« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu thiết kế mô hình nhà thông minh.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mô hình nhà thông minh.
- Do đó một ngôi nhà thông minh không còn là mơ ước của con người nữa mà nó đã trở thành hiện thực hóa.
- Qua báo chí, các phương tiện truyền thông, internet chúng ta có thế thấy những mô hình ngôi nhà thông minh đã ra đời.
- Để triển khai được các tính năng thông minh cho một ngôi nhà, trước hết cần tạo ra một mô hình để nghiên cứu các tính năng cần thiết cho ngôi nhà.
- Vì vậy tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế mô hình nhà thông minh”.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu các tính năng cần thiết của ngôi nhà thông minh, lựa chọn giải pháp hợp lý để triển khai cho ngôi nhà với tiêu chí tự động hóa, tăng độ an toàn, tiết kiệm điện năng, và giá thành vừa phải.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các cảm biến chuyển động, cảm biến nhiệt độ, ánh sáng, các thiết bị chấp hành, vi điều khiển AVR, module SIM900.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, lựa chọn giải pháp, và triển khai mô hình nhà thông minh với các tính năng cần thiết: Hệ thống chiếu sáng thông minh, điều khiển từ xa các thiết bị điện qua điện thoại di động, hệ thống an ninh báo động trộm tại chỗ và báo động qua điện thoại di động, hệ thống đo nhiệt độ và cảnh báo cháy qua điện thoại di động, điều khiển đóng mở cửa bằng mật khẩu.
- Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả Luận văn được trình bày gồm 4 chương: Chương 1, tác giả trình bày tổng quan về ngôi nhà thông minh và lịch sử phát triển ngôi nhà thông minh, các tính năng cần thiết của nhà thông minh, giới thiệu các nhà thông minh đã được ứng dụng thực tế.
- Chương 2 nghiên cứu về các loại cảm biến, vi điều khiển, các linh kiện điện tử được sử dụng để thiết kế mạch.
- Chương 3 nghiên cứu lý thuyết về module SIM900, cách giao tiếp module SIM900 với vi điều khiển để điều khiển thiết bị qua điện thoại di động.
- Chương 4 thiết kế và chế tạo mạch, mô hình, lập trình mô hình hoạt động theo ý muốn, kết quả thực nghiệm trên thực tế.
- Đóng góp mới của tác giả: Luận văn đã xây dựng được một mô hình nhà thông minh với tất cả các tính năng hoạt động đồng thời trên cùng một bộ thiết bị, và có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thiết kế, chế tạo, và thực nghiệm.
- Luận văn nghiên cứu tổng quan về các tính năng của ngôi nhà thông minh, nghiên cứu giải pháp để thực hiện được từng tính năng.
- Nghiên cứu và lựa chọn các loại cảm biến phù hợp với từng tính năng.
- Nghiên cứu phương pháp điều khiển các thiết bị điện thường dùng trong nhà.
- Thiết kế, chế tạo các mạch điện giao tiếp cảm biến và điều khiển.
- Lập trình để mạch điện hoạt động với đúng và đủ các tính năng đặt ra.
- Kết luận Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài, luận văn đã đạt được những kết quả: Nghiên cứu tổng quan về nhà thông minh, lịch sử phát triển, các tính năng chính của nhà thông minh.
- Lựa chọn được các cảm biến, các module giao tiếp cần thiết sử dụng trong mô hình.
- Nghiên cứu thành công phương pháp giao tiếp vi điều khiển với các module, các cảm biến.
- Tất 3 cả các tính năng của hệ thống đều được quan sát trực tiếp trên mô hình thật.
- Kết quả đạt được phù hợp với mục tiêu, các tính năng thích hợp với đa số người dùng, và có khả năng lớn áp dụng vào thực tế.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt