« Home « Kết quả tìm kiếm

Khử ion clo trong dung dịch điện phân kẽm.


Tóm tắt Xem thử

- VŨ HUY HƯNG KHỬ ION CLO TRONG DUNG DỊCH ĐIỆN PHÂN KẼM LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Chuyên ngành: Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- ĐINH TIẾN THỊNH Hà Nội – 2015 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Khử ion clo trong dung dịch điện phân kẽm Tác giả luận văn: Vũ Huy Hưng Khóa: 2012B Người hướng dẫn: TS.
- Mở đầu Hiện nay, tại nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên đang tồn tại một số vấn đề chưa có phương hướng giải quyết là.
- Dây chuyền điện phân có chất lượng sản phẩm chưa cao, tỷ lệ thu hồi trực tiếp kẽm thấp, chi phí sản xuất tăng cao do nồng độ ion clo trong dung dịch bị tăng cao quá giới hạn cho phép là 200 mg/l, có thời điểm đã vượt hơn 690 mg/l.
- Trước tình hình thực tế trên, với hy vọng được đóng góp một phần vào công nghệ điện phân thu hồi kẽm kim loại của nước nhà, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Khử ion clo trong dung dịch điện phân kẽm.
- Nội dung của luận văn tập trung vào hai mục tiêu nghiên cứu chính như sau.
- Nghiên cứu khử ion clo hiện đang tồn tại trong dung dịch tuần hoàn, mà thực tế hiện nay tại nhà máy đang vượt quá mức cho phép.
- Nghiên cứu thăm dò khả năng khử clo ngay từ các nguồn nguyên liệu cũng như các bán sản phẩm của đầu vào trước khi tiến hành hòa tách (bụi túi vải của lò nhiều tầng, bụi lò điện luyện thép).
- Nội dung chính - Lựa chọn phương pháp khử ion clo trong dung dịch bằng đồng (I).
- Chất khử đồng (I) là Cu2O được chế tạo bằng phương pháp điện phân trong môi trường nước và bảo quản trong bình kín ở dạng bùn nhão để chánh bị oxi hóa.
- Nghiên cứu lý thuyết và kiểm nghiệm bằng thực tế khả năng khử ion clo trong dung dịch bằng Cu(I).
- Xác định và nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả khử.
- Nghiên cứu khử ion clo bằng Cu(I) trong dung dịch hòa tách trực tiếp nguồn nguyên liệu của nhà máy như bột oxit kẽm lò quay, bụi túi vải lò thiêu nhiều tầng nhằm xem xét khả năng tạo dung dịch điện phân đạt yêu cầu chất lượng từ các nguồn nguyên liệu trên.
- 2 - Dựa vào độ hòa tan của các muối clorua trong nước, nghiên cứu thăm dò khả năng khử clo trong các nguồn nguyên liệu có hàm lượng clo cao (bụi túi vải lò thiêu nhiều tầng, bụi lò điện luyện thép) bằng phương pháp rửa nước nóng trước khi thực hiện hòa tách, nhằm mục đích mở ra hướng xử lý, tận thu các nguồn nguyên liệu khó xử lý để tạo dung dịch đạt yêu cầu cung cấp cho dây chuyền điện phân.
- Kết luận Đối với nghiên cứu khử ion clo trong dung dịch điện phân kẽm Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm khẳng định, sử dụng Cu(I) có khả năng khử sâu ion clo trong dung dịch điện phân kẽm.
- Độ pH dung dịch có ảnh hưởng rất quan trọng đến kết quả khử.
- pH càng nhỏ, kết quả khử càng cao và ngược lại, pH càng cao thì khả năng khử càng kém.
- Bằng quy hoạch thực nghiệm đã thiết lập được mối quan hệ giữa ảnh hưởng của thời gian, nhiệt độ và lượng chất khử Cu(I) đến hiệu quả khử clo.
- Đã khử sâu ion clo trong dung dịch hòa tách bột oxit lò quay bằng Cu(I) và mở ra hướng nghiên cứu tiến hành hòa tách trực tiếp bột oxit lò quay, sau đó tiến hành làm sạch dung dịch và khử ion clo bằng Cu(I) để cung cấp dung dịch đạt yêu cầu chất lượng cho dây chuyền điện phân.
- Đã tiến hành khử clo trong dung dịch hòa tách bụi túi vải nhưng do hàm lượng clo trong bụi quá cao nên khó khử được sâu và tiêu hao chất khử lớn.
- Cần có phương án xử lý sơ bộ để khử clo trong bụi túi vải trước khi hòa tách.
- Đối với nghiên cứu thăm dò khả năng khử clo trong nguyên liệu trước hòa tách Tiến hành khử clo trong bụi túi vải bằng phương pháp rửa nước nóng ở 60 oC với hiệu suất rửa đạt 61%.
- Bã sau rửa có hàm lượng clo khoảng 558 mg/l, tương đương với lượng clo trong bột oxit lò ống quay.
- Mở ra hướng nghiên cứu khử clo trong bụi túi vải bằng nước nóng rồi hòa tách, làm sạch dung dịch và khử tiếp clo bằng Cu(I) để tạo dung dịch cung cấp cho dây chuyền điện phân.
- Tiến hành nghiên cứu khử clo trong bụi lò điện bằng phương pháp rửa nước nóng ở 2 chế độ là 60 oC và 80 oC.
- Khả năng khử clo bằng rửa nước nóng đối với bụi lò điện hiệu quả hơn so với bụi túi vải và ở điều kiện 80 oC tốt hơn 60 oC.
- Kết quả thực nghiệm mở ra hướng nghiên cứu xử lý tận thu các loại bụi phế liệu làm nguyên liệu cho dây chuyền điện phân thu được kẽm kim loại một cách có hiệu quả.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt