« Home « Kết quả tìm kiếm

Mô phỏng quá trình xử lý lưu huỳnh nguyên liệu LCO - Nhà máy lọc dầu Dung Quất.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Mô phỏng quá trình xử lý lưu huỳnh nguyên liệu LCO - Nhà máy lọc dầu Dung Quất Tác giả luận văn: Lê Hữu Ninh Khóa: 2013B Người hướng dẫn: PGS.
- Lý do chọn đề tài Các hợp chất chứa lưu huỳnh tồn tại trong dầu mỏ khi chế biến sẽ gây ngộ độc xúc tác, ăn mòn thiết bị…Các hợp chất chứa lưu huỳnh tồn tại trong nhiên liệu khi cháy sẽ tạo ra khí SOx gây ô nhiễm môi trường.
- Vì vậy cần thiết phải loại bỏ các hợp chất chứa lưu huỳnh khỏi dầu mỏ và nhiên liệu.
- Có rất nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ các hợp chất chứa lưu huỳnh và quá trình hydrodesunfua (HDS) là một trong những quá trình đang được sử dụng phổ biến tại các Nhà máy Lọc hóa dầu.
- Hiện nay các phần mềm mô phỏng là công cụ hữu ích sử dụng để nghiên cứu, đánh giá các thông số vận hành và tối ưu hóa quá trình.
- Để tìm hiểu sâu hơn về việc mô phỏng quá trình HDS tôi đã lựa chọn đề tài: “Mô phỏng quá trình xử lý lưu huỳnh với nguyên liệu LCO - Nhà máy Lọc dầu Dung Quất”.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Xây dựng thành công mô hình mô phỏng quá trình HDS nguyên liệu LCO – Nhà máy lọc dầu Dung Quất sử dụng phần mềm mô phỏng Hysys.
- Sử dụng động học của các hợp chất chứa lưu huỳnh và dựa vào các điều kiện, các thông số vận hành thực tế (lưu lượng, nhiệt độ và áp suất) của Phân xưởng LCO Hydrotreater - Nhà máy lọc dầu Dung Quất để tiến hành mô phỏng.
- Các kết quả thu được từ Mô hình HDS-PFR so sánh với kết quả vận hành thực tế của Phân xưởng LCO Hydrotreater - Nhà máy lọc dầu Dung Quất và kết quả mô phỏng từ Gói HDS-ASPEN.
- Nội dung chính của luận văn Bố cục luận văn gồm có 3 phần chính và chia thành 5 chương, cụ thể như sau: Phần 1: Tổng quan + Chương 1: Tổng quan về quá trình HDS Trong chương này đã nêu được mục đích và vai trò của quá trình HDS, đặc điểm của các dị nguyên tố trong dầu mỏ, các phản ứng xảy ra trong quá trình HDS, xúc tác và cơ chế của quá trình HDS.
- Chương 3: Phân xưởng LCO-HDS Nhà máy lọc dầu Dung Quất Giới thiệu về nguồn nguyên liệu sử dụng, xúc tác và điều kiện vận hành và các sản phẩm của Phân xưởng LCO-HDS Nhà máy lọc dầu Dung Quất Phần 2: Thực hiện Chương 4: Mô phỏng quá trình HDS Đưa ra các kết quả đã sử dụng và các bước thực hiện mô phỏng Phần 3: Kết quả và thảo luận Chương 5: Kết quả và thảo luận So sánh ảnh hưởng của các thông số công nghệ qua Mô hình HDS-PFR và Gói mô phỏng HDS-ASPEN đến hàm lượng lưu huỳnh tổng trong sản phẩm.
- So sánh kết quả của hàm lượng lưu huỳnh tổng trong sản phẩm thu được từ Mô hình HDS-PFR với kết quả vận hành thực tế của Phân xưởng LCO Hydrocracker – Nhà máy lọc dàu Dung Quất.
- Kết luận + Đã dự đoán và đưa ra 44 hợp chất chứa lưu huỳnh trong nguyên liệu LCO và các thông số động học kèm theo.
- Kết quả S-LCO product của mô hình PFR phù hợp với số liệu vận hành thực tế của Phân xưởng LCO Hydrotreater 024 - Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất và tốc độ thể tích nạp liệu (LHSV) đến hàm lượng lưu huỳnh tổng trong sản phẩm bằng mô hình HDS-PFR đã thiết lập.
- Các kết quả thu được phù hợp với kết quả nghiên cứu bằng gói mô phỏng HDS-ASPEN.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt