« Home « Kết quả tìm kiếm

Mô phỏng quá trình mất ổn định điện áp trong hệ thống điện


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Mô phỏng quá trình mất ổn định điện áp trong hệ thống điện.
- Tác giả luận văn: Trần Hồng Cương Khóa: 2012B Người hướng dẫn: TS.Nguyễn Xuân Hoàng Việt Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Hiện nay HTĐ nói chung và HTĐ Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức trong việc cung cấp điện an toàn, ổn định và tin cậy.
- Hệ thống điện ngày càng phát triển thì việc tính toán để nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật ngày càng trở lên phức tạp, đòi hỏi con người phải tìm ra các công cụ để tính toán nhanh và chính xác các thông số kỹ thuật.
- Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều các công cụ để phục vụ việc tính toán các thông số kỹ thuật của các hệ thống điện phức tạp như: phần mềm tính toán PSS/E-ADEPT.
- Power word….Khi đã có các công cụ tính toán thì đòi hỏi những người ứng dụng nó phải biết cách sử dụng thành thạo và có thể phân tích được các giá trị phù hợp với mục đích nghiên cứu của mình.
- Từ những vấn đề trên, luận văn đã lựa chọn việc nghiên cứu mô phỏng quá trình mất ổn định điện áp trong hệ thống điện.
- Công cụ mô phỏng được sử dụng là phần mềm mô phỏng hệ thống điện PSS/E.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là ứng dụng phương pháp mô phỏng động để nghiên cứu quá trình diễn ra khi xảy ra hiện tượng sụp đổ điện áp trong hệ thống điện.
- Các mô hình thiết bị có vai trò quan trọng trong mô phỏng này bao gồm điện như là mô hình tải, bộ giới hạn kích từ máy phát điện, máy biến áp có bộ phận tự động điều chỉnh điện áp dưới tải… Từ đó đề xuất ra phương thức vận hành hợp lý để đảm bảo ổn định của hệ thống điện khi xảy ra sự cố.
- Luận văn tìm hiểu quá trình phản ứng điện áp của hệ thống điện sử dụng phương pháp mô phỏng quá trình mất ổn định điện áp trong hệ thống điện.
- Nghiên cứu một số sự cố N-1 trong lưới điện truyền tải.
- Trong luận văn chỉ nghiên cứu, phân tích ổn định điện áp của một vùng với các thông số cho trước.
- 2 c) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Luận văn được trình bày trong 05 chương trong đó: Chương 1: Giới thiệu về luận văn, sự cần thiết của đề tài, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
- Chương 2: Giới thiệu về ổn định điện áp hệ thống điện.
- Trong chương này trình bày các khái niệm về ổn định điện áp hệ thống điện, hướng tiếp cận về nghiên cứu ổn định điện áp hệ thống điện.
- Một số kịch bản xảy ra mất ổn định điện áp hệ thống điện.
- Chương 3: Chương trình mô phỏng hệ thống điện sử dụng phần mềm PSS/E.
- Một số sơ đồ thay thế của hệ thống điện được sử dụng trong chương trình.
- Chương 4: Mô phỏng quá trình mất ổn định điện áp trong hệ thống điện, trong chương này sử dụng phần mềm để mô phỏng quá trình mất ổn điện điện áp tại lưới điện New England.
- Như vậy luận văn đã mô phỏng quá trình mất ổn định điện áp trong hệ thống điện của một lưới điện có tính đến cả các thông số động của hệ thống.
- Do đó khi phân tích hệ thống điện sử dụng công cụ này ta có thể đề xuất các giải pháp để khắc phục các nguy cơ gây tan rã hệ thống.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn sử dụng phương pháp mô phỏng động bằng phần mềm mô phỏng hệ thống điện PSS/E để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định điện áp đối với hệ thống điện của một vùng với các thông số cho trước.
- e) Kết luận Qua phân tích các sự cố rã lưới gần đây trên thế giới cũng như của Việt Nam nhận thấy: Hệ thống điện trên thế giới nói chung và HTĐ Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong việc cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định.
- Các HTĐ đang vận hành rất gần với giới hạn về ổn định nên khi xảy ra các sự cố trên lưới, các khả năng xảy ra cắt điện lan truyền là tương đối lớn.
- Việc nghiên cứu để xây dựng một HTĐ vận hành an toàn, liên tục, ổn định luôn là vấn đề thách 3 thức và hết sức khó khăn đối với các quốc gia trên thế giới.
- Các kịch bản xảy ra rã lưới của các HTĐ trên thế giới nhìn chung rất đa dạng: Trong các mô phỏng của luận văn, phần tử đóng vai trò quan trọng là bảo vệ quá kích từ OXL.
- Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, bộ phận tự động điều chỉnh điện áp dưới tải cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt áp trên lưới truyền tải, có thể dẫn đến sụp đổ điện áp.
- Bên cạnh đó, các mô hình hệ thống điện cần được bổ sung đầy đủ mô hình của hệ thống rơ le bảo vệ, cũng như các thiết bị điều chỉnh điều khiển để có thể đánh giá đúng nhất kịch bản xảy ra sự cố lan truyền.
- Trên thực tế, nếu các rơ le sa thải phụ tải theo điện áp được sử dụng, sẽ tránh được rất nhiều các tình huống rã lưới do sụp đổ điện áp.
- Trong một số trường hợp, nếu việc cắt máy phát dẫn đến sụt giảm tần số, dẫn đến hệ thống sa thải phụ tải làm việc.
- Các phụ tải bị cắt ra sẽ đồng thời làm giảm gánh nặng về CSTD và CSPK, giúp HTĐ có thể trở về trạng thái ổn định.
- Các kết quả đạt được cho thấy có thể sử dụng công cụ mô phỏng để khảo sát các quá trình ổn định điện áp dài hạn trong hệ thống, có thể mô tả được chính xác và chi tiết trình tự xảy ra sự kiện.
- Tác giả luận văn Trần Hồng Cương

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt