« Home « Kết quả tìm kiếm

Những điểm mới của Luật đầu tư về thực hiện hoạt động của tổ chức kinh tế 2


Tóm tắt Xem thử

- VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NAM HÀ NỘI - HSLAWS Địa chỉ: Tòa nhà HSLAWS, 183 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội Tel Fax Website: http://www.hslaw.vn Luật Đầu tư năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày tại Kỳ họp thứ 7, có hiệu lực kể từ ngày bao gồm 7 chương và 76 điều, quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.
- So với Luật Đầu tư 2005, Luật Đầu tư 2014 có tinh thần mở hơn, phạm vi điều chỉnh rõ ràng hơn, có nhiều điều chỉnh phù hợp với tình hình hiện tại nhằm tháo gỡ những vướng mắc và cải thiện môi trường đầu tư, trong đó có nhiều điểm mới nổi bật.Một trong số đó là những Quy định mới cho việc thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể như sau: Điều 23.
- Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.
- Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
- đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
- đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.
- b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
- c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
- đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
- đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
- Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Luật Đầu tư năm 2005 quy định dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài đều phải đăng ký đầu tư cho dù tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 1% vốn điều lệ.
- Tuy nhiện, theo Luật Đầu tư 2014 quy định đối với các dự án nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài.
- Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn lại (có nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ) thì sẽ được đối xử như dự án đầu tư trong nước, không cần phải đề nghị giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Việc thu hẹp phạm vi áp dụng giấy chứng nhận đăng kí đầu tư đối với các dự án có nhà đầu tư nước ngoài sẽ khuyến khích đầu tư nước ngoài , thêm vào đó thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng được rút ngắn gọn hơn Cụ thể là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư là.
- đối với các dự án khác là 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ (trước đây là 45 ngày)