Academia.eduAcademia.edu
Đánh giá thực tr ng vƠ tiềm năng khai thác một số s n phẩm từ nguồn tƠi nguyên sét ĐBSCL Võ Quang Minh, 2Lê Hữu Nghĩa Bộ môn Tài nguyên đất đai, Đại học Cần Thơ 2 Sở Tài nguyên & Môi trường Hậu Giang 1 1 Tóm lược Khoáng sét phân bố khá rộng rãi ở Đồng bằng sông Cửu Long, phần lớn được khai thác, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất gạch, gốm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trữ lượng khoáng sét ở ĐBSCL phân bố rộng rãi với trữ lượng 1.364 triệu m3, phân bố trên 836.469.014m2, trữ lượng lớn có khả năng khai thác tập trung tỉnh Đồng Tháp (361 triệu m3), Trà Vinh (226 triệu m3), Vĩnh Long (278 triệu m3), Cà Mau (250 triệu m3), còn lại dưới 100 triệu m3. Các tỉnh đã cấp phép cho 1.069 cơ sở khai thác khoáng sét, trong đó nhiều nhất là ở tỉnh An Giang đã cấp cho 607 cơ sở, Vĩnh Long đã cấp cho 418 cơ sở, Kiên Giang đã cấp cho 8 cơ sở, Đồng Tháp đã cấp cho 11 cơ sở, Sóc Trăng đã cấp cho 25 cơ sở. Thực trạng lập quy hoạch, đánh giá tiềm năng khoáng sét chưa đồng bộ, cấp phép khai thác cho các cơ sở sản xuất truyền thống, thủ công khó quản lý, gây ô nhiễm môi trường. Với tiềm năng trữ lượng sét hiện nay ở ĐBSCL có thể ứng dụng để sản xuất các sản phẩm tiềm năng như: tranh trang trí, tranh phong thủy, phân chậm tan trồng hoa kiểng, chất độn trong chăn nuôi, mỹ phẩm, nguyên liệu xử lý môi trường. Từ khoá : Khoáng sét, khai thác, gạch, gốm, tài nguyên M Đ U Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một bộ phận c a châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734 km². Dân số chiếm 21% và đất đai chiếm 12% so cả nước. Bên cạnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên khá dồi dào như: tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên đất đai thì khoáng sản là nguồn tài nguyên quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cơ bản đảm bảo phát triển các tiềm năng tự nhiên - kinh tế - xã hội. Hiện nay, việc khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho các hoạt động c a con ngư i rất được quan tâm, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên cho tương lai thì cần thiết phải có những hiểu biết về nguồn gốc, trữ lượng, sự phân bố và đặc biệt là các sản phẩm mà nó có thể được sản xuất. Đất sét là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng góp phần phát triển ngành công nghiệp sản xuất gạch-gốm c a cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng (Hồng Nhung, 2012). Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này hiện nay vẫn đang được khai thác một cách tự phát, gây thất thoát tài nguyên, ảnh hư ng đến sản xuất nông nghiệp và môi trư ng. Nghiên c u nhằm đánh giá thực trạng và tiềm năng khai thác các sản phẩm từ nguồn tài nguyên khoáng sét ĐBSCL từ đó có thể đề xuất một số sản phẩm có khả năng khai thác, sản xuất cùng một số quy trình, sản phẩm có liên quan. PH NG PHÁP Nghiên c u trên cơ s thu thập, tổng hợp các tài liệu số liệu địa chất và khoáng sản từ các công trình nghiên c u c a các cơ quan có liên quan như S Tài nguyên và môi trư ng, S Xây dựng c a các tỉnh ĐBSCL và các thông tư, quy điịnh c a nhà nước trong quản lý và khai thác khoáng sản. Từ đó, định hướng cho công tác nghiên c u quản lý và khai thác nguồn nguyên liệu khoáng sét cho một số sản phẩm có triển vọng.. Các khu vực nghiên c u gồm các tỉnh: An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Vĩnh Long là những vùng có triển vọng về nguyên liệu sét gốm, gạch Kế thừa các nội dung phân tích hoá cơ bản , hoá toàn phần c a các công trình đã nghiên c u, đã quy hoạch, thăm dò c a các tỉnh. K T QU Thực tr ng vi c thực hi n l p quy ho ch tƠi nguyên khoáng sét Theo kết quả tổng hợp các báo cáo c a các S Tài nguyên môi trư ng các tỉnh ĐBSCL, trong số 13 tỉnh khu vực ĐBSCL đến năm 2010 có 07/13 tỉnh đã thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch nguồn tài nguyên khoáng sản sét để đánh giá trữ lượng, chất lượng, quản lý, cấp phép khai thác nguồn tài nguyên này. Đa số các tỉnh lập quy hoạch, đánh giá trữ lượng, chất lượng nguồn tài nguyên khoáng sản sét được lập cùng với việc lập quy hoạch c a nguồn khoáng sản khác như: cát, than bùn, …Đối với tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang và Cà Mau được lập quy hoạch riêng biệt về khoáng sản sét c a các tỉnh này. Các tỉnh chưa lập quy hoạch tài nguyên khoáng sản sét mà chỉ tập trung việc quy hoạch khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản cát phục vụ san lấp, xây dựng, đó là các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, và Bạc Liêu. Bảng 1: Thống kê các tỉnh đư l p quy ho ch nguồn tƠi nguyên khoáng s n sét Tỉnh TT 1 Vĩnh Long 2 An Giang 3 Trà Vinh 4 Kiên Giang 5 Đồng Tháp 6 Long An 7 Cà Mau Số Quy t định phê duy t 1936/2001/QĐ-UBT ngày 09/7/2001 2007/QĐ-UBND ngày 04/11/2010 269/QĐ-CTT ngày 24/02/2003 15/2011/QĐ-UBND ngày 11/02/2011 04/2009/NQ-HĐND ngày 08/7/2009 1856/QĐ-UBND ngày 21/07/2006 - Giai đo n 2001-2010 2008-2020 Đến năm 2010 2010-2020 Đến năm 2020 Đến năm 2020 - Ph m vi l p quy ho ch Toàn tỉnh Toàn tỉnh Tổng l ợng sét (m3) 6.989.000 59.085.681 Toàn tỉnh 45.607.020 Toàn tỉnh 15.208.000 Toàn tỉnh 361.157.582 Toàn tỉnh 118.318.239 Toàn tỉnh 249.560.000 Việc phân cấp để lập quy hoạch khoáng sản sét các tỉnh ĐBSCL có sự khác nhau trong việc giao cơ quan chuyên môn. Theo kết quả tổng hợp trong số 07 đơn vị tỉnh đã lập, kết quả phân cấp nhiệm vụ thể hiện trong bảng 2 dưới đây. Bảng 2: Thống kê các đ n vị đ ợc giao l p quy ho ch khoáng s n sét Tỉnh Vĩnh Long An Giang Trà Vinh Kiên Giang Đ n vị đ ợc giao l p C quan thẩm định S Tài nguyên và Môi trư ng UBND tỉnh S Tài nguyên và Môi trư ng S Công nghiệp S Tài nguyên và Môi trư ng Đồng Tháp S Xây dựng UBND tỉnh UBND tỉnh UBND tỉnh UBND tỉnh Nội dung thực hi n Quy hoạch khu vực khai thác tài nguyên đất sét và cụm tuyến sản xuất gạch - ngói - gốm c a tỉnh Vĩnh Long Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh An Giang Khảo sát và quy hoạch khai thác sử dụng sét gạch ngói tỉnh Trà Vinh Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thư ng và than bùn tỉnh Kiên Giang Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông Long An Cà Mau S Công nghiệp S Công nghiệp UBND tỉnh UBND tỉnh thư ng (cát, đất sét) và than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 Quy hoạch tài nguyên khoáng sản tỉnh Long An đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Kết quả điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng sét gạch ngói tỉnh Cà Mau Thực tr ng qu n lý, khai thác tƠi nguyên khoáng sét Theo kết quả thu thập số liệu từ các S các tỉnh được giao nhiệm vụ lập quy hoạch, thăm dò nguồn tài nguyên khoáng sản sét, trong năm 2010 số giấy phép cấp các tỉnh Bảng cho thấy tỉnh Trà Vinh đến th i điểm điều tra chưa cấp phép cho hoạt động khoáng sản, tuy nhiên theo S Tài nguyên và Môi trư ng tỉnh Trà Vinh (2011) có 02 doanh nghiệp đang hình thành, chuẩn bị hồ sơ để được cấp phép khai thác khoáng sản sét và đầu tư xây dựng nhà máy, các cơ s nhỏ lẻ c a các hộ dân trên địa bàn theo nghề truyền thống chưa thống kê được số lượng cơ s cũng như công suất hoạt động. Tương tự, các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng cũng không thống kê được các cơ s ngành nghề sản xuất theo dạng truyền thống. Qua bảng 3 cho thấy đối với các tỉnh như Vĩnh Long, An Giang đã sớm lập quy hoạch nguồn tài nguyên khoáng sản sét nên việc điều tra, thống kê số cơ s được theo dõi chặt chẽ qua các th i kỳ lập và bổ sung quy hoạch nguồn tài nguyên khoáng sản sét. Bảng 3: Tổng hợp tình hình qu n lý c p phép vƠ khai thác TNKS sét hợp số liệu báo cáo quy hoạch các tỉnh ĐBSCL năm 2010) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Tỉnh Vĩnh Long Trà Vinh An Giang Kiên Giang Đồng Tháp Long An Sóc Trăng Cà Mau các tỉnh (Tổng Số c s 418 Chưa thống kê 607 8 11 Chưa thống kê 25 Chưa thống kê Hình 1 : Lò sản xuất gạch ở An Giang Những thu n lợi vƠ h n ch trong quá trình qu n lý, khai thác tƠi nguyên khoáng s n sét ĐBSCL Những thuận lợi trong quản lý, khai thác Qua tổng hợp các số liêu và các báo cáo c ra các S Tài nguyên và Môi trư ng cho thầy: - Việc lập quy hoạch theo quy định c a Luật khoáng sản và các văn bản dưới luật các s ban ngành đã lập quy hoạch giúp cho việc quản lý, khai thác, cấp phép khai thác đúng quy định, các doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân khai thác đúng quy hoạch, các S Tài nguyên và Môi trư ng, S Xây dựng, S Công nghiệp lập quy hoạch đúng thẩm quyền, quy định c a Luật khoáng sản 1995, Luật sửa đổi bổ sung năm 2005, Nghị định 106 góp phần đánh giá được tiềm năng, trữ lượng khoáng sản sét 7 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL. - Đối với vùng khai thác nhằm hạ thấp mặt bằng đất nông nghiệp gò, cao giúp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp được thuận tiện hơn cho tưới, tiêu thoát nước ch động và giảm chi phí phân bón, tăng thu nhập cho nông dân. Với loại hình khai thác này không làm mất diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn góp phần giải quyết vấn đề thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp đối với khu vực đất cao. - Việc quan tâm lập quy hoạch, đánh giá trữ lượng, phân tích chất lượng khoáng sản sét các tỉnh ĐBSCL giúp cho việc khai thác từng bước đi vào nề nếp, quản lý được các cơ s khai thác tập trung, đánh giá được tác động đến môi trư ng, tạo công ăn việc làm cho ngư i dân địa phương, tăng nguồn thu ngân sách cho các tỉnh. Những hạn chế trong quản lý, khai thác Qua kết quả tổng hợp các số liệu c a các S Tài nguyên và Môi trư ng, có thể nhận xét được các mặt hạn chế chính trong quá trình khai thác và quản lý nguồn tài nguyên này các tỉnh c a ĐBSCL như sau: Trong số 13 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL chỉ có 7 tỉnh đã lập quy hoạch hoặc có nghiên c u về tiềm năng c a nguồn tài nguyên khoáng sản sét. Đối với Cần thơ, Bến Tre, Tiền Giang tập trung vào việc thăm dò khai thác nguồn tài nguyên cát là ch yếu để phục vụ cho việc san lắp mặt bằng, xây dựng các công trình nhằm đáp ng nhu cầu phá triển c a địa phương. Đối với Hậu Giang chỉ đang tập trung cho việc quy hoạch, thăm dò nguồn tài nguyên than bùn và chưa có kế hoạch lập quy hoạch khóang sản sét. Về thăm dò: do có sự thay đổi về quy chế phân cấp và tính trữ lượng c a Nhà nước nên hiện nay cấp trữ lượng khoáng sản các mỏ đã thăm dò chưa thống nhất. Các khu vực thăm dò trước tháng 6 năm 2006 trữ lượng khoáng sản tính theo cấp C1 và C2 theo Quyết định số 03/QĐHĐ ngày 02/3/1972 c a Ch tịch Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản. Các khu vực thăm dò sau khi có quyết định 06/2006QĐ-BTNMT ngày 07/6/2006 trữ lượng khoáng sản tính theo cấp 122. Công tác quản lý c a các cơ quan một số tỉnh thực hiện chưa đồng bộ như: đối với công tác phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên (Điều 6 Phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn được ban hành tại Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT ngày 07/06/2006) ĐBSCL chỉ được thực hiện trên 7 tỉnh nhưng chỉ có 4 tỉnh phân cấp theo quyết định mới c a chính ph (Điều 10 Chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn được ban hành tại Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT ngày 07/06/2006 yêu cầu cấp trữ lượng và cấp tài nguyên khoáng sản rắn phân theo các quy định trước đây phải được chuyển đổi sang cấp trữ lượng và cấp tài nguyên theo Quy định này). - Đối với công tác quản lý cấp giấy phép khai thác khoáng sản sét cho sản xuất gạch ngói nhiều nơi trong khu vực còn nhiều khó khăn như việc khai thác khoáng sản đôi khi không đúng như giấy phép đã được cấp; nhiều điểm khai thác chưa được điều tra chi tiết và thăm dò, quá trình khai thác còn lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản. Việc thu ngân sách trong hoạt động khoáng sản bị thất thoát nhiều. Các cơ s sản xuất, khai thác theo kiểu làng nghề truyền thống từ lâu đ i, hoạt động đều theo hình th c th công, bán cơ giới với qui mô nhỏ, hộ gia đình, sử dụng công nghệ lạc hậu, tự chế, vốn tự có, việc quản lý gặp nhiều khó khăn. - Việc sử dụng sét sản xuất gạch phục vụ cho nhu cầu xây dựng ngày càng tăng trong khu vực làm ô nhiễm môi trư ng, suy thoái nguồn tài nguyên đất đai. . Tiềm năng khai thác vƠ ứng dụng nguồn tƠi nguyên khoáng sét Qua kết quả tổng hợp số liệu các tỉnh lượng 07 tỉnh được thể hiện bảng 4. ĐBSCL ĐBSCL, đã lập quy hoạch và đánh giá trữ Bảng 4 Tổng hợp trữ l ợng sét các tỉnh ĐBSCL STT 1 2 3 4 5 6 7 Tỉnh Vĩnh Long An Giang Trà Vinh Kiên Giang Đồng Tháp Long An Cà Mau Tổng Di n tích có kh năng khai thác (m2) 296.611.549 10.415.785 58.612.264 11.570.000 320.237.453 139.021.963 889.906.186 (Nguồn: Sở tài nguyên & MT các tỉnh, 2010) Trữ l ợng có kh năng khai thác (m3) 278.883.460 33.239.759 226.153.905 95.893.000 361.157.529 118.223.239 250.866.000 1.181.439.915 ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước với nhiều tiềm năng về khoáng sản khác nhau phục vụ cho sản xuất phát triển kinh tế, trong đó khoáng sản sét chiếm vị trí quan trọng cho sự phát triển c a ĐBSCL. Khả năng ng dụng khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản sét nhiều lĩnh vực, với nhiều sản phẩm có triển vọng như: Sản xuất gốm sứ từ đất sét Theo Nguyễn Văn Dũng (2005) gốm: là vật liệu vô cơ không kim loại, có cấu trúc đa tinh thể, ngoài ra có thể gồm cả pha th y tinh. Nguyên liệu để sản xuất gốm gồm một phần hay tất cả là đất sét hay cao lanh. Phối liệu sản xuất gốm được tạo hình và thiêu kết nhiệt độ cao làm cho vật liệu có được những tính chất lý hóa đặc trưng. Từ gốm còn được dùng để chỉ những sản phẩm làm từ vật liệu gốm. Gốm s là vật liệu gốm mịn không thấm nước và khí (< 0,5%) thư ng có màu trắng. S có độ bền cơ học cao, tính ổn định nhiệt và hóa học tốt. S được dùng để sản xuất đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ hay trong xây dựng. Như vậy s là một loại gốm đặc trưng mà ai cũng biết. đây dùng để nhấn mạnh. Gốm là tên gọi chung các sản phẩm được làm từ đất sét, sau được nung qua lửa hay gốm là tên gọi chung sản phẩm chế từ đất sét và hỗn hợp đất sét nung, như đồ đất nung, sành, s , v.v... Như vậy gốm là một khái niệm bao trùm từ đất nung đến s , có nhiều quan niệm khác nhau về gốm s như: gốm là thuật ngữ được dùng để chỉ tất cả những sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn c a sành (chỉ loại đất nung) và tất cả những gì chưa đạt tiêu chuẩn c a s thì được gọi chung là gốm. Hình 2: Một số s n phẩm gốm Vi t Nam (t ợng, ch u, tranh, v.v) Toàn bộ đồ gốm Việt Nam có thể phân thành 5 loại gốm như: Đất nung, Sành nâu, Sành xốp, Sành trắng, S . Cách phân loại như trên có 2 điểm đáng lưu ý là lấy xương gốm làm tiêu chí phân loại và lấy niên đại c a các loại gốm làm th tự phân chia (Trần Khánh Chương, 2001). Đây được coi là 5 loại hình gốm chính ra đ i kế tiếp nhau và cùng tồn tại cho tới tận ngày nay. Nguyễn Văn Y (1976) phân đồ gốm thành những loại hình riêng biệt để thuận tiện cho việc tìm hiểu, nghiên c u, đã chia gốm thành 3 loại chính gồm đất nung, sành, và s .Đây là cách phân loại trên cơ s lấy chất liệu và độ nung c a xương đất làm tiêu chí. Chất liệu và độ nung c a 3 loại này tương đối rõ ràng. (Ví dụ: gốm đất nung được làm từ đất sét thư ng (đất thó), nhiệt độ trung bình khoảng 600–7000C, cao nhất là 9000C; gốm sành có thể được làm từ đất sét thư ng (để cho loại sành nâu) hoặc từ đất sét trắng (cho loại sành trắng hoặc sành xốp), nhiệt độ trung bình đạt từ 1.000 – 1.1000C, thậm chí 1.2500C tuỳ theo cấu tạo c a lò nung và thành phần c a xương đất chịu được lửa cao hay thấp. Còn s , trong thành phần nguyên liệu ngoài đất sét trắng phải có thêm cao lanh, thạch anh, tràng(trư ng) thạch (và một số hợp chất khác). Nhiệt độ lò s thư ng đạt từ 1.280–1.3500C, thậm chí 1.4000C). Ngành gốm s Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo việc làm và thu nhập cho số đông lao động một số địa phương trên cả nước. Hiện nay sản phẩm gốm s gia dụng mới đáp ng được gần 90% nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Mỗi năm giá trị xuất khẩu c a ngành đạt trên 260 triệu USD, chiếm 0,5% giá trị GDP (Bộ Công nghiệp, 2003) Các doanh nghiệp sản xuất gốm s phân bố ch yếu một số tỉnh miền Bắc, miền Nam tập trung tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long. Các doanh nghiệp gốm s ch yếu là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, hộ gia đình có quy mô nhỏ, tập trung các làng nghề truyền thống. Sản xuất gạch từ đất sét: Hình 3: S n xu t g ch từ đ t sét Cùng với các ngành sản xuất vật liệu xây dựng khác, ngành sản xuất gạch đang phát triển nhanh chóng nhằm đáp ng nhu cầu xây dựng ngày càng cao c a quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng dân dụng. đồng ĐBSCL ch yếu có 4 địa điểm tập trung sản xuất gạch tương đối nổi tiếng là Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thuộc các tỉnh Long An - Tây Ninh (Phạm Tiến Dũng, 2006). Hoa từ đất sét Từ nguyên liệu cơ bản là đất sét trắng, những ngư i thợ đã tạo ra nhiều loại hoa khác nhau với sắc màu phong phú. Ðể làm hoa đất sét, ngư i thợ phải dùng một loại màu sơn dầu để pha trộn màu cho đất sét. Những mẫu hoa đất sét đa dạng, phong phú đều nh vào bàn tay ngư i thợ. Về thị trư ng hiện nay, hoa đất đã được nhiều ngư i thích thú mua dùng để trang trí nhà, cửa hàng, khách sạn, làm quà tặng vào những dịp sinh nhật, về nhà mới và đặc biệt là dịp lễ, Tết. Điểm đặc biệt c a hoa đất là không bị phai màu. Chất liệu đất sét khi khô vẫn giữ được độ dẻo nhất định ch không khô c ng như đất sét thông thư ng. (Lan Chi, 2003). Hình 4 :Ch u hoa lƠm từ đ t sét Sỏi nhẹ Keramzit Theo Nguyễn văn Chánh và Lê Phúc Lâm (2005), Keramzit là vật liệu xây dựng nhân tạo được sản xuất từ các loại khoáng sét dễ chảy (ch yếu từ Montmorylonit) bằng phương pháp nung phồng nhanh. Chúng có cấu trúc tổ ong với các lỗ rỗng nhỏ Hình 5: Keramzit đ ợc sử dụng trồng bonsai và kín. Xương và vỏ c a sỏi keramzit rất vững chắc. Sỏi nhẹ keramzit sản xuất theo qui trình công nghệ và thiết bị hiện đại có chất lượng cao đáp ng tốt các yêu cầu kỹ thuật cho một số hạng mục xây dựng trong những công trình nhà cao tầng, hoặc nhà trên nền đất yếu. Vật liệu keramzit được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng c a thế giới. Ucraina và Nga là những nước sớm đi vào công nghệ keramzit và họ đạt trình độ cao c a thế giới. Xi măng pôlime Công nghệ sản xuất xi măng từ đất sét là công nghệ polime vô cơ, dựa trên sự polimer hóa từ các khoáng có trong tự nhiên. Quy trình sản xuất đơn giản, sản phẩm xi măng gồm 2 phần, phần bột được tổng hợp từ đất sét và phụ gia, được nung nhiệt độ thích hợp để kích thích hoạt tính zeolite, phần lỏng là phụ gia hoạt tính. Đây là một loại chất kết dính mới, có thể thay thế hoàn toàn xi măng truyền thống, có những tính năng ưu việt như đông c ng nhanh, sớm đạt được cư ng độ kháng Hình 7 : S n phẩm xi măng vô nén, chịu nhiệt, bền axit. c lƠm g ch, bê tông đ t Ngoài sản xuất xi măng, hỗn hợp này còn có thể sản xuất gạch, ngói, tấm lợp không nung, sản xuất gốm, tượng phù điêu, đồ mỹ nghệ không nung, làm men có vai trò như một lớp ph chịu được môi trư ng phèn mặn, bền axit, chống trầy xước. Sản xuất và sử dụng xi măng pôlime ngoài việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành c a sản phẩm, nó còn góp phần bảo vệ sự ô nhiễm môi trư ng, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm ngân sách (giá thành c a 1 kg xi măng pôlime khoảng 600 – 800 đồng. (S Khoa Học Công Nghệ Tỉnh Vĩnh Phúc, 2007) Sản phẩm đất sét nặn và mỹ phẩm Đây là loại đất sét nhân tạo, mịn, mềm mại, không dính tay và dính sàn nên không sợ dây bẩn có nhiều màu sắc và hương thơm dễ chịu. .Nặn đất sét là một trò chơi giúp phát triển trí tuệ và sự khéo tay cho trẻ nhỏ. Đối với da, đất sét hút các chất bẩn và những tế bào chết, tẩy các loại vi trùng và Hình 9: Mỹ phẩm Hình 8 : Đ t sét độc chất, giúp da tr nên tinh khiết. Đất làm từ đ t sét nặn cho trẻ em sét tẩy rửa da bằng cách kích thích tuần hoàn máu và bạch cầu. Đất sét trắng giúp lỗ chân lông hẹp lại, đất sét màu xanh lục để trị mụn tr ng cá, ung nhọt và bệnh chàm, đất sét hồng làm dịu và sáng da. Trong thương mại, đất sét được trộn vào những sản phẩm làm đẹp và vệ sinh Kem đánh răng bằng đất sét (Báo S c khỏe và đ i sống, 2005)…. Nguyên liệu xử lý môi trường nước - Kabenlis: Hình 10: xử lý môi tr ng n ớc từ Kabenlis Chất Kabenlis là hỗn hợp làm từ đất sét cao lanh với chất xúc tác lis - một hỗn hợp nước biển hay muối ăn với chất CaO được điều chế theo một tỷ lệ nhất định. Kabenlis ch a nhiều SiO2, Al2O3, MgO - là các thành phần cơ bản tạo ra nhân keo ch đạo, giúp hút các ion kim loại và các hợp chất lơ lửng không tan trong nước. Hợp chất này lành tính, không ảnh hư ng đến động thực vật th y sinh. Nước ô nhiễm được xử lý qua Kabenlis sẽ tr nên trong, không mùi, giữ sự sống bình thư ng cho các động vật dưới nước. (Lê Ngọc Ninh, 2007) Quy trình xử lý nước ô nhiễm bằng chất này rất đơn giản, bằng việc chỉ việc hòa tan nó vào nước. Việc thử nghiệm Kabenlis tại các phòng thí nghiệm cho thấy phương pháp này có nhược điểm là tạo ra nhiều bùn hơn một số hợp chất khác, tuy nhiên việc khắc phục nó cũng dễ và thực tế nhược điểm trên không gây hại gì đáng kể cho môi trư ng. Nguyên liệu sản xuất vật liệu zeolite Zeolite nói trên được sản xuất từ các loại đất sét có tại Việt Nam. Nguyên liệu chính là cao lanh, một loại khoáng sét tồn tại nhiều địa phương với trữ lượng lớn, có thể khai thác và sử dụng hàng trăm năm. Còn các loại khoáng sét khác đều có thể được sử dụng làm phụ gia trong sản xuất zeolite. (Tạ Ngọc Đôn, 2006). Zeolite là vật liệu vi mao quản, xốp nhẹ có dung lượng trao đổi ion lớn với khả năng hấp phụ cao. Đây là vật liệu Hình 11: Zeolite dùng trong đã có mặt trên thế giới từ những năm 1960 nhưng ch yếu được tổng hợp từ hoá chất tinh khiết. Dù có chất lượng tốt nuôi trồng thuỷ s n nhưng giá thành c a zeolite lại rất cao và khó ng dụng rộng. Trước đây, nước ta thư ng phải nhập khẩu hoàn toàn zeolite, đặc biệt trong ngành lọc hoá dầu (Tuấn Thanh, 2009) Việc tạo ra zeolite từ khoáng sét cao lanh có thể được coi là thành tựu lớn c a Việt Nam. Công dụng nổi bật nhất là trong nông nghiệp, zeolite có tác dụng cải tạo đất. Trong chăn nuôi, zeolite giúp làm tăng sản lượng và chất lượng vật nuôi. Trong chế tạo nhiên liệu sạch, zeolite tạo ra Ethanol có nồng độ trên 99,5% từ cồn có nồng độ thấp. Trong bảo vệ môi trư ng, zeolite giúp xử lý nước và không khí ô nhiễm. Đặc biệt, trong lọc hoá dầu, zeolite có tác dụng làm chất hấp phụ và chất xúc tác chuyển hoá hoá học... Phân chậm tan từ Zeolite : Hình 12: S n phẩm phơn bón NPK chứa zeolite Dựa vào tính chất hấp phụ, phân bón ch a zeolite sẽ chậm phóng thích chất dinh dưỡng vào đất, giúp tiết kiệm phân bón, tăng độ phì nhiêu (do là vật liệu xốp nên làm xốp đất), giữ độ ẩm và điều hoà độ pH cho đất. Chế phẩm zeolite làm phụ gia thức ăn cho gia súc. Theo Nguyễn Hồng Điệp (2006), khi được trộn vào th c ăn, chế phẩm sẽ hấp phụ các chất độc trong cơ thể vật nuôi, tăng khả năng kháng bệnh, kích thích tiêu hoá và tăng trư ng. Zeolite không độc đối với ngư i cũng như vật nuôi. Ngoài ra Zeolite còn được sử dụng để tách các ion kim loại nặng, amoni, các hợp chất hữu cơ độc hại trong nước thải và nước sinh hoạt. Ngoài ra, đây cũng là vật liệu dùng trong chế tạo cồn tuyệt đối (do tính chất tách nước chọn lọc c a zeolite), lọc hoá dầu (do tính chất hấp phụ và xúc tác), hoá dược và hoá chất bảo vệ thực vật. K T LU N Tiềm năng tài nguyên khoáng sét ĐBSCL nhìn chung còn rất lớn về trữ lượng, đa dạng về ch ng loại và chất lượng, đã được một số tỉnh tổ ch c thăm dò, quy hoạch để phân vùng khai thác hợp lý, góp phần cải tạo mặt bằng, khai thác tận thu để sản xuất các sản phẩm có liên quan như: gạch, gốm, ... trong đó đặc biệt là các tỉnh Vĩnh Long (278 triệu m3) và Cà Mau (250 triệu m3), các tỉnh còn lại dưới 100 triệu m3. Trữ lượng này còn lớn hơn khi được điều tra, đánh giá tổng hợp 06 tỉnh còn lại. Cấp phép cho 1.069 cơ s khai thác khoáng sét, trong đó nhiều nhất là tỉnh An Giang đã cấp cho 607 cơ s , Vĩnh Long đã cấp cho 418 cơ s , Kiên Giang đã cấp cho 8 cơ s , Đồng Tháp đã cấp cho 11 cơ s , Sóc Trăng đã cấp cho 25 cơ s . Tuy nhiên công tác điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sét các tỉnh ĐBSCL còn hạn chế, trong khi đó công tác khai thác và chế biến, đặc biệt là khai thác đất san lấp, cải tạo mặt bằng lại khá mạnh mẽ và ngày càng phát triển. Một số tỉnh chưa lập quy hoạch khoáng sản sét theo luật định như: Hậu Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cần Thơ, Tiền Giang mà chỉ tập trung quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản cát lòng sông. Từ tiềm năng c a khoáng sản sét, hiện trạng khai thác, nhu cầu thị trư ng, các tỉnh đã đưa ra nguyên tắc quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn các tỉnh giai đoạn từ nay đến 2020. Trong đó đặc biệt chú ý đến các loại khoáng sản có tiềm năng sản xuất các sản phẩm từ khoáng sét như gạch ngói, đồ th công mỹ nghệ, v.v. để góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân, đạt các chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội c a địa phương. Kết quả nghiên c u giúp các cơ quan ch c năng, đặc biệt là S Tài nguyên và Môi trư ng, S Công thương quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đồng th i tư vấn trong phát triển ngành công nghiệp - tiểu th công nghiệp khai khoáng. Việc thực hiện đúng qui hoạch thăm dò khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản sẽ giúp cho việc khai thác tài nguyên khoáng sản hợp lý đạt hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm khoáng sản và bảo vệ môi trư ng trong quá trình khai thác và chế biến. Tài nguyên khoáng sản là loại tài nguyên không có khả năng tái tạo, cần được sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả. Để đạt các mục tiêu trên đề xuất một số kiến nghị: một số lãnh vực cần đầu tư nghiên c u công nghệ làm giàu các nguồn khoáng sét tinh khiết như Kaolinite, Bentonite, Monmorlonite, v.v.nhằm thu được tinh quặng chất lượng cao phục vụ cho các lĩnh vực khác nhau cùng với ngành công nghiệp như sản xuất zeolite, polymer, giấy cao cấp, s cao cấp, sơn…Cần nghiên c u khai thác sử dụng tổng hợp các sản phẩm c a quá trình khai thác và chế biến các loại khoáng sét khác nhau. Trong quá trình khai thác, cần hạn chế sử dụng các vùng đất có năng suất nông nghiệp cao để khai thác sét làm gạch, ngói. Tận dụng đất ruộng năng suất thấp, hạn chế về diện tích và và khai thác sâu, đồng th i tận dụng thêm đất đồi, để khai thác một cách hiệu quả tăng giá trị c a đất, có lợi hơn về mặt kinh tế. Hiện nay, đối với sản xuất gạch cần khuyến khích phát triển công nghiệp gạch tuy nen, giảm bớt xây dựng lò gạch th công và dần dần đầu tư xây dựng sản phẩm gạch không nung và tấm panel 3D để giảm bớt việc sử dụng nhiên liệu trong việc nung gạch, phát triển sản phẩm mới trong xây dựng đồng th i giảm bớt các ảnh hư ng đến môi trư ng TÀI LI U THAM KH O Bộ Công nghiệp (2003), Khái quát về ngành công nghiệp gốm s . http://www.ecsme.com.vn/vi/coso-du-lieu/gom-su/2007/07/1E82A1E2/ Grimshaw, R.W., 1971. The Chemistry and Physics of Clays and Allied Ceramic Materials (4th ed. 1971). Hồng Nhung. 2012. Nhiều dự án Việt Nam đoạt giải bảo vệ môi trư ng . Tin t c sự kiện môi trư ng, Bộ Tài nguyên và Môi trư ng. Lan Chi. 2003. Hồn Hoa từ đất sét. Báo Sài Gòn Tiếp thị số 424 (28)(24.7.2003) Lê Đỗ Trí, 2004. Tiềm năng Kaoline Việt Nam và định hướng công tác thăm dò, khai thác phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Tạp chí địa chất số loạt A, số 307, 7-8/2008. Lê Ngọc Ninh, 2007. Làm trong nước thải bằng đất sét. Cao Đẳng Công Nghiệp Phú Yên, Vỉnh Phúc. Miller, R. W and Gardniner, D. T, 2001. Soils in our environment – Ninth edition. Prentice hall upper saddile river, New Jersey 07458, Page 64 – 67. Nguyễn Hồng Điệp (2006). ng dụng vật liệu mới để giữ gìn môi trư ng nuôi trồng th y sản. Tin Khoa học & Công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi trư ng. Nguyễn văn Chánh, Lê Phúc Lâm. 2005. Công nghệ sản xuất sỏi nhẹ Keramrit. Hội thảo "Công nghệ mới", 9/2005 tại TP HCM. Trư ng ĐH Bách Khoa TP.HCM Nguyễn Văn Dũng 2005. Giáo trình công nghệ sản xuất gốm s . Trư ng Đại học Bách Khoa TP HCM Phạm Hùng, Bùi Văn Thay, 1985. Những tài liệu mới về vùng sét tây nam sông Hậu. TTBC hội nghị KHKT Địa chất lần th 2, 4 : 62-69. Tổng cục Địa chất, Hà Nội. Phạm Tiến Dũng, 2006. Môi trư ng lao động trong các lò đốt gạch th công Đồng bằng sông Cửu Long. Phân viện BHLĐ Tp. Hồ Chí Minh Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/08/2008 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020. S Khoa Học Công Nghệ Tỉnh Vĩnh Phúc . 2007 . Xi măng Pôlime từ đất sét: Tính năng và khả năng ng dụng . Tạp chí Công nghiệp S c khỏe và đ i sống (2005), Làm đẹp từ đất sét. http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Lam-deptu-dat-set/55070951/403/. Tạ Ngọc Đôn, 2006. Sản xuất, ng dụng thành công vật liệu zeolite VN. Khoa Công Nghệ Hoá Chất trư ng Đại Học Bách Khoa Hà Nội Thế Nghĩa, 2011. ng dụng c a đất sét siêu mịn trong sản xuất các Nanocomposit . Tạp chí Công Nghiệp Hoá Chất (số 09/năm 2011). Trần Khánh Chương, 2001, Gốm Viết Nam từ đất nung, đến s , Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội UBND tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Trà Vinh, Vĩnh Long 2010. Các quyết định về việc Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản. Abstract Clay mineral widely distributed in the Mekong Delta, most used as raw materials for production of bricks. Research results showed that clay minerals in the Mekong Delta reserves are widely distributed with reserves of 1,364 million m3 and distribution on 836.469.014m2, reserve capable of mining concentrated in Dong Thap (361 million m3), Tra Vinh (226 million m3), Vinh Long (278 million m3), Ca Mau (250 million m3), the rest of the 100 million m3. The province has licensed 1,069 clay mining facility, most of which is in An Giang province granted to 607 manufactors, Vinh Long has 418 manufactors, Kien Giang for 8, Dong Thap for 11, Soc Trang for 25. Actual planning and assessment of potential clay minerals are not synchronized, mining license for the traditional manufacturers difficult to manage, causing environmental pollution. The potential reserves of clay present in the Delta can be applied to produce potential products such as: decorations, paintings, fertilizers, animal feed, cosmetics, raw materials for environment streatments.. Title: Current status and potential exploitation of clay mineral in the Mekong delta Keyword : Clay mineral, exploitation, brick, pottery, resources View publication stats