« Home « Kết quả tìm kiếm

HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN TẠI ĐÔNG DƯƠNG TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH CHÂU Á -THÁI BÌNH DƯƠNG


Tóm tắt Xem thử

- HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN TẠI ĐÔNG DƯƠNG TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG Võ Minh Vũ mở đầu Chính sách của Nhật Bản đối với Đông Dương thời kỳ Chiến tranh Châu Á - Thái Bình Dương được cho rằng có nét khác biệt mang tính quyết định so với chính sách của Nhật Bản đối với những khu vực khác ở Đông Nam Á.
- Đó là từ khi quân đội Nhật tiến quân vào Đông Dương năm 1940 đến ngày 9 tháng 3 năm1945, Nhật Bản vẫn duy trì sự tồn tại của chính quyền Thực dân Pháp.
- Với danh nghĩa là cắt đứt con đường viện trợ quân sự của Anh - Mỹ cho quân đội Tưởng Giới Thạch, Nhật Bản đã tiến quân vào Đông Dương nhưng vẫn giữ nguyên chính quyền Thực dân Pháp tại Đông Dương và xác lập khuôn khổ Nhật - Pháp đồng cai trị Đông Dương.
- 161 Sau khi chính sách Nam tiến bằng vũ lực trở thành quốc sách và được thực thi trên thực tế, từ năm 1940 hoạt động văn hóa của Nhật Bản đã hướng tới các khu vực ở Đông Nam Á với hình thức “xây dựng nền văn hóa Đại Đông Á”.
- Hoạt động văn hóa của Nhật Bản thời kỳ chiến tranh được cho rằng có hai trụ cột chính là giáo dục văn hóa và tuyên truyền văn hóa.
- Như vậy, với mâu thuẫn giữa triết lý chính sách là duy trì chính quyền Thực dân Pháp ở Đông Dương với việc xây dựng Khu vực Thịnh vượng chung Đại Đông Á như đã trình bày ở trên, công tác văn hóa của Nhật ở Đông Dương đã được thực hiện như thế nào? Bài viết này sẽ dựa trên hai trụ cột chính trong công tác văn hóa để khảo sát xem Nhật Bản đã thực hiện công tác văn hóa tại Đông Dương trong thời kỳ Chiến tranh Châu Á - Thái Bình Dương như thế nào thông qua những ví dụ cụ thể như việc phổ cập tiếng Nhật, giới thiệu văn hóa Nhật Bản, giao lưu văn hóa, công tác điện ảnh.
- Công tác phổ cập tiếng Nhật và giới thiệu văn hóa Nhật Bản Tại Đông Dương, Nhật Bản đã cố gắng truyền bá tiếng Nhật bằng cách gắn kết tiếng Nhật với nhu cầu cuộc sống và gắn việc học tiếng Nhật với lợi ích.
- Nhật Bản đã cổ xúy lợi ích của việc học tiếng Nhật từ mức độ thấp như “khi binh sĩ Nhật đến mua hàng, nếu không hiểu (tiếng Nhật) thì lính Nhật sẽ hét to và tức giận”, hay “lính Nhật khi đi mua sắm ở cửa hàng bách hóa, nếu 1.
- Như vậy, Nhật Bản đã cố gắng thu hút hứng thú học tiếng Nhật bằng cách nếu ai học tiếng Nhật thì người đó có thể nhận được lợi ích gì đó.
- Kết quả là cuốn hội thoại đơn giản gồm ba thứ tiếng Nhật - Việt - Pháp do Cục Du lịch quốc tế Nhật Bản ấn hành đã được các thương nhân Việt Nam sử dụng1.
- Ngày 7 tháng 3 năm 1942, Trưởng phòng Hành chính Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội là Kuriyama đã gửi điện báo cho Bộ trưởng Ngoại giao Togo Shigenori, báo cáo rằng “ngày 3 tháng 3, Hội thương vụ Hoa kiều ở Hà Nội đã thành lập trường tiếng Nhật dưới sự chỉ đạo của Đại sứ quán”.
- Theo hai bức điện này, Nhật Bản bắt đầu tiến hành hoạt động giáo dục tiếng Nhật một cách có tổ chức và bài bản có lẽ là từ tháng 3 năm 1942.
- Vào tháng 6 năm 1942, Đại sứ Nhật Bản tại Đông Dương là Yoshizawa Kenkichi đã báo cáo cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tani Masayuki rằng “việc truyền bá tiếng Nhật tại Hà Nội là do Đại sứ quán phụ trách dưới danh nghĩa Hội người Nhật”.
- Ngoài ra còn có khóa tiếng Nhật trong trường Chasseloup Laubat4 do Nha Học chính Đông Dương thành lập.
- Còn Koseki To’ichiro, nhân viên của Trung tâm Văn hóa Nhật Bản (Nihonbunka kaikan - Nhật Bản văn hóa hội quán) tại Đông Dương khi đó, kể rằng vào năm 1944, “số trường tiếng Nhật ở Sài Gòn - Chợ Lớn, bao gồm cả trường tiếng Nhật trong Lycée Chasseloup Laubat là 4 trường và số học sinh học tiếng Nhật tại đó là hơn 1000 người” và nếu tính cả con số khoảng 200 học sinh của 2 trường ở Phnompenh thì tổng số người học là hơn 1200 người2.
- Công tác giảng dạy tiếng Nhật tại Đông Dương có tồn tại một số hạn chế.
- Cả Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội cũng như Bộ Ngoại giao Nhật đều khá khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này.
- Trong bức điện ngày 16 tháng 3 năm 1942, Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Nhật gửi gấp sách giáo khoa tiếng Nhật dành cho người nước ngoài vì “cảm thấy sự bất tiện do không có sách giáo khoa”.
- Trong quyết định của Nội các Nhật Bản về “Vấn đề phổ cập tiếng Nhật ở các khu vực phía Nam” ngày 18 tháng 8 năm 1942, việc biên soạn từ điển Nhật - Việt đã được quyết định2.
- Theo ghi chép của Ashihara Eiryo khi đó làm việc ở Trung tâm Văn hóa Nhật Bản tại Đông Dương, cuốn từ điển được bán chạy vào năm 1944 là cuốn Từ điển Nhật - Pháp của Maruyama Juntaro và cuốn Nhật - Pháp đại từ điển của Ceslin Gustave Jean Baptiste .
- Công tác văn hóa đối với Đông Dương của Nhật bắt đầu từ năm 1941, nguyên tắc cơ bản của nó là: (1) Trao đổi giáo sư, (2) Trao đổi tạp chí, xuất bản phẩm, (3) Phát hành xuất bản phẩm dành riêng cho Đông Dương, (4) Trao đổi hiện vật trưng bày, (5) Tổ chức triển lãm lưu động tại Đông Dương, (6) Khuyến khích và triển khai hoạt động thăm quan Nhật Bản của họa sĩ Đông Dương…2.
- Tháng 9 cùng năm, Giáo sư Victor Kolbe thuộc Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp đã đến Nhật Bản.
- 167 Giáo sư Umehara đã tiến hành các buổi giảng ở một số nơi ở Đông Dương.
- Phía Pháp dự kiến cử Giáo sư Boudet sang Nhật Bản vào tháng 9 nhưng kế hoạch này sau đó đã bị hoãn lại.
- Năm 1943, Giáo sư Henri Galliard - Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội đã đến Nhật Bản và có một số buổi giảng bài tại Tokyo, Nagoya, Osaka, Fukuoka.
- Năm 1941, chính quyền Pháp ở Đông Dương đã cử Phạm Đại Thái sang Nhật.
- Tại Nhật Bản, ông đã gặp chủ bút báo Osaka Asahi Shimbun và đưa tin về tình hình Nhật Bản tiến quân vào miền Nam Đông Dương1.
- Ngày 7 tháng 9 năm 1942, Nhật Bản và chính quyền Thực dân Pháp ở Đông Dương đã ký kết Hiệp định trao đổi sinh viên Nhật-Đông Dương, gia tăng thêm hoạt động trao đổi sinh viên, coi đây là một phần trong chính sách văn hóa của Nhật Bản.
- Cơ quan phía Nhật Bản phụ trách vấn đề tiếp nhận lưu học sinh Đông Dương là Kokusai gakuyu kai (Quốc tế Học hữu hội) và trên cơ sở hiệp định này, năm 1943 đã có 10 lưu học sinh Đông Dương được cử sang Nhật.
- Phía Nhật Bản đã cử Akagi Nihe’ei - trợ giảng tại Đại học Đế quốc Tokyo, Trần Kinh Hòa - trợ giảng tại Đại học Keio, họa sĩ Sekiguchi Shingo, sang Đông Dương bằng học bổng của chính phủ Pháp.
- Về việc trao đổi ấn bản phẩm, việc trao đổi ấn bản phẩm chính thức định kỳ giữa Nhật Bản và Đông Dương bắt đầu năm 1941 và cho tới tháng 2 năm 1943, hai bên đã trao đổi 1087 cuốn của Nhật Bản và 1510 cuốn của Đông Dương.
- Hơn nữa, với câu chuyện giữa Chabas - Ủy ban Quan hệ văn hóa với các nước láng giềng của Đông Dương và trưởng phòng Hành chính Kuriyama thuộc Đại sứ quán Nhật tại Đông Dương, hai bên đã trao đổi 148 cuốn tạp chí phía Nhật Bản và 1.
- Ngoài ra, Nhật Bản còn trao đổi với Pháp 12 cuốn tạp chí của Hội Nghiên cứu hóa học Nhật Bản và ngược lại, Pháp đã gửi cho Nhật các cuốn kỷ yếu của Viện Pasteur.
- Phía Đông Dương đã gửi 428 tạp chí Y khoa bao gồm cả các tạp chí ở trên cho Nhật Bản và phía Nhật Bản đã gửi 573 cuốn tạp chí cho Đông Dương.
- Từ tháng 10 năm 1941, trong khoảng thời gian hai tháng, Triển lãm mỹ thuật hiện đại Nhật Bản đã được tổ chức theo hình thức lưu động tại Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn.
- Khoảng 160 tác phẩm hội họa theo phong cách Nhật Bản của các họa sĩ nổi tiếng như Yokoyama Taikan, Tokuoka Shinsen, Ito Shinsui, Hashimoto Kansetsu… và 200 tranh khắc gỗ của 19 họa sĩ đã được trưng bày.
- Điều đáng lưu ý ở đây là toàn bộ các tác phẩm được trưng bày đều là tranh Nhật Bản – được coi là quốc họa của Nhật, và tranh khắc gỗ, không có một bức tranh nào được sáng tác theo kiểu phương Tây.
- Việc chỉ trưng bày tranh Nhật Bản và tranh khắc gỗ đương nhiên được xác định là nhằm mục đích giới thiệu truyền thống của văn hóa Nhật Bản, sự nho nhã, thâm sâu, tinh túy của tinh thần Nhật Bản, đồng thời tuyên truyền tính cách phương Đông của tranh Nhật Bản hay tinh thần của Khu vực Thịnh vượng chung Đại Đông Á và đây được coi là một phần trong “công tác văn hóa đối với phương Nam” (Kuwahara Noriko, 2007).
- Tại Nhật Bản, phía Nhật đã tuyên truyền về buổi triển lãm với sự có mặt của những nhân vật chủ chốt của Đông Dương như toàn quyền Decoux là “một bước tiến văn hóa” đề cao văn hóa Nhật Bản.
- Theo báo cáo của Fujita Tsuguhara, người tham gia với vai trò thuyết minh viên tại buổi triển lãm, và Komatsu Kiyoshi - người được cử sang để điều tra về tình hình văn hóa Đông Dương khi đó, phần lớn các tác phẩm được trưng bày là các tác phẩm ôn hòa, thiếu đi sức mạnh nên kết cục, buổi triển lãm đã trở thành “một thứ trạng thái nửa giới thiệu văn hóa Nhật Bản qua tranh Nhật Bản, nửa triển lãm bán tranh” (Kuwahara Noriko, 2007).
- Và cũng có ý kiến cho rằng, nếu chỉ trưng bày hình ảnh mang tính bề mặt của “Nhật Bản truyền thống” tạo nên một dạng thức “Đông Phương học” (Orientalism) đối kháng với cường quốc phương Tây thì 169 sẽ không thể làm cho người dân Đông Dương tâm phục khẩu phục (Komatsu Kiyoshi, 1943).
- Sau đó, từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1943, triển lãm mỹ thuật hiện đại Đông Dương đã được tổ chức lần lượt tại Tokyo, Osaka, Kobe, Fukuoka.
- Đồng thời, ba họa sĩ Việt Nam là Nguyễn Nam Sơn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Văn Ký đã tới Nhật Bản theo lời mời của Hội chấn hưng văn hóa quốc tế Nhật Bản1.
- Trước tình hình đó, trong bức điện tín gửi Bộ trưởng Bộ Đại Đông Á Aoki ngày 15 tháng 4 năm 1943, Đại sứ Nhật Bản tại Đông Dương là Yoshizawa đã đề nghị xúc tiến ký kết Hiệp định văn hóa Nhật - Đông Dương vốn đã được trao đổi từ cuối năm 1942 và thành lập Trung tâm văn hóa Nhật Bản tại Đông Dương giống như Hiệp định văn hóa giữa Nhật Bản và Thái Lan2.
- Kết quả là, Hiệp định văn hóa Nhật-Đông Dương đã được ký kết và tháng 6 cùng năm, Trung tâm văn hóa Nhật Bản với mục đích “đóng góp cho sự phát triển quan hệ thân thiện giữa Nhật Bản và Đông Dương” đã được thành lập tại Hà Nội và Sài Gòn.
- Sau khi Trung tâm Văn hóa Nhật Bản tại Đông Dương được thành lập, hoạt động giới thiệu văn hóa Nhật Bản tại Đông Dương đã được triển khai với vai trò nòng cốt là trung tâm này.
- Như đã trình bày ở phần trên, Nhật Bản đã vừa gắn kết việc học tiếng Nhật với những lợi ích kinh tế vừa truyền bá tiếng Nhật cho người dân Đông Dương như là ngôn ngữ chung ở châu Á và coi đó là một kênh để giới thiệu văn hóa của mình.
- Bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là giao lưu văn hóa, Nhật Bản đã giới thiệu văn hóa của mình và thông qua các hoạt động này, Nhật Bản đã cố gắng thu hút sự ủng hộ của người dân Đông Dương đối với Nhật Bản.
- Về chuyến thăm Nhật Bản của 3 họa sĩ này, xin tham khảo thêm Ushiroshoji Masahiro (2010).
- Chính sách này rõ ràng là mâu thuẫn với triết lý của Khu vực Thịnh vượng chung Đại Đông Á mà Nhật Bản đề ra.
- Với những mâu thuẫn về lập trường như vậy, cùng với sự nghiệp giới thiệu văn hóa Nhật Bản, Nhật Bản đã triển khai tích cực công tác tuyên truyền về sức mạnh quân sự của Nhật Bản, về tinh thần của Khu vực Thịnh vượng chung Đại Đông Á.
- Theo bức điện này, phương châm tuyên truyền được xác định trong 7 điểm: (1) “hy vọng kết thúc chiến tranh Đại Đông Á, dốc sức đề cao sức mạnh của hoàng quân”, (2) “hướng tới thực hiện triệt để tôn chỉ trong quan hệ kinh tế và quân sự phòng vệ chung giữa Nhật Bản và Đông Dương”, (3) “trên cơ sở xem xét vị trí đặc thù của Sài Gòn trong Khu vực Thịnh vượng chung Đại Đông Á, giới hạn mục tiêu tuyên truyền vào Đông Dương, còn với Thái, miền Nam Trung Hoa, Mã Lai, Miến Điện, Indonesia thuộc Hà Lan, Philippin sẽ thống nhất trong toàn khu vực Nam Dương2”, (4) “đặc biệt lưu tâm đến sự khác biệt về văn hóa giữa các cư dân người Pháp, người Hoa và người bản địa nói chung ở Đông Dương”, (5) “thực hiện công tác nhằm điều chỉnh người Pháp thành các phần tử hòa điệu trong khu vực thịnh vượng chung”, (6) “việc thực thi công tác thông tin tuyên truyền sẽ tuân theo chỉ thị của Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán”, (7) “duy trì liên lạc mật thiết với bộ phận tin tức lục hải quân tại các khu vực khác và hãng thông tấn Domei Tsushin”.
- Từ phương châm tuyên truyền này, chúng ta có thể thấy Đông Dương được coi là trọng điểm trong công tác tuyên truyền của Nhật Bản.
- Tại Đông Dương, ngoài những nội dung tuyên truyền giống với những khu vực khác như tinh thần của Khu vực Thịnh vượng chung Đại Đông Á, ca ngợi Nhật Bản, phê phán Âu Mỹ thì Nhật Bản chú ý đến đặc trưng riêng của Đông Dương, cố gắng tối đa va chạm với Pháp, tỏ ra có thái độ cố gắng hài hòa với Pháp.
- Hơn nữa, trong công tác tuyên truyền, Nhật Bản cũng chú ý tới sự khác biệt trong các thành phần cư dân ở Đông Dương.
- 171 truyền chống lại những tuyên truyền như vậy, Nhật Bản đã nhận thức phim ảnh là một vũ khí tuyên truyền hết sức quan trọng và đã đầu tư khá nhiều công sức vào lĩnh vực này.
- Tuy nhiên, dưới khuôn khổ đồng trị Nhật - Pháp, cho dù Nhật Bản cùng với Pháp cai trị Đông Dương nhưng Nhật Bản lại không sở hữu các rạp chiếu phim riêng của mình.
- Hơn nữa, Nhật Bản cũng không có hệ thống truyền thanh riêng, chỉ được phép sử dụng đài phát thanh Sài Gòn - thuộc quyền quản lý của nhà đương cục Đông Dương - trong một khoảng thời gian nhất định, và phải chịu sự kiểm duyệt của nhà đương cục Pháp ở Đông Dương đối với các xuất bản phẩm.
- Như vậy, có thể nói Nhật Bản đã không có các công cụ để thực thi tuyên truyền một cách tự do.
- Trong phần này, người viết sẽ tập trung vào công tác điện ảnh của Nhật Bản để khảo sát xem Nhật Bản đã tiến hành tuyên truyền như thế nào tại Đông Dương.
- Công tác điện ảnh của Nhật Bản tại Đông Nam Á bắt đầu cùng với việc Nhật Bản tiến quân vào Đông Dương năm 1940.
- còn Công ty Điện ảnh Nhật Bản đảm nhiệm việc sản xuất tại hiện trường phim thời sự, phim văn hóa.
- Phạm vi công việc của Công ty Cung cấp phim ảnh lớn hơn Công ty Điện ảnh Nhật Bản vốn chỉ đảm nhiệm việc sản xuất phim thời sự và phim văn hóa.
- Công ty Điện ảnh Nhật Bản đã thành lập Cục Hải ngoại tại công ty mẹ và đặt ra Ủy ban Chính sách điện ảnh phương Nam tại cục này, trên cơ sở đó triển khai chi nhánh tại các khu vực, trong đó Singapore là chi nhánh chính.
- Hiệp hội Điện ảnh Nam Dương sau khi thành lập đã ký kết hợp đồng cung cấp với Công ty Phim và Chiếu bóng Đông Dương, lên kế hoạch đưa phim Nhật Bản vào thị trường Đông Dương.
- Ban đầu, Hiệp hội Điện ảnh Nam Dương đã dự kiến giới thiệu ở Đông Dương các bộ phim của Cục Du lịch quốc tế như “Nghề đánh cá ở miền Bắc Nhật Bản”, “Tokyo-Bắc Kinh”, “Tin tức Nhật Bản”… Ngày 31 tháng 12 năm 1940, phim “Tin tức hải ngoại Nhật Bản” là bộ phim Nhật Bản đầu tiên được công chiếu ở Đông Dương, sau đó phim “Tin tức Nhật Bản” đã được chiếu tại rạp Eden ở Sài Gòn.
- Tuy nhiên, phim “Tin tức Nhật Bản” là phim tiếng Nhật nên khi chiếu cần phải có nhân viên biết tiếng Pháp giải thích cho người xem.
- Đáp ứng yêu cầu đó, bộ phim “Actualités du Monde” là phiên bản tiếng Pháp của phim “Tin tức Nhật Bản” đã được sản xuất tại Nhật, sau đó gửi sang Đông Dương và được chiếu mỗi tháng 2 lần.
- 174 nhiệt tình của một người đàn ông Nhật Bản và sau đó hai người đã kết hôn với nhau.
- Sau đó bài hát này đã được phổ biến rộng khắp ở Đông Dương.
- Vì vậy, ở Đông Dương đã xuất hiện yêu cầu mong muốn được xem bộ phim này2.
- Với Yếu cương xử trí công tác điện ảnh phương Nam, tháng 9 năm 1942, chi nhánh Sài Gòn của Công ty Điện ảnh Nhật Bản đã được thành lập.
- Nhiệm vụ chính của chi nhánh này được quy định là tuyển chọn phim, biên tập các bộ phim Nhật Bản nhập khẩu và sản xuất các phiên bản ngôn ngữ khu vực, đồng thời đây còn được coi là cứ điểm để xuất khẩu phim sang các khu vực khác.
- Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của chi nhánh Sài Gòn của Công ty Điện ảnh Nhật Bản chỉ dừng lại ở việc bổ sung những tin tức ghi hình ở Đông Dương vào trong phim “Tin tức Đại Đông Á” và làm phiên bản tiếng Pháp cho nó.
- 175 Công ty Cung cấp phim ảnh đã thành lập chi nhánh Đông Dương tại Sài Gòn, trưởng chi nhánh là Yamane Masakichi, nhân vật trung tâm trong thời kỳ Hiệp hội Điện ảnh Nam Dương.
- Chi nhánh Đông Dương của Công ty Cung cấp phim ảnh đã duy trì cả hai chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Hà Nội của Hiệp hội Điện ảnh Nam Dương trước đây.
- Hoạt động này được tiến hành tập trung vào những ngày kỷ niệm của phía Nhật Bản như ngày 8 tháng 12 (Ngày bắt đầu Chiến tranh Thái Bình Dương), ngày 15 tháng 2 (Ngày quân đội Nhật Bản chiếm Singapore), ngày 10 tháng 3 (Ngày kỷ niệm Lục quân), ngày 27 tháng 5 (Ngày kỷ niệm Hải quân.
- Các bộ phim được công chiếu là những bộ phim thể hiện sức mạnh quân sự của Nhật như “Chiến ký Mã Lai”, “Ghi chép về chiến thắng của hải quân đế quốc”, “Thần binh trên trời”, “Tin tức Nhật Bản.
- Ngoài ra, còn có những bộ phim văn hóa ca ngợi sức mạnh công nghiệp Nhật Bản trong loạt phim “Nhật Bản quốc gia công nghiệp” như “Công nghiệp nặng”, “Luyện thép”, “Chính sách lao động”, “Hải quân Nhật Bản.
- Tuy nhiên, những phim tuyên truyền như “Hải chiến vịnh Hawaii và vịnh Malay” là bộ phim tái hiện cuộc tấn công Trân Châu Cảng được dân Nhật yêu thích ở Nhật Bản lại không thu hút được sự chú ý.
- Để thực thi tích cực hơn nữa công tác điện ảnh, chi nhánh Đông Dương của Công ty Cung cấp phim ảnh đã quyết định tiến hành tích cực việc tuyên truyền các bộ phim.
- đã có nhiều ảnh hưởng đến công tác điện ảnh của Nhật Bản tại Đông Dương.
- Việc chiếu phim Nhật Bản cũng rơi vào tình hình khó khăn và tình trạng này kéo dài cho tới khi kết thúc chiến tranh.
- Như vậy, trong phần này, tác giả đã khảo sát về công tác điện ảnh của Nhật Bản ở Đông Dương.
- Trong thời kỳ Chiến tranh Châu Á - Thái Bình Dương, với tư cách là người lãnh đạo Khu vực Thịnh vượng chung Đại Đông Á, để chỉ đạo người châu Á, Nhật Bản đã cho chiếu tại Đông Dương những bộ phim thể hiện sức mạnh quốc gia của Nhật Bản và những bộ phim thể hiện tinh thần Nhật Bản.
- Tuy nhiên, do tồn tại khoảng cách giữa phía Nhật Bản muốn chiếu phim tuyên truyền và phía cư dân Đông Dương muốn xem phim truyện, nên chúng ta có lẽ khó có thể nói rằng công tác điện ảnh của Nhật ở Đông Dương đã thành công.
- Kết luận Trên đây, tác giả đã trình bày về công tác văn hóa của Nhật Bản ở Đông Dương thời kỳ Chiến tranh Châu Á - Thái Bình Dương thông qua phân tích việc phổ cập tiếng Nhật, giới thiệu văn hóa Nhật Bản, tình hình và nội dung công tác điện ảnh.
- Rõ ràng là công tác văn hóa của Nhật ở Đông Dương có sự khác biệt về tính chất với công tác văn hóa của Nhật tại những vùng mà Nhật Bản thành lập chính quyền quân sự và trên thực tế, đây là một ngoại lệ trong quá trình xây dựng văn hóa Đại Đông Á.
- Sau khi tiến quân vào Đông Dương, dưới chế độ đồng trị Nhật - Pháp, Nhật Bản đã thử tiếp xúc, tiếp cận với cư dân bản địa ở cấp độ cuộc sống thường nhật bằng nhiều phương pháp khác nhau như phổ cập tiếng Nhật, giới thiệu văn hóa Nhật Bản, trao đổi giáo sư, lưu học sinh, triển lãm tranh, chiếu phim Nhật Bản.
- Nhật Bản đã cố gắng thu hút sự đồng cảm và ủng hộ của cư dân bản địa đối với Nhật Bản bằng cách nhấn mạnh sự tương đồng và khác biệt giữa văn hóa phương Đông, bao gồm cả văn hóa Đông Dương, với văn hóa Nhật Bản và thực thi công tác tuyên truyền biểu thị sức mạnh của Nhật Bản.
- Tuy nhiên, do việc duy trì chủ quyền của Pháp tại Đông Dương, hay nói cách khác là sự tồn tại không thể không lưu tâm tới của đương cục Pháp, công tác văn hóa của Nhật Bản đã không thể thực hiện được một cách tự do.
- 177 Dưới chế độ đồng trị Nhật - Pháp, công tác văn hóa của Nhật Bản đã được tiến hành dưới hình thức chủ yếu là trao đổi văn hóa, như trao đổi giáo sư, tổ chức triển lãm tranh, trao đổi sinh viên.
- Có điều, sự trao đổi văn hóa này chỉ diễn ra với người Pháp giống như trong quá khứ nên chúng ta khó có thể nói rằng văn hóa Nhật Bản, tư tưởng và chính sách quốc gia của Nhật Bản đã thẩm thấu sâu rộng đến cư dân Đông Dương.
- Thông qua những khảo sát trên, có lẽ hình ảnh tổng thể về công tác văn hóa của Nhật Bản ở Đông Dương trong thời kỳ Chiến tranh Châu Á - Thái Bình Dương đã được làm sáng tỏ phần nào.
- Từ tháng 10 năm 1942, Nhật Bản đã xuất bản tờ tạp chí tuyên truyền thân Nhật là Tân Á và tạp chí này được xuất bản cho tới khi Nhật Bản thua trận.
- Từ những nội dung này, có thể nói tạp chí Tân Á là một tư liệu hết sức quan trọng khi khảo sát về công tác văn hóa của Nhật Bản.
- Từ hiện trạng này, chúng ta có thể hy vọng sẽ làm sáng tỏ hơn nữa thực trạng các hoạt động văn hóa của Nhật Bản tại Đông Dương thông qua việc phân tích tạp chí này.
- Kuwahara Noriko, Công tác văn hóa thời kỳ chiến tranh nhìn từ "Triển lãm tranh Nhật Bản cận đại lưu động ở Đông Dương" do Hội chấn hưng văn hóa quốc tế tổ chức – Fujita Yuji sứ tiết mỹ thuật, Tạp chí Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ Văn hóa Đại học Shotoku, số 15, 2007.
- Shibazaki Atsushi, Nhật Bản cận đại và giao lưu văn hóa quốc tế - Sự thành lập và hoạt động của Hội chấn hưng văn hóa quốc tế, NXB Yushinsha, 1999.
- Ushiroshoji Masahiro, Chuyến thăm Nhật Bản năm Showa 18 – Từ nhật ký của họa sĩ Việt Nam Lương Xuân Nhị, Niên báo triết học, số 99, Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội ĐH Kyushu, 2010