« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển giáo dục mầm non: Vai trò của nhà nước


Tóm tắt Xem thử

- Phát triển giáo dục mầm non tại Việt Nam: Vai trò của nhà nước Đôn đáo tìm trường mầm non công lập: Hiện tượng năm 2014 Liên tục trong mấy tháng vừa qua, tin tức về việc phụ huynh chen chúc nộp đơn cho con em vào trường mầm non công lập ở khắp các địa phương trên cả nước lần lượt xuất hiện trên báo chí, bắt đầu là ở Huế, rồi đến Hà Nội và gần đây nhất là TP HCM.
- Tình trạng không đủ chỗ học cho trẻ ở lứa tuổi mầm non tại Việt Nam không phải là bây giờ mới có mà đã được báo chí nhắc tới từ nhiều năm nay, nhưng trong năm 2014 dường như đã trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết.
- Có thể nghi ngờ rằng những vụ bạo hành trẻ em gần đây khiến phụ huynh không còn dám gửi con em mình vào các trường mầm non ngoài công lập nữa.
- Bên cạnh đó, việc các cơ quan quản lý nhà nước đã kiểm soát nghiêm nhặt hơn khiến số lượng các nhà trẻ tư nhân bị đóng cửa, rút giấy phép hoặc tự đóng cửa vì không đủ điều kiện hoạt động tăng lên cũng có thể là nguyên nhân khiến cầu vượt cung một cách đột ngột, dẫn đến tình trạng căng thẳng vừa nêu.
- Rõ ràng đã đến lúc cần xem xét lại vai trò của nhà nước trong việc quy hoạch và quản lý ngành giáo dục mầm non, mà theo UNESCO là cấp học đầu tiên rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân và có ảnh hưởng quyết định đến tương lai của mỗi quốc gia.
- Ngành giáo dục mầm non: Nhiệm vụ nặng nề, khó khăn chồng chất Trong bài trả lời phỏng vấn trên báo Nhân Dân của Vụ trưởng Vụ giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục, ông Nguyễn Bá Minh đã khẳng định rằng theo quy định của Luật Giáo dục, các loại hình cơ sở giáo dục mầm non gồm: công lập, dân lập, tư thục, trong đó trường mầm non công lập giữ vai trò nòng cốt.
- Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận ngành giáo dục mầm non hiện vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
- nhiều cơ sở giáo dục mầm non thậm chí chưa có nhà bếp và nhà vệ sinh.
- Đặc biệt, vẫn còn tình trạng không có trường mầm non tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư.
- phụ huynh các nơi này phải gửi con em vào các nhóm/lớp mầm non chưa được cấp phép, nơi sự an toàn của trẻ và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ không được đảm bảo.
- Cũng theo ông Nguyễn Bá Minh, những thiếu thốn, hạn chế của ngành giáo dục mầm non không chỉ là vấn đề cơ sở vật chất, mà nhân lực cho ngành giáo dục mầm non tại Việt Nam cũng chưa thể đảm bảo về cả số lượng và chất lượng.
- Hiện nay trên cả nước còn thiếu hơn 20.000 giáo viên và cán bộ quản lý của ngành giáo dục mầm non, trong đó riêng TP Hồ Chí Minh đã chiếm đến 1/10.
- Năng lực của các giáo viên và cán bộ quản lý đang công tác cũng không đồng đều, nhiều người chưa đáp ứng được với những đòi hỏi của chương trình giáo dục mới.
- Không những thế, ngành giáo dục mầm non còn đang đối mặt với một thách thức lớn, đó là rất khó thu hút nhân lực, do công việc nặng nhọc, mức lương lại quá thấp.
- Đơn cử một ví dụ: Để chuẩn bị cho năm học mới Quận 4 đã ra thông báo tuyển thêm giáo viên mầm non nhưng cuối cùng chỉ nhận được có 6 hồ sơ dự tuyển cho 48 vị trí.
- Lý do rất đơn giản: các giáo viên mầm non đang được hưởng một mức lương mà theo ông Nguyễn Minh Thuyết, cựu đại biểu Quốc hội là “thấp nhất trong toàn bộ bảng lương, phụ cấp của lao động nước ta”.
- Xét trên thực tế những gì đang diễn ra, có lẽ sẽ có người đặt câu hỏi: Phải chăng vai trò nòng cốt của hệ thống trường mầm non công lập phải chăng chỉ là ước mơ chứ không bao giờ có thể trở thành hiện thực? Nòng cốt không chỉ là số lượng Thực ra, vai trò nòng cốt của hệ thống giáo dục mầm non công lập không nên hiểu đơn thuần bằng một tỷ lệ áp đảo các trường công lập so với ngoài công lập, mà quan trọng hơn là khối công lập có những đóng góp ra sao trong việc quy hoạch và định hướng phát triển của ngành giáo dục mầm non.
- Theo một báo cáo đánh giá về sự phát triển của giáo dục mầm non của các nước trong khu vực ASEAN do UNESCO thực hiện vào năm 20101, điều quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển hiện nay trong giáo dục mầm non là tăng cường sự bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 2.
- Đối với 1 http://unesdoc.unesco.org/images e.pdf 2 http://unesdoc.unesco.org/images e.pdf những nước còn nghèo như Việt Nam, rõ ràng là việc cung cấp dịch vụ chăm sóc, giáo dục trẻ trong các trường công lập cho tất cả mọi người là bất khả thi, và chính sách về giáo dục mầm non của các nước này không thể cào bằng mà phải có sự linh hoạt tùy theo vùng miền và đối tượng.
- Vai trò nòng cốt của hệ thống các trường mầm non công lập vì vậy cần được đánh giá bằng cách xem xét khả năng giải quyết những vấn đề bức xúc nhất trong giáo dục mầm non hiện nay – cụ thể là việc thiếu các trường mầm non công lập được nhà nước trợ giá tại những khu đông dân cư với thành phần lao động nghèo, dân nhập cư, công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp vv.
- Giải quyết được dứt điểm vấn đề này sẽ làm nổi bật vai trò nòng cốt của các trường mầm non công lập.
- việc quy hoạch các trường mầm non cào bằng theo đầu người và nhận trẻ em vào trường mầm non theo hộ khẩu rõ ràng cần phải nhanh chóng được điều chỉnh lại.
- Một việc khác cần quan tâm là việc chăm sóc trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 18 tháng, một vấn đề mà thành phố cũng đã đề cập đến trong kế hoạch hỗ trợ giáo dục mầm non của mình.
- Hiện nay, toàn bộ ngành giáo dục mầm non – từ 6 tháng đến 5 tuổi – đều do Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo – nói theo ngôn ngữ của UNESCO là theo “mô hình quản lý tập trung một Bộ”.
- Về ưu điểm, cách quản lý này tạo được sự liên tục về chương trình học để trẻ em khi vào lớp 1 không bị quá bỡ ngỡ và khó khăn.
- Nhưng mặt khác, giáo dục mầm non có liên quan rất nhiều những đến vấn đề sức khỏe tâm sinh lý của trẻ em mà Bộ Y tế mới là nơi có chuyên môn phù hợp, vì vậy sẽ là một thiếu sót lớn nếu không có sự tham gia của Bộ Y tế.
- Ngoài ra, sự tham gia của Bộ Lao động Thương binh Xã hội cũng không kém cần thiết để có những chính sách hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng thiệt thòi, những đối tượng cần quan tâm như dân nhập cư, người lao động phổ thông có thu nhập thấp nhằm giúp họ có khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục mầm non có chất lượng cho con em mình.
- Theo báo cáo của UNESCO, các mô hình giáo dục mầm non thành công trong khu vực ASEAN như Singapore, Malaysia (rất thành công) hoặc Philippines, Indonesia (khá thành công) đều có sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý nhà nước và cả cộng đồng.
- Tại Malaysia, trách nhiệm chính để quản lý các nhà trẻ (dành cho trẻ em dưới 3 tuổi) là thuộc về Bộ Y tế.
- Bộ Giáo dục chỉ chịu trách nhiệm giáo dục trẻ từ 3 tuổi trở lên.
- Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, có thể thí điểm áp dụng mô hình tương tự Malaysia, tức giao cho Bộ Y tế quản lý các nhà trẻ chăm sóc trẻ em từ 6 đến 18 tháng tuổi, đồng thời điều chỉnh lại toàn bộ các quy định hiện hành, các tiêu chuẩn chất lượng và chính sách có liên quan, xây dựng thí điểm áp dụng các quy định mới và chia sẻ các kinh nghiệm với các trường mầm non ngoài công lập – đây cũng là một cách khác để thể hiện vai trò nòng cốt của các trường mầm non công lập mà không nhất thiết phải dựa vào số lượng.
- Các khuyến cáo của UNESCO cho phép chúng ta tin tưởng rằng với những chính sách hợp lý có tham khảo cách làm của các nước trong khu vực, tình trạng phụ huynh phải gửi con em mình trong các nhóm trẻ tư nhân không đảm bảo điều kiện hoạt động, hoặc chạy đôn chạy đáo tìm chỗ học tử tế cho con em như hiện nay, sẽ được giải quyết dứt điểm để mọi người dân có con em trong lứa tuổi mầm non có thể an tâm công tác đóng góp vào sự phát triển của đất nước.