« Home « Kết quả tìm kiếm

Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn kỹ thuật số nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên khoa điện Trường cao đẳng nghề Việt Xô số 1


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn kỹ thuật số nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên khoa điện Trường cao đẳng nghề Việt Xô số 1 Tác giả luận văn: Đinh Thị Thanh Tâm.
- Ngô Tứ Thành Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Môn học kỹ thuật số đòi hỏi tính chính xác và logic, và cũng phải sử dụng nhiều hình vẽ minh hoạ.
- Nên việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như phấn bảng sẽ gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả.
- Nên việc Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn kỹ thuật số nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên khoa điện Trường cao đẳng nghề Việt Xô số 1 là rất cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- *Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận và sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Kỹ thuật số, nhằm phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Kỹ thuật số cho sinh viên.
- *Đối tượng : Hoạt động của sinh viên trong quá trình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu và liên hệ thực tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các yếu tố của phương pháp dạy học có thể giúp sinh viên bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu và liên hệ thực tế trong quá trình dạy môn Kỹ thuật số cho sinh viên khoa Điện trường Cao Đẳng Nghề Việt Xô số 1.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả  Nội dung chính: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng PP DHTC vào quá trình dạy học môn KTS 1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu 1.2 Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực 1.3 Những khó khăn khi áp dụng PP DHTC 1.4 Điều kiện để sử dụng PP DHTC 1.5 Cơ sớ khoa học khi áp dụng PP DHTC vào dạy học môn KTS Kết luận chương 1 Chương 2: Vận dụng một số PP vào giảng dạy môn KTS ở Trường cao đẳng nghề Việt Xô số 1 2.1.
- Những bất cập khi dạy môn KTS theo phương pháp dạy học truyền thống ở Trường CĐN Việt xô số 1 2.3.
- Xây dựng bài giảng mẫu sử dụng PP DHTC môn KTS 2.4.
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 3.1 Mục đích thí nghiệm 3.2 Kết quả thực nghiệm 3.3 Kết luận chương 3 * Đóng góp mới: Trong luận văn này tác giả đã đưa ra được các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn KTS, đặc biệt có sử dụng phương pháp mô phỏng để mô phỏng mạch điện trong quá trình dạy những bài trìu tượng, khó hiểu.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực áp dụng vào dạy môn KTS như: Thuyết trình kết hợp phần mềm mô phỏng.
- Thuyết trình kết hợp với sinh viên giải bài tập tại lớp.
- Hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu.
- e) Kết luận Sau một thời gian triển khai phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, tác giả thấy ưu điểm nhất là hiệu quả của một giờ giảng tăng lên rõ rệt.
- Nhờ sự trợ giúp của phần mềm mô phỏng, máy tính, máy chiếu và slide bài giảng phát sẵn cho sinh viên nên không phải đọc và ghi chép những kiến thức cơ bản, thời gian trên lớp được dành cho việc giảng giải trao đổi và thảo luận giải quyết các bài tập tình huống thực tế.
- Sinh viên được khuyến khích phát biểu ý kiến nên tỏ ra độc lập hơn trong tư duy, mạnh dạn và chủ động hơn trong phát biểu quan điểm của mình.
- Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính tích cực, chủ động của SV trong học tập, thông qua tổ chức hợp lí hoạt động nhận thức của SV là biện pháp đẩy nhanh việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng bài dạy học.
- Trong luận văn này đã xây dựng đực động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên.
- Nhờ đó mà sinh viên nhận thức được ý nghĩa, tác dụng của môn học, từ đó kích thích tính tự giác, chủ động, tích cực học tập của sinh viên.
- Đồng thời rèn kỹ năng tự học cho sinh viên, tạo cho sinh viên có thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt