Academia.eduAcademia.edu
Luận văn THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG EU 1 LỜI NÓI ĐẦU Hàng dệt may là trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Trong hoạt động kinh doanh trong kinh tế thị trường luôn có những cơ hội và nguy cơ. Đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu. Làm thế nào để thành công trong kinh doanh hàng dệt may ở thị trường EU? Đó là một vấn đề mà các chủ thể kinh doanh hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU rất quan tâm. Bên cạnh đó, thị trường EU có những rào cản gì mà các doanh ngiệp Việt Nam cần vượt qua để thâm nhập và phát triển ở thị trương EU. Đề tài: “ Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU”. Là một đề tài được sự chú ý quan tâm đặc biệt trong thời đại hội nhập quốc tế, khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 cua tổ chức thương mại thế giới WTO. Như vậy cơ hội và thách thức đang mở ra cho dệt may Việt Nam, do đó dệt may Việt Nam phải có những chiến lược trước mắt và lâu dài để có thể tồn tại và ngày càng mở rộng thị phần của mình trên thị trường EU. Cần phải kết hợp chặt chẽ giữa Chính Phủ và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sang thị trường EU để có những bước đi đúng dắn trong viêc mở rộng phát triển thị phần của dệt may Việt Nam trên thị trường này đồng thời thắt chặt quan hệ hữu nghị của Việt Nam với Liên Minh Châu Âu ngày cáng gắn bó hơn. Em xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Thị Xuân Hương đã hướng dẩn em hoàn thành bài đề án và thư viện trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã cung cấp thông tin, số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện bài đề án của mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và điều kiện có hạn nên bài đề án của em không tránh khỏi những sai sót. Em hi vọng sẻ nhận được những lời nhận xét, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đề án của em được hoàn thiện tốt hơn. 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG EU. 1. Nội Dung Xuất Khẩu 1.1. Thị trường xuất khẩu Hiện nay liên minh Châu ÂU ( EU ) với 27 thành viên, là một thị trường hấp dẩn. Một thị trường vơí dân số đông và tổng sản phẩm quốc nội( GDP ) lớn hơn cả Mỹ hay Nhật Bản. Thương Mỵ trong khối, EU chiếm 40% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới. Những thống kê cho thấy hàng hóa được nhập khẩu vào EU từ các nước đang phát triển đang tăng và cơ cấu theo hướng nhập khẩu từ các quốc gia này cũng đang thay đổi theo hướng nhập khẩu hàng công nghiệp chế tạo. Mặc dù được sự ưu đải của EU, các nước chậm phát triển( LDC ) và các quốc gia ở khu vực Châu Phí và Caribê và Thái Bình Dương( ACP ) đang bị hạn chế bởi công ước Lomé( Lome Convention ) đã không thể cải thiện tình hình xuất khâu hàng hóa sang thị trường EU. Có một vài nhân tố làm cho việc tiếp cận thị trường EU của nhà xuất khẩu tại các quốc gia đang phát triển trở nên khó khăn. Một là, do sự đa dạng của thị trường này và nó trở nên đa dạng hơn khi có thêm một thành viên mới gia nhập vào thị trường EU. Các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển thường không đem lại những cơ hội khác nhau và yêu cầu những cách tiếp cận khác nhau. Hai là, thị trường EU nổi bật lên bởi sự cạnh tranh gay gắt, buộc các công ty phải mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích hơn so với đối thủ của họ. Các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển không thể dựa vào chi phí lao động thấp để cạnh tranh. Chất lượng cao, liên tục đổi mới sản phẩm, luôn tạo hình ảnh tốt về công ty và dịch vụ tốn ít nhất cũng đã quan trọng không kém việc đưa ra giá chào cạnh tranh. 3 Ba là, mối quan tâm về sức khỏe và sự an toàn cho người lao động và khách hàng cùng như môi trường, tất cả những điều này đã thúc đẩy việc cần thiết phải được những chứng nhận, nhãn hiệu và tiêu chuẩn quốc tế. Những điều này hoặc bị bắt buộc bởi pháp luật hoặc bị đòi hỏi bởi chính bản thân thị trường. Về mặt an toàn sản phẩm việc dán nhãn CE là điều kiện quan trọng tiên quyết cho việc lưu hành rộng rải những thành phẩm đó tại thị trường EU. Về mặt an toàn thực phẩm, các công ty chế biến phải tuân thủ tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt. Những yêu cầu của thị trường nhìn chung sẻ dẩn tới việc sử dụng nhiều nhãn mác, giấy chứng nhận tiêu chuẩn của quốc tế chấp nhận. Ngoài việc đòi hỏi các công ty áp dụng các hệ thống quản lý môi trường( một loạt các tiêu chuẩn ISO 14000 ) cả việc tuân thủ tiêu chuẩn AS 8000( Social Accountobility 8000 ) hy vọng sẻ trở nên ngày càng quan trọng trong những năm tới. Như vậy là xuất khẩu sang thị trường EU là một việc không phải là chuyện dể dàng. Ví dụ, sự phát triển mạnh việc áp dụng internet như là một công cụ tiếp thị và sự thay đổi trong các hệ thống phân phối. Các mối quan hệ giữa người mua và người bán dần trở thành các mối quan hệ cùng nhau sản xuất và giao thầu. Những điều này đang cũng cố các mối quan liên kết trao đổi thông tin và hợp tác nơi mà sự tin tưởng, chất lượng và sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế là điều kiện cho sự thành công. Kết quả là sự phát triển của internet và intranet như là một phương tiện quan trọng để quản lý các quan hệ trao đổi thông tin và tầm quan trọng ngày càng tăng của quản llý chất lượng tổng thể( Total Quality Managerment- TQM) và giấy chứng nhận ISO 9000 và các yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Nói tóm lại, tình hình hiện nay và những phát triển ở thị trường EU đã đặt ra một một số thách thức cho các doanh nghiệp và các tổ chức xúc tiến thương mại ở các nước đang phát triển. Không phải tất cả ccác doanh nghiệp đều tự nguyện làm cho công ty của họ đáp ứng được các tiêu chuẩn bắt buộc. Liên minh chiến lược và đầu tư nước ngoài có thể là cần thiết. 4 Tuy nhiên, một điều rỏ ràng rằng những thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt là đòi hỏi phải có cách tiếp cận chiến lược, định hướng thị trường thích hợp, mạnh mẻ linh hoạt, đổi mới các tiêu chuẩn quản lý dược quốc tế công nhận. 1.2. Kim ngạch xuất khẩu. * Giai đọan 1990-1994. Việt Nam và EU thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 10 năm 1990. Mở đầu quan hệ hợp tác Thương mại giữa Việt Nam và EU là hiệp định buôn bán dệt may( gọi tắt là Hiệp định Dệt may) được ký ngày 15 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực 5 năm, bắt đầu từ năm 1992. Hiệp định được bổ sung năm 1996. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU không đều, từ năm 1991-1993 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm, năm 1992 lại tăng 103,1%, năm 1994 tăng 77,6%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Viếtang EU phân theo quốc gia trong giai đọan náy không đều. Thị trường Đức, Pháp là hai thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. * Giai đoạn 1995 đến nay. Ngày 17 tháng 7 năm 1995 tại Bruxen( Bỉ ) Hiệp định hợp tác Việt Nam – EU được ký kết. Theo hiệp định này, Việt Nam và EU sẻ dành cho nhau quy chế tối huệ quốc ( MFN ) về Thương mại phù hợp với điều khoản của GATT-1994. Do vậy mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU tăng trưởng mạnh. EU là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Vịêt Nam. Năm 1980 Việt Nam dã xúât khẩu hnàg dệt may sang một số thành viên EU đặc biệt là Đức, Pháp, Anh… Từ khi có hiệp định dệt may được ký kết ngày 15 tháng 12 năm 1992, có hiệu lực năm 1993 hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU năm 1999 đạt 555,1 triệu USD, năm 2000 đạt 609 triệu USD, dự kiến năm 2007 là 5,2 tỷ USD. 5 Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU chiếm 34%-38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Hạn ngạch dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trọng lượng 4324 tấn, đạt mức 26% so với ngạch cơ sở của 16 Cat, đơn vị sản phẩm tăng khoảng 15 triệu, mức tăng 25%. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU đạt 553 triệu USD chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm so với năm 2001. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do hoạt động cạnh tranh của hàng dệt may trên thị trường này rất quyết liệt. Ngày 15 tháng 2 năm 2003, EU còn cam kết tăng tất cả các mặt hàng dệt may nhạy cảm cho Việt Nam từ 50% lên 70%. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đạt khoảng 800-850 triệu USD. Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu hàng dệt may năm 2002 của Việt Nam trong EU là: Đức( 46,9% ), Pháp( 10,8% ), Hà Lan( 10,3% ), Anh( 9,4% ), Bỉ( 6,1%), Tây Ban Nha( 5,1% ), Italia( 4,4% ), Đan Mạch( 2% ), Thủy Điển ( 1,9% ), Aó( 1,5% ), Phần Lan( 0,6% ), Ailen( 0, 4% ), Lucxambua( 0,3% ), Hy Lap( 0,2% ), Bồ Đào Nha( 0,1% ). Dệt may là hàng xuất khẩu duy nhát của Việt Nam bị EU quản lý bằng hạn ngạch. Hạn ngạch dệt may được mô tả qua bảng 1.1. Hàng dệt may được hưởng thuế suất thấp nhưng bị hạn chế bởi các qui định của Hiệp định dệt may. Qua 4 vòng đàm phán sửa đổi gia hạn và điều chỉnh. Tháng 3 năm 2003, Hiệp định dệt mayđược điều chỉnh với thời gian gia hạn thêm 3 năm kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2003. Do vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải cải tiến chất lượng , đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị trường EU Như vậy, hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO, do đó những rào cản về hạn ngạch dần được xóa bỏ, tạo ra một thị trường rộng lớn cho dệt may Việt Nam. 6 Bảng 1.1: Tổng hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU năm 2002 Số TT Chủng loại hạn ngạch Cat Tổng hạn ngạch 2002 Ghi chú 1 Aó T-Shirt 4 9. 877. 000 chiếc Nhạy cảm 2 Aó len, áo nỉ 5 3. 275. 000 chiếc Rất nhạy cảm 3 Quần âu, quần short 6 4. 774. 000 chiếc Rất nhạy cảm 4 Sơ mi nữ 7 2. 771. 000 chiếc Nhạy cảm 5 Sơ mi nam 8 13. 102. 000 chiếc 6 Khăn bông 9 912 tấn 7 Găng tay 10 5. 572.000 đôi 8 Bít tất 12 2. 884. 000 đôi 9 Quần lót nhỏ 13 8. 534. 000 chiếc 10 Aó khoác nam 14 451. 000 chiếc 11 Aó khoác Nữ 15 497. 000 chiếc 12 Bộ Pyjama 18 892 tấn 13 Ga trải giường 20 235 tấn 14 Aó Jacket 21 19. 845.000 chiếc 15 Aó dài nữ 26 1. 220. 000 chiếc 16 Quần dệt kim 28 3. 579. 000 chiếc 17 Bộ quần áo nữ 29 371. 000 bộ 18 Aó lót nhỏ 31 4. 031. 000 chiếc Nhạy cảm 19 Vải tổng hợp 35 606 tấn Rất nhạy cảm 20 Khăn trải bàn thêu 39 225 tấn 21 Sợi tổng hợp 41 734 tấn 22 Quần áo trẻ con 68 456 tấn 23 Quần áo thể thao 73 1. 103. 000 bộ 24 Quần áo bảo hộ lao 76 1. 199 tấn động 7 Nhạy cảm Nhạy cảm Rất nhạy cảm Nhạy cảm 25 Quần áo khác 78 1209 tấn Nhạy cảm 26 Lưới sợi 97 216 tấn Nhạy cảm 27 Khăn trải giường lanh 118 268 tấn Nhạy cảm 28 Quần áo 161 241 tấn Nguồn: Số liệu của phái đoàn EC tại Hà Nội 1.3. Gía cả xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. Gía cả xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU bị rất nhiều các yếu tố chi phối. Theo trung tâm Thương mại, hai tuần đầu tiên của Tháng 7, giá xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU đạt tới 40.35 triệu USD, cao hơn nhiều mức trung bình cuả các tháng đầu năm. Giá nhập khẩu Cat 4 ( áo thun ) đã tăng lên mức 2.22 ( euro/chiếc ), so với mức giá nhập khẩu trung bình 1.12 ( euro/ chiếc ) trước đây; cat 6 ( quần ) là 5.56 ( euro/chiếc ) so với mức giá trung bình 6 tháng đầu năm là 4.06 ( euro/chiếc ), cat 5 ( áo len, áo nỉ ) là 5.04 ( euro/chiếc ) so với mức 3.15 ( euro/chiếc). Trên đây là tình hình giá xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đầu tháng 7 năm 2007. Còn sau đây là bảng giá tổng hợp tình hình xuất khẩu dệt may sang thị trường EU năm 2004 đối với các mặt hàng áp dụng hạn ngạch và cả các mặt hàng không ap dụng hạn ngạch. Bảng 1.2: Tổng hợp tình hình xuất khẩu dệt may sang EU năm 2004 Stt Chủng Đơn vị Hạn ngạch loại tính Số lượng Tỷ lệ % so với hạn Kim ngạch Gía bình quân ( USD ) ngạch I. Các chủng loại hàng xuất khẩu cần có thông báo hạn ngạch 1 Cat. 41 Tấn 1,692.26 1,504.13 88.88% 2,205,349.02 1,466.19 USD/Tấn II. Các chủng loại hàng có áp dụng hạn ngạch nhưng thực hiện cấp E/L tự động 1 Cat. 4 Chiếc 29,024,563 20,323,243 70.02% 39,374,600.87 1.94 USD/chiếc 2 Cat.5 Chiếc 10,672,240 9,106,256 85.33% 50,740,678.21 5.57 USD/chiếc 8 3 Cat.6 Chiếc 11,962,160 9,378,332 78.40% 56,116,442.13 5.98 USD/chiếc 4 Cat.7 Chiếc 8,935,790 4,565,828 51.10% 14,001,152.36 3.07 USD/chiếc 5 Cat.8 Chiếc 26,842,577 14,081,677 52.46% 76,197,123.38 5.41 USD/Chiếc 6 Cat.9 Tấn 1,137.77 694.30 61.02% 3,695,582.82 5,322.78 USD/chiếc 7 Cat.10 Đôi 7,319,870 2,177,327 29.75% 3,825,863.10 1.76 USD/đôi 8 Cat.12 Đôi 4,236,230 306,552 7.24% 132,423.42 0.43 USD/đôi 9 Cat.13 Chiếc 17,081,760 12,899,412 75.52% 12,184,649.59 0.94 USD/chiếc 10 Cat.14 Chiếc 725,040 587,212 80.99% 3,022,973.62 5.15 USD/chiếc 11 Cat.15 Chiếc 1,407,919 1,189,344 84.48% 15,955,401.43 13.41 USD/chiếc 12 Cat.18 Tấn 2,083.55 569.31 27.32% 3,924,929.69 6,894.15 USD/tấn 13 Cat.20 Tấn 307.41 204.60 78.27% 3,285,402.39 13,655.12 USD/tấn 14 Cat.21 Chiếc 24,444,340 12,790,714 52.33% 181,226,084.77 14.17 USD/chiếc 15 Cat.26 Chiếc 2,179,243 718,308 32.96% 3,335,291.55 4.64 USD/chiếc 16 Cat.28 Chiếc 10,034,560 6,359,464 63.38% 12,991,540.91 2.04 USD/chiếc 17 Cat.29 Bộ 1,075,800 803,685 74.71% 5,572,298.77 6.93 USD/chiếc 18 Cat.31 Chiếc 11,893,210 5,708,533 48.00% 18,879,192.51 3.31 USD/chiếc 19 Cat.35 Tấn 1,652,71 352,32 21.32% 1,105,518.71 3,137.79 USD/tấn 20 Cat.39 Tấn 303.24 219.61 72.42% 3,020,161.73 13,752.29 USD/Chiếc 21 Cat.68 Tấn 1,112.74 511.44 45.96% 7,148,416.14 13,977.07 USD/chiếc 22 Cat.73 Bộ 2,782,510 799,207 28.72% 5,100,543.13 6.38 USD/bộ 23 Cat.76 Tấn 2,644.72 2,003.44 75.75% 20,529,126.97 10,246.93 USD/Tấn 24 Cat.78 Tấn 2,967.32 2,276.96 76.73% 41,217,763.72 18,102.13 USD/tấn 9 25 Cat.83 Tấn 2,967,991.13 900.12 90.82% 10,686,158.48 11,871.88 USD/tấn 26 Cat.97 Tấn 489.34 271.32 55.45% 1,723,327.94 6,351.7 USD/tấn 27 Cat.118 Tấn 315.02 95.40 30.28% 2,914,717.70 30,520.48 USD/tấn 28 Cat.161 Tấn 739.07 272.64 36.89% 4,147,719.62 15,113.15 USD/tấn III. Các chủng loại hàng không áp dụng hạn ngạch 1 Cat.1 Tấn 312.21 665,593.65 2,131.85 USD/Tấn 2 Cat.2 Tấn 62.08 291,715.87 4,699.35 USD/tấn 3 Cat.3 Tấn 224.25 557,582.90 2,486.49 USD/tấn 4 Cat.16 Tấn 556,018 4,357,912.83 7.84 USD/tấn 5 Cat.17 Chiếc 163,705 2,508,083.77 0.67 USD/chiếc 6 Cat.19 Chiếc 31,029 38,871.16 1.25 USD/Chiếc 7 Cat.22 Tấn 255.74 606,206.91 2,370.44 USD/chiếc 8 Cat.23 Tấn 39.19 96,453.24 2,461.1 USD/chiếc 9 Cat.24 Bộ 9,128.637 6,079,808.77 0.67 USD/bộ 10 Cat.27 Chiếc 1,975.349 5,979,202.02 3.03 USD/chiếc 11 Cat.33 Tấn 14,381.90 19,117,570.24 1,329.28 USD/Tấn 12 Cat.36 Tấn 0.15 5,740.00 38,524.49 USD/Tấn 13 Cat.37 Tấn 8.05 30,525,.09 3,793.77 USD/tấn 14 Cat.40 Tấn 2.43 73,889.78 10 30,407.32 USD/Tấn 15 Cat.62 Tấn 0.13 1,280.00 10,039.22 USD/tấn 16 Cat.66 Tấn 0.00 1.00 500 USD/tấn 17 Cat.67 Tấn 0.05 2,509.20 53,501.07 USD/tấn 18 Cat.72 Tấn 87.70 752,613.65 8,581.43 USD/tấn 19 Cat.84 Tấn 49.38 13,055.02 264.411 USD/Tấn 20 Cat.86 Tấn 0.50 10,518.75 20,982.94 USD/tấn 21 Cat.88 Tấn 0.42 15,825.38 38,133.45 USD/Tấn 22 Cat.90 Tấn 68.20 122,808.07 1,800.79 USD/tấn 23 Cat.112 Tấn 0.03 626.62 18,988.48 USD/tấn 24 Cat.120 Tấn 4.66 176,530.24 37,918.64 USD/tấn 25 Cat.136 Tấn 1.01 20,734.89 20,564.21 USD/tấn 26 Cat.141 Tấn 0.11 1,906.00 17,171.17 USD/tấn 27 Cat.142 Tấn 0.38 5,760.00 15,000 USD/tấn 28 Cat.154 Tấn 0.04 390.00 9,750 USD/tấn 29 Cat.156 Tấn 0.05 667.58 13,351.23 USD/tấn 30 Cat.157 Tấn 67.59 399,959.27 5,917.23 USD/tấn 31 Cat.159 Tấn 163.25 6,149,148.32 37,666.87 USD/tấn 11 32 Cat.160 Tấn 0.64 25,904.40 40,198.01 USD/Tấn Tổng kim ngạch xuất khẩu 652,365,744.64 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG EU I. THỊ TRƯỜNG EU VÀ NHỮNG QUI ĐỊNH CỦA THỊ TRƯỜNG EU ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VÀO EU. 1. Thị trường EU. EU là một thị trường đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may, chiếm 49% tổng giá trị nhập khẩu của toàn thế giới. Nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU vào khoảng 110 tỷ USD hàng quần áo may sẳn và hàng dệt các loại. Các nước EU lại đang có xu hướng chuyển nguồn nhập khẩu sang các nước đang phát triển để tận dụng nguồn lao động giá rẻ của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tỷ trọng mậu dịch 43% trong nội bộ khối và 17% nhập từ các nước đang phát triển dang dần được điều chỉnh theo hướng tăng tỷ trọng nhập khẩu từ các nước Châu Á- khu vực sản xuất hàng dệt may lớn nhất, chiếm tỷ trọng 60% khối lượng hàng dệt may xuất khẩu của toàn thế giới. Các nước thuộc EU là thị trường nhập khẩu dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng lên đến trên 23%/năm. Trong EU thì Đức là nước nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam lớn nhất, chiếm 47% tổng giá trị xuất khẩu, tiếp theo là Pháp( 14% ), Hà Lan( 12% ), Italia( 9% ) các nước khác chiếm 8%. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU bắt đầu tăng mạnh từ khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may được ký tắt vào tháng 12-1992 và tiếp tục được điều chỉnh bổ sung cho từng giai đoạn. Các sản phẩm chủ lực chiếm tới 70% giá trị kim ngạch là những hàng quen làm, dể thu lợi nhuận như: áo Jacket( 51,7%), áo len và dệt kim( 3.9%), quần âu(5%), T- shirt và 12 Polo shirt ( 3.4% ). Các sản phẩm có yêu cầu kỷ thuật phức tạp, chất lượng cao thì Việt Nam vẩn chưa san xuất được hoặc sản xuất với tỷ lệ rất nhỏ. Như vậy, thị trường EU là một thị trường có sức tiêu thụ lớn. Bên cạnh đó thì tính cạnh tranh cũng rất cao . Do đó ma hàng Việt Nam muốn cạnh tranh được trên thị trường rộng lớn này thì phải không ngừng đổi mới chất lượng, cải thiện mẩu mã đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường này 2. Những quy định của EU đối với hàng dệt may xuất khẩu. 2.1. Những quy định về xuất xứ hàng hóa Trước đây đánh giá nguồn gốc xuất xứ xủa nguyên vật liệu sản xuất ra các sản phẩm thành phẩm dệt may trên quy mô lảnh thổ Việt Nam. Nhưng hiện nay, liên minh Châu âu( EU ) quy định nguồn gốc xuất xứ của nguyên vật liệu sản xuất ra các thành phẩm trên quy mô khu vực ASEAN. Các nước ASEANcó thể mua nguyên vật liệu của nhau để sản xuất ra các hàng dệt may thành phẩm, sau đó xuất khẩu sang thị trường EU và những nước này vẩn được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam. 2.2. Những quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Các sản phẩm dệt may tiêu thụ trên tthị trường EU bao gồm: áo Tshirt, áo len, áo nỉ, quần dài, quần short, sơ mi nữ, sơ mi nam, khăn bông, găng tay, bít tất, quần lót nhỏ, áo khoác nam, áo khoác nữ, bộ pyjama, ga trải giường, áo jacket, áo dài nữ, quần dệt kim, bộ quần áo nữ, áo lót nhỏ vải tổng hợp, khăn trải bàn thêu, sợi tổng hợp quần áo khác, lưới sợi, khăn trải giường lanh đều phải đặt tiêu chuẩn của hệ thống quản lý ISO 9000-2000. 2.3. Ngoài ra còn có những quy định khác về: nhãn hiệu hàng hóa dệt may, quy định về môi trường, quy định về bao bì và phế thải bao bì sản phẩm… 13 2.4. Bên cạnh những quy định của EU thì Bộ Thương Mại cũng có những quy định mang tính chất hướng dẩn việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU là: I . N H Ữ N G Q U Y Đ Ị N H C H U NG : 1. Phạm vi áp dụng hạn ngạch Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU, Thổ Nhĩ Kỳ cat 29 chủng loại hàng (Cat.) và sang thị trường Canada cú 14 chủng loại hàng (Cat.) được quy định tại phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. 2. Đối tượng được giao và thực hiện hạn ngạch Thương nhân được giao và thực hiện hạn ngạch phải có đủ các điều kiện sau: - Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đó đăng ký mó số kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc cú Giấy phộp đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; - Có năng lực sản xuất hàng dệt may; đối với các thương nhân kinh doanh thương mại (không có cơ sở sản xuất) phải có hợp đồng hợp tác sản xuất, hợp đồng cung ứng sản phẩm xuất khẩu với các nhà sản xuất; - Không vi phạm các quy định hiện hành cũng như các quy định của Hiệp định trong năm 2003. 3.Thực hiện cấp giấy phép xuất khẩu ( Export Licence) tự động đối với: - Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU; - Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Thổ Nhĩ Kỳ (trừ chủng loại hàng- Cat. 6, 35, 41). Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu tự động thực hiện tại các phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực của Bộ Thương mại ( hoặc đơn vị được Bộ Thương mại uỷ quyền) tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu. 4. Thực hiện việc giao hạn ngạch đối với: 14 + Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Canada; + Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Thổ Nhĩ Kỳ các chủng loại hàng (Cat.) 6, 35, 41. Thương nhân thực hiện hạn ngạch theo Thông báo giao hạn ngạch của Bộ Thương mại hoặc của Sở Thương mại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chớ Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng ( cơ quan được UBND cỏc thành phố uỷ quyền giao hạn ngạch). I I . QU Y Đ Ị N H V Ề V I Ệ C G I A O H Ạ N N G Ạ C H 1- Quy định về cấp Giấy phép xuất khẩu (E/L) và giao hạn ngạch hàng xuất khẩu sang thị trường EU, Thổ Nhĩ Kỳ Hàng tuần, Bộ Thương mại sẽ thông báo tình hình cấp Giấy phép xuất khẩu tự động và số lượng hạn ngạch còn lại trên báo Thương mại và địa chỉ Website của Bộ Thương mại ( www.moi.gov.vn ) và tại các phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực, đồng thời có hướng dẫn giải quyết đối với những chủng loại hàng có khả năng xuất khẩu hết hạn ngạch để thương nhân biết và thực hiện, cụ thể: - Trong quý I hoặc quý II/2004 khi cấp Giấy phép xuất khẩu tự động đạt mức 70% hạn ngạch cơ sở và đạt mức 85% trong quý III hoặc trong quý IV/2004 đối với từng chủng loại hàng (Cat.), Bộ Thương mại sẽ ngừng cấp giấy phép xuất khẩu tự động. Phần hạn ngạch còn lại sau khi ngừng cấp giấy phép xuất khẩu tự động Liên Bộ sẽ giao về các Sở Thương mại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng và giao trực tiếp cho các thương nhân khác. - Việc giao hạn ngạch còn lại dựa trên cơ sở: + Tỷ lệ phần trăm số lượng hạn ngạch thực hiện của từng Cat. đến thời điểm thông báo ngừng cấp giấy phép tự động. + Các đơn hàng đó sản xuất chờ xuất khẩu, đó nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất 15 + Các hợp đồng gia công xuất khẩu ký với khách hàng là nhà công nghiệp châu Âu, do Uỷ ban châu Âu giới thiệu hoặc ký trực tiếp với khách hàng Cộng đồng châu Âu ( EU). + Các hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may sử dụng vải nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam. 2- Quy định về giao hạn ngạch xuất khẩu sang thị trường Canada, Thổ Nhĩ Kỳ ( Các Cat. 6, 35, 41) - Hạn ngạch được giao căn cứ tỷ lệ phần trăm số lượng thực hiện hạn ngạch của từng chủng loại hàng (cat.) trong năm 2003. - Thời gian giao hạn ngạch + Đợt 1: vào khoảng tháng 11/2003, giao hạn ngạch cho Thương nhân trên cơ sở thành tích xuất khẩu sang Canada và Thổ Nhĩ Kỳ ( Cat. 6, 35 và 41) của 9 tháng đầu năm 2003. + Đợt 2: vào khoảng cuối tháng 01/2004, giao hạn ngạch còn lại cho thương nhân có thành tích xuất khẩu trong 3 tháng cuối năm 2003. - Thủ tục đăng ký hạn ngạch Thương nhân có nhu cầu sử dụng hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Canada và Thổ Nhĩ Kỳ (Cat. 6, 35 và 41) năm 2004 gửi đăng ký (theo mẫu đánh kèm) về Bộ Thương mại (Vụ Xuất nhập khẩu) 21 Ngô Quyền, Hà Nội và gửi về Sở Thương mại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng (nếu là những thương nhân trực thuộc thành phố) trước ngày 15/11/2003 và phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của việc kê khai các tiêu chí trong đơn đăng ký hạn ngạch. I I I . Q U Y Đ Ị N H VỀ T HỰ C H I Ệ N H Ạ N N G Ạ CH 1- Hiệu lực thực hiện: Hạn ngạch năm 2004 cú hiệu lực thực hiện từ 01 tháng 01 năm 2004 đến ngày 31 tháng 12 năm 2004. 2- Hoàn trả 16 Thương nhân không có khả năng thực hiện hạn ngạch được giao phải có văn bản hoàn trả lại Bộ Thương mại. - Hạn ngạch hoàn trả trước tháng 9/2004, sẽ được tính vào hạn ngạch tiêu chuẩn năm sau. - Hạn ngạch hoàn trả từ tháng 9/2004 trở đi sẽ không tính vào hạn ngạch tiêu chuẩn năm sau. Hạn ngạch được giao nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không hết mà không hoàn trả sẽ bị trừ 3 lần số lượng hạn ngạch không sử dụng vào tiêu chuẩn hạn ngạch năm sau. 3- Chuyển đổi hạn ngạch Trong trường hợp có nhu cầu chuyển đổi hạn ngạch giữa các chủng loại hàng (Cat.) thương nhân có văn bản gửi Bộ Thương mại hoặc các Sở Thương mại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng đề nghị xem xét, giải quyết phù hợp với quy định của Hiệp định. Tỷ lệ chuyển đổi giữa các Cat. như phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. 4- Uỷ thác và nhận uỷ thác Việc uỷ thác và nhận uỷ thác được thực hiện theo Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31tháng 7 năm 1998 và Nghị định số 44/2001/NĐCP ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ. 5- Phí hạn ngạch Mức thu phí han ngạch từng chủng loại hàng (cat.) được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1698/TM-XNK ngày 01 tháng 10 năm 2002 của Bộ Thương mại, cụ thể như phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. Thương nhân nộp phí hạn ngạch cho từng lô hàng xuất khẩu. Khi làm thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, thương nhân xuất trình với Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực chứng từ đó nộp phí hạn ngạch vào tài 17 khoản của Bộ Thương mại số 920.90.023 tại kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội. I V . ĐI Ề U K H O ẢN T H I H ÀN H 1- Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện các điều khoản của Hiệp định đó ký và các quy chế đó ban hành, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong nước và nước ngoài giải quyết kịp thời những phát sinh trong qúa trình thực hiện. Kết quả việc giao hạn ngạch và tình hình thực hiện hạn ngạch được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang web: www.mot.gov.vn của Bộ Thương mại. 2- Thương nhân thực hiện đúng các quy định của Thông tư Liên tịch và các quy định của Hiệp định buôn bán hàng dệt may ký với EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong trường hợp vi phạm, tuỳ mức độ sẽ bị xử lý từ thu hồi hạn ngạch đến đình chỉ phân giao hạn ngạch hoặc theo quy định của pháp luật. Cụ thể: 2.1- Thương nhân chuyển tải bất hợp pháp hàng hoá, làm và sử dụng Giấy phép xuất khẩu (E/L) giả, C/O giả, giả mạo hồ sơ bị thu hồi hết hạn ngạch, không phân hạn ngạch năm sau và chuyển hồ sơ sang cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý. 2.2- Thương nhân khai không đúng nội dung đơn xin hạn ngạch, đơn xin Giấy phộp xuất khẩu, lẩn tránh việc kiểm soát hạn ngạch của Liên Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp bị thu hồi hết hạn ngạch, không giao hạn ngạch bổ sung. 2.3- Thương nhân khai sai năng lực sản xuất, sai kim ngạch xuất khẩu để được giao hạn ngạch bổ sung thỡ thu hồi phần hạn ngạch được cấp do khai báo sai và phạt 30% hạn ngạch theo tiêu chuẩn được cấp. Thông tư Liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Như vậy những sản phẩm dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU chịu rất nhiều những quy định khắt khe. Do vậy các doanh 18 nghiệp dệt may Việt Nam cần phải tuân thủ để thành công trên thị trường này. II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA VIỆT NAM. Hàng dệt may- mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. EU là thị trường xuất khẩu theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Từ những năm 1980, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa dệt may sang một số nước của EU như Đức, Pháp, Anh… Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh từ khi có hiệp định buôn bán hàng dệt may. Cụ thể, sau khi hiệp định này được ký ngày 15 tháng 12 năm 1992 và có hiệu lực năm 1993, từ chổ hầu như bị cấm vận, nhóm hàng này của Việt Nam xuất khẩu vào EU đến năm 2000 đạt 609 triệu USD, năm 2006 đạt 5,2 tỷ USD( theo số liệu thống kê của cục hải quan Việt Nam ). Hiện nay, xuất khẩu dệt may sang thị trường này chiếm 34%- 38% tống kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Hiệp định buôn bán hàng dệt may từ khi có hiệu lực cho đến nay đã có 4 lần được gia hạn và điều chỉnh tăng ngạch. Theo hiệp định này, hàng dệt may Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường EU với lượng hàng 21. 938 tấn – 23. 000 tấn. Năm 2006 được coi là năm rất thành công của ngành dệt may Việt Nam, đánh dấu sự tăng trưởng và phát triển của ngành dệt mat tại thị trường EU. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang hầu hết các nước thành viên, từ các nước thành viên cũ như Đức, Anh, Pháp… đến thành viên mới như CH Séc, Aó, Ba Lan, Hungary… đều có sự tăng trưởng mạnh. Kết quả này thể hiện sự tăng trưởng ở tất cả các nước EU, chứ không chỉ tập trung vào một vài thị trường. Điều này chứng tỏ khẳ năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại EU. Theo số liệu thống kê của 19 tổng cục Việt Nam sang thị trường năm 2006 dạt 1,243 tỷ USD, tăng 37,46% so với năm 2005. Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức đạt kim ngạch cao nhất trong cácnước thành viên EU, đạt 321 triệu, tăng 35,68% so với năm 2005. Tiếp đến là Anh với tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu là 43%, đạt 220 triệu USD và Pháp với tốc độ tăng 37%, kim ngạch xuất khẩu 142 triệu USD. Xuất khẩu sang Hà Lan đạt được 116 triệu USD, tăng 46% và xuất khẩu sang Tay Ban Nha đạt 109 triệu USD, tăng 30%... Tiếp theo những kết quả xuất khẩu tốt đẹp trong năm 2006, dự đoán xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU trong năm 2007 tiếp tục tăng trưởng mạnh. Trong năm 2006, các chủng loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là áo jacket, quần, áo sơ mi, áo thun, áo khoác, quần short, quần áo thể thao, váy, quần áo sợi acrylic… và giảm xuất khẩu ở một vài mặt hàng như áo len, đồ lót, caravat, khăn, quần áo jacket… Xét về trị giá, mặt hàng quần là chủng loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất, tăng tới 81 triệu USDso với năm 2005, đạt 205 triệu USD. Đứng thứ hai là mặt hàng áo jacket với mức tăng 63 triệu. Tuy nhiên, xét theo tổng kim ngạch xuất khẩu thì áo jacket là mặt hàng có kim ngạch xuất cao nhất đạt 246 triệu USD. Đứng thứ ba là áo thun, với mức chênh lệch kim ngạch xuất khẩu lên tới 50 triệu USD, tăng 81% so với năm 2005, đạt 112 triệu USD. Trong khi xuất khẩu áo sơ mi lại tăng thấp, chỉ tăng 9 triệu USD, tương đương với 8,32% so với năm 2005 , đạt 117 triệu USD – là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng cao thứ ba. Trong khi đó, xuất khẩu đồ lót và mặt hàng áo len lại giảm so với năm 2005. Bên cạnh đó, các mặt hàng như áo gió, áo ghilê, khăn, màn… cũng giảm xuất khẩu sang EU. Các mặt hàng như túi ngủ, quần áo mưa, găng tay, áo Kimono có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng rất cao trong năm 2006. Cùng với các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, xuất khẩu các chủng loại mặt hàng xuất khẩu truyền 20 thống, xuất khẩu các chủng loại mặt hàng này tiếp tục tăng trong năm 2007. Trong năm 2006, có 1. 300 doanh nhiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. Trong đó, Công ty Cổ phần May 10 và Công ty may Việt Tiến là 2 đơn vị có kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất, hơn 30 triệu USD. Đứng thứ hai là công ty TNHH Triumph International và công ty May mặc Quảng Việt với hơn 18 triệu USD. Vị trị xuất khẩu lớn thứ 3 là Công ty may Đức Giang với 17 triệu USD và đưngs thứ tư là Công ty May Nhà Bè với hơn 16 triệu USD. Tuy nhiên , việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đang gặp một số khó khăn: Một là, thiếu hạn ngạch hàng tiêu thụ trực tiếp, không ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các bạn hàng EU,mà phải thông qua trung gian nên gần 80% hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU phải gia công qua nước thứ ba, hiệu quả kinh tế thấp. Hai là, số lượng hàng hóa EU dành cho Việt Nam còn quá thấp so với các nước nhập khẩu sang thị trường EU, chỉ bằng 5% Trung Quốc, 10 – 20% của các nước ASEAN. Ba là, Số hạn ngạch bị hạn chế thành nhiều nhóm hàng so với các nước khác. Thái Lan có 20 nhóm hàng, Singapore có 8 nhóm hàng, Việt Nam có 29 nhóm hàng ( năm 1998 ). Bốn là, sản phẩm xuất khẩu chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống. Các sản phẩm có yêu cầu kỷ thuật phức tạp, chất lượng cao thì Việt Nam chưa sản xuất được với một tỉ lệ rất thấp Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu là theo hình thức gia công ( chiếm tỷ trọng gần 80% ) nên hiệu quả thực tế vẩn còn thấp. Nguyên nhân: Một là, Ngạnh dệt may vẩn còn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu của nhành may. 21 Hai là, Sự dể dải và ít rủi ro của phương thức gia công nên ngành may tuy phát triển nhanh nhưng vẩn là một khu vực sản xuất thiếu tác phong công nghiệp và thiếu khă năng cạnh tranh. Bên cạnh đó thì thị trường EU đòi hỏi chất lượng và mẩu mã rất cao, hàng dệt may Viêt Nam phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia… Ba là, phương thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý nên không phát huy được hết tính năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp. Bốn là, Những rào cản trong Thương mại dệt may tại thị trường EU. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU trong thời gian tới, ngoài nổ lực của chính phủ tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải cải thiện chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường và cạnh tranh với các sản phẩm dệt may của Trung Quốc, các nước ASEAN khác trên thị trường này khi EU hủy bỏ chế độ hạn ngạch. Xét về mặt chủ quan, với những điểm yếu cố hữu như sức cạnh tranh yếu, khẳ năng đáp ứng đơn hàng chậm, mẩu mả đơn giản, nguyên phụ liệu phải nhập khẩu nhiều, các doanh nghiệp Việt Nam khó lòng cạnh tranh được với cả hàng dệt may của các nước trong khu vựcNHững nước được EU xem xét bải bỏ thuế nhập khẩu. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới ( WTO ) thì sự cạnh tranh sẻ công bằng hơn và hạn ngạch sẻ được bải bỏ đối với hàng dệt may Việt Nam. Do đó hàng dệt may Việt Nam phải không ngừng đổi mới cả về chất l]ợng và số lượng để đảm bảo chổ đứng của Việt Nam trên thị trường EU. Tuy vậy, hàng dệt may Việt Nam đã được bải bỏ hạn ngạch trên thị trường EU, nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng không tăng như dự báo bân đầu Việt Nam vẩn bị áp đặt thuế nhập khẩu lên tới 12%. Như vậy trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn nắm giũ thị phần của mình trên thị trường EU, 22 đồng thời phát triển trên thị trường này thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải không ngừng nắm bắt thông tin thị trương, dựa vào những lợi thế sẳn có của Việt Nam là gia nhân công rẻ để có thể cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp dệt may của các nước trong khu vực và Trung Quốc. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trên thị trường EU. III. BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU. 1. Biện pháp từ phía Chính phủ. Thứ nhất, hổ trợ các doanh nghiệp dệt may trong nước tìm hiểu thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại. Với thị trường EU, Việt Nam sẻ có điều kiện sử dụng tốt hơn số hạn ngạch công nghiệp ( 30% tổng hạn ngạch ) bằng cách tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tránh bị tồn đọng hạn ngạch công nghiệp vào cuối năm cũng như sử dụng tốt hơn số hạn ngạch được tính thêm khi thực hiện gia công xuất khẩu thuần túy mà hiện nay chưa sử dụng tốt. Thứ hai, chính phủ nên đẩy mạnh việc hợp tác với các nước ASEAN để xác định lợi điểm của từng bước nhằm tăng khẳ năng cạnh tranh chung trước hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc và chống cạnh tranh lẩn nhau. Việc liên kết được với các nước ASEAN cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam có thể sử dụng hạn ngạch của các nước này không dùng tới để xuất khẩu vào thị trường EU. Hợp tác ASEAN có thể giúp tránh được việc bị các nước phát triển ép giá hoặc giảm hạn ngạch. Thứ ba, chính phủ cần có các biện pháp hổ trợ doanh nghiệp về vốn thông qua hệ thống ngân hàng. Sử dụng có hiệu quả quỷ hổ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp có thể vay vốn với lải suất thấp, giải quyết được khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị, áp dụng thành 23 công các thành tựu khoa học kỷ thuật cao tạo ra các sản phẩm dệt may có chất lượng làm đà phát triển cho ngành dệt may Việt Nam. Thứ tư, chính phủ phải cải thiện môi trường đầu tư và môi trường thương mại, hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trước hết là Luật Thương mại. Tiếp tục đổi mới và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu, nhất là thủ tục hải quan. Nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn nữa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Thứ năm, chính phủ nên cho phép đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ từ EU. Đặc biệt trong ngành công nghiệp dệt, máy móc thiết bị đóng vai trò quan trọng trong chất lượng sản phẩm tạo ra. Mặt khác, nếu chúng ta tăng cường nhập khẩu công nghệ của EU sẻ làm cân bằng cán cân thanh toán vì từ trước tới nay trong giao thương với EU, Việt Nam được xem là nước xuất siêu vào thị trường này. Thứ sáu, chính phủ cần tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may trên phạm vi cả nước theo phương châm gắn vùng công nghiệp dệt may với các ngành công nghiệp khác nhằm tận dụng lao động, mối quan hệ liên ngành. Gắn công nghiệp dệt may thành khu công nghiệp liên hoàn: nguyên liệu, sợi, dệt, nhuộm, may, dịch vụ, … để giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm… nâng cao một bước công nghiệp hóa và có điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trên đây là một số biện pháp mà chính phủ áp dụng để nâng cao khẳ năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU. 2. Biện pháp từ phía doanh nghiệp. Một là, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam nên đầu tư quy hoạch vùng trồng bông và sản xuất bông cho ngành dệt. Nếu như các nguyên phụ liệu được cung cấp tại chổ thì ngành công nghiệp nghiệp dệt may sẻ có điều kiện để phát triển sản xuất cũng như cung cấp ra thị trường. 24 Hai là, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam cần đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp dệt, đáng lưu ý là các nhà máy hóa chất, vì nó là cơ sở cho nghành công nghiệp dệt sản xuất ra các loại sợi tổng hợp, sợi hóa học, các loại thuốc nhuộm… Ba là, chúng ta phải lựa chọn phương thức xuất khẩu thích hợp và có những giải pháp marketing hiệu quả, xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu một cách đúng đắn: đẩy mạnh công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu, đổi mới phương thức xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU ( từ xuất khẩu gián tiếp sang xuât khẩu trực tiếp ). Bốn là, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tăng cường thiết lập quan hệ đối tác trực tiếp với các nhập khẩu EU, giảm bớt việc xuất khẩu vào thị trường EU thông qua trung gian: Thứ nhất, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể liên kết với cộng đồng người Việt Nam tại EU để đầu tư sản xuất và xuất khẩu vào thị trường này. Hai bên cùng góp vốn để thành lập liên doanh; có thể sử dụng lao động, nguyên liệu, nhà xưởng của phía Việt Nam và sử dụng pháp nhân, sự hiểu biết thị trường, kênh phân phối, sư nhạy bén kinh doanh của phia nước ngoài. Phía Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm hàng hóa theo thiết kế, phía nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hoa. Bằng cách này sản phẩm dệt may được sản xuất ra sẽ đáp ứng tốt hơn thị luôn thay đổi và thâmnhập được vào kênh phân phối trên thị trường EU. Thứ hai, đối với các doanh nghiệp lớn, thường là các doanh nghiệp nhà nước, có tiềm lực tài chính mạnh hơn có thể liên doanh để trở thành công ty con của các công ty xuyên quốc gia EU. Bằng cách này các doanh nghiệp có thể thâm nhập trực tiếp vào các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường EU vì các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò chủ đạo trong các kênh phân phối này. Các nhà nhập khẩu ( các công ty thương mại ) thuộc các công ty xuyên quốc gia thường nhập hàng từ các xí nghiệp, nhà máy thuộc tập đoàn và từ cac nhà thầu có quan hệ bạn hàng lâu dài; ít khi nhập 25 hàng từ các nhà xuất khẩu không quen biết; sau đó đưa hàng vào mạng lưới tiêu thụ; hệ thống các siêu thị, cửa hàng, các công tybán lẻ độc lập… nếu trở thành một công ty con của tập đoàn thì đương nhiên hàng xuất khẩu sẽ được đưa vào kênh phân phối của tập đoàn… Năm là, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tích cực tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm sản phẩm, nghiên cứu khảo sát thị trường, học tập kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và quản lý tiên tiến của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các doanh nghiệp dệt may nước ngoài của các nước phát triển. Đồng thời, nâng cao vai trò của Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam trong tổ chức xúc tiến xuất khẩu, phối hợp giữa lĩnh vực dệt và may; tìm kiếm mở rộng thị trường, tổ chức các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm dệt may cho các bạn hàng trong và ngoài nước, giao dịch mua bán chuyển giao công nghệ, mẫu mốt sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và cung cấp thông tin cho các đơn vị thành viên… EU là một trung tâm kinh tế lớn của thế giới, là thị trường có tiềm năng to lớn về nhu cầu hàng tiêu dùng cao cấp, có trình độ khoa học – công nghệ – quản lý cao và thống nhất về thuế quan. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Eutrong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể và được tăng cường cũng cố trong thế kỉ 21 này. Với một EU đang phát triển theo xu hướng mạnh hơn vqà mở rộng hơn, đây sẻ là một thị trường lớn cho việc lưu thông hàng hóa, mở ra triển vọng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng dệt may. Thị trường EU mở ra cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam phát triền, hạn ngạch hàng dệt may luôn được gia tăng đông thời cũng là thách thức lớn cgo ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam khi xâm nhập thị trường EU. Vì vậy, đề ra các biên pháp xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may nói riêng và của ngành dệt may Vịêt Nam nói chung là vô cùng quan trọng và cấp thiết. 26 Như vậy trên đây là những giải pháp mà chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần thực hiện để nâng cao khả năng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. VI. ĐÁNH GIÁ VỀ KHẲ NĂNG XUẤT KHẨU CỦA DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU. 1. Thành Tựu. Trong những năm qua thực hiện chính sách mở cữa nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển rất to lớn. Trong ngành công nghiệp dệt may, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu sang thị trường EU đã đạt được những thành tựu to lớn. 2.1. Đối với ngành dệt. Hầu hết các doanh nghiệp dệt được hình thành và phát triển từ hàng chục năm nay, nhiều nhà máy có lịch sử gần 100 năm như Dệt Nam Định, Dệt 8/3… trong quá trình hoạt động, những nhà máy này cung cấp phần lớn nguyên liệu phục vụ cho ngành may trong nước và may xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm dệt may sang thị trường EU. Bên cạnh đó, được sự hổ trợ của Nhà nước về cơ chế chính sách, cùng với những bước đi đúng đắn, các doanh nghiệp dệt quốc doanh đã đổi mới được 45% trang thiết bị công nghệ. Những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này là Dệt 8/3, Dệt Phong Phú, Dệt kim Đông Xuân… Do vậy mà năng lực sản xuất của các doanh nghiệp quốc doanh tăng nhanh. Năm 2002, chỉ xét riêng về mặt hàng vải, sản lượng đạt khoảng 293 triệu mét, chiếm 70% tổng số lượng toàn ngành. Trong đó, doanh nghiệp dệt may quốc doanh Trung ương sản xuất được 156 triệu mét, doanh nghiệp quốc doanh địa phương là 137 triệu mét. 2.2. Đối với ngành may. Các doanh nghiệp may, tuy sinh sau đẻ muộn nhưng lại gặt hái được khá nhiều thành công. Các doanh nghiệp may đang đổi mới công nghệ sản xuất tiên tiến. Năng lực sản xuất tăng cao, sản phẩm sản xuất có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và Trung Quốc… trên thị trường 27 EU. Lượng xuất khẩu FOB liên tục gia tăng, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU là 1,243 tỷ USD tăng 37,46% so với năm 2005. Năm nay, bộ Thương mại đặt chỉ tiêu kim ngạch là 1,49% tỷ USD, tăng 27% so với năm 2006, trong đó Đức đạt kim ngạch cao nhất trong các nước thành viên EU, đạt 321 triệu USD, Anh đạt 220 triệu USD, Pháp đạt 142 triệu USD… trong đó nổi lên một số doanh nghiệp như May Thăng Long, May Nhà Bè, May Việt Tiến, May Đức Giang… cùng với quá trình đổi mới công nghệ, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đổi mới quản lý, sắp xếp lại các dây chuyền công nghệ sản xuất cho thích hợp, tổ chức các lớp huấn luyện nâng cao tay nghề và nâng cao kỷ thuật vận hành ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000. Năm 2006, có 13000 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường EU như Công ty cổ phần May 10, công ty May Việt Tiến là hai đơn vị có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, hơn 30 triệu USD. Đứng thứ hai là công ty TNHH Triumph International và công ty May Quảng Việt với hơn 18 triệu USD. Vị trí thứ ba là công ty May Đức Giang với 17 triệu USD và thứ tư là công ty May Nhà Bè với hơn 16 triệu USD. Ngành dệt may đang ngày càng phát triển với một nhịp độ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu sang thị trường EU. Như vậy trên đây là những thành tựu mà ngành dệt may Việt Nam đã đạt được trong thời đại hội nhập nền kinh tế quốc tế , đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may sang thị trương EU đã góp phần to lớn trong phát triển ngành dệt may nói riêng và toàn ngành kinh tế nói chung. Tạo được công an việc làm cho hàng nghìn người lao động, giảm lượng thất nghiệp, cải thiện được đời sống người lao động và góp phần bình ổn an ninh xã hội. 2. Hạn chế. 28 Bên cạnh những thành tựu to lớn mà ngành dệt may đã đóng góp cho nền kinh tế,đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu sang thị trường EU thì vẩn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục. 2.1. Đối với ngành dệt. Thứ nhất, Ngành công nghiệp dệt Việt Nam chưa có chính sách đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp dệt thích hợp, đặc biệt là các nhà máy hóa chất ( vì nó là cơ sở cho ngành dệt sản xuất ra các loại sợi tổng hợp, sợi hóa học, các loại thuốc nhuộm ). Các sản phẩm của các doanh nghiệp dệt vẩn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành may trong nước đặc biệt là may xuất khẩu sang thị trường EU đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khát khe. Thứ hai, do chi phí lớn, gia thành cao, chất lượng lại không đảm bảo, công tác thiết kế, nhất là tạo khuôn mẩu chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển của ngành và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng EU, mới chỉ có khoảng 30% sản lượng các doanh nghiệp quốc doanh được xuất khẩu. Thứ ba, các nguyên phụ liệu phải nhập khẩu là chủ yếu, nguồn cung ứng không ổn định dẩn đến sự không đúng hẹn với các khách hàng về lịch giao sản phẩm dệt may, nên khó tạo ra được sự tin tưởng lẩn nhau trong kinh doanh, uy tín không được nâng cao. Thứ tư, các vùng trồng bông và sản xuất bông vẩn còn rời rạc chưa tậpp trung nên việc cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành hàng công nghiệp dệt may chưa đầy đủ. Do vậy tốn kém rất nhiều chi phí về vận chuyển và thời gian làm mất cơ hội kinh doanh lớn. Trên đây là một số hạn chế của ngành dệt Việt Nam cần phải khác phục trong thời gian tới để nâng cao thị phần của mình trên thị trường EU. 2.2. Đối với ngành may. Trong quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU, các sản phẩm dệt may Việt Nam có chất lượng chưa cao, mẩu mã còn đơn 29 giản chưa phong phú đa dạng… bên cạnh đó hàng dệt may Việt Nam lại bị EU quản lý bằng hạn ngạch, hàng rào phi thuế, các tiêu chuẩn kỷ thuật về nhãn mác và bao bì. Trong khi đó, tại thị trường EU, hàng dệt may Việt Nam lại chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm dệt may của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ… và các nước Bắc Phi. Như vậy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam vẩn còn tồn tại nhiều bất cập: Thứ nhất, ngành dệt chưa đáp ứng được nhu cầu cho ngành may xuất khẩu nên ngành may vẩn chủ yếu làm gia công cho nước ngoài ( 80% là làm gia công ) với giá trị gia tăng thấp dẩn tới kim ngạch xuất khẩu cao nhưng lợi nhuận thực tế thu được không nhiều. Thứ hai, xét về phía chủ quan, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm thương trường, hiểu biết luật lệ và văn hóa kinh doanh của thị trường EU còn hạn chế, do vậy mà thất bại trong việc thâm nhập đoạn thị trường mới cũng như mở rộng thị phần của mình trên thị trường EU. Thứ ba, Nhà nước cũng chưa có những chính sách hổ trợ tích cực, hiệu quả trong việc giúp doanh nghiệp về thông tin kinh tế, xúc tiến Thương mại, tìm kiếm thông tin thị trường, nghiên cứu giảm thuế các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào để doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm và sự hổ trợ xuất khẩu, chính sách khuyến khích xuất khẩu chưa đạt được mức mong muốn. Thứ tư, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa có tính tự chủ trong công tác chọn nguồn cung cấp nguyên phụ liệu ổn định và tìm kiếm những khách hàng thân quen, khách hàng lớn, để làm ăn lâu dài. Bên cạnh đó các doanh nghiệp dệt mayViệt Nam cũng chưa có chính sách thiết lập quan hệ đói tác trực tiếp với các nhà nhập khẩu EU. Do vậy mà việc xuất khẩu vào thị trường EU vẩn thông qua trung gian là chủ yếu. 30 Thứ năm, Dệt may Việt Nam vẩn chưa tận dụng được thế mạnh của mình là giá nhân công rẻ, từ đó có thể liên doanh, liên kết với các đối tác ở EU theo kiểu cùng nhau sản xuất. Việt Nam có thể sử dụng nhân công, nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm dệt may, còn phia đối tác EU chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường EU. Như vậy trên đay là những thách thức mà ngành dệt may Việt Nam phải đối phó. Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, trong thời đại nền kinh tế mở và đặc biệt là Vịêt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) do vậy mà hạn ngạch xuất khẩu sang thị trường EU được bải bỏ tạo cơ hội cho dệt may Việt Nam có khẳ năng xuất khẩu với một khối lượng lớn sang thị trường EU và có sự cạnh tranh công bằng hơn với các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan … Trong thời gian tới hàng dệt may Việt Nam phải không ngừng đổi mới chất lương, mẩu mốt để không ngừng phát triển trên thị trường EU. 3. Đánh giá về tác động của việc gia nhập WTO đối với ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. Việt Nam là một nước sản xuất và xuất khẩu dệt may tương đối lớn. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng liên tục từ năm 1998 đến nay, chiếm một tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Đối với ngành dệt may: trước hết, ngành dệt may sẻ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển do sẻ không áp dụng hạn ngạch từ thị trường EU, dệt may có thể đạt tới mức tăng trưởng mạnh trong những năm tới do ngành này sẻ không còn giới hạn về hạn ngạch cho mặt hàng này. Hiện nay, mặt hàng dệt may chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường EU và một số thị trường khác như Nhật Bản, Mỹ… việc bãi bỏ hạn ngạch có tác động chủ yếu từ phía EU. Ngành dệt may cũng được đối xữ bình đẵng ở thị trường EU, sẻ có thêm nhiều vốn đầu tư đổ vào Việt Nam. Do vậy, sẻ cải thiện được cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực. 31 Như vậy, việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới-WTO, không những tác động đến toàn nền kinh tế Việt Nam mà trong lĩnh vực xuất khẩu sang hàng dệt may sang thị trường EU cũng tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành, thị trường tiêu thụ được mở rộng, không bị hạn chế bởi hạn ngạnh… tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường EU với các đối thủ lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ… do đó mà trong thời đại quốc tế hóa này, hàng dệt may Việt Nam phải có hướng đi đúng đắn để phát triển thị phần của mình trên thị trường EU. 32 KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường và đặc biệt là trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại – WTO, có nhiều cơ hội và thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đôi mặt, với rất nhiều các cam kết với WTO mà Việt Nam phải thực hiện. Trong lĩnh vực dệt may, đặc biệt là xuất khẩu dệt may sang thị trường rộng lớn EU thì chính phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải không ngững có những đổi mới trong phương thức quản lý cũng như trong việc thiết kế, tạo mẩu mốt, đa dạng hóa sản phẩm dệt may để phù hợp với văn hóa phương Tây, tạo được sự tin tưởng của khách hàng cũng như các nhà nhập khẩu ở thị trường EU. Từ đó có thể thành lập Liên minh giữa những nhà sản xuất và nhà nhập khẩu. Bên phía Việt Nam sẻ cung cấp hàng còn các nhà nhập khẩu EU sẻ chịu trách nhiệm trong việc tiêu thụ hàng dệt may. Bên cạnh đó các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam có thể liên hệ với các Việt Kiều đang sinh sống tại các nước thành viên EU để tìm hiều thêm thông tin về thị trường cũng như phong tục tập quan văn hóa ăn mặc. Từ đó có các chiến lược xây dựng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng… Nói tóm lại, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU là một đề tài nóng,và đặt ra cho các nhà xuất khẩu làm sao cho thị trường chấp nhận sản phẩm của mình? Nâng cao uy tín trên thị trường… và mục đích cuối cùng là nâng cao doanh số bán của doanh nghiệp cũng như thu được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Với lợi thế là một nước có nhân công lao động rẻ, có truyền thống trong việc sản xuất hàng dệt may, trong tương lai Việt Nam sẻ có triển vọng mở rộng ngành dệt may không những ở thị trường nọi địa mà còn xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Mỹ,Nhật Bản… Tuy nhiên Việt Nam đã gia nhập WTO nên sự cạnh tranh với các đối thủ khác là rất quyết liệt không nhừng trên thị trường thế giới mà ngay 33 cả trên thị trường nội địa, nếu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không có nhừng chiến lược vững chắc và các chính sách hổ trợ của Chính phủ thì thị trường hàng dệt may trong nước của Việt Nam cũng bị các đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia… xâm nhập và lấn chiếm thị phần. Như vậy, trong tương lai cơ hội mở ra cho dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trương EU là rất lớn, tuy không còn bị áp dụng hạn ngạch như trước, có sự cạnh tranh công bằng với các đối thủ khác khi xuất khẩu vào thị trường này nhưng sức cạnh tranh của dệt may Việt Nam vẩn còn chưa cao. Do đó, dệt may Việt Nam cần nổ lực hơn nữa trong tương lai. 34 PHỤ LỤC Chương I: Cơ sở lý luận 1. Nội dung xuất khẩu 1.1. Thị trường xuất khẩu 1.2Gía cả xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU 1.3 Gía cả xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU Chương II: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. I. Thị trường EU và những quy định của thị trường EU đối với hàng dệt may sang thị trường EU. 1. Thị trường EU 2. Những quy định của thị trường EU đối với hàng dệt may xuất khẩu 2.1. Những quy định về xuất xứ hàng hóa 2.2. Những quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 2.3. Những quy định khác 2.4. Quy định mà bộ Thương mại với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU. II. Thực trạng xuất khẩu dệt may vào thị trường EU. III.Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU. 1. Biện pháp từ phía chính phủ 2. Biện pháp từ phía doanh nghiệp IV. Đánh giá về khẳ năng xuất khẩu của dệt may Việt Nam sang thị trường EU. 1. Thành tựu 1.1. Đối với ngành dệt 35 1.2. Đối với ngành may 1. Hạn chế Đối với ngành dệt Đối với ngành may 3. Đánh giá về tác động của việc gia nhập WTO đối với ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. TAÌ LIỆU THAM KHẢO I. SÁCH THAM KHẢO 1. Dệt may Việt Nam cơ hội và thách thức 36 2. Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong qua trình hội nhập kinh tế quốc tế 3. Kinh doanh với thị trương EU. 4. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU. 5. Mở rộng thị trương EU và các tác động đối với Việt Nam 6. Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 7. Thị trường EU các qui định pháp lý liên quan đến chính sách sản phẩm trong Marketing xuất khẩu. I. WEBSITE: WWW. MOI.GOV.VN HTTP:// THONGTINDUBAO.GOV.VN WWW. NHATHONGTHAI.COM.VN WWW. VIETNAMNET.COM.VN WWW. Baothuongmai.com.vn WWW. MOT.GOV.VN WWW. NEU. EDU.COM.VN 37