Academia.eduAcademia.edu
Viện Xã hội học Đề tài “Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam trong mô hình phát triển và quản lý xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020” (mã số : CT 11-08-03) (Chủ nhiệm đề tài : TS. Bế Quỳnh Nga) Chuyên đề Hệ thống an sinh xã hội theo mô hình nhà nước phúc lợi và mô hình nhà nước xã hội, và việc vận dụng vào Việt Nam Trần Hữu Quang TP. Hồ Chí Minh Tháng 1-2012 Mục lục Trang Mở đầu...................................................................................................................................... 2 I. Các khái niệm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, và bảo hộ xã hội .......................................... 2 II. Mô hình nhà nước phúc lợi và mô hình nhà nước xã hội .................................................... 7 A. Nhà nước phúc lợi....................................................................................................... 7 B. Nhà nước xã hội .......................................................................................................... 9 III. Hệ thống an sinh xã hội theo mô hình nhà nước phúc lợi và nhà nước xã hội ................ 10 A. Quan niệm của một số định chế quốc tế ................................................................... 13 B. Một số cách phân loại trên thế giới ........................................................................... 15 C. Phương thức cung ứng các dịch vụ an sinh xã hội.................................................... 21 IV. Khả năng vận dụng hệ thống an sinh xã hội theo mô hình nhà nước phúc lợi và nhà nước xã hội trong bối cảnh Việt Nam hiện nay............................................................................... 30 A. Một số nhận định và đánh giá ................................................................................... 30 B. Những ý kiến về định hướng cải tổ hệ thống an sinh xã hội..................................... 34 C. Khả năng vận dụng ở Việt Nam................................................................................ 37 Tài liệu tham khảo .................................................................................................................. 42 1 Mở đầu Kể từ khi khởi sự công cuộc đổi mới vào năm 1986 để thoát ra khỏi mô hình quản lý theo phương thức kế hoạch hóa tập trung và quan liêu bao cấp, chuyển sang mô hình quản lý dựa trên nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thể chế kinh tế và xã hội đã thay hình đổi dạng một cách khá ngoạn mục. Trong khuôn khổ của những giải pháp cải tổ sâu rộng ấy, diện mạo của hệ thống phúc lợi xã hội nói chung cũng như hệ thống an sinh xã hội nói riêng cũng thay đổi gần như toàn diện : hệ thống phúc lợi xã hội và an sinh xã hội của thời quan liêu bao cấp đã bị giải thể để nhường bước cho sự hình thành của một hệ thống mới. Tuy nhiên, cho đến nay, các định chế của một hệ thống an sinh xã hội mới vẫn chưa được xác lập một cách vững chắc, ổn định, và người ta dễ dàng nhận ra rằng vẫn còn đang chất chứa nhiều tình trạng mâu thuẫn và bất ổn ở nhiều mặt. Bài chuyên đề này sẽ đi vào tìm hiểu một số đặc trưng chính của hệ thống an sinh xã hội theo mô hình nhà nước phúc lợi và mô hình nhà nước xã hội tại một số quốc gia trên thế giới, và sau đó, thử cố gắng nêu lên một vài ý kiến và suy nghĩ về những khả năng vận dụng những nguyên tắc và kinh nghiệm của những hệ thống an sinh xã hội ấy vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam đương đại. Báo cáo chuyên đề này sẽ bao gồm những mục sau đây : (i) một số khái niệm, (ii) nhà nước phúc lợi và nhà nước xã hội, (iii) hệ thống an sinh xã hội theo mô hình nhà nước phúc lợi và nhà nước xã hội, và (iv) khả năng vận dụng những nguyên tắc của hệ thống này vào Việt Nam. Trước khi đi vào tìm hiểu về nhà nước phúc lợi, nhà nước xã hội và các chính sách an sinh xã hội trong các mô hình này, chúng ta cần xem lại một số khái niệm then chốt liên quan tới lĩnh vực này nhằm minh định thật rõ rệt từng thuật ngữ. I. Các khái niệm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, và bảo hộ xã hội Trong các văn bản tiếng Anh, có ba thuật ngữ thường được sử dụng đôi lúc tương đồng nhau đến mức nhiều lúc người ta dễ lẫn lộn chúng với nhau, đó là : social welfare, social security, và social protection. Tuy vậy, ba thuật ngữ này thực ra cũng có mức độ cự ly ngữ nghĩa khác nhau. Trong tiếng Việt, để xác định các khái niệm này cho thật rạch ròi, nhất là trong 2 giai đoạn mà ngay giới khoa học xã hội Việt Nam cũng cần hội nhập quốc tế như hiện nay, theo thiển ý chúng tôi thì chúng ta cần dịch những thuật ngữ trên tương ứng với những thuật ngữ tiếng Việt như sau : - social welfare : phúc lợi xã hội, - social security : an sinh xã hội, và - social protection : bảo hộ xã hội. Trong tiếng Hoa, cụm từ social welfare được người Trung Quốc dịch là “xã hội phúc lợi” (phiên âm Hán Việt của cụm từ 社會福利 hay 社会福利, shehui fuli). Còn hai cụm từ social security và social protection thì đều được người Trung Quốc dịch là “xã hội bảo chướng” (phiên âm Hán Việt của cụm từ 社会保障, shehui baozhang), trong đó “bảo” là giữ gìn, chăm sóc, “chướng” là che chở. Trong tiếng Hoa, không có cụm từ “an sinh”. Theo chúng tôi, một cách ngắn gọn, ba thuật ngữ này cần được hiểu như sau : Phúc lợi xã hội (social welfare) thường được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các lĩnh vực đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân như : giáo dục, y tế, nhà ở, bảo hiểm xã hội, và hệ thống trợ giúp xã hội. An sinh xã hội (social security) thường được hiểu theo nghĩa hẹp hơn so với thuật ngữ phúc lợi xã hội, và chỉ bao gồm : hệ thống bảo hiểm xã hội (social insurance), hệ thống bảo hiểm y tế (health insurance), các chính sách trợ giúp xã hội (social assistance) và cứu trợ xã hội (social relief) – tức không bao gồm những lĩnh vực như giáo dục hay nhà ở. Còn về thuật ngữ bảo hộ xã hội (social protection) (mà có những người dịch là “bảo đảm xã hội”, “bảo vệ xã hội” hay “bảo trợ xã hội"1), nếu cần nói một cách chính xác hơn thì nên dịch là sự bảo hộ của xã hội, thì người ta thường hiểu thuật ngữ này như tương tự với thuật ngữ an sinh xã hội. Chữ “phúc lợi” đã xuất hiện trong cuốn Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh (xuất bản lần đầu vào năm 1932) với một ý nghĩa ngắn gọn, có chú thích thêm tiếng Pháp : phúc lợi là “hạnh phúc và lợi ích (bonheur et intérêts)”.2 1 Thuật ngữ “bảo trợ xã hội” ở Việt Nam hiện nay, kể cả ở Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thường được hiểu theo nghĩa trợ giúp xã hội, tương ứng với cụm từ social assistance trong tiếng Anh ; thí dụ : Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo. 2 Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển giản yếu (1932), Sài Gòn, Nxb Trường Thi, in lần thứ ba, 1957, tr. 137. 3 Viện Khoa học Lao động và Xã hội (thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và Tổ chức GIZ của CHLB Đức, trong quyển Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam (vừa được xuất bản vào cuối năm 2011), đã đưa ra định nghĩa về phúc lợi xã hội như sau (tương ứng của thuật ngữ tiếng Anh social welfare) : “Phúc lợi xã hội là hoạt động của người dân, cộng đồng và tổ chức trong xã hội nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và các điều kiện sống nhất định. Phúc lợi xã hội thường chỉ các hoạt động/hành động giúp những người gặp phải khó khăn trong cuộc sống. Thông thường, phúc lợi xã hội bao gồm các chương trình hỗ trợ thu nhập, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ giáo dục, cung cấp nước sạch.”3 Chúng tôi cho rằng cách định nghĩa về phúc lợi xã hội như trên là quá hạn hẹp, bởi lẽ trên thế giới (ngoại trừ ở vùng Bắc Mỹ), khi nói đến khái niệm này, thông thường người ta không chỉ đề cập tới việc “giúp những người gặp phải khó khăn trong cuộc sống”, mà là nói tới những hoạt động đảm bảo đáp ứng những nhu cầu cơ bản của mọi người dân trong một quốc gia. Từ điển Oxford của Anh (2000) liệt kê ra ba nghĩa của chữ welfare như sau : (a) tình trạng sức khỏe tốt, hạnh phúc và an toàn của một người, một con vật hay một nhóm (đồng nghĩa với chữ well-being); (b) sự giúp đỡ bằng hành động hoặc bằng tài chính, thông thường là của chính phủ, dành cho những người hoặc những con vật đang cần sự giúp đỡ (thí dụ : một chương trình phúc lợi xã hội, các dịch vụ phúc lợi); (c) riêng ở Bắc Mỹ thì welfare được hiểu là số tiền mà chính phủ chi trả thường xuyên cho những người nghèo, thất nghiệp, bệnh tật..., còn ở Anh thì được hiểu như đồng nghĩa với thuật ngữ social security (an sinh xã hội).4 Từ điền khoa học xã hội do Craig Calhoun làm chủ biên (2002) đã định nghĩa phúc lợi xã hội (social welfare) một cách vắn tắt là “tình trạng sống đàng hoàng hạnh phúc của xã hội hay cộng đồng nói chung”.5 3 Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Tổ chức GIZ, Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr. 53-54. 4 Welfare : (1) The general health, happiness and safety of a person, an animal or a group (synonym: well-being); (2) Practical or financial help that is provided, often by the government, for people or animals that need it (e.g. a social welfare programme; welfare provision/services/work); (3) (especially North American English) Money that the government pays regularly to people who are poor, unemployed, sick, etc. (British English: also social security) (xem Oxford Advanced Learner’s Dictionary of Current English, 6th edition, Oxford, Oxford University Press, 2000, p. 1470). 5 “The well-being of society or the community at large” (Craig Calhoun [Ed.], Dictionary of the Social Sciences, Oxford, Oxford University Press, 2000, p. 453). 4 Theo nhà xã hội học người Anh Gordon Marshall (1998), khái niệm phúc lợi (welfare) là “tình trạng hoặc điều kiện làm ăn khấm khá [doing well] hoặc sinh sống đàng hoàng, hạnh phúc [being well]”.6 Marshall nhận định rằng lúc đầu người ta thường nói đến từ welfare khi cần có những biện pháp nào đó để bảo vệ tình trạng phúc lợi của một cá nhân hay một nhóm nào đó. Vì thế, từ này chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực chính sách (policy), vì nó gắn trực tiếp với những nhu cầu : “Các chính sách phúc lợi là những chính sách được thiết lập nhằm đáp ứng những nhu cầu của cá nhân hay của nhóm.” Theo Marshall, các nhu cầu ở đây cần được hiểu không phải chỉ có những nhu cầu tối thiểu để sinh tồn, mà bao gồm cả những nhu cầu cần thiết cho một “cuộc sống tử tế và xứng đáng” (a reasonable and adequate life). Các nhu cầu này bao gồm không chỉ một mức thu nhập tối thiểu để có cái ăn, cái mặc, mà còn bao gồm nhà ở đàng hoàng, giáo dục, y tế và cơ hội có việc làm.7 Như vậy, theo chúng tôi, cần định nghĩa phúc lợi xã hội là hệ thống các định chế, các chính sách và các hoạt động nhằm bảo đảm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất của người dân, với mục tiêu là làm sao cho mọi người dân có được một cuộc sống đàng hoàng, tử tế, xứng đáng với phẩm giá con người. Hệ thống này cần được hiểu là bao gồm nhiều lĩnh vực như : nhà ở, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, các chính sách trợ giúp xã hội (trợ giúp những tầng lớp nghèo, tàn tật, dễ bị tổn thương...) và các chính sách cứu trợ xã hội (khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh...). Khác với định nghĩa về khái niệm phúc lợi xã hội đã nêu trên của Viện Khoa học Lao động và Xã hội vốn nhấn mạnh đến các “hoạt động của người dân, cộng đồng và tổ chức trong xã hội”, chúng tôi cho rằng, một khi đã nói đến hệ thống phúc lợi xã hội thì luôn luôn hàm ý rằng nhà nước buộc phải đóng một vai trò thiết kế và điều phối hết sức quan trọng, mặc dù nhà nước vẫn có thể và cần khuyến khích sự tham gia đa dạng của các tổ chức và đoàn thể xã hội và tư nhân. Về khái niệm an sinh xã hội : điều đáng chú ý là quyển Thuật ngữ của Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã sử dụng cụm từ “an sinh xã hội” để dịch thuật ngữ social protection (ngay cái tựa của quyển sách này cũng tương tự như vậy). Quyển Thuật ngữ định nghĩa khái niệm này là “hệ thống các chính sách can thiệp của nhà nước (bảo hiểm xã hội/trợ giúp xã hội) và tư nhân (các chế độ không theo luật định hoặc của tư nhân) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu 6 “Welfare is the state or condition of doing or being well” (Gordon Marshall [Ed.], A Dictionary of Sociology, Oxford, New York, Oxford University Press, 1998, tr. 701. 7 Xem Gordon Marshall, sách đã dẫn, tr. 701-702. 5 nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội.”8 Chúng tôi đồng ý với định nghĩa này, bởi lẽ, giống như thông lệ trên thế giới, chúng ta có thể hiểu thuật ngữ social security (an sinh xã hội) và social protection (bảo hộ xã hội) như tương đồng nhau và có thể hoán chuyển lẫn nhau. Quyển Thuật ngữ còn nêu thêm định hướng đường lối an sinh xã hội của chính phủ Việt Nam như sau : “Theo Chiến lược An sinh Xã hội Việt Nam 2011-2020, an sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước và các đối tác xã hội thực hiện nhằm bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, sức khỏe và các phúc lợi xã hội, nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong quản lý và kiểm soát các rủi ro do mất việc làm, tuổi già, ốm đau, thiên tai, chuyển đổi cơ cấu, khủng hoảng kinh tế dẫn đến giảm hoặc bị mất thu nhập và giảm khả năng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản.” Và nói rõ rằng “hệ thống chính sách an sinh xã hội Việt Nam gồm ba nhóm chính sách chính : (i) chính sách thị trường lao động chủ động; (ii) bảo hiểm xã hội; và (iii) trợ giúp xã hội.”9 Như vậy, chúng ta có thể thấy rất rõ rằng khái niệm “an sinh xã hội” được hiểu một cách chính thức ở Việt Nam hiện nay theo ý nghĩa hẹp hơn so với khái niệm “phúc lợi xã hội” mà chúng tôi đã nêu trên. Một khái niệm nữa cũng cần được minh định ở đây là bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội (social insurance) là thuật ngữ thường được dùng để chỉ một chương trình quốc gia mang mục tiêu cung ứng một số dịch vụ xã hội cơ bản, do nhà nước trực tiếp đứng ra tổ chức hoặc bảo trợ. Nguyên tắc của hệ thống này là sự chia sẻ chi phí tài chính giữa các thành viên nhằm đối phó với những hoàn cảnh bất trắc như bệnh tật, mất việc làm, tuổi già... Đối tượng của hệ thống này là một số tầng lớp dân cư nhất định, với nguồn ngân sách thường là từ tiền thuế và/hoặc tiền phí đóng góp của những người tham gia. Hệ thống này thường mang tính cưỡng bách (do nhà nước bắt buộc), nhưng cũng có hệ thống mang tính tự nguyện. Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống bảo hiểm y tế nằm trong hệ thống bảo hiểm xã hội. Có một số khác biệt quan trọng sau đây giữa bảo hiểm xã hội với bảo hiểm tư nhân : (a) bảo hiểm xã hội hoạt động dựa trên nguyên tắc chia sẻ và tương trợ giữa các thành viên với nhau mà không phụ thuộc vào mức phí phải đóng, còn bảo hiểm tư 8 Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Tổ chức GIZ, Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr. 10. 9 Viện Khoa học Lao động và Xã hội, sách đã dẫn, tr. 11. 6 nhân thì chủ yếu dựa trên nguyên tắc chi trả tương ứng với mức đóng phí ; (b) bảo hiểm xã hội thường mang tính chất bắt buộc, trong khi bảo hiểm tư nhân thường mang tính tự nguyện ; (c) việc cung ứng các dịch vụ trong hệ thống bảo hiểm tư nhân dựa trên sự thỏa thuận giữa nhà bảo hiểm với người được bảo hiểm thông qua một bản hợp đồng, trong khi đó đối với hệ thống bảo hiểm xã hội, thì thường dựa trên các chế độ chính sách đối với từng tầng lớp dân cư nhất định, tức là dựa trên quyền được hưởng trợ cấp của người được bảo hiểm ; (d) bảo hiểm tư nhân thường nhấn mạnh đến tính chất công bình (equity) giữa các cá nhân mua bảo hiểm, còn bảo hiểm xã hội thì thường nhấn mạnh nhiều hơn tới tính chất thỏa đáng (social adequacy) của các khoản trợ cấp đối với mọi thành viên tham gia. II. Mô hình nhà nước phúc lợi và mô hình nhà nước xã hội Cho đến nay, hai thuật ngữ “nhà nước phúc lợi” và “nhà nước xã hội” thường được hiểu như gần như tương đương với nhau hay thậm chí đồng nghĩa, mặc dù cũng có một số tác giả phân biệt sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này. A. Nhà nước phúc lợi Thuật ngữ “nhà nước phúc lợi” trong tiếng Việt được dịch từ thuật ngữ Welfare State trong tiếng Anh, État-providence trong tiếng Pháp, hay Wohlfahrtsstaat trong tiếng Đức. Thuật ngữ tương ứng trong tiếng Hoa là 福利国家 (fú lì guó jiā, phiên âm Hán Việt : “phúc lợi quốc gia”). Trong tiếng Tây Ban Nha, người ta sử dụng cụm từ Estado del Bienestar, và trong tiếng Bồ Đào Nha là cụm từ Estado de Bem-EstarSocial hay cụm từ Estado de Providência để chỉ khái niệm nhà nước phúc lợi. Ở Thụy Điển, nhà nước phúc lợi được gọi là Folkhemmet, ra đời từ một thỏa ước ký kết năm 1936 giữa nghiệp đoàn với các công ty lớn nhằm thiết lập một hệ thống an sinh xã hội và bảo hiểm y tế phổ quát. Thuật ngữ Welfare State (nhà nước phúc lợi) được coi là được tạo ra lần đầu tiên bởi tổng giám mục người Anh William Temple trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai.10 Theo R. Lowe (1993), thuật ngữ này được dùng để nói tới một nhà nước có trách nhiệm bảo đảm sự phúc lợi và thịnh vượng của người dân và biết tôn trọng luật lệ quốc tế, đối lập với kiểu “nhà nước chiến tranh” (warfare state, hay power state) của Đức Quốc Xã vốn là nhà nước chỉ biết áp đặt ý muốn của mình lên người dân và 10 Dẫn lại theo William L. Megginson, Jeffry M. Netter, “From State to Market: A Survey of Empirical Studies on Privatization”, Journal of Economic Literature, June 2001, 39 (2), pp. 321-389. 7 các nước láng giềng.11 Khái niệm Welfare State bắt đầu được sử dụng nhiều trong thập niên 1940, đặc biệt sau Thế chiến thứ hai, được dùng để mô tả những nhà nước có trách nhiệm chủ yếu trong việc cung ứng phúc lợi xã hội thông qua các hệ thống an sinh xã hội, cung ứng các dịch vụ và các khoản trợ cấp nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân về mặt nhà ở, y tế, giáo dục và thu nhập,12 mặc dù về sau, thuật ngữ này nhiều khi được sử dụng một cách khá mơ hồ và hầu như không có được một định nghĩa thống nhất giữa các tác giả, đến mức mà Titmuss nói vào năm 1962 rằng “thuật ngữ này có vẻ như có nghĩa là đủ mọi thứ”!13 Chúng ta có thể hiểu khái niệm nhà nước phúc lợi theo cách mà N. Abercrombie và một số tác giả (1988) đã định nghĩa như sau : “Ý tưởng căn bản của một nhà nước phúc lợi [Welfare State] là : chính quyền có trách nhiệm đối với sự phúc lợi [well-being] của các công dân của mình, và điều này không thể được giao phó cho cá nhân, công ty tư nhân hay cộng đồng địa phương.”14 Theo các tác giả này, nhà nước phúc lợi là nhà nước bảo vệ người dân của mình tránh khỏi sự nghèo đói bằng các khoản trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp gia cảnh, phụ cấp thu nhập cho những người có lương thấp, và trợ cấp người già ; nhà nước phúc lợi cung ứng đầy đủ các dịch vụ y tế, giáo dục miễn phí, và nhà ở. Những dịch vụ này được tài trợ bởi các chế độ bảo hiểm của nhà nước và từ nguồn thu thuế khóa.15 Quyển Thuật ngữ (2011) của Viện Khoa học Lao động và Xã hội xác định rằng khái niệm nhà nước phúc lợi (Welfare State) thuộc về trường phái Beveridge của Anh và có nghĩa như sau : “Nhà nước phúc lợi (trường phái William Beveridge) là một hệ thống xã hội trong đó chính phủ chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấp phúc lợi xã hội cơ bản theo các tiêu chuẩn nhất định cho người dân về giáo dục, y tế, 11 R. Lowe, The Welfare State in Britain since 1945, London, Macmillan Press Ltd., 1993. Dẫn lại theo Mee-Sok Park, Jeong-Won Han, In-Ja Song, “Gender and the Welfare State : The British Feminist Critiques”, Journal of Korean Home Economics Association, English Edition, Vol. 3, No. 1, December 2002, tr. 79. 12 Xem Gordon Marshall (Ed.), A Dictionary of Sociology, Oxford, New York, Oxford University Press, 1998, tr. 702. 13 Richard Titmuss, dẫn lại theo Bent Greve, “What Characterise the Nordic Welfare State Model”, Journal of Social Sciences, Vol. 3, No. 2, 2007, tr. 44. 14 Nicholas Abercrombie, Stephen Hill và Bryan S. Turner, The Penguin Dictionary of Sociology, 2nd edition, London, Penguin Books, 1988, tr. 269 (những chỗ nhấn mạnh là do chúng tôi, THQ). 15 Xem Nicholas Abercrombie, et al., sách đã dẫn, tr. 269. 8 nhà ở, hưu trí và các phúc lợi khác. Đặc điểm của mô hình nhà nước phúc lợi là người thụ hưởng không phải đóng góp trực tiếp từ tiền túi của mình hoặc đóng góp rất ít.”16 B. Nhà nước xã hội Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, người ta ít khi sử dụng thuật ngữ Social State hay État social (nhà nước xã hội), mà thường chỉ nói đến Welfare State hay Étatprovidence (nhà nước phúc lợi), mặc dù ở Anh, nhà chính trị học William Beveridge (1879-1963) lúc đầu đã gọi mô hình nhà nước phúc lợi là “nhà nước dịch vụ xã hội” (Social Service State), ra đời với một chương trình phúc lợi xã hội do Beveridge soạn thảo năm 1942 theo yêu cầu của chính phủ Anh, mệnh danh là chương trình Beveridge. Ở Ý, người ta cũng dùng từ Stato sociale (nhà nước xã hội) để nói đến nhà nước phúc lợi. Thuật ngữ “nhà nước xã hội” được sử dụng nhiều chủ yếu ở Đức (Sozialstaat). Trong tiếng Đức, từ này từng được sử dụng vào năm 1870 bởi Lorenz von Stein (1815-1890), nhưng mãi đến sau chiến tranh thế giới thứ hai vào giữa thế kỷ XX mới trở nên phổ biến, phần nào nhằm tránh thuật ngữ nhà nước phúc lợi (Wohlfahrtsstaat) vốn lúc đó được một số người sử dụng với hàm ý chê bai. Quyển Thuật ngữ (2011) của Viện Khoa học Lao động và Xã hội định nghĩa khái niệm nhà nước xã hội (Social State) như sau : “Nhà nước xã hội (trường phái Otto Eduard Leopold von Bismarck) là một hệ thống xã hội trong đó việc hưởng các phúc lợi xã hội cơ bản theo các tiêu chuẩn nhất định của người dân (giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở, nước sạch, hưu trí và các phúc lợi khác) dựa trên đóng góp của cá nhân và các đối tác xã hội. Mô hình nhà nước xã hội nhấn mạnh đến vai trò, năng lực cá nhân trong việc bảo đảm phúc lợi cơ bản của bản thân. Nhà nước đóng vai trò tạo môi trường, cơ chế và chỉ can thiệp trong các trường hợp cần thiết nhằm hạn chế các rủi ro đối với các nhóm đặc thù, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội.”17 Ở Đức, thuật ngữ nhà nước xã hội (Sozialstaat) tuy đôi khi được hiểu như cũng đồng nghĩa với thuật ngữ nhà nước phúc lợi (Wohlfahrtsstaat), nhưng thường bao hàm ý nghĩa hẹp hơn, chỉ bao gồm những biện pháp căn bản nhằm giúp đỡ những người dễ bị tổn thương trong xã hội, còn cụm từ nhà nước phúc lợi thì được hiểu rộng 16 Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Tổ chức GIZ, Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr. 50. 17 Viện Khoa học Lao động và Xã hội, sách đã dẫn, tr. 50. 9 hơn, bao gồm những chương trình tổng hợp nhằm bảo đảm các phúc lợi vật chất, văn hóa và xã hội cho mọi công dân trong xã hội.18 Hans Zacher (1977) đã nêu lên những nguyên tắc của một nhà nước xã hội như sau : “Nhà nước xã hội là một nhà nước có chức năng bảo đảm và, nếu cần, sửa chữa những sự chênh lệch do kinh tế gây ra trong xã hội, nhằm mục tiêu đem lại cho tất cả mọi người một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm bằng cách cung ứng cho các thành viên của xã hội một số phúc lợi xã hội tối thiểu. Một nhà nước xã hội phải tìm cách giảm thiểu tối đa hoặc kiểm soát những sự chênh lệch về tài sản tư nhân nhằm làm sao không ai bị phụ thuộc vào người khác. Nguyên tắc của một nhà nước xã hội đòi hỏi một nhà nước phải hành xử một cách tương ứng.”19 Còn Franz-Xaver Kaufmann (2005) thì định nghĩa nhà nước xã hội là “điều kiện chính trị của những xã hội nào đang đi theo con đường hiện đại hóa dựa trên tư tưởng tích lũy tư nhân và mong muốn giải quyết những hậu quả của quá trình hiện đại hóa trên bình diện cá nhân bằng cách thừa nhận các quyền xã hội [social rights] và bằng cách thiết lập và phát triển những định chế nhằm thực thi những quyền ấy”.20 Ở Thụy Sĩ, người ta cũng thường sử dụng thuật ngữ “nhà nước xã hội” hơn là “nhà nước phúc lợi”. Nói chung, họ hiểu đây là một nhà nước đặt nền tảng trên nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nhưng ngoài những quyền cơ bản của con người thì nhà nước này còn bổ sung thêm các quyền xã hội hoặc những mục tiêu xã hội, và còn can thiệp vào thị trường nhằm điều tiết hoạt động của các nhà sở hữu tư nhân (Bernard Degen, 2007).21 III. Hệ thống an sinh xã hội theo mô hình nhà nước phúc lợi và nhà nước xã hội Khái niệm nhà nước phúc lợi và khái niệm nhà nước xã hội thường được hiểu 18 Xem http://de.wikipedia.org/wiki/Sozialstaat và http://de.wikipedia.org/wiki/Wohlfahrtsstaat (truy cập ngày 12-12-2011). 19 Hans Zacher, mục “Sozialstaatsprinzip”, Handwörterbuch der Wirtschaftswissenschaften, Stuttgart, 1977, tr. 154. 20 Franz-Xaver Kaufmann, “Steuerungsprobleme im Wohlfahrtsstaat”, in Franz-Xaver Kaufmann, Sozialpolitik und Sozialstaat: Soziologische Analysen, Wiesbaden, VS Verlag für Sozialwissenschaften, 2005, p. 190, dẫn lại theo Peter Herrmann, Social Professional Activities and the State, New York, Nova Publishers, 2007, p. 105. 21 Xem Bernard Degen, “État social”, 15-10-2007, Dictionnaire historique de la Suisse, www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F9932.php (truy cập ngày 5-12-2011). 10 một cách khá tổng quát, và tuy vẫn có sự phân biệt về mặt lý thuyết giữa hai cụm từ này (đặc biệt là nhấn mạnh rằng “nhà nước phúc lợi” thiên về mô hình Beveridge của Anh, còn “nhà nước xã hội” thì thiên về mô hình Bismarck của Đức), nhưng giới nghiên cứu nói chung vẫn không đi đến được sự thống nhất về cách định nghĩa cũng như về những tiêu chí để phân định rạch ròi đâu là nhà nước phúc lợi, đâu là nhà nước xã hội. Do đó, các nhà nghiên cứu thường không dùng những thuật ngữ này khi phân tích hay xếp loại cụ thể các loại hình hệ thống an sinh xã hội tại các quốc gia trong thực tiễn. Mặt khác, chúng ta cũng có thể hiểu rằng, trong thực tế, có nhiều loại hình nhà nước phúc lợi hay nhà nước xã hội khác nhau, với những biến thể hết sức đa dạng. Một cách tổng quát, nhà nước phúc lợi hay nhà nước xã hội thường được hiểu là một mô hình lý tưởng trong đó nhà nước đảm nhiệm chủ yếu trách nhiệm chăm lo cho các phúc lợi của các công dân của mình. Trách nhiệm này thường bao quát toàn diện tất cả các lĩnh vực phúc lợi, bởi lẽ nếu đấy chỉ là một cái “lưới an toàn” hay chỉ bao gồm một số tiêu chuẩn tối thiểu thì không đủ. Mặt khác, trách nhiệm ấy cũng phải bao phủ toàn bộ công dân, tức phải mang tính chất phổ quát, vì phải xem phúc lợi xã hội như là một thứ quyền của người công dân. Nhà xã hội học người Anh Thomas H. Marshall là tác giả đầu tiên đã gắn khái niệm phúc lợi (welfare) với khái niệm quyền công dân (citizenship), và cho rằng quyền được hưởng phúc lợi (welfare rights) là nhóm quyền thứ ba mà các thành viên của xã hội đã giành được trong thế kỷ XX, sau nhóm các quyền dân sự và nhóm các quyền chính trị. Trong một bài viết nổi tiếng vào năm 1949 mang tên là “Citizenship and Social Class”, ông quan niệm quyền công dân gồm có ba thành tố : quyền công dân về mặt dân sự, về mặt chính trị, và về mặt xã hội (civil, political and social citizenship). Theo Marshall, nhà nước phúc lợi (welfare state) chính là kết quả của cả một quá trình lịch sử đấu tranh cho các quyền công dân (citizenship rights) trong suốt hơn 200 năm qua, mở rộng từ lĩnh vực dân sự, sang lĩnh vực chính trị, rồi tới lĩnh vực xã hội. Vào thế kỷ XVIII, cuộc đấu tranh cho các quyền công dân dân sự (civil citizenship) – bao gồm quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo, và quyền bình đẳng trước pháp luật – đã giành được thắng lợi ở Anh. Vào thế kỷ XIX, đó là cuộc đấu tranh giành quyền công dân chính trị (political citizenship), bao gồm quyền ứng cử và bầu cử. Trong thế kỷ XX, đó là cuộc đấu tranh giành quyền công dân xã hội (social citizenship) – đây là quyền được hưởng một mức độ an sinh nhất định về mặt 11 kinh tế và quyền được tham gia đầy đủ vào đời sống xã hội của đất nước.22 Quan niệm của Marshall đã đặc biệt khẳng định rằng việc được hưởng các khoản phúc lợi cần được quan niệm như một quyền mang tính pháp lý, dựa trên nguyên tắc phổ quát (universality), chứ không phải dựa trên quyền ấn định của những cơ quan có thẩm quyền (discretionary).23 Tại nhiều “nhà nước phúc lợi” (welfare states), đặc biệt là ở châu Âu lục địa, các lĩnh vực phúc lợi không phải chỉ do nhà nước cung ứng, mà thực tế là một sự phối hợp giữa các tổ chức nhà nước, tổ chức tương tế, tổ chức tình nguyện và tổ chức tư nhân. Nhà cung cấp dịch vụ phúc lợi có thể là một cơ quan của nhà nước, một tổ chức hay một hiệp hội do nhà nước tài trợ, một công ty tư nhân, một tổ chức từ thiện hay một tổ chức phi lợi nhuận nào đó. Tuy nhiên, nếu những dạng tổ chức thuộc khu vực tư nhân chiếm đa số thì người ta thường gọi quốc gia này là một thứ “xã hội phúc lợi” (welfare society), chứ không gọi đấy là “nhà nước phúc lợi”. Và cũng do vậy mà người ta thường dùng chữ “hệ thống phúc lợi” (welfare system) để mô tả và phân tích những cách tổ chức phúc lợi khác nhau tại các quốc gia.24 Các nhà nước phúc lợi hiện đại trên thế giới, đặc biệt là ở Tây Âu, đều đã kinh qua một quá trình tiệm tiến xây dựng hệ thống phúc lợi khởi sự từ cuối thế kỷ XIX và tiếp tục trong suốt thế kỷ XX. Những hệ thống này thường bắt đầu hình thành từ những chương trình cứu giúp người nghèo, sau đó mở rộng dần ra thành những chương trình mang tính phổ quát. Đáng chú ý nhất và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến các quốc gia chính là sự phát triển của chương trình bảo hiểm xã hội ở Đức dưới thời Bismarck vào cuối thế kỷ XIX. Có những nước như các nước thuộc khu vực Bắc Âu thì phần lớn phát triển hệ thống phúc lợi dựa trên các tổ chức tương tế (mutualist) độc lập với nhà nước. Nhưng ở một số nước khác thì hệ thống phúc lợi lại do chính nhà nước đứng ra đảm nhiệm. Những quốc gia đầu tiên có hệ thống phúc lợi xã hội trên thế giới là Đức, tất cả các nước Bắc Âu, Hà Lan, Uruguay và New Zealand trong thập niên 1930. Đặc biệt trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều nước Âu 22 Thomas H. Marshall, “Citizenship and Social Class”, trong Thomas H. Marshall (Ed.), Class, Citizenship, and Social Development : Essays by T. H. Marshall, Garden City, New York, Anchor, 1965, tr. 71-134. Dẫn lại theo Robert J. Brym, New Society. Sociology for the 21st Century, 2nd edition, Toronto, Harcourt Brace, 1998, tr. 470-471, và theo George Fallis, “Universities and Democracy”, COU Academic Colleagues' Working Papers, April 22, 2005. 23 Xem Gordon Marshall (Ed.), A Dictionary of Sociology, Oxford, New York, Oxford University Press, 1998, tr. 702. 24 Xem Arthur Gould, Capitalist Welfare Systems, New York, Longman, 1993. 12 châu đã chuyển dần từ những hệ thống cung ứng phúc lợi hạn hẹp và có chọn lọc sang những hệ thống phúc lợi tương đối toàn diện hơn và phổ quát, tức bao phủ lên toàn dân. Trước khi tìm hiểu các hệ thống an sinh xã hội trong mô hình nhà nước phúc lợi và nhà nước xã hội (mục c), chúng ta hãy xem quan niệm về an sinh xã hội của một số định chế quốc tế (mục a), một số cách phân loại các nước dựa trên tính chất của hệ thống an sinh xã hội (mục b). A. Quan niệm của một số định chế quốc tế Vào năm 1948, Liên hiệp quốc đã ghi rõ trong bản Tuyên ngôn nhân quyền về quyền được hưởng an sinh xã hội như sau : “Mọi người, với tư cách là thành viên của xã hội, đều có quyền hưởng an sinh xã hội và được quyền thực hiện, thông qua nỗ lực của quốc gia và sự hợp tác quốc tế và phù hợp với cách thức tổ chức và các nguồn lực của mỗi quốc gia, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cần thiết cho phẩm giá của mình và cho sự phát triển tự do của nhân cách của mình.”25 Năm 1944, Hội nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã nhìn nhận rằng “nghĩa vụ nghiêm cẩn của tổ chức ILO là thúc đẩy các quốc gia trên thế giới tiến hành những chương trình thực hiện... việc mở rộng các biện pháp an sinh xã hội nhằm cung ứng một mức thu nhập căn bản cho tất cả những người có nhu cầu cần được bảo hộ và cần được hưởng sự chăm sóc y tế toàn diện”.26 Năm 1952, tổ chức ILO đã đưa ra Công ước số 102 qui định những tiêu chuẩn tối thiểu của hệ thống an sinh xã hội mà sau đó phần lớn các nước trên thế giới đều dựa vào đó để xây dựng hệ thống an sinh của mình. Hệ thống an sinh tối thiểu này bao gồm các thành tố như sau : chăm sóc y tế, trợ cấp bệnh tật, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu trí, trợ cấp tai nạn nghề nghiệp, trợ cấp gia cảnh, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, và trợ cấp cho người kiêm hưởng.27 Năm 1958, tổ chức này định nghĩa an sinh xã hội là “kết quả đạt được bởi một 25 “Everyone, as a member of society, has the right to social security and is entitled to realization, through national effort and international co-operation and in accordance with the organization and resources of each State, of the economic, social and cultural rights indispensable for his dignity and the free development of his personality” (Điều khoản 22 của bản Tuyên ngôn nhân quyền [Universal Declaration of Human Rights] năm 1948 của Liên Hiệp Quốc. Xem trang web : www.un.org/Overview/rights.html). 26 Dẫn lại theo International Labour Organization (ILO), Social Security : A New Consensus, Geneva, International Labour Office, 2001, tr. 1. 27 International Labour Organization (ILO), The Social Security (Minimum Standards) Convention No. 102, 1952. 13 loạt các biện pháp tổng hợp và thành công nhằm bảo vệ công chúng (hay một phần lớn công chúng) khỏi tình cảnh túng quẫn về mặt kinh tế mà nếu thiếu những biện pháp ấy thì sẽ xảy ra vì không còn nguồn thu nhập do bệnh tật, thất nghiệp hoặc tuổi già và qua đời ; nhằm cung ứng cho giới công chúng ấy sự chăm sóc y tế cần thiết ; và nhằm trợ cấp cho các gia đình trong việc nuôi dạy con cái”. Đến năm 1984, tổ chức ILO bổ sung cho định nghĩa trên bằng cách nhấn mạnh tới vai trò của nhà nước, coi đây là “sự bảo vệ mà xã hội cung ứng cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công nhằm tránh rơi vào tình cảnh túng quẫn về mặt kinh tế mà nếu không có những biện pháp này thì sẽ xảy ra vì bị mất hoặc bị giảm phần lớn nguồn thu nhập do bệnh tật, sinh nở, công việc, tai nạn, thất nghiệp, tàn phế, tuổi già và qua đời ; cung ứng sự chăm sóc y tế và cung ứng các khoản trợ cấp cho các gia đình có con”. Nhưng ít lâu sau đó, Tổ chức Lao động Quốc tế lại đưa ra một định nghĩa khác, lần này không còn nhấn mạnh tới vai trò của nhà nước : an sinh xã hội là “sự an toàn chống lại một số nguy cơ, được cung ứng thông qua cách tổ chức thích hợp cho những thành viên nào của mình có thể rơi vào hoàn cảnh này. Những nguy cơ này chủ yếu là những sự bất trắc mà cá nhân có ít phương tiện không thể nào đương đầu nổi bằng khả năng riêng của mình hoặc không thể trù liệu một mình hay kể cả với sự phối hợp riêng tư với những người thân thuộc của mình.”28 Còn Hiệp hội An sinh Xã hội Quốc tế (ISSA) thì đưa ra một định nghĩa tương đối hạn hẹp hơn về an sinh xã hội, và quan niệm rằng đây không chỉ là phần việc của nhà nước : đó là “những chương trình bảo hộ xã hội do nhà nước thiết lập, hoặc những tổ chức được ủy nhiệm khác, [có chức năng] cung ứng cho các cá nhân một mức độ an toàn về thu nhập khi họ phải đối diện với những hoàn cảnh bất trắc do tuổi già, do lợi quyền thượng tồn29, do mất khả năng, do tàn tật, thất nghiệp hoặc do phải nuôi dạy con cái. Nó cũng có thể cung ứng quyền được hưởng sự chăm sóc y tế – chữa trị hay phòng ngừa bệnh tật.”30 Theo tổ chức ISSA, an sinh xã hội bao gồm : các chương trình bảo hiểm xã hội (social insurance), các chương trình trợ giúp xã hội 28 International Labour Organization (ILO), Introduction to Social Security, Geneva, ILO, 1984, tr. 3 và tr. 83. Dẫn lại theo Madhava P. Rao, “Social Security Administration in India. Study of Provident Funds and Pension Scheme”, 30 Dec. 2005, MPRA Paper (Munich Personal RePEc Archive) No. 1919, tr. 2. 29 Survivorship, “lợi quyền thượng tồn”, tức là quyền của người thừa kế phát sinh sau khi những người đồng thừa kế qua đời (chẳng hạn giữa vợ và chồng), còn gọi là quyền kiêm hưởng. Xem thêm Vũ Trọng Hùng, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Trọng Khải, Phan Thăng, Từ điển pháp luật Anh-Việt, TP.HCM, Nxb TP.HCM, 2000, tr. 1247. 30 International Social Security Association (ISSA), www.issa.int/aiss/Topics/About-socialsecurity#, truy cập ngày 27-10-2008. 14 (social assistance), các chương trình phổ quát (universal programmes), các chế độ trợ cấp hỗ tương (mutual benefit schemes), các quỹ dự phòng quốc gia (national provident funds), và những chương trình khác trong đó kể cả những chương trình mang tính thương mại, phù hợp với luật lệ quốc gia hoặc tập quán. Theo cuốn ESSPROS Manual 1996,31 hệ thống bảo hộ xã hội bao gồm tất cả những chương trình phúc lợi của nhà nước và của tư nhân trong việc trợ giúp các hộ gia đình và cá nhân trước những hoàn cảnh bất trắc hoặc túng thiếu. Tuy dựa trên định nghĩa về an sinh xã hội của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vào năm 1952,32 nhưng hệ thống ESSPROS còn bổ sung thêm nguy cơ của tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội (social exclusion), và liệt kê những loại trợ cấp phúc lợi cho những trường hợp cụ thể sau đây : bệnh tật và chăm sóc y tế, tàn tật, tuổi già, những người kiêm hưởng33, gia đình/trẻ em, thất nghiệp, nhà ở, tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội, và những khoản trợ cấp khác.34 B. Một số cách phân loại trên thế giới Richard Titmuss (1974) thường được coi là tác giả đầu tiên đưa ra một cái khung xếp loại các mô hình phúc lợi. Dựa trên kết quả của phương pháp phân tích đa chiều kích (tức phương pháp phân tích nhân tố), ông đã nhận diện ra ba quan niệm khác nhau về vai trò của chính sách xã hội, và ông nối kết mỗi quan niệm với những nguyên tắc cung ứng và hưởng dụng các dịch vụ phúc lợi. Theo ông, trên thế giới, có ba mô hình như sau : (a) Mô hình phúc lợi tồn dư (residual), trong đó vai trò chủ đạo thuộc về gia đình và thị trường chứ không phải là sự tái phân phối của nhà nước, và quyền hưởng phúc lợi phụ thuộc vào việc thẩm tra khả năng thu nhập (means-testing). (b) Mô hình phúc lợi phổ quát (universalism) hay cũng có thể gọi là mô hình định chế tái phân phối, trong đó nhà nước thay thế vào chỗ của gia đình và thị trường trong việc bảo đảm phúc lợi theo mục tiêu hướng đến sự bình đẳng. 31 European System of Integrated Social Protection Statistics, ESSPROS (Hệ thống Thống kê tích hợp về Bảo trợ xã hội Âu châu). 32 ILO Social Security [Minimum Standards] Convention, 1952, No. 102. 33 “Survivors”, những người được hưởng “lợi quyền thượng tồn” (survivorship), tức là quyền của người thừa kế phát sinh sau khi người đồng thừa kế qua đời. 34 Xem Alexandra Petrásová, “Social Protection in the European Union”, Eurostat. Statistics in focus, No. 46/2008, tr. 11. 15 (c) Mô hình đóng góp dựa trên mức thu nhập kiếm được (earnings-related contributory systems), phản ánh quan niệm đặt nặng trên hiệu quả đạt được trong lao động (“industrial achievement-performance”) ; trong mô hình này, cả thị trường lẫn nhà nước đều cùng có mặt, nhưng người ta ưu tiên nhấn mạnh đến những đóng góp kinh tế của các cá nhân.35 Theo Gøsta Esping-Andersen (1990), chính lịch sử của các mối liên minh chính trị giữa các giai cấp mới là nguyên nhân quyết định đối với những biến thể của mô hình nhà nước phúc lợi trong các xã hội hiện đại.36 Tác giả này cho rằng phần lớn các lý thuyết về nhà nước phúc lợi hiện nay đều dựa trên những phân tích truyền thống về các mức độ công nghiệp hóa, về hình thái quyền lực chính trị, hay về khả năng chi tiêu của ngân sách nhà nước. Kế thừa và khai triển các tư tưởng của Karl Polanyi (1944),37 Esping-Andersen muốn vượt qua những khuôn khổ phân tích ấy, và cho rằng chìa khóa của một hình thái nhà nước phúc lợi chủ yếu nằm trong ba khâu sau đây : mức độ phi hàng hóa hóa (de-commodification), sự phân tầng xã hội (social stratification), và tình hình nhân dụng (employment) trong xã hội.38 Esping-Andersen gọi sự “phi hàng hóa hóa” (de-commodification) là tình trạng trong đó sở dĩ người ta được hưởng các dịch vụ phúc lợi là do người ta có quyền được hưởng, và người ta có thể duy trì cuộc sống của mình mà không cần dựa trên thị trường.39 Ông nói rõ rằng cho dù có những chính sách trợ giúp xã hội hay bảo hiểm xã hội thì điều này không nhất thiết dẫn đến một tình hình “phi hàng hóa hóa” thực thụ nếu chúng không thực sự giải phóng các cá nhân ra khỏi sự phụ thuộc vào thị trường. Khi người công nhân bị lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường, họ sẽ rất khó mà đoàn kết với nhau và rất khó mà tập hợp lại được trong những phong trào hành động tập thể. Chỉ khi nào các quyền xã hội của họ được “phi hàng hóa hóa” thì lúc ấy họ 35 Richard Titmuss, Social Policy : an Introduction, London, Allen&Unwin, 1974. Dẫn lại theo Deborah Mabbett, Helen Bolderson, “Theories and Methods in Comparative Social Policy”, www.bbk.ac.uk/polsoc/staff/academic/deborah-mabbett/theories-and-methods (truy cập ngày 24-10-2008), tr. 18, và Richez-Battesti Nadine, “Régimes d’EtatProvidence et Economie sociale et solidaire en Europe : Le Régime Conservateur français déstabilisé?”, www.crida-fr.org/03_actualites/streams/stream%201/1-ISTR-EMES_ paper _Richez.doc, tr. 2 (truy cập ngày 24-10-2008). 36 Xem Gøsta Esping-Andersen, The Three Worlds of Welfare Capitalism, Oxford, Polity Press, 1990, tr. 1. 37 Xem Karl Polanyi, The Great Transformation (1944), Boston, Beacon Press, 2001. 38 Xem Gøsta Esping-Andersen, sách đã dẫn, tr. 2-3. 39 Xem Gøsta Esping-Andersen, sách đã dẫn, tr. 21-22. 16 mới thực sự có sức mạnh, và đồng thời, ngược lại, quyền lực tuyệt đối của giới chủ lúc ấy mới yếu bớt đi.40 Khi nghiên cứu về các loại hình nhà nước phúc lợi, Gøsta Esping-Andersen nhận định rằng có nhiều kiểu cấu hình sắp xếp (arrangements) khác nhau giữa nhà nước, thị trường và gia đình. Tác giả này đã dựa trên bảy chỉ báo sau đây để tiến hành việc loại hình hóa : số lượng các chế độ trợ cấp hưu bổng riêng biệt theo ngành nghề ; mức độ bao phủ bảo hiểm trong dân cư ; mức chênh lệch giữa mức trợ cấp trung bình với mức trợ cấp tối đa ; mức chi tiêu tính theo qui mô tương đối của số người hưu trí thuộc diện công chức nhà nước ; số trợ cấp dựa trên sự thẩm tra khả năng thu nhập (means tested) ; số người hưu trí thuộc khu vực tư nhân ; và y tế thuộc khu vực tư nhân.41 Từ đó, Esping-Andersen đã nhận diện ra ba loại hình nhà nước phúc lợi điển hình như sau : (a) Loại hình nhà nước phúc lợi theo quan điểm tự do (liberal), trong đó các đặc trưng chính là : trợ giúp dựa trên sự thẩm tra thu nhập (means-tested) ; hạn chế chế độ trợ cấp phổ quát (universal transfer) ; hoặc chỉ có những chương trình bảo hiểm xã hội hạn hẹp. Các khoản tiền trợ cấp thường rất thấp, và chủ yếu chỉ được dành cho những người có thu nhập thấp hoặc buộc phải sống phụ thuộc vào nhà nước. Điển hình cho loại hình này là Mỹ, Canada và Úc. (b) Loại hình nhà nước phúc lợi bảo thủ (conservative) và mang nặng tính chất “nghiệp hội” (corporatist). Chế độ phúc lợi ở đây dựa trên những khác biệt về vị thế (status), do đó các quyền ở đây luôn đi đôi với các giai cấp và các vị thế. Nhà nước đóng vai trò chính trong việc cung ứng các dịch vụ phúc lợi xã hội, và hệ thống bảo hiểm tư nhân chỉ đóng vai trò mờ nhạt. Đặc trưng của chế độ phúc lợi “nghiệp hội” còn là dựa vào các tổ chức của giáo hội và gia đình. Điển hình cho loại hình này là Áo, Pháp, Đức và Ý. (c) Loại hình nhà nước phúc lợi thứ ba là chế độ dân chủ-xã hội (social democratic), trong đó những nguyên tắc về tính phổ quát (universalism) và về việc phi hàng hóa hóa (de-commodification) các quyền xã hội được mở rộng cho tới cả các tầng lớp trung lưu. Mục tiêu của khuynh hướng dân chủ-xã hội là xây dựng một nhà nước phúc lợi hướng đến sự bình đẳng ở mức độ cao nhất, chứ không chỉ sự bình đẳng đối với những nhu cầu tối thiểu như ở các nước khác. Nguyên tắc của nhà nước 40 41 Xem Gøsta Esping-Andersen, sách đã dẫn, tr. 22. Xem Gøsta Esping-Andersen, sách đã dẫn, tr. 69-77. 17 phúc lợi này là không đợi đến khi các nguồn lực của gia đình cạn kiệt thì mới trợ cấp, mà là “xã hội hóa các chi phí của đời sống gia đình ngay từ đầu” ("to preemptively socialize the costs of familyhood”), không phải nhằm tăng cường sự phụ thuộc vào gia đình, mà ngược lại, nhằm tăng cường những khả năng độc lập của cá nhân. Nhà nước phúc lợi này cung ứng các khoản trợ cấp trực tiếp cho trẻ em, đảm nhận trách nhiệm trực tiếp chăm lo cho trẻ em, người già và những người không nơi nương tựa. Điển hình cho loại hình nhà nước phúc lợi này là các nước Bắc Âu.42 Nhà kinh tế học người Pháp Bruno Amable (2005) đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố và phương pháp phân tích phân loại để tìm cách nhận diện những nhóm quốc gia khác nhau xét về mặt hệ thống bảo hộ xã hội (protection sociale). Ông đã dựa trên các số liệu chi tiêu của các quốc gia về những lĩnh vực sau đây : trợ cấp tuổi già, trợ cấp tàn tật, bảo hiểm y tế, các dịch vụ dành cho người già và người tàn tật, trợ cấp tử tuất, trợ cấp gia đình, các dịch vụ dành cho gia đình, phụ cấp thất nghiệp, trợ cấp bệnh tật, trợ cấp nhà ở và một số khoản trợ cấp khác. Các chỉ số được tính theo ba cách sau đây : (1) phần chi của nhà nước cho từng lĩnh vực trong tổng số chi cho từng lĩnh vực (bao gồm phần chi của nhà nước cộng với phần chi của tư nhân ; chỉ tính những khoản bắt buộc phải chi) ; (2) phần chi của nhà nước cho từng lĩnh vực trong tổng chi tiêu của nhà nước ; (3) tỷ lệ của tổng cộng khoản chi của nhà nước và của tư nhân cho từng lĩnh vực, tính trên tổng sản phẩm nội địa (GDP). Cơ cấu các khoản chi tiêu vừa nêu sẽ cho phép hình dung được những chiều hướng tổng quát của mỗi loại hình hệ thống bảo hộ xã hội, và nhất là những loại nguy cơ nào được chú ý bảo vệ tương đối mạnh nhất.43 Kết quả xử lý và phân tích của Bruno Amable cho thấy có sáu nhóm quốc gia khác nhau xét về mặt hệ thống bảo hộ xã hội. Nhóm 4 bao gồm các nước Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan) thuộc nhóm nhà nước phúc lợi điển hình theo kiểu dân chủ-xã hội : phần chi tiêu của nhà nước cho các lĩnh vực xã hội chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng sản phẩm nội địa (GDP), nhất là các khoản chi cho người già và cho các gia đình. Nhóm 2 (bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản) là nhóm có hệ thống bảo hộ xã hội tư nhân. Nhóm 1 (Úc, Ireland) và nhóm 6 (Pháp, Đức, Áo, Bỉ) khác nhau chủ yếu về các khoản chi cho người già và các khoản chi cho gia đình. Nhưng nhóm 1 gần với nhóm 2 (có hệ thống 42 43 Xem Gøsta Esping-Andersen, sách đã dẫn, trang 26-27. Xem Bruno Amable, Les cinq capitalismes. Diversité des systèmes économiques et sociaux dans la mondialisation, Paris, Éd. Du Seuil, 2005, tr. 196. 18 bảo hộ xã hội tư nhân), trong khi nhóm 6 có mức độ chi tiêu của nhà nước cho các lĩnh vực xã hội cao hơn (mô hình nhà nước phúc lợi Âu châu lục địa). Về cơ bản, chúng ta có thể nhận thấy rằng kết quả phân loại của Bruno Amable khá trùng khớp với các khung phân loại của một số tác giả khác (xem Bảng 1). 19 Bảng 1. Bảng đối chiếu những cách phân loại của các tác giả về một số hệ thống bảo hộ xã hội trên thế giới (theo Bruno Amable) Nước 1. Úc, Ireland 2. Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản 3. Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha 4. Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan 5. Ý, Hy Lạp 6. Pháp, Đức, Áo, Bỉ Titmuss (1974) Flora (1986) Hoa Kỳ nằm trong mô hình tồn dư (residual) Hoa Kỳ nằm trong mô hình không có nhà nước phúc lợi Các nước Bắc Âu (cùng với Anh) nằm trong mô hình định chế tái phân phối Pháp và Đức nằm trong mô hình hoàn toàn công nghiệp Anh nằm trong mô hình phổ quát tối thiểu Các nước Bắc Âu nằm trong mô hình phổ quát tối đa Những cách phân loại EspingBradshaw et al. (1994) Andersen (1990) Mô hình tự do Mô hình tự do Hoa Kỳ và Nhật Bản nằm trong mô hình dựa trên gia đình nhẹ Mô hình dân chủ-xã hội Ý nằm trong mô hình dựa trên gia đình Pháp và Đức nằm trong mô hình nhà nước-quan liêu lục địa Pháp và Đức nằm trong mô hình bảo thủnghiệp hội Boismenu (1994) Théret (1997) Ebbinghaus (1998) Hoa Kỳ và Canada nằm trong mô hình tự do dân chủ đa nguyên Mô hình Hoa Kỳ có chế độ bảo hộ xã hội ở mức độ zero Hoa Kỳ nằm trong nhóm mô hình tồn dư tự do Thụy Điển và Na Uy nằm trong nhóm nghiệp hội mạnh Ý (và Pháp) nằm trong nhóm nghiệp hội yếu Đức và Bỉ nằm trong nhóm nghiệp hội trung bình Bảo hộ xã hội toàn diện Anh nằm trong mô hình phổ quát tự do Mô hình phổ quát dân chủxã hội Mô hình la-tinh clientelist phụ thuộc Đức thuộc mô hình nghiệp hội tự do Mô hình nghiệp hội lục địa Ghi chú : Dựa trên kết quả phân tích nhân tố các khía cạnh khác nhau của các hệ thống bảo hộ xã hội của các nước, Bruno Amable đã phân ra thành sáu nhóm nước (nằm trong cột đầu tiên), và trong bảng trên đây, ông đối chiếu cách phân loại của mình với những cách phân loại của một số tác giả khác. Nguồn : Bruno Amable, Les cinq capitalismes. Diversité des systèmes économiques et sociaux dans la mondialisation, Paris, Éd. Du Seuil, 2005, tr. 204-205. 20 C. Phương thức cung ứng các dịch vụ an sinh xã hội Ở Tây Âu, người ta có thể đại loại phân biệt ba loại mô hình cung ứng dịch vụ an sinh xã hội trong các nhà nước phúc lợi và nhà nước xã hội như sau : - mô hình Bismarck ở Đức : được thiết lập bởi những đạo luật ra đời trong thập niên 1880, hoạt động theo cơ chế bảo hiểm xã hội, theo đó các dịch vụ phúc lợi được cung ứng dựa trên việc đóng phí, bao gồm những dịch vụ như y tế, hưu trí, tai nạn lao động dành cho những người lao động. - mô hình Beveridge ở Anh : ra đời sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh phí lấy từ tiền thuế, cung ứng các dịch vụ phúc lợi đồng đều cho mọi người trong xã hội, các mức dịch vụ thường chỉ ở mức thấp tối thiểu - ở Pháp thì áp dụng một mô hình trung gian kết hợp giữa hai mô hình trên, vừa nhằm bảo vệ xã hội (protection sociale) trước những rủi ro và bất trắc trong đời sống, vừa nhằm mục tiêu công bằng xã hội thông qua một số cơ chế tái phân phối thu nhập. Trên thế giới, chương trình phúc lợi của nhà nước sớm nhất là hệ thống bảo hiểm xã hội quốc gia (soziale Sicherheit) do thủ tướng Bismarck (18151898) thực hiện ở Đức vào thập niên 1880.44 Đây là một hệ thống bảo hiểm xã hội cưỡng bách đối với người lao động, bao gồm chế độ lương hưu, chế độ bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động. Ở Đức vào hậu bán thế kỷ XIX, lúc đầu, các chương trình phúc lợi không xuất phát từ chính quyền hay tầng lớp quí tộc, mà là từ mấy thành phần sau đây : một số doanh nhân, giáo hội, và công nhân. Một số nhà kinh doanh đã tìm cách cải thiện điều kiện sống vất vả của công nhân bằng cách xây nhà ở cho họ chẳng hạn. Giáo hội thì tìm cách giúp đỡ những người nghèo khổ. Và chính những người nghèo cũng tham gia những hoạt động đấu tranh trong một số tổ chức nhằm chống lại tình trạng bất công xã hội. Trong thập niên 1860, ở Đức, đã xuất hiện những hoạt động chính trị mang mục tiêu đòi cải thiện đời sống của những tầng lớp thấp kém trong xã hội. Năm 1863, Câu lạc bộ công nhân Đức (German Workers’ Club) được thành lập bởi Ferdinand Lassalle, và vào năm 1869, Đảng 44 Otto von Bismarck (tên đầy đủ là Otto Eduard Leopold von Bismarck-Schönhausen) là thủ tướng của vương quốc Phổ từ 1862 và sau đó là thủ tướng của nước Đức thống nhất vào năm 1871 cho tới năm 1890. 21 công nhân dân chủ xã hội (Social Democratic Workers’ Party) được thành lập bởi August Bebel và Karl Liebknecht. Tất cả những nhóm ấy, bao gồm giáo hội, các nhà kinh doanh, các đảng phái chính trị và chính tầng lớp nghèo khổ đã yêu sách đòi nhà nước phải có những hành động nhằm chống lại tình trạng bất công xã hội. Lúc đầu, nhà nước tỏ ra ngần ngại. Nhưng sau đó, nhà nước mới dần dà chấp thuận bằng cách ban hành Luật bảo hiểm y tế vào năm 1883, Luật tai nạn lao động vào năm 1884, và Luật trợ cấp tàn tật và hưu trí vào năm 1889. Cho đến tận ngày nay, ba bộ luật được thông qua vào thời Bismarck này vẫn được coi như là những bộ luật tiên phong trên thế giới trong lĩnh vực này, và những tư tưởng chính liên quan tới tính công bằng xã hội của ba bộ luật ấy vẫn còn nguyên giá trị. Ở Anh Quốc, mô hình phúc lợi của thủ tướng Đức Bismarck được David Lloyd George sao chép để đưa vào Anh năm 1911 với một hệ thống quốc gia về bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, trong đó mọi người lao động cần phải đóng phí vào một quỹ bảo hiểm quốc gia. Có thể nói giai đoạn ban sơ của nhà nước phúc lợi ở Anh bắt đầu hình thành từ đó. Nhưng William Henry Beveridge (1879-1963) mới là người có ảnh hưởng quyết định tới các chính sách xã hội của chính quyền Anh và tới việc thiết lập nhà nước phúc lợi toàn diện đầu tiên ở Anh trong nhiệm kỳ 1945-1950 của chính phủ Công đảng. Năm 1941, Beveridge được giao làm chủ tịch một ủy ban điều tra về việc quản lý các dịch vụ xã hội, và năm 1942, ông viết bản phúc trình nổi tiếng mang tên là “Social Insurance and Allied Services” (“Bảo hiểm xã hội và các dịch vụ liên quan”, thường được gọi là Beveridge Report, “Bản phúc trình Beveridge”), nhằm cứu giúp những người cần giúp đỡ hoặc đang ở trong tình trạng nghèo đói, trong đó ông khai triển những nguyên tắc trong việc xây dựng một nhà nước phúc lợi (welfare state). Beveridge là một người tình nguyện làm việc cho người nghèo, và chính ông đứng ra xây dựng hệ thống bảo hiểm quốc gia. Ông nhận định như sau : “Mọi người nằm trong tuổi lao động cần phải đóng một khoản bảo hiểm quốc gia hàng tuần. Bù lại, các khoản trợ cấp sẽ được chi cho những người bị ốm đau, thất nghiệp, về hưu hoặc góa bụa.” Theo ông, tình trạng thất nghiệp, bệnh tật, đói nghèo và túng thiếu là những nguy cơ chủ yếu của các cá nhân trong một xã hội công nghiệp, và đấy là những tình trạng cần được nhà nước cứu chữa. Chương trình trợ cấp cho toàn bộ trẻ em (Universal Child Benefit) mà Beveridge đề xướng xây dựng là một chương trình nhằm mục tiêu khuyến khích 22 mọi người sinh con, bởi lẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai, dân số bị sụt giảm và người ta không dám sinh đẻ vì sợ chết đói. Chương trình này đã gây ra một tác động to lớn lên cả nước Anh. Báo cáo của Beveridge được in ra và phát hành lên tới con số 600.000 bản. Beveridge khuyến cáo rằng chính phủ cần tìm mọi biện pháp nhằm chống lại năm đại họa : sự thiếu thốn, bệnh tật, sự dốt nát, sự khốn cùng, và sự lười biếng (being Want, Disease, Ignorance, Squalor and Idleness). Ông lập luận rằng để giải quyết những vấn đề này, chính phủ phải cung ứng mức thu nhập thỏa đáng cho người dân, sự chăm sóc y tế thỏa đáng, nhà ở thỏa đáng, và việc làm thỏa đáng. Bản phúc trình của ông đưa ra khuyến nghị là cần thiết lập hệ thống y tế quốc gia, hệ thống bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội (social assistance), thực hiện các chính sách trợ cấp gia đình, và bảo đảm công ăn việc làm.45 Chính là dựa trên những ý tưởng của Beveridge trong bản phúc trình này mà kể từ ngày 5-7-1948, ba đạo luật quan trọng là đạo luật bảo hiểm quốc gia (National Insurance Act), đạo luật trợ giúp quốc gia (National Assistance Act), và đạo luật dịch vụ y tế quốc gia (National Health Service Act) bắt đầu có hiệu lực, chính thức khai trương nhà nước phúc lợi hiện đại của Anh Quốc. Thomas Hörber nhận định rằng hệ thống chăm sóc y tế mang tên là National Health Service (NHS) (Cơ quan y tế quốc gia) theo đó mọi người đều được chữa bệnh miễn phí, chính là hòn đá tảng của nhà nước phúc lợi Anh. Và điều này thể hiện “một chính sách xã hội mang mục đích tự nó và nhằm phục vụ cho sự an sinh của xã hội. Nguyên tắc liên đới [solidarity] – nguyên tắc nền tảng [của chính sách này] – là cơ sở của một hệ thống y tế toàn quốc có qui mô toàn diện nhất được thiết lập từ trước đến nay”46 (những chỗ nhấn mạnh là do chúng tôi, THQ). Hệ thống phúc lợi y tế này hoạt động dựa trên ngân sách thu được từ tiền thuế, áp dụng cho việc chăm sóc y tế đối với mọi người dân ; ngoài y tế, còn có những hệ thống phúc lợi khác, dựa trên ý tưởng mà Beveridge nêu ra là người dân phải được bảo vệ và chăm sóc “từ trong nôi cho tới nấm mồ” ("from the cradle to the grave”). Sau hệ thống an sinh xã hội quốc gia đầu tiên ở Đức thời Bismarck trong 45 Nicholas Abercrombie, Stephen Hill và Bryan S. Turner, The Penguin Dictionary of Sociology, 2nd edition, London, Penguin Books, 1988, tr. 269-270 và tr. 20. 46 Thomas Hörber, “Societal Security – The Development of the European Social Model during the Cold War”, Hamburg Review of Social Sciences, Vol. 2, Issue 2, August 2007, tr. 45-46. 23 thập niên 1880, một số nước Tây phương khác dần dà áp dụng mô hình này như Đan Mạch năm 1891, New Zealand năm 1898, Áo năm 1906, Úc và Anh năm 1908. Đến năm 1935, đã có 27 nước thiết lập hệ thống bảo hộ công cộng. Mỹ và Nhật Bản là những nước công nghiệp cuối cùng tiến hành những chương trình này.47 Nói chung, ở châu Âu, quan niệm về hệ thống “bảo hộ xã hội” (social protection) được hiểu như bao gồm các thành tố như sau : - các chương trình trợ cấp thất nghiệp, - các chương trình trợ cấp y tế (để trang trải cho tình trạng mất thu nhập do bệnh tật và những chi phí về chăm sóc y tế), - các chương trình trợ cấp tàn tật hoặc tai nạn lao động, - các chương trình trợ cấp gia đình (để trang trải cho những thiệt thòi do gia đình có con và có thêm con), - các chương trình trợ cấp xã hội khác để trang trải những hoàn cảnh khó khăn (như tan vỡ gia đình khiến cho thu nhập bị giảm sút).48 Theo số liệu của Eurostat-ESSPROS, vào năm 2005, tỷ lệ chi tiêu cho hệ thống bảo hộ xã hội tính trên tổng sản phẩm nội địa (GDP) ở 27 nước thuộc Liên minh Âu châu (EU) bình quân là 27,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ của các nước hết sức chênh lệch nhau, chẳng hạn mức cao nhất là 32,0% ở Thụy Điển, trong khi ở Latvia chỉ đạt mức 12,4%. 47 Xem Mai Huy Bích, “An sinh xã hội ở châu Âu và Mỹ”, Tạp chí Xã hội học, số 1 (93), 2006, tr. 100. 48 Xem Mai Huy Bích, bài đã dẫn, tr. 96. 24 Hình 1. Mức chi tiêu cho hệ thống bảo hộ xã hội tại các nước Âu châu năm 2005 (tỷ lệ tính trên tổng sản phẩm nội địa, GDP) Chú thích : Tên các nước viết tắt như sau : AT : Áo, BE : Bỉ, BG : Bulgaria, CH : Thụy Sĩ, CY : Chypre, CZ : Cộng hòa Czech, DE : Đức, DK : Đan Mạch, EL : Hy Lạp, ES : Tây Ban Nha, EE : Estonia, FI : Phần Lan, FR : Pháp, HU : Hungary, IE : Ireland, IS : Iceland, IT : Ý, LT : Lithuania, LU : Luxembourg, LV : Latvia, MT : Malta, NL : Hà Lan, NO : Na Uy, PL : Ba Lan, PT : Bồ Đào Nha, RO : Rumani, SE : Thụy Điển, SI : Slovenia, SK : Slovakia, UK : Anh. Ghi chú : Vào năm 2005, các nước Iceland, Na Uy và Thụy Sĩ không thuộc Liên minh Âu châu. Nguồn : Eurostat-ESSPROS, xem trong Alexandra Petrásová, “Social Protection in the European Union”, Eurostat. Statistics in Focus, No. 46/2008, tr. 1. Vào năm 2005, những nước có tỷ lệ chi cao nhất là Thụy Điển (32,0%), Pháp (31,5%), Đan Mạch (30,1%), Bỉ (29,7%), Đức (29,4%), Áo (28,8%) và Hà Lan (28,2%) – những nước này chi hơn gấp đôi (tính trên GDP) so với những 25 nước có tỷ lệ chi thấp nhất cho hệ thống bảo hộ xã hội là ba nước vùng Baltic : Latvia (12,4%), Estonia (12,5%) và Lithuania (13,2%) (xem hình trên đây). Cơ cấu chi tiêu của hệ thống bảo hộ xã hội của 27 nước Âu châu vào năm 2005 được phân bổ cho các loại phúc lợi như sau : tuổi già (39,9%), bệnh tật và chăm sóc sức khỏe (27,5%), gia đình và trẻ em (7,7%), tàn tật (7,6%), thất nghiệp (5,8%), những người kiêm hưởng49 (4,3%), nhà ở (2,2%), những người sống bên lề xã hội (1,2%), chi phí hành chính (3,1%), chi phí khác (0,7%).50 Ở phần lớn các nước Âu châu, nhà nước là người đóng vai trò chính trong việc đảm đương trách nhiệm xây dựng và vận hành các hệ thống phúc lợi xã hội bắt buộc.51 Vẫn theo số liệu của Eurostat-ESSPROS, trong tổng chi tiêu cho hệ thống bảo hộ xã hội ở 27 nước thuộc Liên minh Âu châu (EU) vào năm 2005, có 37,6% là do sự đóng góp của nhà nước (lấy từ thuế), 59,0% là do các loại đóng góp của xã hội, còn lại là các nguồn thu khác, chiếm 3,4%. Các loại đóng góp của xã hội bao gồm các khoản đóng phí của những người được bảo hộ (những người lao động làm công ăn lương, những người lao động tự do [tức làm một mình], những người về hưu, và những người khác) (20,8%), và các khoản đóng phí của những người sử dụng lao động (38,3%). Những nước có mức đóng góp của xã hội chiếm trên 70% là : Slovakia (84,4%), Cộng hòa Czech (80,7%), Estonia (79,5%), Bỉ (73,4%) và Rumani (73,3%). Còn ngược lại, những nước có mức đóng góp của nhà nước trên 50% là : Đan Mạch (63,2%), Ireland (53,9%), Chypre (53,7%) và Anh (50,5%).52 Sự khác biệt giữa các nước xuất phát từ lịch sử phát triển của từng nước và từ nguyên tắc định chế nền tảng của từng hệ thống bảo hộ xã hội. Những nước Bắc Âu, vốn được nhà nước tài trợ chủ yếu, là những nước nằm trong truyền thống “Beveridgian” (theo tư tưởng của Beveridge) – trong loại hình phúc lợi này, chỉ cần là một công dân có nhu cầu là có quyền được hưởng phúc lợi. Còn những nước khác thì đi theo truyền thống “Bismarckian” (theo mô hình của 49 Những người kiêm hưởng (survivors) là những người được hưởng “lợi quyền thượng tồn” (survivorship), tức là quyền của người thừa kế phát sinh sau khi người đồng thừa kế qua đời – cũng có thể gọi một cách đơn giản là những người được hưởng trợ cấp tử tuất. 50 Nguồn : Eurostat-ESSPROS, xem trong Alexandra Petrásová, “Social Protection in the European Union”, Eurostat. Statistics in Focus, No. 46/2008, tr. 3. 51 Xem thêm Mai Huy Bích, bài đã dẫn, tr. 97-98. 52 Xem Alexandra Petrásová, bài đã dẫn. 26 Bismarck) – theo đó hệ thống được đặt cơ sở trên khái niệm bảo hiểm (insurance) dưới các hình thức đóng góp phí. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các nước Âu châu ngày càng ít đi : những nước trước đây được nhà nước tài trợ ít thì nay ngày càng được tài trợ từ thuế nhiều hơn (như Pháp, Đức, Ý và Bồ Đào Nha), đồng thời những nước trước đây chủ yếu được nhà nước tài trợ thì nay ngày càng có tỷ lệ đóng góp của xã hội cao hơn.53 Mai Huy Bích (2006) viết : “Để thu hẹp bất bình đẳng, các quốc gia mà xưa nay vẫn dựa vào các hệ thống tư (như Mỹ) đã mở rộng phúc lợi hệ thống công, trong khi những quốc gia có truyền thống dựa vào phúc lợi hệ thống công (chẳng hạn Cộng hòa Liên bang Đức) thì mở rộng hệ thống phúc lợi tư cho những người lao động có thu nhập cao và muốn phần cống hiến của họ được hoàn trả nhiều hơn.”54 Hệ thống an sinh xã hội ở Mỹ được định nghĩa là hệ thống các chương trình dành cho người già và những người bị tai nạn, và các chương trình trợ cấp dành cho người tàn tật, nhưng nhằm chủ yếu cho những người già và những người ăn theo người tàn tật. Pampel (1992) viết như sau : “Hệ thống an sinh xã hội chính thức xuất hiện ở Mỹ rất chậm. Mãi đến năm 1935 ở cấp độ quốc gia Mỹ mới thông qua luật đầu tiên [Đạo luật An sinh Xã hội, qui định về lương hưu], và năm 1940 mới trả đồng lương hưu đầu tiên. Sự mở rộng trợ cấp thương tật cho các cựu chiến binh trong cuộc nội chiến năm 1890 là hệ thống lương hưu thực tế cho người da trắng miền Bắc, nhưng điều này không đi tới được việc hình thành một hệ thống quốc gia tổng quát hơn cho cả những người không phải cựu chiến binh.”55 Trong suốt thế kỷ XX, tại các nước công nghiệp phát triển ở Tây Âu, vai trò của nhà nước trong việc thỏa mãn các nhu cầu phúc lợi xã hội ngày càng tăng. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XX, một số người bắt đầu tỏ ra hoài nghi về tính chính đáng của mô hình “nhà nước phúc lợi” và “nhà nước xã hội”. Kể từ thập niên 1980, trước những khó khăn do suy thoái kinh tế, do tình trạng thất nghiệp gia tăng, tỷ lệ người già ngày một cao, tình trạng nghèo đói và tình trạng bất bình đẳng ngày càng nặng nề, nên nhiều nhà nước phúc lợi bắt đầu co hẹp lại, và ở 53 Xem Alexandra Petrásová, bài đã dẫn, tr. 8-9. Xem Mai Huy Bích, bài đã dẫn, tr. 98. 55 F. Pampel, “Social security”, trong E. Borgatta, et al., Encyclopedia of Sociology, Vol. 4, New York, Macmillan, 1992, dẫn lại theo Mai Huy Bích, bài đã dẫn, tr. 99. 54 27 nhiều quốc gia, xu hướng tư nhân hóa các dịch vụ phúc lợi ngày càng mở rộng qui mô, và việc cung ứng các dịch vụ phúc lợi chuyển dần từ nguyên tắc dựa trên nhu cầu sang nguyên tắc dựa trên mức phí phải đóng.56 Trong những năm 1980, ở Anh và Mỹ, việc lên nắm quyền của những người theo phái Tân hữu (New Right) đã thể hiện rõ lập trường chống lại quan điểm xã hội về phúc lợi. Theo Milton Friedman (1962), nhà tư tưởng hàng đầu của trường phái này, nhà nước phúc lợi không những không được coi là một giải pháp để đối phó với những bất hạnh của xã hội, mà trái lại còn bị coi chính là nguyên nhân của những điều này : nhà nước này tạo ra mức thuế suất nặng, luôn can thiệp vào thị trường, gây ra những phản động lực đối với sự tăng trưởng kinh tế, làm phát sinh một thứ tâm lý lệ thuộc, ỷ lại, làm xói mòn tính chủ động cá nhân, và dẫn đến tình trạng lãng phí, kém hiệu quả và quan liêu.57 Ngay một số nhà tư tưởng thuộc cánh tả cũng lên tiếng phê phán nhà nước phúc lợi. Chẳng hạn, với quan điểm phân tích kinh tế chính trị về phúc lợi, I. Gough (1979) cho rằng sự phát triển của nhà nước phúc lợi chỉ là một thứ “đình chiến khó khăn” giữa các lợi ích đối nghịch nhau : các lợi ích của giới tư bản trong việc tích lũy lợi nhuận và trong việc có được một lực lượng lao động khỏe mạnh, có tay nghề và được chăm sóc tốt ; các lợi ích của giai cấp công nhân trong việc cải thiện các điều kiện sống của mình ; và các lợi ích của nhà nước trong việc duy trì sự ổn định chính trị và tính chính danh của mình. Một số tác giả theo phái nữ quyền (feminist) như G. Pascall (1986) cho rằng trong khi việc cung ứng các phúc lợi có khả năng làm cho người phụ nữ gia tăng tính tự trị (thí dụ sự ngừa thai hoặc việc chăm sóc trẻ em), thì đồng thời nhiều chính sách lại có tác dụng củng cố tính phụ thuộc của người phụ nữ. Fiona Williams (1989) thì cho rằng các chính sách bảo hiểm xã hội trong thời kỳ sau Thế chiến thứ hai đã giả định một sự lệ thuộc tài chính của người phụ nữ vào người đàn ông kiếm tiền, và vai trò của phụ nữ chủ yếu vẫn là người vợ và người mẹ.58 Trong thực tế, nhiều quốc gia Âu châu bắt đầu chú trọng đến việc xây 56 Xem Gordon Marshall (Ed.), A Dictionary of Sociology, Oxford, New York, Oxford University Press, 1998, tr. 701-702. 57 Theo Milton Friedman, Capitalism and Freedom, Chicago, University of Chicago Press, 1962, dẫn lại theo Fiona Williams, “Welfare State”, trong Adam Kuper and Jessica Kuper (Ed.), The Social Science Encyclopedia, 2nd edition, London and New York, Routledge, 1999, tr. 912. 58 Dẫn lại theo Fiona Williams, bài đã dẫn, tr. 912. 28 dựng một hệ thống phúc lợi hỗn hợp giữa nhà nước, các khu vực tư nhân, tự nguyện và phi chính thức, và phần lớn đều đã áp dụng nhiều hơn nguyên tắc phúc lợi có chọn lọc (selectivity) và phải đóng phí. Trong thực tế, theo Fiona Williams, mặc dù loại hình nhà nước phúc lợi không “chết” như có tác giả nhận định một cách cực đoan (chẳng hạn J. Hills, 1993), nhưng rõ ràng có lẽ người ta cần nói đến một loạt các chế độ nhà nước phúc lợi hơn là một chế độ giống nhau, do các quốc gia ngày càng chú ý tới việc đa dạng hóa các phương thức can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực phúc lợi.59 Tuy vậy, một số nước vẫn tiếp tục theo đuổi mô hình phúc lợi toàn dân. Trong mô hình nhà nước phúc lợi của Hà Lan, toàn bộ ngân sách chi tiêu cho các khoản trợ cấp và dịch vụ phúc lợi được lấy từ thuế, và mọi công dân đều có quyền được hưởng như nhau tất cả các quyền lợi phúc lợi này, tức là kể cả những người có quốc tịch Hà Lan và những người thường trú hợp pháp khác. Nói cách khác, các khoản phúc lợi xã hội được cung ứng không dựa trên sự tham gia vào thị trường lao động (và không dựa trên điều kiện phải đóng phí), mà là dựa trên tư cách công dân (citizenship). Một trong những đặc điểm lớn nhất của nhà nước phúc lợi Hà Lan là đạt mức độ phổ quát cao trong chính sách xã hội. Nguyên tắc phổ quát hay toàn dân này (universality) được coi là bắt đầu được xác lập kể từ khi khởi sự cuộc Cải cách hưu bổng (Pension Reform) vào năm 1956. Cuộc cải cách này sau đó được mở rộng ra các lĩnh vực phúc lợi chủ yếu như : an sinh xã hội (social security), y tế và giáo dục cho mọi người.60 Nguyên tắc phổ quát (universalism) là nguyên tắc cơ bản của nhà nước phúc lợi Hà Lan ; theo Catharina Juul Kristensen, nguyên tắc này dựa trên sự kết hợp độc đáo giữa tính bình đẳng (equality), tính cá nhân (individuality), và tính liên đới (solidarity). Lúc đầu, nguyên tắc phổ quát được đề ra nhằm bảo đảm cho toàn bộ dân cư giải quyết được những nhu cầu cơ bản, cùng với nhu cầu y tế và giáo dục. Do đó, nó cũng nhằm giảm nhẹ tình trạng bất bình đẳng xã hội và tình trạng thiếu an sinh xã hội, nhưng đồng thời cũng nhằm giảm bớt những tình trạng chênh lệch xã hội khác như bất bình đẳng về giới tính. Như vậy, mục tiêu của nguyên tắc phổ quát vừa là giải quyết những vấn đề xã hội, vừa nhằm bảo vệ phẩm giá của những người túng thiếu.61 59 Theo Fiona Williams, bài đã dẫn, tr. 912-913. Theo Catharina Juul Kristensen, “Towards Two-tier Universalism ? A Discussion on the Welfare Principle”, Journal of Social Sciences, Vol. 3, No. 2, 2007, tr. 52-53. 61 Theo Catharina Juul Kristensen, bài đã dẫn, tr. 52-53. 60 29 Ở các nước Bắc Âu, mô hình nhà nước phúc lợi thường được gọi là mô hình phúc lợi Scandinavian, hay mô hình phúc lợi dân chủ-xã hội, hay mô hình phúc lợi Keynes, trong đó nhà nước chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và tài trợ cho hệ thống phúc lợi quốc gia. Nói chung đối với các nước Bắc Âu, nền tảng của nhà nước phúc lợi chính là nguyên tắc phổ quát (universalism), khác hẳn với những chính sách phúc lợi có chọn lọc (selective policies) ở nhiều nước Âu châu khác vốn chỉ chú ý đến những tầng lớp “tồn dư” (residual) tức những người nghèo, tàn tật, thất nghiệp... dựa trên nguyên tắc thẩm tra khả năng thu nhập (means-testing). Mục tiêu chính của các nhà nước phúc lợi Bắc Âu là “nhằm cải thiện năng lực của xã hội trong việc giải quyết những vấn đề của mình và nhằm nâng cao và phát triển bình đẳng các điều kiện sống của các cá nhân và các gia đình”. Các nước Bắc Âu quan niệm rằng chính sách phúc lợi phổ quát có hiệu quả tốt hơn và ít mang hiệu ứng “dán nhãn” (stigmatizing) hơn là những chính sách trợ cấp dựa trên sự thẩm tra thu nhập, và hơn nữa nó còn bảo đảm sự đồng thuận và sự ủng hộ từ phía các tầng lớp trung lưu.62 Những kinh nghiệm thực tế về các chính sách an sinh xã hội trên thế giới hết sức đa dạng và đã trải qua những bước thăng trầm khá phức tạp trong những thập niên qua. Vậy thì Việt Nam ngày nay có thể làm được gì, và cần phải làm gì trong lĩnh vực này ? IV. Khả năng vận dụng hệ thống an sinh xã hội theo mô hình nhà nước phúc lợi và nhà nước xã hội trong bối cảnh Việt Nam hiện nay Trước khi thảo luận về khả năng vận dụng hệ thống an sinh xã hội theo mô hình nhà nước phúc lợi và nhà nước xã hội trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, thiết tưởng chúng ta cần điểm lại một số nhận định và đánh giá về tình hình an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ở Việt Nam trong hơn hai thập niên qua. A. Một số nhận định và đánh giá Theo Bùi Thế Cường (2003), Việt Nam cho đến nay đã trải qua ba mô hình phúc lợi xã hội khác nhau, đó là : (a) an sinh cổ truyền, (b) an sinh xã hội của kinh tế xã hội chủ nghĩa kế hoạch hóa tập trung, và (c) an sinh xã hội của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.63 62 Bent Greve, “What Characterise the Nordic Welfare State Model”, Journal of Social Sciences, Vol. 3, No. 2, 2007, tr. 44-45. 63 Xem Bùi Thế Cường, “Một số cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới hệ thống an sinh xã hội Việt Nam hiện nay” (12-5-2005), bài viết trong khuôn khổ các chuyên đề của 30 Bảng 2. Ba mô hình phúc lợi xã hội ở Việt Nam, theo Bùi Thế Cường, 2003 Mô hình a. Phúc lợi cổ truyền b. Phúc lợi xã hội dựa trên kinh tế kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa (từ cuối thập niên 1950 ở miền Bắc, và từ cuối những năm 1970 trên cả nước đến cuối thập niên 1980) c. Phúc lợi xã hội dua trên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (từ cuối những năm 1980 đến nay) Thiết chế - gia đình - gia đình mở rộng, họ hàng - cộng đồng (hàng xóm, làng xã, các hiệp hội, tổ chức tôn giáo, v.v.) - phường hội - nhà nước - nhà nước - cơ quan/xí nghiệp nhà nước - hợp tác xã - đoàn thể quần chúng - cộng đồng - tổ chức quốc tế - nhà nước - tổ chức kinh doanh / đơn vị cơ quan nhà nước và không nhà nước - đoàn thể quần chúng - gia đình - cộng đồng - xã hội dân sự - cá nhân - tổ chức quốc tế Đặc điểm - phúc lợi làng xã : gia đình và gia đình mở rộng đóng vai trò đầu tiên, nhưng dòng họ và các thiết chế cộng đồng có vai trò rất quan trọng. - nhà nước đưa ra khuôn khổ luật pháp và các điều chỉnh đối với phúc lợi làng xã. - bảo đảm xã hội toàn dân thông qua việc gắn người dân vào hệ thống phúc lợi xã hội khu vực nhà nước và tập thể. - phát triển bảo hiểm xã hội cho người lao động trong khu vực nhà nước và một hệ thống bảo đảm xã hội cho khu vực tập thể, đặc biệt ở nông thôn. - nhấn mạnh vào kế hoạch hóa và quản lý của nhà nước trung ương đối với phúc lợi xã hội. - nhà nước đóng vai trò nòng cốt, đồng thời thu hút và phát huy sự tham gia của mọi thành phần, lĩnh vực vào phúc lợi xã hội. - thừa nhận và nâng cao vai trò của khu vực tư nhân. - tăng cường vai trò của nhà nước địa phương - đề cao vai trò của hộ gia đình. - mở rộng bảo đảm xã hội và bảo hiểm xã hội cho toàn dân, cho mọi khu vực xã hội. - tăng cường tự chủ kinh tế và hành chính cho các tổ chức bảo hiểm xã hội nhà nước. - mở rộng sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế. Nguồn : Bùi Thế Cường, “Phúc lợi xã hội ở Việt Nam : Hiện trạng, vấn đề và điều chỉnh”, Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp bộ, Hà Nội, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Xã hội học, 2003, tr. 19. Mô hình thứ nhất mang đặc trưng chủ yếu là phúc lợi làng xã : vai trò hàng đầu thuộc về gia đình và gia đình mở rộng, nhưng dòng họ và các thiết chế cộng đồng cũng có vai trò rất quan trọng. Mô hình thứ hai có đặc trưng chủ yếu là bảo đảm xã hội toàn dân thông qua việc gắn người dân vào hệ thống phúc lợi xã hội nhà nước và tập thể, và đồng thời phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội cho người lao động trong khu vực nhà nước và một hệ thống bảo đảm xã hội cho khu vực tập thể, đặc biệt ở nông thôn. Mô hình thứ ba có đặc trưng chủ yếu là nhà nước đóng vai trò nòng cốt, nhưng đồng thời cũng thu hút và phát huy sự tham gia của mọi thành phần, mọi lĩnh vực vào phúc lợi xã hội, trong đó đáng chú ý là Viện Xã hội học đóng góp vào Đại hội Đảng lần thứ X. Dẫn lại theo Tô Duy Hợp, “An sinh xã hội tam nông – Một số vấn đề lý luận cơ bản”, Tạp chí Xã hội học, số 1 (93), 2006, tr. 30. 31 thừa nhận và nâng cao vai trò của khu vực tư nhân.64 Tuy nhiên quá trình chuyển đổi giữa các mô hình này “không dẫn đến việc thay thế nhau hoàn toàn, mà mô hình ở giai đoạn trước còn bảo lưu nhiều đặc điểm trong giai đoạn sau, dẫn đến một sự kết hợp, pha trộn của cả ba mô hình trong thời điểm hiện nay”.65 Trong thời quan liêu bao cấp, đặc biệt là ở miền Bắc trước đây, theo Bùi Thế Cường (2002), hệ thống phúc lợi xã hội được tổ chức tương tự như mô hình Xô-viết, ít nhiều gần với mô hình “bảo đảm toàn dân”.66 Tuy nhiên, kể từ khi có đường lối đổi mới vào cuối thập niên 1980 trở đi, nhà nước không còn bao cấp toàn diện nữa, và trong thực tế, nhà nước cũng không thể có đủ khả năng ngân sách để bao cấp như trước. Đánh giá về sự chuyển đổi của cơ chế quản lý đối với các chính sách xã hội ở Việt Nam trong những thập niên qua, Phạm Xuân Nam (1997) cho rằng mặc dù “hệ thống chính sách xã hội gắn liền với cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây đã có một thời kỳ phát huy tác dụng tích cực”, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh, nhưng sau chiến tranh, nhất là kể từ khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, “nhiều chính sách xã hội đã có trước đây và cơ chế quản lý việc thực hiện các chính sách đó không còn phù hợp nữa”.67 Liên quan đến cuộc “khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng” trên qui mô cả nước từ cuối thập niên 1970 đến giữa thập niên 1980, Phạm Xuân Nam (2008) nhận xét rằng sở dĩ như vậy là “do nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là do những sai lầm chủ quan, duy ý chí trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp”. Đặc điểm của thời kỳ này là “việc thực hiện công bằng xã hội, về thực chất, chỉ là 'chia đều sự nghèo khổ'”. Chính vì thế mà hậu quả là “đến giữa những năm 1980, đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút chưa từng thấy”, đồng thời “tiêu cực xã hội lan rộng”, và “lòng dân 64 Xem Bùi Thế Cường, như trên. Bùi Thế Cường, “Phúc lợi xã hội ở Việt Nam : Hiện trạng, vấn đề và điều chỉnh”, Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp bộ, Hà Nội, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Xã hội học, 2003, tr. 16. 66 Xem Bùi Thế Cường, Chính sách xã hội và công tác xã hội ở Việt Nam thập niên 90, Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội, 2002, tr. 34-35. 67 Phạm Xuân Nam (chủ biên), Đổi mới chính sách xã hội – Luận cứ và giải pháp, Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, 1997, tr. 312-313. 65 32 không yên”.68 Phạm Xuân Nam cho rằng, một mặt, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, nhà nước “chưa quan tâm đầy đủ đến việc hình thành quy trình hoạch định và cơ chế quản lý việc thực hiện các chính sách xã hội”,69 nhưng mặt khác, “mặc dù các chính sách xã hội luôn được bổ sung, nhưng thường vẫn bị lạc hậu so với tình hình thực tế”, và “do bổ sung nhiều lần nên các chính sách xã hội thường bị chắp vá, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau”.70 Đó là chưa kể trong thực tế nhà nước vẫn tiếp tục thực hiện một số chính sách theo cơ chế bao cấp cũ, điển hình là mặc dù quỹ bảo hiểm xã hội đã được tách ra khỏi ngân sách và hoạt động độc lập, nhưng “nhà nước vẫn phải tiếp tục trích từ ngân sách ra để chi trả cho trên 1,2 triệu người đã nghỉ hưu”, và “thời hạn chi trả cho các đối tượng này cũng phải mất từ 25 năm đến 30 năm nữa”.71 Trần Đình Hoan (1994) nhận định như sau : “Thực trạng [...] đòi hỏi phải cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội cho phù hợp với điều kiện mới và bảo hiểm xã hội phải được thực thi cho mọi thành phần kinh tế trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường.”72 Tác giả này còn đưa ra lời cảnh báo như sau : “Những sai lầm về kinh tế thì có thể sửa được sau một hay hai chu kỳ tái sản xuất, còn có những sai lầm về chính sách xã hội nếu có sửa được thì rất khó khăn và có khi mất hàng thế kỷ.”73 Trịnh Duy Luân (2002) cũng nêu lên một ý kiến tương tự : “Nhiều dấu hiệu cho thấy trong thập niên đầu thế kỷ XXI, hệ thống phúc lợi xã hội cần được điều chỉnh đáng kể ở mọi cấp độ, từ 'triết lý' của hệ thống, khía cạnh quản lý, đến 68 Phạm Xuân Nam, “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Triết học, số 2 (201), 2008. Những chỗ nhấn mạnh là do chúng tôi (THQ). 69 Phạm Xuân Nam (chủ biên), Đổi mới chính sách xã hội – Luận cứ và giải pháp, Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, 1997, tr. 323. 70 Phạm Xuân Nam (chủ biên), sách đã dẫn, tr. 316. 71 Phạm Xuân Nam (chủ biên), sách đã dẫn, tr. 316-317. 72 Trần Đình Hoan, “Vận dụng hệ thống chính sách và đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện chính sách xã hội trong thực tế”, trong Phạm Xuân Nam (chủ nhiệm), Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Chương trình khoa học-công nghệ cấp nhà nước KX-04, Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội, tài liệu nội bộ, Hà Nội, 1994, tr. 496 (chúng tôi nhấn mạnh, THQ). 73 Trần Đình Hoan, bài đã dẫn, tr. 509. 33 các lĩnh vực chuyên biệt và cấp độ tổ chức."74 B. Những ý kiến về định hướng cải tổ hệ thống an sinh xã hội Trịnh Duy Luân (2006) cho rằng hệ thống an sinh xã hội “có thể được nhìn nhận như một thiết chế xã hội cơ bản quan trọng, với các mục tiêu và vai trò của nó, bên cạnh các thiết chế khác như kinh tế (thị trường) hay chính trị (nhà nước)”.75 Theo Bùi Thế Cường (1990), các lĩnh vực chủ yếu của hệ thống bảo đảm xã hội (tức là social protection) bao gồm : tạo công ăn việc làm, thu nhập và tiêu dùng, nhà ở, bảo hiểm xã hội và y tế, giáo dục, trợ giúp xã hội, nghỉ ngơi giải trí, môi trường.76 Nguyễn Hải Hữu (2006) nhận định rằng mục tiêu của hệ thống an sinh xã hội là “duy trì sự ổn định xã hội” và thông qua đó, “góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. Tác giả này phân tích như sau : “Quá trình phát triển của xã hội theo qui luật phát triển không đồng đều, có người tạo được cơ hội vươn lên thành đạt trong cuộc sống, có người không may mắn gặp nhiều thiệt thòi, và trong xã hội cũng luôn tồn tại một bộ phận thành viên rơi vào cảnh 'rủi ro', bị suy giảm hoặc không còn khả năng về kinh tế để tự bảo đảm cuộc sống. Nhà nước, xã hội, cộng đồng và gia đình cũng như từng thành viên trong xã hội phải chia sẻ trách nhiệm với họ. (...) Con người không thể tồn tại độc lập ngoài đồng loại của mình, sự chia sẻ trách nhiệm xã hội không chỉ để giảm thiểu rủi ro cho các thành viên xã hội khi họ gặp rủi ro mà còn để duy trì sự đồng thuận xã hội”.77 Cũng theo tác giả này, hệ thống an sinh an sinh xã hội còn là một “công cụ điều tiết phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư để bảo đảm tính công bằng xã hội, hạn chế phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội”.78 Tô Duy Hợp (2006) còn nhấn mạnh đến sự phân biệt giữa nội hàm “cơ bản” của hệ thống an sinh xã hội (chỉ chăm lo cho một số đối tượng khó khăn) với nội hàm “đầy đủ” của khái niệm này (chăm lo cho toàn dân) như sau : “Có 74 Trịnh Duy Luân (chủ biên), Phát triển xã hội ở Việt Nam. Một tổng quan xã hội học năm 2000, Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội, 2002, tr. 42 (chúng tôi nhấn mạnh, THQ). 75 Trịnh Duy Luân, “Góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, số 1 (93), 2006, tr. 5 (chúng tôi nhấn mạnh, THQ). 76 Xem Bùi Thế Cường, “Vấn đề tổ chức lại hệ thống bảo đảm xã hội ở nông thôn trong quá trình đổi mới kinh tế”, Tạp chí Xã hội học, số 4, 1990, tr. 12-15. 77 Nguyễn Hải Hữu, “Phát triển hệ thống an sinh xã hội hiện đại phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Xã hội học, số 1 (93), 2006, tr. 17 (chúng tôi nhấn mạnh, THQ). 78 Nguyễn Hải Hữu, bài đã dẫn, tr. 22 (chúng tôi nhấn mạnh, THQ). 34 thể nói, hàm ý cơ bản của an sinh xã hội là sự bảo vệ (bảo đảm) của xã hội đối với những cá nhân hoặc/và nhóm xã hội đặc biệt khó khăn hoặc gặp phải rủi ro bất khả kháng (như thiên tai, địch họa...). (...) Tuy nhiên, hàm ý đầy đủ của an sinh xã hội là hướng tới phúc lợi xã hội toàn dân, tức là một hệ thống an sinh không chỉ bao gồm sự bảo trợ cho bộ phận đặc biệt khó khăn hoặc gặp rủi ro bất khả kháng, vì đó mới chỉ là phúc lợi tối thiểu nhằm mục tiêu mưu sinh, mà còn bao gồm cả sự bảo vệ toàn xã hội, hơn thế nữa, đó còn là phúc lợi cao cấp của xã hội phát triển” (những chỗ nhấn mạnh là do chúng tôi, THQ).79 Trong quá trình thảo luận để thiết kế lại hệ thống chính sách xã hội, về mặt nhận thức nơi giới nghiên cứu cũng như giới làm chính sách, theo Bùi Đình Thanh (1994) và Phạm Xuân Nam (1997), chúng ta có thể chứng kiến ít ra hai xu hướng đối lập nhau về mặt quan điểm : (1) xu hướng muốn gạt bỏ đơn thuần tất cả những cái cũ, cho là lỗi thời, và cần chấp nhận những qui tắc vận hành của cơ chế kinh tế thị trường ; và (2) xu hướng bảo thủ, muốn giữ nguyên cái cũ, nghĩa là nhà nước phải tiếp tục thực hiện những chính sách bao cấp như trước. Xu hướng thứ nhất có nguy cơ “thương mại hóa” các chính sách xã hội và “biến mục tiêu xã hội trong việc thực hiện chính sách xã hội thành các dịch vụ sinh lời” ; còn xu hướng thứ hai thì lại có nguy cơ đẩy nhà nước vào tình thế ngày càng bội chi ngân sách và không đảm đương xuể các nhiệm vụ bao cấp như ngày xưa. Nói một cách vắn tắt, “xu hướng thứ nhất muốn chính sách kinh tế đi trước chính sách xã hội ; còn xu hướng thứ hai, ngược lại, muốn chính sách xã hội đi trước chính sách kinh tế”.80 Cũng liên quan tới cuộc thảo luận trên đây là cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội. “Có người đặt vấn đề : để đạt được sự tăng trưởng kinh tế thì tất yếu phải hy sinh công bằng xã hội, cần chấp nhận đạt tăng trưởng kinh tế trước, rồi sẽ dần dần giải quyết những vấn đề xã hội sau.”81 Nhưng theo Bùi Đình Thanh, “ở chế độ xã hội ta, có thể tăng trưởng 79 Tô Duy Hợp, “An sinh xã hội tam nông – Một số vấn đề lý luận cơ bản”, Tạp chí Xã hội học, số 1 (93), 2006, tr. 25. 80 Xem Phạm Xuân Nam (chủ biên), Đổi mới chính sách xã hội – Luận cứ và giải pháp, Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, 1997, tr. 314-315, và Bùi Đình Thanh, “Một số điểm cần đi sâu trong nội dung lý luận và phương pháp luận về đổi mới các chính sách xã hội và cơ chế quản lý việc thực hiện các chính sách xã hội”, trong Phạm Xuân Nam (chủ nhiệm), Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội, tài liệu nội bộ, Hà Nội, 1994, tr. 33-35. 81 Bùi Đình Thanh, bài đã dẫn, tr. 37. 35 kinh tế chưa cao, nhưng vẫn có thể thực hiện công bằng xã hội ở một mức độ tương ứng”.82 Quan niệm xơ cứng và lỗi thời về chủ nghĩa xã hội cũng như về khái niệm “công bằng xã hội” vốn thường được hiểu theo nghĩa cào bằng và “bình quân chủ nghĩa” của thời bao cấp giai đoạn 1975-1986 đã dẫn tới cuộc khủng hoảng toàn diện không những về mặt kinh tế mà cả về mặt xã hội. Chính vì thế mà kể từ khi khởi sự công cuộc đổi mới, khái niệm phúc lợi xã hội, khái niệm chính sách xã hội, cũng như khái niệm công bằng xã hội, bắt đầu từng bước được xem xét và định nghĩa lại về mặt lý thuyết. Không phải ngẫu nhiên mà vào năm 1986, lần đầu tiên thuật ngữ “chính sách xã hội” được sử dụng trong văn kiện của Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bùi Đình Thanh (2004) nhận định rằng sự kiện này cho thấy lần đầu tiên chính sách xã hội được đề cập và chú trọng ở “đúng vị trí và tầm quan trọng của nó trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”.83 Nghị quyết đại hội năm 1986 này đã ghi rõ như sau : “Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực và có hiệu quả các chính sách xã hội. Chính sách xã hội nhằm phát huy mọi khả năng của con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất. Coi nhẹ chính sách xã hội cũng là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.”84 Văn kiện của Đại hội lần thứ X của Đảng vào năm 2006 đưa ra nhận định như sau : “Lý luận chưa giải đáp được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và chất lượng phát triển ; giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ; giữa đổi mới với ổn định và phát triển ; giữa độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.”85 Dù vậy, định hướng quan trọng liên quan tới lĩnh vực phúc lợi xã hội và 82 Bùi Đình Thanh, bài đã dẫn, tr. 37. Bùi Đình Thanh, “Xã hội học và chính sách xã hội”, Tạp chí Xã hội học, số 1-2004, in lại trong Bùi Đình Thanh, Xã hội học và chính sách xã hội, Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội, 2004, trang 294. 84 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 1812-1986. 85 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, 2006, tr. 69. 83 36 an sinh xã hội vẫn được ghi rõ trong văn kiện của Đại hội lần thứ X năm 2006 như sau : “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển : tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục…, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội."86 Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội lần thứ XI của Đảng vào đầu năm 2011 tiếp tục ghi rõ : “Phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn, suy giảm...”87 Ý tưởng này cũng được xác lập rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI : “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.”88 Như vậy, qua một số đoạn trích dẫn trên đây trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như của các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể thấy rằng, một cách đại thể, quan niệm về chính sách xã hội, phúc lợi xã hội và an sinh xã hội đã chuyển từ nghĩa hẹp và phiến diện trước đây sang nghĩa rộng hơn và toàn diện hơn, gắn liền với các khái niệm “tiến bộ và công bằng xã hội”. Chính sách xã hội không còn được hiểu là chỉ bó hẹp vào việc giải quyết một số vấn đề xã hội cấp bách, hoặc bảo trợ đối với một số đối tượng dân cư nghèo, tàn tật hay thuộc “diện chính sách” mà thôi. Phúc lợi xã hội cũng không còn chỉ là một số lợi ích mà người lao động trong xí nghiệp được hưởng thêm ngoài tiền lương và tiền thưởng. Những khái niệm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và chính sách xã hội ngày nay đã được nhận thức gần như tương đồng với cách hiểu của Liên hiệp quốc và Tổ chức Lao động Thế giới. C. Khả năng vận dụng ở Việt Nam 86 Đảng Cộng sản Việt Nam, sách đã dẫn, tr. 77-78 (chỗ nhấn mạnh là do chúng tôi, THQ). 87 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. 88 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. 37 Nói đến khả năng vận dụng hệ thống an sinh xã hội theo mô hình nhà nước phúc lợi và mô hình nhà nước xã hội vào hoàn cảnh Việt Nam, thì điều đầu tiên cần phải lưu ý cũng lại là vấn đề khái niệm của những thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực này. Đây không phải là vấn đề ngữ nghĩa, mà thực tế là vấn đề cách hiểu về nội hàm của những thuật ngữ. Chúng tôi cho rằng sở dĩ điều này quan trọng là bởi lẽ nó có thể phản ánh những quan điểm khác nhau và từ đó là những định hướng chính sách khác nhau. Như chúng tôi đã nêu ở phần đầu của bài này, chúng ta cần lưu ý rằng có ba thuật ngữ khác nhau (tương ứng với ba thuật ngữ khác nhau trong tiếng Anh) : “phúc lợi xã hội” (social welfare), “an sinh xã hội” (social security) và “bảo hộ xã hội” (social protection). Mặc dù có một số cự ly khác biệt nhất định giữa ba thuật ngữ này, nhưng trong thực tế, nhiều người thường sử dụng ba thuật ngữ này như đồng nghĩa với nhau. Hiện nay, trong các diễn văn, nhiều nhà lãnh đạo nhà nước ở cấp trung ương cũng như ở cấp địa phương đều hay nói tới cụm từ “đảm bảo an sinh xã hội”. Trong những bối cảnh diễn văn ấy, tuy hầu hết đều không nói rõ nội hàm của cụm từ này, nhưng người nghe thường hiểu rằng thuật ngữ “an sinh xã hội” mặc nhiên được hiểu theo nghĩa rộng, tức là bao hàm tất cả những nhu cầu căn bản của cuộc sống (kể cả nhà ở, giáo dục, y tế...) của tất cả mọi người chứ không phải chỉ của người nghèo hay người thất nghiệp. Quan niệm về “an sinh xã hội” trong giới nghiên cứu khoa học xã hội cũng như trong các văn kiện của Đảng cho đến nay phần lớn cũng đã được hiểu theo nghĩa rộng như thế – như chúng tôi đã trình bầy ở mục trên. Tuy nhiên, điều nghịch lý ở đây là ở cấp độ thực tiễn chính sách, quan niệm về “an sinh xã hội” lại vẫn tiếp tục chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là chỉ nhắm đến một số đối tượng khó khăn nhất định (chư không phải là toàn dân) và loại ra ngoài những lĩnh vực nhu cầu thiết yếu của người dân như giáo dục và nhà ở. Theo định nghĩa chính thức của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hệ thống “an sinh xã hội ở Việt Nam” chỉ bao gồm bốn thành tố chính sau đây : (a) các chính sách về thị trường lao động (đào tạo nghề, tín dụng, giới thiệu việc làm...), (b) bảo hiểm xã hội (hưu trí, tử tuất, y tế...), (c) trợ giúp xã hội (trợ giúp thường xuyên, trợ giúp khẩn cấp, các chương trình giảm nghèo...), và (d) các chính sách khác (như bảo vệ trẻ em, bảo hiểm mùa màng, bảo hiểm vi mô...) (xem Sơ đồ 1). Sơ đồ 1. Mô hình hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam (theo Viện Khoa học Lao động và 38 Xã hội, thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2011) Nguồn : Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Tổ chức GIZ, Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam. Viet Nam Social Protection Glossary, Hà Nội, 2011, tr. 8. Lẽ tất nhiên, việc áp dụng ngay một hệ thống an sinh xã hội (phúc lợi xã hội, hay bảo hộ xã hội) tương tự như ở các nước công nghiệp phát triển ở Tây Âu hay Bắc Âu hẳn nhiên là điều bất khả đối với hoàn cảnh Việt Nam – vốn không có được những truyền thống chính sách giúp đỡ người nghèo từ thế kỷ XIX cũng như không có những định chế xã hội từ thiện lâu đời như ở các nước Âu châu. Tuy vậy, chúng tôi cho rằng xã hội Việt Nam ngày nay, trong tất cả những điều kiện thực tế hạn hẹp của mình, vẫn có thể bắt đầu từng bước xây dựng một hệ thống an sinh xã hội theo định hướng tiến bộ và công bằng xã hội, bằng cách 39 dựa trong cơ sở của một số nguyên tắc sau đây mà chúng tôi đề xướng và nhấn mạnh. 1. Trước hết, cần xác lập khái niệm “an sinh xã hội” theo nghĩa rộng của cụm từ này (tức là hiểu theo nghĩa tương đồng với khái niệm “phúc lợi xã hội” hay “bảo hộ xã hội”). Bởi lẽ, một nhà nước nếu chỉ chú trọng tới nội hàm “an sinh xã hội” theo nghĩa hẹp (như định nghĩa chính thức của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và không đưa vào nội hàm của thuật ngữ này những lĩnh vực như giáo dục, y tế và nhà ở của toàn dân thì e rằng nhà nước này đã rơi vào quan điểm mang tính chất từ thiện hay thậm chí bố thí trong lĩnh vực chính sách xã hội của mình, chứ không xác lập được một quan điểm toàn diện và đầy đủ hơn về mặt chính sách xã hội mà một nhà nước văn minh luôn luôn phải coi là nhiệm vụ quan trọng và là mối bận tâm chính của mình. 2. Một điểm quan trọng cần nhấn mạnh khi nói tới lĩnh vực an sinh xã hội hay phúc lợi xã hội, đó là quan điểm coi việc thụ hưởng các dịch vụ phúc lợi xã hội cơ bản (như nhà ở, được học hành, được chăm sóc sức khỏe...) là những quyền của con người, hay nói rộng ra là quyền của mỗi người được hưởng một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm của mình. 3. Theo Gøsta Esping-Andersen (1990), “tiêu chuẩn nổi bật của các quyền xã hội phải là mức độ mà theo đó chúng cho phép con người có thể xác lập được mức sống của mình mà không phụ thuộc vào các lực lượng của thị trường. Chính là theo ý nghĩa này mà các quyền xã hội có thể làm giảm bớt tư cách 'hàng hóa' của các công dân”.89 Esping-Andersen gọi sự “phi hàng hóa hóa” (decommodification) là tình trạng trong đó sở dĩ người ta được hưởng các dịch vụ phúc lợi là do người ta có quyền được hưởng, và người ta có thể duy trì cuộc sống của mình mà không cần dựa trên thị trường.90 Ông nói rõ rằng cho dù có những chính sách trợ giúp xã hội hay bảo hiểm xã hội thì điều này không nhất thiết dẫn đến một tình hình “phi hàng hóa hóa” thực thụ nếu chúng không thực sự giải phóng các cá nhân ra khỏi sự phụ thuộc vào thị trường. Theo Bùi Đình Thanh (2004), “bản thân kinh tế thị trường không tự động đảm bảo cho công bằng xã hội. Phải có những điều tiết của xã hội thông qua nhà nước để phân phối lại những kết quả hoạt động kinh tế theo hướng bảo đảm công bằng xã hội (...). Không thể đồng ý với quan niệm cho rằng nếu coi trọng công bằng xã hội thì khó lòng tập trung các nguồn lực bên trong và bên ngoài để phát triển kinh tế. (...) Theo tư duy kinh tế mới, đầu tư cho các lĩnh vực xã hội cũng là 89 Xem Gøsta Esping-Andersen, The Three Worlds of Welfare Capitalism, Cambridge, Polity Press, 1990, tr. 3. 90 Xem Gøsta Esping-Andersen, sách đã dẫn, tr. 21-22. 40 trực tiếp đầu tư cho kinh tế, nhất là xét theo triển vọng dài hạn.”91 Như vậy, theo chúng tôi, quá trình phát triển xã hội không thể không bao hàm việc xây dựng một hệ thống chính sách xã hội thích đáng mà trong đó cốt lõi là một hệ thống an sinh xã hội dựa trên nguyên tắc “phi hàng hóa hóa”. Ở đây, có lẽ cũng cần nhấn mạnh thêm tới nguy cơ của quan điểm “tự do hóa” hay “tân tự do hóa” kinh tế vốn khó tránh khỏi trong quá trình mở rộng đầu tư để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. 4. Một hệ thống an sinh xã hội, lẽ tất nhiên, tự nó và một mình nó, không thể giải quyết được vấn đề bất bình đẳng trong xã hội, bởi lẽ việc giải quyết vấn đề này phụ thuộc vào cả một hệ thống các chính sách vĩ mô của nhà nước như các chính sách tài chính, chính sách đầu tư, chính sách thuế khóa, chính sách lương bổng... Tuy vậy, hệ thống an sinh xã hội vẫn là một thành tố không thể thiếu trong một hệ thống chính sách kinh tế-xã hội quốc gia nhằm giúp cho xã hội có thể “tự bảo vệ mình trước những mối hiểm họa cố hữu của một hệ thống thị trường tự điều tiết”, nói theo ngôn từ của Polanyi (1944).92 Vì thế, trong một quá trình phát triển xã hội, sứ mệnh quan trọng của nhà nước, với tư cách là nhà quản lý quá trình phát triển xã hội, là làm thế nào để bảo vệ được một cách thỏa đáng các quyền xã hội của người dân thông qua một hệ thống an sinh xã hội dựa trên nguyên tắc tiến bộ xã hội và công bằng xã hội, nghĩa là mọi người dân đều có quyền được tiếp cận và được hưởng như nhau (công bằng về cơ hội) đối với các dịch vụ phúc lợi xã hội hay an sinh xã hội, nhằm mục tiêu cuối cùng là làm sao cho người dân có được một cuộc sống tử tế, xứng đáng với phẩm giá con người với tư cách là thành viên của xã hội. Nếu không xác lập nguyên tắc tư tưởng này thì hệ thống an sinh sẽ dễ rơi vào quan điểm từ thiện như đã nói trên, hoặc rơi vào quan điểm duy kinh tế (tức đi theo lôgic thị trường “tân tự do”). 5. Phạm Xuân Nam (2008) cho rằng khái niệm phúc lợi xã hội bao hàm “những lợi ích chung mà mọi người dân đều được hưởng như nhau”. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh nước ta hiện nay bao gồm nhiều đối tượng đa dạng của các chính sách xã hội, nên theo tác giả này, “cần mở rộng chính sách phúc lợi xã hội thành hệ thống chính sách an sinh xã hội nhiều tầng nấc”. Theo Phạm Xuân Nam, hệ thống chính sách này bao gồm : “1) chính sách ưu đãi xã hội nhằm bảo đảm mức sống ít nhất trên trung bình cho những người có công trong quá trình cách mạng và kháng chiến trước đây ; 2) chính sách bảo hiểm xã hội nhằm huy động sự tích góp một phần thu nhập của những người lao động lúc bình thường để dành chi tiêu cho những lúc gặp khó khăn (thất nghiệp, bệnh tật, tuổi già...) ; 3) chính 91 92 Bùi Đình Thanh, 2004, tr. 48 (những chỗ nhấn mạnh là do chúng tôi). Xem Karl Polanyi, The Great Transformation (1944), Boston, Beacon Press, 2001, tr. 79-80. 41 sách trợ cấp xã hội để trợ giúp những người yếu thế và dễ bị tổn thương, như người tàn tật, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ... ; 4) chính sách cứu tế xã hội để cưu mang những người bị thiệt hại nặng do địch họa, thiên tai hoặc rủi ro trong cuộc sống ; 5) chính sách tương trợ xã hội nhằm phát huy truyền thống tương thân tương ái 'lá lành đùm lá rách' trong cộng đồng để giúp nhau vượt qua khó khăn, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống.”93 Ý tưởng về một hệ thống chính sách an sinh xã hội bao gồm “nhiều tầng nấc”, theo chúng tôi, là một ý tưởng đáng chú ý vì tỏ ra phù hợp với trình độ phát triển và hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, vì quan niệm về an sinh xã hội của tác giả Phạm Xuân Nam vẫn còn dừng lại ở nghĩa hẹp, nên chúng tôi cho rằng có thể và cần khai triển một hệ thống an sinh xã hội (theo nghĩa rộng) theo một lộ trình qua nhiều tầng nấc, nhiều giai đoạn cũng như với nhiều định chế và tổ chức đa dạng, nhưng điều quan trọng là làm sao bảo đảm xác lập và duy trì được một số nguyên tắc và định hướng mấu chốt mà chúng tôi đã nêu trên. TP.HCM, ngày 2-1-2012 Trần Hữu Quang Tài liệu tham khảo Abercrombie, Nicholas, Stephen Hill, and Bryan S. Turner, 1988, The Penguin Dictionary of Sociology, 2nd edition, London, Penguin Books. Amable, Bruno, 2005, Les cinq capitalismes. Diversité des systèmes économiques et sociaux dans la mondialisation, Paris, Éd. du Seuil. Brym, Robert J., 1998, New Society. Sociology for the 21st Century, 2nd edition, Toronto, Harcourt Brace. Bùi Đình Thanh, 1994, “Một số điểm cần đi sâu trong nội dung lý luận và phương pháp luận về đổi mới các chính sách xã hội và cơ chế quản lý việc thực hiện các chính sách xã hội”, trong Phạm Xuân Nam (chủ nhiệm), Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội, tài liệu nội bộ, Hà Nội, trang 23-44. Bùi Đình Thanh, 2004, Xã hội học và chính sách xã hội, Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội. Bùi Thế Cường, 1990, “Vấn đề tổ chức lại hệ thống bảo đảm xã hội ở nông thôn trong quá trình đổi mới kinh tế”, Tạp chí Xã hội học, số 4, trang 12-15. Bùi Thế Cường, 2002, Chính sách xã hội và công tác xã hội ở Việt Nam thập niên 90, Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội. 93 Phạm Xuân Nam, “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Triết học, số 2 (201), 2008. 42 Bùi Thế Cường, 2003, “Phúc lợi xã hội ở Việt Nam : Hiện trạng, vấn đề và điều chỉnh”, Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp bộ, Hà Nội, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Xã hội học. Calhoun, Craig (Ed.), 2000, Dictionary of the Social Sciences, Oxford, Oxford University Press. Degen, Bernard, 2007, “Etat social”, 15-10-2007, Dictionnaire historique de la Suisse, www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F9932.php (truy cập ngày 5-12-2011) Đào Duy Anh, 1932, Hán Việt từ điển giản yếu, Sài Gòn, Nxb Trường Thi, in lần thứ ba, 1957. Esping-Andersen, Gøsta, 1990, The Three Worlds of Welfare Capitalism, Cambridge, Polity Press. Fallis, George, 2005, “Universities and Democracy”, COU (Council of Ontario Universities) Academic Colleagues' Working Papers, April 22. Gould, Arthur, 1993, Capitalist Welfare Systems, New York, Longman. Greve, Bent, 2007, “What Characterise the Nordic Welfare State Model”, Journal of Social Sciences, Vol. 3, No. 2, pp. 43-51. Herrmann, Peter, 2007, Social Professional Activities and the State, New York, Nova Publishers. Hörber, Thomas, 2007, “Societal Security – The Development of the European Social Model during the Cold War”, Hamburg Review of Social Sciences, Vol. 2, Issue 2, August, pp. 31-57. International Labour Organization (ILO), 1984, Introduction to Social Security, Geneva, ILO. International Labour Organization (ILO), 2001, Social Security : A New Consensus, Geneva, International Labour Office. Kristensen, Catharina Juul, 2007, “Towards Two-tier Universalism ? A Discussion on the Welfare Principle”, Journal of Social Sciences, Vol. 3, No. 2, pp. 52-59. Kuper, Adam, and Jessica Kuper (Eds.), 1999, The Social Science Encyclopedia, 2nd edition, London and New York, Routledge. Mabbett, Deborah, and Helen Bolderson, 1999, “Theories and Methods in Comparative Social Policy”, in J. Clasen (Ed.), Comparative Social Policy : Concepts, Theories and Methods, Oxford, Blackwell. Mai Huy Bích, “An sinh xã hội ở châu Âu và Mỹ”, 2006, Tạp chí Xã hội học, số 1 (93), trang 96-103. Marshall, Gordon (Ed.), 1998, A Dictionary of Sociology, Oxford, New York, Oxford University Press. Megginson, William L., and Jeffry M. Netter, 2001, “From State to Market: A Survey of Empirical Studies on Privatization”, Journal of Economic Literature, Vol. 39, No. 2, June, pp. 321-389. Nguyễn Hải Hữu, 2006, “Phát triển hệ thống an sinh xã hội hiện đại phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Xã hội học, số 1 (93), trang 14-22. Park, Mee-Sok, Jeong-Won Han, and In-Ja Song, 2002, “Gender and the Welfare State : 43 The British Feminist Critiques”, Journal of Korean Home Economics Association, English Edition, Vol. 3, No. 1, December, pp. 73-94. Petrášová, Alexandra, 2008, “Social Protection in the European Union”, Eurostat. Statistics in focus, No. 46. Phạm Xuân Nam (chủ nhiệm), 1994, Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Chương trình khoa họccông nghệ cấp nhà nước KX-04, tài liệu nội bộ, Hà Nội. Phạm Xuân Nam (chủ biên), 1997, Đổi mới chính sách xã hội – Luận cứ và giải pháp, Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia. Phạm Xuân Nam, 2004, “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Xã hội học, số 3 (87), trang 3-13. Phạm Xuân Nam, 2008, “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Triết học, số 2 (201). Polanyi, Karl, 1944, The Great Transformation, Boston, Beacon Press, (tái bản) 2001. Rao, Madhava P., 2005, “Social Security Administration in India. Study of Provident Funds and Pension Scheme”, 30 Dec., MPRA Paper (Munich Personal RePEc Archive) No. 1919 (http://mpra.ub.uni-muenchen.de/1919). Richez-Battesti, Nadine, “Régimes d’Etat-Providence et Economie sociale et solidaire en Europe : Le Régime Conservateur Français Déstabilisé?”, www.cridafr.org/03_actualites/streams/stream%201/1-ISTR-EMES_ paper _Richez.doc, trang 2 (truy cập ngày 24-10-2008). Tô Duy Hợp, 2006, “An sinh xã hội tam nông – Một số vấn đề lý luận cơ bản”, Tạp chí Xã hội học, số 1 (93), trang 23-34. Trần Đình Hoan, 1994, “Vận dụng hệ thống chính sách và đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện chính sách xã hội trong thực tế”, trong Phạm Xuân Nam (chủ nhiệm), Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội, tài liệu nội bộ, Hà Nội, trang 487-517. Trần Đức Cường (chủ biên), 2010, Những yếu tố tác động đến phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội. Trần Hữu Quang, 2009, “Hệ thống phúc lợi ở TP.HCM với mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội” (bản phúc trình tổng kết đề tài nghiên cứu cấp bộ của TP.HCM do Trần Hữu Quang làm chủ nhiệm đề tài), Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, tháng 4. Trần Hữu Quang, 2009, “Phúc lợi xã hội trên thế giới : Quan niệm và phân loại”, Tạp chí Khoa học xã hội (TP.HCM), số 04 (128), trang 12-31. Trần Hữu Quang, 2010, “Phát triển xã hội và quản lý quá trình phát triển xã hội”, trong Trần Đức Cường (chủ biên), Những yếu tố tác động đến phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội, trang 64-73. Trần Hữu Quang, 2010, “Phúc lợi xã hội và xu hướng 'hàng hóa hóa' (Phân tích kết quả khảo sát tại TP.HCM)”, Tạp chí Khoa học xã hội (TP.HCM), số 07 (143), trang 2136. Trịnh Duy Luân (chủ biên), 2002, Phát triển xã hội ở Việt Nam. Một tổng quan xã hội 44 học năm 2000, Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội. Trịnh Duy Luân, 2006, “Góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở nước ta hiện nay”, tạp chí Xã hội học, số 1 (93), trang 3-13. Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA, thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), Tổ chức GIZ (Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit, GmbH), 2011, Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam. Viet Nam Social Protection Glossary, Hà Nội. Vũ Trọng Hùng, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Trọng Khải, Phan Thăng, 2000, Từ điển pháp luật Anh-Việt, TP.HCM, Nxb TP.HCM. Williams, Fiona, 1999, “Welfare State”, in Adam Kuper and Jessica Kuper (Ed.), The Social Science Encyclopedia, 2nd edition, London and New York, Routledge, pp. 911-913. Zacher, Hans, 1977, “Sozialstaatsprinzip”, in Handwörterbuch der Wirtschaftswissenschaften, Stuttgart. 45