« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÂN VÙNG KINH TẾ VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- 80 CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÂN VÙNG KINH TẾ VIỆT NAM TS.
- Trần Thanh Hà Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Đặt vấn đề Vùng kinh tế là lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc dân, có chuyên môn hoá sản xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp.
- Công tác phân vùng kinh tế nhằm mục đích đạt hiệu quả cao trong sản xuất và xuất khẩu, bảo đảm an ninh lương thực trong nước, tránh chồng chéo và thiếu nguyên liệu sản xuất.
- Phân vùng kinh tế với mục đích phục vụ đắc lực cho công tác kế hoạch hoá dài hạn nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thuận lợi cho phân bố lực lượng sản xuất và phân công lao động hợp lí trên phạm vi cả nước, làm cơ sở cho việc chỉnh sửa ranh giới các đơn vị hành chính phù hợp với nguyên tắc thống nhất quản lý kinh tế với quản lý hành chính.
- Ở Việt Nam, những năm cuối thế kỷ XX, người ta ít nói tới phân vùng kinh tế, mà nói nhiều tới tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội.
- Tuy nhiên, các nhà địa lý Việt Nam đã nghiên cứu, tìm hiểu và thể nghiệm phân vùng kinh tế trong các sơ đồ tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội, mà đỉnh cao của nó là sơ đồ 4 vùng kinh tế lớn trong tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất.
- Các sơ đồ phân vùng còn được đưa vào chương trình giảng dạy của một số trường đại học và chương trình địa lý phổ thông.
- Trong tham luận này, tác giả xin trình bày một số vấn đề phân vùng kinh tế Việt Nam ở khía cạnh tiếp cận khái niệm, nội dung và thực tiễn.
- Khái niệm và lịch sử phân vùng kinh tế Việt Nam Phân vùng kinh tế là quá trình nghiên cứu phân chia lãnh thổ đất nước ra thành một hệ thống các vùng kinh tế, là quá trình vạch ra hoặc tiếp tục điều chỉnh ranh giới hợp lý của toàn bộ hệ thống vùng.
- định hướng chuyên môn hoá sản xuất cho vùng và xác định cơ cấu kinh tế vùng ứng với các kế hoạch phát triển dài hạn nền kinh tế quốc dân (15‑ Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam 81 20 năm).
- Trên cơ sở phân vùng kinh tế, Nhà nước có kế hoạch tổ chức, lãnh đạo và quản lý kinh tế theo vùng được chính xác, cũng như để phân bố sản xuất được hợp lý, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phí sản xuất thấp nhất.
- Theo phân loại vùng kinh tế, phân vùng kinh tế gồm có phân vùng kinh tế tổng hợp và phân vùng kinh tế ngành.
- Phân vùng kinh tế ngành là cơ sở để xây dựng kế hoạch hoá theo ngành và quản lý kinh tế theo ngành, đồng thời còn là cơ sở để qui hoạch vùng kinh tế tổng hợp theo từng ngành.
- Phân vùng kinh tế tổng hợp dài hạn nền kinh tế quốc dân, hoàn thiện kế hoạch hoá theo lãnh thổ để phân bố lại lực lượng sản xuất hợp lý hơn, đồng thời là cơ sở để cải tạo mạng lưới địa giới hành chính theo nguyên tắc thống nhất sự phân chia vùng hành chính và vùng kinh tế.
- Đáng kể nhất là Nguyễn Trãi đã mô tả các vùng trong tác phẩm “Dư địa chí”, đề cập tới vị trí địa lý, ranh giới, qui mô lãnh thổ, tổ chức xã hội, tình hình kinh tế với những nét đặc thù riêng.
- Trong đó ông đề cập đến quá trình hình thành, sự biến động về tự nhiên, kinh tế một cách khá tỉ mỉ.
- Sang thế kỷ XIX và đến năm 1954, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam và nước ngoài (đặc biệt là người Pháp) tập trung nghiên cứu và phân chia đất nước ra các vùng kinh tế riêng biệt.
- Nhìn chung, cách nghiên cứu, cũng như sự phân chia các vùng kinh tế còn mang tính chủ quan của các nhà nghiên cứu, hoặc mang tính phân chia quyền lực.
- Sau năm 1975, nhiệm vụ đặt ra cho sự phân vùng kinh tế càng cần thiết, nhất là làm sao sử dụng và phát triển một cách tốt nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực của đất nước.
- Chính vì vậy, đã xuất hiện nhiều dự án phân vùng kinh tế.
- Chính phủ đã chú trọng vào công tác phân vùng qui hoạch ‑ một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc thống nhất và tái thiết đất nước.
- Từ đó các Ban Phân vùng kinh tế cấp tỉnh được thành lập cùng với các đoàn cán bộ của Uỷ ban Phân vùng kinh tế Trung ương tiến hành công tác điều tra cơ bản và phân 82 Trần Thanh Hà vùng trên mọi miền đất nước.
- Những kết quả đạt được ban đầu có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển đất nước và còn có nhiều giá trị to lớn cho đến hôm nay.
- Nội dung của quy hoạch phát triển kinh tế vùng Việt Nam Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam bao gồm: (1) Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo.
- (2) Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế, xã hội.
- (3) Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt các mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội.
- (5) Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng.
- phân tích, đánh giá những lợi thế so sánh về các yếu tố và điều kiện phát triển của lãnh thổ trong tổng thể vùng lớn hơn và cả nước, có tính tới mối quan hệ khu vực và quốc tế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế ‑ xã hội và thực trạng khai thác lãnh thổ vùng.
- n Phân tích, đánh giá và dự báo khả năng huy động các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vào mục tiêu phát triển của vùng.
- Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này cho quy hoạch phát triển.
- Vị trí của vùng trong chiến lược phát triển của quốc gia.
- Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân cư gắn với yêu cầu phát triển kinh tế ‑ xã hội và các giá trị văn hoá phục vụ phát triển.
- Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam 83 ‑ Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển cao hơn.
- Phân tích, đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển kinh tế ‑ xã hội của vùng và các tiểu vùng lãnh thổ.
- n Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và quốc tế đến phát triển kinh tế ‑ xã hội của vùng.
- n Đánh giá các lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội cùng các thách thức đối với phát triển vùng trong thời kỳ quy hoạch.
- Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế, xã hội: Xác định vị trí, vai trò và chức năng của vùng đối với nền kinh tế quốc dân cả nước, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển vùng.
- Luận chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể).
- Luận chứng phải phù hợp với chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội của cả nước.
- Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP, tổng GDP, giá trị xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp của vùng đối với cả nước, GDP/người, đóng góp vào ngân sách, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.
- Đối với mục tiêu quốc phòng, an ninh: ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng.
- Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt các mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội: Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng các phương án phát triển.
- xác định hướng phát triển ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm chủ lực, trong đó xác định chức năng, nhiệm vụ và vai trò đối với vùng của các trung tâm đô thị và tiểu vùng trọng điểm.
- Lựa chọn phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng và lựa chọn phương án phát triển.
- phương hướng phát triển và phân bố các ngành, các sản phẩm chủ lực và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các 84 Trần Thanh Hà chương trình, dự án đầu tư trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch).
- Căn cứ để phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.
- Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ vùng (lựa chọn phương án tổng thể khai thác lãnh thổ) bao gồm: Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị, khu công nghiệp và khu kinh tế.
- Xác định phương hướng phát triển cho những lãnh thổ đang kém phát triển và những lãnh thổ có vai trò động lực.
- Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư.
- Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng: Công tác quy hoạch bảo đảm yêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế, xã hội trong vùng và gắn với vùng khác trong cả nước.
- Trong đó tập trung đến các phương án phát triển mạng lưới giao thông, phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông, phương án phát triển nguồn và mạng lưới chuyển tải điện, phương án phát triển các công trình thủy lợi, cấp nước và lựa chọn phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc lợi công cộng.
- Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam 85 Các giải pháp bao gồm: huy động vốn đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách và giải pháp tổ chức thực hiện.
- Thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội vùng: Đối với đơn vị cấp vùng ở Việt Nam, các bản quy hoạch thường được thực hiện ở tỷ lệ 1/500.000 và 1/250.000 đối với các khu vực kinh tế trọng điểm.
- Các vùng kinh tế ở Việt Nam Ở Việt Nam, phân hệ các vùng kinh tế ‑ hành chính cấp tỉnh (hoặc thành phố) và cấp huyện (hoặc quận và thị xã) trong hệ thống các vùng kinh tế tổng hợp của Việt Nam được nghiên cứu tổ chức lại sớm vì các cấp vùng này có liên quan trực tiếp tới việc tổ chức chính quyền, cải tạo nền hành chính cho phù hợp với chế độ xã hội mới.
- Do điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử ‑ xã hội, đặc điểm phát triển và phân bố sản xuất khác nhau, nên qui mô diện tích và dân số của từng vùng cấp tỉnh có nhiều chênh lệch.
- Theo Nghị định 92/2006/NĐ‑CP của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ban hành ngày 7 tháng 9 năm 2006, Việt Nam được phân làm 6 vùng kinh tế lớn: 1.
- Từ năm 1990 trở lại đây, nền kinh tế của vùng đạt được những kết quả đáng kể.
- Cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Các tỉnh Tây Bắc có kinh tế đang phát triển ở điểm xuất phát thấp, tăng trưởng GDP thấp và kéo dài nhiều năm.
- Cơ cấu kinh tế mặc dù đã có sự chuyển biến nhưng còn rất chậm, chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Vùng đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp.
- Cơ cấu kinh tế ngành có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp, riêng tỷ trọng ngành dịch vụ đạt tới gần 50%.
- Về công nghiệp, đi theo hướng khai thác lợi thế của vùng, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất nông, lâm Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam 87 nghiệp và đời sống nhân dân.
- Đây là vùng trọng điểm phát triển kinh tế của Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố xã hội khác.
- Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực là Tp.
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của vùng.
- Trong thời gian qua đã phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi gắn liền với chế biến.
- Trong ngành ngư nghiệp, nghề cá của vùng đã phát triển 88 Trần Thanh Hà khá mạnh cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
- Các vùng kinh tế trọng điểm.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên‑Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm 8 tỉnh, thành phố: Tp.
- Hình 1: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất ở các vùng kinh tế năm 2008 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2008 Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam 89 Bảng 1: Dân số, diện tích và mật độ dân số năm 2008 phân theo vùng Vùng Dân số trung bình Diện tích Mật độ dân số (Nghìn người) (Km2) (Người/km2) Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2008 4.
- Phân vùng kinh tế ngành và chuyên môn hóa Phân vùng kinh tế ngành nhằm mục đích xác định hợp lí phương hướng phát triển chủ yếu của ngành trong vùng hiện tại cũng như tương lai, kết hợp đúng đắn giữa các ngành trong kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân và trong tổ chức quản lí nền kinh tế quốc dân theo ngành và theo lãnh thổ, phân vùng kinh tế ngành còn là cơ sở cho quy hoạch vùng kinh tế ngành.
- Có hai dạng phân vùng kinh tế ngành: phân vùng công nghiệp và phân vùng nông nghiệp.
- Mỗi dạng lại chia ra các phân ngành như trong công nghiệp có phân vùng khai thác than, dầu mỏ, hơi đốt, luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng,v.v.
- Còn trong nông nghiệp có phân vùng trồng trọt, phân vùng chăn nuôi.
- Vùng kinh tế ngành là vùng kinh tế được phát triển và phân bố chủ yếu một ngành sản xuất, ví dụ: Vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp.
- Vùng kinh tế ngành cũng có đầy đủ hai nội dung cơ bản của vùng kinh tế đó là sản xuất chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp.
- Sản xuất càng phát triển thì phân công lao động theo ngành càng tỉ mỉ và sự phân công lao động theo vùng càng rõ rệt, các vùng chuyên môn hóa lớn dần hình thành.
- Ở Việt nam hiện nay, trình độ phát triển sức sản xuất chưa cao, nhưng sau giai đoạn phát triển lâu dài của lịch sử, một số vùng sản xuất chuyên môn hóa lớn đặc thù cũng đã được hình thành như: 90 Trần Thanh Hà ‑ Vùng than ‑ nhiệt điện Quảng Ninh ‑ Vùng lâm sản ‑ khai thác và chế biến kim loại Việt Bắc ‑ Vùng lương thực ‑ cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm phía Đông Nam đồng bằng Bắc Bộ ‑ Vùng gỗ giấy và thủy điện Tây Bắc Bắc Bộ ‑ Vùng cơ khí và chế biến hàng tiêu dùng ở Hà Nội và xung quanh Hà Nội ‑ Vùng khai thác gỗ, hải sản và cây công nghiệp lâu năm dọc Trung Bộ ‑ Vùng cơ khí – chế biến hàng tiêu dùng, hải sản, gỗ giấy, thực phẩm, dầu lửa, du lịch.
- Vùng lương thực, thực phẩm Tây Nam Bộ Mặc dù mức độ chuyên môn hóa chưa cao, khối lượng sản phẩm chưa nhiều, nhưng giữa các vùng lớn trên cả nước đã bắt đầu hình thành những dòng chảy sản phẩm (các mối liên hệ liên vùng) khá bền vững qua nhiều năm và nhiều giai đoạn phát triển kinh tế.
- Đó là những liên hệ nội vùng, mầm mống của những tổng thể sản xuất lãnh thổ bắt đầu hình thành ở một số tỉnh và thành phố có trình độ phát triển tương đối cao về sức sản xuất như Hà Nội, Tp.
- Trên quan điểm phát triển nền kinh tế toàn diện, sử dụng hợp lý, bảo vệ các nguồn tài nguyên và tạo ra các nguồn lực mới cho đất nước, Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam 91 chúng ta phải nhìn nhận vùng kinh tế là một thực thể khách quan năng động và ổn định tương đối.
- Hệ thống các vùng kinh tế lớn cùng với những phân hệ của nó cũng mang tính chất như trên.
- Vì vậy, việc phân vùng kinh tế và qui hoạch vùng không phải chỉ làm một lần là xong và không nên đòi hỏi một hệ thống vùng kinh tế hoàn toàn ổn định, bền vững qua nhiều giai đoạn phát triển của sức sản xuất.
- Hình 2: Sơ đồ phân vùng Hình 3: Sơ đồ phân vùng công nghiệp Việt Nam sinh thái nông nghiệp Việt Nam 92 Trần Thanh Hà Bảng 2: Các vùng công nghiệp Việt Nam Vùng Số tỉnh, Tỉnh, thành Hướng tập trung phát triển thành công nghiệp Vùng 1 14 Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khai Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, Hà Giang, Lai Châu, Lạng phân bón, luyện kim, sản xuất vật liệu Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, xây dựng, công nghiệp cơ khí phục vụ Thái Nguyên, Tuyên Quang, nông nghiệp và công nghiệp chế biến Yên Bái Vùng 2 14 Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Cơ khí, nhiệt điện, phát triển ngành Hải Dương, Hải Phòng, Hà điện tử và công nghệ thông tin, hóa Nam, Hưng Yên, Nam Định, chất, luyện kim, khai thác và chế biến Ninh Bình, Nghệ An, Quảng khoáng sản, sản xuất vật liệu xây Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, dựng, tiếp tục phát triển nhanh công Vĩnh Phúc nghiệp dệt may, da giầy phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản Vùng 3 10 Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Công nghiệp chế biến nông, lâm, hải Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, sản, lọc và hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản Quảng Bình, Quảng Nam, xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa giầy, ngành điện tử và công nghệ Thiên-Huế thông tin Vùng 4 4 Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Thủy điện, công nghiệp chế biến Kon Tum nông, lâm sản và khai thác, chế biến khoáng sản Vùng 5 8 Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Công nghiệp khai thác và chế biến dầu Bình Phước, Bình Thuận, khí, điện, chế biến nông, lâm, hải sản và Đồng Nai, Lâm Đồng, thành đặc biệt là công nghiệp cơ khí, điện tử, phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh công nghiệp phần mềm, hóa chất, hóa dược, phát triển công nghiệp dệt may, da giầy chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, phát triển công nghiệp trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao Vùng 6 13 An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu sản hướng vào xuất khẩu, các ngành Giang, Kiên Giang, Long An, công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc Trà Vinh, Vĩnh Long biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí đóng tàu Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam 93 Bảng 3: Các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam Vùng Số tỉnh, thành Tỉnh, thành Tây Bắc 4 Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình Đông Bắc 11 Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ Đồng bằng sông 10 Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hồng Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc Bắc Trung bộ 6 Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế Nam Trung bộ 5 Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà Tây Nguyên 5 Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum Đông Nam bộ 7 Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Tp.
- Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận Tây Nam bộ 13 Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh Bảng 4: Các vùng sinh thái lâm nghiệp Việt Nam Vùng Số tỉnh, thành Tỉnh, thành Tây Bắc 4 Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình Trung tâm 6 Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc Đông Bắc 6 Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang Đồng bằng sông 9 Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hồng Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình Bắc Trung Bộ 6 Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế Nam Trung bộ 7 Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận Tây Nguyên 5 Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum Đông Nam bộ 6 Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh Tây Nam bộ 13 Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh 94 Trần Thanh Hà Kết luận Phân vùng kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia.
- Với mục đích phục vụ cho công tác kế hoạch hoá dài hạn nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thuận lợi cho phân bố lực lượng sản xuất và phân công lao động hợp lí trên phạm vi cả nước, làm cơ sở cho việc chỉnh sửa ranh giới các đơn vị hành chính phù hợp với nguyên tắc thống nhất quản lý kinh tế với quản lý hành chính công tác phân vùng ở Việt Nam diễn ra từ thế kỷ XV và cũng có nhiều thay đổi trong lịch sử ứng với mỗi giai đoạn phát triển của nhà nước.
- Với đặc điểm tự nhiên phân hóa rất rõ rệt nên các sơ đồ phân vùng tự nhiên cũng tương đối giống với phân vùng kinh tế xã hội.
- Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam bao gồm: (1) Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo.
- Ở Việt Nam hiện nay, trình độ phát triển sức sản xuất chưa cao, nhưng sau giai đoạn phát triển lâu dài của lịch sử, một số vùng sản xuất chuyên môn hóa lớn đặc thù cũng đã được hình thành.
- Bên cạnh đó, các bản đồ phân vùng kinh tế ngành cũng đã được thành lập.
- [2] Nguyễn Hiền (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ, Tạp chí Khoa học & Tổ Quốc, số 15.
- Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam 95 [4] Nguyễn Hiền (2008), Yếu tố lãnh thổ trong thực tiễn phát triển, Hội nghị Khoa học Phát triển: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, NXB Thế Giới, Hà Nội.
- [5] Chu Hậu Luân (2004), Chiến lược phát triển kinh tế vùng của Trung Quốc, Bản dịch của Hàn Ngọc Lương, NXB Văn hiến Trung Quốc.
- Nghị định 92/2006/NĐ‑CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội.
- [7] Đặng Văn Phan, Vũ Như Vân (2002), Tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đổi mới và phát triển, Tạp chí Khoa học xã hội Tp.
- [9] Lê Thông (2006), Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội