« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng mã sửa lỗi cho mạng cảm biến không dây.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Ứng dụng mã sửa lỗi cho mạng cảm biến không dây Tác giả luận văn: Phạm Thị Hà Khóa: 2013B Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài: Với sự phát triển vũ bão của công nghệ khoa học, mạng cảm biến ngày càng trở thành lĩnh vực đón nhận sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước.
- Những ưu điểm vượt trội của mạng cảm biến không dây, việc triển khai mạng không dây trong thực tiễn có tính khả thi cao.
- Nhưng đối với mạng cảm biến không dây, một trong những thách thức cơ bản đó là giải quyết vấn đề năng lượng.
- Năng lượng của mạng gắn với thời gian sống, còn năng lượng thì mạng còn hoạt động và ngược lại hết năng lượng thì mạng cũng ngừng hoạt động.
- Bài toán cân bằng năng lượng giúp mạng cảm biến không dây đạt độ lợi tối đa về thời gian sống sẽ vô cùng thiết thực với việc triển khai các mạng cảm biến.
- Để giải quyết vấn đề trên tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Ứng dụng mã sửa lỗi cho mạng cảm biến không dây.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu mô hình truyền dữ liệu sử dụng mã sửa sai trong đó tính toán đến việc cân bằng năng lượng của mạng cảm biến không dây - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc, ưu nhược điểm cũng như thách thức và ứng dụng của mạng cảm biến không dây.
- Nghiên cứu về mã sửa sai và phương pháp áp dụng cải tiến mã sửa sai để áp dụng vào mạng cảm biến không dây.
- Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng mã Reed Solomon đa chặng trong truyền phát ảnh trong mạng cảm biến không dây.
- Nội dung luận văn: Chương 1: Tổng quan về mạng cảm biến không dây Chương này giới thiệu về mạng cảm biến không dây, cấu trúc, đặc điểm, các thông số của mạng, những thách thức cũng như ứng dụng của mạng cảm biến không dây trong thực tiễn.
- Chương 2: Mã sửa lỗi trong mạng cảm biến không dây Chương hai giới thiệu về mã sửa lỗi từ các mã đơn giản CRC chỉ phát hiện được lỗi mà không sửa được, đến mã Hamming có thể sửa được 1 lỗi cho đến mã Reed Solomon có khả năng phát hiện và sửa được nhiều hơn 1 lỗi.
- Chương 3: Mô hình hoá mạng cảm biến không dây sử dụng mã sửa lỗi Chương ba trình bày mô hình mô phỏng truyền ảnh sử dụng mã RS đa chặng trong mạng cảm biến không dây, đưa ra mô hình đề xuất, kịch bản mô phỏng và mô hình tính toán năng lượng trong mạng cảm biến không dây.
- Chương 4: Đánh giá kết quả mô phỏng Đưa ra mô hình mô phỏng truyền ảnh sử dụng mã RS(7,3) đa chặng với bốn nút nguồn truyền đồng thời trong mạng cảm biến không dây.
- Dựa trên những kết quả mô phỏng, đánh giá mô hình đề xuất về thời gian truyền, tổng số ảnh thu được và mức độ cân bằng năng lượng trong mạng.
- Sau đó, đưa ra những kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là phương pháp phân tích kết hợp xây dựng chương trình mô phỏng.
- Phương pháp phân tích: tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu để tìm ra các thuật toán cũng như các phương pháp tối ưu để cân bằng năng lượng bằng việc sử dụng mã sửa sai đa chặng trong truyền phát ảnh trong mạng cảm biến không dây.
- Kết luận: Luận văn đã thực hiện được mục đích của luận văn là ứng dụng mã sửa sai trong mạng cảm biến không dây sử dụng mã RS.
- Các kết quả qua phần mô phỏng cho thấy việc sử dụng mã RS với phương châm cân bằng năng lượng bởi việc sử dụng nhiều nguồn dữ liệu cho ta lợi về thời gian sống của mạng hơn hẳn so với việc sử dụng một nguồn để truyền.
- Mô hình của tôi đề xuất hoàn toàn có thể ứng dụng vào triển khai thực tế.
- Trong tương lai, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để mở rộng mô hình sử dụng nhiều nguồn cho các mã RS có kích thước lớn hơn và đánh giá độ lợi về năng lượng cũng như thời gian sống của mạng cảm biến không dây.
- Tôi cũng mong muốn nghiên cứu thêm các mã sửa sai khác để có thể so sánh hiệu quả sửa sai của chúng và tìm ra loại mã phù hợp nhất cho mạng cảm biến không dây.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt