« Home « Kết quả tìm kiếm

Vì sao Việt Nam lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa


Tóm tắt Xem thử

- Vì sao Việt Nam lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ? 1- Như mọi người đã biết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ảnh trình độ phát triển nhấtđịnh của văn minh nhân loại.
- Từ trước đến nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu dưới chủ nghĩa tư bản, lànhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Chủ nghĩa tư bản đã biết lợi dụng tối đa ưuthế của kinh tế thị trường để phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, vàmột cách khách quan nó thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển mạnh mẽ.
- Ngày nay, kinh tế thịtrường tư bản chủ nghĩa đã đạt tới giai đoạn phát triển khá cao và phồn thịnh trong các nước tư bản pháttriển.Tuy nhiên, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không phải là vạn năng.
- Bên cạnh mặt tích cực nó còn cómặt trái, có khuyết tật từ trong bản chất của nó do chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa chi phối.
- Cùngvới sự phát triển của lực lượng sản xuất, càng ngày mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản càng bộc lộ sâu sắc,không giải quyết được các vấn đề xã hội, làm tăng thêm tính bất công và bất ổn của xã hội, đào sâu thêmhố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo.
- Hơn thế nữa, trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, nó cònràng buộc các nước kém phát triển trong quỹ đạo bị lệ thuộc và bị bóc lột theo quan hệ “trung tâm – ngoạivi”.
- Có thể nói, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa toàn cầu ngày nay là sự thống trị của một số ít nướclớn hay một số tập đoàn xuyên quốc gia đối với đa số các nước nghèo, làm tăng thêm mâu thuẫn giữa cácnước giàu và các nước nghèo.Chính vì thế mà, như C.
- Mác đã phân tích và dự báo, chủ nghĩa tư bản tất yếu phải nhường chỗ cho mộtphương thức sản xuất và chế độ mới văn minh hơn, nhân đạo hơn.
- Chủ nghĩa tư bản mặc dù đã và đangtìm mọi cách để tự điều chỉnh, tự thích nghi bằng cách phát triển “nền kinh tế thị trường hiện đại”, “nền kinhtế thị trường xã hội”, tạo ra “chủ nghĩa tư bản xã hội”, “chủ nghĩa tư bản nhân dân”, “nhà nước phúc lợichung.
- tức là phải có sự can thiệp trực tiếp của nhà nước và cũng phải chăm lo vấn đề xã hội nhiều hơn,nhưng do mâu thuẫn từ trong bản chất của nó, chủ nghĩa tư bản không thể tự giải quyết được, có chăng nóchỉ tạm thời xoa dịu được chừng nào mâu thuẫn mà thôi.
- Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đạiđang ngày càng thể hiện xu hướng tự phủ định và tự tiến hóa để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn hậu côngnghiệp, theo xu hướng xã hội hóa.
- Đây là tất yếu khách quan, là quy luật phát triển của xã hội.
- Nhân loạimuốn tiến lên, xã hội muốn phát triển thì dứt khoát không thể dừng lại ở kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.2 – Mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết là một kiểu tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế muốn sớm khắc phụcnhững khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, muốn nhanh chóng xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn, mộtphương thức sản xuất văn minh, hiện đại hơn chủ nghĩa tư bản.
- Đó là một ý tưởng tốt đẹp, và trên thực tếsuốt hơn 70 năm tồn tại, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, làm thayđổi hẳn bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân Liên Xô.
- Nhưng có lẽ do nôn nóng, làm trái quy luật(muốn xóa bỏ ngay kinh tế hàng hóa, áp dụng ngay cơ chế kinh tế phi thị trường), không năng động, kịpthời điều chỉnh khi cần thiết cho nên rút cuộc đã không thành công.Thực ra, khi mới vận dụng học thuyết Mác vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga sau Cách mạngTháng Mười, V.I.Lê-nin cũng đã từng chủ trương không áp dụng mô hình kinh tế thị trường mà thực hiện“chính sách cộng sản thời chiến”.
- Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Người đã phát hiện ra sai lầm, khắcphục sự nóng vội bằng cách đưa ra thực hiện “chính sách kinh tế mới” (NEP) mà nội dung cơ bản của nó làkhuyến khích phát triển kinh tế hàng hóa, chấp nhận ở mức độ nhất định cơ chế thị trường.
- Theo V.I.Lê-nin,để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước còn tương đối lạc hậu về kinh tế như nước Nga, cần phải sửdụng quan hệ hàng hóa – tiền tệ và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đặc biệt là sử dụng chủnghĩa tư bản nhà nước để phát triển lực lượng sản xuất.
- Tuy chỉ mới thực hiện trong thời gian ngắn nhưngNEP đã đem lại những kết quả tích cực cho nước Nga: hồi phục và phát triển nền kinh tế bị chiến tranh tànphá, nhiều ngành kinh tế bắt đầu hoạt động năng động, nhộn nhịp hơn.
- Tiếc rằng, tư tưởng của V.I.Lê-ninvề xây dựng chủ nghĩa xã hội với chính sách NEP đã không được tiếp tục thực hiện sau khi Người qua đời.Sự thành công và sự phát triển mạnh mẽ suốt một thời gian khá dài của Liên Xô trong công cuộc côngnghiệp hóa đất nước bằng mô hình kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, kế hoạch hóa tậptrung cao độ.
- kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường bị loại bỏ đã có sức hấp dẫn lớn đối với nhân loại và làm cho giới lý luận kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa và các nướcđang phát triển tuyệt đối hóa, biến thành công thức để áp dụng cho tất cả các nước đi theo con đường xãhội chủ nghĩa.Cũng cần nói thêm rằng, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, giới lý luận ở một số nước cũng cảmthấy có cái gì “chưa ổn”, cũng đã đưa ra những kiến nghị, những đề xuất, đại loại như quan điểm “chủnghĩa xã hội thị trường.
- nhưng không được chấp nhận.Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, những hạn chế, khuyết tật của mô hình kinh tế Xô-viết bộc lộ ra rấtrõ cộng với sự yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý lúc bấy giờ đã làm cho công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
- Một số người lãnh đạochủ chốt của Đảng và Nhà nước Liên Xô lúc đó muốn thay đổi tình hình bằng công cuộc cải cách, cải tổ,nhưng với một “tư duy chính trị mới”, họ đã phạm sai lầm nghiêm trọng cực đoan, phiến diện (ở đây chưanói tới sự phản bội lý tưởng xã hội chủ nghĩa của họ và sự phá hoại thâm hiểm của các thế lực thù địch),dẫn tới sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.
- Sự sụp đổ của Liên Xôvà các nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XXđã làm lộ rõ những khuyết tật của mô hình kinh tế cứng nhắc phi thị trường, mặc dù những khuyết tật đókhông phải là nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự sụp đổ.3 – Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế – kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp, lại bị chiến tranh tànphá nặng nề.
- Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của những người cộng sản và nhân dân ViệtNam, là khát vọng ngàn đời thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam.
- Nhưng đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cáchnào ? Đó là câu hỏi lớn và cực kỳ hệ trọng, muốn trả lời thật không đơn giản.
- Suốt một thời gian dài, ViệtNam, cũng như nhiều nước khác, đã áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết, mô hình kinh tế kếhoạch tập trung mang tính bao cấp.
- Nhưng về sau mô hình này bộc lộ những khuyết điểm;và trong công tác chỉ đạo cũng phạm phải một số sai lầm mà nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó làbệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, không tôn trọng quy luậtkhách quan, nhận thức về chủ nghĩa xã hội không đúng với thực tế Việt Nam.Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàndiện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Đại hội đưa ra nhữngquan niệm mới về con đường, phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là quan niệm về côngnghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, về cơ cấu kinh tế, thừa nhận sự tồn tại khách quan củasản xuất hàng hóa và thị trường, phê phán triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, và khẳng địnhchuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh.
- Đại hội chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vớinhững hình thức kinh doanh phù hợp.
- coi trọng việc kết hợp lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội.
- chăm lo toàndiện và phát huy nhân tố con người, có nhận thức mới về chính sách xã hội.
- Đại hội VI là một cột mốc đánhdấu bước chuyển quan trọng trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Đó là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, thử nghiệm, suy tư,đấu tranh tư tưởng rất gian khổ, kết tinh trí tuệ và công sức của toàn Đảng, toàn dân trong nhiều năm.Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3-1989), khóa VI, phát triển thêm một bước, đưa ra quan điểm phát triển nềnkinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, coi “chính sách kinh tế nhiềuthành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội”.
- Đến Đại hội VII (tháng 6-1991), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nói rõ hơn chủ trương này và khẳng địnhđây là chủ trương chiến lược, là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
- của Đảng khẳng định: “Phát triển nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước”.
- Đại hội VIII của Đảng (tháng 6-1996) đưa ra một kết luận mới rất quan trọng: “Sản xuất hànghóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại kháchquan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng”.
- Nhưng lúc đó cũng mới nói nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, chưa dùng khái niệm “kinh tế thịtrường”.
- Phải đến Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) mới chính thức đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đại hội khẳng định: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩalà đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam.
- và là bước phát triểnmới về tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- II – Bản chất, đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép chủ quangiữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội.
- mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan củakinh tế thị trường trong thời đại ngày nay.
- Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức tính quy luật pháttriển của thời đại và sự khái quát, đúc rút từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, đặc biệt là từthực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở Trung Quốc, để đưa ra chủ trương phát triển nền kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm sử dụng kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu từngbước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Đây là một kiểu kinh tế thị trường mới.
- trong lịch sử phát triển của kinhtế thị trường.
- Cũng có thể nói kinh tế thị trường là “cái phổ biến.
- còn kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa là “cái đặc thù”.
- của Việt Nam, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam.Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa đây không phải là kinh tế thị trường tự do theokiểu tư bản chủ nghĩa, cũng không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu.
- và cũngchưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, bởi vì như trên đã nói, Việt Nam đang ở trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa có vừa chưa có đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa xã hội.Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển sứcsản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật – công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiềucủa cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
- đồng thời phải có những biện pháphữu hiệu nhằm hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, như chạy theo lợi nhuận đơn thuần, cạnh tranhkhốc liệt, bóc lột và phân hóa giàu nghèo quá đáng, ít quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội.
- Đây cũnglà sự lựa chọn tự giác con đường và mô hình phát triển trên cơ sở quán triệt lý luận Mác – Lê-nin, nắm bắt đúng quy luật khách quan và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Namlà một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và đượcdẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổchức quản lý, và phân phối.
- Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinhtế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêudân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinhtế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
- Phát triển lựclượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới, tiên tiến.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trongđó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nềntảng vững chắc.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩaquản lý nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật, và bằng cả sức mạnh vậtchất của lực lượng kinh tế nhà nước.
- đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tếvà phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huymặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân laođộng, của toàn thể nhân dân.
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệuquả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanhvà thông qua phúc lợi xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngaytrong từng bước phát triển.
- Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựngvà phát triển nguồn nhân lực của đất nước.Cũng có thể nói, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức kinh tế của một xã hộiđang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế còn ở trình độ thấp sang nền kinh tế ở trình độ cao hơnhướng tới chế độ xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.
- Đây là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, được định hướng cao về mặt xãhội, hạn chế tối đa những khuyết tật của tính tự phát thị trường, nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của đại đa sốnhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước.Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện tư duy,quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ củalực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Có ý kiến cho rằng, không thể có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- rằng chủ nghĩa xã hội vàkinh tế thị trường không thể dung hợp với nhau, nếu đem “ghép” định hướng xã hội chủ nghĩa vào kinh tế thị trường thì chẳng khác nào trộn dầu vào nước, tạo ra một cơ thể “đầu Ngô mình Sở”.
- Không đúng là vì, hoặc ý kiến này muốn trì kéo Việt Nam trong quỹ đạo phát triển của chủnghĩa tư bản, phủ nhận định hướng xã hội chủ nghĩa, không muốn Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Hoặc ý kiến này không thoát ra được khỏi tư duycũ, đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản, cho kinh tế thị trường là cái riêng có của chủ nghĩa tưbản, từ đó “dị ứng” với kinh tế thị trường, không thấy hết những yếu tố mới, xu hướng mới của kinh tế thịtrường trong điều kiện mới của thời đại, lặp lại sai lầm của một thời trước đây.Cũng có ý kiến nhấn mạnh một chiều những đặc trưng chung, những cái phổ biến của kinh tế thị trường,chưa thấy hết hoặc còn phân vân, nghi ngờ về những đặc điểm riêng, những cái đặc thù của kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Từ đó chưa tin là kinh tế thị trường có thể phát triển trên cơ sở chế độcông hữu là nền tảng, kinh tế quốc doanh là chủ đạo.
- rằng trong kinh tế thị trường không thể có kế hoạch,không thể thực hiện được công bằng xã hội, không thể khắc phục được những tiêu cực, mặt trái của cơ chếthị trường, v.v..
- Lại có ý kiến băn khoăn cho rằng, việc lựa chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa thực chất là trở về với chủ nghĩa tư bản, có thêm định ngữ “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì cũng chỉ là để cho yên lòng, cho có vẻ “giữ vững lập trường” mà thôi, trước sau gì thì cũng trượt sang con đường tưbản chủ nghĩa.Chúng tôi cho rằng, những băn khoăn này là dễ hiểu, bởi vì đây là những điều còn rất mới mẻ, chưa có tiềnlệ, nếu không xác định rõ nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa và kiên trì vai trò quản lý của Nhà nước xãhội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường thì những điều đó rất dễ xảy ra.
- Nhưng có điều cần khẳng định là: trong điều kiện mới của thời đại ngày nay, nhấtđịnh không thể duy trì mãi mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, không thể đồng nhất kinh tế thịtrường với chủ nghĩa tư bản.
- Chính C.Mác đã phê phán sự lầm lẫn giữa kinh tế hàng hóa với kinh tế tư bảnchủ nghĩa của phái kinh tế học tầm thường.
- Chẳng hạn như: các vấn đề về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế.
- làm thế nào để thựchiện được công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế còn thấp kém.
- vấn đề bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần.
- các giải pháp tăng cường sức mạnh và hiệu lựccủa Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chống quan liêu, tham nhũng, v.v..Với phương châm “Hãy bắt tay vào hành động, thực tiễn sẽ cho câu trả lời.
- hy vọng rằng từng bước, từngbước, thực tiễn sẽ làm sáng tỏ được các vấn đề nêu trên, góp phần làm phong phú thêm lý luận về chủnghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt