« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu tổng hợp đặc tính xúc tác của rây phân tử họ aluminophosphate chứa kim loại chuyển tiếp.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp đặc tính xúc tác của rây phân tử họ aluminophosphate chứa kim loại chuyển tiếp Tác giả luận văn: Cao Thị Thúy Khóa: 2013B - Thạc sỹ Khoa học Người hướng dẫn: 1.
- Khi các KLCT được thế đồng hình vào khung, khả năng oxi hóa khử của chúng sẽ tạo ra những tâm hoạt tính bên trong mạng aluminophosphate.
- Xuất phát từ nhu cầu sử dụng trong nước các vật liệu mới để giải quyết các vấn đề về môi trường và ứng dụng trong ngành công nghiệp lọc – hóa dầu đang ngày càng lớn, việc nghiên cứu tổng hợp vật liệu họ aluminophosphate biến tính KLCT hứa hẹn khả năng ứng dụng cao trong thực tế.
- Chính vì thế, luận văn tiến hành “Nghiên cứu tổng hợp đặc tính xúc tác của rây phân tử họ aluminophosphat chứa kim loại chuyển tiếp”.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Tổng hợp thành công vật liệu rây phân tử họ aluminophosphate chứa kim loại chuyển tiếp.
- Nghiên cứu đặc tính của vật liệu, khả năng xúc tác cho phản ứng oxi hóa và mối quan hệ giữa đặc tính và khả năng xúc tác của vật liệu.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Luận văn đã tổng hợp thành công vật liệu rây phân tử họ aluminophosphate chứa đồng thời Fe, Si bằng hai phương pháp khác nhau: phương pháp thủy nhiệt (thế đồng hình) và phương pháp tẩm muối sắt lên SAPO-5 (lần lượt được kí hiệu là FeSAPO-5 và Fe/SAPO-5).
- Vật liệu thu được được đặc trưng bằng các phương pháp hóa lý hiện đại như: XRD, 2 FT-IR, BET, HR-SEM và TPR-H2.
- Nghiên cứu khả năng xúc tác của vật liệu FeSAPO-5 thế đồng hình Fe (Fe có thể nằm ở trong và ngoài khung mạng) cho phản ứng oxi hóa hoàn toàn phenol trong dung dịch nước, so sánh với vật liệu Fe/SAPO-5 chỉ chứa sắt ở ngoài khung mạng, qua đó định hướng ứng dụng trong thực tế của các loại vật liệu này.
- d) Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp vật lý hiện đại để đặc trưng tính chất hóa-lý của xúc tác, bao gồm.
- Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen (XRD.
- Phương pháp phổ hồng ngoại (FT-IR.
- Phương pháp hiển vi điện tử quét với độ phân giải cao (HR-SEM.
- Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ - giải hấp phụ Nitơ (BET.
- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS.
- Phương pháp khử hoá theo chương trình nhiệt độ (TPR-H2).
- Bên cạnh đó, nhằm đánh giá hoạt tính của vật liệu tổng hợp trong phản ứng oxi hóa phenol trong dung dịch nước, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích hoặc thiết bị phân tích hiện đại, có độ chính xác cao, bao gồm.
- Phương pháp xác định nhu cầu oxy hóa học (COD).
- e) Kết luận - Đã tổng hợp thành công vật liệu rây phân tử họ aluminophosphate có cấu trúc AFI chứa đồng thời Fe, Si bằng hai phương pháp khác nhau: phương pháp thủy nhiệt (thế đồng hình) và phương pháp tẩm muối sắt lên SAPO-5.
- Đã tiến hành đánh giá hoạt tính xúc tác của vật liệu FeSAPO-5 tổng hợp trong phản ứng oxi hóa phenol trong dung dịch nước.
- Luận văn đã tiến hành so sánh hoạt tính xúc tác của hai vật liệu tổng hợp bao gồm FeSAPO-5, tổng hợp nhờ kết tinh thủy nhiệt, và Fe/SAPO-5, tổng hợp nhờ phương pháp tẩm, trong phản ứng oxi hóa phenol ở cùng điều kiện và cho thấy hoạt tính tương đương của hai xúc tác này.
- Tuy nhiên, độ bền thủy nhiệt của vật liệu FeSAPO-5 cao hơn so với vật liệu Fe/SAPO-5.
- Cơ chế của phản ứng oxi hóa phenol trong dung dịch nước bằng xúc tác FeSAPO-5 với tác nhân oxi hóa H2O2 phù hợp với các cơ chế oxi hóa phenol bằng xúc tác Fenton dị thể được đưa ra trước đó.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt