You are on page 1of 114

Ket-noi.

com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ QUANG CẨN

TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP


CHỦ ĐỀ “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU VÀ CUỘC SỐNG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ

HÀ NỘI – 2014
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ QUANG CẨN

TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP


CHỦ ĐỀ “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU VÀ CUỘC SỐNG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ


Chuyênh ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN VẬT LÝ)
Mã số: 60 14 01 11

Cán bộ hướng dẫn: TS. Ngô Diệu Nga

HÀ NỘI – 2015
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
LỜI CẢM ƠN

Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu, đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy cô giảng dạy lớp cao học khóa 8 -
Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền thụ cho tác giả những kiến
thức và kinh nghiệm qúy báu.
Đặc biệt TS.Ngô Diệu Nga đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tác giả những
lúc khó khăn.Cảm ơn cô đã dành thời gian và công sức chỉ dẫn những hướng đi giúp tác
giả hoàn thành tốt luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô trong tổ Lý - Hóa, nhóm Công
nghệ, Địa lý cùng các em học sinh lớp 12A1 trường THPT Giao Thủy C - tỉnh Nam Định
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên hỗ trợ tác giả trong thời gian qua.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả

Vũ Quang Cẩn

i
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCH TW Ban chấp hành trung ương


CNH - HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
DHTH Dạy học tích hợp
GV Giáo viên
HS Học sinh
KHSPTH Khoa học sư phạm tích hợp
MTTH Mục tiêu tích hợp
PPDH Phương pháp dạy học
QTDH Quá trình dạy học
SBT Sách bài tập
SGK Sách giáo khoa
SPTH Sư phạm tích hợp
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TNSP Thực nghiệm sư phạm
XHCN Xã hội chủ nghĩa

ii
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ...............................................................................................................i


Danh mục các kí hiệu, các từ viết tắt....................................................................... ii
Mục lục ................................................................................................................. iii
Danh mục các bảng.................................................................................................. v
Danh mục các hình, đồ thị, sơ đồ ............................................................................ vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... .1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP
CHỦ ĐỀ “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU VÀ CUỘC SỐNG” ............................. 4
1.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài...........................................................................................4
1.2. Dạy học tích hợp........................................................................................................6
1.2.1. Khái niệm cơ bản về dạy học ......................................................................... 6
1.2.2. Xu hướng chung về chương trình giáo dục hiện đại ....................................... 7
1.2.3. Khái niệm về tích hợp và dạy học tích hợp ................................................... 15
1.2.4. Mục đích và nguyên tắc của dạy học tích hợp ............................................. 16
1.2.5. Một số quan điểm dạy học trong việc tổ chức dạy học tích hợp... ................. 17
1.2.6. Điều kiện và quy trình tổ chức dạy học tích hợp........................................... 19
1.3. Dạy học tích cực ............................................................................................. 20
1.3.1. Khái niệm dạy học tích cực . ........................................................................ 20
1.3.2. Tính tích cực học tập .................................................................................... 22
1.3.3. Phương pháp dạy học tích cực...................................................................... 26
1.4. Thực tiễn dạy học Vật lý, dạy học tích hợp kiến thức Vật lý và cuộc sống ...... 29
1.4.1. Về tình hình giảng dạy của giáo viên ........................................................... 29
1.4.2. Về tình hình học của học sinh ..................................................................... 30
Kết luận chương 1 ................................................................................................. 31
Chương 2: THIẾT KẾ CÁC PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ“DÒNG
ĐIỆN XOAY CHIỀU VÀ CUỘC SỐNG” .......................................................... 32
2.1. Mục tiêu dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống” ....... 32
2.1.1. Về kiến thức................................................................................................. 32

iii
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
2.1.2. Về kỹ năng ................................................................................................... 32
2.1.3. Về tình cảm, thái độ ..................................................................................... 33
2.2. Nội dung tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống” .................... 33
2.3. Thiết kế các phương án dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống”
.............................................................................................................................. 35
Kết luận chương 2 ................................................................................................. 77
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................ 78
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 78
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm...................................................................... 78
3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 78
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................ 78
3.5. Thời gian và tiến trình thực nghiệm sư phạm ................................................. 78
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 79
3.6.1.Phân tích diễn biến của giờ học .................................................................... 79
3.6.2.Đánh giá kết quả thực nghiệm ....................................................................... 87
3.6.3. Đánh giá chung việc tích hợp các nội dung và vận dụng phương pháp dạy học theo
hình thức hoạt động nhóm để tổ chức dạy học chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc
sống” ..................................................................................................................... 96
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 99
1. Kết luận ............................................................................................................. 99
2. Khuyến nghị ...................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ................................................................................ 101
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 103

iv
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các nhóm nội dung dạy học nhằm phát triển năng lực ............................. 9
Bảng 1.2. Bảng năng lực chuyên biệt môn Vật lý được cụ thể hóa từ năng lực
chung ..................................................................................................................... 10
Bảng 1.3. Bảng năng lực thành phần môn Vật lí .................................................... 12
Bảng 1.4. So sánh về người dạy trong dạy học truyền thống và dạy học tích cực ... 24
Bảng 1.5. So sánh đặc điểm của người học trong dạy học truyền thống và
dạy học tích cực ..................................................................................................... 25
Bảng 1.6. So sánh tương tác giữa người dạy và người học trong dạy học
truyền thống và dạy học tích cực............................................................................ 26
Bảng 2.1. Bảng số liệu về giờ chiếu sáng trong ngày ở một số vĩ tuyến. ............... 42
Bảng 2.2. Bảng phân bố tốc độ gió tại một số nơi ở Việt Nam. .............................. 45
Bảng 2.3. Bảng so sánh giữa các loại năng lượng.. ................................................ 45
Bảng 3.1.Bảng đánh giá kết quả cá nhân ................................................................ 93

v
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Sơ đồ tương tác giữa các yếu tố của dạy học ............................................ 7
Hình 1.2. Cách tích hợp thứ hai. ............................................................................ 19
Hình 1.3. So sánh vai trò của giáo viên và học sinh ............................................... 22
Hình 1.4.Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong dạy học tích cực. .............. 23
Hình2.1. Khung dây quay trong từ trường ............................................................. 37
Hình 2.2. Mắc mạch hình sao và tam giác .............................................................. 38
Hình 2.3. Sơ đồ chu trình máy phát điện dùng xăng dầu ........................................ 39
Hình 2.4. Sơ đồ chu trình máy phát điện dùng than đá, dầu mỏ, khí đốt
và năng lượng hạt nhân .......................................................................................... 39
Hình 2.5. Sơ đồ chu trình máy phát điện dùng năng lượng mặt trời........................ 43
Hình 2.6. Sơ đồ chu trình máy phát điện dùng năng lượng sinh khối ..................... 43
Hình 2.7. Sơ đồ chu trình máy phát điện dùng năng lượng từ lòng đất ................... 43
Hình 2.8. Sơ đồ chu trình máy phát điện dùng năng lượng gió ............................... 44
Hình 3.1. Hình ảnh các slides báo cáo của HS nhóm 1 ........................................... 79
Hình 3.2. Hình ảnh các slides báo cáo của HS nhóm 2 ........................................... 80
Hình 3.3. Hình ảnh đại diện nhóm 1 báo cáo.......................................................... 80
Hình 3.4. Hình ảnh các slides báo cáo của HS nhóm 3 ........................................... 81
Hình 3. 5. Hình ảnh hội thảo trong lớp học ............................................................ 82
Hình 3.6. Hình ảnh đại diện nhóm 3 báo cáo.......................................................... 83
Hình 3.7.Hình ảnh slides báo cáo của HS nhóm 4 .................................................. 84
Hình 3.8 .Hình ảnh slides báo cáo của HS nhóm 5 ................................................. 86
Hình 3.9. Hình ảnh các HS nêu câu hỏi cho đại diện nhóm báo cáo ....................... 86

vi
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, đất nước ta đang trong giai đoạn phấn đấu trở thành một
nước công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Do vậy toàn Đảng toàn dân ta đang nỗ lực thực hiện
công cuộc CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN. Để làm được điều này, trước hết
chúng ta cần xây dựng một cơ sở hạ tầng vững chắc, một trong những nền tảng cơ bản là
phải đảm bảo an ninh năng lượng. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, năng lượng được
định nghĩa là"độ đo định lượng chung cho mọi dạng vận động khác nhau của vật chất".
Trong từ điển Vật lý phổ thông thì năng lượng được định nghĩa là "đại lượng vật lý đặc
trưng cho khả năng sinh công của một vật". Trong thực tế, năng lượng tồn tại ở nhiều dạng
khác nhau và căn cứ để phân loại cũng rất phong phú. Tuy nhiên căn cứ vào quá trình khai
thác, biến đổi, truyền tải và sử dụng người ta có thể chia năng lượng thành các dạng sau:
năng lượng sơ cấp là năng lượng có sẵn trong tự nhiên, năng lượng thứ cấp là năng lượng
đã được biến đổi từ dạng năng lượng khác, năng lượng cuối cùng là năng lượng được vận
chuyển tới nơi tiêu thụ và năng lượng hữu ích. Như vậy, điện năng vừa là năng lượng thứ
cấp cũng vừa là năng lượng cuối cùng.Nó ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng
năng lượng cung cấp cho người tiêu thụ với ưu điểm là dạng năng lượng dễ dàng chuyển
hóa từ các dạng năng lượng khác trong quá trình sản xuất, đồng thời khi sử dụng nó cũng
dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.Vì vậy, ngày nay điện năng không
thể thiếu được trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động của đời sống, sản xuất và sử
dụng điện năng có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược của mỗi quốc gia.
Mặt khác, để thực hiện thành công công cuộc CNH - HĐH một yếu tố then chốt đó
là con người, con người lúc này cần phải có nền tảng tri thức hiện đại, năng lực thực tiễn
sáng tạo. Do vậy mà Đảng ta đã xác định mục tiêu giáo dục là đào tạo con người phát triển
toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ, hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
năng lực của công dân. Trên cơ sở đó Đảng ta cũng ra nghị quyết về đổi mới toàn diện
giáo dục và đào tạo trong Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.Một trong những quan điểm chỉ
đạo là phát triển giáo dục đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng
lực và phẩm chất người học. Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt liên
thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục đào tạo. Trên quan
điểm đó cũng đưa ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể, trong đó có nhiệm vụ xác định và
công khai mục tiêu chuẩn đầu ra cho từng bậc học, môn học, chương trình và chuyên
nghành đào tạo. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giảm, hiện đại, thiết thực, phù
hợp với lứa tuổi, trình độ, tăng thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

1
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề
“Dòng điện xoay chiều và cuộc sống” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống quan điểm lý luận về dạy học tích hợp trong dạy học Vật lí để
áp dụng thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống”
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận của đề tài :
+ Dạy học tích cực và dạy học tích hợp
+ Nghiên cứu các tài liệu khoa học cần thiết để hiểu sâu sắc các nội dung kiến thức về
chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống”
- Tìm hiểu các vấn đề ứng dụng dạy học tích hợp trong Vật lý.
- Tìm hiểu những nội dung của phần dòng điện xoay chiều để phân tách thành những
chủ đề có thể dạy học tích hợp.
-Soạn thảo tiến trình dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống”
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của các phương án dạy
học đã thiết kế.
- Rút ra các nhận xét, sơ bộ đánh giá hiệu quả của các phương án dạy học với việc
nâng cao hiểu biết áp dụng vào thực tiễn đời sống.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứulà việc dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay chiều và
cuộc sống”
Đối tượng nghiên cứulà thiết kế các phương án dạy học tích hợp theo chủ đề
“Dòng điện xoay chiều và cuộc sống”.
5. Vấn đề nghiên cứu
Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống” như thế nào
để học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức,nhận thấy mối liên hệ giữa kiến thức và cuộc sống.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu, lựa chọn được nội dung các bài học vật lí và khai thác các phương
tiện dạy học để thiết kế được các phương án dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay
chiều và cuộc sống” thì không những bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực học tập, năng
lực sáng tạo và tự lực chiếm lĩnh kiến thức, mà còn nhận thấy mối liên hệ giữa kiến thức
và cuộc sống.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu thiết kế các phương án dạy học tích hợp theo chủ đề “Dòng điện xoay
chiều và cuộc sống”.
- Thực nghiệm tại trường THPT Giao Thủy C - Tỉnh Nam Định

2
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận của đề tài :
+ Đề tài nêu nên sự cần thiết của việc dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay
chiều và cuộc sống”.
+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về cách thiết kế các phương án dạy học tích
hợp.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài :
Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo về dạy học tích hợp chủ đề “Dòng
điện xoay chiều và cuộc sống”.
9. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên cứu các tài liệu
về dạy học tích hợp, tài liệu về dòng điện xoay chiều.Nghiên cứu chương trình, nội dung
sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo về Vật lí 12.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Tiến hành dạy học thực nghiệm để
kiểm tra giả thuyết khoa học. Nhóm phương pháp điều tra khảo sát: Khảo sát kiến thức
thực tiễn trong đời sống của người học trước và sau khi học của lớp thực nghiệm. Quan sát
theo dõi quá trình chuẩn bị, hoạt động trên lớp của HS, đánh giá đồng đẳng kết hợp với tự
đánh giá.
- Phương pháp thống kê toán: để phân tích kết quả thực nghiệm.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học tích hợp chủ đề “Dòng
điện xoay chiều và cuộc sống”
Chương 2. Thiết kế các phương án dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay chiều
và cuộc sống”
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP
CHỦ ĐỀ “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU VÀ CUỘC SỐNG”
1.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Tổ chức dạy học tích hợp đang trở thành một xu thế dạy học hiện đại, nó đang được
nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.

3
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Trên thế giới tư tưởng dạy học tích hợp bắt đầu từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, theo đó vào
tháng 9 - 1968, Hội nghị tích hợp về giảng dạy các khoa học đã được Hội đồng Liên quốc gia
về giảng dạy khoa học tổ chức tại Varna(Bungari) với sự bảo trợ của UNESCO. Trên thế giới
cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục nghiên cứu về quan điểm dạy học tích hợp trong đó
có Xavier Roegiers với công trình nghiên cứu “ Khoa học sư phạm tích hợp hay cần làm như
thế nào để phát triển năng lực ở các trường học”. Trong công trình nghiên cứu của mình, ông
đã nhấn mạnh rằng cần đặt toàn bộ quá trình học tập vào một tình huống có ý nghĩa đối với
học sinh, đồng thời với việc phát triển các mục tiêu đơn lẻ cần tích hợp các quá trình học tập
này trong tình huống có ý nghĩa với học sinh. Trên thế giới đã có nhiều nước áp dụng dạy học
tích hợp vào trường học, trong đó có Australia. Chương trình dạy học tích hợp được nước này
áp dụng vào trường học từ những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Mục tiêu của
chương trình giáo dục tích hợp cho giáo dục phổ thông Australia được xác định rõ như sau:
Chương trình giáo dục tích hợp là hệ thống giảng dạy tích hợp đa nghành, trong hệ thống đó
tầm quan trọng của việc phát triển và ứng dụng kỹ năng được chú trọng, quá trình dạy học tích
hợp này bao gồm việc dạy, học và kiểm tra đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức cũng như ứng
dụng của học sinh phổ thông [11, tr. 11].
Ở Việt Nam hiện nay, tư tưởng dạy học tích hợp bắt đầu nghiên cứu và áp dụng từ
những năm của thập kỷ 90 trở lại đây. Đã có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục nghiên cứu cơ sở
lý luận về tích hợp và các biện pháp nhằm vận dụng giảng dạy tích hợp vào thực tiễn như:
Tác giả Đào Trọng Quang với bài “ Biên soạn sách giáo khoa theo quan điểm tích hợp,
cơ sở lý luận và một số kinh nghiệm”. Tác giả đã đề cập tới bản chất của sư phạm tích hợp,
quan điểm tích hợp, một số nguyên tắc chủ đạo và một số kỹ thuật của tích hợp.
Tác giả Đỗ Ngọc Thống đã nêu một hệ thống quan điểm tích hợp và dạy học theo
hướng tích hợp, đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa cộng gộp kiến thức và tích hợp kiến thức
trong cuốn “Đổi mới dạy và học Ngữ văn ở THCS”
Tác giả Trần Viết Thụ(1997) trong công trình nghiên cứu “ Vận dụng nguyên tắc liên
môn khi dạy các vấn đề văn hóa trong SGK trong lịch sử THPT” đã vận dụng kiến thức văn
học, địa lý, chính trị vào giảng dạy bộ môn lịch sử theo quan điểm liên môn.
Tác giả Lê Trọng Sơn với công trình “Vận dụng tích hợp giáo dục dân số qua dạy học
phần sinh lý người ở lớp 9 THCS” tác giả đã nhấn mạnh việc tích hợp dân số vào môn Sinh
học 9 là thích hợp với nội dung cũng như độ tuổi của học sinh.
Tác giả Đoàn Thị Thùy Dương trong luận văn thạc sĩ (2008) với đề tài “ Rèn luyện
thao tác lập luận và so sánh cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực” đã nhấn
mạnh việc xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của thao tác lập luận so sánh để đề xuất cách
thức tổ chức dạy học theo hướng tích hợp, tích cực trong dạy văn nghị luận.

4
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Tác giả Đinh Xuân Giang trong luận văn thạc sĩ (2009) với đề tài “Vận dụng tư tưởng
sư phạm tích hợp trong dạy học một số vấn đề về chất khí và cơ sở nhiệt động lực học vật lý
10 cơ bản nhằm phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh”. Trong đề
tài này tác giả đã nhấn mạnh sự phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học
sinh khi vận dụng có hiệu quả việc dạy học tích hợp các kiến thức về chất khí và cơ sở nhiệt
động lực học.
Tác giả Phạm Minh Hải trong luận văn thạc sĩ (2013) với đề tài “Tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường trong dạy học Vật lý 12” đã nhấn mạnh việc nghiên cứu lý luận về bảo vệ môi
trường và việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Vật lý 12 nhằm thiết kế
phương án dạy Vật lý 12 có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
Tác giả Nguyễn Thị Hoàn trong luận văn thạc sĩ (2009) với đề tài “Tích hợp các kiến
thức về sản xuất điện năng khi dạy một số bài học Vật lý(chương trình và sách giáo khoa cơ
bản) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp cho học sinh
THPT” đã nhấn mạnh đến việc xây dựng tiến trình dạy học tích hợp về sản xuất điện năng khi
dạy một số bài học Vật lý đề nâng cao chất lượng giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng
nghiệp.
Như vậy, ở nước ta vấn đề xây dựng môn học tích hợp đã hình thành với những mức
độ khác nhau. Mới đầu được tập trung nghiên cứu về lý luận, sau đó xuất hiện các đề tài
nghiên cứu lý luận và áp dụng vào giảng dạy nhưng chủ yếu ở bậc tiểu học và THCS. Tinh
thần giảng dạy tích hợp mới chủ yếu thực hiện ở mức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến
thức, kĩ năng thuộc các môn hay phân môn khác nhau để giải quyết vấn đề dạy học. Gần đây
mới xuất hiện các đề tài nghiên cứu giảng dạy tích hợp vào bậc THPT trong đó có liên quan
tới môn Vật lý. Nhìn chung các đề tài đã trình bày rõ ràng cơ sở lý luận về giảng dạy tích hợp,
nêu nên các ưu điểm của dạy học tích hợp trong việc phát huy tính tích cực nhận thức của học
sinh, đề ra được các phương án giảng dạy tích hợp trong Vật lý về bảo vệ môi trường, sản xuất
điện năng. Tuy nhiên trong đề tài giảng dạy tích hợp về điện năng tác giả mới chỉ đề cập tới
việc sản suất và nhằm vào giáo dục kĩ thuật, hướng nghiệp mà chưa đề cập tới việc biến đổi,
sử dụng điện năng, vấn đề tiết kiệm và an toàn sử dụng điện trong thực tế đời sống.
1.2. Dạy học tích hợp
1.2.1. Khái niệm cơ bản về dạy học
Trong cuộc sống xã hội loài người, mọi cá nhân lớn lên về mặt tâm lý, trí tuệ hay
cảm xúc là nhờ vào quá trình thẩm thấu dần những kinh nghiệm của xã hội loài người.
Như vậy quá trình trưởng thành về mặt xã hội của con người thực hiện nhờ cơ chế di
truyền xã hội, tức là thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm của xã hội
loài người, nhờ đó trẻ lớn lên thành người. Cơ chế di truyền xã hội này được thực hiện
hiệu quả nhất thông qua con đường dạy học. Dạy học là một quá trình biến năng lực của

5
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
loài người thành năng lực của cá thể. Để làm được điều này cá nhân phải hoạt động nhưng
họ không thể tự làm được mà phải nhờ vào sự giúp đỡ của người lớn, của thế hệ đi trước,
của những nhà giáo dục.
Theo lý luận dạy học thì dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là
một trong những con đường để thực hiện mục đích giáo dục. Quá trình dạy học được tổ
chức trong nhà trường, bằng phương pháp sư phạm đặc biệt nhằm trang bị cho học sinh hệ
thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn. Như vậy dạy học là một bộ phận của giáo dục, là một trong những con đường quan
trọng nhất để thực hiện mục đích giáo dục.
Dạy học trong nhà trường có những ưu điểm mà các con đường giáo dục khác
không có được. Đó là quá trình dạy học trong nhà trường được tiến hành bởi những bởi
những nhà sư phạm, những người đã được trang bị những kiến thức về chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm và tâm sinh lý lứa tuổi. Dạy học trong trường, học sinh được phát triển
toàn diện năng lực của bản thân, ngoài hoạt động học các em còn được tham gia vào các
hoạt động khác như văn nghệ, thể dục thể thao, lao động…. Nội dung dạy học được chọn
lọc, có tính định hướng, phương pháp dạy học phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với trình độ
nhận thức. Có các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho quá trình dạy học. Hoạt động học tập
của học sinh ở nhà trường rất phong phú và đa dạng: học chính khóa, học thêm, ôn tập
củng cố kiến thức và tự học… Tóm lại, hoạt động dạy học là hoạt động chuyên biệt của
người dạy(người được đào tạo nghề dạy học), là quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động
của người học nhằm giúp họ lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình
thành và hoàn thiện phát triển nhân cách bản thân người học.
Trong quá trình dạy học, mối quan hệ cơ bản thứ nhất trong quá trình dạy học là
mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học. Dạy và học có mối quan hệ tương hỗ bổ sung
cho nhau, có những yếu tố bổ sung cho nhau, trong quá trình dạy học người dạy tác động
đến người học và người học tác động trở lại người dạy. Mâu thuẫn giữa vai trò lãnh đạo,
điều khiển của người dạy và yêu cầu về sự tích cực độc lập của người học, người học vừa
có vị thế là đối tượng của sự lãnh đạo và dạy học của người dạy nhưng cũng là chủ thể của
quá trình tiếp thu kiến thức cho bản thân mình. Mối quan hệ cơ bản thứ hai của quá trình
dạy học là mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và phương pháp dạy học. Quan hệ giữa
nội dung và phương pháp là mối quan hệ tác động qua lại : từ nội dung đến phương pháp
và từ phương pháp đến nội dung. Nội dung dạy học quy định phương pháp dạy học và
phương pháp dạy học xử lí nội dung dạy học, phương pháp là sự vận động của nội dung [1,
tr. 51-53]. Với hai mối liên hệ cơ bản trên ta thấy trong qua trình dạy học các mối liên hệ
tương tác giữa người dạy, người học, nội dung và phương pháp được thể hiện qua sơ đồ
sau :

6
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Nội dung Người dạy

Người học Phương pháp

Hình 1.1. Sơ đồ tương tác giữa các yếu tố của dạy học
1.2.2. Xu hướng chung về chương trình giáo dục hiện đại
Trong Hội nghị lần thứ 8, BCH TW khóa XI đã đưa ra nghị quyết về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Một trong những hướng đổi mới đó là vấn đề xây dựng
chương trình giáo dục THPT. Đổi mới chương trình giáo dục theo S.B Robinsohn là “ Cải
cách giáo dục là xem lại chương trình, là then chốt của cải cách giáo dục, cải cách chương
trình là hạt nhân cải cách việc dạy học”. Ở các nước phát triển, sau hơn 40 năm đổi mới đã
xây dựng và triển khai chương trình theo xu hướng sau :
1.2.2.1. Chương trình giáo dục chuyển từ “tập trung kiến thức” sang “tập trung vào năng
lực”[18, tr. 21-23]
Theo quan niệm dạy học truyền thống, thì giáo dục là quá trình truyền thụ kiến
thức, kinh nghiệm của các thế hệ trước cho thế hệ trẻ. Điều quan tâm đầu tiên quan trọng
trong xây dựng chương trình là khối lượng, độ sâu sắc, tính hệ thống, mức độ khái quát
hóa của kiến thức cần truyền thụ. Đương nhiên cũng tuyên bố các mục tiêu giáo dục khác
nhưng khi triển khai chỉ tập trung vào việc truyền thụ kiến thức và kiểm tra đánh giá cũng
dừng ở mức độ nắm vững kiến thức. Mô hình này đã tồn tại trong thời gian dài và dần bộc
lộ những những bất cập: hiện tượng quá tải về kiến thức, giảng dạy theo lối truyền thụ một
chiều nên hạn chế tính năng động tự chủ sáng tạo của người học, kiến thức nặng về lí
thuyết hàn lâm không đáp ứng được nhu cầu, tình huống trong cuộc sống và thực tế của
người học, học ở trường một đường nhưng thực tế khi ra trường lại một nẻo, nhiều thứ
buộc phải học nhưng không có ích khi ra đời và vô dụng khi hòa nhập.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, thế giới đã đạt được các thành tựu về kinh tế,
khoa học-kĩ thuật công nghệ, để không bị tụt hậu các nước phương tây đã tiến hành cải
cách giáo dục xuất phát từ quan niệm: Thay vì chú trọng truyền thụ kiến thức, cần quan
tâm đặc biệt đến phát huy năng lực của người học, tạo điều kiện cho người học tự chiếm
lĩnh tri thức.
Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng La tinh “competentia”.Ngày nay khái niệm
năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau.Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả
năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc.Khái niệm năng lực được dùng ở đây là
đối tượng của tâm lý, giáo dục học. Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực, nhưng ta

7
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
có hiểu năng lựclà một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm.
Khái niệm năng lực gắn liền với khả năng hành động, chính vì vậy trong lĩnh vực sư
phạm nghề, năng lực còn được hiểu làkhả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các
hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các
lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh
nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động[22, tr. 7]
Trong dạy học, khái niệm năng lực liên quan đến nội dung, kĩ năng, mục tiêu của
dạy học. Nội dung dạy học đó là những vấn đề giảng dạy hay đối tượng học tập. Kĩ năng là
khả năng thực hiện một cái gì đó và nó chỉ biểu hiện thông qua một nội dung và đạt được
dần dần trong cả cuộc đời. Mục tiêu là kết quả của sự tác động của một kĩ năng lên một nội
dung. Và năng lực trong dạy học là tập hợp các kĩ năngtác động lên các nội dung trong
một tình huống có ý nghĩa đối với học sinh.
Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lựccó thể coi là một tên gọi khác
hay một mô hình cụ thể hoá của chương trình định hướng kết quả đầu ra, một công cụ để
thực hiện giáo dục định hướng điều khiển đầu ra.
Theo quan điểm của các nhà sư phạm nghề Đức, cấu trúc chung của năng lực hành
động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau:
- Năng lực chuyên môn (Professional competency):
Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả
chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn.Trong đó
bao gồm cả khả năng tư duy lôgic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khả năng nhận biết
các mối quan hệ hệ thống và quá trình.
- Năng lực phương pháp (Methodical competency):
Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc
giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp
chung và phương pháp chuyên môn.
- Năng lực xã hội (Social competency):
Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những
nhiệm vụ khác nhau với sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác.
- Năng lực cá thể (Induvidual competency):
Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn
của cá nhân, phát triển năng khiếu cá nhân, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá
nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các ứng xử và hành vi.

8
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức
và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng
lực:
Bảng 1.1. Các nhóm nội dung dạy học nhằm phát triển năng lực

Học nội dung Học phương pháp Học giao tiếp xã Học tự trải
chuyên môn chiến lược hội nghiệm - đánh
giá

-Các trí thức chuyên - Lập kế hoạch học - Làm việc trong -Tự đánh giá điểm

môn(các khái niệm, tập, kế hoạch làm nhóm mạnh, điểm yếu

phạm trù, quy luật, việc - Tạo điều kiện cho - Xây dựng kế

mối quan hệ...) - Các phương pháp sự hiểu biết về hoạch phát triển

- Các kĩ năng chuyên nhận thức chung: phương diện xã hội các nhân

môn Thu thập, sử lí, đánh - Học các ứng xử, - Đánh giá, hình

- Ứng dụng đánh giá giá, trình bày thông tinh thần trách thành các chuẩn

chuyên môn tin nhiệm, khả năng mực giá trị, đạo
- Các phương pháp giải quyết xung đột đức và văn
chuyên môn hóa,lòng tự

Trong
Năng lực các chương
chuyên Năngtrình dạy học
lực phương hiện nay
pháp củalựccác
Năng xãnước
hội thuộc OECD,
Năng lực nhânngười
cách ta cũng
sử dụng mô hình năng lực đơn giản hơn, phân chia năng lực thành hai nhóm chính, đó là
môn
các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt.Năng lực chung được áp dụng cho tất cả
các môn học bao gồm các thành phần sau :
 Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân : năng lực tự học, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực sáng tạo và năng lực tự quản lí.
 Nhóm năng lực về quan hệ xã hội : năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
 Nhóm năng lực công cụ : năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng
ngôn ngữ và năng lực tính toán.
Năng lực chuyên biệt là năng lực được xác định trong chương trình các môn học. Với
bộ môn vật lí có hai quan điểm xây dựng các năng lực chuyên biệt [3, tr. 43-48]:
 Xây dựng các năng lực chuyên biệt bằng cách cụ thể hóa các năng lực chung
Bảng 1.2.Bảng năng lực chuyên biệt môn Vật lý được cụ thể hóa từ năng lực chung
STT Năng lực Biểu hiện năng lực trong môn Vật lí
chung
Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân

9
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
1 Năng lực tự - Lập được kế hoạch tự học và điều chỉnh, thực hiện kế
học hoạch có hiệu quả
- Tìm kiếm thông tin về nguyên tắc cấu tạo, hoạt động của
các ứng dụng kĩ thuật
- Đánh giá được mức độ chính xác nguồn thông tin
- Đặt được câu hỏi về hiện tượng sự vật quanh ta.
- Tóm tắt được nội dung vật lí trọng tâm của văn bản
- Tóm tắt thông tin bằng sơ đồ tư duy, bản đồ khái niệm,
bảng biểu, sơ đồ khối
- Tự đặt câu hỏi và thiết kế, tiến hành được phương án thí
nghiệm để trả lời cho các câu hỏi đó
2 Năng lực giải - Đặc biệt là năng lực thực nghiệm
quyết vấn đề - Đặt được các câu hỏi về hiện tượng tự nhiên: Hiện tượng
( Đặc biệt …diễn ra như thế nào? Điều kiện diễn ra hiện tượng là gì?
quan trọng là Các đại lượng trong hiện tượng tự nhiên có mối quan hệ với
NL giải quyết nhau như thế nào? Các dụng cụ có nguyên tắc cấu tạo và
vấn đề bằng hoạt động như thế nào?
con đường - Đưa ra được cách thức tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt
thực nghiệm ra
hay còn gọi là - Tiến hành thực hiện các cách thức tìm câu trả lời bằng suy
NL thực luận lí thuyết hoặc khảo sát thực nghiệm
nghiệm) - Khái quát hóa rút ra kết luận từ kết quả thu được
- Đánh giá độ tin cậy và kết quả thu được
3 Năng lực - Thiết kế được phương án thí nghiệm để kiểm tra giả
sáng tạo thuyết(hoặc dự đoán)
- Lựa chọn được phương án tối ưu
- Giải được các bài tập sáng tạo
- Lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề một cách tối ưu
4 Năng lực Không có tính đặc thù
quản lí
Nhóm năng lực về quản hệ xã hội
5 Năng lực giao - Sử dụng được ngôn ngữ vật lí để mô tả hiện tượng
tiếp - Lập được bảng và mô tả bảng số liệu thực nghiệm
- Vẽ được đồ thị từ bảng số liệu cho trước
- Vẽ được sơ đồ thí nghiệm

10
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
- Mô tả được sơ đồ thí nghiệm
- Đưa ra các lập luận logic, biện chứng
6 Năng lực hợp - Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
tác - Tiến hành thí nhiệm theo các khu vực khác nhau
Nhóm năng lực công cụ (Các năng lực này sẽ được hình thành trong quá trình
hình thành các năng lực trên)
7 Năng lực sử - Sử dụng một số phần mềm chuyên dụng (maple, coachs…)
dụng công để mô hình hóa quá trình vật lí
nghệ thông - Sử dụng phầm mềm mô phỏng để mô tả đối tượng vật lí
tin và truyền
thông(ICT)
8 Năng lực sử - Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn tả quy luật vật lí
dụng ngôn - Sử dụng bảng biểu, đồ thị để diễn tả quy luật vật lí
ngữ - Đọc hiểu được đồ thị, bảng biểu
9 Năng lực tính - Mô hình hóa quy luật vật lí bằng các công thức toán học
toán - Sử dụng toán học để suy luận từ kiến thức đã biết ra hệ quả
hoặc ra kiến thức mới
 Xây dựng các năng lực chuyên biệt dựa trên đặc thù môn học
Bảng 1.3. Bảng năng lực thành phần môn Vật lí
Nhóm Năng lực thành phần
năng lực trong môn Vật lí
thành
phần
(NLTP)
Nhóm HS có thể:
NLTP liên - K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định
quan đến luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.
sử dụng - K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí.
kiến thức - K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học
vật lí tập.
- K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp,
đánh giá giải pháp … ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
Nhóm HS có thể:
NLTP về - P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí.
phương - P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ

11
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
pháp (tập ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó.
trung vào - P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn
năng lực khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.
thực - P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức
nghiệm và vật lí.
năng lực - P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học
mô hình tập vật lí.
hóa) - P6: chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí.
- P7: đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra
được.
- P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí
kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.
- P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng
đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này.
Nhóm HS có thể:
NLTP trao - X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và
đổi thông các cách diễn tả đặc thù của vật lí.
tin - X2: phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng
ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ Vật lí (chuyên ngành).
- X3: lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau.
- X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ
thuật, công nghệ.
- X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của
mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ).
- X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình
(nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ) một
cách phù hợp.
- X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề
liên quan dưới góc nhìn vật lí.
- X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.
Nhóm HS có thể:
NLTP liên - C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ
quan đến của cá nhân trong học tập vật lí.
cá thể - C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch
học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân.

12
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
- C3: chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí
đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí.
- C4: so sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp
kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
- C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ
an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các
công nghệ hiện đại.
- C6: nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và
lịch sử.

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực
hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với
những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt
động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV- HS
theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc
học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các
chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc
kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết
quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng
dụng khác nhau.
1.2.2.2. Chương trình giáo dục mang tính hệ thống, tính chỉnh thể, tính thống nhất[18, tr.
23-24]
Chương trình theo quan điểm hiện đại là một sự nhìn thấu, xuyên suốt mọi yếu tố
của quá trình dạy học trong sự tương tác, vận động lẫn nhau giữa các yếu tố đó. Tính hệ
thống được thể hiện ở những điểm chính sau đây :
 Chương trình tập trung vào một số đề tài (chủ đề) chính của nội dung dạy học,
những kiến thức quan trọng, được sắp xếp theo hệ thống lớp học từ thấp lên cao. Chương
trình định rõ về mức độ kiến thức, kĩ năng và hành vi, thái độ mà HS đạt được sau khi học
xong mỗi chủ đề.
 Chương trình thiết kế đồng bộ, nhất quán về ý tưởng, mong muốn về các bộ phận
cấu thành hệ thống của quá trình dạy học. Quá trình tương tác giữa các yếu tố theo mô
hình vòng tròn bắt đầu từ mục tiêu học tập phù hợp cũng như phương pháp học tập hợp lí,
tiếp theo là việc kiểm tra đánh giá để cung cấp thông tin về mục tiêu có đạt hay không,
phương pháp học tập có hợp lí không.
1.2.2.3. Chương trình dạy học hiện đại “tập trung và học sinh”[18, tr. 24]

13
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Chương trình dạy học truyền thống được thiết kế cho GV, là sự hướng dẫn cho GV,
thiết kế cho việc giảng dạy. Chương trình hiện đại xuất phát từ người học, thiết kế cho việc
học tập. Bắt đầu là việc xác định mục tiêu HS cần đạt được dựa trên các yếu tố như môi
trường, điều kiện, nhu cầu và khả năng của HS, SGK, thiết bị dạy học, phương pháp dạy
học, kiểm tra đánh giá…Tất cả các yếu tố đó xuất phát từ học sinh vàtới đích cuối cùng là
sự phát triển kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS.
1.2.2.4. Chương trình hiện đại là “chương trình mở” [18, tr. 24]
Để khắc phục những nhược điểm của “chương trình đóng” thì phải xây dựng
chương trình với những đặc điểm sau:
 Những quy định của chương trình mang tính định hướng chứ không mang tính pháp
lệnh, người thực hiện có thể thay đổi một số yếu tố cho phù hợp.
 Các nhân vật tham gia vào quá trình triển khai thực hiện chương trình đều tạo điều
kiện tham gia vào sự thay đổi chương trình.
 Hình thành cơ chế phân cấp quản lí mới với chương trình, xuất hiện các phiên bản
chương trình như chương trình quốc gia, chương trình của nhà trường, chương trình
địa phương…
 Quá trình xây dựng và triển khai được chỉ đạo đồng bộ, thống nhất.
Như vậy với xu hướng chương trình giáo dục hiện đại có sự thay đổi nhiều so với
giáo dục truyền thống. Thứ nhất nội dung học tập được thiết kế tập trung vào các đề tài
chủ đề, chương trình thiết kế lấy người học là trung tâm do vậy nó thích hợp với việc dạy
học tích hợp các môn, hay tích hợp theo chủ đề. Thứ hai, chương trình thiết kế để “tập
trung vào học sinh” phát huy năng lực của học sinh nên phương pháp giảng dạy khi áp
dụng phải phát huy tính tích cực của học sinh.
1.2.3. Khái niệm về tích hợp và dạy học tích hợp [12, tr. 4-5]
Theo từ điển bách khoa “Le petit Larousse illustrée” (2002) và Từ điển tiếng Pháp thì
nghĩa của từ “tích hợp”(Integrer)là: “gộp lại, sát nhập vào thành một tổng thể”.
Về lí thuyết Sư phạm tích hợp: Xavier Roegier (1996) dùng thuật ngữ: “La pedagogie de
l’integration” và được dịch là “khoa sư phạm tích hợp”(KSPTH). Vì vậy, lí thuyết SPTH
có thể hiểu như một lý thuyết hay một tư tưởng giáo dục, cũng có thể hiểu như một
phương pháp dạy học, tùy theo ngữ cảnh sử dụng cụ thể. Với ý nghĩa là một lí thuyết chỉ
đạo hoạt động dạy học nên trong nhiều tài liệu người ta cũng thường dùng thuật ngữ “dạy
học tích hợp”. Với lí do như vậy, khi vận dụng vào một môn học cụ thể, chúng tôi cũng sẽ
sử dụng thuật ngữ “dạy học tích hợp”. Theo Xavier Roegiers (1996) : “Lí thuyết SPTH là
một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình
thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học
sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào

14
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
cuộc sống lao động - Lí thuyết SPTH tìm cách làm cho quá trình học tập có ý nghĩa”.
Ngoài các quá trình học tập đơn lẻ cần thiết cho các năng lực, lí thuyết SPTH dự
định những hoạt động tích hợp trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến
thức, những kĩ năng và những động tác đã lĩnh hội một cách rời rạc.
Một quan niệm khác về sự tích hợp giáo dục: “Tích hợp giáo dục là quá trình học
sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện việc chuyển đổi liên tiếp các thông tin từ ngôn
ngữ của một môn học sang ngôn ngữ môn học khác mà nhờ quá trình đó học sinh nắm
vững kiến thức, hình thành khái niệm, phát triển các phẩm chất cá nhân”.
Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, theo Dương Tiến Sỹ (2001): “Tích hợp là sự kết
hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau
thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được
đề cập trong các môn học đó”.

Mặc dù có các quan niệm khác nhau về dạy học tích hợp, song có thể thống nhất ở
một tư tưởng: Tích hợp là một phương pháp sư phạm mà người học huy động (mọi) nguồn
lực để giải quyết một “tình huống phức hợp – có vấn đề”.
1.2.4. Mục đích và nguyên tắc của dạy học tích hợp
1.2.4.1. Sự cần thiết phải dạy học tích hợp
DHTH góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông.
Giáo dục toàn diện dựa trên việc đóng góp của nhiều môn học cũng như bằng việc thực
hiện đầy đủ mục tiêu và nhiệm vụ của từng môn học. Mặt khác, các tri thức khoa học và
kinh nghiệm xã hội của loài người phát triểnnhư vũ bão, trong khi quĩ thời gian cũng như
kinh phí để HS ngồi trên ghế nhà trường là có hạn, do vậy, không thể đưa nhiều môn học
hơn nữa vào nhà trường,cho dù những tri thức này là rất cần thiết. Chẳng hạn, ngày nay
cần thiết phải trang bị nhiều kĩ năng sống cho HS (về an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ
môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, định hướng nghề nghiệp,...) trong khi
những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhà trường vì lí do phải
đảm bảo tải học tập phù hợp với sự phát triển của HS. Mặc dù khi xây dựng CT SGK
nhiều tri thức đã được TH để thực hiện các nhiệm vụ trên, song không thể đầy đủ và phù
hợp với tất cả đối tượng HS. Vì vậy, trong QTDH GV phải nghiên cứu để TH các nội dung
này một cách cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối tượng HS ở các vùng miền
khác nhau.
Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học. Các nhà khoa học cho rằng
khoa học ở thế kỷ XX đã chuyển từ phân tích cấu trúc lên tổng hợp hệ thống làm xuất hiện
các liên ngành (như sinh thái học, tự động hóa,...). Vì vậy, xu thế DH trong nhà trường là
phải làm sao cho tri thức của HS xác thực và toàn diện. QTDH phải làm sao liên kết, tổng

15
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
hợp hóa các tri thức, đồng thời thay thế “tư duy cơ giới cổ điển”bằng “tư duy hệ thống”.
Theo Xavier Roegiers : nếu nhà trường chỉ quan tâm dạy cho HS các khái niệm một cách
rời rạc, thì nguy cơ sẽ hình thành ở HS các “suy luận theo kiểu khép kín”, sẽ hình thành
những con người “mù chức năng”, nghĩa là những người đã lĩnh hội kiến thức nhưng
không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày.
Góp phần giảm tải học tập cho học sinh. DHTH giúp phát triển các năng lực, đặc
biệt là trí tưởng tượng khoa học và năng lực tư duy của HS, vì nó luôn tạo ra các tình
huống để HS vận dụng kiến thức gần với cuộc sống. Nó cũng làm giảm sự trùng lặp các
nội dung giữa các môn học, góp phần giảm tải nội dung học tập.
1.2.4.2. Nguyên tắc của dạy học tích hợp [12, tr. 12-14]
* Nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân hóa
Về thuật ngữ, tích hợp được hiểu như là một quá trình mà kết quả là tạo ra một
chỉnh thể duy nhất. Phân hóa là quá trình ngược lại, là sự phân chia tổng thể thành các
phần theo một dấu hiệu nào đó. Về mặt triết học, tích hợp và phân hóa là hai quá trình có
qua hệ biện chứng, qui định lẫn nhau không thể tách rời, như cộng và trừ, âm và dương.
Nguyên tắc thống nhất giữa tích hợp và phân hóa là một trong các nguyên tắc quan trọng
của giáo dục học nói chung và DHTH nói riêng. Nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân
hóa thể hiện cách thức tự tổ chức của quá trình giáo dục. Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây
dựng các nội dung DHTH cần phân tích, xem xét các đặc thù riêng của các lĩnh vực riêng
đóng góp vào nội dung DHTH đó, đồng thời nó cũng làm rõ vai trò của các kiến thức của
các môn học riêng trong mối quan hệ với nội dung DHTH.
* Nguyên tắc người học làm trung tâm
Nguyên tắc người học làm trung tâm xác định vị trí của HS và của GV trong hệ
thống giáo dục tích hợp. Theo nguyên tắc này, HS là chủ thể của quá trình giáo dục. Trong
DHTH, HS luôn đứng trước các tình huống có vấn đề mà để giải quyết chúng, HS phải
huy động nhiều kiến thức và kĩ năng đã học được từ các môn học khác nhau. Để giải quyết
các tình huống như vậy HS phải tích cực, chủ động. GV trong hệ thống DHTH đóng vai
trò người tổ chức và cố vấn, HS phải là trung tâm của các hoạt động học tập.
* Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp
Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp chỉ rõ mối quan hệ của giáo dục
với môi trường văn hóa. Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp đòi hỏi việc
tổ chức quá trình giáo dục và dạy học phải tính đến đặc trưng văn hóa xã hội, bên ngoài và
bên trong của người học. TheoAdolph Diesterweg, văn hóa bên ngoài, đó là các chuẩn
mực đạo đức, sinh hoạt và nhu cầu của người học; văn hóa bên trong, là đời sống tinh thần
của con người và văn hóa xã hội là các quan hệ xã hội và văn hóa dân tộc.
1.2.5. Một số quan điểm dạy học trong việc tổ chức dạy học tích hợp.[12,tr.18- 22]

16
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
1.2.5.1. Quan điểm đối với các môn học
Quan điểm đối với các môn học nêu lên quan niệm về vai trò của môn học và những
tương tác của các môn học khác nhau.
Theo d’ Hainaut có 4 quan điểm khác nhau đối với môn học:
+ Quan điểm “trong nội bộ môn học”, trong đó ưu tiên các nội dung của môn học.
Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng rẽ.
+ Quan điểm “đa môn”, trong đó đề xuất những tình huống, những “đề tài” có thể được
nghiên cứu theo các quan điểm khác nhau (của những môn học khác nhau). Theo quan
điểm này, các môn học vẫn tiếp cận riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá
trình nghiên cứu các đề tài (không thực sự tích hợp).
+ Quan điểm “liên môn”, trong đó đề xuất những tình huống chỉ có thể được tiếp cận
một cách hợp lý qua sự soi sáng của nhiều môn học, ở đây có sự liên kết các môn học để
giải quyết một tình huống cho trước.
+ Quan điểm “xuyên môn”, chủ yếu quan tâm phát triển những kỹ năng mà HS có
thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống. Những kỹ năng đó gọi là
kỹ năng “xuyên môn”. Học sinh có thể lĩnh hội những kỹ năng này trong từng môn học
hoặc trong những tình huống có những hoạt động chung cho nhiều môn học.
Với quan điểm cần phải tích hợp các môn học, một quan điểm đã được khẳng định
từ nhu cầu xã hội thì xu hướng liên môn và xuyên môn là tất yếu:
1) Quan điểm “liên môn” đòi hỏi phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để
nghiên cứu và giải quyết một tình huống.
2) Quan điểm “xuyên môn” đòi hỏi tìm cách phát triển ở HS những kỹ năng xuyên
môn, nghĩa là những kĩ năng có thể áp dụng ở mọi nơi.
1.2.5.2. Những cách tích hợp các môn học
X. Roegiers nêu lên hai nhóm lớn các phương pháp tích hợp các môn học:
- Đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều môn học.
- Phối hợp các quá trình học tập của nhiều môn học khác nhau.
*Dạng tích hợp thứ nhất
Đưa ra những ứng dụng chung cho những môn học khác nhau đồng thời vẫn duy trì
các quá trình học tập riêng rẽ.
Những ứng dụng này có thể được giảng dạy:
- Cuối năm học trong một đơn nguyên tích hợp.
- Trong suốt năm học, giúp HS lập mối liên hệ giữa các kiến thức đã lĩnh hội.
+ Cách tích hợp thứ nhất: những ứng dụng chung cho nhiều môn học ở cuối năm
học hay cuối bậc học. Ở đây người ta tích hợp các môn học ở một bài hay một đơn nguyên
tích hợp ở cuối mỗi năm học.

17
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Ví dụ:
Vật lý
Đơn nguyên hoặc
Hóa học bài làm tích hợp

Sinh học

* Cách tích hợp thứ hai: những ứng dụng chung cho nhiều môn học thực hiện ở những
thời điểm đều đặn trong năm học. Mục đích:
- Giúp HS lập mối liên hệ giữa các kiến thức đã học, ở đây GV luôn quan tâm đặt
các quá trình học tập vào định hướng tích hợp, song vẫn duy trì các môn học riêng rẽ (do
bản chất các môn học, hoặc do các môn học được các GV khác nhau dạy). Đây là trường
hợp phổ biến ở trường phổ thông VN hiện nay khi chương và SGK, GV giảng dạy phân
hóa sâu sắc. Nói một cách khác, việc tích hợp các môn học chỉ được thực hiện qua chương
trình và SGK và người GV chưa thực sự chủ động đặt các quá trình học tập của HS vào định
hướng tích hợp.
Ví dụ: một sơ đồ tích hợp theo cách thứ hai

Vật lí 1 Đơn Vật lí 2 Đơn Vật lí 3 Đơn


nguyên nguyên nguyên
hoặc Hóa học 2 hoặc hoặc
Hóa học 1 bài làm bài làm Hoá học 3 bài làm
tích tích tích
hợp 1 Sinh học 2 hợp 2 hợp 3
Sinh học 1 Sinh học 3

Hình 1.2. Cách tích hợp thứ hai


* Dạng tích hợp thứ hai
Cách tiếp cận bằng tình huống tích hợp. Phối hợp các quá trình của nhiều môn học.
Cách tích hợp này dẫn đến hợp nhất hai môn học (tích hợp hoàn toàn).
+ Cách tích hợp thứ ba:sự nhóm lại theo đề tài tích hợp, tìm và tích hợp những
môn học có mục tiêu bổ sung cho nhau. Dạng tích hợp này duy trì những mục tiêu riêng
trong mỗi môn học, đồng thời liên kết các môn này một cách hài hòa trên cơ sở xây dựng
các đề tài.
+ Cách tích hợp thứ tư:tích hợp các môn học xung quanh những mục tiêu chung
cho nhiều môn học.
Yêu cầu: Soạn những mục tiêu chung cho nhiều môn học, mục tiêu chung này gọi là
mục tiêu tích hợp. Ở đây cần xác định các kỹ năng phải hình thành, trong khi các nội dung

18
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
vẫn mang tính bộ môn.
Phương pháp tổng quát như sau:
- Tìm những mục tiêu chung cho các môn học (giáo trình)
- Khuếch đại các mục tiêu đó để tạo ra mục tiêu tích hợp giữa các môn học.
- MTTH được thực hiện trong những tình huống tích hợp (giải quyết bằng việc phối
hợp các kiến thức, kỹ năng từ nhiều môn khác nhau).
1.2.6. Điều kiện và quy trình tổ chức dạy học tích hợp
Bên cạnh các cách thức tổ chức dạy học ở trên, để tổ chức dạy học tích hợp thành
công cần có các điều kiện như sau :
- Chương trình đào tạo : Chương trình đào tạo cần được xây dựng theo hướng mô đun
hóa và định hướng đầu ra là năng lực của học sinh.
- Phương pháp dạy học : Các phương pháp dạy học được áp dụng theo định hướng hành
động, tích hợp giữa truyền thụ kiến thức(lí thuyết, thực hành) với hình thành kĩ năng thực
hành, nhằm tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia và hình thành năng lực cho
người học.
- Phương tiện dạy học : Phương tiện dạy học bao gồm cả phương tiện truyền thống và
phương tiện hiện đại được phát triển phù hợp với các mô đun dạy học.
- Giáo viên : Phải có kĩ năng xây dựng nội dung dạy học tích hợp thông qua các hoạt
động như đưa nội dung tích hợp vào bài dạy trên lớp, tổ chức tham quan ngoại khóa tích
hợp nội dung môn học, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, rèn luyện kĩ thuật dạy học
tích hợp, khả năng bao quát và điều hành hoạt động người học.
- Học sinh : Học sinh luôn phải chủ động, tích cực, độc lập, có tinh thần hợp tác.
Với các điều kiện được đảm bảo, người dạy có thể tổ chức dạy học tích hợp theo
quy trình như sau :
- Nghiên cứu CT SGK để xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có các mục tiêuDHTH.
- Xác định các nội dung giáo dục cần TH. Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn
học và các nội dung giáo dục cần TH, GV lựa chọn tư liệu vàphương án TH, cụ thể, GV
phải trả lời các câu hỏi: TH nội dung nào là hợp lí? Liên kết các kiến thức như thế nào?
Thời lượng là bao nhiêu?
- Lựa chọn các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học phù hợp, trong đó cần quan
tâm sử dụng các PPDH tích cực, các PTDH có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan
và hứng thú học tập của HS (các thí nghiệm, phương tiện CNTT, ...).
- Xây dựng tiến trình DH cụ thể. Để tránh sự trùng lặp các nội dung TH cũng như sự
quá tải cho bài học, khi thực hiện qui trình này cần có sự trao đổi, phối hợp giữa các GV
cùng bộ môn, đôi khi với cả các GV của bộ môn liên quan.
1.3. Dạy học tích cực

19
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
1.3.1. Khái niệm dạy học tích cực
1.3.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học
Khái niệm về phương pháp dạy học có nội hàm mang tính phổ quát cao (áp dụng
cho mọi dạng hoạt động của con người) dẫn đến nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác
nhau về “phương pháp dạy học”, tuỳ thuộc vào các cấp độ, quan điểm nhìn nhận, đánh
giá. Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học, mỗi định nghĩa nhấn
mạnh một vài khía cạnh và phản ánh sự phát triển nhận thức của các nhà khoa học, các nhà
sư phạm về bản chất của khái niệm. Như đã nêu ở trên, có ý kiến cho rằng phương pháp
dạy học chỉ là phương tiện, thủ thuật của người thầy, người thầy là người chỉ đạo, truyền
đạt kiến thức, còn trò tiếp thu kiến thức - phương pháp dạy học là cách thức làm việc của
thầy và trò, trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt
nghĩa vụ dạy học.
Như vậy xét về tổng thể, bất kỳ một phương pháp nào cũng có thể được xem xét và
phân tích theo 3 cấp độ sau [4, tr. 4-5]:
* Cấp độ lý luận: PPDH là hệ thống các nguyên tắc, nguyên lý xác định mục đích, yêu
cầu, điều kiện, phương thức thực hiện nhằm đạt được mục đíchdạy học đặt ra. Nói cách
khác, đó là chiến lược, nguyên tắc hành động nhằm đến mục đích dạy học (để phân biệt
PPDH với phương pháp nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, phương pháp
chữa bệnh …)
* Cấp độ hoạt động thực tiễn: PPDH là tổ hợp các biện pháp, phương thức tổ chức hoạt
động dạy học của người dạy và người học nhằm thực hiện các mục tiêu của môn học và
chương trình học. Nói cách khác, đó là quá trình tổ chức hoạt động nhằm đạt được mục
tiêu (để phân biệt PPDH môn toán với PPDH môn văn, ngoại ngữ …)
* Cấp độ hành động, thao tác: PPDH là tổ hợp các thao tác, kỹ thuật, thủ pháp, thủ thuật
cụ thể của ngườidạy và người học nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của bài học,
tiết học. Nói cách khác, đó là qui trìnhcác thao tác hành động, tuân thủ theo một trình tự
logic nhất định nhằm giải quyết nhiệm vụ (để lựa chọn phương pháp dạy học giữa bài tác
giả tác phẩm với văn học sử, phê bình lý luận …).
Tuy nhiên, cho dù nhìn nhận dưới góc độ nào đi chăng nữa thì PPDH vẫn
mang những nét đặc trưng, thể hiện:
+ Mục đích của việc dạy học (sự vận động của nội dung và mục đích chiếm lĩnh nội
dung dạy học - tri thức khoa học).
+ Phương thức chiếm lĩnh nội dung dạy học (hình thức, con đường trao đổi và
chiếm lĩnh thông tin trong dạy học).
+ Đặc tính tương tác giữa các chủ thể trong dạy học (cách thức tổ chức, tính thống
nhất trong điều khiển hoạt động nhận thức trong dạy học).

20
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Trong đó 2 đặc tính cuối được xem xét và nhìn nhận như là những tiêu chí chính để
đánh giá và phân loại các PPDH cụ thể. Từ đó có thể đưa ra một định nghĩa tổng quát về
PPDH như sau: Phương pháp dạy học là hệ thống các hành động có mục đích của giáo
viên, tổ chức hoạt động trí óc và tay chân của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh
được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định[21, tr. 20].
1.3.1.2. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp giảng dạy chủ động là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ởnhiều nước
để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của người học. "Chủ động" trong phương pháp giảng dạy chủ động được dùng với
nghĩa là hoạt động, tích cực,trái nghĩa với bị động, thụ động. Phương pháp giảng dạy chủ
động hướng tới việc hoạt động hóa, chủ động hóa hoạt động nhận thức của người học,
nghĩa là tập trung vào phát huy tính chủ động của người học chứ không phải là tập trung
vào phát huy tính chủ động của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp chủ
động thì giảng viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
1.3.2. Tính tích cực học tập
Các nét đặc trưng của PPDH được thể hiện ở ba mặt sau: Mục đích của việc dạy
học, phương thức chiếm lĩnh nội dung dạy học và đặc tính tương tác giữa các chủ thể trong
dạy học. Trong đó tiêu chí về phương thức chiếm lĩnh nội dung dạy học được hiểu là hình
thức, con đường trao đổi, chiếm lĩnh thông tin trong dạy học và tiêu chí về đặc tính tương
tác giữa các chủ thể trong dạy học được hiểu là cách thức tổ chức, tính thống nhất trong
điều khiển hoạt động nhận thức trong dạy học, là hai tiêu chí chính để đánh giá phương
pháp dạy học. Ta sẽ phân tích để làm rõ hai tiêu chí trên ở phương pháp dạy học chủ động
và dạy học thụ động.
Trước hết là tiêu chí về phương thức chiếm lĩnh nội dung dạy học, vai trò của người
dạy và người học được thể hiện qua bảng so sánh sau

21
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Hình 1.3. So sánh vai trò của giáo viên và học sinh
Sau đó là tới tiêu chí về đặc tính tương tác giữa các chủ thể trong dạy học được thể
hiện qua sơ đồ

Hình 1.4. Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong dạy học tích cực
Như vậy, đối với người dạy trong quá khứ, giáo viên chủ yếu được đào tạo để thành
người cung cấp thông tin liên quan đến môn học. Trong quá khứ giáo viên là người truyền
đạt, nắm giữ “uy quyền” về tri thức môn học ít chú ý tới các vai trò khác.Xã hội tri thức
ngày nay cần những người được giáo dục tốt và toàn diện hơn là những người được đào
tạo bài bản theo một khuôn cứng. Cần phải coi đào tạo giáo viên như là một quá trình liên
tục và sẽ không dừng lại sau các chương trình đào tạo cứng. Hiện tại yêu cầu giáo viên vừa

22
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
là người truyền đạt tri thức vừa là nhà nghiên cứu, nhà quản lý và nhà lãnh đạo. Do đó cần
phải thay đổi cách thức làm việc với người học, với nội dung môn học.
Đối với người học, ngoài việc lĩnh hội kiến thức, học sinh có cơ hội học cách cảm
thông, có cơ hội luyện tập tư duy độc lập, tính kiên trì, sự khoan dung, thái độ hỗ trợ và
tinh thần trách nhiệm; ngoài ra họ nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tổ
chức và tiếp thu một thái độhọc tập sáng tạo và hỗ trợ. Do đó, trách nhiệm của giáo viên
là: chuẩn bị kỹ bài giảng, quản lý giờ học, chọn lựa chủ đề và phương pháp dạy phù hợp
nhất. Điều này được thể hiện qua sự kiểm soát gián tiếp và sự trợ giúp từng cá nhân, nhờ
vậy giáo viên có thể quan tâm kịp thời tới những học sinh cần được giúp đỡ nhất. Đồng
thời, học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm thường xuyên có cơ hội đánh giá và phân tích
công việc của mình và của bạn mình. Cách này cũng có thể giúp thực hiện phân loại ngay
trong nhóm.
Ta có thể lập bảng so sánh sự khác biệt giữa hai phương pháp dạy học như sau:
Bảng 1.4. So sánh về người dạy trong dạy học truyền thống và dạy học tích cực
Các nhiệm vụ Dạy học truyền thống Dạy học chủ động, tích
cực.
Công tác chuẩn bị Xem xét nội dung dạy gồm: Xem xét nội dung dạy gồm:
- Môt giáo án khoa học - Làm thế nào để có hợp
- Các thiết bị nghe nhìn tác
- Các câu hỏi, các câu trả lời - Phân chia thành 4 loại
gợi ý hoạt động
- Kiểm tra cấu trúc lôgic của - Xem xét các phần nào
bài dạy dành cho hoạt động cá nhân
- Lập kế hoạch tương tác một - Các bài viết
chiều - Chế tạo giáo cụ trực quan
- Chuẩn bị giáo cụ (mua
giấy, bút đánh dấu)
- Phô tô bài
- Lập kế hoạch tương tác
đa chiều
- Kiểm tra lại giáo án theo
4 nguyên tắc cơ bản của
dạy học hợp tác
Công việc đầu giờ Hứng thú: sử dụng một số Sắp xếp lại bàn ghế nếu cần
học phương pháp tạo sự thích thú thiết (nếu căn phòng không

23
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
cho học sinh được bố trí cho học tập hợp
tác)
Tạo nhóm
Hứng thú: được kích hoạt
từ kiến thức tiềm tàng của
học sinh
Phát “thẻ trách nhiệm” và
giao nhiệm vụcho từng học
sinh
Hỗ trợ trong giờ Giải thích, phát vấn và trả lời Trợ giúp các nhóm nhỏ và
học trước lớp, thảo luận chung cá nhân (theo phong cách
của từng người)
Di chuyển của Ít di chuyển, có thể ở cố định Đi xung quanh các nhóm,
giáo viên một ví trí dễ nhìn thấy cạnh giúp đỡ học sinh và có thể
bảng viết. làm việc cùng họ.
Những đặc điểm Kỹ năng truyền giảng tốt Kỹ năng tổ chức tốt
cần thiết nhất Giao tiếp hiệu quả để có thể Kiên quyết
duy trì được sự chú ý của học Có cảm nhận về thời gian
sinh Kỹ năng giao tiếp tốt
Một người có kỉ luật tốt Khả năng bao quát
Ứng tác nhanh nhẹn Khả năng thích nghi với
Chính xác nhu cầu của học sinh
Thông minh Cởi mở
Kỹ năng giải thích Sáng tạo: đặc biệt là trong
Thể hiện khả năng diễn xuất tổchức và gây hứng thú cho
Khả năng tập trung cao học sinh
(không nói những thông tin
không đúng hoặc nói sai)
Đánh giá Đánh giá kết quả của từng học Đánh giá của các nhóm
sinh (qua bài thi nói, và viết) khác nhau, sử dụng các
Đánh giá về hành vi của cả phương pháp khác nhau
lớp đánh giá kết quả của từng
cá nhân, từng nhóm.
Đánh giá về sự phát triển
kỹ năng

24
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Bảng 1.5. So sánh đặc điểm của người học trong dạy học truyền thống và dạy học tích cực
Dạy học truyền thống Dạy học chủ động, tích cực
Không ngại bị kiểm soát Độc lập
Cạnh tranh Hợp tác
Kín đáo Giao tiếp tốt
Chú ý tới bản thân Có khả năng tổ chức tốt
Có khả năng tự kiểm soát Có hành vi tự kiềm chế
Tuân thủ Sáng tạo
Kiên nhẫn, có khả năng chú ý giáo viên Kiên nhẫn, có thể chú ý đến các bạn
học
Cam chịu Khoan dung
Có ít ý tưởng Có óc sáng tạo
Có trách nhiệm với bản thân Có trách nhiệm với người khác
Tham vọng Có ý thức giúp đỡ

Bảng 1.6. So sánh tương tác giữa người dạy và người học trong dạy học truyền thống và
dạy học tích cực
Dạy học truyền thống Dạy học chủ động, tích cực
Người dạy Người phân xử, người nói, Người huấn luyện, người
chuyên gia hướng dẫn, chuyên gia,
người học
Người học Thụ động, người lắng nghe, Người tham gia tích cực,
người mô phỏng xây dựng
Nội dung Kiến thức riêng của từng môn Kiến thức liên ngành, thực
học, trừu tượng, toàn diện tế
Đánh giá Đánh giá tuyển chọn Thăm dò, dựa trên dạng bài
tập ”xây dựng hồsơ”
(portfolio)
Môi tường học Các bước lớn, ít tương tác, ít Các bước nhỏ, nhiều tương
nguồn thông thông tin, nhiều tác
chỉ dẫn
Phương pháp sư Tam giác sư phạm: 1 giáo viên, Đa giác sư phạm: giáo viên,
phạm 1 học sinh, và nội dung bạn học, nhiệm vụ, phương
tiện truyền thông, kỉ luật.

25
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Tóm lại, nét đặc trưng trong dạy học tích cực là đối với hoạt động dạy bao gồm tổ
chức tình huống học tập, kiểm tra định hướng hành động học độc lập tự chủ sáng tạo, trao
đổi tranh luận với học sinh, bổ sung chính xác hóa, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức. Đối
với hoạt động học bao gồm ý thức được nhiệm vụ cần giải quyết, độc lập suy nghĩ kết hợp
với ghi nhận thông báo có kiểm tra phê phán để xác định giải pháp, tự chủ hành động giải
quyết nhiệm vụ học, kết hợp với trao đổi, tranh luận để xây dựng được tri thức.
1.3.3. Phương pháp dạy học tích cực
1.3.3.1. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Cơ sở dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở nhận thức, theo tâm lí học, giải
quyết vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của
con người, “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề” (Rubinstein). Vấn đề
là những câu hỏi hay nhiệm vụ được đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật cũng
như những tri thức, kĩ năng sẵn có chưa đủ để giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần
vượt qua. Một vấn đề đặc trưng bởi ba thành phần : trạng thái xuất phát, trạng thái đích và
sự cản trở. Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là xuất phát từ tình huống có
vấn đề, nó luôn luôn chứa đựng nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một
vướng mắc cần tháo gỡ... và do vậy tạo được nhu cầu, hứng thú, chứa đựng cái đã biết và
chưa biết, có khả năng giải quyết được.
Trong quá trình dạy học giải quyết vấn đề, người ta có thể chia thành 3 giai đoạn
như sau :
Bước 1: Nhận biết vấn đề:
- Tạo tình huống gợi vấn đề
- Giải thích và chính xác hóa để hiểu đúng tình huống
- Phát biểu vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề đó
Bước 2: Tìm phương án giải quyết vấn đề
- Phân tích vấn đề, làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm
- Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết, có thể điều chỉnh, thậm chí bác bỏ và
chuyển hướng khi cần thiết. Trong khâu này thường hay sử dụng những qui tắc tìm đoán
và chiến lược nhận thức như sau: qui lạ về quen, đặc biệt hóa và chuyển qua những trường
hợp giới hạn; xem tương tự; khái quát hóa; xét những mối liên hệ và phụ thuộc; suy ngược
(tiến ngược, lùi ngược) và suy xuôi (khâu này có thể được làm nhiều lần cho đến khi tìm ra
hướng đi đúng)
- Trình bày cách giải quyết vấn đề
Bước 3: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải
- Kiểm tra sự đúng đắn và phù hợp thực tế của lời giải
- Kiểm tra tính hợp lý hoặc tối ưu của lời giải

26
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
- Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả
- Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược
vấn đề và giải quyết nếu có thể.
Tùy theo mức độ độc lập của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề, người ta đề cập
đến các cấp độ khác nhau, cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của dạy học giải
quyết vấn đề: Tự nghiên cứu giải quyết vấn đề; tìm tòi từng phần; trình bày giải quyết vấn
đề của giáo viên.
1.3.3.2. Phương pháp dạy học định hướng hành động
Dạy học theo định hướng hành động được xây dựng trên cơ sở tâm lí học hành
động : trong quá trình nhận thức cần có sự kết hợp giữa tư duy và hành động, giữa lý
thuyết và thực tiễn.Dạy học định hướng hành động là dạy học tích cực hóa hoạt động của
học sinh và tiếp cận toàn thể. Trong đó việc tổ chức quá trình dạy học được chi phối bởi
những sản phẩm hành động đã được thỏa thuận giữa giáo viên và người học, thông qua đó
hoạt động trí óc và chân tay kết hợp với nhau, (Meyer, 1994). Đặc trưng cơ bản của dạy
học định hướng hành động là
- Xuất phát từ hứng thú của chủ thể người học.
- Người học cần được động viên đi đến hành động độc lập.
- Là quá trình dạy học mở về mục tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả.
- Hoạt động trí óc và chân tay, tư duy và hành động cần được kết hợp cân bằng.
Trong quá trình dạy học định hướng hành động có thể trải qua các giai đoạn sau :
- Quyết định chủ đề : GV dự kiến về một chủ đề làm việc
- Chuẩn bị : GV dự kiến các mục tiêu học tập, chuẩn bị tài liệu và cơ sở tri thức cho
học sinh, dự kiến mục tiêu hành động của HS.
- Mở đầu : GV và học sinh thống nhất chủ đề, nhiệm vụ và sản phẩm, triển khai các
nhiệm vụ về tổ chức, cung cấp tài liệu.
- Thực hiện : HS làm việc nhóm theo nhiệm vụ được phân công, tạo ra những sản
phẩm hành động, kết hợp hình thức học tập, tham quan… Thu thập tư liệu, sử dụng các kĩ
thuật, thuyết minh.
- Đánh giá: HS và GV đánh giá qua quá trình trình bày, sản phẩm và thảo luận.
1.3.3.3. Phương pháp dạy học theo tình huống
Dạy học theo tình huống, một mặt kết nối quan điểm của Robinsohn là giáo dục sự
chuẩn bị cho việc giải quyết các tình huống cuộc sống, mặt khác nó được dựa trên cơ sở
tâm lí của thuyết kiến tạo. Tình huống là mô tả của một trường hợp có thật, thường bao
gồm một quyết định, thách thức, cơ hội, hay vấn đề mà một hay nhiều người trong tổ chức
phải đối phó. Dạy học theo tình huống là việc dạy học được tổ chức theo những chủ đề

27
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp. Đặc trưng của
dạy học theo tình huống là :
- Nội dung dạy học xuất phát từ một vấn đề phức hợp(không đơn giản và được cấu trúc
tốt)
- Vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp.
- Tạo ra những khả năng vận dụng đa dạng, phong phú.
- Tạo điều kiện cho học sinh trình bày những điều đã học và những suy nghĩ về điều đó.
Dạy học theo tình huống có thể theo các giai đoạn sau đây :
- Chuẩn bị cá nhân của GV và HS
- Thảo luận theo nhóm nhỏ : GV giao tình huống, tài liệu đọc. HS nhận tình huống và
bài tập, thảo luận tình huống trong nhóm nhỏ.
- Thảo luận cả lớp : HS nêu các câu hỏi liên quan đến tài liệu, GV giải quyết các tài
liệu đọc. GV hướng dẫn thảo luận tình huống, HS tham gia thảo luận. GV đánh giá và ghi
nhận sự tham gia của HS, HS so sánh, phân tích của mình với bạn. GV đánh giá và cập
nhật nội dung tài liệu, HS xem lại các khái niệm quan trọng đã được học thông qua thảo
luận trên lớp.
1.4. Thực tiễn dạy học Vật lý, dạy học tích hợp kiến thức Vật lý và cuộc sống
Mục đích điều tra : Để có cơ sở thực tiễn cho việc thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu
thực tế dạy và học ở một số trường THPT tại tỉnh Nam Định. Trong đó có chú ý tới việc
dạy học tích hợp giữa kiến thức về dòng điện xoay chiều với kiến thức dòng điện xoay
chiều trong cuộc sống đối với bộ môn Vật lý đối với GV và HS.
Phương pháp điều tra : Tôi sử dụng các phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn 30 GV
và 150 HS, tham gia dự giờ một số giờ dạy, tham khảo bài kiểm tra, vở ghi chép, quan sát
học sinh học tập và thu được kết quả:
1.4.1. Về tình hình giảng dạy của giáo viên
Phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống, thầy giảng trò
nghe và ghi chép. Trong mỗi giờ giảng thầy cố gắng truyền thụ hết lượng kiến thức đã quy
định trong chương trình. Giảng giải cho học sinh hiểu rõ kiến thức trọng tâm để HS vận
dụng làm được các bài tập trong SGK, SBT và hướng tới giải các đề thi tuyển sinh. Các
phương pháp dạy học hiện đại cũng đã được áp dụng nhưng chưa đồng đều giữa các GV,
chưa thường xuyên. Về việc giảng dạy tích hợp đa số GV đã được nghe đến, một số được
đọc và nghiên cứu tài liệu, xong việc áp dụng vào giảng dạy thì gần như là không có, đặc
biệt là tích hợp kiến thức giảng dạy và cuộc sống. Nếu có thì cũng rất ít và mức độ cũng
chỉ là liên hệ với cuộc sống và thông báo bằng lời.
Việc kiểm tra đánh giá cũng chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhớ và tái hiện kiến thức.
Học sinh chỉ cần học thuộc những gì thầy cô truyền thụ và áp dụng vào làm bài, mức độ

28
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
sáng tạo ở mức thấp. Nội dung kiến thức kiểm tra mang tính hàn lâm, tính thực tiễn không
cao, không có câu hỏi liên hệ giữa kiến thức đã học với thực tế đời sống. Nội dung kiến
thức tích hợp chỉ là phụ không cần phải kiếm tra đánh giá.
Đến hơn 93%GV cho rằng mục đích của việc dạy học là khắc sâu kiến thức SGK và
rèn luyện kĩ làm bài là cần thiết. Nên có97% GV được hỏi thì cho rằng lên lớp là làm
nhiệm vụ truyền tải kiến thức từ SGK cho HS nắm chắc là đạt. Có 20% GV quan niệm tích
hợp kiến thức vào thực tế cuộc sống là cần thiết với HS. Thực tế có 20% GV thường xuyên
có giảng dạy tích hợp kiến thức học tập vào cuộc sống, trong đó có hơn 83% GV tích hợp
bằng cách thông báo trong khoảng thời gian ngắn và hầu như là không có câu hỏi kiểm tra
liên hệ với cuộc sống.
1.4.2. Về tình hình học của học sinh
Có đến 97% HS đặt mục tiêu của học tập là thi đỗ vào các trường ĐH - CĐ tạo điều
kiện để tìm việc làm sau này. Do đó thời gian chủ yếu ngoài giờ học trên lớp là đi học
thêm. Có 100% HS cho rằng học tập trên lớp là tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi
chép cẩn thận, làm được các bài tập thầy cô giao là hoàn thành nhiệm vụ học tập. Có
khoảng 67% HS cho biết kiến thức học trên lớp là xa rời thực tế, chỉ dùng để kiểm tra và
làm bài thi. Có khoảng 93% HS cho biết nội dung giảng dạy của thầy cô là trong SGK mà
không có liên hệ thực tiễn. Có khoảng 90% HS cảm thấy rất thích thú khi được tích hợp
kiến thức đã học vào cuộc sống. Khoảng 57%HS cho biết kiến thức trong SGK không liên
quan gì đến cuộc sống. Có khoảng 90% HS cảm thấy khó khăn khi phải tự liên hệ với cuộc
sống.

29
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Kết luận chương 1
Trên cơ sở phân tích các vấn đề về lí luận dạy học tích hợp và phương pháp dạy học
tích cực, trong chương này tôi đã đề cập tới các luận điểm lí luận sau :
- Khái niệm về dạy học tích hợp.
- Những quan điểm và các kiểu dạy học tích hợp.
- Khái niệm về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực
- Cách thức tiến hành các phương pháp dạy học tích cực.
- Thực tiễn dạy học tích hợp kiến thức Vật lí và cuộc sống ở một số trường THPT trên
địa bàn tỉnh Nam Định.
Tất cả cơ sở lí luận và thực tiễn trên sẽ giúp tôi vận dụng để xây dựng tài liệu và tổ
chức dạy học tích hợp theo chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống” trong chương
trình Vật lí 12 được trình bày ở chương sau.

30
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ CÁC PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ
“DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU VÀ CUỘC SỐNG”
2.1. Mục tiêu dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống”
2.1.1. Về kiến thức
- Nêu được vị trí và vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
- Nêu được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều và nguyên tắc hoạt động của
máy phát điện xoay chiều
-Hiểu được cách mắc dòng điện ba pha và ưu điểm của từng cách mắc
-Trình bày được các dạng chuyển hóa năng lượng hóa thạch, năng lượng gió và
năng lượng mặt trời thành điện năng trong đời sống. Nêu được các ưu nhược điểm của
từng dạng chuyển hóa năng lượng trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và ảnh hưởng đến
môi trường.
-Trình bày được một số kiến thức cơ bản, phổ thông về năng lượng hóa thạch, năng
lượng gió và năng lượng mặt trời.
- Nêu được các tác dụng của dòng điện xoay chiều, trình bày được công dụng, cấu
tạo, kí hiệu, thông số kĩ thuật và tác dụng của các linh kiện cơ bản sử dụng dòng điện xoay
chiều.
-Trình bày được mối quan hệ giữa điện áp và cường độ dòng điện trong mạch điện
xoay chiều mắc nối tiếp RLC.
-Nêu được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và cách thức sử dụng các thiết bị sử dụng
điện thông thường trong cuộc sống dựa vào các tác dụng của dòng điện.
- Trình bày và vận dụng được các biện pháp tiết kiệm điện trong truyền tải và sử
dụng điện năng.
- Nêu được các loại tai nạn về điện, hiểu được các tác dụng của dòng điện, điện từ
trường đối với cơ thể người.
- Trình bày và vận dụng được các biện pháp an toàn về điện vào cuộc sống.
2.1.2. Về kỹ năng
-Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét qua tranh ảnh, hình vẽ,
nguồn thông tin trên báo đài, mạng Internet và với thực tế việc sản xuất, sử dụng điện năng
ở địa phương.
-Biết thu thập, chia sẻ, xử lí thông tin, viết báo cáo và trình bày các thông tin về vấn
đề liên quan đến điện năng.
-Rèn luyện kĩ năng tham gia hoạt động nhóm và thảo luận được kết quả công việc
của mình liên quan đến điện năng.

31
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
-Phân tích được các hoạt động của con người trong sản xuất, tiêu thụ và an toàn khi
sử dụng điện.
-Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch hoàn
thiện công việc được giao.
-Liên kết các môn học một cách có logic trong vấn đề về sản xuất, tiêu thụ và an
toàn điện.
2.1.3. Về tình cảm, thái độ
-Có tình cảm yêu quý môn học, tôn trọng thiên nhiên.
-Có thái độ tích cực trong việc áp dụng các vấn đề được học và thực tế cuộc sống.
Tuyên truyền các nội dung về sử dụng và an toàn điện tới mọi người trong gia đình và
cộng đồng. Phê phán và nhắc nhở các hành động sản xuất điện làm ảnh hưởng tới môi
trường, hành động sử dụng điện lãng phí và mất an toàn.
-Có hành động cụ thể trong việc sử dụng điện tiết kiệm và an toàn.
2.2. Nội dung tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống”
Địa chỉ tích Mức độ tích Ghi
Tiểu chủ đề Nội dung tích hợp
hợp hợp chú
Sản xuất 1.Môn hoạt - Vai trò của điện năng Liên môn
điện năng độngnghề phổ trong sản xuất và đời sống
thông - Vai trò của dòng điện
Bài1 : Giới thiệu xoay chiều trong sản xuất
giáo dục nghề và đời sống.
điện dân dụng - - Nguyên tắc tạo ra dòng
Phần I điện xoay chiều.
2.MônVật lí 12 - Cấu tạo của máy phát
Bài12:Đại điện xoay chiều một pha.
cương về dòng - Cấu tạo và cách mắc
điện xoay chiều máy phát điện xoay chiều
Bài17 :Máy phát ba pha.
điện xoay chiều - Sự biến đổi năng lượng
3. MônCông trong máy phát điện. Ảnh
nghệ 12 hưởng của sản xuất điện
Bài23 :Mạch năng ảnh hưởng tới môi
điện xoay chiều trường và phương pháp
ba pha sản xuất điện trong tương
4.Môn Công lai

32
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
nghệ 11
Bài37:Động cơ
đốt trong dùng
cho máy phát
điện
5.Môn Địa lý 10
Bài11:Khí
quyển. Sự phân
bố nhiệt độ
không khí trên
Trái đất
Bài 12 :Sự phân
bố khí áp. Một
số loại gió chính
Biến đổi và 1 Môn Vật lí 12 - Các tác dụng của dòng Liên môn
sử dụng điện Bài13:Các mạch điện xoay chiều
năng của điện xoay chiều - Công dụng, cấu tạo,
dòng điện Bài14 : Mạch có phân loại, kí hiệu, thông
xoay chiều R, L, C mắc nối số và tác dụng của các
tiếp phần tử sử dụng điện cơ
Bài15:Công suất bản đối với dòng điện
điện tiêu thụ của xoay chiều
mạch điện xoay - Các dụng cụ tiêu thụ
chiều.Hệsố công điện cơ bản trong cuộc
suất sống
Bài18 : Động cơ
không đồng bộ
ba pha
2.Môn Công
nghệ 12
Bài 2 : Điện trở
- Tụ điện- Cuộn
cảm
Bài26 : Động cơ
không đồng bộ

33
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
ba pha
Tiết kiệm 1.Môn Vật lí 12 - Tiết kiệm điện năng Liên hệ
điện năng và Bài 16 : Truyền trong quá trình truyền tải
an toàn điện tải điện năng . - Tiết kiệm điện năng
Máy biến áp trong sử dụng :
Bài 15 : Công + Chiếu sáng
suất điện tiêu + Máy điều hòa
thụ của mạch +Tủ lạnh, nồi cơm điện
điện xoay chiều. + Động cơ điện
Hệ số công suất- - An toàn trong sử dụng
Phần II (Hệ số điện
công suất) + An toàn về dòng điện
+An toàn về điện từ
trường của dòng điện

2.3. Thiết kế các phương án dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc
sống”
Tiểu chủ đề: Sản xuất điện năng
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
-Nêu được vị trí và vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
- Nêu được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều và các khái niệm về tần số, chu
kì, cường độ dòng điện cực đại, cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều
- Giải thích, phân biệt được nguồn điện ba pha và các đại lượng dây(Ud, Id) và các
đại lượng pha(Up, Ip) của mạch điện ba pha
- Ghi được kí hiệu các đại lượng Ud, Up, Id, Ip của mạch điện 3 pha trên sơ đồ.
- Hiểu được đặc điểm của mạch điện 3 pha có dây trung tính, giải thích được tác
dụng của dây trung tính và ứng dụng của mạch điện này trong thực tế.
- Vẽ được sơ đồ nguồn điện nối 3 pha có dây trung tính, nêu được ưu điểm của mối
cách nối.
-Trình bày được các dạng chuyển hóa năng lượng hóa thạch, năng lượng gió và
năng lượng Mặt Trời thành điện năng trong đời sống. Nêu được các ưu nhược điểm của
từng dạng chuyển hóa năng lượng trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và ảnh hưởng đến
môi trường.

34
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
- Trình bày được một số kiến thức cơ bản, phổ thông về năng lượng hóa thạch, năng
lượng gió và năng lượng Mặt Trời và tiềm năng của những dạng năng lượng này ở Việt
Nam.
2. Kĩ năng
-Vận dụng những kiến thức về cảm ứng điện từ để giải thích nguyên tắc tạo ra dòng điện
xoay chiều, nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
- Vận dụng những kiến thức về sự chuyển hóa năng lượng để nêu ra được các cách chuyển
hóa năng lượng sang điện năng.
- Vận dụng được các kiến thức về nhiệt độ không khí, phân bố khí áp để nêu ra được các
yếu tố tăng hiệu suất phát điện gió và nhiệt điện Mặt Trời
- Thu thập, xử lí thông tin và trình bày thông tin về sản xuất điện năng, các phương án
chuyển hóa từ các dạng năng lượng thành điện năng và ưu nhược điểm của từng từ phương
án.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, thận trọng trong nghiên cứu
- Có lòng say mê, yêu thích môn học
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về sản xuất điện năng vào cuộc sống.
- Có thái độ thân thiện với môi trường, có hành động cụ thể trong việc vận dụng các
phương pháp sản xuất điện năng không làm ảnh hưởng tới môi trường.
B.Nội dung kiến thức trọng tâm
1. Nguyên tắc sản xuất dòng điện xoay chiều
a, Vị trí và vai trò của điện năng của dòng điện xoay chiều
- Cung cấp năng lượng không chỉ cho sự phát triển kinh tế mà còn cần thiết cho
sự ổn định kinh tế, xã hội và chính trị mỗi quốc gia
- Là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống vì:
+ Được sản xuất tập trung trong các nhà máy điện và có thể truyền tải đi xa với
hiệu suất cao.
+ Quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng được tự động
hóa và điều khiển từ xa dễ dàng.
+ Điện năng dễ dàng biến đổi sang các dạng năng lượng khác
+ Điện năng được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị dân dụng
+ Điện năng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống và thúc đẩy KHKT
phát triển
- Máy phát điện xoay chiều có cấu tạo đơn giản hơn,tuổi thọ làm việc dài hơn máy
phát điện một chiều

35
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
- Với cùng một công suất, máy phát điện xoay chiều có kích thước và trọng lượng
nhỏ hơn máy phát điện một chiều
- Tiêu hao kim loại màu để chế tạo ít hơn
- Có thể biến dòng xoay chiều thành dòng một chiều với với mạch điện đơn giản
dùng điôt.
b, Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều
- Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ
+ Từ trường đều
+Khung dây dẫn:có N vòng dây,
diện tích mỗi vòng S quay quanh trục Δ
có tốc độ góc ω

Hình2.1. Khung dây quay trong từ trường


+ Lúc t0 = 0 có  = (
+ Tại thời điểm t có  = ωt +
+ Từ thông qua khung dây là Φ = NBScos = NBScos(ωt +
d
+ Suất điện động cảm ứng e   = NBSsin(ωt +
dt
+ Khung dây khép kín với điện trở R thì xuất hiện dòng điện
NBS NBS
i= sin(ωt với I0 = thì i = I0sin(ωt + = I0cos(ωt + φ)
R R
- Dòng điện xoay chiều: là dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời
gian i = I0cos(ωt + φ).
Trong đó: I0 cường độ dòng điện cực đại;
ω là tần số góc

f= là tần số dòng điện.
2
I0
- Cường độ hiệu dụng : I =
2
2. Máy phát điện xoay chiều
a, Cấu tạo máy phát điện xoay chiều một pha
- Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều một pha gồm hai bộ phận chính:
+Phần cảm nhằm tạo ra từ trường được cấu tạo bởi nam châm vĩnh cửu hoặc nam
châm điện,
+ Phần ứng gồm các cuộn dây mà trong đó sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng.

36
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
- Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay gọi là rôto. Máy phát điện xoay chiều
có rôto là phần cảm (nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện) có p cặp cực từ, stato là
phần ứng (các cuộn dây). Khi rôto quay với tốc độ n (vòng/s) thì từ thông qua mỗi cuộn
dây của stato biến thiên tuần hoàn với tần số f = np. Kết quả là trong các cuộn dây xuất
hiện suất điện động xoay chiều hình sin cùng tần số f.
b, Cấu tạo máy phát điện xoay chiều ba pha
- Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều ba pha gồm hai bộ phận chính:
+ Stato gồm có ba cuộn dây hình trụ giống nhau được đặt trên một đường tròn tại
ba vị trí đối xứng (ba trục của ba cuộn dây nằm trên mặt phẳng đường tròn, đồng quy tại
tâm O của đường tròn và lệch nhau 120o).
+ Rôto là nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện có thể quay quanh một trục đi
qua O.
- Khi rôto quay với tốc độ góc ω thì trong mỗi cuộn dây của stato xuất hiện một suất điện
2
động cảm ứng cùng biên độ, cùng tần số, cùng biên độ và lệch pha nhau .
3
c. Cách mắc mạch ba pha
- Cách nối máy phát ba pha hình sao
- Cách nối máy phát ba pha hình sao không có dây trung tính
- Cách mắc máy phát ba pha hình tam giác
A2 A2 B1 A2

B1 B3 B1 B3
B2 A1 B2 B2
A1 A1
A3 A3 B3 A3

Hình 2.2. Mắc mạch hình sao và tam giác


* Ưu điểm của dòng điện ba pha
- Truyền tải điện năng đi xa bằng dòng ba pha tiết kiệm dây dẫn so với truyền tải
bằng dòng một pha
- Cung cấp cho các động cơ điện ba pha phổ biến trong các xí nghiệp
- Với cách mắc ba pha bốn dây: tạo ra hai điện áp có trị số khác nhau thuận tiện
cho việc sử dụng đồ dùng điện. Với mạng điện sinh hoạt thường không đối xứng, nhờ có
dây trung tính điện áp pha trên các tải hầu như giữ không đổi, không vượt qua điện áp định
mức.
3. Chuyển hóa các dạng năng lượng thành điện năng
Với máy phát điện xoay chiều kiểu cảm ứng, năng lượng dùng để chạy máy phát điện tồn
tại ở dạng năng lượng vật chất chuyển hóa toàn phần và năng lượng tái tạo.

37
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
a, Năng lượng vật chất chuyển hóa toàn phần:
- Năng lượng chuyển hóa toàn phần là dạng năng lượng mà nhiên liệu sản sinh ra nó
không có khả năng tái sinh và vĩnh viễn mất đi.Có hai loại năng lượng chuyển hóa toàn
phần:
+ Năng lượng hóa thạch (Fossil fuels): than đá, dầu mỏ, khí đốt…
+ Năng lượng hạt nhân(nguyên tử) (Nuclear power): nguyên tử Urani 235, Plutoni
239
- Chu trình hoạt động của nhà máy điện sử dụng năng lượng hóa toàn phần

NHIÊN LIỆU Nội năng ĐỘNG CƠ Cơ năng MÁY PHÁT Điện năng
(xăng, dầu) ĐỐT TRONG ĐIỆN

Hình 2.3. Sơ đồ chu trình máy phát điện dùng xăng dầu

NHIÊN LIỆU MÁY


Nhiệt năng Điện năng
(than đá, dầu PHÁT
mỏ, khí đốt, LÒ HƠI TUA BIN ĐIỆN
U235, Pu239)

THÁP Ngưng tụ
Bơm nước
NGƯNG
TỤ

Hình 2.4. Sơ đồ chu trình máy phát điện dùng than đá, dầu mỏ, khí đốt và năng lượng hạt
nhân
*Động cơ đốt trong
- Đặc điểm của động cơ đốt trong kéo máy phát điện
+ Động cơ có công suất phù hợp với công suất máy phát
+ Có tốc độ quay phù hợp với tốc độ quay của máy phát
+ Có bộ điều tốc để giữ ổn định tốc độ quay của động cơ
+ Hệ thống truyền lực không đảo chiều quay của hệ thống và không có bộ phận điều
khiển hệ thống truyền lực
- Cách vận hành máy phát điện dùng động cơ đốt trong
+ Kiểm tra sự an toàn của động cơ, máy phát và hệ thống truyền lực
+ Khởi động động cơ, chạy ở tốc độ thấp
+ Kiểm tra sự vận hành của động cơ và tăng tốc từ từ để đạt tốc độ quay định mức.
+ Cho động cơ kéo máy công tác và tăng từ từ đạt tới tải định mức

38
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
+ Giảm tải, giảm tốc độ của động cơ và tắt động cơ
*Năng lượng hạt nhân
- Trong các nhà máy điện hạt nhân, năng lượng được sử dụng là năng lượng tỏa ra từ phản
ứng phân hạch với hệ số nhân nơtrôn bằng 1.
+ Phản ứng phân hạch xảy ra khi một hạt nhân nặng (U235, Pu239) hấp thụ mộtnơtrôn
chậm rồi vỡ ra thành hai hạt nhân có khối lượng trung bình đồng thời phóng ra hai đến ba
nơtrôn.
+ Các nơtrôncó thể lại tiếp tục gây sự phân hạch cho các hạt nhân U235, Pu239khác, gây
ra phản ứng dây chuyền.
+ Các bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân gồm:
- Lò phản ứng hạt nhân.
- Hệ thống trao đổi nhiệt, cung cấp nhiệt cho lò sinh hơi làm quay tua bin.
Nguyên tắc hoạt động của lò phản ứng hạt nhân là thực hiện phản ứng phân hạch dây
chuyền tự duy trì, có thể kiểm soát được với hệ số nhân nơtron k = 1. Các bộ phận chính
trong lò phản ứng nơtron nhiệt gồm:
1. Thanh nhiên liệu (urani). 2. Chất làm chậm.
3. Vỏ kim loại. 4. Lớp phản xạ nơtron bằng graphit.
5. Ống làm lạnh và tải nhiệt. 6. Thanh điều khiển.
7. Thành bảo vệ phóng xạ.
8. Đường ống làm thí nghiệm (dùng cho lò nghiên cứu).
b) Năng lượng tái tạo: là dạng năng lượng mà nguồn nhiên liệu liên tục tái sinh từ những
quá trình tự nhiên như: Năng lượng Mặt Trời (Solar power); Năng lượng sinh khối
(Biomass energy); Năng lượng từ lòng đất (Geothermal power); Năng lượng gió (Wind
power); Năng lượng thủy triều (Tidal power); Năng lượng sức nước (Hidro power); Năng
lượng sóng biển (Wave power).
* Năng lượng Mặt Trời
Hai ứng dụng chính của năng lượng Mặt Trời là:
- Năng lượng nhiệt Mặt Trời là nhiệt năng hấp thụ bởi hệ thống thu bắt nhiệt từ ánh
sáng Mặt Trời, sử dụng để đun nóng nước (hoặc một số dung dịch khác) hoặc để tạo hơi
nước. Khác với các hệ nhiệt Mặt Trời công suất nhỏ sử dụng chảo thu mặt phẳng để thu
nhiệt từ ánh sáng Mặt Trời, các nhà máy nhiệt Mặt Trời công suất lớn sử dụng các thiết bị
thu hội tụ ánh sáng Mặt Trời và từ đó đạt nhiệt độ cao cần thiết để tạo hơi nước quay
turbin. Hơi nước được sử dụng để quay turbin và rồi vận hành phát điện. Nhiệt Mặt Trời
có ứng dụng rộng rãi trong việc cung cấp nước nóng và sản xuất điện,với công suất có thể
đạt tới vài MW. Có 3 dạng tập trung năng lượng Mặt Trời tạo nhiệt đun là: trũng parabol,
đĩa quay và tháp năng lượng.

39
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
+ Tháp năng lượng: Hệ thống thu nhiệt trung tâm sử dụng ở các nhà máy lớn bao
gồm các gương hội tụ ánh sáng Mặt Trời vào một đĩa thu duy nhất lắp trên đỉnh một tháp
trung tâm. Bức xạ nhiệt của ánh sáng Mặt Trời sẽ làm nóng chảy muối bên trong chảo
thâu, và nhiệt lượng của muối nóng chảy này sẽ được sử dụng để tạo điện thông quay các
máy phát dạng hơi thông thường.
+ Đĩa quay: Một dạng thiết bị thu nhiệt Mặt Trời thứ hai là hệ thống hình đĩa, giống
dạng đĩa thu tín hiệu vệ tinh trong viễn thông. Hệ thống này sử dụng đĩa phản chiếu hình
parabol để hội tụ ánh sáng vào tâm thu ở tại tiêu điểm của đĩa. Dung dịch đun được truyền
vào đĩa thu để hấp thu nhiệt tại đó. Nhiệt khi cho dung dịch đun dãn nở ra làm đẩy piston
và từ đó quay turbin. Phương pháp này cho phép tập trung ánh sáng từ 100 đến 2000 lần.
+Trũng parabol: Dạng hệ thống còn lại là thiết bị hình trũng, thiết bị này là một
gương cầu dài dùng hội tụ ánh sáng lên trên các ống dẫn chứa dung dịch đun (dầu-oil).
Dung dịch đun trong ống có thể đạt đến nhiệt độ 4000C như tại Solar Electric Generating
Systems tại vùng Nam California. Dung dịch đun nhiệt độ cao được sử dụng để đun nóng
nước tạo hơi quay turbin rồi vận hành máy phát điện.
- Điện Mặt Trời: chuyển bức xạ Mặt Trời (dưới dạng ánh sáng) trực tiếp thành điện
năng (hay còn gọi là quang điện-photovoltaics). Các tấm pin Mặt Trời chuyển đổi trực tiếp
ánh sáng thành điện năng, như thường được thấy trong các máy tính cầm tay hay đồng hồ
đeo tay. Chúng được làm từ các vật liệu bán dẫn tương tự như trong các con bọ điện tử
trong máy tính. Một khi ánh sáng Mặt Trời được hấp thụ bởi các vật liệu này, năng lượng
Mặt Trời sẽ đánh bật các hạt điện tích (electron) năng lượng thấp trong nguyên tử của vật
liệu bán dẫn, cho phép các hạt tích điện này di chuyển trong vật liệu và tạo thành điện. Quá
trình chuyển đổi photon thành điện này gọi là hiệu ứng quang điện.Có 3 lớp vật liệu chính:
lớp trên cùng gọi là silicon loại n (n: negative, âm), vật liệu này có khả năng “phóng thích”
các hạt tích điện âm gọi là electron một khi được đưa ra ngoài ánh sáng mặt trời. Lớp dưới
cùng gọi là lớp p, tích điện dương khi tiếp xúc với bức xạ Mặt Trời (p: positive, dương).
Lớp vật liệu ở giữa gọi là lớp chèn (junction), lớp này có vai trò như một lớp phân cách
(insulator) giữa lớp n và lớp p. Các electron được phóng thích từ lớp n sẽ di chuyển theo
đường ít bị cản trở nhất, tức là di chuyển từ lớp n tích điện âm ở bên trên về lớp p tích điện
dương ở bên dưới. Như vậy, nếu vùng p và vùng n được nối bởi một mạch điện tạo bởi các
dây dẫn mỏng, dòng electron sẽ di chuyển trong mạch điện này, tạo ra dòng điện một chiều
có thể được sử dụng trực tiếp hoặc được “dự trữ” để dùng sau.
- Sự phân bố của nhiệt độ trong không khí trên Trái Đất. Nguồn cung cấp nhiệt chủ
yếu cho mặt đất là bức xạ của mặt trời. Nhiệt lượng do mặt trời mang đến cho Trái đất
luôn thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ mặt trời. Các yếu tố ảnh hưởng sự phân bố
nhiệt độ của không khí trên Trái Đất

40
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
+ Phân bố theo vĩ độ: Vĩ độ càng thấp thì nhiệt độ trung bình càng lớn, biên độ thay
đổi càng nhỏ
+ Phân bố theo lục địa và đại dương: nhiệt độ trung bình cao nhất và thấp nhất đều
ở trong lục địa, biên độ dao động của nhiệt độ ở lục địa lớn, ở đại dương thì nhỏ.
+ Phân bố theo địa hình: địa hình càng dốc thì nhiệt độ càng cao.
+ Phân bố qua sự hình thành ngày và đêm, độ dài ngắn của ngày đêm theo mùa và
vĩ độ. Sự hình thành ngày đêm: Trái Đất quay quanh mặt trời. Nguyên nhân gây ra độ dài
ngắn của ngày đêm: trục trái đất nghiêng và không đổi phương. Độ dài ngày đêm phụ
thuộc theo mùa và vĩ độ.
Bảng 2.1. Bảng số liệu về giờ chiếu sáng trong ngày ở một số vĩ tuyến
Số giờ chiếu sáng trong ngày
Vĩ tuyến
21- 3 22 - 6 23 - 9 22 - 12
0 ’
66 33 B(vòng cực bắc) 12 24 12 0
0 ’
23 27 B(chí tuyến bắc) 12 13,5 12 10,5
00(xích đạo) 12 12 12 12
0 ’
23 27 N(chí tuyến nam) 12 10,5 12 13,5
0 ’
66 33 N(vòng cực nam) 12 0 12 24

- Tiềm năng về năng lượng Mặt trời tại một số nơi ở Việt Nam
+Việt Nam có bức xạ Mặt Trời vào loại cao trên thế giới, với số giờ nắng dao động
từ 1.600-2.600 giờ/năm, đặc biệt là khu vực phía Nam. Việt Nam hiện có trên 100 trạm
quan trắc toàn quốc để theo dõi dữ liệu về năng lượng mặt trời. Tính trung bình toàn quốc
thì bức xạ Mặt Trời dao động từ 3,8-5,2 kWh/m2/ngày.
+ Tiềm năng điện Mặt Trời là tốt nhất ở các vùng từ Thừa Thiên Huế trở vào miền
Nam (bức xạ dao động từ 4,0-5,9 kWh/m2/ngày). Tại miền Bắc, bức xạ Mặt Trời dao động
khá lớn, từ 2,4-5,6 kWh/m2/ngày, trong đó vùng Đông Bắc trong đó Đồng bằng sông Hồng
có tiềm năng thấp nhất,thời tiết thay đổi đáng kể theo mùa.

- Chu trình hoạt động của nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng Mặt trời

GƯƠNG MÁY
MẶT Nhiệt năng CẦU VÀ LÒ TUA PHÁT Điện năng
TRỜI ỐNG SINH BIN ĐIỆN
DẪN HƠI
NƯỚC

Bơm nước THÁP Ngưng tụ


NGƯNG
TỤ

41
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Hình 2.5. Sơ đồ chu trình máy phát điện dùng năng lượng mặt trời
*Năng lượng sinh khối
-Chu trình hoạt động của nhà máy điện sử dụng năng lượng sinh khối

NHIÊN LIỆU MÁY


(rơm, rạ, gỗ, PHÁT Điện năng
Nhiệt năng
khí metan…) LÒ HƠI TUA ĐIỆN
BIN

THÁP
Bơm nước NGƯNG Ngưng tụ
TỤ
Hình 2.6. Sơ đồ chu trình máy phát điện dùng năng lượng sinh khối
*Năng lượng từ lòng đất
- Chu trình hoạt động của nhà máy điện sử dụng năng lượng từ lòng đất

LÒ MÁY Điện năng


SINH TUA PHÁT
HƠI BIN ĐIỆN

THÁP
NGƯNG
TỤ

Dòng nước nóng đi lên Dòng nước lạnh đi xuống


KHU VỰC
CÓ NHIỆT
ĐỘ CAO
Hình 2.7. Sơ đồ chu trình máy phát điện dùng năng lượng từ lòng đất
*Năng lượng gió
-Chu trình hoạt động của nhà máy điện sử dụng năng lượng gió, thủy triều, sức nước,
sóng biển

GIÓ, THỦY
TRIỀU, SỨC Cơ năng TUA BIN MÁY Điện năng
NƯỚC, SÓNG PHÁT
BIỂN ĐIỆN

Hình 2.8. Sơ đồ chu trình máy phát điện dùng năng lượng gió

42
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
- Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện dùng tua bin gió: Động năng của gió làm
quay cánh quạt của tua bin đẫn đến quay máy phát điện tạo ra điện năng. Yếu tố ảnh
hưởng đến công suất phát điện là động năng của gió. Động năng của gió phụ thuộc vào tốc
m.v 2
độ gió và khối lượng không khí đi qua tua bin Wđ = ,khối lượng khí qua tua bin tỷ lệ
2
thuận với tốc độ của gió. Nên công suất phát điện tỷ lệ thuận với lập phương của tốc độ
gió. Để công suất phát điện ổn định thì sự thay tốc độ gió phải ít và ổn định. Để đảm bảo
an toàn cho tua bin thì có 2 ngưỡng vận tốc cho gió đầu vào:
+ Ngưỡng dưới (cut-in) khoảng 3-5 m/s là vận tốc tối thiểu để turbin vận hành,
+ Ngưỡng trên (cut-out) có giá trị khoảng 25 m/s là vận tốc tối đa mà turbin có thể
vận hành, khi gió đạt vận tốc tối đa, turbin sẽ tự động ngưng lại để tránh việc gió gây hư
hỏng turbin và khu vực xung quanh.
- Sự hình thành gió: Bức xạ mặt trời khi chiếu lên Trái Đất không phân bố nhiệt đồng
đều ở trên bề mặt các lục địa và đại dương. Sự phân bố nhiệt chênh lệch này tạo ra áp suất
cao và áp suất thấp, để bù trừ cho sự chênh lệch áp suất, khối không khí từ vùng áp suất
cao sẽ di chuyển về vùng áp suất thấp, từ đó tạo nên gió.
- Nguyên nhân thay đổi khí áp:
+ Thay đổi theo độ cao: càng lên cao khí áp càng giảm
+ Thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ cao không khí nở ra, khí áp giảm
+ Thay đổi theo độ ẩm: lượng hơi nước tăng làm khí áp giảm
- Các loại gió chính:
+ Gió Tây ôn đới: từ vĩ độ 300 tới 600, thổi quanh năm.
+ Gió Mậu dịch: từ vĩ độ 300 về xích đạo, thổi quanh năm, khá đều, hướng ổn định
+ Gió mùa: xuất hiện ở đới nóng có vĩ độ trung bình, thổi theo mùa, hướng gió 2 mùa
ngược nhau
+ Gió địa phương: gồm gió biển và gió đất, hình thành ở vùng ven biển, thay đổi hướng
theo ngày và đêm
- Năng lượng gió ở Việt Nam.Việt Nam có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để khai triển
điện gió, trong đó phải nhắc đến vai trò quan trọng của hệ thống gió mùa trong khu vực.
TheoTài liệu "Bản đồ Năng Lượng Gió Khu Vực Đông Nam Á" công bố năm 2001,Việt
Nam có một tiềm năng vô cùng lớn cho việc khai triển điện gió thương mại.
Bảng 2.2. Bảng phân bố tốc độ gió tại một số nơi ở Việt Nam
Gió tốt Gió rất tốt Gió cực tốt
(7-8 m/s) (8-9 m/s) (> 9 m/s)
Khu vực ĐBSCL, Nam Trung Bộ Đảo Côn Sơn, Qui Phan Rang,

43
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
(Bảo Lộc), Tây Nguyên Nhơn, Tuy Hòa, biên dãy Trường
(Pleiku, Buôn Ma giới Việt-Trung, dãy Sơn
Thuột), Huế, khu vực Trường Sơn, Vinh
biêngiới Việt-Lào, Hải
Phòng
Diện tích khai 25679 2187 113
thác (km2)
Công suất tiềm 102716 8748 452
năng (MW)
b, So sánh những ưu, nhược điểm của từng loại năng lượng
Bảng 2.3. Bảng sánh giữa các loại năng lượng
Loại năng lượng Ưu điểm Nhược điểm
+ Được sử dụng rộng rãi + Là dạng năng lượng
chiếm 90% năng lượng không thể tái tạo, đang
tiêu thụ toàn thế giới cạn kiệt
+ Dễ khai thác, dễ sử + Tác nhân chính gây suy
dụng. thoái ô nhiễm môi trường
+ Ít nguy hiểm, giá thành như làm trái đất ấm nên
Năng lượng rẻ thông qua chất thải khí
hóa thạch + Dễ vận chuyển CO2, gây ra mưa axit từ
khí thải SO2
+ Việc khai thác đẫn đến
Năng lượng
tàn phá môi trường, như
chuyển hóa
khai thác than làm sụt lún
vật chất toàn
nền đất, khai thác dầu dẫn
phần
đến sự cố tràn dầu.
+ Sinh ra nhiệt lượng lớn + Lượng chất thải ít
từ một lượng nhiên liệu nhưng nguy hiểm và tồn
nhỏ tại lâu dài ảnh hưởng đến
Năng lượng + Nhiên liệu sử dụng môi trường.
hạt nhân tương đối rẻ, không sản + Đòi hỏi công nghệ
nguyên tử sinh ra khói và khí CO2 chính xác cao.
góp phần làm giảm hiệu + Khi gặp sự cố thì gây
ứng nhà kính. ra hậu quả lớn và lâu dài.
+ Lượng chất thải ít

44
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
+Hiệu suất tỏa nhiệt cao,
ổn định
+ Là dạng năng lượng + Đầu tư lớn về trang
gần như là vô tận, miễn thiết bị
phí + Hiệu suất chuyển hóa
+ Không sinh ra chất hủy sang năng lượng hữu ích
Năng lượng hoại môi trường nhỏ
mặt trời + Phụ thuộc và điều kiện
tự nhiên, nguồn năng
lượng không ổn định để
sử dụng các thiết bị điện
an toàn hiệu quả
+ Mang lại lợi ích cho + Sử dụng quá nhiều sẽ
môi trường, kinh tế xã gây ảnh hưởng tới môi
hội nhất ở nông thôn trường, khai thác gỗ quá
+ Không những là dạng nhiều sẽ dẫn đến phá rừng
năng lượng tái sinh và gây ra hiện tượng sa mạc
chất thải còn tận dụng hóa, xói mòn đất
Năng lượng
Năng lượng làm nhiên liệu
tái tạo
sinh khối + Đốt sinh khối cũng thải
ra CO2 và SO2 nhưng ít
hơn đốt nhiên liệu hóa
thạch, mặt khác sinh khối
tái tạo lại hấp thụ CO2
làm giảm lượng CO2 và
mưa axit
+ Khai thác chiếm diện + Quá trình tái tạo chậm
tích nhỏ, ít ảnh hưởng + Địa điểm có điều kiện
đến môi trường sinh thái khai thác ít, nơi có điều
+ Có khả năng tái tạo kiện thì cấu trúc địa chất
Năng lượng
phức tạp
từ lòng đất
+ Cần công nghệ thăm dò
kỹ thuật cao
+ Khi khai thác dễ gây ra
sụt lún nền đất

45
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
+ Là dạng năng lượng vô + Đầu tư trang thiết bị lớn
tận, miễn phí + Phụ thuộc vào điều kiện
+ Không thải ra chất thải tự nhiên
Năng lượng
độc hại, gây ô nhiễm môi + Ảnh hưởng tới cảnh
gió
trường quan tự nhiên
+ Phù hợp với những
vùng xa đất liền(hải đảo)
+ Là dạng năng lượng vô + Đầu tư lớn về thiết bị và
tận, miễn phí xây dựng
+ Không sinh ra chất thải + Làm thay đổi điều kiện
gây ô nhiễm môi trường tự nhiên trên diện tích
Năng lượng
+ Không đòi hỏi sự bảo rộng
thủy triều
trì cao + Thời gian hoạt động
+ Năng lượng sinh ra trong ngày ngắn, số nơi
tương đối ổn định có điều kiện thuận lợi ít

+ Nhiên liệu hầu như vô + Đầu tư ban đầu khá tốn


tận, ít đòi hỏi phải bảo trì kém
+ Không tạo ra chất gây + Xây đập ngăn nước làm
ô nhiễm môi trường thay đổi lớn tới môi
+ Điện năng tạo ra tương trường sinh thái thượng
Năng lượng đối ổn định, có khả năng nguồn và hạ nguồn
sức nước tăng giảm tức thì + Điều tiết nước không
+ Có tác dụng điều tiết hợp lý sẽ gây ra lũ hoặc
nước, chống lũ hạn hán
+ Xây dựng không quy
hoạch sẽ gây ra hiện
tượng thiếu nước
+ Là nguồn năng lượng + Năng lượng trải rộng
dồi dào, vô tận khó khăn trong việc gom
+ Không tạo chất thải chúng lại để biến thành
Năng lượng
độc hại, không đòi hỏi năng lượng hữu ích
sóng biển
bảo trì cao, hoàn toàn + Phụ thuộc quá lớn vào
miễn phí tự nhiên
+ Gây tiếng ồn lớn

46
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
C. Tổ chức dạy học
1.Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
* Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, các hoạt động học tập được định hướng qua các
Phiếu học tập ở nhà và trên lớp.
*Phương pháp dạy học:
- Đối với nội dung “Nguyên tắc sản xuất dòng điện xoay chiều” và “ Máy phát điện
xoay chiều”,GV hướng dẫn HS
+ Đọc SGK, trả lời các câu hỏi trên phiếu học tập ở nhà (Số1).
+ Thảo luậntheo nhóm, trả lời các câu hỏi Phiếu học tập số 1 trên lớp
+ Báo cáo kết quả, thảo luận chung toàn lớp, xác nhận kiến thức cần ghi nhận.
- Đối với hai nội dung “Sự chuyển hóa các dạng năng lượng thành điện năng” áp dụng
phương pháp tìm tòi khám phá. Tổ chức dạy học theo hướng hoạt động nhóm với cấu trúc
ghép hình.
2. Chuẩn bị
* Giáo viên
-Tranh ảnh và tư liệu về sản xuất điện năng
- Bài giảng bằng Power point
- Phiếu đánh giá HS
- Phiếu học tập và phiếu hướng dẫn học sinh học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Dùng cho cá nhân học sinh chuẩn bị ở nhà)
Câu 1: Nêu vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống ? Tại sao trong sản suất và
đời sống lại chủ yếu sản xuất điện năng bằng máy phát điện xoay chiều ?
( Có thể đọc mục I, bài 1- SGK Hoạt động giáo dục nghề phổ thông 11- trang 3 và tham
khảo thông tin từ trang web: www.kientrucsaigon.net/OTO/C2/MAY-PHAT )
Câu 2 : Nêu nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều ? Trình bày về các đại lượng đặc
trưng của dòng điện xoay chiều ?
(Có thể đọc bài 12 - SGK Vật lí 12 - trang 62, 63, 64)
Câu 3 : Trình bày cấu tạo của máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha ? Nêu các
cách mắc của máy phát điện xoay chiều 3 pha ? Nêu các ưu điểm của dòng điện 3 pha ?
Tại sao mạng điện sinh hoạt lại phải dùng ba pha bốn dây ?
( Có thể đọc bài 17 - SGK Vật lí 12 - trang 92, 93, 94. bài 23 - SGK Công nghệ 12 - trang
88, 89, 90, 91, 92, 93)
Câu 4: Trình bày cách sử dụng các loại năng lượng để chạy máy phát điện?
(Có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web: http://www.khoahoc.com.vn/
http://www.zbook.vnhttp://phanminhchanh.info ;http://vi.wikipedia.org; )

47
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Dùng cho nhóm chuyên gia số 1 hoạt động ở nhà)
Câu 1:Trình bày chu trình hoạt động của nhà máy điện sử dụng năng lượng hóa toàn
phần?
(Có thể tìm kiếm thông tin trên các trang webwww.zbook.vn; www.phamminhchanh.info.vn
)
Câu 2: Trình bày đặc điểm của động cơ đốt trong dùng để chạy máy phát điện?
Nêu yêu cầu của bộ phận truyền lực trong máy phát điện? Trình bày các thao tác vận hành
máy phát điện dùng động cơ đốt trong?
(Có thể đọc bài 37, 38 - SGK Công nghệ 11 - trang 153, 154, 155, 156 và tìm kiếm thông
tin trên các trang web: http://www.khoahoc.com.vn/)
Câu 3: Máy phát điện dùng cho gia đình được sử dụng loại năng lượng nào?Máy phát điện
ở các nhà máy Nhiệt điện sử dụng loại năng lượng nào để chuyển hóa thành điện năng ?
Hai loại máy phát điện dùng cho gia đình và máy phát điện ở nhà máy Nhiệt điện có điểm
gì giống nhau, điểm gì khác nhau?
(Có thể tìm kiếm thông tin trên các
trangwebhttp://www.khoahoc.com.vn/vàwww.zbook.vn;www.phamminhchanh.info.vn )
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Dùng cho nhóm chuyên gia số 2 hoạt động ở nhà)
Câu 1:Trình bày chu trình hoạt động của nhà máy điện sử dụng năng lượng chuyển hóa
toàn phần?
(Có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web www.zbook.vn;
www.phamminhchanh.info.vn )
Câu 2: Ở nhà máy điện hạt nhân loại năng lượng nào được chuyển hóa thành điện năng ?
(Có thể đọc bài 38 - SGK Vật lí 12 - trang 195, 196 và bài 56 SGK Vật lí 12 nâng cao-
trang 283, 284, 285, 286)
Câu 3: Nêu các bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân ? Ở nhà máy điện hạt nhân dùng
máy phát điện ba pha hay máy phát điện một pha, tại sao?
(Có thể đọc bài 38 - SGK Vật lí 12 - trang 195, 196 và bài 56 SGK Vật lí 12 nâng cao-
trang 283, 284, 285, 286)
Câu 4: Tìm hiểu các thông tin về việc xây dựng và sử dụng nhà máy điện hạt nhân ở nước
ta hiện nay? Nêu ý kiến của các em về vấn đề này?
(Có thể tìm kiếm thông tin trên các trang
webhttp://www.khoahoc.com.vn/vàwww.zbook.vn;www.phamminhchanh.info.vn)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Dùng cho nhóm chuyên gia số 3 hoạt động ở nhà)

48
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Câu 1:Năng lượng nhiệt Mặt Trời là gì?Trình bày những hệ thống thu nhận nhiệt lượng
Mặt Trời đang được sử dụng trên thế giới?
(Có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web sau:http://phanminhchanh.info;
http://vi.wikipedia.org; http://www.khoahoc.com.vn)
Câu 2: Nguyên nhân gây ra nhiệt độ của không khí trên Trái Đất? Nêu các yếu tố ảnh
hưởng tới lượng nhiệt nhận được trên mặt đất?
(Đọc bài 11 - SGK Địa lí 10 - trang 39, 40, 41, 42 và có thể tìm kiếm thông tin trên các
trang web sau http://phanminhchanh.info ; http://vi.wikipedia.org)
Câu 3:Trình bày về tiềm năng năng lượng Mặt Trời tại một số nơi ở Việt Nam?
(Đọc bài 11 - SGK Địa lí 10 - trang 39, 40, 41, 42 và có thể tìm kiếm thông tin trên các
trang web sau http://phanminhchanh.info ; http://vi.wikipedia.org)
Câu 4: Nêu cấu tạo của pin Mặt Trời và việc sử dụng nó ở nước ta?Làm thế nào để sử
dụng pin Mặt Trời hiệu quả?
(Đọc bài 31 - SGK Vật li 12 - trang 159, 160, 161và bài 46 - SGK Vật lí 12 nâng cao -
trang 233,234, 235.Có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web sau
http://phanminhchanh.info ; http://vi.wikipedia.org)
Câu 5:Nêu chu trình hoạt động của nhà máy điện sử dụng năng lượng Mặt Trời?
(Có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web www.zbook.vn;
www.phamminhchanh.info.vn )
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Dùng cho nhóm chuyên gia số 4 hoạt động ở nhà)
Câu 1:Nêu chu trình hoạt động của nhà máy điện sử dụng năng lượng gió, thủy triều, sức
nước, sóng biển?

(Có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web www.zbook.vn;
www.phamminhchanh.info.vn )
Câu 2: Gió trên Trái Đất được hình thành như thế nào? Nêu những nguyên nhân gây ra sự
biến đổi về khí áp? Kể tên và nêu đặc điểm của các loại gió chính trên Trái Đất? Trình bày
về tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam?
(Đọc bài 12 - SGK Địa lí 10 - trang 44, 45, 46, 47. Có thể tìm kiếm thông tin trên các trang
web sau: http://phanminhchanh.info; http://www.khoahoc.com.vn;
http://www.khoahoc.com.vn)
Câu 3: Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy phát điện dùng tua bin gió? Nêu yếu tố
của gió ảnh hưởng tới công suất sản sinh điện năng ở tua bin gió?
(Có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web sau:http://phanminhchanh.info;
http://vi.wikipedia.org; http://www.khoahoc.com.vn)

49
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Dùng cho nhóm hợp tác số 1; 5 hoạt động ở nhà)
Nhiệm vụ 1: Nêu các cách chuyển hóa năng lượng để chạy máy phát điện? So sánh những
ưu,nhược điểm của từng loại năng lượng được sử dụng để sản xuất điện năng?
Nhiệm vụ 2:Nêu chu trình hoạt động của nhà máy điện sử dụng từng loại năng lượng để
sản xuất điện năng?
Nhiệm vụ 3: Trình bày về việc sản xuất điện năng từ năng lượnghóa thạch (Fossil fuels):
than đá, dầu mỏ, khí đốt…?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Dùng cho nhóm hợp tác số 2; 6 hoạt động ở nhà)
Nhiệm vụ 1: Nêu các cách chuyển hóa năng lượng để chạy máy phát điện? So sánh những
ưu, nhược điểm của từng loại năng lượng được sử dụng để sản xuất điện năng?
Nhiệm vụ 2:Nêu chu trình hoạt động của nhà máy điện sử dụng từng loại năng lượng để
sản xuất điện năng?
Nhiệm vụ 3: Trình bày về việc sản xuất điện năng từ năng lượnghạt nhân?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Dùng cho nhóm hợp tác số 3; 7 hoạt động ở nhà)
Nhiệm vụ 1: Nêu các cách chuyển hóa năng lượng để chạy máy phát điện? So sánh những
ưu, nhược điểm của từng loại năng lượng được sử dụng để sản xuất điện năng?
Nhiệm vụ 2:Nêu chu trình hoạt động của nhà máy điện sử dụng từng loại năng lượng để
sản xuất điện năng?
Nhiệm vụ 3: Trình bày về việc sản xuất điện năng từ năng lượngMặt Trời?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Dùng cho nhóm hợp tác số 4 ; 8 hoạt động ở nhà)
Nhiệm vụ 1: Nêu các cách chuyển hóa năng lượng để chạy máy phát điện? So sánh những
ưu, nhược điểm của từng loại năng lượng được sử dụng để sản xuất điện năng?
Nhiệm vụ 2:Nêu chu trình hoạt động của nhà máy điện sử dụng từng loại năng lượng để
sản xuất điện năng?
Nhiệm vụ 3: Trình bày về việc sản xuất điện năng từ năng lượnggió?
* Học sinh:
- Cá nhân chuẩn bị Phiếu học tập số 1.
- Các nhóm chuyên gia chuẩn bị Phiếu học tập số 2.
- Các nhóm hợp tác chuẩn bị Phiếu học tập số 3 theo hình thức báo cáo bằng Power
Point gửi cho GV trước buổi hội thảo toàn lớp
3. Tiến trình dạy học
1. Nội dung: Nguyên tắc sản xuất dòng điện xoay chiều. Máy phát điện xoay chiều

50
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò, vị trí của điện năng trong sản suất và đời sống.
Vai trò của máy phát điện xoay chiều trong sản xuất điện năng. (10 phút)
- Chia nhóm, đề nghị các nhóm thảo luận - Hoạt động nhóm, thảo luận câu 1
câu 1 ở Phiếu học tập số 1.
- Yêu cầu đại diện của 1nhóm trình bày -Đại diện một nhóm trình bày
- Hướng dẫn thảo luận chung - Các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung
- Thể chế hóa kiến thức(Chiếu slide 1; - Lắng nghe, sửa chữa vào phiếu học tập
2;3)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều, các đại lượng
đặc trưng của dòng điện xoay chiều (35phút)
- Đề nghị các nhóm thảo luận câu 2 ở - Hoạt động nhóm, thảo luận câu 2
Phiếu học tập số 1.
- Yêu cầu đại diện của 1nhóm trình bày -Đại diện một nhóm trình bày
- Hướng dẫn thảo luận chung - Các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung
- Thể chế hóa kiến thức( Chiếu slide 4;5) - Lắng nghe, sửa chữa vào phiếu học tập
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu tạo máy phát điện xoay chiều, cách mắc máy phát
điện xoay chiều ba pha. Ưu điểm của dòng điện ba pha. (35 phút)
- Đề nghị các nhóm thảo luận câu 3 ở - Hoạt động nhóm, thảo luận câu 3
Phiếu học tập số 1.
- Yêu cầu đại diện của 1nhóm trình bày -Đại diện một nhóm trình bày
- Hướng dẫn thảo luận chung - Các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung
- Thể chế hóa kiến thức (Chiếu slide 6; 7; - Lắng nghe, sửa chữa vào phiếu học tập
8)
Hoạt động 4: Tìm hiểu về các quá trình sử dụng các loại năng lượng để chạy máy
phát điện. Tổng kết kiến thức (10 phút)
- Đề nghị các nhóm thảo luận câu 4 ở - Hoạt động nhóm, thảo luận câu 4
Phiếu học tập số 1.
- Yêu cầu đại diện của 1nhóm trình bày -Đại diện một nhóm trình bày
- Hướng dẫn thảo luận chung - Các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung
- Thể chế hóa kiến thức (Chiếu slide 9) - Lắng nghe, sửa chữa vào phiếu học tập
Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà
- Hướng dẫn các nhóm tự đánh giá hiệu - Tiếp nhận nhiệm vụ
quả làm việc. Hẹn nộp phiếu đánh giá vào
buổi học sau.

51
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
- Chia lớp thành 8 nhóm hợp tác( theo
điều kiện có thể cùng hoạt động ở nhà),
phân công học sinh đảm nhận nhiệm vụ
của chuyên gia số 1; 2; 3; 4 trong nhóm
hợp tác và lập nhóm chuyên gia.
- Phát phiếu học tập ở nhà số 2 và hướng
dẫn làm phiếu học tập số 2
2. Nội dung: Sự chuyển hóa các dạng năng lượng thành điện năng
Hoạt động 1. Các chuyên gia trình bày ở nhóm hợp tác (90 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Đề nghị mỗi nhóm hợp tác đề cử nhóm - Tiếp nhận nhiệm vụ
trưởng và thư ký
- Đề nghị các chuyên gia lần lượt trình - Các thành viên trong nhóm ghi chép nội
bày nội dung đã chuẩn bị (Phiếu học tập dung mỗi chuyên gia trình bày và nêu ý
số 2) ở nhóm hợp tác. kiến thảo luận.
- Theo dõi hoạt động của các nhóm, uốn
nắn kịp thời các nhóm hoạt động chệch
hướng.
- Phát phiếu học tập số 3 cho nhóm hợp - Tiếp nhận nhiệm vụ
tác.
- Thông báo thời gian các nhóm hợp tác
nộp báo cáo bằng Power Point cho GV và
buổi hội thảo toàn lớp.
Hoạt động 2. Hội thảo về “Sự chuyển hóa các dạng năng lượng thành điện năng” ( 90
phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Đề nghị nhóm hợp tác số 1 hoặc 5 có - Các nhóm khác lắng nghe, ghi nhận
bài chuẩn bị tốt trình bày
- Hướng dẫn thảo luận - Tham gia thảo luận
- Xác nhận ý kiến đúng, bổ sung kiến - Ghi nhận, sửa chữa trên phiếu học tập
thức về:
+ Các cách chuyển hóa năng lượng để
chạy máy phát điện.(Chiếu slide 9)
+ So sánh những ưu, nhược điểm của
từng loại năng lượng được sử dụng để sản

52
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
xuất điện năng (Chiếu slide10; 11; 12;
13; 14; 15; 16; 17; 18)
+ Chu trình hoạt động của nhà máy điện
sử dụng từng loại năng lượng để sản xuất
điện năng.(Chiếu slide19; 20; 21)
+Sản xuất điện năng từ năng lượnghóa
thạch (Fossil fuels): than đá, dầu mỏ, khí - Các nhóm khác lắng nghe, ghi nhận
đốt…( Chiếu slide 22)
- Đề nghị nhóm hợp tác số 2 hoặc 6 có - Tham gia thảo luận
bài chuẩn bị tốt trình bày nhiệm vụ 3 trên - Ghi nhận, sửa chữa trên phiếu học tập
phiếu học tập số 2.
- Hướng dẫn thảo luận
- Xác nhận ý kiến đúng, bổ sung kiến
thức về:Sản xuất điện năng từ năng - Tiếp tục tham gia thảo luận
lượnghạt nhân. ( Chiếu slide 23) - Ghi nhận, sửa chữa trên phiếu học tập
- Tiếp tục cách làm như trên với các
nhóm 3; 7 và 4; 8 để xác nhận ý kiến
đúng, bổ sung kiến thức về:Sản xuất điện
năng từ năng lượng Mặt Trời và năng
lượng gió. (Lần lượt chiếu các slide24;
25; 26; 27; 28; 29; 30)
- Hướng dẫn các nhóm tự đánh giá hiệu - Tiếp nhận nhiệm vụ
quả làm việc. Hẹn nộp phiếu đánh giá vào
buổi học sau.

Tiểu chủ đề:Biến đổi và sử dụng điện năng của dòng điện xoay chiều
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được các tác dụng của dòng điện xoay chiều
- Trình bày được công dụng, cấu tạo, kí hiệu, thông số kĩ thuật và tác dụng của các
linh kiện cơ bản sử dụng dòng điện xoay chiều.
- Viết được các công thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn mạch
có R, L, C mắc nối tiếp và nêu được đơn vị đo các đại lượng này.
- Viết được các hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC nối tiếp (đối với
giá trị hiệu dụng và độ lệch pha).

53
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
-Trình bày được mối quan hệ giữa điện áp và cường độ dòng điện trong mạch điện
xoay chiều mắc nối tiếp RLC. Viết được biểu thức công suất tiêu thụ trong mạch RLC và
trình bày được hiện tượng cộng hưởng.
-Nêu được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và cách thức sử dụng các thiết bị sử dụng
điện thông thường trong cuộc sống dựa vào các tác dụng của dòng điện.
2. Kĩ năng
- Đọc và đo được số liệu kĩ thuật của một số linh kiện điện tử cơ bản
- Nhận biết hình dạng, số liệu kĩ thuật của điện trở, tụ điện, cuộn cảm
- Vẽ được giản đồ Fre-nen cho đoạn mạch RLC nối tiếp.
- Giải được các bài tập đối với đoạn mạch RLC nối tiếp.
- Thu thập, xử lí thông tin và trình bày thông tin về tiêu thụ điện năng,
3. Thái độ
- Có lòng say mê, yêu thích môn học
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về tiêu thụ điện năng vào thực tế
- Thực hiện đúng quy định và các quy trình an toàn khi thực hành
B. Nội dung kiến thức trọng tâm
1. Các linh kiện điện tử cơ bản và mạch điện xoay chiều RLC
a, Linh kiện điện tử cơ bản
Điện trở Tụ điện Cuộn cảm thuần
Công dụng - Hạn chế, điều chỉnh - Ngăn cách dòng điện - Dẫn dòng một chiều
dòng điện một chiều và chặn dòng cao tần
- Phân chia điện áp - Tạo ra mạch dao - Tạo ra mạch dao
động cộng hưởng động cộng hưởng
Cấu tạo - Dây kim loại có điện - Hai hoặc nhiều vật - Dây điện quấn quanh
trở suất cao dẫn ngăn cách nhau lõi sắt
bởi lớp điện môi
Phân loại - Điện trở nhiệt - Tụ xoay - Cuộn cảm cao tần
+ Hệ số dương - Tụ giấy -Cuộn cảm trung tần
+ Hệ số âm - Tụ hóa - Cuộn cảm âm tần
- Điện trở biến đổi theo - Tụ dầu
điện áp - Tụ gốm
- Quang điện trở - Tụ mica
Kí hiệu

Các thông số kĩ - Điện trở R: (Ω) - Điện dung C: (F) - Điện cảm( Độ tự

54
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
thuật - Công suất định mức: - Điện áp định mức cảm) L: (H)
(W) Uđm : (V) - Cảm kháng
- Dung kháng Z L  2 fL
1
ZC  (Ω)
2 fC
Quan hệ giữa - Biểu thức tức thời - Biểu thức tức thời - Biểu thức tức thời
điện áp và u = U0cosωt u = U0cosωt u = U0cosωt
cường độ dòng i = I0cosωt i = I0cos(ωt + π/2) i = I0cos(ωt - π/2)
điện - Dòng điện dao động - Dòng điện dao động - Dòng điện dao động
điều hòa cùng pha với điều hòa sớm pha hơn điều hòa chậm pha
điện áp điện áp là π/2 hơn điện áp là π/2
- Định luật Ôm : - Định luật Ôm : - Định luật Ôm :
U U U
I I I
R ZC ZL
Giản đồ véc tơ I
UL

I UR
I
UC
b, Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp
- Định luật về điện áp tức thời trên đoạn mạch RLC:điện áp tức thời giữa hai đầu
đoạn mạch bằng tổng đại số điện áp tức thời giữa hai đầu của từng đoạn mạch.
U
- Định luật Ôm cho đoạn mạch RLC: I 
Z
+ Tổng trở Z  R 2  ( Z L  Z C ) 2
Z L  ZC
- Độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện: Tan 
R
+ Nếu ZL> ZC thì điện áp nhanh pha hơn dòng điện
+ Nếu ZL< ZC thì điện áp chậm pha hơn dòng điện
+ Nếu ZL = ZC thì điện áp cùng pha với dòng điện
- Hiện tượng cộng hưởng điện
1
+ Điều kiện ZL = ZC hay  2 
LC
+ Đặc điểm: - Tổng trở Zmin = R
U
- Cường độ hiệu dụng Imax =
R
- Điện áp cùng pha với dòng điện
- Biểu thức công suất: P = UIcosφ

55
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
+ Công suất tiêu thụ trên mạch RLC: P = UIcosφ = I2R
R
+ Hệ sô công suất cosφ =
Z
- Điện năng tiêu thụ W = P.t
- Công suất ở tải tiêu thụ P = UIcosφ
P2
- Công suất hao phí trên đường dây Php = I2r = r
U 2 cos 2
- Để giảm hao phí phải tăng hệ số công suất ở tải tiêu thụ
2. Tác dụng của dòng điện xoay chiều và các dụng cụ biến đổi điện năng
a, Các tác dụng của dòng điện xoay chiều
Các tác dụng của dòng điện xoay chiều:
- Tác dụng nhiệt
- Tác dụng từ
- Tác dụng quang
- Tác dụng sinh lí
b, Các dụng cụ biến đổi điện năng
* Đèn sợi đốt
-Cấu tạo
+ Sợi đốt: là kim loại vonfram dạng lò xo xoắn
+ Bóng thủy tinh: làm bằng thủy tinh chịu nhiệt có kích thước đủ lớn. Trong bóng
đèn chứa khí trơ
+ Đuôi đèn: Bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm, có hai điện cực
- Nguyên lí làm việc: Dòng điện đi qua bóng đèn làm nhiệt độ sợi đốt tăng, nguyên
tử chuyển lên mức năng lượng cao hơn khi chuyển về mức năng lượng thấp thì phát ra ánh
sáng
- Hiệu suất phát sáng
+ Hiệu suất phát sáng thấp khoảng 5%
+ Tuổi thọ dây tóc ngắn
+ Ánh sáng phát ra liên tục
* Đèn huỳnh quang
- Cấu tạo
+ Ống thủy tinh, mặt trong quét bột huỳnh quang
+ Hai điện cực bằng vonfram dạng xoắn. Trong ống chứa hơi thủy ngân.
+ Chấn lưu và stacte
- Nguyên lí làm việc: Khi có sự phóng điện giữa hai điện cực làm xuất hiện tia tử
ngoại, tia tử ngoại tác động vào lớp bột huỳnh quang và phát sáng

56
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
- Hiệu suất phát sáng
+ Hiệu suất phát sáng 25%
+ Tuổi thọ cao
+ Ánh sáng phát ra không liên tục
* Động cơ điện
Động cơ không đồng bộ ba pha
-Nguyên tắc hoạt động: dựa và hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay
- Cấu tạo
+ Roto: là khung dây dẫn quay quanh một trục, hoặc lồng hình trụ gồm các thanh
kim loại song song
+ Stato: là bộ phận tạo ra từ trường quay gồm ba cuộn dây giống nhau đặt lệch nhau
0
120 . Khi có dòng điện 3 pha đi vào 3 cuộn dây tạo ra tại tâm động cơ một từ trường quay,
làm xuất hiện lực từ tác dụng lên roto làm quay roto.
* Lò vi sóng
- Cấu tạo
+ Magnetron (nguồn phát sóng)
+ Mạch điện tử điều khiển
+ Ống dẫn sóng
+ Ngăn nấu
- Nguyên tắc hoạt động: Sóng vi ba được sinh ra từ nguồn magnetron, được dẫn
theo ống dẫn sóng, vào ngăn nấu rồi phản xạ qua lại giữa các bức tường của ngăn nấu, và
bị hấp thụ bởi thức ăn. Sóng vi ba trong lò vi ba là các dao động của trường điện từ với tần
số thường ở 2450 MHz (bước sóng cỡ 12,24cm). Các phân tử thức ăn (nước, chất
béo, đường và các chất hữu cơ khác) thường ở dạng lưỡng cực điện (có một đầu tích điện
âm và đầu kia tích điện dương). Những lưỡng cực điện này có xu hướng quay sao cho nằm
song song với chiềuđiện trường ngoài. Khi điện trường dao động, các phân tử bị quay
nhanh qua lại. Dao động quay được chuyển hóa thành chuyển động nhiệt hỗn loạn qua va
chạm phân tử, làm nóng thức ăn.
- Lưu ý khi sử dụng:
+ Không cho vật dụng bằng kim loại hoặc bát đĩa có trang trí hoa văn kim loại vào lò
vi ba, để tránh nguy cơ cháy nổ do phóng tia lửa điện.
+ Dùng các dụng cụ đựng thức ăn chuyên dụng cho lò vi ba; không dùng các đĩa chất
dẻo thông thường.
+ Không cho lò hoạt động khi không có thức ăn hoặc nước trong lò; sóng không được
hấp thụ bởi thức ăn sẽ tiếp tục được phản xạ qua lại và phá hủy lò. Nên thường xuyên để
trong lò một cốc nước, bởi nếu người sử dụng không biết mà bật lò lên thì vẫn an toàn.

57
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
+ Những thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng, thể tích bên trong khi nóng lên sẽ có áp suất
tăng, dễ gây hiện tượng thức ăn phát nổ. Cần phải xăm lỗ, bóc vỏ để tránh hiện tượng này.
Không luộc trứng, sò... còn vỏ kín.
+ Nếu lò bị rơi, bị bẹp, phải đưa đi kiểm tra xem cửa lò có bị hở không. Ngăn chứa
thức ăn phải đảm bảo "độ kín" đối với sóng vi ba để sóng không lọt ra ngoài.
+ Khi đun nấu bằng lò vi ba, cần kiểm tra độ chín đều. Người ta đã phát hiện được vi
khuẩn salmonella (gây bệnh đường ruột) trong một số trứng trần đun bằng lò vi ba, do
nhiệt không phân bố đều.
+ Một số chất độc, có thể gây bệnh như ung thư, từ bao gói chất dẻo và mực in nhãn
bao như adipate, phtalate, benzophenone có thể bị thổi sang thức ăn khi đun nấu bằng lò vi
ba. Do đó cần tách bao bì khỏi thức ăn trước khi cho vào lò.
+ Không dùng lò vi ba để nấu thịt lợn ướp hoặc thăn lợn hun khói. Những thực phẩm
này chứa nhiều nitrit. Nếu được đun bằng lò vi ba, nitrit sẽ trở thành các nitrosamin -
những phân tử có thể gây ung thư rất mạnh.
C. Tổ chức dạy học
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
* Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, các hoạt động học tập được định hướng qua các
Phiếu học tập ở nhà và trên lớp.
*Phương pháp dạy học:
- Đối với nội dung “Linh kiện điện tử cơ bản và mạch điện xoay chiều RLC”GV hướng
dẫn HS
+ Đọc SGK, trả lời các câu hỏi trên phiếu học tập ở nhà (Số1).
+ Thảo luậntheo nhóm, trả lời các câu hỏi Phiếu học tập số 1 trên lớp
+ Báo cáo kết quả, thảo luận chung toàn lớp, xác nhận kiến thức cần ghi nhận.
- Đối với nội dung “Tác dụng của dòng điện xoay chiều và các dụng cụ biến đổi điện
năng” áp dụng phương pháp tìm tòi khám phá. Tổ chức dạy học theo hướng hoạt động
nhóm với cấu trúc ghép hình.
2. Chuẩn bị
* Giáo viên
-Tranh ảnh và tư liệu về tiêu thụ điện năng
-Bài giảng bàng Power point
- Phiếu đánh giá HS
- Phiếu học tập và phiếu hướng dẫn học sinh học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Dùng cho cá nhân học sinh chuẩn bị ở nhà)

58
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Câu 1 : Trình bày công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và tác dụng của
các điện trở, tụ điện, cuộn cảm đối với dòng điện xoay chiều ?
(Đọc bài 13 - SGK Vật lí 12 - trang 67, 68, 69, 70, 71, 72và đọc bài 2- SGK Công nghệ 12
- trang8, 9, 10, 11, 12, 13, 14. Có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web sau
http://vi.wikipedia.org)
Câu 2: Phát biểu định luật về điện áp tức thời ? Trình bày về định luật Ôm cho đoạn mạch
xoay chiều RLC, viết biểu thức tính độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện ? Nêu
điều kiện và đặc điểm của mạch RLC khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng ?
(Đọc bài 14 - SGK Vật lí 12 - trang 75; 76; 77; 78 và bài 28 - SGK Vật lí 12 Nâng cao -
trang 153, 154, 155)
Câu 3: Viết công thức về công suất tiêu thụ trên đoạn mạch xoay chiều ? Trình bày công
suất của mạch RLC? Tại sao tại lại phải nâng cao hệ số công suất của dụng cụ tiêu thụ điện
năng ?
(Đọc bài 15 - SGK Vật lí 12 - trang 81; 82; 83; 84 và bài 29 - SGK Vật lí 12 Nâng cao -
trang 158, 159)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


( Dùng cho nhóm chuyên gia số 1 hoạt động ở nhà)
Câu 1: Kể tên các dụng cụ điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
(Đọc bài 35 - SGK Vật lý 9 - trang 95; 96 .và có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web
sau: http://vi.wikipedia.org; http://www.khoahoc.com.vn)
Câu 2 : Trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và hiệu suất của bóng đèn nóng sáng?
(Đọc bài 38 - SGK Công nghệ 8 - trang 134, 135, 136 và có thể tìm kiếm thông tin
trênnhữngtrangwebsau:http://elib.dostquangtri.gov.vn;http://www.anhsangvacuocsong.vn/
; http://dentietkiem.blogspot.com)
Câu 3: Nêu những ưu điểm và nhược điểm của của bóng đèn nóng sáng?
(Có thể tìm kiếm thông tin trên nhữngtrangwebsau:
http://elib.dostquangtri.gov.vn;http://www.anhsangvacuocsong.vn/;
http://dentietkiem.blogspot.com)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
( Dùng cho nhóm chuyên gia số 2 hoạt động ở nhà)
Câu 1: Kể tên các dụng cụ điện hoạt động dựa trên tác dụng quang của dòng điện?
(Đọc bài 35 - SGK Vật lý 9 - trang95; 96 .và có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web
sau: http://vi.wikipedia.org; http://www.khoahoc.com.vn)
Câu 2 : Trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và hiệu suất của bóng đèn huỳnh quang?

59
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
(Đọc bài 39 - SGK Công nghệ 8 - trang 137, 138 và có thể tìm kiếm thông tin trên
nhữngtrangwebsau:http://elib.dostquangtri.gov.vn;http://www.anhsangvacuocsong.vn/;
http://dentietkiem.blogspot.com)
Câu 3: Nêu những ưu điểm và nhược điểm của của bóng đèn huỳnh quang?
(Có thể tìm kiếm thông tin trên nhữngtrangwebsau:
http://elib.dostquangtri.gov.vn;http://www.anhsangvacuocsong.vn/;
http://dentietkiem.blogspot.com)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
( Dùng cho nhóm chuyên gia số 3 hoạt động ở nhà)
Câu 1: Kể tên các dụng cụ điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện?
(Đọc bài 35 - SGK Vật lý 9 - trang 95; 96 .và có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web
sau: http://vi.wikipedia.org; http://www.khoahoc.com.vn)
Câu 2 : Trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha?
(Đọc bài 18 - SGK Vật lí 12 - trang 95; 96 và bài 31 - SGK Vật lí 12 Nâng cao - trang 165,
166 và có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web sau: http://vi.wikipedia.org;
http://www.khoahoc.com.vn)
Câu 3:Kể tên các động cơ điện sử dụng trong gia đình? Nêu sự khác nhau về cấu tạo giữa
động cơ điện một pha và động cơ điện ba pha?
(Có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web sau: http://vi.wikipedia.org;
http://www.khoahoc.com.vn)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
( Dùng cho nhóm chuyên gia số 4 hoạt động ở nhà)
Câu 1: Kể tên các dụng cụ điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện?
(Đọc bài 35 - SGK Vật lý 9 - trang 95; 96 .và có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web
sau: http://vi.wikipedia.org; http://www.khoahoc.com.vn)
Câu 2 : Trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, của lò vi sóng?
(Có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web sau: http://vi.wikipedia.org;
http://www.khoahoc.com.vn)
Câu 3: Khi sử dụng lò vi sóng cần lưu ý những điều gì?
(Có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web sau: http://vi.wikipedia.org;
http://www.khoahoc.com.vn)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
( Dùng cho nhóm hợp tác 1; 5 hoạt động ở nhà)
Nhiệm vụ 1: Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều? Kể tên các dụng cụ trong gia
đình hoạt động dựa vào các dụng của dòng điện?

60
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Nhiệm vụ 2: Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của đèn dây tóc nóng sáng, đèn
huỳnh quang, động cơ điện ba pha và lò vi sóng?
Nhiệm vụ 3: Trình bày về cách sử dụng đèn dây tóc nóng sáng?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
( Dùng cho nhóm hợp tác 2; 6 hoạt động ở nhà)
Nhiệm vụ 1: Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều? Kể tên các dụng cụ trong gia
đình hoạt động dựa vào các dụng của dòng điện?
Nhiệm vụ 2: Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của đèn dây tóc nóng sáng, đèn
huỳnh quang, động cơ điện ba pha và lò vi sóng?
Nhiệm vụ 3: Trình bày về cách sử dụng đèn huỳnh quang?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
( Dùng cho nhóm hợp tác 3; 7 hoạt động ở nhà)
Nhiệm vụ 1: Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều? Kể tên các dụng cụ trong gia
đình hoạt động dựa vào các dụng của dòng điện?
Nhiệm vụ 2: Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của đèn dây tóc nóng sáng, đèn
huỳnh quang, động cơ điện ba pha và lò vi sóng?
Nhiệm vụ 3: Trình bày về cách sử dụng động cơ điện?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
( Dùng cho nhóm hợp tác 4; 8 hoạt động ở nhà)
Nhiệm vụ 1: Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều? Kể tên các dụng cụ trong gia
đình hoạt động dựa vào các dụng của dòng điện?
Nhiệm vụ 2: Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của đèn dây tóc nóng sáng, đèn
huỳnh quang, động cơ điện ba pha và lò vi sóng?
Nhiệm vụ 3: Trình bày về cách sử dụng lò vi sóng?
* Học sinh:
- Cá nhân chuẩn bị Phiếu học tập số 1.
- Các nhóm chuyên gia chuẩn bị Phiếu học tập số 2.
- Các nhóm hợp tác chuẩn bị Phiếu học tập số 3 theo hình thức báo cáo bằng Power
Point gửi cho GV trước buổi hội thảo toàn lớp
3. Tiến trình dạy học
1. Nội dung: Linh kiện điện tử cơ bản và mạch điện xoay chiều RLC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các linh kiện điện cơ bản (45 phút)
- Chia nhóm, đề nghị các nhóm thảo luận - Hoạt động nhóm, thảo luận câu 1
câu 1 ở Phiếu học tập số 1

61
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
- Yêu cầu đại diện của một nhóm trình - Đại diện một nhóm trình bày
bày
- Hướng dẫn thảo luận chung - Các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ xung

- Thể chế hóa kiến thức( Chiếu slide 1; 2) - Lắng nghe, sửa chữa vào phiếu học tập
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện trong đoạn mạch
xoay chiều RLC (45 phút)
- Chia nhóm, đề nghị các nhóm thảo luận - Hoạt động nhóm, thảo luận câu 2
câu 2 ở Phiếu học tập số 1
- Yêu cầu đại diện của một nhóm trình - Đại diện một nhóm trình bày
bày
- Hướng dẫn thảo luận chung - Các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ xung

- Thể chế hóa kiến thức( Chiếu slide 3) - Lắng nghe, sửa chữa vào phiếu học tập
Hoạt động 3: Tìm hiểu về công suất của mạch điện xoay chiều RLC(40 phút)
- Chia nhóm, đề nghị các nhóm thảo luận - Hoạt động nhóm, thảo luận câu 3
câu 3 ở Phiếu học tập số 1
- Yêu cầu đại diện của một nhóm trình - Đại diện một nhóm trình bày
bày
- Hướng dẫn thảo luận chung - Các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ xung

- Thể chế hóa kiến thức( Chiếu slide 4) - Lắng nghe, sửa chữa vào phiếu học tập
Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà(5phút)
- Hướng dẫn các nhóm tự đánh giá hiệu - Tiếp nhận nhiệm vụ
quả làm việc. Hẹn nộp phiếu đánh giá vào
buổi sau
- Chia lớp thành 8 nhóm hợp tác(theo điều
kiện có thể cùng hoạt động ở nhà), phân
công học sinh đảm nhiệm chuyên gia số
1; 2; 3; 4 trong nhóm hợp tác và lập nhóm
chuyên gia
- Phát phiếu học tập ở nhà số 2 và hướng
dẫn làm phiếu học tập số 2
2. Nội dung 2: Tác dụng của dòng điện xoay chiều và các dụng cụ biến đổi điện năng
Hoạt động 1: Các chuyên gia trình bày ở nhóm hợp tác( 45 phút)

62
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Đề nghị mỗi nhóm hợp tác đề cử nhóm - Tiếp nhận nhiệm vụ
trưởng và thư kí
- Đề nghị các chuyên gia lần lượt trình - Các thành viên trong nhóm ghi chép nội
bày nội dung đã chuẩn bị(Phiếu học tập số dung mỗi chuyên gia trình bày và nêu ý
2) ở nhóm hợp tác kiến thảo luận
- Theo dõi hoạt động của các nhóm, uốn
nắn kịp thời các nhóm hoạt động chệch
hướng.
- Phát phiếu học tập số 3 cho nhóm hợp
tác
- Thông báo thời gian các nhóm hợp tác - Tiếp nhận nhiệm vụ
nộp báo cáo bằng Power Point cho GV
vào buổi hội thảo toàn lớp
Hoạt động 2: Hội thảo về “Tác dụng của dòng điện xoay chiều và các dụng cụ
biến đổi điện năng”(90 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Đề nghị nhóm hợp tác số 1 hoặc 5 có bài - Các nhóm khác lắng nghe, ghi nhận
chuẩn bị tốt trình bày
- Hướng dẫn thảo luận - Tham gia thảo luận
- Xác nhận ý kiến đúng, bổ sung kiến thức - Ghi nhận, sửa chữa trên phiếu học tập
về:
+Các tác dụng của dòng điện xoay chiều
và tên các dụng cụ dùng điện trong gia
đình.( Chiếu slide 5)
+ Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của
đèn dây tóc nóng sáng, đèn huỳnh quang,
động cơ điện ba pha, lò vi sóng
( Chiếu slide 6; 7; 8; 9)
+ Cách sử dụng đèn dây tóc nóng sáng
( Chiếu slide10)
- Đề nghị nhóm hợp tác số 2 hoặc 6 có bài - Các nhóm khác lắng nghe, ghi nhận
chuẩn bị tốt trình bày nhiệm vụ 3 trên
phiếu học tập số 2.
- Hướng dẫn thảo luận - Tham gia thảo luận

63
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
- Tiếp tục cách làm như trên với các nhóm - Ghi nhận, sửa chữa trên phiếu học tập
3; 7 và 4; 8 để xác nhận ý kiến đúng, bổ
sung kiến thức về: sử dụng động cơ điện
ba pha và lò vi sóng. (Chiếu các slide 11) - Tiếp tục tham gia thảo luận
- Ghi nhận, sửa chữa trên phiếu học tập
- Hướng dẫn các nhóm tự đánh giá hiệu - Tiếp nhận nhiệm vụ
quả làm việc. Hẹn nộp phiếu đánh giá vào
buổi học sau.

Tiểu chủ đề: Tiết kiệm điện năng và an toàn điện


A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày và vận dụng được các biện pháp tiết kiệm điện trong truyền tải và sử
dụng điện năng.
- Giải thích nguyên tắc hoạt động của máy biến áp. Trình bày được vai trò của máy
biến áp trong việc truyền tải điện năng.
- Nêu được các loại tai nạn về điện, hiểu được các tác dụng của dòng điện, điện từ
trường đối với cơ thể người.
- Trình bày và vận dụng được các biện pháp an toàn về điện vào cuộc sống.
2. Kĩ năng
-Biết thu thập, chia sẻ, xử lí thông tin, viết báo cáo và trình bày các thông tin về vấn
đề liên quan đến việc sử dụng điện an toàn và tiết kiệm.
-Rèn luyện kĩ năng tham gia hoạt động nhóm và thảo luận được kết quả công việc
của mình liên quan đến vấn đề sử dụng điện an toàn và tiết kiệm.
-Phân tích được các hoạt động của con người trong an toàn và tiết kiệm khi sử dụng
điện.
3. Thái độ
-Có tình cảm yêu quý môn học, tôn trọng thiên nhiên.
-Có thái độ tích cực trong việc áp dụng các vấn đề được học và thực tế cuộc sống.
Tuyên truyền các nội dung về sử dụng và an toàn điện tới mọi người trong gia đình và
cộng đồng.
- Phê phán và nhắc nhở các hành động sử dụng điện lãng phí và mất an toàn.
-Có hành động cụ thể trong việc sử dụng điện tiết kiệm và an toàn.
B. Nội dung kiến thức trọng tâm
1. Truyền tải điện năng

64
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
- Tại sao phải truyền tải điện năng?
+ Điện năng là dạng năng lượng không thể dự trữ được nhiều
+ Sản suất ở một số nơi nhưng tiêu thụ lại ở khắp mọi nơi
- Truyền tải bằng cách nào?
+ Truyền tải bằng dây dẫn(chủ yếu)
+ Truyền tải bằng sóng điện từ (đang nghiên cứu)
- Hao phí trên đường dây tải điện
+ Gọi P là công suất của máy phát, U là điện áp của máy phát, r là điện trở của
đường dây, I là cường độ hiệu dụng trên đường dây
r
+ Ta có P = U.I và công suất hao phí trên đường dây Php = I2r = P.
U2
- Biện pháp làm giảm hao phí trên đường dây
+ Giảm công suất máy phát:không hợp lý vì nhu cầu sử dụng điện càng nhiều
l
+ Giảm điện trở dây dẫn r =  :
S
- Làm dây bằng kim loại có điện trở suất nhỏ (bạc, vàng) không hợp lý vì vật liệu
đắt và nặng
- Giảm chiều dài dậy dẫn: không hợp lí vì khoảng cách giữa nhà máy điện và nơi
tiêu thụ không thể dịch chuyển.
- Tăng tiết diện dây dẫn thì tốn nguyên liệu làm đường dây và làm đường dây
nặng thêm.
+ Tăng điện áp đưa lên đường dây: hợp lí vì dễ làm bằng cách dùng máy biến áp.
2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến áp
- Cấu tạo:
+ Lõi biến áp: được ghép cách điện từ những lá thép kĩ thuật điện
+ Hai cuộn dây dẫn có điện trở nhỏ quấn cùng trên lõi thép có số vòng dây khác
nhau. Cuộn nối với nguồn gọi là cuộn sơ cấp, cuộn nối với tải gọi là cuộn thứ cấp
- Nguyên tắc hoạt động: khi dòng điện xoay chiều chạy trong cuộn thứ cấp gậy ra
sự biến thiên từ thông trong hai cuộn. Gọi từ thông qua một vòng của mỗi cuộn dây là Φ =
Φ0cosωt
+Từ thông qua cuộn sơ cấp Φ1 = N1Φ0cosωt, suất điện động ở cuộn sơ cấp e1 = - Φ1/
= N1Φ0ωsinωt
+Từ thông qua cuộn thứ cấp Φ2 = N2Φ0cosωt, suất điện động ở cuộn thứ cấp e2 = -
Φ2/ = N2Φ0ωsinωt
e2 N 2 U 2
+ Khi cuộn thứ cấp để hở  
e1 N1 U1

65
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
N 2 U 2 I1
+ Bỏ qua hao phí ở máy biến áp  
N1 U1 I 2
- Ứng dụng:
+ Trong truyền tải điện năng
+ Trong các dụng cụ sử dụng điện
3. Sử dụng điện tiết kiệm và an toàn
a, Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả
- Sử dụng tiết kiệm là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ; không dùng nữa thì tắt ngay.
- Sử dụng hiệu quả là sử dụng một lượng năng lượng ít nhất mà vẫn thỏa mãn nhu cầu sử
dụng.
* Cách sử dụng hiệu quả hệ thống điện chiếu sáng
- Nên tận dụng chiếu sáng tự nhiên.
- Nên sử dụng loại đèn chiếu sáng có hiệu suất cao:
+ Đèn dây tóc rẻ nhất khi mua nhưng lại tốn điện nhất khi dùng.
+ Sử dụng đèn compac, đèn huỳnh quang.
- Nên sử dụng ballast điện tử:giảm 50% điện năng so với ballast truyền thống, tuổi
thọ bóng đèn cao hơn.
- Lắp đặt hợp lý.
- Thường xuyên vệ sinh máng đèn.
- Đừng quên tắt bóng đèn ngay sau khi ra khỏi phòng.
* Cách sử dụng hiệu quả máy điều hòa không khí
- Tránh ánh nắng mặt trời chiếu nắng trực tiếp vào các cửa kính nhằm hạn chế hiệu
ứng nhà kính.
- Xung quanh tòa nhà cần có nhiều cây xanh.
- Nên sử dụng loại máy có công suất tương thích với phòng.
- Không để thất thoát gió lạnh.
- Không để các nguồn nhiệt trong phòng.
- Cài đặt nhiệt độ lạnh hợp lý.
- Tắt máy lạnh khi không sử dụng và chỉ sử dụng máy lạnh khi thật cần thiết
- Làm vệ sinh định kỳ máy (3-6 tháng/lần).
- Dàn nóng đặt nơi thoáng gió, không bị nắng chiếu trực tiếp.
* Cách sử dụng hiệu quả tủ lạnh
- Chọn tủ lạnh có kích thước vừa phải phù hợp với số người.
- Đặt tủ nơi thoáng mát, cách tường ít nhất 10cm, tránh ánh nắng hoặc gần các
nguồn nhiệt.
- Lau sạch bụi bám trên dàn nóng phía sau (loại cũ) và mặt ngoài vỏ.

66
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
- Gioăng cửa phải luôn kín, không bong ra.
- Cài nhiệt độ các ngăn vừa phải, thường không cần mức lạnh nhất.
- Không cho thức ăn còn nóng vào tủ.
- Không để lớp tuyết bám vào dàn lạnh (tủ đông tuyết) dày quá 5mm.
- Hợp lý hoá thao tác để giảm thiểu số lần mở tủ và thời gian mở cửa tủ.
- Nên mua loại tủ có nhiều cửa.
*Cách sử dụng hiệu quả nồi cơm điện
- Không nên nấu cơm quá sớm, chỉ nên nấu cơm trước khi ăn khoảng 30 đến 45
phút để hạn chế thời gian hâm nóng;
- Sử dụng nồi cơm điện có dung tích công suất phù hợp.
- Lau chùi sạch đáy nồi cơm và mâm nhiệt của nồi cơm điện để tiếp xúc tốt hơn.
b, Sử dụng điện an toàn
* Các tai nạn do dòng điện gây ra:
- Điện giật
- Đốt cháy do điện
- Hoá chất cháy nổ do điện
* Phân loại theo nguyên nhân tiếp xúc điện
- Trực tiếp 56%
- Gián tiếp 42,8%
- Hồ quang điện 1,12%
- Chấn thương do điện trường mạnh 0,08%
* Các tình huống dẫn đến tai nạn về điện
- Tiếp xúc trực tiếp:Tai nạn dẫn đến do tiếp xúc các bộ phận của cơ thể người với
các phần tử mang điện.
- Tiếp xúc gián tiếp :Tai nạn dẫn đến do tiếp xúc giữa bộ phận cơ thể người với các
phần tử bình thường không mang điện nhưng bất ngờ có sự rò điện do cách điện bị hư
hỏng (như vỏ thiết bị, bệ máy …).
- Điện áp bước : Do dòng điện chạm đất gây lên.
* Tác động của dòng điện gây ra cho cơ thể người
- Tác động nhiệt gây đốt nóng các mô và môi trường sinh học của cơ thể, dẫn đến
sự quá nhiệt của toàn bộ cơ thể và phá huỷ toàn bộ quá trình trao đổi chất. Sự tác động
nhiệt học gây bỏng ở các phần khác nhau của cơ thể.
- Tác động điện phân gây phân huỷ máu, huyết tương và các dung dịch sinh lý khác
của cơ thể người dẫn đến sự phá huỷ trầm trọng các thành phần lý hoá của các cơ quan
trong cơ thể, làm cho chúng không còn khả năng thực hiện được nhiệm vụ của mình được
nữa.

67
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
- Tác động sinh học gây sự khấn khích của các mô và phá huỷ các quá trình nội
điện sinh trong cơ thể.
* Tác động của điện từ trường dòng điện đối với cơ thể con người
- Gây ra mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, nóng nảy, giấc ngủ dao động.Có nguy cơ
mạch không đều, huyết áp giảm, điều hòa thân nhiệt bị xáo trộn.
– Các trường điện từ phóng điện vào cơ thể gây trở ngại cho sự phát triển của các tế
bào. Sự căng thẳng mà các trường điện áp đặt sẽ gây xáo trộn cho sự chuyển hoá, tăng
huyết áp và việc sản xuất cortisone.
– Sự căng thẳng mãn tính kéo theo các chứng bệnh tim, thận, tiêu hoá, thần kinh và
một số xáo trộn khác như khớp và các bệnh tim mạch. Đồng thời cũng làm tăng thêm các
chứng bệnh hiện hữu.
* Các biện pháp an toàn đối với dòng điện
- Với trường điện từ của dòng điện:
+ Thiết kế đường dây cao thế đúng tiêu chuẩn: khoảng cách giữa hai trụ là 450
thước với điện áp 500kV, 350 thước với điện áp 220kV, chiều cao đường dây cách mặt đất
tối thiểu từ 7m đến 10m. Đường dây cách xa đường giao thông, đường dây tín hiệu.
+ Hành lang an toàn điện đối với điện áp 220kV là 6m và 500kV là 7m
+ Khi người lao động sử dụng thiết bị phòng tránh tác động của điện từ trường, tuân
thủ thời gian làm việc tại nơi có điện từ trường theo quy định.
+ Hạn chế tiếp xúc lâu với các nguồn phát điện từ trường mạnh: máy photocopy, lò
vi sóng, máy sấy tóc…
- Với cường độ dòng điện qua cơ thể:
+ Không tự ý trèo lên câu, mắc, sửa chữa điện.
+ Sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao điện và treo biển báo.
+ Sử dụng trang thiết bị điện đúng quy cách, đảm bảo chất lượng.
+ Không sử dụng điện bừa bãi, không đúng mục đích như sử dụng điện đánh cá,
bẫy chuột.
* Cấp cứu người bị tai nạn về điện
- Giải phóng người bị tai nạn ra khỏi mạng điện: cắt cầu dao, nếu không cắt được
thì dùng các dụng cụ cách điện (ủng, găng tay, gậy khô) tách người bị nạn ra khỏi nguồn
điện. Nếu ở trên cao thì phải có biện pháp đỡ nạn nhân.
- Cấp cứu nạn nhân: Nạn nhân cần được đặt xuống ở chỗ khô ráo, thoáng mát
nhưng tránh gió, nhanh chóng cởi áo, nới lỏng thắng lưng .v.v. để khỏi cản trở sự hô hấp.
Để nạn nhân nằm ngửa và kiểm tra nhịp tim, cơ quan hô hấp, đồng tử mắt, đồng thời
nhanh chóng cho gọi bác sỹ hoặc nhân viên y tế.

68
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
+ Trường hợp nạn nhân chưa mất tri giác, tim còn đập, còn thở: để nạn nhân nằm
yên tĩnh, nới rộng quần áo và cho ngửi Amoniac.
+ Nếu nạn nhân bất tỉnh nhân sự, tim ngừng đập toàn thân co giật: Đưa nạn nhân
đến chỗ thoáng mát, nới lỏng quần áo, moi miệng xem có gì vướng không, nhanh chóng
tiến hành các thao tác hà hơi thổi ngạt, kết hợp ấn lồng ngực cho đến khi nhân viên y tế
đến.
C. Tổ chức dạy học
1.Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
* Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, các hoạt động học tập được định hướng qua các
Phiếu học tập ở nhà và trên lớp.
*Phương pháp dạy học:
- Đối với nội dung “Truyền tải điện năng và máy biến áp”,GV hướng dẫn HS
+ Đọc SGK, trả lời các câu hỏi trên phiếu học tập ở nhà (Số1).
+ Thảo luậntheo nhóm, trả lời các câu hỏi Phiếu học tập số 1 trên lớp
+ Báo cáo kết quả, thảo luận chung toàn lớp, xác nhận kiến thức cần ghi nhận.
- Đối với nội dung “Sử dụng điện tiết kiệm và an toàn ” áp dụng phương pháp tìm tòi
khám phá. Tổ chức dạy học theo hướng hoạt động nhóm với cấu trúc ghép hình.
2. Chuẩn bị
* Giáo viên
-Tranh ảnh và tư liệu về sản xuất điện năng
- Bài giảng bằng Power point
- Phiếu đánh giá HS
- Phiếu học tập và phiếu hướng dẫn học sinh học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Dùng cho cá nhân học sinh chuẩn bị ở nhà)
Câu 1:Tại sao phải truyền tải điện năng? Truyền tải điện năng bằng những cách nào?
(Có thể tham khảo thông tin trên các trang web sau: http://vi.wikipedia.org;
http://www.khoahoc.com.vn/)
Câu 2: Trình bày về sự hao phí trên đường dây tải điện? Nêu các biện pháp giảm hao phí
điện năng trên đường dây tải điện?
(Đọc bài 16 - SGK Vật lí 12 - trang 86 và bài 32 - SGK Vật li 12 Nâng cao - trang 169;
170; 171)
Câu 3: Trình bày cấu tạo nguyên tắc hoạt động, công dụng của máy biến áp trong truyền
tải và tiêu thụ điện năng?
(Đọc bài 16 - SGK Vật lí 12 - trang 86 và bài 32 - SGK Vật li 12 Nâng cao - trang 169;
170; 171)

69
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Dùng cho nhóm chuyên gia số 1 chuẩn bị ở nhà)
Câu 1: Thế nào là sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả?
(Có thể tham khảo thông tin trên trang web sau:
http://www.tietkiemnangluong.com.vn;http://pcsoctrang.evnspc.vn; http://vi.wikipedia.org;
http://www.khoahoc.com.vn/ ; http://ecchaiphong.gov.vn)
Câu 2:Trình bày những biện pháp sử dụng điện năng tiết kiệm, hiệu quả trong chiếu sáng
và tủ lạnh?
(Có thể tham khảo thông tin trên các trang web sau:
http://www.tietkiemnangluong.com.vn ; http://pcsoctrang.evnspc.vnhttp://vi.wikipedia.org
; http://www.khoahoc.com.vn/ ; http://ecchaiphong.gov.vn)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Dùng cho nhóm chuyên gia số 2 chuẩn bị ở nhà)
Câu 1: Thế nào là sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả?
(Có thể tham khảo thông tin trên trang web sau:
http://www.tietkiemnangluong.com.vn;http://pcsoctrang.evnspc.vn; http://vi.wikipedia.org;
http://www.khoahoc.com.vn/ ; http://ecchaiphong.gov.vn)
Câu 2:Trình bày những biện pháp sử dụng điện năng tiết kiệm, hiệu quả trong máy điều
hòa và nồi cơm điện?
(Có thể tham khảo thông tin trên trang web sau:
http://www.tietkiemnangluong.com.vn;http://pcsoctrang.evnspc.vn; http://vi.wikipedia.org;
http://www.khoahoc.com.vn/ ; http://ecchaiphong.gov.vn)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Dùng cho nhóm chuyên gia số 3 chuẩn bị ở nhà)
Câu 1: Trình bày những tai nạn do dòng điện gây ra? Nêu các nguyên nhân dẫn đến tai
nạn về điện?
(Đọc bài 2 - SGK hoạt động nghề giáo dục phổ thông 11 - trang 10, 11, 12 và Giáo trình
an toàn điện của vụ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề - trang 2; 3)
Câu 2: Trình bày những tác động của dòng điện, và các biện pháp an toàn đối với dòng
điện đối với cơ thể người?
(Tham khảo thông tin trongGiáo trình an toàn điện của vụ trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề - trang 7)
Câu 3: Trình bày những bước cấp cứu người bị tai nạn điện?
(Tham khảo thông tin trongGiáo trình an toàn điện của vụ trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề - trang 14; 15; 16; 17)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

70
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
(Dùng cho nhóm chuyên gia số 4 chuẩn bị ở nhà)
Câu 1: Trình bày những tai nạn do dòng điện gây ra? Nêu các nguyên nhân dẫn đến tai
nạn về điện?
(Đọc bài 2 - SGK hoạt động nghề giáo dục phổ thông 11 - trang 10, 11, 12 và Giáo trình
an toàn điện của vụ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề - trang 2; 3)
Câu 2: Trình bày những tác động của điện từ trường của dòng điện, và các biện pháp an
toàn đối với điện từ trường của dòng điện đối với cơ thể người?
(Tham khảo thông tin trongGiáo trình an toàn điện của vụ trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề - trang 8 và Tham khảo thông tin ở Nghị định số 14/2014 của chính phủ về quy định
thi hành luật điện lực về an toàn điện)
Câu 3: Trình bày những bước cấp cứu người bị tai nạn điện?
(Tham khảo thông tin trongGiáo trình an toàn điện của vụ trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề - trang 14; 15; 16; 17)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Dùng cho nhóm hợp tác 1; 5 chuẩn bị ở nhà)
Nhiệm vụ1:Trình bày về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả?
Nhiệm vụ 2: Trình bày những tai nạn do dòng điện gây ra? Nêu nguyên nhân gây ra tai
nạn điện? Tác động do dòng điện và điện từ trường của dòng điện gây ra đối với cơ thể
người?
Nhiệm vụ 3: Trình bày cách sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả đối với hệ thống chiếu sáng
và tủ lạnh?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Dùng cho nhóm hợp tác 2; 6 chuẩn bị ở nhà)
Nhiệm vụ1:Trình bày về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả?
Nhiệm vụ 2: Trình bày những tai nạn do dòng điện gây ra? Nêu nguyên nhân gây ra tai
nạn điện? Tác động do dòng điện và điện từ trường của dòng điện gây ra đối với cơ thể
người?
Nhiệm vụ 3: Trình bày cách sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả đối với máy điều hòa và nồi
cơm điện ?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Dùng cho nhóm hợp tác 3; 7 chuẩn bị ở nhà)
Nhiệm vụ1:Trình bày về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả?
Nhiệm vụ 2: Trình bày những tai nạn do dòng điện gây ra? Nêu nguyên nhân gây ra tai
nạn điện? Tác động do dòng điện và điện từ trường của dòng điện gây ra đối với cơ thể
người?

71
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Nhiệm vụ 3: Trình bày biện pháp an toàn đối với dòng điện và cấp cứu người bị tai nạn
điện?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Dùng cho nhóm hợp tác 4; 8 chuẩn bị ở nhà)
Nhiệm vụ1:Trình bày về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả?
Nhiệm vụ 2: Trình bày những tai nạn do dòng điện gây ra? Nêu nguyên nhân gây ra tai
nạn điện? Tác động do dòng điện và điện từ trường của dòng điện gây ra đối với cơ thể
người?
Nhiệm vụ 3: Trình bày biện pháp an toàn đối với điện từ trường của dòng điện và cấp cứu
người bị tai nạn điện?
* Học sinh:
- Cá nhân chuẩn bị Phiếu học tập số 1.
- Các nhóm chuyên gia chuẩn bị Phiếu học tập số 2.
- Các nhóm hợp tác chuẩn bị Phiếu học tập số 3 theo hình thức báo cáo bằng Power
Point gửi cho GV trước buổi hội thảo toàn lớp
3. Tiến trình dạy học
1.Nội dung 1: Truyền tải điện năng và máy biến áp
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về truyền tải điện năng (5 phút)
- Chia nhóm, đề nghị các nhóm thảo luận - Hoạt động nhóm, thảo luận câu 1
câu 1 ở Phiếu học tập số 1
- Yêu cầu đại diện của một nhóm trình - Đại diện một nhóm trình bày
bày
- Hướng dẫn thảo luận chung - Các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ xung

- Thể chế hóa kiến thức(Chiếu slide 1; 2) - Lắng nghe, sửa chữa vào phiếu học tập
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự hao phí trên đường dây và các phương pháp làm giảm
hao phí (10 phút)
- Chia nhóm, đề nghị các nhóm thảo luận - Hoạt động nhóm, thảo luận câu 2
câu 2 ở Phiếu học tập số 1
- Yêu cầu đại diện của một nhóm trình - Đại diện một nhóm trình bày
bày
- Hướng dẫn thảo luận chung - Các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ xung

- Thể chế hóa kiến thức (Chiếu slide 3) - Lắng nghe, sửa chữa vào phiếu học tập

72
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Hoạt động 3: Tìm hiểu về máy biến áp (25 phút)
- Chia nhóm, đề nghị các nhóm thảo luận - Hoạt động nhóm, thảo luận câu 3
câu 3 ở Phiếu học tập số 1
- Yêu cầu đại diện của một nhóm trình - Đại diện một nhóm trình bày
bày
- Hướng dẫn thảo luận chung - Các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ xung
- Thể chế hóa kiến thức( Chiếu slide 4) - Lắng nghe, sửa chữa vào phiếu học tập
Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà (5phút)
- Hướng dẫn các nhóm tự đánh giá hiệu - Tiếp nhận nhiệm vụ
quả làm việc. Hẹn nộp phiếu đánh giá vào
buổi sau
- Chia lớp thành 8 nhóm hợp tác(theo điều
kiện có thể cùng hoạt động ở nhà), phân
công học sinh đảm nhiệm chuyên gia số
1; 2; 3; 4 trong nhóm hợp tác và lập nhóm
chuyên gia
- Phát phiếu học tập ở nhà số 2 và hướng
dẫn làm phiếu học tập số 2
2. Nội dung 2:Sử dụng điện tiết kiệm và an toàn
Hoạt động 1: Các chuyên gia trình bày ở nhóm hợp tác (45 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Đề nghị mỗi nhóm hợp tác đề cử nhóm - Tiếp nhận nhiệm vụ
trưởng và thư kí
- Đề nghị các chuyên gia lần lượt trình - Các thành viên trong nhóm ghi chép nội
bày nội dung đã chuẩn bị(Phiếu học tập số dung mỗi chuyên gia trình bày và nêu ý
2) ở nhóm hợp tác kiến thảo luận
- Theo dõi hoạt động của các nhóm, uốn
nắn kịp thời các nhóm hoạt động chệch
hướng.
- Phát phiếu học tập số 3 cho nhóm hợp
tác
- Thông báo thời gian các nhóm hợp tác - Tiếp nhận nhiệm vụ
nộp báo cáo bằng Power Point cho GV
vào buổi hội thảo toàn lớp
Hoạt động 2: Hội thảo về “Sử dụng điện tiết kiệm và an toàn”(90 phút)

73
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Đề nghị nhóm hợp tác số 1 hoặc 5 có bài - Các nhóm khác lắng nghe, ghi nhận
chuẩn bị tốt trình bày
- Hướng dẫn thảo luận - Tham gia thảo luận
- Xác nhận ý kiến đúng, bổ sung kiến thức - Ghi nhận, sửa chữa trên phiếu học tập
về:
+ Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả
( Chiếu slide 5)
+ Những tai nạn do dòng điện gây ra,
nguyên nhân gây ra tai nạn điện(Chiếu
slide 6)
+ Tác động do dòng điện và điện từ
trường của dòng điện gây ra đối với cơ
thể người(Chiếu slide 7)
+ Cách sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả
đối với hệ thống chiếu sáng và tủ
lạnh(Chiếu slide 8; 9) - Các nhóm khác lắng nghe, ghi nhận
- Đề nghị nhóm hợp tác số 2 hoặc 6 có bài
chuẩn bị tốt trình bày nhiệm vụ 3 trên
phiếu học tập số 2. - Tham gia thảo luận
- Hướng dẫn thảo luận - Ghi nhận, sửa chữa trên phiếu học tập
- Xác nhận ý kiến đúng, bổ sung kiến thức
về:cách sử dung tiết kiệm hiệu quả của
máy điều hòa và nồi cơm điện.
( Chiếu slide10; 11)
- Tiếp tục cách làm như trên với các nhóm
3; 7 và 4; 8 để xác nhận ý kiến đúng, bổ
sung kiến thức về:biện pháp an toàn đối - Tiếp tục tham gia thảo luận
với dòng điện, điện từ trường của dòng - Ghi nhận, sửa chữa trên phiếu học tập
điện và cấp cứu người bị tai nạn điện.
(Lần lượt chiếu các slide12; 13; 14)
- Hướng dẫn các nhóm tự đánh giá hiệu - Tiếp nhận nhiệm vụ
quả làm việc. Hẹn nộp phiếu đánh giá vào
buổi học sau.

74
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Kết luận chương 2


Trong chương 2 chúng tôi đã:
- Thực hiện nghiên cứu nội dung kiến thức chương trình Vật lí 12 và Vật lí 12 Nâng
cao, chương trình Vật lí 8; 9, chương trình Công nghệ 8; 11; 12, chương trình Địa lí 10 để
xây dựng mục tiêu tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống” trong giảng dạy
môn Vật lí 12.
- Xác định rõ các mục tiêu kiến thức, kĩ năng cần đạt trong quá trình giảng dạy tích
hợp.
- Xây dựng được nội dung tích hợp chủ đề “ Dòng điện xoay chiều và cuộc sống”
trong dạy học môn Vật lí 12
- Vận dụng cơ sở lí luận của việc dạy học tích cực, dạy học tích hợp về kiến thức
dòng điện xoay chiều để thiết kế tiến trình dạy học.
- Kết hợp giữa cách phương pháp và hình thức dạy học theo hướng tự học và làm
việc nhóm nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của HS trong học tập.
- Biên soạn hệ thống phiếu học tập và hướng dẫn HS tự học khi dạy về các kiến
thức cơ bản và kiến thức tích hợp dòng điện xoay chiều và cuộc sống trong dạy học môn
Vật lí 12.
- Biên soạn hệ thống phiếu đánh giá quá trình học tập của nhóm và của cá nhân
từng HS.
Tất cả kế hoạch dạy học tích hợp, các phiếu học tập, phiếu đánh giá đã thiết kế được
chúng tôi triển khai thực nghiệm sư phạm và trình bày ở chương sau.

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Trên cơ sở các tiến trình dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc
sống” và tiến trình kiểm tra đánh giá quá trình tích hợp đã thiết kế ở chương 2. Chúng tôi
tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm đánh giá giả thuyết khoa học của đề
tài, cụ thể là:
- Đánh giá tính khả thi của các tiến trình dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay
chiều và cuộc sống”trong dạy học Vật lí 12 đã được xây dựng và hiệu quả của việc sử
dụng nó trong quá trình dạy học thực tế đối với HS ở trường THPT.

75
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
- Đánh giá năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ…
- Từ thực nghiệm rút ra những thiếu sót để rút kinh nghiệm, kịp thời chỉnh lí, bổ
sung để đề tài đạt kết quả cao nhất
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
- Kiểm tra đánh giá hiệu quả của các phương án dạy học đã xây dựng theo hướng
tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống” trong dạy học Vật lí.
- Xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm, từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
Việc thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại lớp 12A1 trường THPT Giao Thủy C,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Số HS của lớp là 41, ý thức học tập tốt, trình độ nhận
thức khá.
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Lên lớp dạy theo tiến trình dạy học đã xây dựng
- Ghi hình lại những hoạt động của GV và HS diễn ra tại lớp học, sau đó phân tích tiết học
để rút kinh nghiệm và đánh giá tính khả thi của tiến trình đã soạn thảo, chỉ ra những vấn đề
còn tồn tại, bổ sung sửa đổi những điều cần thiết.
- Trong quá trình TNSP, chúng tôi đánh giá quá trình học tập của HS thông qua thái
độ, ý thức học tập, khả năng thảo luận nhóm, làm việc cá nhân và ý thức chuẩn bị công
việc giao về nhà.
3.5. Thời gian và tiến trình thực nghiệm sư phạm
Với yêu cầu đặt ra như trên, tiến trình TNSP diễn ra bắt đầu từ ngày 25/10/2014 đến
20/11/2014 tại trường THPT Giao Thủy C, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định với các bước
như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Trao đổi và thống nhất với GV về phương pháp dạy học và cách thức tổ chức hoạt
động trên lớp
Bước 2: Triển khai hoạt động dạy học trên lớp trong 16 tiết
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.6.1.Phân tích diễn biến của giờ học
3.6.1.1. Tiểu chủ đề: Sản xuất điện năng
Trong tiết học thứ nhất, học sinh thảo luận trên cơ sở đã có sự chuẩn bị phiếu học
tập số 1 với nội dung câu 1 và câu 2. Nhìn chung đây là tiết đầu tiên HS học bài theo theo
phương pháp học tập tích cực nên sự chuẩn bị còn nhiều bỡ ngỡ, suy nghĩ sai lệch, làm bài
một cách hình thức. Đến 60% HS trong lớp vẫn thụ động ngồi nghe, khoảng 30% HS nhiệt

76
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
tình hăng hái tham gia đa số là HS có học lực khá và ý thức tốt. Về nội dung chuẩn bị còn
sơ sài, nhất là nội dung về vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.

VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG


Là nguồn động lực chủ yếu trong sản xuất và đời sống:
+ Trong sinh hoạt: nhờ có điện năng mà các thiết bị điện, điện tử dân dụng như tủ
lạnh, máy giặt, các thiết bị nghe nhìn…mới hoạt động được.
+ Nhờ điện năng có thể nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống, góp phần
thúc đẩy cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển.
MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU CÓ NHỮNG ƯU ĐIỂM SAU:
+ Cấu tạo đơn giản hơn; tuổi thọ phục vụ dài hơn( do không có cổ góp); với cùng
một cấp công suất, có kích thước và trọng lượng bé hơn; tiêu hao ít kim loại màu
hơn.
+ Dùng điốt để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều đến dòng điện 1 chiều cung cấp
cho phụ tải nên không cần rơle dòng điện ngược và rơle hạn chế dòng điện. Do đó
giảm bớt được kết cấu của bộ tiết chế(bộ điều chỉnh điện áp máy phát) và tăng độ
tin cậy làm việc của máy phát điện.

* NGUYÊN TẮC TẠO RA DÒNG ĐIÊN XOAY CHIỀU


*Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều
Tạo ra dòng điên xoay chiều từ máy phát điện xoay chiều dựa
vào hiện tượng cảm ứng điện từ: khi từ thông qua một vòng Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng
dây biến thiên điều hòa, trong vòng dây xuất hiện một suất cường độ của một dòng điện không đổi, nếu cho hai
điện động cảm ứng xoay chiều dòng điện đó lần lượt đi qua cùng một điện trở R trong
* Khái niệm tần số : là số lần đổi chiều của dòng điện trong 1 những khoảng thời gian bằng nhau đủ dài thì nhiệt
giây (kí hiệu : f , đơn vị: Hz)
lượng tỏa ra bằng nhau.

Hình 3.1. Hình ảnh các slides báo cáo của HS nhóm 1
Trong tiết học thứ hai thì sự chuẩn bị của học sinh đã có sự tiến bộ, số HS tham gia
đã tăng lên khoảng 40%, nội dung cũng đa dạng phong phú hơn, tuy nhiên những nội dung
cần tìm kiếm trên Iternet còn hạn chế.

77
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

CẤU TẠO MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA


Gồm 2 bộ phận chính:
+ phần cảm: là bộ phận tạo ra từ trường(nam châm).
+ phần ứng: là bộ phận tạo ra suất điện động(khung dây hoặc cuộn dây).

CẤU TẠO MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA


Cấu tạo gồm:
+ phần cảm là nam châm điện quay( phần cảm là rôto).
+ phần ứng gồm 3 cuộn dây giống hệt nhau đặt lệch nhau 120 độ trên vành tròn
của stato.
- CÁCH MẮC CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA :
+ cách mắc hình sao(cần 4 dây tải).
+ cách mắc hình tam giác( cần 3 dây tải).

CÁC ƯU ĐIỂM CỦA DÒNG ĐIỆN 3 PHA:


+ vì có 2 cách mắc nên 1 thiết bị có thể mắc vào nhiều hiệu điện thế khác nhau.
+ tiết kiệm dây dẫn, giảm vật liệu xây dựng, tiết kiệm tiền công sức.
+ an toàn khi sử dung( nhờ dây trung tính).
CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG CHUYỂN HÓA SANG ĐIỆN NĂNG
MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT PHẢI DÙNG 3 PHA 4 DÂY VÌ CÓ ƯU ĐIỂM :
+ tạo ra điện áp dây và điện áp pha: thuận tiện cho việc sử dụng đồ dùng điện. Dùng nhiên liệu hóa thạch, năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời,
+ điện áp pha trên các tải vẫn giữ được bình thường, không vượt quá giá trị định mức của năng lượng hạt nhân, …
dòng điện.
-Ưu điểm: năng suất hiệu quả cao.
- Nhược điểm: một số loại khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Hình 3.2. Hình ảnh các slides báo cáo của HS nhóm 2

Hình 3.3. Hình ảnh đại diện nhóm 1 báo cáo


Trong tiết học số 3 và số 4, trên cơ sở chia lớp thành những nhóm chuyên gia và sự
chuẩn bị của chuyên gia được chuyển cho GV trước khi thảo luận trình bày ở nhóm hợp
tác. Nhìn chung do lần đầu các nhóm hoạt động lên có sự hào hứng thích thú với số lượng

78
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
thành viên tham gia 100% vẫn còn sự lúng túng ban đầu cho sự điều hành phân công công
việc cho các thành viên. Trong quá trình tham gia hoạt động vẫn đa số các nhóm chăm chỉ
làm việc hầu hết thời gian, trong đó có nhóm 2 tham gia tích cực nhất. chuẩn bị nội dung
còn chưa đầy đủ so với nội dung cần đạt.
Trong tiết học số 5 và số 6, tiến hành thảo luận về sự chuyển hóa các dạng năng
lượng thành điện năng. Về không khí thảo luận diễn ra khá vui vẻ giữa các nhóm, trong dó
nhóm 2 và nhóm 7 là hai nhóm đưa ra nhiều ý kiến. Các thành viên trong nhóm đều lắng
nghe ý kiến của các hành viên khác. Nội dung thực hiện các phiếu học tập giữa các nhóm
khá đồng đều ở mức khá do một số nội dung còn thiếu hoặc chưa chính xác.

NĂNG LƯỢNG GIÓ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

- Gió được hình thành do sự chuyển động của khối khí từ các khí áp - NGUYÊN NHÂN: do lượng nhiệt Trái Đất hấp thụ từ Mặt

cao về các khí áp thấp. Trời và sự phản xạ trở lại vào không khí.

- Nguyên nhân biến đổi khí áp: độ cao, nhiệt độ, độ ẩm. - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG:

-Các loại gió chính: + vị trí gần hay xa biển.

+ gió Đông Cực: thổi từ cực sang vòng cực, hướng tây nam hoặc + độ cao.
tây bắc. + vĩ độ.
+ gió Tây Ôn Đới: thổi quanh năm từ khu áp cao cận nhiệt đới, có - TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI: ở các thành phố(
độ ẩm cao. Hà Nội, TP.HCM,…), nhiều nhà cao tầng dùng năng lượng Mặt
+ gió Tín Phong: thổi từ chí tuyến (áp cao) đến vòng cực (áp thấp), Trời được dự trữ…
gió khô.

Hình 3.4. Hình ảnh các slides báo cáo của HS nhóm 3

79
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Hình 3.5. Hình ảnh hội thảo trong lớp học


3.6.1.2. Tiểu chủ đề:Biến đổi và sử dụng điện năng của dòng điện xoay chiều
Trong tiết học thứ 1; 2 và 3học sinh thảo luận trên cơ sở đã có sự chuẩn bị phiếu
học tập số 1 với nội dung câu 1, câu 2 và câu 3. Nhìn chung qua các tiết học của chủ đề
trước HS đã dần làm quen với cách học mới nên số lượng HS đã chuẩn bị bài cao hơn. Các
HS nữ đã mạnh dạn hơn trong trình bày nội dung bài học.

80
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Hình 3.6. Hình ảnh đại diện nhóm 3 báo cáo


Trước tiết học 4, các chuyên gia chuẩn bị nội dung theo phiếu học tập 2 được thông
qua GV trước khi thảo luận ở nhóm. Tiết học thứ 4 dành cho các nhóm chuyên gia hội thảo
về các vấn đề tác dụng dòng điện và các dụng cụ sử dụng điện. Nhìn chung thảo luận ở
nhóm diễn ra sôi nổi hơn so với tiểu chủ đề trước
Tiết 5 và 6 dành cho hội thảo về vấn đề tác dụng của dòng điện, các dụng cụ sử
dụng điện hoạt động dựa trên các tác dụng của dòng điện, cách sử dụng các dụng cụ sử
dụng điện. Do nội dung thảo luận gắn liền với thực tế nên không khí hội thảo diễn ra khá
sôi nổi.
3.6.1.3. Tiểu chủ đề: Tiết kiệm điện năng và an toàn điện
-Trong tiết học thứ 1 học sinh thảo luận trên cơ sở đã có sự chuẩn bị phiếu học tập
số 1 với nội dung câu 1, câu 2 và câu 3. Nội dung chuẩn bị của HS khá đa dạng và chính
xác.

81
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

c
TAI SAO PHẢI TRUYỀN TẢI ĐIÊN NĂNG ĐI
XA?

TRUYỀN TẢI + Điện năng đươc sản xuất tại các nhà máy điện
nằm ở xa nơi tiêu thụ điện .

ĐIỆN NĂNG + Điện năng khi sản xuất ra không để dành vào kho được.
+ Vì vậy điện năng khi sản xuất ra phải được sử dụng ngay.

CÁC CÁCH TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG


Điện năng chủ yếu được truyền tải chủ yếu bằng dây dẫn kết
hợp máy biến áp để tăng giảm điện áp

Hình 3.7. Hình ảnh slidesbáo cáocủa HS nhóm 4


Trước tiết học 2, các chuyên gia chuẩn bị nội dung theo phiếu học tập 2 được thông
qua GV trước khi thảo luận ở nhóm. Tiết học thứ 2 dành cho các nhóm chuyên gia hội thảo
về các vấn đề sử dụng điện tiết kiệm và an toàn. Nhìn chung thảo luận ở nhóm diễn ra sôi
nổi hơn so với tiểu chủ đề trước
Tiết 3 và 4 dành cho hội thảo về vấn đề sử dụng điện tiết kiệm và an toàn. Đa số các
nhóm chuẩn bị nội dung hội thảo chu đáo, chính xác và có dẫn chứng các hiện tượng trong
thực tế. Đã có nhiều câu hỏi đặt ra cho nhóm báo cáo về vấn đề an toàn điện như : có cách
nào truyền tải điện ngoài dùng dây không? Làm cách nào để tránh hiện tượng phóng điện?
Điện từ trường của dòng điện có gây ra bệnh ung thư không? Đối với HS đại diện nhóm
báo cáo đã mạnh dạn trả lời với nội dung khá chính xác với những câu hỏi đặt ra

82
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG HIỆU QUẢ


SỬ DỤNG ĐIỆN TiẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
+ Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện:Đối với đèn chiếu sáng
-Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là sử dụng đúng lúc đúng
cần sử dụng bóng tuýt gầy hoặc bóng đèn compact;Các thiết bị
điện khác thế hệ càng mới thì khả năng tiết kiệm điện càng chỗ,tắt khi không sử dụng,sử dụng một năng lượng ít nhất mà
cao. vẫn thỏa mãn yêu cầu sử dụng.
+ Lắp đặt các thiết bị điện hợp lý, khoa học để giảm hao -Biện pháp:
phí trên dây dẫn
+Chỉ bật đèn tại vị sinh hoạt, cần chiếu sáng và bật vừa đủ.
+ Điều chỉnh thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình.
+Các thiết bị điện khác khi không sử dụng nên tắt .
Tắt các thiết bị điện không cần thiết và luôn đảm bảo các thiết
+Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện , có dán tem năng lượng.
bị đều được tắt khi ra khỏi nhà

SỬ DỤNG TIẾT KIỆM HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

TAI NẠN ĐIỆN


Tai nạn điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm,nó có
thể gây hỏa hoạn,làm bị thương hoặc chết người
Những tai nạn điện thường xảy ra là:
+Dòng điện truyền qua cơ thể(điện giật)
+Do hồ quang điện(gây bỏng)

NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI TAI NẠN ĐiỆN TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG ĐIỆN, ĐIỆN TỪ TRƯỜNG
+Do chạm trực tiếp vào vật mang điện ĐỐI VỚI CƠ THỂ NGƯỜI
-Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách Tác động đến hệ thần kinh và cơ bắp:
điện hoặc dây dẫn hở cách điện Dòng điện tác động tới hệ thần kinh trung ương sẽ gây rối loạn
-Sử dụng các dụng cụ điện có vỏ bằng kim loại bị hỏng bộ hoạt động của hệ hô hấp ,hệ tuần hoàn. Người bị điện giật nhẹ
phận cách điện để điện truyền ra vỏ thường thở hổn hển,tim đập nhanh. Trường hợp điện giật nặng,
-Sửa chữa điện không cắt nguồn điện,không sử dụng dụng trước hết là phổi, sau đó đến tim ngừng hoạt động,nan nhân
cụ bảo vệ an toàn điện chết trong tình trạng ngạt.
+Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp
và trạm biến áp
+Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất

BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN

-Chống chạm vào các bộ phận mang điện


+Thực hiện tốt cách điện
+Che, chắn những bộ phận dễ gây nguy hiểm : cầu dao,cầu chì…
+Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp,trạm
biến áp
-Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn điện trong sửa chữa
điện

83
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

CÁC BƯỚC CẤP CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN


SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN
Bước 1: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
Ngắt nguồn điện hoặc dùng vật không dẫn điện gạt dây điện
ra khỏi nạn nhân. Không nắm vào người nạn nhân bằng tay
hay tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân

Bước 2: Sơ cứu nạn nhân


+Trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh:Để nạn nhân nằm nghỉ chỗ Bước 3: Đưa nạn nhân tới trạm y tế gần nhất hoặc gọi cho nhân

thoáng sau đó báo cho nhân viên y tế.Tuyệt đối không cho nạn viên y tế

nhân ăn uống gì.


+Trường hợp nạn nhân ngất,không thở hoặc thở không
đều co giật và run:Cần hô hấp nhân tạo tới khi nạn nhân thở
được,tỉnh lại.

Hình 3.8 .Hình ảnh slidesbáo cáo của HS nhóm 5

Hình 3.9. Hình ảnh các HS nêu câu hỏi cho đại diện nhóm báo cáo

84
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
3.6.2.Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.6.2.1.Đối tượng và hình thức đánh giá
- Đối tượng: 12A1 trường THPT Giao Thủy C, tỉnh Nam Định, số HS là 41
- Hình thức:
+ Đánh giá quá trình hoạt động của HS trong giờ học và đánh giá kết quả học tập
thông qua việc quan sát của giáo viên trong giờ học, các phiếu học tập, các sản phẩm của
các nhóm và các tiêu chí đánh giá đã xây dựng.
+ HS tự đánh giá về khả năng của bản thân sau khi hoàn thành phiếu học tập.
+ Khi các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ
sung và đánh giá lẫn nhau.
+ Trong quá trình học tập theo nhóm, yêu cầu học sinh tự đánh giá và đánh giá
đồng đẳng hoạt động nhóm.
+ Tổng hợp tất cả các bảng kết quả đánh giá, xử lí số liệu và nhận xét.
3.6.2.2. Kết quả đánh giá
Qua quá trình theo dõi và phân tích diễn biến hoạt động của HS trong giờ học,
chúng tôi nhận thấy có thể đánh giá tính tích cực và hợp tác trong hoạt động học tập của
HS một cách định tính và định lượng như sau:
* Đánh giá định tính
- Đánh giá qua thái độ, hành vi và hứng thú
Qua phân tích diễn biến của giờ học, chúng tôi nhận thấy rằng, HS học tập với thái
độ rất vui vẻ, hứng thú, hào hứng đồng thời rất nghiêm túc. Những biểu hiện cụ thể trong
lớp học như sau:
+ Quá trình thảo luận trong nhóm, giữa các nhóm trong giờ hoạt động nhóm và
củng cố diễn ra sôi nổi.
+ Các nhóm đều khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ đúng với thời gian quy định.
+ GV chỉ cần hướng dẫn cách thức hoạt động theo nhóm, nội quy học tập, giới thiệu
hệ thống phiếu học tập, thời gian quy định. Từ đó các nhóm tự lực hoạt động ở nhà,trên
lớp GV chỉ việc quan sát hoạt động của các nhóm mà không cần phải hướng dẫn tỉ mỉ cho
HS. Mọi hoạt động của HS đều được định hướng bằng phiếu học tập.
+ Các nhóm rất chăm chú làm việc, trao đổi, thảo luận với nhau, thể hiện sự tích
cực và hợp tác trong học tập.
+ Mọi HS đều tham gia hoạt động của nhóm, không có HS nào ngồi chơi.
- Đánh giá tính hợp tác
Phương pháp dạy học với hình thức tổ chức hoạt động nhóm đã phát huy được sự
hợp tác giữa các HS trong nhóm. Nhiệm vụ học tập khá đa dạng và thời gian làm việc là
nhất định, do đó các thành viên phải traođổi, thảo luận, phân công công việc để hoàn thành

85
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
nhiệm vụ trong phiếu học tập. Đa số các thành viên ở mỗi nhóm đều thể hiện sự hợp tác
với nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập.Các em biết trao đổi thông tin, thảo luận, lắng
nghe ý kiến của thành viên khác. Tuy nhiên, các em còn chưa quen với phương pháp dạy
học theo hình thức tổ chức hoạt động nhóm nên một vài em vẫn chưa biết hoạt động nhóm
là như thế nào.
Khi một nhóm tiến hành thuyết trình, các nhóm khác cũng tham gia thảo luận sôi
nổi, đưa ra các câu hỏi chất vấn, các thành viên khác trong nhóm bổ sung, đưa ra các lí lẽ
bảo vệ ý kiến của nhóm mình.
* Đánh giá định lượng
Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá, chúng tôi đã cho điểm theo các tiêu chí đưa ra để
đánh giá tính tích cực và hợp tác của HS.
Đánh giá hoạt động nhóm
A. Phiếu đánh giá hoạt động nhóm của GV
S Tiêu Mức độ thể hiện Điểm Điểm đạt được Ghi
T chí tối N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 chú
T đánh đa
giá
1 Số Số lượng thành
lượng viên đầy đủ.Mỗi
thành thành viên trong
1 1 1 1 1 1 1 1 1
viên nhóm vắng mặt
không lí do trừ
0,1 điểm / lần
2 Tổ -Phân công tổ
chức trưởng, thư kí
làm hợp lí, điều hành
việc công việc tốt,
nhóm ghi chép chính
xác đầy đủ
1
- Phân công
công việc đầy
đủ, rõ ràng tới
từng thành viên;
kế hoạch làm
việc hợp lí, đảm

86
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
bảo về thời
gian….
-Phân công tổ
trưởng, thư kí
tương đối hợp lí,
có điều hành
công việc, ghi
chép đầy đủ
- Phân công
0,8 0,7 0,7 0,6 0,7 0,7 0,8 0,7
công việc đầy
đủ, rõ ràng tới
hầu hết thành
viên; kế hoạch
làm việc hợp lí,
đảm bảo về thời
gian….
-Phân công tổ
trưởng, thư kí
tương đối hợp lí,
có điều hành
công việc, ghi
chép đầy đủ
0,6 0,6
- Phân công
công việc đầy
đủ, kế hoạch
làm việc hợp lí,
đảm bảo về thời
gian….
3 Sự Toàn bộ thành
tham viên tham gia
1,5
gia của tích cực vào
các hoạt động nhóm
thành Chăm chỉ làm
viên việc trên lớp hầu 1,0 0,7 0,7 0,7 1,0 0,8 0,9 0,8 0,8
hết thời gian.

87
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Tham gia nhưng
thường lãng phí
0,5
thời gian và ít
khi làm việc.
4 Không Tạo không khí
khí vui vẻ và hòa
làm đồng giữa các
việc thành viên trong
nhóm Tôn trọng 1,5 1,2 1,1
ý kiến những
thành viên khác
và hợp tác đưa
ra ý kiến chung.
Tạo không khí
bình thường
giữa các thành
viên trong nhóm
Tôn trọng ý kiến 1,0 0,9 1,0 0,9 1,0 1,0 0,9
những thành
viên khác và
hợp tác đưa ra ý
kiến chung.
Tạo không khí
bình thường
giữa các thành
viên trong nhóm
Tôn trọng ý kiến
0,5
những thành
viên khác
Nhưng chưa đưa
ra được ý kiến
chung.
5 Nhóm + Lắng nghe và
trình chú ý các nhóm 2,5 2,1
bày báo cáo

88
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
báo + Đưa ra được
cáo câu hỏi cho
nhóm báo cáo,
GV
+ Đa số lắng
nghe và chú ý
các nhóm báo
cáo
2,0 1,8 1,8 1,7 1,8 1,7 1,7
+ Đưa ra được
câu hỏi cho
nhóm báo cáo,
GV
+ Phần lớn lắng
nghe và chú ý
các nhóm báo
cáo
1,5
+ Chưa đưa ra
được câu hỏi
cho nhóm báo
cáo, GV
Nhóm + Lắng nghe và
không chú ý các nhóm
báo báo cáo
cáo + Đưa ra được 2,5
câu hỏi cho
nhóm báo cáo,
GV
+ Đa số lắng
nghe và chú ý
các nhóm báo
cáo
2,0 1,7
+ Đưa ra được
câu hỏi cho
nhóm báo cáo,
GV

89
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
+ Phần lớn lắng
nghe và chú ý
các nhóm báo
cáo
1,5
+ Chưa đưa ra
được câu hỏi
cho nhóm báo
cáo, GV
6 Thực Thực hiện tốt
hiện các yêu cầu
các trong phiếu làm
phiếu việc: trình bày 2,5
học tập đúng, đầy đủ, rõ
ý, lập luận rõ
ràng, dễ hiểu
Thực hiện khá
tốt các yêu cầu
trong phiếu làm
việc: trình bày 2,0 1,9 1,7 1,8 1,8 1,8 1,7 1,8 1,7
đúng, đầy đủ,
lập luận rõ ràng,
dễ hiểu
Hoàn thành các
yêu cầu trong
phiếu làm việc:
1,5
trình bày đúng,
đầy đủ, có lập
luận rõ ràng.
Tổng điểm nhóm 7,2 7,0 7,0 7,1 7,0 7,1 7,2 6,8
B. Phiếu đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm
- Mỗi thành viên trong nhóm nhận được phiếu theo mẫu sau
Họ tên người đánh giá………………..nhóm:……………

90
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Tiêu chí
Sự nhiệt Tạo môi Tổ chức Hoàn
Đưa ra ý
tình tham trường và hướng thành
kiến và ý
gia công hợp tác, dẫn cả nhiệm vụ
Tên thành tưởng mới
việc thân thiện nhóm hiệu quả
viên trong nhóm
Học sinh A
Học sinh B
Học sinh C
Học sinh D
…….
- Mỗi HS tự đánh giá các thành viên trong nhóm tham gia công việc như thế nào. Sử
dụng các mức đo trong thang đo sau:
+ Tốt hơn các bạn khác => 3 điểm
+ Tốt bằng các bạn khác => 2 điểm
+ Không tốt bằng các bạn khác => 1 điểm
+ Không giúp ích được gì => 0 điểm
+ Cản trở công việc của nhóm => -1 điểm
- Cộng tổng điểm một thành viên do tất cả các thành viên khác trong nhóm chấm.
- Chia tổng điểm trên cho (số lượng thành viên đánh giá x số lượng tiêu chí x 2) sẽ
được hệ số đánh giá đồng đẳng.
Để tránh cảm tình cá nhân ảnh hưởng đến kết quả đánh giá, nếu điểm số nào đó rất
cao hoặc rất thấp, chỉ xuất hiện một lần trong một tiêu chí thì điểm đó được thay bằng
điểm trung bình giả định (điểm 2).
Bảng 3.1. Bảng đánh giá kết quả cá nhân
NHÓM 01
Tổng Hệ số đánh
Điểm của điểm cá giá đồng Kết quả
STT Họ và tên nhóm nhân đẳng cá nhân
1 Trần Văn Tuấn 7.2 47 1.175 8.5
2 Khổng Văn Thịnh 7.2 42 1.05 7.6
3 Ngô Thị Hồng Dinh 7.2 49 1.225 8.8
4 Trần Thị Hoài 7.2 40 1 7.2
5 Đỗ Văn Hữu 7.2 48 1.2 8.6
NHÓM 02

91
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Tổng Hệ số đánh
Điểm của điểm cá giá đồng Kết quả
STT Họ và tên nhóm nhân đẳng cá nhân
1 Phan Văn Tuấn 7.0 53 1.325 9.3
2 Trần Văn Nam 7.0 47 1.175 8.2
3 Phạm Kiều Linh 7.0 48 1.2 8.4
4 Lã Thị Thu 7.0 43 1.075 7.5
5 Trần Thị Yến 7.0 44 1.1 7.7
NHÓM 03
Tổng Hệ số đánh
Điểm của điểm cá giá đồng Kết quả
STT Họ và tên nhóm nhân đẳng cá nhân
1 Vũ Hồng Khoa 7.0 50 1.25 8.8
2 Lại Trung Đức 7.0 36 0.9 6.3
3 Lê Thị Ngọc Anh 7.0 43 1.075 7.5
4 Trần Thị Ngọc 7.0 42 1.05 7.4
5 Phạm Ngọc Vân 7.0 42 1.05 7.4
NHÓM 04
Tổng Hệ số đánh
Điểm của điểm cá giá đồng Kết quả
STT Họ và tên nhóm nhân đẳng cá nhân
1 Cao Thành Đô 7.1 50 1.25 8.9
2 Phạm Văn Trưởng 7.1 39 0.975 6.9
3 Đỗ Thị Oanh 7.1 40 1 7.1
4 Phạm Nguyễn Thảo Vân 7.1 42 1.05 7.5
5 Ngô Thị Hồng Gấm 7.1 39 0.975 6.9
NHÓM 05
Tổng Hệ số đánh
Điểm của điểm cá giá đồng Kết quả
STT Họ và tên nhóm nhân đẳng cá nhân
1 Nguyễn Văn Thắng 7.0 51 1.275 8.9
2 Đinh Xuân Phát 7.0 44 1.1 7.7
3 Trần Thị Hoa 7.0 37 0.925 6.5
4 Phạm Thị Quỳnh 7.0 40 1 7
5 Trần Thị Ly 7.0 45 1.125 7.9

92
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
NHÓM 06
Tổng Hệ số đánh
Điểm của điểm cá giá đồng Kết quả
STT Họ và tên nhóm nhân đẳng cá nhân
1 Đặng Quang Huy 7.1 65 1.3 9.2
2 Lương Tuấn Anh 7.1 45 0.9 6.4
3 Đặng Thị Ngọc 7.1 57 1.14 8.1
4 Mai Thi Vân 7.1 51 1.02 7.2
5 Đinh Thị Quỳnh Trang 7.1 49 0.98 7
6 Trần Thi Kim Cúc 7.1 46 0.92 6.5
NHÓM 07
Tổng Hệ số đánh
Điểm của điểm cá giá đồng Kết quả
STT Họ và tên nhóm nhân đẳng cá nhân
1 Trần Văn Sơn 7.2 46 1.15 8.3
2 Trần Thị Nhiễu 7.2 41 1.025 7.4
3 Ngụy Thị Thu Uyên 7.2 43 1.075 7.7
4 Trần Thị Mai 7.2 50 1.25 9
5 Phạm Thị Nguyên 7.2 40 1 7.2
NHÓM 08
Tổng Hệ số đánh
Điểm của điểm cá giá đồng Kết quả
STT Họ và tên nhóm nhân đẳng cá nhân
1 Đinh Văn Hành 6.8 46 1.15 7.8
2 Nguyễn Ngọc Chung 6.8 42 1.05 7.1
3 Nguyễn Thị Lan 6.8 44 1.1 7.5
4 Đinh Thị Nhài 6.8 40 1 6.8
5 Ngô Thị Là 6.8 39 0.975 6.6

Từ kết quả trên, có thể thấy rằng: Việc vận dụng dạy học theo hình thức tổ chức
hoạt động nhóm vào việc dạy chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống” giúp HS phát
triển hoạt động nhận thức tích cực, rèn luyện kĩ năng hợp tác trong làm việc nhóm. Đồng
thời giúp HS có sự hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn, biết vận dụng kiến thức vào thực tế.

93
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Việc cho các nhóm HS và từng HS tham gia đánh giá lẫn nhau sẽ khiến HS có trách
nhiệm hơn với việc học tập của mình, có thái độ học tập tích cực, do đó sẽ thúc đẩy sự tự
học, làm cho việc học tập có ý nghĩa và định hướng hơn.
3.6.3. Đánh giá chung việc tích hợp các nội dung và vận dụng phương pháp dạy học
theo hình thức hoạt động nhóm để tổ chức dạy học chủ đề “Dòng điện xoay chiều và
cuộc sống”
- Việc tích hợp các nội dung về chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống” là cần
thiết. Tích hợp về kiến thức của dòng điện xoay chiều ở các môn Vật lí, Công nghệ, Sinh
học, Địa lí giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về vai trò, tác dụng của dòng điện xoay chiều với
đời sống con người. Đặc biệt hiểu nguyên tắc sản xuất dòng điện xoay chiều, khám phá
được các cách chuyển hóa các dạng năng lượng thành điện năng mà các nước và Việt Nam
đã thực hiện, từ đó suy nghĩ việc khai thác tiềm năng, thế mạnh trong việc sản xuất điện
năng ở nước ta trong tương lại.Qua nghiên cứu sử dụng, biến đổi dòng điện xoay chiều,
học sinh có ý thức hơn trong việc tiết kiệm điện, an toàn điện, đồng thời giúp HS yêu thích
các môn học này hơn và phát triển sự sáng tạo.
- Cách tổ chức dạy học theo hình thức hoạt động nhóm với sự định hướng hoạt
động học trong các giờ học làm phát triển tính tích cực nhận thức, thỏa mãn nhu cầu tìm
tòi, khám phá mở rộng kiến thức của học sinhvà họ được vận dụng linh hoạt các kiến thức,
phát triển khả năng hợp tác, đặc biệt rèn luyện và phát triển được năng lực giải quyết các
vấn đề phức hợp.Tuy nhiên, trong hoạt động nhóm có thể có những HS nhất định trong
nhóm thụ động hơn những HS khác, GVgiám sát động viên và tạo điều kiện để các thành
viên trong nhóm thúc đẩy lẫn nhau.
- Việc để HS tham gia vào xây dựng các tiêu chí đánh giá, tham gia vào tự đánh giá
và đánh giá các thành viên khác làm cho HS có trách nhiệm hơn, giúp cho việc học tập có
định hướng và có kết quả cao hơn.
Đồng thời chúng tôi nhận thấy có một số khó khăn như sau:
- Khó khăn lớn nhất của đợt thực nghiệm này là cơ sở vật chất của nhà trường, điều
kiện tiếp cận với công nghệ thông tin và khả năng sử dụng công nghệ thông tin của HS còn
yếu.
- Chương trình học còn nặng nề, dung lượng bài giảng quá nhiều, học sinh đi học
thêm cũng rất nhiều nên thiếu thời gian để đầu tư cho những giờ học thực nghiệm.
- HS vốn quen với lối học tập thụ động, việc tự học, tự tìm tòi khám phá và tham
gia hoạt động nhóm đều còn bỡ ngỡ.

94
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Kết luận chương 3
Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn
biến các giờ thực nghiệm tôi có những nhận xét sau:
- Quá trình dạy học tích hợp theo chủ đề dòng điện xoay chiều và cuộc sống bằng
phiếu hướng dẫn HS đã soạn thảo tương đối phù hợp với thực tế dạy học. Quá trình dạy
học giúp HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức, giải được các bài tập vật lý liên quan, biết liên hệ,
áp dụng giữa kiến thức được học với hiện tượng, công việc trong thực tế đời sống. Đồng
thời giúp hình thành các năng lực tư duy tổng hợp, phân tích, so sánh…Hình thành kĩ năng
thu thập thông tin, xử lí thông tin, diễn đạt trước đám đông và kĩ năng làm việc nhóm.
Giúp hình thành ý thức tìm hiểu về hiện tượng sự vật xung quanh, ý thức sử dụng năng
lượng tiết kiệm hiệu quả, và thái độ phê phán hành động sử dụng điện năng không hiệu
quả, không an toàn góp phần tuyên truyền bảo vệ môi trường.
- Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy rằng có thể áp dụng
phương pháp đã làm một cách rộng rãi để soạn thảo các tiến trình dạy học tích hợp các chủ
đề kiến thức Vật lí liên quan tới đời sống hàng ngày.
- Trong quá trình học tập, HS rất hứng thú với phương pháp học tập mới, được
thường xuyên trao đổi, diễn đạt ý kiến của mình thông qua thảo luận nhóm, do đó giúp các
em tự tin hơn trong giao tiếp, đồng thời khả năng tư duy logic của các em được phát triển.
- Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy còn một số
khó khăn và hạn chế sau
+ Về phía GV: Nội dung giảng dạy tích hợp theo chủ đề về dòng điện xaoy chiều và
cuộc sống là nội dung mới, phương pháp giảng dạy lần đầu tiên GV dạy thực nghiệm (là
GV thực hiện đề tài) áp dụng. Do vậy trong quá trình giảng dạy còn một số chỗ còn bỡ ngỡ
về nội dung và sự điều hành công việc còn lúng túng.
+ Về phía HS: Các em đang quen với phương pháp dạy học truyền thống: thầy cô
lên lớp giảng dạy theo chương bài, trên lớp hoạt động cá nhân hoặc nhóm nhỏ để đi tới
kiến thức được trình bày trong SGK, về nhà học và làm bài tập trong SGK, SBT mà GV
giao cho. Còn ở đây, HS vẫn chưa thuần thục với phương pháp dạy học tích cực, lần đầu
tiên các em với phương pháp học tập mới nên chưa chủ động tự tin trong nắm bắt kiến
thức mới. Việc sử dụng các phương tiện thông tin, khai thác thông tin trên mạng Internet
còn hạn chế. Một số còn rụt rè, e ngại, mang tâm lí sợ sai trong việc đưa ra các ý kiến, việc
điều khiển hoạt động của nhóm ở trưởng nhóm chưa rõ ràng. Người trình bày chủ yếu mới
là trình chiếu lại những gì mà nhóm chuẩn bị. Chúng tôi thực nghiệm với đối tượng HS
trình độ tương đối đồng đều và có ý thức, nên cần phải thực nghiệm với nhiều đối tượng
HS khác.

95
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
+ Về điều kiện khách quan: Lớp có sĩ số đông dẫn tới số nhóm, và lượng thành viên
trong nhóm nhiều nên sự điều khiển các hoạt động chưa cụ thể. Phương tiện khai thác
thông tin còn ít, phương tiện dạy học còn hạn chế ảnh hưởng tới quá trình học tự học và
học tập trên lớp.

96
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả thu được từ luận văn, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã
giải quyết được các vấn đề lí luận và thực tiễn sau:
- Phân tích làm rõ được cơ sở lí luận của quá trình dạy học tích cực, dạy học tích
hợp, phân tích rõ các kiến thức Vật lí phổ thông về dòng điện xoay chiều có liên quan tới
kiến thức của các môn học khác và liên quan đến thực tiễn đời sống. Từ đó thấy được sự
cần thiết phải dạy học tích hợp theo chủ đề kiến thức về dòng điện xoay chiều và cuộc
sống.
- Trên cơ sở lí luận, chúng tôi đã xây dựng mục tiêu dạy học tích hợp theo chủ đề
dòng điện xoay chiều và cuộc sống trong giảng dạy môn Vật lí 12. Chúng tôi đã xây dựng
tiến trình dạy học tích hợp chủ đề dòng điện xoay chiều và cuộc sống ở nội dung môn Vật
lí 12 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong học tập và trong
thực tiễn cuộc sống.
- Quá trình TNSP đã chứng tỏ được tính khả thi của các tiến trình tổ chức dạy học
tích hợp theo chủ đề dòng điện xoay chiều và cuộc sống đã soạn thảo. Kết quả thu được
sau thực nghiệm cho thấy quá trình dạy học này không những mang lại hiệu quả cao trong
trong việc nắm vững kiến thức, phát huy được tính tích cực chủ động và năng lực giải
quyết vấn đề trong quá trình học tập của HS mà còn giúp HS có những hiểu biết về kiến
thức đã học với việc vận dụng trong thực tiễn.
* Hướng phát triển của đề tài
Do điều kiện về thời gian hạn chế, kiến thức các chủ đề lại nhiều, chúng tôi mới chỉ
tiến hành TNSP với nội dung kiến thức của 16 tiết học, chủ yếu tập trung vào kiến thức
Vật lí, kiến thức về sử dụng điện năng trong cuộc sống còn ít. Kết quả thực nghiệm ban
đầu mới chỉ dừng lại ở một lớp học, nên mới mang tính thử nghiệm.
Chúng tôi sẽ tiến hành bổ sung các vấn đề về nội dung mà còn hạn chế, thực
nghiệm trên diện rộng để hoàn thiện đề tài được áp dụng cho nhiều đối tượng. Những kết
quả thu được từ đề tài này tạo điều kiện cho chúng tôi mở rộng nghiên cứu và xây dựng
tiến trình dạy học và tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề ở các nội dung kiến thức Vật lí
khác, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Vật lí phổ thông.
2. Khuyến nghị
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số đề xuất như sau:
- Cần có sự tập huấn bổ sung kiến thức về giảng dạy tích hợp cho GV, khuyến khích
và tạo điều kiện cho GV dạy học tích cực, tích hợp theo chủ đề. Giảng dạy kiến thức gắn
liền với thực tiễn cuộc sống, đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, ngoài hình thức dạy

97
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
học truyền thống trong nhà trường cần tổ chức hình thức học tập ngoài nhà trường như
tham quan, dã ngoại, ngoại khóa…
- Nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất phụ vụ cho quá trình tự học của HS như
trang bị sách, tài liệu tham khảo trong thư viện, hệ thống máy tính kết mối mạng, và phòng
học có đầy đủ trang thiết bị giảng dạy.
- Đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS để phát huy năng lực tự
học, sáng tạo và khả năng ứng dụng vào thực tiễn đời sống. Kết hợp loại hình đánh giá kết
quả và đánh giá quá trình để thấy được năng lực toàn diện của học sinh.
- HS cần bổ sung kĩ năng sử dụng máy tính trong tìm kiếm thông tin và truyền tải
thông tin.

98
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường.Lý luận dạy học hiện đại cơ sở đổi mới mục tiêu,
nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm 2014.
2. Bộ GD và ĐT, Tài liệu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua
một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT, 2011.
3. Bộ GD và ĐT, Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Vật lí THPT, 2014
4. Nguyễn Ngọc Bích, Tôn Quang Cường, Nguyễn Kim Chung.Bài giảng phương
pháp và công nghệ dạy học, ĐHQG Hà Nội, 2006.
5. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Thượng Chung, Tô Giang, Trần Chí
Minh, Ngô Quốc Quýnh.Vật lý 12, NXB Giáo dục, 2008.
6. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Thượng Chung, Tô Giang, Trần Chí
Minh, Ngô Quốc Quýnh.Bài tập Vật lý 12, NXB Giáo dục, 2008.
7. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Thượng Chung, Tô Giang, Trần Chí
Minh, Ngô Quốc Quýnh.Sách giáo viên Vật lý 12, NXB Giáo dục, 2008.
8. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản khoa học kỹ
thuật, Hà Nội, năm 1997.
9. Đặng Văn Đào, Trần Mai Thu. Hoạt động giáo dục nghề phổ thông, nghề điện dân
dụng,NXB Giáo dục 2007.
10. Nguyễn Minh Đường, Đặng Văn Đào, Trần Hữu Quế, Trần Mai Thu, Nguyễn
Văn Vận. Công nghệ 8, NXB Giáo dục, 2006.
11. Phạm Minh Hải. Luận văn thạc sĩ“Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy
học Vật lí 12”, 2013.
12. Nguyễn Thị Hoàn. Luận văn thạc sĩ “Tích hợp các kiến thức về sản suất điện năng
khi dạy một số bài học Vật lí(chương trình sách giáo khoa cơ bản) góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp cho học sinh THPT”, 2009.
13. Nguyễn Kim Hồng.Tạp chí Khoa học ĐHSP thành phố HCM số 42 năm 2013.
14. Nguyễn Văn Khải.Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp trong dạy học vật lí ở trường
trung học phổ thông, 2011.
15. Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng,
Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư.Vật lý 12 Nâng
cao, NXB Giáo dục, 2008.
16. Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng,
Nguyễn Đức Thâm, Phạm đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư.Bài tập Vật lý
12 Nâng cao, NXB Giáo dục, 2008.

99
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
17. Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng,
Nguyễn Đức Thâm, Phạm đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư.Sách giáo viên
Vật lý 12 Nâng cao, NXB Giáo dục, 2008.
18. Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Văn Ánh, Nguyễn Trọng Bình, Đặng Văn Cứ, Nguyễn
Trọng Khanh, Trần Hữu Quế. Công nghệ 11,NXB Giáo dục, 2007.
19. Nguyễn Văn Khôi, Đặng Văn Đào, Đoàn Nhân Lộ, TRần Minh Sơ, Trần Văn
Thịnh. Công nghệ 12,NXB Giáo dục 2013
20. Nguyễn Văn Khôi. Phát triển chương trình giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội,
2013.
21. Vũ Quang, Đoàn Duy Hinh, Nguyễn Văn Hòa, Ngô Mai Thanh, Nguyễn Đức
Thâm. Vật lí 9, NXB Giáo dục 2014.
22. Lê Thông, Trần Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Trọng Hiếu, Phạm Thu
Phương, Đỗ Ngọc Tiến, Nguyễn Viết Thịnh. Địa lí 10,Nhà xuất bản giáo dục, 2006.
23. Phạm Hữu Tòng. Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt
động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nhà xuất bản ĐHSP, 2007.
24. Nguyễn Văn Tuấn. Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, Tp
Hồ Chí Minh, 2010.
25. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo.

100
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Nơi công tác :………………………………Số năm giảng dạy Vật lý :…..
Xin Thầy /cô vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề dưới đây
(có thể chọn nhiều đáp án trong một câu)
Câu 1 : Theo thầy/cô mục tiêu chính của giờ lên lớp là gì ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Câu 2 : Phương pháp dạy học nào sau đây mà thầy/cô đã từng sử dụng ?
A. Thuyết trình . B. Vấn đáp. C. Nêu vấn đề.
D. Trò chơi. E. Tích hợp. F. Phương pháp khác.
Câu 3 : Sắp xếp các phương pháp thầy/cô thường sử dụng theo thứ tự giảm dần
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Câu 4 : Thầy /cô đã từng sử dụng hình thức dạy học nào sau đây trong giảng dạy ?
A. Nhóm. B. Dự án. C. Tự học. D. Tham quan.
Câu 5 : Thầy/cô dành thời gian lớn trong tiết học để tiến hành hoạt động nào ?
A. Giảng giải kiến thức trọng tâm của bài.
B. Hướng dẫn học sinh tự học.
C. Hướng dẫn học sinh giải bài tập trong SGK.
D. Giảng giải kiến thức trọng tâm và liên hệ với thực tiễn.
Câu 6 : Theo thầy/cô, mức độ kiến thức Vật lí ở THPT liên hiện với cuộc sống là
A. rất ít. B. không có. C. nhiều. D. rất nhiều.
Câu 7 :Thầy/cô có cảm thấy như thế nào khi phải dạy tích hợp kiến thức với thực tiễn
cuộc sống?
A. Rất hứng thú B. Hứng thú C. Nhàm chán. D. Không thích.
Câu 8 : Theo thầy cô việc dạy tích hợp kiến thức với cuộc sống có cần thiết không ?
A. Rất cần thiết. B. Cần thiết.
C. Không cần thiết. D. Ý kiến khác…………………….
Câu 9 : Mức độ tích hợp kiến thức vào thực tiễn cuộc sống được thầy/cô sử dụng
A. thường xuyên. B. có nhưng không thường xuyên.
C. chưa hề sử dụng. D. ý kiến khác…………………………………
Câu 10 : Trong đề kiểm tra, tỷ lệ cho câu hỏi tích hợp cả kiến thức trong cuộc sống thầy
cô thường sử dụng là

101
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
A. 0% B. khoảng 5 đến 10%
C. khoảng 10 đến 20% D. tỷ lệ khác ……. …

Phụ lục 2: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH


HS lớp :……………………..Trường THPT :……………..Tỉnh :…………..
Em hãy cho biết ý kiến của em về các vấn đề sau
(có thể chọn nhiều đáp án trong một câu)
Câu 1 : Mục đích học tập của em là
A. Có kiến thức để thi đỗ vào các trường ĐH-CĐ
B. Có kiến thức để áp dụng vào cuộc sống.
C. Để làm vừa lòng cha mẹ.
D. Ý kiến khác……………………………………
Câu 2 : Để học tốt theo em thì cần ?
A. Lắng nghe thầy cô, và ghi chép đầy đủ.
B. Lắng nghe thầy cô và trao đổi với bạn bè.
C. Tự học và trao đổi với bạn bè, thầy cô.
D. Ý kiến khác……………………………………………………………………
Câu 3 : Theo em kiến thức trong SGK thì
A. rất thiết thực đối với cuộc sống. B. quá nhiều so với người học.
C. không liên quan gì với cuộc sống. D. phù hợp với người học.
Câu 4 : Em có thường xuyên liên hệ kiến thức đã học vào cuộc sống không ?
A. Thường xuyên. B. Ít khi.
C. Thầy cô yêu cầu. C. Không bao giờ.
Câu 5 : Theo em có cần thiết phải liên hệ giữa kiến thức với cuộc sống không ?
A. Không cần. B. Rất cần
C. Tùy nội dung kiến thức. D. Ý kiến khác…………………….
Câu 6 : Khi tự liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống em cảm thấy
A. rất khó khăn . B. khó khăn.
C. khó khăn nhưng vượt qua khi được thầy/cô định hướng.D. dễ dàng.
Câu 7 : Cảm giác của em như thế nào khi được học có tích hợp kiến thức vào cuộc sống ?
A. Rất hứng thú. B. Hứng thú
C. Chán nản. D. Ý kiến khác…………………………………………
Phụ lục 3: Các giáo án Power Point
Tiểu chủ đề : Sản suất điện năng

102
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG
VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG
SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG - Cung cấp năng lượng không chỉ cho sự phát triển kinh tế mà còn
ƯU ĐIỂM CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
cần thiết cho sự ổn định kinh tế, xã hội và chính trị mỗi quốc gia
- Có cấu tạo đơn giản hơn máy phát điện một chiều
NGUYÊN TẮC TẠO RA DÒNG - Là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống vì:
ĐIỆN XOAY CHIỀU VÀ CẤU TẠO - Với cùng một công suất, máy phát điện xoay chiều có kích
+ Được sản xuất tập trung trong các nhà máy điện và có thể
SẢN SUẤT MÁY PHÁT ĐIỆN
thước và trọng lượng nhỏ hơn máy phát điện một chiều
truyền tải đi xa với hiệu suất cao.
ĐIỆN NĂNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA NĂNG - Tuổi thọ làm việc dài hơn vì không có cổ góp
+ Quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng
LƯỢNG ĐỂ CHẠY MÁY PHÁT
ĐIỆN được tự động hóa và điều khiển từ xa dễ dàng. - Tiêu hao kim loại màu để chế tạo ít hơn

+ Điện năng dễ dàng biến đổi sang các dạng năng lượng khác - Có thể biến dòng xoay chiều thành dòng một chiều với với
MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
+ Điện năng được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị dân dụng mạch điện đơn giản dùng điot
DÙNG XĂNG DẦU, NHIỆT ĐIỆN
MẶT TRỜI VÀ NĂNG LƯỢNG GIÓ + Điện năng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống và
thúc đẩy KHKT phát triển

Slides1 Slides 2 Slides 3


NGUYÊN TẮC TẠO RA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
- Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ CẤU TẠO MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU MỘT PHA
KHÁI NIỆM VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
+ Từ trường đều - Phần cảm nhằm tạo ra từ trường được cấu tạo bởi nam châm vĩnh cửu
Dòng điện xoay chiều: là dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn theo
+ Khung dây dẫn: + N vòng dây hoặc nam châm điện,
thời gian i = I0cos(ωt + φ)
+ diện tích mỗi vòng S - Phần ứng gồm các cuộn dây mà trong đó có dòng điện cảm ứng.
- I0 cường độ dòng điện cực đại
+ quay quanh trục Δ có tốc độ góc ω - Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay gọi là rôto. Máy phát điện

- ω là tần số góc, f = là tần số dòng điện
+ Lúc t0 = 0 có  = 0 2 xoay chiều có rôto là phần cảm (nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện)
- Cường độ hiệu dụng : I = I 0
+ Tại thời điểm t có  = ωt +  0 2 có p cặp cực từ, stato là phần ứng (các cuộn dây).
+ Từ thông qua khung dây là Φ = NBScos = NBScos(ωt +  0 ) - Khi rôto quay với tốc độ n (vòng/s) thì từ thông qua mỗi cuộn dây của
+ Suất điện động cảm ứng e = NBSsin(ωt +  0 ) stato biến thiên tuần hoàn với tần số f = n.p. Kết quả là trong các cuộn dây
+ Khung dây khép kín với điện trở R thì xuất hiện dòng điện xuất hiện suất điện động xoay chiều hình sin cùng tần số f.
NBS 
i= sin(ωt + φ) với I0 = NBS thì i = I0sin(ωt +  0) = I0cos(ωt + φ)
R R

Slides 4 Slides 5 Slides 6

CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG DÙNG ĐỂ CHẠY MÁY PHÁT ĐIỆN


CẤU TẠO MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA CÁCH MẮC DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA - Năng lượng vật chất chuyển hóa toàn phần:
Cách mắc mạch ba pha + Năng lượng hóa thạch (Fossil fuels): than đá, dầu mỏ, khí đốt…
Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều ba pha gồm hai bộ phận: - Cách nối máy phát ba pha hình sao
- Stato gồm có ba cuộn dây hình trụ giống nhau được đặt trên một - Cách nối máy phát ba pha hình sao không có dây trung tính + Năng lượng hạt nhân (Nuclear power): Urani 235, Plutoni 239
- Cách mắc máy phát ba pha hình tam giác
đường tròn tại ba vị trí đối xứng (ba trục của ba cuộn dây nằm trên mặt - Năng lượng tái tạo:
Ưu điểm của dòng điện ba pha
phẳng đường tròn, đồng quy tại tâm O của đường tròn và lệch nhau 120o). - Truyền tải điện năng đi xa bằng dòng ba pha tiết kiệm dây dẫn + Năng lượng mặt trời (Solar power)
so với truyền tải bằng dòng một pha
- Rôto là nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện có thể quay + Năng lượng sinh khối (Biomass energy)
- Cung cấp cho các động cơ điện ba pha phổ biến trong các xí
quanh một trục đi qua O. nghiệp + Năng lượng từ lòng đất (Geothermal power)
- Với cách mắc ba pha bốn dây: tạo ra hai điện áp có trị số khác
- Khi rôto quay với tốc độ góc ω thì trong mỗi cuộn dây của stato + Năng lượng gió (Wind power)
nhau thuận tiện cho việc sử dụng đồ dùng điện. Với mạng điện sinh hoạt
xuất hiện một suất điện động cảm ứng cùng biên độ, cùng tần số, cùng thường không đối xứng, nhờ có dây trung tính điện áp pha trên các tải hầu + Năng lượng thủy triều (Tidal power)
như giữ không đổi, không vượt qua điện áp định mức.
biên độ và lệch pha nhau . + Năng lượng sức nước (Hidro power)
+ Năng lượng sóng biển (Wave power)

Slides 7 Slides 8 Slides 9


ƯU, NHƯỢC ĐIỂM KHI DÙNG CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG ĐỂ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM KHI DÙNG CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG ĐỂ
CHẠY MÁY PHÁT ĐIỆN CHẠY MÁY PHÁT ĐIỆN
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM KHI DÙNG CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG ĐỂ
Nguồn năng lượng hóa thạch (Fossil fuels) Năng lượng hạt nhân nguyên tử (Nuclear power) CHẠY MÁY PHÁT ĐIỆN
- Ưu điểm: + Được sử dụng rộng rãi - Ưu điểm: + Sinh ra nhiệt lượng lớn từ một lượng nhiên liệu nhỏ Năng lượng mặt trời(Solar power)
+ Dễ khai thác, dễ sử dụng. + Nhiên liệu sử dụng tương đối rẻ, không gây hiệu ứng nhà - Ưu điểm: + Là dạng năng lượng gần như là vô tận, miễn phí
+ Ít nguy hiểm, giá thành rẻ kính. + Không sinh ra chất hủy hoại môi trường
+ Dễ vận chuyển + Lượng chất thải ít - Nhược điểm: + Đầu tư lớn về trang thiết bị
- Nhược điểm: + Là dạng năng lượng không thể tái tạo, đang cạn kiệt + Hiệu suất tỏa nhiệt cao, ổn định + Hiệu suất chuyển hóa sang năng lượng hữu ích nhỏ
+ Tác nhân chính gây suy thoái ô nhiễm môi trường như - Nhược điểm: + Lượng chất thải ít nhưng nguy hiểm và tồn tại lâu dài + Phụ thuộc và điều kiện tự nhiên, nguồn năng lượng
làm trái đất ấm nên từ khí CO2, gây ra mưa axit từ khí thải SO2 ảnh hưởng đến môi trường. không ổn định để sử dụng các thiết bị điện an toàn hiệu quả
+ Việc khai thác đẫn đến tàn phá môi trường, như làm + Đòi hỏi công nghệ chính xác cao.
sụt lún nền đất, khai thác dầu dẫn đến sự cố tràn dầu. + Khi gặp sự cố thì gây ra hậu quả lớn và lâu dài.

Slides 10 Slides 11 Slides 12


ƯU, NHƯỢC ĐIỂM KHI DÙNG CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG ĐỂ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM KHI DÙNG CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG ĐỂ
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM KHI DÙNG CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG ĐỂ
CHẠY MÁY PHÁT ĐIỆN CHẠY MÁY PHÁT ĐIỆN
CHẠY MÁY PHÁT ĐIỆN
Năng lượng thủy triều (Tidal power) Năng lượng sức nước (Hidro power)
Năng lượng gió (Wind power)
- Ưu điểm: + Là dạng năng lượng vô tận, miễn phí - Ưu điểm: + Nhiên liệu hầu như vô tận, ít đòi hỏi phải bảo trì
- Ưu điểm: + Là dạng năng lượng vô tận, miễn phí
+ Không sinh ra chất thải gây ô nhiễm môi trường + Không tạo ra chất gây ô nhiễm môi trường
+ Không thải ra chất thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường
+ Không đòi hỏi sự bảo trì cao + Điện năng tạo ra tương đối ổn định
+ Phù hợp với những vùng xa đất liền(hải đảo)
+ Năng lượng sinh ra tương đối ổn định + Có tác dụng điều tiết nước, chống lũ
- Nhược điểm: + Đầu tư trang thiết bị lớn
- Nhược điểm: + Đầu tư lớn về thiết bị và xây dựng - Nhược điểm: + Đầu tư ban đầu khá tốn kém
+ Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
+ Làm thay đổi điều kiện tự nhiên trên diện tích rộng + Làm thay đổi lớn tới môi trường sinh thái
+ Ảnh hưởng tới cảnh quan tự nhiên
+ Thời gian hoạt động trong ngày ngắn, số nơi có điều + Điều tiết nước không hợp lý sẽ gây ra lũ hoặc hạn hán
kiện thuận lợi ít + Không quy hoạch tốt sẽ gây ra hiện tượng thiếu nước

Slides 13 Slides 14 Slides 15

103
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM KHI DÙNG CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG ĐỂ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM KHI DÙNG CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG ĐỂ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM KHI DÙNG CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG ĐỂ
CHẠY MÁY PHÁT ĐIỆN CHẠY MÁY PHÁT ĐIỆN CHẠY MÁY PHÁT ĐIỆN
Năng lượng sóng biển (Wave power) Năng lượng sinh khối (Biomass energy) Năng lượng sinh khối (Biomass energy)

- Ưu điểm: + Là nguồn năng lượng dồi dào, vô tận - Ưu điểm: + Mang lại lợi ích cho môi trường, kinh tế xã hội ở nông thôn - Ưu điểm: + Mang lại lợi ích cho môi trường, kinh tế xã hội ở nông thôn

+ Không tạo chất thải độc hại, không đòi hỏi bảo trì cao, hoàn + Không những là dạng năng lượng tái sinh và chất thải còn + Không những là dạng năng lượng tái sinh và chất thải còn

toàn miễn phí tận dụng làm nhiên liệu tận dụng làm nhiên liệu

- Nhược điểm: + Năng lượng trải rộng khó khăn trong việc gom chúng lại + Đốt sinh khối cũng thải ra CO2 và SO2 nhưng ít hơn đốt + Đốt sinh khối cũng thải ra CO2 và SO2 nhưng ít hơn đốt

để biến thành năng lượng hữu ích nhiên liệu hóa thạch, mặt khác sinh khối tái tạo lại hấp thụ CO2 làm giảm nhiên liệu hóa thạch, mặt khác sinh khối tái tạo lại hấp thụ CO2 làm giảm

+ Phụ thuộc quá lớn vào tự nhiên lượng CO2 và mưa axit lượng CO2 và mưa axit

+ Gây tiếng ồn lớn - Nhược điểm: Sử dụng quá nhiểu sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, khai - Nhược điểm: Sử dụng quá nhiểu sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, khai
thác gỗ quá nhiều sẽ dẫn đến phá rừng gây ra hiện tượng sa mạc hóa, xói thác gỗ quá nhiều sẽ dẫn đến phá rừng gây ra hiện tượng sa mạc hóa, xói
mòn đất mòn đất

Slides 16 Slides 17 Slides 18

CHU TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN SỬ DỤNG


CHU TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN SỬ DỤNG NĂNG CHU TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TỪ MẶT ĐẤT
LƯỢNG KHÔNG TÁI TẠO NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
LÒ SINH MÁY Điện năng
GƯƠNG MÁY
NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ ĐỐT MÁY PHÁT Điện năng HƠI PHÁT
Cơ năng Nhiệt năng CẦU VÀ PHÁT TUA BIN
Nội năng TRONG ĐIỆN Điện năng ĐIỆN
MẶT LÒ SINH TUA BIN ĐIỆN
(xăng, dầu) ỐNG DẪN
TRỜI HƠI
NƯỚC

THÁP
NGƯNG
THÁP Ngưng tụ TỤ
Bơm nước
NGƯNG
TỤ
NHIÊN LIỆU MÁY Dòng nước nóng đi lên Dòng nước lạnh đi xuống
Nhiệt năng Điện năng
PHÁT
(than đá, dầu ĐIỆN
CHU TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN SỬ DỤNG KHU VỰC CÓ
NHIỆT ĐỘ
mỏ, khí đốt,
LÒ HƠI TUA BIN NĂNG LƯỢNG SINH KHỐI CAO
U235, Pu239)
NHIÊN LIỆU MÁY
PHÁT Điện năng
(rơm, rạ, gỗ, Nhiệt năng
ĐIỆN
CHU TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN SỬ DỤNG
Bơm nước
THÁP Ngưng tụ
khí metan…)
LÒ HƠI TUA BIN NĂNG LƯỢNG GIÓ, SỨC NƯỚC, THỦY TRIỀU
NGƯNG
TỤ
GIÓ, THỦY
TRIỀU, SỨC Cơ năng
THÁP NƯỚC, SÓNG
TUA BIN MÁY PHÁT Điện năng
Bơm nước NGƯNG Ngưng tụ BIỂN ĐIỆN
TỤ

Slides 19 Slides 20 Slides 21


HÌNH ẢNH VỀ MÁY PHÁT ĐIỆN HÌNH ẢNH VỀ MÁY PHÁT ĐIỆN HÌNH ẢNH VỀ MÁY PHÁT ĐIỆN
DÙNG NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH DÙNG NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN DÙNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Slides 22 Slides 23 Slides 24


NHIỆT ĐỘ TRONG KHÔNG KHÍ VÀ SỰ PHÂN BỐ BỨC XẠ NHIỆT CÁC HỆ THỐNG HẤP THU NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CÁC HỆ THỐNG HẤP THU NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
- Bức xạ và nhiệt độ không khí Tháp năng lượng Đĩa quay

+ Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là bức xạ của mặt trời Hệ thống thu nhiệt trung tâm sử Thiết bị thu nhiệt Mặt Trời là hệ

+ Nhiệt lượng do mặt trời mang đến cho Trái đất luôn thay đổi theo góc dụng ở các nhà máy lớn bao gồm các thống hình đĩa, giống dạng đĩa thâu

chiếu của tia bức xạ mặt trời gương hội tụ ánh sáng Mặt Trời vào tín hiệu vệ tinh trong viễn thông. Hệ

- Các yếu tố ảnh hưởng sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái đất một dĩa thu duy nhất lắp trên đỉnh một thống này sử dụng đĩa phản chiếu

+ Phân bố theo vĩ độ tháp trung tâm . Bức xạ nhiệt của ánh hình parabol để hội tụ ánh sáng vào

+ Phân bố theo lục địa và đại dương sáng Mặt Trời sẽ làm nóng chảy muối tâm thu ở tại tiêu điểm của đĩa.. Nhiệt

+ Phân bố theo địa hình bên trong chảo thâu, và nhiệt lượng khi cho dung dịch đun dãn nở ra làm
của muối nóng chảy này sẽ được sử đẩy piston và từ đó quay turbin.
+ Phân bố qua sự hình thành ngày và đêm, độ dài ngắn của ngày đêm
dụng để tạo điện thông quay các máy Phương pháp này cho phép tập trung
theo mùa và vĩ độ
phát dạng hơi thông thường. ánh sáng từ 100 đến 2000 lần.

Slides 25 Slides 26 Slides 27


CÁC HỆ THỐNG HẤP THU NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI SỰ HÌNH THÀNH GIÓ VÀ CÁC LOẠI GIÓ CHÍNH TRÊN MẶT ĐẤT NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TUA BIN GIÓ VÀ YẾU TỐ ẢNH
- Sự hình thành gió: Bức xạ mặt trời khi chiếu lên Trái Đất không phân bố HƯỞNG TỚI CÔNG SUẤT PHÁT ĐIỆN
Trũng parabol
-Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện dùng tua bin gió: Động năng
Thiết bị hình trũng, thiết bị này là nhiệt đồng đều. Sự phân bố nhiệt chênh lệch này tạo ra áp suất cao và áp
của gió làm quay cánh quạt của tua bin đẫn đến quay máy phát điện tạo ra
một gương cầu dài dùng hội tụ ánh suất thấp, khối không khí từ vùng áp suất cao sẽ di chuyển về vùng áp suất
điện năng
sáng lên trên các ống dẫn chứa dung thấp, từ đó tạo nên gió.
- Yếu tố ảnh hưởng đến công suất phát điện là động năng của gió. Động
dịch dầu. Dung dịch đun trong ống có - Các loại gió chính:
năng của gió phụ thuộc vào tốc độ gió.
thể đạt đến nhiệt độ 4000C. Dung dịch + Gió Tây ôn đới: từ vĩ độ 300 tới 600, thổi quanh năm.
+ Ngưỡng dưới (cut-in) vào khoảng 3-5 m/s là vận tốc tối thiểu để turbin
đun nhiệt độ cao này được sử dụng để + Gió Mậu dịch: từ vĩ độ 300 về xích đạo, thổi quanh năm, khá đều, hướng
vận hành.
đun nóng nước tạo hơi quay turbin và ổn định
+ Ngưỡng trên (cut-out) có giá trị khoảng 25 m/s là vận tốc tối đa mà
rồi vận hành máy phát điện. + Gió mùa: xuất hiện ở đới nóng có vĩ độ trung bình, thổi theo mùa,
turbin có thể vận hành.
hướng gió 2 mùa ngược nhau
+ Gió địa phương: gồm gió biển và gió đất, hình thành ở vùng ven biển,
thay đổi hướng theo ngày và đêm

Slides 28 Slides 29 Slides 30

104
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Phụ lục 4: Các giáo án Power Point
Tiểu chủ đề : Biến đổi và sử dụng điện năng của dòng điện xoay chiều
Điện trở thuần Tụ điện Cuộn cảm thuần DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU TRONG ĐOẠN MẠCH RLC
Các tác dụng của dòng điện
xoay chiều - Hạn chế, điều chỉnh dòng - Ngăn cách dòng điện một - Dẫn dong một chiều và -Định luật về điện áp tức thời: u  uR  uL  uC
điện chiều chặn dòng cao tần
Công dụng - Phân chia điện áp - Tạo ra mạch dao động cộng - Tạo ra mạch dao động
hưởng cộng hưởng
-Mối quan hệ giữa dòng điện và điện áp ở hai đầu đoạn mạch
U
- Dây kim loại có điện trở suất - Hai hoặc nhiều vật dẫn - Dây điện quấn quanh lõi + Định luật Ôm: I với Z  R2  (ZL  ZC )2 gọi là tổng trở
Cấu tạo Z
BIẾN ĐỔI VÀ cao ngăn cách nhau bởi lớp điện sắt
môi + Độ lệch pha : Tan 
Z L  ZC
Các linh kiện điện cơ bản R
TIÊU THỤ ĐIỆN - Điện trở nhiệt - Tụ xoay; - Tụ giấy - Cuộn cảm cao tần - Nếu Z L  ZC thì điện áp nhanh pha hơn dòng điện
Phân loại - Điện trở biến đổi theo điện - Tụ hóa; - Tụ dầu -Cuộn cảm trung tần
NĂNG áp - Tụ gốm; - Tụ mica - Cuộn cảm âm tần
- Nếu Z L  ZC thì điện áp chậm pha hơn dòng điện
- Quang điện trở

- Điện trở R: (Ω) - Điện dung C: (F) - Độ tự cảm L: (H) - Nếu Z L  ZC thì điện áp cùng pha với dòng điện
Thông số kĩ thuật - Công suất định mức: (W) -Điện áp định mức Uđm : (V)
Các loại mạch tiêu thụ điện 1
-Cảm kháng : Z  2 fL (Ω)
L -Hiện tượng cộng hưởng
-Dung kháng: ZC  2 fC (Ω)
năng trong đời sống + Điều kiện ZL = ZC hay
Tác dụng đối với - Dòng điện dao động điều - Dòng điện dao động điều - Dòng điện dao động điều
hòa cùng pha với điện áp hòa sớm pha hơn điện áp là hòa chậm pha hơn điện + Đặc điểm: - Tổng trở Zmin = R
dòng điện xoay
π/2 áp là π/2 - Cường độ hiệu dụng Imax
chiều - Định luật Ôm : I  U - Định luật Ôm : I  U - Định luật Ôm : I 
U
R ZC ZL
- Điện áp cùng pha với dòng điện

Slides 1 Slides 2 Slides 3

CÔNG SUẤT CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU CÁC DỤNG CỤ TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG
TRONG ĐOẠN MẠCH RLC 1. Dựa vào tác dụng nhiệt: Bóng đèn nóng sáng(sợi đốt)
TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
- Biểu thức công suất: P = UIcosφ -Tác dụng nhiệt: - Cấu tạo: + Sợi đốt

- Công suất tiêu thụ trên mạch RLC: P = UIcosφ = I2R


VD: Bóng đèn sợi đốt, bàn là, bếp điện… + Bóng thủy tinh

R
-Tác dụng quang: + Đuôi đèn
+ Hệ sô công suất cosφ = VD: Bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn compac…
Z - Nguyên tắc phát sáng: Dòng điện đi qua bóng
- Điện năng tiêu thụ W = P.t -Tác dụng từ:
đèn làm nhiệt độ sợi đốt tăng, nguyên tử chuyển lên mức năng lượng
VD: Động cơ điện, lò vi sóng, nam châm điện …
- Công suất ở tải tiêu thụ P = UIcosφ cao hơn khi chuyển về mức năng lượng thấp thì phát ra ánh sáng
P2 - Hiệu suất: + Hiệu suất phát sáng thấp khoảng 5%
- Công suất hao phí trên đường dây Php = I2r = r U 2cos 2
+ Tuổi thọ dây tóc ngắn
- Để giảm hao phí phải tăng hệ số công suất ở tải tiêu thụ
+ Ánh sáng phát ra liên tục

Slides 4 Slides 5 Slides 6


CÁC DỤNG CỤ TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG
CÁC DỤNG CỤ TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG
2. Dựa vào tác dụng phát quang: Bóng đèn huỳnh quang
3. Dựa vào tác dụng từ: động cơ không đồng bộ ba pha
- Cấu tạo:
-Nguyên tắc hoạt động: dựa và hiện tượng CÁC DỤNG CỤ TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG
+ Ống thủy tinh, mặt trong quét bột cảm ứng điện từ và từ trường quay 4. Dựa vào tác dụng từ: lò vi sóng
huỳnh quang - Cấu tạo: - Nguyên tắc hoạt động: dựa vào từ trường của dòng điện
+ Điện cực bằng vonfram dạng xoắn. Trong ống chứa hơi thủy ngân. + Roto: là khung dây dẫn quay quanh một xoay chiều
+ Chấn lưu và stacte trục, hoặc lồng hình trụ gồm các thanh kim loại song song - Cấu tạo: + Magnetron(nguồn phát sóng)
- Nguyên tắc phát sáng: Khi có sự phóng điện giữa hai điện cực làm + Stato: là bộ phận tạo ra từ trường quay gồm ba cuộn dây giống + Mạch điện tử điều khiển
+ Ống dẫn sóng
xuất hiện tia tử ngoại, tia tử ngoại tác động vào lớp bột huỳnh quang và nhau đặt lệch nhau 1200 . Khi có dòng điện 3 pha đi vào 3 cuộn dây tạo + Ngăn nấu
phát sáng ra tại tâm động cơ một từ trường quay, làm xuất hiện lực từ tác dụng lên
- Hiệu suất: + Hiệu suất phát sáng 25% roto làm quay roto.

+ Tuổi thọ cao, ánh sáng phát ra không liên tục

Slides 7 Slides 8 Slides 9

SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG:
+ Không cho vật dụng bằng kim loại hoặc bát đĩa có trang trí hoa
văn kim loại vào lò vi ba, SỬ DỤNG BÓNG ĐÈN DÂY TÓC NÓNG SÁNG
+ Dùng các dụng cụ đựng thức ăn chuyên dụng cho lò vi ba -Dùng chiếu sáng nhà bếp, nhà tắm vì khi bật tắt nhiều lần sẽ
+ Không cho lò hoạt động khi không có thức ăn hoặc nước trong ít bị ảnh hưởng hơn đèn huỳnh quang
lò -Ánh sáng phát ra liên tục nên dùng để đọc sách
+ Ngăn chứa thức ăn phải đảm bảo "độ kín" đối với sóng vi ba - Ánh sáng cho màu sắc chân thật của vật nên thường được
để dùng để chiếu sáng trong các tủ trưng bày mẫu vật
sóng không lọt ra ngoài.
+ Một số chất độc, có thể gây bệnh nguy hiểm như ung thư,
+ Không dùng lò vi ba để nấu thịt lợn ướp hoặc thăn lợn hun
khói.

Slides 10 Slides 11

105
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Phụ lục 5: Các giáo án Power Point
Tiểu chủ đề : Tiết kiệm điện năng và an toàn diện

TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN TIẾT KIỆM TRONG TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG
TIẾT KIỆM TRONG TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG 2. Hao phí trên đường dây tải điện
P2
1. Tại sao phải truyền tải điện năng - Công suất hao phí trên đường dây Php = I2r = r 2
U
TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN - Điện năng là dạng năng lượng không thể dự trữ được nhiều - Biện pháp làm giảm hao phí trên đường dây
- Sản suất ở một số nơi nhưng tiêu thụ lại ở khắp mọi nơi + Giảm công suất P máy phát
l
TIẾT *Truyền tải bằng cách nào? + Giảm điện trở dây dẫn r =  S
KIỆM TIẾT AN - Truyền tải bằng dây dẫn(chủ yếu) - Làm dây bằng kim loại có điện trở suất nhỏ (bạc, vàng)
KIỆM TOÀN AN
TRONG
TRONG ĐỐI VỚI TOÀN - Truyền tải bằng sóng điện từ( đang nghiên cứu)
SỬ
- Giảm chiều dài dậy dẫn
TRUYỀN CƯỜNG VỚI
DỤNG ĐỘ ĐIỆN TỪ
TẢI - Tăng tiết diện dây dẫn
ĐIỆN DÒNG TRƯỜNG
ĐIỆN NĂNG ĐIỆN + Tăng điện áp đưa lên đường dây: hợp lí vì dễ làm bằng
NĂNG
cách dùng máy biến áp

Slides 1 Slides 2 Slides 3


TIẾT KIỆM TRONG TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN
3. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến áp 1. Tai nạn về điện
TIẾT KIỆM TRONG SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG
a. Cấu tạo: Các tai nạn do dòng điện gây ra:
- Sử dụng tiết kiệm là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ; không
+ Lõi biến áp + Điện giật
dùng nữa thì tắt ngay.
+ Hai cuộn dây dẫn : cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp + Đốt cháy do điện
b. Nguyên tắc hoạt động: từ thông biến thiên suất hiện suất
- Sử dụng hiệu quả là sử dụng một lượng năng lượng ít nhất
+ Hoá chất cháy nổ do điện
điện động cảm ứng mà vẫn thỏa mãn nhu cầu sử dụng.
Các tình huống dẫn đến tai nạn về điện
U2 N2
+ Khi cuộn thứ cấp để hở U1

N1 - Tiếp xúc trực
+ Bỏ qua hao phí ở máy biến áp U 2  N 2  I1 - Tiếp xúc gián tiếp
U1 N1 I 2

- Điện áp bước
- Hồ quang điện

Slides 4 Slides 5 Slides 6


SỬ DỤNG TIẾT KIỆM HIỆU QUẢ TỦ LẠNH
TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG ĐIỆN VỚI CƠ THỂ NGƯỜI SỬ DỤNG TIẾT KIỆM HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
a, Tác động của dòng điện đối với cơ thể con người. - Chọn tủ lạnh có kích thước hợp lí
-Nên tận dụng chiếu sáng tự nhiên.
- Tác động nhiệt - Đặt tủ nơi thoáng mát
- Tác động điện phân - Nên sử dụng loại đèn chiếu sáng có hiệu suất cao:
- Tác động sinh học - Lau sạch bụi bám trên dàn nóng phía sau.
-Nên sử dụng ballast điện tử:
b, Tác động của điện từ trường dòng điện đối với cơ thể con - Gioăng cửa phải luôn kín, không bong ra;
người -Lắp đặt hợp lý: Thiết kế, lắp đặt bóng đèn hợp lý sẽ phát huy
- Gây ra mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, nóng nảy, giấc ngủ dao - Cài nhiệt độ các ngăn vừa phải
hiệu quả chiếu sáng của bóng đèn.
- Các trường điện phóng điện vào cơ thể gây trở ngại cho sự - Không cho thức ăn còn nóng vào tủ;
phát triển của các tế bào. - Thường xuyên vệ sinh máng.
- Sự căng thẳng mãn tính kéo theo các chứng bệnh tim, thận, - Không để lớp tuyết bám vào dàn lạnh
tiêu hoá. - Đừng quên tắt bóng đèn ngay sau khi ra khỏi phòng
- Hợp lý hoá thao tác để giảm thiểu số lần mở tủ và thời gian mở
cửa tủ.
- Nên mua loại tủ có nhiều cửa.

Slides 7 Slides 8 Slides 9


SỬ DỤNG TIẾT KIỆM HIỆU QUẢ MÁY ĐIỀU HÒA
- Tránh ánh nắng mặt trời chiếu nắng trực tiếp vào các
CÁCH SỬ DỤNG NỒI CƠM ĐIỆN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN
cửa kính nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính.
- Không nên nấu cơm quá sớm, chỉ nên nấu cơm trước 3. Các biện pháp an toàn với dòng điện
- Xung quanh tòa nhà cần có nhiều cây xanh.
khi ăn khoảng 30 đến 45 phút để hạn chế thời gian hâm - Không tự ý trèo lên câu, mắc, sửa chữa điện
- Sử dụng loại máy có công suất tương thích
- Sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao điện và treo biển báo
nóng;
- Không để thất thoát gió lạnh. - Sử dụng trang thiết bị điện đúng quy cách, đảm bảo chất lượng
- Sử dụng nồi cơm điện có dung tích/ công suất phù hợp;
- Không để các nguồn nhiệt trong phòng. - Không sử dụng điện bừa bãi, không đúng mục đích như sử dụng
- Lau chùi sạch đáy nồi cơm và mâm nhiệt của nồi cơm
-Cài đặt nhiệt độ lạnh hợp lý điện đánh cá, bẫy chuột
điện để tiếp xúc tốt hơn.
-- Làm vệ sinh định kỳ máy (3-6 tháng/lần);
-Dàn nóng đặt nơi thoáng gió.

Slides 10 Slides 11 Slides 12


CẤP CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN
- Giải phóng người bị tai nạn ra khỏi mạng điện
SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN - Cấp cứu nạn nhân: Nạn nhân cần được đặt xuống ở chỗ khô ráo,
4. Các biện pháp an toàn với điện từ trường thoáng mát nhưng tránh gió, nhanh chóng cởi áo, nới lỏng thắng
- Thiết kế đường dây cao thế đúng tiêu chuẩn lưng .v.v. để khỏi cản trở sự hô
-Chấp hành tốt hành lang an toàn điện đối với điện áp 220kV là
+ Trường hợp nạn nhân tim còn đập, còn thở: để nạn nhân nằm
6m và 500kV là 7m
yên tĩnh, nới rộng quần áo và cho ngửi Amoniac.
- Hạn chế tiếp xúc lâu với các nguồn phát điện từ trường mạnh:
+ Nếu nạn nhân bất tỉnh nhân sự, tim ngừng đập toàn thân : Đưa
máy photocopy, lò vi sóng, máy sấy tóc…
nạn nhân đến chỗ thoáng mát, nới lỏng quần áo, nhanh chóng tiến
hành các thao tác hà hơi thổi ngạt, kết hợp ấn lồng ngực cho đến
khi nhân viên y tế đến.

Slides 13 Slides 14

106

You might also like