« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao năng lực cnahj tranh


Tóm tắt Xem thử

- Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới, mở ra một tiền đề thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.
- Theo xu hướng phát triển hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và đi lên, thu được lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp đều phải cạnh tranh lẫn nhau thông qua nhiều hình thức, dịch vụ của một doanh nghiệp hay một tổ chức này với hang hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp và tổ chức khác mà cao hơn đó chính là cơ sở để khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường cũng như uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
- Công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC Việt Nam là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng và định giá khá thành công trên thị trường Hà Nội và các tỉnh.
- Doanh thu và số lượng nhân viên không ngừng tăng lên theo các năm Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều những doanh nghiệp cạnh tranh với công ty AIC.
- Năm bắt vấn đề còn tồn tại để qua đố đề xuất một số kiến nghị, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp khác, tôi xin lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC Việt Nam trên thị trường nội địa” 2.
- Tổng quan về công trình nghiên cứu có liên quan Việc nghiên cứu và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh là một việc rất quan trọng đối với bất kì một doanh nghiệp nào.
- Vì lý do đó, “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” đã được rất nhiều sinh viên lựa chọn làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
- Để nghiên cứu vấn đề này, em đã tham khảo một số đề tài khóa luận.
- Khóa luận tốt nghiệp: “Nâng cao năng lực cạnh tranh công ty TNHH thương mại và vận tải Quỳnh Giang” của sinh viên Nguyễn Bá Bùi Đức, trường Học viện tài chính, năm 2014.
- Khóa luận sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp tổng hợp thống kê, sự cần thiết phải nâng cao năng lực kinh doanh, thực trạng tình hình hoạt động thương mại của công ty.
- Đánh giá được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và vận tải Quỳnh Giang, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.
- Khóa luận tốt nghiệp: “Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt giấy của công ty văn phòng phẩm Vân Giang” của sinh viên Nguyễn Trọng Nhân, trường Đại học kinh tế quốc dân, năm 2014, khóa luận đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề trong giai đoạn và giải pháp áp dụng cho giai đoạn .
- Trong khóa luận, tác giả đã sử dụng các phương pháp: phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp thống kê số liệu về mặt hàng kinh doanh của công ty.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên chỉ tiêu định tính và định lượng, đánh giá được những thành công và hạn chế trong còn tồn tại, biết được nguyên nhân và từ đó có giải pháp xử lý phù hợp.
- Như vậy, những đề tài trên đã giải quyết được một số vấn đề mà các tác giả nghiên cứu muốn đề cập song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu để hoàn thiện hơn.
- Theo em được biết cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này của công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC Việt Nam nên đây là đề tài nghiên cứu độc lập và không có sự trùng lặp 3.
- Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Bằng những kiến thức em đã được học cùng với quá trình thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC Việt Nam, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu “ Nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC Việt Nam trên thị trường nội địa”.
- Đề tài tập trung trả lời những câu hỏi sau.
- Năng lực cạnh tranh là gì?.
- Tại sao phải nâng cao năng lực cạnh tranh và những chỉ tiêu nào phản ánh nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Công ty đã đạt được những thành công và còn tồn tại những hạn chế gì trong hoạt động kinh doanh.
- Giải pháp nào có thể giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới? 4.
- Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC Việt Nam” 4.2 Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: đề xuất ra những giải pháp phù hợp nhằm khắc nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC Việt Nam, giúp công ty phát triển lâu dài và bền vững trong thời gian tới.
- Mục tiêu về lý luận: hệ thống lại những kiến thức cơ bản liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, lấy đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn.
- Nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC Việt Nam.
- Đánh giá những thành công và hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, xác định được nguyên nhân của những hạn chế đó là gì.
- Đưa ra những giải pháp để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trên, giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
- 4.3 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu giai đoạn và đề xuất ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trong giai đoạn .
- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC Việt Nam trên thị trường nội địa.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của công ty thông qua hiệu quả tổng hợp và hiệu quả bộ phận của công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC Việt Nam 5.
- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu là công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.
- Những thông tin được lượng hóa, các con số cụ thể sẽ giúp chúng ta đánh giá chính xác hơn hiệu quả của các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Trong đề tài em chỉ sử dụng đến dữ liệu thứ cấp.
- Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã qua xử lý nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Để nghiên cứu đề tài, em đã tiến hành thu thâp dữ liệu từ dữ liệu của công ty, các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC Việt Nam và tham khảo một số luận văn có liên quan đến đề tài, tiếp cận các thông tin liên quan đến sản phẩm trên báo chí, website, 6.
- Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh & thực trạng cạnh tranh của công ty Chương 2: Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC Việt Nam CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH & THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 1.1 Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh * Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, liên quan đến sự sống còn của mỗi doanh nghiệp.
- Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua nhau giữa các nhà doanh nghiệp trong việc dành giật một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường hoặc đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể như lợi nhuận, doanh số, thị phần.
- Trong nền kinh tế thị trường, các tín hiệu giá cả, lợi nhuận tạo ra sự kích thích để các doanh nghiệp chuyển nguồn lực từ nơi tạo ra giá trị thấp hơn sang nơi tạo ra giá trị cao hơn.
- Điều kiện cho sự cạnh tranh trên một thị trường là phải có ít nhất hai chủ thể có quan hệ đối kháng, có sự tương ứng giữa mức cống hiến và phần được hưởng của mỗi thành viên trên thị trường.
- Về bản chất, cạnh tranh là quá trình lựa chọn trên cơ sở so sánh giữa các nhóm đối tượng có những tính năng tác dụng tương đối giống nhau, có thể thay thế lẫn nhau.
- Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường của sự phát triển mà còn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, tạo động lực cho sự phát triển.
- Do đó quan điểm đầy đủ về cạnh tranh có thể được nhìn nhận như sau: “Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Khái niệm lợi thế cạnh tranh Có thể thấy năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù nói lên sức mạnh của doanh nghiệp.
- Để có thể thành công trên thị trường tức là doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh so với các đối thủ, và như vậy doanh nghiệp phải tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng cho mình.
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phải là sự tổng hợp đầy đủ các tính năng của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp như: chất lượng, giá cả , mẫu mã.
- Như vậy, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là những thế mạnh mà doanh nghiệp sở hữu hoặc khai thác tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- M.Poter, một bậc thầy trong lĩnh vực xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, quan niệm “Lợi thế cạnh tranh về cơ bản xuất phát từ giá trị mà một doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua và giá trị đó vượt quá phí tổn của doanh nghiệp” Với quan điểm này, có thể hiểu lợi thế cạnh tranh là bất cứ giá trị nào mà doanh nghiệp mang đến cho người mua mà giả phí nhằm tạo ra giá trị đó thấp hơn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra và được người tiêu dùng chấp nhận.
- Như vậy doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều giá trị trong quá trình tồn tại và hoạt động của nó nhưng chỉ những giá trị làm thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của người mua và giá trị đó phải cao hơn tổng chỉ phí tổn tạo ra nó mới được coi là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.