« Home « Kết quả tìm kiếm

Phương pháp học tập chủ động bậc đại học


Tóm tắt Xem thử

- Phương pháp học tập chủ động bậc đại học PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CHỦ ĐỘNG Ở B Ậ C Đ Ạ I HỌ C (Active Learning in Higher Education) ThS.
- Nguyễn Thành Hải E-mail: [email protected] Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH (CEE) Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên – ĐH Quốc Gia TP.
- HỌC TẬP Ở BẬC ĐẠI HỌC CÓ GÌ KHÁC? Sự khác nhau trong cách giảng dạy ở bậc phổ thông và Đại học: Đối với cấp học phổ thông, phương pháp thường thấy là chủ yếu thầy cô giảng và đọc cho học sinh ghi chép, ít có giờ thảo luận và trao đổi trong quá trình học.
- Chính vì sự khác nhau đó mà làm cho rất nhiều bạn sinh viên rất bỡ ngỡ trong việc xác định và tìm kiếm một số phương pháp học hiệu qủa nhất cho mình.
- Phương pháp học tập ở Đại học Khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc ĐH là vô cùng lớn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập cũng khác xa bậc học phổ thông.
- Vì vậy, các bạn sinh viên (SV) cần có được phương pháp học tập thích hợp để có thể tiếp thu hết khối kiến thức đồ sộ đó.
- Do SV được coi là những con người đã trưởng thành, việc học và dạy ở ĐH nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân, vì vậy, cách học ở ĐH luôn xoay quanh vấn đề: làm sao để tự nỗ lực mà đạt kết quả học tập cao nhất.
- Mặc dù cách dạy ĐH ở VN vẫn còn mang nhiều yếu điểm đè bẹp sự năng động của SV như cách dạy đọc chép của một © 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH |1 Phương pháp học tập chủ động bậc đại học số giảng viên, nhưng xu thế dạy của các thầy cô đang dần thay đổi theo sự phát triển của giáo dục.
- Vì vậy, thời gian lên lớp của thầy cô chủ yếu là giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn các tài liệu, các phần nên đọc trong học phần của môn học.
- dạy phương pháp và kĩ thi cử.
- Phương Các phương pháp diễn giảng, Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải pháp truyền thụ kiến thức một chiều.
- quyết vấn đề.
- 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH |2 Phương pháp học tập chủ động bậc đại học Mô hình tháp học tập: sự tập trung và nhớ của người học tăng lên theo các hoạt động đa dạng 2.
- TÂN SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ? Phương pháp xác định mục tiêu Tại sao chúng ta phải xác định mục tiêu? Đó là vì mục tiêu chính là động lực thúc đẩy chúng ta đến thành công.
- Dẫn đường cho quyết định và hành động của chúng ta - Mục tiêu thúc đẩy chúng ta - Mục tiêu giúp giải phóng tiềm năng của chúng ta Khi không có mục tiêu, chúng ta không biết tập trung vào việc gì và có khuynh hướng làm những việc mà chúng ta quan tâm vào thời điểm đó.
- Chính cảm giác vui sướng đặc biệt này © 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH |3 Phương pháp học tập chủ động bậc đại học thúc đẩy ta thức đêm thức hôm học hành chăm chỉ.
- PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM Kỹ năng học tập nhóm Học nhóm, nghĩa là chúng ta không phải ngồi trên lớp với các thầy cô bộ môn thay phiên nhau dạy, cũng không phải ngồi ở nhà một thầy cô bộ môn nào đó để học mà chỉ có ta với nhữg người bạn.
- Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của mỗi thành viên nhờ học hỏi từ bạn bè thông qua quá trính trao đổi và chia sẻ kiến thức cùng nhau, do đó có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt.
- Những ưu điểm của phương pháp học nhóm.
- Góp phần xây dựng tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ, đồng thời thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một “cộng đồng” bởi trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó yêu cầu phải giải quyết và để giải được cần sự cố gắng của mỗi cá nhân cùng với trí tuệ của cả tập thể.
- Tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, mỗi người bổ sung một ý, từ đó sản phẩm của học tập sẽ giàu tính sáng tạo và mang tính tập thể.
- 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH |4 Phương pháp học tập chủ động bậc đại học - Số lượng thành viên của mỗi nhóm trong khoảng 5 đến 8 thành viên, với số lượng này nhóm sẽ hoạt động đạt hiệu quả hơn.
- Thời gian và địa điểm do nhóm tự thống nhất và quyết định.
- Thường thời gian họp nhóm tiến hành trong khoảng 45-75 phút, vì sau thời gian này mức độ tập trung không được cao.
- 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH |5 Phương pháp học tập chủ động bậc đại học - Xây dựng các dự án cụ thể dựa trên các dự án ngắn hạn đó.
- Nguyên tắc của kỹ thuật này là hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, để rồi sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau.
- 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH |6 Phương pháp học tập chủ động bậc đại học 4.
- PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁ NHÂN Phương pháp khoa học trong học tập Nếu học tập mà không có khoa học thì năng suất học tập thấp, kiến thức tiếp thu không vững chắc và khó ứng dụng kiến thức trong thực tế.
- Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả trong học tập, phải học có phương pháp trong tất cả các khâu: từ nghe giảng, ghi chép, làm bài và chú tâm tự học Nghe giảng: Nếu chú tâm nghe giảng, hiệu suất tiếp thu đạt tới 50 phần trăm.
- Trong đời sống hàng ngày, quá trình thông tin chiếm tới hai phần ba thời gian hoạt động của con người, trong đó viết chỉ chiếm 9.
- Đây quả là sự lãng phí lớn về thời gian và sức lực của cả người giảng lẫn người nghe.
- Ở bậc học cao hơn, thực tập là hình thức học tập không thể thiếu ở các trường, nhất là ở trường đại học.
- Nhưng chỉ sau một thời gian chú tâm tập luyện, ai cũng có thể kết hợp các khả năng này.
- Tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và khả năng tập trung chú ý phải được rèn luyện mới có chứ không do bẩm sinh tự nhiên mà được.
- Ngoài ra, rèn luyện sự chú tâm học cả những môn © 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH |7 Phương pháp học tập chủ động bậc đại học không thích, ta sẽ đồng thời rèn luyện được nghi lực, chủ động tập trung khi cần thiết.
- Đây là khả năng quý giá giúp con người thành công không chỉ trong học tập mà còn trong tất cả mọi việc.
- Kỹ năng nghe giảng Học hiệu quả là thu nhận được nhiều kiến thức nhất, mau chóng nắm được các vấn đề một cách trực tiếp nhất, chính xác nhất, tiết kiệm thời gian nhất.
- Phương pháp học có hiệu quả nhất chính là “Nghe giảng bài”.
- Giúp bạn rút ngắn thời gian ôn tập sau này.
- Không ngỡ ngàng khi đọc lại các đề cương học tập.
- Những điều lưu ý khi nghe giảng bài - Không được bỏ qua hoặc xem nhẹ thời gian đầu của tiết học.
- Tập trung theo dõi bài giảng, nói chung chưa nên nghĩ đến việc sẽ làm gì vì điều đó sẽ phá vỡ logic của quá trình nghe giảng.
- Tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi ghi chép theo ý hiểu của mình.
- Tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng nhất mà giảng viên thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần.
- 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH |8 Phương pháp học tập chủ động bậc đại học Nghe giảng bài là phương pháp học có hiệu quả nhất, giúp chúng ta thu nhận kiến thức mới sâu rộng hơn để hoàn thiện trình độ học vấn.
- Không những thế, biết lắng nghe không chỉ giúp tiến bộ nhanh chóng trong học tập mà đồng thời còn rèn luyện cho chúng ta biết tu dưỡng bản thân, nó cũng là một thái độ đúng đắn, lịch sự cần có trong giao tiếp xã hội để được mọi người yêu quý.
- Vì vậy, phương pháp nghe để trở thành người có năng lực biết lắng nghe là phương pháp học có hiệu quả nhất và cũng là cần thiết trước nhất.
- Kỹ năng tập trung Một trong những nguyên nhân khiến hầu hết mọi người gặp khó khăn trong học tập và làm việc là do thiếu tập trung.
- vì lơ đểnh, thiếu tập trung nên chuyện học hành và làm việc của bạn trở nên khó khăn, nhàm chán.
- Sự hứng thú và sự tập trung luôn đi cùng với nhau.
- Rõ ràng, hứng thú đã giúp bạn dễ dàng tập trung thì đồng thời, sự tập trung tốt cũng sẽ giúp bạn có thêm hứng thú, nó sẽ nâng cao năng suất học tập và làm việc cho bạn.
- Có thể nói đơn giản, khả năng tập trung là: năng lực tập trung sự chú ý vào chính công việc đang làm.
- Đó có thể là đọc sách, nghe nhạc, chuyện trò hay giải quyết các vấn đề chuyên môn trong học tập và làm viêc.
- Có một thực tế không thể phủ nhận là hiện nay phần lớn chúng ta không thể tập trung, khả năng tập trung vào những việc bình thường nhất cũng là rất khó.
- Quan trọng là bạn có nhận ra là mình đang bị mất tập trung và xác định quyết tâm rèn luyện để thay đổi hiện trạng đó hay không.
- Phương pháp này đơn giản nhưng khá hữu hiệu.
- Chẳng hạn như: Bạn đang học và bạn chợt nhớ tới một buổi hò hẹn, hãy nói với chính mình: “Quay lại ngay bây giờ”, nhẹ nhàng kéo sự chú ý của mình về với vấn đề bạn đang cần tập trung, quay trở lại với công việc bạn đang làm và tập trung vào công việc đó.
- Bạn không nên làm những công việc quan trọng đòi hỏi tập trung đầu óc cao độ ngay sau khi vừa kết thúc các bài tập cường độ cao chẳng hạn.
- Chỉ riêng việc thực hiện “đúng giờ đúng việc” như thế cũng đã giúp bạn tập trung hơn.
- 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH |9 Phương pháp học tập chủ động bậc đại học - Hãy chọn một chỗ thích hợp nhất, tránh điện thoại, nên có và thực hiện nghiêm túc một thời khóa biểu hiệu quả.
- Khi bạn chuẩn bị, hãy giành chút thời gian nghĩ xem bạn cần chuẩn bị những gì, đề ra một hướng giải quyết chung để có thể hoàn thành công việc, phân loại công việc và xác định các phương pháp hoàn thành các công việc phải làm, chia nhỏ bài học hoặc công việc thành từng phần nếu có thể.
- Bạn hãy ngủ đủ thời gian mình thấy cần phải ngủ.
- Khi bạn thấy mình đã ngủ đẫy giấc, thấy tỉnh táo, bạn sẽ dễ dàng tập trung để hoàn thành công việc phải làm hơn.
- Nếu bạn hay bị phân tán đầu óc do có cái gì đó làm bạn buồn phiền chẳng hạn, thì hãy dành riêng thời gian cho các ý nghĩ buồn phiền đó.
- Bạn hãy thỏa thuận với chính mình là hàng ngày, có khoảng thời gian đặc biệt chỉ để suy nghĩ, xử lý lo lắng, buồn phiền.
- Sự rèn luyện một cách có ý thức năng lực tập trung trong cuộc sống hàng ngày sẽ cho phép bạn tận dụng hiệu quả hơn thời gian và chuẩn bị tinh thần để bước vào những trải nghiệm mới.
- Năng lực tập trung ngày nay có ý nghĩa lớn lao hơn bao giờ hết, phân tán tư tưởng cản trở việc học tập, làm giảm khả năng phát triển bản thân.
- Vì thế, hãy thực hành, luôn luôn thực hành, thường xuyên nhắc nhở bản thân tập trung.
- Sự hiểu biết về tập trung, sự hiểu biết này không đủ giúp nâng cao kỹ năng tập trung của bạn, duy chỉ có chủ ý thực hành là đi đúng hướng.
- Hãy thực hành, hãy thực hành bất kỳ phương cách tập trung nào mà bạn thấy thích hợp với mình, bạn nhé! Cách tìm kiếm - sử dụng tài liệu Tài liệu, sách vở ở bậc ĐH cũng đồ sộ như khối lượng kiến thức cần tiếp thu.
- Vì vậy, lập nhóm học tập cũng rất quan trọng trong việc học ở ĐH, sẽ được nói đến ở phần sau.
- Không thể phủ nhận chương trình đào tạo còn nhiều yếu kém ở ĐH, nhưng thực tế, đã có © 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH | 10 Phương pháp học tập chủ động bậc đại học những chương trình, hội nhóm, câu lạc bộ (CLB) tại các trường được lập ra để SV trau dồi và rèn luyện những kỹ năng của mình.
- 6 KỸ NĂNG HỌC TỐT BẬC ĐẠI HỌC Kỹ năng học tập trên lớp Nghe giảng: Để tập trung nghe giảng nắm được bài ngay trên lớp không phải là một việc đơn giản và dễ dàng.
- Hơn nữa, việc tập trung được hay không đôi khi còn phụ thuộc vào thầy giáo, bài giảng hay các nguyên nhân chủ quan khác.
- Việc phát biểu hay đặc câu hỏi cho thầy cô giáo cũng là một cách khiến chúng ta tập trung hơn.
- Hãy dành thời gian để nghe các thầy cô giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh… Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có.
- Bạn nên chọn một thời gian học cố định và tạo cho mình thói quen học thời gian đó.
- Ngoài ra, cần có lịch học thật hợp lý, kết hợp giữa học tập và giải trí như có thể một bản nhạc nhẹ nhàng, hoặc một bài tập thể dục.
- 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH | 11 Phương pháp học tập chủ động bậc đại học Kỹ năng đọc sách Đọc sách là kỹ năng không thể thiếu bởi học đại học sẽ phải học rất nhiều.
- Kỹ năng giải tỏa stress Bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn, tạo cho mình một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày hoặc vận động như đi bộ, tập thể dục, trò chuyện cùng bạn bè.
- Tại sao phải “giận sôi người” khi mà “hơi giận một chút” là đủ? Tại sao “đau khổ tột cùng” khi mà bạn chỉ cần “buồn một tẹo”… Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra Phương pháp ghi bài và tiếp thu được 70 - 80% bài giảng của thầy cô là bạn đã thành công một nửa rồi đấy.
- Đặc biệt, bạn nên chú ý đến những thông tin được các thầy, cô chỉnh sửa đến mọi hướng dẫn về học tập.
- Khi còn ít thời gian để ôn tập thì học nhồi nhét.
- Đầu tiên hãy xem trước tất cả những tài liệu mà bạn cần phải học, lướt qua các chương để nắm được ý chính, bỏ qua những phần mà bạn không có thời gian xem lại.
- Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó.
- 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH | 12 Phương pháp học tập chủ động bậc đại học Đồng thời tạo thói quen “văn ôn, võ luyện”.
- Đây là một việc không khó, chỉ cần chịu khó ngồi vào bàn học mỗi ngày thì dần dần sẽ tạo nên thói quen học tập nhất định.
- Đó chẳng qua là quá trình đánh giá kết quả đạt được trong học tập.
- Giữ gìn sức khỏe Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là điều cực kỳ quan trọng vì trong thời gian ôn thi, học tập với cường độ cao, cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng.
- Có vậy, sức khỏe mới được đảm bảo và việc học tập cũng hiệu quả hơn.
- Buổi trưa dù bận cách mấy cũng nên chợp mắt ít nhất nửa giờ vì người ta nhận thấy giấc ngủ buổi trưa dù ngắn nhưng sẽ giúp ích rất nhiều cho sự tiếp thu kiến thức vào buổi chiều và tạo sự sảng khoái trong học tập.
- Giữ trạng thái tâm lý tốt Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để học thi, nhưng việc định hướng, sắp xếp thời khóa biểu học tập một cách khoa học, hợp lý cũng cần thiết không kém.
- Do vậy, các bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý để chú tâm hơn vào việc học.
- Việc học tập căng thẳng cũng tạo nên cảm giác mệt mỏi.
- Vì thế, thời gian ngủ của các bạn phải được đảm bảo, hoạt động vui chơi giải trí cũng không thể bỏ qua.
- Quãng thời gian thư giãn có thể là lúc để các bạn hồi tưởng lại những gì đã học.
- 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH | 13 Phương pháp học tập chủ động bậc đại học Không nên áp đặt lên kết quả thi cử, chẳng hạn như: “Phải thi đạt cho được loại giỏi, phải thi đỗ.
- Vì vậy, đừng quá lo lắng và miệt mài học thi mà lơi lỏng việc chăm sóc sức khỏe của bản thân mình bạn nhé! Chúc các bạn vui - khỏe, đạt nhiều kết quả tốt trong học tập.
- 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH | 14 Phương pháp học tập chủ động bậc đại học Suy ngẫm Bây giờ bạn dành 5 phút để suy ngẫm những vấn đề vừa được học và suy nghĩ xem bạn sẽ áp dụng chúng vào quá trình học của bạn như thế nào? Hãy viết ra những suy nghĩ của bạn: Tôi đã học được….
- Cụ thể, tôi sẽ © 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH | 15