« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÚNG


Tóm tắt Xem thử

- CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÚNG I.
- Phân loại các quỹ đầu tư: 1.
- Phân loại theo phương thức huy động vốn  Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.
- Quỹ đại chúng thường không bị pháp luật giới hạn về số lượng nhà đầu tư tối đa vào quỹ.
- Tuy nhiên, do số lượng các nhà đầu tư lớn nên quỹ đại chúng có nhiều giới hạn đầu tư do pháp luật quy định nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn các nhà đầu tư vào quỹ.
- Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán được lập bằng vốn góp của một số nhà đầu tư nhất định và không phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng.
- Luật chứng khoán năm 2006 quy định quỹ thành viên có tối đa không quá 30 thành viên và tất cả thành viên phải là pháp nhân.
- Thành viên của quỹ thông thường là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và có năng lực tài chính mạnh như công ty tài chính, ngân hàng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm.
- Phân loại theo nghĩa vụ đối với nhà đầu tư  Quỹ đóng là loại quỹ mà theo đó, quỹ không có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư được phát hành ra công chúng theo yêu cầu của nhà đầu tư.
- Do vậy, nhà đầu tư chỉ có thể thu hồi số vốn đầu tư bằng cách chuyển nhượng chứng chỉ quỹ đầu tư cho nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán.
- Quỹ mở là loại quỹ mà theo đó, quỹ có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư.
- Loại quỹ này có số vốn và số thành viên luôn biến động, nên thường chỉ xuất hiện ở những quốc gia có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nhật Bản v.v..
- Phân loại theo cơ chế quản lý quỹ  Mô hình công ty: Là quỹ đầu tư có tư cách pháp nhân đầy đủ, được thành lập dưới hình thức công ty đầu tư cổ phần, có điều lệ hoạt động, vốn huy động từ các nhà đầu tư bằng cách phát hành cổ phiếu.
- Cổ phiếu của Quỹ có thể được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC.
- Mô hình tín thác: Là quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân.
- Với mô hình này, Quỹ đầu tư chỉ được coi là một khối lượng tiền do các nhà đầu tư góp vốn để sử dụng dịch vụ quản lý đầu tư chuyên nghiệp nhằm thu lợi nhuận.
- Chứng thư tín thác, được sự phê chuẩn của Bộ tài chính hoặc cơ quan chức năng, quy định mọi vấn đề đối với hoạt động của Quỹ nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư.
- Phân loại theo đối tượng đầu tư  Quỹ đầu tư cổ phiếu ( stock fund.
- Quỹ đầu tư trái phiếu (bond fund.
- Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ (Money market fund.
- Quỹ đầu tư kim loại quý (precious metals/ gold fund.
- Quỹ đầu tư chỉ số (Index fund) 2 II.
- Hoạt động của quỹ đầu tư 1.
- Cơ cấu tổ chức  Đại hội đồng nhà đầu tư: bao gốn tất cả các nhà đầu tư thực hiện góp vốn lập nên quỹ, là cơ quan quyết định cao nhất cuả quỹ đầu tư chứng khoán  Ban đại diện quỹ: là các thành viên đại diện quỹ do hội người đầu tư bầu ra và hoạt động theo những nguyên tắc được quy định trong điều lệ quỹ.
- Ban đại diện quỹ thường được thành lập trong các quỹ đầu tư chứng khoán theo mô hình tín thác.
- Công ty quản lý quỹ: là công ty có chức năng quản lý và điều hành các quỹ đầu tư CK.
- Các tổ chức dịch vụ và cung ứng khách hàng: là các đại lý chuyển nhượng hay các tổ chức tư vấn đầu tư của quỹ.
- Công ty kiểm toán: thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xác tình hình hoạt động của quỹ đầu tư, đảm bảo sự minh bạch.
- Hoạt động quỹ đầu tư a.
- Phương thức phát hành: Đối với quỹ đầu tư hoạt động theo mô hình công ty, quỹ có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn đầu tư.
- Đối với quỹ đầu tư dạng tín thác, 3 quỹ sẽ phát hành chứng chỉ quỹ để huy động vốn đầu tư.
- Cũng như cổ phiếu phổ thông khác, chứng chỉ quỹ đầu tư có thể phát hành dưới hình thức ghi danh hoặc vô danh và có thể được chuyển nhượng như cổ phiếu.
- Đối với quỹ đầu tư tín thác, Công ty quản lý quỹ sẽ xác định giá chào bán ban đầu các chứng chỉ đầu tư của quỹ.
- Phương thức phổ biến nhất để bán cổ phần của quỹ đầu tư theo mô hình Công ty là qua các tổ chức bảo lãnh phát hành.
- Theo phương thức này, người bảo lãnh của quỹ đóng vai trò như người bán buôn và người phân phối đối với các hãng kinh doanh và môi giới chứng khoán.
- Các quỹ được trực tiếp bán cổ phiếu của nó cho nhà đầu tư không thông qua một trung gian nào.
- Các quỹ đầu tư dạng tín thác do Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập thường hay chào bán chứng chỉ đầu tư bằng hình thức này thông qua hệ thống mạng lưới của Công ty quản lý quỹ hoặc mạng lưới của ngân hàng giám sát.
- Hoạt động đầu tư: Bất kỳ quỹ đầu tư chứng khoán nào được thành lập cũng nhằm đạt được những mục tiêu ban đầu.
- Lãi vốn: làm tăng giá trị các nguồn vốn ban đầu thông qua đánh giá các cổ phiếu trong danh mục đầu tư của quỹ.
- Thu nhập và lãi vốn: sự kết hợp giữa hai yếu tố trên Để đạt được các mục tiêu ban đầu, mỗi quỹ đều hình thành các chính sách đầu tư riêng của mình, trên cơ sở đó có thể xây dựng danh mục đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Người đầu tư sẽ lựa chọn và quyết định đầu tư vào quỹ theo khả năng và mức 4 độ chịu rủi ro của mình dựa vào các thông tin về chính sách và mục tiêu đầu tư của quỹ.
- Chính sách và mục tiêu đầu tư của quỹ thường được thể hiện ở tên gọi của quỹ.
- Các quỹ đầu tư tại Việt Nam 1.
- Quỹ nội tại Việt Nam a.
- Sự hình thành của quỹ nội tại Việt Nam Quỹ đầu tư được hình thành đầu tiên tại Châu Âu vào giữa thế kỷ 19.
- Khái niệm quỹ đầu tư chứng khoán không mới trên thế giới nhưng trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn tương đối xa lạ và là công cụ đầu tư ít được các nhà đầu tư nhỏ lẻ quan tâm.
- Ngành quản lý quỹ tại Việt Nam bắt đầu hình thành kể từ tháng 7/2003 với sự ra đời của Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một loại hình tổ chức kinh doanh chứng khoán mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Xu hướng hoạt động của các quỹ đầu tư nội tại Việt Nam Nếu như tháng 3/2013, trên thị trường chỉ có 1 quỹ mở thì đến nay, sau 12 năm hình thành và phát triển, trên thị trường đã có 30 quỹ đầu tư chứng khoán (số lượng quỹ đại chúng chiếm 73.
- Quỹ mở dần chiếm ưu thế và thay thế quỹ đóng Quỹ đóng ra đời đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 20/5/2004 là quỹ VF1 được cấp phép thành lập và được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán HCM (HOSE) với số vốn ban đầu là 300 tỷ đồng.
- Giai đoạn đầu của quỹ đầu tư, quỹ đóng là quỹ được các nhà đầu tư tin tưởng, số lượng quỹ đóng tăng nhanh và chiếm phần lớn trong tổng quỹ đầu tư tại Việt Nam.
- Năm 2008 số lượng quỹ đóng là 18 (chiếm 85% tổng số quỹ) như: quỹ tầm nhìn SSI, quỹ đầu tư cân bằng Prudential (PRUBF1), quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife (MAFPF1.
- Do nguồn vốn lớn và ổn định nên các chiến lược đầu tư của quỹ đóng mang tính dài hạn hơn quỹ mở và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
- Tuy nhiên, bản chất của quỹ đóng là không thực hiện mua lại chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư đến khi đóng quỹ, thời gian rút vốn dài từ 3-7 năm, chính vì thế các nhà đầu tư có nhu cầu rút vốn sẽ phải niêm yết chứng chỉ quỹ và bán trên thị trường thứ cấp.
- Những điều này cũng khiến nhiều nhà đầu tư không hài lòng và là nguyên nhân dẫn đến các quỹ đóng đang dần mất ưu thế và chuyển sang quỹ mở.
- Ví dụ như Quỹ 6 đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VFMVF4), Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (FVMVF1), quỹ đầu tư năng động Việt Nam(VFA), Quỹ Đầu tư Việt Nam (BIMVIF)… Đồng thời, trong 3 năm kể từ năm 2013 số lượng quỹ mở trên thị trường Việt Nam đã gia tăng một cách chóng mặt.
- Hiện nay, trong tổng số 30 quỹ đầu tư, số quỹ mở là 18 (chiếm 60% tổng số quỹ).Cụ thể, nếu năm 2012 số lượng quỹ đóng trên thị trường là 6 quỹ, thì đến năm 2016 số quỹ đóng trên thị trường chỉ còn 1 quỹ duy nhất Quỹ đầu tư tăng trưởng TVAM (FUCTVGF1) của công ty Quản lý quỹ Thiên Việt hoạt động và niêm yết trên sàn.
- Một số quỹ nội lớn tại Việt Nam  Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFMVF1) Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VFMVF1) là quỹ đại chúng đầu tiên của Việt Nam, với quy mô vốn ban đầu 300 tỷ đồng, thành lập năm 2004.
- Sau 10 năm hoạt động, Quỹ đầu tư VF1 đã chuyển đổi thành công từ quỹ đóng sang quỹ mở.
- Quỹ được phát hành bởi CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) và được kiểm soát bởi Ngân hàng THHH một thành viên Standard Chartered (Việt Nam).
- Quỹ đầu tư lợi thế cạnh tranh bền vững SSI (SSI-SCA) Quỹ đầu tư lợi thế cạnh tranh bền vững SSI được thành lập ngày với vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng.
- Quỹ là loại hình quỹ đầu tư dạng mở do Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM) quản lý.
- Quỹ ETF Việt Nam Quỹ ETF tại Việt Nam ra đời đầu tiên vào năm 2014 với tên gọi Quỹ VFMVN30.
- Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 2 quỹ ETF nội đó là: Quỹ đầu tư tăng trưởng TVAM (FUCTVGF1) và quỹ ETF VFMVN30 (E1VFVN30).
- 7 Nhìn chung, hơn 3 năm có mặt trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng dấu ấn mà các quỹ ETF nội để lại rất mờ nhạt.
- Dù kết hợp được cả đặc tính của 2 loại hình quỹ đóng và quỹ mở, tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn chưa thực sự mặn với loại hình quỹ này.
- Bên cạnh đó, các chỉ số mô phỏng là VN30 và HNX30 lại tăng trưởng kém tích cực trong 2 năm gần đây, dẫn đến điểm kém hấp dẫn của ETF trong con mắt của nhà đầu tư.
- Các quỹ ngoại trên thị trường Việt Nam a.
- Các giai đoạn phát triển của quỹ ngoại Giai đoạn trước khi có thị trường chứng khoán Việt Nam): Hoạt động của các quỹ ngoại còn nhỏ lẻ, manh mún.
- Quỹ ngoại xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam là Quỹ Vietnam Fund, thành lập năm 1991, với số vốn là 54.3 triệu USD.
- Tính đến trước khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm Việt Nam có tổng cộng 7 quỹ quản lý đầu tư với tổng số vốn ước khoảng 400 triệu USD.
- Lý do khiến các quỹ đầu tư vào Việt Nam còn ít, manh mún là trong giai đoạn này Việt Nam còn thiếu những cơ sở cần thiết nhất cho thị trường đầu tư.
- 8 Giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành): Dòng quỹ ngoại bắt đầu quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam Từ năm 2001 tới năm 2005, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bắt đầu quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam với 13 quỹ mới được thành lập có tổng quy mô vốn đạt 908 triệu USD.
- Đây là kết quả của sự ra đời và phát triển của Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Tp.
- Hồ Chí Minh (2000) và SGDCK Hà Nội (2005) cùng với hành lang pháp lý được điều chỉnh theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, đơn cử như việc điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ của nhà ĐTNN, từ mức 20% lên mức sau đó lên mức 49%.
- Giai đoạn từ 2006 (Việt Nam gia nhập WTO) đến nay: Quỹ ngoại hoạt động mạnh mẽ, có vai trò quan trọng với thị trường chứng khoán Việt Nam Với tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm đạt mức bình quân 7.5%/năm, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam từ mức B3 lên B1.
- Việc gia nhập WTO vào năm 2006 cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của TTCK đã giúp Việt Nam thu hút được đông đảo nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quỹ đầu tư từ các nền kinh tế phát triển.
- Cho đến năm 2014, đã có khoảng 25 quỹ đầu tư ngoại hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng quy mô vốn lên tới gần 4 tỷ USD.
- Năm 2014 cũng là năm ghi nhận kết quả hoạt động tích cực của các quỹ ngoại ở Việt Nam.
- 9 – Một số quỹ ngoại đang hoạt động tại Việt Nam  Dragon Capital 10 Hoạt động lâu đời nhất tại Việt Nam là quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) của Dragon Capital, quỹ đầu tư này được thành lập từ năm 1995, trước khi UBCKNN được thành lập.
- Sự gắn bó của Dragon Capital phần nào cho thấy nhà đầu tư lớn nhất này vẫn đang đặt niềm tin vào tiềm năng tăng trưởng của TTCK Việt.
- Năm 2015, Dragon Capital đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử của quỹ, khi sáp nhập quỹ Vietnam Growth Fund (VGF) vào VEIL, để đưa giá trị tổng tài sản lên gần mức hơn 1 tỷ USD và trở thành quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Vina Capital Một Cái tên nổi bật khác là quỹ đầu tư Vietnam Opportunity Fund (VOF) được quản lý bởi Vina Capital.
- Hoạt động đầu tư của VOF khá đa dạng, bao gồm cả cổ phiếu niêm yết, private equity, cổ phiếu OTC, bất động sản và chứng chỉ quỹ niêm yết tại nước ngoài.
- Mới đây, Vina Capital đã quyết định chuyển niêm yết lên sàn giao dịch chính của thị trường chứng khoán London với mã cổ phiếu VOF.L từ ngày 30/3/2016.
- Đây là quỹ đầu tư hướng đến các thị trường tại khu vực châu Á, trừ Nhật Bản.
- Trước đây, quỹ này đầu tư chủ yếu vào thị trường Thái Lan.
- Tính đến cuối tháng 12/2012, quỹ dành đến 85% tài sản để đầu tư vào thị trường này.
- Tuy nhiên, đến đầu năm 2013, PYN Elite Fund quyết định hiện thực hóa lợi nhuận các khoản đầu tư tại Thái Lan để rót vào những thị trường khác là Việt Nam và Trung Quốc.
- 11 Cập nhật báo cáo mới nhất – tháng 1/2017 của PYN, quỹ hiện đang quản lý tổng số vốn lên tới 342 triệu Euro, trong đó, dành tới 96% vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, 4% cho Trung Quốc.
- Quỹ ETF Xuất hiện muộn hơn so với các quỹ đóng và quỹ mở là các quỹ đầu tư mô phỏng chỉ số ETF.
- Với những ưu điểm như khả năng phân tán rủi ro tốt và cơ chế hoạt động như một quỹ mở, các quỹ đầu tư chỉ số dần khẳng định tên tuổi và có thời điểm “làm mưa làm gió” trên TTCK Việt Nam