« Home « Kết quả tìm kiếm

Tiểu luận Triết học - Tư tưởng canh tân Nguyễn Trường Tộ (Ngọc).docx


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BÀI GIỮA KỲ MÔN: TRIẾT HỌC TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VÀ GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG CỦA VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX Người thực hiện: Hoàng Phương Ngọc Lớp/khóa: Cao học QHQT – K19 Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Giảng viên: PGS.TS.
- Bối cảnh lịch sử dẫn đến sự xuất hiện của tư tưởng Canh Tân cuối thế kỷ XIX .
- Nội dung tư tưởng Canh Tân của Nguyễn Trường Tộ .
- Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực chính trị .
- Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực kinh tế .
- Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực quốc phòng .
- Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực xã hội .
- Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục .
- Giá trị đối với quá trình chuyển biến tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX .
- Khuynh hướng cảicách xuất hiện ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX không nằm ngoài số đó, và trở thànhmột trong những thành tựu quan trọng của đổi mới tư duy trong lịch sử đấtnước.Trong giai đoạn này, các tư tưởng cải cách duy tân có khá nhiều và tương đốiđa dạng, liên tục xuất hiện kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược (1858) đếnlúc toàn bộ đất nước rơi vào tay giặc (1884).
- Trong khi vua quan, sĩ phu và cả xã hội Việt Nam đang chìm đắm trongnhững khái niệm bảo thủ Nho giáo, Nguyễn Trường Tộ từ những kiến thức Nhogiáo uyên thâm mà vươn lên tiếp thu những khái niệm văn minh về kinh tế, vănhóa, xã hội phương Tây, mạnh dạn bước qua nghi lễ phong kiến để đề xuất hàngloạt các kiến nghị đổi mới nhằm cải tiến xã hội Việt Nam bảo thủ và lạc hậu, trongđó nổi bật là sự kết hợp canh tân đất nước với bảo vệ độc lập dân tộc.
- Việc tìm hiểu tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ nói riêng và phongtrào canh tân cuối thế kỷ XIX nói chung giúp chúng ta có cơ sở và góc nhìn lịch sửđể tổng kết và đánh giá một cách hệ thống, khách quan, chính xác về tư tưởng canhtân thời kỳ đầu cũng như quá trình chuyển biến tư tưởng của Việt Nam trong mộtgiai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước.
- Mục đích nghiên cứu Tổng kết và đánh giá một cách hệ thống, khách quan, chính xác về tư tưởngcanh tân của Nguyễn Trường Tộ và giá trị của tư tưởng này đối với quá trìnhchuyển biến tư tưởng của Việt Nam vào cuối thế XIX.3.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ bối cảnh lịch sử dấn đến xuất hiện tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX.
- Phân tích nội dung tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Đánh giá và làm rõ giá trị của tư tưởng canh tân Nguyễn Trường Tộ đối vớiquá trình chuyển biến tư tưởng của Việt Nam cuối thế kỷ XIX.4.
- Phương pháp nghiên cứu Người viết sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phân tích vàtổng hợp, so sanh và đối chiếu để làm rõ, phân tích tư tưởng canh tân đất nước củaNguyễn Trường Tộ và giá trị đối với quá trình chuyển biến tư tưởng của Việt Namcuối thế kỷ XIX.
- Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ rabất lực trước yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc.
- Nội dung tư tưởng Canh Tân của Nguyễn Trường Tộ Tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ được thể hiện qua 58 bản điều trầnđược đề xuất lên triều đình nhà Nguyễn trong vòng 8 năm bao quáttrên nhiều lĩnh vực, đáng chú ý có các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, vănhóa giáo dục.2.1.
- Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực chính trị2.1.1.
- Ở các làng xã thì bọn hương hào, lý dịch bao chiếm đất công,biến ruộng công thành riêng làng mình dùng vào việc cúng tế, hát xướng, nhân danhsửa đình, sửa miếu để bớt xén đến phần nửa, dựa vào tài đối đáp và quỷ quyệt đểtrốn thuế, lậu thuế, man khai số đinh để thu của dân thì nhiều, nộp lên quan thì ít.Nguyễn Trường Tộ cho rằng, những tệ nạn trên đã trở thành “tập quán kiên cố sâuđầy có một sớm một chiều mà thay đổi đi được”.
- Từ việc nêu lên thực trạng của chính quyền, của quan lại dưới triều Tự Đức,Nguyễn Trường Tộ cũng đưa ra những biện pháp để thay đổi thực trạng đó: 2 Nguyễn Trường Tộ quê ở làng Bùi Chu, xã Ðoài, huyện Hưng Nguyên, tỉnh NghệAn, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo theo đạo Thiên Chúa.
- Theo Nguyễn Trường Tộ, muốn giữ thanh liêm cho quan lại thì mộttrong những biện pháp là tăng lương và để tăng lương thì phải biên chế bộ máygọn nhẹ, lấy quỹ lương dư ra cấp cho các quan lại tại chức.2.2.2.
- Về đối ngoại Nguyễn Trường Tộ đã trình bày rất rõ rằng, nước Đại Nam bị tư bản phươngTây xâm lược là điều không thể tránh khỏi và dễ hiểu.
- Theo Nguyễn Trường Tộ phải thực hiện chính sách ngoại giao đa phương.Ông cho rằng, không giao thông với thiên hạ thì chẳng những nước mình bị cô lậpmà không hiểu thấu tình thiên hạ, không hiểu rõ thời cơ của ta, của địch thực hưnhư thế nào, thành lũy thật kiên cố, không thể phá được.
- Nguyễn Trường Tộ đề nghị hòa với Pháp, bởi vì theo ông, ta chưa đủ điềukiện để đuổi Pháp ngay được.
- Nguyễn Trường Tộ còn đề nghị triều đình tìm một nước thứ ba làm trung giancho cuộc gặp gỡ Việt - Pháp.
- 5 Theo Nguyễn Trường Tộ, sự giao thiệp với các nước cường quốc là một sựcần thiết đệ nhất.
- Để tiếp xúc được với các nước một cách thường xuyên, Nguyễn Trường Tộ đềnghị với triều đình chủ trương và cách thức lập sứ quán.
- Nguyễn Trường Tộ cũng rất đúng, rất sáng suốt khi nêu lên những nguyên tắctrong quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới là “cả hai bên cùng có lợi”, lúccứng rắn, khi mềm dẻo nhưng phải đạt cho được mục đích cuối cùng là “giữ đượccái chưa mất” và để “lấy được cái đã mất một cách nhẹ nhàng, có lợi nhất”.2.2.
- Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực kinh tế Trong những bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị canh tân đất nước,Nguyễn Trường Tộ đã dành phần thích đáng cho vấn đề “Làm cho dân giàu, nướcmạnh”.
- Từ thực trạngđó, Nguyễn Trường Tộ đề xuất với triều đình hàng loạt các biện pháp để phát triểnkinh tế nông nghiệp, với cơ sở“nông nghiệp là cái gốc, ăn mặc và hàng trăm nhucầu khác cho đời sống đều nhờ nông nghiệp” [1;16].
- Trước hết, Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình phải quan tâm đào tạo độingũ chuyên môn trông coi nông nghiệp mà ông gọi là “quan nông”.
- Đểgiải quyết yêu cầu trước mắt, Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình những người là 6cử nhân, tú tài bổ dụng làm nông quan.
- Bên cạnh đó, Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình biện pháp khắc phục, hạnchế sự tàn phá của thiên tai, lũ lụt, đó là trồng rừng và đào kênh, cụ thể: (i) Trồngrừng không chỉ ở thượng nguồn mà phải trồng ở ven biển, dọc đường đi.
- Ngoài ra, Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình phải coi trọng việc thu thậpkinh nghiệm, phát huy sáng kiến.
- Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng nền kinh tế nông nghiệp và vai trò của nóđối với nhân dân cũng như sự phát triển của đất nước, Nguyễn Trường Tộ đề xuấtnhiều biện pháp cụ thể, có khả năng thực thi để phát triển nền kinh tế đó.2.2.2.
- Về công – thương nghiệp Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình một kế hoạch rất đơn giản, không cầnnhiều thiết bị và không đòi hỏi kỹ thuật cao, đó là tổ chức khai thác và xuất khẩunông, lâm, hải sản và khoáng sản.
- Để sớm xuất khẩu được tài nguyên của đất nước, Nguyễn Trường Tộ đề nghị: Một là, phải điều tra cơ bản các nguồn lợi và bắt tay ngay vào khai thác.
- Về ngoại thương, Nguyễn Trường Tộ đề nghị mở cửa cho nước ngoài vàothông thương buôn bán và đầu tư khai thác tiềm năng cửa đất nước.
- Nguyễn TrườngTộ phê phán tư tưởng bảo thủ, phê phán quan niệm “mở cửa buôn bán là mở cửacho giặc vào”.
- 8 Từ thực tế đó, Nguyễn Trường Tộ đề nghị đào một con kênh từ Hải Dươngđến Huế để tránh tai nạn của đường biển.
- Trong Di thảo số 38, Nguyễn Trường Tộnhận định: “Sự tổn thất của công và tư, kể có số vạn rồi đường thương mại khôngthông, hóa vật cũng trệ thật là một cái họa lớn cho sinh dân, năm này qua nămkhác lại chẳng thiệt hại hàng ức triệu đó sao? Dân ven biển những nhà buôn bángiàu sang là cửa họng của cư dân thượng bạn, hạ bạn.
- Để đảm bảo cho nội, ngoại thương phát triển, Nguyễn Trường Tộ còn đề nghịnhà nước, “tiễu trừ giặc biển”.
- Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực quốc phòng Một trong những quan tâm hàng đầu của Nguyễn Trường Tộ là tiềm lực quốcphòng đất nước vì ông thấy với hiện trạng của quân đội, về cả trang thiết bị lẫn binhpháp, đều lỗi thời và thua xa quân đội Pháp.
- Đầu tiên trong bản điều trần “Tám điều cần làm gấp”, Nguyễn Trường Tộ đềnghị “xin gấp rút sửa đổi việc võ bị” vì “khi quốc gia hữu sự, mà không có vũ côngtrấn áp thì cả quốc gia, quan quyền, sỹ dân, chính trị, pháp luật phải dâng hết vàotay địch”.
- Thứ hai, theo Nguyễn Trường Tộ, muốn có một quân đội hiện đại, trước hếtphải chú ý lý thuyết quân sự, phải nghiên cứu lập binh thư cổ, phải nghiên cứu, tiếpthu cho được lý thuyết quân sự hiện đại, trên cơ sở đó, “soạn thành sách binh thưmới và ban bố cho quân cùng học tập”.
- Trước thực trạng lính ta trang bị kém so vớiTây, đãi ngộ vật chất cũng kém, “cho ăn không đủ no”, “đãi lính như nô tù”, 9Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình tăng cường tráng binh, giảm đi một nửa lính,lấy lương cấp gấp đôi cho tráng binh còn lại…Phải ưu đãi vật chất cho họ, nếu vìnước hy sinh, vợ sẽ được hưởng lương suốt đời.
- Nguyễn Trường Tộ cho rằng, ngườilính là nền tảng của quân đội, sĩ quan, tướng tá là rường cột của lực lượng vũ trang.Nguyễn Trường Tộ đề nghị: “Rước những người phương Tây giỏi về quân sự để huấnluyện cho sĩ quan và binh sĩ của ta.
- Nguyễn Trường Tộ đềnghị triều đình Huế phải đặt nước vào một trận thế chống giặc, phải xây dựng hệthống đồn bốt, “chọn nơi hiểm yếu đắp thêm một thành lớn.
- Thứ sáu, phải ngầm xây dựng lực lượng trong vùng địch chiếm đóng, để đánhúp thực dân Pháp, giành lại những vùng đất bị Pháp chiếm đóng, Nguyễn Trường Tộđề nghị triều đình: “1.
- Như vậy, trong tư tưởng đổi mới của mình, Nguyễn Trường Tộ rất coi trọngđổi mới quân sự, chấn hưng quân sự là một trong tám điều phải làm gấp, song xétvề tổng thể ông lại là người “chủ hòa”, chứ không phải “chủ chiến”.
- Tư tưởng “chủ hòa” của Nguyễn Trường Tộ xuất phát từ sự phântích so sánh lực lượng địch - ta, song ở đây còn có những điểm chưa hoàn chỉnh,chưa thấy được khả năng phát động toàn dân chống giặc và làm hậu thuẫn choviệc thương thuyết.
- Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực xã hội Trên lĩnh vực xã hội, những vấn đề và cách giải quyết mà Nguyễn Trường Tộđưa ra cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
- Theo Nguyễn Trường Tộ, nhà nước phải xuất công quỹ, lập Trại Tế Bần đểnuôi người nghèo khổ.
- Tư tưởng canh tân trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục2.5.1.
- Về văn hóa Nguyễn Trường Tộ đề nghị lập nhà in, xuất bản sách báo, để nâng cao trình độvăn hóa của nhân dân, nhưng đồng thời cũng phải kiểm soát, hạn chế, cấm đoán cácloại sách nọc độc.
- Trong văn bản về cải cách phong tục (Di thảo số 47) Nguyễn Trường Tộ đãlưu ý triều đình về những việc rất nhỏ nhưng là những việc quan trọng đối với dântộc muốn có nếp sống văn hóa mới: như vệ sinh chung quanh nhà quan cũng nhưnhà dân ở nơi đô thị, vệ sinh dọc đường xá, không đổ rác, không phóng uế bừa bãi.Ông cũng chống lại luật lệ không cho dân đi xe, đi giày.
- Đểtự do tín ngưỡng, bãi bỏ “phân tháp” giáo dân, không đàn áp giáo dân, theoNguyễn Trường Tộ đó cũng là biện pháp để giữ ổn định chính trị xã hội, đặc biệtlà khi dân tộc Việt Nam đang phải đối phó với sự xâm lược của tư bản Pháp.2.5.2.
- Về giáo dục Phải áp dụng một nền giáo dục mang tính thực dụng, Nguyễn Trường Tộ chorằng: “Nước ta chưa giàu, sao không đặt kế hoạch làm cho giàu? Binh chưa mạnh,sao không lo võ bị cho mạnh? Dân chưa hiểu, sao không đem đạo lý ra mà giáodục? Nhân dân đói sao không lập kế hoạch mưu sinh để cứu.
- 12 Muốn vậy, theo Nguyễn Trường Tộ, trong các trường quốc học, tỉnh học, triềuđình phải: “1.
- Để hình thành và phát triển một nền giáo dục phục vụ cho sự đổi mới của đấtnước, Nguyễn Trường Tộ còn đề nghị mời chuyên gia phương Tây vào giảng dạy ởnước ta, phải mua tài liệu, mua máy móc để thực hành và phải dùng văn tự nướcnhà, phải ban thưởng cho những người dự thi vào các khoa, các môn học nhanhchóng làm sinh lợi cho đất nước.3.
- Giá trị đối với quá trình chuyển biến tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX Với những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ bao quát tất cảcác lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa - giáo dục…chúng ta có thể thấyđược ý thức dân tộc sâu sắc và vốn tri thức đương thời.
- Toàn bộ các đề nghị cảicách của Nguyễn Trường Tộ đã thể hiện bốn phương diện đổi mới cơ bản trong tưduy, cụ thể như sau: Một là, tư duy chính trị - xã hội mới.
- 13 Trong bối cảnh đó, Nguyễn Trường Tộ cũng đi theo đường lối chủ hoà.Nhưng, chủ hoà của Nguyễn Trường Tộ dựa trên cơ sở phân tích xu hướng xâmchiếm thuộc địa của các nước tư bản phương Tây sang phương Đông, phân tíchtương quan mất cân bằng lực lượng giữa quân xâm lược và triều đình.
- Đứng ở thời điểm hiện tạinhìn về quá khứ, chúng ta thấy trong bối cảnh và thời điểm năm 1863, sau khi triềuđình đã ký hoà ước cắt 3 tỉnh miền Đông Nam bộ cho Pháp, chủ trương “đổi đất lấyhoà bình” của Nguyễn Trường Tộ nhằm tận dụng cơ hội canh tân đất nước là có cơsở.
- Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ là một sự dung hoà các tư tưởngchính trị của Nho giáo, Kitô giáo và tư sản của các nước Á - Âu đương thời mà ôngcho là hợp lẽ nhất, hiệu quả nhất.
- Mô hình nhà nước mà Nguyễn Trường Tộ mong muốnxây dựng mang bóng dáng của nhà nước quân chủ kiểu Nhật, mà ông coi là kiểumẫu về duy tân, ông viết: “Tôi đã hiểu rõ cái chính lý của đạo trung ái trong kinh,biết rõ danh vị là lợi ích cho nhân dân, thấy thiên hạ có sự yên trị lâu dài, lợi ích tolớn là do chỗ một họ cầm quyền, do chỗ đời đời truyền nối.
- Mong muốn xây dựng một mô hình nhà nước hiệu quả trong quản lý đất nước,Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị nhiều cải cách hành chính, như hợp tỉnh, huyện đểtinh giản biên chế.
- Như vậy, những đề nghị cải cách hành chính của Nguyễn Trường Tộ đã thểhiện tầm tư duy chính trị đổi mới của ông.
- Đứng ở vị thế một người độc lập đối với 14bộ máy nhà nước, Nguyễn Trường Tộ phân tích, đánh giá nội lực yếu kém của triềuđình trong tương quan với sức mạnh quân sự của thực dân Pháp và đề nghị giảipháp hoà để canh tân mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm nâng cao nội lực, tiếntới bảo vệ lâu dài nền hoà bình thực sự cho đất nước.
- Những tư tưởng chính trị này sovới thực trạng chính trị triều Nguyễn khi đó thực sự là có tính chất đổi mới.
- Trong khi triều đình vẫn bối rối trong vòng luẩn quẩn chủ chiến - chủhoà, tìm cách chuộc lại đất đai đã mất và duy trì đường lối ngoại giao đóng cửa bảothủ, Nguyễn Trường Tộ đã mạnh mẽ đề nghị con đường mở cửa thông thương,hướng ngoại.
- Tưtưởng ngoại giao mở cửa của Nguyễn Trường Tộ đề cao quan hệ đa phương vàcùng có lợi về kinh tế, văn hoá.
- Mặc dù chưa nhận thức được các điều kiện thực tế quyết định khả năng thiếtlập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giớikhi đó, nhưng rõ ràng, về mặt chiến lược, đường lối ngoại giao đa phương màNguyễn Trường Tộ đề xướng là rất đúng đắn.
- Đường lối ngoại giao này biểu lộ mộttư duy ngoại giao hoàn toàn mới trong lịch sử tư tưởng dân tộc Việt Nam và mangđặc trưng đường lối đối ngoại của các dân tộc trong thời đại mới.
- Và, cho đến nay, đường lối ngoại giao đa phương, đa chiều 15trên cơ sở các bên cùng có lợi mà Nguyễn Trường Tộ đã đề cập tới trong điều trầncủa ông vẫn được coi là đường lối ngoại giao thông minh trong quan hệ quốc tếhiện đại, đặc biệt là trong quan hệ của Việt Nam với các nước hiện nay.
- Phê phán quan niệm văn hoálạc hậu, Nguyễn Trường Tộ khẳng định, chỉ có con đường học tập văn minhphương Tây mới có thể khắc phục các mặt yếu kém của đất nước, dần tự trị, tựcường và chiến thắng kẻ xâm lược có nền văn minh cao hơn.
- Từ sự phê phán nền học thuật cũ, từ nhận thức mới về tính ưu việt của nền vănminh vật chất phương Tây, Nguyễn Trường Tộ đề nghị một đường lối giáo dục mới,đó là: “cần phải tìm cái học thực dụng, phân chia ra các khoa, các môn, ban thưởngnhiều cho những người dự thi vào các khoa, các môn này để khuyến khích dần dầnđưa đến kết quả lợi ích thì tệ đoan sẽ dần dần mất đi”.
- Đứng trên quan điểm hiện đại, có thể thấy, Nguyễn Trường Tộ đã tiên phongtrong việc nắm bắt yêu cầu của lịch sử và thể hiện tư duy xuất sắc trong đề nghị cảicách nền học thuật đương thời theo hướng thực tiễn phương Tây, tuy vẫn cònkhoảng trống lý luận về giáo dục đạo đức và nhân cách làm người trong những đềnghị cải cách giáo dục này.
- Nguyễn Trường Tộ đã đề xuất một tư duy kinh tế mới, lấy lợi ích, lấy hiệuquả, lấy việc phát triển nguồn của cải xã hội làm mục đích.
- Nguyễn Trường Tộ chống lại các tư tưởng coi thường việc làm giàu, trọngnghĩa hơn lợi, trọng nông ức thương đã trở thành truyền thống trong xã hội Việt Namkhi đó.
- Đường lối kinh tế mà Nguyễn Trường Tộ đề nghị theo phương châm: “Nếulợi cho dân thì không cứ phải theo xưa, nếu thích hợp thì không cứ phải theo cũ, nếuhọc điều khôn thì không cứ là của địch hay của ta”… Chính tư duy kinh tế đổi mớinày là cơ sở lý luận để Nguyễn Trường Tộ đề nghị một loạt các cải cách kinh tế cụthể về khai thác khoáng sản, phát triển ngoại thương, mời gọi đầu tư nước ngoài, cảicách nông nghiệp, xây dựng các ngành cơ khí, sửa chữa tàu thuyền.
- Mặc dù những đề nghị cải cách kinh tế củaNguyễn Trường Tộ chưa phải là những kế hoạch hoàn chỉnh do không tính tới cácđiều kiện khả thi về mặt kinh phí, nguồn nhân lực, điều kiện chính trị - xã hội...,nhưng rõ ràng, những đề nghị này thể hiện tầm tư duy kinh tế vượt trước thời giantrong khuôn khổ bối cảnh Việt Nam khi đó.
- Liên hệ công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay Qua phân tích, đánh giá tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷXIX, có thể rút ra một số bài học về canh tân - đổi mới đất nước trong tình hìnhhiện nay như sau: Một là, “chủ động” và “sáng tạo” trong quá trình đổi mới, kế thừa và phát huytruyền thống dân tộc đồng thời tiếp thu những tinh hoa, tiến bộ của nhân loại.
- 18 KẾT LUẬN Bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là quátrình chuyển biến căn bản, lâu dài, khó khăn và hết sức phức tạp.
- Đó là sự tiếp thu những giá trị, những tinh hoa củaphương Đông và đặc biệt là tư tưởng dân chủ, tiến bộ phương Tây.
- Tưtưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ không tránh khỏi những hạn chế nhất định.Vềlĩnh vực kinh tế, ông muốn nước ta phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng vấnđề căn bản nhất lúc bấy giờ là giảm tô, giảm thuế và nông dân có ít ruộng đất thì ôngvẫn chưa đề cập đến.
- Vì nặng tư tưởng trung quân và bịảnh hưởng của tư tưởng “bác ái”, “nhân đạo” của đạo Gia tô và triết học điều hòa giaicấp của giai cấp tư sản, Nguyễn Trường Tộ cũng không tán thành đấu tranh giai cấp,không tán thành cuộc đấu tranh của nông dân.
- Ông có ảo tưởng rằng quan hệ giữa vuaquan và dân là tình cha con, cho nên không thể có đấu tranh… Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ đãmang tính tiến bộ nhất định.
- Nếu so sánh Nguyễn Trường Tộ với các nhà tư tưởngcách tân Việt Nam thế kỷ XIX như Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện,…thìthấy Nguyễn Trường Tộ vượt hẳn lên một bậc ở ba nét lớn: Một là, ông nhìn thấy trước mọi người nguyên nhân của sự lạc hậu nghèo nàn vàvạch đúng phương hướng để tiến lên.
- Tóm lại, tư tưởng Nguyễn Trường Tộ đã đánh dấu một bước phát triển quantrọng của tư tưởng Việt Nam từ phạm trù tư duy tiểu nông sang phạm trù tư duy côngnghiệp.
- Đây là những đóng góp quan trọng về mặt tư tưởng vào khotàng tư duy chính trị của dân tộc.
- Nguyễn Trường Tộ từng dự báo, “Không ngoài vàitrăm năm nữa phương Đông sẽ nhờ học tập phương Tây mà đánh bại phương Tây, domượn cái trí dũng ngày càng già của họ mà thêm vào cái trí dũng trẻ trung của ta, cảhai trí ấy nhập lại, địch với một trí, lẽ nào không thắng”.
- Đỗ Bang (1999), Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa.2.
- Hoàng Thanh Đạm (2001), Nguyễn Trường Tộ nhà tư tưởng cách tân, Nxb Kim Đồng.3.
- Lê Thị Lan (2008), Về những giá trị trong tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ, trích từ trang http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen- de/Triet-hoc-Viet-Nam/Ve-nhung-gia-tri-trong-tu-tuong-cai-cach-cua-Nguyen- Truong-To-605.html, truy cập ngày .
- Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Trường Tộ và vấn đề tự do tôn giáo, trích từ cuốn Nguyễn Trường Tộ - hôm qua và hôm nay, Nxb Tri Thức, tr.95.5.
- Trương Bá Cần (1988), Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.6.
- Bảo tàng Lịch sử quốc gia (2016), Tư tưởng canh tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, trích từ trang http://baotanglichsu.vn/tu-tuong-canh-tan-o-viet-nam-nua- cuoi-the-ki-xixdr.html, truy cập ngày

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt