« Home « Kết quả tìm kiếm

Thiết kế và tối ưu hóa sức cản của tàu Dịch vụ hậu cần nghề cá bằng phương pháp bôi trơn bọt khí.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Thiết kế và tối ưu hóa sức cản của tàu Dịch vụ hậu cần nghề cá bằng phương pháp bôi trơn bọt khí Tác giả luận văn: Lê Doãn Tuấn Anh.
- Hoàng Công Liêm Từ khóa (Keyword): Tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài - Sự phát triển của đội tàu Dịch vụ hậu cần nghề cá nước ta hiện nay phát triển chưa tương xứng với tiềm năng phát triển thủy sản của nước ta do đó cần có những mẫu thiết kế tàu Dịch vụ hậu cần nghề cá hiện đại để góp phần phát triển đội tàu này.
- Hiện nay, bôi trơn bọt khí là một hướng đi mới trong việc giảm sức cản cho tàu hiện nay đang được thế giới nghiên cứu áp dụng, tuy nhiên ở nước ta có ít công trình nghiên cứu đối với phương pháp này.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Thứ nhất, thiết kế và chế tạo tàu dịch vụ hậu cần vỏ thép với trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu phát triển khai thác thủy sản ở nước ta hiện nay.
- Thứ hai, nghiên cứu xây dựng khoang khí dưới đáy tàu (một trong những cách thức của phương pháp bôi trơn bọt khí) để giảm sức cản cho tàu, nhằm giảm chi phí nhiên liệu hoạt động và lượng khí thải của tàu, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: tàu Dịch hậu cần nghề cá, sức cản tàu thủy và c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính Bố cục luận văn gồm.
- Phần mở đầu - Chương 1: nêu tổng quan về tàu Dịch vụ hậu cá, sự cần thiết phải phát triển đội tàu này và tổng quan về sức cản của tàu và một số biện pháp giảm sức cản cho tàu và các 2 cách thức thực hiện của phương pháp bôi trơn bọt khí.
- Chương 2: Thiết kế tàu Dịch vụ hậu cần nghề cá - Chương 3: Nghiên cứu giảm sức cản cho tàu bằng phương pháp bôi trơn bọt khí qua cách thức tạo khoang khí dưới đáy tàu.
- Kết luận d) Phương pháp nghiên cứu.
- Tính toán thiết kế tàu thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật và quy phạm hiện hành - Sử dụng phương pháp tính toán sức cản tàu theo lý thuyết và mô phỏng số CFD để nghiên cứu xây dựng khoang khí phù hợp để đạt hiệu quả giảm sức cản cho tàu đã thiết kế qua cách thức tạo khoang khí cho tàu.
- e) Kết luận Hiện nay, việc phát triển đội tàu Dịch vụ hậu cần nghề cá là điều tất yếu đối với ngành thủy sản nước ta.
- Từ những yêu cầu kỹ thuật chung đối với một tàu DVHC, luận văn đã đưa ra một mẫu thiết kế tàu DVHC với kích thước và trang thiết bị trên tàu đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật trên và phù hợp với nhu cầu phát triển tàu DVHC hiện nay.
- Mẫu tàu DVHC nghề cá được thiết kế có khả năng thu mua sản phẩm khai thác từ các tàu đánh bắt hải sản khác, và cung ứng các nhu yếu phẩm như nhiên liệu, lương thực thực phẩm, nước ngọt cho đội tàu này tiếp tục khai thác mà không cần quay về bờ do đó làm tăng hiệu quả trong khai thác của đội tàu cá.
- Với mục đích nghiên cứu giảm mức tiêu thụ nhiên liệu trên tàu để tăng hiệu quả khai thác của tàu đã thiết kế cũng như góp phần giảm ô nhiễm môi trường, luận văn đã thực hiện nghiên cứu giảm sức cản cho tàu bằng cách tạo khoang kthí dưới đáy tàu, đây là một trong những cách thức giảm sức cản cho tàu sử dụng phương pháp bôi trơn bọt khí.
- Cụ thể, bằng việc mô phỏng CFD trong phần mềm Ansys Fluent luận văn đã đánh giá hiệu quả giảm sức cản của cách làm này đối với mô hình tàu đã thiết kế.
- 3 Theo kết quả mô phỏng cho mô hình tàu (dạng 2D) với các dạng khoang khí với các dạng khác nhau đã cho thấy khoang khí tạo góc lượn phí cuối khoang là hợp lý trong việc nghiên cứu giảm sức cản cho tàu.
- Qua việc mô phỏng mô hình tàu (dạng 3D) luận văn đã đưa kết quả rõ hơn về mặt định lượng của hiệu quả giảm sức cản của tàu khi tạo khoang khí với hình dạng và kích thước đã đề xuất trong luận văn này.
- Các kết quả mô phỏng đã cho thấy hiệu quả giảm sức cản của khoang khí ở vận tốc thấp.
- để đạt hiệu quả giảm sức cho tàu ở các vận tốc cao phải nghiên cứu, tính toán hệ thống cấp bù không khí để duy trì được lượng khí trong khoang để nước trong khoang ít ảnh hưởng đến các bề mặt phía khoang khí.
- Nếu lượng khí thất thoát ra ngoài không được cấp bù nước sẽ đi vào trong khoang thế chỗ có thể làm tăng thêm sức cản chung của tàu.
- Việc tính toán cấp bù lượng khí thất thoát, tìm ra vận tốc phù hợp, thiết kế khoang khí với chiều cao và góc lượn khoang khí hợp lý.
- cần tiếp tục nghiên cứu để tối ưu hóa việc giảm sức cản bằng cách tạo khoang khí cho tàu.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt