Academia.eduAcademia.edu
Vai trò của Đảng 1.  Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh với hơn 71 năm lịch sử đã giữ trọng trách lớn lao mà nhân dân giao phó, đó là vừa đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, vừa lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Nhất là thời kỳ đổi mới toàn diện của đất nước, vị trí và vai trò của Đảng Cộng sản Cộng sản Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng. 2. + Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội trong từng thời kỳ phát triển trên tất cả các lĩnh vực. + Đảng vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, củng cố và phát triển hệ thống chính trị, thiết lập hệ thống dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. + Đảng đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ, phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng những Đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn để bố trí vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội. + Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua các Đảng viên và tổ chức Đảng bằng cách giáo dục Đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, qua đó tập hợp giáo dục và động viên quần chúng tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, ủng hộ và tích cực thực hiện đường lối chính sách của Đảng, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước. + Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng đối với các Đảng viên, tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai lầm, lệch lạc. Đồng thời Đảng tiến hành tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm để không ngừng bổ sung và hoàn thiện các đường lối, chính sách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực chất sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị mang tính định hướng, tạo điều kiện để Nhà nước và các tổ chức thành viên của hệ thống chính trị có cơ sở để chủ động sáng tạo trong tổ chức và hoạt động bằng những công cụ, phương pháp và biện pháp cụ thể của mình. Liên hệ: Trong lĩnh vực giáo dục – một trong những lĩnh vực rất được Đảng quan tâm chú trọng đến, Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng từ 15% đến 18%, số lượng các trường đại học tăng gấp 3,7 lần, số sinh viên tăng gấp 13 lần, số lượng lao động có trình độ đại học ngày càng tăng, tỷ lệ mù chữ ở nước ta đã giảm rõ rệt…. Còn trên lĩnh vực kinh tế, chúng ta cũng đã thấy những tiến bộ đáng kể: Đảng đã đưa Nhà nước ta thoát khỏi nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp đó là thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của 10 năm (1990-2000) đạt 7,5%, và gần đây là việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO năm 2006, và trong những năm gần đây Việt Nam đang từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trên đấu trường quốc tế. Trong lĩnh vực đối ngoại, nước ta đã thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ và hợp tác với các nước trong khu vực và cả trên thế giới như: Thái Lan, Singapore, Mỹ, Pháp…. Ngoài ra vai trò của Đảng còn thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác (văn hóa, chính trị…) và trong phương châm hoạt động của các tổ chức. Trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, Đảng không chỉ là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân mà Đảng còn là đội tiên phong chính trị của toàn xã hội, là lực lượng lãnh đạo toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ vững chắc chủ nghĩa xã hội. Là một bộ phận của hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản luôn giữ vai trò  lãnh đạo một cách toàn diện hệ thống chính trị, trong đó, sự lãnh đạo đối với  Nhà nước là trực tiếp và chủ yếu nhất. Tuy nhiên, tính toàn diện ở đây đã khiến  nhiều người lầm tưởng rằng Đảng quyết định tất cả, làm thay tất cả những công  việc của các bộ phận cấu thành khác của hệ thống chính trị. Cách hiểu vai trò  lãnh đạo của Đảng không đúng này có thể dẫn tới sự bao biện, làm thay và cuối  cùng là sẽ làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Đảng. Trên thực tế, để thực hiện  vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị của mình, Đảng có những hình thức và  phương pháp đặc thù riêng. Cụ thể là :  a) Về hình thức lãnh đạo của Đảng :  - Thứ nhất, Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn để định  hướng cho sự phát triển của toàn xã hội trong từng thời kỳ lịch sử của đất  nước trên tất cả các lĩnh vực.  Đây được coi là hình thức lãnh đạo quan trọng nhất của Đảng ta vì đường lối,  chính sách của Đảng, nhất là trong những giai đoạn mang tính bước ngoặt lịch  sử luôn là yếu tố quyết định vận mệnh của đất nước. Ví dụ: chính nhờ chính  sách Đổi mới được đề ra tại Đại hội VI năm 1986 mà Đảng ta đã đưa dân tộc và  đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọn, toàn diện trên tất cả các lĩnh  vực kinh tế - chính trị - xã hội trong những năm sau ngày thống nhất đất nước.  Nhờ việc quyết định từ bỏ nền kinh tế quan liêu, bao cấp, xây dựng nền kinh tế  nước ta theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa mà nền kinh tế đã  có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Ai cũng  biết, 10 năm sau ngày thống nhất (năm 1975), đất nước ta rơi vào tình trạng  thiếu lương thực một cách trầm trọng, việc ăn cơm đã được coi là chuyện “lạ”.  Thế mà, ngay sau khi chuyển đổi nền kinh tế, nước ta không những đã khắc  phục được tình trạng này mà còn trở thành một trong những nước đứng đầu thế  giới về xuất khẩu gạo. Thành công này khẳng định hoạch định đường lối, chính  5  sách luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng ta với tư cách là Đảng  cầm quyền.  - Thứ hai, Đảng vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản  làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, củng cố và phát triển  hệ thống chính trị, thiết lập chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy  quyền làm chủ của nhân dân.  Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực chất của việc đổi mới và kiện  toàn hệ thống chính trị. Điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng  và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng  cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của  nhân dân. Cải cách bộ máy nhà nước theo phương hướng: Nhà nước thực sự là  của dân, vì dân và do dân; Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh  đạo của Đảng; tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bộ máy  tinh giản, gọn nhẹ và hoạt động có chất lượng cao. Nêu cao vị trí và vai trò của  Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho các cơ quan dân cử  thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Hiến pháp quy định.  - Thứ ba, Đảng đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán  bộ; phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng những Đảng viên ưu tú và những người  ngoài Đảng có phẩm chất năng lực giới thiệu vào các cơ quan nhà nước, các  tổ chức chính trị - xã hội thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn.  Việc giới thiệu cán bộ của Đảng vào các vị trí như vậy được tiến hành thông  qua sự tín nhiệm của nhà nước, của quần chúng. Đảng không áp đặt các tổ chức,  cơ quan nhà nước phải chấp nhận người mình giới thiệu. Đảng xây dựng tiêu  chuẩn cụ thể cho từng loại, từng chức danh cán bộ ở các cấp, các ngành và căn  cứ vào đó để đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ. Trong công tác cán bộ, Đảng luôn  coi trọng hai mặt: bồi dưỡng, bố trí đúng để phát huy lực lượng cán bộ hiện có;  6  kịp thời thay những cán bộ kém năng lực, xử lý những cán bộ tham nhũng, thoái  hoá, những cán bộ có quan điểm và tư tưởng chính trị lệch lạc, vi phạm kỷ luật  của Đảng.  - Thứ tư, Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua các đảng  viên và tổ chức Đảng bằng cách giáo dục Đảng viên nêu cao vai trò tiên  phong, gương mẫu, qua đó tập hợp, giáo dục và động viên quần chúng  tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, ủng hộ và tích cực thực hiện  đường lối chính sách của Đảng, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp  luật của Nhà nước.  Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân không  ngừng đổi mới về tổ chức và hoạt động để góp phần thực hiện dân chủ và đổi  mới xã hội, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia các  công việc quản lý nhà nước. Các đoàn thể có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư  tưởng và đạo đức mới, động viên, phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp  nhân dân, đoàn kết toàn dân, phấn đấu cho sự thành công của công cuộc đổi  mới. Đồng thời, những hoạt động của các đoàn thể luôn hướng về cơ sở để phát  triển tổ chức, củng cố sinh hoạt, xã hội hoá các hoạt động, đào tạo bồi dưỡng rèn  luyện cán bộ, khắc phục bệnh quan liêu, hành chính trong hoạt động của các  đoàn thể.  - Thứ năm, Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ  chức thực hiện đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng đối với các đảng  viên, các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, phát hiện  và uốn nắn kịp thời những sai lầm, lệch lạc. Đồng thời, Đảng tiến hành tổng  kết thực tiễn rút kinh nghiệm để không ngừng bổ sung và hoàn thiện các  đường lối, chính sách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Công tác  kiểm tra của Đảng phải được tiến hành theo những nguyên tắc của tổ chức  Đảng trên cơ sở tôn trọng quyền hạn và chức năng quản lí của Nhà nước.  7  Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của mình là một  trong những hình thức lãnh đạo của Đảng. Thông qua kiểm tra, Đảng phát hiện  ra những nhân tố mới, phát huy ưu điểm, ngăn ngừa và khắc phục khuyết điểm;  bổ sung, phát triển hoặc điều chỉnh chủ trương, chính sách… của mình. Tuy  nhiên, Đảng lãnh đạo không có nghĩa là Đảng đứng trên tất cả, trên thực tế, mọi  hoạt động của Đảng đều dựa trên sự tôn trọng quyền hạn và chức năng của Nhà  nước, bởi lẽ theo quy định tại Điều 4 hiến pháp 1992 thì “mọi tổ chức của Đảng  hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.  b) Về phương pháp lãnh đạo của Đảng :  Một nét đặc trưng trong vai trò lãnh đạo của Đảng là phương pháp lãnh  đạo. Đảng là một tổ chức chính trị, khác với Nhà nước, phương pháp lãnh đạo  của Đảng không phải là phương pháp hành chính mà là những phương pháp dân  chủ, giáo dục, thuyết phục và dựa vào năng lực, uy tín của đảng viên. Về thực  chất, sự lãnh đạo đó là lãnh đạo chính trị mang tính định hướng, tạo điều kiện để  Nhà nước và hệ thống chính trị có thể chủ động sáng tạo trong hoạt động của  mình. Sau đây, nhóm xin nêu ra 3 phương pháp lãnh đạo cơ bản nhất của Đảng :  - Dân chủ, điều đó có nghĩa là không ngừng nâng cao trình độ dân trí,  cung cấp thông tin... để dân tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước,  xây dựng chính quyền, trực tiếp hoặc thông qua cơ quan đại diện cho dân đóng  góp ý kiến vào các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước,  quyết định về các công việc trực tiếp của dân; Đảng quy chế hoá việc công khai,  minh bạch các hoạt động của mình, của Nhà nước, để dân thực hiện quyền kiểm  tra, giám sát các hoạt động của cơ quan công quyền, của đội ngũ cán bộ, công  chức; chỉ ra cho Đảng những cán bộ có phẩm chất, đạo đức, có năng lực lãnh  đạo, quản lý; lựa chọn và bầu cử những người thật sự là đại diện cho dân vào  các cơ quan quản lý nhà nước.  8  - Đảng lãnh đạo bằng công tác giáo dục, thuyết phục của các tổ chức  đảng và đoàn thể quần chúng do Đảng lãnh đạo. Để làm được điều này, Đảng  luôn tăng cường công tác giáo dục lý luận, công tác tuyên truyền giáo dục quần  chúng của các tổ chức đảng và nâng cao trình độ, khả năng làm công tác giáo  dục của mỗi cán bộ, đảng viên, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên đều nắm vững  đường lối, chính sách và biết tuyên truyền, vận động quần chúng.  - Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước còn bằng sự hoạt động gương  mẫu, có uy tín của những cán bộ, đảng viên có năng lực, hoạt động trong các cơ  quan Nhà nước. Để có được điều này, Đảng luôn chăm lo nhiều tới việc giáo  dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là những đảng viên có chức,  có quyền thật sự gương mẫu trong đạo đức, lối sống, trong công tác,… Đặc biệt,  Đảng bắt buộc mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp và  pháp luật của Nhà nước. Đây là một trong những nguyên tắc kỷ luật của Đảng  lãnh đạo chính quyền. Đảng lãnh đạo Nhà nước thì mọi cán bộ, đảng viên của  Đảng, bất kỳ công tác trên lĩnh vực nào, nếu muốn phát huy tác dụng lãnh đạo  đều phải có những tri thức cần thiết về pháp luật, về tổ chức bộ máy Nhà nước;  phải hiểu rõ các chủ trương, chính sách mà Nhà nước ban hành, có như vậy mới  có thể góp sức cùng toàn Đảng lãnh đạo chính quyền.