« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá tổn thất điện năng và đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng lưới điện trung áp tỉnh Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: ĐÁNH GIÁ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP TỈNH NAM ĐỊNH Tác giả luận văn: Lê Văn Đức Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Lý do chọn đề tài Do nhu cầu sử dụng điện của nước ta ngày càng tăng nhanh, việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cao là tiêu chí quan trọng hàng đầu của ngành điện nước ta.
- Và việc thực hiện giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất có thể là một việc hết sức cần thiết và cấp bách góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ đối với ngành điện mà còn đối với cả xã hội, việc giảm tổn thất điện năng còn góp phần không nhỏ vào thực hiện tiết kiệm điện.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn Luận văn đã thực hiện đánh giá, phân tích tình hình tổn thất điện năng, tìm ra nguyên nhân tổn thất điện năng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp tỉnh Nam Định xuống mức thấp nhất có thể.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu mà đề tài đặt ra là đánh giá, phân tích thực trạng lưới điện và tình hình tổn thất điện năng lưới điện trung áp tỉnh Nam Định hiện nay.
- Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT tính toán trào lưu công suất và bù tối ưu trên các đường dây trung thế và đánh giá, so sánh với kết quả tổn thất điện năng thực tế từ công tác sản xuất, kinh doanh của Công ty Điện lực Nam Định.
- Nội dung chính của luận văn Chương 1: Đặc điểm tự nhiên và hiện trạng nguồn, lưới điện trung áp tỉnh Nam Định + Đặc điểm tự nhiên + Tăng trưởng kinh tế 2 + Kết quả cụ thể trên các ngành lĩnh vực kinh tế + Định hướng phát triển các ngành đến năm 2015 + Hiện trạng nguồn và lưới điện trung áp tỉnh Nam Định Chương 2: Đánh giá thực trạng lưới điện, khả năng mang tải và tổn thất điện năng lưới điện trung áp tỉnh Nam Định + Đánh giá thực trạng lưới điện và khả năng mang tải của đường dây 35kV, 22kV, 10kV + Hiện trạng tiêu thụ điện gồm kết quả thực hiện công tác giảm tổn thất điện Chương 3: Tổn thất điện năng và phương pháp tính tổn thất điện năng + Khái niệm tổn thất điện năng + Một số phương pháp tính tổn thất điện năng cho lưới điện phân phối + Nhận xét các phương pháp tính về tính khả thi và tính chính xác.
- Chương 4: Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT tính tổn thất điện năng và tính bù tối ưu lưới điện trung áp tỉnh Nam Định + Tổng quan về phần mềm PSS/ADEPT + Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT tính phân bổ công suất và tính tổn thất điện năng lưới điện trung áp tỉnh Nam Định + Tổng hợp kết quả tính toán tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp tỉnh Nam Định Chương 5: Các giải pháp giảm tổn thất điện năng lưới điện trung áp tỉnh Nam Định + Quản lý nhận dạng tổn thất điện năng + Các biện pháp giảm tổn thất điện năng như biện pháp quản lý kỹ thuật-vận hành, biện pháp kinh doanh + Áp dụng giải pháp DSM để giảm tổn thất điện năng + Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ sử dụng điện + Đánh giá khả năng ứng dụng DSM ở tỉnh Nam Định 3 5.Kết luận - Bù công suất phản kháng là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng điện năng của lưới điện phân phối nhằm điều chỉnh điện áp nút, giảm tổn thất điện năng.
- Trong luận văn này đã đề xuất vị trí lắp đặt và dung lượng bù tối ưu cho các đường dây trung áp tỉnh Nam Định theo sơ đồ kết dây vận hành hiện nay.
- Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để tính trào lưu công suất và tính toán bù tối ưu cho lưới điện trung áp, kết quả tính toán tổn thất công suât, tổn thất điện năng kỹ thuật là cơ sở so sánh với kết quả tổn thất điện năng thực tế lưới điện.
- trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT để thực hiện quản lý vận hành lưới điện phân phối tỉnh Nam Định.
- Ứng dụng giải pháp DSM thực hiện quản lý sử dụng thiết bị điện để giảm tổn thất điện năng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt