You are on page 1of 181

Trường THCS …………………….

Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7


PHẦN I: CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP
CHUYÊN ĐỀ 1: TỤC NGỮ
Ôn tập: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Ôn tập: Tục ngữ về con gười và xã hội
CHUYÊN ĐỀ 2: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI
Ôn tập: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Ôn tập: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Ôn tập: Đức tính giản dị của Bác Hồ
Ôn tập: Ý nghĩa văn chương
CHUYÊN ĐỀ 3: TRUYỆN HIỆN ĐẠI
Ôn tập: Sống chết mặc bay
Ôn tập: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
CHUYÊN ĐỀ 4: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Ôn tập: Ca Huế trên sông Hương
CHUYÊN ĐỀ 5: CHÈO
Ôn tập: Quan âm Thị Kính
PHẦN II: ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 1


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
PHẦN I: CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP
CHUYÊN ĐỀ 1: TỤC NGỮ VIỆT NAM
A. Lý thuyết.
1. Tục ngữ là gì?
- Là những câu nói của dân gian ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh, đúc kết những
kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt của cuộc sống , được nhân dân vận dụng
vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- Tục ngữ bao giờ cũng có nghĩa đen là nghĩa trực tiếp gắn với hiện tượng ban
đầu nhằm phản ánh kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất và sinh hoạt
xã hội. Tục ngữ thiên về biểu hiện trí truệ của nhân dân trong việc nhận thức thế
giới và con người. Gorki nói “ Tục ngữ diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh
nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhân dân laọ động”. Mỗi câu tục
ngữ thường có hai nghĩa : nghĩa đen và nghĩa bóng. Cái cụ thể cá biệt tạo nên
nghĩa đen, cái trừu tượng, phổ biến tạo nên nghĩa bóng.
- Những câu TN thể hiện kinh nghiệm về con người, xã hội thường không sử
dụng chủ ngữ nên rất hàm súc, cô đọng, có nghĩa bóng và có khả năng ứng dụng
vào nhiều trường hợp khác nhau .
VD: Học ăn, học nói, học gói, học mở
- Tục ngữ có nhiều chủ đề :
+ Quan niệm về giới tự nhiên : Các câu đã học.
+ Đời sống vật chất :
Người sống về gạo, cá bạo về nước; Có thực mới vực được đạo ; Miếng khi đói
bằng gói khi no ; ăn một miếng, tiếng một đời ; lợn giò, bò bắp, vịt già, gà tơ ;
mùa hè cá sông, mùa đông cá bể ;
+ Đời sống xã hội :
Nhà nào giống ấy. cây có cội, sông có nguồn ; Giỏ nhà ai ,quai nhà nấy ; giấy
rách giữ lề; Một giọt máu đào hơn ao nước lã….
+ Đời sống tinh thần và những quan niệm vè nhân sinh :

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 2


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Người là hoa đất ; Người như hoa ở đâu thơm đấy ; Trông mặt mà bắt hình
dong ; Lớn vú bụ con ; Cái răng cái tóc là góc con người ; Môi dày ăn vụng đã
xong- môi mỏng hay hớt môi cong hay hờn ; tẩm ngẩm mà đấm chết voi …
* Lưu ý: Có thể nhầm lẫn tục ngữ với ca dao :
+ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thí râm
+ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên .
(Hình thức thơ lục bát nhưng nội dung nêu kinh nghiệm …)
2. Giá trị nội dung
Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt
những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng
thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn”
của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh
nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
3. Giá trị nghệ thuật
- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp
- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
B. Bài tập:
Bài tập 1: Dòng nào sau đây là tục ngữ?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
B. Nước chảy đá mòn
C. Rau nào sâu ấy
D. Lên thác xuống ghềnh
PA. A
Bài tập 2: Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động
sản xuất?
A. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 3


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
PA. C
Bài tập 3: Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta
điều gì?
A. Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải
B. Hãy biết coi trong của cải của bản thân
C. Đừng nên coi trọng của cải
D. Hãy biết quý trọng con người hơn của cải
PA. D
Bài tập 4: Câu tục ngữ nào không cùng nội dung với câu tục ngữ "Một mặt
người bằng mười mặt của"?
A. Người làm ra của, của không làm ra người
B. Người sống đống vàng
C. Người ta là hoa của đất
D. Người còn thì của còn
PA. C
Bài tập 5: Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?
A. Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho
B. Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa
C. Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ
D. Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch
PA. D
Bài tập 6: Để lập dàn ý cho đề bài: Giải thích câu tục ngữ: "Thương người như
thể thương thân", câu hỏi tìm ý nào dưới đây là không cần thiết?
A. Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ như thế nào?
B. Vì sao nhân dân ta lại khuyên phải thương người như thể thương thân?
C. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ?
D. Có khi nào lời khuyên đó sai không?
PA. D

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 4


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Bài tập 7: Ý nào dưới đây không cần thiết khi làm bài nghị luận cho đề bài:
Chứng minh câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"?
A. Giải thích câu tục ngữ
B. Chứng minh truyền thống biết ơn của dân tộc
C. Phát biểu cảm nghĩ về lòng biết ơn
D. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ
PA. C
Bài tập 8: Tục ngữ ta có câu Không thầy đố mày làm nên nhưng lại có câu Học
thầy không tày học bạn. Em hiểu gì về lời dạy qua hai câu ca dao trên
* Gợi ý:
a. Mở bài:
- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 5


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
b. Thân bài:
* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"
- Đề cao đến mức tuyệt cú cú đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ
lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả chuyện tạo dựng sự nghề của học sinh
* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"
- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết
sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường,
còn phần lớn thời (gian) gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững
thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận
tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ củamỗi người học sinh trong
học tập, đời sống.
* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau
và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về
chuyện học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của
thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về tất cả mặt.
c. Kết bài:
- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở,
học trong thực tế đời sống quanh mình.
- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi,
con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 6


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

BÀI 1: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT


Giới thiệu: Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ chiếm một ví
trí quan trọng và có một số lượng khá lớn. Nó được ví là kho báu kinh nghiệm
và trí tuện dân gian. Nếu ca dao là những lời ca thể hiện tình cảm của con người
thì tục ngữ lại mang tính lí trí, trí tuệ, triết lí.
I. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:
Tục ngữ Việt Nam nói về hầu hết các vấn đề của cuộc sống nhưng phong phú và
đặc sắc nhất vẫn là những câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Có thể kể đến những câu tục ngữ tiêu biểu sau:
1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 7


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
4. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
5. Tấc đất tấc vàng
6. Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền
7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
8. Nhất thì, nhì thục.
Tám câu tục ngữ trên có thể được chia thành hai nhóm. Bốn câu đầu nói về
thiên nhiên và bốn câu sau bàn về những kinh nghiệm trong lao động sản xuất.
Ông cha ta đã có những quan sát rất tỉ mỉ và phải dùng nhiều thời gian nhưng
nó đều là những quy luật của tạo hóa, những phát hiện đó cũng đã đặt nền
móng và trở thành đề tài cho sự nghiên cứu khoa học sau này.
Câu 1:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
- Câu tục ngữ là kinh nghiệm về thời tiết của nước ta. Là một nước ở bán cầu
Bắc và gần đường xích đạo, mùa hè nước ta kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 còn
mùa đông từ tháng 9 đến tháng 12.
+ Vào mùa hè tháng năm thì ngày dài đêm ngắn còn ngày mùa đông thì ngày
ngắn đêm dài.
+ Cách nói cường điệu có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm ấy: “chưa nằm đã sáng,
chưa cười đã tối”.
+ Phép đối xứng giữa hai vế câu làm nổi bật sự trái ngược trong tính chất của
đêm mùa hạ và ngày mùa đông.
- Câu tục ngữ ngắn gọn, dễ nhớ giúp chúng ta có thể sắp xếp thời gian một cách
hợp lí để làm việc và bảo vệ sức khỏe.
Câu 2: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”
- Câu tục ngữ thứ hai nói về kinh nghiệm dự đoán thời tiết. Ngày xưa khi công
nghệ dự báo thời tiết chưa xuất hiện, ông bà ta có thể dự đoán được thời tiết
ngày hôm sau bằng cách quan sát bầu trời buổi tối.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 8


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Mau sao là những hôm trời nhiều sao còn vắng sao tức là ít sao vào ban đêm.
Vào những hôm trời mau sao thì ngày hôm sau thường sẽ nắng to, còn những
hôm nào bầu trời không nhìn thấy được vì sao nào thì ngày mai có thể trời sẽ
mưa.
+ Điều này có thể giải thích bằng khoa học một cách dễ hiểu là những hôm nào
quang mây, nhìn thấy được bầu trời trong vắt thì sẽ nắng còn nếu có nhiều mây
thường là trời sắp mưa.
+ Kinh nghiệm này cho đến ngày hôm nay vẫn thường xuyên được các ông bà
sử dụng. Nếu hôm nay bạn chưa xem chương trình dự báo thời tiết thì có thể
dùng cách này để biết được thời tiết ngày mai thế nào để chủ động trong công
việc. Tuy nhiên vì chỉ dựa trên phán đoán và kinh nghiệm nên điều này đôi khi
chưa hẳn đã đúng.
Câu 3: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”
Câu thứ ba là kinh nghiệm về hiện tượng thời tiết trước khi có bão: Ráng là
màu vàng của mây do mặt trời chiếu vào, nó ngả thành màu vàng giống như
màu mỡ gà. Ráng mỡ gà thường xuất hiện ở phía chân trời trước khi trời có
bão. Nhìn vào đấy người ta có thể biết mà lo chống giữ nhà cửa, sửa soạn để
hạn chế thấp nhất hậu quả do bão gây ra. Cấu trúc hai vế nhưng rất ngắn gọn
của câu tục ngữ khiến ai nghe qua cũng có thể nhớ ngay được.
Ngày nay, khoa học công nghệ đã phát triển, chúng ta có thể dự đoán được
chính xác diễn biến của từng cơn bão. Tuy nhiên những kinh nghiệm dân gian
vẫn còn giá trị đến ngày hôm nay.
Câu 4: Câu tục ngữ thứ tư trình bày những phán đoán trước khi có lụt:
“Tháng bày kiến bò, chỉ lo lại lụt”
Những loài vật sống dưới mặt đất như kiến thường rất nhạy cảm với những
thay đổi của thời tiết. Khi trời sắp mưa to kiến thường bò ra khỏi tổ để kiếm
thức ăn dự trữ. Tuy nhiên với những năm có lũ lớn, đàn kiến thường bò hết ra
khỏi tổ và mang theo cả trứng, di chuyển chỗ ở lên cao để tránh bị ngập nước
và bảo toàn nòi giống. Ông cha ta đã dựa vào tập tính đó để phán đoán xem

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 9


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
năm nay có lũ hay không, nhất là vào những dịp tháng Bảy âm lịch ở nước ta là
mùa mưa.
Thông qua câu tục ngữ này ta có thể thấy con người ngày xưa đã có những
quan sát rất tỉ mỉ và kì công với bất kì hiện tượng nào ngoài thiên nhiên. Ngày
nay dựa vào việc quan sát sinh hoạt của loài kiến và một số loài vật sống dưới
mặt đất khác người ta cũng có thể dự đoán khá chính xác về tình hình thời tiết
để có những phương án dự phòng phù hợp.
=> Bốn câu tục ngữ đầu tiên là những triết lí về các hiện tượng thiên nhiên
trong đời sống. Để sinh tồn và phát triển, ông cha ta đã phải tự thân quan sát
mọi hiện tượng xung quanh từ những điều nhỏ nhất. Dù chỉ bằng những cách
thô sơ nhất nhưng kết quả của những quan sát trên lại có giá trị lâu dài cho đến
ngày hôm nay.
Bên cạnh tìm hiểu về các hiện tượng thiên nhiên, với đặc điểm là một nước
thuần ông, các thế hệ trước cũng đã đúc rút những bài học để có được vụ mùa
bội thu để truyền lại cho con cháu đời sau. Nó được thể hiện qua các câu tục
ngữ từ câu 5 đến câu 8 trong phần ngữ liệu trên.
Câu 5: “Tấc đất, tấc vàng”
Câu 5 là lời răn dạy về giá trị của đất đai: Tấc là đơn vị đo lường của người
thời xưa, một tấc đất chỉ bằng 1/10 thước, tức chỉ là một khoảng đất nhỏ còn tấc
vàng thì lại là một lượng vàng rất lớn và có giá trị. Câu tục ngữ là một phép so
sánh được tối giản hóa chỉ còn hai vế so sánh. Người xưa đã ví tấc đất với tấc
vàng, một vật có giá trị rất nhỏ với một vật có giá trị rất lớn nhằm khẳng định
vị trí đặc biệt quan trọng của đất đai đối với người nông dân. Họ đã khẳng định
rằng dù chỉ là một mảnh đất rất nhỏ thôi nhưng còn quý hơn cả một lượng vàng
lớn. Vàng bạc dẫu quý giá nhưng nếu cứ ăn mãi rồi cũng sẽ hết, chỉ có đất mới
nuôi sống con người được lâu dài.
Đối với những người nông dân, đất đai không chỉ là phương tiện sản xuất mà
còn là một phần trong cuộc sống với sự gắn bó keo sơn. Người nông dân luôn
ví đất là mẹ vì từ đất họ có thể làm ra những vật phẩm để nuôi sống bản thân và
gia đình. Câu tục ngữ khuyên dạy ta cần phải sử dụng đất sao cho hợp lí, không

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 10


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
sử dụng lãng phí và bảo vệ nguồn đất, phải nhận thức đúng giá trị của đất mẹ để
có thể gắn bó và yêu quý đất đai.
Câu 6: Câu tục ngữ thứ 6 là những lời nhận xét và kinh nghiệm về thứ tự hiệu
quả mà các mô hình kinh tế đem lại: “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh
điền”
Câu tục ngữ trên sử dụng từ Hán-Việt, giải nghĩa ra có nghĩa là thứ nhất là
đào ao nuôi cá, thứ hai là làm vườn, thứ ba là làm ruộng. Nội dung của câu tục
ngữ này có nghĩa là trong các hoạt động canh tác của nhà nông, đem lại hiệu
quả kinh tế nhanh và nhiều nhất lần lượt là chăn nuôi thủy hải sản sau đó đến
làm vườn và cuối cùng là trồng hoa màu ở đồng ruộng. Có thể sắp xếp như vậy
bởi nuôi trồng thủy hải sản ít tốn thời gian và công chăm sóc, thu hoạch nhanh
hơn và đạt giá trị kinh tế cao hơn. Làm vườn trồng cây ăn quả và trồng hoa màu
đòi hỏi thời gian và công sức dài hơn, rủi ro do mất mùa cũng cao hơn.
Câu tục ngữ trên cũng là một gợi ý cho người nông dân cân nhắc khi bắt tay
vào xây dựng kinh tế. Tuy nhiên nếu muốn áp dụng càn phả xem xét được đặc
điểm tình hình tự nhiên và các nguồn tài nguyên của địa phương thì mới có thể
thành công.
Câu 7: Người nông dân cho đến ngày hôm nay vẫn rất quen thuộc với câu nói:
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Phép liệt kê vừa có tác dụng nêu rõ thứ tự, vừa nhấn mạnh vai trò của từng
yếu tố. Câu tục ngữ này cũng sử dụng các yếu tố Hán-Việt, đó là các số đếm
Nhất, nhì, tam tứ có nghĩa là thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư. Nghĩa của câu
này là khi trồng lúa, quan trọng nhất là phải có nguồn nước đầy đủ, thứ hai là
phải bón phân, thứ ba là sự cần cù chăm chỉ của con người và thứ tư là phải có
giống tốt. Bốn yếu tố trên kết hợp lại với nhau sẽ cho một vụ mùa bội thu.
Câu tục ngữ trên đã giúp ta thấy được vai trò của từng yếu tố để có một vụ
mùa thắng lợi. Cho đến ngày hôm nay, câu nói trên vẫn được bà con nông dân
áp dụng trong quá trình canh tác của mình.
Câu 7: Ngoài việc trồng lúa, khi trồng các loại cây khác ông cha ta cũng đúc
rút được những lời khuyên cho thế hệ sau. Một trong số đó là câu:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 11


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
“Nhất thì, nhì thục”
Nghĩa tiếng Vệt của câu này là thứ nhất là đúng thời gian, thứ hai là đất đai
được làm thuần thục, nhuần nhuyễn. Câu tục ngữ đã khẳng định rằng trong
trồng trọt quan trọng nhất là trồng đúng thời gian, mùa vụ và thứ hai là đất đai
được chuẩn bị kĩ càng. Kinh nghiệm này đã đi sâu vào thực tế, dù trồng bất kì
loại cây nào nếu đúng mùa và chuẩn bị tốt sẽ cho ra sản phẩm đạt chất lượng.
* Kết luận: Thông qua các câu tục ngữ trên, ta có thể nhận thấy hình thức của
chúng là rất ngắn gọn bởi đặc thù truyền miệng của văn học dân gian, tuy nhiên
ý nghĩa lại rất cô đọng, hàm súc và đầy đủ. Hình ảnh, từ ngữ được sử dụng
mang tính biểu đạt cao, các câu tục ngữ luôn có sự dí dỏm như bản tính vốn có
của người nông dân Việt Nam.
Từ những kinh nghiệm được truyền lại thông qua những câu tục ngữ trên ta
có thể thấy rằng dù trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng thế hệ cha ông ta
ngày trước đã không ngừng quan sát và học hỏi, tạo nên những bài học quý giá
cho thế hệ con cháu sau này. Ngày nay dù khoa học phát triển nhưng những
kinh nghiệm thực tế đó chưa bao giờ bị lãng quên. Sự kết hợp hài hóa của hai
yếu tố trên đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân Việt Nam.
II. Tục ngữ về con người và xã hội:
Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, kết tinh của trí tuệ dân gian qua bao đời nay.
Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là
kho báu về kinh nghiệm xã hội. Sau đây là một số câu tiêu biểu:
1. Một mặt người bằng mười mặt của
2. Cái răng, cái tóc là góc con người
3. Đói cho sach, rách cho thơm
4.Học ăn, học nói, học gói, học mở
5. Không thầy đố mày làm nên
6. Học thày khôn gtayf học bạn
7. Thương người như thể thương than
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
9. Một cây làm chẳng lên non

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 12


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
Dưới hình thức những lời nhận xét, khuyên nhủ ngắn gọn, hàm súc, tục ngữ
chứa đựng rất nhiều bài học thiết thực, bổ ích trong nhiều lĩnh vực như cách
đánh giá con người, trong cách học hành và ứng xử hằng ngày.
Dựa vào nội dung, ta có thể chia những câu tục ngữ trên thành ba nhóm nhỏ.
Câu 1, 2, 3 nói về phẩm chất con người. Câu 4, 5, 6 nói về học tập, tu dưỡng.
Câu 7, 8, 9 nói về quan hệ ứng xử. Tuy vậy ba nhóm trên đều là kinh nghiệm và
những bài học của dân gian về con người và xã hội. Về hình thức, chúng đều
ngắn gọn, có vần,có nhịp và thường dung lối so sánh, ẩn dụ.
Câu 1: “Một mặt người bằng mười mặt của”
Là lời khẳng định to lớn, quý báu của con người:
- Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa
tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến
số của cải rất nhiều.
- Tác giả dân gian vừa dung hình thức so sánh (bằng), vừa dung hình thức đối
lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một >< mười) để khẳng định sự quý
giá gấp bội của con người so với của cải. Di bản của câu tục ngữ này là: Một
mặt người hơn mườimặt của càng khẳng định điều đó.
- Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ
hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có
được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là
thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.
- Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trong và bảo vệ con người,
không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện
thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tang cường suwacs lao động:
(Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất... ). Ông bà, cha
mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.
Bên cạnh đó, câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi,
động viên những người gặp trường hợp không may: (Của đi thay người. Người
làm racủa, của không làm ra người... ).

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 13


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Một số câu tục ngữ có nội dung tương tự làm sang tỏ thêm quan điểm quý
trong con người của ông cha ta: Người sống hơn đống vàng. Lấy của che thân,
không ai lấy thân che của. Có vàng vàng chẳng hay phô, Có con nó nói trầm trồ
dễ nghe...
Câu 2: “ Cái răng cái tóc là góc con người”
Phản ánh quan niệm về vẻ đẹp bên ngoài của người xưa:
- Góc tức là một phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ con người thì răng và tóc chỉ
những chi tiết nhỏ nhất ấy lại làm nên vẻ đẹp con người.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên
ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính
cách bên trong. Qua câu tục ngữ trên, ta thấy cách nhìn nhân, đánh giá và quan
niệm về vẻ đẹp của nhân dân lao động thật tinh tế. Trong ca dao, dân ca có rất
nhiều lời ca ngợi hàm răng, mái tóc của người phụ nữ:
Tóc em dài, em cài hoa lí,
Miệng em cười hữu ý, anh thương!
Hay:
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Câu 3: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”
Nói về quan niệm sống trong sạch của người xưa:
- Hình thức câu tục ngữ này đặc biệt ở chỗ trong mỗi vế đã có sự đối lập về
ý: đói >< sạch ; rách >< thơm và sự đối lập giữa hai vế : Đói cho sạch - rách
cho thơm.
- Đói và rách là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn. Sạch và
thơm là những tính từ chỉ tính chất của sự vật nhưng đã được chuyển nghĩa,
dung để miêu tả phẩm giá trong sang, tốt đẹp mà con người cần phải giữ gìn, dù
trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các từ nói trên vừa được hiểu tách bạch trong từng
vế, vừa được hiểu trong sự kết hợp giữa hai vế của câu.
- Nghĩa đen của câu là: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn
mặc thơm tho. Tuy vậy, nghĩa chính lại là nghĩa hàm ngôn : Dù nghèo khổ,

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 14


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
thiếu thốn đến đâu chăng nữa thì con người vẫn phải giữ gìn lối sống trong sạch
và phẩm giá cao quý; không vì nghèo khổ ma làm điều điều xấu xa, tội lỗi.
- Câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chỉnh. Người xưa mượn chuyện cái ăn, cái
mặc để nhắc nhở mọi người phải giữ gìn cái sạch, cái thơm của nhân cách trong
những tình huống khăn để giống như hoa sen : Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn.
Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là trong đạo làm người, điều cần giữ gìn
nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.
Trong dân gian còn lưu luyến rộng rãi những câu như: Giấy rách phải giữ lấy
lề. Chết trong cònhơn sống đục... có nội dung tương tự.
*Câu 4: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”- Nói về sự tỉ mỉ, công phu của
việc học hành:
- Câu tục ngữ này gồm bốn vế có quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Động từ
học lặp lại bốn lần, vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học
vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học trong suốt đời người.
- Ông bà xưa rất quan tâm đến việc khuyên nhủ, dạy bảo con cháu bằng những
câu tục ngữ như :. Lời nói đọi máu... Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Ăn tùy
nơi, chơi tùy chốn. Ăn ngay, nói thẳng. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày. Lời
nói đọi máu. Nói hay hơn hay nói. Ăn nên đọi (bát), nói nên lời. Lời nói gói
vàng. Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau...
- Nghĩa của học ăn, học nói tương đối dễ hiểu, còn thế nào là học giỏi, học mở?
+ Về hai vế này có giai thoại sau đây : "Các cụ kể rằng ở Hà Nội trước đây, một
số gia đình giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh rồi đặt vào lòng
cái chén nhỏ bày trên mâm. Lá chuối tươi rất giòn, dễ rách khi gói, dễ bật tung
khi mở, phải thật nhẹ nhàng, khéo léo mới làm được. Người ăn phải biết mở
sao cho khói tung tóe ra ngoài và bắn vào quần áo người bên cạnh. Biết gói,
biết mà trong trường hợp này được coi là một tiêu chuẩn của con người khéo
tay, lịch thiệp. Như vậy, để biết gói vào và mở ra đều phải học".
+ Suy rộng ra, nghĩa của học gói, học mở còn có thể hiểu là trong cuộc sống
hằng ngày, chúng ta phải học nhiều thứ một cách kĩ càng, tỉ mỉ.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 15


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Mỗi hành vi đều là sự "tự giới thiệu" mình với người khác và đều được người
khác nhận xét, đánh giá. Vì vậy chúng ta phải học để thong qua ngôn ngữ và
cách ứng xử, chứng tỏ mình là người có văn hóa, lịch sự, tế nhị, thành thạo
công việc, biết đối nhân xử thế.
Học hành là công việc khó khan, lâu dài, không thể coi nhẹ. Học hành để trở
thành người giỏi giang và có ích là hết sức cần thiết.
Câu 5: “ Không thầy đố mày làm nên”- Khẳng định vai trò quan trọng của
người thấy:
- Thầy: tức là thầy dạy học (theo nghĩa rộng là người truyền bá kiến thức mọi
mặt). Mày: chỉ học trò (theo nghĩa rộng là người tiếp nhận kiến thức). Làm nên:
làm được việc, thành công trong mọi công việc, lập nên sự nghiệp. Không thầy
đố mày làm nên có thể hiểu là nếu không được thầy dạy bảo đến nơi đến chốn
thì ta sẽ không làm được việc gì thành công. Trong quá trình học tập và tạo
dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân, không thể thiếu vai trò quan trong của người
thầy.
- Trong nhà trường, vai trò của người thầy được đặt lên hàng đầu. Thầy dạy cho
trò những kiến thức cần thiết thong qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn
đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời vói việc dạy
chữ là dạy nghĩa. Thầy dạy dỗ, giáo dục học sinh những điều hay lẽ phải, giúp
các em hiểu và sống theo đúng đạo lí làm người.
- Với hình thức là một lời thách đố, nội dung câu tục ngữ này khẳng định công
ơn to lớn của người thầy. Sự thành công trong từng công việc cụ thể và rộng
hơn nữa là sự thành đạt của mỗi học trò đều có công lao to lớn của thầy. Vì vậy
chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn
thầy.
Câu 6: “ Học thầy không tày học bạn”: Nói về tầm quan trọng của việc học
bạn:
- Trước hết ta phải tìm hiểu nghĩa của các từ. Học thầy là học theo hướng dẫn
của thầy, Học bạn là học hỏi bạn bè xung quanh. Không tày: Không bằng.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 16


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Nghĩa của cả câu là : Học theo thầy có khi không bằng học theo bạn. Câu tục
ngữ này đúc kết kinh nghiệm : Tự học là cách học có hiệu quả nhất.
- Người xưa khẳng định rằng muốn đạt kết quả tốt thì mỗi chúng ta phải tích
cực, chủ động học hỏi ở bạn bè những điều nên học.
- Sự học không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà nó mở rộng ra
nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Chúng ta phải học mọi nơi, mọi lúc, học suốt
đời.
- Vậy thì nội dung câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn có trái ngược với
câu Không thầy đố mày làm nên hay không ?
- Thực tế cho thấy vai trò người thầy trong quá trình học tập của học sinh là rất
quan trọng. Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng : Học thầy không tày học bạn.
Chúng ta phải hiểu như thế nào cho đúng ? Thực ra, ý của người xưa là muốn
nhấn mạnh đến sự tác động tích cực của bạn bè đối với nhau nên đã dung lối
nói cường điệu để khẳng định. Bài thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, đem hỏi
lại bạn bè và được bạn bè tận tình hướng dẫn. Lúc đó bạn bè cũng đã đóng vai
trò của người thầy, dù chỉ trong chốc lát.
- Quan hệ so sánh giữa hai vế trong câu (Học thầy, học bạn) được biểu hiện
bằng từ không tày (không bằng). Câu tục ngữ đề cao vai trò của bạn bè trong
quá trình học tập. Bạn bè (đương nhiên là bạn tốt) có thể học hỏi ở nhau nhiều
điều có ích. Câu tục ngữ khuyến khích chúng ta mở rộng đối tượng học hỏi
chân thành học tập những điều hay, điều tốt từ bạn bè. Tình bạn cao quý là sản
tinh thần vô giá của mỗi con người trong suốt cuộc đời.
Hai câu tục ngữ trên một cu nhấn mạnh vai trò của người thầy, một câu về
tâm quan trọng của việc học bạn.Để cạnh nhau, mới đầu tưởng như mâu thuẫn
nhưng thực ra chúng bổ sung nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh quan hệ đúng đắn
của người xưa : Trong học tập, vai trò của thầy và bạn đều hết sức quan trọng.
Câu 7: “ Thương người như thể thương thân” - Là lời khuyên về lòng nhân ái:
- Thương người: tình thương dành cho người khác. Thương thân: tình thương
dành cho bản thân. Nghĩa cả câu là: thương mình thế nào thì thương người thế
ấy.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 17


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Hai tiếng thương người đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng cần sự
đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy coi người khác như
bản thân mình để từ đó có sự tôn trọng, thương yêu thật sự.
- Tình thương là một tình cảm rộng lớn, cao cả. Lời khuyên từ câu tục ngữ này
là mọi người hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha. Đây là đạo lí,
là cách sống, cách ứng xử đầy tính nhân văn bắt nguồn từ truyền thuyết Con
Rồng, cháu Tiên, khẳng định cả dân tộc đều cùng từ một mẹ sinh ra (đồng bào).
Câu 8: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”- Nói về lòng biết ơn:
- Quả : hoa quả. Cây : cây trồng sinh ra hoa quả. Kẻ trồng cây : người trồng
trọt chăm sóc để cây ra hoa kết trái. Nghĩa đen cả câu : Hoa quả ta ăn đều do
công sức người trồng mà có, đó là điều nên ghi nhớ. Nghĩa hàm ngôn là : Khi
được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải nhớ đên công ơn của người đã gây
dựng nên thành quả đó.
- Trên đời này, không có cái gì tự nhiên mà có. Mọi thứ chúng ta được thừa
hưởng đều do công sức của con người làm ra. Cho nên chúng ta phải biết trân
trọng sức lao động và biết ơn những thế hệ đi trước đã sáng tạo ra bao thành
quả vật chất, tinh thần tốt đẹp dành cho các thế hệ sau.
- Câu tục ngữ này có thể được sử dụng trong rất nhiều hoàn cảnh, chẳng hạn
như để thể hiện tình cảm của con cháu đối vơi cha mẹ, ông bà, hoặc tình cảm
của học trò đối với thầy, cô giáo... Cao hơn nữa là để nói về lòng biết ơn của
nhân dân ta đối với các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đâu, hi sinh, bảo vệ đất nước...
Câu 9:
Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
Khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết:
- Một cây, ba cây trong câu tục ngữ này không phải là số từ cụ thể mà nó có ý
nghĩa khái quát chỉ số ít và số nhiều, chỉ sự đơn lẻ và sự liên kết. Tại sao ba cây
chụm lại nên hòn núi cao ? Câu này xuất phát từ hiện tượng tự nhiên là nhiều
cây gộp lại mới thành rừng rậm, núi cao.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 18


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Kinh nghiệm sống được đúc kết trong câu tục ngữ này là chia rẽ thì yếu, đoàn
kết thì mạnh. Một người không thể làm nên việc lớn. Nhiều người hợp sức lại
sẽ giải quyết được những khó khăn, trở ngại, dù là to lớn. Do đó mỗi người
phải có ý thức mình vì mọi người, tránh thái độ cá nhân ích kỉ. Đoàn kết tạo
nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định mọi thành công. Điều đó đã được
chứng minh hùng hồn qua thực thiễn lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
- Về hình thức, những câu tục ngữ về con người và xã hội thường dùng các
hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ để người nghe dế hiểu và thấm thía, nhớ lâ. Về nội
dung, những câu tục ngữ trên thể hiện quan điểm đúng đắn của nhân dân ta về
cách sống, cách làm người và tôn vinh giá trị con người.
Những bài học thiết thực, bổ ích mà tục ngữ để lại đến bây giờ vẫn có tác
động to lớn, giúp chúng ta tự hoàn thiện về tình cảm và trí tuệ để trở thành
người hữu ích cho gia đình và xã hội.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 19


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

CHUYÊN ĐỀ 2: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI


BÀI 1: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA (Hồ Chí Minh)
A. Lý thuyết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An.
- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo
nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng
chủ nghĩa xã hội.
- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới.
- Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối
lượng tác phẩm lớn.
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến…
+ Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 20


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…
2. Tác phẩm:
Xuất xứ - Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ
Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của
Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm
1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay)
- Tên bài do người soạn sách đặt.
Thể loại Văn nghị luận
Bố cục (3 phần) - Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và cướp nước”): Nêu
vấn đề nghị luận – Nhận định chung về lòng yêu nước
- Phần 2 (tiếp đó đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng
minh lòng yêu nước của nhân dân ta
- Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ của mọi người.
Giá trị nội dung Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức
thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ
một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó
là một truyền thống quý báu của ta”.
Giá trị nghệ thuật - Bố cục chặt chẽ, luận điểm ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc
- Dẫn chứng được chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức
thuyết phục
- Cách diễn đạt trong sáng, nhiều hình ảnh so sánh độc
đáo.
II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh (những nét chính về tiểu sử, sự
nghiệp sáng tác,…)
- Giới thiệu về văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (hoàn cảnh ra
đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
2. Thân bài
a. Nhận định chung về lòng yêu nước
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, nồng nàn, chân thành và luôn sục sôi

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 21


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ
lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp
nước.
⇒ Gợi sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước
b. Những biểu hiện của lòng yêu nước
- Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước
của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
- Lòng yêu nước ngày nay của nhân dân ta:
+ Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng
nàn yêu nước, ghét giặc
+ Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng
tiêu diệt giặc
+ Những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội
+ Những phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc
vận tải
+ Những bà mẹ yêu thương bộ đội như con đẻ của mình
+ Nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất
+ Những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ…
⇒ Tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ lòng yêu nước
c. Nhiệm vụ của mọi người
- Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu
nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc
kháng chiến
⇒ Cần phải thể hiện lòng yêu nước bằng những việc làm cụ thể
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng
nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
+ Nghệ thuật: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, hợp lí…

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 22


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Bài học của bản thân về lòng yêu nước: chăm chỉ học tập, yêu quê hương,
gia đình, tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội…
B. Bài tập:
I. Cơ bản:
Bài tập 9: Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (Hồ Chí Minh) thuộc
loại văn bản nào?
A.Tự sự
B. Nghị luận
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm
PA. B
Bài tập 1: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng
bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất
giấu kín đáo trong rương, trong hòm" (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ
Chí Minh)
Nội dung chính của đoạn văn trên là:
A. Ca ngợi lòng yêu nước là các thứ của quý
B. Thể hiện hai trạng thái của lòng yêu nước
C. Lòng yêu nước có thể âm thầm kín đáo hoặc biểu lộ rõ ràng cụ thể
D. Dù thể hiện dưới hình thức nào, lòng yêu nước cũng vô cùng quý giá
PA. B
Bài tập 2: Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản "Tinh thần yêu nước của
nhân dân ta"?
A. Dẫn chứng tiêu biểu cụ thể, toàn diện
B. Giọng văn giàu cảm xúc
C. Văn bản nghị luận mẫu mực
D. Bố cục chặt chẽ, rành mạch
PA. C
Bài tập 3: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh
đã sử dụng thao tác lập luận nào là chính?

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 23


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
A. Bình luận
B. Chứng minh
C. Phân tích
D. Giải thích
PA. B
II. Nâng cao:
Bài tập 1: Nêu hiểu biết của em về thể văn nghị luận?
- Văn chương nghị luận là một thể văn đặc biệt. Khác với các thể loại như
truyện, kí, kịch, thơ,... tác động chủ yếu đến bạn đọc qua hệ thống hình tượng
cảm xúc, văn nghị luận xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng
để luận bàn về một vấn đề nào đó nảy sinh trong thực tiễn đời sống và trong
nghệ thuật. Trong văn bản nghị luận, người viết nêu rõ vấn đề cần xem xét, trình
bày để thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm, thái độ,... của mình đối
với vấn đề đó. Giá trị của một văn bản nghị luận trước hết nằm ở ý nghĩa của
vấn đề được nêu ra, ở quan điểm xem xét và giải quyết vấn đề, nhất là ở sức
thuyết phục của lập luận. Sức thuyết phục của văn nghị luận là ở hệ thống luận
điểm chặt chẽ, luận cứ chi tiết và luận chứng xác thực,... Qua đó, người đọc tin
vào những điều người viết trình bày, tự xác định cho mình những tư tưởng, tình
cảm và hành động đúng.
Bài tập 2: Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng
nào?
Gợi ý: Dẫn chứng:
- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.
- Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng
chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị
chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công
chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua
sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu
biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 24


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Bài tập 3: Chỉ ra và phân tích các hình ảnh so sánh trong bài?
Gợi ý:
- Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết
thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
=> So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh
cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song
của tinh thần yêu nước.
- Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi
được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy.
Khi được cất giấu thì kín đáo.
=> Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có.
Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước;
mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi,
phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc
kháng chiến thắng lợi.
Bài tập 4: Cho đoạn văn: Đồng bào ta ngày nay……đều giống nhau nơi lòng
nồng nàn yêu nước. Xác định phép liệt kê có trong đoạn và nêu tác dụng?
Gợi ý:
- Phép liệt kê: từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ….vùng bị tạm
chiếm.
- Tác dụng: phép liệt kê đã kể ra các giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam nhằm
nhấn mạnh nhân dân VN đều đoàn kết trên dưới một lòng giết giặc.
Bài tập 5: Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ
các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước
ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến
miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ
ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến
những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 25


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho
đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ
những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó
nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ
quyên đất ruộng cho Chính phủ, … Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi
việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
* Gợi ý:
- Đoạn văn nói về tinh thần yêu nước của nhân dân trong văn bản nghị luận về
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh.
- Đoạn văn đã sử dụng phép lập luận chứng minh, cách lập luận rất rõ ràng theo
quan hệ Tổng - Phân - Hợp giàu sức thuyết phục:
+ Câu mở đoạn nêu luận điểm: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với
tổ tiên ta ngày trước để giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay
đồng thời còn có sự so sánh đối chiếu với tinh thần yêu nước của nhân dân ta
ngày trước để bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng.
+ Các câu 2,3,4 liệt kê một loạt dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện để chứng
minh làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay nêu ra ở câu nêu
luận điểm: các cụ già … các cháu thiếu niên nhi đồng; các kiều bào … đồng
bào vùng bị tạm chiếm; nhân dân miền ngược … miền xuôi; những chiến sĩ
ngoài mặt trận … các công chức ở hậu phương; những phụ nữ … bà mẹ; nam
nữ công nhân và nông dân … những đồng bào điền chủ …
Cùng với những dẫn chứng tác giả trình bày chi tiết, tỉ mỉ những hành động,
biểu hiện của tấm lòng yêu nước của những con người này: Ai cũng một lòng
nồng nàn yêu nước, ghét giặc, … nhịn đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng
tiêu diệt giặc, … nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, … khuyên chồng con đi tòng quân
mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, … săn sóc yêu thương bộ đội như con
đẻ của mình, … thi đua tăng gia sản xuất, … không quản khó nhọc để giúp một
phần vào kháng chiến, … quyên đất ruộng cho chính phủ…

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 26


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Kiểu câu “Từ …. đến” tạo ra lối điệp kiểu câu, cùng với điệp từ những, các và
phép liệt kê rất tự nhiên, sinh động vừa đảm bảo tính toàn diện vừa giữ được
mạch văn trôi chảy thông thoáng cuốn hút người đọc, người nghe. Tác giả đã
làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến rất đã dạng,
phong phú ở các lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn, hành động,
việc làm.
+ Cuối đoạn văn khẳng định: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc
làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước.
- Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả ca ngợi tấm lòng yêu nước nồng nàn của
nhân dân ta từ đó kích thích động viên mọi người phát huy cao độ tinh thần yêu
nước ấy trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Bài tập 6: Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn sau và nói rõ tác giả sử dụng câu
rút gọn nhằm mục đích gì?
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày
trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín
đáo trong rương, trong hòm.
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta / Hồ Chí Minh)
* Gợi ý:
- Câu rút gọn:
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
- Mục đích: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh vừa tránh lặp
những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
C. Phiếu bài tập:
Phiếu bài tập số 1:
Cho đoạn văn:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước"

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 27


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
(Ngữ văn 7 - tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt
chính của đoạn văn là gì?
Câu 2. Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của
những trạng ngữ ấy?
Câu 3 : Chỉ ra phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên và tác dụng của
nó?
Câu 4: Chỉ ra một cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn
Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 17 đến 20 dòng trình bày cảm nhận của em về
đoạn văn đó
Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
- Đoạn văn được trích trong tác phẩm: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".
- Tác giả Hồ Chí Minh
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
Câu 2. Các trạng ngữ : Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng
Tác dụng: chỉ thời gian.
Câu 3: Phép so sánh: tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ, to lớn...
Câu 4: Một cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn
Hoặc: một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn
Hoặc: mọi sự nguy hiểm, khó khăn
Hoặc: tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Câu 5:
- Về hình thức: Đảm bảo yêu cầu về đoạn văn
- Về nội dung: Cần đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Giới thiệu đoạn văn trích trong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân
ta" của Hồ Chí Minh
+ Đoạn văn nêu ra vấn đề ngắn gọn xúc tích và là lời khẳng định: Truyền
thống yêu nước là tài sản tinh thần vô giá của nhân dân ta.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 28


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Tác giả sử dụng câu văn dài, giọng văn khúc triết sôi nổi, hình ảnh so
sánh, những động từ mạnh "kết thành, lướt qua, nhấn chìm" trong cùng một
câu .... thể hiện rõ niềm tự hào, xúc động và đầy kiêu hãnh của người viết ...
+ Lòng yêu nước là một khái niệm trừu tượng thông qua cách diễn tả người
đọc hiểu và cảm nhận nó một cách cụ thể rõ ràng, từ đó mỗi người nhận thức
rõ trách nhiệm của mình là phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp
đó của dân tộc.

Phiếu bài tập số 2:


Cho đoạn văn:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước"
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí
Minh)
Câu 1: Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" nghị luận về vấn đề gì?
Hãy chỉ ra câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong văn bản đó?
Câu 2: Tóm tắt văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" trong khoảng 4,5
câu.
Câu 3: Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Đó là một truyền thống quý báu của ta" tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào
và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
Câu 4: Trong văn bản, tác giả có sử dụng 1 số hình ảnh so sánh, hãy chỉ rõ
những hình ảnh so sánh đó và nêu tác dụng của biện pháp so sánh ấy?

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 29


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

Phiếu bài tập số 3:


Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ
kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo
trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín
đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền,
tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được
thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến"
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)
Câu 1: Xác định câu rút gọn trong đoạn trích trên, cho biết rút gọn thành phần
nào và nêu tác dụng?
Câu 2: Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 3: Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng
thành phần gì trong câu sau:
"Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày"
Câu 4: từ nội dung của đoạn trích, hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về lòng
yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay bằng một đoạn văn từ 8-10 câu.
Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho
tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc
yêu nước, công việc kháng chiến.
Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ
Câu 2: Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích,
tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,...

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 30


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Câu 3:
- Xác định được cụm C - V dùng để mở rộng câu
- Phân tích:
Bổn phận của chúng ta/là làm cho những của quý kín đáo ấy/đều được đưa ra
trưng bày.
ĐT C V
=> Mở rộng phần phụ sau cụm động từ (bổ ngữ)
Câu 4:
- Học sinh biết cách trình bày thành đoạn văn( 8-10 câu).
- Nội dung:
+ Lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay biểu hiện thành tinh thần rèn luyện,
học tập, lao động, sang tạo.
+ Gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.
BÀI 2: SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT (Đặng Thai Mai)
A. Lý thuyết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Đặng Thai Mai (1902-1984) quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
- Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy
tín.
- Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách
mạng, vừa sáng tác và nghiên cứu văn học
- Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông giữ nhiều trọng tách trong bộ
máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình
nghiên cứu văn học có giá trị lớn
- Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh ra đời “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (tên bài do người soạn sách

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 31


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
đặt) là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu “Tiếng
Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, in
lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào “Tuyển
tập Đặng Thai Mai, tập II”.
Thể loại Phê bình văn học
Bố cục (2 phần) - Phần 1 (từ đầu đến “qua các thời kì lịch sử”): Nhận
định chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Phần 2 (còn lại): Chứng minh sự giàu đẹp của tiếng
Việt
- Phần 3 (hai câu luận): Tâm trạng của tác giả.
Giá trị nội dung Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng
Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả
năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là
một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.
Giá trị nghệ thuật - Kết hợp khéo léo giữa lập luận giải thích và lập luận
chứng minh, bình luận
- Lập luận chặt chẽ
- Dẫn chứng phong phú, bao quát toàn diện
- Câu văn mạch lạc, trong sáng, sử dụng nhiều biện pháp
mở rộng câu.
II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”:
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Đặng Thai Mai (những nét chính về tiểu sử, cuộc đời, các
công trình nghiên cứu…)
- Giới thiệu về văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ,
khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
b. Thân bài
1. Nhận định chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay
+ Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng
rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 32


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người
Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các
thời kì lịch sử
⇒ Cách lập luận rành mạch, ngắn gọn, có sức khái quát cao, đi từ khái quát đến
cụ thể
2. Biểu hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt
a) Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp
- Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc:
+ Nhận xét của những người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe
tiếng nói của quần chúng nhân dân ta
+ Một giáo sĩ nước ngoài đã nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và
“rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong
những câu tục ngữ”
+ Gồm hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú
+ Giàu về thanh điệu, giàu ngữ âm như những âm giai trong một bản nhạc
trầm bổng
b) Tiếng Việt là một thứ tiếng hay
- Thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa con người với con người
- Thỏa mãn nhu cầu ngày của đời sống ngày một phức tạp về mọi mặt:
+ Dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt
+ Từ vựng: tăng lên qua các thời kì
+ Ngữ pháp: dần dần trở nên uyển chuyển, chính xác hơn
+ Ngữ âm: không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt
hóa những từ và cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng
⇒ Mối quan hệ giữa cái hay và cái đẹp của tiếng Việt: cái đẹp và cái hay có mối
quan hệ gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau tạo nên sức sống cho tiếng Việt
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên
nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 33


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, kết hợp nhiều thao tác lập luận, chứng cứ
chặt chẽ và toàn diện…
- Liên hệ bản thân: cần có ý thức giữ gìn sự giàu có, trong sáng của tiếng
Việt…
B. Bài tập:
I. Cơ bản:
Bài tập 1: Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” là của tác giả nào?
A. Đặng Thai Mai
B. Hoài Thanh
C. Phạm Văn Đồng
D. Hồ Chí Minh
PA. A
Bài tập 2: Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (Đặng Thai Mai) được viết
theo phương thức biểu đạt nào là chính?
A. Thuyết minh
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
PA. C
II. Nâng cao:
Bài tập 1: Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày những
ý kiến theo những phương thức nào?
* Gợi ý: Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý
kiến theo hai phương thức gián tiếp và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả
lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.
- Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước
ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết
tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ cần
căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất
nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 34


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu
điểm là rất khách quan.
- Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu
tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp
đến từ vựng.
+ Về ngữ âm: tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu
thanh điệu (sáu thanh).
+ Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng.
+ Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng dồi
dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển
qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng
thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng
Việt.
=> Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác
giả đã làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể
hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế
nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư
tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống
văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn
nghệ,...
Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ
Việt một khả năng biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:
Con lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió
lộng xôn xao,có sóng biển đu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với
sóng, với gió. Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 35


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
rượi, ngân nga tiếng hát) trở nên hết sức tự nhiên, khiến cho bạn đọc cũng cảm
thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với
tác giả.
Bài tập 2: Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của văn bản?
* Gợi ý: Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật:
- Tác giả đã kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả
đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích
bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh.
Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.
- Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện
pháp mở rộng thành phần câu. Ví dụ: "Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn
tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi". Hoặc: "Một giáo sĩ nước
ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là
những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói...". Cách mở rộng câu như vậy
giúp tác giả không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với
nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.
C. Phiếu bài tập:
Cho đoạn văn:
“ Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế
có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng,
thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu...”
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai?
Câu 2: Nêu xuất xứ của văn bản?
Câu 3: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài?
Câu 4: Em có suy nghĩ gì khi một số người hiện nay hay dùng các từ ngữ “ hơi
bị đẹp”, “ hơi bị hay” khi giao tiếp ?
Câu 5: Tìm từ Hán- Việt có yếu tố “ đặc”(riêng), giai( bậc), trầm( chìm),
tín( tin), mãn (đầy).
Hướng dẫn làm bài

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 36


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”- Đặng Thai
Mai.
Câu 2: thuộc phần đầu bài nghiên cứu Tiếng Việt in 1967 trong tuyển tập Đặng
Thai Mai tập 2
Câu 3:
- Nghệ thuật: lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ, toàn diện
- Nội dung: bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt trên
nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Câu 4: Các từ ngữ “ hơi bị đẹp”, “ hơi bị hay” không phù hợp với chuẩn mực sử
dụng từ( từ đep, hay là những tính từ không kết hợp được với từ bị, được), nếu
sử dụng sẽ không để lại ấn tượng tốt cho người nghe.
Câu 5:
“ đặc”(riêng): đặc trưng, đặc điểm, đặc sắc
giai( bậc): giai điệu, giai cấp, giai tầng
trầm( chìm): trầm bổng, trầm ngâm
tín( tin): tín ngưỡng, tín nhiệm
mãn (đầy): viên mãn, mãn nhãn.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 37


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

BÀI 3: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ (Phạm Văn Đồng)


A. Lý thuyết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Phạm Văn Đồng (1906-2000), là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn lớn, quê
ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
- Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng
trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ông là học trò và là
người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc.
- Đặc điểm sáng tác: Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc
bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn.
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh ra đời Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (tên bài do người biên
soạn sách đặt) trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh
hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” –
diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh (1970).
Thể loại Văn nghị luận
Bố cục (2 phần) - Phần 1 (từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt
đẹp”): Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác
- Phần 2 (còn lại): Những biểu hiện đức tính giản dị của
Bác.
Giá trị nội dung Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 38


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài
viết. Ở Bác, sự giản dị hào hợp với đời sống tinh thần
phong phú, với tu tưởng và tình cảm cao đẹp.
Giá trị nghệ thuật - Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng
- Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ
- Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức
thuyết phục
- Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết.
II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Phạm Văn Đồng (khái quát những nét chính về cuộc đời,
các sáng tác chủ yếu, đặc điểm sáng tác…)
- Giới thiệu về văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (hoàn cảnh ra đời, xuất
xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
2. Thân bài
a. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ
- Nêu luận điểm một cách trực tiếp: “Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự
nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay chuyển trời đất với đười sống bình
thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”
- Trong 60 năm cuộc đời, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một
con người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong
sangsm thanh bạch, tuyệt đẹp
⇒ Cách nêu vấn đề trực tiếp, nhấn mạng đức tính giản dị ở Bác Hồ.
2. Những biểu hiện đứuc tính giản dị của Bác
- Trong lối sống:
+ Bữa ăn: chỉ vài ba món, lúc ăn không để rơi vãi, ăn xong, cái bát bao giờ
cũng sạch và thức ăn còn lại thì được xếp tươm tất.
⇒ Đạm bạc, qua đó cho thấy Bác rất quý trọng kết quả sản xuất của con người
và kính trọng người phục vụ
+ Nơi ở: cái nhà sàn nhỏ, vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng,
phảng phất hương thơm của hoa vườn

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 39


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
⇒ Đời sống thanh bạch và tao nhã
+ Việc làm: làm từ việc rất lớn (cứu nước, cứu dân) đến việc rất nhỏ, Bác làm
việc suốt ngày
⇒ Tỉ mỉ, tận tâm, tận lực
- Trong quan hệ với mọi người:
+ Cái gì tự làm được thì tự làm nên người giúp việc bên cạnh Bác rất ít
+ Gần gũi, thân thiện với mọi người: Bác đã đặt tên cho một số đồng chí
+ Quan tâm tới mọi người xung quanh: viết thư cho một đồng chí, nói chuyện
với các cháu miền Nam, đi thăm khu tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến
phòng ngủ, nhà ăn…
- Giản dị trong lời nói và bài viết: câu nói, từ ngữ dễ hiểu, dễ nhớ…
⇒ Đức tính giản dị của Bác thể hiện nhất quán trong lối sống, trong quan hệ với
mọi người và trong cách nói, bài viết
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống,
trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.
+ Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, chứng cứ xác thực, phong
phú…
- Bài học rút ra cho bản thân: sống giản dị, gần gũi, thân thiện với mọi người…
B. Bài tập:
I. Cơ bản:
Bài tập 1: Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn
Đồng đã sử dụng thao tác nghị luận nào là chính?
A. Phân tích và giải thích
B. Chứng minh
C. Phân tích
D. Giải thích
PA. B

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 40


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Bài tập 2: Dòng nào nói đúng về nghệ thuật của văn bản “Đức tính giản dị của
Bác Hồ”?
A. Là một văn bản mẫu mực về lập luận, bố cục và cách đưa dẫn chứng của
thể văn nghị luận
B. Văn bản có một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh
C. Văn bản có sự kết hợp các thao tác chứng minh, giải thích, đánh giá, bình
luận với những dẫn chứng cụ thể, xác thực và những nhận xét sâu sắc,
giàu sức thuyết phục
D. Văn bản có những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ, toàn diện
PA. C
Bài tập 3: “Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng
gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ
nguyên phẩm chất cao quí của một người chiến sĩ cách mạng,tất cả vì nước, vì
dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.”
Câu văn trên thuộc kiểu câu gì?
A. Câu bị động
B. Câu chủ động
C. Câu ghép
D. Câu mở rộng thành phần
PA. B
Bài tập 4: Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương
diện nào ?
Gợi ý: Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:
- Bữa ăn hằng ngày.
- Nhà ở.
- Việc làm.
- Lời nói, bài viết.
Bài tập 5: Trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn
Đồng đã sử dụng thao tác nghị luận nào là chính?

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 41


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
A. Phân tích và giải thích
B. Chứng minh
C. Phân tích
D. Giải thích
PA. B
II. Nâng cao:
Bài tập 1: “ Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành,
thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh
bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh
gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng
hoà hợp đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá
trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu
gương sáng trong thế giới ngày nay.”
( Đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng )
Tác giả đã gửi đến chúng ta điều gì qua đoạn văn trên? Suy nghĩ của em về lời
gửi ấy?
* Gợi ý:
- Lời gửi của tác giả : Qua việc khẳng định sự hoà hợp giữa đời sống vật chất
giản dị và đời sống tinh thần phong phú trong con người Bác Hồ, tác giả còn
muốn nói về ý nghĩa đích thực của đời sống con người: Không phải là sự thoả
mãn càng nhiều về vật chất, mà là đời sống tinh thần, tư tưởng , tình cảm phong
phú, thậm chí là vô tận. Cuộc sống như thế, theo tác giả là cuộc sống thực sự
văn minh mà Bác Hồ đã nêu gương sáng trong thời đại ngày nay.
- Suy nghĩ của em : HS cần nêu được suy nghĩ về ý nghĩa thực sự của đời sống
con người, về mối quan hệ giữa nhu cầu vật chất và đời sống tinh thần. Nếu
chạy theo hưởng thụ vật chất sẽ có thể dẫn đến sự nghèo nàn, què quặt về tinh
thần, tình cảm...
Bài tập 2: Chứng minh đức tính giản dị thanh bạch của Bác Hồ qua bài văn:
“Đức tính giản dị của Bác Hồ”
* Gợi ý:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 42


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
- Hoàn cảnh: Thời chống Pháp, Mỹ, trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc...
b. Thân bài:
- Lí lẽ: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt
động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thừơng vô cùng giản dị và
khiêm tốn của Hồ Chủ tịch
- Dẫn chứng:
+ Dẫn chứng 1: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi
người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có
vài ba món rất đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái
bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm
nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con
người và kính trọng như thế nào người phục vụ...
+ Dẫn chứng 2: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng và trong lúc
tâm hồn của Bác lộng gío thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh
sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch
và tao nhã biết bao!...
+ Dẫn chứng 3: Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không
cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việ và phục vụ có thể đếm
trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đ1o những cái tên mà gộp lại là
ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng,
Lợi!...
+ Dẫn chứng 4: Những câu ca ngợi lối sống vô cùng giản dị của Bác Hồ:
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn"

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 43


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Trong thơ của mình, Bác cũng nhiều lần nói lên quan niệm và cách sống giản dị
như thế
c. Kết bài:
- Nêu nhận xét chung vấn đề: Lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
- Rút ra bài học (họăc mở rộng): Kính yêu và sống theo tấm gương của Bác...
Bài tập 3:
a. Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Đồng đã nêu
bật sự giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh trên những phương diện nào?
b. Viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày hướng hành động của em sau
khi được học tập đức tính giản dị của Bác Hồ. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất
một phép liệt kê, gạch chân và cho biết kiểu liệt kê được sử dụng.
* Gợi ý:
a. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ đã nêu bật sự giản dị của chủ tịch Hồ
Chí Minh trên các phương diện: trong đời sống, trong quan hệ với mọi người,
trong lời nói và bài viết.
b.Viết đoạn văn đảm bảo đạt các yêu cầu sau:
- Về hình thức: đoạn văn đúng quy ước; sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu
là nghị luận; có ít nhất một phép liệt kê
- Về nội dung:
+ Trình bày hướng hành động sau khi được học đức tính giản dị của Bác Hồ
+ Gạch chân và xác định đúng kiểu liệt kê được sử dụng trong đoạn văn
(*Gợi ý:
- Trong đời sống: ăn uống theo kiểu “mùa nào thức ấy”; trang phục hợp với tuổi
tác, công việc và kinh tế gia đình; đồ dùng đủ đáp ứng cho sinh hoạt, không
chạy theo “mốt” hoặc theo “trào lưu”...
- Trong quan hệ với mọi người: hòa nhã, thân thiện, đoàn kết, tương trợ với mọi
người xung quanh,...
- Trong lời nói, bài viết: dùng từ ngữ diễn đạt ý rõ ràng, lời văn trong sáng,
chuẩn mực,...)
C. Phiếu bài tập:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 44


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Phiếu bài tập số 1:
Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn:Việc cứu nước, cứu
dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí,
nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi
làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm
được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục
vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái
tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến,
Nhất, Định, Thắng, Lợi!”
(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ” SGK Ngữ văn 7 NXB
Giáo dục, 2016 tr 53)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn
trên?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn?
Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?
Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc
học tập và làm theo tấm gương của Bác?
Hướng dẫn làm bài
Câu 1. Phương thức biểu đạt chủ yếu: Nghị luận.
Câu 2: Nội dung chính: Nói về sự giản dị của Bác trong việc làm và trong quan
hệ với mọi người
Câu 3: Nhận xét nghệ thuật chứng minh:
- Đoạn văn tiếp tục chứng minh sự giản dị trong đời sốngcủa Bác thể hiện qua
việc làm và quan hệ với mọi người bằng luận cứ chân thật,lí lẽ xác đáng, dẫn
chứng cụ thể, thuyết phục.
- Nêu luận cứ:Bác suốt đời làm việc suốt ngày làm việc từ việc lớn đến việc
nhỏ.
- Dẫn chứng:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 45


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Việc lớn: việc cứu nước, cứu dân .
+ Việc nhỏ: trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói
chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân...
+ Người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay,
+ Đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến
thắng : Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi !
- Những chứng cứ ở đoạn văn giàu sức thuyết phục vì: Luận cứ chân thật,rõ
ràng (giản dị trong việc làm, lối sống); dẫn chứng phong phú, cụ thể xác thực.
Hơn nữa những điều tác giả nói ra được đảm bảo tính chân thực bằng mối quan
hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó và tình cảm chân thành của tác giả với Bác Hồ.
Câu 4
* Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức
thuyết phục.
Dưới đây là một số ý mang tính định hướng:
- Trong học tập, trong công việc:
+ Học tập và làm việc tự giác, việc gì tự mình làm được thì tự làm, không nên ỷ
vào sự giúp đỡ của người khác.
+ Học tập và làm việc hết mình để đem lại hiệu quả cao...
- Trong quan hệ với mọi người:
+ Thân thiện, quan tâm, gần gũi, không chia bè phái...
+ Chọn cho mình lối sống giản dị trong việc: ăn mặc không cầu kì; nói năng rõ
ràng súc tích; sống chan hòa giúp đỡ, biết yêu thương mọi người...

Phiếu bài tập số 2:


Cho đoạn văn sau:
“Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió
diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên
phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì
sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 46


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
(Ngữ văn 7, tập II)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Nêu xuất xứ của văn bản?
Câu 3: Ghi lại các từ ngữ biểu thị phép liệt kê trong đoạn văn trên và nêu tác
dụng?
Câu 4: Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết đoạn văn (từ 5
đến 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về những nét giản dị ở Người, trong đó có sử
dụng câu rút gọn (gạch chân dưới câu rút gọn)?
Hướng dẫn làm bài
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, của tác
giả Phạm Văn Đồng.
Câu 2: Tác phẩm: Trích trong “Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của dân
tộc lương tâm của thời đại” - diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh CT
HCM năm 1970
Câu 3:
- Các từ ngữ biểu thị phép liệt kê trong đoạn văn: vì nước, vì dân, vì sự nghiệp
lớn; trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
- Tác dụng: nhấn mạnh phẩm chất cao dẹp của Bác.
Câu 4:
- Về hình thức: Đảm bảo yêu cầu về đoạn văn
- Về nội dung: Cần đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Giới thiệu đoạn văn trích trong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân
ta" của Hồ Chí Minh
+ Nêu cảm nghĩ của em về những nét giản dị ở Người.
Phiếu bài tập số 3:
Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
“Con người của bác, đời sống của Bác…Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm
việc, từ việc rất lớn:Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong
vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi
thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 47


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên
bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác
đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến
thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”
(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ” SGK Ngữ văn 7 NXB
Giáo dục, 2016 tr 53)
Câu 1: Thể loại? Hoàn cảnh ra đời.
Câu 2: Chỉ ra biện pháp liệt kê trong đoạn và nêu tác dụng?
Câu 3: Chỉ ra trạng ngữ trong đoạn văn trên? Tác dụng?
Câu 4: Em hiểu thế nào là giản dị? Nêu ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
Câu 5: Bằng sự hiểu biết của mình về Bác Hồ, em hãy viết một đoạn văn ngắn
từ 5-7 câu, chứng minh “ Bác Hồ sống rất giản dị” trong đó có sử dụng một
trạng ngữ, gạch chân trạng ngữ đó.

Hướng dẫn làm bài


Câu 1:
- Thể loại: nghị luận chứng minh.
- Hoàn cảnh ra đời: trích trong bài “ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí
phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” ( 1970).
Câu 2:
- Phép pháp liệt kê trong đoạn:
+ “Bữa cơm, đồ dung, căn nhà, lối sống” -> tác dụng: diễn tả đầy đủ và sâu
sắc sự giản dị của Bác trên nhiều phương diện.
+ “ Từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong
vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam,
đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà
ăn...”
-> Tác dụng: diễn đạt sự giản dị trong từng việc làm của Bác, Bác tự làm từ
việc nhỏ đến việc lớn.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 48


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ “ Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi”-> Tác đụng: Bác
giản dị trong quan hệ với mọi người qua việc dặt tên cho các cán bộ giúp việc
bên cạnh Bác.
Câu 3: Trạng ngữ:
- “ Ở việc làm nhỏ đó”: trạng ngữ chỉ nơi chốn.
- “ Trong đời sống của mình”: trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Câu 4: Giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên trong cuộc sống, trong lời
ăn tiêng nói. Đó là một nét đẹpcủa con người.
Câu 5: - Về hình thức: Đảm bảo yêu cầu về đoạn văn
- Về nội dung: Cần đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Bác giản dị trong đời sống.
+ Bác giản dị trong quan hệ với mọi người…
+ Sự giản dị của Bác, càng khiến ta thêm trân trọng Người.
Phiếu bài tập số 4:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng
ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất
giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ
cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó,
chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và
kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài
ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà đó luôn
luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống
như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm
việc,từ việc rất lớn: việc cứu nước,cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong
vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi
thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong
đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên
bên cạnh Bác người người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay,

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 49


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và
chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định,Thắng, Lợi!"
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai?
Câu 3: Ông đã từng giữ chức vụ quan trọng nào của Đảng và nhà nước?
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 5: Câu " Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần
người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên
đầu ngón tay, và Bác đã đặt tên cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý
chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng,
Lợi!". Cụm từ:" Trong đời sống của mình" là thành phần gì của câu?
Câu 6: Theo em,đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn nghị luận này là
gì?
Câu 7: Qua văn bản trên em học được ở Bác những đức tính, phẩm chất gì?
Hướng dẫn làm bài
Câu 1: "Đức tính giản dị của Bác Hồ"
Câu 2: Phạm Văn Đồng
Câu 3: Thủ tướng
Câu 4: Nghị luận chứng minh
Câu 5:
- Trạng ngữ
Câu 6:
- Cách lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, nhận xét sâu sắc vừa thấm
đượm tình cảm chân thành.
Câu 7:
- Từ văn bản trên em thấy mình cần phải sống giản dị, chan hoà với mọi người,
không kiêu căng, xa hoa lãng phí. Biết quý trọng thành quả lao động của người
khác, sống không ỷ lại và yêu thương giúp đỡ mọi người.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 50


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

BÀI 4: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG (Hoài Thanh)


A. Lý thuyết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Hoài Thanh (1909-1982) là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Sức hấp dẫn
trong những bài phê bình của Hoài Thanh không phải ở chiều sâu của hệ thống
lập luận hay ở các thuật ngữ được sử dụng một cách chính xác mà ở khả năng
cảm thụ tinh tế, ở cách trình bày vấn đề rất giản dị mà dí dỏm, sâu sắc. Ông tạo
được một phong cách phê bình riêng, thể hiện nổi bật trong cuốn Thi nhân Việt
Nam - trong đó ông giới thiệu, phê bình và tuyển chọn những tác giả ưu tú,
những tác phẩm đặc sắc nhất của phong trào Thơ mới (1932-1945).
- Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật
2. Tác phẩm:
Xuất xứ - “Ý nghĩa văn chương” được viết năm 1936, in trong
“Bình luận văn chương” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998)
- Bài “Ý nghĩa văn chương” có lần đổi in lại đã đổi nhan
đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”.
Thể loại Văn nghị luận
Bố cục (3 phần) - Phần 1 (từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”): Nguồn gốc
của văn chương
- Phần 2 (tiếp đó đến “gợi lòng vị tha”): Nhiệm vụ của
văn chương
- Phần 3 (còn lại): Công dụng của văn chương
Giá trị nội dung Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 51


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình
ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự
sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình
cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu
văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
Giá trị nghệ thuật - Giàu hình ảnh độc đáo
- Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc.
II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Ý nghĩa của văn chương”:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Hoài Thanh (những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp
sáng tác…)
- Giới thiệu về văn bản “Ý nghĩa văn chương” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái
quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)
2. Thân bài
a. Nguồn gốc của văn chương
- Nguồn gốc chủ yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng
thương cả muôn vật, muôn loài
⇒ Đây là quan niệm đúng đắn, có lí song không phải là quan niệm duy nhất
2. Nhiệm vụ của văn chương
- Văn chương là sự hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng
⇒ Văn chương phản ánh hiện thực phong phú, đa dạng của cuộc sống
- Văn chương sáng tạo ta sự sống
⇒ Văn chương đưa ra, dựng lên hình ảnh, ý tưởng, một thế giới mơ ước mà con
người luôn khát khao đạt đến.
3. Công dụng của văn chương
- Khơi dậy những trạng thái cảm xúc khác nhau của con người, “gợi tình cảm
và lòng vị tha”
⇒ Văn chương có sức cảm hóa lạ lùng
- Gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có
+ Cho ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên
+ Lưu giữ lại dấu vết, lịch sử văn hóa của loài người

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 52


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
⇒ Văn chương giúp con người có đời sống tinh thần phong phú, giúp khơi gợi
ở con người tình cảm, cảm xúc chân thật
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha.
Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống,
gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có
+ Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh…
- Vai trò, công dụng của văn chương đối với bản thân: trau dồi vốn sống, vốn
hiểu biết, thế giới tinh thần trở nên phong phú hơn…
B. Bài tập:
I. Cơ bản:
Bài tập 1: Câu văn “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có,luyện
những tình cảm ta sẵn có” trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh
nói về điều gì?
A. Ý nghĩa của văn chương
B. Công dụng của văn chương
C. Nguồn gốc của văn chương
D. Nhiệm vụ của văn chương
PA. B
Bài tập 2: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Lòng yêu mến những con người sống xung quanh ta
B. Lòng yêu mến cảnh vật tươi đẹp xung quanh
C. Lòng tự thương chính bản thân mình
D. Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài
PA. D
Bài tập 3: Trạng ngữ “Từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm
đề ngâm vịnh” trong câu “Từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy
làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay” có ý nghĩa gì?
A. Xác định nơi chốn

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 53


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
B. Xác định mục đích
C. Xác định nguyên nhân
D. Xác định thời gian
PA. D
Bài tập 4: Câu văn "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện
những tình cảm ta sẵn có" trong văn bản "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh
nói về điều gì?
A. Ý nghĩa của văn chương
B. Công dụng của văn chương
C. Nguồn gốc của văn chương
D. Nhiệm vụ của văn chương
PA. B
Bài tập 5: Em hãy giải thích ý kiến của Hoài Thanh: “Văn chương sẽ là hình
dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng
tạo ra sự sống”. Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú.
Văn chương phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được
phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc
sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân
tộc khác nhau trên thế giới. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua tác phẩm
văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người. Đó là ước mơ
con người có sức mạnh, lớn nhanh như Phù Đổng để đánh giặc; con người có
sức mạnh để chống thiên tai lũ lụt như Sơn Tinh; con người có khả năng kì diệu
như Mã Lương sáng tạo ra vật dụng và phương tiện trừng trị kẻ thù.
Bài tập 6: Theo Hoài Thanh, “công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm
và gợi lòng vị tha”, “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện
cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Em hãy chứng minh ý kiến trên.
* Gợi ý: Văn chương luyện những tình cảm gia đình, anh em, bè bạn, tình yêu
quê hương đất nước. Văn chương gây cho ta tình cảm vị tha, tình cảm với
những người tốt, người cùng chí hướng, những người lao động trong cộng đồng

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 54


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
và trên thế giới nói chung. Ví dụ đọc truyện Cây bút thần, ta yêu mến nhân vật
Mã Lương, căm ghét tên địa chủ và tên vua tham lam.
II. Nâng cao:
Bài tập 1: Viết 1 đoạn văn CM “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta
không có, luyện những tình cảm ta sẵn có?
Gợi ý: Để viết được đoạn văn trên cần vận dụng những kiến thức từ văn bản “Ý
nghĩa văn chương”, ngoài ra cần phải liên hệ thêm với các văn bản đã học khác.
- Về hình thức: nên đưa luận điểm ngay từ đầu đoạn để hướng người đọc vào
vấn đề đang định CM. Lời văn mạch lạc, có sự liên kết.
- Về nội dung: Cần triển khai được hai ý cơ bản:
+ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: tình yêu thiên nhiên, yêu
lịch sử, yêu những con người những địa danh mà có thể ta chưa từng biết. Dẫn
chứng: ca dao dân ca những câu hát về tình yêu quê hương, ca dao than thân,
các TP thơ trung đại,…
+ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: tình yêu gia đình, yêu quê
hương,… Dẫn chứng: ca dao dân ca về tình cảm gia đình, Mẹ tôi, Cuộc chia tay
của những con búp bê,…
Bài tập 2: “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta
những tình cảm ta sẵn có” ( Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh - Ngữ văn 7, tập
2). Bằng những dẫn chứng cụ thể, em hãy chứng minh cho ý kiến trên.
- Yêu cầu về kỹ năng trình bầy: Đảm bảo một bài văn chứng minh có bố cục
rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý, có sức thuyết phục cao, hành văn trôi chảy, mạch lạc,
văn viết khúc chiết, cô đọng, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng
từ, diễn đạt.
- Yêu cầu về kiến thức:
- Làm sáng tỏ nhận định: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
thông qua các ý sau:
+ Văn chương làm cho ta biết vui, buồn, hờn, dận vì những chuyện không đâu,
những người không quen biết. ( Lấy dẫn chứng trong đời sống và trong văn học
để chứng minh.)

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 55


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Văn chương làm cho đời sống thêm phong phú. ( Lấy dẫn chứng trong đời
sống và trong văn học để chứng minh.)
- Làm sáng tỏ nhận định: Văn chương luyện cho ta tình cảm ta sẵn có như:
Giáo dục đạo đức, tình cảm, nhắc nhở hành động…trong mỗi con người
+ Tình yêu ông bà, cha, mẹ… là những tình cảm sẵn có, văn chương nhắc nhở
ta tình cảm đối với ông bà, cha, mẹ… ( Lấy dẫn chứng)
+ Văn chương giáo dục lòng biết ơn đối với con người. ( Lấy dẫn chứng) +
Văn chương giúp chúng ta thêm yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên đất nước… giúp ta
biết phân biệt phải- trái, xấu- tốt…( Lấy dẫn chứng)
- Khẳng định và nâng cao vấn đề thông qua nhận định của đề bài.
C. Phiếu bài tập:
Phiếu bài tập số 1:
Cho đoạn trích sau :
“Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không
có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng yêu thương người và
rộng ra thương cả muôn vật muôn loài.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai?
Câu 2: Giải thích “văn chương” là gì?
Câu 3: Tìm hai câu tục ngữ hoặc ca dao nói về “lòng yêu thương”
Câu 4: Theo nhà phê bình văn học Hoài Thanh qua văn bản “ Ý nghĩa văn
chương”, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ?
Hướng dẫn làm bài

Câu 1: Đoạn văn trích từ “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh
Câu 2: Tác phẩm văn học nghệ thuật ngôn từ.
Câu 3: Tìm hai câu tục ngữ nói về “lòng yêu thương”: VD Thương người như
thể thương thân; Lá lành đùm lá rách; Bầu ơi thương lấy bí cùng/Dẫu rằng
khác giống nhưng chung một giàn”….
Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương
người, rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 56


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Phiếu bài tập số 2:
Cho câu văn sau :
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có , luyện những tình cảm ta
sẵn có... ”
Câu 1: Câu văn trên trích từ văn bản nào, của ai?
Câu 2: Trong câu văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
Từ đó tác giả khẳng định tác dụng của văn chương như thế nào?
Câu 3: Cũng trong văn bản trên, tác giả có viết văn chương “ luyện cho ta
những tình cảm ta sẵn có”. Coi đây là câu chủ đề để viết đoạn văn khoảng 10
câu, trong đoạn sử dụng trạng ngữ và câu bị động. (Gạch chân và chú thích).
Hướng dẫn làm bài
Câu 1: Câu văn trích từ văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh.
Câu 2: Học sinh trình bày thành đảm bảo các ý sau:
- Phép điệp ngữ, liệt kê.
- Tác giả nhận định về tác dụng to lớn của văn chương. Đây là chức năng giáo
dục bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người, giúp con người tự khám phá,
nâng cao niềm tin khát vọng hướng tới những cái đẹp của cuộc đời.
+ Những tình cảm ta sẵn có như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất
nước...
+ Những tình cảm ta chưa có: cảm thông, khâm phục, rung động cùng tình cảm
của những người ở đâu đâu mà ta không quen biết, tình cảm yêu kính đối với
lãnh tụ, tình cảm khao khát khám phá những mảnh đất xa xôi, bí ẩn ...
Câu 3:
- Hình thức:
+ 10 câu.
+ Ngữ pháp : trạng ngữ, câu bị động.
- Nội dung: Chứng minh văn chương “ luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”
+ Mỗi người vốn dĩ đều có trong mình một số tình cảm phổ biến như tình cảm
gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 57


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Đọc một tác phẩm bất kì, đặt mình vào hoàn cảnh nhân vật để đồng cảm, học
tập theo cách thể hiện cảm xúc của họ.

Phiếu bài tập số 3:


Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta
sẵn có...là quá đáng. ”
Câu 1: Chỉ ra phép liệt kê và nêu tác dụng?
Câu 2: Tìm các cụm chủ vị làm thành phần câu trong đoạn văn trên? Chỉ ra
chúng làm thành phần gì?
Câu 3: Viết đoạn văn ( 13-15 dòng), chứng minh ý kiến: “Văn chương gây cho
ta những tình cảm ta không có , luyện những tình cảm ta sẵn có”
Hướng dẫn làm bài
Câu 1: Phép liệt kê:
- “ Từ khi các ca sĩ ca tụng cảnh núi non hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp;
từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng
chim, tiếng suối nghe mới hay”
- Tác dụng: nhấn mạnh công dụng của văn chương.

Câu 2: Các cụm chủ vị làm thành phần câu:


Cụm chủ vị: ta không có, ta sẵn có: làm phụ ngữ( mở rộng cụm động từ).
Cụm chủ vị:
- Cụm 1: các ca sĩ ca tụng cảnh núi non hoa cỏ
- Cụm 2: có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh
- Cụm 3: hoa cỏ trông mới đẹp
- Cụm 4: tiếng suối nghe mới hay
Đều làm phụ ngữ( mở rộng cụm danh từ).
Câu 3:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 58


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Về hình thức: Đảm bảo yêu cầu về đoạn văn
- Về nội dung: Cần đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: tình cảm mà ta chưa hề
nghĩ đến( lòng yêu nước, căm thù giặc...), nhưng khi đọc những tác phẩm văn
chương( Ví dụ: ca dao, Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư...) ta thêm yêu
đất nước mình, quyết tâm học tập để sau này bảo vệ đất nước.
+ Luyện những tình cảm ta sẵn có: những tình cảm ta sẵn có nhưng còn mờ
nhạt( tình yêu quê hương, người thân...) nhưng khi đọc các tác phẩm văn
chương( ca dao, văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê...) ta thêm yêu quê
hương, biết ơn ông bà cha mẹ, yêu thương anh chị em...

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 59


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

CHUYÊN ĐỀ 3: TRUYỆN HIỆN ĐẠI


BÀI: SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn)
A. Lý thuyết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín,
tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu,
Hà Nội)
- Ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn
hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất. Mặc dù còn chịu
ít nhiều ảnh hưởng của xu hướng đạo đức truyền thống nhưng những truyện
ngắn của Phạm Duy Tốn đã thiên về phản ánh hiện thực xã hội thối nát thời bấy
giờ. TrongSống chết mặc bay, ông tố cáo giai cấp thống trị độc ác bất nhân, chỉ
ham ăn chơi phè phỡn, để mặc dân chúng trong cảnh ngập lụt.
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh ra đời - “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918
- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của
Phạm Duy Tốn.
Thể loại Truyện ngắn
Tóm tắt Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của
quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của
hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má
ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn.
Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn
nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với
ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ
dân chúng ngoài kia.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 60


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Bố cục (3 phần) - Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình
vỡ đê vá sức chống đỡ
- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu
đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”
- Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh
lầm than.
Giá trị nội dung “Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ
“lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh
“nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và
cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây
nên.
Giá trị nghệ thuật - Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo
- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc
- Miêu tả nhân vật sắc nét.
II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Sống chết mặc bay”:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Duy Tốn (những nét chính về cuộc đời,
đặc điểm truyện ngắn của ông…)
- Giới thiệu về “Sống chết mặc bay” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội
dung và giá trị nghệ thuật…)
2. Thân bài
a. Tình hình vỡ đê và sức chống đỡ
- Tình hình vỡ đê:
+ Thời gian: gần một giờ đêm
+ Địa điểm: Khúc đê làng X, thuộc phủ X
+ Thời tiết: trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao
+ Thế đê: hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác
⇒ Nghệ thuật tăng cấp, qua đó diễn tả sức hung bạo của mực nước và điều đó
đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân
- Sức chống đỡ của người dân:
+ Thời gian: từ chiều cho đên gần 1 giờ sáng

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 61


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Dân phu hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: kẻ thì thuổng, người thì
cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắo, nào cừ…
+ Tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi
⇒ Nghệ thuật: ngôn ngữ miêu tả, liệt kê, sử dụng động từ mạnh..
+ Không khí: khẩn trương, gấp gáp (trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi..)
⇒ Cảnh tượng nhốn nháo, căng thẳng, con người dường như bất lực hoàn toàn.
Qua đó thể hiện tâm trạng lo lắng của tác giả
2. Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi đi hộ đê
- Địa điểm: đình trên mặt đê, vững chãi, an toàn
- Khung cảnh trong đình:
+ Đèn thắp sáng trưng, khói bay nghi ngút
+ Nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng
+ Quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm: quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi
trên sập, say mê đánh tổ tôm
- Khi đê vỡ:
+ Không hề lo lắng: “cau mặt, gắt: mặc kệ!”
+ Vẫn không ngừng việc chơi bài
⇒ Tên quan là kẻ vô trạch nhiệm, thờ ơ trước nỗi khổ của nhân dân
- Nghệ thuật: tương phản giữa cảnh tượng trong đình và ngoài đê, qua đó làm
nổi bật sự hưởng lạc, vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu trước tình cảnh
khốn khổ của nhân dân
- Thái độ của tác giả: mỉa mai, châm biếm, phê phán bọn quan lại vô trách
nhiệm và cảm thương với nối khổ của nhân dân (thể hiện qua các từ: than ôi,
ôi…)
3. Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than
- Nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết
- Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn
⇒ Tình cảnh thảm sầu, đau thương
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 62


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Nội dung: lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm
thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và
cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên
+ Nghệ thuật: tăng cấp kết hợp với tương phản, lời văn cụ thể, sinh động..
- Cảm nhận của em về truyện ngắn: giàu giá trị hiện thực và nhân đạo, thể hiện
tài năng của tác giả…
B. Bài tập:
I. Cơ bản:
Bài tập 1: Dòng nào nói đúng nhất về giá trị hiện thực của văn bản “Sống chết
mặc bay”?
A. Phản ánh thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của
người dân
B. Phản ánh cuộc sống vô cùng cơ cực của người nông dân trong xã hội cũ
C. Phản ánh cuộc sống nhàn hạ và vô cùng sung túc của bọn quan lại sâu
mọt
D. Phản ánh cuộc sống vô cùng cơ cực của người nông dân trong xã hội cũ
và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại
PA. D
Bài tập 2: Dòng nào nói đúng nhất về giá trị nhân đạo của văn bản “Sống chết
mặc bay”?
A. Thể hiện nỗi buồn của tác giả trước cuộc sống vô cùng cơ cực của người
nông dân trong xã hội cũ và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại
B. Thể hiện sự căm ghét của tác giả trước lối sống ăn chơi hưởng thụ và sự
vô trách nhiệm của bọn quan lại
C. Thể hiện sự phẫn nộ trước lối sống ăn chơi hưởng thụ và sự vô trách
nhiệm của bọn quan lại với sinh mạng của người dân
D. Thể hiện sự phẫn nộ trước sự vô trách nhiệm của bọn quan lại với sinh
mạng của người dân và sự thương cảm trước nỗi cơ cực của người dân
PA. D

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 63


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Bài tập 3: Nêu định nghĩa về phép tương phản, cho biết phép tương phản
được sử dụng như thế nào trong truyện ngắn này?
* Gợi ý: Theo định nghĩa về phép tương phản:
a) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là
người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia
là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không
cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân
sống chết khi đê vỡ.
b) Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm.
Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi
mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: "Tình
cảnh trông thật là thảm".
c) Viên quan đi hộ đê thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi
chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ,
nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc
thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có
người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ.
Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, "tình
cảnh thảm sầu" không sao kể xiết.
d) Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự
đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những
người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một
cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh
đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.
Bài tập 4: Phép tăng cấp được sử dụng như thế nào trong truyện ngắn này?
* Gợi ý: Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của
khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì
đuối sức, mệt lử cả rồi.
- Phép tăng cấp cũng được sử dụng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng lang
dạ thú của viên quan. Viên quan hộ đê không cùng dân chống đỡ mà ngồi trong

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 64


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
đình vững chãi, an toàn. Bao kẻ phải hầu hạ quan. Không phải là vì công việc
mà chỉ vì một thú chơi bài. Quan chơi bài nhàn nhã, ung dung. Quan gắt khi có
người quấy rầy. Quan quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo đê vỡ.
Quan sung sướng vì ván bài ù. Mức độ vô trách nhiệm và cáu gắt vô lí của quan
càng thể hiện rõ nét.
Bài tập 5: Nêu giá trị nghệ thuật, giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của văn
bản ““Sống chết mặc bay”
* Gợi ý:
- Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc
ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương
phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân
vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động,
lời nói của y với tay chân và với người dân.
- Giá trị hiện thực: Hiện thực về cuộc sống khốn cùng và bất hạnh của dân đen;
hiện thực về cuộc sống xa hoa cũng như những bản chất tàn nhẫn vô trách
nhiệm ,vô nhân đạo của bọn quan lại –mà trực tiếp ở đây là tên quan “phụ mẫu”.
- Giá trị nhân đạo: Niềm thương cảm trước cuộc sống khốn cùng của nhân dân
và sự phẫn nộ trước thái độ vô nhân đạo,mất hết nhân tính của bọn quan
lại.Thông qua truyện ngắn này,nhà văn Phạm Duy Tốn đã đưa ra một lí
giải:Cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây
nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do bọn quan lại đương thời.Đây chính là
cơ sở để tác phẩm được xếp vào vị trí tiên phong ,mở đâu cho khuynh hướng
hiện thực ,tạo nền móng cho văn học hiện thực phê phán Việt nam hình thành và
phát triển ở giai đoạn sau( 1930-1945).
Bài tập 6: Hãy giải thích : Vì sao tác giả Pham Duy Tốn lại lấy nhan đề của
mình là “Sống chết mặc bay”.( Em hãy viết đoạn văn).
Gợi ý.
“Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” là một thành ngữ quen thuộc mà dân
gian gọi bọn người vô trách nhiệm trước quyền lợi cuộc sống, tính mạng của
nhân dân.Theo đạo đức phong kiến xưa: quan là cha mẹ của dân, quan phải lo

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 65


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
cho cuốc sống của muôn dân. Trong tác phẩm của mình,Phạm Duy Tốn đã đưa
một tình huống căng thẳng về khúc đê ở làng X thuộc phủ Y có nguy cơ sắp
vỡ.Những người dân tay không dưới trời mưa tầm tã, vật lộn với nước, với bùn
suốt từ 1 giờ chiều đến lúc bấy giờ. Nguy cơ đê vỡ là trông thấy.Vởy mà,quan
phụ mẫu lại bỏ mặc dân với khúc đê xung yếu sắp vỡ, với trời mưa, với nước
sông nhị Hà đang lên. Quân cứ ngồi trên đình cao ráo, đè đuốc sáng rực, kẻ hầu
người hạ: Đứa bóp chân, đứa quạt, đứa châm điếu, lại còn bốn thầy ngồi hầu bài
quan nữa...xung quanh nơi ngài ngồi toàn những thứ sang trọng:Trầu vàng, cau
bạc, ống vôi chạm, ngoái tai, tăm bông...lại còn bát yến hấp đường phèn khói
nghi ngút...Quan không hề quan tâm, nhòm ngó đến đê vỡ hay không, lụt lội
sông nước thế nào. Có người vào cấp báo tình hình đê vỡ, quan lại khó chịu qoát
gắt, doạ bỏ từ: Quan ù ván bài to trong khi đê vỡ, nước ngập mênh mông, dân
tình khổ sở. Thái độ của tên quan phụ mẫu này thật vô trách nhiệm đến vô nhân
đạo. Đúng là thái độ “ Sống chết mặc bay” mà Phạm Duy Tốn đã đặt cho nhan
đề tác phẩm của mình. Tác phẩm cío giá trị tố cáo cao.
C. Phiếu bài tập:
Phiếu bài tập số 1:
Cho đoạn văn:
“ Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê
làng... thuộc phủ... xem chừng núng thế lắm, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể
hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức gìn giữ, kẻ thì thuổng,
người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy,
ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy, lướt thướt như chuột. Tình cảnh này
trông thật là thảm”.
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả?
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn văn ?
Câu 3 : Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn ?
Câu 4 : Văn bản “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn) thuộc kiểu văn bản
nào?
Câu 5: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 66


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Câu 6. Giải thích nhan đề truyện ngắn?
Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
- Văn bản: Truyện ngắn "Sống chết mặc bay". Tác giả: Phạm Duy Tốn
Câu 2: Nội dung: cảnh dân phu đang hộ đê.
Câu 3:
- Biện pháp liệt kê: “ kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào
đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy, ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy,
lướt thướt như chuột lột”.
-> Tác dụng: qua các hoạt động chống đỡ vừa sôi dộng, vừa lộn xộn của người
dân, tác giả cho ta thấy rõ không khí, cảnh tượng hộ đê thật nhốn nháo, căng
thẳng, thương tâm.
- Biện pháp so sánh: người nào người ấy, lướt thướt như chuột lột”.
-> Tác dụng: diễn tã một cách sinh động sự nhếch nhác, vất vả đến thảm hại của
người dân khi đi hộ đê.
Câu 5: Giá trị nội dung: Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ
“lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn
thảm” của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền
gây nên
Giá trị nghệ thuật: Vận dụng kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản
và tăng cấp; lời văn cụ thể, sinh động;

Câu 6: Tên bài sống chết mặc bay, xuất phát từ câu tục ngữ Sống chết mặc bay,
tiền thầy bỏ túi nói lên thái độ vô trách nghiêm của những kẻ cầm quyền, chỉ
biết ích kỉ hưởng lợi cho riêng mình.

Phiếu bài tập số 2:


Cho đoạn văn:
Câu 1. Thế nào là phép tương phản (đối lập)? Hãy chỉ ra hai mặt tương phản cơ
bản trong truyện và tác dụng của nó?

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 67


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Câu 2. Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, cảnh trời mưa,
nước sông đang lên cao và cảnh dân phu hộ đê được miêu tả độc đáo như thế
nào?

Câu 3. Giải thích nhan đề truyện ngắn?


Câu 4: Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn?
Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
Tương phản trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng,
những tính cách trái ngược nhau qua đó làm nổi bật một ý tưởng nghệ thuật
trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
- Truyện đã dựng lên 2 cảnh tượng tương phản gay gắt: Một bên là cảnh dân
chúng hộ đê hết sức vất vả, chống chọi 1 cách bất lực với nước lũ ngày càng
mạnh. Một bên là cảnh quan huyện ung dung, nhàn nhã đánh bài tổ tôm cùng
cánh thuộc hạ trong ngôi đình vững chãi, yên tĩnh. Sự tương phản mỗi lúc một
tăng lên tới kết cục: đê vỡ, muôn dân rơi vào cảnh lầm than, còn quan thì hả hê
vui sướng vì ván bài ù to.

Câu 2. Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, cảnh trời mưa,
nước sông đang lên cao và cảnh dân phu hộ đê được miêu tả độc đáo:
- Hoàn cảnh thời gian và không gian đặc biệt : gần một giờ đêm, ở khúc đe làng
X, phủ X.
- Nghệ thuật đối lập miêu tả hai chiều nước lớn: mưa trút xuống, nước sông
dâng lên. 0,25đ
- Cảnh hộ đê nhốn nháo căng thẳng
- Suy đoán của tác giả : không khéo thì vỡ mất, trông thật là thảm….
Câu 3. Tên bài sống chết mặc bay, xuất phát từ câu tục ngữ Sống chết mặc bay,
tiền thầy bỏ túi nói lên thái độ vô trách nghiêm của những kẻ cầm quyền, chỉ
biết ích kỉ hưởng lợi cho riêng mình.
Câu 4:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 68


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng
cơ cực, thê thảm của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại ăn chơi hưởng
lạc, vô trách nhiệm.
- Giá trị nhân đạo:
+ Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ tàn nhẫn, vô lương tâm, vô trách nhiệm với tính
mạng dân thường.
+ Cảm thương sâu sắc

Phiếu bài tập số 3:


Cho đoạn văn:
“ Trong đình, đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn
ràng. Trên sập mới kê ở gian giữa có một người quan phụ mẫu uy nghi chễm
chện ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà
quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông chốc chốc lại
phe phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay chực hầu đếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay
trái, bát yên hấp đường phèn, để trong khay khảm khói bay nghi ngút, tráp đồi
mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai
bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm,
ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. Chung quanh sập,
bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu gian, thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy
đội nhất, thầy thông nhì sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại
cũng ngồi hầu bài”
(Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn)
Câu 1: Tìm phép liệt kê trong đoạn văn và nêu tác dụng cảu phép liệt kê đó?
Câu 2: Xác định trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ trong đoạn văn
trên?
Câu 3: Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản, liên hệ với cuộc sống
hôm nay?
Hướng dẫn làm bài
Câu 1:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 69


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Phép liệt kê trong đoạn văn: ‘ Bên cạnh ngài, mé tay trái… trông mà thích
mắt”
- Tác dụng: liệt kê những đồ dung xa xỉ, quý giá của quan phụ mẫu, làm lộ
rõ bản chất hám của, ăn chơi hưởng lạc của hắn.
Câu 2:
- Trạng ngữ, công dụng:
+ Trong đình: chỉ nơi chốn
+ Mới kê ở gian giữa: chỉ thời gian, nơi chốn
+ Bên cạnh ngài, mé tay trái: chỉ nơi chốn
+ Chung quanh sập: chỉ nơi chốn.
Câu 3:
Một số gợi ý:
- Thấy thương cảm cho số phận cơ cực, tình cảnh khốn khổ của những
người dân vì thiên tai, lụt lội.
- Căm ghét bọn quan vô trách nhiệm, thờ ơ với tính mạng của người dân.
- Tự hòa vì được sống cuộc sống tự do, dân chủ hôm nay.

Phiếu bài tập số 4:


Câu 1. Thế nào là phép tăng cấp? Trong truyện tác giả đã kết hợp khéo léo phép
tương phản và tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật như thế nào?
Câu 2. Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm?
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng trình bày giá trị hiện thực của
văn bản “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn).
Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
- Tăng cấp là một biện pháp nghệ thuật lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau
phải cao hơn chi tiết trước, qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện
tượng muốn nói.
- Phép tăng cấp thể hiện:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 70


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Cảnh dân hộ đê: Mưa mỗi lúc một nhiều, một dồn dập; Nước sông mỗi lúc
một dâng cao; Không khí mỗi lúc một nhốn nháo; Sức người mỗi lúc một yếu...-
> Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đã xảy ra.
+ Cảnh quan phủ cùng nha lại trong đình: Sự hưởng thụ, ham mê cờ bạc và thái
độ thờ ơ vô trách nhiệm mỗi lúc một tăng...
=> Khắc hoạ rõ nét bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ - Tiêu biểu cho
chế độ PK đương thời thối nát.
Câu 2.
- Giá trị hiện thực:
+ Nỗi khổ cực của người dân vừa do thiên tai vừa do thái độ vô trách nhiệm của
bọn quan lại gây nên.
+ Bọn quan lại sống xa hoa,...
- Giá trị nhân đạo:
+ Tình cảm xót thương của tác giả trước nỗi khổ cực của người dân.
+ Lên án gay gắt bọn quan lại...
Câu 3:
Viết được đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng trình bày giá trị hiện thực của văn bản
“Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn).
* Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Về hình thức: Đoạn văn từ 9 – 10 dòng. Có câu mở đoạn, các câu nội dung
và câu kết đoạn.
- Nội dung: Nêu được giá trị hiện thực của truyện “Sống chết mặc bay”
+ Nỗi khổ cực của người dân vừa do thiên tai vừa do thái độ vô trách nhiệm
của bọn quan lại gây nên.
+ Bọn quan lại sống xa hoa, hưởng lạc, thờ ơ với nỗi khổ của dân. Tiêu biểu
là tên quan phụ mẫu.

BÀI 2: NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 71


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
(Nguyễn ái Quốc)
A. Lý thuyết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Ái Quốc (1890-1969), là tên gọi rất nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí
Minh, được dùng từ năm 1919 đến năm 1925
- Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí và
tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp
trong thời gian từ 1922 đến 1925
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh ra đời Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội
Châu được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội
Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc bị giải về
giam ở Hoả Lò - Hà Nội và sắp bị xử án, còn Va-ren thì
chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Tác
phẩm được viết với mục đích cổ động phong trào của
nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
Thể loại Truyện ngắn
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là câu
chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren, tên toàn quyền Đông
Dương lúc bấy giờ và Phan Bội Châu, hiện là một người
tù bị bắt giam vì hoạt động Cách mạng. Trong cuộc gặp
gỡ tại nhà tù giam giữ Phan Bội Châu, Va-ren ra sức
dùng lời lẽ dụ dỗ người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu
phản bội dân tộc, làm tay sai cho Pháp. Những với tinh
thần dân tộc, ý chí Cách mạng của mình, Phan Bội Châu
đã đáp trả Va-ren bằng thái độ dửng dưng, khinh bỉ thậm
chí là nhổ vào mặt tên toàn quyền Đông Dương ấy.
Bố cục - Phần 1 (từ đầu đến “vẫn bị giam trong tù”): Lời hứa
của Va-ren với Phan Bội Châu
- Phần 2 (tiếp đó đến “không hiểu Phan Bội Châu”):

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 72


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu
- Phần 3 (còn lại): Thái độ của Phan Bội Châu qua lời
của các nhân chứng.
Giá trị nội dung “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc
họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực
lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp
thuộc. Va-ren: gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân
Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên
cường, bất khuất, xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên
sứ, đấng xả than vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân
tộc Việt Nam.
Giá trị nghệ thuật - Sử dụng triệt để biện pháp tương phản, đối lập nhằm
khắc họa hai hình tượng nhân vật đối lập
- Lựa chọn các chi tiết miêu tả độc đáo, giàu ý nghĩa
tượng trưng
- Sáng tạo hình thức ngôn ngữ độc thoại
- Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh
- Giàu khả năng liên tưởng, hư cấu.
II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội
Châu”:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Ái Quốc (những nét chính về tiểu sử,
sự nghiệp sáng tác…)
- Giới thiệu về văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” (hoàn
cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
2. Thân bài
a. Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu
- Lời hứa của Va-ren: Va-ren nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu
⇒ Lời hứa mập mờ, chứa đựng sự hài hước, lố bịch
- Thực chất của lời hứa: ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào ngài yên vị thật
xong xuôi bên ấy đã

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 73


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
⇒ Coi lời hứa không quan trọng bằng việc ổn định công việc, địa vị của mình
- Lời bình của tác giả: liệu quan Toàn quyền Pháp Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy
vào lúc nào và ra làm sao
⇒ Sử dụng hàng loạt các từ nghi vấn, qua đó cho thấy thái độ mỉa mai, giễu cợt
của tác giả
b. Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu
- Cách giới thiệu về hai nhân vật của tác giả có sự tương phản, đối lập rõ rết,
qua đó làm nổi bật tính cách của mối nhân vật:
+ Va-ren: người phản bội giai cấp vô sản Pháp, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ,
ruồng bỏ lòng tin, rường bỏ giai cấp mình
⇒ Kẻ đê hèn, phản bội
+ Phan Bội Châu: hi sinh cả gia đình và của cải để không nhìn thấy bọn cướp
nước mình, sống xa lìa quê hương, bị bọn thực dân nhử vào muôn cạm bẫy, bị
kết án tử hình vắng mặt…
⇒ Một người tù, một nhà cách mạng vĩ đại
- Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu:
+ Va-ren: độc thoại một mình: tuyên bố thả Phan Bội Châu với điều kiện phải
trung thánh, hợp lực cộng tác với Pháp, khuyên Phan Bội Châu từ bỏ lí tưởng
chung, bắt tay với Va-ren
⇒ Va-ren là kẻ bịp bợm, xảo trá
+ Phan Bội Châu: im lặng
c. Thái độ của Phan Bội Châu
- Im lặng,d dửng dưng trước những lời nói của Va-ren
- Đôi ngọn râu mép nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay và điều này chỉ diễn
ra một lần
- Mỉm cười kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruối lướt qua
⇒ Thái độ ngạc nhiên, coi thường và nhân cách cứng cỏi, bản lính, không chịu
khuất phục của người tù
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 74


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Nội dung: “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc họa
được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối
lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc
+ Nghệ thuật: biện pháp tương phản, đối lập, giọng văn sâu sắc, hóm hỉnh,
khả năng tưởng tượng, hư cấu…
B. Bài tập:
I. Cơ bản:
Bài tập 1: Văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn
Ái Quốc được viết vào thời gian nào?
A. Từ năm 1922 đến 1925
B. Trước năm 1925
C. Trong năm 1925
D. Sau năm 1925
PA. C
Bài tập 2: Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản “Những trò lố hay là
Va-ren và Phan Bội Châu” là
A. Phan Bộ Châu
B. Va-ren
C. Người lính dõng An Nam
D. Va-ren và Phan Bội Châu
PA. D
Bài tập 3: Nhận xét nào nói đúng nhất nội dung hiện thực của văn bản “Những
trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” (Nguyễn Ái Quốc)?
A. Tố cáo chính phủ Pháp bắt giam nhà cách mạng Phan Bội Châu
B. Ca ngợi vị anh hùng dân tộc Phan Bội Châu
C. Khắc họa sự đối lập giữa Va-ren: gian trá, lố bịch đại diện cho thực dân
Pháp ở Đông Dương và Phan Bội Châu: kiên cường, bất khuất tiêu biểu
cho dân tộc Việt Nam
D. Tố cáo bộ mặt gian trá, lố bịch của Va-ren
PA. C

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 75


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Bài tập 4: Trong văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”
(Nguyễn Ái Quốc), nhà cách mạng Phan Bội Châu đã có cách ứng xử như thế
nào trước những trò lố của Va-ren?
A. Đối đáp lại
B. Dửng dưng,im lặng
C. Lắng nghe chăm chú
D. Đồng ý với những lời dụ dỗ của Va-ren
PA. B
Bài tập 5: Câu văn “Anh quả quyết - cái anh chàng ranh mãnh đó- rằng có thấy
đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay” (Trích
“Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” – Nguyễn Ái Quốc) thuộc kiểu
câu nào?
A. Câu ghép
B. Câu rút gọn
C. Câu bị động
D. Câu đơn mở rộng thành phần
PA. D
Bài tập 6: Hãy tìm dẫn chứng chứng minh cho ý kiến sau:
A,Va ren thực chất chỉ là một kẻ bịp bợm,một tên phản bội lí tưỏng,quen chơi
những trò lố.
B,Phan Bội Châu là một vị anh hùng yêu nước có bản lĩnh kiên cường và khí
phách hiên ngang.
Bài tập 7: Tại sao khi giới thiệu cuộc gạp gỡ giữa Va ren và Phan Bội Châu
trong xà lim ở Hà Nội,tác giả lại thốt lên: “Ôi thật là một tấn kịch”? Tấn kịch ấy
có gì đặc sắc? ý nghĩa?
4.Lập bảng so sánh đối chiếu giữa Va ren và Phan Bội Châu để làm nổi bật chân
dung của hai nhân vật.
II. Nâng cao:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 76


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Bài tập 1: Nêu giá trị nghệ thuật của truyện?
- Nghệ thuật kể chuyện: Bằng trí tưởng tượng phong phú và sự hư cấu táo
bạo,tác giả Nguyễn ái Quốc đã đựng lên hành trình đi từ Pa ri sang Hà Nội của
Va ren,cũng như cuộc gặp gỡ giữa tên Toàn quyền đê tiện và bỉ ổi này với nhà
yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu.Bằng cách kể tỉ mỉ,cụ thể ,dùng hình thức liệt kê
theo trình tự diễn biến của sự việc,vừa kể vừa xen kẽ miêu tả ,đối chứng bằng
điệp ngữ và câu văn kéo dài ,tác giả đã chia chuyến đi từ Pa ri sang Hà Nội của
Va ren làm 4 chặng.
-Qua cách kể của tác giả,người đọc có thể hình dung được một chuyến đi dềnh
dàng ,kéo dài và những trò lố của tên Toàn quyền Va ren .
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tác giả chủ yếu dùng nghệ thuật đối chiếu để
tạo ra những tưong phản đối lập cực độ giữa Va ren và Phan Bội Châu .Sự đối
chiếu ấy thể hiện rõ nhất ở cuộc gặo gỡ giữa tên toàn quyền Đông Dương-Ngài
“Va ren đáng kính”
-và Phan Bội Châu-một người tù “đặc biệt” của chính quyền thực dân.Va ren
càng hùng hồn tới mức trơ trẽn đề cao quan điểm sống của những kẻ “phản bội
lí tưỏng”.
” Ruồng bỏ giai cấp” bao nhiêu thì Phan Bội Châu càng tỏ ra lạnh lùng,’dửng
dưng” bấy nhiêu.Qua đó càng nổi bật thái độ bịp bợm ,dối trá,bản chất bỉ ổi,đê
tiện của tên toàn quyền Va ren cũng như bản lính vững vàng của cụ Phan Bội
Châu.Đây cũng là sự đối chọi giữa bóng tối và ánh sáng ,giữa lí tưỏng của một
kẻ phản bội với lí tưỏng của một người anh hùng yêu nước.
- Giọng kể của tác giả: Nội dung câu chuyện chỉ mới là giả thiết,do tác giả tự
hình dung và tưỏng tượng ra .Nhưng tất cả đã hiện lên thật sống động,thật cụ
thể.Vừa kể ,tác giả vừa xen vào những lời hóm hỉnh mà hết sức sâu cay .Qua đó
thể hiện thái độ mỉa mai.giễu cơt và khinh bỉ đối với tên toàn quyền Va ren.Bề
ngoài thì có vẻ rất khách quan( kể sự việc đó như nó đang và sẽ diễn ra),nhưng
kì thực dấu ấn chủ quan lại thể hiện rõ qua cách lựa chọn chi tiết,cách nêu lời
bình phẩm...Đặc biệt ,với Va ren ngòi bút Nguyễn ái Quốc mang tính chiến đấu

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 77


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
mạnh mẽ quyết liệt,còn với Phan Bội Châu,ngòi bút ấy lại mềm mại,giàu âm
điệu trữ tình.
Có thể khẳng định rằng,đằng sau hai hình tượng va ren và Phan Bội Châu ,qua
tác phẩm này,ta hiểu rõ tấm lòng Nguyễn Ái Quốc,vừa căm thù quân xâm
lược ,vừa yêu nước thiết tha.

CHUYÊN ĐỀ 4: VĂN BẢN NHẬT DỤNG


BÀI: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG (Hà Ánh Minh)

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 78


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
A. Lý thuyết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Tác giả: Hà Ánh Minh
2. Tác phẩm:
Xuất xứ “Ca Huế trên sông Hương” của tác giả Hà Ánh Minh,
được đăng trên báo “Người Hà Nội”.
Thể loại thể loại bút kí
Bố cục (2 phần) Phần 1 (từ đầu đến “lí hoài nam”): Giới thiệu về Huế -
cái nôi của những làn điệu dân ca
- Phần 2 (còn lại): Những đặc sắc của ca Huế và sơ lược
về cách biểu diễn, thưởng thức ca Huế trên sông Hương.
Giá trị nội dung Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam
thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn
điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình
thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã,
một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo
tồn và phát triển.
Giá trị nghệ thuật - Thủ pháp liệt kê kết hợp với giải thích, bình luận
- Miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm, chân thực.
II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Ca Huế trên sông Hương”:
1. Mở bài
- Trình bày khái quát những hiểu biết của bản thân về Huế (từng là kinh đô của
nhà Nguyễn, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng,…)
- Giới thiệu văn bản “Ca Huế trên sông Hương” (xuất xứ, khái quát giá trị nội
dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Giới thiệu về Huế - cái nôi của những làn điệu dân ca
- Các làn điệu dân ca, điệu lí ở Huế:
+ Các điệu hò – hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt
hái, trồng cây, chăn tằm: gửi gắm một ý tình trọn vẹn
+ Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh hồn buồn bã

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 79


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nang vung: náo nức
nồng hậu tình người
+ Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện: gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh
+ Các điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam..
⇒ Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm
hồn Huế
- Các dụng cụ âm nhạc: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo,
cặp sanh
⇒ Huế là mảnh đất, là cái nôi sinh ra những làn điệu dân ca. Các làn điệu
phong phú và đa dạng, sâu sắc, chan chứa tình cảm
2. Những đặc sắc của ca Huế trên sông Hương
- Cách thức biểu diễn:
+ Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp,
nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng
+ Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón
bấm, day, chớp, búng, ngón phi, nhón rãi
+ Dàn nhạc cất lên tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận
đáy hồn người
⇒ Thanh lịch, tinh tế, mang nét dân tộc
- Cách thưởng thức:
+ Thời gian: đêm, màn sương dày đặc, thành phố lên đè như sao sa
+ Không gian: con thuyền bồng bềnh trôi trên dòng sông trăng gợn sóng
⇒ Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng
+ Cách thưởng thức độc đáo, đặc biệt: trực tiếp nghe và xem các nhạc công
biểu diễn
- Nguồn gốc của ca Huế: kết hợp giữa dòng nhạc dân gian và ca nhạc cung
đình, nhã nhạc trang trọng, uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng
- Thể điệu của ca Huế: có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc
thương, ai oán…Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi nên tình người,
tình đất nước, trai hiền, gái lịch

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 80


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
⇒ Ca Huế vừa trang trọng, vừa sôi nổi uy nghi. Nghe ca Huế là một thú vui tao
nhã
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch
và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát
triển
+ Nghệ thuật: liệt kê kết hợp với giải thích, bình luận, nghệ thuật miêu tả đặc
sắc, gợi hình, gợi cảm…
- Cảm nhận của bản thân về xứ Huế
B. Bài tập
I. Cơ bản:
Bài tập 1: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” (Hà Ánh Minh) đề cập đến nội
dung gì?
A. Ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương trong những đêm trăng
B. Ca ngợi vẻ đẹp của ca công trong đêm biểu diễn ca Huế
C. Ca ngợi vẻ đẹp của một nét sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế
D. Ca ngợi vẻ đẹp của phong cảnh cố đô Huế
PA. C
Bài tập 2: Nguồn gốc ca Huế được hình thành từ đâu?
A. Dòng nhạc dân gian
B. Dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình
C. Dòng nhã nhạc cung đình
D. Dòng nhạc miền Trung
PA. B
Bài tập 3: “Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa
tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong , long hổ du dương, trầm
bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dung các ngón đàn chau chuốt như
ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 81


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người” Đoạn văn
trên được trích từ văn bản nào?
A. Ý nghĩa văn chương
B. Sài Gòn tôi yêu
C. Mùa xuân của tôi
D. Ca Huế trên sông Hương
PA. D
Bài tập 4: “Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa
tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong long hổ du dương, trầm
bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dung các ngón đàn chau chuốt như
ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng
đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người” (Ca Huế
trên sông Hương – Hà Ánh Minh) Thời gian được miêu tả trong đoạn văn trên là
khoảng thời gian nào?
A. Bình minh
B. Trưa
C. Chiều
D. Đêm khuya
PA. D
Bài tập 5: “Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa
tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong long hổ du dương, trầm
bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dung các ngón đàn chau chuốt như
ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng
đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người” Trong đoạn
văn trên tác giả đã kể ra mấy khúc nhạc?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
PA. D

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 82


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Bài tập 6: “Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa
tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong long hổ du dương, trầm
bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dung các ngón đàn chau chuốt như
ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng
đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người” Đoạn văn
trên đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Liệt kê
D. Nhân hóa
PA. C
Bài tập 7: “Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa
tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong long hổ du dương, trầm
bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Câu văn trên sử dụng phép liệt kê nào?
A. Liệt kê theo từng cặp
B. Liệt kê không theo từng cặp
C. Liệt kê tăng tiến
D. Liệt kê không tăng tiến
PA. B
Bài tập 8: Dấu chấm lửng trong câu văn “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui,
có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…” dùng để làm gì?
A. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa liệt kê hết
B. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn
D. Chuẩn bị cho một nội dung mới bất ngờ, hay hài hước
PA. A
Bài tập 9: Câu văn “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng
khuâng, có tiếc thương ai oán…” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Hoán dụ
B. Điệp ngữ

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 83


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
C. Liệt kê
D. So sánh
PA. C
Bài tập 10: Câu văn “Nhạc công dùng các ngón đàn chau chuốt như ngón nhấn,
mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rã i.” sử dụng biện pháp
tu từ gì?
A. Điệp ngữ
B. So sánh
C. Liệt kê
D. Tăng cấp
PA. C
II. Nâng cao:
Bài tập 1: Phần kết văn bản Ca Huế trên sông Hương (Ngữ văn 7 tập hai), tác
giả Hà Ánh Minh viết:
Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên
Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại…
Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông Hương
qua đoạn văn trên ? Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông
Hương qua đoạn văn (…)
* Gợi ý: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu
được 4 ý cơ bản như sau:
- Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch, tao nhã.
- Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ còn cảm thấy tình
người.
- Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng con người đến những vẻ đẹp của
tình người xứ Huế: trầm tư, sâu lắng, đôn hậu…
- Ca Huế mãi mãi quyến rũ, làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó.
Xác định và phân tích tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong đoạn
văn sau:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 84


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Bài tập 2: Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có
tiếc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình
người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
* Gợi ý:
- Phép liệt kê: sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán;
thong thả, trang trọng, trong sáng; tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
- Tác dụng: diễn tả được sự phong phú của các thể điệu, các cung bậc tình cảm,
cảm xúc của ca Huế.
C. Phiếu bài tập:
Phiếu bài tập số 1:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên
Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại…
Câu 1: Bài “Ca Huế trên sông Hương” được viết theo thể loại nào?
Câu 2: Thế nào là “ca Huế”?
Câu 3: Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông Hương
qua đoạn văn trên ?
Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
- Thể loại bút kí: Bút kí là thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà
nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể
hiện một tư tưởng nào đó.
Câu 2: Ca Huế (Dân ca Huế): Chỉ một sinh hoạt văn hoá độc đáo của cố đô
Huế: Người nghe và người hát cùng ngồi thuyền đi trên sông Hương; Ca Huế
thường diễn ra vào ban đêm và chủ yếu hát các làn điệu dân ca Huế.
Câu 3:
Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông Hương qua đoạn văn
(…)

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 85


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được 4 ý
cơ bản như sau (mỗi ý 1 điểm):
- Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch, tao nhã.
- Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ còn cảm thấy tình
người.
- Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng con người đến những vẻ đẹp của
tình người xứ Huế: trầm tư, sâu lắng, đôn hậu…
- Ca Huế mãi mãi quyến rũ, làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó
Phiếu bài tập số 2:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“ Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp
Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợi vô hồi xa mãi
cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những
khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vấn vương như nam ai,
nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc
mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam, không vui không buồn như tứ
đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm bâng khuâng, có
tiếc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình
người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông thiên mụi gọi năm
canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật
phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm”.
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả?
Câu 2: Kể tên ít nhất 3 làn điệu ca Huế?
Câu 3: Em cảm nhận như thế nào con người xứ Huế qua đoạn văn trên ?
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng giới thiệu về ca Huế trên sông
Hương, trong đó có sử dụng phép liệt kê. (Gạch chân câu văn mang phép liệt kê
đó)
Hướng dẫn làm bài

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 86


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào “ Ca huế trên sông Hương”, tác
giả: Hà Ánh Minh.
Câu 2: Kể tên ít nhất 3 làn điệu ca Huế?
- Các điệu hò: Hò đánh cá, cấy trồng. Chăn tằm...Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh,
hò giã gạo...Hò lơ, hò ô, hò nện...
- Các điệu lí: Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.
- Các điệu nam: Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân,...
Câu 3: Em cảm nhận như thế nào con người xứ Huế qua đoạn văn trên ?
Con người xứ Huế:
- Tâm hồn người Huế qua các làn điệu dân ca: Thanh lịch, tao nhã, kín đáo và
giàu tình cảm.
- Các nghệ sĩ Huế: Tài ba, điêu luyện trong biểu diễn nghệ thuật.
Câu 4:
Đoạn văn tham khảo
Cố đô Huế nổi tiếng không chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử
mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca. Ca Huế được hình thành từ dòng nhạc
dân gian và dòng nhạc cung đình, nhã nhạc nên vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang
trọng, uy nghi. Ca Huế rất phong phú và đa dạng về làn điệu: Các điệu hò, các
điệu lí, các điệu nam... hoặc cũng có những bản nhạc không vui, không buồn
như tứ đại cảnh. Tất cả đều phản ánh tâm hồn cũng như khát vọng của con người
Huế. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hoá - âm nhạc thanh lịch và tao nhã;
một sản phẩm tinh thần đáng được trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.

Phiếu bài tập số 3:


Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“ Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc
trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai
dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí
nhạc. Thú nghe ca Huế tao nhã,, đầy sức quyến rũ”.
(Theo Hà Ánh Minh, Báo Người Hà Nội)

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 87


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

Câu 1: Ca Huế được hình thành từ đâu?


Câu 2: Tại sao các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài vừa sôi nổi, tươi vui,
vừa trang trọng, uy nghi?
Câu 3: Vì sao nói: Nghe ca Huế là một thú chơi tao nhã?
Hướng dẫn làm bài
Câu 1: Ca Huế được hình thành từ dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình, nhã
nhạc Câu 2: Do nguồn gốc hình thành nên các điệu ca Huế được nhắc tới trong
bài vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi:
+ Từ dòng nhạc dân gian: Thường sôi nổi, lạc quan, vui tươi...
+ Từ nhã nhạc cung đình: Dùng trong các buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình,
tôn miếu của triều đình PK -> Trang trọng, uy nghi
Câu 3:
- Dân ca Huế là một thứ tao nhã vì: Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian
và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi. Đặc điểm nổi bật của ca
nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí thường phản ánh
sinh động các cung bậc tình cảm vui buồn của con người. Còn nhạc cung đình là
nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm của vua chúa hoặc nơi tông miếu
thiêng liêng nên thường có sắc thái trang trọng, uy nghi.
- Nghe ca Huế là một thú chơi tao nhã. Vì: Ca Huế tao nhã, lịch sự, nhã nhặn,
duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức,
từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca đến cách ăn mặc...

Phiếu bài tập số 4:


Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển
cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay
dài đều gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần
nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được
thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 88


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu
tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện, gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế
thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Thể loại, phương thức biểu đạt?
Câu 3: Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Em hiểu gì về
biện pháp tu từ đó và tác dụng của nó trong việc biểu đạt nội dung của đoạn
văn?
Câu 4: Tìm câu bị động, nêu mục đích của việc sử dụng câu bị động đó?
Câu 5: Sau khi đọc đoạn trích, em hiểu biết thêm điều gì về xứ Huế? ( Viết đoạn
văn từ 5-7 câu, có sử dụng câu đặc biệt)
Hướng dẫn làm bài
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của tác
giả Hà Ánh Minh.
Câu 2: Thể loại: kí
Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
Câu 3:
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn: Phép liệt kê
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được
đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư
tưởng, tình cảm.
- Tác dụng: Góp phần diễn tả sự phong phú, đa dạng của các điệu hò trong làn
điệu ca Huế…
Câu 4:
Câu bị động: “Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý
tình trọn vẹn.”
Tác dụng: liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
Câu 5:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 89


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Xứ Huế là một miền đất nổi tiếng với những sản phẩm văn hóa độc đáo,
đa dạng và phong phú gắn với sinh hoạt văn hóa; ca Huế trên sông
Hương.

Phiếu bài tập số 5:


Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi
trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai
láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng. Có lẽ con thuyền
này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng
thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ được bào nhẵn có mui
vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi
thuyền là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm
đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp
sanh để gõ nhịp”.
Câu 1:
a) Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả?
b) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
c) Xác định câu đặc biệt trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của câu đặc biệt đó.
Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn?
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 dòng nêu cảm nhận của em về quê
hương xứ Huế (trong đó có sử dụng dấu chấm lửng).
Hướng dẫn làm bài

Câu 1:
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của tác giả
Hà Ánh Minh.
b) Nội dung chính: ca ngợi vẻ đẹp xứ Huế vào đêm, gắn với sinh hoạt độc
đáo: nghe ca huế trên sông.
c) Câu đặc biệt: “ Đêm”, tác dụng: xác định, gợi tả thời gian tĩnh lặng.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 90


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Câu 2:
- Biện pháp so sánh:
+ “Thành phố lên đèn như sao xa”
+ “Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng
hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành
cho vua chúa”.
+ “Trước mũi thuyền là một đầu rồng như muốn bay lên”.
-> Tác dụng: diễn tả vẻ đẹp của thành phố về dêm, vẻ đẹp của dân ca Huế
trên sông Hương, vẻ đẹp của chiếc thuyền rồng và tâm hồn người thưởng
thức.
- Biện pháp liệt kê: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam
-> Tác dụng: diễn tả sự phong phú, đa dạng của các nhạc cụ.
Câu 3: Đoạn văn tham khảo
Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi
tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn
nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu
hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó
được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy
nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức
quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim
tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công
dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng,
phi, vãi… Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một
sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 91


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

CHUYÊN ĐỀ 5: CHÈO
BÀI: QUAN ÂM THỊ KÍNH
A. Lý thuyết.
I. Tìm hiểu chung:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 92


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
1. Thể loại Chèo: là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình
thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn gọi là chèo sân
đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.
- Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân
khấu và trước kia được diễn ở sân đình nên được gọi là chèo sân đình. Chèo
nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ
- Tích truyện trong chèo được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm, xoay
quanh trục bĩ cực (đau khổ, oan trái) – thái lai (tốt đẹp, yên vui). Chèo chú ý
giới thiệu những mẫu mực về đạo đức, tài năng để mọi người noi theo
- Nội dung: bên cạnh việc cảm thông với số phận bi kịch của người lao động,
người phụ nữ, đề cao phẩm chất và tài năng của họ, chèo còn châm biếm, đả
kích trực tiếp và mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến
đương thời.
- Nhân vật trong chèo:
+ Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng, tính cách
riêng như: thư sinh (nho nhã, điềm đạm), nữ chính (đức hạnh, nết na), nữ lệch
(lẳng lơ, bạo dạn), mụ ác (tàn nhẫn, độc ác), hề chèo (những vai hài mang đến
tiếng cười thông minh, hả hê và sâu sắc cho người dân)
+ Nhân vật chèo khi bước sân khấu đầu tiên phải tự xưng danh (xưng tên, họ,
quê quán, nghề nghiệp, tính cách), sau đó mới bước vào diễn tích
+ Tính ước lệ và cách điệu của sân khấu chèo thể hiện rất cao qua nghệ thuật
hóa trang, nghệ thuật hát, múa của các nhân vật.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 93


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
2. Tác phẩm: Văn bản “Quan Âm Thị Kính: là phần lời (kịch bản) của một vở
chèo - một loại hình văn nghệ dân gian kết hợp nhiều hình thức như hát, múa,
diễn tích, kể chuyện,... được trình bày trên sân khấu (còn gọi là chiếu chèo). Tuy
chỉ là kịch bản sân khấu nhưng Quan Âm Thị Kính (và trích đoạn Nỗi oan hại
chồng) cũng thể hiện được những giá trị nghệ thuật nhất định, phần nào giúp
chúng ta hiểu được những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo, nhất là về nội
dung tư tưởng: những vấn đề mà vở chèo nêu ra, những mâu thuẫn và xung đột
trong xã hội cũ, nỗi khổ của người phụ nữ,...
a. Tóm tắt: Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả
cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn
chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ
tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị
Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị
Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có cô
Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền
trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm.
Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa
nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối
cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng
hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.
b. Bố cục (3 phần):
- Phần 1 (từ đầu đến “thấy sự bất thường”): Thị Kính xén râu mọc ngược dưới
cằm cho chồng
- Phần 2 (tiếp đó đến “bóp chặt trong tay”): Thị Kính bị nhà chồng vu oan là
giết chồng, nàng không thể minh oan và cùng cha là Mãng Ông trở về nhà
- Phần 3 (còn lại): Thị Kính từ biệt cha mẹ, quyết định giả dạng nam nhi tu
hành.
c. Giá trị nội dung:
Vở chèo “Quan âm Thị Kính” nói chung và trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” nói
riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 94


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Vở chèo và trích đoạn đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan
bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột
gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.
d. Giá trị nghệ thuật:
- Xung đột kịch gay gắt
- Miêu tả nhân vật độc đáo
II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Quan Âm Thị Kính”:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về thể loại chèo (khái niệm, khái quát các đặc trưng cơ
bản của thể loại…)
- Giới thiệu về vở chèo “Quan Âm Thị Kính” và trích đoạn “Nỗi oan hại
chồng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
2. Thân bài
a. Thị Kính xén râu mọc ngược dưới cằm cho chồng
- Thị Kính vốn được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về
làm dâu nhà Thiện Sĩ, một gia đình địa chủ.
- Khung cảnh gia đình:
+ Chồng dùi mài kinh sử để nhập hội long vân.
+ Vợ ngồi khâu quần áo, dọn kỉ cho chồng, quạt cho chống nghỉ.
⇒ Khung cảnh gia đình ấm cúng, hạnh phúc.
- Nổi bật lên trong đoạn này là hình ảnh Thị Kính- người phụ nữ hết lòng
thương yêu chồng:
+ Khi chồng ngủ, Thị Kính đã dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng.
+ Cũng vì yêu chồng mà khi Thiện Sĩ đã ngủ, Thị Kính chăm chú nhìn và phát
hiện ra một chiếc râu mọc ngược.
- Tâm trạng:
+ Băn khoăn
+ Suy nghĩ: "Trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta" (nhân dân ta còn có câu
"Xấu chàng hổ ai" cũng có nghĩa tương tự),
+ Hành động: Thị Kính đã toan lấy dao khâu xén chiếc râu đó đi.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 95


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
=> Những suy nghĩ và hành động của Thị Kính rất tự nhiên, thể hiện những
tình cảm rất nồng nàn và chân thực của người phụ nữ yêu chồng.
- Thiện Sĩ giật mình tỉnh giấc, kêu lên
b. Thị Kính bị nhà chồng vu oan và phải theo cha về nhà
- Thiện Sĩ: vừa chợp mắt đã thấy dao kia kề cổ
- Sùng bà:
+ Nói về nhà mình: giống nhà bà đây giống phượng giống công, nhà bà đây
cao môn lệnh tộc, trứng rồng lại nở ra rồng
⇒ Khoe khoang, hãnh diện, vênh váo
+ Nói về Thị Kính: liu điu lại nở ra dòng liu điu, mày là con nhà ốc, cả gan
say hoa đắm nguyệt, dụng tình bất trắc, gái say trai lập chí giết chồng,mặt trơ
như mặt thớt,…
⇒ Coi thường, dè bỉu, khinh bỉ, mắng nhiếc, lăng nhục
+ Hành động: dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính ngửa đầu lên, không cho
Thị Kính phân bua, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống…
⇒ Thô bạo, tàn nhẫn
- Thị Kính:
+ Hết lời phân bua, minh oan cho bản thân nhưng không được.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 96


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Khi Mãng ông bảo Thị Kính về theo mình, Thị Kính đi theo cha mấy bước
nữa, rồi dừng lại, quay vào nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm lấy
chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.
* Cử chỉ và lời hát của Thị Kính thể hiện rất nhiều ý nghĩa:
“ Thương ôi! Bấy lâu sắt cầm tịnh hảo
Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi”
Những cặp từ ngữ đối lập bấy lâu – bỗng; sắt cầm – chăn gối lẻ loi,... với sắc
thái ý nghĩa đối lập đã diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau được chuyển đổi rất
đột ngột. Từ cảnh "sắt cầm tịnh hảo" (ý nói tình vợ chồng hoà hợp đầm ấm) đến
cảnh "chăn gối lẻ loi" (vợ chồng chia lìa) chỉ là trong phút chốc. Bên này là
hạnh phúc, bên kia là cảnh chia lìa. Bị đẩy ra khỏi thế giới quen thuộc, người
phụ nữ bỗng hoá bơ vơ giữa cái vô định của cuộc đời.
⇒ Sự bất lực của Thị Kính
c. Thị Kính từ biệt cha mẹ, giả dạng nam nhi tu hành
- Cuộc sống sau khi bị oan:
+ Sát hại chồng nên không thể ở lại nhà được
+ Xấu hổ không về được nhà cha mẹ
+ Không thể lấy người khác
+ Bỏ đi xa thì mang tiếng không đoan chính
+ Minh oan không ai tin
⇒ Thị Kính rơi vào đau khổ, bế tắc
- Thị Kính quyết định giả dạng nam nhi để đi tu
- Ý nghĩa hành động đi tu của Thị Kính:
+ Tích cực: Thị Kính muốn sống để tỏ rõ mình là người đoan chính
+ Tiêu cực: Thị Kính không tìm ra nguyên nhân nỗi khổ của mình,không đấu
tranh mà nhẫn nhịn, cam chịu
⇒ Thị Kính không thể thoát khỏi đau khổ
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của cả vở chèo nói chung và
trích đoạn nói riêng:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 97


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Nội dung: Vở chèo “Quan âm Thị Kính” nói chung và trích đoạn “Nỗi oan
hại chồng” nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu
chèo truyền thống. Vở chèo và trích đoạn đã thể hiện được những phẩm chất tốt
đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp
thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến
+ Nghệ thuật: xung đột kịch, xây dựng nhân vật bằng đối thoại và hành động.
B. Bài tập:
I. Cơ bản:
Bài tập 1: Đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” có mấy nhân vật?
* Gợi ý: Đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” có năm nhân vật: Thị Kính, Thiện
Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.
Bài tập 2: Văn bản “Nỗi oan hại chồng” được trích từ tác phẩm nào?
A. Thị Mầu lên chùa
B. Nỗi oan Thị Kính
C. Quan Âm Thị Kính
D. Nỗi oan Thị Mầu
Bài tập 3: Văn bản “Nỗi oan hại chồng” thuộc thể loại nào?
A. Chèo
B. Tuồng
C. Cải lương
D. Kịch
Bài tập 4: Sùng Bà trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” thuộc kiểu nhân vật
nào trong chèo?
A. Nhân vật nữ chính
B. Nhân vật nữ lệch
C. Nhân vật mụ ác
D. Nhân vật nữ hề
Bài tập 5: Thị Kính trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” thuộc kiểu nhân vật
nào trong chèo?
A. Nhân vật nữ chính

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 98


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
B. Nhân vật nữ lệch
C. Nhân vật mụ ác
D. Nhân vật nữ hề
Bài tập 6: Em hãy kiệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ
của Sùng bà đối với Thị Kính trong trích đoạn " Quan Âm Thị Kính"?
* Hướng giải.
- Hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính:
+ Về hành động: Hành động của Sùng bà tàn nhẫn, thô bạo, đanh đá: Sùng bà
dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên (một kiểu hạ nhục
người khác). Sùng bà không cho Thị Kính được phân bua, thanh minh cho
mình, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho
gia đình.
+ Ngôn ngữ của Sùng bà: Ngôn ngữ đay nghiến, mắng niếc, xỉ vả. Mỗi lần mụ
cất lời là Thị Kính thêm một tội. Mụ không cần biết phải trái, duổi Thị Kính đi
vì cho rằng Thị Kính giết con trai của mình.
+ Lời lẽ của mụ:
Khi nói về nhà mình Khi nói về gia đình Thị Kính
- Giống nhà bà đây giống phượng - Chúng bay là mèo mả gà đồng.
giống công.
- Nhà bà đây cao môn lệch tộc -Mày là con nhà cua ốc
- Trứng rồng lại nở ra rồng - Liu điu lại nở ra giòng liu điu
- Đồng nát lại về Cầu Nôm...

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 99


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
* Cả trong hành động và ngôn ngữ, Sùng bà đều chứng tỏ là một kẻ tàn nhẫn,
độc ác, không những thế lại còn coi thường những người lao động nghèo khổ.
Lời lẽ của mụ có sự phân biệt đối xử giữa thấp và cao, giũa sang và hèn. Cách
mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là lời mắng của mẹ đối với
con, cũng không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình. Mà mụ
tự coi mình là tầng lớp trên, dẫn đến coi thường những người khác, nhất là
những người lao động. Điều đó cho thấy Sùng bà tức giận, chửi mắng Thị Kính
thậm tệ không hẳn vì nghĩ rằng Thị Kính có ý làm hại con mụ mà vì sự chênh
lệch đẳng cấp xã hội giữa hai gia đình. Thị Kính là con nhà nghèo mà lại dám
bước vào, hơn thế nữa lại là nàng dâu, trở thành người trong gia đình mụ.
=> Như vậy, mâu thuãn ở đây không phải là mâu thuẫn trong quan hệ mẹ chồng-
nàng dâu mà là quan hệ giai cấp giữa phong kiến và người nông dân.
Bài tập 7: Trong trích đoạn, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu oan với ai? Khi
nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì
về sự cảm thông đó?
* Gợi ý :
Trong truyện 5 lần Thị Kính kêu oan, bốn lần tiếng kêu ấy hướng về mẹ chồng
và chồng:
- Lần thứ nhất kêu oan với mẹ chồng: " Giời ơi! Mẹ ơi oan cho con lắm mẹ ơi !"
- Lần thứ hai vẫn với mẹ chồng: "Oan cho con lắm mẹ ơi"
- Lần thứ ba kêu oan với chồng: "Oan thiếp lắm chàng ơi"
- Lần thứ tư vẫn kêu oan với mẹ chồng: "Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ
ơi !"
Cả 4 lần kêu oan với chồng và mẹ chồng nhưng đều vô ích. Thiện Sĩ là kẻ đớn
hèn, nhu nhược, hắn hoàn toàn bỏ mặc người vợ đã từng kề vai áp má yêu
thương gắn bó với hắn, hắn để cho mẹ mình hành hạ vợ, hắn là một con người
vô trách nhiệm.
Còn đối với Sùng bà, lời kêu oan của Thị Kính càng làm cho mụ ta có những lời
lẽ và hành động tàn nhẫn, thiếu tình người đối với Thị Kính.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 100


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Lần thứ 5 Thị Kính kêu oan với cha (Mãng Ông) thì mới nhận được sự cảm
thong: "Oan cho con lắm à?". Nhưng đó lại chỉ là một sự cảm thông đau khổ và
bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo,
không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái. Kết cục
Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng,mối tình vợ chồng tan vỡ.
II. Nâng cao:
Bài tập 1: Việc Thị Kính quyết tâm "trá hình nam tử bước đi tu hành" có ý
nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội
cũ không?
* Gợi ý :
Việc Thị Kính " trá hình nam tử bước đi tu hành" có ý nghĩa giải thoát. Con
đường giải thoát có hai mặt:
- Ước muốn được sống ở đời để tỏ rõ con người đoan chính( Mặt tích cực)
- Mặt tiêu cực : Mình khổ là do số kiếp, do thân phận hẩm hiu,tìm vào cửa phật
để tu tâm.
Trong xã hội phong kiến, con đường mà Thị Kính chọn là con đường để giải
thocát cho số phận, bởi người phụ nữ này chưa đủ sức, đủ bản lĩnh để vượt lên
hoàn cảnh. Cam chịu hoàn cảnh bằng con đường nhẫn nhục. Hành động đấu
tranh của Thị Kính mới chỉ dừng lại ở những lời than thân trách phận mà thôi.
Bài tập 2: Bi kịch nỗi oan hại chồng được xuất phát từ đâu? Điểm xuất đó nói
lên điều gì?
* Gợi ý:
Điểm xuất phát của bi kịch là ở phần đầu đoạn trích. Điểm xuất phát của nỗi oan
cho ta thấy: Trong xã hội cũ chỉ cần một sự hiểu nhầm là lòng tốt của người thấp
cổ, bé họng cũng trở thành cái hoạ cho bản thân họ.
Bài tập 3: Bi kịch nỗi oan hại chồng được phát triển như thế nào qua đoạn
trích?
* Gợi ý :
Bi kịch ấy được phát triển qua các bước: Bị vu oan, hạnh phúc tan vỡ, cha bị
làm nhục, bản thân bị đuổi ra khỏi nhà.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 101


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Bài tập 4: Qua đoạn trích nỗi oan hại chồng em thấy Thị Kính là có những
phẩm chất tốt đẹp nào?
* Gợi ý :
Phẩm chất của Thị Kính:
+ Đối với chồng
+ Khi bị oan.
Hành động của Thị Kính có thể hiện của đức hạnh của người phụ nữ trong xã
hội phong kiến không?

PHẦN II: ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP


ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1:
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các câu dưới
đây
a. Câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở" được rút gọn thành
phần
A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Chủ ngữ và vị ngữ D. Trạng ngữ

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 102


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
b. Công dụng của dấu gạch ngang là
A. Dùng để kết thúc câu
B. Dánh dấu bộ phận chú thích, giải thích, lời nói trực tiếp, để liệt kê, nối
các từ trong một liên danh
C. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết
D. Đánh dấu danh giới giữa các vế câu ghép có cấu tạo phúc tạp hơn.
c. Trạng ngữ trong câu sau thuộc loại trạng ngữ nào?
Trên trời, mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây.
A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
C. Trạng ngữ chỉ phương tiện D. Trạng ngữ chỉ cách
thức
d. Bài văn nghị luận cần có những yếu tố
A. Luận điểm, luận cứ, lí luận B. Luận điểm, luận cứ, lập luận
C. Luận điểm, luận cứ D. Luận điểm, lập luận
Câu 2: Nối tên tác giả ở cột A với tên tác phẩm, đoạn trích ở cột
B sao cho đúng:
Cột A( tác giả) Cột B( tác phẩm, đoạn trích) Nối A- B
1. Hồ Chi Minh a. Sống chết mặc bay 1-
2. Hoài Thanh b. Tinh thần yêu nước của nhân 2-
3. Phạm Duy Tốn dân ta 3-
4. Hà Ánh Minh c. Ý nghĩa văn chương 4-
d. Mùa xuân của tôi
e. Ca Huế trên sông hương

Phần II. Tự luận (8 điểm)


Câu 1: (1.5 điểm)
Nêu nội dung chính của văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" của tác
giả Phạm Văn Đồng.
Câu 2: (2,5 điểm)

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 103


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Trình bày công dụng của dấu chấm lửng? Đặt câu có sử dụng dấu chấm
lửng?
Câu 3: (4,0 điểm)
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
HƯỚNG DẪN
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu số 1.1 1.2 1.3 1.4
Đáp án A B B B
Câu 2: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
1-b, 2-c, 3-a, 4-e
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu Đáp án Biểu điểm
số
1. Nội dung chính của văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ": 1,5
Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: Giản dị trong đời sống,
trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác
sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư
tưởng và tình cảm cao đẹp.
2. * Học sinh trình bày được công dụng của dấu chấm lửng. 1,5
Dấu chấm lửng dùng để:
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê
hết ;
- Thể hiện chỗ lời nói còn bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng ;
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của
một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
* Đặt được câu có sử dụng dấu chấm lửng phù hợp, đúng ngữ 1.0
pháp.
3. *Kĩ năng: Viết đúng kiểu bài văn nghị luận giải thích theo bố
cục ba phần, mạch lạc, có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần;
Nội dung theo đúng theo yêu cầu của đề. Luận điểm, luận cứ rõ

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 104


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
ràng; lập luận chặt chẽ, hợp lí; Biết kết hợp các cách giải thích
phù hợp.Vận dụng các phương pháp lập luận đã học hợp lí,
hiệu quả. Diễn đạt lô gíc, hấp dẫn, lời văn trong sáng, dễ hiểu,
chân thật.
* Kiến thức
* Mở bài: 0,5
- Giới thiệu khái quát về đạo lí của con người VN hoặc 0,25
đặc điểm của tục ngữ.
- Dẫn ra câu tục ngữ và nêu vấn đề cần giải thích. 0,25
* Thân bài:
Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: 3,0
- Nghĩa đen: Được ăn một quả ngon, ngọt chúng ta phải 0,5
nhớ đến người trồng cây.
- Nghĩa bóng: “Ăn quả” ở đây chỉ sử dụng thành quả lao 0,5
động của người khác, không hẳn chỉ là hoa quả. Thưởng thức
những kết quả đó chúng ta có “bổn phận” phải nhớ ơn người
mang lại những thành quả ấy cho ta.
Những biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn thể hiện 1.25
trong câu tục ngữ.
Cần trân trọng và biết ơn những người đã tạo ra những
thành quả cho mình hưởng thụ.
- Học trò phải biết ơn thầy cô.
- Con cái phải biết ơn cha mẹ, ông bà.
- Nhân dân phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ, hy sinh để
bảo vệ Tổ Quốc và những người đã mang lại hạnh
phúc cho mình.
- Dẫn chứng
Bàn luận mở rộng vấn đề. 0.75
- Liên hệ với một số câu ca dao, tục ngữ, câu nói khác để
làm rõ hơn câu tục ngữ

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 105


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Phê phán lối sống vô ơn, bạc nghĩa, chỉ biết lợi ích riêng
mình
* Kết bài:
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế 0,5
đời sống hiện nay.
- Đưa ra lời khuyên, rút ra bài học cho bản thân.
Lưu ý: - Khuyến khích bài viết sáng tạo.
- Trừ điểm:
+ Trừ điểm tối đa không quá 1 điểm về các lỗi: chính tả (trừ
0,25 điểm); dùng từ (trừ 0,25 điểm); diễn đạt (trừ 0,25 điểm);
bố cục (trừ 0,25 điểm)
+ Bài viết lạc đề hoặc không viết bài sẽ không được điểm.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 106


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2:

Phần I: (4.0 điểm)


Cho đoạn văn:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa
của tác phẩm đó? (1đ)
b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên. (0,5đ)
c. Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt: (0,5đ)
Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh
đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.
d. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu), trong đó có dùng cụm C-V
để mở rộng câu. (Gạch chân cụm C-V dùng để mở rộng câu và cho biết mở rộng
thành phần gì) (2đ)
Phần II: (6.0 điểm)
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng
minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.
Hướng dẫn:
Câu 1: (2.0 điểm)
Câu đặc biệt là:
- Và lắc. (1 điểm)
- Và xóc. (1 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm)

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 107


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
a. (1,5 điểm)
- Đoạn văn được trích trong tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân
ta. (0,25 điểm)
- Tác giả Hồ Chí Minh. (0,25 điểm)
- Ý nghĩa “Tinh thần yêu nước của nhân ta”: Truyền thống yêu nước quí
báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ
đất nước. (1 điểm)
b. (0,5 điểm)
- Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, (0,25 điểm)
- Trạng ngữ chỉ thời gian. (0,25 điểm)
Câu 3: (6.0 điểm)
* Yêu cầu chung:
+ Cơ bản làm đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh.
+ Xây dựng được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; lời văn lôi
cuốn thể hiện được quan điểm, thái độ, những tình cảm, cảm xúc chân thành,
trong sáng rõ ràng.
* Yêu cầu cụ thể:
+ Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản theo định
hướng sau:
1. Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
- Dẫn câu tục ngữ.
- Khẳng định: là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài: (5 điểm)
* Giải thích: (0,5 điểm)
- Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây,
- Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra
thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. (4,5 điểm)

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 108


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể
hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản
phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ) (2,5 điểm)
- Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp,
phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. (2 điểm)
3. Kết bài: (0,5 điểm)
- Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
- Liên hệ bản thân.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 109


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 3:
PHẦN I: VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm )
Câu 1: (2 điểm)
Thế nào là rút gọn câu? Xác định câu rút gọn trong đoạn trích sau ?
"…Tinh thần yêu nước cũng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong
rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy
đều được đưa ra trưng bày". (Hồ Chí Minh)

Câu 2: ( 2 điểm)
Nêu nội dung và nghệ thuật văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” của
Phạm Văn Đồng. Qua văn bản em học được điều gì ở Bác Hồ ?

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)


Trái đất ngày một nóng lên. Con người phải đối mặt với bao hiểm họa.
Rừng có vai trò hết sức to lớn đối với cuộc sống của con người. Hãy chứng
minh : Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

HƯỚNG DẪN
PHẦN I: VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm )
Câu 1: (2 điểm)
- Định nghĩa câu rút gọn. ( xem SGK) (1 điểm)
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
Nhưng cũng có khi được cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm. ( lược bỏ CN)
(0,5
điểm)

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 110


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Tác dụng: Câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp lại từ ngữ ở câu
đứng trước. (0,5
điểm)

Câu 2: (2 điểm)
- Nêu được nội dung, nghệ thuật: bằng dẫn chứng cụ thể, phong phú: bữa
ăn, nhà ở, việc làm, quan hệ với mọi người, khi viết cũng như nói... bình luận
giải thích, ngôn ngữ biểu cảm, giàu sức thuyết phục. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp
hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng tình cảm cao đẹp.
(1 điểm)
- Học tập đức tính giản dị của Bác Hồ: Chọn cho mình lối sống giản dị
trong việc: ăn mặc không cầu kì; nói năng rõ ràng súc tích; sống chan hòa giúp
đỡ, biết yêu thương mọi người... (1 điểm)
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Xác định đúng thể loại văn nghị luận chứng minh kết hợp giải thích.
- Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, lập luận chặt chẽ, rõ ràng.
- Bố cục đầy đủ 3 phần. Viết đúng chính tả, chữ viết sạch, đẹp.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu vấn đề cần được chứng minh.
b. Thân bài: (4 điểm)
- Nêu hiện trạng thực tế về vấn đề môi trường nói chung và môi trường
rừng nói riêng.
- Tác dụng, vai trò của rừng:
+ Rừng cho ta nguyên vật liệu làm đồ dùng trong cuộc sống.
+ Nguồn thảo dược quý
+ nơi sinh sống của động vật
+ Giúp con người tránh khỏi thiên tai
+ Có biện pháp bảo vệ ...
- Đánh giá vai trò, ý nghĩa của rừng đối với cuộc sống của con người.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 111


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

c. Kết bài: (1 điểm) Khẳng định lại vấn đề: Trồng cây gây rừng, mọi người phải
có trách nhiệm bảo vệ rừng- bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 4:

Câu 1 ( 3 điểm ). Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
“….. Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em : bộ tú lơ
khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến
chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc
lên khe khẽ…”
( Trích Ngữ văn 7- Tập 1)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Truyện kể theo ngôi thứ mấy?
c. Xác định quan hệ từ, từ láy, từ ghép Hán Việt trong đoạn trích trên.
Câu 2 ( 7 điểm).
Cảm nghĩ về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

HƯỚNG DẪN
. Câu 1 ( 3 điểm)
Đoạn văn trên trích từ văn bản : “Cuộc chia tay của những con búp bê
(0,25điểm).
Tác giả : Khánh Hoài (0,25điểm).
b.Truyện kể theo ngôi thứ nhất ( 0,5 điểm)
c. Quan hệ từ : của, cho, và.( 0,75 điểm)
- Từ láy : khe khẽ.( 0,25 điểm)
- Từ ghép Hán Việt : quan tâm.( 1 điểm)

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 112


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Câu 2 ( 7 điểm) Cảm nghĩ về bài thơ “ Cảnh khuya” _ Hồ Chí Minh.
Về nội dung : Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần
đảm bảo các ý sau:
a. Mở bài.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời.
Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ
b. Thân bài.
Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật bài thơ :
1. Cảm xúc trước hình ảnh thiên nhiên.
+ Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật
so sánh độc đáo.
+ Điệp từ “ lồng” được nhắc lại 2 lần và hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt,
sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh
huyền ảo.
2. Cảm xúc về hình ảnh Hồ Chí Minh.
+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng, vừa nói
được nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc.
+ Cảnh và tình trong bài tạo mối tương quan :
Cảm xúc về thiên nhiên đã chắp cánh cho tình yêu tổ quốc được bộc lộ, đó là sự
đan xen của hai tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ trong thơ Bác.
+ Qua đó em hiểu Bác có tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, lạc quan.
c. Kết bài.
- Khái quát lại được cái độc đáo, tình cảm của em dành cho bài thơ.
Về hình thức :
- Làm đúng thể loại văn biểu cảm : phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm
văn học.
- Bố cục : 3 phần rõ ràng.
- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm.
- Hành văn rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về câu
từ, diễn đạt, chính tả.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 113


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Học sinh mắc phải các lỗi trên giáo viên có thể trừ điểm tùy theo mức
độ.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 5:

Câu 1 (4,0 điểm):


Có ý kiến nhận xét rằng:
“Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện
sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.”
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, hãy nêu
suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2 (6,0 điểm):
Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm
đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm
sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên .
HƯỚNG DẪN
Câu 1 (4 điểm):
1.
Yêu cầu về kĩ năng và hình thức Điểm số
.- Xác định đúng kiểu bài chúng minh nhận định về văn học dân gian (tục
ngữ, ca dao)
- Bài viết có bố cục rõ ràng
- Tình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy
Nội dung
Mở bài Dẫn dắt vào vấn đề hợp lí 0,5
Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 114


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
khái quát vấn đề.

Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim người lao động
Thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian
gồm tục ngữ ,ca dao, dân ca…thể hiện đời sống vật chất và
Thân bài 1
tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình
cảm khác nhau,đa dạng và phong phú xuất phát từ những
trái tim lao động của nhân dân.
Thơ ca dân gian “thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp
của nhân dân ta”
- Tình yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên (dẫn
chứng) (0,5đ)
- Tính cảm cộng đồng ( dẫn chứng: Dù ai đi…mùng mười
tháng ba,Bầu ơi thương lấy…một giàn…) (0,5đ)
- Tình cảm gia đình (1đ)
+ Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (Con người
có tổ…có nguồn, Ngó lên nuột lạt… báy nhiêu….)
2
+ Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (Công cha như núi…
là đạo con, Ơn cha nặng …cưu mang, chiều chiều… chín
chiều)
+ Tình cảm anh em huynh đệ (anh em như chân… đỡ đần,
Chị ngã em nâng….)
+ Tình cảm vợ chồng (Râu tôm… khen ngon, Thuận vợ
thuận chồng…cũng cạn…)
+ Tình thầy trò( Muốn sang…thầy )
+ Tình yêu đôi lứa (Qua đình….bấy nhiêu…)
- Đánh giá khái quát lại vấn đề
Kết bài - Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm 0.5
sáng tỏ

Câu 2 (6điểm)
Yêu cầu chung

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 115


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị
luận văn học).
- Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học
để làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở
rộng bằng một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài
làm.
- Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất
văn…
Mở bài Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ
xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh
thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống
gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và
khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm
thắm...0,25 điểm 0.5
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong
thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ
đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình
cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước...0,25
điểm
Thân bài Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà
cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng
liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước
a) Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của
tuổi thơ và tình bà cháu 2.5
Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy
ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp
đẽ.
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng
đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ:
"Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ …" 0,5

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 116


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
điểm
- Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà
mắng:
" - Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt…" 0,5
điểm

- Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu
thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu:
" Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu " 0,5 điểm
- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo
mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ…1
điểm

b) Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu 2.5


sắc thêm tình yêu quê hương đất nước:
- Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh
thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu
(0,5 điểm)
- Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho
người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân
yêu của mình:
" Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Bà ơi, cũng vì bà…" 0,5 điểm
- Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm
hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người
bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.
(0,5điểm)

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 117


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc
thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu
quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình
cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc .
Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức
mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi
người để chiến thắng…1 điểm
* HS có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ
khác có cùng chủ đề viết về bà, về mẹ …
Kết bài + Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi
về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm
đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê
hương đất nước. 0,25
điểm
0.5
+ Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm
gia đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc
sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác
phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình ... 0,25 điểm

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 118


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 6:

Câu 1. (5 điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“… Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày
"hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng
con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực
những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường
đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một
đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu
tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới
gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại
đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào …”
(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).
a. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên. (1điểm)
b. Tìm các từ láy trong đoạn văn . Phân tích tác dụng của các từ láy trong
việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong đoạn văn. (2.5 điểm)
c. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và kiểu câu trong câu văn: Cái ấn tượng khắc
sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học"
ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. (0.5 điểm)
d. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản. (1.0
điểm)
Câu 2. (5 điểm)
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng
ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
HƯỚNG DẪN:
Câu Đáp án Điểm
1 a/ Chủ đề của đoạn văn trên là tâm trạng nôn nao, hồi hộp 1,0
và ấn tượng sâu đậm về ngày đầu tiên đi học của người mẹ.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 119


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
b/ - Các từ láy trong đoạn văn: mãi mãi, nhẹ nhàng, cẩn 1,5
thận, rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến, hoàn toàn, nôn nao,
hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng.

- Tác dụng của các từ láy: diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm 1,0
trạng và cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, hồi hộp của
người mẹ vào đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của
con.
c/ - Chủ ngữ: "Mẹ"
- Vị ngữ: " muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào 0,25
lòng con cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con
người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy"
- Kiểu câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ 0,25
d/ Người mẹ trong văn bản "Công trường mở ra" có tâm 1,0
hồn nhạy cảm, hết lòng thương yêu con, muốn dành tất cả
những điều tốt đẹp nhất cho đứa con thân yêu của mình.
Người mẹ ấy không chỉ rất thương yêu con mà còn hiểu rẩt
rõ vai trò của giáo dục có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cuộc
đời mỗi con người.
2 1- Yêu cầu chung:
- HS biết sử dụng phép lập luận chứng minh để
chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu
chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
- Biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh, bố cục
hợp lí, dẫn chứng có sức thuyết phục, có sự liên kết, trình
bày mạch lạc, rõ ràng.
2- Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài:
- Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô
nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. 0.25
- Vấn đề bảo vệ môi trường được cả nhân loại quan

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 120


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
tâm. 0.25
b- Thân bài:
* Giải thích:
Môi trường tác động đến đời sống của con người bao
gồm: môi trường đất, môi trường nước và môi trường 0.25
không khí.
* Chứng minh: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại
rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
- Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra hậu quả nghiêm
trọng như: núi bị sạt nở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ 0.75
lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con
người và phá vỡ cân bằng sinh thái.
- Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những 0.75
phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét...) làm
cho thủy hải sản ngày càng cạn kiệt.
- Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí
nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, 1.0
thậm chí làm thủng tầng ôzôn bảo vệ trái đất, gây ra những
xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên...
(khí hậu ngày càng nóng lên, giông tố, bão lụt, hạn hán,
nước biển dâng, nước mặn thâm nhập vào đất liền... liên
tiếp xảy ra).
- Ở thành thị và các khu công nghiệp: khí thải, nước 0.5
thải, chất thải... không được xử lý kịp thời, trở thành nguy
cơ bùng phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của
chúng ta còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hóa (xả
rác ra đường, xuống kênh mương, xuống sông, phóng uế
bừa bãi nơi công cộng...) làm cho môi trường dần bị ô
nhiễm, cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh. 0.5
- Ở nông thôn: sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 121


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hàng
ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật,
giảm sức lao động...
* Giải pháp: 0.25
- Tuyên truyền, vận động mọi người hãy tích cực góp
phần vào việc giữ gìn bảo vệ môi trường sống, ngôi nhà
chung của thế giới.
- Có hành động cụ thể: Trồng thêm cây xanh, thực
hiện nếp sống văn minh, giữ gìn trường lớp, thành phố, làng
quê xanh - sạch - đẹp.
- Xử lý nghiêm những cá nhân, doanh nghiệp vi
phạm Luật môi trường; xử lý lâm tặc... theo Luật định.
c- Kết bài:
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời 0.5
sống con người. Nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi
trường, đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn. Vì vậy
mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường. Bản thân em
sẽ thực hiện thật tốt việc giữ gìn và bảo vệ môi trường ở
ngay nơi mình ở, học tập và sinh hoạt...
(Nếu phần giải pháp HS viết chung trong phần kết
bài thì có thể cho tăng điểm phần kết bài, nhưng không
quá 1.5 điểm).

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 7:
Câu 1.(4 điểm)
Phần kết văn bản Ca Huế trên sông Hương (Ngữ văn 7, tập hai), tác giả
Hà Ánh Minh viết:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 122


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên
Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại…
Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông Hương
qua đoạn văn trên ?
Câu 2.(6 điểm)
Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm
đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm
sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.
HƯỚNG DẪN
Câu Đáp án Điểm
Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông
Hương qua đoạn văn (…)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng
phải nêu được 4 ý cơ bản như sau (mỗi ý 1 điểm):
- Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh 1điểm
lịch, tao nhã.
1 - Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ 1điểm
4 điểm còn cảm thấy tình người.
- Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng con người đến 1điểm
những vẻ đẹp của tình người xứ Huế: trầm tư, sâu lắng, đôn
hậu… 1điểm
- Ca Huế mãi mãi quyến rũ, làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp
bí ẩn của nó

Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của


2 tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã
6 điểm làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 123


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ
xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh
thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống 0,5
gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và điểm
khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm
Mở bài
thắm...
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong
thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ 0,5
đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình điểm
cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước...

Thân Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà
bài cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng
ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.

+ Ý thứ nhất: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm 0,5
đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu: Trên đường hành quân, điểm
người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về
những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ:
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng
đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ:
" Ổ rơm hồng những trứng 0,5
này lang Này con gà mái mơ …" - điểm
Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng:
" - Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau mặt…"
- Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu
thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu:
" Tay bà khum soi trứng 0,5
dành từng quả chắt chiu " điểm

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 124


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo
mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ… 0,5
+ Ý thứ hai: Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm điểm
sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước:
- Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân
thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu … 0,5
- Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho điểm
người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân
yêu của mình:
" Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc 0,5
Bà ơi, cũng vì bà…" điểm
- Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm
hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người 0,5
bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu. điểm
- Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc
thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu 0,5
quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình điểm
cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc .
Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức
mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi
người để chiến thắng…
Kết
bài + Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã
gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình 0,5
cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê điểm
hương đất nước.
+ Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình
cảm gia đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong 0,5
cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác điểm

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 125


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình ...

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 8:
Câu 1. (3 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào,
vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi
yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 126


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo
động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng
tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều
cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa:
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.
(Sài Gòn tôi yêu, Minh Hương)
Câu 2. (7 điểm) Đôi bàn tay mẹ.
HƯỚNG DẪN

Câu Đáp án Điểm


- Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình 0,5 đ
trong tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương.

- Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những
câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể của tôi. Với
những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết,
yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng,
yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống 1,5 đ
của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường
náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả
những lúc thời tiết trái chứng trở trời. Và cuối cùng tác giả lí giải
cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật
tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả
ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu
và phố phường Sài Gòn.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 127


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh
gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất
ngờ, trời ui ui buồn bã,… ta như cảm thấy nhân vật trữ tình huy 1 đ
động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên
nhiên, phố
1 phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha.

- Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất 0,5 đ
nước.

1. Mở bài
- HS dẫn dắt từ một lời thơ, lời hát, hoặc từ một hình ảnh cụ thể để 0,5 đ
rồi giới thiệu về bàn tay của mẹ thân yêu.
2. Thân bài
- Giới thiệu về mẹ: tuổi tác, công việc
- Miêu tả về đôi bàn tay mẹ. Đó có thể là đôi bàn tay đẹp, trắng
trẻo, nuột nà ; có thể là đôi bàn tay chai sần, thô ráp tùy thuộc vào 1,5 đ
công việc mẹ làm nhưng với mình nó đều rất đỗi thân thương, yêu
2
dấu.
- Hồi tưởng về đôi bàn tay mẹ chăm chút mình từ khi còn nhỏ:
bàn tay ấy ôm ấp, vỗ về ,yêu thương, quạt mát, tắm gội, vuốt ve... 1,0 đ
- Rồi bàn tay ấy làm lụng biết bao công việc để chăm lo, vun vén,
tưới nước yêu thương, đoàn kết cho mọi thành viên trong gia đình. 1,5 đ
(Đôi tay mẹ dịu dàng, hiếu thảo chăm sóc ông bà; chăm lo cho bố;
thu dọn việc nhà, vun vén chi tiêu; chăm chút cho các con...)

- Bàn tay mẹ đã viết lên sự sống, ước mơ và tương lai cuộc đời 1,0 đ
con.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 128


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Suy ngẫm về quy luật cuộc đời: con càng lớn, mẹ càng già đi,
đôi bàn tay mẹ tần tảo năm tháng cũng trở nên gầy guộc, xanh 1,0 đ
xao. Song cũng chính nhờ đôi bàn tay ấy mà con đã trưởng thành,
lớn khôn.
3. Kết bài
- Con đã lớn khôn, đã cảm nhận được hết tình yêu thương từ bàn
tay của mẹ. Và con luôn khao khát được nằm trong vòng tay mẹ, 0,5đ
được bàn tay mẹ vỗ về, yêu thương...

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 9:
Câu 1. (4,0 điểm)
Phân tích tác dụng của biện pháp điệp từ ở đầu câu và điệp cấu trúc câu
trong đoạn văn sau:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 129


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Tôi yêu Sài gòn da diết (...). Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt
ngào, vào một buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới
bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên
trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu
phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh
lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí1,3
mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở...
(Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu)
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ
Chí Minh.
a. Đoạn văn có độ dài khoảng mươi dòng.
b. Đoạn văn có sử dụng một trong các phép tu từ: điệp ngữ, liệt kê.
Câu 3. (12,0 điểm)
Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ
rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật
đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”.
Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-
mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó.

HƯỚNG DẪN:
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý
tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho
điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có
thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 130


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
ĐÁP ÁN ĐIỂM
Phân tích tác dụng của biện pháp điệp từ ở đầu câu và điệp
4,0
cấu trúc câu trong đoạn văn sau:
Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng biện pháp điệp ngữ
đầu câu và điệp cấu trúc câu để tạo hiệu quả:
+ Nhấn mạnh tình cảm của mình: đó là lòng yêu mến Sài 2.0
Gòn tha thiết được thể hiện qua những cảm nhận chung về
Câu 1
thiên nhiên và cuộc sống nơi ấy.
+ Thể hiện sự phong phú, nhiều vẻ của thiên nhiên, khí hậu
và nhịp điệu cuộc sống đa dạng của Sài Gòn: hiện tượng thời
tiết với những nét riêng; sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột 2.0
của thời tiết; không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của
thành phố.
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya
4,0
của Hồ Chí Minh.
+ Về mặt hình thức: đáp ứng hai yêu cầu của đề (có độ dài
khoảng mươi dòng; có sử dụng một trong các phép tu từ:
2.0
điệp ngữ, liệt kê); Văn viết trong sáng, biểu cảm, diễn đạt
Câu 2
trôi chảy.
+ Về mặt nội dung: Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, tâm
hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung
2.0
dung lạc quan của Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ Cảnh
khuya.
Câu 3 Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! 12,0
Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình
cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho
kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”.
Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-
môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi
đọc được những dòng thư đó.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 131


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng biểu cảm kết hợp với một số yếu tố
khác như: tự sự, nghị luận
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn biểu
cảm kết hợp với các yếu tố tự sự, nghị luận, học sinh trình
bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của
mình về nội dung những dòng thư của bố gửi cho En-ri-cô.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Đóng vai En-ri-cô giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bức thư
3,0
và tâm trạng khi đọc được những dòng thư đó .
- Nhập vai En-ri-cô để trình bày những cảm xúc, suy nghĩ
nảy sinh từ những dòng thư đó:
+ “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố.
+ Nhận thức được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình
cảm thiêng liêng hơn cả. 6.0
+ Hiểu được tấm lòng của người bố.
+ Thấy được lỗi lầm của mình khi “nhỡ thốt ra một lời thiếu
lễ độ”.
+ Suy nghĩ về việc khắc phục lỗi lầm.
- Nêu ấn tượng và điều cảm nhận được từ những dòng thư
3,0
của bố.
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào
mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 132


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 10:


Câu 1 : ( 3 đ )
Trong văn bản mùa xuân của tôi của tác giả Vũ Bằng , nhà văn chủ yếu sử
dụng các biện pháp nghệ thuật nào trong việc miêu tả mùa xuân ? nêu tác dụng
của các biện pháp nghệ thuật đó .

Câu 2: (7 điểm)
Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 133


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
“Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là
một nội dung đặc sắc của ca dao”.
Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN
Câu Đáp án Điểm
Nhà văn Vũ Bằng sử dụng kết hợp nhiều biện pháp
nghệ thuật trong khi miêu tả cảnh mùa xuân .
Đầu tiên là phép lặp từ ngữ : đừng thương , ai cấm . 1đ
Nhiều dấu phẩy và dấu chấm phẩy tạo các câu văn
ngắn đầy cảm xúc , lời văn tha thiết , mềm mại để nhẫn
mạnh tình cảm của con người dàn cho mùa xuân ;
khẳng định tình cảm mùa xuân là qui luật không thể
khác .
-Tác giả dùng phép liệt kê để tả : đó là mùa xuân rất 1đ
1 riêng , mùa xuân ở trong tôi , do tôi cảm nhận : có mưa
riêu riêu , gió lành lạnh : Có tiếng nhận kêu ; Có trống
chèo …có câu hát huê tình … Biện pháp liệt kê nhấn
mạnh các đấ hiệu điển hình của mùa xuân đất Bắc .
- Cuối cùng nhà văn sử dụng hình thức so sánh : So 1đ
sánh giai điệu sôi nổi , êm ái thiết tha của mùa xuân để
diễn tả sinh động hấp dẫn sức sống mùa xuân . Qua đó
nhà văn thể hiện sự hân hoan , biết ơn thương nhớ mùa
xuân đất Bắc .
1) Yêu cầu:
a/ Về hình thức: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề
bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ
ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, trôi chảy, có cảm xúc.
b/ Về nội dung:
Học sinh trình bày trên cơ sở hiểu biết về ý nghĩa
2 của ca dao, làm nổi bật được: “Tình cảm gia đình

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 134


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước” trong ca
dao.
A. Mở bài : 0, 5 đ
Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn ý kiến
B. Thân bài : (6đ )
* Giải thích:
Nước ta có một nền văn hóa nước lâu đời. Cuộc 1đ
sống của nhân dân luôn gắn liền với làng quê, cây
đa, bến nước, con đò và đồng quê thẳng cánh cò
bay. Từ khi cất tiếng khóc chào đời người nông dân
xưa đã gắn bó với làng quê và với họ ca dao là
những câu hát dân gian phản ánh tâm tư, tình cảm
trong đời sống , trong lao động, là “ bài ca sinh ra từ
trái tim.” Qua ca dao, họ gửi trọn tình yêu cho
những người thân ruột thịt của mình, cho ruộng
đồng, lũy tre, cho quê hương, đất nước.
* Chứng minh tình cảm trong ca dao được thể hiện:
- Tình cảm gia đình đằm thắm được ca dao thể 1đ
hiện qua:
+ Lòng kính yêu với ông bà, cha mẹ. (dẫn chứng – 1đ
phân tích)
+ Tình cảm anh em, tình nghĩa vợ chồng. (dẫn
chứng – phân tích)
- Tình yêu quê hương đất nước được ca dao thể 1đ
hiện qua:
+ Lòng tự hào yêu mến, gắn bó với xóm làng thân
thuộc, với cảnh vật tươi đẹp của quê hương, đất
nước. (dẫn chứng – phân tích) 1đ
+ Niềm tự hào, yêu mến, gắn bó với nếp sống,
phong tục, tập quán tốt đẹp và những địa danh nổi

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 135


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
tiếng của đất nước. (dẫn chứng – phân tích)

Þ Đánh giá: Tình cảm gia đình đằm thắm và tình


yêu quê hương đất nước được nhân dân ta thể hiện
trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Nó được thể 1đ
hiện ở nhiều phương diên, nhiều cung bậc tình cảm
khác nhau. Đọc ca dao ta không chỉ hiểu, yêu mến, tự
hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, về
cảnh đẹp làng quê, non sông đất nước mình mà còn
cảm phục, trân trọng tình nghĩa sâu nặng, cao đẹp của
người dân lao động.
C. Kết bài : 0,5 đ
- Khẳng định ý nghĩa của ca dao .
- Liên hệ cảm nghĩ bản thân .

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 11:


Câu 1. (4 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi trong lời mẹ hát

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 136


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa ...
(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)
Câu 2 (6 điểm): Có ý kiến đã nhận xét rằng:
"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện
sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN:
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong
bài làm của học sinh.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng
tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Học sinh có thể làm bài
theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng đựoc các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt
tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu ý Nội dung Điểm
1 1 - Dẫn dắt và trích dẫn đoạn thơ 0,25
- Nêu cảm nhận ban đầu về đoạn thơ

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 137


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác 3,5
nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
2 - Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người
mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm cho ta xúc 1
động đến nôn nao. Ý đối lập trong hai câu thơ “ Lưng mẹ
cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao” Như muốn
bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ.
3 - Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ chắp
cho con “đôi cánh” để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc,
suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ biết bao ! HS cần 1,25
cảm nhận về ý nghĩa tiếng hát của mẹ đối với con, nhờ tiếng
hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất
4 vả và tình yêu thương mà mẹ dành cho con.
- Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con
ước mơ, niềm tin và nghị lực để con bay cao, bay xa. Mẹ
chính là động lực, là cuộc sống của con. HS có thể nêu một số
câu thơ khác viết về mẹ để mở rộng, nâng cao và làm rõ cảm
nhận của mình ... khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc. 1,25

5 - Khẳng định lại tình mẫu tử thiêng liêng luôn là hành 0,25
trang của con người trong cuộc sống
- Liên hệ bản thân.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 138


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Thang điểm:
Điểm 3,5-4: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn
viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc phong phú, diễn đạt
trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ.
Điểm 2,0-3,0: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu
trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm nổi bật
được trọng tâm, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai
sót nhỏ.
Điểm 1-1,5: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên, dẫn
chứng chưa thật phong phú nhưng phải đầy đủ, làm rõ được
trọng tâm, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc một
vài sai sót nhỏ.
Điểm 0,5: Chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề bài,
hầu như chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh
thần của đề bài, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn
chế. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ
pháp.
Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và
phương pháp.
Trên đây là một vài gơị ý về thang mức điểm, các giám
khảo cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể cho điểm phù hợp.
2 6,0
1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức:
- Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học
dân gian (tục ngữ, ca dao).
- Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận
chứng.
- Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc
và trôi chảy.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 139


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
2. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác
nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
1 - Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí. Trích dẫn được nội dung cần 0,25
chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 140


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
2 * Giải thích: - Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu 2
đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca
dao…; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và 1
phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân;
là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện
những tình cảm to lớn, cụ thể; "ca dao là thơ của vạn nhà" -
Xuân Diệu; là suối nguồn của tình yêu thương, là bến bờ của
những trái tim biết chia sẻ.).
- Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao
động (lập luận): Thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát
vọng, ước mơ.. của người lao động. 1
* Nhận định, chứng minh: Thơ ca dân gian "thể hiện sâu
sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta": 3
- Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên (dẫn chứng).
2 - Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng: "Dù ai đi… mùng mười
tháng ba; Bầu ơi thương … một giàn; Nhiễu điều phủ lấy ... 0,5
nhau cùng; máu chảy ruột mềm, Môi hở răng lạnh.. ").
- Tình cảm gia đình: 0,5
+ Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng:
Con người có tổ .. có nguồn; Ngó lên nuột lạt.. bấy nhiêu; …).
+ Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng: Công cha 0,5
như … là đạo con; Ơn cha … cưu mang; Chiều chiều ra đứng
… chín chiều; Mẹ già như .. đường mía lau…).
+ Tình cảm anh em huynh đệ ruột thịt (dẫn chứng: Anh em
như chân … đỡ đần; Anh thuận em hoà là nhà có phúc; Chị
ngã em nâng…).
+ Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng: Râu tôm … khen ngon; Lấy
anh thì sướng hơn vua… càng hơn vua; Thuận vợ thuận …
cạn…).
- Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân thương
Người soạn: ………………………. Năm học:………... 141
Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Đánh giá khái quát lại vấn đề và bộc lộ tình cảm, suy nghĩ 0,25
của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.
Thang điểm:
Điểm 5-6: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn
viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc phong phú, diễn đạt
trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ.
Điểm 3-4: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên,
dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm nổi bật được
trọng tâm, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót
nhỏ.
Điểm 1-2: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng
chưa thật phong phú nhưng phải đầy đủ, làm rõ được trọng
tâm, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc một vài sai
sót nhỏ.
Điểm 1: Chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề bài,
hầu như chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh
thần của đề bài, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn
chế. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ
pháp.
Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và
phương pháp.
Trên đây là một vài gơị ý về thang mức điểm, các giám
khảo cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể cho điểm phù hợp.
Lưu ý chung:
- Đây chỉ là gợi ý đáp án. Người chấm cần vận dụng linh hoạt để phát hiện sự
mới mẻ, năng lực sáng tạo, năng khiếu văn chương của học sinh… và cho điểm
sát đối tượng, chính xác, đánh giá chất lượng thực. Học sinh có thể có cách trình
bày khác miễn là đảm bảo những ý trên. Khuyến khích những bài viết có những
cảm nhận riêng, giàu sức thuyết phục.
- Điểm của bài thi là tổng điểm của các câu cộng lại; cho từ điểm 0 đến điểm 10.
Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 142


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 12:


Câu 1 (3.0 điểm)
Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có đoạn:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 143


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
( Ngữ Văn 7, tập 1, NXBGD)
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật và
nội dung có trong đoạn thơ trên.
Câu 2 ( 7.0 điểm)
Tinh thần nhân đạo là một trong những chủ đề xuyên suốt trong văn học.
Qua những áng văn chương đã học trong chương trình Ngữ Văn 7 hãy làm sáng
tỏ nhân định trên.
HƯỚNG DẪN:
Câu Đáp án Điểm
- Hình thức : Một đoạn văn 0.25
- Có câu chủ đề 0.25
- Chỉ rõ được biện pháp tu từ điệp ngữ ( từ được nhắc đi nhắc 0.5
lại “ vì” )
- Tác dụng của biện pháp tu từ để làm nổi bật nội dung của 2
đoạn thơ : Làm tăng tính nhạc cho đoạn thơ đồng thời đã
nhấn mạnh, làm nổi bật ý : Người lính trẻ đi chiến đấu mang
1 theo tiếng gà trưa- mang theo những kỉ niệm thân thương của
tuổi thơ và cả hình ảnh người bà hết lòng yêu thương cháu
vào cuộc chiến đấu. Qua đó, tác giả đã gửi đến người đọc
những ý nghĩa sâu sắc ; tình yêu tổ quốc được bắt nguồn từ
tình cảm với gia đình, với người thân, yêu xóm làng.Đó chính
là cội nguồn của tình yêu quê hương , yêu đất nước. Tình cảm
ấy là sức mạnh của người lính.
2 - Xác định đúng kiểu bài nghị luận chứng minh, giải thích 0.5
( tác phẩm có nội dung về tinh thần nhân đạo đó là biết yêu
thương, sẻ chia vì người khác, tác phẩm khơi gợi sự đồng cảm
nơi người đọc lấy dẫn chứng chứng minh trong chương trình
Ngữ Văn 7.
- Viết bài có bố cục rõ ràng, có luận điểm,luận cứ, luận chứng
phù hợp.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 144


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc
trôi chảy. 0.5
A, Mở bài : Dẫn dắt vào vấn đề hợp lí.
- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài và nhận
xét về tình đúng đắn của nhận xét trên.Tinh thần nhân đạo là
một trong những chủ đề xuyên suốt trong văn học và điều đó
thật đúng trong chương trình Ngữ Văn 7 đã thể hiện rất rõ vấn 5.5
đề trên. 0.5
B, Thân bài
*Giải thích được thế nào là tinh thần nhân đạo trong văn học:
Đó chính là tinh thần nhân ái, là sự xót thương, lòng đồng
cảm, là thái độ chở che bênh vực cho những số phận con
người bất hạnh, là tấm lòng “Thương người như thể thương 0.5
thân” .
- Luận điểm: Tinh thần nhân đạo được thể hiện trên bốn khía
cạnh: Đó là sự xót thương đồng cảm , sẻ chia với số phận đau
khổ, là sự lên án tố cáo những thế lực hắc ám chà đạp lên
quyền sống của con người, là những ước mơ khát vọng về
một xã hội công bằng bác ái, tôn trọng phẩm giá của con 0.5
người, phản ánh số phận và hạnh phúc của con người.
* Ca dao , dân ca đã nói lên tiếng nói đồng cảm, tiếng kêu
than của người dân lao động, vất vả lam lũ nhưng lại có cuộc
sống thật cơ cực, lầm than. Đó là thân phận nhỏ bé qua hình
ảnh ẩn dụ trong ca dao nhan dân đã gửi gắm tiếng kêu than
như thân phận cái kiến, cái bống, con cuốc, con tằm…
“ Thương thay thân phận con tằm….
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”
Hình ảnh người lao động hiện lên thật vất vả, khổ cực trong
lao động nhưng họ lại bị bóc lột, bị chèn ép trong xã hội
phong kiến xưa.Đó là nỗi thương cảm, xót xa cho số phận 0.5

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 145


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
của những người dân lao động quanh năm bán mặt cho đất,
bán lưng cho trời, mà họ lại chẳng được hưởng bất kì chút
thành quả nào.
- Tiếng nói thương cảm cho số phận của người phụ nữ trong
xã hội cũ còn chịu nhiều bất công, oan trái. Họ có số phận
lênh đênh chìm nổi, không có quyền quyết định số phận cuộc
đời của mình.Họ thật nhỏ bé, đáng thương trong xã hội phong
kiến còn nhiều định kiến.
“ Thân em ….Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” đó là nỗi
thương cảm cho số phận của người phụ nữ của nhân dân .
Hình ảnh trái bần vừa chua, chát giống như cuộc đời người
phụ nữ xưa vậy họ luôn chịu tủi nhục trước xã hội, trước cuộc
đời. Số phân của họ thật đáng thương luôn lênh đênh chìm nổi
vô định, không biết hướng nào , không biết lưu lạc, tấp vào
đâu bởi số phận của họ, cuộc đời họ không do họ quyết định
mà do định kiến xã hội quyết định.Tác giả dân gian đã cảm 0.5
thương cho số phận cuộc đời người phụ nữ để nói lên cuộc
đời thân phân họ mà khi người đọc đọc lên đều thấy xót
thương cho họ
*Thơ Nôm Trung đại Việt Nam cũng phản ánh rất rõ qua bài
thơ “ Bánh trôi nước” Hình ảnh thân phận người phụ nữ phải 0.5
chìm nổi, rắn, nát . Tùy thuộc vào những định kiến xã hội, vào
lễ giáo phong kiến đã tước đi quyền tự do hạnh phúc, buộc họ
phải sống lệ thuộc vào người khác . Đó chính là nỗi thương
cảm cho số phận người phụ nữ của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân
Hương
- Tiếng nói đau thương khi chiến tranh phi nghĩa xảy ra làm
tan nát hạnh phúc lứa đôi vợ phải xa chồng , nỗi buồn, sự
chia li không đáng có, sự đồng cảm của bà Đòan Thị Điểm
- Tiếng kêu thương cho số phận người dân lao động qua tác

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 146


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
phẩm “ Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã nói lên nỗi đau 0.5
khổ , tình cảnh đáng thương biết bao của những người dân
đang trong tình cảnh đê vỡ bằng những lời biểu cảm trực tiếp
của tác giả . Đằng sau lời biểu cảm là tiếng nấc nghẹn ngào
cùng với dòng nước mắt xót thương của nhà văn đối với số
phận bi thảm của người dân thấp cổ bé họng
* Ca ngợi, tự hào về vẻ đẹp người lao động , tấm lòng nhân ái
bao dung của nhà thơ Hồ Xuân Hương bà đã yêu thương trân
trọng vẻ đẹp người phụ nữ, sự đồng cảm sẻ chia với số phận 0.5
và cuộc đời phụ nữ là tiếng nói ngợi ca tuyệt vời nhất. Hay
còn là ước mơ nhân ái cho những kẻ sĩ trên thế gian này có
được ngôi nhà rộng để trải qua khó khăn thật giản dị và cao 0.5
đẹp biết chừng nào: “ ước được nhà rộng muôn ngàn
gian…..nắng mưa chẳng nũng, vững vàng như thạch bàn.”
* Lời lên án , tố cáo những thế lực hắc ám , sự bất công của
xã hội phong kiến, thực dân xưa đối với cuộc sống của người 0.5
dân lao động.
- Tiếng kêu , lên án , tố cáo xã hội bất công bằng “ Cho ao kia 0.5
cạn cho gầy cò con” , đó là bản án cho giai cấp thống trị tàn
ác, vơ vét, bóc lột dân lành
- Tiếng nói tố cáo, phản kháng trong thơ của Hồ Xuân Hương
và Bà Đoàn Thị Điểm về sự bất công với người phụ nữ. 0.5
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá lên án, tốc cáo xã hội loạn
lạc, chiến tranh đã gay lên sự thất học , hỗn láo của lũ trẻ đáng
ra phải biết lễ nghĩa học hành.(
- Sống chết mặc bay đã tố caó kẻ cầm quyền vô nhân tính , bỏ
mặc sự sống chết của dân lành
C, Kết bài
- Đánh giá khái quát vấn đề
- Bộc lộ suy nghĩ cảm nhận của người viết về vấn đề trên.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 147


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 13:


Câu 1( 3 điểm).
Có ý kiến cho rằng bài thơ: Bạn đến chơi nhà thể hiện cảnh ngộ nghèo
túng của Nguyễn Khuyến khi về ở ẩn ở vườn Bùi. Em có đồng ý với ý kiến
trên hay không? Tại sao ?
Viết 1 bài văn ngắn không quá 2 trang giấy thi cảm nhận của em về ý kiến
trên ?
Câu 2 (7 điểm)
Cảm hứng nhân đạo trong các sáng tác viết về người phụ nữ từ ca dao đến
thơ trung đại .
HƯỚNG DẪN:
Câu Đáp án Điểm

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 148


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
1 a. Mở bài. 0,5
- Giới thiệu về Nguyễn Khuyến hoàn cảnh ra đời bài
thơ
- Không nên hiểu bài thơ bạn đến chơi nhà thể hiện
cảnh ngộ nghèo túng của nguyễn Khuyến khi về ơ ẩn tại
vườn Bùi
b.Thân bài.
*Vườn bùi chốn cũ hiện nên trong thơ Nguyễn Khuyến 0,75
qua bài thơ bạn đến chơi nhà hết sức đẹp phong phú với
kiểu không gian ao vườn.
- Bạn đến chơi mừng vui khôn xiết tay bắt mặt mừng
- Tưởng như Nguyễn Khuyến đang dắt bạn ra thăm
vườn, trong vườn có đủ loài cây quen thuộc: Cải, cà, bầu,
bí, mướp…
=> Đó là hình ảnh của làng cảnh Việt Nam trong thơ
Nguyễn Khuyến 0,75
*Đúng là trong nhiều bài thơ viết khi ở ẩn Nguyễn
Khuyến có nói đến cảnh ngộ thanh bạch của mình khi từ
quan.
- Bài thơ không chủ định nói về cái nghèo túng cùng
quẫn. Nguyễn Khuyến không nói là không có thứ gì để đãi
bạn . Có tất cả nhưng đều không dùng ngay được không
đúng thời vụ không đúng lúc.
- Những cái không ấy được cường điệu lên tới cực đại để
làm nền xuất hiện cho một cái có quan trọng nhất trong
câu kết: Bác đến chơi đây ta với ta 0,75
=>Câu thơ khẳng định một tình bạn tri kỉ cao đẹp
*Thấp thoáng sau mỗi dòng thơ là nụ cười hóm hỉnh
- Sáng tạo nên 1 tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà
và cuối cùng oà ra niềm vui đồng cảm.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 149


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
C. Kết bài. 0,25
- Thể hiện 1 quan niệm đẹp về tình bạn vượt nên trên vật
chất tầm thường
- Quan niệm đó có ý nghĩa giá trị lớn trong cuộc sống con
người hôm nay
2 a.Mở bài. 0,5
- Giới thiệu đề tài trong văn chương: phản ánh mọi mặt
của đời sống xã hội. Một trong những cảm hứng nhân
đạolà viết về người phụ nữ.
- Điều đó thể hiện trong các sáng tác từ ca dao đến thơ
trung đại
b.Thân bài.
* Cảm hứng nhân đạo trong các sáng tác viết về người 0,5
phụ nữ
là quan tâm đến số phận con người
- Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của người phụ nữ.
* Cảm hứng nhân đạo trong ca dao và thơ trung đại Việt 2
Nam có những nội dung gặp gỡ: yêu thương cảm thông
cho số phận người bất hạnh ( người phụ nữ nông dân trong
ca dao và thơ trung đại).
- Người con gái lấy chồng xa, luôn nhớ về quê mẹ.
- Thân phận chìm nổi, lênh đênh, vô định.
- Cuộc sống chia li, cách xa bởi chiến tranh phi nghĩa.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 150


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
* Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của con người 2
( chăm chỉ lao động, vẻ đẹp sức sống của tâm hồn người
phụ nữ…)
- Vẻ đẹp trong lao động.
- Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất
trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ.
- Nhạy cảm, sâu sắc trước cuộc sống. 1
* Đồng cảm với khát khao hạnh phúc lứa đôi, phê phán
chiến tranh phi nghĩa ( Sau phút chia ly ).
- Buồn, cô đơn, đối diện với chính mình.
- Cảm nhận về nỗi cách xa chồng vợ. Niềm khát khao
hạnh phúc lứa đôi. 0,5
* Trong thơ ca trung đại cảm hứng nhân đạo có sự kế
thừa và phát huy hơn trong mảng đề tài viết về người phụ
nữ.
- Cảm thông, đồng cảm, dành tình cảm sâu sắc.

C. Kết bài. 0,5


- Khẳng định lại vấn đề:Cảm hứng nhân đạo viết về
người phụ nữ luôn là đề tài trong thơ ca…
- Liên hệ thơ ca hiện đại

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 14:

Câu 1: (4,0 điểm):


Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ
các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 151


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến
miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ
ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến
những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ
khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho
đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ
những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản
khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ
quyên đất ruộng cho Chính phủ, … Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi
việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Câu 2 (6 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các
nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng
giêng” của Hồ Chí Minh (Trong chương trình Ngữ văn 7).
HƯỚNG DẪN:
Câu Đáp án Điểm
C©u * Yêu cầu:
1 - Đoạn văn nói về tinh thần yêu nước của nhân dân trong văn bản
nghị luận về Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí
Minh.
- Đoạn văn đã sử dụng phép lập luận chứng minh, cách lập luận
rất rõ ràng theo quan hệ Tổng - Phân - Hợp giàu sức thuyết phục:
+ Câu mở đoạn nêu luận điểm: Đồng bào ta ngày nay cũng rất
xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước để giới thiệu tinh thần yêu
nước của nhân dân ta ngày nay đồng thời còn có sự so sánh đối
chiếu với tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày trước để bày tỏ
thái độ ngợi ca, trân trọng.
+ Các câu 2,3,4 liệt kê một loạt dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn
diện để chứng minh làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 152


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
ta ngày nay nêu ra ở câu nêu luận điểm: các cụ già … các cháu
thiếu niên nhi đồng; các kiều bào … đồng bào vùng bị tạm chiếm;
nhân dân miền ngược … miền xuôi; những chiến sĩ ngoài mặt
trận … các công chức ở hậu phương; những phụ nữ … bà mẹ;
nam nữ công nhân và nông dân … những đồng bào điền chủ …
Cùng với những dẫn chứng tác giả trình bày chi tiết, tỉ mỉ
những hành động, biểu hiện của tấm lòng yêu nước của những con
người này: Ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc, …
nhịn đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, … nhịn
ăn để ủng hộ bộ đội, … khuyên chồng con đi tòng quân mà mình
thì xung phong giúp việc vận tải, … săn sóc yêu thương bộ đội
như con đẻ của mình, … thi đua tăng gia sản xuất, … không quản
khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, … quyên đất ruộng
cho chính phủ…
Kiểu câu “Từ …. đến” tạo ra lối điệp kiểu câu, cùng với
điệp từ những, các và phép liệt kê rất tự nhiên, sinh động vừa đảm
bảo tính toàn diện vừa giữ được mạch văn trôi chảy thông thoáng
cuốn hút người đọc, người nghe. Tác giả đã làm nổi bật tinh thần
yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến rất đã dạng, phong
phú ở các lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn, hành
động, việc làm.
+ Cuối đoạn văn khẳng định: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác
nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước.
- Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả ca ngợi tấm lòng yêu nước
nồng nàn của nhân dân ta từ đó kích thích động viên mọi người
phát huy cao độ tinh thần yêu nước ấy trong cuộc kháng chiến
chống Pháp.

A- Mở bài
Câu * Yêu cầu:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 153


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
2 Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của
các nhà thơ qua “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm
tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
B- Thân bài
- Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng và suy ngẫm 2
của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của
Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh:
+ Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ta như lạc vào
Côn Sơn một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát,
cảnh đẹp như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình; ta như được
thưởng thức âm thanh trầm bổng du dương của tiếng đàn cầm là
tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt. ta như được
ngồi trên chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm, dịu mát. Dưới bạt
ngàn rừng thông, , rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm
thơ nhàn nhã … Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ làm
sao. Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng sao ta thấy
gần gũi và thân thương đến thế. Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi
con người gần gũi, giao hoà, là nơi con người thả hồn mình cùng 1
những vần thơ.
+ Đến với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. ta cũng
đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu
của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp tươi,
thơ mộng. Ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy
sức sống. Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái. Cảnh không lạnh
lẽo, vắng vẻ nữa. Cảnh núi rừng ở đây không có đá, rêu, thông
trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông
nước đến trời mây. Cảnh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc mà
thật thơ mộng, quyến rũ hồn người. Nhưng nổi bật trong cảnh
đêm xuân thơ mộng ấy là cảnh con người - những người chiến sĩ
đang toạ đàm quân sự. Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 154


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
người thư thái, thảnh thơi như trong “Bài ca Côn Sơn” mà là làm
đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân, vì nước mà 1
tiêu biểu là Bác Hồ. Chính vì vậy người đọc không thể quên được
hình ảnh ánh trăng ngân đầy thuyền, một hình ảnh đầy chất lãng
mạn càng làm cho cảnh và con người đẹp hơn.
- Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tượng tượng và suy ngẫm
của mình về tâm hồn của các nhà thơ ở hai bài thơ này:
+ Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ,
nhà thi sĩ Nguyễn Trãi trong bài “bài ca Côn Sơn” đã chủ động
đến với thiên nhiên hoà mình vào thiên nhiên và yêu thiên nhiên 1
tha thiết nhưng cũng đầy khí phách, bản lĩnh kiên cường, phong
thái ung dung, tự tại. Ta trân trọng tâm hồn thanh cao, trong sạch,
ngay thẳng, kiên cường qua cách xưng hô, giọng điệu, hành động
và những hình ảnh thiên nhiên.
+ Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ,
nhà chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài “ Rằm tháng giêng”: Cảm
mến trước tâm hồn nhạy cảm yêu cảnh thiên nhiên, tâm hồn nghệ
sĩ, yêu vẻ đẹp đầy chất quyến rũ của đêm trăng sông nước nơi
chiến khu. Với tình yêu ấy, nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh khuya
của núi rừng Việt Bắc, làm cho nó hiện lên thật gần gũi, sống
động, thân thương. Đó cũng chính là lòng yêu quê hương, đất
nước tha thiết, nó thể hiện chất nghệ sĩ của tâm hồn Hồ Chí Minh.
Nhưng cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn
thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ với thú lâm tuyền như Nguyễn
Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người
càng lo lắng việc quân sự, sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu. Hai
nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hài 0.5đ
hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và người chiến sĩ. ánh trăng ngân đầy
thuyền như ngân lên tình yêu quê hương, đất nước của vị lãnh tụ
vĩ đại Hồ Chí Minh.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 155


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
C- Kết bài: Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy ngẫm của mình về
cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 15:


Câu 1: (4,0 điểm)
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay
mà nói: Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…’’
(Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra, SGK Ngữ văn7, tập1.NXB Giáo
dục)

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 156


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Từ hành động người mẹ buông tay con và lời nói của người mẹ nói với
con. Viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa được gợi ra từ những
chi tiết trên.
Câu 2: (6,0 điểm)
Nhận xét về bài thơ “Rằm tháng giêng”, có ý kiến cho rằng: Bài thơ
“Rằm tháng giêng” là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp”.
Bằng những cảm nhận về bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN:
Câu Đáp án Điểm
Câu1 a. yêu cầu về kĩ năng: 1,0
(4 - Triển khai thành một bài văn nghị luận ngắn.
điểm) - Cảm nhận thấu đáo những giá trị nghệ thuật , nội dung
của chi tiết.
- Lời văn diễn đạt linh hoạt, trình tự ý rõ ràng, đảm bảo tính
lô gich.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 157


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
b. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh cần cảm nhận được những khía cạnh sau:
- Hành động “ mẹ buông tay con” : Mẹ không dẫn con đi
tiếp mà buông tay con . Là một cử chỉ nhẹ nhàng,âu yếm. 1,25
Cử chỉ tuy rất giản dị nhưng nó là cả một sự mong ước lớn
lao song cũng rất đối giản dị của người mẹ dành cho con:
Mẹ mong con ngay cả trong bước đi đầu tiên để bước vào
thế giới của tri thức , con cũng phải đi bằng chính đôi chân
của mình , phải đối diện với thực tế bằng ý chí và nghị lực
của bản thân. Điều đó có nghĩa là người mẹ muốn con phải 1,25
có ý thức tự lập.
- Lời nói của người mẹ có ý nghĩa thật sâu sắc: Lời nói như
một lời động viên, khích lệ tinh thần cho đứa con bé bỏng
khi lần đầu tiên bước chân đến trường. Lời nói ấy còn thể
hiện những mong ước cho con: Mong con được tiếp nhận
những điều bổ ích từ : thế giới của tri thức, của tình bạn,
của tình thầy trò. Trường học sẽ giúp con lớn lên về tâm 0,5
hồn và trí tuệ.
* Người mẹ có tấm lòng yêu thương con sâu sắc. Những
điều người mẹ dành cho con chính là một sự nâng bước ,
định hướng cho con những gì tốt đẹp nhất. Bởi tự bước đi
trên đôi chân của mình con sẽ tự tin, chủ động trước mọi
thử thích trong cuộc sống và những gì đón nhận được từ
trường học sẽ giúp con có một hành trang vững chắc để
bước vào đời.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 158


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Câu 2 a. Yêu cầu về kĩ năng:
(6 - Viết được một bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học.
điểm) - Trình tự lập luận rõ ràng , chặt chẽ.
- Cảm nhận và làm rõ được vấn đề .
- Diễn đạt lời văn linh hoạt , tinh tế.
- Kĩ năng cảm thụ sâu sắc.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 159


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
b. yêu cầu về kiến thức:
1- Mở bài: 0,25
- Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm.
- Nêu vấn đề: Bài thơ là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp.
2- Thân bài.
- Giới thiệu chung về bài thơ: Là một bài thơ thất ngôn tứ 1,0
tuyệt độc đáo. Tác phẩm viết về khung cảnh một đêm trăng
nới chiến khu Việt Bắc.
- Phân tích làm rõ sự hài hòa được thể hiện trong bài thơ:
Sự hài hòa trong bài thơ được thể hiện ở các phương diện
sau: 1,0
* Hài hòa giữa màu sắc cổ điển và dáng vẻ hiện đại của con
người 1,0
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên: Ánh trăng tràn ngập , tỏa sáng
một vùng sông nước; tất cả cảnh vật tràn ngập sắc xuân
phơi phới.
+ Hình ảnh con người: Thi nhân không ẩn mình ,tan biến 1,0
vào thiên nhiên mà xuất hiện với một tư thế ung dung, tự
chủ của một con người đang làm chủ thiên nhiên,đang dựa 1,0
vào thiên nhiên để xoay chuyển lịch sử. Đó là một việc làm
vĩ đại.
* Sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách chiến sĩ .
+ Tâm hồn nghệ sĩ : tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy
cảm luôn mở rộng lòng mình để đón nhận vẻ đẹp của thiên 1,0
nhiên
+ Cốt cách chiến sĩ: Người thưởng trăng không phải như
các tao nhân mặc khách xưa , mà là một con người hành
động, một vị lãnh tụ đang “ bàn việc quân” để lãnh đạo 0,25
nhân dân kháng chiến . Con người mang trong mình một
ước mơ, hoài bão lớn lao: Lãnh đạo nhân dân đánh giặc cứu
nước.
Người soạn: ………………………. Năm học:………... 160
Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
*Lưu ý: Trên đây là những gợi ý chung, GV chấm cần linh hoạt để đánh giá
đúng thực chất bài làm của học sinh.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 16:


Câu 1. (3.0 điểm) :
Bằng hình thức một đoạn văn khoảng 10 câu, hãy chỉ ra cái hay, cái đẹp
trong đoạn thơ sau:
....Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 161


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Nắng chói Sông Lô hò ô tiếng hát,
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.
(Tố Hữu)

Câu 2. (7 điểm):
Có ý kiến đã nhận xét rằng:
“Thơ ca dân gian là tiếng hát trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu
sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.” Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua
những bài ca dao, tục ngữ em đã được học và đọc thêm.
HƯỚNG DẪN:
Câu Đáp án Điểm
1
1. Yêu cầu về hình thức: viết đúng hình thức một đoạn văn, 0.25
đủ số lượng câu, diễn đạt mạch lạc , trong sáng…
2. Yêu cầu về nội dung cần làm nổi bật các ý sau đây:

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 162


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Cái đẹp (nghệ thuật của đoạn thơ)
+ Cách gieo vần “a” (câu 1,4) và “át” (câu 2,3), cách ngắt 0,25
nhịp cân đối 4/4
làm cho khổ thơ giàu tính nhạc điệu.
+ Đảo trật tự cú pháp và dùng câu cảm thán ở câu thứ nhất 0,25
đã nhấn mạnh cảm xúc ngợi ca.
+ Âm thanh tiếng hát điệu hò tạo cảm giác mênh mông 0,25
khoáng đạt.
+ Đoạn thơ có màu sắc chói chang của nắng, có cái bát ngát
của rừng cọ, đồi chè, nương lúa. Có nét sơn thuỷ hữu tình- 1,0
một vẻ đẹp trong thi ca cổ- trên là núi đồi in bóng xuống
dòng sông sóng vỗ với những chuyến phà ngang dọc qua
sông.
- Cái hay: Đoạn thơ vẽ lên một bức tranh đẹp, rực rỡ, tươi
sáng về thiên nhiên đất nước; tạo cho lòng người niềm tự 1,0
hào vô bờ bến về Tổ quốc tươi đẹp tràn đầy sức sống.

1.Yêu cầu về kĩ năng và hình thức :


- Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học
dân gian (tục ngữ, ca dao).
- Phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Trình bày sạch sẽ, câu chữ rõ ràng, hành văn trôi chảy.
2. Yêu cầu về nội dung :
a. Mở bài :
- Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lý. 0,5
2 - Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh 0,5
giá khái quát vấn đề.
b. Thân bài :
- Thơ ca dân gian là gì ? 0,25
- Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao 0,25

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 163


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
động ?
- Thơ ca dân gian thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp 0,25
của nhân dân ta.
+ Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên 1,0
+ Tình cảm cộng đồng 0,5
+ Tình cảm gia đình (tình cảm của con cái đối với cha mẹ ; 2,75
tình cảm anh em ; tình cảm vợ chồng ; tình cảm bạnbè ; tình
thầy trò ; tình yêu đôi lứa).
Lưu ý : có dẫn chứng minh hoạ cho từng luận điểm.
c. Kết bài : 0,5
- Đánh giá khái quát lại vấn đề 0,5
- Bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của bản thân về vấn đề vừ làm
sáng rõ.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 164


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 17:

Câu 1: (3.0 điểm)


Sau đây là một đoạn văn hay:
“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng
đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non
đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm
được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ
chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
(Mùa xuân của tôi, Vũ Bằng)
Hãy viết một đoạn văn ngắn chỉ ra cái hay trong đoạn văn đó.
Câu 2: (7.0 điểm)
Bày tỏ suy nghĩ về tình trạng môi trường hiện nay.
HƯỚNG DẪN:
A- HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, thí sinh có thể có nhiều cách
trình bày nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt để xác định điểm một cách khoa
học, chính xác, khách quan.
- Bài làm được đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng.
Đặc biệt đánh giá cao những bài làm thể hiện rõ tố chất của một học sinh giỏi:
sáng tạo, có phong cách, có giọng điệu riêng.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 165


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Tổng điểm toàn bài là 10, chiết đến 0,25 điểm.
B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Viết được đoạn văn trình bày cảm nhận về cái hay của đoạn tùy bút mà đề
bài đã cho trên cơ sở các ý:
+ Khái quát được nội dung đoạn văn: Đoạn văn đã diễn tả cảm xúc của
Vũ Bằng trước tình yêu mùa xuân của con người.
+ Chỉ ra được những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn ( phép điệp
ngữ, lời văn tha thiết mà mạnh mẽ, câu văn giàu tính nhạc điệu ...).
+ Những nét đặc sắc về nghệ thuật đã:
- Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi
tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng…Từ đó
tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc...
- Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân,
với quê hương, đất nước.
- Về kỹ năng:
+ Phải biết cách xây dựng đoạn văn theo trình tự: mở đoạn, phát triển
đoạn, kết đoạn.
+ Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; lập luận vững chắc; dung từ, đặt câu, chính
tả đúng.
b) Biểu điểm:
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng còn hạn chế => 2.0
điểm
- Nội dung đoạn văn sơ sài, còn mắc lỗi nhiều về kỹ năng => 1.0 điểm
Câu 2:(7 điểm)
* Về kĩ năng: +HS có kĩ năng làm văn nghị luận, đây là nghị luận giải
thích,kết hợp với chứng minh.HS tạo ra được hệ thống ý, lí lẽ trong bài.
+ Bài viết phải trình bày theo một trình tự hợp lý, biết chọn ý và sắp xếp
ý đảm bảo liên kết, mạch lạc.
+ Bố cục hoàn chỉnh, trình bày rõ ràng.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 166


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Dùng từ, đặt câu, chính tả đúng.
* Về nội dung : với đề này cần làm rõ các ý sau
a. Mở bài: (0,5 đ)
Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng đời sống được nêu trong đề bài.
b. Thân bài:( 6 đ)
* Định nghĩa về môi trường, các đặc điểm về môi trường. ( 0,5đ)
*Tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người. ( 1,5 đ)
+ Tạo sự sống cho con người và muôn vật.
+ Che chắn cho con người khỏi những nguy hại từ thời tiết.
+ Cung cấp nhiều tài nguyên quý giá cho con người.
.............................
* Thực trạng môi trường hiện nay: ( 2,0 đ)
- Môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng do các hoạt động thiếu ý thức của
con người.
+ Nạn thải chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp ra sông,
+ Nạn tàn phá rừng bừa bãi.
…...........
- Nguy cơ có thể xảy ra do biến đổi về môi trường:
+ Không khí bị ô nhiễm, nguy hại đến sự sống.
+ Thiên tai nghiêm trọng
+ Đất đai bị sa mạc hóa, không thể canh tác, sinh sống được.
+ Nguồn tài nguyên không còn. Động, thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng, thiếu
nước sạch, cạn kiệt mạch nước ngầm.
+ Thiếu lương thực, đói nghèo, bệnh tật.
+ Đói nghèo làm hủy hoại nhân cách, đạo đức con người.
+ Chiến tranh giành nguồn nước, lương thực lan tràn, nhân loại bị diệt vong.
* Biện pháp khắc phục ( 1đ)
+ Đối với các cấp lãnh đạo: (0,5 đ)
.Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các ban ngành và nhân dân.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 167


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
. Tuyên truyền, vận động cấp kinh phí đứng mức cho kế hoạch bảo vệ môi
trường.
. Xử lí thật nặng những kẻ phá hoại môi trường.
.Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng đúng mức cho những người có công bảo vệ
môi trường.
+ Đối với bản thân: (0,5 đ)
. Mạnh dạn tố cáo những kẻ phá hoại môi trường.
.Tích cực trồng rừng và kêu gọi mọi người cùng trồng rừng.
+ Trồng thêm nhiều rừng,ở miền núi, trung du,..
+ Trưòng học: trồng cây xanh bóng mát,..
* Khái quát lại đoạn thân bài: (1đ)
khái quát lại về thực trạng hiện nay của môi trường, nêu quyết tâm thực hiện
để bảo vệ sự trong lành cho môi trường, cho toàn nhân loại.
c. Kết bài: (0,5 đ)
- Nêu cảm xúc , khẳng định lại vai trò của môi trường :
+ Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người. Nếu
chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường, đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại
rất lớn..
+ Ý thức bảo vệ môi trường của bản thân.
* Khi làm hs cần đưa thêm dẫn chứng, trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng,
văn phong lưu loát. Đúng kiểu văn nghị luận .
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 19:

Câu 1. ( 3 điểm)
Chỉ ra những cái hay, cái đẹp và hiệu quả diễn đạt của nó được sử dụng
trong đoạn thơ sau bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 12 câu):
… Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi !
Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt.
Nắng chói Sông Lô hò ô tiếng hát,

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 168


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình ca…
Câu 2 (7 điểm)
Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp
đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu
sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.

HƯỚNG DẪN:
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong
bài làm của học sinh.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng
tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến
0,25 điểm (không làm tròn).

Câu 1. (3 điểm).
*Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo về hình thức đoạn, đủ số
lượng câu theo yêu cầu, đảm bảo tính mạch lạc, diễn đạt tốt, trong sáng, câu
chữ chặt chẽ, chọn lọc , chính xác...
*Yêu cầu về nội dung cần làm nổi bật các ý cơ bản sau:
- Cái đẹp ( nghệ thuật của đoạn thơ):
+ Cách gieo vần “a” (câu 1, 4) và “át” (câu 2,3) làm cho khổ thơ giàu tính
nhạc điệu.
+ Đảo trật tự cú pháp và dùng dấu cảm thán ở câu thứ nhất đã nhấn mạnh
cảm xúc ngợi ca.
+ Âm thanh tiếng hát điệu hò tạo cảm giác mênh mông khoáng đạt.
+ Cách ngắt nhịp cân đối 4/4

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 169


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
+ Đoạn thơ có màu sắc chói chang của nắng, có cái bát ngát tốt tươi của rừng
cọ, đồi chè, nương lúa.
+ Có đường nét sơn thủy hữu tình- một vẻ đẹp trong thi ca cổ- trên là núi đồi
in bóng xuống dòng sông với sóng vỗ và những chuyến phà ngang dọc qua
sông.
- Cái hay ( nội dung của đoạn thơ): Đoạn thơ vẽ lên một bức tranh đẹp, rực
rỡ tươi sáng về thiên nhiên đất nước; tạo cho lòng người niềm tự hào vô bờ
bến về Tổ quốc tươi đẹp tràn đầy sức sống.
Câu 2. (7 điểm)
Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà
cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê
hương đất nước.
Hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.

I. Yêu cầu chung:

- Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị
luận văn học).
- Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để
làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng
một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm.
- Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn…

II. Yêu cầu cụ thể:


Câu 1.
- Điểm 3: Đáp ứng được những yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc , dẫn chứng
chọn lọc phong phú, diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2- 2,5: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu trên, dẫn chứng chưa thật
phong phú nhưng phải làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt tương đối tốt, có thể
mắc một vài sai sót nhỏ.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 170


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Điểm 1- 1,5: Đáp ứng được ½ yêu cầu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú
nhưng phải đầy đủ, làm rõ được trọng tâm, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng, có
thể mắc một vài sai sót nhỏ
- Điểm 0,5: Chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ bàn luận
chung chung hoặc mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp
Đây chỉ là những gợi ý về thang điểm vì vậy trong quá trình chấm người chấm
cần cân nhắc và linh hoạt trong những trường hợp cụ thể để cho điểm phù hợp.
Câu 2.

Mở bài: 1 điểm
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong
nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần
gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những
rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm
thắm... 0,5 điểm
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu
của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ
niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê
hương đất nước... 0,5
điểm

Thân bài: 5 điểm


Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể
hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình
yêu quê hương đất nước.
+ Ý thứ nhất: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ
và tình bà cháu: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy
ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ: (2,5
điểm)

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 171


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong
tranh hiện ra trong nỗi nhớ:
" Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ …"
Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng:
" - Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt…"
- Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu,
dành dụm chăm lo cho cháu:
" Tay bà khum soi trứng
dành từng quả chắt chiu " Niềm
vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước
mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ…

+ Ý thứ hai: Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm
tình yêu quê hương đất nước: ( 2,5 điểm)
- Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà
đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu …

- Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ
chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình:
" Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Bà ơi, cũng vì bà…"

- Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng,
hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu
dành dụm chăm lo cho cháu.
- Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê
hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 172


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng
thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh
cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng…

* HS có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ khác có
cùng chủ đề viết về bà, về mẹ …

Kết bài: 1 điểm


+ Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ
niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã
làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.( 0,5điểm)
+ Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn
sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và
nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình ...
( 0,5điểm)

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 20:

Câu 1: (2 điểm)
Hãy xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn
sau:
"Tôi yêu Sài Gòn da diết (...). Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt
ngào, vào một buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới
bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 173


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu
phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh
lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số
đường còn nhiều cây xanh che chở..."
(Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu)
Câu 2( 8đ)
Dựa vào các bài ca dao đã học và đọc hãy làm sáng tỏ nhận định sau đây “Ca
dao là tiếng nói cảm động về tình cảm gia đình,tình yêu quê hương đất nước”

HƯỚNG DẪN:
Câu Đáp án Điểm
1 - Học sinh chỉ ra được phép tu từ mà tác 0,5đ
giả sử dụng trong đoạn văn là điệp ngữ
- Tác dụng việc sử dụng biện pháp trên: 0,5đ
+ Để tác giả bộc lộ tình yêu nồng nàn,
thiết tha với thành phố Sài Gòn của
mình. 1đ
+Chính từ tình yêu ấy mà tác giả đã cảm
nhận được nhiều vẽ đẹp và nét riêng của
thành phố. Đó là sự cảm nhận tinh tế về
thiên nhiên khí hậu đặc biệt của Sài Gòn,
về không khí, nhịp điều của cuộc sống đa
dạng của thành phố trong những thời
khắc khác nhau ( Đêm Khuya ……., phố
phường náo động, dập dìu xe cộ giờ cao
điểm, cái tỉnh lặng của biển Sóng tinh
Sương, làn không khí mát dịu, thu sạch)
với tác giả cũng trở thành những cái đáng
yêu, đáng nhớ.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 174


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Câu 2: (8 điểm)
*Yêu cầu chung
1/ Kỹ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận chứng minh một nhận định về tác phẩm văn
học.
- Luận điểm, luận cứ rõ ràng, có sức thuyết phục.
- Bố cục bài văn chặt chẽ, phân chia đoạn hợp lý, lời văn trong sáng, dễ
hiểu; giữa các phần cần có sự liên kết.
2/ Kiến thức:
-Học sinh cần nắm được những nội dung chủ yếu của ca dao,dân ca để xây
dựng luận điểm cho phù hợp với yêu cầu của đề.
-Học sinh phải thuộc một số bài ca dao tiêu biểu,nắm được nội dung,nghệ thuật
của những bài ca ấy để phân tích làm sáng tỏ nhận định
*Dàn bài cụ thể

Câu Đáp án Điểm


2 A.Mở bài: 0,25đ
-Ca dao,dân ca thể hiện nhiều tình cảm với những cung
bậc khác nhau
-Giới thiệu và trích dẫn “ Ca dao là tiếng nói cảm động
về tình cảm gia đình và tình yêu quê hương,đất nước”

B.Thân bài: 7,5đ

1.Ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình đằm thắm 4đ

a.Tình yêu thương,công lao trời biển của cha mẹ dành 1đ


cho con cái và tình cảm yêu kính,biết ơn ,nhớ nhung mà
con cái dành cho cha mẹ.
“Công cha như núi Thái Sơn

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 175


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy
ra”
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều” 1đ
b.Tình cảm yêu kính,biết ơn của con cháu dành cho ông
bà,tổ tiên
“Con người có cố,có ông
Như cây có cội,như sông có nguồn”
“Ngó lên luộc lạt mái nhà
Bao nhiêu luộc lạt nhớ ông bà bấy
nhiêu” 1đ
c. Tình anh em gán bó,đoàn kết,keo sơn
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Anh em như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy 1đ
d.Tình vợ chồng thuỷ chung son sắt
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

2.Ca dao là tiếng nói về tình yêu quê hương,đất nước 3,5đ
a.Ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước.Cảnh đẹp 1,5đ
thiên nhiên trên đất nước ta mỗi nơi lại mang một vẻ độc
đáo riêng:
+ Vẻ cổ kính nên thơ của vùng biên giới
“ Đồng Đăng có phố Ki Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
+ Vẻ đẹp thơ mộng,huyền ảo,thanh bình của chốn kinh

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 176


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”
+Vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình,đẹp như một bức tranh thuỷ
mạc của xứ nghệ miền Trung
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
+ Vẻ đẹp nhộn nhịp,nên thơ của cảnh nhà Bè miền Nam
Nhà Bè nước chảy trong ngần,
Buồm nâu,buồm trắng chạy gần,chạy xa
Thon thon hai mái chèo hoa
Lướt qua lượt lại như là gấm thêu 1,5đ
b.Thể hiện tình cảm gán bó với quê hương bình dị mà
thân thiết
+ Đồng lúa quê hương tuy bình dị nhưng lại đẹp trong
con mắt của những người yêu quê hương
Đứng bên ni đồng,ngó bên tê đồng,mênh mông bát
ngát
Đứng bên tê đồng,ngó bên ni đồng, bát ngát mênh
mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
+Vì gắn bó với quê hương nên những người con khi xa
quê nhớ về quê hương là nhớ đến những gì bình dị thân
thiết.
Anh đi anh nhớ quê nhà 0,5đ
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 177


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
c.Tự hào về lịch sử anh hùng của đất nước
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan 0,25đ
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn tiến ra
C.Kết bài:
-Khẳng định lời nhận xét là đúng đắn
-Vai trò của những câu ca dao đó trong kho tàng ca
dao,dân caViệt Nam và trong cuộc sống ngày nay.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 21:


Câu 1: (3 điểm)
Đây là lời của một người mẹ Việt Nam (trong thời kì kháng chiến chống
Mĩ) nói với con trai mình:
“ Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu.Nhưng giặc Mĩ đến nhà
Nắng đã chiều… vẫn muốn hắt tia xa !"
(Trích bài thơ Mẹ của Phạm Ngọc Cảnh)
Phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ Việt Nam trong khổ thơ trên( viết
đoạn văn từ 10 đến 12 câu)

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 178


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
Câu 2 : (7 điểm)
Giải thích và chứng minh một số câu tục ngữ nói về lao động để chứng tỏ
tục ngữ là những kinh nghiệm lao động quý báu của nhân dân.

HƯỚNG DẪN:
Câu Đáp án Điểm
1 - Hình thức : một đoạn văn. (0,5điểm)
(3điểm) - Nội dung phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh của người mẹ (2,5điểm)
Việt Nam trong chiến đấu : Hình ảnh của người con được
nhắc đến trong khổ thơ là lửa ấm, là trái xanh, là cuộc
sống của mẹ, mẹ nâng niu giữ gìn.Nhưng khi giặc đến
nhà, tuy tuổi cao sức yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một
phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc : động
viên con trai mình lên đường đánh giặc.Từ hình ảnh ẩn dụ
nắng đã chiều chính là hình ảnh của mẹ nhưng mẹ vẫn
hết lòng vì nước : vẫn muốn hắt tia xa.Càng yêu quý con
trai mình bao nhiêu thì ta càng thấy được lòng yêu nước,
sự hi sinh của mẹ bấy nhiêu khi mẹ động viên con trai
mình đi đánh giặc cứu nước
2 Yêu cầu chung :
- Xác định kiểu bài nghị luận chứng minh kết hợp với giải
thích
- Vấn đề cần giải quyết : chứng tỏ những câu tục ngữ là
những kinh nghiệm lao động quý báu của nhân dân.
- Bài làm đủ bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc,lấy được
dẫn chứng từ thực tế cuộc sống.

Mở bài ( 1 điểm)
- Tục ngữ là kho tàng trí tuệ, kinh nghiệm của nhân dân - (0,5
lao động. điểm)
- Đó thường là những kinh nghiệm quý báu của cha ông - (0,5

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 179


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7
ta đúc kết từ công việc lao động. điểm)
Thân bài ( 4 điểm)
- Những câu tục ngữ nói lên kinh nghiệm xem thời tiết : ( 1 điểm)
Trong sản xuất nông nghiệp ,thời tiết là yếu tố rất quan
trọng chi phối nhiều hoạt động khác do đó người nông
dân luôn phải quan tâm nhiều đến thời tiết. Họ ghi lại
trong tục ngữ kinh nghiệm xem thời tiết bằng việc quan
sát thiên nhiên ( nêu dẫn chứngvà lập luận về dẫn chứng)
- Những câu tục ngữ truyền kinh nghiệm về thời vụ : Đó ( 1 điểm)
là những kinh nghiệm tận dụng ưu điểm của thời tiết làm
cho cây trồng năng suất cao ( dẫn chứng chứng và lập
luận về dẫn chứng)
- Những câu tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu về kĩ ( 1 điểm)
thuật sản xuất.
+ Về trồng trọt : ( dẫn chứng chứng và lập luận về dẫn
chứng)
+Về chăn nuôi : ( dẫn chứng chứng và lập luận về dẫn
chứng)
- Những câu tục ngữ giáo dục người ta thái độ đối với ( 1 điểm)
lao động.
+ Thái độ đối với đất đai (dẫn chứng chứng và lập luận
về dẫn chứng)
+ Tinh thần lao động (dẫn chứng chứng và lập luận về
dẫn chứng)
- Liên hệ đến ngày nay : ( 1 điểm)
Kết bài
- Nhiều kinh nghiệm lao động rút ra từ câu tục ngữ vẫn có ( 1 điểm)
giá trị cho đến ngày nay.
- Càng tìm hiểu tục ngữ, chúng ta càng khâm phục và quý
trọng người lao động xưa.

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 180


Trường THCS ……………………. Tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 7

- Tuỳ vào mức độ làm bài của HS, Gv linh hoạt cho điểm

Người soạn: ………………………. Năm học:………... 181

You might also like