Academia.eduAcademia.edu
MỤC LỤC BẢNG, HÌNH Bảng 1: Danh mục thiết bị, máy móc 8 Bảng 2: Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tính cho một người trong ngày đêm 12 Hình 1: Quy trình hoạt động 8 Hình 2: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 13 MỞ ĐẦU Cơ sở Karaoke La Sương Sương thuộc Hộ kinh doanh La Sương Sương được thành lập trên cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh số: 45A8011946 do UBND thành phố Tây Ninh cấp ngày 12 tháng 03 năm 2014; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số BP451925, sổ cấp GCN: CH03057 ngày 20 tháng 12 năm 2013. Căn cứ theo điểm a khoản 1, Điều 15 Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Tình trạng hiện tại của Cơ sở Karaoke La Sương Sương thuộc Hộ kinh doanh La Sương Sương không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường. Theo quy định Cơ sở Karaoke La Sương Sương phải lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Nội dung đề án bảo vệ môi trường thực hiện với các mục tiêu sau: Tổng hợp thông tin, số liệu từ đó nhận định các vấn đề môi trường của khu vực Cơ sở Karaoke hoạt động Giúp cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có cơ sở đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của Cơ sở Karaoke lên môi trường xung quanh thời điểm hiện tại và lâu dài. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm đối với môi trường xung quanh và giải pháp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ KARAOKE VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ QUA CỦA CƠ SỞ 1.1. TÊN CỦA CƠ SỞ Cơ sở Karaoke La Sương Sương 1.2. CHỦ CƠ SỞ - Ông Nguyễn Thanh Bình - Địa chỉ : Số 56A, Điện Biên Phủ, khu phố Ninh Tân, phường Ninh Sơn, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. - Điện thoại: 0975.868.557 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA CƠ SỞ 1.3.1. Mô tả vị trí của cơ sở Cơ sở Karaoke La Sương Sương thuộc Hộ kinh doanh La Sương Sương được đầu tư xây dựng trên diện tích đất: 253m2 thuộc thửa số 331, tờ bản đồ: 38 thuộc KP. Ninh Tân, P. Ninh Sơn, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 1.3.1.1. Các hướng tiếp giáp của cơ sở: - Hướng Đông giáp đường đất; - Hướng Bắc giáp thửa đất số 82; - Hướng Tây giáp đường đất; - Hướng Nam giáp đường đất; Cơ sở Karaoke La Sương Sương nằm trên tuyến đường giao thông thành thị, do đó rất thuận tiện cho việc giap lưu văn hóa, kinh doanh, sản xuất, và có mạng lưới điện quốc gia đi qua và hệ thống cấp nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất. Theo quan sát xung quanh (2 km) Cơ sở Karaoke La Sương Sương không có vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển; nhà thờ, đền, chùa; các khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; các khu di tích lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa đã xếp hạng. 1.3.1.2. Bố trí mặt bằng sản xuất - Quầy tiếp tân: Phục vụ khách hàng đặt phòng karaoke, tính tiền. Phòng Karaoke: Kích thước: 4 x 6,5 m2 Số lượng: 10 phòng Chức năng: Phục vụ khách hàng hát karaoke. Nhà xe: Phục vụ khách hàng giữ xe. Diện tích sân, cây xanh: phần còn lại 1.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên A. Vị trí Diện tích: 140 km2. Là đơn vị hành chính nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, cách TP. HCM 99 km theo Quốc lộ 22, cách Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài 30 km (tỉnh lộ 786) và cách Cửa khẩu Quốc tế Xa Mát 40 km (Quốc lộ 22B). Thị xã Tây Ninh, là tỉnh lỵ của tỉnh Tây Ninh có diện tích 140km2, phía nam với TPHCM -vùng đô thị hóa lớn nhất cả nước, phía đông giáp huyện Dương Minh Châu, tây giáp huyện Châu Thành, nam giáp huyện Hòa Thành, bắc giáp huyện Tân Biên và Tân Châu, cách TP HCM 99 km theo Quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về phía tây bắc, cách Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài 30 km (tỉnh lộ 786) và cách Cửa khẩu Quốc tế Xa Mát 40 km (Quốc lộ 22B). Thị xã Tây Ninh có vị trí đặc biệt quan trọng, là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế - văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục – đào tạo, du lịch - dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh và vùng liên tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và vùng lân cận.Có vị trí đặc biệt trong hệ thống phòng thủ Tây Nam. Là đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có hệ thống giao thông đối ngoại thuận lợi. Tây Ninh gồm 5 phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường IV, phường Hiệp Ninh và 05 xã: Bình Minh, Tân Bình, Ninh Thạnh, Ninh Sơn và Thạnh Tân. B. địa hình địa mạo Nhìn chung Tây Ninh có địa hình bằng phẳng, trên nền trầm tích phù sa cổ (Pleistocen), rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng các loại đất. Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ (986 m). Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng C. đặc điểm khí hậu Khí hậu Thành phố Tây Ninh tương đối ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của bão lũ và những yếu tố bất lợi khác, mang đặc điểm chung của vùng Đông Nam Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt độ cao quanh năm, có hai mùa: mùa mưa và mùa khô trái ngược nhau, không có gó bão và mùa đông lạnh. Nhiệt độ bình quân từ 26 ÷ 27oC, nhiệt độ tối cao trung bình 32oC vào tháng 3, 4, nhiệt độ tối thấp trung bình 23oC vào tháng 1. Tổng tích ôn tương đối cao (9000 ÷ 9700o) và phân bố tương đối đều theo mùa vụ thuận lợi cho việc trồng trọt quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các trồng nhiệt đới. Lượng mưa cũng có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng không khí trong khu vực xây dựng cơ sở. Khi hạt mưa rơi sẽ tiến hành quá trình thanh lọc các chất ô nhiễm có trong không khí, do đó nó sẽ làm cho môi trường không khí trong sạch hơn, qua thống kê và khảo sát thì lượng mưa tại khu vực xây dựng cơ sở như sau: • Lượng mưa trung bình năm : 2.372,4mm • Lượng mưa cao nhất : 437,3mm • Lượng mưa thấp nhất : 47,4mm - Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 ÷ 15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, chiếm 64 ÷ 67% tổng lượng bốc hơi cả năm. - Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng mưa 6 tháng mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi và nền nhiệt độ thấp hơn mùa khô. D. Đặc điểm sông ngòi và kênh rạch Thành phố có rạch Tây Ninh xuyên suốt từ Bắc xuống Nam ra sông Vàm Cỏ Đông, kết nối với cảng Bến Kéo có công suất 3,8 triệu tấn/năm và các cảng lớn dọc sông Vàm Cỏ Đông, làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa và tạo cảnh quan du lịch sông nước. Đ. Đặc điểm thổ nhưỡng Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng, Tây Ninh có 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau. Nhóm đất xám chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 84% tổng diện tích) và là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, còn có nhóm đất phèn chiếm 6,3%, nhóm đất cỏ vàng chiếm 1,7%, nhóm đất phù sa chiếm 0,44%, nhóm đất than bùn chiếm 0,26% tổng diện tích. Tây Ninh có tiềm năng dồi dào về đất, trên 96% quỹ đất thuận lợi cho phát triển cây trồng các loại, từ cây trồng nước đến cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả các loại. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.208,06 km2. Trong đó, đất nông nghiệp có 285,5 nghìn ha; đất có rừng 41 nghìn ha; đất chuyên dùng 36,6 nghìn ha; đất ở 7,1 nghìn ha, còn lại là đất chưa sử dụng. E. Tài nguyên nước Tây Ninh có nhiều suối, kênh rạch; tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km2. Toàn tỉnh có 3.500 ha đầm lầy nằm rải rác ở các vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Đông. Tổng diện tích ao, hồ có khả năng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1.680 ha, trong đó đã sử dụng nuôi trồng thuỷ sản khoảng 490 ha. Nguồn nước ngầm ở Tây Ninh phân bố rộng khắp trên địa bàn, tổng mức nước ngầm có thể khai thác là 50 – 100 nghìn m3/giờ; vào mùa khô vẫn có thể khai thác nước ngầm, bảo đảm chất lượng cho sản xuất và đời sống của người dân. G. Tài nguyên rừng Đất lâm nghiệp Tây Ninh có 41 nghìn ha, chiếm hơn 10% diện tích tự nhiên. Rừng ở Tây Ninh thuộc loại rừng thưa, rừng hỗn giao tre, nứa và cây gỗ, đáng quý nhất là rừng cây họ dầu H. Tài nguyên khoáng sản Khoáng sản của Tây Ninh nghèo, chủ yếu thuộc nhóm nhiên liệu và khoáng sản phi kim loại, nguyên liệu gốm, vật liệu xây dựng khá phong phú và đa dạng. Trong đó, than bùn có trữ lượng khoảng 6 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theo sông Vàm Cỏ Đông; đá vôi có trữ lượng khoảng 76 triệu tấn, phân bố ở đồi Tống Lê Chân, Sroc Tăm và Chà Và (huyện Tân Châu). Sét làm gạch, ngói trữ lượng khoảng 16 triệu m3, phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh như các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Gò Dầu, Bến Cầu và TP. Tây Ninh. Đá laterít (đá ong), trữ lượng khoảng 4 triệu m3, phân bố rải rác khắp các huyện Tân Châu, Tân Biên, Hoà Thành, Dương Minh Châu và Gò Dầu. Đá xây dựng phân bố chủ yếu ở núi Phụng, núi Bà (huyện Hoà Thành). Cuội, sỏi và cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m3, tập trung ở các huyện Tân Châu, Châu Thành, Hoà Thành và Trảng Bàng. 1.3.2.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội A. Tình hình kinh tế Tốc độ tăng giá trị sản suất thị xã Tây Ninh liên tục đạt mức cao, đạt bình quân là 15,31%/ năm (giai đoạn 2009-2011). Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, có sự chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của toàn Tỉnh, trong đó khu vực Thương mại – Dịch vụtăng nhanh và đạt 16,8%/năm; Công nghiệp – Xây dựng tăng khá 13,8% và khu vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp đạt 8,5%/ năm. Năm 2011 cơ cấu kinh tế của thị xã như sau: - Thương mại - Dịch vụ: 65%; - Công nghiệp - xây dựng: 30%; - Nông, lâm nghiệp: 5%; * Thương mại, dịch vụ, du lịch Với vai trò là đô thị trung tâm của tỉnh nên thị xã Tây Ninh là địa bàn tập trung đông nhất các hoạt động dịch vụ, là đầu mối giao lưu, trao đổi hàng hóa với các trung tâm thương mại lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Phnômpênh (CamPuChia) và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Long An cũng như nội tỉnh. Trên địa bàn thị xã đã có siêu thị CoopMart, trung tâm thương mại Intimex đi vào hoạt động cùng với hệ thống chợ thị xã được đầu tư, cải tạo, nâng cấp mở rộng phục vụ nhu cầu giao thương trong Tỉnh. Hoạt động du lịch với lợi thế là trung tâm đô thị của một tỉnh có danh lam thắng cảnh đặc sắc (như Tòa thánh Cao Đài, núi Bà Đen, ...), thị xã Tây Ninh có điều kiện thuận lợi phát triển ngành du lịch. Khu du lịch núi Bà Đen là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của hệthống chuỗi điểm thuộc quần thể du lịch: Tòa thánh Tây Ninh – Núi Bà Đen – Hồ Dầu Tiếng – Tháp cổ Bình Thạnh – Di tích lịch sử (căn cứ TW Cục Miền Nam, căn cứ Tua Hai, địa đạo An Thới ...). Dịch vụ du lịch Núi Bà và các họat động đa dạng của Khu du lịch Long Điền Sơn đã thu hút lượng khách tham quan hàng năm đạt 2,2 triệu người. Dịch vụ du lịch được xác định sẽ là thế mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế ngành trên địa bàn thị xã. Trên địa bàn thị xã có 13 di tích lịch sử văn hóa được công nhận cấp Tỉnh và cấp Quốc gia, trong đó 04 di tích cấp quốc gia như: quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh Núi Bà Đen, đình Hiệp Ninh, đình Thái Bình, Khám đường Tây Ninh. * Công nghiệp - xây dựng: Toàn thị xã có 1.069 cơ sở sản xuất. Ngành nghề sản xuất chủ yếu là chế biến nông lâm sản như: Chế biến gỗvà sản xuất sản phẩm từ gỗtre, chế biến mì mía, thuốc lá, cao su..., công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ kim loại. Ngoài ra có một sốngành nghề khác như: Dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, giầy dép... cũng đóng góp một phần vào sựp hát triển chung của ngành và cải thiện đời sống nhân dân. Hiện nay, thịxã triển khai kêu gọi đầu tư 2 cụm công nghiệp: - Cụm công nghiệp Tân Bình, có tổng diện tích là 92ha, tập trung ưu tiên các ngành sản xuất bánh, kẹo, thực phẩm, sản xuất bao bì, đồ uống nước giải khát, gia công chế biến các sản phẩm thực phẩm truyền thống có nguồn nguyên liệu địa phương, chế biến thức ăn gia súc. - Cụm công nghiệp Thạnh Tân là cụm công nghiệp sạch, thu hút đầu từ nhiều loại dự án khác nhau, ưu tiên các dự án thuộc ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, dược phẩm, hương liệu, hóa mỹphẩm... * Ngành nông – lâm – ngư nghiệp Cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch mạnh, đã dần hình thành những vùng chuyên canh, như chuyên canh rau sạch, cây ăn trái có giá trị (như cây mãng cầu có trên 1.700 ha và đang có xu hướng tăng, tập trung tại các xã Thạnh Tân, Ninh Sơn và Tân Bình), cây cao su (1.432 ha). Hàng năm, Thị xã gieo trồng được khoảng 3.000 ha lúa các vụ và 2.100 ha mì tập trung tại các xã Bình Minh, Ninh Thạnh, Ninh Sơn… Đến năm 2010, giá trị sản phẩm thu hoạch cây trồng đạt 48,8 triệu đồng/ha. Ngành chăn nuôi phát triển tương đối ổn định; đang chuyển dần theo hướng chăn nuôi tập trung tại các trang trại. Giá trịsản lượng năm 2010, chiếm tỷ trọng 20,3% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Về nuôi trồng thủy sản đã hình thành vùng nuôi trồng dọc 2 bờ kênh Tây. B. Tình hình văn hóa – xã hội - Mạng lưới trường học (mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học) phân bố rộng khắp trên các địa bàn dân cư. Đội ngũ giáo viên dày dạn kinh nghiệm và chất lượng chuyên môn cao. Công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường được chú trọng nhưng còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả đào tạo. - Mạng lưới y tế phát triển đến từng phường, đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Công tác phòng chống dịch: thực hiện tốt công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyên truyền phòng chống dịch cúm gia cầm, sốt xuất huyết, phòng chống HIV cộng đồng, . . . 1.4. QUY MÔ, HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG 1.4.1. Loại hình hoạt động - Loại hình hoạt động: Kinh doanh dịch vụ Karaoke - Thời gian hoạt động: năm 2014 1.4.2. Sản phẩm và công suất - Sản phẩm: Dịch vụ Karaoke - Công suất: 30 khách/ngày - Số người phục vụ: 6 người 1.4.3. Quy trình hoạt động Hình 1: Quy trình hoạt động cơ sở Karaoke 1.4.4. Danh mục máy móc, thiết bị Khi Cơ sở Karaoke đi vào hoạt động, chủ cơ sở trang bị các loại máy móc, thiết bị sau: Bảng 1: Máy móc, thiết bị TT Máy móc, thiết bị Số lượng Tình trạng 1 Máy lạnh 10 100% 2 Máy hút không khí 10 100% 3 Dàn Karaoke 10 100% 1.4.5. Nguồn cung cấp điện, nước 1.4.5.1. Hệ thống điện Nguồn điện sử dụng là nguồn điện lưới Quốc gia để phục vụ cho hoạt động của cơ sở và sinh hoạt. Toàn bộ hệ thống điện đều được bố trí hệ thống nối đất nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro về sự cố an toàn lao động. Tất cả các thiết bị điện, các vất liệu kim loại đều được kiểm tra thường xuyên. Nhu cầu sử dụng điện ước tính khoảng 550 KWh/tháng 1.4.5.2. Hệ thống cấp, thoát nước a. Cấp nước: Cơ sở sử dụng nguồn nước cấp với công suất cấp nước khoảng 4 m3/ngày, cụ thể như sau: Nước dùng cho tưới cây, sân: 0,4 m3/ngày; Nước phục vụ sinh hoạt: 100 lít/ người/ ngày x 36 người = 3,6 m3 / ngày; b. Thoát nước: Nước mưa chảy tràn: theo thiết kế chung quanh Cơ sở Karaoke các rãnh thóat nước dẫn đến hệ thống mương và hố ga thoát nước chung của khu vực. 1.5. NGUỒN TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI Nước mưa chảy qua khu đất Cơ sở được thu gom qua song chắn rác, hệ thống cống rãnh và thải ra môi trường. Nguồn nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý bằng hầm tự hoại 2 ngăn. 1.6. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ KARAOKE PHẾ LIỆU TRONG THỜI GIAN QUA 1.6.1. Giảm thiểu khí thải, bụi, tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường Cơ sở Karaoke đã thực hiện các giải pháp sau: - Thường xuyên vệ sinh Cơ sở Karaoke sạch sẽ, phun nước tưới sân vào các ngày nắng nóng nhằm giảm bụi phát sinh. - Máy móc, thiết bị thường xuyên được kiểm tra, sửa chữa kịp thời các hư hỏng nhằm hạn chế phát sinh tiếng ồn, bụi thải vào môi trường. - Trồng cây xanh xung quanh trong khuôn viên của Cơ sở Karaoke nhằm tạo cảnh quan và có tác dụng hấp thụ tiếng ồn, khí thải phát ra môi trường xung quanh. 1.6.2. Giảm thiểu nước thải gây ô nhiễm môi trường a) Nước mưa: Được thiết kế riêng biệt bởi hệ thống mương, rãnh xung quanh Cơ sở Karaoke, đảm bảo thoát nước nhanh chóng. b) Nước thải sinh hoạt: Được thu gom và xử lý bằng hệ thống bể tự hoại 2 ngăn, có ngăn lọc. Khi đầy sẽ thuê đơn vị đủ chức năng thu gom và xử lý đúng theo quy định. 1.6.3. Thu gom và xử lý rác thải a) Rác thải sinh hoạt: Tại khuôn viên cơ sở được bố trí các thùng đựng rác bằng nhựa có nắp đậy. Rác thải sẽ được thu gom tập trung hàng ngày vào cuối buổi làm việc. Lượng rác này được thu gom bởi các đơn vị chức năng. b) Rác thải nguy hại: Rác thải nguy hại: bóng đèn huỳnh quang được thu gom và lưu giữ đúng quy định. 1.6.4 Lý do đã không lập bản cam kết bảo vệ môi trường trước đây Do chưa nắm và hiểu được hết các quy định của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường nên Hộ kinh doanh La Sương Sương đã không lập bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường trước đây. Qua công tác thanh, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của cơ quan các cấp, và được sự hướng dẫn của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Tây Ninh, ngay sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản, Hộ kinh doanh La Sương Sương đã tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho Cơ sở Karaoke La Sương Sương để hoàn thiện hồ sơ bảo vệ môi trường theo quy định. CHƯƠNG 2 MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ 2.1. CHẤT THẢI RẮN 2.1.1. Nguồn phát sinh a) Chất thải rắn sinh hoạt: Các loại rác sinh hoạt bao gồm: Thức ăn thừa, vỏ trái cây và vỏ lon, đồ hộp, thuỷ tinh, giấy...tải lượng ước tính khoảng 36 người x 0,3kg/người/ngày = 10,8 kg/ngày. Thành phần rác thải từ nguồn thải này thường có tỷ lệ chất hữu cơ dễ phân hủy ( chủ yếu là thực phẩm dư thừa ) ở mức từ 65 – 70 % và phần còn lại là giấy, nilon nhựa. Lượng rác này nếu không được thu gom để xử lý thì sẽ gây mất vệ sinh môi trường, làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh. b) Chất thải rắn không nguy hại Chất thải không nguy hại gồm hộp cacton, bao bì, chai lọ,…ước tính 10 kg/tháng c) Chất thải rắn nguy hại Trong quá trình hoạt động, cơ sở cũng thải ra chất thải nguy hại nhưng không đáng kể như: bóng đèn huỳnh quang (1kg/năm). Chất thải này sẽ được thu gom và xử lý theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. 2.1.2. Biện pháp xử lý trong thời gian tới a) Chất thải rắn sinh hoạt: Lượng rác thải này được Hộ kinh doanh La Sương Sương thu gom, phân loại: - Giấy, báo, nhựa, lon hộp...: được bán cho các đơn vị thu gom phế liệu để tái chế. - Các chất hữu cơ như: vỏ trái cây, cơm thừa, rau thừa,... được chôn lấp hợp vệ sinh trong khuôn viên cơ sở. - Đối với chất thải rắn không tái sinh được: với nguồn chất thải rắn này, Chủ cơ sở sẽ thu gom tập trung vào thùng chứa có nắp đậy, sau đó định kỳ đơn vị thu gom rác tới vận chuyển đi xử lý theo quy định. b) Chất thải rắn không nguy hại: Lượng chất thải này được thu gom bán cho đơn vị tái chế. c) Chất thải nguy hại: Các chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động như: bóng đèn huỳnh quang. Chủ cơ sở thực hiện quản lý chất thải nguy hại theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại hoặc sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại 2.2. NGUỒN CHẤT THẢI LỎNG 2.2.1. Nguồn phát sinh a) Nước mưa chảy tràn Phát sinh chủ yếu vào mùa mưa. Nước mưa chảy tràn được quy ước là sạch, do đó lượng nước mưa chảy tràn được thu gom tập trung vào hố ga để loại bỏ rác thải và tự thẩm. b) Nước thải sinh hoạt Nguồn nước cung cấp sinh hoạt hàng ngày từ hệ thống nước cấp trong Cơ sở Karaoke. Lượng nước cấp cho 36 người (Theo TCXD 33:2006/BXD) khoảng: 36 người x 100 lít/người/ngày = 3,6 m3/ngày. Vậy lượng nước thải phát sinh bằng 80% lượng nước cấp: 3,6 m3/ngày x 80% = 2,9 m3/ngày . 2.2.2. Biện pháp xử lý trong thời gian tới a) Nước mưa chảy tràn: Loại nước thải này được quy ước là sạch mặt dù có thể chứa các chất vô cơ, hữu cơ nhưng với hàm lượng nhỏ không tác động đáng kể đối với môi trường. Vì vậy loại nước thải này có thể xả thẳng vào môi trường tiếp nhận sau khi đi qua song chắn rác và các hố ga trong khu vực cơ sở. Lưu lượng nước mưa được tính toán theo phương pháp cường độ mưa giới hạn với hệ số dòng chảy tính theo phương pháp trung bình; Lưu lượng nước mưa chảy tràn được tính theo công thức: Q = s.q.F (l/s) Trong đó: - S: là hệ số dòng chảy trung bình (0,6 – 0,7); - Q: cường độ giới hạn; - F: chu kỳ tràn ống chọn F = 3 năm. b) Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt có tải lượng ô nhiễm cao gây tác động đến môi trường. Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại. Bảng 2: Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tính cho một người trong ngày đêm Tác nhân gây ô nhiễm Đơn vị Tải lượng Chất rắn lơ lửng (SS) Gam/ngày đêm 200 BOD5 Gam/ngày đêm 45 ¸ 54 COD Gam/ngày đêm 1,8 ´ COD Tổng Nitơ Gam/ngày đêm 6 ¸ 12 Tổng Photpho Gam/ngày đêm 0,8 ¸ 4,0 Dầu mỡ Gam/ngày đêm 10 ¸ 30 Tổng Coliform CFU 106 ¸ 109 Fecal Coliform CFU 105 ¸ 106 Trứng giun sán 103 Nguồn: Sở KHCN & MT Cần Thơ (ĐTM Xí Nghiệp Thuộc Da MeKo,1995) Nước thải sinh hoạt được xử lý như sau: Nước thải Ngăn chứa và tự hoại Ngăn lọc tự thấm Thuyết minh: Trong bể tự hoại diễn ra quá trình lắng cặn và lên men, phân hủy sinh học kỵ khí cặn lắng. Các chất hữu cơ trong nước thải và bùn cặn lắng chủ yếu là hydrocacbon hữu cơ được phân hủy bởi các vi sinh vật kỵ khí và các loại nấm men. Nhờ vậy, cặn lên men, bớt mùi hôi, giảm thể tích. Chất không tan chuyển thành chất tan và chất khí (CH4, CO2, H2O, …). Hiệu suất xử lý để giảm thiểu các chất ô nhiễm như: chất rắn lơ lững (SS): 65 – 70%, nhu cầu oxy hóa (BOD5): 60-65%. Các mần bệnh trong phân cũng được loại bỏ một phần trong bể tự hoại, chủ yếu nhờ cơ chế hấp phụ lên cặn và lắng xuống, hoặc chết đi do thời gian lưu bùn Bể tự hoại sau khi xây dựng có thể được đưa vào sử dụng ngay sau khi xây dựng. Bể tự hoại không cần một yêu cầu đặc biệt nào trước khi đưa vào vận hành. Tuy nhiên sự lên men cặn phải bắt đầu vài ngày sau khi đưa vào hoạt động. Bùn cặn lên men được hút sau từ 1-3 năm bể hoạt động. Tại thời điểm hút, phần bùn cặn chưa lên men nằm phía trên vì vậy ống hút của máy bơm phải đặt sâu xuống đáy bể. Thông thường khi hút phải chừa lại khoảng 20% lượng bùn cặn để gây men cho bùn cặn tươi đợt sau. Bể tự hoại 2 ngăn có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành quản lý và thường được sử dụng để xử lý nước tại chỗ cho các hộ gia đình, khu dân cư, các khu tập thể, cụm dân cư. 2.3. NGUỒN CHẤT THẢI KHÍ 2.3.1. Nguồn phát sinh: a) Tác động do khí thải từ các phương tiện giao thông Tiếng ồn, khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển ra vào Cơ sở Karaoke khá thường xuyên, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Các tác nhân gây ra ô nhiễm không khí phát sinh từ phương tiện giao thông như bụi, SO2, NOx, CO,.. Các tác hại của chúng đối với sức khỏe của con người có thể được tóm tắt như sau: * Khí NOx Các nghiên cứu khoa học cho biết các loại oxit nitơ có tác dụng làm phai màu thuốc nhuộm vải, làm hư hỏng vải bông và nilong, làm han gỉ kim loại và sản sinh ra các phân tử nitrat. Mặc dù vậy đến nay vẫn chưa xác định được nồng độ NOx bằng bao nhiêu thì gây ra tác hại đáng kể. Một số thực vật có tính nhạy cảm đối với môi trường sẽ bị tác hại khi nồng độ NO2 khoảng 1 ppm và thời gian tác dụng trong khoảng 1 ngày, nếu nồng độ NO2 nhỏ, khoảng 0,35 ppm thì thời gian tác dụng là 1 tháng. Khí NO với nồng độ thường có trong không khí không phải là chất kích thích và cũng không gây tác hại đối với sức khỏe con người. Nó chỉ có tính nguy hại khi bị oxy hóa thành NO2 * Khí SO2 Khí sulfur dioxit ( SO2 ) được xem là chất ô nhiễm nghiêm trọng nhất trong họ sulfur oxit. Khí SO2 là loại khí không màu, không cháy, có vị hăng cay, dễ hòa tan trong nước và được hấp thụ rất nhanh khi hít thở ở đoạn trên của đường ho hấp. Các hợp chất khí SOx có tính nguy hại đối với vật liệu xây dựng và đồ dùng, chính vì sự biến đổi thành acid sulfuric có tính oxy hóa mạnh của chúng. Sắt thép và các kim loại khác ở trong môi trường khí ẩm, nóng và bị nhiễm SO2 thì bị han gỉ rất nhanh. Nồng độ SO2 nhỏ cũng đủ gây ảnh hưởng mạnh tới sự sinh trưởng của rau quả. Ở nồng độ cao trong một thời gian ngắn đã làm rụng lá và gây chết đối với thực vật. Ở nồng độ thấp nhưng trong thời gian kéo dài sẽ làm lá vàng úa và héo rụng. SO2 và acid của nó đều có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và động vật. Ở nổng độ thấp đã gây ra sự kích thích đối với bộ máy hô hấp của con người và động vật, ở nồng độ cao sẽ gây ra biến đổi bệnh lý về bộ máy hô hấp và cơ thể dẫn đến tử vong. * Khí CO: Khí CO gây tổn thương, thoái hóa hệ thần kinh và gây các biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, các loại viêm thanh quản cho người thường xuyên tiếp xúc. Người và động vật có thể chết đột ngột khí tiếp xúc, hít thở khí CO, do nó tác dụng mạnh với hemoglobin, mạnh gấp 250 lần so với oxy, làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu và gây ngạt. * Bụi Bụi trong không khí có tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp, mắt, da... sau đó tùy theo tính chất của bụi mà nó có tác động đến các cơ quan khác của cơ thể. Bụi bám trên mặt da có thể gây viêm da, tẩy đỏ, ngứa. Nếu vào phổi, bụi sẽ gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi, gây ra các bệnh về đường hô hấp. Các hạt bụi có kích thước trong khoảng 0,5 - 5µm là nguy hiểm nhất. Khi các hạt bụi này vào phổi tại thành những khối giả u, hiện tượng này tại các phần xơ hạt lan truyền và tiến triển theo tính chất gây các bệnh bụi phổi. Các loại bụi hô hấp trên có thể tích lũy trong phổi và các cơ quan hô hấp. Các hạt bụi kích thước lớn hơn 10 µm được giữ lại bởi các lông ở khoang mũi, sau đó thải ra ngoài. Còn các hạt bụi nhỏ hơn tiếp tục đi sâu vào trong các cơ quan hô hấp và các hạt có kích thước < 10 µm có thể bị giữ lại ở phổi, hay vào máu gây nhiễm độc. Lớp màng nhầy bị kích thích làm khó khăn cho quá trình hô hấp, bụi phổi còn gây các bệnh như làm tắc nghẽn các phế quản, giảm khả năng phân phối khí, giảm khả năng trao đổi giữa oxy và dioxit cacbon, ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu… gây ung thư phổi. b) Tác động do tiếng ồn, rung từ phương tiện giao thông Tiếng ồn rung chủ yếu phát sinh từ phương tiện giao thông ra vào Cơ sở Karaoke. Tiếng ồn rung cao hơn tiêu chuẩn sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp lao động như mệt mỏi, mất ngủ, gây tâm lý khó chịu, làm giảm năng suất lao động, kém tập trung tư tưởng và có thể dẫn đến tai nạn lao động. 2.3.2. Biện pháp xử lý trong thời gian tới Hộ kinh doanh La Sương Sương tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí như sau: - Cơ sở Karaoke được xây dựng thông thoáng, thông gió tốt, luôn vệ sinh sạch sẽ nhằm hạn chế tối mùi, bụi phát sinh, sân bãi tập kết nguyên liệu được làm bê tông để hạn chế bụi gây ra. - Yêu cầu công nhân viên thường xuyên kiểm tra phương tiện giao thông để sửa chữa kịp thời các hư hỏng nhằm hạn chế phát sinh khí thải. - Thường xuyên tưới nước sân vào các ngày nắng nóng nhằm hạn chế bụi phát sinh. - Trồng cây xanh xung quanh khu vực Cơ sở Karaoke để hạn chế bụi, khí thải phát tán vào môi trường xung quanh và trang bị khẩu trang cho công nhân trực tiếp làm việc với phế liệu. 2.4. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT Tác động đến môi trường đất của cơ sở bao gồm các nguồn chính sau: Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt nếu không được thu gom và xử lý đúng mức khi thải vào môi trường đất xung quanh sẽ làm môi trường đất bị ô nhiễm. Nước mưa chảy tràn: Hệ thống thoát nước không tốt vào những ngày mưa lớn sẽ tạo thành dòng chảy mạnh gây xói lở đất trong khu vực cơ sở. Chất thải rắn: Bao gồm chất thải rắn nguy hại và sinh hoạt của cơ sở nếu không được thu gom và quản lý chặt chẽ sẽ đe dọa đến chất lượng đất trong khu vực. 2.5. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG, VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI DO CƠ SỞ TẠO RA KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI 2.5.1. Kinh tế - Xã hội: a) Mặt tích cực - Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận người lao động địa phương. - Cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống. - Đóng góp nguồn thu ngân sách cho nhà nước tại địa phương thông qua các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế đất và các chi phí bảo hiểm xã hội, đồng thời giảm được các tệ nạn xã hội tại địa phương. b) Mặt tiêu cực - Quá trình hoạt động của Cơ sở Karaoke có lượng xe ra vào thường xuyên có thể làm hư hỏng đường xá, ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân trong vùng. - Việc tập trung nhân viên tại Cơ sở Karaoke đông có thể dẫn đến các tệ nạn xã hội và gây mâu thuẫn với người địa phương, làm ảnh hưởng đến trật tự an ninh khu vực. Để hạn chế mặt tiêu cực trên: Hộ kinh doanh La Sương Sương phổ biến và nghiêm cấm nhân viên không được tham gia vào các tệ nạn xã hội, gây mâu thuẫn với người dân địa phương. Hư hỏng đường xá Hộ kinh doanh La Sương Sương sẽ sửa chữa kịp thời. 2.5.2. An toàn lao động: - Hộ kinh doanh La Sương Sương thực hiện chương trình kiểm tra và giám sát về sức khoẻ định kỳ cho nhân viên; đảm bảo điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành; - Khống chế bụi, nhiệt độ và các yếu tố về khí hậu đạt tiêu chuẩn để tránh các bệnh nghề nghiệp do quá trình làm việc gây ra; - Đào tạo, cung cấp thông tin về an toàn lao động đến công nhân; trang bị quần áo bảo hộ lao động cho công nhân viên tham gia làm việc. 2.5.3. Phòng chống cháy nổ: Sự cố này có thể xảy ra do thao tác bất cẩn hoặc trục trặc kỹ thuật trong quá trình hoạt động của các thiết bị sử dụng điện. Ngoài ra có sự cố cháy nổ có thể xảy ra do chập điện. Sự cố cháy nổ có thể gây thương tích cho công nhân và gây thiệt hại tài sản cho Chủ cơ sở. - Trang bị bình cứu hoả, thùng cát, bể chứa nước và một số trang thiết bị phòng cháy chữa cháy cá nhân. - Trong ca làm việc, công nhân phải luôn có mặt ở vị trí của mình và phải thực hiện đúng thao tác kỹ thuật về an toàn cháy nỗ. Khi phát hiện ra các hiện tượng bất thường phải báo cáo ngay với người có trách nhiệm để xử lý kịp thời. - Xây dựng nội quy, quy định trong Cơ sở Karaoke như: cấm hút thuốc lá và mang theo các đồ có khả năng gây cháy vào khu vực dễ cháy - Lắp đặt hệ thống chống sét... CHƯƠNG 3 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM 3.1. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Giai đoạn của cơ sở Nguồn phát sinh chất thải Loại chất thải và tổng lượng/lưu lượng Biện pháp quản lý/xử lý Kinh phí dự kiến hằng năm ( triệu đồng) Thời gian thực hiện Trách nhiệm thực hiện 1 2 3 4 5 6 7 Vận hành Chất thải rắn - Chất thải rắn sinh hoạt: Vỏ hộp, nilon, thức ăn dư thừa trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của công nhân viên khoảng 10,8 kg/ngày - Chất thải rắn không nguy hại: chủ yếu là hộp cacton, chai lọ,…(10kg/ tháng). - Chất thải nguy hại: Bóng đèn neon (1 kg/ năm) - Chất thải rắn sinh hoạt: Chủ cơ sở thu gom tập trung và phân loại: chất nào tái sử dụng được thì bán, chất hữu cơ thì chôn hợp vệ sinh. - Chất thải rắn không nguy hại: bán cho đơn vị tái chế - Chất thải nguy hại: Thu gom quản lý theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 15 Đã và đang thực hiện Chủ cơ sở Chất thải lỏng - Nước thải sinh hoạt: Chủ yếu là nước dùng cho vệ sinh, tắm giặt của nhân viên và khách hàng chiếm khoảng 2,9 m3/ngày - Nước mưa: Chủ yếu vào mùa mưa, chảy tràn qua khuôn viên cơ sở. - Nước thải sinh hoạt: Dùng bể tự hoại 2 ngăn để xử lý, khi đầy thuê đơn vị đủ chức năng thu gom và xử lý theo quy định, - Nước mưa: được thu gom bằng các mương dẫn và chảy ra môi trường 100 Đã và đang thực hiện Chủ Cơ sở Chất thải khí - Khí thải, bụi: Khí thải từ các phương tiện vận chuyển ra vào cơ sở; Tiếng ồn, độ rung từ các phương tiện vận chuyển và từ máy móc thiết bị trong cơ sở + Cơ sở Karaoke đã được thiết kế thoáng mát, thông gió tốt; + Máy móc, thiết bị được bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên, + Trồng cây xanh xung quanh trại; + Tưới nước vào các ngày nắng nóng 15 Đã và đang thực hiện Chủ Cơ sở 3.2. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI Giai đoạn của cơ sở Vấn đề môi trường Biện pháp quản lý/xử lý Kinh phí dự kiến hằng năm (1.000 đồng) Trách nhiệm thực hiện 1 2 3 4 5 Vận hành - Xã hội: tuyên truyền, nghiêm cấm - Sử dụng nguồn lao động tại địa phương; - Phổ biến và nghiêm cấm công nhân không được tham gia vào các tệ nạn xã hội, gây mâu thuẫn với người dân địa phương. Hư hỏng đường xá sẽ sửa chữa kịp thời. 35 Chủ Cơ sở 3.3. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ Giai đoạn của cơ sở Loại sự cố có thể xảy ra Biện pháp ứng phó Trách nhiệm thực hiện 1 2 3 4 Vận hành Cháy nổ - Trang bị bình cứu hoả, thùng cát, bể chứa nước và một số trang thiết bị phòng cháy chữa cháy cá nhân. - Các máy móc thiết bị có hồ sơ lý lịch đi kèm và có đầy đủ các thông số kỹ thuật để thường xuyên được kiểm tra giám sát. - Xây dựng nội quy, quy định trong cơ sở như: cấm hút thuốc lá và mang theo các đồ có khả năng gây cháy vào khu vực dễ cháy. - Lắp đặt hệ thống chống sét... Chủ Cơ sở An toàn lao động Thực hiện chương trình kiểm tra và giám sát về sức khoẻ định kỳ cho người lao động; đảm bảo điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành; Khống chế bụi, nhiệt độ và các yếu tố về khí hậu đạt tiêu chuẩn để tránh các bệnh nghề nghiệp do quá trình làm việc gây ra; Đào tạo, cung cấp thông tin về an toàn lao động đến công nhân; trang bị quần áo bảo hộ lao động cho công nhân. Chủ Cơ sở 3.4. KẾ HOẠCH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG Giai đoạn của cơ sở Nội dung quan trắc Điểm quan trắc (mã số, địa danh, tọa độ) Thông số quan trắc Tần suất quan trắc Kinh phí dự kiến (triệu đồng) Trách nhiệm thực hiện 1 2 3 4 5 6 7 Vận hành Môi trường không khí 02 vị trí quan trắc - 01 điểm trong cơ sở - 01 điểm nằm cổng ra vào cơ sở Bụi, tiếng ồn, CO, NO2, SO2 NH3, H2S 2 lần/năm 6 Chủ Cơ sở CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN, CAM KẾT VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trong quá trình hoạt động, chủ cơ sở La Sương Sương đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu các vấn đề môi trường phát sinh tại cơ sở, luôn quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các thành phần gây ô nhiễm. Do đặc thù ngành kinh doanh nên trong quá trình hoạt động thì nguồn có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường là không đáng kể, các nguồn này tác động đến tự nhiên là tương đối thấp. Các nguồn phát sinh này có khả năng chủ động xử lý được. Các vấn đề liên quan đến chất thải, các vấn đề không liên quan đến chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Cơ sở Karaoke đều được xử lý đúng quy định pháp luật hiện hành. Cơ sở Karaoke La Sương Sương thuộc Hộ kinh doanh La Sương Sương có đủ khả năng giải quyết các vấn đề về chất thải và các vấn đề môi trường khác phát sinh trong quá trình hoạt động của Cơ sở Karaoke, và tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm giữ gìn môi trường trong lành. 2. KIẾN NGHỊ Với những kết quả đạt được như trên, Hộ kinh doanh La Sương Sương kính đề nghị: - Uỷ ban nhân dân thành phố Tây Ninh, phòng Tài Nguyên và Môi trường thành phố Tây Ninh xem xét Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Cơ sở Karaoke La Sương Sương sớm được thẩm đinh, phê duyệt. - Đối với các hoạt động bảo vệ môi trường tại Cơ sở Karaoke La Sương Sương, kính mong sự hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan quản lý. Giúp Cơ sở Karaoke đảm bảo thực hiện các biện pháp đúng kỹ thuật để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 3. CAM KẾT Sau khi Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của Cơ sở Karaoke được phê duyệt, Hộ kinh doanh La Sương Sương cam kết: - Các công việc nêu trên chúng tôi sẽ hoàn thành theo đúng nội dung, yêu cầu và tiến độ của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt. - Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, khí thải. - Thu gom phân loại chất thải rắn tại nguồn; hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải nguy hại theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT; - Trong quá trình hoạt động của cơ sở, nếu có các vấn đề về sự cố môi trường, sự cố về cháy nổ chúng tôi sẽ thông báo khẩn cấp đến cơ quan có chức năng để có kế hoạch phối hợp xử lý sự cố kịp thời. - Công ty cam kết sẽ đền bù những thiệt hại do tác động của cơ sở tới đời sống của người dân trong khu vực khi xảy ra tranh chấp. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước Quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và nếu để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường. PHỤ LỤC rang 26 Khách hàng Nước thải sinh hoạt Thức ăn, nước uống Phòng Karaoke Tính tiền Hình 2: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 2 ngăn