« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho nhà máy thức ăn chăn nuôi theo theo tiêu chuẩn ISO 22005.


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho nhà máy thức ăn chăn nuôi theo theo tiêu chuẩn ISO 22005 Tác giả luận văn: Lê Trọng Tuấn Khóa: 2012B Người hướng dẫn: TS.
- Nguyễn Thị Thảo Từ khóa: thức ăn chăn nuôi, truy xuất nguồn gốc, ISO 22005 Nội dung tóm tắt: Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển nhanh chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẽ, phân tán, tận dụng nguồn thức ăn thừa là chính, sang thức ăn quy mô lớn tập trung, sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
- Do vậy nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở nước ta ngày càng lớn.
- Từ năm 2000 trở lại đây, đã có nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi của nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy ở Việt Nam và nhiều công ty trong nước cũng chọn ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, song song với vấn đề đó hệ thống phân phối của ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, qua đó sản lượng thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam ngày càng lớn tăng nhanh Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển nghàng thức ăn chăn nuôi, các vấn đề an toàn thực phẩm, và an toàn sinh học trong quá trình chế biến sản phẩm, phân phối chưa được kiểm soát chặt chẽ.
- Các mối lo về an toàn sinh học trong sản xuất thức ăn chăn nuôi như.
- Nguyên liệu biến đổi gen được sản xuất bằng công nghệ sinh học sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Thành phần thức ăn chăn nuôi được tạo ra từ các loại nguyên liệu biến đổi gen này có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn như tạo chất dị ứng cho đối tượng sử dụng, các độc tố có thể được sinh ra từ phương pháp biến đổi gen khi đưa các dạng protein mới vào cây trồng nguyên liệu,hoặc tạo ra các chất tiêu hủy dinh dưỡng như các chất khánh dinh dưỡng khi sử dụng kỹ thuật cấy ghép gen ..từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng.
- 2+ Các chất tác động vào quá trình chuyển hóa sinh trưởng của vật nuôi sử dụng trong thức ăn chăn nuôi được sản xuât bằng công nghệ sinh học như: hooc môn kích thích sinh trưởng ở bò, lợn.
- Các Enzym tiêu hóa, các chất phụ gia bổ sung trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và trong nuôi trồng nguyên liệu, men vi sinh vật.
- Áp dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp cải tiến việc quản lý chuỗi cung ứng, kiểm soát các mối lo ngại về an toàn sinh học, thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm an toàn và chất lượng.
- Điều này có thể đảm bảo tính an toàn thực phẩm và sinh học trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, cũng như góp phần phát triển công nghệ sinh học thực phẩm cụ thể ở đây là công nghệ sản xuất TACN.
- Để xây dựng hiệu quả hệ thống an toàn thực phẩm và sinh học, cần phải thay đổi chính sách thiết thực kết hợp với việc bắt buộc áp dụng hệ thống truy tìm nguồn gốc gắn liền với các quy định về an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và các hiệp định thương mại để quản lý những vấn đề liên quan đến thực phẩm trên diện rộng như khủng bố sinh học, nhãn xuất xứ của sản phẩm, dịch bệnh lây lan có nguồn gốc từ thực phẩm và các loại thực phẩm biến đổi gen.
- Ngoài ra, cần tiếp tục đầu tư các kênh thông tin truyền thông để nắm bắt, lưu giữ và truyền tải thông tin liên quan đến nguồn cung ứng, sản xuất chế biến, vận chuyển và lưu trữ các sản phẩm thực phẩm trong toàn chuỗi cung ứng.
- Chính vì vậy, trong công nghệ thực phẩm sinh học nói chung và công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi nói riêng việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn ISO 22005 góp phần vào việc xây dựng hiệu quả hệ thống an toàn thực phẩm và sinh học.
- Mục đích nghiên cứu: Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm áp dụng cho nhà máy thức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn ISO 22005.
- Đối tượng nghiên cứu: a) Chuỗi cung ứng trong ngành thức ăn chăn nuôi tại khu vực tỉnh Hà Nam.
- b) Hệ thống TXNG trên dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty CP Dinh Dưỡng Hồng Hà c) Tiêu chuẩn ISO về xác định nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
- 3Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát mô hình chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi tại các doanh nghiệp tỉnh Hà Nam và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho một doanh nghiệp cụ thể.
- Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát mô hình chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Hà Nam, đánh giá khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi thông qua khảo sát mô hình chuỗi cung ứng, công nghệ sản xuất, và hệ thống quản lý chất lượng.
- Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho nhà máy thức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn ISO 22005.
- Ý nghĩa của đề tài: Việc xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc có những ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
- Đảm báo tính an toàn sinh học liên quan đến các nguyên liệu biến đổi gen sử dụng trong sản xuất TACN, các chất tác động trong quá trình chuyển hóa sinh trưởng vật nuôi có trong thành phẩn sản phẩm.
- Nâng cao vấn đề đạo đức và tính pháp lý trong phát triển công nghệ sinh học thực phẩm.
- Việc thu hồi thực phẩm không an toàn từ khâu bán hàng khi áp dụng truy xuất nguồn gốc xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng được bảo vệ an toàn thực phẩm.
- Lợi ích của nhà sản xuất là có thể nhanh chóng thu hồi thực phẩm đang lưu thông để có hướng xử lý kịp thời với chi phí thấp nhất và bảo vệ được danh tiếng của mình.
- đặc biệt là tạo được niềm tin với người tiêu dùng + Phù hợp với các yêu cầu quy định và chính sách của nhà nước về việc phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt