Academia.eduAcademia.edu
HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 2, pp. 132-140 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0028 MỘT SỐ GIẢI PHÂP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN Nguyễn Thị Thu Mai và Nguyễn Hải Thanh* Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tóm tắt. Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được xem là một chương trình có tính nhân văn sâu sắc, góp phần thực hiện bình đẳng xã hội trong giáo dục. Mục đích của bài viết là xem xét, phân tích một số quan điểm của một số tác giả về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, những kết quả đã đạt được, mặt hạn chế để từ đó đưa ra giải pháp về thực thi quá trình chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Các phương pháp được sử dụng cho nghiên cứu là khảo cứu, phân tích về mặt định lượng và định tính việc thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, nhằm làm cho việc thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hiệu quả hơn. Từ khóa: Chính sách tín dụng; học sinh, sinh viên; quá trình chính sách; thực thi chính sách tín dụng. 1. Mở đầu Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên là một trong những chủ trương rất nhân văn của Nhà nước trong việc hỗ trỡ cho sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có thể tiếp tục duy trì việc học tập nghề nghiệp ở các cơ sở đào tạo. Ngày từ năm 1998, tại Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo lập Qũy tín dụng đào tạo để cho vay với lãi suất ưu đãi đối với sinh viên, học sinh đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề [1]. Tuy nhiên, chủ trương này chưa quy định rõ mức tối đa mà học sinh, sinh viên được vay hàng tháng, nhưng tính đến thời điểm Ngày 27/09/2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/ QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên [2] đã có gần 100 nghìn học sinh, sinh viên vay vốn đi học. Quyết định đã nêu rõ đối tượng được vay vốn, và đều là những học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo có hoàn cảnh khó khăn và giao cho ngân hàng chính sách thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên, mức vốn cho vay tối đa là 800.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên [2]. Trước yêu cầu của thực tiễn, ngày ngày 19 tháng 07 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1196/QĐ-TTg về điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên, mức cho vay tối đa được nâng lên 1.100.000 đồng/tháng [3]. Gần đây nhất, hạn mức cho vay được điều chỉnh lên 2.500.000 đồng/tháng [4], đối tượng cho vay và chủ thể cho vay là ngân hàng chính sách không thay đổi. Chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên đã đem lại những lợi ích tích cực. Bất kể học sinh, sinh viên ở nông thôn hay vùng núi, hải đảo, vùng xa xôi thuộc đối tượng vay vốn chính sách tín dụng theo Quyết định số 1656/QĐ-TTg đều có thể được vay vốn theo quy định để có điều kiện tiếp tục học tập. Mặt khác, việc cho vay theo chính sách tín dụng học sinh, sinh viên còn được thực hiện trực tiếp cho vay hộ gia đình học sinh, sinh viên thông qua ủy thác một số Ngày nhận bài: 21/3/2021. Ngày sửa bài: 29/3/2021. Ngày nhận đăng: 10/4/2021. Tác giả liên hệ: Nguyễn Hải Thanh. Địa chỉ e-mail: thanhhaitlh@gmail.com 132 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên nhiệm vụ đối với tổ chức chính trị - xã hội đã chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người vay và ngân hàng chính sách xã hội. Ngoài ra, đối tượng học sinh, sinh viên được tiến cận với chính sách tín dụng đối rất đa dạng, từ học sinh, sinh viên mồ côi, các đối tượng thuộc hộ gia đình nghèo, hộ gia đình cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, hộ vay vốn lao động nông thôn học nghề, hộ vay vốn bộ đội xuất ngũ học nghề,... đều có thể thực thi chính sách tín dụng [5]. Bên cạnh đó, chính sách tín dụng học sinh, sinh viên có những thuận lợi khác như chi phí quản lí của chính sách tín dụng này khá tiết kiệm. Tỉ lệ trả được nợ của chính sách tín dụng học sinh, sinh viên chiếm tỉ lệ cao. Có thể khẳng định chính sách tín dụng học sinh, sinh viên có ý nghĩa lớn về nhiều mặt, nhất là trong thực hiện an sinh xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh, sinh viên khó khăn vó điều kiện vươn lên và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay trong các văn bản của Nhà nước chưa có khái hay giải thích từ ngữ về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, do đó cần làm rõ quan niệm về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên cũng như thực tế vấn đề này. Đó cũng là nội dung chính mà nghiên cứu này sẽ đề cập đến. Phương pháp mà nghiên cứu sử dụng tổng hợp các phương pháp như tổng hợp, đánh giá, phân tích định lượng và định tính thực tế việc thực thi chính sách tín dung đối với học sing, sinh viên trong thời gian vừa qua từ các nghiên cứu sẵn có. Quá trình xem xét được thể hiện trong sơ đồ dưới đây: Hình 1. Sơ đồ quy trình tiến hành nghiên cứu 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên Chính sách tín dụng được hiểu là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Thực chất, tín dụng là sự thỏa thuận để các cá nhân hay tổ chức dùng một khoản tài chính để phục vụ các mục đích như cho vay, cho thuê tài chính... để đảm bảo hoạt động tín dụng luôn thuận lợi, hạn chế hoặc tránh được rủi ro khi ngân hàng đưa ra các chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Cho đến nay đã có một số tác giả đưa ra quan điểm về vấn đề này, tín dụng học sinh, sinh viên là hoạt động cho vay tài trợ chi phí học tập với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội [6]. Tín dụng cho học sinh, sinh viên là quan hệ cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, để học sinh, sinh viên chi trả chi phí học tập và sinh hoạt; là công cụ tài chính Nhà nước được sử dụng để hỗ trợ người nghèo học tập và góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao [7, p. 29]. Theo như Dự thảo Nghị định Quy định về chính sách tín dụng và hoàn trả khoản vay tín dụng đối với học sinh, sinh viên sư phạm của Chính phủ năm 2019 có nêu: Tín dụng sư phạm là chính sách cho vay đối với học sinh, sinh viên 133 Nguyễn Thị Thu Mai và Nguyễn Hải Thanh* sư phạm để hỗ trợ chi trả chi phí đào tạo phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học ngành đào tạo giáo viên. Tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2007 Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có nêu: Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại [2]. Có thể khẳng định, cho đến nay trong các văn bản của Nhà nước chưa có văn bản nào giải thích từ ngữ về chính sách tính dụng đối với học sinh, sinh viên. Từ các quan niệm trên, chúng tôi cho rằng: Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên là quan hệ giữa ngân hàng chính sách với học sinh, sinh viên qua hoạt động vay vốn tín dụng, nhằm hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có thể theo học trong quá suốt trình học tập tại các cơ sở đào tạo. Vai trò của chính sách tín dụng học sinh, sinh viên Chính sách tín dụng học sinh, sinh viên có vai trò giảm bớt khó khăn về tài chính trong quá trình học tập, đào tạo. Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp để có thể chi trả tiền học phí và các chi phí khác như mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại. Chính sách tín dụng học sinh, sinh viên là công cụ để Chính phủ thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện tốt cho những học sinh, sinh viên có điều kiện theo học, với học sinh học nghề sẽ nâng cao kĩ năng nghề, với sinh viên có thể tốt nghiệp đại học hoặc theo học các chương trình cao hơn. Chính sách tín dụng sinh viên góp phần giảm tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cho mọi học sinh, sinh viên dù có hoàn cảnh khó khăn vẫn có thể theo học các bậc học khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc điểm chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên: Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên không vì mục tiêu lợi nhuận, mà nhằm phục vụ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục theo học nghề hoặc học lên các bậc học cao hơn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Đối tượng vay vốn tín dụng chính sách xã hội là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Nguồn vốn để cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là nguồn vốn của Nhà nước, tức là nguồn vốn từ Ngân sách và có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi vay vốn được ưu đãi về lãi suất cho vay, điều kiện vay vốn, thủ tục cho vay. Đối tượng thụ hưởng Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy định cụ thể về các nội dung với vốn tín dụng mà học sinh, sinh viên được vay nhằm trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trog thời gian theo học tại trường gồm tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại [2]. Cụ thể, đối tượng được thụ hưởng gồm: 1) Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động; 2) Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật và các hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật và nhóm thứ ba gồm học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh. 2.2. Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên hiện nay Theo Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, tính đến ngày 31/8/2019, chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với dư nợ đạt 11.038 tỉ đồng, chiếm 5,5% tổng dư nợ với trên 414 nghìn khách hàng còn dư nợ; doanh số cho vay giai đoạn 2016-2019 đạt 6.908 134 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tỉ đồng, với gần 199 nghìn học sinh, sinh viên được vay vốn đi học [8]. Một số tỉnh đã triển khai hoạt động này rất tính cực như tỉnh Hà Nam đến nay tổng số học sinh, sinh viên được vay theo Chương trình tín dụng cho 47.000 học sinh, sinh viên, với tổng dư nợ của chương trình tín dụng hơn 81,8 tỉ đồng, với tổng số 3.065 học sinh, sinh viên. Hầu hết học sinh, sinh viên vay vốn đều nghiêm túc trả nợ gốc, lãi đúng kỳ hạn [9]. Tại tỉnh Nam Định, từ năm 2016 đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân cho 3.458 hộ được vay vốn với số tiền 170 tỉ đồng giúp cho 3.801 học sinh, sinh viên được vay vốn tín dụng, doanh số thu nợ 618 tỉ đồng. Dư nợ đến 31/3/2020 đạt 190,5 tỉ đồng, giảm 448,2 tỉ đồng so với 31/12/2015, với 6.836 học sinh, sinh viên của 6.215 hộ gia đình. Tại tỉnh Thanh Hóa, từ khi Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến nay, tổng dư nợ 244 tỉ đồng với 8.247 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn [10]. Ở các tỉnh phía Nam, từ khi triển khai chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên đến nay, tổng dư nợ của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tỉnh Bạc Liêu là hơn 117,5 tỉ đồng, tổng số 4.302 lượt học sinh, sinh viên còn dư nợ [11]. Tại tỉnh An Giang, từ đầu năm 2019 đến nửa cuối tháng 11 cùng năm, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân hơn 68 tỉ đồng cho hơn 10.100 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn. Nếu tính từ khi quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 29-7-2007 của Thủ tướng Chính phủ đến tháng 11 năm 2019, Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân gần 1.010 tỉ đồng, với gần 90.000 lượt học sinh, sinh viên nhận tiền vay [12]. Tại tỉnh Long An, tính đến 30/9/2019, dư nợ cho vay dựa trên chính sách tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đạt gần 420 tỉ đồng với trên 15 nghìn học sinh, sinh viên còn dư nợ. Chỉ trong tháng 9 năm 2019, tổng doanh số cho vay học sinh, sinh viên vay đạt hơn 17 tỉ đồng với hơn 1.200 lượt hộ vay vốn, trong đó có hơn 300 học sinh, sinh viên được giải ngân lần đầu [13]. Hiện một số trường đại học, cao đẳng đã đưa vao thực hiện chương trình hỗ trợ sinh viên vay vốn với lãi suất 0,5%-0,9%/tháng (6-9%/năm). Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn vay này còn nhiều bất cập, để được vay, nhà trường yêu cầu phụ huynh viết giấy trình bày lí do vay tiền và cam kết khi ra trường sẽ hoàn trả đủ số tiền. Khi đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ sinh viên vẫn phải chờ đợi, đôi khi mất nhiều thời gian mới có thể nhận được tiền [14]. Tuy nhiên, tổng hợp các số liệu đã chỉ ra số dư nợ và số học sinh dư nợ không lớn, có thể thấy được điều này qua biểu đồ dưới đây: Nghìn 500 Dư nợ 410 Số HS, SV dư nợ 420 400 300 244 190.5 200 11.038 0 117.5 81.8 100 Cả nước 3.065 Hà Nam 6.836 Nam Định 8.247 Thanh Hóa 4.032 Bạc Liêu 15 Long An Biểu đồ 1. Dư nợ và số học sinh, sinh viên dư nợ Với dư nợ như trên, các đánh giá, phân tích đã chỉ ra chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên hiện nay tổng số dư nợ cũng như số học sinh, sinh viên dư nợ không nhiều, phần lớn học sinh, sinh viên trả nợ đúng kỳ hạn. Hơn nữa, tương quan giữa các tỉnh trong về tổng số dư nợ và số học sinh, sinh viên khác biệt không đáng kể. Điều này góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, đồng thời không có học sinh, sinh viên phải bỏ học vì khó khăn về kinh tế [15]. Để thực thi chính sách này hiệu quả hơn, các ý kiến thống nhất cho rằng 135 Nguyễn Thị Thu Mai và Nguyễn Hải Thanh* trước khi cho vay, các hoạt động như điều tra, khảo sát nhằm nắm bắt nhu cầu vốn vay, mức vay, thời hạn trả nợ cũng như hoàn thiện phát triển tín dụng đối với học sinh, sinh viên cũng như sự quan tâm định hướng đào tạo, ngành đào tạo, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên [5]. Hoặc sau khi cho vay, cần có những hoạt động tham vấn của nhà trường, các tổ chức chính trị xã hội để sinh viên không chỉ sử dụng vốn được vay có hiệu quả mà việc cho vay còn để học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, có việc làm ổn định tiếp tục tuyên truyền, tham gia vào các hoạt động gắn với chính sách tín dụng mà họ đã được thừa hưởng. Hiện nay, khi sinh viên trả nợ xong coi như không còn mối liên hệ giữa bên cho vay và bên đi vay. 2.3. Khó khăn trong thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên đang dần bộc lộ một số bất cập khi nhiều trường đại học đang chuyển dần sang cơ chế tự chủ, có thể thấy được điều này về chi phí sinh hoạt mà một sinh viên cần chỉ trả trong một năm học qua thống kê của Nguyễn Mai Hương và Nguyễn Thùy Linh [16] được tổng hợp ở bảng 1 dưới đây: Bảng 1. Tổng chi phí sinh hoạt và học tập của một sinh viên [16] Tuy nhiên, sau gần 14 năm, kể từ khi có Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, về tín dụng đối với học sinh, sinh viên ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ đến nay, việc thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có một số khó khăn sau: Một là, tín dụng đối với học sinh, sinh viên hiện nay chủ yếu được xem xét trong phạm vi hẹp là chủ trương tín dụng chính sách, chưa được định hướng trở thành tín dụng thương mại, bởi quá trình vận động và phát triển của tín dụng thương mại gắn liền với sự vận động của tái sản xuất xã hội. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được nhìn nhận, xem xét một cách toàn diện để nó trở thành động lực thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục [16]. Hai là, thiếu đánh giá năng lực tài chính đối với học sinh, sinh viên nên thiếu cơ sở cho việc ngân hàng xét hồ sơ pháp lí, dẫn đến học sinh, sinh viên cần vay vốn được vay ít, học sinh, sinh viên ít khó khăn cũng được vay song có thể sử dụng khoản vay không đúng mục đích. Ngoài ra, việc xác nhận đối tượng cho vay lỏng lẻo, đối tượng vay vốn sai mục đích, sai đối tượng nên cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách tín dụng này, trong đó làm gia tăng nguồn vốn cho vay [5]. Hơn nữa, đối tượng của chính sách tín dụng học sinh, sinh viên chưa linh hoạt, tập trung vào nhóm học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động; học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo và học sinh, sinh viên gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh [2]. Trong điều kiện hiện nay có thể mở rộng đến nhóm học sinh, sinh viên bán thời gian nâng cao trình độ tại các cơ sở đào tạo nghề, các trường đại học. Ba là, mức vay và số tiền cho vay tối đa đối với mỗi sinh viên hiện hành là 2,5 triệu đồng/tháng [4] là mức chung cho cả học sinh và sinh viên. Theo quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì mức sàn này đảm cơ bản đảm bảo cho sinh viên yên tâm theo học. Tuy nhiên, cần xét đến đặc ở một số trường đang thực hiện cơ chế tự chủ, mức học phí khá cao như khối y dược [16], nếu sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học ở các trường này là không đủ tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại. Do đó, chính sách tín dụng đối với 136 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên học sinh, sinh viên còn một số bất cập trong cơ hội tiếp cận giáo dục giữa nhóm học sinh, sinh viên khá giá và nhóm học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học ở những trường có quy định mức học phí cao. Bốn là, bộ máy để thực thi chính sách hính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tương đối cồng kềnh, dẫn đến hiệu quả trong thực tế hoạt động chưa cao [17]. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa ngân hàng chính sách với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội trong việc triển khai cho vay theo cơ chế ủy thác còn thiếu tính đồng bộ, dẫn đến hiệu quả chưa đáp ứng được kỳ vọng. Năm là, quy trình, thủ tục tín dụng cho học sinh, sinh viên thông qua hộ gia đình còn những bất cập, mặc dù có Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD, ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Ngân hàng Chính sách xã hội về thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ [18] theo quy trình với nhiều khâu: (1) Tổ tiết kiệm và vay vốn tại địa phương tiếp nhận hồ sơ vay vốn, dưới sự chỉ đạo hoặc phối hợp với Tổ chức chính trị xã hội tại địa phương tiến hành bình xét người đề nghị vay vốn là học sinh, sinh viên trên địa bàn; (2) Sau khi bình xét, nếu đúng đối tượng được vay vốn, hồ sơ được đưa lên xác nhận tại chính quyền địa phương; (3) Hồ sơ đã xác nhận được chuyển đến chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tại địa phương để phê duyệt; (4), (5), (6) Ngân hàng chính sách xã hội chuyển kết quả phê duyệt cho chính quyền địa phương để thông báo cho người đề nghị vay vốn thông qua Tổ chức chính trị xã hội hoặc Tổ vay vốn và tiết kiệm; (7) Người đề nghị vay vốn tới chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tại địa phương làm thủ tục giải ngân [16]. Sơ đồ 2. Quy trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên [19]. Có thể thấy quy trình cho vay như trên với nhiều bước gây lãng phí thời gian cho cả người vay và người đi vay do mỗi hồ sơ phải qua nhiều lần tiến hành bình xét, phê duyệt. Thủ tục bình xét cho học sinh, sinh viên vay vốn tín dụng thông qua hộ gia đình tại địa phương có thể lên đến hàng tháng vì các tổ tiết kiệm và vay vốn tập hợp nhiều hồ sơ mới làm thủ tục một lần. Hơn nữa, tiêu chí bình xét để xác định đối tượng vay vốn là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn chủ yếu dựa vào tiêu chí mức thu nhập của gia đình, ngoài ra còn có các học sinh, sinh viên mồ côi, theo từng năm học,... gây nên bất cập, vì xác định mức khó khăn của một gia đình gồm nhiều yếu tố như số trẻ em hoặc người già trong gia đình, số con là học sinh, sinh viên, người chủ gia đình là nữ hay nam [16], số người trong gia đình đang ốm đau, bệnh tật phải điều trị, số người trong gia đình không có khả năng lao động,... Mặt khác, các chỉ báo khác như nhu cầu khác trong điều kiện hiện nay cũng rất cần được quan tâm như điều kiện về nhà ở, nhu cầu thụ hưởng đời sống văn hóa, tinh thần,… chưa được tính đến, thực tế này làm cho nhiều học sinh, sinh viên thuộc thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn đi học không đủ điều kiện bình xét. 2.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên Có thể thấy chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được xem như một chủ trương, cũng là một quá trình chính sách của Chính phủ dưới góc độ chính sách công, là những hoạt động 137 Nguyễn Thị Thu Mai và Nguyễn Hải Thanh* gắn với an sinh xã hội, nên việc thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo quá trình chính sách của chính sách công sẽ có những lợi thế. Một là, xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách tín dụng cho sinh viên cần có sự linh hoạt theo định hướng trở thành tín dụng thương mại, làm cho chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên trở thành động lực thúc đẩy bình đẳng xã hội. Trong đó cần xác định rõ các loại kế hoạch như kế hoạch tổ chức điều hành, triển khai thực thi chính sách, các kế hoạch kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực thi chính sách. Việc xây dựng các loại kế hoạch cụ thể còn là cách để phối hợp thực hiện giữa các bộ phận có sự phân công, phối hợp, tạo sự thống nhất, giảm bớt quy trình, thủ tục bình xét, phê duyệt, tránh được sự lãng phí về thời gian của cả ngân hành chính sách và người đi vay vốn. Trong tuyên truyền chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên thông qua các hộ gia đình, ngân hàng chính sách xã hội kết hợp các tổ chức chính trị-xã hội đến từng thôn, xóm, từng gia đình để tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách tín dụng học sinh, sinh viên. Các tổ chức này có thể đảm nhận nhiều công đoạn từ phổ biến chính sách, hướng dẫn quy trình, hồ sơ thủ tục đến việc đôn đốc thu hồi nợ đến hạn [5]. Hai là, sau khi các loại kế hoạch được phê duyệt và đưa vào thực hiện, cần tiến hành ngay công tác phổ biến, tuyên truyền thực thi chính sách. Cách làm cần đúng đối tượng, đúng nội dung để các học sinh, sinh viên có nhu cầu cần vay vốn nắm được cách thức, quy trình, vì đa phần các hộ gia đình nghèo thường khó khăn với việc tiếp cận thông tin. Ngân hàng chính sách và các trường là những đơn vị chủ yếu thực thi công tác tuyên truyền, do vậy cán bộ làm công tác tuyên truyền cần có những kĩ năng, nghiệp vụ cần thiết. Cán bộ làm công tác tuyên truyền cũng cần có kĩ năng, sàng lọc, đánh giá năng lực tài chính của học sinh, sinh viên, làm cơ sở cho việc ngân hàng xét hồ sơ pháp lí được thuận lợi, đúng đối tượng cần vay vốn. Ngoài ra, trong các trường có thể phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trên cơ sở hướng dẫn, trang bị cho học sinh, sinh viên có kĩ năng, nghiệp vụ tuyên truyền về thực thi chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên. Ba là, công tác phân công, phối hợp thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên cần rõ ràng giữa từng bộ phận trong ngân hàng chính sách và phân công trong nhà trường. Lâu nay đa phần học sinh, sinh viên, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn cho con em đi học tự tìm hiểu thông tin, nên thông tin thu được có thể không chính xác hoặc cách hiểu không rõ ràng. Đặc biệt, cần có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và ngân hàng chính sách để có sự phối hợp đồng bộ, làm cho việc thực thi chính sách tín dụng được nhanh chóng, không chờ đến khi tập hợp đủ lượng hồ sơ cần thiết các ngân hàng mới xem xét, phê duyệt. Một số ngân hàng chính sách đã chủ động phối hợp với các trường, cơ sở đào tạo, các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc giám sát, quản lí sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng [10] song chưa nhiều. Ngay trong chính nhà trường cần có bộ phận thường trực để xây dựng kế hoạch, kết nối với ngân hàng chính sách, bởi việc vay vốn đôi khi kéo dài thời gian nên hiện tượng tín dụng đen đã xuất hiện và bủa vây sinh viên, thậm chí lợi dụng học sinh, sinh viên để hoạt động tín dụng đen, khi vay vốn tín dụng đen, sinh viên có thể bị đe dọa tính mạng của bản thân và người thân trong gia đình. Do đó, rất cần có sự phân công, phối hợp ngay trong Ngân hàng Chính sách xã hội và trong các nhà trường để thực thi hoặc tham gia vào quá trình chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Bốn là, theo dõi, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực thi chính sách. Đây là một trong những nhiệm vụ tuy khó khăn nhưng đó là cách tốt để thường xuyên nắm được hiệu quả sử dụng nguồn vốn đã vay cho các hoạt động như đóng tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại [2]. Mặt khác, việc này còn góp phần phát hiện ra những hạn chế trong quá trình cũng như từng bước trong thực thi chính sách để có điều chỉnh cần thiết. Để thực thi việc theo dõi, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực thi chính sách có hiệu quả cần có phương pháp thu thập, xử lí và phân tích thông tin, đặc biệt là kịp thời phát hiện ra các trường hợp sinh viên liên quan đến tín dụng đen, những học sinh, sinh viên khó khăn khi vay vốn để kịp thời giúp đỡ. 138 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên Trong quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực thi chính sách cần có sự phối hợp với các bộ phận có liên quan để tiến hành có hiệu quả. Năm là, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm thực thi chính sách. Cần có tiêu chí giám sát, đánh giá từng bước cũng như trong quá trình thực hiện chính sách. Có thể có những tiêu chí đánh giá khác nhau, có thể căn cứ vào số lượng học sinh, sinh viên trong diện chính sách được vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, tác động của tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đến học tập và rèn luyện, tỉ lệ thu hồi nợ và tỉ lệ nợ quá hạn [7]. Để có căn cứ tổng kết, rút kinh nghiệm cần chỉ rõ các công việc, nhiệm vụ trong quá trình thực thi chính sách, từ đó rút kinh nghiệm về quá trình thực thi và đánh giá tổng hợp kết quả thực thi chính sách. Đó cũng là căn cứ để kịp thời biểu dương các cá nhân, tổ chức có nhiều kết quả tích cực trong việc thực thi chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên. 3. Kết luận Chính phủ đã có những điều chỉnh kịp thời về chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên qua trong thời gian vừa qua, góp phần quan trọng thúc đẩy bình đẳng và an sinh xã hội, tạo thuận lợi cho nhiều học sinh, sinh viên tiếp tục được học tập nghề nghiệp, song vẫn được xem là chương trình tín dụng chính sách, chưa được định hướng trở thành tín dụng thương mại. Số lượng học sinh, sinh viên được vay vốn ngày càng gia tăng, song khi tiến hành cho vay vốn không áp dụng hình thức đánh giá năng lực tài chính của sinh viên nên khó xác định được nhu cầu thực sự, mục đích sử dụng vốn đã vay. Mức cho vay và số tiền cho vay của chính sách chủ yếu tập trung vào một số hoạt động thiết yếu. Quy trình, thủ tục vay vốn cũng qua nhiều vòng, nhiều khâu, gây lãng phí về thời gian cho cả phía đi vay và người đi vay, nên quá trình triển khai thực hiện chính sách có những hạn chế, mặc dù hạn chế đã được chỉ ra song chậm được khắc phục hoặc khắc phục nhưng chưa hiệu quả, chủ yếu là do thiếu tính đồng bộ trong việc xây dựng chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách. Trong thời gian tới, giữa nhà trường và ngân hàng chính sách cần có sự quan tâm hơn đến thực thi chính sách này. Ngay từ triển khai chương trình này cần phân tích kĩ quá trình chính sách, từ hoạch định chính sách, thực thi chính sách và cần phân tích, đánh giá kĩ chính sách, từ đầu vào và đầu ra cần theo một quá trình chính sách, làm cho những kết quả đã đạt được ngày càng tốt hơn, những hạn chế, bất cập kịp thời được khắc phục. Chính sách tín dụng học sinh, sinh viên trở thành nguồn lực quan trọng để đầu tư cho sự phát triển con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 3 năm 1998 về việc lập quỹ tín dụng đào tạo,” Hà Nội, 1998. [2] Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 9 năm 2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên,” Hà Nội, 2007. [3] Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 1196/QĐ-TTg, ngày ngày 19 tháng 07 năm 2013 về điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên,” Hà Nội, 2013. [4] Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 1656/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 11 năm 2019 về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên,” Hà Nội, 2019. [5] Nguyễn Hoàng Long, “Đánh giá kết quả triển khai chính sách tín dụng học sinh, sinh viên,” Tạp Chí điện tử Thanh Tra, 28 1 2019. [6] Nguyễn Mai Hương, 2019. Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên Việt Nam nghiên cứu trường hợp các trường đại học thành viên tại Đại học quốc gia Hà Nội. Luận án tiến sĩ Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 139 Nguyễn Thị Thu Mai và Nguyễn Hải Thanh* [7] Trần Thị Minh Trâm, 2016. Tín dụng cho học sinh, sinh viên của thành phố Hà Nội. Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. [8] Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Bắc Giang, 2019. “Tăng mức cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên,” 22 11 2019. [Online]. Available: https://stnmt.bacgiang.gov.vn/web/guest/chitiet-chinh-sach-moi/-/asset_publisher/WkqgdP6YUqpv/content/tang-muc-cho-vay-uu-aioi-voi-hoc-sinh-sinh-vien. [Accessed 17 2 2021]. [9] Đào Phương, 2020. “Hiệu quả chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên tại Hà Nam,” 20 2 2020. [Online]. Available: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-giao-duc/hieu-qua-chuongtrinh-tin-dung-cho-hoc-sinh-sinh-vien-tai-ha-nam-450011/. [Accessed 18 2 2021]. [10] Khánh Phương, “Hiệu quả chương trình tín dụng học sinh, sinh viên,” 5 2 2020. [Online]. Available: https://baothanhhoa.vn/giao-duc/hieu-qua-chuong-trinh-tin-dung-hoc-sinh-sinhvien/113994.htm. [Accessed 18 2 2021]. [11] Minh Luân, 2020. “Hiệu quả từ Chương trình tín dụng học sinh - sinh viên,” 18 9 2020. [Online]. Available: http://www.baobaclieu.vn/doi-song-xa-hoi/hieu-qua-tu-chuong-trinhtin-dung-hoc-sinh-sinh-vien-67035.html. [Accessed 18 2 2021]. [12] Hạnh Châu, 2019. “Gần 1.010 tỷ đồng cho gần 90.000 lượt học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn,” 15 11 2019. [Online]. Available: http://www.angiang.gov.vn/wps /portal/Home/home/xem-chi-tiet/gan-1-010-ty-dong-cho-gan-90-000-luot-hoc-sinh-sinhvien-co-hoan-canh-kho-khan-duoc-vay-von. [Accessed 18 2 2021]. [13] Thông tấn xã Việt Nam, 2019. “Long An: Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp bước sinh viên đến trường,” 30-9-2019. [Online]. Available: https://vnanet.vn/vi/anh/anh-thoi-su-trongnuoc-1014/long-an-ngan-hang-chinh-sach-xa-hoi-tiep-buoc-sinh-vien-den-truong4104270.html. [14] Hương Loan, “Tín dụng đen bủa vây sinh viên,” 1 4 2019. [Online]. Available: https://cafef. vn/tin-dung-den-bua-vay-sinh-vien-20190401085703554.chn. [Accessed 18 2 2021]. [15] Ngân hàng chính sách xã hội, 2014. “Báo cáo kết quả hoạt động của NHCSXH từ ngày thành lập tới nay,” Hà Nội. [16] Nguyễn Mai Hương, Nguyễn Thùy Linh, 2019. “Chương trình tín dụng sinh viên và một số vấn đề đặt ra,” Tạp chí Tài chính Online, 6 2 2019. [17] Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, 2016. “ Báo cáo thường niên,” Hà Nội. [18] Ngân hàng Chính sách xã hội, “Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD, ngày 02 tháng 10 năm 2007 thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG NGÀY 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ,” Hà Nội, 2007. ABSTRACT Solutions to improve the efficiency of credit policy implementation for students Nguyen Thi Thu Mai and Nguyen Hai Thanh* Leadership of Institution and Public Policy, Ho Chi Minh National Academy of Politics, The credit policy for students is considered an acutely humanistic program, contributes to the realization of social equality in education. The purpose of the article is to review and analyze some authors' views on credit policy towards students, the results achieved, and limitations to give solutions about enforcing the credit policy process for students. The methods used for research are the investigatory, quantitative, and qualitative analysis of the credit policy enforcement against students to make them more effective. Keywords: credit policy, student, process policy, credit policy enforcement. 140