« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT PHÂN LOẠI CÁC GIAI CẤP TRUNG LƯU VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 1


Tóm tắt Xem thử

- MỘT PHÂN LOẠI CÁC GIAI CẤP TRUNG LƯU VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM1 Bùi Thế Cường2 Tóm tắt Sau 1975, Việt Nam trải qua những biến đổi cơ cấu giai tầng xã hội rất kịch tính, và điều này vẫn còn đang diễn ra mạnh mẽ.
- Bài viết đề xuất một khung phân loại các giai cấp trung lưu dựa trên nghề, bao gồm sáu nhóm trung lưu, ba tầng trung lưu và hai kiểu trung lưu.
- Áp dụng khung phân loại đó, bài viết trình bày phân bố định lượng của các nhóm, tầng và kiểu bên trong các giai cấp trung lưu ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dựa trên nguồn số liệu khảo sát thực nghiệm và kết quả phân tích của Đề tài “Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020” (Mã số KX .
- Từ khóa: các giai cấp trung lưu, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Việt Nam.
- Đặt vấn đề Sau 1975, Việt Nam trải qua những biến đổi cơ cấu giai tầng xã hội rất kịch tính, và điều này vẫn còn đang diễn biến mạnh.
- Bài viết đề xuất một khung phân loại các giai cấp trung lưu dựa trên nghề ở Việt Nam.
- Rồi áp dụng khung phân loại đó xử lý bộ số liệu thực nghiệm thu thập ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giới thiệu một cơ cấu định lượng các giai cấp trung lưu ở vùng này.
- Nguồn dữ liệu Nguồn dữ liệu sử dụng là khảo sát thực hiện năm 2015 trong Đề tài cấp Nhà nước Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 (KX do Bộ Khoa học và công nghệ tài trợ.
- 1 Bài in trong Tạp chí Xã hội học.
- Hà Nội: Viện Xã hội học Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
- 2 Giáo sư tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.
- 1 Hai khảo sát Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ năm 2010 chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng khu vực, theo hướng đại diện cho dân cư vùng Đông Nam Bộ hẹp (không có TPHCM) và cho dân cư TPHCM.
- Trong số đó, có 1.041 hộ (bằng 47,7%) mà đại diện hộ được xếp vào nhóm trung lưu theo khung phân loại trình bày bên dưới.
- Đề xuất một phân loại các giai cấp trung lưu Khái niệm, lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về trung lưu trên thế giới có lịch sử lâu đời, đầy tranh cãi.
- Trong gần 20 năm qua, xuất hiện nhiều nghiên cứu về trung lưu ở Việt Nam.
- Bài viết cũng không ý định thảo luận về các tranh luận thuật ngữ, nên trong bài dùng cụm từ “các giai cấp trung lưu” như một khái niệm làm việc, có thể thay thế với thuật ngữ khác như giai tầng trung lưu, tầng lớp trung lưu, v.v.
- 2 Trong một cố gắng phân tích trung lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015 nhóm nghiên cứu của tôi đề xuất một khung phân loại gồm 4 nhóm nghề nghiệp.
- Trong một thử nghiệm phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Việt Nam, Koichi Fujita và tôi xây dựng một khung phân loại gồm 19 nhóm nghề (Bui, Cuong The and Koichi Fujita, 2016).
- Dựa trên khung 19 nhóm nghề nêu trên, trong bài viết này, tôi đề xuất một khung phân loại các giai cấp trung lưu gồm 6 nhóm (Bảng 1).
- Sáu nhóm đó thực chất gồm ba nhóm vị thế kinh tế-xã hội: quản lý Nhà nước, chuyên môn, và chủ sở hữu tư nhân.
- Thuật ngữ “quản lý Nhà nước” ở đây gồm những người được xem là công chức hay viên chức có chức vụ quản lý trong bộ máy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị hành chính-sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, và gồm cả những người tuy không ăn lương chính thức nhưng có chức vị trong hệ thống chính trị cơ sở và có nhận những khoản phụ cấp nhất định (cấp ủy, trưởng khu vực cư trú, tổ chức chính trị-xã hội ở cấp cơ sở).
- Bậc của nhóm “Quản lý Nhà nước” dựa trên bậc hành chính: trên cấp trưởng phòng.
- Một số nhà xã hội học cũng thích dùng biến số “tài sản” hơn.
- Kết quả, có khung phân loại 6 nhóm trung lưu như sau: 4 1) Quản lý Nhà nước và chuyên môn bậc cao (Quản lý Nhà nước có chức vụ cao hơn cấp phòng.
- 2) Chủ sở hữu tư nhân bậc cao (5% hộ có ước tính tổng tài sản cao nhất).
- 3) Quản lý Nhà nước và chuyên môn bậc trung (Quản lý Nhà nước có chức vụ tương đương cấp phòng.
- 4) Chủ sở hữu tư nhân bậc trung (40% hộ có ước tính tổng tài sản tiếp theo 5% hộ cao nhất).
- 6) Chủ sở hữu tư nhân bậc thấp (55% hộ có ước tính tổng tài sản ở mức còn lại).
- Nhóm, tầng và kiểu trung lưu 3 tầng 2 kiểu 19 nhóm nghề (Bui and Fujita 2016) 6 nhóm trung lưu trung lưu trung lưu Quản lý Nhà nước bậc siêu cao Chuyên môn bậc siêu cao Không thuộc các giai cấp trung lưu Chủ sở hữu tư nhân phi nông nghiệp bậc siêu cao Nông dân bậc siêu cao Quản lý Nhà nước bậc cao Quản lý Nhà nước, chuyên môn bậc Mới Chuyên môn bậc cao cao Trên Chủ sở hữu tư nhân phi nông nghiệp bậc cao Chủ sở hữu tư nhân Cũ Nông dân bậc cao bậc cao Quản lý Nhà nước bậc trung Quản lý Nhà nước, chuyên môn bậc Mới Chuyên môn bậc trung trung Giữa Chủ sở hữu tư nhân phi nông nghiệp bậc trung Chủ sở hữu tư nhân Cũ Nông dân bậc trung cao bậc trung Quản lý Nhà nước bậc thấp Quản lý Nhà nước, chuyên môn bậc Mới Chuyên môn bậc thấp thấp Dưới Chủ sở hữu tư nhân Chủ sở hữu tư nhân phi nông nghiệp bậc thấp Cũ bậc thấp Nông dân bậc trung thấp Lao động (công nhân) có kỹ năng Không thuộc các giai cấp trung lưu Lao động phi nông nghiệp giản đơn Nông dân bậc thấp Nguồn: Bùi Thế Cường.
- Sáu nhóm cũng có thể gộp thành hai kiểu: trung lưu mới (quản lý và chuyên môn) và trung lưu cũ (chủ sở hữu tư 5 nhân).
- Cách chia kiểu trung lưu mới/ cũ mượn phân loại của Mills được nhiều nghiên cứu trên thế giới đồng thuận (Mills .
- Theo Đỗ Thiên Kính không thể xếp nông dân vào tầng lớp trung lưu.
- Trong Bảng 1, tôi xếp nông dân từ bậc trung cao trở lên vào trung lưu.
- Nhưng trong tác phẩm kinh điển của mình về các giai cấp trung lưu, Mills có nhiều đoạn phân tích nông gia (farmer) như là một thành phần trong các giai cấp trung lưu cũ (Mills .
- Weber cũng xếp nông gia tự làm (self- employed farmer) vào các giai cấp trung lưu (Weber .
- Cơ cấu các giai cấp trung lưu ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam Áp dụng khung phân loại trung lưu nêu trên vào số liệu của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ta có một bức tranh định lượng về tỷ phần của các nhóm, tầng và kiểu trung lưu (Hình 1, Bảng 2).
- Theo đó, nhóm “Quản lý Nhà nước, chuyên môn bậc cao” chiếm 1,5%.
- nhóm “Quản lý Nhà nước, chuyên môn bậc trung” 9,7%.
- nhóm “Quản lý Nhà nước, chuyên môn bậc thấp” 13,0%.
- Nhóm “Chủ sở hữu tư nhân bậc cao” 3,7%.
- nhóm “Chủ sở hữu tư nhân bậc trung” 30,0%.
- nhóm “Chủ sở hữu tư nhân bậc thấp” 42,1%.
- Gộp 6 nhóm thành 3 tầng, ta có tầng trung lưu trên chiếm 5,3%.
- trung lưu giữa 39,7%.
- trung lưu dưới 55,0%.
- Chia theo 2 kiểu, ta có trung lưu mới chiếm 24,2% và trung lưu cũ 75,8%.
- 6 Như vậy, nét chủ yếu trên gương mặt giai tầng trung lưu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là những người chủ sở hữu tư nhân bậc trung và bậc thấp (72.
- trung lưu dưới (55,0.
- và trung lưu kiểu cũ (75,8.
- Dạng phân bố chính vẫn là hình kim tự tháp và mô hình trung lưu kiểu cũ chiếm ưu thế, phản ánh trình độ công nghiệp hóa vẫn còn ở giai đoạn thấp.
- Bảng 2 cho thấy những khuôn mẫu khá rõ trong phân bố giai tầng trung lưu theo ba tiểu vùng (TPHCM.
- Nhìn chung, tỷ lệ các nhóm “trung lưu mới” (quản lý Nhà nước, chuyên môn) giảm dần từ TPHCM đến Tiểu vùng 2 và 3, cũng như từ đô thị đến nông thôn.
- Ngoại trừ, tỷ lệ của nhóm “Quản lý Nhà nước, chuyên môn bậc thấp” ở Tiểu vùng 2 ở mức thấp hơn cả Tiểu vùng 3 (7,5% so với 13,7.
- Phân bố đại diện hộ gia đình trong các nhóm, tầng và kiểu trung lưu dựa trên nghề chính hiện tại theo tiểu vùng và đô thị-nông thôn, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 2015.
- TT Nhóm/ Tầng/ Kiểu Toàn Tiểu vùng Khu vực vùng TPHCM Tiểu Tiểu Đô thị Nông vùng 2 vùng 3 thôn A Sáu nhóm trung lưu 1 Quản lý Nhà nước, chuyên môn bậc cao 2 Chủ sở hữu tư nhân bậc cao Quản lý Nhà nước, chuyên môn bậc trung 4 Chủ sở hữu tư nhân bậc trung Quản lý Nhà nước, chuyên môn bậc thấp 6 Chủ sở hữu tư nhân bậc thấp Tổng B Ba tầng trung lưu 1 Trên Giữa Dưới Tổng C Hai kiểu trung lưu 1 Quản lý, chuyên môn Chủ sở hữu tư nhân Tổng n N Nguồn số liệu gốc: Bùi Thế Cường, 2015a.
- Phân bố của 3 tầng trung lưu và 2 kiểu trung lưu cũng phản ánh khuôn mẫu trên ở mức rõ rệt hơn.
- Nhìn chung, các tầng trung lưu cao hơn và kiểu trung lưu mới thì tập trung ở tiểu vùng phát triển hơn và ở đô thị.
- Như vậy, phân bố của các giai cấp trung lưu gắn bó mật thiết với kiểu và trình độ phát triển kinh tế-xã hội.
- Kết luận Ở Việt Nam thời gian qua có nhiều cố gắng phân loại và phân tích cơ cấu phân tầng xã hội, trong đó có các giai cấp trung lưu.
- Kết quả, tạo ra một số phân loại khác nhau, thậm chí mang tính tranh luận, góp nên cái nhìn đa dạng đối với hiện thực xã hội.
- Bài viết trình bày một thử nghiệm phân loại các giai cấp trung lưu dựa trên nghề, góp thêm vào cuộc thảo luận sôi nổi gần đây giữa các nhà xã hội học ở Việt Nam (Tô Duy Hợp và Trương Thị Thu Thủy 2016, Đỗ Thiên Kính 2017, Trịnh Duy Luân 2017).
- Sử dụng khung phân loại ấy, bài viết phác họa phân bố định lượng của trung lưu ở một vùng kinh tế phát triển nhất của Việt Nam, bao gồm 6 nhóm, 3 tầng, 2 kiểu trung lưu, theo tiểu vùng và đô thị-nông thôn.
- Đem tới một nhận diện ban đầu về cấu trúc của các giai cấp trung lưu ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Cấu trúc ấy về cơ bản vẫn là hình kim tự tháp và trung lưu kiểu cũ, phản ánh giai đoạn công nghiệp hóa thấp.
- Tiếp theo, có thể sử dụng chúng như những biến số độc lập để tìm hiểu một loạt đặc điểm xã hội khác của giới trung lưu.
- Koichi Fujita phát triển một vài ý tưởng nghiên cứu về phân tầng xã hội và giai cấp trung lưu.
- Tác giả cảm ơn Bộ 8 Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tài trợ cho tôi thực hiện Đề tài cấp Nhà nước Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 (KX nhờ đó có được một bộ số liệu định lượng lớn, đầy giá trị.
- Quy mô tầng lớp trung lưu tại Việt Nam theo tiêu chí thu nhập.
- Bộ số liệu khảo sát định lượng Đề tài cấp Nhà nước “Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020” (KX .
- TPHCM: Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.
- Cảnh quan nghiên cứu các giai cấp trung lưu ở Việt Nam.
- Chuyên đề Đề tài cấp Nhà nước “Chuyển dịch cơ cấu xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020” (KX .
- Tầng lớp trung lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh: Cơ cấu và đặc điểm nhân khẩu.
- Tầng lớp trung lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh: Sự hài lòng về đời sống gia đình.
- Ba nguồn lực ở tầng lớp trung lưu Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tầng lớp trung lưu trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam.
- Bàn về cách tiếp cận và phương pháp đo lường tầng lớp trung lưu ở Việt Nam.
- Tạp chí Xã hội học, Viện Xã hội học, Số .
- Nhận diện tầng lớp trung lưu ở Việt Nam qua cách tiếp cận đa chiều.
- Hà Nội: Trung tâm Phân tích và dự báo, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
- Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam: Quan điểm tiếp cận, thực tiễn phát triển và các kiến nghị chính sách.
- Nhận diện tầng lớp trung lưu ở Việt Nam.
- Cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi xã hội vùng Tây Nam Bộ.
- Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam trong quá trình biến đổi xã hội và quản trị biến đổi xã hội.
- Quản trị biến đổi xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Về tầng lớp trung lưu trong lịch sử và những gợi mở cho xã hội Việt Nam hiện nay.
- Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội.
- Góp thêm một cách nhìn về tầng lớp trung lưu – doanh nhân.
- Vai trò của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam hiện nay: Xu hướng biến đổi và giải pháp thúc đẩy sự phát triển.
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.
- Sự hình thành tầng lớp trung lưu và vai trò của nó trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
- Hà Nội: Viện Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Một số quan niệm và hướng tiếp cận nghiên cứu giai tầng trung lưu ở Việt Nam hiện nay.
- Góp phần nhận diện vai trò của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay – từ góc nhìn xã hội học.
- Trong: Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Những vấn đề xã hội học trong sự biến đổi xã hội.
- Chọn mẫu cho 3 cuộc khảo sát “Cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi xã hội” tại vùng Nam Bộ.
- Tầng lớp trung lưu và một số vấn đề đặt ra trong nghiên cứu giai tầng này ở Việt Nam.
- Một số đặc điểm và vai trò của tầng lớp trung lưu trong phát triển xã hội ở Việt Nam.
- Nghiên cứu về tầng lớp trung lưu: từ kinh nghiệm châu Á đến thực tiễn Việt Nam