Academia.eduAcademia.edu
Tham luận CÔNG TÁC QUAN H H P TÁC QU C T V I V N Đ NÂNG CAO NĔNG L C CÁN B Thạc sỹ Phan Thanh Đức Học vi n Ngân hàng I.ăĐặtăv năđ Quan hệ hợp tác quốc tế đối với một cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học luôn là một công tác đòi hỏi đ ợc quan tâm và định h ớng đúng đắn. Điều này càng trở nên quan trọng đối với Học viện Ngân hàng, là một đơn vị đư có 45 năm hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Yêu cầu mở rộng và khai thác các mối quan hệ quốc tế càng trở nên cần thiết và đ ợc xem là nhiệm vụ chiến l ợc, lâu dài trong xu thế toàn cầu hoá nói chung và trong định h ớng phát triển của Học viện Ngân hàng nói riêng. Khi lộ trình hội nhập ngày càng đến gần, cùng với tự do hoá th ơng mại, dỡ bỏ những hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan, bài toán để tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có ngành ngân hàng, chỉ có một lời giải duy nhất đó là cải tiến, nâng cao năng suất chất l ợng sản phẩm dịch vụ, nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ, đạt đến tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu cơ bản của công tác Hợp tác quốc tế – bồi d ỡng đội ngũ cán bộ trẻ, có đủ trình độ, năng lực, khả năng kế cận và thay thế một cách xứng đáng với lớp cán bộ đi tr ớc. Th căt ăvàănh ngăti mănĕng Với những yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết của xư hội, các tiêu chuẩn đòi hỏi đối với đội ngũ cán bộ của ngành Ngân hàng nói chung cũng nh đối với các cán bộ của Học viện Ngân hàng nói riêng ngày đ ợc nâng cao. Và công tác Hợp tác quốc tế phải đ ợc coi là giải pháp tốt nhất để đáp ứng đ ợc những tiêu chuẩn này. Tại Học viện Ngân hàng hiện có gần 500 cán bộ công nhân viên, trong đó có 5 Phó Giáo s , 34 Tiến sỹ, 113 Thạc sỹ. Số cán bộ có trình độ sau đại học mới chiếm hơn 30% tổng số cán bộ. (Nguồn: TCCB, 9/2006). Số cán bộ có học hàm cũng đư có tuổi. Số cán bộ trẻ chiếm tỷ trọng lớn đang trong quá trình học tập bồi d ỡng. Thực tế đang đặt ra một thách thức lớn về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học trong thời gian tới. Tuy nhiên, thực tế cũng đang mở ra cho chúng ta những cơ hội thuận lợi cho việc xây dựng và bồi d ỡng đội ngũ cán bộ khoa học. Tr ớc đây, quan hệ hợp tác quốc tế không nhiều, chủ yếu nằm trong khuôn khổ hành chính, quản lý nhà n ớc. Các dự án hợp tác quốc tế th ờng nằm trong khuôn khổ những hiệp định, ch ơng trình viện trợ, nhân đạo, … quản lý theo cơ chế bao cấp, theo hình thức tiếp nhận - sử dụng. Tình hình đó dẫn đến những vấn đề về hiệu quả hợp tác, điều phối cán bộ. Sự nỗ lực để mở rộng, khai thác quan hệ hợp tác quốc tế ch a trở thành một vấn đề cấp thiết phải đặt ra. Hiện nay, những tác động tích cực trong đ ờng lối đổi mới của Đảng và Nhà n ớc đư làm thay đổi cơ bản cục diện và cách nhận thức này. Cơ chế chính sách quản lý mở rộng hơn, tăng quyền tự chủ cho các đơn vị cơ sở. Ph ơng tiện thông tin, trao đổi khoa học ngày càng hiện đại, cập nhật cùng với chính sách hoà nhập cộng đồng quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giúp cho các cán bộ trong Học viện có điều kiện móc nối, duy trì, xây dựng quan hệ với cộng đồng cùng lĩnh vực trên tr ờng quốc tế, dần dần phát triển thành những hình thức hợp tác chính thức. Một đặc điểm nữa cũng phải đề cập đến là chính sách mở rộng quan hệ trong đào tạo quốc tế của các n ớc phát triển. Đối với những cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học lớn của các n ớc phát triển, đào tạo cũng đ ợc xem nh là một lĩnh vực th ơng mại xư hội, việc thăm dò tìm hiểu thị tr ờng, quảng cáo tiếp thị cho hình ảnh của cơ sở đào tạo là một lẽ đ ơng 1 nhiên. Đặc biệt đối với Việt nam do có những u thế về truyền thống hiếu học, về khả năng và tính cách của cán bộ khoa học, giảng viên, sinh viên. Các đối tác quốc tế đều coi Việt nam là thị tr ờng tiềm năng trong việc hợp tác đào tạo quốc tế. Bên cạnh đó, với những đặc thù trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là lĩnh vực chịu ảnh h ởng trong việc ứng dụng những công nghệ mới, luôn đòi hỏi việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ có trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, đủ khả để đủ năng sử dụng các công nghệ tiên tiến. Các đòi hỏi cấp thiết này chứa đựng những tiềm năng to lớn cho việc triển khai công tác hợp tác quốc tế trong ngành Ngân hàng nói chung và cho Học viện Ngân hàng nói riêng. Do vậy, các đối tác n ớc ngoài rất quan tâm đến Học viện và chủ động đến với chúng ta chứ không đợi chúng ta mời. Đây chính là những lợi thế cho công tác HTQT trong Học viện Ngân hàng. II. Đi uăki năđểăphátătriểnăvàănâng caoăhi uăqu ăcủaăhoạtăđ ngăh pătácăqu căt 1. Kinh nghiệm cho thấy rằng đơn vị nào muốn có những hoạt động HTQT, đơn vị đó phải có thực lực chuyên môn. Cụ thể là các cán bộ trong đơn vị phải có trình độ chuyên môn tốt, có ý thức chăm lo công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, có khả năng ngoại ngữ. Thêm vào đó đơn vị phải có những định h ớng cụ thể trong công tác hợp tác, có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đủ yêu cầu cho công tác hợp tác. Bởi vì, ngày nay trong quan hệ hợp tác, các đối tác cũng mong muốn bình đẳng, mong muốn có những lợi ích cụ thể, chứ không thuần tuý là tài trợ từ thiện. 2. Muốn tìm kiếm đối tác, phải có những cán bộ chuyên môn tốt, ngoại ngữ giỏi, nhiệt tình và chịu khó tìm kiếm các vấn đề nghiên cứu. Các cán bộ này cần nhạy bén trong việc tìm hiểu các đối tác n ớc ngoài, có khả năng đề xuất một cách nhanh chóng các đề tài, dự án có nội dung tốt, phù hợp với điều kiện của Học viện. 3. Trên thực tế ở các đơn vị đư thành công trong quan hệ hợp tác quốc tế, các đề tài, dự án th ờng đ ợc bắt nguồn từ mối quan hệ cá nhân giữa các nhà khoa học của ta và của bạn. Những tiếp xúc ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu phía đối tác có thiện cảm và ấn t ợng tốt về thực lực chuyên môn, về nhiệt tình hợp tác, về phong cách làm việc khoa học, bài bản, nghiêm túc và nhanh nhẹn của đơn vị thì họ cũng sẽ rất nhiệt tình trong công việc xúc tiến triển khai hợp tác. Điều này cũng đặt ra vấn đề về việc đào tạo những năng lực và phẩm chất cho cán bộ, giảng viên trong Học viện nhằm đáp ứng nhu cầu của công tác hợp tác quốc tế. 4. Trong phần lớn tr ờng hợp, việc tiến hành ký kết các bản ghi nhớ, hiệp ớc, thoả thuận hợp tác ký kết có thể đ ợc tiến hành rất nhanh chóng và thuận lợi. Tuy nhiên đó chỉ là những văn bản khung. Việc triển khai cụ thể các dự án hợp tác đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu t xứng đáng đối với công tác hợp tác quốc tế về kinh phí, thời gian, công sức từ cấp lưnh đạo đến các cán bộ thực hiện. 5. Lưnh đạo các đơn vị cần khuyến khích và tạo điều kiện để các cán bộ chủ động nâng cao trong việc móc nối và thực hiện dự án hợp tác quốc tế. Các phòng chức năng cần phối hợp hoàn tất thủ tục văn bản theo đúng các quy định của nhà n ớc về đoàn ra, đoàn vào, đảm bảo việc trả lời, trao đổi thông tin kịp thời, nhanh chóng. III. Nh ngăđ ăxu tăvàăki nănghịăchoăđịnhăhư ngăphátătriểnăh pătácăqu căt ătrong Học vi n Ngân hàng 1. Mụcătiêu: Đ a công tác hợp tác quốc tế của Học viện góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ giảng viên, nghiên cứu khoa học chất l ợng cao, ngang tầm với các tr ờng bạn, khẳng định vị thế của Học viện trong khu vực, từng b ớc đạt trình độ quốc tế. 2 2. Nhi măvụătrọngătâm: Để phát huy hiệu quả công tác hợp tác quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học chất l ợng cao của Học viện Ngân hàng, các hoạt động hợp tác quốc tế cần tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau: - Xây dựng chiến l ợc trong hợp tác quốc tế, có xác định mục tiêu, định h ớng chính và những nội dung u tiên trong từng thời điểm. - Chủ động, tích cực hoà nhập, nâng cao uy tín và vị thế của Học viện Ngân hàng trong cộng đồng các tr ờng đại học trong n ớc, trong khu vực và quốc tế. - Đẩy mạnh công tác liên kết đào tạo quốc tế (đặc biệt là các ch ơng trình đào tạo quốc tế bậc đại học, sau đại học). - Tăng c ờng các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế. - Khai thác có hiệu quả các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tăng c ờng và hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật và thu hút các nguồn tài trợ học bổng cho cán bộ, sinh viên thông qua các dự án hỗ trợ. - Nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, giảng viên Học viện từng b ớc đạt chuẩn trong n ớc, trong khu vực và quốc tế cả về chuyên môn lẫn trình độ ngoại ngữ. 3. Nh ngăđịnhăhư ngăphátătriển h pătácăqu căt ăcủaăHọcăvi n: - u tiên tăng c ờng các ch ơng trình đào tạo quốc tế, trao đổi giảng viên và sinh viên, chú trọng đào tạo, bồi d ỡng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm. - Khai thác có hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế nhằm tăng c ờng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các đơn vị đào tạo, nghiên cứu, tranh thủ các nguồn học bổng trong, ngoài n ớc cho sinh viên. - Chú trọng đẩy mạnh hợp tác với các c ờng quốc trên thế giới về giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học (các n ớc Bắc Mỹ, Liên minh Châu Âu, các n ớc Đông Bắc Á, Đông Âu) đồng thời củng cố phát triển các mối quan hệ truyền thống (Nga, Lào, Campuchia) và mở rộng hợp tác với các n ớc thuộc khối ASEAN. Tăng c ờng quan hệ song ph ơng và đa ph ơng với các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là thông qua các mạng l ới đại học khu vực và quốc tế. Cần tranh thủ sự hợp tác với các cơ quan n ớc ngoài có đại diện tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực về tài chính ngân hàng. - Khuyến khích cán bộ, giảng viên, các nhà khoa học trong Học viện làm công tác hợp tác quốc tế nhằm tạo ra mạng l ới cộng tác viên trong hợp tác quốc tế với chính sách động viên, khen th ởng kịp thời; đồng thời nâng cao chất l ợng đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác hợp tác quốc tế. Dựa vào tình hình thực tế của Học viện về hợp tác quốc tế, để thực hiện đ ợc định h ớng phát triển trên Học viện Ngân hàng cần có lộ trình phát triển qua các giai đoạn công việc. Xin đ ợc đề xuất một lộ trình cho việc phát triển công tác hợp tác quốc tế trong Học viện Ngân hàng nh sau: Giaiăđoạnă1.ăMởăr ngăquanăh ăv iăcácăđ iătácănư căngoài Trong giai đoạn này, Học viện cần chủ động thiết lập, mở rộng quan hệ với các đối tác n ớc ngoài nhằm quảng bá và khẳng định vị thế b ớc đầu của Học viện Ngân hàng đối với bên ngoài. Mời các đoàn khách quốc tế đến Học viện tham quan, tìm hiểu về Học viện để đặt các quan hệ b ớc đầu, ký kết các biên bản ghi nhớ về thoả thuận hợp tác,... Kinh nghiệm cho thấy rằng, đây là giai đoạn phát triển theo chiều 3 rộng, cần tiếp xúc với càng nhiều đối tác càng tốt. Và trên cơ sở xem xét một số l ợng lớn các đối tác n ớc ngoài mới đư b ớc đầu tìm đ ợc những đối tác có thiện chí và phù hợp trong từng lĩnh vực hợp tác cụ thể. Danh sách các đối tác mà Học viện Ngân hàng đư đặt quan hệ trong thời gian qua. (Nguồn: Ban HTQT, 9/2006) STT Tênăđ iătác Nư c D ăki năh pătác 1 Viện Công nghệ Châu Á - AIT Thái lan Đào tạo Thạc sỹ CNTT trong ngành Tài chính – Ngân hàng 2 Tập đoàn Giáo dục Tyndale Singapore Đào tạo Cử nhân Đại học quốc tế ngành Tài chính – Ngân hàng 3 ĐH Cao Hùng Đài loan Đào tạo giảng viên, đào tạo MBA 4 ĐH HELP Malayxia Trao đổi sinh viên, hợp tác đào tạo cử nhân, thạc sỹ 5 ĐH Edith Cowan Australia Trao đổi sinh viên, đào tạo giảng viên, hợp tác đào tạo cử nhân, thạc sỹ 6 Học viện Tài chính Liên bang Nga Hợp tác đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng 7 ĐH Birmingham V ơng quốc Anh Hợp tác đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng 8 ĐH Wales, Bangor V ơng quốc Anh Hợp tác đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng d ới hình thức e-Learning 9 ĐH Sunderland V ơng quốc Anh Đào tạo Cử nhân Đại học quốc tế ngành Tài chính – Ngân hàng 10 Tổ chức khảo thí và cấp bằng Edexcel V ơng quốc Anh Đào tạo bằng Cao đẳng quốc gia Anh ngành Tài chính – Ngân hàng 11 ĐH Rowan Hoa kỳ Trao đổi sinh viên 12 Tr ờng Kinh tế Châu Âu - ESE Italia Xây dựng mô hình công ty liên doanh cung cấp các ch ơng trình đào tạo quốc tế tại Việt nam theo tiêu chuẩn Châu Âu. 13 Công ty RoboRock Hoa kỳ Xây dựng mô hình liên kết đào tạo các khóa ngắn ngày cấp bằng của Hiệp hội Ngân hàng Hoa kỳ 14 ĐH Solvay Bỉ Hợp tác đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng 15 Hiệp hội các nhà ngân hàng Bỉ Bỉ Hợp tác đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng 16 Tập đoàn giáo dục OEG Singapore Đào tạo cử nhân đại học cấp bằng cử nhân của các tr ờng ĐH Australia. 17 ĐH Vũ Hán Trung quốc Trao đổi sinh viên, giảng viên 18 Công ty DKG Hoa kỳ Phối hợp xây dựng các dự án đấu thầu đào tạo. 4 19 Công ty Kiểm toán VACO Việt nam Phối hợp xây dựng các dự án đấu thầu đào tạo. 20 Cục Kinh tế Liên bang Thụy sỹ Thụy sỹ Triển khai dự án đào tạo giảng viên cho Học viện 21 Học viện Ngân hàng Thụy sỹ Triển khai dự án đào tạo giảng viên cho Học viện thông qua tài trợ của Cục Kinh tế Liên bang Thụy sỹ 22 Học viện Ngân hàng Lào Hợp tác đào tạo Thạc sỹ và các lớp chuyển đổi chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng cho cán bộ Ngân hàng Lào Giaiăđoạnă2.ăThi tălậpăquanăh ăchặtăch ăv iă cácăcơăquanăqu nălýăcôngătácă h p tác qu c t Để có thể tiến hành các công tác về hợp tác quốc tế, việc thiết lập một quan hệ chặt chẽ và có sự ủng hộ của các cơ quan quản lý cấp trên là hết sức quan trọng. Đặc biệt là đối với các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục đào tạo và Ngân hàng Nhà n ớc. Trong công tác này, nhất thiết cần có sự tham gia trực tiếp của Ban Lãnh đạo Học viện để đặt quan hệ ở tầm vĩ mô sau đó các đơn vị trực tiếp triển khai sẽ thực hiện các công việc cụ thể trong việc duy trì và củng cố các mối quan hệ. Tr ớc mắt cần củng cố quan hệ với Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ - Ngân hàng Nhà n ớc; Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và đào tạo. Giaiăđoạnă3.ăCủngăc ăcôngătácăHTQTătrongăHọcăvi n Tại Học viện Ngân hàng, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý công tác hợp tác quốc tế là Ban Hợp tác quốc tế. Ban Hợp tác quốc tế đ ợc thành lập dựa trên cơ sở tách chức năng quản lý hoạt động hợp tác quốc tế từ phòng Đào tạo và hợp tác quốc tế.. Tuy nhiên, nhiều công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của Ban Hợp tác quốc tế ch a đ ợc phân định rõ ràng. Việc triển khai và quản lý hoạt động Hợp tác quốc tế tuy đư có cơ chế nh ng còn nhiều lúng túng trong công tác triển khai cụ thể. Lực l ợng nhân sự còn rất mỏng, đặc biệt việc triển khai các dự án sau khi đư ký kết các thoả thuận hợp tác gặp rất nhiều khó khăn, tình hình nhân sự không thể đáp ứng đ ợc yêu cầu công việc. Do vậy, bên cạnh việc xây dựng các định h ớng phát triển cho công tác hợp tác quốc tế, điều chỉnh lại các quy trình có liên quan đến công tác hợp tác quốc tế, việc đầu t về nhân sự là yếu tố hết sức quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Học viện ngân hàng. Đây sẽ là cơ sở cho việc triển khai các công việc hợp tác quốc tế trong Học viện một cách khoa học và có hiệu quả. Giaiăđoạnă4.ăThànhălậpă đơn vị triển khai công tác h pătácăqu căt ă (Khoa Qu c t hoặc Trung tâm h pătácăqu căt ăv đào tạo và chuyển giao công ngh ) Việc triển khai các hoạt động về hợp tác quốc tế có một khối l ợng công việc lớn, đòi hỏi chính xác về thời gian, những sự đầu t về tài chính và đặc biệt cần phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, năng động, nhiệt tình, giỏi ngoại ngữ và toàn tâm toàn ý với công việc. Thiết nghĩ, việc thành lập một đơn vị chức năng theo mô hình “KhoaăQu căt ” hoặc “TrungătâmăH pătácăqu căt ăv ăđàoătạoăvàăchuyểnă giaoăcôngăngh ” là điều kiện hết sức quan trọng để tiến hành triển khai các hoạt động đào tạo theo các dự án hợp tác quốc tế. Kinh nghiệm cho thấy, tại các tr ờng đại học thành công trong công tác hợp tác quốc tế nh Đại học Quốc gia Hà nội, Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế quốc dân,... vai trò của Trung tâm này là rất lớn. Trên thực tế, Trung tâm sẽ là đơn vị triển khai các dự án về hợp tác quốc tế của Học viện, trong khi Ban Hợp tác quốc tế là đơn vị chức năng quản lý và thực hiện các nhiệm vụ 5 về quan hệ và hợp tác quốc tế của Học viện. Mối quan hệ giữa Ban Hợp tác quốc tế và Trung tâm hợp tác quốc tế hoặc Khoa Quốc tế phải là mối quan hệ hết sức chặt chẽ, thống nhất. Tại các tr ờng bạn (Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia,...), công tác hợp tác quốc tế th ờng do trực tiếp Hiệu tr ởng phụ trách và tuỳ thuộc vào quy mô phát triển, trong thời gian đầu Hiệu tr ởng cũng có thể là Giám đốc của Trung tâm Hợp tác quốc tế. Nhân sự của Trung tâm ngoài Giám đốc, Phó Giám đốc và một số cán bộ chủ chốt là trong biên chế Học viện, các thành viên khác có thể chỉ ký hợp đồng lao động trực tiếp với Trung tâm. Dựa trên những đặc thù riêng đòi hỏi về trình độ cao đối với nhân sự trong công tác hợp tác quốc tế, cần có những cơ chế riêng để có thể trả l ơng xứng đáng với trình độ của cán bộ. Do vậy, Trung tâm cần có một cơ chế tài chính rõ ràng để có thể chủ động trong công việc.    Trung tâm Hợp tác quốc tế về đào tạo và chuyển giao công nghệ có một số chức năng sau: Phát triển các ch ơng trình hợp tác với các cơ sở đào tạo có chất l ợng cao của các n ớc tiên tiến nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật có trình độ và tay nghề cao cho các hệ thống sản xuất, dịch vụ của Việt nam. Thông qua các hoạt động hợp tác đào tạo, tìm hiểu và giới thiệu những công nghệ tiên tiến và những sản phẩm mới của các n ớc trên thế giới với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở Việt nam. T vấn về phân tích chính sách và quản lý khoa học và kỹ thuật. Giaiăđoạnă5.ăTriểnăkhaiăcácăhoạtăđ ngăv ăh pătácăqu căt Căn cứ vào các kết quả của 4 giai đoạn trên, triển khai các công việc hợp tác quốc tế cụ thể theo đúng chức năng và định h ớng mà Học viện đư đề ra. IV.ăK tăluận Hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học là một mặt của công tác đối ngoại nh ng thành công và hiệu quả của nó lại phụ thuộc phần lớn vào công tác đối nội, vào việc xây dựng chính sách, cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở, vào sự tích cực, năng động và tự thích ứng của từng đơn vị, từng thành viên trong Học viện. Hiện nay, các tr ờng Đại học n ớc ta đều đư xác định công tác quan hệ quốc tế là một trong những u tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển. Việc xác định những định h ớng chiến l ợc lâu dài cũng nh những u tiên tr ớc mắt là việc làm cấp thiết để có đ ợc một h ớng đi chắc chắn và thành công cho công tác hợp tác quốc tế của Học viện. Và điều quan trọng hơn nữa là cần phải có sự đầu t thích đáng để những ý t ởng và kế hoạch có thể trở nên hiện thực. Chỉ có nh vậy công tác hợp tác quốc tế mới có thể phát huy đ ợc những thế mạnh của nó, mang lại những kết quả cho công tác nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, đáp ứng đ ợc những tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đang ngày càng trở nên cấp thiết của xã hội nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng. Tàiăli uăthamăkh o 1. H ớng dẫn công tác quan hệ quốc tế trong Học viện Ngân hàng (4/2005) 2. Vietnam Education and Training Directory (11/2004) 3. Kỷ yếu Hội nghị công tác hợp tác quốc tế ngành giáo dục và đào tạo (11/2003) 4. Kỷ yếu Hội nghị về công tác quan hệ quốc tế - tr ờng Đại học quốc gia Hà nội (5/2001) 6