Academia.eduAcademia.edu
University Scientific Conference on: “Renewal of Examination and Evaluation Works at the Universities” TDM University. 29 March 2019. Opinion on the Examination and Evaluation Method of the Academic Course “International Business Management” at Business Administration Program of Economics Faculty. Nhận xét về phương pháp kiểm tra và đánh giá Của học phần “Quản trị kinh doanh quốc tế” Tại chương trình Quản trị kinh doanh khoa Kinh tế ĐH Thủ Dầu Một Dr. Nguyen Hoang Tien, Faculty of Economics, Thu Dau Mot University TS.Nguyễn Hoàng Tiến, Khoa Kinh tế, ĐH Thủ Dầu Một Tóm tắt: Đối với giáo dục ở bậc Đại học hiện nay thì việc sử dụng phương pháp kiểm tra và đánh giá đối với từng môn học là vô cùng quan trọng đối với cả giảng viên, sinh viên và còn đối với việc đổi mới hình thức giáo dục.Sử dụng phù hợp phương pháp kiểm tra đánh giá đối với môn học ở bậc đại học sinh viên sẽ tiếp thu được bài học một cách tốt nhất, đồng thời rèn luyện cho sinh viên một số kĩ năng khác, đối với giảng viên sẽ cho ra những phản hồi tích cực để họ tiếp tục vận dụng và phát triển những phương pháp đúng và từ đó phản ánh đến nền giáo dục để tìm ra những cách đổi mới học tập tốt và thích hợp hơn. Từ khóa: kiểm tra đánh giá, chương trình quản trị kinh doanh, ĐH Thủ Dầu Một, quản trị kinh doanh quốc tế Summary: For higher education at present, the use of testing and evaluation methods for each subject is extremely important for both teachers and students and also for image innovation. Using appropriate methods of assessment and assessment for university-level subjects, students will learn the best lessons, while training students with some other skills, for Teachers will give positive feedback so they continue to apply and develop the right methods and thereby reflect on the education to find better and more appropriate learning innovations. Key words: assessment, business administration program, Thu Dau Mot University, international business management 1. Dẫn nhập Trong mọi lĩnh vực hoạt động, muốn biết được hiệu quả thực hiện một công việc có đạt được mục đích đề ra hay không thì nhất thiết phải có sự kiểm tra đánh giá kết quả của công việc đó. Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, những phán đoán về kết quả công việc dựa vào sự phân tích thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra. Đánh giá được xem là một khâu quan trọng, đan xen với các khâu lập kế hoạch và triển khai công việc tiếp theo. Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái gì mà còn dạy học như thế nào. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ, đổi mới từ nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học và cách thức kiểm tra đánh giá của từng giáo viên, từng môn học. Kiểm tra đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng học tập và chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo duc. Kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo, gây tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Trong quá trình dạy - học, việc kiểm tra đánh giá ở bậc đại học có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình dạy học. Qua kiểm tra đánh giá, giảng viên biết được khả năng tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức của sinh viên (mức độ hình thành kỹ năng, kỹ xảo). Từ đó giảng viên định hướng cụ thể để điều chỉnh hoạt động dạy của bản thân, đồng thời điều khiển hoạt động học của học sinh một cách phù hợp, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy - học, góp phần thực hiện mục đích dạy - học đã đề ra. Một vấn đề được đặt ra là quá trình đào tạo bậc đại học Việt Nam không thể tự hài lòng với những kiến thức và kĩ năng cơ bản và tối thiểu như hiện nay, mà phải gắn chặt hơn nữa những kiến thức, kĩ năng mà sinh viên học được trong trường đại học với những gì cuộc sống thực yêu cầu ở họ. Các trường đại học phải giúp sinh viên phát triển những kĩ năng, những năng lực trong cuộc sống thực, bối cảnh thực và những sinh viên tốt nghiệp phải hội tụ được những năng lực được thể hiện thông qua các bài kiểm tra đánh giá xuyên suốt quá trình học tập. Với những lí do như vậy, bài viết có ý định giới thiệu một hình thức kiểm tra đánh giá có sử dụng kĩ thuật đánh giá thực nhằm liên kết các hoạt động ở lớp học đặc biệt là những hình thức kiểm tra đánh giá của học phần “quản trị kinh doanh quốc tế” tại chương trình quản trị kinh doanh khoa kinh tế Đại học Thủ Dầu Một 2. Vai trò và chức năng của kiểm tra và đánh giá ở bậc đại học Kiểm tra đánh giá ở bậc đại học có ba chức năng cơ bản: - Chức năng quản lí: được thể hiện qua hai phương diện: một là xếp loại hoặc tuyển chọn người học; hai là duy trì và phát triển chuẩn chất lượng. - Chức năng kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy và học: Bao gồm: Đối với giảng viên và nhà trường, đánh giá nhằm kiểm soát các hoạt động ngay trong quá trình dạy và học, sau đó ra quyết định điều chỉnh, cải tiến dạy học là cơ chế đảm bảo cho việc phát triển chất lượng dạy học. Đối với sinh viên, thông tin kiểm tra, đánh giá nhận được (thể hiện qua điểm số, nhận xét) từ giảng viên và sự tự đánh giá của bản thân giúp người học kiểm soát, điều chỉnh việc học của mình. - Chức năng giáo dục và phát triển người học: Quá trình đánh giá kết quả học tập được thực hiện một cách hiệu quả có tác dụng phát triển động cơ học tập cho sinh viên. Ngoài ra kết hợp với chức năng kiểm soát và điều chỉnh, kiểm tra đánh giá góp phần phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ để chuẩn bị cho người học vào đời. Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng nhằm xác định mức độ hiểu biết về kiến thức, kỹ năng, và khả năng vận dụng của người học. Đối với học sinh, nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng. Qua kết quả kiểm tra, học sinh tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân, để có phương pháp tự mình thay đổi lại cách học của bản thân. Vai trò của phương pháp này được xác định như sau: - Xác định kết quả theo mục tiêu đã đề ra: giảng viên thông qua đó có thể biết được mức độ sinh viên lĩnh hội kiến thức chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với mục tiêu mình đặt ra trong giảng dạy. - Tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học tập của sinh viên: khi giáo viên biết sinh viên đang tiến triển trong quá trình học như thế nào, và gặp khó khăn ở chỗ nào, giảng viên có thể sử dụng những thông tin này để điều chỉnh việc giảng dạy cần thiết, chẳng hạn như dạy lại hay thử các phương pháp khác, hay cung cấp cho sinh viên thêm nhiều cơ hội hơn nữa để thực hành. Những hoạt động này có thể giúp cho việc học tập của sinh viên thành công, hoàn thiện hơn. - Cung cấp thông tin phản hồi có tác dụng giúp cho giáo viên giảng dạy tốt hơn: các phản hồi được xem như một phần của đánh giá quá trình giúp cho người học nhận thức được các lỗ hổng về kiến thức, hiểu biết hay kỹ năng mà họ đang có so với mục tiêu được mong đợi của họ và đánh giá quá trình hướng dẫn họ thực hiện các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu (Ramaprasad, 1983; Sadler, 1989). Loại phản hồi có ích nhất là các nhận xét, sửa lỗi trên các bài kiểm tra và bài tập về nhà của sinh viên và động viên sinh viên tập trung cẩn thận vào bài tập hơn là đơn giản chỉ cố gắng trả lời đúng câu hỏi (Bangert-Drowns, Kulick, & Morgan, 1991; Elawar & Corno, 1985). Loại phản hồi này mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt đối với những sinh viên có thành tích học tập thấp bởi vì nó nhấn mạnh đến việc sinh viên có thể tiến bộ nhờ vào nỗ lực học tập hơn là phải nhận kết quả thấp chỉ vì thiếu một số khả năng bẩm sinh đã được dự đoán. Đánh giá quá trình, hỗ trợ để người học đều có thể học đến trình độ cao và phản đối quan niệm cho rằng sinh viên có thành tích học tập kém vì khả năng hạn chế và vì vậy mà nhụt chí và không có mong muốn đầu tư cho việc học tập thêm nữa (Ames, 1992; Vispoel & Austin, 1995). - Giúp cho bản thân người giáo viên trong công tác quản lý và giảng dạy tốt hơn: bản thân người giáo viên có thể đút rút kinh nghiệm trong suốt cả quá trình dạy và đánh giá, từ đó điều chỉnh lại cách dạy của mình để hoàn thiện hơn, giúp sinh viên dễ dàng đạt được các mục tiêu từ bài học. 3. Phương pháp kiểm tra đánh giá áp dụng tại môn học”Quản trị kinh doanh quốc tế” Phương pháp làm việc nhóm (thuyết trình): Do mục tiêu của đánh giá quá trình là để có những hiểu biết về những gì sinh viên biết (và không biết) nhằm tạo ra những thay đổi trong quá trình dạy và học, các kỹ thuật chẳng hạn như quan sát của giáo viên và thảo luận trong lớp học cũng có một vị thế quan trọng bên cạnh các phân tích bài kiểm tra và bài tập về nhà. Sinh viên có thể rèn luyện sự đoàn kết và tinh thần làm việc tập thể qua việc làm nhóm để cùng thảo luận bài học hoặc nhóm thuyết trình về nội dung bài học của học phần “Quản trị kinh doanh quốc tế”. Nên giáo viên có thể sử dụng phương pháp đánh giá thông qua quá trình làm việc nhóm. - Cách thức tiến hành Giáo viên chia nhóm, luân phiên mỗi nhóm sẽ chuẩn bị nội dung một chủ đề. Đến mỗi buổi học, người trong nhóm sẽ lên đóng vai là giáo viên, có nhiệm vụ truyền đạt các thông tin của bài học (người trình bày do giáo viên chỉ ngẩu nhiên trong nhóm). Các bạn sinh viên khác trong lớp phải có nhiệm vụ xem người thuyết trình đó như là một giáo viên, phải làm theo những yêu cầu của họ, và phải tham gia phát biểu ý kiến, đóng góp cho buổi học sinh động. Và giảng viên cũng sẽ đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình để thảo luận và trả lời về phần mà họ đảm nhiệm. Sau mỗi tiết học, phải tham gia ý kiến để đánh giá người thuyết trình, và chất lượng của bài giảng của nhóm chịu trách nhiệm soạn ra, ai có ý kiến đánh giá sẽ có điểm. Giáo viên có nhiệm vụ chỉnh sửa nội dụng thuyết trình cho sinh viên, trước khi sinh thuyết trình, khi sinh viên thuyết trình, giáo viên phải quan sát tất cả sinh viên trong lớp về thái độ học tập của họ, qua đó sẽ đánh giá, ghi lại, cuối tiết học sẽ đưa ra ý kiến về những trường hợp có thái độ học tập không tốt, để lần sau họ hoàn thiện hơn. Phương pháp đặt câu hỏi và thảo luận lớp học: phương pháp này được xem là cơ hội để làm tăng thêm kiến thức và nâng cao sự hiểu biết của sinh viên. Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học hiện đại, lấy người học làm trung tâm. - Cách thức tiến hành:  Sau khi chia nhóm, thuyết trình xong bài học giảng viên giới thiệu lại nội dung và cung cấp thông tin ,định hướng cho việc thảo luận và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm.  Giảng viên đưa ra câu hỏi để các nhóm khác cùng nhóm thuyết trình thảo luận và tranh luận  Giáo viên tổng kết và khái quát kết quả bài học. Phương pháp nghiên cứu vận dụng bài học để làm đề tài nghiên cứu khoa học: Ở học phần “Quản trị kinh doanh quốc tế “ trên khi sinh viên đã tiếp thu bài học và có những kiến thúc căn bản về môn học thì để hiểu sâu hơn nữa vào bài học giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên làm báo cáo khoa học về những đề tài hay và đang cấp thiết liên quan đến môn học. Từ đó giúp cho sinh viên tăng cường sự tìm tòi nghiên cứu và hiểu sâu hơn về môn học cũng nhưng những vấn đề liên quan đến xã hội qua việc làm báo cáo khoa học. - Cách thức tiến hành:  Giảng viên đưa ra những đề tài hay liên quan đến bài học để sinh viên lựa chọn  Sau khi đã có đề tài giảng viên sẽ đưa ra gợi ý ,sinh viên sẽ tìm tòi và nghiên cứu những cơ sở lý thuyết và kiến thức về đề tài, tìm kiếm những tài liệu tham khảo quan trọng có liên quan đến đề tài và môn học “Quản trị kinh doanh quốc tế”.Sau đó tất cả sẽ được tổng hợp và trình bày thành một bài một bài báo cáo khoa học để nộp cho giảng viên và giảng viên sẽ góp ý và đề xuất chỉnh sửa như thế nào để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học Thông quá những phương pháp kiểm tra đánhgiá nêu trên, kết quả thu được của quá trình học tập bao gồm: - Sinh viên biết rằng phải tích hợp nhiều kỹ năng khác nhau mới có được những thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này, - Rèn luyện cho sinh viên khả năng đánh giá mức độ tương quan giữa nỗ lực và hiệu quả, - Làm việc nhóm giúp sinh viên đóng các vai trò khác nhau và chú ý nhiều hơn tới quá trình nhóm và sản phẩm nhóm, giúp sinh viên chăm chỉ hơn, sáng tạo hơn và phát huy tinh thần làm việc nhóm. - Tạo điều kiện để sinh viên tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, tự xác định mục tiêu phấn đấu để đạt chuẩn 4. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp kiểm tra và đánh giá áp dụng tại môn học “Quản trị kinh doanh quốc tế” Phương thức làm nhóm Ưu điểm : .- Có thể đưa ra nhiều phương pháp thực hiện vấn đề. - Các thành viên cùng giúp đỡ nhau thực hiện vấn đề một cách hiệu quả hơn. - Có sự thay thế nhân sự tức thời khi có một hay vài thành viên có công chuyện đột xuất. - Đòan kết hơn sau 1 thời gian dài làm việc chung. - Nếu làm nhóm thuyết trình sẽ tạo điều kiện cho sinh viên tự tin hơn trong khi trình bày trước lớp, tương tác được với lớp giúp sinh viên rèn luyện khả năng nói trước đám dông của mình. Nhược điểm: - Nhóm càng nhiều thành viên thì sẽ càng nhiều ý kiến, khó thống nhất. - Có sự cạnh tranh ngầm trong nhóm. - Dễ gây tị hiềm nếu phân chia trách nhiệm công việc và quyền lợi không đồng đều. - Nếu các thành viên không ăn ý, sẽ có tác dụng ngược Đặt câu hỏi và thảo luận trên lớp Ưu điểm: Phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên, tạo sự đoàn kết, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm và mở rộng giao lưu với các thành viên khác, góp phần tích cực trong quá trình xây dựng nội dung bài học. Giảng viên rèn luyện dần phương pháp học tập, nghiên cứu và thái độ học tập tập thể, trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện tốt để sinh viên tiếp cận tốt nhất vào bài học. Rèn luyện vốn ngôn ngữ cho sinh viên trong giao tiếp, kết chặt tình bạn bè qua những lời nói sẻ chia, thông cảm và yêu thương. Giúp sinh viên tự tin qua những lần thảo luận, thuyết trình, đồng thời rèn luyện năng lực tư duy và phát hiện vấn đề. Thảo luận nhóm là cơ hội tốt cho sinh viên học tập, trao đổi với nhau. Góp nhặt được những kiến thức của nhau mà hoàn chỉnh dần kiến thức của mình. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm, thảo luận nhóm cũng có những nhược điểm cần phải khắc phục. Thời gian học tập trên lớp bị bó hẹp ở tiết học nên nếu không sử dụng không khéo sẽ không cung cấp hết nội dung bài học vì phương pháp này rất mất thời gian. Do phải tập sinh viên thành những nhóm, giáo viên không nói rõ cách chuẩn bị nhóm trước thì lớp học sẽ rối loạn hoặc mất trật, bị lãng phí nhiều thời gian. Nếu trình độ thành viên trong nhóm không đều nhau thì những người giỏi, khá sẽ lấn lướt những người trung bình, yếu. Số lượng thành viên trong lớp quá đông cũng gây những khó khăn cho việc vận dụng thảo luân nhóm vào việc dạy và học. Phương pháp làm nghiên cứu khoa học Ưu điểm: Rèn luyện cho sinh viên sự tìm tòi nghiên cứu tài liệu và chuyên sâu vào bài học hơn viết báo cáo khoa học về những đề tài hay xoay quanh môn học. Giúp sinh viên có thêm kiến thức và logic hơn trong việc trình bày báo cáo khoa học về môn học Nhược điểm: Phương pháp này thực hiện không đơn giản nó đòi hỏi sự chuẩn bị rất công phu. Sinh viên phải có một lượng kiến thức nhất định từ trước và phải tìm hiểu thường xuyên và có tính kiên trì và học hỏi từ nhiều nguồn thông tin. 5. Những kiến nghị và đề xuất giải pháp cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá áp dụng tại môn học “ Quản trị kinh doanh quốc tế” Kiểm tra đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáo viên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lí. Để chất lượng giáo dục ngày càng đi lên, bản thân mỗi giảng viên phải tự tìm ra cho mình một phương pháp đánh giá tích cực và phù hợp với thực tiễn, từ đó đưa ra được kết quả chính xác, giúp sinh viên tự tin trong học tập. Với phương pháp kiểm tra đánh giá đúng, có thể đáp ứng được những yêu cầu cần thiết trên. Đối với phương pháp kiểm tra đánh giá của học phần “quản trị kinh doanh quốc tế” tại chương trình quản trị kinh doanh Khoa kinh tế Đại học Thủ Dầu Một đã cho thấy được sự phù hợp và những chỗ còn hạn chế đối với việc truyền dạy kiến thức đến với sinh viên qua việc sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra và đánh giá thích hợp. Kiến nghị với trường Đại học Thủ Dầu Một: cần nâng cao chất lượng phòng học cũng như phương tiện thiết bị học tập để giúp cho giảng viên có điều kiện tốt hơn để thực hiện những phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học và cần bố trí thời gian học phù hợp hơn trong tương lai. Kiến nghị đối với Sở Giáo dục-Đào tạo Bình Dương: cần có những hỗ trợ về đổi mới cần thiết và nhanh chóng nhất đối với Đại học Thủ Dầu Một để trường có thêm điều kiện tiếp tục việc phát triển nhiệm vụ đào tạo. Công tác kiểm tra đánh giá thực giúp người dạy cũng như người học gắn kết những kiến thức, kỹ năng được học trong trường với cuộc sống thực, giúp người học có ý thức hơn với những nhiệm vụ mà họ sẽ phải thực hiện khi tốt nghiệp. Quá trình dạy học trong trường cũng nhờ đó mà trở nên sống động hơn, giảng viên sẽ tìm tòi, sáng tạo hơn để tìm ra các bài tập hay, hỗ trợ sinh viên thực hiện các nhiệm vụ đó. Sinh viên sẽ khát khao hơn trong quá trình tiếp nhận tri thức, rèn luyện kỹ năng để làm một việc có ý nghĩa hơn ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Đương nhiên để có thể thiết kế được một bộ hồ sơ đánh giá thực kết quả học tập của sinh viên và cũng vì sự tiến bộ không ngừng của người học, phải đầu tư nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Nhưng để giáo dục đại học đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới, các nhà hoạch định chính sách, các nhà trường, các giảng viên phải dành ưu tiên thích đáng cho công tác kiểm tra đánh giá thực này. Để thực hiện được kiểu đánh giá thực trong phạm vi toàn trường, người lãnh đạo phải thể hiện quyết tâm chính trị của mình, hỗ trợ giảng viên, sinh viên thay đổi cách dạy, cách học, loại bỏ cách kiểm tra đánh giá theo những mục tiêu hạn hẹp, lạc hậu. Đổi mới kiểm tra đánh giá phải bắt đầu từ việc xác lập những mục tiêu học tập gắn chặt với đời sống thực, rồi từ đó phát triển đội ngũ, đổi mới chương trình, tài liệu học tập. Đây là công việc khó, phải tiến hành trong thời gian dài, tốn nhiều công sức, nhưng đã đến lúc phải bắt đầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Angelo and Cross, 1993. Classroom Assessment Techniques: A Handbook for College Teachers 2. Herman, Aschbacher, and Winters, 1992. A Practical Guide to Alternative Assessment. 3.Bộ Giáo dục và Đào tạo,Dự án Việt-Bỉ, Dạy và học tích cực:Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm,2010 4.Nguyễn Công Khanh, Đổi mới kiểm tra đánh giá theo cách tiếp cận năng lực,Kỉ yếu hội thảo Hướng tới một xã hội học tập VVOB,tháng 8/2013 5.Lâm Quang Thiệp, Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường,NXB Đại học Sư phạm,2012 6.School for Tomorrow: Think Scenarios,Rethink Education,OECD, 2006