịch hình thành rất được sự ủng hộ của người dân. Có khoảng 40 hộ tham gia vào các hoạt động như dệt thổ cẩm, buôn bán hàng lưu niệm, phục vụ lưu trú, ăn uống,.. Tuy nhiên những năm gần đây, do không mang lại hiệu quả kinh tế nên các hộ sản xuất trên dần không tham gia vào hoạt động du lịch thậm chí 64 bỏ hẳn nghề dệt nhằm tìm kế sinh nhai khác. Đến nay chỉ còn 2 hộ duy trì hoạt động sản xuất. Một số hộ mua lại sản phẩm từ 2 hộ này về bày bán. Đặc biệt chỉ có duy nhất hộ bác Mohamad ngoài sản xuất thổ cẩm còn gắn với hoạt động thuyết minh, giới thiệu làng nghề phục vụ cho khách du lịch. Tình trạng cộng đồng người dân quay lưng với làng nghề vừa là nỗi đau của những người tâm huyết với nghề vừa là nỗi đau của những ai yêu quý thổ cẩm Chăm. Nguyên nhân chính suất phát từ cơ chế thị trường và quá trình hội nhập. Làng nghề không mang lại hiệu quả kinh tế, không đủ nuôi sống cộng động địa phương. Vì vậy dù có yêu nghề nhưng người Chăm cũng phải đành bỏ nghề. Nguyên nhân sâu xa hơn chính là công nghệ sản xuất còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp ngay chính trong cộng đồng từ đó làm giảm nhu cầu của khách, thị trường tiêu thụ ngày càng thu hẹp, kéo theo tâm lý chán nản nên mức độ tham gia vào hoạt động khôi phục làng nghề gắn với phát triển du lịch tại Châu Phong tương đối thấp. Dù vậy, nếu tìm ra biện pháp giúp cộng đồng ổn định kinh tế, hỗ trợ chi phí sản xuất, tìm ra nguồn nguyên liệu, mở rộng thị trường chắc chắn người Chăm sẽ quay lại với nghề. 2.2.11. Về chính sách của địa phương Căn cứ vào “Quyết định số 1008/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” [38] với quan điểm phát triển du lịch tỉnh chú trọng ở 4 khu vực trọng điểm, trong đó TP. Châu Đốc – Khu Di tích văn hóa – lịch sử và du lịch Núi Sam với vệ tinh là huyện An Phú, TX Tân Châu, huyện Phú Tân và huyện Châu Phú. Cũng theo Quyết định trên về sản phẩm du lịch gắn với đời sống văn hóa cộng đồng tỉnh đã lựa chọn Phũm Soài để xây dựng thành điểm du lịch tìm hiểu văn hóa, đời sống dân tộc Chăm. Đặc biệt, với định hướng sản phẩm du lịch gắn với các làng nghề thủ công tỉnh đã 65 chọn làng dệt thổ cẩm dân tộc Chăm Châu Phong (Tân Châu) cùng với nhiều làng nghề nổi tiếng khác trong tỉnh như làng lụa Tân Châu, làng nghề sản xuất đường Thốt Nốt,.. là những điểm phát triển du lịch vừa góp phần gìn giữ bảo tồn các làng nghề truyền thống và tạo thêm thu nhập cho cộng đồng. Dựa vào Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh An Giang, UBND TX Tân Châu đã có những chính sách cụ thể nhằm phát triển du lịch địa phương cụ thể và liên quan trực tiếp đến làng dệt Châu Phong. Thị xã Tân Châu quy hoạch các khu, điểm du lịch trọng điểm như: Khu du lịch và ẩm thực Châu Giang (xã Châu Phong); Khu du lịch làng nghề và ẩm thực đồng bào Chăm (ấp Phũm Soài, xã Châu Phong), Khu du lịch gắn với làng nghề dệt lụa và chiếu,… UBND TX Tân Châu cũng xác định 2 tuyến du lịch quan trọng của địa phương gồm [47]: - Tuyến 1: Tuyến tham quan bằng đường thủy xuất phát từ phường Long Châu tham quan cơ sở dệt gấm Hồng Ngọc, dệt chiếu Uzu, tham quan vườn mai vàng Phú Vĩnh tại xã Phú Vĩnh và kết thúc tại xã Châu Phong với hoạt động tham quan, mua sắm tại làng dệt Châu Phong (ấp Phũm Soài) và thưởng thức ẩm thực của người Chăm. - Tuyến 2:Tuyến tham quan các di tích lịch sử và những ngôi nhà cổ gồm chùa Bửu Sơn Kỳ Hương (xã Vĩnh Xương), Di tích lịch sử Cách mạng chùa Phù Sơn, nhà cổ Long An, nhà cổ Long Thạnh (kết hợp phục vụ Đờn ca tài tử), chùa Giồng Thành và cuối cùng là Thánh đường Mubarak (xã Châu Phong). Từ những định hướng và chính sách trên, làng dệt thổ cẩm Châu Phong đang được chính quyền địa phương cũng như UBND tỉnh An Giang ra sức khôi phục và gắn liền với phát triển du lịch. Từ việc xây dựng tuyến điểm trọng tâm cho vùng, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh. Những định 66 hướng, chính sách này là động lực thúc đẩy quá trình khôi phục và khai thác giá trị văn hóa làng nghề dệt thổ cẩm Châu Phong vào hoạt động du lịch một cách hiệu quả, mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách, duy trì được làng nghề quý giá và góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào Chăm tại Phũm Soài và toàn xã Châu Phong. 2.2.12. Về hoạt động đầu tư Để khôi phục làng nghề dệt Châu Phong và gắn với phát triển du lịch, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp nhằm kêu gọi đầu tư bằng nhiều hình thức vào phát triển cơ sở hạ tầng chung của TX Tân Châu, những đầu tư riêng biệt về phát triển làng nghề, phát triển du lịch của địa phương. Từ năm 2010 đến 2014, An Giang đã đầu tư khoảng 8,2 tỷ đồng [41, 51] cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống sinh hoạt tại Châu Phong. Để hỗ trợ cho làng dệt Châu Phong, tỉnh An Giang đã phối hợp với các tổ chức thực hiện nhiều dự án nhằm duy trì và phát triển làng dệt. Từ năm 2007, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Thổ cẩm Chăm An Giang”, trong đó làng Chăm ở Phũm Soài, Châu Phong là cốt lõi. Việc xác định thương hiệu là bước tiến quan trọng nhằm khẳng định tên tuổi sản phẩm của làng dệt trên thị trường. Dự án phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp cho người Chăm giai đoạn 2008 – 2012 nhằm hỗ trợ vốn cho để người Chăm mua nguyên liệu, máy móc sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả dự án chỉ dừng ở mức hỗ trợ vốn chứ không tìm được đầu ra cho sản phẩm, từ đó dẫn đến thất bại [41,52].. Năm 2008, Dự án du lịch phát triển Tiểu vùng sông Mêkông do Ngân hàng Châu Á tài trợ xây dựng loại hình du lịch cộng đồng với kinh phí 60.000 USD. Dự án góp phần quảng bá hình ảnh của làng dệt thổ cẩm, gắn kết với loại hình lưu trú homestay với khẩu hiệu “Một ngày làm làm người Chăm”. Ngoài ra, còn có các dự án hỗ trợ phát triển chung cho toàn làng Chăm như 67 Dự án Du lịch làng Chăm tập trung ở làng Chăm Đa Phước (huyện An Phú) và làng Chăm Châu Phong (TX.Tân Châu), Dự án phát triển cộng đồng do Tổ chức hỗ trợ phát triển Quốc tế Hà Lan tài trợ [41,52]. Mặc dù đã tích cực kêu gọi đầu tư với nhiều dự án, nhưng vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả đáng kể cho làng dệt Châu Phong cũng như toàn TX.Tân Châu. Các dự án hiện nay đều đã ngưng hoạt động. Ngay chính quyền địa phương cũng đã sử dụng nhiều ngân sách từ vốn xã hội hóa đầu tư cho làng dệt Châu Phong. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, hiệu quả không như dự đoán do sự lạc hậu về công nghệ trong sản xuất, khó khăn về khâu nguyên liệu, tính cạnh tranh thấp nên chính quyền địa phương cũng không còn tiếp tục hỗ trợ cho đồng bào Chăm. Mặc dù trên thực tế, mỗi năm chính quyền vẫn cố gắng tìm nhiều nguồn đầu tư nhằm hỗ trợ cho làng nghề nhưng số vốn này không đủ giúp họ thay đổi, cải tạo công nghệ, máy móc nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Thêm vào đó, sự đầu tư này còn mang tính tạm thời và ứng phó, chủ yếu duy trì làng nghề chứ chưa có tầm nhìn xa và toàn diện để làng nghề thật sự được khôi phục và phát triển. Sơ đồ 2.2: Hình thức đầu tư ở làng dệt Châu Phong Đơn vị lữ hành du lịch Các tổ chức đầu tư khác Chính quyền địa phương Làng dệt Châu Phong Ghi chú : Đầu tư gián tiếp : Đầu tư trực tiếp ( Nguồn: tác giả) Như sơ đồ 2.2 biểu thị, có hai hình thức đầu tư vào làng dệt Châu Phong. Thứ nhất là đầu tư trực tiếp từ chính quyền địa phương, các đơn vị lữ hành du 68 lịch và các tổ chức đầu tư khác. Họ trực tiếp chi vốn cho làng dệt nhằm giúp làng dệt Châu Phong cải tiến kỹ thuật và nguyên liệu. Thứ hai là đầu tư gián tiếp từ các đơn vị lữ hành và các tổ chức đầu tư. Các tổ chức này sẽ thông qua chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ vốn cho toàn TX.Tân Châu. Sau đó, chính quyền sẽ xem xét, điều chính và phân chia vốn đầu tư sao cho thích hợp với từng khu vực trong TX.Tân Châu. Theo định hướng phát triển du lịch, chính quyền địa phương tiếp tục đầu tư xây dựng, đặt tên, biển chỉ dẫn vào các điểm di tích, các điểm, khu du lịch trên địa bàn toàn TX. Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống khách sạn nhà hàng, xây dựng các điểm dừng chân kết hợp bán hàng lưu niệm từ các làng nghề truyền thống trên địa bàn TX. Tân Châu, trong đó có làng nghề dệt Châu Phong, nhằm tạo đầu ra cho sản phẩm. Nâng cấp cải tạo và sửa chữa các tuyến đường đang gây khó khăn cho việc vận chuyển, đi lại của người dân và khách tham quan. Mở rộng tuyến đường, tăng khả năng tiếp cận các điểm tham quan nhưng vẫn duy trì sự hòa hợp với thiên nhiên của điểm, khu du lịch, đặc biệt là tại các làng người Chăm. Tích cực kêu gọi thu hút đầu tư vào các khu, điểm du lịch, hệ thống nhà hàng khách sạn,… thông qua các phương tiện truyền thống, các đơn vị du lịch. Kêu gọi vốn đầu tư cải tạo công nghệ sản xuất từ các cơ sở dệt, may ở TP Hồ Chí Minh và nước ngoài thông qua các chương trình giao lưu, hội thảo khu vực và quốc tế. 2.2.13. Về công tác quảng cáo tiếp thị sản phẩm Công tác quảng cáo tiếp thị các sản phẩm của làng dệt còn hạn chế. Nếu như trước đây, vào khoảng những năm 1990 sản phẩm của làng dệt Châu Phong nổi tiếng không chỉ ở Nam Bộ mà còn ở các nước có người Chăm sinh sống và các nước có cùng văn hóa Hồi giáo, thì ngày nay rất ít du khách biết đến sản phẩm của làng dệt này. Trước đây sản phẩm nổi tiếng là do truyền miệng từ chính người tiêu dùng và các thương nhân. Ngày nay sản phẩm của 69 làng dệt dần mất vị trí trên thị trường, công tác quảng cáo lại không được xem trọng vì ngay từ đầu làng dệt đã không quen với hoạt động này. Hiện nay, khái niệm quảng cáo tiếp thị sản phẩm đối với các hộ sản xuất còn khá mới mẻ. Họ đã quen với việc buôn bán thụ động. Đối tượng bán chủ yếu bán là các thương lái quen thuộc, khách du lịch ghé qua chứ chưa hề lợi dụng các phương tiện truyền thông để tìm thêm nhiều đối tượng mua hàng mới. Làng nghề chưa có những tập gấp, tờ rơi giới thiệu về làng nghề, chưa liên kết với các cơ sở phân phối, hàng lưu niệm trong công tác giới thiệu sản phẩm. Các thức phim tài liệu, hình ảnh giới thiệu về làng dệt còn khá ít ỏi, chủ yếu được thực hiện bởi một số cá nhân nên không được đầu tư bài bản và chưa chuyển tải hết giá trị của làng nghề đến người xem. May mắn vào tháng Du lịch An Giang năm 2017, toàn TX Tân Châu đã tiếp nhận và hỗ trợ 10 đoàn quay phim trong và ngoài nước đến ghi hình, phỏng vấn các điểm du lịch trong đó có làng dệt Châu Phong [47]. Dưới sự hỗ trợ của HTX Châu Giang, làng dệt cũng đã có những bước tham gia các hội chợ thương mại trong khu vực nhưng chưa thật sự để lại dấu ấn sâu đậm trong người tiêu dùng. Năm 2014, Hội Nông dân phối hợp với UBND An Giang, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang thành lập Trung tâm Du lịch Nông Dân tỉnh An Giang, tổ chức Famtrip nhằm giới thiệu chương trình du lịch tại Châu Phong nhằm xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm của làng dệt Châu Phong đến các công ty du lịch, lữ hành ở TP. Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Chương trình thu hút hơn 20 doanh nghiệp tham gia [41, 50-51]. Tuy nhiên, hiện tại chương trình đã ngưng hoạt động, tính liên kết với các doanh nghiệp trên cũng bị bỏ ngõ. Mặc dù chính quyền địa phương cũng đã suy nghĩ đến những biện pháp quảng bá nhưng do thực tế về đầu ra khan hiếm, những dự án đầu tư về công tác quảng cáo tiếp thị cũng từ đó phá sản. 70 2.2.14. Đánh giá tình hình khôi phục và gắn với phát triển du lịch của làng dệt Châu Phong Làng dệt thổ cẩm Châu Phong đang đứng trước nguy cơ mai một do nhiều yếu tố từ nguồn nguyên liệu, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, sản phẩm thiếu tính đa dạng. Dù đứng trước nhiều khó khăn nhưng làng dệt thổ cẩm Châu Phong vẫn có nhiều khả năng khôi phục đặc biệt là gắn với phát triển du lịch ở địa phương. Từ những thực trạng trên có thể rút ra một số thuận lợi và hạn chế trong công tác khôi phục làng dệt Châu Phong và gắn với phát triển du lịch như sau: ❖ Về ưu điểm Vị trí của làng dệt Châu Phong nằm trên con đường giao thương và du lịch quốc tế Việt Nam – Campuchia dễ dàng tạo thành nút giao liên kết nhiều điểm du lịch ở nội vùng và các vùng phụ cần. Giao thông bằng đường thủy thuận tiện, rất giàu tiềm năng hình thành du lịch bằng đường thủy, du lịch trên sông. Bên cạnh đó, do nằm cạnh dòng sông Hậu hiền hòa quanh năm khí hậu dễ chịu. Làng dệt Châu Phong giữ được môi trường sinh thái tương đối nguyên vẹn, hạn chế tối đa sự tác động của con người vào cảnh quan. Chính nét dân dã mộc mạc chốn thôn quê này lại thu hút nhiều du khách muốn tìm chỗ nghỉ ngơi và những trãi nghiệm mới. Ngoài nghề dệt truyền thống, làng dệt thổ cẩm Châu Phong ngoài còn có rất nhiều công trình tôn giáo, những ngôi nhà Chăm, những món ăn đặc sản đặc sắc luôn thu hút du khách. Đây chính là tiềm năng du lịch nhân văn mà không phải địa phương nào cũng có. Tính cách chân chất, hiếu khách của đồng bào Chăm với nụ cười luôn nở trên môi sẽ là yếu tố níu giữ chân khách lâu hơn tại vùng quê Châu Phong. 71 Mặt khác, nhìn thấy được tiềm năng và tấm lòng đối với những làng nghề truyền thống độc đáo làng dệt Châu Phong luôn được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương trong công tác hỗ trợ vốn, tái sản xuất, đổi mới công nghệ và tìm thị trường bán sản phẩm. Chính quyền địa phương đã phối hợp với nhiều đơn vị lữ hành, trung tâm Xúc tiến du lịch và một số tổ chức khác với nhiều dự án nhằm hỗ trợ đồng bào Chăm sống với nghề dệt, mang sản phẩm dệt truyền thống đến gần hơn với chính cộng đồng và du khách trong và ngoài nước. Và điều thuận lợi quan trọng hơn nữa chính là lòng yêu nghề và sự đồng lòng của cộng đồng người Chăm Châu Phong. Với những chính sách mà chính quyền địa phương đưa ra họ đều hưởng ứng và tham gia nhiệt tình với ước vọng gìn giữ và phát triển làng nghề của cha ông. ❖ Về hạn chế Mặc dù có được những thuận lợi trên, nhưng làng dệt Châu Phong vẫn còn nhiều hạn chế cần được giải quyết để làng dệt có thể khôi phục và gắn với phát triển du lịch một cách bền vững. Với vị trí nằm gần các điểm du lịch nổi tiếng của An Giang, làng dệt Châu Phong có thể dễ dàng liên kết với các điểm du lịch trên nhưng đây cũng là một thách thức. Liệu làng dệt Châu Phong có đủ sức hút để du khách tham quan hay chỉ sẽ bị “lép vế” so với các điểm du lịch nổi bật như Miếu Bà Chúa Sứ, làng Chăm Đa Phước,…Vị trí nằm gần TP. Châu Đốc cũng gián tiếp làm giảm khả năng chi tiêu trong lưu trú và ăn uống của du khách khi đến Châu Phong. Du khách sẽ lựa chọn quay lại TP. Châu Đốc lưu trú với nhiều dịch vụ, giá cả hơn là qua đêm tại làng dệt Châu Phong trừ những khách ưa thích homestay. 72 Bên cạnh lý do về vị trí, cơ sở hạ tầng ở làng dệt Châu Phong còn khó khăn. Mặc dù đã lát bê tông nhưng trọng tải cho phép còn hạn chế. Sức chứa tại các điểm tham quan thấp. Các CSLT, CSAU không thể đáp ứng tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch về cả số lượng lẫn chất lượng. Điều quan trọng làm làng dệt Châu Phong phải đối mặt với nguy cơ mai một là nguồn nguyên liệu sản xuất ngày càng khan hiếm. Mâu thuẫn giữa lợi nhuận và chất lượng sản phẩm ngày càng gay gắt. Nếu đồng bào Chăm giữ nguyên liệu truyền thống là tơ tằm thì giá thành một sản phẩm khá cao, do giá nguyên liệu cao, khó tìm mua, số ngày công dài từ đó dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp so với một số sản phẩm cùng loại từ Thái Lan, Malaysia,.. Ngược lại, nếu đồng bào Chăm sử dụng các nguyên liệu hiện địa như nylon, coton thì giá thành giảm mạnh, khả năng cạnh tranh trên thị trường cao nhưng chất lượng sản phẩm lại giảm. Thực trạng hiện nay là người Chăm hầu như chuyển sang hướng nguyên liệu mới vì dễ tìm mua, giá thành rẻ. Ngoài nguyên liệu, cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất ở làng dệt Châu Phong còn khá đơn sơ, một số công đoạn có thể thay thế bằng máy nhưng hiện nay vẫn được làm thủ công. Năng suất lao động còn thấp. Nguồn lao động chủ yếu là con gái trong mỗi gia đình. Hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa có một trung tâm đào tạo nghề dệt trong vùng. Hạn chế tiếp theo là có rất nhiều dự án được thực hiện dưới sự quản lý của chính quyền địa phương nhưng không đạt được kết quả như mong đợi do không tìm được nguồn tiêu thụ sản phẩm. Các dự án gắn với hoạt động du lịch còn nữa vời do thiếu hoạt động nghiên cứu khả năng khai thác giá trị văn hóa làng dệt vào du lịch, chưa dự trù được những tác động tích và tiêu cực khi làng dệt tham gia vào hoạt động du lịch. 73 Xét về khả năng khai thác gắn với phát triển du lịch của làng dệt Châu Phong hạn chế lớn nhất chính là sản phẩm phục vụ khách du lịch tại làng dệt. Làng dệt chưa có hoặc có nhưng rất ít các hoạt động như thuyết minh giới thiệu về làng dệt, các mô hình, nhà trưng bày bảo tàng về nghề dệt của người Chăm. Các sản phẩm chỉ dừng lại ở mức quà lưu niệm chứ chưa ứng dụng được nhiều trong cuộc sống thường nhật, chưa có tính sáng tạo, kiểu mẫu còn đơn điệu dễ gây nhàm chán cho du khách. Nguồn lực về du lịch như thuyết minh viên, cán bộ quản lý chuyên trách du lịch còn thiếu hoặc chưa đủ chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, công tác quảng bá thương hiệu làng dệt Châu Phong còn hạn chế. Đường đi vào làng dệt thiếu bảng chỉ dẫn thông tin. Làng dệt Châu Phong chưa biết tận dụng các phương tiện truyền thống hiện đại như Facebook, Youtube,.. để giới thiệu về sản phẩm. Cuối cùng là hạn chế ở chính đồng bào người Chăm. Mặc dù đồng bào Chăm ở đây rất mong muốn gìn giữ và phát triển làng nghề nhưng họ còn thụ động, còn tâm lý trong chờ vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương hoặc các nhà đầu tư, dù không thể bác bỏ sự hỗ trợ này là nhất thiết phải có. 2.3. Tác động của hoạt động du lịch đối với việc khôi phục và phát triển làng dệt Châu Phong 2.3.1. Tác động tích cực 2.3.1.1. Góp phần bảo tồn và quảng bá rộng rãi sản phẩm của làng dệt Châu Phong và văn hóa Chăm Du lịch là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp bảo tồn nhiều giá trị văn hóa trong đó có các làng nghề truyền thống. Du lịch giúp nhiều nghề truyền thống được khôi phục nhờ vào vốn đầu tư từ các đơn vị lữ hành, công ty du lịch và các tổ chức khác. Hoạt động du lịch với những tiêu chuẩn nhất 74 định về chất lượng sản phẩm, từ đó thôi thúc làng nghề luôn tìm cách cải tiến, nâng cao chất lượng, duy trì tính cạnh tranh để thu hút du khách. Nhờ vào đó, du lịch đã gián tiếp mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề, giúp làng nghề đứng vững trên thị trường. Mặt khác, kinh phí đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài ưu tiên gìn giữ làng nghề sẽ ưu tiên tôn tạo các công trình tôn giáo, mái nhà cổ,.. nhằm tạo nên một tổng thể văn hóa Chăm hoàn chỉnh. Hoạt động du lịch góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu của làng nghề đến với nhiều đối tượng khách trong và ngoài nước. Trên thực tế, làng dệt Châu Phong được nhiều khách quốc tế biết đến đều thông qua hoạt động tham quan du lịch. Trong quá trình giao lưu tiếp xúc với người dân, khách du lịch càng hiểu thêm về giá trị của từng tấm thổ cẩm. Đây là phương thức quảng bá hình ảnh làng nghề một cách hiệu quả nhất. Mỗi sản phẩm thổ cẩm đều mang trong mình những giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu và có sứ mệnh tuyên truyền và giới thiệu về nền văn hóa mà nó được tạo ra. Các sản phẩm ở làng dệt Châu Phong đa phần đều làm thủ công, các hoa văn đều là tiêu biểu cho văn hóa Chăm vì vậy chúng cũng góp phần quảng bá văn hóa. 2.3.1.2. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân cư Hoạt động du lịch đóng góp tích cực vào thu nhập cho người dân địa phương. Mức độ thu nhập là khác nhau ở từng làng nghề, từng khu vực nhưng đều giúp tăng thu nhập cho cộng đồng. Du lịch với tính đặc thù là đa ngành, nên du lịch góp phần giải quyết việc làm. Ngoài tham gia dệt tại nhà, người dân có thể tham gia vào các hoạt động khác như lái xe ngựa, đưa đón khách, thuyết minh viên, nhân viên phục vụ, buôn bán thức ăn,… Từ đó, góp phần giảm tỷ lệ nghèo, đời sống vật chất của người dân được nâng cao. 75 Du lịch còn góp phần cố kết cộng đồng, giúp nội bộ cộng đồng thêm đoàn kết cùng nhau bảo tồn và có những biện pháp thiết thực nhằm phát triển làng nghề. Bên cạnh đó, du lịch cũng là điều kiện giúp cộng đồng địa phương mở rộng quan hệ giao lưu với nhiều địa phương trong và ngoài nước, nâng cao hiểu biết, khả năng giáo tiếp, ngoại ngữ làm giàu thêm đời sống tinh thần. 2.3.1.3. Góp phần vào phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội địa phương Hoạt động du lịch tại làng dệt Châu Phong giúp tạo ra thị trường khách du lịch đồng thời là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho làng dệt. Mặc dù qui mô của thị trường này nhỏ, số lượng sản phẩm bán ra không lớn nhưng giá trị lợi nhuận sẽ tăng lên do giá bán lẻ cho khách du lịch luôn cao hơn so với giá bán thông thường. Nếu sản phẩm được nhiều du khách quốc tế ưa thích và mua thì thúc đẩy sự xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ. Hệ quả trên đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế địa phương. Nhờ vào hoạt động du lịch mà nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ hợp tác kí kết xây dựng nhiều dự án nhằm phát triển làng nghề, đầu tư vào hệ thống giao thống, hệ thống y tế, cung cấp điện nước,.. nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương. Phát triển du lịch tại làng dệt Châu Phong góp phần ngăn cản sự di cư ồ ạt của người dân đến các thành phố để mưu sinh. Vì du lịch có thể giúp người dân ở Châu Phong tìm được việc làm, tăng thu nhập ngay trên quê hương của họ, góp phần ổn định xã hội, cân bằng dân cư thành thị và nông thôn, giảm tải các vấn đề về đô thị hóa không bền vững. 2.3.1.4. Thay đổi tích cực cảnh quan và môi trường Loại hình du lịch tiềm năng ở làng dệt Châu Phong là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề,.. Các loại hình này đều gắn với trách 76 nhiệm với môi trường tự nhiên và nhân văn. Vì vậy bắt buộc cộng đồng Chăm Châu Phong phải có ý thức gìn giữ cảnh quan và môi trường luôn xanh và sạch. Một số cảnh quan sẽ bị thay đổi nhằm làm đẹp thêm cho môi trường địa phương như trồng thêm cây xanh, tạo các tiểu cảnh, mô hình minh họa, … nhằm thu hút du khách. 2.3.2. Tác động tiêu cực 2.3.2.1. Ảnh ưởng đến cảnh quan và môi trường Hoạt động du lịch nếu không được qui hoạch cụ thể, thích hợp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan và môi trường tự nhiên ở làng dệt Châu Phong. Để xây dựng các công trình phục vụ du khách như bãi đậu xe, nhà hàng, khách sạn,.. du lịch sẽ phá vỡ cảnh quan vốn có của làng dệt. Lượng rác thải do du lịch gây ra làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường không khí và môi trường nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cộng đồng dân cư. Nếu lượng du khách quá đông, vượt sức chứa của làng dệt, tiếng động cơ di chuyển gây ô nhiễm tiếng ồn, chất lượng dịch vụ kém, biến đổi môi trường sinh hoạt của người dân địa phương. Vì vậy, để khôi phục làng dệt Châu Phong gắn với hoạt động du lịch cần có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể nhằm hướng đến phát triển bền vững, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cộng đồng và thân thiện với môi trường. 2.3.2.2. Ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội Một khi du lịch phát triển sẽ thu hút lượng lớn du khách đến với làng dệt Châu Phong. Ngoài lợi nhuận du lịch thì kéo theo rất nhiều hệ lụy về an ninh trật tự và an toàn xã hội. Lượng khách đông sẽ là môi trường để các vấn đề như trộm cướp, ăn xin, buôn bán hàng giả, ma túy, cờ bạc, mại dâm,… hình thành và phát triển ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của làng dệt, tình hình an ninh bị rối loạn, khó kiểm soát. Từ đó tác động ngược lại du lịch, ảnh hưởng 77 đến tâm lý an toàn của du khách, làm giảm lượng khách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình khôi phục và phát triển làng dệt Châu Phong chưa kể đến những hệ lụy về văn hóa, lối sống của cộng đồng Chăm có thể bị biến chất và lai căn. 2.3.2.3. Ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của cộng đồng Chăm Châu Phong Du lịch phát triển đồng nghĩa với việc nhiều yếu tố văn hóa khác từ khắp nơi trên Thế giới du nhập ít nhiều sẽ tác động trực tiếp đến ý thức, lối sống và phong tục của đồng bào Chăm. Hoạt động du lịch đòi hỏi kinh doanh nhiều mặt hàng dịch vụ có thể ảnh hưởng đến phương thức kinh tế truyền thống của người Chăm. Thay vì một hộ có rất nhiều phụ nữ dệt thổ cẩm thì có thể bỏ hẳn để chuyển sang kinh doanh ăn uống, lưu trú vì họ nghĩ đã còn các hộ khác làm nghề dệt. Để phục vụ nhu cầu của du khách, các sản phẩm làng dệt có thể được bày bán phổ biến trên thị trường với giá cả chênh lệch, chất lượng khó kiểm định dẫn đến giá trị văn hóa trong từng sản phẩm giảm sút. Sản phẩm làng dệt Châu Phong có nguy cơ ngày càng bị thương mại hóa vì mục đích lợi nhuận. Điều này làm mất đi những tinh túy của sản phẩm làng dệt Châu Phong. Điều này cũng sẽ tác động ngược lại du lịch, làm giảm lượng khách tham quan do du khách cảm nhận sự giả tạo và không thấu hiểu những giá trị văn hóa trong từng sản phẩm. Cùng với việc xuất hiện nhiều du khách đến từ nhiều nơi đồng nghĩa với sự xâm nhập của nhiều lối sống khác nhau của du khách. Đó là trang phục, ngôn ngữ, cách ứng xử, … Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa của cộng đồng Chăm đặc biệt là thế hệ trẻ. Nếu không có định hướng cụ thể sẽ làm biến chất và lai tạp những giá trị văn hóa truyền thống của người Chăm tại Châu Phong. 78 Tiểu kết chương 2 Chương 2 đã trực tiếp đề cập đến những vấn đề liên quan trực tiếp đến thực trạng khôi phục làng dệt Châu Phong gắn với phát triển du lịch. Làng dệt Châu Phong là làng nghề truyền thống gắn liền với văn hóa của cộng đồng Chăm ở Châu Phong đặc biệt là tại ấp Phũm Soài. Thông qua phần khái quát về làng dệt, tác giả cũng đưa ra những đánh giá chung về khả năng khôi phục của làng dệt và gắn với phát triển du lịch, làm tiền đề đối chiếu với thực tế tình hình ở phần tiếp theo. Chương 2 tiếp tục làm rõ thực trạng khôi phục và gắn với phát triển du lịch của làng dệt Châu Phong bằng cách phân tích chi tiết về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ và sản phẩm làng nghề làm tiền đề đánh giá nhu cầu của khách đối với sản phẩm của làng nghề; phân tích lượng khách, doanh thu du lịch trên toàn xã trong đó có làng dệt Châu Phong, khả năng phục vụ của các CSLT, CSAU tại địa bàn làm tiền đề đánh giá khả năng khai thác vào hoạt động du lịch; nghiên cứu chính sách của địa phương, phân tích sâu các nguồn đầu tư cũng như công tác quảng cáo thương hiệu làm tiền đề cho việc đánh giá tính hợp pháp hóa, tính khả thi của công tác khôi phục và gắn với phát triển du lịch tại làng dệt Châu Phong. Bên cạnh đó, chương 2 cũng đã trình bày những tác động tích cực, tác động tiêu cực mà du lịch có thể mang lại cho làng dệt. Vấn đề đặt ra là được gì khi gắn làng dệt với hoạt động du lịch và mất gì nếu khai thác không hợp lý, không có kế hoạch dự trù, chiến lược khai thác khoa học. Chương 3 tiếp theo, tác giả sẽ đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm phát huy những thuận lợi, khắc phục và giải quyết những khó khăn, hạn chế mà làng dệt Châu Phong đang gặp phải. Những vấn đề trọng tâm cần được giải quyết đó là nguồn nguyên liệu, công nghệ và kỹ thuật sản xuất, sản phẩm 79 phục vụ khách du lịch, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hình thành tuyến du lịch gắn với làng dệt Châu Phong và thu hút đầu tư có hiệu quả vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch nhằm hướng đến phát triển du lịch bền vững. 80 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC LÀNG DỆT CHÂU PHONG, TỈNH AN GIANG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 3.1. Định hướng khôi phục làng dệt Châu Phong, tỉnh An Giang gắn với phát triển du lịch 3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng 3.1.1.1. Chính sách khôi phục và phát triển làng nghề của Đảng, Nhà nước và tỉnh An Giang Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc khôi phục và bảo tồn các làng nghề truyền thống, hỗ trợ phát triển làng nghề, đồng hành cùng người làng làng nghề, hỗ trợ họ sinh sống với làng nghề mà cha ông đã để lại. Năm 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương phối hợp với nhóm nghiên cứu do ông Đinh Xuân Nghiêm làm chủ nhiệm đã thực hiện đề tài Cấp bộ “Một số chính sách chủ yếu phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam” [16]. Đề tài đã đưa ra những nhận định đánh giá sâu sắc, thực tế về làng nghề ở Việt Nam, những định hướng nhằm phát triển làng nghề trên phạm vi cả nước với những biện pháp thiết thức gắn làng nghề truyền thống với tiến bộ khoa học, du lịch theo hướng thân thiện môi trường, hướng đến phát triển bền vững Đặc biệt, “Nghị định số 52/2018/NĐ-CP Nghị định về phát triển ngành nghề nông thôn [33] của Chính phủ đã đưa ra những định hướng chi tiết cụ thể về phát triển mặt bằng, vấn đề đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển làng nghề, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và những định hướng cho 81 việc đầu tư hỗ trợ khôi phục và phát triển làng nghề dưới sự quản lý của Nhà nước, liên quan trực tiếp đến các bộ ngành như: - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống bao gồm các công tác như quản lý, thanh tra, kiểm tra,… - Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý vấn đề khai thác tài nguyên, vấn đề hạn chế tối đa tác động của làng nghề đến môi trường, hạn chế các chuyển biến trong làng nghề làm ô nhiễm môi trường - Bộ Khoa học và Công nghệ chủ đạo việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào qui trình sản xuất, nhằm tăng năng suất tại các làng nghề theo hướng thân thiện với môi trường. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch gắn với làng nghề. Ngoài ra, còn liên quan trực tiếp các bộ ngành như Bộ Công thương trong vấn đề tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội trong đào tạo nguồn nhân lực, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND và các đơn vị tổ chức đầu tư khác. Tại An Giang, năm 2007, UBND tỉnh An Giang đã ban hành “Chương trình số 03/Ctr-UBND về Bảo tồn và phát triển làng nghề TTCN tỉnh An Giang giai đoạn 2008-2010 và tầm nhìn đến năm 2020” [37] đã nêu lên những phương hướng thiết thực trong công tác khôi phục và phát triển làng nghề. Chương trình có những nội dung chính như sau: - Khôi phục và phát triển các làng nghề có nguy cơ mai một nhưng có khả năng cạnh tranh và nhu cầu tiêu thụ lớn trên thị trường trong và ngoài nước. 82 - Phát triển làng nghề theo hướng bền vững đặc biệt là các làng nghề truyền thống của các đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh. - Từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. - Hỗ trợ đăng ký thương hiệu cho các làng nghề. - Gắn liền phát triển làng nghề với hoạt động du lịch, xây dựng các điểm, tuyến du lịch làng nghề đặc trưng của tỉnh. - Tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các làng nghề khác trên cả nước nhằm phát triển một số làng nghề mới phù hợp với điều kiện địa phương. 3.1.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch An Giang giai đoạn 2014 đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Căn cứ vào “Quyết định số 1008/QĐ – UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” [38] tỉnh An Giang sẽ xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc trưng như loại hình du lịch gắn với tín ngưỡng, lễ hội; loại hình du lịch sinh thái; loại hình du lịch gắn với đời sống văn hóa cộng đồng; loại hình du lịch gắn với các làng nghề truyền thống; loại hình du lịch gắn với thể thao, giải trí,… Trong đó, định hướng các sản phẩm du lịch gắn với làng nghề truyền thống tập trung tại các địa điểm Làng dệt lụa Tân Châu, Làng dệt thổ cẩm dân tộc Chăm Châu Phong (Tân Châu), làng dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo (Tịnh Biên),… Như vậy, UBND tỉnh An Giang đã định hướng xây dựng làng dệt thổ cẩm Chăm Châu Phong trở thành một những điểm du lịch tạo nên nét đặc thù ở tỉnh An Giang. 3.1.1.3. Nhu cầu thị trường về sản phẩm dệt thổ cẩm Mặc dù gần như chìm vào quên lãng sau một thời kỳ huy hoàng của thổ cẩm Châu Phong, ngày nay, thổ cẩm Châu Phong dần được nhiều người biết 83 đến nhờ vào các công trình nghiên cứu cũng như hình ảnh từ khách du lịch. Thổ cẩm Châu Phong bền, đẹp, hoa văn ngày càng đa dạng dần dần thu hút du khách đặc biệt là các nhà thiết kế thời trang muốn tìm những ý tưởng sáng tạo mới. Tính đa dụng của thổ cẩm Châu Phong ngày càng mở rộng qua nhiều sản phẩm thường nhật như thắt lưng, ví, bao điện thoại,… Vì vậy, nhu cầu trên thị trường đối với thổ cẩm Châu Phong ngày càng nhiều. 3.1.2. Đề xuất định hướng khôi phục làng dệt Châu Phong gắn với phát triển du lịch 3.1.2.1. Định hướng về không gian lãnh thổ Theo số liệu năm 2013, toàn ấp Phũm Soài, nơi tập trung đông nhất của làng dệt Châu Phong có 351 hộ, khoảng 2336 nhân khẩu [46]. Các hộ này có thể được phân chia theo từng cụm nhằm khôi phục làng nghề và gắn với phát triển du lịch. Các hộ tích cực khôi phục lại hoặc mua mới khung dệt đạt ít nhất 85% các hộ. Cho các hộ chủ động đăng kí để trở thành các điểm lưu trú homestay (được tập huấn và kiểm tra trước khi đưa vào hoạt động). Cả ấp Phũm Soài sẽ chia thành các cụm như cụm sản xuất thổ cẩm, cụm phục vụ lưu trú, cụm phục vụ ăn uống và cụm trưng bày hiện vật. Ở tất cả các cụm đều có hoạt động bày bán các sản phẩm của làng dệt. Cụm sản xuất thổ cẩm phải được ưu tiên đầu tư trước và là tiền đề cung cấp sản phẩm cho các cụm còn lại. Cụm phục vụ ăn uống và lưu trú sẽ có cơ sở vật chất được trang trí bằng những sản phẩm của làng dệt. Cụm trưng bày hiện vật sẽ định hướng trở thành một bảo tàng về nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Chăm, nơi giới thiệu cũng như học tập cho thế hệ trẻ, kết hợp với các dịch vụ như trưng bày, triển lãm,…Định hướng hình thành nên tuyến du lịch nội vùng, kết nối với các điểm du lịch lân cận 84 trong tỉnh và xây dựng Châu Phong thành một điểm dừng chân lý tưởng trên đường du lịch, giao thương Việt Nam-Campuchia. 3.1.2.2. Định hướng về thị trường Thị trường khách vốn có của làng dệt hiện nay là khách Pháp và Malaysia. Để đẩy mạnh quá trình khôi phục làng nghề cần tiếp tục phát triển 2 thị trường khách trên và mở rộng sang nhiều thị trường khác, đặc biệt là những thị trường có cùng văn hóa Hồi giáo. Thị trường nội địa là thị trường mà làng dệt cũng cần quan tâm phát triển. Làng dệt có thể tận dụng các cuộc vận động “Người Việt dùng hàng Việt” các chính sách ưu ái, khuyến mãi kích thích nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng địa phương với các sản phẩm thông dụng như khăn, mặt bàn, ga giường, rèm cửa,… Tích cực liên kết với các nhà phân phối để thâm nhập vào các thị trường lớn hơn như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội,…. để có mặt trong các nhà hàng khách sạn lớn. Sau khi đa dạng hóa các sản phẩm lưu niệm, làng dệt chủ động thâm nhập vào các thị trường khách du lịch Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,.. bằng cách sáng tạo các sản phẩm lưu niệm đặc trưng, hoặc tạo ra các sản phẩm mang màu sắc thần kỳ như vòng may mắn,… Đối với các thị trường không phải là khách du lịch mà là các đối tượng nghiên cứu văn hóa làng dệt cũng cần lưu tâm để phục vụ tốt hơn cho họ. Cần có những dịch vụ giúp họ trải nghiệm chân thật hơn về văn hóa Chăm và lợi nhuận thu được sẽ đến từ các dịch vụ trên và dịch vụ lưu trú ăn uống. 3.1.2.3. Định hướng về sản phẩm đặc trưng Nhằm tăng tính cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ, các sản phẩm của làng dệt Châu Phong cần đa dạng hóa sản phẩm theo hai hướng. Thứ nhất chất lượng đẳng cấp. Thứ hai là phổ thông bình dân. Cả hai hướng này phải 85 đầu tư trên cả sản phẩm phục vụ nhu cầu tại chỗ của cộng đồng và sản phẩm phục vụ cho du lịch. Về sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng địa phương cần đa dạng hơn về màu sắc hoa văn và sáng tạo thêm các vật dụng mới thiết thực,... Các sản phẩm trên cần được mở rộng đến các chợ địa phương nằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Về các sản phẩm phục vụ khách du lịch cần được nguyên cứu để đa dạng và phong phú hơn. Ngoài các sản phẩm lưu niệm hiện có như ba lô, nón, túi xách, bao điện thoại, khăn,… cần nghĩ đến các sản phẩm mang tính biểu tượng văn hóa vùng miền, quốc gia hoặc các sản phẩm hướng đến các độ tuổi đặc biệt như trẻ em, người lớn tuổi,… nhằm thu hút du khách. Các sản phẩm trên cần có sự khác nhau về nguyên liệu, kích thước, giá cả, mẫu mã để đáp ứng thị hiếu đa dạng của khách hàng. Bước đầu làng dệt phải chịu khó bỏ ra một khoảng chi phí nhằm khảo sát thị trường. Từ đó rút ra những sản phẩm được khách yêu thích và lựa chọn mua nhiều nhất, đánh giá theo thang điểm 100. Sau khi đã chọn ra được các sản phẩm yêu thích, làng dệt sẽ tiến hành sản xuất tập trung vào các sản phẩm trên. Tuy nhiên sẽ tiếp tục bày bán các sản phẩm kém yêu thích hơn nhằm gia tăng sản phẩm đặc trưng. 3.1.2.4. Định hướng về đầu tư phát triển Việc thu hút đầu tư cần được sự đồng tình của người dân địa phương, dưới sự quản lý của chính quyền địa phương. Dù là vốn đầu tư vì lợi ích hay không vì lợi ích của chủ đầu tư, chính quyền địa phương cũng phải đứng về phía lợi ích và quyền lợi của người dân. Cộng đồng địa phương phải hiểu rõ về mục đích, những thay đổi của các dự án chuẩn bị triển khai trên địa bàn mình, liên quan trực tiếp đến lợi ích và sự phát triển của làng dệt. 86 Các dự án đầu tư cần ưu tiên vào cải tiến công nghệ sản xuất, cung cấp nhiều công cụ sản xuất cho người dân. Đầu tư vào việc tìm nguồn nguyên liệu sản xuất và đầu tư vào công tác quảng bá hình ảnh thương hiệu thổ cẩm Châu Phong. Tiếp đó là đầu tư vào hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ ăn uống và lưu trú. Các công ty du lịch phải là người cùng tham gia vào hoạt động đầu tư này nhằm tạo ra tính ràng buộc về lợi ích kinh tế, tăng tính liên kết giữa cộng đồng với công ty du lịch. 3.2. Các giải pháp khôi phục và phát triển du lịch tại làng dệt Châu Phong, tỉnh An Giang 3.2.1. Về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khôi phục làng nghề và gắn với phát triển du lịch Trong nhiều năm qua, chính quyền địa phương và các sở ngành liên quan đã luôn nỗ lực nâng cao chất lượng quản lý nhằm khôi phục và phát triển làng dệt Châu Phong. Những nỗ lực của chính quyền địa phương là tiền đề để làng dệt được khôi phục và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu khôi phục làng dệt Châu Phong, gắn với phát triển du lịch một cách hiệu quả, hướng đến phát triển bền vững, chính quyền địa phương cần thực hiện những biện pháp hiện thực hóa các chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển làng nghề, Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh gắn liền với tình hình thực tiễn của địa phương và kịp thời có những hướng điều chỉnh thích với những biến động của thị trường du lịch. Thứ nhất, về công tác đầu tư phát triển: Tiếp tục thực hiện các dự án khả thi trên địa bàn xã Châu Phong. Xây dựng chính sách ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, pháp lý đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào việc khôi phục làng nghề, bảo vệ môi trường cho làng dệt. Kêu gọi đầu tư nghiên cứu, ứng dụng phát triển công 87 nghệ vào sản xuất làng dệt và công tác đầu tư vào giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Chính quyền địa phương cần ưu tiên đầu tư vào các mô hình du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm và loại hình lưu trú homestay. Vì đây là những mô hình du lịch thích hợp và có tiềm năng ở Làng dệt Châu Phong. Thứ hai, về công tác quy hoạch: Thực hiện chính sách quy hoạch làng dệt Châu Phong dựa vào các chính sách phát triển làng dệt và quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh An Giang. Có kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để xây dựng những điểm, cụm phục vụ du khách đặc biệt hướng đến phục vụ nhu cầu trải nghiệm, nghiên cứu văn hóa và nhu cầu tham quan, mua sắm. Thứ ba, về quản lý: Tổ chức đánh giá hiệu quả khôi phục và gắn với phát triển du lịch của làng dệt Châu Phong theo từng tháng, quý và năm theo các tiêu chí như mức độ tham gia của cộng đồng, lợi nhuận, lượng khách, thị trường, khả năng cạnh tranh,… để có những điều chỉnh phù hợp. Xây dựng các văn bản quy định chặt chẽ về điều kiện kinh doanh, phục vụ du lịch, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có những chế tài hành chính phù hợp đối với các cơ sở lưu trú, ăn uống làm sai quy định. Những quy định trên nên cân bằng quyền lợi giữa các bên liên quan (cộng đồng, khách du lịch, doanh nghiệp, chính quyền). Tuy nhiên, cần có những ưu tiên cho cộng đồng địa phương về lợi ích kích tế, ưu tiên công tác cải thiện môi trường, cải thiện thái độ phục vụ khách. Tổ chức trao thưởng hàng năm cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp vào việc khôi phục làng nghề, kinh doanh du lịch giỏi, cải thiện môi trường, sáng tạo các sản phẩm mới,.. nhằm khuyến khích, tạo động lực cho cộng đồng địa phương. Khuyến khích các hộ sản xuất cạnh tranh lành mạnh với nhau, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện chính sách định giá đồng đều ở tất cả các hộ sản xuất, chống phá giá, đầu cơ trục lợi. Chính quyền địa phương phối hợp với Ban quản lý Du 88 lịch ban hành những quy tắc ứng xử giữa cộng đồng người dân với nhau, cộng đồng người dân với du khách, cộng đồng người dân với cán bộ quản lý. Thành lập Ban quản lý Du lịch làng dệt Châu Phong gồm hai nhiệm vụ chính là khôi phục phát triển làng dệt và khai thác giá trị làng dệt vào hoạt động du lịch và nhanh chóng đưa Trung tâm Thông tin Du lịch Châu Phong hoạt động trở lại. Sơ đồ 3.1: Mô hình Ban quản lý Du lịch làng dệt Châu Phong Ban Quản lý Du lịch làng dệt Châu Phong Bộ phận sản xuất Bộ phận phục vụ Bộ phận Kiểm tra Ăn uống Lưu trú Đón tiếp, Hướng dẫn, Thuyết minh Bộ phận Thị trường Văn nghệ (Nguồn: Tác giả) Theo sơ đồ 3.1, các bộ phận chức năng của Ban quản lý Du lịch làng dệt Châu Phong gồm 04 bộ phận chính: - Bộ phận Sản xuất có trách nhiệm chính trong việc sản xuất, sáng tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tại chỗ của cộng động và phục vụ du khách. Đây là bộ phận quan trọng, cốt lõi của làng dệt Châu Phong. 89 - Bộ phận Phục vụ chia làm 4 nhóm nhỏ. Nhóm Đón tiếp, Hướng dẫn và Thuyết minh chịu trách nhiệm trực, đón tiếp, giải đáp thắc mắc của khách tại Trung tâm Thông tin du lịch Châu Phong; hướng dẫn khách đến các điểm tham quan; thuyết minh giới thiệu tại các điểm tham quan. Bộ phận này được xem là gương mặt đại diện, tạo ấn tượng đầu tiên với khách. Nhóm Lưu trú kinh doanh dịch vụ lưu trú, quản lý các hộ đăng ký homestay. Nhóm Ăn uống quản lý các hộ kinh doanh ăn uống, nghiên cứu tổ chức các lễ hội ẩm thực Chăm. Nhóm Văn nghệ nghiên cứu, thành lập các nhóm văn nghệ địa phương phục vụ du khách. - Bộ phận Thị trường chịu trách nhiệm nghiên cứu tìm nguồn nguyên liệu chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, có các chiến lược quảng bá thương hiệu làng dệt Châu Phong. Bên cạnh đó còn tham gia vào công tác thu hút đầu tư tư phát triển làng dệt Châu Phong. - Bộ phận Kiểm tra với nhiệm vụ đánh giá mức độ hài lòng của du khách, đánh giá thực trạng khôi phục làng dệt hiệu quả hoạt động du lịch, mức sống cộng đồng…, sau đó báo cáo về Trung tâm Xúc tiến Du lịch An Giang, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Du lịch An Giang, chính quyền có những định hướng phù hợp. 3.2.2. Về bảo tồn các giá trị văn hóa làng dệt Châu Phong Yếu tố thu hút ở làng dệt Châu Phong chính là nét văn hóa của cộng đồng người Chăm được thể hiện qua từng ngôi nhà, từng mảnh vải thổ cẩm,.. Vì vậy để thu hút du khách, tự bản thân làng dệt Châu Phong và chính quyền địa phương cần có những biện pháp gìn giữ những giá trị văn hóa đặc trưng của tộc người. 90 Thường xuyên tổ chức tôn vinh những nghệ nhân, thợ dệt, những cá nhân có đóng góp cho việc gìn giữ văn hóa dân tộc. Đầu tư vốn để trùng tu, tôn tạo các công trình tôn giáo, công trình công cộng trên đại bàn. Hỗ trợ vốn cho người dân sửa chữa những ngôi nhà theo kiến trúc truyền thống. Khuyến khích người dân mặc trang phục truyền thống, ăn và chế biến các món ăn theo khẩu vị truyền thống của người Chăm. Chính quyền nên phối hợp với cộng đồng trong việc thành lập các nhóm, câu lạc bộ văn nghệ Chăm để vừa duy trì những loại hình âm nhạc diễn xướng truyền thống vừa phục vụ cho du khách khi cần thiết. Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học nghiên cứu về văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh, khuyến khích làng Chăm Châu Phong tham gia các hội trợ triển lãm văn hóa trong tỉnh, khu vực và quốc tế nhằm giới thiệu văn hóa địa phương. Kết hợp với các trường học tổ chức các khóa học chuyên đề, chương trình ngoại khóa, tham quan thực tế về văn hóa Chăm. Có các chính sách ưu đãi cho trẻ em người Chăm trong giáo dục, y tế và những phúc lợi xã hội khác. Khuyến kích người Chăm dùng tiếng nói Chăm trong giao tiếp hằng ngày. Nếu thuận tiện, xã kết hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh mở các chương trình tiếng Chăm phục vụ đời sống tinh thần người Chăm. Du lịch là cơ hội để làng dệt Châu Phong khôi phục và phát triển nhưng cũng là thách thức lớn về mặt văn hóa. Nếu như không có biện pháp giữ gìn thì những giá trị văn hóa rất dễ bị lai tạp, biến chất. Bảo tồn giá trị văn hóa của làng dệt cũng chính là bảo tồn tài nguyên du lịch cho mai sau, bảo tồn, tiếp nối những giá trị mà ông cha đã để lại, gìn giữ và truyền tiếp cho thế hệ sau. 91 3.2.3. Về chất lượng nguồn nguyên liệu Nguồn nguyên liệu là yếu tố đầu tiên quyết định đến việc duy trì làng dệt, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Tìm ra nguồn nguyên liệu tốt, giá cả hợp lý sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm làng dệt Châu Phong trên thị trường. Làng dệt Châu Phong cần được sự quan tâm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang để được hỗ trợ về nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, làng dệt cũng chủ động tìm kiếm các nguồn nguyên liệu từ các nơi nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm như Đồng Nai, Bảo Lộc,.. Đây là những vùng có chất lượng tơ khá tốt, giá thành tương đối, phí vận chuyển tiết kiệm hơn so với các khu vực ở miền Trung, miền Bắc23. Đây là giải pháp tạm thời, nhằm tìm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho việc khôi phục làng dệt. Song song với quá trình nhập nguyên liệu từ các tỉnh trong nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Tài nguyên và Môi trường nên phối hợp tìm ra những biện pháp để khôi phục lại nghề trồng dâu nuôi tằm trong tỉnh. Việc làm này vừa khôi phục lại được một nghề truyền thống, vừa tác động tích cực cho việc khôi phục những làng nghề liên quan như lãnh Mỹ A, làng dệt thổ cẩm Châu Phong. Khi nghề nuôi tằm sản xuất tơ được khôi phục, chi phí vận chuyển giảm, giá thành sản phẩm giảm, tăng khả năng cạnh tranh cho làng dệt Châu Phong. Đây là biện pháp lâu dài mà chính quyền An Giang cần xem xét và đầu tư thực hiện. Bên cạnh việc tìm lại nguồn nguyên liệu truyền thống, Sở Khoa học và Công nghệ cũng nên hỗ trợ cộng đồng tìm ra những giải pháp kết hợp giữa nguyên liệu truyền thống và hiện đại, nâng cao chất lượng cho sản phẩm. Một số nguyên liệu hiện đại nhưng chất lượng không cao khi được mua về cần 23 Mặc dù chất lương tơ tằm ở các khu vực miền Trung, miền Bắc cao hơn. 92 được xử lý cẩn thận, chỉ sản xuất ở số lượng hạn định nhằm hướng đến mục tiêu sản xuất các sản phẩm có chất lượng và tính nghệ thuật cao, hàm chứa nhiều giá trị văn hóa. Ngoài ra, làng dệt Châu Phong cũng có thể học hỏi, nhập khẩu một số nguyên liệu mới từ các nước như Thái Lan, Malyasia, Indonesia, Hàn quốc, Trung quốc, Nhật Bản,… để sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên, những sản phẩm này chỉ mang tính chất đa dạng hóa chứ không phải chiếm ưu thế so với các sản phẩm được làm từ nguyên liệu truyền thống. 3.2.4. Về cải tiến kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ Kỹ thuật sản xuất và mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng năng suất, tính chuyên nghiệp và cải thiện chất lượng của sản phẩm. Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt như ngày nay, thì làng dệt Châu Phong buộc phải cải tiến kỹ thuật sản xuất, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào một số khâu. Chính quyền địa phương, cộng đồng người Chăm cùng các tổ chức cần nghiên cứu cải tiến khung dệt, sử dụng máy móc vào các khâu như nhuộm màu, kéo sợi, quay sợi. Sử dụng tính năng tự động hóa trong các khâu như cắt chỉ, khâu cút. Sử dụng máy may trong khâu may thành phẩm. Còn lại các khâu như xếp sợi tạo hoa văn, dệt,…cần được làm thủ công để giữ được nét riêng biệt, tính đặc trưng và giá trị văn hóa trong từng sản phẩm. Các hộ sản xuất thổ cẩm cần được tập huấn và sử dụng các phần mềm trong công tác theo dõi, tổng kết số lượng sản phẩm nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác tính toán lợi nhuận hoặc báo cáo số lượng, doanh thu cơ quan quản lý. Ban Quản lý Du lịch cần sử dụng các phần mềm quản lý trong việc theo dõi đánh giá hiệu quả hoạt động của làng dệt. Sử dụng hệ thống camera quan 93 sát tại các điểm then chốt như khu vực chào đón, điểm phục vụ ăn uống, các nơi phục vụ trãi nghiệm văn hóa,… để kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ. Thiết lập hệ thống âm nhạc tự động tại các khu vực trưng bày, nơi công cộng,… nhằm tạo không gian văn hóa âm nhạc truyền thống cho làng dệt. Vận dụng máy móc, các tiến bộ khoa học trong công tác thu gom xử lý rác thải từ các hộ sản xuất, sinh hoạt của du khách, tái sử dụng những vật còn khả năng tái chế, hạn chế tối thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác truyền thống quảng bá, trao đổi thông tin với khách hàng, tiếp nhận và phản hồi những yêu cầu, thắc mắc của du khách qua hệ thống truyền thông hiện đại từ đó tạo ấn tượng tốt trong mắt du khách. 3.2.5. Về giải quyết đầu ra cho sản phẩm gắn với khách du lịch Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ bị mai một của làng dệt Châu Phong chính là khả năng cạnh tranh thấp và không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Trước đây, làng dệt chủ yếu cung cấp sản phẩm cho cộng đồng tại địa phương và bán cho một số thương lái từ TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, số lượng này không cố định và dần giảm xuống đáng kể. Những năm gần đây, nguồn tiêu thụ chủ yếu đến từ những du khách ba lô, những đơn đặt hàng thỉnh thoảng của các thương lái. Để khắc phục tình trạng này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều bên liên quan. Bản thân làng dệt Châu Phong phải chủ động tự tìm nguồn tiêu thụ cho mình trước khi nhận được sự giúp đỡ từ các cơ quan, tổ chức khác. Ý niệm trông chờ nguồn tiêu thụ sẽ làm cho làng dệt nhanh lụi tàn cho dù nhận được sự giúp đỡ từ chính quyền, các nhà đầu tư. Thông qua các mối quan hệ, các hộ sản xuất trước tiên sẽ tiêu thụ sản phẩm ngay trong cộng đồng. Các cá nhân trong cộng đồng tích cực giới thiệu sản phẩm đến các cộng đồng người 94 Chăm khác ở An Giang, mở rộng sang các khu vực, cộng đồng khác nhằm tiêu thụ sản phẩm. Chính quyền địa phương phối hợp với Sở Công thương tìm các nguồn tiêu thụ cho sản phẩm làng dệt từ các thương lái, cơ sở dệt may, cơ sở buôn bán vải, cơ sở bán hàng lưu niệm ở trong tỉnh, trong nước và khu vực. Tìm cách để xuất khẩu sản phẩm thổ cẩm Châu Phong sang nước ngoài. Bước đầu cần chọn các thị trường quen thuộc, khả năng cạnh tranh cao như Indonesia, Malaysia, Thái Lan,.. sau đó mở rộng sang thị trường Trung quốc, Hàn quốc, Châu Âu,… Bên cạnh đó cần thực hiện nhiều giải pháp như: - Ổn định về nguồn nguyên liệu sản xuất. - Thực hiện chính sách giá đồng loạt trên phạm vi toàn làng dệt. - Đa dạng hóa sản phẩm cũng góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ. - Tích cực thâm nhập thị trường tại các chợ có lượng khách quốc tế lớn như ở TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… - Cạnh tranh với các loại vải lụa khác nhưng không phải thổ cẩm. Hạn chế tối đa việc cùng bán sản phẩm thổ cẩm Châu Phong với các sản phẩm thổ cẩm khác. Vì buổi đầu, thổ cẩm Châu Phong chưa đủ sức cạnh tranh bởi thương hiệu và giá cả. - Thử nghiệm bán hàng qua mạng điện tử các sản phẩm của làng dệt, thử nghiệm chính sách hỗ trợ phí giao hàng trong những khu vực qui định. - Thực hiện chiết khấu phần trăm lợi nhuận cho các đại lý. Có những ưu đãi về giá, phí vận chuyển cho các đại lý thân thuộc nhằm giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài. 95 3.2.6. Về đa dạng hóa và xây dựng sản phẩm đặc trưng Để thu hút du khách, mở rộng thị trường làng dệt Châu Phong cần nghiên cứu đầu tư vào việc đa dạng hóa đáp ứng thị hiếu của du khách, song vẫn tạo dựng những sản phẩm đặc trưng riêng. Xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngày nay hướng đến tính ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống hơn là để trưng bày, mặc dù không phủ định lượng khách mua nhiều sản phẩm về làm vật kỉ niệm là không nhỏ. Trước tiên, làng dệt Châu Phong cần tạo ra thêm nhiều sản phẩm giá bình dân phục vụ cho đời sống thường ngày của cộng đồng tại địa phương. Các sản phẩm hiện tại như khăn tắm, khăn choàng cần thêm nhiều màu sắc và hoa văn mới. Nghiên cứu tạo ra những sản phẩm mới như rèm cửa, khăn trải bàn,… Kết hợp với kỹ thuật may để tạo ra một số sản phẩm như quần, áo, ba lô, ga trải giường, bao gói, chăn, khăn tay, thảm,… Các sản phẩm này cần may với nhiều kích thước, chất lượng đặc biệt là màu sắc và hoa văn để có thể vừa cung cấp cho cư dân địa phương, vừa có thể xuất khẩu sang một số thị trường như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc,… Ngoài các sản phẩm trên, làng dệt Châu Phong có thể liên kết với các nhà hàng, khách sạn, cơ quan để cung cấp các vật trang trí như thảm lót sàn, trang trí giường ngủ, phòng khách, tranh dệt bằng thổ cẩm,… Vấn đề này cần được nghiên cứu, nhằm tìm ra các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ sản xuất. Về các sản phẩm phục vụ khách du lịch cần theo hướng hội nhập nghĩa là du khách dễ dàng tìm thấy trong các sản phẩm những yếu tố văn hóa liên quan đến văn hóa của đất nước họ. Điều này không có nghĩa là làng dệt phải thay đổi những yếu tố văn hóa của mình để đáp ứng nhu cầu của khách mà chỉ kết hợp các yếu tố văn hóa từ nhiều quốc gia với những nét cốt lõi của văn hóa làng Chăm Châu Phong. Ví dụ, làng dệt Châu Phong có thể tạo hình các 96 thú bông mang tính điển hình nhiều quốc gia như gấu trúc (Trung Quốc), Kangruru (Úc), Doreamon (Nhật Bản), Heatae (Hàn Quốc),… Các thú bông này có thể mang có mảnh thổ cẩm trên người, hoặc áo áo, đội nón,.. làm bằng thổ cẩm. Làng dệt Châu Phong cũng có thể tạo ra các búp bê mặc trang phục các quốc gia dệt bằng thổ cẩm,… 3.2.7. Về nâng cao mức độ tham gia của cộng đồng địa phương Loại hình du lịch có tiềm năng phát triển ở làng dệt Châu Phong là du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng. Trong các loại hình này mức tham gia của cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng. Vì họ là nhân tố quyết định sức hút đối với du khách. Để nâng cao mức độ tham gia của cộng đồng chính quyền địa phương cần theo có các chính sách khuyến khích người dân tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động du lịch. Việc này không chỉ giúp cộng đồng tăng thu nhập, cải thiện đời sống mà còn nâng cao ý thức trách nhiệm của họ với môi trường, góp phần quan trọng phát triển du lịch ở địa phương theo hướng bền vững. Chính quyền địa phương cần thay đổi nguyên nhân tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng từ vì lợi ích kinh tế sang hướng vừa vì lợi kinh tế vừa là trách nhiệm. Khi người dân tham gia với ý thức trách nhiệm họ sẽ tự biết cách bảo vệ những tài nguyên mà họ đang có. Thường xuyên trao đổi tham khảo ý kiến của cộng đồng địa phương trong quá trình hoạt động du lịch. Tổ chức các cuộc điều tra xã hội học về mức độ hài lòng, mức sống của cộng đồng sau một thời gian hoạt động nhất định (theo quí, theo năm) nhằm đánh giá sự hứng thú, mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động khôi phục và gắn với phát triển du lịch của làng nghề. Chuyển hướng tham gia của người dân từ tham gia theo hình thức, tham gia thụ động dần sang tham gia 97 mang tính tương tác và tự thân vận động vào các định hướng, quy hoạch phát triển làng dệt gắn với du lịch24. Thực hiện chính sách phân chia quyền lợi công bằng, bước đầu có những ưu đãi cho người dân về quyền lợi để họ ổn định hơn về cuộc sống. Sau đó, chính quyền địa phương hỗ trợ, hướng dẫn và dần dần để người dân độc lập quyết định các chính sách phát triển tại làng dệt, các cơ quan khác chỉ là nguồn lực hỗ trợ, tư vấn khi họ cần. Tuy nhiên, chính quyền vẫn phải duy trì sự kiểm tra hiệu quả hoạt động. 3.2.8. Về đào tạo nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định trong việc khôi phục làng dệt Châu Phong và gắn với phát triển du lịch. Mặc dù lượng người Chăm sinh sống tại Châu Phong, đặc biệt Phũm Soài rất đông, nhưng số lượng người biết dệt, đặc biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên còn khá ít. Đa phần người Chăm ở đây đều chuyển sang những hình thức hoạt động kinh tế khác nhằm đảm bảo đời sống cho gia đình. Vì vậy công tác đào tạo nghề, truyền nghề là thiết yếu và cấp bách. Chính quyền địa phương cùng Ban Quản lý Du lịch cần rà soát lại trên địa bàn xã những cá nhân, hộ gia đình nào có người biết dệt, dệt thành thạo và được cả làng công nhận là thợ dệt. Xem xét và phong tặng danh hiệu nghệ nhân gắn liền với trách nhiệm truyền đạt nghề dệt cho các các thành viên trong làng trước hết là ngay trong gia đình của nghệ nhân. Cần có những chính sách ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, trợ cấp, phụ cấp, tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các nghệ nhân vào các ngày lễ, Tết. Phối hợp với các công ty bảo hiểm thực hiện phúc lợi xã hội cho các thợ thủ công, các nghệ nhân. Vì đây chính là những báo vật sống, những nhân tố quan trọng duy trì và bảo tồn 24 Tham khảo thêm Phụ lục 4, Tr. 124. 98 làng nghề. Đầu tư mở các lớp dạy nghề dệt cho thanh thiếu niên nhằm tạo việc làm, níu chân thế hệ trẻ ở lại làng dệt, đóng góp cho sự phát triển của làng dệt. Tổ chức các cuộc thi dệt nhằm vừa tạo điều kiện gặp gỡ giao lưu vừa nâng cao tay nghề cho các thợ dệt trong xã. Đưa nghề dệt thổ cẩm Châu Phong thành một nghề học tại một số cơ sở giáo dục trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Ban Quản lý Du lịch liên kết với các trường Đại học ở An Giang, TP. Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh,… để tập huấn kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn, thuyết minh, giao tiếp, kỹ năng phục vụ trong ăn uống, lưu trú, nâng cao khả năng ngoại ngữ cho các Hướng dẫn viên địa phương, thuyết minh viên. Đặc biệt, Hướng dẫn viên, Thuyết minh viên địa phương phải am hiểu tường tận quy trình dệt, những giá trị văn hóa bên trong mỗi sản phẩm từ hoa văn, màu sắc, kiểu dáng, cách sử dụng,… 3.2.9. Về liên kết với các doanh nghiệp du lịch Các doanh nghiệp du lịch là những tổ chức mang đến nguồn tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho làng dệt Châu Phong. Tuy nhiên, làng dệt Châu Phong cần chủ động trong việc liên kết với các doanh nghiệp du lịch, nâng cao vai trò của mình trở thành đối tác chứ không phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp du lịch. Ban quản lý Du lịch cần trực tiếp tiếp cận các đơn vị lữ hành trước hết là trong tỉnh, sau đó mở rộng sang khu vực TP. Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh để giới thiệu về làng dệt, đặt vấn đề hợp tác với những chính sách công bằng về quyền lợi, nghĩa vụ,… Tổ chức các chương trình du lịch thí điểm cho các nhân viên, cán bộ của các doanh nghiệp du lịch để tăng sự tin cậy đối với các doanh nghiệp. Thực hiện các chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhiều đơn vị lữ hành đầu tư vào làng 99 dệt ở nhiều mảng. Khi đầu tư, cần có văn bản thỏa thuận về phân chia lợi ích, những ràng buộc về nghĩa vụ của đôi bên. Phối hợp với các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp du lịch trong công tác bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho các Hướng dẫn viên, Thuyết minh viên của làng dệt. Làng dệt cũng có thể thực hiện chính sách trao đổi Hướng dẫn viên, cán bộ quản lý du lịch với các đơn vị lữ hành. 3.2.10. Về thu hút đầu tư phát triển Để khôi phục và phát triển làng dệt Châu Phong cần rất nhiều vốn đầu tư. Vì vậy, tìm ra nguồn đầu tư từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước là điều cần được quan tâm đầu tiên. Chính quyền địa phương cần có nhiều chính sách ưu đãi như đơn giản hóa thủ tục hành chính, ưu đãi về quyền sử dụng đất cho các tổ chức đầu tư vào làng dệt Châu Phong. Thực hiện chính sách công bằng trong phân chia quyền lợi, ràng buộc về nghĩa vụ của các nhà đầu tư với cộng đồng địa phương, môi trường sinh thái nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Cần có những định hướng cụ thể về quy hoạch phát triển làng dệt, thực hiện kí kết các biên bản, hợp đồng chi tiết trước khi bàn giao cho các nhà đầu tư. Thường xuyên phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kiểm tra đánh giá tiến độ, chất lượng thực hiện các dự án, công trình nhằm chống tình trạng quan liêu, bòn rút và tham nhũng. Sau khi nhận vốn đầu tư, chính quyền cần có kế hoạch phân chia nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý. Chính quyền xã Châu Phong phối hợp với Ban quản lý Du lịch tổ chức các cuộc điều tra xã hội học về mức độ tin cậy và ý kiến phản hồi của người dân về các công trình, dự án trên nhằm tạo tính khách quan trong thực hiện. 100 Các dự án cần tập trung trước hết vào công tác duy trì và bảo tồn làng dệt Châu Phong. Đầu tư trang thiết bị, cải tiến khung dệt và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đầu tư làm mới, nâng cấp hệ thống giao thông, xây dựng bến tàu du lịch cho làng dệt Châu Phong nhằm kết nối và rút ngắn khoảng cách giữa Châu Phong với các điểm du lịch khác trong khu vực. Đầu tư xây dựng hệ thống CSLT, CSAU mang phong cách văn hóa Chăm, đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Xây dựng nhà trưng bày văn hóa dệt thổ cẩm Chăm và các công trình phụ trợ như nhà vệ sinh công cộng, trang trí hoa cảnh, khu vực hút thuốc, các biển chỉ dẫn,… Ngoài ra, cần dành một khoản vốn để đầu tư cho công tác truyền nghề như kinh phí cho tổ chức các lớp học dệt, các lớp học kỹ năng nghiệp vụ du lịch. Đặc biệt, cần dành khoản chi phí cho việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần các nghệ nhân, thợ dệt lớn tuổi như tiền trợ cấp hàng tháng, tiền ma chay khi mất,… 3.2.11. Về cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng hiện nay ở Châu Phong chưa thể phục vụ khách du lịch. Vì vậy xây dựng cơ sở hạ tầng là điều rất cần thiết. Đầu tiên để thu hút được các nhà đầu tư vào các dự án, địa phương cần phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng thích hợp, tạo sự thuận trong quá trình vận chuyển và dễ dàng thuyết phục các nhà đầu tư. Cụ thể làng dệt Châu Phong cần mở rộng và bê tông hóa đường dẫn vào làng. Tuy nhiên cần giữ lại các hẻm nhỏ, các ngõ dẫn vào các hộ dân nhằm tạo nên khung cảnh làng quê, phần nào lưu giữ lại hình ảnh dân dã ngày xưa. Đầu tư xây dựng bến phà kết nối giữa Châu Giang và Châu Đốc. Nghiên cứu và xây dựng Châu Phong có thể trở thành trạm dừng chân của du khách trong tuyến tham quan khám phá Đồng bằng sông Cửu Long bằng đường thủy. Xây 101 dựng hệ thống đèn chiếu sáng, đảm bảo an toàn cho việc đi lại ban đêm của người dân. Hệ thống chiếu sáng kết hợp với khoa học công nghệ nhằm đảm bảo tính tiết kiệm năng lượng, tính nghệ thuật, an toàn hiệu quả trong sử dụng. Bên cạnh hệ thống đường, bến phà cũng cần chú trọng xây dựng các trạm cung cấp nhiêu liệu kết hợp quầy thông tin hướng dẫn du khách bằng những tờ gấp, bản đồ, sơ đồ du lịch trong xã, thị xã và tỉnh. Xây dựng nhà vệ sinh công cộng, có các biểu ngữ giữ gìn vệ sinh, chú trọng việc nâng cấp nhà vệ sinh thường xuyên tránh gây phiền hà về mùi, ô nhiễm môi trường xung quanh. 3.2.12. Về bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững Bên cạnh việc tận dụng tối đa các nguồn lực để khôi phục làng dệt Châu Phong và gắn với phát triển du lịch, cần chú trọng đến vấn đề môi trường, vì nó ảnh hưởng đến sức hút lâu dài, sự phát triển bền vững của làng dệt Châu Phong. Ngoài những giá trị văn hóa, thì yếu tố thu hút du khách đến với làng dệt chính là không khí trong lành, khung cảnh làng quê yên bình. Vì vậy, việc giữ gìn môi trường xanh và sạch tại làng dệt Châu Phong là điều quan trọng, là mục tiêu là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, cần được thực hiện nghiêm túc trong từng đề án, dự án. Cần có các chế tài thích đáng đối với các tổ chức, cá nhân có các hành vi làm tổn hại đến môi trường như xả rác, tiêu, tiểu không đúng nơi qui định, phá hoại hoa cỏ, cây xanh, sử dụng các chất hóa học nguy hại đến hệ sinh vật tự nhiên, … Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho du khách tham quan bằng các khẩu ngữ ở lối ra vào hoặc nơi đông người bằng các hình thức bắt mắt. Đặc biệt, cần quản lý chặt chẽ những du khách tự túc, tay ba lô nhằm hạn chế tối 102 đa những tác động xấu của khách đến môi trường tự nhiên cũng như văn hóa cộng đồng Chăm. Địa phương nên phân chia những khu vực cấm hút thuốc, thiết lập các không gian riêng cho những ai muốn hút thuốc. Tích cực vận động cộng đồng trồng hoa, cây xanh theo quy hoạch để làm đẹp thêm cảnh quan làng dệt. Đầu tư bố trí hệ thống thùng rác công cộng, bước đầu hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn vì mục đích môi trường. Có những hình thức tuyên truyền để người dân hiểu được vai trò quan trọng của môi trường, làm cho người dân hiểu bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống, quyền lợi kinh tế và bảo vệ làng nghề của họ. Đầu tư hệ thống xử lý chất thải tại các cơ sở sản xuất thổ cẩm, hướng cộng đồng Chăm sử dụng các nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường. Chính quyền cần có những ràng buộc pháp lý đối với các doanh nghiệp, công ty du lịch về trách nhiệm đối với môi trường tại làng dệt Châu Phong. Phối hợp với các trường học tổ chức giáo dục về bảo vệ môi trường tại làng dệt. Xây dựng làng dệt Châu Phong theo từng bước là sạch, xanh và đẹp. 3.2.13. Về quảng bá xúc tiến thương hiệu làng dệt Châu Phong Quảng bá xúc tiến thương hiệu làng dệt Châu Phong là điều quan trọng nhằm mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và thu hút du khách. Đặc biệt, khi gắn với du lịch, do tính chất vô hình của sản phẩm, thì công tác quảng bá càng phải được chú trọng. Có rất nhiều hình thức quảng bá xúc tiến mà làng dệt Châu Phong có thể nghiên cứu và áp dụng: - Tự quảng bá: Ban Quản lý Du lịch làng dệt Châu Phong cần tạo ra những dấu ấn riêng biệt như thiết kế logo, khẩu ngữ, bao bì riêng; xây dựng tài liệu giới thiệu về làng dệt, nghề dệt truyền thống của người Chăm ở Châu Phong, giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ đặc trưng 103 tại làng dệt Châu Phong bằng tiếng Việt, tiếng Anh (có thể mở rộng sang tiếng Pháp, Nhật, Hàn, Trung,…phụ thuộc vào thị trường khách); xây dựng trang thông tin điện tự cho làng dệt với những bài giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đặc trưng; in danh thiếp và gửi cho khách, các doanh nghiệp du lịch; thực hiện bán hàng qua điện thoại, xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng thân thuộc; đầu tư vào công tác chăm sóc khách hàng như nhắn tin chúc mừng vào ngày sinh nhật, tặng quà vào ngày lễ Tết,… - Thông qua các doanh nghiệp du lịch: Giữ mối quan hệ với các doanh nghiệp du lịch bằng cách trở thành đối tác, thành viên của các hiệp hội, tập đoàn du lịch. Các tổ chức này sẽ gián tiếp giới thiệu làng dệt Châu Phong như là điểm đến của họ với các du khách một cách thuyết phục hơn, hiệu quả hơn. Làng dệt Châu Phong cũng có thể tổ chức các chương trình tour thử nghiệm cho các doanh nghiệp du lịch, đơn vị lữ hành nhằm tìm đối tác, mở rộng thị trường thu hút khách. - Thông qua các đơn vị đối tác dịch vụ khác: Ngoài liên kết với doanh nghiệp du lịch, làng dệt Châu Phong cần liên kết với các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở lưu niệm trong và ngoài khu vực, mời họ sử dụng sản phẩm trước sau đó hợp tác cung cấp sản phẩm cho họ, từ đó mở rộng thị trường đến nhiều đối tượng và địa phương. - Thông qua các phương tiện truyền thông: Phương tiện truyền thông có vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm làng dệt đến với khách tiêu dùng (sản phẩm làng dệt và du lịch). Quảng cáo trên internet, mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube….; quảng bá trên các tạp chí du lịch của tỉnh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; quảng bá trên các diễn đàn du lịch trong và ngoài nước; quảng bá trên các sổ tay lịch tỉnh, khu vực như Exploring Vietnam, Vietnam Tourist 104 Guidebook,…; đưa hệ thống lưu trú, ăn uống lên các trang du lịch Booking, Agoda, Traveloka,… 105 Tiểu kết chương 3 Nhằm mục đích khôi phục làng dệt Châu Phong và gắn với phát triển du lịch chương 3 đã đưa ra những định hương dựa trên những chính sách về khôi phục và phát triển làng nghề của Chính phủ, của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, dựa vào Quy hoạch phát triển du lịch chung của tỉnh và nhu cầu thực tế của khách về thổ cẩm. Những định hướng trên tập trung vào định hướng phân chia lãnh thổ với từng chức năng riêng trong mối quan tương quan với nhau, định hướng về mở rộng thị trường, đa dạng sản phẩm và đầu tư phát triển làng dệt. Từ cơ sở định hướng và những định hướng trên, chương 3 đã đưa ra những giải pháp cụ thể. Giải pháp về quản lý tập trung giải quyết việc thành lập Ban quản lý Du lịch làng dệt Châu Phong với hai chức năng chính là khôi phục, phát triển làng nghề và phát triển du lịch. Giải pháp về thị trường, sản phẩm tập trung đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường. Giải pháp về môi trường nhằm hướng đến phát triển bền vững. Các giải pháp còn lại như về nguyên liệu, kỹ thuật công nghệ sản xuất, quảng bá sản phẩm, liên kết với các doanh nghiệp,… tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại, nhằm giúp làng dệt khôi phục bền vững, thị trường tiêu thụ mở rộng, sản phẩm ngày càng chất lượng từ khâu tìm nguyên liệu, kỹ thuật sản xuất cho đến thành phẩm, gia tăng năng suất, tiết kiệm sức lao động, tăng sức hút với du khách quốc tế. Sau khi trình bày các giải pháp, tiếp theo tác giả xin kết luận những kết quả có được trong quá trình nghiên cứu, và đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương để thực hiện thành công việc khôi phục làng dệt Châu Phong và gắn với phát triển du lịch. 106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “Khôi phục làng dệt Châu Phong, tỉnh An Giang gắn với phát triển du lịch”, tác giả đã thu hoạch được một số kết quả nhất định. Làng dệt Châu Phong tại ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, TX Tân Châu, tỉnh An Giang là một trong những làng Chăm tiêu biểu của An Giang. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Chăm Hồi giáo. Đặc biệt nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời được truyền theo phương thức “mẹ truyền con nối”. Trong quá khứ, làng dệt Châu Phong từng nổi tiếng khắp nơi, sản phẩm được xuất khẩu sang rất nhiều thị trường như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,.. Tuy nhiên, do nhiều biến động về thị trường, khả năng cạnh tranh của làng dệt Châu Phong ngày càng giảm, nguồn nguyên liệu khan hiếm, thị trường tiêu thụ ngày càng hạn hẹp, nhiều hộ người Chăm vì kế sinh nhai đã từ bỏ làng nghề, chuyển sang hình thức kinh tế khác như đi làm công nhân tại các công ty ở TP. Hồ Chí Minh. Qua khảo sát, nghiên cứu và phân tích thực trạng cho thấy làng Chăm Châu Phong đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình khôi phục và gắn với phát triển du lịch. Nguồn nguyên liệu bị thay thế từ tơ tằm truyền thống sang sợi công nghiệp như nylon, coton. Sản phẩm tạo ra vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thị hiếu của cộng đồng địa phương và du khách. Thị trường tiêu thụ còn mang tính thụ động và chờ đợi các đơn đặt hàng từ TP. Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh và du khách vãn lại. Các dự án đầu tư dường như đều tạm dừng hoạt động do không mang lại hiệu quả kinh tế. Công tác quảng bá hình ảnh thương hiệu làng dệt Châu Phong hầu như không có. Việc liên kết với các công ty lữ hành 107 còn lỏng lẻo. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nghèo nàn, đơn sơ, chưa đủ tiêu chuẩn phục vụ du khách. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng cộng đồng người Chăm rất cần cù, siêng năng. Một số hộ người Chăm vẫn gìn giữ khung dệt dù họ không đủ vốn để sản xuất. Số khác tiếp tục sản xuất thổ cẩm, tiêu biểu là hộ bác Mohamad. Số khác thì lấy hàng từ hộ bác Mohamad để bày bán. Chính quyền địa phương cũng luôn tạo điều kiện, khuyến khích người Chăm gìn giữ nghề truyền thống bằng nhiều chính sách thiết thực. Mặc dù chưa mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững nhưng cũng thể hiện sự quan tâm của chính quyền. Dựa vào các chính sách về khôi phục và phát triển làng nghề của Đảng, Nhà nước và Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh An Giang, tác giả mạnh dạn đề ra những phương hướng và giải pháp nhằm khôi phục làng dệt Châu Phong và gắn với phát triển du lịch. Những định hướng và giải pháp đều tập trung giải quyết vấn đề về nguồn nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm, tìm ra thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Hơn hết là phương hướng quản lý bằng việc thành lập Ban quản lý Du lịch làng dệt Châu Phong với bốn bộ phận chức năng và giải pháp về môi trường nhằm hướng đến phát triển bền vững. Với mong mỏi làng dệt Châu Phong được khôi phục một cách hiệu quả và bền vững, tác giả chân thành kêu gọi các nhà đầu tư, các nhà khoa học nghiên cứu đưa ra những chiến lược và quy hoạch chi tiết hơn cho từng giai đoạn cụ thể để vừa gìn giữ giá trị văn hóa đặc sắc của làng dệt Châu Phong vừa mang lại hiệu quả kinh tế, an sinh xã hội và lợi ích về môi trường trong xu thế hội nhập hiện nay. 108 2. Kiến nghị 2.1. Với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần thực hiện các chính sách về bảo tồn các giá trị văn hóa của làng dệt và khai thác các giá trị trên vào hoạt động du lịch. Sở phối hợp với các cơ quan khác sớm thành lập Ban quản lý Du lịch làng dệt Châu Phong, xây dựng trang thông tin điện tử riêng. Thống nhất lại tên gọi cho làng dệt là làng dệt thổ cẩm Châu Phong, HTX cũng nên lấy tên là HTX Châu Phong. Nếu các hộ thêu tay có nhu cầu riêng thì nên thành lập một HTX thêu tay Châu Giang riêng, tránh gây sự nhằm lẫn. Sở cần nghiên cứu tạo một biểu tượng đặc trưng cho làng dệt Châu Phong, để chỉ cần nhìn hay nhắc đến biểu tượng trên là nhớ ngay đến làng dệt Châu Phong. Công tác phối hợp với các công ty lữ hành cần được chú trọng. Nghiên cứu và mở thêm các tuyến du lịch liên quan đến làng dệt Châu Phong. Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch bằng đường sông trên địa bàn tỉnh gắn với làng dệt Chăm Châu Phong. Các loại hình, dịch vụ cần sớm đưa vào hoạt động như du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, homestay, … 2.2. Với các tổ chức, hiệp hội liên quan đến làng nghể tỉnh An Giang Sở Công thương chịu trách nhiệm quản lý về làng nghề cần tích cực tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho làng dệt Châu Phong thay vì chỉ dừng lại việc giới thiệu làng dệt đến với các hội chợ, triển lãm. 109 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tham gia vào công tác khôi phục làng nghề bằng việc tìm nguồn đầu tư cải tiến kỹ thuật sản xuất, đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích chung cho cộng đồng. Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia vào việc quy hoạch tổng thể lãnh thổ của làng dệt. Có đồ án xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng, phục vụ du lịch theo tiêu chí vừa mang tính thẩm mỹ vừa hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Nghiên cứu đưa các các chiến lược, giải pháp ngăn chặn các vấn đề ô nhiễm môi trường khi làng nghề được khôi phục và gắn với phát triển du lịch. 2.3. Với các doanh nghiệp du lịch Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cần dựa theo Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh để xây dựng, thiết kế các chương trình tour cho phù hợp. Tăng cường các chương trình du lịch mang tính trải nghiệm, khám phá văn hóa tại làng dệt Châu Phong. Đầu tư các cơ sở kỹ thuật du lịch như nhà hàng, khách sạn để phục vụ du khách, thu lợi nhuận và giúp làng dệt Châu Phong phát triển. Có các chính sách khuyến mãi, ưu đãi khi du khách đăng kí tham quan làng dệt Châu Phong. Tăng cường công tác quảng bá điểm đến ở An Giang, trong đó có làng dệt Châu Phong. 2.4. Với chính quyền địa phương Chính quyền địa phương cần quan tâm chăm lo hơn đến đời sống của các thợ dệt. Có những khoản ưu đãi cho thế hệ trẻ ở lại quê học nghề dệt, làm nghề dệt. Chính quyền nên tích cực tìm nguồn đầu tư cho làng dệt Châu Phong bằng các mối quan hệ hiện có. Luôn thực hiện chính sách dân chủ, lắng nghe phản hồi của người dân về các công trình, dự án đang thực hiện. 110 Chính quyền xã Châu Phong nên khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Thông qua các chức sắc trong xã để thay đổi suy nghĩ của người Chăm về hoạt động du lịch, giúp người Chăm hiểu rõ, hiểu đúng về du lịch, tăng mức độ tham gia của cộng động vào hoạt động du lịch. 2.5. Với cộng đồng địa phương Điều quan trọng trước hết là thế hệ trước trong cộng đồng người Chăm phải khơi dậy tình yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với làng nghề truyền thống của tổ tiên cho thế hệ sau. Người dân địa phương cần chủ động hơn trong việc tìm thị trường tiêu thụ, tham gia tích cực vào các khóa học về làng dệt, về du lịch. Nếu trong quá trình thực hiện các dự án, có bất kỳ những mâu thuẫn và khúc mắc gì về lợi ích cần đem ngay ra bàn bạc, tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hướng giải quyết, duy trì sự tin tưởng, tính đoàn kết giữa các bên tham gia. Cộng đồng người Chăm cần học hỏi nhiều về phong cách phục vụ khách du lịch, học hỏi về ngoại ngữ để cải thiện việc giao tiếp với người nước ngoài. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Trần Thúy Anh chủ biên (2014), Giáo trình du lịch văn hóa, những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 2. Cục thống kê An Giang (2017), Niên giám thống kê tỉnh An Giang 2016, Nxb Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh. 3. Trần Thị Kim Cúc (2010), Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình (Trường hợp nghiên cứu tại 3 làng: Kim Sơn, Văn Lâm, Ninh Vân), Khóa luận khoa Văn hóa Du lịch, bảo vệ năm 2010 tại trường Đại học Hải Phòng, Hải Phòng. 4. Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn – An Giang, Nxb TP Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Hạnh (2017), An Giang phát triển du lịch làng nghề - kinh nghiệm từ một số mô hình làng nghề du lịch có hiệu quả ở Quảng Nam, Kỷ yếu Hội thảo Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch An Giang, An Giang. 7. Nguyễn Hữu Hiệp (2003), An Giang – Văn hóa một vùng đất, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 8. Nguyễn Hữu Hiệp (2010), An Giang đôi nét văn hóa đặc trưng vùng đất bán sơn địa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 9. Nguyễn Hữu Hiệp (2011), An Giang sông nước hữu tình, Nxb Lao động, Hà Nội. 10. Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 112 11. Nguyễn Văn Kiềm – Huỳnh Minh (2003), Tân Châu xưa, Nxb Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh. 12. Đặng Hoàng Lan (2014), Thực trạng và giải pháp cho việc phát triển làng dệt Mỹ Nghiệp của người Chăm ở Ninh Thuận – nhìn từ góc độ du lịch, Kỷ yếu Hội thảo Làng nghề và phát triển du lịch, TP. Hồ Chí Minh. 13. Trần Thị Mai (2009), Giáo trình Tổng quan Du lịch, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. 14. Sơn Nam (2015), Tìm hiểu đất Hậu Giang và Lịch sử đất An Giang, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh. 15. Nguyễn Quốc Nghi – Nguyễn Thị Ngọc Yến - Trần Thị Diễm Cần (2014), Giải pháp phát triển du lịch làng dệt thổ cẩm Châu Giang, tỉnh An Giang, Kỷ yếu Hội thảo Làng nghề và phát triển du lịch, TP Hồ Chí Minh. 16. Đinh Xuân Nghiêm chủ nhiệm (2010), Một số chính sách chủ yếu phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội. 17. Trần Nhạn (1995), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 18. Hoàng Đức Nhuận – Nguyễn Hải Yến – Hoàng Lan Anh (2009), Hỏi đáp về làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb Quân đội Nhân dân, TP. Hồ Chí Minh. 19. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch An Giang giai đoạn 2014 đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030, An Giang. 20. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang (2017), Định hướng phát triển sản phẩm du lịch An Giang, Kỷ yếu Hội thảo Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch An Giang, An Giang. 113 21. Sở Văn hóa Thông tin An Giang (1990), Di tích lịch sử và văn hóa ở An Giang, Nxb Văn nghệ An Giang, An Giang. 22. Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 23. Lê Hà Phương (2013), Khai thác các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống trong hoạt động du lịch ở Hội An, Khóa luận Đại học chuyên ngành Hướng dẫn du lịch, bảo vệ năm 2016 tại Trường Đại học Văn hóa TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 24. Trần Thanh Phương (1984), Những trang về An Giang, Nxb Văn nghệ An Giang. 25. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 26. Trần Văn Thanh (2005), Nhập môn Khoa Học Du Lịch, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 27. Lê Thông chủ biên (2006), Địa lí các tỉnh, thành phố Việt Nam – tập sáu, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. Trần Văn Thông (2005), Tổng quan Du lịch, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 29. Trần Văn Thông (2008), Giáo trình Kinh Tế Du Lịch, Nxb Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 30. Huỳnh Đức Thiện (2015), “Chính sách phát triển làng nghề của một số quốc gia ở Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 18, số X2 – 2015. 31. Nguyễn Thị Thu Thủy (2014), Làng dệt Châu Phong của người Chăm An Giang trong xu hướng phát triển và hội nhập (so sánh làng dệt Mỹ Nghiệp của người Chăm –Nình Thuận), Kỷ yếu Hội thảo Làng nghề và phát triển du lịch, TP. Hồ Chí Minh. 114 32. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 2227/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 33. Thủ tướng Chính phủ (2018), Nghị định số 52/2018/NĐ-CP Nghị định về phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội. 34. Vũ Từ Trang khảo cứu (2002), Nghề cổ nước Việt, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 35. Vũ Quốc Tuấn (2011), Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước, Nxb Tri thức, Hà Nội. 36. Nguyễn Minh Tuệ chủ biên (2013), Địa lý Du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 37. Ủy Ban Nhân dân tỉnh An Giang (2007), Chương trình số 03/Ctr-UBND về Bảo tồn và phát triển làng nghề TTCN tỉnh An Giang giai đoạn 20082010 và tầm nhìn đến năm 2020, An Giang. 38. Ủy Ban Nhân dân tỉnh An Giang (2014), Quyết định số 1008/QĐ – UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, An Giang. 39. Bùi Văn Vượng (1998), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 40. Bùi Văn Vượng (2010), Nghề mây tre đan, nghề dệt chiếu, dệt thảm, làm quạt giấy cổ truyền Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 41. Nguyễn Dương Tùng Vy (2016), Phát triển Du lịch cộng đồng tại làng dệt Châu Phong, tỉnh An Giang, Khóa luận Đại học chuyên ngành Hướng dẫn du lịch, bảo vệ năm 2016 tại Trường Đại học Văn hóa TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 115 42. Nguyễn Như Ý chủ biên (1999), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Tài liệu tiếng nước ngoài 43. Stephen L. J. Smith (1994), The Tourism Product, Annals of Tourism Research, Vol. 21, No. 3, Pp. 582-595. 44. A.K. Raina and S.K Agarwal (2004), The Essence of Tourism Development (Dynasmics, Philosophy and Strategies), Prabhat Kumar Sharma for Sarup and Laser, Manas Typestter, New Delhi. Websites 45. Capacity Building Program, Asia Workshop II, http://statistics.unwto.org/sites/all/files/pdf/unwto_tsa_1.pdf, truy cập ngày 27/09/2017. 46. Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang, http://angiang.gov.vn/wps/portal/. 47. Cổng thông tin điện tử TX Tân Châu, http://tanchau.angiang.gov.vn/. 48. Luật Du lịch 2017, http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/docs/853, truy cập ngày 05/10/2017. 49. Pilot Study, Measuring Sustainable Tourism, http://cf.cdn.unwto.org/sites/all/files/docpdf/mstpilotstudyaustria.pdf, truy cập ngày 14/01/2018. 50. Thông tư số 116/2006/TT – BNN Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/ NĐ – CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?c lass_id=1&mode=detail&document_id=18855, truy cập ngày 02/02/2018. 116 51. https://baomoi.com/du-lich-lang-nghe-an-giang-tiem-nang-con-bongo/c/20457776.epi), truy cập ngày 12/02/2018. 52. http://dantocmiennui.vn/van-hoa/den-voi-lang-det-tho-cam-chauphong/2486.html, truy cập ngày 13/02/2018. 53. http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/kinh-te/khoi-phuc-va-phat-trien-langnghe-gan-voi-du-lich-sapa-149237.htm, truy cập ngày 13/02/2018. 54. https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nganh-dau-tam-to-viet-namtruoc-moi-lo-tu-trung-quoc-826185.html, truy cập ngày 13/02/2018. 117 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phạm vi lãnh thổ Thị xã Tân Châu Phụ lục 2: Sơ đồ từ bến phà Châu Giang đến làng Chăm Châu Phong Phụ lục 3: Một số chương trình du lịch gắn với làng Chăm Châu Phong Phụ lục 4: Phân loại sự tham gia của cộng đồng trong du lịch bền vững Phụ lục 5: Danh sách biên bản phỏng vấn Phụ lục 6: Một số hình ảnh làng dệt Châu Phong 118 PHỤ LỤC 1 PHẠM VI LÃNH THỔ THỊ XÃ TÂN CHÂU (Nguồn:Google map, truy cập ngày 25/06/2018) 119 PHỤC LỤC 2 SƠ ĐỒ TỪ BẾN PHÀ CHÂU GIANG ĐẾN LÀNG DỆT CHÂU PHONG (Nguồn:Google map, truy cập ngày 25/06/2018) 120 PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH TOUR DU LỊCH GẮN VỚI LÀNG CHĂM CHÂU PHONG (Tham khảo chương trình của Nguyễn Dương Tùng Vy (2016), Phát triển Du lịch cộng đồng tại làng dệt Châu Phong, tỉnh An Giang, Khóa luận Đại học chuyên ngành Hướng dẫn du lịch, bảo vệ năm 2016 tại Trường Đại học Văn hóa TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh) 1. TOUR LÀNG CHĂM MÙA CƯỚI Đêm 1: TP. Hồ Chí Minh – TP. Long Xuyên 01h00: Xe và hướng dẫn viên đón khách tại điểm hẹn khởi hành đi Long Xuyên Ngày 1: Long Xuyên – Làng Chăm Châu Phong – Rừng Tràm Trà Sư 06h00: Đến Long Xuyên và tiếp tục khởi hành đi Châu Đốc, trên đường đi đoàn sẽ ngắm nhìn dòng sông Hậu hiền hòa chạy dọc theo QL 91. 07h30: Ăn sáng tại Châu Đốc, sau đó đoàn lên tàu qua làng Chăm Châu Phong, trên đường đi quý khách ngắm nhìn ngã 3 sông Châu Đốc thơ mộng, tham quan Làng Bè trên sông cùng tìm hiểu về nghề nuôi các trên sông của người dân Châu Đốc. 08h30: Đến Làng Chăm, HDV đưa quý khách tham dự lễ cưới, nghe người dân địa phương giới tiệu vê những phong tục truyền thống của người Chăm khi tiến hành hôn lễ, giao lưu văn nghệ cùng các chàng trai, cô gái người Chăm trong trang phục truyền thống. Dùng cơm trưa với các món ăn của người Chăm trong ngày cưới và chia vui cùng gia đình hai họ. 12h00: Xuống tàu để quay trở lại Châu Đốc khởi hành đi Rừng Tràm Trà Sư. 121 13h30 Đến Rừng Trà Trà Sư, quý khách sẽ được đi trên những chiếc xuồng con vào trong rừng tràm, hoặc có thể lên các đài ngắm để nhìn từng đàn chim cò và nhiều loài khác bay về tụ hội trong rừng tràm. Qúy khách có thể tận mắt thấy những chú chim con, cò con nằm trong tổ hoặc những tổ trứng rất xinh xắn. Sau đó đoàn nghỉ ngơi trên những chiếc võng tại rừng tràm, cùng hòa mình vào thiên nhiên để hưởng thụ không khí trong lành ở nơi đây. 16h30: Khởi hành về Châu Đốc dùng cơm chiều với đủ món mắm như: Mắm thái, mắm chưng, mắm kho, lẫu mắm…. 18h30: Du khách về lại Làng Chăm nghỉ ngơi tại nhà người Chăm, Tối quý khách tham gia sinh hoạt cộng đồng và tìm hiểu nét văn hóa của người Chăm An Giang. Ngày 2: Làng Chăm Châu Phong – Châu Đốc 07h00: Đoàn rời homestay về lại Châu Đốc dùng điểm tâm với món bún cá đặc sản của Châu Đốc. Sau đó sẽ đưa đoàn đi tham quan Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Tây An. 09h00: Xe đưa quý khách đến bến xe Châu Đốc về lại TPHCM. Kết thúc chương trình. 2. CHƯƠNG TRÌNH CHÂU ĐÓC – LÀNG CHĂM Đêm 1: TP. Hồ Chí Minh – TP. Châu Đốc 23h00: Xe và HDV đón quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Châu Đốc. Qúy khách nghỉ đêm trên xe. Ngày 1: TP. Châu Đốc – Núi Cấm 06h00: Đến Châu Đốc, đoàn dùng điểm tâm tại Nhà hàng, sau đó tiếp tục hành trình đoàn bắt đầu chuyến hành hương lễ phật trên đỉnh Núi Cấm bằng xe du lịch ở độ cao 710m quý khách đến Viếng Chùa Vạn Linh hay còn gọi là Chùa Lá, Viếng Chùa Phật lớn. Đặc biệt đoàn viếng tượng phật Di Lạc cao 33,6m trên đội cao 526m so với mực nước biển. Ăn trưa với món bánh xèo núi Cấm. 122 15h00: Xuống núi. Xe đưa quý khách đến với chợ Châu Đốc đoàn tham quan và mua sắm đặc sản tại đây. 18h00: Ăn tối và nghe Đờn ca tài tử. Ngày 2: TP. Châu Đốc – Làng Chăm Châu Phong 06h00: Đoàn dùng điểm tâm, khởi hành về của khẩu Tịnh Biên, tham quan cửa khẩu, ngắm cảnh biên giới Việt – Cam, mua sắm hàng hóa tại chợ biên giới Xuân Tô. Sau đó về tham quan khu du tích Núi Sam: Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Tây An Cổ Tự Sau đó đi thuyền tham quan Làng Bè Châu Đốc, qua làng Chăm Châu Phong, tìm hiểu về cuộc sống sinh hoạt của người Chăm An Giang, mua sắm các sản phẩm thổ cẩm do chính tay đồng bào Chăm dệt ra, thưởng thức đặc sản, các món ăn đặc trưng của người Chăm, tham quan thánh đường Hồi giáo Mubarak. 18h00: Ăn chiều, thưởng thức món ăn người Chăm, nghỉ đêm tại nhà người Chăm Làng Châu Phong. Ngày 3: Làng Chăm Châu Phong – TP. Hồ Chí Minh 06h00: Qúy khách dùng điểm tâm, sau đó xe và HDV đưa quý khách về lại TP. Hồ Chí Minh. HDV nói lời chia tay và hẹn ngày gặp lại. Kết thúc chương trình. 123 PHỤ LỤC 4 PHÂN LOẠI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG DU LỊCH BỀN VỮNG 1. Tham gia có tính hình thức Sự tham gia chỉ đơn thuần hình thức, đại diện của nhân dân ngồi vào các ban bệ chính thức song không được bầu lên và không có quyền hành gì. 2. Tham gia thụ động Người dân tham gia do được bảo cho biết cái gì đã được quyết định hoặc cái gì đã xảy ra. Đơn thuần là những thông báo đơn phương từ phía bộ phận quản lý hoặc điều hành dự án mà không nghe xem phản ứng của người dân ra sao. Thông tin chỉ được chia sẻ giữa những cán bộ chuyên môn là người nơi khác. 3. Tham gia do tư vấn Người dân tham gia do được tư vấn hoặc trả lời các câu hỏi. Các cán bộ từ nơi khác đến xác định các vấn đề và quá trình thu thập thông tin và do đó kiểm soát việc phân tích thông tin. Một quá trình tư vấn như vậy không chấp nhận bất kỳ sự chia sẻ nào trong việc ra quyết định và không có gì bắt buộc từ các cán bộ chuyên môn phát xét đến quan điểm của người dân. 4. Tham gia để được hưởng các khuyến khích vật chất Người dân tham gia bằng cách đóng góp các nguồn lực, chẳng hạn đóng góp lao động, để được nhận lương thực, tiền mặt hoặc các khuyến khích vật chất khác. Nông dân có thể cung cấp ruộng và lao động, nhưng không được thu hút vào việc thí điểm hay quá trình học tập. Điều rất thường thấy là tuy mang tiếng là tham gia song người dân không có vai trò gì trong việc kéo dài các công nghệ hoặc công tác thực hành khi các khuyến khích kết thúc 5. Tham gia chức năng Sự tham gia được các cơ quan bên ngoài xem như một phương tiện để đạt được các mục tiêu của dự án, đặc biệt là để giảm chi phí. Người dân có 124 thể tham gia bằng cách lập ra các nhóm để đáp ứng các mục đích đã được định trước liên quan đến dự án. Sự thu hút này có thể mang tính tương tác và kéo theo sự chia sẻ việc ra quyết định, song có xu hướng chỉ diễn ra sau khi các quyết định chủ yếu đã được đưa ta bởi các cán bộ từ nơi khác đến. Trong trường hợp xấu nhất, người dân địa phương chỉ được mời đến để phục vụ những mục đích thứ yếu. 6. Tham gia có tính tương tác Người dân tham gia vào việc cùng phân tích, triển khai các kế hoạch hành động và thành lập hoặc tăng cường các cơ quan địa phương. Tham gia được xem là một quyền, không chỉ là một phương tiện nhằm đạt được mục tiêu của dự án. Quá trình này bao gồm các phương pháp luận liên quan ngành nhằm tìm kiếm đa mục tiêu và vận dụng cả các quá trình học tập hệ thống và có kết cấu. Vì các nhóm thực hiện sự kiểm soát đối với các quyết định địa phương và xác định xem các nguồn lực hiện có được sử dụng ra sao, cho nên họ có vai trò trong việc duy trì các cơ cấu hoặc các hoạt động thực hành. 7. Tự thân vận động Người dân tham gia bằng cách đưa ra các sáng kiến một cách độc lập với các cơ quan bên ngoài nhằm thay đổi các hệ thống. Họ phát triển các mối quan hệ với các cơ quan bên ngoài nhằm có được các nguồn lực và sự cố vấn kỹ thuật mà họ cần, song vẫn duy trì sự kiểm soát đối với cách sử dụng các nguồn lực. Sự tự thân vận động có thể nhân rộng nếu các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ tạo ra một khung hỗ trợ. (Nguồn: lấy theo Pretty (1994), Satterthwaite (1995), Adnan và cộng sự (1992), Hart (1992). (UICN, 1998) 125 PHỤ LỤC 5 DANH SÁCH BIÊN BẢN PHỎNG VẤN Biên bản phỏng vấn 1 Người phỏng vấn (PV): Đoàn Lê Minh Khởi Người được phỏng vấn (TL): Bác Mohamad, hộ sản xuất và bán thổ cẩm, chủ nhiệm HTX Châu Giang Địa điểm: Ấp Phũm Xoài, xã Châu Phong, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang Thời gian: 14:30, ngày 22 tháng 02 năm 2018 Nội dung phỏng vấn PV: Con chào bác! Con là Minh Khởi, sinh viên trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh. Con đang làm Khóa luận về làng dệt Châu Phong, mong bác có thể giúp đỡ cho con vài thông tin ạ. Bác cho con hỏi là hiện tại trong xã của mình còn nhiều người dệt thổ cẩm không bác? TL: Như còn có hai hộ gì đó hà, giờ đó. Bây giờ bỏ hết rồi. PV: Bác biết lý do tại sao họ bỏ không bác? TL: Bỏ là vì một là thu nhập nó thấp, hai là mấy lớp trẻ con cái giờ nó không thích cái nghề này. Nó bỏ đi làm công nhân trên thành phố rồi. PV: Bác cho hỏi thêm là nhà nước có hỗ trợ gì thêm cho mình không bác? TL: Hỗ trợ bằng cách tạo điều kiện cho mình giới thiệu sản phẩm ở các hội chợ đồ đó. PV: Mình từng giới thiệu ở các hội chợ nào bác? TL: Long Xuyên nè, Thành phố (Hồ Chí Minh), có khi gửi hàng đi bên chỗ Công thương á, có khi đi ra Hà Nội, miền Bắc á. Rồi đây có hỗ trợ dạy nghề, rồi đưa đi tham quan các làng nghề của miền Trung. Rồi giúp thay đổi trang thiết bị. 126 PV: Theo bác thì bác có thể phỏng đoán một năm có khoảng bao nhiêu khách tham quan không bác? TL: Giờ con cứ tính vầy nè, là giờ cao điểm, để coi là bắt đầu từ tháng 8 nhe cho tới hết tháng 4. Tính trung bình thôi là mỗi ngày có khoảng năm sáu khách vậy đó. Có lúc thì nó lên đến mấy chục luôn. PV: Trong đó có nhiều khách nước ngoài không bác? TL: Thì cứ mỗi lần là khách nước ngoài chiếm 2/3, còn 1/3 là khách Việt. Thường là liên kết với tụi công ty bên Châu Đốc á. (……..……..) PV: Bác có dự định gì để làng nghề mình được khôi phục và phát triển không bác? TL: Thì giờ bác cũng đang làm đó mà chưa thấy nhiều người, cũng có một hai hộ trưng bày bán sản phẩm thôi chứ người ta không có dệt. Giờ bác muốn là mở mang du lịch ở các nơi á. (……………..) 127 Biên bản phỏng vấn 2 Người phỏng vấn (PV): Đoàn Lê Minh Khởi Người được phỏng vấn (TL): Cô Xayma, một hộ sản xuất trong làng Địa điểm: Nhà cô Xayma Ấp Phũm Xoài, xã Châu Phong, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang Thời gian: 15:09, ngày 22 tháng 02 năm 2018 Nội dung phỏng vấn PV: Con chào cô! Cô ơi nguyên liệu để mình dệt là dùng nguyên liệu gì và mua từ đâu bác? TL: Thật ra thì chỉ muốn lưu giữ lại làng nghề, ba cái cách dệt này thôi chứ còn sợi thì mua sợi công nghiệp rồi. PV: Dạ sợi công nghiệp rồi! Vậy sợi công nghiệp và sợi tằm ngày xưa có khác gì không cô? TL: Tằm là phải chất lượng rồi. Tại cô đây thì phải giữ cái nghề này thôi, chứ cái này là phải mua rồi. Con biết rồi, mua sợi này rồi về phải đưa vô ống này. Đưa vô ống này rồi đưa qua khung như là sắp hoa văn. Rồi sau mới sỏ lượt rồi quay vào trục. PV: Tất cả mình đều làm bằng tay hết ạ? TL: Bằng tay hết, tiếp đến là sau khi cuộn vô trục dài rồi, ra ngoài xỏ go xỏ lượt rồi là dệt, lên sản phẩm. PV: Dạ quá công phu! Hiện tại thì nhà nước có hỗ trợ gì không cô? TL: Nói cái này công phu nên mới uổng cái nghề thủ công của cô, nó hay hay cái cách làm của cô nên nhà nước đây cũng hỗ trợ cô, kêu cô phải giữ lại, nếu khó khăn gì cứ báo lên. PV: Dạ thì hiện tại mình làm sản phẩm xong đó cô, nguồn bán sản phẩm của mình nhà nước có hỗ trợ không cô? 128 TL: Nói ngay, lúc trước cũng khó khăn, giờ cô cũng có mối bán, nhiều nơi mua mà chủ yếu là khăn rằn nhiều, còn dạng ba thổ cẩm đây cô bán lẻ, lâu lâu cô mới làm, làm xong cô bán hết cô làm nữa, còn khăn rằn này là cô tiêu thụ được nhiều nơi. PV: Một cái khăn này mình bán bao nhiêu tiền cô? TL: Một cái khăn này cô bán sáu chục ngàn, khăn nhỏ thì bốn chục. Loại này thì cô phối màu được mười màu. PV: Màu là mình nhuộm màu tự nhiên hay là do sợi chỗ mình mua cô? TL: A cái sợi thì cô mua đặt người ta nhuộm rồi, cô không có nhuộm. PV: Còn ngày xưa là mình phải tự nhuộm hả cô? TL: Ờ, ngày xưa mua tơ về là phải đảo rồi mình đi nhuộm, nhuộm tự nhiên, nhuộm rồi mình cũng làm y như trên. PV: Hiện tại thì con cháu của cô có tiếp tục nghề của cô không cô? TL: A, tại cô cũng có một đứa con cô cũng hi vọng, tại năm nay nó làm việc được ba năm rồi. Nó nói làm việc được năm năm, nó có vốn rồi nó nghỉ, xoay lại làm cái này. Còn hai cháu kia thì nó không có chịu làm. Hi vọng đứa đó đó nó chịu làm. PV: Cô biết dệt từ lúc nào vậy cô? TL: Cô làm từ lúc 15 tuổi tới giờ, mà năm nay cô 57 tuổi rồi. PV: Ngoài dệt thổ cẩm thì mình còn làm kinh tế nào khác không cô? TL: Lúc trước cô cũng có làm ruộng, buôn bán nhỏ, nói ngay giờ mấy đứa nhỏ (con của cô) thành đạt rồi nên cô còn giữ lại cái này (nghề dệt) cũng sống vợ chồng được, với cho mấy thợ được. PV: Là mình thuê thợ dệt để dệt cho mình? TL: Ờ, họ ăn công sản phẩm, làm nhiều hưởng nhiều. (………………….) 129 Biên bản phỏng vấn 3 Người phỏng vấn (PV): Đoàn Lê Minh Khởi Người được phỏng vấn (TL): Một người dân trong làng Địa điểm: Ấp Phũm Xoài, xã Châu Phong, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang Thời gian: 16:00, ngày 22 tháng 02 năm 2018 Nội dung phỏng vấn PV: Chị ơi! Mình chị có biết dệt thổ cẩm không ạ? TL: Có biết, lúc mới lớn là mẹ có dạy rồi, nhưng bây giờ không làm nữa. PV: Tại sao mình không dệt nữa vậy chị? TL: Không có đủ tiền để sống, nên không dệt nữa, chứ cũng muốn dệt lại lắm. PV: Vậy ngày xưa làng mình có nhiều người dệt không chị? TL: Nhiều, nguyên làng này luôn, trên 100 khung dệt, mà chỉ dệt khăn rằn không hà. Rồi từ từ thấy làm đầu ra không có nữa, vốn liếng không có nữa nên từ từ bỏ, kiếm thu nhập khác, nuôi con ăn học. PV: Dạ, em cảm ơn chị. 130 Biên bản phỏng vấn 4 Người phỏng vấn (PV): Đoàn Lê Minh Khởi Người được phỏng vấn (TL): Khách du lịch từ Mỹ Địa điểm: Bến phà Châu Giang Thời gian: 16:45, ngày 22 tháng 02 năm 2018 Nội dung phỏng vấn PV: Hello, I am a student of Ho Chi Minh City University of Culture. I am dealing with a survey to make methods for restore Chau Phong textile village basing on tourism development. Would you mind if I interview some questions? (Xin chào, tôi là sinh viên trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh. Tôi đang tiến hành một cuộc khảo xác về khôi phục làng dệt Châu Phong gắn với phát triển du lịch. Bạn có thể trả lời một số câu hỏi được không?) TL: Hi, Sure! (Chào, dĩ nhiên được) PV: Where are you from? (Bạn đến từ đâu?) TL: I come from Michigan, US. (Tôi đến từ Michigan, Mỹ) PV: Have you ever hear about Chau Phong textile village, the textile village of Cham ethnic group in An Giang province? (Bạn có từng nghe về làng dệt Châu Phong, một làng dệt của người Chăm ở An Giang chưa?) TL: Nope, not yet. (Chưa) PV: So, why do you come here to visit or work? (Vậy bạn đến đây để du lịch hay làm việc ) TL: I just come here for transfering to Phu Quoc Island. (Tôi đến đây để di chuyển sang đảo Phú Quốc) PV: Okay, I see. Thank you for your time and have a nice trip in Vietnam. (Vâng, Xin cảm ơn và chúc bạn có chuyến đi vui vẻ ở Việt Nam) 131 PHỤ LỤC 6 MỘT SỐ HÌNH ẢNH LÀNG DỆT CHÂU PHONG Hình 1. Người thợ đang quay sợi vào ống Nguồn: Báo ảnh Dân tộc và Miền núi (http://dantocmiennui.vn/van-hoa/den-voi-lang-det-tho-cam-chauphong/2486.html) Truy cập ngày 25/05/2018 132 Hình 2. Tác giả đang phỏng vấn cô Xayma Người chụp: Nguyễn Anh Hào Thời gian:22/02/2018 Địa điểm: Nhà cô Xayma Hình 3. Một người thợ bên khung dệt Người chụp: Nguyễn Anh Hào Thời gian:22/02/2018 Địa điểm: Nhà cô Xayma 133 Hình 4. Cô Xayma bên sản phẩm của mình Người chụp: Nguyễn Anh Hào Thời gian:22/02/2018 Địa điểm: Nhà cô Xayma Hình 5. Một số sản phẩm tại nhà bác Mohamad Người chụp: tác giả Thời gian:22/02/2018 Địa điểm: Nhà bác Mohamd 134