« Home « Kết quả tìm kiếm

VAI TRÒ CỦA NGÔI CHÙA KHMER TRONG XAY DUNG NONG THON MOI -Gui Hoa


Tóm tắt Xem thử

- VAI TRÒ CỦA NGÔI CHÙA KHMER TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH KIÊN GIANG Ths.
- Nguyễn Hữu Thọ, Trường Đại học Kiên Giang Tóm tắt: Đời sống văn hóa của người khmer không thể thiếu vắng bóng dáng của ngôi chùa, vừa là nơi thờ tự linh thiêng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của phum, sóc.
- Ngôi chùa Khmer đã làm tròn nhiệm vụ là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống của tộc người, nơi đây đã, đang và sẽ tiếp tục chi phối trong tâm thức của người khmer.
- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ vừa cấp bách và vừa lâu dài, nhưng xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào Khmer chỉ phát huy mạnh mẽ khi có sự tham gia tích cực của nhà chùa, đội ngũ sư sãi … vì đó là hai trong ba trụ cột thiêng liêng nhất của người Khmer.
- Từ khóa: Ngôi chùa Khmer, xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kiên Giang THE ROLE OF KHMER TEMPLES IN BUILDING MODERN COUNTRYSIDES IN KIEN GIANG PROVINCE Abtract: Khmer people’s cultural life can not lack the pagoda which is both a sacred place for worship and cultural activities of the local communities.
- Đặt vấn đề Với hơn 70% dân số sinh sống, nông thôn Việt Nam từ những ngày đầu lịch sử cho đến nay luôn giữ một vị trí trung tâm trong hoạt động của hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương.
- “Bởi lẽ, nông thôn là nơi lưu giữ truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, nơi sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa nông nghiệp phục vụ đắc lực cho nền kinh tế đất nước.
- Không những vậy, nông thôn còn là cơ sở quan trọng góp phần ổn định chính trị”[1].
- Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ cấp bách, một chủ trương đúng đắn và kịp lúc trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Bước vào nhiệm vụ cách mạng mới, Kiên Giang đang ra sức đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trong toàn khu vực nông thôn và cũng là địa bàn sinh sống chủ yếu của tộc người Khmer Kiên Giang.
- Nhắc đến người Khmer nói chung thì chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của nhà chùa trong đời sống văn hóa của người Khmer và xây dựng nông thôn mới là “hiện đại hóa” một phần đời sống văn hóa truyền thống của người Khmer vốn dĩ đã gắn chặt với ngôi chùa và xem ngôi chùa là “thánh địa” thiêng liêng, chi phối tuyệt đối trong đời sống tâm linh cũng như vòng đời của người Khmer.
- Do vậy, để góp phần cho Kiên Giang tiến hành xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào Khmer sinh sống đạt được kết quả như mong muốn, vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của nhà chùa trong xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào Khmer sinh sống hiện nay là cần thiết nhất.
- 2.Thực trạng xây dựng nông thôn mới của Kiên Giang trong vùng đồng bào Khmer - Sự cần thiết phải tiến hành xây dựng nông thôn mới “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”[2].
- Trong suốt 30 năm đổi mới, Đảng ta đã lãnh đạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn.
- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.
- chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc”[3].
- 2 Trước những thực trạng đó, Nghị quyết Số 26-NQ/TW của Đảng khẳng định “xây dựng nông thôn mới là tạo ra những giá trị mới của nông thôn Việt Nam, một nông thôn hiện đại, hàm chứa những giá trị kinh tế mới, có văn hóa nông thôn văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ gìn, bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc, và ở đó những người nông dân vừa là chủ thể sáng tạo, vừa được thụ hưởng những giá trị do chính họ tạo ra”[4].
- Như vậy, xây dựng nông thôn mới là việc rất quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay và mục tiêu xây dựng nông thôn ngày nay phải đạt được những giá trị nhất định và những giá trị đó phải đáp ứng những mục tiêu chung như: cải thiện đời sống tinh thần của người dân nông thôn.
- rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.
- làm cho làng xã văn minh, hiện đại và phát huy tốt những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
- Quá trình xây dựng nông thôn mới trong đồng bào Khmer ở Kiên Giang Nằm ven biển tây, Kiên Giang ngày nay đã và đang chuyển mình cùng với sự phát triển chung của đất nước trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.
- Tuy nhiên, thực trạng nông thôn của Kiên Giang cũng như các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long hay cả nước đó là nghèo, đói luôn đeo bám, trình độ dân trí thấp, kinh tế phát triển không bền vững, mức thưởng thức về văn hóa thấp, giao thông nông thôn không thuận lợi, nước sinh hoạt và môi trường bị ô nhiễm…Đứng trước thực trạng đó, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Kiên Giang quyết tâm chung tay cải thiện nông thôn và cũng đạt được những thành quả nhất định.
- “Cuối năm 2015, nông thôn Kiên Giang có 118 xã, dân số 1,28 triệu người, chiếm 73% diện tích và dân số của toàn tỉnh.
- Trước khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (2011) thu nhập bình quân đầu người của khu vực nông thôn đạt 23,5 triệu đồng (1.086 USD), tỷ lệ hộ nghèo chiếm 7,2%.
- Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều yếu kém nhất là giao thông nông thôn (năm 2011 toàn tỉnh có 26,6% đường giao thông được bê tông hóa)…Tuy nhiên, đối chiếu với bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM), bình quân trong toàn tỉnh đạt 5,5 tiêu chí/xã, 100% các xã không đạt bốn tiêu chí như Quy hoạch, Trường học, cơ sở vật chất văn hóa và môi trường”[5].
- Thực hiện Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 28/3/2011 triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn đề ra mục tiêu đến năm 2015 có 35 xã và huyện Tân Hiệp đạt chuẩn nông thôn mới.
- số xã còn lại đạt 50% tiêu chí.
- nâng cao thu nhập dân cư nông thôn lên gấp 2 lần so với năm 2011.
- Với những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng nêu trên, trong vòng hai mươi năm, Kiên Giang cơ bản sẽ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh.
- Theo báo cáo tống kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 cho đến nay Kiên Giang cơ bản đạt được nhiều kết quả và mục tiêu quan trọng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới và có thể khái quát tình hình cụ thể như sau: Lũy kế đến nay bình quân toàn tỉnh đạt 13,5 tiêu chí/xã.
- Đến nay, toàn tỉnh tăng bình quân hơn 8 tiêu chí so với trước khi triển khai chương trình, riêng 35 xã giai đoạn 2011-2015 bình quân đạt 17,3 tiêu chí/xã, tăng 11,8 tiêu chí so với trước khi triển khai.
- Kết quả thực hiện phân theo nhóm các tiêu chí: 24 xã đạt 19 tiêu chí, 15 xã đạt 15-18 tiêu chí, 66 xã đạt 10-14 tiêu chí và 13 xã đạt từ 06-09 tiêu chí.
- Kết quả thực hiện 35 xã điểm: Có 21 xã đạt 19 tiêu chí.
- 07 xã đạt từ 15-18 tiêu chí.
- 07 xã đạt từ 10-14 tiêu chí.
- Nhìn chung, trong 5 năm qua toàn tỉnh đã có nhiều nổ lực, quyết tâm trong thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới, kết quả có 16 tiêu chí đạt trên 50%, còn lại 03 tiêu chí đạt dưới 50%, cụ thể: Tiêu chí 06 (cơ sở vật chất văn hóa) có 30% số xã đạt, tiêu chí số 17 (Môi trường) và tiêu chí số 05 (Trường học) có 36% xã đạt.
- Nguyên nhân đạt thấp là do các tiêu chí này có nhu cầu nguồn vốn đầu tư cao, trong khi nguồn lực không đáp ứng đủ.
- Bên cạnh, còn có nguyên nhân do trình độ dân trí của người dân còn hạn chế, nhất là tập quán sinh hoạt, ăn ở chưa tiến bộ và một bộ phận người dân đời sống kinh tế còn khó khăn.
- Đối với các xã đã được công nhận xã nông thôn mới cũng có nhiều nổ lực qua từng năm, kết quả khảo sát, kiểm tra lại các tiêu chí của các sở ngành cấp tỉnh cho thấy cơ bản các xã vẫn duy trì được các tiêu chí đạt cao và nâng chất lượng các tiêu chí đạt chưa cao như: Vệ sinh môi trường, nhà ở tạm, các hạng mục quy định chợ nông thôn và hạng mục trong cơ sở vật chất văn hóa [6.
- Với kết quả trên cho thấy, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã và đang là yếu tố trọng yếu trong việc cải thiện, thúc đẩy và sớm đưa nông thôn Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng trở thành nông thôn hiện đại và giàu đẹp.
- Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả rất đáng tự hào của Chương trình xây dựng nông thôn mới thì công việc cải thiện nông thôn Kiên Giang cũng còn nhiều khó khăn và vướng mắc nhất là đối với vùng sâu, biên giới, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số ở các tiêu chí như: xây dựng hệ thống giao thông nông thôn (tiêu chí 2), xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thế thao xã, Nhà Văn hóa ấp (tiêu chí 6).
- Vai trò của nhà chùa đối với đời sống văn hóa của người Khmer Ngôi chùa luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của người Khmer.
- Hòa thượng Kim Rên – trụ trì chùa Dơi (Sóc Trăng) cho rằng “chùa và chư tăng là trụ cột về tinh thần của người Khmer, nên mọi nghi thức lễ hội, đón mừng năm mới…đều diễn ra ở trong chùa”.
- Họ đã đến với dân chúng trong những lúc khó khăn nhất mà không cần bất cứ điều kiện nào nên sư sãi gắn bó ruột thịt với nhân dân”[7] và người Khmer có câu “Sống vào chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt”.
- Chính vì vậy, ngoài việc là nơi trang nghiêm của cửa Phật, chùa Khmer còn là thư viện, là bảo tàng, là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống và văn hóa dân gian.
- là trường học, là trung tâm sinh hoạt cộng đồng…là nơi bày tỏ tâm tư và tình cảm của những người trong phum, sóc và cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của người chết.
- Ngoài ra, chùa còn là cầu nối gắn kết cộng đồng các phum, sóc hay cùng tộc người với nhau và cũng là cầu nối giữa đời và đạo, giữa chính quyền và nhân dân (người Khmer)…Do vậy, góp phần xây dựng nông thôn mới trong đồng bào Khmer không thể bỏ qua vai trò và yếu tố ảnh hưởng của nhà chùa.
- Một số giải pháp phát huy vai trò của nhà chùa trong xây dựng nông thôn mới ở Kiên Giang trong thời gian tới.
- Xem ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa theo tiêu chí nhà văn hóa của chương trình xây dựng nông thôn mới Sẽ là rất sai lầm, phiến diện nếu xem ngôi chùa chỉ là nơi của chốn tu hành, trang nghiêm, cầu kinh niệm phật, hành lễ của tôn giáo.
- Đặc biệt ở nhiều tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu long, đi đầu là Sóc Trăng đã biến 30% ngôi chùa thành những tụ điểm văn hóa thông tin – thể dục, thể thao, 52/89 chùa được trang bị các phương tiện nghe nhìn đại chúng.
- có 92 đại đức, sư sãi được đào tạo nghiệp vụ quản lý tụ điểm văn hóa thông tin – thể dục, thể thao, Kiên Giang có 72 chùa và An Giang có 27 chùa được cấp tivi”[8].
- Tất cả những hoạt động đó, đã đưa ngôi chùa Khmer đi vào cuộc sống của bà con ngày một thiết thực hơn, khắn khích hơn và phù hợp với truyền thống tốt đời – đẹp đạo của Phật giáo Nam tông.
- 5 Như vậy, sử dụng ngôi chùa như một phương thức truyền tải những chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới là hình thức tối ưu, dễ dàng đi vào cuộc sống và phù hợp với văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.
- Tuy nhiên, không thể giao khoán cho chùa làm công tác xây dựng nông thôn mới mà phải có sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa Ban Vận động xây dựng nông thôn mới của các cấp chính quyền địa phương với Ban Trị sự của từng ngôi chùa trong phum, sóc của đồng bào Khmer.
- Sự phối hợp này phải thể hiện trên tinh thần dân chủ, hợp tác giữa đời và đạo tránh áp đặt một chiều gây chia rẽ, mâu thuẫn trong nội bộ của Phum, sóc với nhà chùa hay giữa nhà chùa và Ban Vận động xây dựng nông thôn mới…có như vậy, thiết nghĩ chủ trương xây dựng nông thôn mới ở Kiên Giang trong đồng bào Khmer sẽ nhanh chóng thành công.
- Như trên đã từng đề cập, các vị sư tăng có ảnh hưởng rất lớn đời sống và văn hóa của đồng bào trong phum, sóc.
- Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao có thể kết hợp chức năng linh thiêng của ngôi chùa Khmer với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới phục vụ cho đời sống của đồng bào Khmer và làm thế nào có thể phát huy được chức năng truyền thống vốn có của ngôi chùa và chức năng văn hóa mới là vấn đề quan trọng.
- Trong chiến tranh, các ngôi chùa Khmer là nơi cất giữ vũ khí của cách mạng và các vị sư tăng đã chiến đấu rất anh dũng, có những vị đã hy sinh vì đất nước, sự hy sinh đó đã được Đảng Nhà nước ghi công hiển hách của các vị sư trong phật giáo hệ phái Nam tông tại tháp bốn sư của huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang và nơi đây được ghi nhận là di tích cấp Quốc gia.
- Trong giai đoạn hiện nay, tiếp nối truyền thống hào hùng đó của phật giáo hệ phái Nam tông Khmer, Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã kết nạp rất nhiều thanh niên là sư tăng vào tổ chức Hội, cũng có rất nhiều sư tăng trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tiêu biểu là Đại đức Danh Út, chủ trì chùa Thôn Dôn, đã nhiều lần được Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam vinh danh là thanh niên tiêu biểu toàn quốc trong đồng bào tôn giáo, trong hệ phái Nam tông Khmer.
- Biết rằng, theo phật pháp thì sư tăng sẽ không màng thế tục, nhưng đối với hệ phái Nam tông Khmer thì ngôi chùa không chỉ là chốn thiêng cửa phật mà còn gắn liền với từng nhịp thở của phum, sóc.
- Do đó, thông qua ngôi chùa, những vị sư tăng là tấm gương, là tuyên truyền viên vững chắc nhất trong đồng bào Khmer chung tay xây dựng nông thôn mới ở vùng quê còn nghèo khó hiện nay của Kiên Giang.
- 6 - Cần lồng ghép các tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào các buổi sinh hoạt văn hóa truyền thống Quá trình hội nhập, giao lưu và tiếp biến văn hóa của tộc người Khmer với các tộc người trong khu vực như Việt – Hoa – Chăm thì các lễ hội truyền thống của tộc người Khmer có sự biến đổi nhất định, nhưng những lễ hội này vẫn giữ được những giá trị tuyền thống vốn có của nó mà không có sự pha trộn trong quá trình tiếp biến của nền văn hóa đương đại.
- Nhắc đến lễ hội truyền thống trong đồng bào Khmer chúng ta không thể không nhắc đến những lễ hội chính trong năm như Tết Chol Chnam Thmay cổ truyền (Tết năm mới), Lễ hội Sen Đôn Ta (Phchum Banh - Lễ hội cúng ông bà tổ tiên) và Lễ hội Dâng Y Kathinat.
- Ngoài ra còn có lễ hội Ok om bok cúng trăng, lễ Dâng bông, lễ Phật Đản, lễ hội phum sóc…trong phạm vi hạn hẹp, tác giả chỉ lấy một vài lễ hội tiêu biểu trong năm của người Khmer để làm minh họa.
- Pithi Chol Chnam Thmay (Lễ vào năm mới), là ngày tết cổ truyền của đồng bào Khmer vào những ngày này họ có thể tổ chức ăn mừng có thể 10 đến 15 ngày, nhưng trong những ngày tết cổ tuyền này thì có ba ngày vô cùng quan trọng, trong ba ngày tết có rất nhiều hoạt động, nghi lễ khác nhau và đến đêm họ tập trung ở sân chùa rất đông.
- Chương trình văn nghệ của người Khmer thật là phong phú.
- Như những tộc người khác, vào những ngày tết người Khmer chú trọng đến những giá trị và chuẩn mực đạo đức cơ bản của tộc người mình, thông qua những mẫu chuyện ngụ ngôn, dân gian góp phần hướng thiện cho tuổi trẻ của người Khmer, cổ vũ “tinh thần cần cù, dũng cảm, đức thông minh và tài trí, yêu lẽ phải, yêu tự do của một tộc người.
- Với ý nghĩa và giá trị đó, thông qua các buổi diễn thuyết truyền thống những sư tăng sẽ định hướng, phân tích, giáo dục tinh thần xây dựng đường làng, ngỏ xóm xanh, sạch, đẹp, xây dựng gia đình hạnh phúc, con cháu chăm ngoan, xây dựng làng, xã văn hóa…chú trọng 7 xây dựng nếp sống mới ở cơ sở…được những mục đích nêu trên là đã một phần trực tiếp vào xây dựng nông thôn mới của đồng bào Khmer nơi phum, sóc của mình.
- Pithi Sene Dolta (Lễ cúng ông bà) Theo ghi chép truyền thống, lễ Sene Dolta thể hiện nét đẹp truyền thống của đời sống văn hóa, tinh thần trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng gắn với các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng trong ngôi chùa.
- Hiện nay, ở một số tỉnh như Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang lễ này được rút ngắn chỉ còn 1 ngày (30-8 âm lịch), các nghi thức không thay đổi nhưng giản lược hơn.
- Là tộc người đầu tiên khai phá vùng đất Tây Nam bộ, người Khmer hơn ai hết đã thấu hiểu sự khắc nghiệt của thiên nhiên vùng đầm lầy, sông nước này – dưới sông cá đớp, trên rừng cọp, beo và họ đã quần cư lại với nhau thành những phum, sóc để có thể vượt qua cảnh thiên nhiên khắc nghiệt.
- Thông qua những buổi thuyết giảng của các vị sư tăng, phát huy lòng tôn kính đối với ông bà quá cố của truyền thống đồng bào Khmer để có thể đoàn kết, chung tay xây dựng nông thôn mới, phum, sóc mới.
- Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn và cần có nhiều thời gian, vật lực, tài lực… mới có thể hoàn thành.
- Nhưng chỉ dựa vào sự đầu tư của Đảng và Nhà nước sẽ rất tốn kém và thiếu bền vững, mà phải xác định rằng xây dựng nông thôn mới do chính người dân ở nơi đó xây dựng mới có thể thành công bền vững hơn.
- Để đưa điều đó đi vào cuộc sống, thiết nghỉ những giá trị mà Dolta mang lại có thể gắn kết, chung tay cùng chính quyền địa phương về xây dựng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống và cũng góp phần sớm đưa Kiên Giang thực hiện thắng lợi mà Nghị quyết đã đề ra.
- Phát huy vai trò của đội ngũ sư sãi để vận động gia đình chung tay xây dựng nông thôn mới “Người Khmer đều dựa vào triết lý của đạo Phật, mọi sinh hoạt lễ hội của gia đình hoặc cộng đồng dù lúc vui hay lúc buồn, đều có mời các vị sư tham gia 8 làm lễ, đọc kinh…”[12].
- Chính vì vậy, ngôi chùa và sư sãi là sợi dây vô hình kết nối cộng đồng trong phum, sóc với nhau cũng như đối với cả tộc người.
- Xây dựng nông thôn mới sẽ thành công và thành công rực rỡ khi có sự đứng ra vận động, tuyên truyền của đội ngũ sư sãi hay sự tích cực của nhà chùa.
- Họ sẽ là những tấm gương để giáo dục và thuyết phục cộng đồng phum, sóc tham gia và tích cực chung tay xây dựng nông thôn mới.
- Phát huy vai trò của những người có uy tín trong đồng bào Khmer Tại hội nghị Phát huy vai trò người tiêu biểu có uy tín các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc", Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, đã khẳng định “Người có uy tín là tài sản quý báu của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nam Bộ do đó phải có giải pháp phát huy vai trò của lực lượng nòng cốt này” họ chính là điểm tựa, là nồng cốt vững chắc của phum, sóc.
- Nếu trong văn hóa truyền thống của người Khmer xem nhà chùa là nơi phật dừng chân cứu khổ và cứu nạn cho chúng sinh, thì cuộc sống giữa đời thường trong phum, sóc những người có uy tín trong đồng bào Khmer như những “lá cờ đầu” trong mọi phong trào hành động cánh mạng của người Khmer.
- Sự đóng góp tích cực của những người có uy tín, điển hình sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Khmer, góp phần tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, chung tay xây dựng nông thôn mới.
- Thông qua những hành động và việc làm của họ trong phum, sóc, sẽ là tấm gương, là tuyên truyền viên vững chắc và đầy “quyền năng” trong việc cải tạo nông thôn, biến nông thôn khó khăn, nghèo khổ thành những nông thôn mới khang trang, hiện đại.
- Ban Chỉ đạo nông thôn mới ở các xã có đông đồng bào Khmer sinh sống cần tranh thủ sự ủng hộ, giúp sức của những người có uy tín để đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer tích cực chung tay xây dựng phum, sóc giàu đẹp.
- Có như vậy, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kiên Giang phát triển bền vững, tránh được tình trạng khi vừa đánh giá, công nhận xong xã đạt chuẩn nông thôn mới lại tái tụt hậu.
- Kết luận Xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là một trong những phương thức phù hợp với tình hình cách mạng mới.
- Công cuộc xây dựng nông thôn mới có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau, nhiều thành phần xã hội khác nhau và cả hệ thống chính trị vào cuộc thì mới có thể sớm hoàn thành nhiệm vụ cách mạng mới và xây dựng nông thôn mới thành công thì chính người 9 dân ở khu vực nông thôn là người hưởng lợi từ thành quả này.
- Do vậy, phát huy vai trò của người dân nông thôn là viêc hết sức quan trọng và cần thiết.
- Vận động người dân nông thôn tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới đã khó, còn vận động đồng bào Khmer tham gia vào tiến trình này còn khó khăn hơn nhiều.
- Cho nên, việc dựa vào các yếu tố ảnh hưởng sẽ là những giải pháp hữu hiệu để tuyên truyền và vận động đồng bào chung tay xây dựng nông thôn mới.
- Trong những nhân tố ảnh hưởng đó, thì vai trò của nhà chùa đối với đồng bào Khmer là nhân tố quyết định đến sự thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới của Kiên Giang trong vùng đồng bào Khmer đang sinh sống.
- CHÚ THÍCH [1]: Trần Minh Yến, (2011), xây dựng nông thôn mới khảo sát và đánh giá, Nxb Khoa học xã hội, tr.16.
- [7]: Nguyễn Văn Đăng, (2011), Chùa trong đời sống của người Khmer Nam Bộ, tạp chí điện tử Biên Phòng, Thứ tư, 14 Tháng 12 /2011.
- 2009), “Một số vấn đề cấp bách trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của người Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu long”, Nxb Đại học quốc gia TP.
- [9]: Nguyễn Thị Phương Hoa, (2009), Một số nét văn hóa của người Khmer, tạp chí khoa học, ĐHSP, tr.121.
- [10]: Ngọc Dung, Giữ gìn truyện cổ Khmer - Những tập tục trong ngày Tết Chôl Chnăm Thmây, tạp chí điện tử cantho.gov.vn [11]: Huỳnh Thanh Quang, (2011), Giá trị văn hóa Khmer vùng Đồng bằng Sông Cửu long, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật – Hà Nội, tr.41.
- Nguyễn Văn Đăng, (2011), Chùa trong đời sống của người Khmer Nam Bộ, tạp chí Biên Phòng, Thứ tư, 14 Tháng 12 2011.
- Nguyễn Thị Phương Hoa,(2009), Một số nét văn hóa của người Khmer, tạp chí khoa học, ĐHSP, số 19.
- Trần Minh Yến,(2011), xây dựng nông thôn mới khảo sát và đánh giá, Nxb Khoa học xã hội.
- Huỳnh Thanh Quang, (2011), Giá trị văn hóa Khmer vùng Đồng bằng Sông Cửu long, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật – Hà Nội, tr.41