« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


Tóm tắt Xem thử

- Five Famous Group ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Câu 1: Khái niệm và đặc điểm cơ cấu pháp luật.
- Khái niệm pháp luật: là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những hướng nhất định.
- Riêng: Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với nhà nước.
- Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí Nhà nước.
- Quy phạm pháp luật đặt ra không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉ.
- Vì vậy quy phạm pháp luật đặt ra không chỉ để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung.
- Quy phạm pháp luật thể hiện hai mặt cho phép và bắt buộc.
- Quy phạm pháp luật vừa mang tính xã hội vừa mang tính giai cấp.
- Giữa các quy phạm pháp luật luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau và thống nhất với nhau tạo nên một hệ thống pháp luật thống nhất để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội.
- Cơ cấu quy phạm pháp luật: Gồm 3 phần: Giả định, quy định, chế tài.
- Khái niệm: Là một phần của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra những tình huống ( hoàn cảnh, điều kiện) có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạp pháp luật sẽ tác động đối với những chủ thể ( tổ chức, cá nhân) nhất định, nói cách khác giả định nêu lên phạm vi tác động của quy phạm pháp luật đối với cá nhân hay tổ chức nào.
- Quy định Khái niệm: Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu các xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện.
- Chế Tài Khái niệm: Là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh.
- Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài sẽ được áp dụng đối với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
- Câu 2 Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật.
- Khái niệm: Là những quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật.
- Quan hệ pháp luật là một dạng quan hệ xã hội chứ không phải nó trở thành một quy phạm pháp luật thì không còn là quan hệ xã hội nữa.
- Các quan hệ xã hội là quan hệ pháp luật ( được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật vẫn có thể được điều chỉnh bằng các quy phạm xã hội khác.
- Quan hệ pháp luật là quan hệ tư tưởng, quan hệ thuốc kiến trúc thượng tầng.
- Pháp luật là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội.
- Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật nên nó thuộc về kiến trúc thượng tầng.
- Quan hệ pháp luật là quan hệ mang tính ý chí: Five Famous Group + Quan hệ pháp luật sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật mà nội dung quy phạm pháp luật phản ánh ý chí của nhà nước.
- Trong đa số các trường hợp thì quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi, chấm dứt do ý chí của các bên tham gia qua hệ pháp luật