« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu hệ thống vô tuyến cấu hình mềm (SDRs) và ứng dụng trong việc chế tạo thiết bị thông tin vô tuyến sóng ngắn, sóng cực ngắn.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: "Nghiên cứu hệ thống vô tuyến cấu hình mềm (SDRs) và ứng dụng trong việc chế tạo thiết bị thông tin vô tuyến sóng ngắn, sóng cực ngắn" Tác giả luận văn: Lâm Viết Huy Khóa: 2012B Người hướng dẫn: PGS.TSKH.
- Lý do chọn đề tài: Với phát triển của công nghệ điện tử số, các loại chíp DSP chuyên dụng đã mở ra khả năng thiết kế, chế tạo các thiết bị điện tử công nghệ cao.
- Trên cơ sở đó các máy thu phát vô tuyến điện thế hệ số đã xuất hiện và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các kỹ sư thiết kế ra đa, viễn thông, điện tử bởi rất nhiều lý do như: có thể lập trình lại, độ chính xác cao, giá thành rẻ, dễ dàng trong khai thác sử dụng.
- Với cấu hình phần cứng và khả năng tích hợp rất lớn của của các IC họ FPGA, DSP… cho phép xây dựng các hệ máy thu phát vô tuyến điện với hai đặc tính vượt trội đó là dải tần rộng và có cấu hình mềm.
- Thiết bị vô tuyến số đã lần lượt xuất hiện trong nhiều hệ thống khác nhau: thu giám sát, thu định hướng, xử lý tín hiệu radar, mạng di động, mạng thông tin vệ tinh,… Chính vì những ưu điểm của hệ thống vô tuyến cấu hình mềm (Software Defined Radio - SDR) nên tôi chọn luận văn cao học là: Nghiên cứu hệ thống vô tuyến cấu hình mềm (SDRs) và ứng dụng trong việc chế tạo thiết bị thông tin vô tuyến sóng ngắn, sóng cực ngắn.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu nguyên lý của SDR và đưa ra sơ đồ thiết kế tổng thể của một máy liên lạc vô tuyến sóng ngắn, sóng cực ngắn, sau đó đưa ra giải pháp lựa chọn và thực thi trên phần cứng.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Luận văn được chia làm 4 chương, trong đó: Chương 1 giới thiệu tổng quan về vô tuyến cấu hình mềm, đặc biệt nhấn mạnh về khả năng công nghệ cho phép phát triển các thiết bị vô tuyến có cấu hình mềm ngày càng trở nên rộng rãi và nêu rõ các ưu điểm của vô tuyến cấu hình mềm so với các thiết kế máy vô tuyến truyền thống.
- Chương 2 giới thiệu một số phần chức năng cơ bản trong một hệ thống vô tuyến cấu hình mềm, như: bộ chuyển đổi tương tự số(ADC), bộ tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại(AGC), bộ điều hưởng anten(ATU), các phương pháp điều chế, giải điều chế đơn biên, phương pháp lọc và thay đổi tần số lấy mẫu, tạo dao động chuẩn, trộn số, đồng bộ nhảy tần… Chương 3 tập trung vào thiết kế máy vô tuyến, đưa ra sơ đồ tổng thể của máy vô tuyến cấu hình mềm, phân chia các khối chức năng như đã trình bày trong chương 2, đi vào thiết kế cụ thể các chức năng và bám sát theo yêu cầu tham số thiết bị đặt ra để lựa chọn phần cứng cũng như công cụ phát triển.
- Chương 4 nêu một số thuật toán điều khiển, các chương trình điều khiển phục vụ trong quá trình chế tạo thiết bị.
- Xây dựng sơ đồ tổng quát của hệ thống vô tuyến cấu hình mềm.
- Kết luận Luận văn đã hoàn thành thiết kế được các bo mạch phần cứng cho thiết bị thu phát vô tuyến và các chương trình phần mềm xử lý tín hiệu, chương trình điều khiển quan trọng cho vô tuyến sóng ngắn như điều khiển mức thu phát, điều khiển phối hợp anten, điều khiển đồng bộ nhảy tần.
- Các bo mạch phần cứng của thiết bị được lắp ráp, hiệu chỉnh, đo đạc và kiểm tra trên máy IFR2948 (Aeroflex).
- Thiết bị làm việc được trên toàn dải sóng ngắn 1.5÷30 MHz Thiết bị đã được sử dụng anten 2 cực 44m có thể liên lạc với máy vô tuyến HF ICOM IC-78 ở cự ly 150km.
- Hai thiết bị thử nghiệm ở cự li liên lạc 10km với anten cần 2.4m ở địa hình tương đối bằng phẳng ở tất cả các dạng sóng được thiết kế cho chất lượng tốt

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt